Khóa luận Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Với việc sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tôi đã tìm hiểu được thực tế tình hình sử dụng các nguồn bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó, các tình huống thuộc nhóm nguy cơ cao tại địa phương được phân tích và lựa chọn để xây dựng ba kịch bản ƯPSC dựa trên nền tảng lý thuyết đã nghiên cứu. Ba kịch bản ƯPSC bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xây dựng bao gồm: - Kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn hở bị đổ vỡ và phát tán ra ngoài môi trường.

pdf90 trang | Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng ba kịch bản ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng xạ hở (I-131, tổng hoạt độ 10 Ci) tới bệnh viện X ở tỉnh Đồng Nai. Chất phóng xạ được bê vác từ xe vào kho bởi một nhân viên bốc dỡ và một nhân viên bệnh viện. Do sơ ý, hai nhân viên này đã làm đổ chất phóng xạ ra nền. Chất phóng xạ cũng dính vào chân nhân viên bốc dỡ. Khi sự cố xảy ra, nhân viên bệnh viện ngay lập tức gọi điện thoại thông báo cho cán bộ phụ trách ATBX, đồng thời hai nhân viên đó cũng đứng cảnh giới không cho ai tiếp cận khu vực nhiễm bẩn phóng xạ. 41 3.1.2. Danh sách phân vai Các nhân vật tham gia vào kịch bản 1 được phân vai trong Bảng 3.1. Bảng 3.1: Danh sách phân vai kịch bản 1. STT Nhân vật Ký hiệu Tên cán bộ Đơn vị công tác Số điện thoại Bệnh viện 1 Cán bộ phụ trách ATBX CB 2 Nhân viên bệnh viện NVBV Nhóm cán bộ tham gia ƯPSC 3 Cán bộ 1 CB1 4 Cán bộ 2 CB2 5 Cán bộ 3 CB3 Xe vận chuyển 6 Nhân viên bốc dỡ NVBD 3.1.3. Kịch bản chi tiết Kịch bản 1 được xây dựng với tình huống sự cố xảy ra tại bệnh viện – nơi có các lực lượng ƯPSC sẵn sàng, huy động nhanh chóng và cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ với hệ thống trang thiết bị phục vụ ứng phó đầy đủ nên quá trình ứng phó sẽ sử dụng các nguồn lực có sẵn tại bệnh viện. Cán bộ bệnh viện sẽ là người trực tiếp chỉ huy hiện trường sự cố, chịu trách nhiệm báo cáo tình hình sự cố với Giám đốc bệnh viện. Nội dung chi tiết của kịch bản 1 được trình bày trong Bảng 3.2. 42 Bảng 3.2: Nội dung chi tiết kịch bản 1. Thời gian Các sự kiện chính Nhóm thực hiện Hành động cụ thể 8:00 Bắt đầu bốc dỡ hàng. NVBV – NVBD. - NVBV, NVBD đưa chất phóng xạ I-131 từ xe vào kho. 8:04 Chất phóng xạ đổ ra nền và dính vào chân NVBD. NVBV – NVBD. - NVBV, NVBD làm đổ chất phóng xạ ra nền nhà. Chất phóng xạ dính vào chân NVBD. 8:05 NVBV gọi điện thoại tới CB. NVBV – CB. - NVBV gọi điện thoại tới CB thông báo: + Có sự cố đổ chất phóng xạ hở ra nền nhà. + Chất phóng xạ dính vào chân NVBD. - NVBV đề nghị CB tới ngay khu vực sự cố. 8:06 CB chuẩn bị thiết bị trước khi tới hiện trường. CB. - CB chuẩn bị trang thiết bị: + Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị đo bức xạ. Xác nhận thiết bị hoạt động tốt. + Kiểm tra thiết bị liên lạc. + Đeo liều kế điện tử có báo động. + Mặc quần áo bảo hộ chống nhiễm bẩn phóng xạ. + Lấy 01 thiết bị đo suất liều. Bọc vào túi nilông. (Một số hình ảnh minh hoạ cho các thiết bị hỗ trợ ƯPSC được giới thiệu trong Phụ lục 7). 8:10 CB có mặt tại hiện trường. CB – NVBV – NVBD. - CB yêu cầu: + Mọi người tránh xa vị trí nhiễm bẩn phóng xạ tối thiểu 30m. + NVBD ngồi riêng tại một vị trí an toàn không có người qua lại. 43 - NVBV thông báo sơ bộ lại tình hình. 8:15 CB khảo sát suất liều bức xạ. CB. - CB khảo sát suất liều tại khoảng cách 30m, 15m, 10m + Suất liều tại 30m là 8.9µ Sv/h. + Suất liều tại 15m là 37.7µ Sv/h. + Suất liều tại 10m là 86 µ Sv/h. - CB tính toán lượng I-131 đổ ra vào khoảng 5Ci (khoảng một nửa lượng phóng xạ ban đầu). 8:20 Xác định mức báo động và thông báo. CB – nhóm cán bộ tham gia ƯPSC. - Căn cứ theo kế hoạch ƯPSC cấp cơ sở, CB xác định đây là mức báo động vàng. - CB gọi điện thoại tới nhóm cán bộ tham gia ƯPSC: + Mô tả ngắn gọn sự cố. + Đề nghị nhóm nhóm nhân viên này trang bị thiết bị chống nhiễm bẩn phóng xạ và có mặt ngay tại hiện trường. - CB cũng gọi điện thông báo ngắn gọn về tình hình đến giám đốc bệnh viện. 8:30 Tẩy xạ cho NVBD. Nhóm cán bộ tham gia ƯPSC – NVBD. CB1, CB2, CB3 tẩy xạ cho NVBD theo quy trình tẩy xạ đã có [7]. 8:40 Hoàn thành việc tẩy xạ cho NVBD. CB – nhóm cán bộ tham gia ƯPSC. - CB, CB1, CB2, CB3 hoàn thành tẩy xạ cho NVBD. 44 8:45 Bắt đầu tẩy xạ nền nhà. Nhóm cán bộ tham gia ƯPSC. - CB1, CB2, CB3 tẩy xạ nền nhà theo quy trình tẩy xạ đã có [7]. 9:20 Hoàn thành tẩy xạ nền nhà. Nhóm cán bộ tham gia ƯPSC. - CB1, CB2, CB3 hoàn thành tẩy xạ cho nền nhà. 9:30 Kết thúc ƯPSC. CB. - CB thông báo cho các cá nhân liên quan: + Kết thúc ứng phó. + NVBD cần tuân thủ việc tới bệnh viện theo dõi sức khỏe như phác đồ điều trị yêu cầu. - CB làm báo cáo về sự cố gửi tới Giám đốc bệnh viện. 3.1.4. Quy trình ứng phó Sau khi hoàn thành nội dung chi tiết kịch bản 1, sơ đồ tóm tắt quy trình ứng phó được xây dựng để thể hiện ngắn gọn các hành động cần tiến hành; tổ chức, cá nhân thực hiện hành động đó khi sự cố xảy ra. Hình 3.1 trình bày quy trình ứng phó sự cố cho tình huống ở kịch bản 1 – nguồn phóng xạ hở bị đổ vỡ khi vận chuyển. 45 Hình 3.1: Quy trình ứng phó với tình huống nguồn phóng xạ hở bị đổ vỡ khi vận chuyển. Tổng kết, lập báo cáo sự cố - Thông báo kết thúc ứng phó. - Lập báo cáo gửi Giám đốc bệnh viện. Cán bộ bệnh viện - Tẩy xạ nạn nhân. - Tẩy xạ nền nhà. Nhóm đánh giá bức xạ Tiến hành tẩy xạ - Mức báo động. - Tình hình nạn nhân. Thông báo nhóm cán bộ tham gia ƯPSC Cán bộ bệnh viện - Khoanh vùng sự cố. - Cách li nạn nhân. - Khảo sát suất liều khu vực. Can thiệp hiện trường Cán bộ bệnh viện Thông báo cán bộ bệnh viện - Chuẩn bị trang thiết bị tới hiện trường. Nguồn phóng xạ hở bị đổ vỡ khi vận chuyển - Chất phóng xạ dính vào cơ thể. Đơn vị vận chuyển 46 3.2. Kết quả xây dựng kịch bản 2: ƯPSC đối với tình huống vận chuyển nguồn phóng xạ kín 3.2.1. Mô tả sự cố Vào lúc 22 giờ đêm, một xe vận chuyển một nguồn phóng xạ kín (Ir-192 hoạt độ 30 Ci) qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, trên xe còn có người lái và nhân viên áp tải nguồn phóng xạ. Tại đường XX, xe vận chuyển va chạm với một xe khách đi ngược chiều và bị lật xe. Người lái xe và nhân viên áp tải bị ngất và kẹt trong xe. Một số người trên đường chạy tới cứu lái xe và nhân viên áp tải. Xe vận chuyển có dấu hiệu phát cháy và nguồn phóng xạ có khả năng bị rơi ra khỏi thiết bị cất giữ. Người dân gọi điện thoại tới Cảnh sát PCCC để dập lửa, gọi điện thoại tới cứu thương để cứu chữa lái xe và nhân viên áp tải. 3.2.2. Danh sách phân vai Danh sách phân vai kịch bản 2 được trình bày trong Bảng 3.3. Bảng 3.3: Danh sách phân vai kịch bản 2. STT Nhân vật Ký hiệu Tên cán bộ Đơn vị công tác Số điện thoại Sở KH&CN 1 Chuyên viên Sở 1 CVS1 2 Chuyên viên Sở 2 CVS2 Cảnh sát PCCC 3 Cảnh sát 1 (chỉ huy) CS1 4 Cảnh sát 2 CS2 5 Cảnh sát 3 CS3 6 Cảnh sát 4 CS4 Công an địa phương 7 Công an 1 CA1 8 Công an 2 CA2 9 Công an 3 CA3 47 Xe áp tải 10 Lái xe LX 11 Nhân viên áp tải NVAT Người dân 12 Người dân 1 ND1 13 Người dân 2 ND2 Y tế 14 Nhân viên trực cứu thương CT 115 3.2.3. Kịch bản chi tiết Kịch bản 2 được xây dựng với tình huống xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín gặp tai nạn và có dấu hiệu phát cháy. Tuy nhiên, khi chuyên viên của Sở KH&CN đến khảo sát thì kết quả cho thấy mức bức xạ bằng phông môi trường, nguồn phóng xạ vẫn trong tình trạng an toàn nên việc chữa cháy có thể tiến hành ngay. Sau đó, chuyên viên Sở KH&CN sẽ tiến hành khảo sát lại suất liều quanh khu vực và tiến hành thu hồi nguồn, kết thúc hoạt động ứng phó. Các nội dung chi tiết của kịch bản 2 được trình bày trong Bảng 3.4. Bảng 3.4: Nội dung chi tiết kịch bản 2. Thời gian Các sự kiện chính Nhóm thực hiện Hành động ứng phó cụ thể 22:00 Xảy ra va chạm trên đường. Xe vận chuyển – Xe khách. - Hai xe va chạm trên đường. 22:02 Người dân tới cứu lái xe và nhân viên áp tải. ND1 – ND2 – NVAT – LX. - ND1, ND2: + Tiếp cận xe vận chuyển. + Đưa NVAT, LX vào lề đường. 48 22:10 Xin trợ giúp của cảnh sát PCCC 114. ND1 – CS 114. - ND1 gọi điện thoại tới cảnh sát PCCC 114 thông báo: + Xảy ra va chạm trên đường XX. + Xe phát cháy. + Giao thông đang bị ảnh hưởng vì tai nạn. - ND1 đề nghị cảnh sát có mặt để giải quyết sự việc. 22:10 Xin trợ giúp của cứu thương 115. ND2 – CT 115. - ND2 gọi điện thoại tới CT 115 thông báo: + Xảy ra va chạm trên đường XX. + Sơ bộ về người bị thương. - ND2 đề nghị cứu thương ngay lập tức có mặt tại hiện trường. 22:25 Cảnh sát PCCC, Cứu thương 115 có mặt tại hiện trường. CS1 – CS2 – CS3 – CS4 – CT 115. - CS1 chỉ huy ứng phó, phân công nhiệm vụ cho CS2, CS3, CS4. - CS2, CS3, CS4 tác nghiệp: + Không cho người dân tiếp cận xe bị nạn. + Chuẩn bị hành động chữa cháy. + Làm công tác phân luồng giao thông. - CT 115 đến hiện trường tiến hành nhanh việc sơ cứu ban đầu cho người bị thương, đưa người bị thương đến bệnh viện. 22:30 Phát hiện biểu tượng phóng xạ nguy hiểm, liên lạc CS2 – CS1 – CVS1. CS2 nhìn thấy biểu tượng phóng xạ nguy hiểm trên thành xe, phát hiện ra đây là xe vận chyển chất phóng xạ, báo cáo với CS1. - CS1 gọi điện tới Sở KH&CN thông báo sơ bộ về xe vận chuyển: + Đây là xe vận chuyển chất phóng xạ, biển số xe. + Địa điểm xảy ra tai nạn. 49 với Sở KH&CN. - CS1 đề nghị Sở KH&CN cung cấp ngay các hướng dẫn cần thiết để ứng phó và xin trợ giúp về ATBX. - CVS1 nhận điện thoại và điền vào mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin. - CVS đề nghị cảnh sát PCCC tiến hành khoanh vùng cách li 30m quanh khu vực sự cố, sẽ cử người trợ giúp về ATBX. 22:30 Xin trợ giúp từ công an địa phương. CS3 – CA1. - CS3 liên lạc với công an địa phương thông báo sơ bộ về tai nạn: + Địa điểm xảy ra tai nạn. + Tình hình người dân và giao thong hiện tại. + Đây là xe vận chuyển chất phóng xạ. - Đề nghị công an phường có trợ giúp ngay về nhân lực để ổn định tình hình khu vực. 22:35 Tra cứu thêm thông tin, chuẩn bị trang thiết bị trước khi tới hiện trường. CVS1 – CVS2. - CVS1 dựa vào các thông tin nhận được, tra cứu tìm ra đây là xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín Ir-192 hoạt độ 30 Ci, thông báo cho CVS2. - CVS2 chuẩn bị các thiết bị: + Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị, xác nhận thiết bị hoạt động tốt. + Kiểm tra thiết bị liên lạc. + Đeo liều kế điện tử có báo động. + Mặc quần áo bảo hộ chóng nhiễm bẩn phóng xạ. + Lấy 01 thiết bị đo suất liều, bọc vào túi nilông. + Bình chì có nắp, que gắp dài. 22:40 Công an địa phương CA1 – CA2 – CA3. - Công an địa phương đến hiện trường ổn định trật tự, lấy lời khai người dân, phân luồng giao thông. 50 đến hiện trường. 22:50 CVS đến hiện trường tai nạn. CVS1 – CVS2 – CS1. - CVS1 gặp CS1 nghe báo cáo về tình hình an ninh khu vực, hướng dẫn an toàn cho cảnh sát PCCC, công an địa phương và nhân dân. - CVS2 tiến hành đánh giá suất liều tại khoảng cách 30m, 15m, 10m. Kết quả là < 0.1 Sv/h, bằng mức phông môi trường. 22:55 Báo cáo kết quả khảo sát bức xạ. CVS2 – CVS1 – CS1 – CS2 – CS3 – CS4. - CVS2 thông báo sơ bộ kết quả khảo sát bức xạ cho CVS1: + Mức bức xạ bằng phông môi trường + Chưa tiến hành kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ. + Có thể tiến hành phương án chữa cháy. - CVS1 công bố mức bức xạ bằng phông môi trường và nhanh chóng tiến hành chữa cháy. 23:00 Tiến hành chữa cháy. CS1 – CS2 – CS3 – CS4. - Cảnh sát PCCC tiến hành chữa cháy bình thường. 23:15 Hoàn thành việc chữa cháy. CS1 – CVS1. - CS1 báo cáo đã hoàn thành việc chữa cháy với CVS1. 23:20 Khảo sát lại suất liều bức xạ quanh xe. CVS2 – CVS1. - CVS2 tiến hành khảo sát lại suất liều bức xạ quanh xe, nguồn vẫn trong tình trạng kín và báo cáo CVS1 có thể tiến hành biện pháp thu hồi nguồn. - CVS1 phối hợp CVS2 thực hiện thu hồi nguồn, đưa nguồn vào bình chì, khẳng định không còn nguồn khác ở hiện trường. 51 23:30 Tổng kết sự cố. Lực lượng tham gia ứng phó. - CVS1 ra thông báo việc chữa cháy đã hoàn thành, nguồn phóng xạ được thu hồi và cất giữ ở nơi an toàn, kết thúc ứng phó. - Công an địa phương giải tán nhân dân, phân luồng giao thông, báo cáo cấp trên xử lí xe gặp sự cố. - CVS1 làm báo cáo về sự cố gửi đến lãnh đạo sở KH&CN. 3.2.4. Quy trình ứng phó Hình 3.2 trình bày quy trình ứng phó với tình huống xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín gặp tai nạn. 52 Hình 3.2: Quy trình ứng phó với tình huống xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín gặp tai nạn. - Ra quyết định kết thúc ứng phó. - Lập báo cáo gửi trưởng Ban chỉ huy ƯPSC. Tổng kết, lập báo cáo sự cố - Đảm bảo an ninh. - Đánh giá suất liều. - Tiến hành chữa cháy. - Khảo sát lại suất liều. - Thu hồi nguồn. Can thiệp hiện trường - Hướng dẫn ban đầu. - Tra cứu thông tin. - Chuẩn bị thiết bị. Tập hợp lực lượng Chuyên viên Sở KH&CN Công an địa phương Yêu cầu hỗ trợ ứng phó Phát hiện biểu tượng phóng xạ - Bảo đảm an ninh. - Phân luồng giao thông. - Chuẩn bị chữa cháy. - Sơ cứu ban đầu, đưa người bị thương đến bệnh viện. Cứu thương 115 Cảnh sát PCCC 114 Thông báo cơ quan chức năng Người dân Đưa người bị thương ra khỏi xe Tai nạn với xe vận chuyển nguồn phóng xạ kín - Lái xe và nhân viên áp tải bị ngất. - Xe có dấu hiệu phát cháy. Người dân Cảnh sát PCCC 114 Cảnh sát PCCC 114 Chuyên viên Sở KH&CN 53 3.3. Kết quả xây dựng kịch bản 3: ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ bị phát hiện tại một cơ sở thu mua sắt thép phế liệu 3.3.1. Mô tả sự cố Vào thứ Sáu, ngày ... tại cơ sở thu mua phế liệu X, đường Y, địa phương ABC, tỉnh Đồng Nai tiếp nhận một lô hàng thép phế liệu. Hàng được bốc dỡ từ lúc 9h30 sáng. Có 3 nhân viên bốc dỡ hàng xuống sân bãi của cửa hàng. Khoảng 10h, bỗng một nhân viên phát hiện thấy một bình hình trụ có nắp đậy, được bắt vít rất chặt. Nhân viên này gọi các người khác đến xem. Mọi người tò mò xem xét vật thể lạ này. Trên thân bình có một mảnh kim loại hình chữ nhật, trên đó có nhiều chữ viết bằng tiếng nước ngoài nhưng đã bị xây xước nhiều nên rất khó đọc. Ngoài ra trên miếng kim loại đó có hình gồm 3 cánh quạt xếp cách đều nhau và phía dưới có dòng chữ bị xóa còn lại nét chữ "Ra........ve". Các nhân viên đều không để ý đến các dòng chữ và hình vẽ trên thân bình. Họ tiếp tục tìm cách để mở nắp bình. Một người lấy kìm và mỏ lết ra sức mở nắp bình. Sau 15 phút họ mở được nắp bình ra, bên trong chỉ có một thỏi kim loại nhỏ làm bằng thép không rỉ, có một ít bột bên trong bình. Mọi người truyền tay nhau xem và thấy không có gì hấp dẫn nên họ vứt thỏi kim loại xuống ngay cạnh bình kim loại đó. Sau đó mọi người ngồi tán chuyện và uống nước gần đó. Khoảng 12h. Anh A quản lý cửa hàng đến kiểm tra công việc và phát hiện thấy bình kim loại hình trụ bị tháo nắp trên đó có hình hoa thị mờ có dòng chữ như trên, ngoài ra còn thấy một ít bột trong đó. Sau khi trao đổi với nhân viên, anh A nghi ngờ đây là bình chứa nguồn phóng xạ và yêu cầu mọi người đứng tránh ra xa, gọi điện ngay cho Sở KH&CN Đồng Nai báo cáo về phát hiện của mình đồng thời yêu cầu trợ giúp. 3.3.2. Danh sách phân vai Danh sánh phân vai kịch bản 3 được trình bảy ở Bảng 3.5. 54 Bảng 3.5: Danh sách phân vai kịch bản 3. STT Nhân vật Ký hiệu Tên cán bộ Đơn vị công tác Số điện thoại Sở KHCN 1 Chỉ huy Sở KH&CN CHS X1 2 Chuyên viên Sở CVS X2 Nhóm đánh giá bức xạ 3 Trưởng nhóm đánh giá CG1 Sở KH&CN Đồng Nai X3 4 Chuyên gia 2 CG2 Sở KH&CN Đồng Nai 5 Chuyên gia 3 CG3 Sở KH&CN Đồng Nai 6 Chuyên gia 4 CG4 Sở KH&CN Đồng Nai 7 Chuyên gia 5 CG5 Trung tâm hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh Công an địa phương 9 Chỉ huy Công an CA1 Công an địa phương ABC X4 10 Công an 2 CA2 Công an địa phương ABC 11 Công an 3 CA3 Công an địa phương ABC Cơ sở thu mua phế liệu 12 Chủ cơ sở - Anh A Anh A X5 13 Nhân viên 1 NV1 14 Nhân viên 2 NV2 15 Nhân viên 3 NV3 55 3.3.3. Kịch bản chi tiết Nội dung chi tiết kịch bản 3 được trình bày trong Bảng 3.6. Bảng 3.6: Nội dung chi tiết kịch bản 3. STT Thời gian Các sự kiện chính Nhóm thực hiện Hành động ứng phó cụ thể Giai đoạn 1: Tiếp nhận và xử lý thông tin ban đầu 1.1 12:00 Phát hiện vật lạ có một số dấu hiệu khó hiểu. Anh A. - Chủ cơ sở phát hiện thấy vật lạ có một số dấu hiệu khó hiểu: + Bình hình trụ bị tháo nắp có một ít bột trắng bên trong. + Miếng kim loại có hình ba cánh quạt xếp cách đều nhau và dòng chữ bị xoá còn lại nét chữ “Ra.......ve”. 1.2 12:15 Anh A nghi ngờ vật này là chất phóng xạ và gọi điện thông báo cho sở KH&CN . Anh A – CVS. - Anh A yêu cầu mọi người tạm thời tránh xa khu vực này. - Anh A quay số điện thoại X2 gặp và trao đổi với chuyên viên Sở: + Thông báo thông tin sơ bộ về cơ sở: địa điểm, người chủ cơ sở, số điện thoại liên lạc của Anh A: X5. + Mô tả về vật thể nghi ngờ là bình chứa nguồn phóng xạ: bình hình trụ bị tháo nắp, trên bình có hình 3 cánh quạt và dòng chữ "Ra ...ve". + Xin trợ giúp của Sở KH&CN. - CVS nhận điện thoại và ghi lại thông tin của anh A vào Mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin. 56 1.3 12:20 Tra cứu thông tin còn thiếu. CVS. - CVS đối chiếu thông tin vừa ghi lại với thông tin còn thiếu. Hỏi nếu cần thiết bổ sung thông tin. 1.4 12:25 Thu thập thêm thông tin cần thiết từ cơ sở và đưa ra một số biện pháp bảo vệ tạm thời. CVS – Anh A. - CVS gọi điện cho anh A: + Hỏi thêm phần còn thiếu trong mẫu thu thập và xác nhận thông tin chính xác: • Thời gian phát hiện vật thể? • Lô phế liệu chuyển đến từ lúc nào? • Có người tiếp cận gần vật thể lạ này hay không? • Tình hình sức khỏe của những người tại đây? + Đưa ra lời khuyên nhanh cho anh A: • Yêu cầu mọi người tránh xa vật thể nghi ngờ tối thiểu 30m. • Không rời khỏi cơ sở trước khi cơ quan chức năng đến. 2. Giai đoạn 2: Thông báo cho các tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó sự cố Nhánh 1: Công an địa phương 2.1 12:35 Thông báo cho chỉ huy công an địa phương. CVS – CA1. - CVS gọi điện thoại cho chỉ huy công an địa phương theo số X4 gặp CA1. + Thông báo thông tin về cơ sở có nghi ngờ có nguồn phóng xạ. + Yêu cầu chỉ huy công an địa phương: • Cử người xuống cơ sở để nắm tình hình và bảo đảm trật tự trị an ở khu vực này. • Thực hiện ngay một số biện pháp: lập hàng 57 rào bán kính 30m xung quanh đống phế thải có vật thể nghi ngờ. Kiểm soát không cho người đi vào khu vực này. • Lập danh sách những người có mặt tại hiện trường từ buổi sáng sớm đến lúc công an đến hiện trường. • Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ cho chỉ huy sở (CHS) theo số điện thoại X1. Nhánh 2: Sở KH&CN, Ban chỉ huy ƯPSC 2.2 12:40 Tác nghiệp trong Sở KH& CN. CVS – CHS. - CVS báo cáo CHS: + Phân loại mức báo động theo tình huống sự cố tại cơ sở thu mua phế liệu theo các thông tin cơ sở. Xác định Mức báo động vàng. + Nộp Mẫu thông báo và tiếp nhận thông tin. - CVS đề nghị Sở KH&CN cung cấp ngay các hướng dẫn cần thiết để ứng phó. - CVS đề xuất yêu cầu hỗ trợ kĩ thuật từ Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. 2.3 12:45 Báo cáo tình hình sơ bộ cho Trưởng Ban chỉ huy ƯPSC. CHS – Trưởng Ban chỉ huy ƯPSC. - CVS gọi điện thoại cho Trưởng Ban chỉ huy ƯPSC (đại diện UBND tỉnh) thông báo: + Thời gian, địa điểm xảy ra sự cố. + Sự cố được đánh giá tạm thời ở mức báo động vàng. + Đã điều động công an xuống giữ trật tự trị an và yêu cầu công an báo cáo tình hình đảm bảo an ninh khu vực. + Cần sự hỗ trợ kĩ thuật từ Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. 58 2.4 12:50 Triệu tập thành viên Ban chỉ huy ƯPSC. Ban chỉ huy ƯPSC. - Trưởng Ban chỉ huy ƯPSC triệu tập thành viên, điền vào Mẫu bổ nhiệm và điều động người chỉ huy hiện trường: + Công bố mức báo động sự cố. + Bổ nhiệm CHS là người chỉ huy ứng phó và hiện trường sự cố. 3. Giai đoạn 3: Huy động nguồn lực và triển khai ứng phó Nhánh 1: Công an địa phương 3.1 12:40 Triệu tập công an địa phương. CA1 – CA2 – CA3. CA1 triệu tập thêm CA2, CA3 cùng xuống hiện trường. - CA1 phân công công việc cho các thành viên nhóm: + CA2 khoanh vùng, lập danh sách thông tin những người tiếp xúc với vật thể lạ. + CA3 bảo vệ trật tự xung quanh khu vực. + CA2, CA3 báo cáo tình hình công việc cho CA1. Nhánh 2: Sở KH&CN, Ban chỉ huy ƯPSC 3.2 13:00 Kết nối với Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. CHS - Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. - CHS gọi điện thoại cho Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh theo số X3: + Thông báo thông tin: • Địa điểm xảy ra sự cố. • Có dấu hiệu của nguồn phóng xạ vô chủ. • Bình đựng nguồn phóng xạ bị phá vỡ, nghi có bột phóng xạ. • Có người tiếp xúc với thỏi kim loại trong bình. 59 + Yêu cầu hỗ trợ kĩ thuật từ phía Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh có người trực tại ở sở Trung tâm để tính toán liều nạn nhân, hoạt độ của nguồn. 3.3 13:05 Thành lập nhóm đánh giá bức xạ. CHS – nhóm đánh giá bức xạ. - CHS lập nhóm đánh giá bức xạ gồm 5 chuyên gia: + Trưởng nhóm đánh giá (CG1) và các thành viên gồm CG2, CG3, CG4 thuộc sở KH&CN. + CG5 thuộc Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. 3.4 13:10 Huy động các nguồn lực ứng phó. CHS – Công an tỉnh – Sở y tế. - CHS liên lạc với các nguồn lực ứng phó khác (công an tỉnh, sở y tế), điều động người đến hiện trường sự cố. 3.5 13:10 Phân công nhiệm vụ cho các chuyên gia. CG1 – CG2 – CG3 – CG4 – CG5. - Trưởng nhóm CG1 phân công: + CG2: • Khảo sát suất liều xung quanh khu vực để định vị nguồn. • Xác định lại hàng rào khoanh vùng. • Xác định đồng vị phóng xạ. + CG3: đánh giá nhiễm bẩn tại khu vực xảy ra sự cố. + CG4: phỏng vấn, lấy thông tin từ các nhân viên của cửa hàng để đánh giá liều của các nạn nhân. - CG1 yêu cầu các chuyên gia chuẩn bị thêm: Quần áo bảo hộ, bình chì có nắp, que gắp dài, 04 60 liều kế cá nhân điện tử hiện số, biển cảnh báo phóng xạ, dây chăng, thước laser, các phiếu ghi số liệu và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị, xác nhận thiết bị hoạt động tốt. + CG5: trực ở trụ sở Trung tâm. 4. Giai đoạn 4: Tiến hành các biện pháp can thiệp tại hiện trường Nhánh 1: Công an địa phương 4.1 12:55 Công an địa phương xuống hiện trường. CA1 – CA2 – CA3. - Nhóm 3 công an xuống hiện trường tiến hành các công việc đã được phân công. 4.2 13:00 Thực hiện khoanh vùng, lập danh sách. CA2. - CA2 thực hiện nhiệm vụ: + Khoanh vùng theo hướng dẫn của CA1, lấy dây khoanh bán kính 30m xung quanh khu vực phế liệu. + Lập danh sách những người có mặt ở hiện trường. - Báo cáo CA1 khi hoàn thành công việc. 4.3 13:00 Giữ gìn trật tự trị an, kiểm soát tiếp cận. CA3. - CA3 thực hiện nhiệm vụ: + Ngăn chặn người muốn tiếp cận. + Giữ gìn trật tự. + Hướng dẫn mọi người không tập trung xung quanh khu vực hàng rào. + Yêu cầu một số nhân viên cửa hàng đứng tại khu vực hàng rào để bảo vệ an ninh. - Báo cáo CA1 về tình hình trị an. 61 4.4 13:15 Báo cáo tình hình cho CHS, lãnh đạo công an tỉnh. CA1 – CHS – lãnh đạo công an tỉnh. - CA1 gọi điện báo cáo CHS: + Đã khoanh vùng xung quanh khu vực theo yêu cầu. + Đã thực hiện đảm bảo trật tự trị an. + Không cho người tiếp cận vào khu vực hàng rào. + Đã lập danh sách những người tiếp cận gần vật thể lạ và toàn bộ nhân viên của cơ sở. - CA1 báo cáo lãnh đạo công an tỉnh: + Đã thực hiện các yêu cầu của Sở KH&CN. + Vấn đề đảm bảo trật tự trị an tại cơ sở được đảm bảo. 4.5 13:20 Nhân dân xung quanh gây mất trật tự trị an. CA3 – CA1. - CA3 báo cáo CA1: + Một số đông người dân bắt đầu tụ tập và bàn tán. + Nhiều người số gắng tiếp cận vào khu vực hàng rào ngăn cách. + Xuất hiện một số phóng viên. - CA3 đề xuất yêu cầu hỗ trợ với CA1. 4.6 13:25 Báo cáo tình hình cho CHS, lãnh đạo công an tỉnh. CA1 – CHS – lãnh đạo công an tỉnh. - CA1 gọi điện cho CHS, lãnh đạo công an tỉnh: + Báo cáo diễn biến tình hình về trật tự trị an. + Yêu cầu trợ giúp người đến đảm bảo an ninh. + Cử người phát ngôn đến làm việc với báo chí. 62 Nhánh 2: Sở KH&CN, Ban chỉ huy ƯPSC 4.7 13:30 Đến hiện trường sự cố. Lực lượng ứng phó đã điều động – CA1. - CHS chỉ đạo ƯPSC, trao đổi bên ngoài với Chỉ huy công an CA1. - Các lực lượng ứng phó hoạt động dưới sự chỉ huy của CHS. - CG1 đề nghị cung cấp danh sách những người có mặt tại hiện trường mà công an đã lập. 4.8 13:35 Tiến đến hàng rào khoanh vùng. CG1 – CG2 – CG3 – CG4 – CA1. - Các chuyên gia chuẩn bị vào trong hàng rào khoanh vùng: + CG2 chuẩn bị đo suất liều khu vực: • Mặc quần áo bảo hộ. • Đeo liều kế điện tử có báo động • Lấy 01 thiết bị đo suất liều. + CG3 chuẩn bị đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ: • Mặc quần áo bảo hộ chống nhiễm bẩn phóng xạ. • Kiểm tra thiết bị liên lạc. • Đeo liều kế điện tử có báo động. • Chuẩn bị theo bộ dụng cụ lấy mẫu nhiễm bẩn. + CG4 nhận danh sách người có mặt tại hiện trường từ CA1, chuẩn bị thu thập thông tin, đánh giá nhiễm bẩn cá nhân, xác định nạn nhân bị chiếu xạ quá liều. 4.9 13:40 Đo suất liều trong khu CG1 – CG2. - CG2 tiến hành các công việc: + Xác định mốc một số giá trị suất liều và cắm mốc. + Lập kế hoạch xác định vị trí nguồn phóng xạ. 63 vực, định vị và nhận diện nguồn. + Xác định vị trí có suất liều cao nhất - dấu hiệu xác định vị trí nguồn. Xác định được vị trí nguồn và bình hình trụ. + Tại khoảng cách 1m cách bình hình trụ, suất liều đo được cỡ 100 µ Sv/h. + Xác định đồng vị phóng xạ. Kết quả Co-60. - CG2 rút ra biên giới hàng rào khoanh vùng. - CG1 báo cáo kết quả liên tục bằng bộ đàm với CG1 và kết quả kiểm soát liều cá nhân của mình sau khi ra hàng rào. 4.10 13:40 Lấy mẫu đánh giá nhiễm bẩn phóng xạ CG1 – CG3. - CG3: Lấy mẫu nhiễm bẩn của mẫu bột trong bình hình trụ, đo phóng xạ của mẫu. Xác định không có nhiễm bẩn phóng xạ. - CG3 báo cáo kết quả với CG1 và kết quả kiểm soát liều cá nhân của mình. 4.11 13:40 Đánh giá nhiễm bẩn cá nhân, xác định nạn nhân bị chiếu xạ quá liều. CG4 – Anh A – 3 nhân viên – dân chúng. - CG4 trao đổi thông tin với anh A: + CG4: • Phát hiện khi nào, lô phế liệu về khi nào? • Những ai tiếp xúc? • Thời gian tiếp xúc, khoảng cách tiếp xúc? • Có gì bên trong bình trụ? + Anh A: • Bình mới có một số nhân viên phá ra, có một thỏi bọc thép không rỉ và đã ném lại cùng vào đống phế liệu nơi đặt bình trụ. • Có 03 nhân viên tiếp xúc và ở gần khu vực đống phế liệu là NV1, NV2, NV3. - CG4 gặp và phỏng vấn 3 nhân viên trên: 64 + CG4: • Tiếp xúc nguồn ở khoảng cách nào? • Thời gian tiếp xúc bao lâu? • Bình chì hay vật thể lạ có dấu hiệu gì khác thường (nứt, rỉ, có bột,...) ? • Có triệu chứng gì với sức khoẻ không? + NV1 trả lời: • Mở nắp nguồn 15 phút. • Cầm tay vào thỏi kim loại bọc thép không rỉ: 10 giây. • Ngồi uống nước cách 5m: 30 phút. • Có thấy bột màu trắng trong bình hình trụ. • Chưa thấy triệu chứng gì với sức khoẻ. + NV2 trả lời: • Cầm tay vào thỏi kim loại: 10 giây. • Ngồi uống nước cách 5m: 30 phút. • Chưa thấy triệu chứng gì với sức khoẻ. + NV3 trả lời: • Ngồi uống nước cách 5m: 30 phút. • Chưa thấy triệu chứng gì với sức khoẻ. 4.12 13:40 Tính toán liều nạn nhân, hoạt độ phóng xạ nguồn. CG1 – CG5. - CG1 điện thoại cho CG5 trực ở trụ sở Trung tâm: • + Yêu cầu tính liều những nạn nhân. • + Yêu cầu tính toán hoạt độ của nguồn. - CG5 báo cáo kết quả tính toán được với CG1. 65 4.13 13:55 Thu thập thông tin. CG1. - CG1 tập hợp thông tin từ CG2, CG3, CG4, CG5 về: liều của nạn nhân, liều của nhân viên ứng phó, suất liều khu vực, kết quả đo nhiễm bẩn phóng xạ. - CG1 tổng hợp thông tin về nguồn: vị trí, bình chứa, biên giới khoanh vùng, đồng vị, hoạt độ. 4.14 14:00 Thảo luận nhóm đánh giá và kết luận. CG1 – CG2 – CG3 – CG4. - CG1 kết luận: + Không có nhiễm bẩn phóng xạ. + Nguồn vẫn trong tình trạng kín. + Bình hình trụ bị mở nắp không có nguồn. + Nguồn đang nằm lẫn trong đống phế liệu. + Nguồn phóng xạ là Co-60, hoạt độ khoảng 10Ci. + Có người bị chiếu xạ quá liều. + Nhóm có khả năng thực hiện thu hồi nguồn. - CG1 đề xuất phương án: + Cử nhân viên y tế đến đưa các bệnh nhân bị chiếu xạ quá liều vào bệnh viện. + Thu hồi nguồn đưa về nơi cất giữ an toàn. 4.15 14:10 Báo cáo CHS. CG1 – CHS. - CG1 báo cáo với CHS: + Không có nhiễm bẩn phóng xạ. + Đã kiểm soát được tình hình bức xạ, đã khoanh vùng. + Đánh giá được nguồn phóng xạ là Co-60, hoạt độ sơ bộ của nguồn khoảng 10Ci. + Thông tin nạn nhân bị chiếu xạ quá liều. + Nhóm kỹ thuật có đầy đủ các phương tiện cần thiết đến thu hồi nguồn. Đề nghị Chỉ huy đồng ý phương án thu hồi. 66 - CG1 yêu cầu trợ giúp: cử nhân viên y tế đến trợ giúp cho các nạn nhân bị chiếu xạ quá liều, bị hoảng loạn tâm lý,... - CHS nghe báo cáo, phê duyệt yêu cầu trợ giúp y tế và phương án hành động thu hồi nguồn. 4.16 14:20 Thu hồi nguồn, kiểm tra lại khu vực. CG1 – CG2 – CG3 – CG4 – CHS. - Nhóm đánh giá thực hiện các công việc: + Đưa nguồn vào bình chì. + Kiểm tra lại hiện trường. Khẳng định không còn nguồn khác ở hiện trường. - CG1 Báo cáo đã kết thúc việc thu hồi nguồn với CHS. Cơ sở đã trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn 5: Kết thúc hoạt động ứng phó và chuẩn bị cho kế hoạch khắc phục dài hạn 5.1 14:30 Tổng kết sự cố. Các tổ chức tham gia ƯPSC. - CHS ra quyết định kết thúc ứng phó. - CHS thông báo cơ sở đã trở về trạng thái bình thường, nguồn được đưa về cất giữ ở nơi lưu giữ an toàn, công an kết thúc nhiệm vụ bảo vệ an ninh, phân luồng giao thông, sơ tán dân. - CHS giao cho nhân viên Y tế nhiệm vụ theo dõi, điều trị sức khoẻ nạn nhân. Nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để theo dõi sức khỏe. Giai đoạn 6: Báo cáo: CHS lập báo cáo tổng kết sự cố gửi cho Trưởng ban chỉ huy ƯPSC. 3.3.4. Quy trình ứng phó Hình 3.3 trình bày quy trình ứng phó sự cố với tình huống nguồn phóng xạ được phát hiện tại cơ sở thu mua phế liệu. 67 Hình 3.3: Quy trình ứng phó với tình huống nguồn phóng xạ được phát hiện tại cơ sở thu mua phế liệu. Tổng kết, lập báo cáo sự cố - Ra quyết định kết thúc ứng phó. - Lập báo cáo gửi trưởng Ban chỉ huy ƯPSC. Chỉ huy hiện trường Can thiệp hiện trường - Khảo sát suất liều. - Xác định vị trí nguồn. - Kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ. - Thu thập thông tin. - Thu hồi nguồn. - Kiểm tra lại hiện trường. Nhóm đánh giá bức xạ Triệu tập thành viên Ban chỉ huy - Bổ nhiệm người chỉ huy hiện trường. - Điều động các lực lượng ứng phó. - Thành lập nhóm đánh giá bức xạ. Trưởng Ban chỉ huy - Đảm bảo an ninh. - Khoanh vùng sự cố. - Điều tra thông tin. - Tính liều nạn nhân. - Tính hoạt độ và đánh giá nguồn phóng xạ. Công an Đơn vị hỗ trợ kĩ thuật Thông báo cơ quan chức năng Thông báo Sở KH&CN - Thu thập thông tin. - Cung cấp hướng dẫn ban đầu. - Đánh giá sự cố. - Xác định mức báo động. - Nghi ngờ chất phóng xạ. - Yêu cầu tránh xa vật thể lạ. Phát hiện vật thể lạ Chủ cơ sở Chuyên viên Sở KH&CN 68 KẾT LUẬN CHUNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI Kết quả thực hiện đề tài: Với việc sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin, tôi đã tìm hiểu được thực tế tình hình sử dụng các nguồn bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Từ đó, các tình huống thuộc nhóm nguy cơ cao tại địa phương được phân tích và lựa chọn để xây dựng ba kịch bản ƯPSC dựa trên nền tảng lý thuyết đã nghiên cứu. Ba kịch bản ƯPSC bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xây dựng bao gồm: - Kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn hở bị đổ vỡ và phát tán ra ngoài môi trường. - Kịch bản ƯPSC đối với tình huống vận chuyển nguồn phóng xạ kín. - Kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ bị phát hiện tại một cơ sở thu mua sắt thép phế liệu. Hướng phát triển đề tài: Từ những kịch bản đã được xây dựng cho các sự cố thường gặp trong thực tế cuộc sống, tôi xin đề xuất hướng phát triển của đề tài gồm có: - Xây dựng kịch bản ƯPSC đối với tình huống máy X-quang gặp sự cố hệ điều khiển trong lúc phát tia. - Xây dựng kịch bản ƯPSC đối với tình huống nguồn phóng xạ kín bị rơi ra khỏi container chứa nguồn. Với những kịch bản ƯPSC đã được xây dựng ở Đồng Nai, tôi hi vọng việc xây dựng kịch bản tổng quát để ƯPSC bức xạ cấp quốc gia sẽ được hình thành và áp dụng vào thực tiễn, đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho cuộc sống trước sự cố bức xạ. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ KH&CN (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN ngày 8/11/2012 về “Quy định về kiểm soát và bảo đảm an toàn bức xạ trong chiếu xạ nghề nghiệp và chiếu xạ công chúng”. [2] Bộ KH&CN (2012), Thông tư số 24/2012/TT-BKHCN ngày 4/12/2012 về việc “Hướng dẫn lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân cấp cơ sở và cấp tỉnh”. [3] QCVN 6: 2010/BKHCN (2010), “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ” (ban hành kèm theo thông tư số 24/2010/TT-BKHCN ngày 29/12/2010). [4] Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2008), Luật Năng lượng Nguyên tử số 18/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008. [5] Nguyễn Văn Hùng (2012), “Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN về Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”. [6] UBND Tp. Hồ Chí Minh (2011), Dự thảo "Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh". [7] Viện Nghiên cứu hạt nhân (2003), “Chỉ dẫn kĩ thuật về tẩy xạ bề mặt và xác định độ nhiễm bẩn phóng xạ bề mặt”. [8] [9] d08c173af0ea. 70 CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: MẪU THÔNG BÁO VÀ TIẾP NHẬN THÔNG TIN [2] A. THÔNG TIN CHUNG Họ tên người nhận điện thoại: ....................................................................................... Địa chỉ công tác: ............................................................................................................ Sở KH&CN: .................................................................................................................. Cảnh sát 113: ................................................................................................................. Cứu thương 115: ........................................................................................................... Phòng cháy chữa cháy 114: ........................................................................................... Công an khu vực: .......................................................................................................... UBND phường: ............................................................................................................. Đơn vị khác: .................................................................................................................. Số điện thoại liên hệ: ..................................................................................................... B. THÔNG TIN ĐẾN Tên người gọi: .............................................................................................................. Thuộc đối tượng: Người dân Nhân viên cơ sở Lực lượng ứng phó Cơ quan hoặc địa chỉ: .................................................................................................... Số điện thoại người gọi:........................................................Giờ gọi: .......................... Vị trí xảy ra sự cố: ......................................................................................................... Mô tả sự cố: .................................................................................................................. ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Có hưởng tới người dân: Có Không Tình huống có yêu cầu trợ giúp không? Có Không Yêu cầu trợ giúp gì? ....................................................................................................................................... Đưa ra lời khuyên (khuyến cáo) ngay cho người gọi (qua điện thoại): ....................................................................................................................................... Xác minh cuộc gọi: Có Không Gửi bản sao cho: Ban chỉ huy ƯPSC Sở KH&CN Người nhận điện thoại (Ký, ghi rõ họ tên) 71 PHỤ LỤC 2: MẪU XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BÁO ĐỘNG [6] I. THÔNG TIN CHUNG - Đơn vị thực hiện: ........................................................................................................ - Người thực hiện: ......................................................................................................... - Thông tin liên hệ: Tel/Fax/ Email: .............................................................................. - Ngày, giờ thực hiện:.................................................................................................... II. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ BÁO ĐỘNG 1. Thông tin sự cố - Địa điểm xảy ra: .......................................................................................................... - Thời gian: .................................................................................................................... - Mô tả tình huống sự cố: .............................................................................................. ....................................................................................................................................... 2. Xác định mức báo động: Mức báo động Trắng: • Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 4 và nhóm 5. • Mức độ ảnh hưởng ở diện tích nhỏ hơn 100 m2. • Không có nhiễm bẩn phóng xạ. • Số người bị chiếu xạ ít hơn 10 người. • Chiếu xạ dân chúng vượt quá 1mSv ngưng nhỏ hơn 20mSv. • Sự cố không gây ra hiệu ứng tất nhiên. Mức báo động Vàng: • Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 2 và nhóm 3. • Nguồn phóng xạ hở. • Mức độ ảnh hưởng trên diện tích từ 100m2 đến 1km2. • Có nhiễm bẩn phóng xạ nhỏ hơn 100m2. • Số người bị chiếu xạ từ 10 đến 50 người. • Có thể có hiệu ứng tất nhiên ít nghiêm trọng với số ít người (ít hơn 5 người). 72 Mức báo động Đỏ: • Nguồn phóng xạ kín thuộc nhóm 1 và nhóm 2. • Nguồn phóng xạ hở. • Mức độ ảnh hưởng ở diện tích 1km2 trở lên. • Có nhiễm bẩn phóng xạ lớn hơn 100m2. • Số người bị chiếu xạ lớn hơn 50 người. • Xuất hiện hiệu ứng tất nhiên nghiêm trọng (5 người trở lên). Lưu ý: 1. Các tiêu chí được sắp xếp theo mức độ quan trọng tăng dần. 2. Khi sự cố không đạt tất cả các tiêu chí thì phân mức báo động cân nhắc theo các tiêu chí quan trọng hơn. III. BÁO CÁO BAN CHỈ HUY: Trưởng ban Ghi rõ tên: ................................................... Phó ban thường trực Ghi rõ tên: ................................................... Phó ban Ghi rõ tên: ................................................... Thành viên Ban chỉ đạo Ghi rõ tên: ................................................... Hình thức báo cáo: Điện thoại Thư gửi E-mail 73 PHỤ LỤC 3: MẪU ĐIỀU ĐỘNG VÀ BỔ NHIỆM NGƯỜI CHỈ HUY HIỆN TRƯỜNG [6] I. NGƯỜI CHỈ HUY ỨNG PHÓ SỰ CỐ • Trưởng ban: ........................................................................................................ • Phó ban thường trực: .......................................................................................... • Thành viên Ban chỉ huy (Được ủy quyền): ........................................................ II. MỨC BÁO ĐỘNG • Mức Trắng • Mức Vàng • Mức Đỏ III. BỔ NHIỆM NGƯỜI CHỈ HUY HIỆN TRƯỜNG • Phó ban thường trực: .......................................................................................... • Phó ban: .............................................................................................................. • Thành viên:......................................................................................................... • Các cá nhân, đơn vị khác: .................................................................................. IV. ĐIỀU ĐỘNG VÀ YÊU CẦU HỖ TRỢ TỪ CÁC TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN 1. Mức báo động Trắng: - Người chỉ huy ứng phó: Phó Trưởng ban thường trực. - Người chỉ huy hiện trường: Phó Trưởng ban thường trực. Các tổ chức cần điều động Lực lượng ứng phó chính Lực lượng ứng phó bổ sung Sở KH&CN X Công an địa phương X Sở Thông tin và Truyền thông X UBND Phường/Xã: X 74 2. Mức báo động Vàng: - Ban chỉ huy: một số thành viên trong ban chỉ huy được triệu tập theo yêu cầu của Phó Trưởng ban thường trực. - Người chỉ huy ứng phó: Phó Trưởng ban thường trực. - Người chỉ huy hiện trường: Phó Trưởng ban thường trực. Các tổ chức cần điều động Lực lượng ứng phó chính Lực lượng ứng phó bổ sung Ban Chỉ huy X Sở KH&CN X Công an tỉnh X Sở Cảnh sát PCCC X Sở Y tế X Sở Tài nguyên và Môi trường X Sở Thông tin và Truyền thông X UBND Phường/Xã:......................................... X UBND Quận/ Huyện:................................... X 3. Mức báo động Đỏ - Ban chỉ huy: Triệu tập toàn Ban chỉ huy. - Người chỉ huy ứng phó: Trưởng ban. - Người chỉ huy hiện trường: Phó Trưởng ban thường trực. Các tổ chức cần điều động Lực lượng chuyên trách Lực lượng bổ sung 1. Tổ chức tham gia ứng phó chính Ban Chỉ huy X Sở KH&CN X Công an tỉnh X 75 Sở Cảnh sát PCCC X Sở Y tế X Sở Tài nguyên và Môi trường X Sở Thông tin và Truyền thông X UBND Phường/Xã:......................................... X UBNDn Quận/ Huyện:................................... X 2. Các đơn vị hỗ trợ kĩ thuật và tư vấn ATBX, hạt nhân Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh X Cục ATBX và hạt nhân X Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. X 3. Các tổ chức quần chúng khác Dân quân tự vệ X Hội Chữ thập đỏ X Lực lượng thanh niên xung phong X TRƯỞNG BAN/ PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC (Ký và ghi rõ họ tên) 76 PHỤ LỤC 4: TIÊU CHÍ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG ỨNG PHÓ VÀ KHÔI PHỤC DÀI HẠN STT Loại tình huống Tiêu chí kết thúc hoạt động ứng phó Kế hoạch khôi phục dài hạn 1 Nguồn kín nhóm 1, 2, 3, 4, 5. - Đã phát hiện thấy nguồn. - Nguồn đã được kiểm soát. - Nguồn được thu hồi và đưa về nơi lưu giữ an toàn. Không có. 2 Nguồn kín nhóm 1. - Đã phát hiện thấy nguồn. - Nguồn đã được kiểm soát. - Suất liều bức xạ ngoài khu vực kiểm soát < 100 µ Sv/h. Lập kế hoạch thu hồi nguồn đưa về nơi giữ an toàn. 3 Nguồn kín nhóm 2. - Không tìm thấy. - Đã huy động tất cả lực lượng trong vài tháng nhưng không có kết quả. Lực lượng hỗ trợ ATBX tiếp tục lên kế hoạch tìm kiếm. 4 Nguồn kín nhóm 3, 4, 5. - Không tìm thấy - Đã nỗ lực tìm kiếm trong vài tháng nhưng không có kết quả. Lực lượng hỗ trợ ATBX tiếp tục lên kế hoạch tìm kiếm. 5 Nguồn hở, nhiễm bẩn phóng xạ đất đá khu vực nhỏ. - Thực hiện thu hồi, tẩy xạ đến dưới mức suất liều 100 µ Sv/h. - Thực hiện kiểm soát khu vực này. Tiếp tục thực hện các biện pháp tẩy xạ làm giảm bức xạ ngoài đến 1µ Sv/h. 6 Nguồn hở, nhiễm bẩn phóng xạ đất đá khu vực rộng - Thực hiện thu hồi, tẩy xạ đến dưới mức suất liều 1mSv/h. - Thực hiện kiểm soát khu vực này. Tiếp tục thự hiện các biện pháp làm giảm bức xạ ngoài đến thấp nhất có thể nếu thực hiện được. 77 lớn. 7 Nhiễm bẩn phóng xạ trong không khí. Đánh giá được các khu vực bị ảnh hưởng của luồng khí phóng xạ, thông báo cho người dân tạm thời ở trong nhà, đóng kín cửa, hoặc tránh xa các khu vực bị ảnh hưởng. - Đánh giá lại nhiễm bẩn phóng xạ trong không khí, phóng xạ lắng đọng trong đất đá. - Khuyến cáo người dân quay trở lại khi bức xạ đo được trong không khí <1 µ Sv/h. 8 Nhiễm bẩn phóng xạ nguồn nước, lương thực, thực phẩm. - Chỉ dẫn người dân hạn chế tiêu thụ lương thực, thực phẩm, nguồn nước nhiễm bẩn phóng xạ tại khu vực bị ảnh hưởng. - Khuyến cáo sử dụng lương thực, thực phẩm, nguồn nước ở nơi khác. - Sắp xếp nơi cư trú tạm thời cho những người phải sơ tán. - Đưa người dân quay trở về nơi sinh sống ban đầu. 78 PHỤ LỤC 5: MẪU HƯỚNG DẪN NỘI DUNG BÁO CÁO SỰ CỐ BỨC XẠ 1. Tiêu đề báo cáo: ....................................................................................................... 2. Kính gửi: Bộ Khoa học và Công Nghệ,.... 3. Mô tả tóm tắt sự cố: (mô tả ngắn gọn về sự cố, nguyên nhân xảy ra, hậu quả, các hành động ứng phó, các bài học kinh nghiệm, các kết luận chính và đề xuất (nếu có): - Sự kiện ban đầu:.......................................................................................................... - Khu vực xảy ra sự cố: ................................................................................................. - Thời gian xảy ra sự cố: ............................................................................................... - Người liên hệ: tên, điện thoại, fax, email: .................................................................. - Môi trường xảy ra sự cố: Cơ sở chiếu xạ, sản xuất đồng vị, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, chẩn đoán/điều trị y tế, vận chuyển, khu vực dân cư, quân đội, dân sự, nghiên cứu và phát triển hạt nhân, khác (nêu rõ). - Nguồn và thiết bị bức xạ: ............................................................................................ - Loại bức xạ: alpha, beta, gamma, gamma-neutron, X-ray. 4. Các hoạt động ứng phó sự cố: Mô tả các hoạt động ban đầu để thu hồi, bảo vệ lực lượng ứng phó, công chúng và hành động giảm thiểu. 5. Hậu quả về người: - Bản chất chiếu xạ: Chiếu xạ ngoài, nhiễm bẩn phóng xạ ngoài, nhiễm bẩn phóng xạ trong. - Số người bị ảnh hưởng: Số người bị thương, bị chiếu xạ, bị nhiễm bẩn phóng xạ. - Hỗ trợ y tế, chăm sóc y tế tiếp theo (nếu có). 6. Hậu quả về môi trường: - Loại nhiễm bẩn phóng xạ: nhiễm bẩn không khí, nguồn nước, đất, thực phẩm, vật phẩm khác. - Tóm tắt về khảo sát bức xạ và kiểm soát môi trường: ............................................... - Nơi chôn chất thải: ...................................................................................................... 7. Đánh giá liều: 79 Kết quả đo liều đánh giá cho lực lượng ứng phó và những người liên quan. 8. Kết luận và kiến nghị: Bài học kinh nghiệm, các hành động tiếp theo, đề xuất để ngăn chặn sự cố, nâng cấp ƯPSC. 80 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CÁC TỔ CHỨC ỨNG PHÓ VÀ THÔNG TIN LIÊN HỆ STT Tên tổ chức Địa chỉ Điện thoại/Fax SỞ BAN NGÀNH 1 Sở KH&CN. Số 1597, Đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0613.822297 Fax: 0613.825585. 2 Sở Tài nguyên và Môi trường. Đường Đồng Khởi, phường Tân Hiệp, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0613.822933; Fax: 0613.827364. 3 Sở Thông tin và Truyền thông. Số 218 đường 30-4, phường Quyết Thắng, Tp. Biên Hoà. Điện thoại : 0613.827070 Fax : 0613.827071. 4 Sở Y tế. Số 2 Phan Đình Phùng. Phường Quang Vinh, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0619.42641; Fax: 0618.47269. 5 Ban Quản lý các KCN Đồng Nai. Số 26, đường 2A, KCN Biên Hòa II, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0613.892378; 0613.993221 Fax: 0613.892379. 6 Công an tỉnh Đồng Nai. 161 Quốc lộ15, phường Tân Tiến, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0613.820999; 0613.820111. UBND 7 Tỉnh Đồng Nai. Số 02, đường Nguyễn Văn Trị, Phường Thanh Bình, Tp. Biên Hòa. Điện thoại: 0613.822501 Fax: 0613.823854. 8 Thành phố Biên Hòa. 88, 90 Hưng Đạo Vương, Phường Thanh Bình, Tp. Biên Hoà. Điện thoại: 0613.822800; Fax: 0613.822880. 9 Thị xã Long Khánh. Số 1, đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường Xuân An, Thị xã Long Khánh. Điện thoại: 0613.877328 Fax: 0613.877628. 81 10 Huyện Cẩm Mỹ. Ấp Suối Cả, xã Long Giao, huyện Cẩm Mỹ. Điện thoại :0613.878565 Fax : 0613.878708. 11 Huyện Định Quán. Thị trấn Định Quán, huyện Định Quán. Điện thoại : 0613.851.138 Fax : 0613.612114. 12 Huyện Long Thành. Thị trấn Long Thành, huyện Long Thành. Điện thoại :0613.844402 Fax : 0613.844383. 13 Huyện Nhơn Trạch. Xã Phú Hội, Huyện Nhơn Trạch. Điện thoại: 0613.521108 Fax: 0613.521090. 14 Huyện Tân Phú. Quốc lộ 20, thị trấn Tân Phú, huyện Tân Phú. Điện thoại: 0613.856050 Fax: 0613.856147. 15 Huyện Thống Nhất. Xã Hưng Lộc, huyện Thống Nhất. Điện thoại: 0613.771168 Fax :0613.771168. 16 Huyện Trảng Bom. Khu phố 3, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom. Điện thoại :0613.866259 Fax : 0613.866405. 17 Huyện Vĩnh Cửu. Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu. Điện thoại: 0613.861114; Fax: 0613.861212. 18 Huyện Xuân Lộc. Thị trấn Gia Ray, huyện Xuân Lộc. Điện thoại: 0613.871169 Fax: 0613.871286. HỖ TRỢ KỸ THUẬT VÀ TƯ VẤN VỀ ATBX, HẠT NHÂN 19 Trung tâm Hạt nhân Tp. Hồ Chí Minh. 217 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0838.356568. 20 Cục ATBX và hạt nhân. 113 Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 0439.428636. 21 Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. 1 Nguyên Tử Lực, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Điện thoại: 0633.822191. 82 PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ DÙNG TRONG ỨNG PHÓ SỰ CỐ Hình 1: Quần áo bảo hộ. Hình 2: Áo chì. Hình 3: Găng tay chì. Hình 4: Liều kế cá nhân điện tử Hình 5: Máy đo suất liều PM1610/PM1610A. Inspector Alert. Hình 6: Thiết bị đo nhiễm xạ bề mặt Hình 7: Thiết bị nhận dạng RDS-30. nguồn bức xạ LP 125. 83 Hình 8: Dây chăng. Hình 9: Biển cảnh báo phóng xạ. Hình 10: Que gắp dài. Hình 11: Bình chì có nắp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftvefile_2013_09_03_9182967436_8624.pdf
Luận văn liên quan