Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, các chương trình hỗ trợ phát triển của nhà nước để
phát triển kinh tế xã nhà. Là một xã miền núi, là một trong hai xã còn lại của huyện
được xếp vào diện xã nghèo, có rất nhiều chương trình ưu tiên, hỗ trợ phát triển, tuy
nhiên chính quyền xã chưa nắm bắt được cơ hội, còn bỏ lỡ nhiều chương trình hay.
- Sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ. Qua tìm hiểu, được biết
mỗi năm xã được hổ trợ 1 tỷ đồng để phát triển kinh tế do thuộc diện xã nghèo. Số tiền
trên tuy không nhiều nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ tạo ra số tiền lớn. Do đây là
nguồn được hỗ trợ, tức là nguồn được tăng thêm nên xã có thể sử dụng để cho các hộ
nghèo vay không lấy lãi trong 2 năm để họ phát triển sản xuất. Hoặc khuyến khích các
hộ trồng rừng bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc có thể là không thu lãi trong
những năm xây dựng cơ bản, đến thời kì thu hoạch mới tính lãi
- Đối với khu vực đất trồng rừng, nên khuyến khích bà con trồng xen cây ăn quả,
các cây công nghiệp như mây để làm nhanh tạo ra thu nhập.
- Phát triển thương hiệu chè Hồng Lộc, chăm lo phát triển cây chè, hướng dẫn kỹ
thuật chăm sóc cho bà con nông dân để nâng cao năng suất cũng như chất lượng chè.
Nên có các buổi tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè, do xã chỉ quan tâm đến việc phát
triển, chăm sóc lúa mà chưa coi trọng, chưa phát triển thương hiệu chè.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, coi trọng hệ thống thủy lợi, giao thông
nội đồng.Duy trì hoạt động an ninh thôn xóm, xây dựng nếp sống văn hóa, lành mạnh.
- Người dân nên chủ động hơn trong công tác sản xuất, biết tiếp thu cái mới, xóa
bỏ nhiều kỹ thuật canh tác củ để hiệu quả sản xuất được nâng cao.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Việc làm và thu nhập của lao động nông thôn xã hồng lộc, huyện Lộc hà, tỉnh Hà tĩnh dưới tác động của cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ suất sử dụng thời gian lao động của lao động nông
thôn bình quân một tháng trong năm trước cơ giới hóa là 44,02%, trong đó số công lao
động trồng lúa chiếm 9,62%, công lao động chăn nuôi chiếm 25,21% và công lao động
ngành nghề dịch vụ chiếm 9,19%. Tỷ suất sử dụng thời gian lao động cao vào tháng 5,
tháng 1, tháng 4, do đây là các tháng tập trung nhiều công lao động trồng trọt nhất
(tháng 1, tháng 5), có khoảng thời gian nông nhàn để tham gia vào các ngành nghề,
dịch vụ khác (tháng 4). Tháng có tỷ suất sử dụng thời gian cao nhất là tháng 5 với tỷ
suất 65%, trong đó, công lao động trồng lúa chiếm 36,18%; công lao động chăn nuôi
chiếm 22,32% và công lao động ngành nghề - dịch vụ chiếm 6,50%. Các tháng 8,
10,11 có tỷ suất sử dụng thời gian lao động thấp với tỷ suất dưới 40%, thấp nhất là
tháng 10 với tỷ suất 30,50%. Có tỷ suất sử dụng thời gian lao động thấp như vậy là do
đây là các tháng có khối lượng công việc nhề nhàng, đòi hỏi ít công lao động hoặc là
các tháng không sản xuất nông nghiệp, công lao động trồng trọt là không có.
Sau cơ giới hóa, tỷ suất sử dụng thời gian của lao động nông thôn tăng lên
45,66%, trong đó, công lao động trồng lúa chiếm 5,13%, công lao động chăn nuôi
chiếm 21,88%, công lao động ngành nghề dịch vụ chiếm 18,64%. Nhìn chung, tỷ suất
sử dụng thời gian là khá đều giữa các tháng. Các tháng có tỷ suất sử dụng thời gian
cao là tháng 1, tháng 5 (>50%), cao nhất là tháng 5 với tỷ suất 58,45%, trong đó, công
lao động trồng lúa chiếm 20,55; công lao động chăn nuôi chiếm 19,73%; công lao
động ngành nghề - dịch vụ chiếm 18,18%. Các tháng 10, 11, 12 với tỷ suất dưới 40%,
tháng thấp nhất là tháng 12 với tỷ suất 35,41%. Các tháng này có tỷ suất sử dụng lao
động thấp là do đây là các tháng mùa mưa, các hoạt động sản xuất, kinh doanh bị gián
đoạn, riêng ở tháng 12, do thời gian làm đất được rút gọn xuống còn 1 đợt, số công
làm đất thủ công trong thời gian này cũng được giảm xuống.
Như vậy, sau khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, số công lao động của lao
động nông thôn hàng tháng có xu hướng tăng nhẹ. Trong đó, đóng góp số công lao
động vào việc trồng lúa và chăn nuôi giảm, số công lao động vào ngành nghề, dịch vụ
có xu hướng tăng nhanh (tăng hơn 2 lần). Mặc dù vậy nhưng nhìn chung, tỷ suất sử
dụng thời gian làm việc của lao động nông thôn trong năm còn thấp, thời gian rảnh rỗi,
SVTH: Nguyễn Thị Lam
45
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
nông nhàn còn chiếm tỷ lệ cao. Người dân chưa thực sự sử dụng tốt khoảng thời gian
nông nhàn, còn lãng phí nguồn lực.
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015
Biểu đồ 2. 1: Tỷ suất sử dụng thời gian lao động của các hộ điều tra
Nhìn vào biểu đồ, tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của các lao động sau khi
tiến hành cơ giới hóa đều cao hơn so với trước khi tiến hành cơ giới hóa nông nghiệp.
Mức độ chênh lệch về thời gian lao động giữa các tháng trong năm đã giảm đi. Trước
cơ giới hóa nông nghiệp, biên độ chênh lệch từ 30% (tháng thấp nhất) đến 65% (tháng
cao nhất), sau khi cơ giới hóa sự chênh lệch này là 35%-58%. Điều này cho thấy, áp
lực mùa vụ được giảm xuống, tỷ suất sử dụng thời gian lao động được ổn định hơn.
2.5.3. Biến động thu nhập
2.5.3.1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa.
Như đã trình bày ở phần trước, thời điểm nghiên cứu trước và sau cơ giới hóa
được xác định là năm 2006 và năm 2015. Do khoảng thời gian nghiên cứu quá xa nên
việc so sánh sự thay đổi về thu nhập của lao động có thể chịu tác động bởi nhân tố giá.
Vì thế, để khắc phục hạn chế này, tôi đã quy chi phí và thu nhập của tất cả các hoạt
0
10
20
30
40
50
60
70
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tỷ suất sử dụng thời gian lao động (%)
Trước CGH Tổng số Sau CGH Tổng số
Trước CGH Trồng lúa Sau CGH Trồng lúa
SVTH: Nguyễn Thị Lam
46
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
động về một thời điểm là năm 2015. Để tìm hiểu rõ hơn về sự thay đổi thu nhập của
1ha lúa trước và sau cơ giới hóa chúng ta tìm hiểu bảng 10:
Bảng 12: Sự thay đổi thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa trước và sau CGH
(tính bình quân cho 1 ha/năm)
Chỉ tiêu Đvt Trước CGH Sau CGH
Trước CGH/
Sau CGH (%)
Sản lượng lúa Tấn 5,34 7,94 48,48
Giá trị sản lượng Tr.đ 35,81 53,17 48,48
Chi phí vật chất Tr.đ 8,21 9,40 14,53
Chi phí dịch vụ Tr.đ 3,02 7,84 159,79
Thu nhập Tr.đ 24,58 35,93 46,14
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa được xác định bằng tổng giá trị sản lượng trừ
chi phí vật chất và chi phí dịch vụ. Dựa vào bảng trên ta thấy, trước và sau cơ giới hóa,
sản lượng lúa tăng từ 5,34 tấn/ha lên 7,94 tấn/ha, tăng 48,48% làm cho giá trị sản
lượng từ hoạt động sản xuất lúa tăng từ 35,81 triệu/ha lên 53,17 triệu/ha, tương đương
tăng 48,48%. Có sự thay đổi này là do việc áp dụng nhiều giống mới có năng suất cao,
chống chịu hạn tốt, đồng thời, công tác thủy lợi được cung cấp đầy đủ, phòng trừ dịch
bệnh được bà thực hiện chủ động. Chi phí vật chất gồm chi phí cho phân bón, giống,
thuốc BVTV. Chi phí vật chất sau cơ giới hóa tăng so với trước khi cơ giới hóa với
mức tăng từ 8,21 triệu đồng/ha lên 9,40 triệu đồng/ha, tương đương tăng 14,53%. Điều
này cho thấy, đầu tư vật chất cho sản xuất lúa đang được bà con nông dân chú trọng
như việc tăng số lượng phân bón/ha. Hơn nữa, trước đây, các hộ nông dân tận dụng
được nguồn phân chuồng để bón nên lượng phân vô cơ mua thêm ít đi. Ngoài ra, lý
giải cho sự tăng chi phí vật chất này còn do giá lúa giống cao hơn so với trước. Tuy
hiện nay, số lúa giống/ha thấp so với trước cơ giới hóa (chỉ bằng ½ trước đây), nhưng
giá lúa giống lại cao rất nhiều lần, giá thành của một số giống lúa cho năng suất cao
như TH3-3, Thiên Ưu, Nghệ An có giá dao động 180 – 200 ngàn đồng/kg lúa giống.
Tăng mạnh nhất là chi phí dịch vụ, bao gồm chi phí thuê máy làm đất, máy tuốt, máy
SVTH: Nguyễn Thị Lam
47
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
gặt, thuê phương tiện vận chuyển, chi phí dịch vụ bảo vệ ruộng đồng, thủy lợi phí
Cụ thể, chi phí dịch vụ tăng từ 3,02 triệu đồng/ha lên 7,84 triệu/ha, tương đương tăng
159,79%. Có thể thấy, cơ giới hóa đã làm tăng đáng kể chi phí dịch vụ, nếu chư trước
cơ giới hóa, chi phí dịch vụ chỉ bao gồm thủy lợi phí, chi phí dịch vụ bảo vệ ruộng
đồng và chi phí để thuê máy tuốt lúa nên chi phí mất khá ít. Sau cơ giới hóa, sự hỗ trợ
của nhiều loại máy móc thay thể cho con người với năng suất làm việc cao hơn đã làm
tăng chi phí dịch vụ bởi tiền thuê máy làm đất, máy gặt, thuê vận chuyển, tuốt lúa...
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa tăng từ 24,58
triệu đồng lên 35,93triệu đồng, tương đương tăng 46,14%.
Tuy nhiên, do các công việc cho sản xuất lúa ở địa phương chủ yếu được làm
bằng lao động gia đình do đó chi phí cho lao động là chưa được tính đến, có một số
đầu vào cho quá trình sản xuất là gia đình tự có. Chính vì vậy, thu nhập từ sản xuất lúa
ở trên là chưa phản ánh đúng được tình hình thực tế tại địa phương, và hiệu quả từ
hoạt động sản xuất lúa, cũng như hiệu quả từ cơ giới hóa vào quá trình sản xuất.
2.5.3.2. Sự thay đổi thu nhập và cơ cấu thu nhập chung của các hộ điều tra.
Như đã nhắc đến ở phần 1, thu nhập của lao động nông thôn gồm nhiều nguồn:
trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề - dịch vụ và thu khác. Để thấy rõ hơn sự thay đổi thu
nhập/lao động của các hộ điều tra trên địa bàn xã Hồng Lộc trước và sau cơ giới hóa ta
quan sát số liệu ở bảng sau:
Bảng 13: Thu nhập bình quân/lao động của các hộ điều tra
Chỉ tiêu
Trước CGH Sau CGH Sau CGH/Trước CGH
Tr.đ % Tr.đ % +- %
1. Trồng lúa 3,96 34,39 5,33 23,15 1,37 34,46
2. Chăn nuôi 2,57 22,27 3,98 17,30 1,42 55,16
3. Ngành nghề 3,73 32,33 10,84 47,10 7,12 191,02
4. Thu khác 1,27 11,02 2,87 12,46 1,60 125,82
Tổng 11,53 100,00 23,02 100,00 11,50 99,75
Nguồn:Tổng hợp số liệu điều tra, 2015
SVTH: Nguyễn Thị Lam
48
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Trước cơ giới hóa, thu nhập từ trồng lúa chiếm phần lớn trong cơ cấu thu nhập với
33,39%, tiếp đến là thu nhập từ ngành nghề (32,33%); chăn nuôi (22,27%)và thu khác
(11,02%). Sau cơ giới hóa, cơ cấu thu nhập có sự thay đổi. Cụ thể, cơ cấu thu nhập ngành
nghề thay thế ngành trồng lúa chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu nhập với 47,10%; sau
đó là trồng lúa với 23,15%, chăn nuôi (17,30%) và thu khác (12,46%).
So sánh trước và sau cơ giới hóa, thu nhập bình quân của lao động nông thôn trên
địa bàn xã có xu hướng tăng từ 11,53triệu đồng/năm lên 23,02 triệu đồng/năm (tăng
99,75%). Trong đó, cơ cấu thu nhập của ngành nghề và thu khác tăng mạnh nhất với tỷ
lệ 191,02% và 125,82%. Cơ cấu thu nhập của ngành chăn nuôi tăng khá mạnh với mức
tăng là 55,16%. Thu nhập từ hoạt động trồng lúa cũng tăng nhẹ so với trước cơ giới
hóa với mức tăng đạt 34,46%.
Có thể thấy, cơ giới hóa góp phần làm giảm thời gian lao động trong hoạt động
sản xuất, giải phóng sức lao động, người dân có nhiều thời gian để tham gia vào các
ngành nghề khác (xây dựng, nấu rượu, làm bún) làm tăng thu nhập làm cho cơ cấu
thu nhập của ngành nghề tăng nhanh. Thu khác cũng đóng góp phần lớn vào cơ cấu
thu nhập, trong những năm gần đây, xu hướng chung của nhiều địa phương đó là đi
xuất khẩu lao động, gần thì có thể là Thái Lan, Trung Quốc, xa hơn có Nhật Bản, Ả
rập xê út, NgaChính điều này đã làm thu khác tăng lên do nguồn kiều hối được gửi
về. Một số khác, đi làm công nhân ở các thành phố lớn như Bình Dương, Sài Gòn, Hà
Nộihằng năm cũng gửi tiền về cho gia đình. Thu nhập từ trồng lúa cũng tăng, tuy
nhiên chỉ ở mức thấp. Mặc dù sản lượng so với trước có tăng, nhưng mức tăng còn ít,
cộng vào đó, cơ giới hóa đã làm cho chi phí trồng lúa tăng lên, nhất là chi phí dịch vụ,
khi mà giá thuê các máy móc, phương tiện vận chuyển đều ở cao.
Có thể nói, nhìn vào số liệu ở bảng trên, ta thấy, cơ giới hóa đã góp phần tạo điều
kiện cho người dân tham gia vào các hoạt động, ngành nghề, dịch vụ khác, làm tăng
thu nhập. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra nghiên cứu, do chỉ chủ yếu tập trung điều
tra chi phí cho sản xuất lúa nên có một số chi phí trong chăn nuôi, ngành nghề, dịch vụ
không thể thu thập được hoặc chưa được điều tra đúng mức và cụ thể (chi phí đi lại,
SVTH: Nguyễn Thị Lam
49
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
xăng xe hàng ngày; chi phí cho ăn uống). Vì vậy, kết quả nghiên cứu có tỷ lệ sai số
cao, chưa phản ánh đúng thu nhập thực tế của lao động địa phương.
2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông
thôn dưới tác động của cơ giới hóa
2.6.1. Ảnh hưởng của mức độ cơ giới hóa đến khả năng giải phóng sức lao
động.
Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp mà cụ thể là trong sản xuất lúa đã đem
lại nhiều lợi ích lớn. Tuy giá thành để mua máy là khá cao so với thu nhập của lao
động nông thôn, giá thuê làm việc của các loại máy ở mức cao, song chúng ta không
thể phủ nhận lợi ích mà nó đem lại. Thời gian nông nhàn tăng, giải phóng sức lao
động, đảm bảo lịch thời vụ, tăng năng suất, chất lượng lúa. Như phân tích ở trên, cơ
giới hóa tại địa phương vẫn còn khá ít, số khâu được cơ giới hóa mới chỉ dừng lại
nhiều nhất ở 4 khâu. Để thấy rõ hơn về mức độ cơ giới hóa các khâu của các hộ điều
tra, chúng ta quan sát bảng sau:
Bảng 14: Số khâu được cơ giới hóa của các hộ điều tra.
Số khâu được CGH 1 2 3 4
Số hộ 0 12 28 20
Tỷ lệ (%) 0 20 46,67 33,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015
Quá trình sản xuất lúa được tiến hành qua 7 khâu gồm làm đất, gieo cấy, chăm
sóc, gặt lúa, tuốt lúa, vận chuyển, phơi sấy.
Từ số liệu tổng hợp điều tra ta thấy, số hộ cơ giới hóa 3 khâu chiếm tỷ trọng cao
nhất với 28/60 hộ điều tra, chiếm 46,67%. Số hộ cơ giới hóa 4 khâu cũng chiếm tỷ
trọng khá cao với 20/60 hộ điều tra, chiếm 33,33%. Số hộ cơ giới hóa 2 khâu (chủ yếu
là làm đất và tuốt lúa) đang có xu hướng giảm, chỉ có 12/60 hộ điều tra với tỷ lệ 20%;
không còn hộ cơ giới hóa 1 khâu duy nhất.
Ba khâu còn lại gồm gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch hiện nay vẫn đang được thực
hiện 100% bằng phương pháp thủ công, tiêu tốn nhiều sức lao động của người dân. Do
SVTH: Nguyễn Thị Lam
50
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
tính chất công việc cũng như điều kiện vật chất, cơ cấu đồng ruộng và quy mô sản xuất
nên việc đưa ba khâu công việc này vào cơ giới hóa là rất khó khăn, nhất là khâu chăm
sóc và phơi sấy. Chính vì vậy nên việc sản xuất lúa của địa phương tuy đã được cơ
giới hóa khá nhiều khâu song vẫn chưa thể giải phóng được hết sức lao động ra khỏi
hoạt động sản xuất. Yêu cầu công lao động cho các công đoạn sản xuất đã được giảm
đi đáng kể, giảm sức ép mùa vụ nhưng vẫn cần công lao động thường xuyên để theo
dõi đồng ruộng, để biết được sự phát triển của cây, kịp thời bón phân bổ sung chất
dinh dưỡng cho cây cũng như biết được tình hình sâu bệnh để chủ động xử lý nhanh
chóng, tránh ảnh hưởng đến năng suất lúa.
2.6.2. Ảnh hưởng của cơ giới hóa lên năng suất cây trồng.
Theo thời gian, nhiều giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt và đạt
năng suất cao được đưa vào sản xuất và đang dần được sản xuất đại trà như các giống lúa
TH3-3, Nghệ An, Thiên Ưu, giống lúa lai B-TE1 Theo như ý kiến của một số bà con
nông dân trong quá trình điều tra, trước đây khi chưa xuất hiện nhiều máy móc cơ giới
hóa, người dân chủ yếu sử dụng các giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày, năng suất
thấp, thân lúa mềm, dễ bị đổ ngã khi có gió lớn (đặc biệt là vụ Hè Thu), khả năng chống
chọi với sâu bệnh kém như các giống lúa 1820, X21, Khang dânHiện nay, đa số các hộ
dân sử dụng các giống lúa mới, có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, một số thôn
còn được chọn làm điểm để sản xuất giống lúa cho công ty giống cây trồng Hà Tĩnh, với
nguồn chi phí và bao tiêu sản phẩm cũng như các yêu cầu về kỹ thuật do công ty giống
cây trồng Hà Tĩnh lo, được thu mua với giá cao.
Trên thực tế, năng suất lúa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: độ phì nhiêu của
đất, tính chất đất, giống, thủy lợi, thời tiết, khí hậu, mức độ đầu tư thâm canh và một
phần từ cơ giới hóa. Như đã trình bày ở phần trước, năng suất lúa trước và sau cơ giới
hóa có sự thay đổi theo chiều hướng tăng từ 5,34 tấn/ha lên 7,94 tấn/ha.
Căn cứ vào các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra lấy ý kiến của 60 hộ
nông dân, mức độ ảnh hưởng của cơ giới hóa lên năng suất lúa được thể hiện qua biểu
đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thị Lam
51
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015
Biểu đồ 2. 2: Mức độ ảnh hưởng của cơ giới hóa đến năng suất cây trồng
Nhìn vào biểu đồ ta thấy, có đến 52% ý kiến của các hộ nông dân được điều tra
cho rằng cơ giới hóa ảnh hưởng ít đến năng suất cây lúa. Họ cho rằng, cơ giới hóa làm
giảm số công làm đất và thu hoạch, do vậy lịch thời vụ được đảm bảo, hạn chế được
sự ảnh hưởng của thời tiết, nhất là vào vụ Hè Thu khi mà thời tiết thường diễn ra thất
thường, cộng thêm thời tiết ở miền trung vào vụ Hè Thu thường xuất hiện mưa to, bão.
Thêm nữa, sự xuất hiện máy gặt đập liên hợp, không những làm giảm số công lao
động mà còn làm giảm sự hao hụt trong quá trình thu hoạch do ba khâu gặt lúa, vận
chuyển và tuốt lúa được thực hiện trong một lần thu hoạch, tuy nhiên, lượng hao hụt
này không đáng kể. Do vậy, có đến hơn một nữa số hộ gia đình cho rằng cơ giới hóa
có ảnh hưởng ít đến năng suất lúa. 20% cho rằng không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Vì theo họ, cơ giới hóa nông nghiệp đồng thời với việc tăng chi phí dịch vụ, đặc biệt
đối với các hộ mà cơ giới hóa 4 khâu. Khi mà giá các dịch vụ qua các năm đều tăng
trong khi giá lúa chỉ tăng ít, có khi còn giảm so với năm trước nên nếu không tính
công lao động của gia đình may ra mới “hòa vốn”. Một nguyên nhân khác dẫn đến
việc các hộ điều tra cho rằng cơ giới hóa không ảnh hưởng đến năng suất lúa là do,
18%
20%
52%
10%
Không có ý kiến Không ảnh hưởng ảnh hưởng ít ảnh hưởng nhiều
SVTH: Nguyễn Thị Lam
52
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
việc sử dụng các máy làm đất sẽ không cho chất lượng đất như cày thủ công (đất ở 4
góc ruộng do máy không đi tới được nên còn cứng, phải dùng cuốc để làm phần đất đó
mới cấy được, nhiều máy do cày quá sâu nên phèn nổi, ảnh hưởng đến sự phát triển
trong giai đoạn đầu của cây lúa nên năng suất lúa không cao). Có 18% số hộ được hỏi
không có ý kiến về ảnh hưởng của cơ giới hóa đến năng suất lúa và 10% còn lại cho
rằng cơ giới hóa có ảnh hưởng nhiều đến năng suất lúa.
Nhìn chung, năng suất lúa đạt được như vậy là khá cao (3,5 – 4,0 tạ/sào), tuy
nhiên, do thu nhập từ hoạt động sản xuất lúa là không cao, lấy công làm lãi, tốn nhiều
công sức và thời gian, trải dài suốt 3 tháng nên hiện nay, việc đầu tư thâm canh cho
cây lúa chưa được chú trọng. Việc tiếp nhận khoa học kỹ thuật của một số hộ dân còn
hạn chế. Bên cạnh đó, hiện nay, tình hình thời tiết đang diễn biến hết sức phức tạp bởi
sự nóng lên của trái đất, nhất là năm nay với đỉnh cao của hiện tượng EL-nino, với dự
báo nhiều đợt nắng nóng trên diện rộng với mức nhiệt trên 42ºC đang gây nhiều khó
khăn cho hoạt động sản xuất lúa, nhất là thủy lợi, quyết định đến năng suất lúa. Từ đó
cho thấy hiệu quả từ sản xuất lúa còn chưa cao so với các hoạt động sản xuất, kinh
doanh khác, chưa tạo được cho người dân hăng say, chăm lo sản xuất, tiến tới sản xuất
quy mô lớn, hướng tới sản xuất hàng hóa.
2.6.3. Tác động của cơ giới hóa đến chi phí sản xuất lúa.
Chi phí là một phần quan trọng ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh, nó
thể hiện rõ được thu nhập thực mà người lao động thực tế có được. Chi phí cho việc
sản xuất 1ha lúa của các mẫu điều tra được thể hiện qua bảng sau:
SVTH: Nguyễn Thị Lam
53
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Bảng 15: Chi phí cho sản xuất lúa trước và sau cơ giới hóa
(tính bình quân cho 1 ha/năm)
Chỉ tiêu
Trước
CGH
Sau
CGH
Trước CGH/
Sau CGH
Tr.đ Tr.đ Tr.đ %
I. Chi phí vật chất 8,21 9,40 1,19 14,53
1. Giống 1,17 1,44 0,27 22,84
2. Phân bón 6,41 7,10 0,69 10,71
3. Thuốc BVTV 0,63 0,87 0,24 38,04
II. Chi phí dịch vụ 3,02 7,84 4,82 159,79
1. DV cày 0,00 3,73 3,73 -
2. DV tuốt 2,40 2,03 -0,37 -15,28
3. DV gặt 0,00 1,41 1,41 -
4. DV vận chuyển 0,00 0,21 0,21 -
5. DV BV ruộng đồng 0,43 0,42 -0,01 -2,33
6. Thủy lợi phí 0,20 0,04 -0,15 -77,46
Tổng chi phí 11,23 17,25 6,02 53,59
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, 2015
Qua bảng trên ta thấy sự thay đổi chi phí giữa trước và sau CGH là khá lớn. Nếu
như trước CGH, các hộ điều tra chỉ tốn chi phí cho giống, phân bón, thuốc BVTV, các
dịch vụ như tuốt lúa, bảo vệ ruộng đồng và thủy lợi phí thì nay các hộ đó còn phải tốn
chi phí cho dịch vụ cày, gặt và vận chuyển.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
54
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Trước CGH, tổng chi phí để sản xuất lúa là 11,23 triệu đồng/ha; trong đó, chi phí
cho giống là 1,17 triệu đồng/ha, phân bón là 6,41 triệu đồng/ha, thuốc BVTV là 0,63
triệu đồng/ha, dịch vụ tuốt là 2,40 triệu đồng/ha, dịch vụ bảo vệ ruộng đồng là 0,43
triệu đồng/ha và thủy lợi phí là 0,20 triệu đồng/ha.
Sau CGH, chi phí cho hoạt động sản xuất lúa tăng lên khá nhiều do phát sinh
thêm nhiều dịch vụ mới. Cụ thể tổng chi phí cho hoạt động sản xuất lúa tăng từ 11,23
triệu đồng/ha lên 17,25 triệu đồng/ha; trong đó, hầu như các chi phí cho giống, phân
bón, thuốc BVTV đều tăng lên và chi phí cho các dịch vụ mới. Cụ thể, chi phí cho
giống là 1,44 triệu đồng/ha, phân bón là 7,10 triệu đồng/ha, thuốc BVTV là 0,87 triệu
đồng/ha. Chi cho dịch vụ cày là 3,73 triệu đồng/ha, dịch vụ tuốt là 2,03 triệu đồng/ha,
dịch vụ gặt là 1,41 triệu đồng/ha, dịch vụ vận chuyển là 0,21 triệu đồng/ha, dịch vụ
bảo vệ ruộng đồng là 0,42 triệu đồng/ha và thủy lợi phí là 0,04 triệu đồng/ha.
So sánh trước và sau cơ giới hóa ta thấy rằng, chi phí cho hoạt động sản xuất lúa
đang tăng khá lớn từ 11,23 triệu đồng/ha lên 17,25 triệu đồng/ha, tăng 6,02 triệu
đồng/ha, tương đương tăng 53,59%. Dễ dàng nhận thấy, có sự tăng này là do sự tăng
lên của chi phí vật chất và sự xuất hiện các chi phí do các dịch vụ mới xuất hiện. Cụ
thể, chi phí cho giống tăng 0,27 triệu đồng, tương đương tăng 22,84%. Số lượng lúa
giống cho 1ha có xu hướng giảm, song giá lúa giống lại khá cao (dao động từ 180 -
250 nghìn đồng/1kg) do các giống lúa tập trung vào các giống lúa lai, ngắn ngày,
chống chịu sâu bệnh tốt và cho năng suất cao nên đã đẩy cho chi phí giống tăng lên so
với trước CGH. Chi phí cho phân bón và thuốc BVTV cũng tăng nhẹ lên 0,24 triệu
đồng/ha đối với thuốc BVTV và 0,69 triệu đồng/ha đối với phân bón. Như đã phân
tích ở trên, CGH đã làm cho hoạt động chăn nuôi có chiều hướng giảm, thay vào đó
lao động có xu hướng hoạt động trong các ngành nghề dịch vụ, do vậy, có nhiều hộ gia
đình bị mất đi một lượng lớn phân chuồng nhằm phục vụ cho công tác bón lót và bón
thúc. Chính vì vậy, những hộ đó phải sử dụng phân vô cơ để thay thể. Thêm nữa, mức
đầu tư trong nông nghiệp của các hộ gia đình đang ngày càng tăng, vậy nên phân bón
cũng được chi “mạnh tay” hơn trước. Thuốc BVTV có vai trò rất lớn trong phòng trừ,
tiêu diệt sâu bệnh hại, trong khi hiện nay đang xuất hiện nhiều dịch bệnh mới ở cây
SVTH: Nguyễn Thị Lam
55
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
lúa, vậy nên thuốc BVTV đang tăng có về số lượng liều dùng trên 1 ha và số hộ sử
dụng. Do đó, chi phí cho thuốc BVTV cũng tăng lên.
Tăng mạnh nhất là chi phí dịch vụ từ 3,02 triệu đồng/ha lên 7,84 triệu đồng/ha,
tăng 4,82 triệu đồng/ha, tương đương tăng 159,79%. Trong đó, dịch vụ cày tăng 3,73
triệu đồng/ha, dịch vụ gặt tăng 1,41 triệu đồng/ha và dịch vụ vận chuyển tăng 0,21
triệu đồng/ha do trước CGH, các công việc như cày, bừa, gặt, vận chuyển được thực
hiện thủ công nên “lấy công làm lãi” không tính vào chi phí sản xuất.
Các dịch vụ như tuốt lúa, bảo vệ ruộng đồng có xu hướng giảm. Cụ thể, chi phí
cho dịch vụ tuốt lúa giảm từ 2,40 triệu đồng/ha xuống còn 2,03 triệu đồng/ha, giảm 0,37
triệu đồng/ha, tương đương giảm 15,28%. Do sau CGH, với sự xuất hiện của máy gặt
đập liên hợp, hai khâu gặt – đập được thực hiện trong cùng một lúc nên nhiều hộ gia
đình đã không còn sử dụng máy tuốt nữa. Dịch vụ bảo vệ ruộng đồng giảm 0,01 triệu
đồng/ha tương đương giảm 2,33% do sau công tác dồn điền đổi thửa, ruộng của các hộ
gia đình được tập trung về một chổ, nhiều hộ gia đình được đưa về gần nhà nên công tác
bảo vệ ruộng đồng được trực tiếp các hộ bảo vệ, do vậy nên chi phí cho dịch vụ bảo vệ
ruộng đồng của các hộ gia đình này không được tính. Nhờ các chính sách phát triển
nông nghiệp của Nhà nước như chính sách hỗ trợ Thủy lợi phí mà các hộ nông dân được
hỗ trợ chi phí trong công việc tưới tiêu, làm cho thủy lợi phí của các hộ điều tra giảm từ
0,20 triệu đồng/ha xuống còn 0,04 triệu đồng/ha, tương đương giảm 77,46%.
Như vậy, có thể thấy, dưới tác động của cơ giới hóa đã làm cho chi phí sản xuất
lúa tăng lên so với trước đây, đặc biệt là chi phí cho dịch vụ chiếm gần 80% trong tổng
số chi phí tăng lên. Việc cơ giới hóa giảm được công lao động cho người nông dân,
giảm sức ép mùa vụ, giảm sức lao động chân tay của người lao động nhưng việc cơ
giới hóa kéo thêm nhiều dịch vụ, làm cho chi phí sản xuất tăng cao, hiệu quả sản xuất
giảm xuống. Để hướng tới cơ giới hóa toàn phần, trong tương lai cần phải xây dựng
các biện pháp nhằm làm giảm chi phí dich vụ xuống để tăng thu nhập cho người lao
động từ hoạt động sản xuất lúa.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
56
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
2.6.4. Công tác dồn điền đổi thửa.
Sau đợt chuyển đổi ruộng đất lần 2, đất canh tác của các hộ được tập trung về
một khu vực, thuận tiện cho việc sản xuất, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển. Đợt
chuyển đổi ruộng đất đã làm cho số thửa bình quân một hộ giảm, quy mô diện tích trên
một thửa tăng lên, tạo điều kiện cho máy móc làm việc hiệu quả hơn, đúng với công
suất vốn có. Cùng với đó, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng đã và đang được bê
tông hóa và mở rộng, thuận tiện cho việc đưa máy móc vào sản xuất.
Từ những yếu tố đó, việc sản xuất lúa không còn quá nặng nhọc, số công lao
động trồng lúa được giảm đi, thời gian nông nhàn tăng, người dân có thể tham gia vào
các ngành nghề, dịch vụ khác để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống..
2.6.5. Giải quyết việc làm
Cơ giới hóa trong nông nghiệp góp phần rút ngắn khoảng thời gian lao động cho
hoạt động trồng lúa, giúp cho người dân có nhiều thời gian hơn để tham gia vào các
hoạt động kinh tế khác. Là một xã bán sơn địa, Hồng Lộc có rất nhiều thuận lợi trong
phát triển kinh tế, ngành nghề, dịch vụ. Khoảng thời gian nông nhàn được bà con đầu
tư cho trang trại chăn nuôi, chăm sóc các vườn cây ăn quả, vườn chè (Thôn Quan
Nam), một số khác lại tập trung vào các ngành nghề truyền thống như nấu rượu, làm
bún (thôn Đại Lự, thôn Yến Giang), nuôi trồng và đánh bắt thủy sản quanh khu vực
sông Én và các vùng lân cận. Ngoài ra, hiện nay, trên địa bàn xã có 5 doanh nghiệp, 22
cơ sở chế biến gỗ, mộc, 42 tổ xây dựng, 115 hộ kinh doanh buôn bán, 18 hộ kinh
doanh dịch vụ vận tải, 4 lò gạch xi măng đã giải quyết cho hàng nghìn lao động tại chổ
cho địa phương. Một số bộ phận nông dân khác lựa chọn đến các thành phố khác, xuất
khẩu lao động để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
57
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM VÀ NÂNG
CAO THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
3.1. Nhóm giải pháp tăng cường phát triển cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp
- Huy động nguồn vốn cho phát triển cơ giới hóa nông nghiệp
Trong những năm gần đây, nguồn vốn dành cho phát triển nông nghiệp nông
thôn đang ngày càng lớn. Nhiều chính sách hỗ trợ mua trang thiết bị, máy móc đã đến
với người dân như việc hỗ trợ mua 4 máy gặt đập liên hợp với giá trị lớn (hơn 2,6 tỷ
đồng), mua 3 máy cày cỡ lớn có giá trị gần 1 tỷ đồng Có thể thấy chính quyền đang
rất quan tâm đến việc cơ giới hóa nông nghiệp. Tuy nhiên, nguồn vốn này còn khá là ít
ỏi. Đặc biệt như Hồng Lộc là một xã miền núi, thuộc diện xã khó khăn, có rất nhiều
chương trình, chính sách hỗ trợ.
Thu nhập của người dân tuy có tăng, tuy nhiên chỉ ở mức hạn chế, đa số hộ dân
còn nghèo, tích lũy vốn ít nên việc có thể tự mua sắm các máy móc phục vụ sản xuất
là điều hết sức khó khăn. Do vậy để tiến tới cơ giới hóa toàn phần, cần phải: tăng tích
lũy bằng cách tạo nhiều việc làm tại chỗ, chính quyền địa phương cần phải phối hợp
với các cơ quan chức năng để huy động tối đa các nguồn vốn, phối hợp với Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho vay ưu đãi, thúc đẩy người dân vay vốn đầu
tư sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị cơ giới.
- Tăng cường các hình thức liên doanh, liên kết.
Sản xuất nông nghiệp không chỉ là một công việc riêng lẻ mà có liên quan rất
nhiều với nhau. Vì vậy, cần có sự liên doanh, liên kết giữa các hộ, các thôn, các hộ với
chính quyền xã, các hộ dân với ngân hàng Nếu như ngày xưa, các hộ “đổi công” nhau
trong gieo cấy, làm đất, thu hoạchthì nay thay vì làm thủ công như trước các hộ dân
nên liên kết lại, cùng nhau góp vốn mua trang thiết bị phục vụ sản xuất để cho số vốn bỏ
ra ít hơn, dần tiến tới cơ giới hóa đồng bộ. Tất nhiên dù số vốn lớn hay nhỏ đều phải có
các quy định, quyền và nghĩa vụ rõ ràng, tránh những tranh chấp quyền lợi khi cả hai
SVTH: Nguyễn Thị Lam
58
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
bên có mâu thuẫn. Cần có sự liên kết giữa các hộ nông dân với chính quyền nông dân để
tranh thủ kịp thời các nguồn vốn, chính sách để nắm bắt các cơ hội mà các cấp chính
quyền tạo ra. Tăng mối liên kết giữa các hộ dân với các cơ sở sản xuất, các doanh
nghiệp, đối với những doanh nghiệp đã có mối liên kết cần phải thiết lập mối quan hệ
lâu dài và bền vững (như các hộ dân với công ty giống cây trồng Hà Tĩnh).
- Tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, nâng cao cơ sở vật chất, hạ tầng để việc đưa máy
móc cơ giới vào sản xuất ngày càng thuận tiện hơn.
Có thể nói, chuyển đổi ruộng đất lần 2 đã đem lại nhiều kết quả tích cực. Nó góp
phần không nhỏ trong việc tăng năng suất lúa, giảm công lao động trong chăm sóc, thu
hoạch. Chuyển đổi ruộng đất cùng với phát triển cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống giao
thông thủy lợi nội đồng đã tạo điều kiện tốt cho máy móc, thiết bị được di chuyển,
hoạt động thuận tiện. Tuy nhiên, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng ở xã Hồng Lộc
còn chưa được kiên cố, bê tông hóa vẫn còn các trục đường vào vụ Hè Thu máy móc
khó có thể di chuyển do bùn đất và lún mạnh như các trục đường ở xứ đồng Cậy Cầy
(thôn Đại Lự), trục đường ở xứ đồng Đồng Cấm, Phát Lát, Bàu (thôn Yến Giang) Hơn
nữa, hệ thống giao thông nội đồng có diện tích mặt đường khá khiêm tốn, ảnh hưởng
đến sự di chuyển của các máy cơ giới có công suất, trọng lượng lớn như máy gặt đập
liên hợp.
Sau chuyển đổi ruộng đất lần 2, ruộng đất của các hộ nông dân đa số đã được tập
trung về một chổ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hộ tuy đã chuyển đổi ruộng đất song ruộng
vẫn có mặt ở 2-3 xứ đồng. Thêm vào đó, diện tích của mỗi thửa ruộng so với trước khi
chuyển đổi là có tăng nhưng tăng ở mức thấp, ảnh hưởng đến năng suất làm việc của
các máy móc có công suất lớn.
Chính vì vậy, chính quyền xã nên tiếp tục chuyển đổi ruộng đất, tăng cường đầu
tư để phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng để việc cơ giới
hóa được thuận tiện.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
59
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Tiếp tục hoàn thiện và tiến tới cơ giới hóa toàn phần.
Cơ giới hóa trong nông nghiệp đang ngày càng phát triển, số lượng máy móc của
địa phương qua các năm đều tăng, tuy nhiên so với các địa phương khác trong toàn
huyện thì con số này còn khá là hạn chế (bình quân 1 sào được phục vụ bởi 0,095 máy
cày, 0,006 máy gặt đập liên hợpChính vì vậy, chính quyền địa phương ngoài việc
huy động các nguồn vốn, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn
cần phải biết tận dụng các cơ hội, các thế mạnh để đầu tư thêm nhiều máy móc cơ giới
hơn nữa nhằm thực hiện cơ giới hóa một các hoàn thiện và đồng bộ. Khuyến khích
người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất lớn, đầu tư trang thiết bị hiện đại áp dụng vào quá
trình sản xuất.
3.2. Nhóm giải pháp tăng cầu việc làm cho lao động nông thôn.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, ưu tiên
đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh tăng năng suất, chú trọng đúng
mức đến công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân. Cán bộ
khuyến nông và phó chủ tịch ủy ban nhân dân xã phụ trách nông nghiệp nên chỉ đạo
cho cán bộ thăm đồng 1 tuần 1 lần để biết được tình hình sản xuất của bà con, tránh
tình trạng chỉ đạo “suông”, đợi dân gọi mới biết được tình hình.
Đưa các giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất như TH3-3, Nghệ An, Thiên
Ưu, lúa lai Ấn Độ, PC6, phát triển các mô hình chăn nuôi, trang trại. Là một xã
miền núi, việc sử dụng thế mạnh này hầu như xã chưa khai thác hết, diện tích đất rừng
còn bỏ trống khá nhiều, diện tích vườn giao cho bà con nông dân chỉ trồng chè, tuy
nhiên việc chăm sóc chè, coi chè là một nguồn thu nhập lại chưa được bà con nhận
thức được, cây chè tuy là thương hiệu của Hồng Lộc (“chè Chợ Lù, cá mu chợ Huyện)
nhưng vẫn chưa được khai thác triệt để. Ngoài ra, ở một số vùng không trồng chè mà
trồng các cây gỗ có thời gian sinh trưởng khá dài, phần đất để trống giữa khoảng cách
các cây là khá lớn, chính quyền xã nên khuyến khích, hỗ trợ các hộ trồng thêm cây ăn
quả như cam, chanh, bưởi hoặc trồng mây để tăng thêm thu nhập.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
60
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Tiếp tục phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống.
Hoạt động của các làng nghề đang cho thấy sự hiệu quả khi giải quyết việc làm
cho lao động nông thôn trong thời gian nhàn rỗi. Tuy nhiên, số lượng làng nghề còn
khá ít ỏi, một số làng nghề bị mai một dần. Chính vì vậy, trước mắt chính quyền xã
nên khuyến khích bà con nông dân ở các làng nghề tham gia. Hiện nay, thu nhập từ
ngành nghề truyền thống (như nghề làm bún ở thôn Đại Lự) đang khá ít ỏi khi số công
bỏ ra làm bún khá lớn (từ khâu ngâm gạo đến khi thành phẩm phải mất đến ít nhất 4
ngày) trong khi tiền công chỉ dao động từ 100-150 nghìn đồng. Chính vì lý do đó nên
ngày càng có ít người làm bún.
Thế nên, để phát triển các ngành nghề truyền thống, mà trước mắt là nghề làm
bún ở thôn Đại Lự, chính quyền xã nên có các chính sách khuyến khích hỗ trợ. Có thể
là việc hỗ trợ tiền điện cho khâu nghiền bột và làm bún (do hiện nay việc làm bún đã
được hiện đại hóa, nên để làm ra 10kg bún phải bỏ ra 15.000 tiền điện), để tăng tiền
lãi, giúp người dân gắn bó với nghề truyền thống.
Tiếp tục phát triển ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp như nghề
làm mộc ở thôn Yến Giang, trồng rừng ở thôn Quan Nam, các cơ sở sản xuất gạch xi
măng. Khuyến khích các tổ thợ nề đầu tư trang thiết bị, máy trộn bê tông, mở rộng quy
mô sản xuất thu hút lao động để tăng thu nhập. Ưu tiên các công trình tại địa phương
cho các tổ thợ nề, khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nhân thành đạt xa
quê đầu tư phát triển địa phương.
- Phát triển nâng cao các loại hình dịch vụ.
Quy hoạch phát triển tốt hệ thống dịch vụ phù hợp với nền kinh tế thị trường, đẩy
mạnh hoạt động thông tin, xúc tiến thương mại; phát triển hệ thống bán lẻ, hình thức
kinh doanh quy mô hộ gia đình kinh doanh tạp hóa, kinh doanh dịch vụ ăn uống, đảm
bảo vệ sinh, chất lượng (toàn xã chỉ có một hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống nhưng diện
tích lại khá nhỏ, trong khi sự kiện của xã khá nhiều, chiêu đãi khách phải đi đến các xã
khác lân cận).
SVTH: Nguyễn Thị Lam
61
Đạ
i h
ọc
K
i h
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
Nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, bán hàng cần có thêm dịch vụ giao
hàng như các vật liệu sắt, thép, xi măng. Hiện nay, ở các kiot bán hàng vật liệu xây
dựng dịch vụ này chưa có, cộng thêm giá cả có hơi cao so với xã khác, lại không bán
chịu, hoặc cho chịu trong thời gian ngắn, do đó người dân thường tìm đến các xã khác
để mua hàng.
Mặt hàng kinh doanh chưa phong phú, chợ hoạt động không hiệu quả (chỉ sử
dụng 1/3 diện tích) trong khi kinh phí bỏ ra rất lớn, giao lưu buôn bán chỉ trong phạm
vi xã, hạn chế việc phát triển kinh tế. Do đó, chính quyền xã nên hỗ trợ, khuyến khích
các hộ kinh doanh phát triển thêm các mặt hàng, giảm lệ phí vào chợ (một điều hạn
chế các xã khác đến giao lưu mua bán ở chợ là do sức mua ít, bán giá rẻ mà lệ phí chợ
lại cao).
- Thúc đẩy xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Xuất khẩu lao động đang đem lại nhiều kết quả khả quan, khi mà nguồn kiều hối
gửi về đã giúp nhiều gia đình thoát nghèo, có vốn để phát triển kinh tế. Các thị trường
lao động đang ngày càng được mở rộng. Chính quyền xã nên kết hợp với trung tâm
giới thiệu việc làm, các công ty tuyển dụng có uy tín để đảm bảo cho người lao động
yên tâm làm việc, tránh bị cò mồi, “tiền mất tật mang”, đồng thời nâng cao chất lượng
nguồn lao động. Kết hợp với ngân hàng chính sách nhằm tạo điều kiện cho người lao
động vay vốn với lãi suất thấp để trang trải chi phí.
3.3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động.
- Tăng cường đào tạo, tập huấn kiến thức cho người lao động nông nghiệp tại chỗ.
Phát triển nông nghiệp, người dân được tiếp cận với các giống mới, các mô hình
mới và các phương pháp, kỹ thuật mới. Do vậy, chính quyền xã nên kết hợp với trung
tâm khuyến nông tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng thủy sản để người dân có kiến thức rõ ràng hơn trong công tác sản xuất, hạn
chế được tình hình sâu bệnh hại, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, vật nuôi. Ngoài
trồng trọt và chăn nuôi, chính quyền xã cần quan tâm nhiều hơn đến nuôi trồng thủy
sản bởi nguồn thu đem lại từ hoạt động nuôi trồng thủy sản khá cao, khuyến khích các
SVTH: Nguyễn Thị Lam
62
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
hộ dân quanh khu vực sông Én phát triển mô hình cá – lúa, hoặc cá – lúa – vịt để tăng
thu nhập. Chính sách hỗ trợ “mua bò cái” cho các hộ nghèo sẽ phát huy hiệu quả nếu
chính quyền xã kết hợp với cán bộ thú y tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc. Xây dựng
các mô hình mẫu để bà con tham quan, học tập.
- Khuyến khích con em địa phương tích cực đi học đại học, cao đẳng, học nghề
trở về phát triển quê hương.
Hồng Lộc là một xã hiếu học, luôn đi đầu về số học sinh giỏi, đậu vào các trường
đại học, cao đẳng của huyện. Do vậy, chính quyền xã nên có các chính sách ưu tiên bố
trí công việc phù hợp cho con em để phát triển quê hương vững mạnh, có chế độ
khuyến khích đối với các sinh viên có trình độ giỏi, xuất sắc về lại quê hương để phát
triển kinh tế xã hội.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm và tính kỷ luật của người lao động.
Lao động Việt Nam được biết đến bởi sự cần cù, thông minh, chịu khó, kiên trì,
tuy nhiên lại có nhược điểm là ý thức, trách nhiệm cũng như kỷ luật còn hạn chế. Có
không ít trường hợp đi xuất khẩu lao động đã bị thôi hợp đồng bởi người lao động của
chúng ta vô trách nhiệm, làm việc cẩu thả, làm dối Lao động nông thôn cũng vậy,
họ làm việc theo kinh nghiệm, khó tiếp thu cái mới.
Trong khoảng thời gian thực tập tại địa phương, đã diễn ra rất nhiều lần tập huấn,
đối thoại, nói chuyện với cán bộ khuyến nông, tuy nhiên bản thân tôi thấy rằng, số
lượng bà con tham gia còn hạn chế, ý thức tập trung chưa cao, đến không đúng giờ,
nói chuyện riêng, ồn ào, mất trật tự, bỏ về giữa chừng, đặc biệt đối với những buổi tập
huấn mà không có tiền hỗ trợ, quà thì thật khó để tập trung được bà con. Đây là một sự
thật đáng buồn không chỉ tồn tại riêng ở xã Hồng Lộc mà hầu như ở các xã khác. Tuy
đã được tập huấn về các kỹ thuật nhưng vẫn thực hiện theo kinh nghiệm.
Do vậy cần nâng cao ý thức của người dân, để cho họ biết được mục đích của các
buổi tập huấn, nói chuyện đều xuất phát từ lợi ích của chính bản thân họ chứ không
phải lập ra để bà con đi nhận tiền hỗ trợ. Vai trò của hội nông dân đang khá mờ nhạt
trong hoạt động, ở hầu hết các thôn dường như các chi hội nông dân không sinh hoạt
SVTH: Nguyễn Thị Lam
63
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
hàng tháng, hàng quý. Thế nên, bước đầu tiên để tinh thần tự giác, ý thức, trách nhiệm
của lao động nông thôn đó là tổ chức sinh hoạt định kỳ, lồng ghép việc giáo dục ý thức
kỷ luật lao động.
- Nâng cao sức khỏe, thể lực cho người lao động.
Để nâng cao thể lực cho người lao động xã cần phải đẩy mạnh công tác quy
hoạch phát triển y tế - chăm sóc sức khỏe cho nhân dân mà trước mắt là đầu tư thêm
trang thiết bị y tế cho trạm y tế xã. Chính quyền xã, mà nhất là ban chính sách của xã
nên trực tiếp rà soát, kịp thời phát hiện các trường hợp chưa được cấp thẻ bảo hiểm để
làm thủ tục cấp thẻ cho các đối tượng.
Tăng cường các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, giao lưu giữa các
thôn, xã; xây dựng thêm các sân thể thao, tu sửa lại sân vận động của các xóm.
3.4. Nhóm giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền xã.
- Thực hiện nói đi đôi với làm.
Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ được đưa ra trong nhiều bản báo cáo,
phương hướng, kế hoạch tuy nhiên việc thực hiện hầu như còn hạn chế. Không cần
những chính sách mang tầm vĩ mô, qua to tát mà các chính sách cần phải bám sát thực
tế, nhu cầu thực tiễn của xã. Việc đưa ra các chính sách phải xuất phát từ chính người
dân, tùy vào điều kiện của địa phương chứ không nên “bắt chước” các xã bạn vì mỗi
xã có một lợi thế, điều kiện riêng.
Giảm số lượng các buổi họp, tăng cường bám sát nhân dân như tổ chức thăm
đồng, nghiệm thu lúa để biết rõ hơn về tình hình sinh trưởng của lúa, tình hình thủy
lợitránh để tình trạng đợi dân kêu mới biết được sự tình. Ra quyết định phải thực
hiện ngay, tránh trì hoãn.
- Nâng cao trình độ, tinh thần làm việc của cán bộ.
Xã hội đang ngày càng phát triển, thời đại đang quen dần với cách làm việc với
công nghệ, kỹ thuật. Cán bộ xã cần nâng cao trình độ của mình, tiếp thu linh hoạt,
phản ứng nhanh nhạy với các chính sách, thành thạo với việc sử dụng máy tính, trước
SVTH: Nguyễn Thị Lam
64
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
mắt là những thao tác cơ bản trên word và exel. Thực hiện phương châm “chậm mà
chắc” chứ không phải “chậm rồi trở nên lúng túng, cẩu thả”. Thời gian làm việc cần
phải được kiện toàn lại, thời gian làm việc phải đảm bảo chất lượng, tránh trường hợp
đi làm quá muộn, bị những việc cá nhân chi phối.
- Thực hiện phân công công việc rõ ràng.
Cán bộ phòng nào phải chuyên sâu lĩnh vực của phòng đó, tránh trường hợp khi
dân hỏi, cán bộ này hướng dẫn đến cán bộ kia, cán bộ kia lại chỉ đến những cán bộ
khác. Các bộ xã còn có chuyện ỉ lại công việc, thế nên công việc bị ứ đọng khá nhiều,
quá trình thụ lý hồ sơ của dân còn chậm.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
65
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cơ giới hóa trong nông nghiệp là một điều tất yếu trong xu thế phát triển hiện
nay của đất nước, góp phần giải phóng sức lao động, đảm bảo tính mùa vụ, tăng hiệu
quả, năng suất sản xuất, nâng cao thu nhập. Công tác cơ giới hóa trong sản xuất nông
nghiệp của xã Hồng Lộc trong những năm qua đã, đang và sẽ phát triển hơn nữa
hướng tới cơ giới hóa đồng bộ, dần bắt kịp với sự phát triển của đất nước. Từ các kết
quả phân tích ở trên, đề tài đưa ra một số kết luận như sau:
- Hoạt động cơ giới hóa trong sản xuất lúa ở địa phương đang có những bước
chuyển đổi tích cực. Số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất lúa tăng dần trong các
năm qua. Tuy nhiên số lượng máy móc còn khá hạn chế, hoạt động cơ giới hóa còn
chưa đồng bộ, mới chỉ tập trung chủ yếu ở khâu làm đất và thu hoạch.
- Cơ giới hóa đã thúc đẩy sự chuyển dịch lao động theo hướng giảm lao động
thuần nông, tăng lao động nông kiêm và chuyên ngành nghề, dịch vụ, đồng thời giải
phóng sức lao động để thoát ly khỏi nông nghiệp.
- Cơ giới hóa đã góp phần giảm thời gian làm việc của lao động trồng lúa giảm
xuống, giảm áp lực công việc khi vào mùa vụ, giảm tính mùa vụ trong sản xuất, hạn chế
được một phần ảnh hưởng của thiên tai, thời tiết, đảm bảo kịp tiến độ gieo trồng, tạo thêm
thời gian rảnh rỗi cho người lao động tham gia vào các ngành nghề, dịch vụ khác.
- Dưới tác động của cơ giới hóa, số công/lao động trong trồng trọt giảm đi đáng
kể, tạo điều kiện cho các công lao động ngành nghề, dịch vụ tăng lên, giảm sức ép lao
động giữa các tháng sản xuất và không sản xuất. Công lao động giữa các tháng được
đồng đều hơn, mức độ chênh lệch về thời gian lao động giữa các tháng trong năm
được giảm đi, tỷ suất sử dụng thời gian lao động được ổn định hơn. Tuy nhiên, tỷ suất
sử dụng thời gian lao động ở địa phương còn thấp, tức là thời gian nhàn rỗi vẫn đang ở
mức cao, cần phải có hướng giải quyết đúng đắn.
- Thu nhập bình quân trên 1ha lúa sau cơ giới có tăng nhẹ, tuy nhiên chi phí vật
chất và chi phí dịch vụ đều tăng cao, đặc biệt là chi phí dịch vụ (tăng gần 150%).
SVTH: Nguyễn Thị Lam
66
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Mức thu nhập bình quân trên một lao động sau cơ giới hóa tăng 98% so với
trước cơ giới hóa. Cơ cấu thu nhập của lao động địa phương đang chuyển dịch theo
hướng tăng thu từ các hoạt động ngành nghề, dịch vụ và thu khác, giảm thu từ trồng
lúa và chăn nuôi.
- Dưới tác động của cơ giới hóa đã góp phần tăng thời gian nông nhàn, phần lớn
lao động của địa phương đi làm việc trên các tỉnh khác hoặc đi xuất khẩu lao động đã
đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân, đời sống vật chat và tinh thần của bà
con đang dần được cải thiện.
Tuy nhiên, sự phát triển của cơ giới hóa vẫn mang lại nhiều hạn chế. Cơ giới hóa
chưa được đồng bộ nên bà con vẫn còn phải bám ruộng thường xuyên, do đó vẫn chưa
thể giải phóng hoàn toàn được công lao động ra khỏi sản xuất nông nghiệp để tập
trung cho các ngành nghề khác. Thời gian nông nhàn còn lại, một số bộ phận lao động
đã không tận dụng để tham gia vào các hoạt động kinh tế khác mà lao vào trò chơi vô
bổ, lô đề, bài bạc, gây mất trật tự, gây ra nhiều tệ nạn khác gây khó khăn cho chính
quyền địa phương.Việc làm của lao động tuy đã được giải quyết, tuy nhiên các ngành
nghề vẫn còn trong phạm vi nhỏ, hoạt động không thường xuyên, trang thiết bị phục
vụ còn thô sơ do vậy tỷ suất sử dụng thời gian còn chưa cao.
Chính vì vậy các cấp chính quyền cần phải kết hợp với các hộ dân tích cực đưa ra
các giải pháp, hướng đi đúng đắn trong thời gian tới để tạo thêm việc làm, tăng thu
nhập cho lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống.
2. Kiến nghị
Trong thời gian thực tập tại Ủy ban nhân dân xã Hồng Lộc, cũng như trong quá
trình điều tra phỏng vấn các hộ dân, được chứng kiến và quan sát tình hình, với những
gì đã được học ở nhà trường cũng như khả năng nhìn nhận thực tế của mình, tôi xin có
một số kiến nghị như sau:
- Chính quyền xã nên quan tâm nhiều hơn đến công tác phát triển kinh tế, hạn
chế nói chuyện “trên bàn họp” mà nên sâu sát với tình hình, tổ chức thăm đồng nhiều
hơn để biết được thực tế.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
67
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
- Tranh thủ tối đa sự giúp đỡ, các chương trình hỗ trợ phát triển của nhà nước để
phát triển kinh tế xã nhà. Là một xã miền núi, là một trong hai xã còn lại của huyện
được xếp vào diện xã nghèo, có rất nhiều chương trình ưu tiên, hỗ trợ phát triển, tuy
nhiên chính quyền xã chưa nắm bắt được cơ hội, còn bỏ lỡ nhiều chương trình hay.
- Sử dụng tối đa và có hiệu quả nguồn vốn được hỗ trợ. Qua tìm hiểu, được biết
mỗi năm xã được hổ trợ 1 tỷ đồng để phát triển kinh tế do thuộc diện xã nghèo. Số tiền
trên tuy không nhiều nhưng nếu biết cách sử dụng sẽ tạo ra số tiền lớn. Do đây là
nguồn được hỗ trợ, tức là nguồn được tăng thêm nên xã có thể sử dụng để cho các hộ
nghèo vay không lấy lãi trong 2 năm để họ phát triển sản xuất. Hoặc khuyến khích các
hộ trồng rừng bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi, hoặc có thể là không thu lãi trong
những năm xây dựng cơ bản, đến thời kì thu hoạch mới tính lãi
- Đối với khu vực đất trồng rừng, nên khuyến khích bà con trồng xen cây ăn quả,
các cây công nghiệp như mây để làm nhanh tạo ra thu nhập.
- Phát triển thương hiệu chè Hồng Lộc, chăm lo phát triển cây chè, hướng dẫn kỹ
thuật chăm sóc cho bà con nông dân để nâng cao năng suất cũng như chất lượng chè.
Nên có các buổi tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè, do xã chỉ quan tâm đến việc phát
triển, chăm sóc lúa mà chưa coi trọng, chưa phát triển thương hiệu chè.
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, coi trọng hệ thống thủy lợi, giao thông
nội đồng.Duy trì hoạt động an ninh thôn xóm, xây dựng nếp sống văn hóa, lành mạnh.
- Người dân nên chủ động hơn trong công tác sản xuất, biết tiếp thu cái mới, xóa
bỏ nhiều kỹ thuật canh tác củ để hiệu quả sản xuất được nâng cao.
SVTH: Nguyễn Thị Lam
68
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS Phùng Thị Hồng Hà
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phùng Thị Hồng Hà (2011), Giáo trình quản trị doanh nghiệp nông nghiệp,
Nhà xuất bản Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
[2]. Trần Quốc Khánh (2005), Giáo trình quản trị kinh doanh nông nghiệp, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Phạm Văn Đình, Trần Kim Chung (1997), Kinh tế nông nghiệp, Nhà xuất
bản Nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Trương Quang Dũng, (2014), Bài giảng Kinh tế nông nghiệp.
[5]. Mai Lệ Quyên (2012), Giáo trình các phương pháp nghiên cứu nông thôn,
Nhà xuất bản Đại học Huế, Thừa Thiên Huế.
[6]. UBND xã Hồng Lộc (2016), Đề án phát triển nông thôn mới năm 2015, Hà Tĩnh.
[7].UBND xã Hồng Lộc (2013), Kết quả sử dụng đất năm 2013, Hà Tĩnh.
[8].UBND xã Hồng Lộc (2014), Kết quả sử dụng đất năm 2014, Hà Tĩnh.
[9]. UBND xã Hồng Lộc (2015), Kết quả sử dụng đất năm 2015, Hà Tĩnh.
[10]. UBND xã Hồng Lộc (2016), Báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều
hành của UBND xã nhiệm kỳ 2011 -2016, Hà Tĩnh.
[11]. UBND xã Hồng Lộc (2015), Báo cáo tình hình CGH xã Hồng Lộc năm
2015, Hà Tĩnh
[12].Tổng cục thống kê (
[13]. Trang thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2016), Cơ
giới hóa đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
(
[14]. Lê Thị Hiền, 2013, Khóa luận việc làm và thu nhập của lao động nông thôn
xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, Tỉnh Hà Tĩnh dưới tác động của cơ giới hóa, Trường
Đại học Kinh tế Huế.
[15]. Nguyễn Thị Xây, 2012, Tác động của cơ giới hóa lên sinh kế của lao động
nôngthôn, Cần Thơ (
hoa-den-sinh-ke-nguoi-dan-nong-thon-huyen-chau-thanh-tinh-an-giang.htm)
SVTH: Nguyễn Thị Lam
69
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- viec_lam_va_thu_nhap_cua_lao_dong_nong_thon_o_xa_hong_loc_huyen_loc_ha_tinh_ha_tinh_duoi_tac_dong_cu.pdf