Khóa luận đã nghiên cứu những cơ sở lý luận quan trọng về việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và phương pháp, kỹ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn nói riêng, về ứng dụng CNTT hỗ trợ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông . Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng được 30 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash player 8.0. Sản phẩm cuối cùng chính là chương trình “Trắc nghiệm vi tính chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao” nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của HS sau khi học chương “vectơ”.
Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, làm phong phú thêm các hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. Hình thức tổ chức này có thể được sử dụng ở nhiều nội dung chương trình toán học phổ thông khác nhau, không chỉ riêng toán học lớp 10.
64 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2943 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn chương “Vectơ” – Hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash player 8.0", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh làm 3 nhóm làm bài kiểm tra:
Nhóm điểm cao : Từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm cao nhất.
Nhóm điểm thấp : Từ 25% - 27% số học sinh đạt điểm thấp nhất.
Nhóm điểm trung bình : Từ 46% - 50% số học sinh còn lại.
Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ là tương đối.
Độ khó của câu hỏi được tính bằng công thức:
(0 £ K £1 hay 0% £ K £ 100% )
Trong đó : K là độ khó.
D là tổng số học sinh trả lời đúng.
T là tổng số học sinh tham gia làm bài.
K càng lớn thì câu hỏi càng dễ và được phân chia như sau :
0 £ K £ 0,2 là câu hỏi rất khó.
0,2 £ K £ 0,4 là câu hỏi khó.
0,4 £ K £ 0,6 là câu hỏi trung bình.
0,6 £ K £ 0,8 là câu hỏi dễ.
0,8 £ K £ 1 là câu hỏi rất dễ.
Độ phân biệt của một câu hỏi được tính bằng công thức :
Trong đó : C là số người trong nhóm cao trả lời đúng câu trắc nghiệm.
T là số người trong nhóm thấp trả lời đúng câu trắc nghiệm.
n là tổng số học sinh dự thi trắc nghiệm
P của phương án đúng càng dương thì câu hỏi đó càng có độ phân biệt cao.
P của phương án mồi càng âm thì câu mồi đó càng hay vì nhử được nhiều học sinh kém chọn.
Phân loại chỉ số P của một câu trắc nghiệm :
Nếu P > 0,32 thì dùng một cách thận trọng.
Nếu 0,22 < P < 0,31 thì dùng một cách tin tưởng.
Nếu P < 0,22 thì không nên dùng.
- Tiêu chuẩn chọn câu hay: các câu thỏa mãn các tiêu chuẩn sau đây được xếp vào các câu hỏi hay :
Độ khó K nằm trong khoảng 0,4 £ K £ 0,6.
Độ phân biệt P 0,3.
Câu mồi nhử có độ phân biệt âm.
- Độ giá trị:
Giá trị nội dung bài TNKQ : một bài TNKQ được coi là có giá trị nội dung khi các câu hỏi trong bài là một mẫu tiêu biểu của tổng thể các kiến thức, kĩ năng, mục tiêu dạy học. Mức độ giái trị nội dung được ước lượng bằng cách so sánh nội dung của bài TNKQ với nội dung của chương trình học. Điều này được thể hiện trong quá trình xác định mục tiêu kiểm tra và bảng đặc trưng để phân bố câu hỏi, lựa chọn câu hỏi.
Giá trị tiên đoán: Trong một số lĩnh vực như hướng nghiệp, tuyển chọn từ điểm số của bài TNKQ của từng người, chúng ta có thể tiên đoán mức độ thành công trong tương lai của người đó. Muốn tính giá trị tiên đoán chúng ta cần phải làm 2 bài trắc nghiệm là: một bài trắc nghiệm dự báo để có được những số đo về khả năng, tính chất của nhóm đối tượng khảo sát, một bài trắc nghiệm đối chứng để có biến số cần tiên đoán. Hệ số tương quan giữa hai bài trắc nghiệm đó là giá trị tiên đoán.
- Độ tin cậy
Độ tin cậy của bài TNKQ là số đo sự sai khác giữa điểm số bài TNKQ và điểm số thực của học sinh. Tính chất tin cậy của bài TNKQ cho chúng ta biết mức độ chính xác khi thực hiện phép đo với dụng cụ đo đã dùng. Trong thực tế cho thấy có nhiều phương pháp làm tăng độ tin cậy nhưng lại giảm độ giá trị.
Một bài TNKQ có thể chấp nhận được nếu nó thỏa đáng về nội dung và có độ tin cậy 0,6 £ K £ 0,1.
Tóm lại: Một bài TNKQ hay là:
- Bài TNKQ đó phải có giá trị tức là nó đo được những cái cần đo, định đo, muốn đo.
- Bài TNKQ phải có độ tin cậy, một bài TNKQ hay nhưng có độ tin cậy thấp thì cũng không có ích, một bài TNKQ có độ tin cậy cao nhưng vẫn có thể có độ giá trị thấp, như vậy một bài TNKQ có độ tin cậy thấp thì không thể có độ giá trị cao.
Để đánh giá độ tin cậy cần chú ý đến sai số đo lường chuẩn, số học sinh tham gia làm bài kiểm tra và đặc điểm thống kê của bài TNKQ.
1.1.8.2.5. Ưu điểm, nhược điểm của TNKQ
- Ưu điểm :
Do số lượng câu hỏi nhiều nên phương pháp TNKQ có thể kiểm tra nhiều nội dung kiến thức bao trùm gần cả chương, nhờ vậy buộc học sinh phải học kỹ tất cả các nội dung kiến thức trong chương.
Phương pháp TNKQ buộc học sinh phải tự giác, chủ động, tích cực học tập. Điều này tránh được tình trạng học tủ, học lệch trong học sinh.
Thời gian làm bài từ 1¸ 3 phút một câu hỏi, hạn chế được tình trạng quay cóp và sử dụng tài liệu.
Làm bài TNKQ học sinh chủ yếu sử dụng thời gian để đọc đề, suy nghĩ, không tốn thời gian viết ra bài làm như TNTL do vậy có tác dụng rèn luyện kỹ năng nhanh nhẹn phát triển tư duy cho học sinh.
Do số câu hỏi nhiều nên bài TNKQ thường gồm nhiều câu hỏi có tính chuyên biệt và có độ tin cậy cao.
Có thể phân tích tính chất câu hỏi bằng phương pháp thủ công hoặc nhờ vào các phần mềm tin học do vậy có thể sửa chữa, bổ sung hoặc loại bỏ các câu hỏi để bài TNKQ ngày càng có giá trị hơn. Ngoài ra việc phân tích câu hỏi còn giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy phù hợp, hướng dẫn học sinh có phương pháp học tập đúng đắan, ít tốn công sức, thời gian chấm bài và hoàn toàn khách quan, không có sự chênh lệch giữa các giáo viên chấm khác nhau. Một bài TNKQ có thể dùng để kiểm tra ở nhiều lớp nhưng phải đảm bảo không bị lộ đề.
Kiểm tra bằng phương pháp TNKQ có độ may rủi ít hơn TNTL vì không có những trường hợp trúng tủ, từ đó loại bỏ dần thói quen đoán mò, học lệch, học tủ, chủ quan, sử dụng tài tiệu của học sinh, nó đang là mối lo ngại của nhiều giáo viên hiện nay.
Điểm của bài kiểm tra TNKQ hầu như thật sự là điểm do học sinh tự làm bài, vì học sinh phải làm được từ 2 đến 3 câu trở lên thì mới được một điểm trong thang điểm 10. Do vậy xác suất quay cóp, đoán mò để được điểm rất thấp.
- Nhược điểm :
TNKQ dùng để đánh giá các mức trí năng ở mức biết, hiểu thì thật sự có ưu điểm còn ở mức phân tích, tổng hợp, đánh giá và thực nghiệm thì bị hạn chế, ít hiệu quả vì nó không cho phép kiểm tra khả năng sáng tạo, chủ động, khả năng tổng hợp kiến thức cũng như phương pháp tư duy suy luận, giải thích, chứng minh của học sinh.Vì vậy đối với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng của hình thức TNKQ càng bị hạn chế.
Phương pháp TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của học sinh mà không cho biết quá trình tư duy, thái độ của học sinh đối với nội dung được kiểm tra do đó không đảm bảo được chức năng phát hiện lệch lạc của kiểm tra để từ đó có sự điều chỉnh việc dạy và việc học.
Do sẵn có phương án trả lời câu hỏi, nên TNKQ khó đánh giá được khả năng quan sát, phán đoán tinh vi, khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, khả năng tổ chức, sắp xếp, diễn đạt ý tưởng, khả năng suy luận, óc tư duy độc lập, sáng tạo và sự phát triển ngôn ngữ chuyên môn của HS.
Việc soạn được câu hỏi đúng chuẩn là công việc thực sự khó khăn, nó yêu cầu người soạn phải có chuyên môn khá tốt, có nhiều kinh nghiệm và phải có thời gian. Điều khó nhất là ngoài một câu trả lời đúng thì các phương án trả lời khác để chọn cũng phải có vẻ hợp lý.
Do số lượng câu hỏi nhiều bao trùm nội dung của cả chương trình học nên câu hỏi chỉ đề cập một vấn đề, kiến thức cầu không khó do đó hạn chế việc phát triển tư duy cao ở học sinh khá giỏi. Có thể có một số câu hỏi mà những học sinh thông minh có thể có những câu trả lời hay hơn đáp án đúng đã cho sẵn, nên những học sinh đó không cảm thấy thoả mãn.
Khó soạn được một bài TNKQ hoàn hảo và tốn kém trong việc soạn thảo, in ấn đề kiểm tra và học sinh cũng mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
1.1.8.2.6.Trắc nghiệm khách quan tiêu chuẩn hoá và ngân hàng câu hỏi TNKQ
Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá và trắc nghiệm trong một lớp học:
- Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá là trắc nghiệm được soạn thảo trên cơ sở nội dung và mục tiêu chung của nhiều trường học, trong một vùng hay cả nước. Trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá có các đặc điểm sau đây:
Đề cập đến những phần rộng của kiến thức, kĩ năng và thường chỉ sử dụng một số ít câu hỏi có tính bao quát cho một chủ đề.
Được soạn thảo bởi các chuyên gia hoặc các giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm.
Dùng các câu hỏi trắc nghiệm đã được thử nghiệm (thực nghiệm sư phạm) để đánh giá chất lượng, đã phân tích ưu, nhược điểm và đã được sửa chữa nên có chất lượng tốt và có độ tin cậy cao.
Cung cấp các chuẩn mực về kiến thức và kĩ năng cho một vùng hay cả nước.
- Trắc nghiệm trong một lớp học là trắc nghiệm được soạn thảo trên cơ sở nội dung và mục tiêu của một lớp học hay của một trường. Trắc nghiệm trong một lớp học có các đặc điểm sau:
Đề cập đến một chủ đề, một kiến thức hay kĩ năng chuyên biệt nào đó.
Được soạn thảo bởi một GV hay một số GV trong trường.
Dùng các câu trắc nghiệm chưa được thử nghiệm nên có thể chất lượng trung bình, độ tin cậy thấp.
Chỉ giới hạn trong phạm vi một lớp hay một trường.
Ngân hàng câu hỏi TNKQ:
Việc soạn thảo câu TNKQ tốn nhiều công sức và thời gian. Mặt khác mỗi câu TNKQ chỉ đề cập được một khía cạnh của kiến thức, thời gian giành cho mỗi câu ít, nên một bài kiểm tra cần nhiều câu hỏi. Do những đặc điểm này mà chúng ta cần xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ để làm đề thi.
Một ngân hàng câu hỏi có thể tới hàng ngàn câu hỏi được sắp xếp theo từng lớp và theo nội dung chương trình. Đó là những câu TNKQ đã được thử nghiệm, chọn lọc và sửa chữa nên có chất lượng tốt, có độ tin cậy cao.
Mỗi lần cần kiểm tra hoặc thi ta rút các câu hỏi từ ngân hàng để làm đề.
Hàng năm cần loại bỏ những câu có chất lượng thấp và bổ sung những câu mới có chất lượng cao hơn.
Nên dùng máy tính để lưu trữ, xây dựng, sửa chữa và bổ sung các câu hỏi để ngân hàng ngày một nhiều về số lượng và tốt về chất lượng.
1.1.8.2.7. Cách tổ chức thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Tuỳ thuộc vào thời gian thi, số câu hỏi có thể nhiều hay ít. Thời gian giành cho một câu hỏi bình quân khoảng 3 phút. Số câu hỏi càng lớn, càng kiểm tra được nhiều kiến thức và tỉ lệ chọn mò (đúng ngẫu nhiên) càng nhỏ, có thể bỏ qua.
- Khi thi HS được phát đề thi gồm các câu hỏi và phiếu làm bài gồm các ô, để lựa chọn.
- Các câu hỏi đều được đánh giá như nhau, điểm 1 nếu đúng, điểm không nếu không chọn hoặc chọn sai. Cũng có thể tính hệ số 2 hoặc 3 cho một số câu quan trọng và trong trường hợp này cần phải ghi hệ số điểm để HS biết trước, giành thời gian thích ứng cho các câu đó.
- Khi thu bài, giám thị cần dùng bút đỏ gạch bỏ những ô tẩy xoá hay chọn nhiều phương án hoặc bỏ trống (đề phòng trường hợp cố tình bỏ trống để nhờ người khác đánh dấu bổ sung).
- Khi chấm, đến số câu làm đúng để cho điểm, điểm đó gọi là điểm thô. Sau đó qui về điểm bậc 10 bằng cách lấy 10 điểm chia cho số câu, sẽ được điểm bậc 10 của một câu.
- Nếu bài thi chỉ gồm dạng câu nhiều lựa chọn thì có thể chấm bằng bìa đục lỗ. Dùng tờ bìa có kích thước đúng như phiếu làm bài của HS, đục lỗ các phương án đúng. Khi chấm đặt tờ bìa chồng khiết lên phiếu làm bài và nhìn qua lỗ, thấy có dấu gạch chéo của HS, đó là câu HS chọn đúng (mỗi giờ có thể chấm được 200 bài). Giáo viên đỡ phải thuộc phương án đúng của mỗi câu.
1.1.8.3. Câu hỏi phối hợp giữa câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn với tự luận
Đây là câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn được đặt thêm 01 câu hỏi giải thích dưới dạng thành văn “Hãy giải thích một cách ngắn gọn vì sao chọn phương án đó?”Với loại câu hỏi này HS phải dùng cách hành văn của chính mình để viết ra cách giải, cách suy luận, giải thích để đưa đến kết quả mà mình đã chọn.
Loại câu hỏi này gần như mang đầy đủ các ưu điểm của loại câu hỏi TNKQ loại nhiều lựa chọn và loại câu hỏi TNTL. Đặc biệt là nó khắc phục được các nhược điểm của câu hỏi nhiều lựa chọn: Loại bỏ được khả năng đoán mò, đánh giá được khả năng tư duy sáng tạo, đánh giá được trình tư độ duy của học sinh như câu hỏi TNTL, đánh giá được khả năng sử dụng ngôn ngữ chuyên môn của học sinh để sắp xếp, diễn đạt, trình bày một vấn đề và ít tốn thời gian chấm bài, khách quan hơn TNTL.
Tuy nhiên loại câu hỏi nhiều lựa chọn đã khó soạn nay lại phối hợp với tự luận càng khó hơn vì câu hỏi này phải có nội dung như thế nào đó để giáo viên đo được những gì cần đo, muốn đo mà phương pháp TNKQ không thực hiện được.
1.1.8.4. So sánh TNKQ và TNTL
1.1.8.4.1. Những năng lực đo được
- Loại TNTL:
Học sinh có thể tự diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ chuyên môn của mình nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm đã có.
Có thể đo lường khả năng suy luận như: sắp xếp ý tưởng, suy diễn, tổng quát hoá, so sánh, phân biệt, phân tích, tổng hợp một cách hữu hiệu.
Không đo lường kiến thức ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.
- Loại TNKQ:
Học sinh chọn một câu đúng nhất trong số các phương án trả lời cho sẵn hoặc viết thêm một vài từ hoặc một câu để trả lời.
Có thể đo những khả năng suy luận như: Sắp đặt ý tưởng, suy diễn, so sánh và phân biệt nhưng không hữu hiệu bằng TNTL.
Có thể kiểm tra - đánh giá kiến thức của học sinh ở mức trí năng biết, hiểu một cách hữu hiệu.
1.1.8.4.2. Phạm vi bao quát bài trắc nghiệm
Với một khoảng thời gian xác định:
- Loại TNTL: có thể kiểm tra - đánh giá được một phạm vi kiến thức nhỏ nhưng rất sâu với số lượng câu hỏi trong một bài kiểm tra ít.
- Loại TNKQ: vì có thể trả lời nhanh nên số lượng câu hỏi lớn, do đó bao quát một phạm vi kiến thức rộng hơn.
1.1.8.4.3. Ảnh hưởng đối với học sinh
- Loại TNTL: khuyến khích học sinh độc lập sắp đặt, diễn đạt ý tưởng bằng chính ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả và nó tạo cơ sở cho giáo viên đánh giá những ý tưởng đó, song một bài TNTL dễ tạo ra sự Ỏlừa dốiÕ vì học sinh có thể khéo léo tránh đề cập đến những điểm mà họ không biết hoặc chỉ biết mập mờ.
- Loại TNKQ: học sinh ít quan tâm đến việc tổ chức sắp xếp và diễn đạt ý tưởng của mình, song TNKQ khuyến khích học sinh tích luỹ nhiều kiến thức và kĩ năng, không học tủ nhưng đôi khi dễ tạo sự đoán mò.
1.1.8.4.4. Công việc soạn đề kiểm tra
- Loại TNTL: việc chuẩn bị câu hỏi TNTL do số lượng ít nên không khó lắm nếu giáo viên giỏi trong lĩnh vực chuyên môn.
- Loại TNKQ: việc chuẩn bị câu hỏi phải nhiều do đó đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn vững chắc. Đây là công việc rất tốn thời gian, công sức vì vậy nếu có ngân hàng đề thì công việc này đỡ tốn công sức hơn.
1.1.8.4.5. Công việc chấm điểm
- Loại TNTL: đây là công việc khó khăn, mất nhiều thời gian và khó cho điểm chính xác nên đòi hỏi giáo viên phải luôn luôn cẩn thận, công bằng, tránh thiên vị.
- Loại TNKQ: công việc chấm điểm nhanh chóng và tin cậy, đặc biệt chiếm ưu thế khi cần kiểm tra một số lượng lớn học sinh.
1.1.8.4.6. Cách tổ chức thi bằng phương pháp trắc nghiệm khách quan
- Tuỳ thuộc vào thời gian thi, số câu hỏi có thể nhiều hay ít. Thời gian giành cho một câu hỏi bình quân khoảng 3 phút. Số câu hỏi càng lớn, càng kiểm tra được nhiều kiến thức và tỉ lệ chọn mò (đúng ngẫu nhiên) càng nhỏ, có thể bỏ qua.
- Khi thi HS được phát đề thi gồm các câu hỏi và phiếu làm bài gồm các ô, để lựa chọn.
- Các câu hỏi đều được đánh giá như nhau, điểm 1 nếu đúng, điểm không nếu không chọn hoặc chọn sai. Cũng có thể tính hệ số 2 hoặc 3 cho một số câu quan trọng và trong trường hợp này cần phải ghi hệ số điểm để HS biết trước, giành thời gian thích ứng cho các câu đó.
- Khi thu bài, giám thị cần dùng bút đỏ gạch bỏ những ô tẩy xoá hay chọn nhiều phương án hoặc bỏ trống (đề phòng trường hợp cố tình bỏ trống để nhờ người khác đánh dấu bổ sung).
- Khi chấm, đến số câu làm đúng để cho điểm, điểm đó gọi là điểm thô. Sau đó qui về điểm bậc 10 bằng cách lấy 10 điểm chia cho số câu, sẽ được điểm bậc 10 của một câu.
- Nếu bài thi chỉ gồm dạng câu nhiều lựa chọn thì có thể chấm bằng bìa đục lỗ. Dùng tờ bìa có kích thước đúng như phiếu làm bài của HS, đục lỗ các phương án đúng. Khi chấm đặt tờ bìa chồng khiết lên phiếu làm bài và nhìn qua lỗ, thấy có dấu gạch chéo của HS, đó là câu HS chọn đúng (mỗi giờ có thể chấm được 200 bài). Giáo viên đỡ phải thuộc phương án đúng của mỗi câu.
1.2. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỖ TRỢ VIỆC KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
Hiện nay, với sự phát triển mạnh như vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) thì việc ứng dụng nó vào quá trình dạy học là xu hướng tất yếu, đáp ứng đúng chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của Bộ GD & ĐT. Chúng ta đã gặp không ít những công cụ, những phần mềm tin học tiện ích, hỗ trợ cho các giáo viên trong việc soạn thảo các câu hỏi TNKQ để tiến hành kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông như IQB Cat 2.0,Violet, “Trắc nghiệm vi tính – Phạm Văn Trung”, Macromedia Flash player 8.0, .
Việc sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ với sự trợ giúp của CNTT sẽ có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với hệ thống câu hỏi TNKQ trên giấy, cụ thể như sau:
- Hệ thống câu hỏi TNKQ có thể lưu trữ trong máy vi tính, đĩa CD hay đưa lên mạng để học sinh download.
- Các câu hỏi trong bộ đề thi có thể được trộn và tạo ra các bộ đề khác nhau.
- Kết quả bài làm của học sinh được chấm, thống kê, thông báo, phân tích một cách tự động hóa.
- Nếu học sinh lựa chọn phương án sai thì người soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQ thông qua lập trình có thể đưa ra các phản hồi, đưa ra lời hướng dẫn ngắn gọn để học sinh suy nghĩ, tiếp tục làm và chọn được phương án đúng.
Hơn nữa, việc học không hạn chế về thời gian và địa điểm, không chỉ bó gọn trong những giờ học nội khóa nên việc sử dụng những phần mềm tiện ích sẵn có hay tạo được những công cụ, những chương trình trợ giúp cho việc học tập của học sinh là việc làm hữu ích.
1.2.1. Phần mềm IQB Cat 2.0
Phần mềm hỗ trợ đầy đủ các dạng câu hỏi TNTL và TNKQ, cho phép người học có thể làm bài kiểm tra trực tiếp trên máy vi tính, có quy định về thời gian đối với mỗi câu hỏi, kết thúc quá trình làm bài có đánh giá cho điểm. Tuy nhiên, trong khi làm bài kiểm tra trực tuyến, đối với mỗi câu hỏi, khi HS lựa chọn phương án đúng hoặc sai thì không có sự phản hồi và không có sự đánh dấu sự lựa chọn; dung lượng phần mềm lớn; giá thành phiên bản dành cho giáo viên là 95.000 VNĐ/bản cơ sở và 395.000 VNĐ/bản đầy đủ.
1.2.2. Phần mềm Violet
Phần mềm hỗ trợ đầy đủ các dạng câu hỏi TNKQ, giao diện đẹp, sinh động. Phần mềm cho người học có thể làm bài kiểm tra trực tuyến trên máy nhưng không có thời gian quy định cho mỗi câu hỏi, không cho điểm bài làm. Tuy có sự phản hồi khi lựa chọn các phương án nhưng không đánh dấu được sự lựa chọn. Bản quyền Violet cá nhân 500.000 VNĐ/người.
1.2.3. Phần mềm “Trắc nghiệm vi tính – Phạm Văn Trung”
Phần mềm hỗ trợ một số dạng câu hỏi TNKQ, cho phép người học có thể kiểm tra trực tuyến, có quy định thời gian đối với mỗi câu hỏi, có đánh giá cho điểm khi kết thúc bài kiểm tra nhưng không có sự phản hồi, không đánh dấu phương án lựa chọn, không có sự phản hồi khi lựa chọn phương án sai. Bản quyền cá nhân 200.000 VNĐ/1 máy vi tính.
1.2.4. Phần mềm Macromedia Flash player 8.0
Macromedia Flash player 8.0 là một ứng dụng Multimedia, cho phép các nhà thiết kế tạo các ứng dụng, bản trình diễn, hoạt hình,Websitevới một nội dung phong phú và hấp dẫn. Các ứng dụng này được tạo ra bằng cách tích hợp ảnh, hình vẽ, âm thanh, video và văn bản. Chính vì vậy, Macromedia Flash là một công cụ rất mạnh để tạo ra các câu hỏi TNKQ có phản hồi, có lời hướng dẫn ngắn gọn, có đánh dấu phương án lựa chọn và có đánh giá – cho điểm . Tập tin xuất từ Flash hiển thị được hầu hết trên các hệ điều hành, thiết bị cầm tay, điện thoại và cả ti vi. Do đó người sử dụng sẽ dễ dàng xem Flash trên máy tính của mình vì trình Flash thường được cài đặt sẵn hoặc xuất ra dưới dạng file chạy “.EXE” dung lượng nhỏ (cỡ vài MB).
Hơn nữa, chúng ta có thể kiếm được phần mềm Macromedia Flash player 8.0 trên thị trường dễ dàng với giá thành khoảng 8.000 VNĐ/đĩa CD chương trình, cộng với một chút “vốn liếng” tin học lập trình đơn giản là chúng ta có thể có được một chương trình trắc nghiệm vi tính giao diện đẹp, sử dụng dễ dàng và phục vụ tốt cho mục đích sư phạm của người thiết kế.
Xuất phát từ những cơ sở đó, chúng tôi đã lựa chọn phần mềm Macromedia Flash player 8.0 để tích hợp với hệ thống câu hỏi TNKQ chương “vectơ” đã soạn thảo được.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Qua chương 1, chúng tôi đã trình bày tổng quan về việc kiểm tra đánh giá, nghiên cứu những nội dung nguyên tắc, quy trình xây dựng và nghiên cứu việc ứng dụng CNTT hỗ trợ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông. Đặc biệt chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những cơ sở lý luận, kỹ năng xây dựng và soạn thảo hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn với sự hỗ trợ của một số phần mềm tin học sẵn có. Qua đó, chúng tôi đã lựa chọn được phần mềm Macromedia Flash player 8.0 để tích hợp với hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn xây dựng được. Đó chính là những cơ sở lý luận để chúng tôi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ ở chương 2.
CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHIỀU LỰA CHỌN ĐỂ DẠY HỌC
CHƯƠNG “VECTƠ” VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM MACROMEDIA FLASH PLAYER 8.0
2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHƯƠNG “VECTƠ”
2.1.1. Mục tiêu
2.1.1.1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa vectơ, hai vectơ cùng phương, hai vectơ bằng nhau, vectơ-không.
- Tổng hai vectơ, quy tắc hình bình hành.
- Hiệu của hai vectơ. Biẻu diễn một vectơ bất kì thành hiệu của hai vectơ có cùng điểm đầu.
- Tích của vectơ với một số
- Điều kiện cần và đủ để hai vectơ cùng phương, để ba diểm thẳng hàng.
- Phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương.
- Điều kiện để một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng và tính toạ độ của trung điểm theo toạ độ của hai đầu mút.
- Điều kiện để một điểm là trọng tâm của một tam giác và tính toạ độ của trọng tâm theo toạ độ các đỉnh của tam giác.
- Tính tổng và hiệu của hai vectơ, tìm tích của vectơ với một số bằng toạ độ.
2.1.1.2. Kỹ năng
- Xác định nhanh một vectơ khi biết một đoạn thẳng, xác định hai vectơ cùng chiều, hai vectơ ngược chiều, hai vectơ bằng nhau.
- Xác định được độ dài vectơ.
- Chứng minh ba điểm thẳng hàng dựa vào vectơ.
- Tính được độ dài đường trung tuyến, chu vi tam giác.
2.1.2. Nội dung cơ bản
Định nghĩa vectơ, giá của vectơ, vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau.
Hai vectơ bằng nhau, vectơ-không.
Tổng của hai vectơ: Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành.
Hiệu của hai vectơ.
Tích của một vectơ với một số.
Toạ độ trung điểm, toạ độ vectơ, toạ độ trọng tâm, độ dài vectơ và độ dài đoạn thẳng.
2.2. NỘI DUNG CHI TIẾT CÁC KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG CỦA CHƯƠNG “VECTƠ”
2.2.1. Các định nghĩa
2.2.1.1. Mục tiêu
Kiến thức
Định nghĩa vectơ, kí hiệu vectơ.
Các yếu tố của một vectơ: điểm đầu, điểm cuối, phương, hướng, độ dài.
Các khái niệm: Các vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau.
2.2.1.1.2. Kĩ năng
Xác định hai vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau.
Phân biệt được đoạn thẳng và vectơ .
2.2.1.2. Nội dung
2.2.1.2.1. Khái niệm Vectơ
Định nghĩa: Vectơ là một đoạn thẳng có hướng.
Vectơ có điểm đầu , điểm cuối được kí hiệu là và đọc là “Vectơ ”. Để vẽ Vectơ ta vẽ đoạn thẳng và đánh dấu mũi tên ở đầu mút (h.1.2a)
Vectơ còn được kí hiệu là khi không cần chỉ rõ điểm đầu và điểm cuối của nó (h1.2b)
2.2.1.2.2. Hai vectơ cùng phương, cùng hướng
Đường thẳng đi qua điểm đầu và điểm cuối của một vectơ được gọi là giá của vectơ đó.
Định nghĩa: Hai vectơ được gọi là cùng phương nếu giá của chúng song song hoặc trùng nhau.
Như vậy, nếu hai vectơ cùng phương thì hoặc chúng cùng hướng hoặc chúng ngược hướng.
Nhận xét: Ba điểm phân biệt thẳng hàng khi và chỉ khi hai vectơ và cùng phương.
Thật vậy: Nếu hai vectơ và cùng phương thì hai đường thẳng và song song hoặc trùng nhau, vì chúng có chung điểm nên chúng phải trùng nhau. Vậy ba điểm thẳng hàng.
Ngược lại, nếu ba điểm thẳng hàng thì hai vectơ và có giá trùng nhau nên chúng cùng phương.
2.2.1.2.3. Hai vectơ bằng nhau:
Mỗi vectơ có một độ dài, đó là khoảng cách giữa điểm đầu và điểm cuối của vectơ đó. Độ dài của được kí hiệu là || .
Vectơ có độ dài bằng 1 gọi là vectơ đơn vị.
Hai vectơ và được gọi là bằng nhau nếu chúng cùng hướng và có cùng độ dài, kí hiệu .
2.2.1.2.4. Vectơ-không:
Ta biết rằng mỗi vectơ có một điểm đầu và một điểm cuối và hoàn toàn được xác định khi biết điểm đầu và điểm cuối của nó.
Bây giờ với một điểm bất kì ta quy ước có một vectơ đặc biệt mà điểm đầu và điểm cuối đều là .Vectơ này được kí hiệu là và gọi làVectơ-không.
Vectơ nằm trên mọi đường thẳng đi qua , vì vậy ta quy ướcVectơ-không cùng phương, cùng hướng với mọi vectơ.
Ta cũng quy ước rằng . Do đó có thể coi mọi vectơ-không đều bằng nhau. Ta kí hiệu vectơ-không là .
Như vậy với mọi điểm .
2.2.2. Tổng của hai vectơ
2.2.2.1. Mục tiêu
2.2.2.1.1. Kiến thức
Định nghĩa tổng của hai vectơ, tính chất của phép cộng vectơ.
Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, quy tắc trung điểm, quy tắc trọng tâm.
2.2.2.1.2. Kĩ năng
Xác định được vectơ tổng của hai hay nhiều vectơ.
Phân biệt được độ dài của vectơ tổng khác tổng độ dài hai vectơ.
Thành thạo quy tắc: Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành.
2.2.2.2. Nội dung
2.2.2.2.1. Tổng của hai vectơ
Định nghĩa: Cho hai vectơ và . Lấy một điểm nào đó rồi xác định các điểm B và C sao cho . Khi đó vectơ được gọi là tổng của hai vectơ và .Kí hiệu .
Phép lấy tổng của hai vectơ được gọi là phép cộng vectơ.
2.2.2.2.2. Tính chất của phép cộng các vectơ:
Với ba vectơ tuý ý ta có:
(tính chất giao hoán);
(tính chất kết hợp);
(tính chất của vectơ-không).
2.2.2.2.3. Các quy tắc cần nhớ
Quy tắc ba điểm:
Với ba điểm bất kì M, N, P, ta có .
Quy tắc hình bình hành:
Nếu ABCD là hình bình hành thì .
Ghi nhớ
Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng AB thì .
Nếu G là trọng tâm của tam giác ABC thì .
2.2.3. Hiệu của hai vectơ
2.2.3.1. Mục tiêu
2.2.3.1.1. Kiến thức
Định nghĩa vectơ đối của một vectơ, định nghĩa hiệu của hai vectơ, quy tắc về hiệu vectơ.
2.2.3.1.2. Kĩ năng
Xác định vectơ đối của một vectơ.
Phân biệt được độ dài của hiệu hai vectơ khác đọ dài hai vectơ.
Liên hệ với các quy tắc: Quy tắc ba điểm và quy tắc hình bình hành.
2.2.3.2. Nội dung
2.2.3.2.1. Vectơ đối của một vectơ:
Nếu tổng của hai vectơ và là vectơ-không,thì ta nói là vectơ đối của , hoặc là vectơ đối của .
NHẬN XÉT
Vectơ đối của vectơ là vectơ ngược hướng với vectơ và có cùng độ dài với vectơ .
Đặc biệt, vectơ dối của vectơ là vectơ .
2.2.3.2.2. Hiệu của hai vectơ:
Hiệu của hai vectơ và , kí hiệu , là tổng của vectơ và vectơ đối của vectơ , tức là .
Quy tắc về hiệu vectơ:
Nếu là một vectơ đã cho thì với điểm O bất kì, ta luôn có .
2.2.4. Tích của một vectơ với một số
2.2.4.1. Mục tiêu
2.2.4.1.1. Kiến thức
Định nghĩa tích của một vectơ với một số, tính chất của phép nhân vectơ với số. Điều kiện để hai vectơ cùng phương, điều kiện để ba điểm thẳng hàng.
2.2.4.1. 2. Kĩ năng
Chứng minh ba điểm thẳng hàng. Biết phân tích một vectơ thành tổ hợp của các vectơ khác.
2.2.4.2. Nội dung
2.2.4.2.1. Định nghĩa tích của một vectơ với một số:
Tích của vectơ với số thực là một vectơ, kí hiệu là , được xác định như sau:
1, Nếu thì vectơ cùng hướng với vectơ ;
Nếu thì vectơ ngược hướng với vectơ ;
2, Độ dài vectơ bằng .
Phép lấy tích của một vectơ với một số gọi là phép nhân vectơ với số (hoặc phép nhân số với vectơ).
2.2.4.2.2. Các tính chất của phép nhân vectơ với số:
Với hai vectơ bất kì , và mọi số thực ta có:
1, ;
2, ;
3, ;
4, khi và chỉ khi hoặc .
2.2.4.2.3. Điều kiện để hai vectơ cùng phương:
Vectơ cùng phương với vectơ khi và chỉ khi có số sao cho .
Nhận xét: Điều kiện cần và đủ để ba điểm phân biệt thẳng hàng là có số sao cho .
2.2.4.2.4. Biểu thị một vectơ qua hai vectơ không cùng phương:
Cho hai vectơ và không cùng phương. Khi đó mọi vectơ đều có thể biểu thị được một cách duy nhất qua hai vectơ và , nghĩa là có duy nhất cặp số và sao cho .
2.2.5. Trục tọa độ và hệ trục tọa độ
2.2.5.1. Mục tiêu
2.2.5.1.1. Kiến thức
Định nghĩa: Trục, độ dài đại số của một vectơ, toạ độ của điểm, toạ độ của một vectơ trên trục, toạ độ của một vectơ trên một hệ trục.
Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng và toạ độ của trọng tâm tam giác.
2.2.5.1.2. Kĩ năng
Biết phân tích một vectơ thành tổ hợp của các vectơ khác bằng toạ độ.
Chứng minh một số bài toán có liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác nhờ toạ độ.
2.2.5.2. Nội dung
2.2.5.2.1. Trục toạ độ
a) Trục toạ độ (hay gọi tắt là trục) là một đường thẳng trên đó xác định một điểm gọi là điểm gốc và một vectơ đơn vị .
Ta kí hiệu trục đó là .
b) Cho là một điểm tuỳ ý trên trục. Khi đó có duy nhất một số sao cho .
Ta gọi số đó là tọa độ của điểm đối với trục đã cho.
c) Cho hai điểm và trên trục số. Khi đó duy nhất số sao cho .Ta gọi số đó là độ dài đại số của vectơ đối với trục đã cho và kí hiệu.
2.2.5.2.2. Hệ trục toạ độ
Định nghĩa: Hệ trục toạ độ gồm hai trục và vuông góc với nhau.
Điểm gốc chung của hai trục gọi là gốc toạ độ.
Trục được gọi là trục hoành và kí hiệu là , trục được gọi là trục tung và kí hiệu là .
Hệ trục toạ độ còn được kí hiệu là .
Mặt phẳng mà trên đó đã cho một hệ trục tọa độ được gọi là mặt phẳng tọa độ hay gọi tắt là mặt phẳng .
2.2.5.2.3. Toạ độ của vectơ đối với hệ trục toạ độ
Định nghĩa:
Đối với hệ trục toạ độ , nếu thì cặp số được gọi là toạ độ của vectơ ,kí hiệu là hay .Số thứ nhất gọi là hoành độ, số thứ hai gọi là tung độ của vectơ .
Nhận xét: Từ định nghĩa tọa độ của vectơ, ta thấy hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có toạ độ,nghĩa là
2.2.5.2.4. Toạ độ của điểm
Trong mặt phẳng tọa độ cho một điểm tuỳ ý. Tọa độ của vectơ đối với hệ trục tọa độ được gọi là tọa độ của điểm đối với hệ trục đó.
Như vậy, cặp số là tọa độ của điểm khi và chỉ khi = (x ; y). Khi đó ta viết hoặc .
Số được gọi là hoành độ, còn số được gọi là tung độ của điểm .
Hoành độ của điểm còn được kí hiệu là , tung độ của điểm còn được kí hiệu là.
Với hai điểm và thì
2.2.5.2.5. Toạ độ trung điểm của đoạn thẳng và toạ độ của trọng tâm tam giác
Nếu I là trung điểm của đoạn thẳng thì:
; .
Nếu G là trọng tâm của tam giác thì:
; .
2.3. NỘI DUNG CẦN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG “VECTƠ”
2.3.1. Kiến thức
- Nắm được định nghĩa vectơ, hai vectơ cùng phương, hai vectơ bằng nhau,vectơ-không.
- Biết tìm tổng hai vectơ theo dịnh nghĩa và theo quy tắc hình bình hành.
- Tính dược hiệu của hai vectơ.Biẻu diễn một vectơ bất kì thành hiệu của hai vectơ có cùng điểm đầu.
- Biết tìm tích của vectơ với một số
- Biết sử dụng điều kiện cần và đủ để hai vectơ cùng phương, để ba diểm thẳng hàng.
- Biết cách phân tích một vectơ theo hai vectơ không cùng phương.
- Biết sử dụng điều kiện để một điểm là trung điểm của một đoạn thẳng và tính toạ độ của trung điểm theo toạ độ của hai đầu mút.
- Biết sử dụng điều kiện để một điểm là trọng tâm của một tam giác và tính toạ độ của trọng tâm theo toạ độ các đỉnh của tam giác.
- Biết tìm tổng và hiệu của hai vectơ,tìm tích của vectơ vooooơí một số bằng toạ độ.
2.3.2. Kỹ năng
- Xác định nhanh một vectơ khi biết một đoạn thẳng,xác định hai vectơ cùng chiều, hai vectơ ngược chiều, hai vectơ bằng nhau.
- Xác định được độ dài vectơ.
- Chứng minh ba điểm thẳng hàng dựa vào vectơ.
- Tính được độ dài đường trung tuyến,chu vi tam giác.
*Thiết lập ma trận hai chiều:
Số
tiết
Mức độ
Nội dung
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận
dụng
Tổng
2
Các dịnh nghĩa
3 câu
1 câu
1 câu
5 câu
2
Tổng của hai vectơ
3 câu
1 câu
1 câu
5 câu
1
Hiệu của hai vectơ
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
4
Tích của một vectơ với một số
3 câu
3 câu
1 câu
7 câu
3
Trục tọa độ và hệ trục tọa độ
4 câu
2 câu
1 câu
7 câu
2
Ôn tập chương
1 câu
1 câu
1 câu
3 câu
Tổng
15 câu
9 câu
6 câu
30 câu
2.4. DỰ KIẾN MỘT SỐ SAI LẦM THƯỜNG GẶP TRONG KHI HỌC CHƯƠNG “VECTƠ”
Thông qua thực tiễn điều tra việc học và giảng dạy chương “vectơ” thường vấp phải những khó khăn, những khúc mắc, những sai lầm; trong đó một số sai lầm phổ biến thường gặp phải kể đến là:
Không nắm rõ định nghĩa về vectơ.
Không phân biệt được: hai vectơ cùng phương, cùng hướng, ngược hướng, bằng nhau, đối nhau
Áp dụng sai các quy tắc: Quy tắc ba điểm, quy tắc hình bình hành, các quy tắc về tổng, hiệu của vectơ
Áp dụng sai công thức: trung điểm đoạn thẳng, trọng tâm tam giác, toạ độ của vectơ
Dựa trên cơ sở đó mà chúng tôi tiến hàmh xây dựng hệ thông câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn để người học có thể củng cố và khắc phục những sai lầm thường hay mắc phải khi học chương “vectơ”.
2.5. NỘI DUNG CÂU HỎI TNKQ NHIỀU LỰA CHỌN
Câu 1: Chọn câu đúng: tam giác ABC đều, có:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: C.
Phương án A sai vì HS không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng hướng và cùng độ dài.
Ở đây, vectơ không cùng hướng.
Nên, không thể có .
B. Sai.
Vì: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
Hai vectơ bằng nhau khi và chỉ khi chúng có cùng hướng và cùng độ dài.
Vectơ không cùng hướng.
C. Đúng.
Theo định nghĩa độ dài vectơ.
D.Sai.
Vì: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ đối nhau.
Hai vectơ đối nhau khi và chỉ khi chúng ngược hướng và cùng độ dài.
Vectơ cùng độ dài nhưng không cùng phương, không cùng hướng
Câu 2: Cho tam giác ABC, M là trung điểm của BC, vẽ . Chọn câu SAI:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: B.
A. Đúng.
(theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau).
B. Sai.
là hai vectơ cùng phương nhưng ngược hướng.
C. Đúng.
(theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau).
D. Đúng.
(theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau).
Câu 3: Chọn phát biểu đúng: hình chữ nhật ABCD có:
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: B.
A. Sai.
Vì: ABCD là hình chữ nhật .
Sai lầm do: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
B. Đúng.
(theo định nghĩa hai vectơ đối nhau).
C. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
là hai vectơ không cùng phương và .
D. Sai.
Sai lầm do: Không đọc kĩ đề bài: ABCD là hình chữ nhật.
Do ABCD là hình chữ nhật .
Câu 4: Điều kiện cần và đủ để là:
A. MNPQ là hình bình hành.
B. MN // PQ, MQ //NP.
C. MQ và NP cùng trung điểm.
D. MN//PQ, MN=PQ.
Đáp án: C.
A. Sai.
Học sinh nhầm lẫn khi không vẽ hình.
B. Sai.
Học sinh nhầm lẫn khi không vẽ hình.
C. Đúng.
Theo tính chất hai đường chéo của hình bình hành.
D. Sai.
// Hai vectơ này cùng phương nhưng chưa chắc cùng hướng.
Câu 5:Cho vectơ và điểm A, số điểm B thoả mãn là:
A. vô số.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Đáp án: D.
A. Sai.
Do không nắm vững về định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
B. Sai.
Do không nắm vững về định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
C. Sai.
Do không nắm vững về định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
D. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
Câu 6: Chọn câu SAI: tam giác ABC, gọi M là trung điểm của BC và G là trọng tâm của tam giác.Gọi D là điểm đối xứng của G qua M.Các cặp vectơ đối nhau là:
A. và .
B. và .
C. và .
D. và .
Đáp án: C.
A. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ đối nhau.
B. Đúng.
Theo định nghĩa về hai vectơ đối nhau.
C. Sai.
Do không nắm vững về định nghĩa hai vectơ đối nhau.
D. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ đối nhau.
Câu 7: Chọn câu SAI: Cho tam giác ABC; M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB,AC.Vectơ cùng phương với vectơ là:
A. .
B. .
C. .
D..
Đáp án: D.
A. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ cùng phương.
B. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ cùng phương.
C. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ cùng phương.
D. Sai.
là hai vectơ có giá không trùng nhau, không song song với nhau.
Câu 8: Chọn câu SAI: Cho hình thang ABCD.Gọi M, Q, P, N lần lượt là trung điểm các cạnh AB, BC, CD, DA thì:
A..
B. .
C. .
D. .
Đáp án: D.
A. Đúng.
Dựa vao tính chất của đường trung bình trong tam giác và định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
B. Đúng.
Dựa vao tính chất của đường trung bình trong tam giác và định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
C. Đúng.
Dựa vao tính chất của đường trung bình trong tam giác và định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
D. Sai.
Dựa vào tính chất đường trung bình của hình thang, là hai vectơ ngược hướng nhưng không cùng độ dài.
Câu 9: Chọn câu SAI: Cho tam giác ABC nội tiếp trong đường tròn tâm O. Gọi B’ là đối xứng của B qua O, M là trung điểm của BC, H là trực tâm của tam giác, thì khi đó:
A..
B. .
C. .
D. .
Đáp án: C.
A. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
B. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau và tính chất của đường trung bình.
C. Sai.
Không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
D. Đúng.
Theo định nghĩa hai vectơ bằng nhau và tính chất của đường trung bình.
Câu 10: Chọn câu SAI: Cho tứ giác lồi ABCD. Gọi M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AB, BC, CD, DA. Một điểm O thuộc tứ giác, các điểm E, F, I, R lần lượt là các điểm đối xứng của O qua M,N,P,Q. Khi đó có:
A. cùng hướng với .
B. cùng hướng với .
C. cùng hướng với .
D. cùng hướng với .
Đáp án: D.
A. Đúng.
Sai lầm mắc phải nếu không hiểu rõ về hai vectơ cùng hướng.
B. Đúng.
Sai lầm mắc phải nếu không hiểu rõ về hai vectơ cùng hướng.
C. Đúng.
Sai lầm mắc phải nếu không hiểu rõ về hai vectơ cùng hướng.
D. Sai.
Cần hiểu rõ về hai vectơ cùng hướng.
Câu 11: Cho tam giác ABC. Lấy I trên cạnh BC kéo dài sao cho thì;
A..
B..
C..
D..
Đáp án: C.
A. Sai.
Sai lầm: Vẽ sai hình (điểm I chia trong đoạn BC).Dẫn đến:
B. Sai.
Sai lầm: Không để ý kĩ đề bài: mà thay dẫn đến:
Chọn kết quả sai.
C. Đúng.
Áp dụng tính chất tổng và hiệu của hai vectơ:
D. Sai.
Sai lầm: Vẽ nhầm hình: Nhìn đề bài học sinh vẽ thành .
Câu 12: Cho tam giác ABC. Gọi D,E,F lần lượt là trung diểm BC,CA,AB thì:
A. .
B..
C..
D..
Đáp án: D.
A. Sai.
Nhầm dẫn đến:
B. Sai.
Nhầm dẫn đến:
C. Sai.
Nhầm (thực chất chỉ có ) dẫn đến:
D. Đúng.
Áp dụng quy tắc cộng vectơ:
Câu 13: Cho lục giác đều ABCDEF.Đặt , thì:
A..
B..
C..
D..
Đáp án: D.
A. Sai.
Nhầm dẫn đến:
B. Sai.
Nhầm dẫn đến: .
C. Sai.
Nhầm dẫn đến:
(Do:
D. Đúng:
Áp dụng quy tắc cộng vectơ:
Câu 14: Cho lục giác đều ABCDEF.Đặt , . Khẳng định đúng là:
A..
B..
C..
D..
Đáp án: D.
A. Sai.
Nhầm dẫn đến:
B. Sai.
Nhầm dẫn đến:
C. Sai.
Nhầm
dẫn đến:
D. Đúng.
Câu 15: Cho hình bình hànhABCD. Gọi O là tâm của hình bình hành,I là trung điểm của BO thì:
A..
B..
C..
D..
Đáp án: C.
A. Sai.
Nhầm dẫn đến:
B. Sai.
Nhầm dẫn đến:
C. Đúng.
Áp dụng công thức tính tổng và hiệu của hai vectơ, ta có:
D. Sai.
Nhầm dẫn đến:
Câu 16: Cho ABCD là hình bình hành.Gọi O là tâm của hình bình hành. Khi thì M trùng với:
A. điểm A.
B. điểm B.
C. điểm C.
D. điểm O.
Đáp án: A.
A. Đúng.
Áp dụng quy tắc hình bình hành, ta có:
B. Sai.
Do nhớ nhầm công thức biểu diễn một vectơ qua hai vectơ, dẫn đến:
C. Sai.
Do nhầm tính chất của trọng tâm tam giác , dẫn đến:
D. Sai.
Do nhớ nhầm công thức biểu diễn một vectơ qua ba vectơ, dẫn đến:
Câu 17: Chọn câu SAI: Hình chữ nhật ABCD có:
A. .
B..
C..
D..
Đáp án: C.
A. Đúng.
Áp dụng công thức tổng của hai vectơ, ta có:
B. Đúng.
Áp dụng công thức tổng của hai vectơ, ta có:
C. Sai.
Do nhớ nhầm tính chất của hai vectơ bằng nhau.
B. Đúng.
Áp dụng công thức tổng của hai vectơ, ta có:
Câu 18: Chọn câu đúng: Hình chữ nhật ABCD có:
A. .
B..
C.
D..
Đáp án: D.
A. Sai.
Nhầm dẫn đến:
B. Sai.
Nhầm dẫn đến:
C. Sai.
Nhầm dẫn đến:
D. Đúng.
Áp dụng công thức tổng của hai vectơ:
Câu 19 : Cho hình bình hành ABCD. Vẽ .Khi đó có:
A. I và C đối xứng nhau qua D.
B. I và D đối xứng nhau qua C.
C. I và D trùng nhau.
D. và cùng hướng.
Đáp án: B.
A. Sai.
Xem lại cách vẽ hai vectơ bằng nhau.
B. Đúng.
Áp dụng đúng tính chất đối xứng của điểm.
C. Sai.
Xem lại cách vẽ hai vectơ bằng nhau.
D. Sai.
Do không nắm vững nhận xét của hai vectơ cùng phương.
Câu 20: Trên trục Ox cho điểm Acó toạ độ là 2 và điểm B có toạ độ là 5. Toạ độ của M là điểm đối xứng của A qua B là:
A. -3.
B. 8.
C. 7.
D. 3.
Đáp án: B.
A. Sai.
Xem lại cách biểu diễn toạ độ của điểm trên trục Ox.
B. Đúng.
Biểu diễn đúng toạ độ của điểm trên trục Ox.
C. Sai.
Xem lại cách biểu diễn toạ độ của điểm trên trục Ox.
D. Sai.
Xem lại cách biểu diễn toạ độ của điểm trên trục Ox.
Câu 21:Cho và . Gọi là trung điểm của AB thì giá trị của a và b là:
A. a = -1 , b = 5.
B. a = -5 , b = -2
C. a = 5 , b = 2.
D. a = 1 , b = 5.
Đáp án: D.
A. Sai.
Sai lầm do không dọc kĩ đầu bài: .
B. Sai.
Xem lại công thức tính toạ độ trung điểm.
C. Sai.
Xem lại công thức tính toạ độ trung điểm.
D. Đúng.
Áp dụng đúng công thức tính toạ độ tung điểm
Câu 22:Khoảng cách giũa hai điểm và bằng:
A. 0.
B. 10.
C. 100.
D. 14.
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do không nắm vững công thức tính khoảng cách.
B. Đúng.
Áp dụng đúng công thức tính khoảng cách.
C. Sai.
Sai lầm do quên không khai căn khi tính toán và áp dụng công thức tính khoảng cách.
D. Sai.
Sai lầm do không nắm vững công thức tính khoảng cách.
Câu 23: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho và , diện tích hình vuông ABCD bằng:
A. 68 (đvdt).
B. 34 (đvdt).
C. 16 (đvdt).
D. 2312 (đvdt).
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do quên không chia 2 trong khi áp dụng công thức tính diện tích hình vuông ABCD khi biết độ dài đường chéo.
B. Đúng.
Áp dụng đúng công thức tính diện tích hình vuông ABCD khi biết độ dài đường chéo.
C. Sai.
Sai lầm do không nắm vững công thức tính khoảng cách nên đã tính sai độ dài đường chéo dẫn đến tính sai diện tích hình vuông ABCD khi biết độ dài đường chéo.
D. Sai.
Sai lầm do quên không khai căn trong khi tính khoảng cách giữa A và C nên đã tính sai độ dài đường chéo dẫn đến tính sai diện tích hình vuông ABCD khi biết độ dài đường chéo.
Câu 24: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho,,,. Khi đó:
A., là 2 vectơ cùng phương, cùng hướng .
B., là 2 vectơ cùng phương, ngược hướng .
C., là 2 vectơ đối nhau.
D. A, B, C, D thẳng hàmg.
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững định nghĩa và nhận xét về hai vectơ cùng phương.
B. Đúng.
Áp dụng định nghĩa hai vectơ cùng phương.
C. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ đối nhau.
D. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững điều kiện 4 điểm thẳng hàng.
Câu 25: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho , thì vectơ có toạ độ là:
A..
B..
C..
D..
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ của một vectơ.
B. Đúng.
Áp dụng đúng công thức tính toạ độ của một vectơ.
C. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ của một vectơ.
D. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ của một vectơ.
Câu 26: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho , .Toạ độ trung điiểm I của đoạn thẳng AB là:
A..
B..
C..
D..
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ trung điểm.
B. Đúng.
Áp dụng đúng công thức tính toạ độ trung điểm.
C. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ trung điểm.
D. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ trung điểm.
Câu 27: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy Cho . Kẻ vuông góc với Ox, vuông góc với Oy thì:
A..
B..
C. có toạ độ .
D. có toạ độ .
Đáp án: D.
A. Sai.
Sai lầm do: Nhầm lẫn giữa tọa độ của vectơ trên một hệ trục và tọa độ của vectơ trên một trục.
B. Sai.
Sai lầm do: Nhầm lẫn giữa tọa độ của vectơ trên một hệ trục và tọa độ của vectơ trên một trục.
C. Sai.
Xem lại tính chất hiệu của hai vectơ.
D. Đúng.
Áp dụng đúng quy tắc tổng của hai vectơ:
Do là hình chữ nhật nên ta có:
Câu 28: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hình vuông ABCD có gốc O là tâm của hình vuông và các cạnh của nó song song với các trục toạ độ. Khi đó có:
A. và cùng hướng.
B. và .
C.và .
D..
Đáp án: D.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững về hai vectơ cùng hướng.
B. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững cách xác định tọa độ trên hệ trục tọa độ.
C. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững cách xác định tọa độ trên hệ trục tọa độ.
D. Đúng.
Áp dụng định lí Pitago cho tam giác vuông AOB. Từ đó suy ra .
Câu 29: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho 4 điểm, , , thì có:
A. và là hai vectơ cùng hướng .
B. Tứ giác ABCD là hình chữ nhật.
C. AB = 25.
D. Điểm là trung điểm AC.
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững về hai vectơ cùng hướng.
B. Đúng.
Ta có: , và nên ABCD là hình chữ nhật.
C. Sai.
Sai lầm do quên không khai căn khi tính toán và áp dụng công thức tính khoảng cách.
D. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ trung điểm.
Câu 30: Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho,,,.Khẳng định đúng là:
A. và cùng hướng .
B. Tứ giác ABCD là hình bình hành.
C. .
D. Điểm là trung điểm DC.
Đáp án: B.
A. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững định nghĩa hai vectơ cùng phương
B. Đúng.
Ta có: // và nên ABCD là hình bình hành.
C. Sai.
Không nắm vững định nghĩa hai vectơ bằng nhau.
D. Sai.
Sai lầm do: Không nắm vững công thức tính toạ độ trung điểm.
ĐẤP ÁN:
1.C. 7.D 13.D 19.B 25.B
2.B 8.D 14.D 20.B 26.B
3.B 9.C 15.C 21.D 27.D
4.C 10.D 16.A 22.B 28.D
5.D 11.C 17.C 23.B 29.B
6.C 12.D 18.D 24.B 30.B
2.6. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH “TRẮC NGHIỆM VI TÍNH CHƯƠNG “VECTƠ” – HÌNH HỌC 10 NÂNG CAO”
2.6.1. Các bước xây dựng chương trình
- Xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “Vectơ”.
- Đối với mỗi câu hỏi, soạn thảo lời hướng dẫn ngắn gọn để HS vượt qua khó khăn khi chọn phải phương án sai.
- Lựa chọn phần mềm Macromedia Flash Player 8.0 để tích hợp với hệ thống câu hỏi TNKQ đã soạn thảo.
- Tiến hành lập trình trên máy vi tính với phần mềm đã lựa chọn.
2.6.2. Yêu cầu sử dụng chương trình
Chương trình “trắc nghiệm vi tính chương “vectơ”” chạy được trên các hệ điều hành Windows XP, Windows Vistavà chạy tốt ở chế độ phân giải 1024x768.
2.6.3. Giới thiệu chương trình
- Chạy chương trình “Trắc nghiệm vi tính chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao”, giao diện chính sẽ hiện ra như sau :
Để bắt đầu chương trình trắc nghiệm, hãy nhấn vào nút “Next”.
- Chương trình sẽ đưa ra lần lượt 30 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn có nội dung liên quan tới kiến thức của chương “vectơ”. Thời gian trả lời cho mỗi câu hỏi là 60 giây. Hết thời gian quy định , chương trình sẽ tự động chuyển sang nội dung câu hỏi kế tiếp. Ngoài ra, chương trình cho phép bạn có thể tự chuyển sang câu hỏi kế tiếp bằng cách nhấn vào nút “Tiếp theo”.
- Đối với mỗi câu hỏi :
+ Tối đa được lựa chọn 3 phương án.
+ Nếu chọn phương án đúng sẽ có thông báo và lý do ngắn gọn vì sao đúng? kèm theo tiếng vỗ tay.
+ Nếu chọn phương án sai sẽ có thông báo và lời hướng dẫn ngắn gọn để HS vượt qua khó khăn.
- Kết thúc 30 câu hỏi chương trình sẽ cho biết số câu trả lời đúng, tỉ lệ phần trăm đạt được và đánh giá về tỉ lệ phần trăm đạt được đó.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua chương 2, chúng tôi hệ thống hóa lại những kiến thức cơ bản và trình bày những mục tiêu cần đạt được sau khi học chương “vectơ”. Chúng tôi đã đưa ra nội dung cần kiểm tra - đánh giá trong chương và dự kiến một số sai lầm mà HS thường gặp phải trong khi học chương “Vectơ”. Đó chính là những cơ sở để xây dựng hệ thống câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “vectơ”. Chúng tôi đã tích hợp giữa phần mềm Macromedia Flash player với hệ thống câu hỏi TNKQ xây dựng được và có được sản phẩm cuối cùng là chương trình “Trắc nghiệm vi tính chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao”.
KẾT LUẬN CHUNG
Khóa luận đã nghiên cứu những cơ sở lý luận quan trọng về việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung và phương pháp, kỹ thuật soạn thảo câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn nói riêng, về ứng dụng CNTT hỗ trợ việc kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của HS ở trường phổ thông . Dựa trên cơ sở đó, chúng tôi đã xây dựng được 30 câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao với sự hỗ trợ của phần mềm Macromedia Flash player 8.0. Sản phẩm cuối cùng chính là chương trình “Trắc nghiệm vi tính chương “vectơ” – Hình học 10 nâng cao” nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ nắm vững kiến thức của HS sau khi học chương “vectơ”.
Hơn nữa, thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đổi mới phương pháp dạy học, làm phong phú thêm các hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập của học sinh ở trường phổ thông. Hình thức tổ chức này có thể được sử dụng ở nhiều nội dung chương trình toán học phổ thông khác nhau, không chỉ riêng toán học lớp 10.
Trong khóa luận Tốt nghiệp này chắc hẳn không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo để đề tài ngày một hoàn thiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Bá Kim. Phương pháp dạy học môn Toán. NXB ĐHSP. 2004.
2. Nguyễn Thị Thanh Loan. Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục. 2006.
3.Đoàn Quỳnh. Sách giáo khoa hình học 10 – Nâng cao.NXB GD.2006.
3. www.giaovien.net.
5. Macromedia Flash player 8.0.
6. Phạm Quang Hiển – Phạm Quang Huy. Công cụ hỗ trợ thiết kế Web Flash MX nhìn từ góc độ kỹ thuật . NXB Thống kê. 2003.
7. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học khoa Vật lý năm học
2005 – 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- khoa_luan_tot_nghiep_3062.doc