Cần có sự hợp tác trong khâu tiêu thụ giữa những người lao động cùng sản xuất
một sản phẩm để giải quyết vấn đề đầu ra sau khi sản xuất. Một trong những cách thức
để thực hiện là hình thành các nhóm sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp
tại địa phương. Khi đó, số lượng sản phẩm được tập trung với khối lượng lớn sẽ thuận
lợi trong vận chuyển và tìm kiếm thị trường hơn so với quy mô nhỏ lẻ, phân tán của hộ
gia đình. Hơn nữa, khi tham gia vào nhóm hay hợp tác xã, các thành viên có thể hỗ trợ,
giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh liên quan đến các vấn đề kinh nghiệm, kỹ
thuật, vốn hay thông tin thị trường.
Hiện nay, những nơi tiêu thụ chủ yếu là chợ, nhà hàng, hộ dân cư, nên mức
độ ổn định không đảm bảo. Do đó, trong tương lai cần tạo mối quan hệ liên kết với các
chợ đầu mối, siêu thị hay khách sạn, nhà hàng thông qua ký kết hợp đồng dài hạn
trong việc thu mua và cung cấp sản phẩm nông sản,
126 trang |
Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1555 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề ở thị xã Hương thủy, tỉnh thừa thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ thuật, nghiệp vụ bàn bar, thêu truyền thống, mộc dân dụng, mỹ nghệ, sữa chữa xe
máy, sản xuất chổi đót, chổi xơ dừa, hương trầm,.... tránh tình trạng như ngành nghề
chế biến món ăn đã mở lớp đào tạo cho LĐNT trong thời gian qua. Mặc dù là một
trong những loại hình kinh doanh có hiệu quả khi du lịch và dịch vụ ăn uống trên địa
bàn phát triển nhưng cho đến thời điểm hiện tại, những học viên trong danh sách học
nghề kỹ thuật chế biến món ăn vẫn chưa tìm kiếm được công việc phù hợp với ngành
học, đa số chỉ phục vụ cho gia đình trong sinh hoạt hàng ngày.
Đối với những người lao động học các ngành nghề may công nghiệp, làm chổi
đót đều tìm được việc làm sau đào tạo, đem lại thu nhập. Trong đó, nghề may công
nghiệp thì chủ yếu học viên được tuyển vào làm tại công ty HBI, KCN Phú Bài, còn
nghề làm chổi thì tự tạo việc làm tại nhà và tiêu thụ sản phẩm thông qua đại lý, chợ
hay thương lái.
Do quá trình đô thị hóa tăng nhanh nên diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn
thị xã bị thu hẹp, một lực lượng lớn lao động khu vực nông nghiệp nông thôn được thu
hút vào các ngành công nghiệp, TTCN, làng nghề, hoạt động thương mại, dịch vụ, du
lịch. Do đó lao động nông nghiệp sẽ giảm đáng kể, dự báo tỷ trọng lao động nông
nghiệp giảm còn 30,4% năm 2015 và đến năm 2020 còn 22,0% tổng lao động xã
SVTH: Phạm Thị Trang 89
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
hội[22]. Chính vì vậy, LĐNT cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù
hợp, theo hướng hiện đại.
Một số nội dung thuộc lĩnh vực nông nghiệp như trồng nấm, trồng hoa cúc, hoa
ly bước đầu đã cho thấy dấu hiệu tích cực, tăng thu nhập của hộ. Thêm vào đó, cần chú
trọng khâu nghiên cứu, tìm hiểu địa bàn vì phát triển nông nghiệp phụ thuộc rất lớn
vào điều kiện tự thời tiết khí hậu, đất đai, thủy lợi của vùng. Các ngành nghề có thể
triển khai đem lại hiệu quả đó là nuôi ếch, trồng dưa lê, mướp đắng, trồng chuối, chăn
nuôi, thú ý,... Bởi lẽ qua điều tra, tác giả nhận thấy một số hộ tiến hành nuôi ếch rất
hiệu quả, công chăm sóc không nhiều nhưng tốc độ sinh sản, sinh trưởng của chúng rất
nhanh lại ít dịch bệnh, dễ tiêu thụ, đặc biệt Huế là một trong những vùng dịch vụ nhà
hàng, ăn uống, giải khát rất phát triển sẽ là thị trường bao tiêu cho sản phẩm mà người
nông dân sản xuất ra.
2.5. Đánh giá việc làm và thu nhập của LĐNT trên địa bàn điều tra
2.5.1. Kết quả đã đạt được
Từ kết quả điều tra 90 mẫu thu được ở trên, tác giả rút ra được một số kết luận
về việc làm và thu nhập của LĐNT trên địa bàn thị xã Hương Thủy như sau:
Thị xã đã xây dựng được hệ thống văn bản chỉ đạo, tạo được hành lang pháp lý
làm cơ sở cho công tác triển khai thưc hiện Quyết định số 1956 trên địa bàn thị xã. Từ
đó tạo được sự chuyển biến trong việc triển khai thực hiện của các cấp, các ngành và
người LĐNT.
Số lao động đã được đào tạo theo Đề án với những ngành nghề thuộc ba nhóm
ngành: Nông nghiệp (6 lớp với 4 nội dung: Trồng nấm ăn các loại; Kỹ thuật chăn nuôi
và phòng bệnh cho trâu, bò, lợn, gà; Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa, cây cảnh và Kỹ
thuật trồng hoa ly, cúc, lay ơn, huệ), công nghiệp-xây dựng (1 lớp: May công nghiệp)
và dịch vụ (2 lớp: Kỹ thuật chế biến món ăn và Làm chổi đót).
Trong số 90 mẫu điều tra, có 51/90 mẫu áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn
sản xuất của mình và tìm kiếm được việc làm mới còn 39/90 không áp dụng vì lý do chủ
quan và khách quan khác nhau. Đặc biệt 8 mẫu điều tra trước đào tạo thất nghiệp đã tìm
được việc làm sau khi học nghề với mức lương từ 3,2-4,1 triệu đồng/tháng.
SVTH: Phạm Thị Trang 90
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Trong 51 mẫu có áp dụng nói trên, có 27/51 tạo công việc mới sau đào tạo,
đó là: trồng nấm rơm, nấm linh chi, trồng hoa cúc, hoa ly, may công nghiệp và làm
chổi đót. Và 24/51 mẫu còn lại áp dụng các kỹ thuật trong chăm sóc và phòng bệnh
cho gia súc, gia cầm, chăm sóc cây cảnh để mở rộng quy mô sản xuất từ đó tăng
thu nhập.
Trong đó, tăng quy mô sản xuất có 8 mẫu thuộc nhóm thuần nông, 13 mẫu nông
kiêm và 3 mẫu ngành nghề dịch vụ. Về thay đổi việc là có 5 mẫu chuyển từ thuần
nông sang nông kiêm, 8 mẫu trước đó thất nghiệp hiện hoạt động ở lĩnh vực ngành
nghề-dịch vụ, 1 mẫu chuyển từ ngành nghề dịch vụ sang nông kiêm và 13 mẫu vẫn tạo
việc làm mới trong lĩnh vực nông kiêm.
Số ngày làm việc bình quân của hai nhóm lao động thuần nông và nông kiêm
sau đào tạo đều tăng so với trước đó. Giảm thời gian rảnh rỗi và tăng tỷ suất sử dụng
lao động trong năm. Cụ thể:
Nhóm thuần nông tăng số ngày làm việc lên từ 94,38 lên 110,88 ngày/năm, làm
tỷ suất sử dụng LĐ tăng từ 35,7% lên 42,0%;
Nhóm nông kiêm tăng từ 126,93 ngày lên 134,91 ngày làm việc, tức tăng tỷ
suất sử dụng LĐ từ 48,08% lên 50,99%;
Thời gian làm việc tăng dẫn đến sự thay đổi thu nhập của các mẫu điều tra, cụ thể:
Thu nhập bình quân/LĐ/tháng của nhóm lao động không có sự thay đổi việc
làm là 26,09 triệu đồng/LĐ/năm và nhóm có thay đổi việc làm là 28,71 triệu
đồng/người/năm trước đào tạo và tăng lên mức 36,38 triệu đồng sau đào tạo, tăng 7,67
triệu đồng.
Bình quân chung thu nhập của 90 mẫu điều tra sau đào tạo đạt mức 28,79 triệu
đồng/năm/lao động và tăng 5,2 triệu đồng so với trước đào tạo nghề.
Với những kết quả đạt được như trên, Đề án 1956 đã tạo được hiệu quả bước
đầu khi triển khai trên địa bàn thị xã Hương Thủy, góp phần nâng cao chất lượng lao
động và tạo việc làm, tăng thu nhập cho họ, giúp phần nâng cao chất lượng cuộc sống,
tăng trưởng kinh tế vùng và thay đổi bộ mặt nông thôn. Đây là kết quả đáng mừng và
SVTH: Phạm Thị Trang 91
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
cần có biện pháp nâng cao mức thu nhập đạt được sau đào tạo này trong các khóa đào
tạo sắp tới ở địa phương.
2.5.2. Những hạn chế còn tồn tại
Tuy đã đạt được những kết quả đáng kể, nhưng nhìn lại, vấn đề việc làm và thu
nhập của LĐNT sau khi đã được đào tạo nghề vẫn còn một số khó khăn và hạn chế
nhất định ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của hộ gia đình. Đó là:
- Ý thức đối với học nghề của học viên còn chưa cao, tình trạng đi học không
đầy đủ vẫn thường xuyên diễn ra. Nhiều người ở khu vực nông thôn vẫn chưa nhận
thức được lợi ích của học nghề, nên chưa có tinh thần tự giác trong học tập.
- Công tác quản lý, giám sát quá trình đào tạo và sau đào tạo còn yếu, chưa phát
huy tác dụng. Không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Hoạt động của Tổ giúp việc
Đề án 1956 một số xã/phường chưa thường xuyên. Sự phối hợp giữa các cấp, phòng,
ban, tổ chức chính trị - xã hội trong công tác triển khai thực hiện chưa chặt chẽ. Quan
trọng nhất là chưa có khâu đánh giá năng lực của người học nghề sau khi đào tạo, mức
độ đáp ứng của họ đối với yêu cầu công việc tại các doanh nghiệp họ được nhận vào
để có hướng chỉnh đốn.
- Mục tiêu về tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề chỉ đạt 56,67% (51/90 mẫu)
thấp hơn so với quy định 70% của Đề án 1956 đặt ra.
- Tỷ suất sử dụng lao động còn thấp khi so sánh với lao động ở thành thị, chỉ
đạt 59,01%, thời gian nhàn rỗi còn nhiều, gây lãng phí một trong những nguồn lực
khan hiếm của xã hội. Đặc biệt là nhóm lao động ngành dịch vụ, có số ngày làm việc
bình quân giảm so, với 252,62 ngày/năm trước đào tạo và giảm còn 247,75 ngày. Lý
do của sự giảm sút này chính là việc gia tăng số lượng lao động trong nhóm ngành
nghề-dịch vụ nhưng có 1 lao động chỉ làm việc 4/22 ngày trong tháng dẫn đến tỷ suất
sử dụng lao động chung của cả nhóm giảm xuống ở mức 93,84% sau đào tạo so với
95,69% trước đó.
- Mức thu nhập có tăng nhưng khi xét trên bình diện hộ gia đình thì con số 5,2
triệu đồng này vẫn chưa đủ để làm thay đổi chất lượng cuộc sống cho những hộ có
mức sống thấp.
SVTH: Phạm Thị Trang 92
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Người lao động vẫn chưa thật sự tâm đắc với nghề. Họ đánh giá những yếu tố
của chất lượng đạo tạo nghề và môi trường bên ngoài đến khả năng tìm việc làm, đến
khả năng tăng thu nhập chỉ dừng lại ở mức bình thường. Trong đó, các yếu tố liên
quan đến chất lượng công tác đào tạo nghề được người lao động đánh giá trong
khoảng 3,10 đến 3,94 điểm (tức ở mức độ khá); còn riêng đối với các yếu tố môi
trường bên ngoài thì con số này chỉ được từ 2,79 đến 2,94 điểm. Điều này có nghĩa
mặc dù công tác đào tạo nghề đảm bảo về chất lượng với những nội dung khá phù hợp
nhưng người lao động lại gặp phải những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, về
điều kiện đất đai hay ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết (đối với nhóm ngành đào tạo là
nông nghiệp và dịch vụ); hay họ vẫn chưa thiết lập được một đường dây liên kết nào
với các doanh nghiệp và các KCN để có thể lựa chọn công việc phù hợp.
- Thiếu vốn là tình trạng chung của hầu hết các mẫu điều tra sau đào tạo để mở
rộng quy mô sản xuất, phát triển ngành nghề mới với kiến thức học được. Đây là một
trong những khó khăn nếu chưa giải quyết được thì khả năng tạo việc làm và tăng thu
nhập sẽ không khả thi hay không đưa lại kết quả cho người học nghề.
- Công tác giải quyết việc làm sau đào tạo cũng có những thành tích đáng kể,
tuy nhiên, số lượng lao động tìm được việc làm một cách ổn đinh, là vào làm việc tại
các doanh nghiệp trên địa bàn vẫn còn thấp, chủ yếu là học viên tự tạo việc làm ngay
tại nhà, ở địa phương.
2.5.3. Nguyên nhân
- Ý thức của người lao động thuộc đối tượng học nghề
Những nguyên nhân từ phía người lao động chủ yếu do người lao động chưa
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đào tạo nghề, nên chưa mặn mà và dành sự
tập trung cho đào tạo nghề. Hơn nữa, đa số người lao động chưa vượt qua những khó
khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề như: điều kiện giao thông khó
khăn, thu nhập thấpđể tham gia học nghề.
Bên cạnh đó, hầu hết lao động tham gia học nghề đều có tâm lý lo ngại sau khi
học nghề không tìm được việc làm đã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân và
ảnh hưởng đến tâm lý chung của những người có dự định học nghề. Hơn nữa, tư tưởng
SVTH: Phạm Thị Trang 93
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
ăn xổi làm thuê không cần học nghề đã cản trở không ít LĐNT không muốn tham gia
học nghề vì sợ lãng phí thời gian.
Những hạn chế, bất cập trên có nguyên nhân không nhỏ từ chính thực trạng
LĐNT của thị xã. Đó là những trở ngại về trình độ học vấn cũng như tuổi tác đã ảnh
hưởng đến việc học nghề của người LĐNT.
Thêm vào đó, sự phối hợp giữa người dân và cơ sở đào tạo cũng như cơ quan
quản lý nhà nước là chưa có. Người cán bộ công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước,
và các cơ sở dạy nghề, làm việc nhiều khi còn mang tính đối phó, chưa thực sự nhiệt
tình và tận tụy đối với người dân. Chính vì vậy, người dân chưa có được cái nhìn đúng
đắn về Đề án 1956 nói riêng, cũng như chính sách đào tạo nghề cho LĐNT nói chung.
Đối với LĐNT, đa phần là dân trí chưa cao, khả năng nhận thức của họ đối với
học nghề là còn thiếu, vì thế, việc tuyên truyền, tư vấn của cán bộ đối với người dân là
vô cùng quan trọng. Nếu người dân họ nhận thức được quá trình đào tạo nghề có ảnh
hưởng như thế nào đối với cuộc sống của họ, thu nhập của họ, thì công tác nâng đào
tạo nghề sẽ dễ dàng hơn nhiều. Điển hình như vấn đề quản lý giám sát, chắc chắn, với
đội ngũ cán bộ chuyên trách hiện nay, không thể đi kiểm tra hết được chất lượng đào
tạo tại các lớp học. Nhưng nếu được người dân có ý thức học tập, đi học vì bản thân
mình, thì đảm bảo, họ sẽ là một kênh quản lý giám sát vô cùng hiệu quả.
- Các nguyên nhân khác
Thị xã Hương Thủy có lực lượng lao động tương đối lớn và cân đối về tỷ lệ nam nữ,
tuy nhiên, việc tổ chức đào tạo nghề cho LĐNT chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm
của LĐNT. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, CSVC phục vụ cho đào tạo nghề còn yếu và phân
bổ chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhu cầu đào tạo. Việc ký kết các hợp đồng
đào tạo thiếu tính chủ động và linh hoạt trong công tác dạy nghề cho LĐNT.
Ngoài ra, công tác huy động nguồn lực tài chính cho dạy nghề chưa hiệu quả.
Chi phí đầu tư, hỗ trợ theo Đề án còn thấp. Do vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu đào
tạo nghề cho LĐNT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và giải quyết việc làm, xóa
đói giảm nghèo trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Thị trường đầu ra cho các sản phẩm mà người lao động sản xuất ra sau đào tạo
chưa có gì đảm bảo. Điều này gây tâm lý chần chừ, lo ngại trong vấn đề mở rộng quy
mô hay nhân rộng các mô hình đang áp dụng có hiệu quả trên địa bàn.
SVTH: Phạm Thị Trang 94
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG CAO THU
NHẬP CHO LĐNT ĐÃ QUA ĐÀO TẠO NGHỀ
Xác định việc chuyển dịch cơ cấu lao động là mục tiêu quan trọng để hoàn
thành 1 trong 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, thị xã Hương Thủy đã chú trọng
đến việc đào tạo nghề cho nông dân gắn với các phương án phát triển sản xuất, từ đó
chuyển dịch cơ cấu lao động. Mục tiêu của thị xã Hương Thủy đề ra đến năm 2020 sẽ
đào tạo nghề cho 5.500 LĐNT trong đó sơ cấp và đào tạo nghề dưới 3 tháng 3.300
người; 2.200 người được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề. Để thực hiện mục
tiêu này, UBND thị xã Hương Thủy đã giao Phòng LĐ-TB&XH phối hợp với TTDN
xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn cụ thể, gắn với nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội, cơ cấu lao động của địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với xóa đói,
giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động và các
ngành nghề nông thôn, đảm bảo nguồn nhân lực có tay nghề, thúc đẩy quá trình xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn thị xã.
Công tác đào tạo nghề đã góp phần nâng cao chất lượng của lao động ở khu vực
nông thôn, trang bị cho họ những kiến thức cần thiết đảm bảo cho một công việc với
mức thu nhập ổn định sau đào tạo. Số lượng lao động có việc làm sau đào tạo dựa trên
cơ sở áp dụng những gì học được từ quá trình đào tạo nghề theo Đề án 1956 còn chiếm
tỷ lệ chưa cao, trong khi những lao động có việc làm cũng gặp một số khó khăn nhất
định để đảm bảo nguồn thu nhập ổn định trong tương lai. Để tạo việc làm cho LĐNT
đã qua đào tạo nghề, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:
3.1. Thay đổi thái độ đối với học nghề của người LĐNT
Trong đào tạo nghề, một trong ba nội dung quan trọng và căn bản cần trang bị
cho người lao động là thái độ của họ đối với nghề. Cũng như vậy, đào tạo nghề chỉ
thực sự hiệu quả khi có sự ủng hộ và hợp tác nhiệt tình từ phía người lao động. Đào
tạo nghề không chỉ là nhiệm vụ mà là quyền lợi lớn của xã hội dành cho LĐNT. Nhà
nước đã đầu tư nguồn lực cho LĐNT đi học, nhưng họ phải cảm thấy cần học và có ý
thức muốn tham gia học thì công tác dạy nghề cho họ mới đạt được hiệu quả. Nếu bản
SVTH: Phạm Thị Trang 95
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
thân những đối tượng cần đi học chưa ý thức được việc cần học nghề thì quá trình thực
hiện của các bộ phận còn lại chỉ mang tính đối phó, lãng phí ngân sách Nhà nước.
Đầu tiên, các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về học nghề cho LĐNT
bằng nhiều hành động thực tế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đào tạo cũng như
học nghề. Thực hiện bằng các biện pháp cụ thể như tuyên truyền rộng rãi, liên tục trên
các phương tiện thông tin đại chúng. Các thông tin tuyên truyền đi sâu vào lợi ích của
việc học nghề.
Thứ hai, những bộ phận có liên quan như Hội nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội
Phụ nữ cần tổ chức các buổi tham quan các mô hình kinh tế hiệu quả; tuyên dương
những tấm gương làm kinh tế giỏi nhờ tham gia các khóa đào tạo nghề và áp dụng vào
đời sống thực tiễn.
3.2. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề
Thị xã nên mở rộng kí kết hợp đồng với nhiều CSDN hơn nữa, đặc biệt là
những CSDN có uy tín. Giải pháp này sẽ tận dụng những kinh nghiệm, đội ngũ giáo
viên chất lượng, những chương trình dạy nghề hoàn thiện, và quan trọng là các mối
quan hệ sẵn có của các CSDN với các doanh nghiệp. Góp phần dễ dàng tạo việc làm
hơn cho người lao động sau đào tạo.
Huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động
có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm
khuyến nông - lâm - ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho LĐNT.
Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và
dạy nghề thường xuyên; xây dựng danh mục thiết bị dạy nghề. Cần tập trung vào xây
dựng các chương trình, nội dung đào tạo một cách thống nhất.
Cùng với đó, cần đổi mới phương pháp đào tạo, hiện nay, có thể chú trọng các
chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp tại các doanh nghiệp hay đào tạo theo
đơn đặt hàng.
Đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, các CSDN cần liên
kết với doanh nghiệp để tạo cơ hội cho học viên có điều kiện thực hành, thử việc và có
cơ hội việc làm và thu nhập ngay sau đào tạo, giải pháp này sẽ góp phần tạo động lực
SVTH: Phạm Thị Trang 96
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
và hứng thú với nghề của người lao động, tạo cho họ có niềm tin vào đào tạo nghề.
Còn đối với những ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, cần kết hợp với những hội
như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội sinh vật cảnh để đào tạo nghề lưu động cho nông
dân; dạy nghề tại nơi sản xuất, và liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến với vùng
sản xuất nguyên liệu, giải quyết đầu ra cho nông dân.
Khi chọn nghề đào tạo cho LĐNT và xây dựng chương trình dạy nghề tương
ứng cần căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Nhu học nghề của LĐNT;
+ Nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp của thị xã hay tỉnh trong những
năm tới;
+ Vị trí địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội của các địa phương thông qua các lợi
thế và tiềm năng vốn có cũng như nhu cầu của thị trường;
+ Đặc điểm LĐNT của các địa phương để xác định ngành nghề và thời gian đào
tạo cho phù hợp. Chẳng hạn như đối với các khóa đào tạo ngắn hạn, có thể tổ chức mở
lớp vào những lúc nông nhàn để người lao động yên tâm đầu tư và tâm huyết với nghề
theo học.
3.3. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Chuyển dần diện tích trồng lúa có năng suất thấp bằng diện tích trồng rau, đặc
biệt là rau sạch, hoa cúc, hoa ly, cây cảnh,.... theo nội dung được đào tạo nhằm đáp
ứng nhu cầu càng cao của thành phố Huế.
Tiếp thu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là tiến bộ về giống cây, con
vào sản xuất, nhằm tăng giá trị sản xuất trên một hecta canh tác.
Cần phải cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi cho phần diện tích đất xấu tránh tình
trạng ngập úng vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô, gây khó khăn trong việc áp
dụng các mô hình trồng hoa, cây cảnh đòi hỏi địa hình tương đối cao, khô ráo.
3.4. Chú trọng phát triển công nghiệp và dịch vụ
Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống trên địa bàn thị xã như làm
chổi đót ở Thủy Phương, Thủy Lương; làng nghề nón lá (Thủy Thanh), nghề rèn cầu
vực (Thủy Phương), nghề sản xuất nấm (Thủy Châu).
SVTH: Phạm Thị Trang 97
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Phát triển thêm các ngành nghề mới như may công nghiệp, mây tre đan, nghiệp
vụ bàn bar, nghệ thuật trang điểm, thêu truyền thống, mộc dân dụng, mỹ nghệ, Củng
cố, hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để các hợp tác xã hoạt động ổn định và phát triển,
nhằm tạo thêm việc làm cho lao động.
Đẩy mạnh phát triển dịch vụ sẽ tạo ra nhiều cơ hội giải quyết được việc làm
mới cho người lao động. Dự kiến đến năm 2020 lĩnh vực dịch vụ thu hút khoảng 24,5
nghìn người, chiếm 32,5% lao động toàn xã hội[22]. Đặc biệt cần khai thác các tiềm
năng về du lịch thông qua các di tích lịch sử nổi tiếng ở địa phương như cầu ngói
Thanh Toàn, lăng Khải Định, khu chiến tích Dương Hòa,
Phát huy tối đa lợi thế về du lịch của vùng, kết nối du lịch với cố đô Huế để
phát triển du lịch sinh thái, văn hóa; tạo ra các sản phẩm du lịch dịch vụ có chất lượng
cao như hình thành các khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh. Kết nối hình thành
các tuyến du lịch danh lam thắng cảnh gắn với tham quan các làng nghề truyền thống
để thu hút khách du lịch như Di tích quốc gia cầu ngói Thanh Toàn (Thủy Thanh) nơi
gắn liền với các kỳ lễ hội của thành phố Huế.
3.5. Đào tạo nghề cho lao động
Căn cứ vào độ tuổi và trình độ văn hóa hiện tại của các LĐNT có nhu cầu
học nghề để có kế hoạch và lựa chọn những ngành nghề đào tạo hợp lý: Đối với lao
động dưới 25 tuổi thì nên lựa chọn các ngành công nghiệp, dịch vụ... để đào tạo nhằm
giúp họ có thể tự tìm việc làm tại các công ty xí nghiệp, nhà máy đóng trên địa bàn
tỉnh hoặc cả nước.
Những lao động đã trên 40 tuổi, mà đã có việc làm tạo thu nhập thì có thể đào
tạo các ngành nghề liên quan đến nông nghiệp đô thị như kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật
trồng trọt, trồng nấm thương phẩm, kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cây cảnh,... Bằng
cách này có thể giúp họ tự tạo việc làm. Đồng thời, cần khuyến khích mô hình đào tạo
nghề và tạo việc làm trực tiếp do doanh nghiệp thực hiện từ A đến Z: Doanh nghiệp tự
tổ chức đào tạo nghề cho người lao động và sau đó tuyển dụng họ vào làm việc cho
doanh nghiệp. Điển hình của mô hình này là các doanh nghiệp trong ngành công
nghiệp may mặc, ngành xây dựng như công ty HBI, KCN Phú Bài, công ty cổ phần
SVTH: Phạm Thị Trang 98
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
Hu
ế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
lâm sản Hương Giang,
Mỗi địa phương cần lập quỹ hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và giải quyết vấn
đề việc làm cho các hộ dân có nhu cầu học nghề, những lao động thiếu việc làm nhằm
thực hiện việc hỗ trợ trực tiếp cho những lao động gặp khó khăn trong việc chuyển đổi
ngành nghề hay mở rộng quy mô sản xuất do thiếu vốn.
Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề và bố trí giải quyết việc
làm cho người lao động. Tăng cường mối quan hệ giữa các CSDN với các đơn vị hoạt
động sản xuất kinh doanh nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin về nhu cầu tuyển dụng
các loại lao động, định hướng hướng nghiệp cho học sinh học những nghề mà nhu cầu
thị trường đang có nhu cầu.
3.6. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Đồng thời với việc tăng cường công tác xuất khẩu lao động, cần tuyên truyền
rộng rãi thường xuyên các thông tin về xuất khẩu lao động để mọi người dân nắm
được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của người
lao động khi tham gia xuất khẩu lao động. Hỗ trợ một phần học phí cho người học
nghề, học tập giáo dục định hướng để đi xuất khẩu lao động.
Mặc dù kết quả giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động có sự giảm sút khá rõ
qua các năm, cụ thể năm 2012 thị xã đã giải quyết việc làm cho 6.327 lao động, và 382
trường hợp xuất khẩu lao động, đến năm 2015 con số này thống kê được chỉ còn 1.857
lao động và 318 trường hợp đi ra nước ngoài làm việc[22], cho thấy mức độ xuất khẩu
lao động ngày càng khó với yêu cầu ngày càng cao. Tuy nhiên, về cơ bản đây cũng là
một trong những hướng đi đúng đắn giúp đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho bản thân
người lao động xuất khẩu, cho gia đình và cho xã hội.
3.7. Hỗ trợ vay vốn tạo việc làm, nâng cao thu nhập
Vốn là yếu tố quan trọng để tự tạo việc làm, phát triển các ngành nghề mới hay
mở rộng quy mô sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Cần tạo điều kiện cho người dân
đã qua đào tạo nghề được vay vốn ngân hàng để phát triển các ngành nghề sản xuất
mới đối với những người có điều kiện và mong muốn chuyển đổi nghề, kể cả những
người muốn phát triển sản xuất nông nghiệp ở quy mô cao hơn.
SVTH: Phạm Thị Trang 99
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
3.8. Hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra
Cần có sự hợp tác trong khâu tiêu thụ giữa những người lao động cùng sản xuất
một sản phẩm để giải quyết vấn đề đầu ra sau khi sản xuất. Một trong những cách thức
để thực hiện là hình thành các nhóm sản xuất hay tham gia vào hợp tác xã nông nghiệp
tại địa phương. Khi đó, số lượng sản phẩm được tập trung với khối lượng lớn sẽ thuận
lợi trong vận chuyển và tìm kiếm thị trường hơn so với quy mô nhỏ lẻ, phân tán của hộ
gia đình. Hơn nữa, khi tham gia vào nhóm hay hợp tác xã, các thành viên có thể hỗ trợ,
giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh liên quan đến các vấn đề kinh nghiệm, kỹ
thuật, vốn hay thông tin thị trường.
Hiện nay, những nơi tiêu thụ chủ yếu là chợ, nhà hàng, hộ dân cư, nên mức
độ ổn định không đảm bảo. Do đó, trong tương lai cần tạo mối quan hệ liên kết với các
chợ đầu mối, siêu thị hay khách sạn, nhà hàng thông qua ký kết hợp đồng dài hạn
trong việc thu mua và cung cấp sản phẩm nông sản, công nghiệp.
3.9. Hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đến đào tạo nghề, tạo việc làm
và tăng thu nhập
Ngoài những yếu tố nội tại, cần phải thay đổi từ cấp thị xã cho đến cá nhân
những người học nghề được kể trên, có những giải pháp mang tính điều kiện, cần phải
chú ý tới. Đó những bất cập về cơ chế, chính sách đào tạo nghề và liên quan tới đào
tạo nghề. Đó là một trong những yếu tố hạn chế việc triển khai thực hiện và hiệu quả
công tác đào tạo nghề, do vậy hoàn thiện cơ chế, chính sách là nhóm giải pháp quan
trọng không thể không đề cập tới.
Một là, cần có chính sách phối hợp cụ thể hơn giữa các tổ chức tham gia dạy
nghề cho LĐNT. Đặc biệt, cần có sự phối hợp của kinh phí Đề án với các nguồn kinh
phí khác cũng tham gia dạy nghề cho LĐNT như: kinh phí của Chương trình quốc gia
giảm nghèo, Chương trình 120, các chương trình khuyến nông, lâm, công, kinh phí
chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất...
Hai là, cần có sự linh hoạt và thường xuyên theo dõi điều chỉnh các chính sách
trong quá trình triển khai. Bên cạnh những chính sách chung của Đề án dạy nghề cho
SVTH: Phạm Thị Trang 100
Đạ
i
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
LĐNT, thị xã cần chủ động khai thác những điều kiện thuận lợi riêng có để đẩy nhanh
hoạt động dạy nghề cho LĐNT.
Tiến hành rà soát lại nguồn lao động ở tất cả các xã về số lượng và chất lượng,
đặc biệt là ở khối nông, lâm nghiệp. Nắm chắc yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn lao
động, yêu cầu của dạy nghề cho LĐNT, thực hiện phân tích đánh giá yêu cầu hiện tại
và yêu cầu của tương lai, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo và dạy nghề mới,
đào tạo và dạy nghề lại, đào tạo và dạy nghề nâng cao trình độ... Song song với đó, cần
hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu lao động theo ngành nghề, cấp trình độ trên toàn
thị xã. Tránh tình trạng khảo sát mang tính hình thức như hiện nay.
Ngoài ra, cần xây dựng kết hợp các chương trình giải quyết việc làm, xóa đói
giảm nghèo với kế hoạch đào tạo nghề cũng như quy hoạch định hướng phát triển kinh
tế - xã hội của thị xã. Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội để xác định
ngành nghề đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển; tập trung đầu tư cho
các nghề mũi nhọn của từng địa phương.
Trong những năm tới, nên thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề, từng
bước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các CSDN về đào tạo, phát triển
chương trình, tổ chức, nhân sự và tài chính nhằm đa dạng hóa ngành nghề, loại hình và
phương thức đào tạo, tạo sức hút cho công tác đào tạo nghề.
Giải quyết được việc làm cho người lao động sau khi đào tạo là một việc làm
hết sức có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và trong thời gian
tới của thị xã Hương Thủy. Công tác đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm sẽ
là động lực thúc đẩy người lao động có nhu cầu học nghề cao hơn, họ có thể yên tâm
học tập, phát huy hết khả năng và ý thức, trách nhiệm của bản thân, từ đó chất lượng
lao động sẽ được nâng cao; các cơ sở sản xuất kinh doanh sẽ tận dụng được nguồn
nhân lực tại địa phương đảm bảo về số lượng và chất lượng giúp yên tâm sản xuất
kinh doanh.
Tóm lại, công tác đào tạo nghề ở thị xã Hương Thủy trong thời gian qua đã có
tác động nhất định đến việc làm và thu nhập của người lao động trên địa bàn. Vì thế
cần có các giải pháp đồng bộ từ việc thay đổi thái độ người học, nâng cao chất lượng
SVTH: Phạm Thị Trang 101
Đạ
i h
ọc
Ki
nh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
công tác đào tạo nghề, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn, tăng cường công tác xuất khẩu
lao động đến việc hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt cần quan tâm
đến hoàn thiện cơ chế chính sách liên quan đào tạo nghề, tạo việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
Trên đây là những giải pháp căn bản tác giả đề xuất thực hiện thông qua việc
nghiên cứu thực trạng công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 tại thị xã
Hương Thủy với mong muốn trong những năm tiếp theo, công tác đào tạo nghề cho
LĐNT tại thị xã nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung được hoàn thiện và triển
khai hiệu quả hơn, góp phẩn giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống, tiến
tới giảm nghèo cho quê hương. Những giải pháp trên đây không tránh khỏi những
thiếu sót, do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành nhất để bổ sung
hoàn thiện hơn nữa tính đầy đủ và thiết thực các giải pháp này.
SVTH: Phạm Thị Trang 102
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Đào tạo nghề cho LĐNT là là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các
ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng LĐNT, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của LĐNT nhằm tạo việc làm,
chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Công tác đào tạo nghề
trên địa bàn thị xã Hương Thủy đã và đang đạt được những bước tiến đáng kể, dần
nâng cao trình độ và góp phần cải thiện đời sống cho LĐNT. Từ quá trình nghiên cứu
và tìm hiểu về công tác đào tạo nghề cho LĐNT theo Đề án 1956 trên địa bàn thị xã
Hương Thủy tác giả có kết luận như sau:
Thứ nhất: Hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT ở địa phương có những chuyển
biến tích cực. Số lượng lớp đào tạo tăng dần qua các năm và số lượng lao động được
đào tạo ngày càng tăng. Tuy nhiên, hoạt động đào tạo nghề còn chưa phổ biến rộng rãi,
đồng bộ, và các ngành nghề đào tạo mới chỉ tập trung chủ yếu vào lĩnh vực nông
nghiệp, lĩnh vực du lịch, dịch vụ và công nghiệp còn hạn chế.
Thứ hai: Sau đào tạo nghề, thời gian làm việc của nhóm lao động thuần nông và
nông kiêm đều tăng lên, nhóm NN-DV giảm nhẹ. Tỷ suất sử dụng lao động bình quân
trước đào tạo đạt 52,77% và sau đào tạo nghề đạt 59,01%. Tỷ suất sử dụng thời gian
lao động của các hộ điều tra còn thấp, qua đó thấy được thời gian nhàn rỗi của LĐNT
còn cao, cần phải có hướng giải quyết đúng đắn giúp tạo nhiều cơ hội việc làm cho
người lao động.
Thứ ba: Mức thu nhập bình quân trên một lao động sau đào tạo nghề tăng so 5,2
triệu/năm so với trước đào tạo nghề. Riêng đối với những lao động có thay đổi việc
làm sau đào tạo mức thu nhập có cao hơn trước, tăng 9,1 triệu đồng (từ 22,36 lên
31,55 triệu đồng). Điều này cho thấy kết quả ban đầu của công tác đào tạo nghề đến
khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập cho LĐNT chuyển biến theo hướng tích cực.
Cơ cấu thu nhập của lao động địa phương đang có xu hướng tăng thu từ các hoạt động
ngành nghề, dịch vụ, chăn nuôi và giảm thu từ trồng trọt (chủ yếu là trồng lúa).
SVTH: Phạm Thị Trang 103
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Thứ tư: Để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho LĐNT sau khi đã qua đào
tạo, chính quyền thị xã đã có một số giải pháp, hướng đi đúng đắn trong việc tạo nghề,
gắn đào tạo với giải quyết việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động ra nước ngoài. Đề
tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho LĐNT thị xã
Hương Thủy.
Thứ năm: Bản thân người học nghề sau tốt nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn
trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với ngành nghề được đào tạo, khả năng huy
động vốn để tự tiến hành sản xuất kinh doanh cũng hạn chế. Đặc biệt môi trường bên
ngoài được đánh giá khá thấp trong việc tạo điều kiện thuận lợi để người lao động có
thể phát triển và duy trì ngành nghề mình học về thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ chế
chính sách, điều kiện đất đai, khí hậu hay mối liên kết giữa các doanh nghiệp và người
lao động nông thôn.
Thứ sáu: Bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn còn không ít hạn chế cần sớm
giải quyết: (1) Về tình trạng phát triển nghề được đào tạo để tạo ra và tăng thu nhập còn
chưa đạt tỷ lệ quy định sau đào tạo nghề (với 51/90 mẫu vận dụng được); (2) Vẫn còn
một số ngành nghề bản thân người lao động phải tự tìm và tạo việc làm khiến họ gặp
nhiều khó khăn về vốn, về năng lực và về thị trường đầu ra cho sản phẩm. Do đó, BCĐ
Đề án 1956 cần tăng cường liên kết với các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn nhằm hỗ
trợ cho người lao động trong giai đoạn đầu mới bắt tay vào ngành nghề mới; (3) Số
lượng lao động thực sự muốn học, muốn gắn bó với nghề còn ít do đó chưa đầu tư nhiều
thời gian và công sức cho ngành nghề đăng ký học dẫn đến chất lượng đầu ra không
đảm bảo, không đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Không tìm được việc làm phù hợp
sau đào tạo là một thực tế khá phổ biến.
Đào tạo nghề gắn liền với tạo việc làm, từ đó tăng thu nhập cho LĐNT ở thị xã
Hương Thủy là vấn đề phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ một khóa
luận, những vấn đề trên đã được giải quyết phần nào. Tuy nhiên, những nghiên cứu
này vẫn mang tính cá nhân vì vậy chưa thể giải quyết triệt để những vấn đề được đặt
ra, tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Thầy (Cô) và các bên liên
quan để khóa luận được hoàn thiện hơn.
SVTH: Phạm Thị Trang 104
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với lao động nông thôn học nghề
Bản thân người lao động cần nhận thức việc học nghề là quyền lợi, trách nhiệm
và là cơ hội cho việc tiến thân lập nghiệp cho bản thân và gia đình. Theo đó, người lao
động cần tham gia học nghề một cách nghiêm túc, để công tác đào tạo nghề cho LĐNT
được triển khai hiệu quả hơn trong thời gian tới. Bản thân người lao động cần vượt qua
những khó khăn trước mắt xuất phát từ bản thân và gia đình khi tham gia học nghề.
Cần xác định rõ nhu cầu học nghề, mong muốn, nguyện vọng của bản thân đối với
nghề cần học từ đó đầu tư thời gian và tâm huyết với nghề, có như vậy học nghề mới
thực sự hiệu quả. Bản thân người lao động đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức về học nghề. Do vậy, bản thân người lao động cần sẵn sàng hợp tác và tiếp
nhận những thông tin về đào tạo nghề từ Đảng và Nhà nước, có như vậy mới hình
thành được tư duy tốt về đào tạo nghề.
Bên cạnh đó, những lao động được đào tạo các ngành nghề nông nghiệp, dịch
vụ cần liên kết, hợp tác với nhau trong quá trình sản xuất-tiêu thụ sản phẩm. Đồng
thời, nên hình thành các cụm làng nghề (như trồng nấm, hoa cúc, làm chổi,) để huy
động nguồn vốn của các thành viên để hỗ trợ lẫn nhau mở rộng sản xuất.
3.2.2. Đối với chính quyền tại địa phương và cấp trên
Người LĐNT muốn tăng thu nhập để trang trải cuộc sống nên họ tiến hành đa
dạng hóa ngành nghề sản xuất nhằm giảm thiểu rủi ro như: trồng trọt, chăn nuôi, dịch
vụ, trồng hoa, cây cảnh, nhưng hiện nay do quy định của Quyết định 1956/QĐ-TTg:
Một lao động chỉ được hỗ trợ học nghề một lần, do đó công tác đào tạo nghề luôn gặp
khó khăn về số lượng lao động học nghề. Thêm vào đó, do thu nhập của hộ gia đình
còn nhiều khó khăn, hơn nữa những người tham gia học nghề là lao động chính trong
gia đình nên ảnh hưởng lớn đến thu nhập. Trong khi đó mức hỗ trợ cho các đối tượng
học nghề còn quá thấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo nghề và
khuyến khích người lao động có cơ hội học được nhiều nghề, đề nghị nên điều chỉnh,
sửa đổi, bổ sung một số điểm của Quyết định 1956/QĐ-TTg như sau:
SVTH: Phạm Thị Trang 105
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Điều chỉnh quy định tại Khoản 1, Mục 3, Điều 1 của Quyết định
1956/QĐ-TTg: Một lao động được học nghề theo chương trình Mục tiêu quốc gia
từ 01 đến 03 nghề.
- Điều chỉnh quy định tại Khoản 1, Mục 3, Điều 1 của Quyết định 1956/QĐ-
TTg: Tăng cường mức hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng ưu đãi (người nghèo, chính
sách,) từ 15.000 đồng/người/ngày thực học lên 25.000 đồng/người/ngày thực học.
- Điều chỉnh quy định tại Khoản 1, Mục 2, Điều 1 của Quyết định 1956/QĐ-
TTg: Mở rộng đối tượng được hỗ trợ: Hộ cận nghèo, bộ đội xuất ngũ.
BCĐ Đề án thị xã cần đề nghị UBND Tỉnh quan tâm, bố trí thêm kinh phí cho
các hoạt động liên quan đến công tác đào tạo nghề cho LĐNT như kinh phí tuyên
truyền, vận động, khảo sát nhu cầu học nghề, khảo sát các ngành nghề đào tạo và giải
quyết việc làm sau đào tạo.
Mở thêm các lớp đào tạo nghề cho lao động trên địa bàn đối với những xã,
phường hiện đang có nhu cầu học các nghề: cây cảnh nâng cao, nghề sữa chữa nông
cụ, nghề nuôi ếch, nghề may công nghiệp, nghề trồng hoa ly, hoa cúc;
Các cấp chính quyền cần có chính sách ưu tiên đầu tư phát triển miền núi, vùng
cao không chỉ là các chương trình xóa đói, giảm nghèo mà cần có chính sách ưu đãi
các doanh nghiệp đầu tư vào các xã nghèo để phát triển kinh tế - xã hội, đưa khoa học
công nghệ đến với đời sống sản xuất của người nông dân. Chú trọng đầu tư vào giáo
dục, y tế, quan tâm đến phát triển con người và tạo điều kiện thuận lợi cho con người
trưởng thành và phát triển.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm cần đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân
có nhiều thành tích trong thực hiện Đề án trên địa bàn thị xã, trình UBND thị xã để
khuyến khích và tạo động lực để họ cố gắng phát huy và nâng cao tinh thần ham học
cũng như giúp đỡ các học viên khác cùng vươn lên làm giàu.
Hình thành và thường xuyên tạo các mối quan hệ hợp tác, giao dịch giữa chính
quyền địa phương với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn để giúp người lao
động tiếp cận gần hơn với các doanh nghiệp, các cơ hội việc làm, nhất là sau khi họ đã
được trang bị những kiến thức cần thiết.
SVTH: Phạm Thị Trang 106
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
3.2.3. Đối với cơ sở đào tạo nghề
Tiếp tục củng cố và mở rộng quy mô và hình thức dạy nghề, xây dựng chương
trình dạy nghề cho người lao động phù hợp với môđun của Bộ giáo dục quy định và
tình hình thực tế của người lao động tại địa phương. Liên kết với các cơ sở đào tạo
nghề khác và các doanh nghiệp để thực hiện đào tạo các ngành nghề cho người lao
động phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương. Cần linh hoạt trong quá trình đào
tạo, mở rộng các chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn và các ngành nghề khác để
đáp ứng được nhu cầu học tập của người lao động tại địa phương.
SVTH: Phạm Thị Trang 107
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 24/2008/NQ-
TW ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa X
2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Lao động.
3. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) Luật dạy nghề, Điều 5.
4. Nguyễn Văn Đại (2012), Đào tạo nghề cho người LĐNT vùng Đồng bằng sông
Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến Sỹ - Trường Đại học
Kinh tế quốc dân Hà Nội.
5. Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ- TTg ngày 27/11/2009 về phê
duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020”.
6. Cổng thông tin điện tử Thành phố Đà Nẵng, Quy hoạch phát triển đào tạo nghề
Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020. Nguồn:
oach/quy_hoach_nganh/lao_dong_thuong_binh, ngày truy cập 24/1/2016.
7. Tổng cục thống kê, năm 2014.
8. Hội nông dân Việt Nam, Thanh Hóa: Phối hợp đào tạo cho gần 30.000 LĐNT.
Nguồn: phoi-
hop-dao-tao-cho-gan-30-ngan-lao-dong-nong-thon, ngày truy cập 25/1/2016.
9. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Báo cáo “Kết quả thực hiện Đề án 1956 đào
tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2014 và sơ kết 5 năm (2010-2014) thực hiện đề
án; Dự kiến kế hoạch năm 2015 và giai đoạn 2016-2020”.
10. Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp
tỉnh, Tài liệu Hội nghị sơ kết 3 năm (2010-2012) thực hiện Đề án 1956 và kế hoạch
giai đoạn 2013-2015.
11. Ủy ban nhân dân thị xã Hương Thủy, Niên giám thống kê 2014.
12. Bách khoa toàn thư, ngày truy cập 20/4/2016.
13. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
SVTH: Phạm Thị Trang 108
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Nguồn: ngày truy
cập: 22/4/2016.
14. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thừa Thiên Huế,
Nguồn: https://sldtbxh.thuathienhue.gov.vn/?gd=1&cn=239&tc=1372, ngày truy
cập: 22/4/2016.
15. PGS.TS. Phùng Thị Hồng Hà, Ths.Phạm Thị Minh Huệ “Tác động của thu hồi đất
đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên
Huế” (2014).
16. Nguyễn Văn Đại (2012), Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn vùng Đồng
bằng sông Hồng trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án Tiến Sỹ -
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.
17. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị
hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, NXB Lao động xã hội.
18. Nguyễn Đăng, Kinh nghiệm đào tạo nghề các nước,
ngày cập nhật 04/05/2016.
19. Hoàng Oanh (2012), Những chuyển biến từ công tác đào tạo nghề cho nông dân,
Báo điện tử tỉnh Bắc Cạn.
20. Mỹ Bình, Hiệu quả mô hình liên kết “3 nhà” đào tạo nghề cho nông dân, Nguồn:
, ngày truy cập: 20/4/2016.
21. Phương Linh, Đào tạo nghề theo địa chỉ - Kinh nghiệm hay từ huyện Kỳ Sơn,
Nguồn: , ngày truy cập: 20/4/2016.
22. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Hương Thủy, Đề án phát triển
nguồn nhân lực thị xã giai đoạn 2016-2020.
SVTH: Phạm Thị Trang 109
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHỤ LỤC 1
PHIẾU ĐIỀU TRA VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP CỦA LĐNT ĐÃ QUA ĐÀO
TẠO NGHỀ Ở THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Người phỏng vấn: Phạm Thị Trang
Ngày điều tra: ./../2016
1. Thông tin chung của người được phỏng vấn
- Họ và tên: Tuổi: Nam/Nữ
- Địa chỉ: .., TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
- SĐT:
- Trình độ văn hóa: ...
- Tổng số nhân khẩu: .......
- Tổng số lao động của hộ: ......................
- Nghề nghiệp: ..
(1) Thuần nông, (2) Nông kiêm, (3) Ngành nghề-DV, (4) Khác (ghi rõ)
2. Tình hình đào tạo nghề
- Gia đình đã có bao nhiêu lao động được đào tạo nghề: .. (lao động)
- Hình thức đào tạo: ... .
S
T
T
Họ và tên
Hình
thức
ĐT
Thời
gian
ĐT
Nội dung ĐT Cơ quan chủ
trì ĐT
Ghi chú:
- Hình thức đào tạo: (1) Cao đẳng nghề; (2) Trung cấp nghề; (3) Khóa ĐT nghề tại
địa phương
- Thời gian đào tạo: (1) Dài hạn; (2) Ngắn hạn
- Nội dung đào tạo: Ghi cụ thể;
- Cơ quan chủ trì đào tạo: Ghi cụ thể.
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
3. Tình hình việc làm và thu nhập
3.1. Sự thay đổi loại việc làm
STT Họ và tên Việc làm trước ĐT Việc làm sau ĐT
3.2. Sự thay đổi về quy mô việc làm
Loại công việc ĐVT Trước ĐT Sau ĐT
Ghi chú: Trồng lúa (ha); Chăn nuôi lợn (con).
4. Tình hình sử dụng thời gian lao động trong năm của hộ (ĐVT: Ngày)
Lao động 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
I. Trước ĐT
1. Thuần nông
2. Nông kiêm
3. NN-DV
II. Sau ĐT
1. Thuần nông
2. Nông kiêm
3. NN-DV
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
5. Tình hình thu của hộ
Loại thu ĐVT
Sản lượng Giá bán Tổng thu
TRƯỚC ĐÀO TẠO
Loại thu ĐVT SAU ĐÀO TẠO
Ghi chú: Loại cây, con, sản phẩm: Lúa ĐX, lúa HT, lợn, gà, vịt, tiền công, tiền
lương,.
6. Tình hình chi của hộ
Loại
chi
Trước ĐT Sau ĐT
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Tổng chi
(1000đ)
Số lượng
Đơn giá
(1000đ)
Tổng chi
(1000đ)
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Ghi chú: Bao gồm chi phí vật chất: giống, phân bón, thuốc BVTV, và chi phí
dịch vụ: thuê máy tuốt lúa, thuê máy cày, chi phí vận chuyển,
7. Ông/Bà/Anh/Chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về sự phù hợp của các
nhân tố dưới đây đến chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập
của LĐNT bằng cách điền giá trị thang đo Likert từ 1 -5 với (1- Rất ít phù hợp; 2- Ít
phù hợp; 3- Bình thường; 4- Phù hợp; 5- Rất phù hợp).
Nhân tố ảnh hưởng đến chất
lượng ĐT nghề
Mức độ
1 2 3 4 5
Ngành nghề đào tạo
Phương pháp đào tạo
Thời gian đào tạo
Nội dung đào tạo
Chất lượng đội ngũ đào tạo
Cơ sở vật chất, thiết bị
Tài liệu hướng dẫn
8. Ông/Bà/Anh/Chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về sự phù hợp của các
nhân tố thuộc môi trường bên ngoài với ngành nghề, nội dung đào tạo cho LĐNT
bằng cách điền giá trị thang đo Likert từ 1 -5 với (1- Rất ít phù hợp; 2- Ít phù hợp;
3- Bình thường; 4- Phù hợp; 5- Rất phù hợp).
Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài Mức độ 1 2 3 4 5
Thị trường tiêu thụ
Sự phát triển của các doanh nghiệp
Sự hình thành và phát triển của các KCN
Chính sách của Nhà nước
Điều kiện đất đai
Điều kiện khí hậu, thời tiết
Xin chân thành cám ơn Ông/Bà/Anh/Chị!
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA BẰNG PHẦN MỀM SPSS
Descriptives
N Mean Std.
Deviation
Std.
Error
95% Confidence Interval for
Mean
Minimum Maximum
Lower Bound Upper Bound
nganhnghe
nông
nghi?p 70 3,1571 ,71497 ,08546 2,9867 3,3276 2,00 4,00
CN-XD 8 3,2500 ,88641 ,31339 2,5089 3,9911 2,00 4,00
DV 12 2,6667 ,77850 ,22473 2,1720 3,1613 2,00 4,00
Total 90 3,1000 ,75028 ,07909 2,9429 3,2571 2,00 4,00
phuongphap
nông
nghi?p 70 3,2143 ,69975 ,08364 3,0474 3,3811 2,00 4,00
CN-XD 8 3,5000 ,75593 ,26726 2,8680 4,1320 2,00 4,00
DV 12 3,0000 ,73855 ,21320 2,5307 3,4693 2,00 4,00
Total 90 3,2111 ,71098 ,07494 3,0622 3,3600 2,00 4,00
thoigian
nông
nghi?p 70 3,3000 ,70915 ,08476 3,1309 3,4691 2,00 5,00
CN-XD 8 3,7500 ,46291 ,16366 3,3630 4,1370 3,00 4,00
DV 12 3,0833 ,66856 ,19300 2,6586 3,5081 2,00 4,00
Total 90 3,3111 ,69742 ,07351 3,1650 3,4572 2,00 5,00
noidung
nông
nghi?p 70 3,4857 ,67551 ,08074 3,3246 3,6468 2,00 5,00
CN-XD 8 3,2500 ,70711 ,25000 2,6588 3,8412 2,00 4,00
DV 12 2,6667 ,77850 ,22473 2,1720 3,1613 2,00 4,00
Total 90 3,3556 ,73913 ,07791 3,2007 3,5104 2,00 5,00
cluonggv
nông
nghi?p 70 3,5571 ,73496 ,08784 3,3819 3,7324 2,00 5,00
CN-XD 8 3,7500 ,70711 ,25000 3,1588 4,3412 3,00 5,00
DV 12 3,5833 ,51493 ,14865 3,2562 3,9105 3,00 4,00
Total 90 3,5778 ,70277 ,07408 3,4306 3,7250 2,00 5,00
csvc
nông
nghi?p 70 3,1857 ,70798 ,08462 3,0169 3,3545 2,00 4,00
CN-XD 8 3,0000 ,53452 ,18898 2,5531 3,4469 2,00 4,00
DV 12 3,0833 ,79296 ,22891 2,5795 3,5872 2,00 4,00
Total 90 3,1556 ,70170 ,07397 3,0086 3,3025 2,00 4,00
tailieu
nông
nghi?p 70 3,3286 ,84650 ,10118 3,1267 3,5304 2,00 5,00
CN-XD 8 3,6250 ,51755 ,18298 3,1923 4,0577 3,00 4,00
DV 12 2,9167 ,66856 ,19300 2,4919 3,3414 2,00 4,00
Total 90 3,3000 ,81351 ,08575 3,1296 3,4704 2,00 5,00
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
nganhnghe ,811 2 87 ,448
phuongphap ,292 2 87 ,748
thoigian 1,719 2 87 ,185
noidung ,313 2 87 ,732
cluonggv 1,093 2 87 ,340
csvc 2,437 2 87 ,093
tailieu 2,800 2 87 ,066
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Descriptives
N Mean Std.
Deviation
Std.
Error
95% Confidence Interval
for Mean
Minimum Maximum
Lower
Bound
Upper
Bound
ttruong
nongnghiep 70 2,8857 ,82608 ,09873 2,6887 3,0827 1,00 5,00
CN-XD 8 3,0000 ,75593 ,26726 2,3680 3,6320 2,00 4,00
DV 12 2,1667 ,71774 ,20719 1,7106 2,6227 1,00 3,00
Total 90 2,8000 ,83733 ,08826 2,6246 2,9754 1,00 5,00
doanhnghiep
nongnghiep 70 2,7429 ,89581 ,10707 2,5293 2,9565 1,00 5,00
CN-XD 8 3,5000 ,92582 ,32733 2,7260 4,2740 2,00 5,00
DV 12 2,5833 ,51493 ,14865 2,2562 2,9105 2,00 3,00
Total 90 2,7889 ,88043 ,09281 2,6045 2,9733 1,00 5,00
kcn
nongnghiep 70 2,9000 ,81915 ,09791 2,7047 3,0953 2,00 5,00
CN-XD 8 3,7500 1,03510 ,36596 2,8846 4,6154 2,00 5,00
DV 12 2,5833 ,51493 ,14865 2,2562 2,9105 2,00 3,00
Total 90 2,9333 ,84534 ,08911 2,7563 3,1104 2,00 5,00
csach
nongnghiep 70 2,8143 ,78561 ,09390 2,6270 3,0016 1,00 4,00
CN-XD 8 3,6250 ,51755 ,18298 3,1923 4,0577 3,00 4,00
DV 12 2,0833 ,66856 ,19300 1,6586 2,5081 1,00 3,00
Total 90 2,7889 ,82781 ,08726 2,6155 2,9623 1,00 4,00
datdai
nongnghiep 70 2,9857 ,80744 ,09651 2,7932 3,1782 2,00 4,00
CN-XD 8 3,2500 ,46291 ,16366 2,8630 3,6370 3,00 4,00
DV 12 2,5000 ,52223 ,15076 2,1682 2,8318 2,00 3,00
Total 90 2,9444 ,76967 ,08113 2,7832 3,1056 2,00 4,00
khihau
nongnghiep 70 2,8286 ,70137 ,08383 2,6613 2,9958 1,00 5,00
CN-XD 8 3,5000 ,75593 ,26726 2,8680 4,1320 2,00 4,00
DV 12 2,6667 ,77850 ,22473 2,1720 3,1613 1,00 4,00
Total 90 2,8667 ,73744 ,07773 2,7122 3,0211 1,00 5,00
Test of Homogeneity of Variances
Levene Statistic df1 df2 Sig.
ttruong ,221 2 87 ,802
doanhnghiep 1,654 2 87 ,197
kcn 1,154 2 87 ,320
csach 1,714 2 87 ,186
datdai 1,859 2 87 ,162
khihau ,319 2 87 ,728
SVTH: Phạm Thị Trang
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_da_qua_dao_tao_nghe_o_thi_xa_huong_thuy_tinh_thua_thien.pdf