Khóa luận Văn hoá truyền thống qua một số phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập

Đề tài lựa chọn nghiên cứu xoay quanh 3 tác phẩm điện ảnh cụ thể: Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, Đừng đốt. Đây là 3 bộ phim điện ảnh để lại tiếng vang lớn và được truyền thông đặc biệt chú ý. Các bộ phim đều tập trung khai thác, đề cao giá trị nhân văn, giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các bộ phim còn góp phần quảng bá du lịch, giúp khán giả trong và ngoài nước có thể gần gũi, thấu hiểu hơn về con người và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, những tác phẩm điện ảnh này đều giành được nhiều giải thưởng quan trọng, được vinh danh ở Liên hoan phim Việt Nam và thế giới mà sau đó khó có tác phẩm điện ảnh nào sánh bằng. Vì vậy, 3 bộ phim này được đánh giá là đại diện tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thời hội nhập.

pdf15 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 4983 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Văn hoá truyền thống qua một số phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI KHÓA LUẬN CỬ NHÂN VĂN HÓA HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HÓA TRUYỀN THÔNG VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG QUA MỘT SỐ PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Thị Khánh Ly Sinh viên thực hiện: Bùi Thu Thuỷ Khóa học: 2012 - 2016 HÀ NỘI - 2016 1 LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ và động viên. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã dõi theo, sát cánh bên tôi, giúp tôi hoàn thành đề tài của mình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Lê Thị Khánh Ly, giảng viên khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Cô là người trực tiếp tư vấn, luôn định hướng, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy tại khoa Văn hóa học, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn quan tâm và cho tôi lòng tin. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu vấn đề nên kiến thức của tôi còn hạn chế, không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và bạn bè để bài khóa luận thêm hoàn chỉnh. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2016 Sinh viên Bùi Thu Thủy 2 MỤC LỤC ! LỜI CẢM ƠN! MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5! Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM .............................................. Error! Bookmark not defined.! 1.1. Cơ sở lý thuyết ........................................ Error! Bookmark not defined.! 1.1.1. Một số lý thuyết về điện ảnh và phim điện ảnhError! Bookmark not defined.! 1.1.2. Một số lý thuyết về giá trị văn hóa truyền thốngError! Bookmark not defined.! 1.1.3. Một số lý thuyết về hội nhập văn hóa, hội nhập quốc tế ........ Error! Bookmark not defined.! 1.2. Khái quát về phim điện ảnh Việt Nam . Error! Bookmark not defined.! 1.2.1. Điện ảnh Việt Nam thời hội nhập và vai trò của phim điện ảnh Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hộiError! Bookmark not defined. 1.2.2. Khái quát về ba bộ phim tiêu biểu “Chuyện của Pao”, “Áo lụa Hà Đông” và “Đừng đốt” .............................. Error! Bookmark not defined.! Chương 2: CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG MỘT SỐ BỘ PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM TIÊU BIỂUError! Bookmark not defined.! 2.1. Các giá trị văn hóa vật chất ................... Error! Bookmark not defined.! 2.1.1. Phản ánh trang phục truyền thống . Error! Bookmark not defined.! 2.1.2. Phản ánh không gian, kiến trúc và phát triển du lịch Việt Nam .. Error! Bookmark not defined.! 2.2. Các giá trị văn hóa tinh thần ................. Error! Bookmark not defined.! 3 2.2.1. Phản ánh âm nhạc dân tộc ............. Error! Bookmark not defined.! 2.2.2. Phản ánh phong tục tập quán ......... Error! Bookmark not defined.! 2.2.3. Phản ánh văn hóa tâm linh ............. Error! Bookmark not defined.! 2.2.4. Một số quan niệm mới của người Việt Nam thời hội nhập .... Error! Bookmark not defined.! 2.3. Ảnh hưởng của các bộ phim điện ảnh Việt Nam đối với đời sống văn hóa – xã hội ............................................. Error! Bookmark not defined.! 2.3.1. Những ảnh hưởng tích cực ............ Error! Bookmark not defined.! 2.3.2. Những tác động tiêu cực ................ Error! Bookmark not defined.! 2.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của phim điện ảnh Việt Nam ................................................................. Error! Bookmark not defined.! Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA PHIM ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ...... Error! Bookmark not defined. 3.1. Những thách thức của việc gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong phim điện ảnh Việt Nam .................... Error! Bookmark not defined.! 3.2. Một số giải pháp nâng cao giá trị văn hóa của phim điện ảnh Việt Nam thời hội nhập quốc tế ........................... Error! Bookmark not defined.! 3.2.1. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, quản lý và giám sát hoạt động truyền thông văn hóa Việt Nam qua phim điện ảnh ................................................................. Error! Bookmark not defined.! 3.2.2. Nâng cao vai trò của các hãng phimError! Bookmark not defined.! 3.2.3. Định hướng tư tưởng và nâng cao năng lực của cá nhân ....... Error! Bookmark not defined.! 3.2.4. Nâng cao tính tương tác và vai trò của khán giảError! Bookmark not defined.! 4 KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.! TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 11! PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined.! 5 MỞ ĐẦU 1.!TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.”1 Điều này càng quan trọng và cần thiết hơn khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế, xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tiến tới xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của con người theo hướng hiện đại, tích cực và chủ động hơn. Tất cả các quốc gia trên thế giới có điều kiện giao lưu, học hỏi về mọi mặt của đời sống xã hội, con người có thể tìm hiểu và khám phá các nền văn hoá trên khắp thế giới. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho Việt Nam khi mở rộng giao lưu, tiếp thu các làn sóng văn hóa mới, phim quốc tế (phim Hàn Quốc, phim Mỹ hay các tác phẩm điện ảnh của Trung Quốc) dần dần chiếm lĩnh thị trường phim truyện Việt Nam. Do đó, để xây dựng một nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc trước sự đa dạng của nền văn minh thế giới, điều tất yếu khách quan chính là xây dựng con người, hình thành hệ giá trị chuẩn mực mới phù hợp xu hướng phát triển của thế giới. Bởi con người vừa là chủ thể sáng tạo văn hóa đồng thời chính là sản phẩm của nền văn hóa đó. Con người không chỉ là nhân tố quyết định sự thay đổi của nền văn hóa một dân tộc, một quốc gia mà còn tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Con người làm nên các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, tạo ra sức hút riêng có, đặc trưng cho quốc gia đó. 1 Trích Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, khóa VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện số 03-NQ/TW, tr.7. 6 Ngoài ra, để đem những hình ảnh, thông tin quảng bá văn hóa truyền thống con người và đất nước Việt Nam tới bạn bè khắp năm châu không thể thiếu các phương tiện truyền thông, ứng dụng “sức mạnh mềm” (Soft Power) – giải pháp ngày nay thế giới rất ưa chuộng. Vậy, sức mạnh mềm là gì? Theo Joseph Nye, “Sức mạnh mềm” được hiểu là “sự hấp dẫn, thuyết phục, khả năng ảnh hưởng, lôi cuốn của một quốc gia đối với các quốc gia khác bằng các giá trị văn hóa, tinh thần, hệ tư tưởng được thực hiện thông qua các phương thức phi cưỡng chế... nhằm đạt được các mục tiêu chiến lược của quốc gia đó trong quan hệ quốc gia”2. Học tập và tiếp thu nhanh chóng bài học truyền thông hiện đại đó, Việt Nam đã lựa chọn loại hình phim điện ảnh để giới thiệu nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của mình đến bạn bè trong khu vực cũng như trên thế giới. Điện ảnh là một trong nhiều loại hình có sức hấp dẫn, tính giải trí cao và tích hợp nhiều giá trị thẩm mỹ, văn hóa. Mặt khác, khi nó kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác, sẽ có khả năng vượt qua biên giới quốc gia, truyền bá và ảnh hưởng văn hóa tới các nước khác trên thế giới. Thực tế hiện nay, phim điện ảnh không đơn thuần được sử dụng để giải trí mà còn là một trong những công cụ đắc lực được các nước đưa vào khi xây dựng chiến lược quảng bá hình ảnh văn hóa quốc gia mình. Đặc biệt, ở kỷ nguyên số hóa hiện nay, tin tức trên mạng Internet vượt qua các chướng ngại về không gian và thời gian đến với mọi quốc gia, mọi người nên mỗi nước cần nhanh chóng khẳng định bản sắc văn hóa riêng biệt, gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đồng thời không ngừng gia tăng sức ảnh hưởng ra thế giới để tránh bị đồng hóa, trở thành bản sao của quốc gia khác. Từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết nêu trên, đề tài muốn nghiên cứu về: “Văn hóa truyền thống qua một số phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ 2 Nye, Joseph, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power (New York: Basic Books, 1990). 7 hội nhập” góp phần đề xuất những giải pháp thích hợp trong xây dựng và phát triển có hiệu quả nền điện ảnh nước nhà. Từ đó, giúp các nhà nghiên cứu, nhà làm phim điện ảnh rút ra bài học kinh nghiệm và ứng dụng thành công các giải pháp phát triển giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong phim điện ảnh. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Hiện nay, có khá nhiều tiểu luận, đề tài nghiên cứu về ngành điện ảnh nhưng chỉ khai thác ở từng phương diện, khía cạnh riêng biệt như: “Xu hướng của ngành dịch vụ giải trí điện ảnh Việt Nam”, “Nghệ thuật tạo hình trong phương thức biểu đạt tác phẩm điện ảnh” (Nghiên cứu trường hợp một số phim truyện Việt Nam) mà chưa thấy được mối quan hệ tác động biện chứng đồng thời chưa nêu bật lên nét văn hóa ẩn sâu trong từng tác phẩm điện ảnh. Ngoài ra, có thể kể đến các tác phẩm được in thành sách như: Trần Trọng Đăng Đàn (2011), Điện Ảnh Việt Nam: Tập 4 - Lịch Sử - Tác Phẩm - Nghệ Sĩ - Lý Luận - Phê Bình - Nghiên Cứu, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. Đây là tác phẩm nghiên cứu được thực hiện trong hơn 20 năm của tác giả, bao gồm 7190 tác phẩm điện ảnh do 6866 nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam thực hiện. Bộ sách gồm 4 tập là nguồn thông tin sinh động, vừa là món quà quý giá dành cho những người say mê điện ảnh Việt Nam, vừa là một khối tư liệu phong phú, chính xác đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của nhiều đối tượng độc giả. Đặc biệt nó rất hữu ích cho giới nghiên cứu, giảng dạy văn hóa, văn nghệ, giới nghệ sĩ điện ảnh và cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hoạch định chính sách, đề xuất chủ trương, đường lối về văn hóa, văn nghệ và khoa học xã hội – nhân văn. Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim (Phạm Ninh Giang dịch), NXB Tri Thức là cách thức “tiếp cận tác phẩm điện ảnh từ bên trong”. Cuốn 8 sách vừa mang tính lí thuyết như mỹ học điện ảnh, cấu trúc tự sự, thuyết tác giả, thể loại vừa mang tính lĩnh hội như điểm phim. Timothy Corrigan (2011), Hướng dẫn viết về phim (Đặng Nam Thắng dịch), NXB Tri Thức như tên gọi, là một hướng dẫn cụ thể, sáng rõ cách viết về phim, từ việc ghi chép khi xem phim đến phong cách và cấu trúc bài viết. Tuy đã có một số cuốn sách, công trình khoa học nghiên cứu về điện ảnh nhưng cho đến nay chưa có công trình nào trực tiếp nghiên cứu chủ đề: “Văn hóa truyền thống qua một số phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập”. Các công trình nêu trên là sự gợi ý và cung cấp một số cơ sở luận cứ, luận chứng để hoàn thành việc nghiên cứu đề tài. 3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện trong 3 bộ phim tiêu biểu của nền điện ảnh Việt Nam những năm đầu của thế kỷ XXI để làm rõ vai trò và sự ảnh hưởng của nền điện ảnh Việt Nam trong quá trình xây dựng nền văn hóa Việt Nam thời kỳ hội nhập. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển điện ảnh Việt Nam trong tương lai, tạo vị thế vững chắc trong khu vực và nâng tầm ảnh hưởng trên thế giới. 3.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu và đánh giá thực tế, đề tài: - Làm rõ những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Việt Nam trong các bộ phim điện ảnh. Nó không chỉ là sự hội tụ, kết tinh của các thủ pháp nghệ thuật mà còn là nơi gửi gắm các thông điệp, bài học về cuộc sống, tổng hòa làm nên một nét văn hóa riêng. - Làm rõ sự ảnh hưởng của điện ảnh Việt Nam trong quá trình hội nhập văn hóa quốc tế của Việt Nam 9 - Chỉ ra hiệu ứng tích cực và hạn chế của phim điện ảnh Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XXI - Là cơ sở để đề xuất một số yêu cầu, giải pháp nhằm xây dựng và phát triển nền điện ảnh Việt Nam trong tương lai 4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu trong 3 bộ phim điện ảnh Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài lựa chọn nghiên cứu xoay quanh 3 tác phẩm điện ảnh cụ thể: Chuyện của Pao, Áo lụa Hà Đông, Đừng đốt. Đây là 3 bộ phim điện ảnh để lại tiếng vang lớn và được truyền thông đặc biệt chú ý. Các bộ phim đều tập trung khai thác, đề cao giá trị nhân văn, giá trị văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các bộ phim còn góp phần quảng bá du lịch, giúp khán giả trong và ngoài nước có thể gần gũi, thấu hiểu hơn về con người và văn hóa Việt Nam. Đặc biệt, những tác phẩm điện ảnh này đều giành được nhiều giải thưởng quan trọng, được vinh danh ở Liên hoan phim Việt Nam và thế giới mà sau đó khó có tác phẩm điện ảnh nào sánh bằng. Vì vậy, 3 bộ phim này được đánh giá là đại diện tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam thời hội nhập. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu lý thuyết: Đề tài nghiên cứu những cơ sở lý luận khoa học về điện ảnh, phim điện ảnh, văn hóa, giá trị văn hóa truyền thống cũng như lý thuyết về hội nhập quốc tế nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tác động của phim điện ảnh Việt Nam đối với đời sống văn hóa – xã hội. 10 - Phương pháp phân tích tổng hợp: Áp dụng trong phân tích, tổng hợp những thông tin thực tế, tài liệu thứ cấp để từ đó làm rõ tác động của các giá trị văn hóa truyền thống trong phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế và sự ảnh hưởng đối với đời sống xã hội. - Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sâu để thu thập thêm thông tin cũng như thái độ của công chúng về việc ứng dụng và tác động của phim điện ảnh Việt Nam trong truyền thông văn hóa. 6. KẾT CẤU ĐỀ TÀI Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về phim điện ảnh Việt Nam Chương 2: Các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam qua một số bộ phim điện ảnh tiêu biểu Chương 3: Một số giải pháp nâng cao giá trị văn hóa của phim điện ảnh Việt Nam thời kỳ hội nhập 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt: 1.!Trần Trọng Đăng Đàn (2011), Điện Ảnh Việt Nam: Tập 4 - Lịch Sử - Tác Phẩm - Nghệ Sĩ - Lý Luận - Phê Bình - Nghiên Cứu, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh. 2.!Trần Trọng Đăng Đàn (2011), Phim Việt Nam thưởng thức – bình luận, NXB Văn hóa – Văn nghệ. 3.!Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt từ nguyên, NXB Thuận Hoá, Huế. 4.!Ngô Phương Lan, Thực trạng điện ảnh Việt Nam sau 15 năm thực hiện nghị quyết TW 5 khóa 8 và một số kiến nghị, Tạp chí Thế giới điện ảnh, 3, tr 4 - 7, 2014. 5.!Lê Ngọc Minh, Phim truyền hình đặc trưng và giải pháp nâng cao chất lượng, Văn nghệ quân đội, 23, tr 68 – 70, 2009. 6.!Hải Ninh (2011), Điện ảnh Việt Nam trên những ngả đường thế giới, NXB Văn hóa – Thông tin. 7.!Nguyễn Thị Huệ Ninh (2014), Tiếp thu giá trị văn học dân gian để viết kịch bản phim truyện truyền hình Việt Nam, NXB Hội Nhà Văn. 8.!Phan Ngọc (1994), Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 9.!Bùi Phú (1984), Đặc trưng và ngôn ngữ điện ảnh, NXB Văn hóa. Sách dịch: 1.!Timothy Corrigan (2013), Điện ảnh và văn học, NXB Thế giới. 2.!Timothy Corrigan (2010), Hướng dẫn viết về phim, NXB Tri thức. 12 3.!David Bordwell, Kristin Thompson (2013), Nghệ thuật điện ảnh, NXB Thế giới, tr27 – 53. 4.!Nye, Joseph, Bound to Lead: The Changing Nature of American Power (New York: Basic Books, 1990). 5.!Warren Buckland (2011), Nghiên cứu phim (Phạm Ninh Giang dịch), NXB Tri Thức. 6.!Ray Frensham (2011), Tự học viết kịch bản phim, NXB Tri Thức. Báo, tạp chí, trang thông tin điện tử: Báo “Điện ảnh ngày nay” số69 năm 2000, số79 năm 2001, số197 năm 2004. Báo “Điện ảnh kịch trường Việt Nam” số293 năm 2004. Báo “Điện ảnh kịch trường” số290 năm 2001. www.google.com www.vi.wikipedia.org www.cucdienanh.vn www.thegioidienanh.vn www.tailieu.vn www.tuyengiao.vn www.thethaovanhoa.vn www.dantri.com.vn www.giaitri.vnexpress.net www.new.zing.vn 13 Các nguồn luật: Luật Điện ảnh nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 62/2006/QH11 ngày 29/06/2006 Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” Quyết định phê duyệt “Quy hoạch phát triển điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftom_tat_9_6844_2066059.pdf
Luận văn liên quan