Khóa luận tiến hành nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong khu chung cư
Trung Văn tiến hành theo các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu thực địa: khảo sát thực tế tại khu chung cư
Trung Văn, sử dụng các kỹ năng như: quan sát, miêu tả, chụp ảnh, phỏng
vấn, để tìm hiểu về văn hóa ứng xử. Giúp người nghiên cứu có được những
thông tin chính xác về vấn đề mình nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bảng hỏi có kết hợp với phỏng vấn sâu là phương
pháp chính của khóa luận: sử dụng các câu hỏi có sẵn đã chuẩn bị để thu thập
thông tin một cách chính xác và đa dạng.
Phương pháp phân tích tư liệu: sử dụng các xuất bản phẩm, các bài báo,
các văn bản pháp luật, có liên quan đến văn hóa ứng xử và chung cư làm tư
liệu cho khóa luận.
12 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1270 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Văn hóa ứng xử tại khu trung cư trung văn, huyện Từ liên, Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA HỌC
----------------------------
BÙI PHƯƠNG THẢO
VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU TRUNG CƯ TRUNG
VĂN, HUYỆN TỪ LIÊN, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Nghiên cứu Văn hóa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH VĂN HÓA HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TH.S. NGUYỄN THỊ THANH MAI
Hà Nội - 2014
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Văn hóa ứng xử tại
khu chung cư Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội”, tôi đã nhận được sự
chỉ bảo, giúp đỡ của nhiều cá nhân, tập thể. Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai‐ Giảng viên đã trực
tiếp hướng dẫn, quan tâm, giúp đỡ tận tình trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa Văn hóa học,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã tận tình truyền đạt, trang bị cho tôi
những kỹ năng và kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập. Vốn
kiến thức thức mà tôi tiếp thu được không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận, mà còn là hành trang quý báu để tôi bước vào đời
một cách vững chắc.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban quản trị khu chung cư
Trung Văn, cô Lê Thị Cúc cùng người dân tại khu chung cư đã giúp đỡ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc khảo sát tại chung cư.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, không thể
tránh được những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành
của quý thầy cô và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngàythángnăm
Sinh viên
Bùi Phương Thảo
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................... 1
2.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 2
3.MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ......................................................... 4
3.1.Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 5
4.ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
4.1.Đối tượng nghiên cứu. ........................................................................................ 5
4.2.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 5
5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................ 6
6.BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN ......................................................................................... 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀKHU
CHUNG CƯ TRUNG VĂN, HUYỆN TỪ LIÊM, HÀ NỘI ......................................... 7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG .................................................................. 7
1.1.1. Khái quát về chung cư .................................................................................... 7
1.1.2. Khái quát về văn hóa ứng xử.................................................................... 21
1.1.3.Vai trò của văn hóa ứng xử trong quá trình xây dựng văn hóa
chung cư ............................................................................................................ 26
1.2.TỔNG QUAN VỀ KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN, HUYỆ TỪ LIÊM, HÀ NỘI
31
Tiểu kết chương 1 ......................................................................................................... 33
Chương 2:THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ
TRUNG VĂN ....................................................................................................................... 35
2.1. VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN ......................... 35
2.1.1.Văn hóa ứng xử của cư dân với không gian kiến trúc chung cư
Trung Văn ..................................................................................................................... 35
2.1.2. Văn hóa ứng xử với cộng đồng của người dân sống tại khu
chung cư Trung Văn ................................................................................................. 45
2.1.3.Văn hóa ứng xử của người dân sống tại khu chung cư với người
làm công tác quản lý‐ dịch vụ .............................................................................. 50
2.2.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ
TRUNG VĂN ..................................................................................................................... 53
2.2.1.Những mặt tích cực ....................................................................................... 53
2.2.2.Những mặt hạn chế ....................................................................................... 58
2.3.SO SÁNH VĂN HÓA ỨNG XỬ TAIH KHU CHUNG CƯ TRUNG CƯ
TRUNG VĂN VỚI KHU TẬP THỂ CŨ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ..................... 61
2.3.1.Sự tương đồng ................................................................................................. 61
2.3.2.Sự khác biệt ...................................................................................................... 63
Tiểu kết chương 2: ........................................................................................................ 66
Chương 3:GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ CHO KHU CHUNG
CƯ TRUNG VĂN ................................................................................................................ 68
3.1.NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG XÂY DỰNG VĂN HÓA
ỨNG XỬ TẠI KHU CHUNG CƯ TRUNG VĂN ....................................................... 68
3.1.1.Những thuận lợi ............................................................................................. 68
3.1.2.Những khó khăn ............................................................................................. 71
3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÂY DỰNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TẠI KHU
CHUNG CƯ TRUNG VĂN............................................................................................. 78
3.2.1.Về phía chủ đầu tư ......................................................................................... 79
3.2.2.Về phía người dân: ........................................................................................ 80
Tiểu kết chương 3: ........................................................................................................ 81
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 86
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 88
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn hóa ứng xử của người Việt được hình thành trong quá trình dựng
nước và giữ nước. Cái đẹp trong văn hóa ứng xử được cha ông ta lưu giữ
truyền từ đời này sang đời khác, là cơ sở để có những mối quan hệ thân thiện
trong cộng đồng, quan hệ tình nghĩa trong gia đình. Văn hóa ứng xử là lối suy
nghĩ, hành động của cá nhân trong việc ứng xử và giải quyết mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên, với xã hội. Ngày nay, văn hóa ứng xử có tầm
quan trọng đặc biệt. Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị
trườngvà sự giao thoa văn hóa; dường như nhiều giá trị đã bị đảo lộn, các giá
trị, chuẩn mực xã hội tốt đẹp đang bị phai mờ dần trong cuộc sống hiện đại
bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Do cuộc sống bận rộn hay do nguyên nhân
nào khác mà chúng ta đang mất dần những nét đẹp văn hóa ứng xử, văn hóa
ứng xử được nhắc đến trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: trường học, doanh
nghiệp, gia đình,Khủng hoảng về văn hóa ứng xử có thể khiến con người
mất phương hướng, không biết nên đi theo giá trị nào. Văn hóa ứng xử đóng
vai trò vô cùng quan trọng, góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển
hoàn thiện, nó cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của một dân tộc.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ cùng với sự phát
triển nhanh chóng của các thành phố lớn, đời sống của người dân ngày một
nâng cao, lượng người tập trung về thành phố để học tập và kiếm sống ngày
một nhiều, nhu cầu về nhà ở ngày càng tăng cao, các khu chung cư cũng xuất
hiện ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đô thị hóa
diễn ra cũng làm thay đổi nhanh kiến trúc đô thị, kiến trúc nhà ở, đặc biệt là
sự xuất hiện loại hình nhà chung cư. Song hành cùng với sự phát triển của đô
thị ở Việt Nam, thì các chung cư cũng biển đổi từ kiểu dáng đến các thành
2
phần dân cư sinh sống trong chung cư. Hàng loạt khu nhà chung cư tại các
khu đô thị được xây dựng rầm rộ trong những năm trở lại đây. Các đô thị lớn
đang hướng tới những tiêu chí nhà ở chung cư cao tầng hiện đại đáp ứng nhu
cầu ở của xã hội với đầy đủ cơ sở hạ tầng. Mỗi gia đình, cá nhân đang phấn
đấu có thể sở hữu một căn hộ ở với đầy đủ tiện nghi sang trọng như một tiêu
chí của cuộc sống.
Văn hóa chung cư cũng được hình thành và trở nên phổ biến tại các
khu chung cư, tạo nên nét đặc trưng của văn hóa cư dân đô thị. Nhưng tại một
số khu chung cư trên địa bàn Hà Nội, người dân vẫn chưa có lối sống văn
minh trong văn hóa ứng xử với không gian chung cư và với cộng đồng. Đây
cũng chính là lúc mà các vấn đề liên quan đến văn hóa chung cư nói chung và
văn hóa ứng xử ở các khu chung cư cần được quan tâm và nghiên cứu ở nhiều
góc độ khác nhau.
Qua đó, bản thân tôi thấy việc nghiên cứu văn hóa ứng xử trong các khu
chung cư, là một việc làm thiết thực trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay,
góp phần xây dựng văn hóa ứng xử trong các khu chung cư mới (chung cư cao
tầng) và chung cư cũ (khu tập thể cũ) hiện nay. Vì vậy, mà đề tài “Văn hóa ứng
xử tại khu chung cư Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội”được thực hiện.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến văn hóa ứng xử nói
chung, và văn hóa ứng xử tại khu chung cư nói riêng của nhiều tác giả. Sau
đây là một số công trình tiêu biểu:
Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” của GS.Trần Ngọc Thêm, được
viết vào năm 1999, là công trình đề cập đến vấn đề ứng xử của con người với
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và cách thức mà họ tận dụng và đối
phó với chúng..
3
Cuốn “Xã hội học đô thị” và “Nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà Nội”
được viết vào năm 2000, do Trịnh Duy Luân chủ biên. Đây là cuốn sách
nghiên cứu dưới góc độ xã hội học đã đề cập đến nhà ở chung cư, lối sống của
người dân đô thị trong mô hình nhà chung cư.
Báo cáo đề tài cấp viện Xã hội học của Trần Cao Sơn, vào năm 2001
với đề tài: “Chung cư cao tầng, loại hình nhà ở mới Hà Nội, những vấn đề
được xem xét (trường hợp chung cư cao tầng Bắc Linh Đàm)”. Đề tài đã sử
dụng phương pháp khảo sát thực địa, kết hợp với phỏng vấn sâu, từ đó đã đưa
những điều chỉnh trong việc hoàn thiện chung cư cao tầng để phù hợp với nhu
cầu của người dân.
Cuốn “Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường tự nhiên” của
TS.Nguyễn Viễn Chức, xuất bản năm 2002, đã chỉ ra khái quát về môi trường
thiên nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường thiên nhiên, những cách thức
ứng xử của người Hà Nội vơi môi trường thiên nhiên trong thời buổi toàn cầu
hóa, và những giải pháp hình thành hệ ứng xử.
Luận án Tiến sĩ kiến trúc của Vũ An Khánh: “Nghiên cứu cải tạo nâng
cấp các khu nhà chung cư cũ nhiều tầng xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1960-
1986”, được thực hiện vào năm 2003, đã tìm hiểu về kiến trúc chung cư một
cách cụ thể, tìm hiểu thực trạng của các khu chung cư giai đoạn này và các
giải pháp để cải tạo nó.
Luận văn cao học của Nguyễn Thị Hà Thanh, trường ĐHKHXHNV
thành phố Hồ Chí Minh, được thực hiện vào năm 2008, nghiên cứu về văn
hóa chung cư với đề tài: “Văn hóa chung cư (trường hợp Hà Nội và Tp.Hồ
Chí Minh)”. Đề tài đã chỉ ra đặc trưng của văn hóa chung cư trong giai đoạn
chuyển đổi, tham gia vào nền kinh tế thị trường nên vẫn còn ảnh hưởng nhiều
của văn hóa làng xã. Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng, luận văn còn chỉ ra
4
được những va chạm văn hóa diễn ra tại các khu chung cư. Khái niệm va
chạm được thể hiện ra bên ngoài ở tâm lý bực bội, ức chế trong đời sống hàng
ngày của cư dân chung cư. Tuy nhiên, đây là một nghiên cứu tổng hợp của hai
thành phố lớn nên người viết chưa đưa được ra những dẫn chứng cụ thể, chưa
đánh giá sâu sắc và đưa ra những phương hướng giải quyết cho vấn đề đặt ra.
Luận văn thạc sĩ của Trịnh Mai Phương, Trường ĐHSP Hà Nội, được
thực hiện vào năm 2012, với đề tài: “Văn hóa ứng xử trong môi trường chung
cư cao tầng Hà Nội”. Khóa luận đã khảo sát, nghiên cứu về văn hóa ứng xử
tại Khu đô thị Linh Đàm và Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính, để đưa ra
thực trạng và hướng xây dựng nếp ứng xử văn hóa tại các khu chung cư cao
tầng. Ngoài việc đưa ra những dẫn chứng cụ thể về thực trạng văn hóa ứng xử
tại hai khu chung cư, nhưng vẫn chưa đưa ra được so sánh về sự giống nhau
và khác biệt về văn hóa ứng xử tại hai khu chung cư Linh Đàm và Khu Trung
Hòa- Nhân Chính.
Trên đây, là một số công trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử của người
Hà Nội với môi trường tự nhiên, với đô thị và ít nhiều cũng đã đề cập tới văn
hóa ứng xử trong chung cư. Nhưng tính đến thời điểm hiện tại, thì vẫn chưa
có công trình nào nghiên cứu về văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn.
Vì vậy, việc nghiên cứu văn hóa ứng xử tại đây là một vấn đề mới, được khai
thác ở nhiều khía cạnh khác nhau, để góp phần xây dựng lối sống văn minh
đô thị, văn hóa ứng xử trong chung cư Trung Văn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, tìm hiểu về hành vi và thái độ ứng xử của người dân khu
chung cư Trung Văn với không gian kiến trúc chung cư, với cộng đồng trong
chung cư. Từ đó, chỉ ra thực trạng ứng xử của người dân khi thay đổi môi
5
trường sống, không gian cư trú. Họ sẽ thích ứng ra sao? lối sống mới sẽ được
hình thành như thế nào trong chung cư?.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn để góp phần vào việc
nghiên cứu, xây dựng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn. Với một
số nhiệm vụ:
Khảo sát lối sống của người dân tại khu chung cư Trung Văn.
Đánh giá mặt tích cực và tiêu cực trong văn hóa ứng xử tại khu chung
cư Trung Văn.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng văn
hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn.
Đưa ra xu hướng đề xuất, giải pháp góp phần xây dựng văn hóa ứng
xử trong khu chung cư Trung Văn.
4. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài “Văn hóa ứng xử tại khu chung cư
Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội” là thực trạng văn hóa ứng xử tại khu
chung cư Trung Văn, biểu hiện qua mấy vấn đề sau:
Văn hóa ứng xử với không gian kiến trúc chung cư
Văn hóa ứng xử giữa các hộ gia đình ở khu chung cư
Văn hóa ứng xử của người dân đang sống ở khu chung cư với người
làm công tác quản lý- dịch vụ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trong giới hạn và điều kiện cho phép khóa luận
tiến hành khảo sát nghiên cứu về văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung
Văn. Bao gồm các tòa đơn nguyên và các biệt thự nằm trong khuôn viên KĐT
mới Trung Văn.
6
Phạm vi thời gian: từ ngày 01/01- 30/5/2014.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận tiến hành nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong khu chung cư
Trung Văn tiến hành theo các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu thực địa: khảo sát thực tế tại khu chung cư
Trung Văn, sử dụng các kỹ năng như: quan sát, miêu tả, chụp ảnh, phỏng
vấn,để tìm hiểu về văn hóa ứng xử. Giúp người nghiên cứu có được những
thông tin chính xác về vấn đề mình nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bảng hỏi có kết hợp với phỏng vấn sâu là phương
pháp chính của khóa luận: sử dụng các câu hỏi có sẵn đã chuẩn bị để thu thập
thông tin một cách chính xác và đa dạng.
Phương pháp phân tích tư liệu: sử dụng các xuất bản phẩm, các bài báo,
các văn bản pháp luật,có liên quan đến văn hóa ứng xử và chung cư làm tư
liệu cho khóa luận.
Phương pháp nghiên cứu liên ngành: tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ
nhiều ngàng khác nhau, có cái nhìn tổng hợp nhất về vấn đề nghiên cứu.
6. BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần Mở đầu (6 trang), Kết luận (2 trang) và Tài liệu tham
khảo(3 trang) và Phụ lục (21 trang), khóa luận được triển khai làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung và tổng quan về khu chung cư
Trung Văn, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung Văn
Chương 3: Giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử tại khu chung cư Trung
Văn hiện nay.
86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc An (2002), Một số nét giới thiệu về các mẫu nhà ở
theo phương thức xât dựng mới, thiết kế công trình dân dụng,
Nội san thông tin Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
2. Lê Thị Bừng (2000), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo duc
3. Nguyễn Viết Chức (2002), Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với
môi trường thiên nhiên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
4. Trịnh Hồng Đoàn (2005),Nhà cao tầng‐ thiết kế và xây dựng,
Nxb Xây dựng.
5. Đinh Tuấn Hải (2009), “Những trục trặc thường gặp với các căn
hộ chung cư”, Tạp chí Tâm lý học, số 10.
6. Đặng Thái Hoàng (1987), Lược sử kiến trúc nhà ở, Nxb Xây
dựng.
7. Vũ An Khánh (2003), Nghiên cứu cải tạo nâng cấp các khu nhà
chung cư cũ nhiều tầng xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1960‐
1986, Luận án Tiến sĩ Kiến trúc, Hà Nội.
8. Ngô Phương Lan (2000), Kiến trúc dân dụng, NXB Đại học Xây
dựng, Hà Nội.
9. Nguyễn Tố Lăng (2000), Vấn đề quy hoạch cải tạo không gian
khu ở tại Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững, Luận
án Tiến sĩ Kiến trúc, Hà Nội.
10. Phan Đăng Long, “Văn hóa đô thị với nếp sống người Hà Nội”,
Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 26.
11. Lê Minh (2000), Văn hóa ứng xử trong gia đình, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
87
12. Lương Tú Quyên (2009), “Cải tạo chung cư cũ ở các nước
phát triển”, Tạp chí Kiến trúc VIệt Nam.
13. Ngô Huy Quỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
14. Lê Việt Sơn (2011), “Không gian giao tiếp trong chung cư,
một hướng đi mới về kiến trúc chung cư tại Việt Nam để thep
kịp thế giới”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, số 06.
15. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
16. Ngô Đức Thịnh (1999), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá
trị văn hóa truyền thống, NXB Văn hóa thông tin, 1999
17. Chu Bích Thu (2006), Từ điển từ mới Tiếng Việt, NXB Phương
Đông, Hà Nội.
18. Nguyễn Thanh Tuấn (2008), Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện
nay, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
19. Hồ Sỹ Vịnh (2007), “Ứng xử của người dân đô thị với thiên
nhiên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 27.
20. Luật Nhà ở (2005), Nxb Chính trị Quốc gia.
21. Quy định pháp luật về nhà chung cư (2008), Nxb Chính trị, Hà
Nội.
22. Hồ Chí Minh toàn tập (1995), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Tài liệu Internet:
23.
24.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bui_phuong_thao_tom_tat_6087_2066004.pdf