PHIẾU TỰ HỌC
(Dành cho GV)
Nhiệm vụ 1:
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập
hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi, )
cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa Mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám
mây khí và bụi khổng lồ.
- Hệ mặt trời bao gồm có Mặt trời ở trung tâm, cùng với các thiên thể chuyển
động xung quanh (như các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên
thạch, ) và các đám mây bụi khí.
- Hệ Mặt trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh,
Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
171 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng một số chủ đề tích hợp chương trình vật lý lớp 10 và 11 THPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh (ngăn chặn điều khiển
và phản hồi cơ bắp tới hệ thần kinh), làm cho cơ thể không bắt buộc phải nghỉ khi mệt.
Nhiệm vụ 8:
• Xây sát, rách da
Té ngã gây trầy xước da hay va đập làm rách da chảy máu là chấn thương phổ
biến nhất trong thể thao. Đối với các vết trầy xước, rách da việc làm đầu tiên là phải
rửa nước sạch vết thương, sau đó có thể thoa nhẹ các loại thuốc sát trùng. Nếu vết rách
da dài, sâu gây chảy máu cần được đi khâu để vết thương nhanh khỏi hơn và cũng
tránh để lại sẹo lớn về sau. Biết cách sơ cứu sẽ giúp chấn thương nhanh bình phục hơn
• Chấn thương cơ
Chấn thương cơ bao gồm ba cấp độ: Giãn cơ, căng cơ và rách-đứt cơ.
106
o Giãn cơ: Chấn thương cơ dạng nhẹ do cơ giãn quá mức cho phép với số
lượng bó sợi cơ bị đứt ít, gây đau nhưng không bị chảy máu trong và vùng
bị giãn cơ có thể bị sưng nhẹ.
o Căng cơ: Mức độ nặng hơn giãn cơ với vết đau vì sưng, đau nhiều và
thường có vết bầm do một số sợi cơ bị rách (dưới 25% bó sợi cơ) khiến
chảy máu trong.
o Rách cơ: Mức độ chấn thương cơ nặng với cơ rách 50-75%. Thường rách
cơ gây đau dữ dội và người bị chấn thương có khi nghe tiếng “phựt” khi
cơ bị đứt. Rách cơ sẽ làm tê liệt khả năng hoạt động tức thời của người
chơi thể thao. Rách cơ nghiêm trọng buộc phải phẫu thuật để may lại bó
cơ bị rách. Rách cơ mất đến 1-3 tháng mới bình phục.
Đứt cơ: Chấn thương cơ nặng nhất khi cơ bị đứt hoàn toàn hoặc bị tách ra
hẳn khỏi xương. Cách cơ cứu là chườm lạnh và chở ngay người bị chấn
thương đến bệnh viện để chữa trị.
Đối với chấn thương cơ nguyên tắc sơ cứu chung là chườm lạnh trong 24 giờ
đầu tiên hoặc 48 tiếng (tùy theo mức độ) để làm dịu cảm giác đau sưng, sau đó mới
thoa dầu nóng hay các thuốc xoa bóp phù hợp. Trong y học thể thao, người ta vẫn hay
nói công thức sơ cứu R.I.C.E (Rest, Ice, Compress, Elevate) nghĩa là “ngừng chơi,
chườm lạnh, băng ép, nâng (kê) cao” khi sơ cứu các chấn thương về cơ, gân khớp.
Tránh xoa dầu nóng lúc mới bị chấn thương cơ vì sẽ làm các mạch máu bên trong giãn
nở, gây xuất huyết trong nhiều hơn làm chấn thương trầm trọng thêm.
• Sai-trật khớp
Trật khớp (hay trặc khớp) là việc xương bị nhô ra khỏi ổ khớp sau một động tác
nào đó rồi trở lại vị trí cũ. Trật khớp thường kéo theo giãn dây chằng, mà phổ biết nhất
là chấn thương lật cổ chân (lật sơ-mi) hay trật khớp vai. Trật khớp thường rất đau đớn
và đôi khi kèm theo cả vết bầm tím do chảy máu trong vùng chấn thương.
Trật khớp nhẹ chỉ cần chườm đá trong 1-2 ngày, hạn chế cử động vết đau rồi
xoa bóp với thuốc, dầu nóng thì tầm 8-10 ngày sẽ khỏi. Nhiều người bị sai-trật khớp
nhẹ nhưng chủ quan, không nghỉ ngơi mà tiếp tục chơi thể thao khiến chấn thương
thành mãn tính.
Trật khớp nặng phải giữ nguyên chấn thương, chườm lạnh rồi đưa đến bệnh
viên hay trung tâm chữa trị trật đả. Tránh bóp giật hay bẻ để “nắn khớp” nếu không có
107
chuyên môn, kỹ thuật hay kinh nghiệm chữa trị. Trật khớp nặng thường nhiều khả
năng dính thêm chấn thương khác là đứt dây chằng nên việc tự ý nắn bóp, giật bẻ rất
nguy hiểm cho người bị chấn thương.
• Đứt dây chằng
Đứt dây chằng phổ biến nhất là đứt dây chằng gối. Đứt dây chằng rất đa dạng vì
có thể đứt đột ngột, đứt bán phần hay đứt từ từ rồi đứt hẳn. Đứt dây chằng đột ngột dễ
biết vì gây đau dữ dội, lỏng khớp và không thể vận động được. Tuy nhiên, nhiều người
chơi thể thao nghiệp dư thường bị đứt dây chằng kiểu bán phần hay đứt từ từ mà
không hay biết cho đến khi khớp gối trở nên lỏng lẻo nhờ bác sỹ thăm khám mới phát
hiện.
Đứt dây chằng gối phổ biến có đứt dây chằng chéo trước hay dây chằng chéo
sau, hiếm gặp hơn là đứt cả 2 dây chằng cùng lúc.
Nhìn chung, sơ cứu đứt dây chằng cũng giống như bị chấn thương cơ, tức là
chườm lạnh để giảm đau, phù nề. Nhiều người bị đứt dây chằng gối vẫn có thể đi lại
được nhưng về cơ bản cần được phẫu thuật nối dây chằng để tránh việc bị thoái hóa
khớp gối sau này.
108
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhiệm vụ 1
Nội dung
chính xác
20
Hình thức
đẹp mắt
10
Sáng tạo,
ấn tượng
10
Nhiệm vụ 2
Kiến thức
Vật lý
chính xác
20
Hợp logic 10
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
10
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
TỔNG ĐIỂM 100
109
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10.
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Tiết 1
Nhiệm vụ 1 10
Nhiệm vụ 2 10
Nhiệm vụ 3 10
Nhiệm vụ 4 10
Tiết 2
Nhiệm vụ 5 10
Nhiệm vụ 6 10
Nhiệm vụ 7 10
Nhiệm vụ 8 10
Trình
bày
Rõ ràng,
sạch sẽ
10
Logic,
sáng tạo
10
TỔNG ĐIỂM 100
110
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 3
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nội
dung
Đầy đủ 20
Chính xác 15
Liên hệ,
mở rộng
kiến thức
15
Sáng tạo 10
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
20
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
Trình chiếu
power point
10
TỔNG ĐIỂM 100
111
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 4
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Luật
Đầy đủ 20
Chính xác 10
Trình chiếu
power point
5
Sáng tạo 5
Nhiệm
vụ
Đầy đủ 20
Chính xác 10
Trình chiếu
power point
5
Sáng tạo 5
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
10
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
TỔNG ĐIỂM 100
112
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 5
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nội
dung
Đầy đủ, chính xác 20
Mang thông điệp
nhân văn sâu sắc,
hướng nghiệp
10
Sáng tạo 10
Hình
thức
Góc quay đẹp 10
Âm thanh tốt 10
Hóa trang và
trang phục phù hợp
10
Sáng tạo 10
Hiệu
quả
Nhập vai tốt 10
Lôi cuốn, hấp dẫn,
tạo cảm xúc, ấn tượng
10
TỔNG ĐIỂM 100
113
PHIẾU CHẠY TRẠM
(Dành cho HS)
Tên HS: .. thuộc nhóm
Trạm 1: Tên HS chấm điểm: .. thuộc nhóm Điểm:
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2
Trạm 2: Tên HS chấm điểm: ... thuộc nhóm Điểm:
Nhiệm vụ 3
Nhiệm vụ 4
Trạm 3: Tên HS chấm điểm: ... thuộc nhóm Điểm:
Nhiệm vụ 5
Nhiệm vụ 6
Trạm 4: Tên HS chấm điểm: ... thuộc nhóm Điểm:
Nhiệm vụ 7
Nhiệm vụ 8
...
Trạm 5: Tên HS chấm điểm: ... thuộc nhóm Điểm:
Nhiệm vụ 9
Nhiệm vụ 10
Trạm 1 Trạm 2 Trạm 3 Trạm 4 Trạm 5 Tổng điểm
114
PHIẾU CÂU HỎI TRẠM 1
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 1: (10 điểm) Do Andy dẫn Ben ra đường nhựa chơi mà không xin phép nên
mẹ Andy đã dùng tay của mình đánh vào tay của Andy 5 cái rõ đau. Trong khi Andy
ngồi thổi bàn tay của mình thì Ben lại suy nghĩ và nhớ về ngày đầu tiên gặp Andy. Ben
là quả bóng size 4 dành cho trẻ từ 8-12 tuổi, nặng 350g nên khi Andy lần đầu đá Ben
đã phải ôm chân mình vì đau. Vì sao thế nhỉ? Ben đã làm gì mà Andy bị đau? Nêu đặc
điểm của kiến thức Vật lý đó.
Nhiệm vụ 2: (10 điểm) Ben biết rằng khi tác dụng một lực vào một vật sẽ có một phản
lực tác dụng ngược lại và hai lực này bằng nhau. Vậy thì mẹ Andy đánh Andy đau bao
nhiêu thì mẹ cũng chịu lực phản lại đau bấy nhiêu đúng không nhỉ?
Kiến thức bổ sung: Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn
lực kia gọi là phản lực. Cặp lực và phản lực này có đặc điểm gì?
115
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẠM 1
(Dành cho GV và HS)
Nhiệm vụ 1: (10 điểm) Định luật III Newton:
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B
cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng
ngược chiều. F�⃗ BA = −F�⃗ AB
Thang điểm:
• Giải thích được hiện tượng, phát biểu được sự xuất hiện của lực và phản
lực: “Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật
B cũng tác dụng lại vật A một lực”. (5 điểm)
• Nêu được đặc điểm của hai lực: “Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn,
nhưng ngược chiều”. (5 điểm)
Nhiệm vụ 2: (10 điểm) Lực và phản lực có đặc điểm:
1. Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
2. Lực và phản lực là hai lực trực đối.
3. Lực và phản lực không cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
Thang điểm:
• Nhận xét đúng hiện tượng: “Mẹ Andy không đau bằng Andy”
(4 điểm).
• Nêu được đặc điểm của lực và phản lực. Mỗi ý 2 điểm
(tối đa là 6 điểm).
116
PHIẾU CÂU HỎI TRẠM 2
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 3: (10 điểm) Một ngày nọ, Andy lỡ chân đá Ben
lao xuống một vách đá. Ben hốt hoảng khi thấy trong lúc rơi, tốc
độ của mình ngày càng tăng. Điều gì đã khiến Ben tăng tốc nhỉ?
Nêu rõ tính chất vật lý của hiện tượng này.
.
.....
Nhiệm vụ 4: (10 điểm) Khi Ben rớt xuống đất, anh chàng
tưởng rằng mình sẽ lún sâu xuống đất tạo thành một cái hố, ai
ngờ Ben nẩy lên vài lần rồi dần đứng yên. Do đâu là Ben không
thể tạo một cái hố trên mặt đất?
.........................................................................................................
..........................................................................................................
..........................................................................................................
...............................................................................................
Điều kiện gì để Ben có thể tạo một cái hố?
................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Hình 43. Ben rơi xuống
vách đá.
Hình 44. Ben nẩy lên khi
chạm đất.
117
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẠM 2
(Dành cho GV và HS)
Nhiệm vụ 3: (10 điểm) Sự rơi tự do:
1. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.
2. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng
đứng, chiều từ trên xuống dưới.
3. Tại một nơi xác định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với
cùng gia tốc g.
4. Gia tốc rơi tự do ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất là khác nhau. Người ta
thường lấy g ≈ 9,8 m/s2 hay g ≈ 10 m/s2.
Thang điểm:
• Giải thích được hiện tượng: “Ben tăng tốc là do gia tốc trọng trường”
(2 điểm).
• Nêu được đặc điểm của sự rơi tự do. Mỗi ý 2 điểm (tối đa 8 điểm)
Nhiệm vụ 4: (10 điểm) Do hai nguyên nhân:
1. Mặt đất có độ cứng cao.
2. Lực của Ben không đủ tạo thành hố. Lực đó được tính bằng công thức: F = ma = mg
Điều kiện tạo hố trên mặt đất:
1. Mặt đất ướt hoặc có cát mềm.
2. Khối lượng m của Ben phải tăng, Ben phải nặng cỡ một quả tạ.
Thang điểm:
• Giải thích đúng hiện tượng, nêu được nguyên nhân: ý (1) được 2 điểm, ý
(2) được 2 điểm, viết công thức tính lực được 1 điểm (tối đa 5 điểm).
• Nêu được đúng điều kiện: ý (1) được 2 điểm, ý (2) được 3 điểm
(tối đa 5 điểm).
118
PHIẾU CÂU HỎI TRẠM 3
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 5: (10 điểm) Andy và Ben muốn đo chiều cao của mái nhà, đo độ sâu của
giếng nước mà không dùng thước thì phải làm sao?
Nhiệm vụ 6: (10 điểm) Làm cách nào để Andy và Ben đo độ nghiêng của mặt phẳng
nhẵn mà:
• Không dùng thước đo góc, chỉ được dùng thước thẳng.
• Hoàn toàn không được dùng thước.
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẠM 3
(Dành cho GV và HS)
Nhiệm vụ 5: (10 điểm)
Thang điểm:
• Thả cho Ben rơi tự do từ mái nhà, bấm đồng hồ xác định thời gian rơi, áp dụng
công thức rơi tự do tìm quãng đường s tức độ cao mái nhà.
(5 điểm)
• Thả cho Ben rơi từ miệng giếng xuống, bấm đồng hồ khi nghe Ben chạm đáy
giếng. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 330 m/s. Áp dụng công thức
rơi tự do tìm được độ sâu của giếng. (5 điểm)
Nhiệm vụ 6: (10 điểm)
Thang điểm:
• Cách 1: đo 2 cạnh góc vuông (2 điểm)
Cách 2: đo cạnh huyền, thả Ben lăn theo cạnh huyền, bấm đồng hồ, áp dụng
công thức chuyển động thẳng biến đổi đều. (3 điểm)
• Đo cạnh huyền bằng cách dựng mp nghiêng lên và thả Ben, bấm đồng hồ giống
nhiệm vụ đo mái nhà ở trên. Sau đó thả Ben lăn, bấm đồng hồ và áp dụng công
thức. (5 điểm)
119
PHIẾU CÂU HỎI TRẠM 4
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 7: (5 điểm) Andy và Ben chơi kéo co, Ben nói rằng Andy sẽ không bao giờ
kéo được Ben vì khi Andy kéo Ben bằng một lực thì Ben cũng kéo lại Andy bằng phản
lực có độ lớn y như vậy. Theo bạn, ai sẽ thắng trong trận kéo co không có hồi kết này
này? Giải thích.
...
Nhiệm vụ 8: (15 điểm) Kéo co 2 người chán quá nên Andy rủ thêm bố mẹ chơi cùng,
để công bằng thì bố và Ben một đội, mẹ và Andy một đội. Lực kéo của mỗi người là:
bố Andy: 200N, mẹ Andy: 160N, Andy: 80N và Ben: 10N.
Do bố Andy biết rằng mình sẽ không kéo thắng nổi hai mẹ con Andy nên đã nghĩ ra
cách buộc thêm một sợi dây và nói với Andy rằng: “Nếu con và mẹ mỗi người cầm
một dây và kéo thì lực sẽ mạnh hơn”. Theo bạn thì bố Andy nói đúng hay sai?
Và nếu các sợi dây tạo thành các góc như hình vẽ thì đội nào sẽ thắng?
Bố Andy
M
A
Đội nào kéo chấm cam vượt qua đường này trước là thắng
120
Nếu mẹ và Andy đứng đối xứng nhau như hình vẽ thì góc α lớn nhất bằng bao nhiêu
thì mẹ và Andy sẽ thắng?
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẠM 4
(Dành cho GV và HS)
Nhiệm vụ 7: (5 điểm)
Thang điểm:
• Andy là người thắng (2 điểm).
• Lực và phản lực không cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau (3 điểm).
Nhiệm vụ 8: (15 điểm)
Thang điểm:
• Bố Andy nói sai (2 điểm).
• F(mẹ+Andy) = 160.cos30 + 80.cos60 = 80√3 + 40 = 178,6N (2 điểm)
F(bố+Ben) = 200 + 10 = 210N (2 điểm)
Do 178,6 < 210 nên bố và Ben là đội chiến thắng (2 điểm)
• F(mẹ+Andy) = 160.cosα + 80.cosα = 240.cosα (2 điểm)
F(bố+Ben) = 200 + 10 = 210N (2 điểm)
Để (mẹ+Andy) kéo thắng (bố+Ben) thì F(mẹ+Andy) > F(bố+Ben)
=> 240.cosα > 210 (2 điểm)
=> cosα >
7
8
=> α < arccos(
7
8
) ≈ 290 (1 điểm)
Bố Andy
M
A
Đội nào kéo chấm cam vượt qua đường này trước là thắng
121
A
Đường chim bay
PHIẾU CÂU HỎI TRẠM 5
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 9: (5 điểm) Tàu A và B đang tiến về ga, có một con chim đang đậu trên tàu
A, nó bay qua tàu B và bay lại tàu A, cứ bay vòng qua vòng lại với vận tốc không đổi
đến khi 2 tàu gặp nhau. Hỏi quãng đường chim bay được? Biết rằng 2 tàu đến ga cùng
một lúc.
...
Nhiệm vụ 10: (15 điểm) Hãy tưởng tượng nếu không có lực ma sát thì cuộc sống của
bạn sẽ thay đổi như thế? Cái gì sẽ không hoạt động được? Cái gì sẽ hoạt động tốt hơn?
PHIẾU ĐÁP ÁN TRẠM 5
(Dành cho GV và HS)
Nhiệm vụ 9: (5 điểm)
Thang điểm:
• Tính thời gian t mà 2 tàu sẽ tới ga (2 điểm).
• Vì chim bay với vận tốc v không đổi nên xem như chim chuyển động
thẳng đều (2 điểm)
• Quãng đường s = v.t (1 điểm)
Nhiệm vụ 10: (15 điểm)
Thang điểm:
- Cuộc sống sẽ thay đổi: (tối đa 5 điểm) Mỗi ý 1 điểm.
B
122
• Không thể vặn nắp chai, vặn tay nắm cửa.
• Không thể cầm nắm đồ vật, không buộc dây giày được, mọi vật sẽ trơn
tuột như cục xà bông.
• Sẽ bị trượt ngã ở mọi nơi và không thể đứng dậy được nhưng khi bị ngã
cũng không bị trầy xước đầu gối.
• Đồ vật ở trên bàn nằm ngang, chỉ cần chạm nhẹ là di chuyển, và nếu
không có ai tác động thì chúng sẽ mãi chuyển động thẳng đều đến khi
chúng đạt vị trí thật thăng bằng đối với nhau.
• Đồ vật không thể đứng yên trên mp nghiêng, chúng cứ trượt xuống.
• Bạn ngồi trên ghế mà cứ bị trượt qua trượt lại.
• Bạn sẽ không lật quyển sách qua trang mới được.
- Những vật không hoạt động được: (tối đa 5 điểm) Mỗi ý 1 điểm.
• Thắng (phanh) của các loại phương giao thông đều không sử dụng được.
• Bánh xe cũng không thể làm cho xe chuyển động.
• Đinh và đinh ốc sẽ tuột rơi ra khỏi tường.
• Âm thanh sẽ không bị tắt vì năng lượng dao động không bị lực ma sát
không khí làm yếu đi.
• Đàn violin sẽ không thể phát ra âm thanh.
• Không thể dựng cái thang dựa vào tường.
• Hộp quẹt sẽ không thể quẹt ra lửa.
• Không thể mài mòn, đánh bóng bất kỳ vật gì.
• Các VĐV cử tạ, thể dục dụng cụ sẽ không thể thi đấu được
- Những vật hoạt động tốt hơn: (tối đa 5 điểm) Mỗi ý 1 điểm.
• Máy móc, động cơ sẽ hoạt động tốt hơn, không bị nóng lên, tăng năng
suất máy.
• Di chuyển đồ nặng sẽ dễ dàng hơn.
• Mọi vật sẽ luôn mới tinh vì không bị mài mòn gây hư hỏng.
• Không còn tiếng kêu cót két cọt kẹt do ma sát gây ra giữa các đồ vật,
cánh cửa, bánh xe.
• Cưa gỗ sẽ dễ dàng hơn.
• Ròng rọc sẽ hoạt động tốt hơn.
123
BẢNG TÍNH TỔNG ĐIỂM CÁC NHÓM
(Dành cho GV và HS)
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Giáo viên
Trung
bình
khách
quan
(+++)/4
=
Tự đánh giá
..
(90+90+90+90)/4
=
Tự đánh giá
..
(85+85+80+85)/4
=
Tự đánh giá
(80+85+80+80)/4
=
Tự đánh giá
TỔNG
ĐIỂM
5 = 5 = 5 = 5 =
Ví dụ cách tính tổng điểm các nhóm
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhóm 1 90 90 85 80
Nhóm 2 75 80 85 85
Nhóm 3 70 90 90 80
Nhóm 4 80 90 80 85
Giáo viên 75 90 85 80
Trung
bình
khách
quan
(75+70+80+75)/4
= 75 < 90
Tự đánh giá
quá cao
(90+90+90+90)/4
= 90 > 80
Tự đánh giá
quá thấp
(85+85+80+85)/4
= 84 ≈ 90
Tự đánh giá
hợp lý
(80+85+80+80)/4
= 81 ≈ 85
Tự đánh giá
hợp lý
TỔNG
ĐIỂM
75 – 5 = 70 90 – 5 = 85 84 + 5 = 89 81 + 5 = 86
Nhóm 3 hạng nhất.
Ghi chú: Nếu nhóm tự đánh giá chênh lệch 10 điểm so với điểm trung bình khách
quan thì nhóm bị trừ 5 điểm.
Nếu nhóm tự đánh giá hợp lý thì được cộng thêm 5 điểm.
124
NHẬT KÝ LÀM NHÓM
(Dành cho HS)
Tên nhóm:
Hoạt động
Bước chuẩn bị,
lên kế hoạch
Quá trình thực hiện,
kết quả hoạt động
Tự nhận xét
Trò chơi vận
động
Vẽ mind map
Thảo luận
nhóm giải
quyết phiếu
học tập.
Học nhóm ở
nhà để điền
phiếu sức
khỏe 1.1 và
giải quyết
nhiệm vụ của
phiếu tự học
số 1
Thuyết trình
bài đã chuẩn
bị và thảo
luận nhóm để
sửa phiếu tự
học số 1
Học nhóm ở
nhà để giải
quyết nhiệm
vụ của phiếu
tự học số 2
125
Học nhóm ở
nhà để điền
phiếu sức
khỏe 1.2 và
giải quyết
nhiệm vụ của
phiếu tự học
số 3
Thuyết trình
bài đã chuẩn
bị và thảo
luận nhóm để
sửa phiếu tự
học số 3
Học nhóm ở
nhà để điền
phiếu sức
khỏe 1.3 và
chuẩn bị
video clip
Thuyết trình
video clip đã
thực hiện và
nhận xét toàn
bộ quá trình
làm nhóm
126
PHỤ LỤC 2 – PHIẾU BỔ TRỢ CHỦ ĐỀ 2
- Phiếu câu hỏi gợi ý (1 phiếu) (trang 128).
- Phiếu tự học (1 phiếu) (trang 129).
- Phiếu đánh giá số 1, 2 (2 phiếu) (trang 137).
- Phiếu câu hỏi đánh giá (1 phiếu) (trang 139).
- Phiếu bảng tính tổng điểm các nhóm (1 phiếu ) (Phụ lục 1, tr.124).
- Mẫu Nhật ký làm nhóm (trang 142).
127
PHIẾU CÂU HỎI GỢI Ý
(Dành cho HS)
1. Trái Đất chuyển động như thế nào so với Mặt trời?
....
2. Có hành tinh hay vật thể nào chuyển động xung quanh Trái Đất?
3. Có các lực nào tác dụng lên Trái Đất?
4. Chuyển động của nước trên bề mặt Trái Đất chịu tác động, ảnh hưởng của các
nhân tố nào?
5. Thủy quyển là gì?
6. Các nhân tố trên tác động lên thủy quyển, biểu hiện là gì?
PHIẾU CÂU HỎI GỢI Ý
(Dành cho GV)
1. Theo ĐL I Kepler: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỹ đạo elip mà
Mặt trời là một tiêu điểm.
Nghĩa là Trái Đất quay xung quanh Mặt trời với quỹ đạo elip.
2. Mặt trăng chuyển động xung quanh Trái Đất. Ngoài ra còn có các vệ tinh nhân
tạo mà con người phóng lên.
3. Lực hấp dẫn của Mặt trời và Mặt trăng.
4. Các nhân tố: Địa hình, cấu tạo đất đá, lớp phủ thực vật, khí hậu và lực hấp dẫn
của Mặt trời và Mặt trăng.
5. Là lớp nước trên bề mặt Trái Đất, bao gồm nước trong các đại dương, các biển,
nước trên lục địa (sông, hồ, nước ngầm, ) và hơi nước trong khí quyển.
6. Biểu hiện:
• Hạn hán, lũ lụt.
• Băng tan.
• Sóng biển, sóng thần.
• Dòng biển.
• Hiện tượng thủy triều.
128
PHIẾU TỰ HỌC
(Dành cho HS)
Nhiệm vụ 1: Hãy mô tả lại chính xác Vũ trụ và hệ Mặt trời.
Nhiệm vụ 2: Hãy kể tên vị trí mà Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất tạo nên các hiện
tượng đặc biệt và cho biết các hiện tượng đó.
Hiện tượng nhật thực là gì?
Hiện tượng nguyệt thực là gì?
Hiện tượng thủy triều là gì? Khi nào có “triều cường”? Khi nào có “triều kém”?
Nhiệm vụ 3: Hãy mô tả lại chính xác vòng tuần hoàn của nước. Nghiên cứu và trình
bày vai trò của biển và đại dương đối với cuộc sống con người.
Nhiệm vụ 4: Hãy phát biểu ba định luật Kepler.
Lực hấp dẫn là gì?
Nguyên nhân gây ra thủy triều là gì?
Tác động tích cực và tiêu cực của thủy triều đối với đời sống con người là gì?
Nhiệm vụ 5: Lực hướng tâm là gì?
129
Lực quán tính li tâm là gì?
Lực quán tính li tâm ảnh hưởng như thế nào đến lớp nước trong các biển và đại
dương?
Thủy quyển của TPHCM có đặc điểm gì?
Vì sao TPHCM thường xuyên xảy ra hiện tượng thủy triều? Tọa độ địa lý của TPHCM
có phải là nguyên nhân góp phần làm tình trạng thủy triều càng trầm trọng? Phân tích
các nguyên nhân sinh ra “triều cường” tại TPHCM.
Nhiệm vụ 6: Hãy đi phỏng vấn người dân ở quận 8, quận Bình Thạnh và một số quận
bị ảnh hưởng bởi hiện tượng “triều cường” và cho biết biểu hiện, chế độ triều ở
TPHCM.
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao một số quận lại chịu ảnh hưởng nặng nề của triều cường.
Nhiệm vụ 7: Hãy nêu hậu quả mà triều cường gây ra tại TPHCM.
Nhiệm vụ 8: Hãy đi phỏng vấn các cơ quan chính quyền có liên quan đến vấn đề
“triều cường” và cho biết các giải pháp ứng phó hiện nay.
Từ đó hãy tìm hiểu các biện pháp khắc phục của người dân, của bản thân, của các
nước phát triển để hạn chế hiện tượng “triều cường”.
......
130
PHIẾU TỰ HỌC
(Dành cho GV)
Nhiệm vụ 1:
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập
hợp của rất nhiều thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh, sao chổi,)
cùng với khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa Mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất) được gọi
là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt trời được hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám
mây khí và bụi khổng lồ.
- Hệ mặt trời bao gồm có Mặt trời ở trung tâm, cùng với các thiên thể chuyển
động xung quanh (như các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên
thạch,) và các đám mây bụi khí.
- Hệ Mặt trời có 8 hành tinh: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh,
Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Hình 45. Hệ Mặt trời.
- Ngoài chuyển động xung quanh Mặt trời, các hành tinh còn tự quay quanh trục
với hướng ngược chiều kim đồng hồ (trừ Kim tinh và Thiên Vương tinh).
Nhiệm vụ 2:
- Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất cùng nằm chính xác trên một đường thẳng và:
• Mặt trăng nằm giữa: hiện tượng Nhật thực.
• Trái Đất nằm giữa: hiện tượng Nguyệt thực.
- Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất nằm thẳng hàng thì dao động thủy triều lớn
nhất: hiện tượng triều cường.
131
Hình 46. Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt trời
ở các ngày “triều cường” (dao động thủy triều lớn nhất).
- Mặt trời, Mặt trăng và Trái Đất nằm vuông góc với nhau thì dao động thủy triều
nhỏ nhất: hiện tượng triều kém.
Hình 47. Vị trí của Mặt trăng so với Trái Đất và Mặt trời
ở các ngày “triều kém” (dao động thủy triều nhỏ nhất).
Nhiệm vụ 3:
- Vòng tuần hoàn của nước gồm có:
• Vòng tuần hoàn nhỏ: Nước ở biển và đại dương bốc hơi thành mây =>
đổ mưa trở xuống lại biển và đại dương.
• Vòng tuần hoàn lớn: Nước ở biển và đại dương bốc hơi thành mây =>
gió thổi đưa mây vào đất liền.
o Đổ mưa xuống ao hồ, sông suối.
o Mây bay lên cao hóa thành tuyết => rơi xuống đất.
=> Nước trong ao hồ, sông suối.
o Lại bốc hơi lên thành mây.
132
o Ngấm xuống tầng đá ngầm => Mạch nước ngầm
=> Nước ngầm chảy đổ lại về biển và đại dương.
Hình 48. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước.
- Vai trò của biển và đại dương:
• Nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây
và mưa duy trì cuộc sống của các sinh vật.
• Điều hòa khí hậu của Trái Đất.
• Là kho tài nguyên:
o Khoáng sản (dầu mỏ, quặng sắt, )
o Động thực vật biển.
o Muối, tài nguyên hóa học.
o Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận
=> Nhà máy điện thủy triều.
o Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển
=> Nhà máy điện thủy nhiệt.
• Đường gian thông vận tải giữa các lục địa với nhau.
• Là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.
Nhiệm vụ 4:
- Ba định luật Kepler:
• Định luật 1: Mọi hành tinh đều chuyển động theo các quỹ đạo elip mà
Mặt trời là một tiêu điểm.
133
• Định luật 2: Đoạn thẳng nối Mặt trời và một hành tinh bất kỳ quét diện
tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau.
• Định luật 3: Tỉ số giữa lập phương bán trục lớn và bình phương chu kì
quay là giống nhau cho mọi hành tinh quay quanh Mặt trời.
- Mọi vật trong vũ trụ đều hút nhau với một lực, gọi là lực hấp hẫn.
- Lực hấp dẫn giữa hai chất điểm bất kỳ tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng của
chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng. Fhd = G m1m2r2
G là hằng số hấp dẫn, có giá trị bằng 6,67.10-11
N.m2
kg2
- Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên và có chu kì của các khối nước
trong các biển và đại dương, do ảnh hưởng sức hút của Mặt trăng và Mặt trời.
- Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao
lên ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình elip. Một đỉnh của elip do lực hút
của Mặt trăng gây ra, đỉnh còn lại ở phía đối diện do lực quán tính li tâm của
Trái Đất tạo ra.
- Tác động tích cực của thủy triều: làm muối, làm quay tua bin của nhà máy điện
thủy triều, đánh bắt cá, làm kênh rạch.
- Tác động tiêu cực của thủy triều: lấn đất, xói mòn đất, thủy triều đỏ.
Nhiệm vụ 5:
- Lực hướng tâm là lực làm cho một vật di chuyển với quỹ đạo cong hoặc quỹ
đạo tròn, là lực gây ra gia tốc hướng tâm cho vật.
- Lực quán tính li tâm là phản lực của lực hướng tâm trong hệ quy chiếu phi quán
tính (hay hệ quy chiếu quay), lực có xu hướng đẩy vật ra xa theo phương xuyên
tâm quay. Lực quán tính li tâm lớn nhất của Trái Đất nằm ở vùng xích đạo.
- Nguyên nhân sinh ra “triều cường” tại TPHCM:
• Vĩ độ thấp, gần xích đạo, giáp Biển Đông.
• Có hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai chảy qua.
• Địa hình thấp, ven biển lại không có đê.
• Sông ngòi, kênh rạch hẹp, ít hồ chứa nước.
• Hệ thống cống thoát nước không đáp ứng được.
134
• Khí hậu gió mùa, mưa nhiều, băng tan, mực nước biển dâng cao.
Nhiệm vụ 6:
- Biểu hiện:
• Nước cống dâng ngược lên, tràn vào nhà dân.
• Ngập nặng trên diện rộng khi triều cường kết hợp mùa mưa.
- Chế độ triều có 2 loại:
• Nhật triều: ngày có một lần nước lên và một lần nước xuống.
• Bán nhật triều: ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống.
- Nguyên nhân một số quận lại chịu ảnh hưởng nặng nề của triều cường:
• Địa hình thấp (quận 8, quận Bình Tân).
• Nhiều sông ngòi, kênh rạch (quận Bình Thạnh).
Hình 49. Những điểm ngập ở
Tp.HCM.
Hình 50. Bản đồ địa hình Tp.HCM
Nhiệm vụ 7:
- Hậu quả:
• Ngập đường, ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông.
• Ảnh hưởng sinh hoạt của nguời dân.
o Mất vệ sinh nhà cửa, hư hỏng đồ đạc.
o Chập điện, cháy nổ => chết người.
o Ảnh hưởng buôn bán, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
Nhiệm vụ 8:
- Giải pháp ứng phó của chính quyền:
• Phân chia TPHCM thành 6 lưu vực thoát nước, phân lũ.
135
• Xây dựng, nâng cấp, bảo trì hệ thống thoát nước.
• Xây dựng hệ thống cống chống triều.
o Mở cửa van khi triều thấp.
o Đóng cửa van khi triều cường.
• Xây dựng hệ thống đê.
- Giải pháp ứng phó của người dân:
• Nâng nền nhà, dùng bao cát làm đê ngăn nước vào nhà.
• Tát nước ra khỏi nhà, kê cao đồ đạc.
• Cùng chung tay nâng cấp lại đường.
- Giải pháp của các nước phát triển:
• Xây dựng hệ thống bọc ngoài biển kết hợp hệ thống dẫn nước.
• Xây dựng các công trình trữ nước, gia tăng diện tích nước chảy.
• Xây dựng cầu đường cơ động, có thể thay đổi khi nước lên cao.
- Góp sức của bản thân:
• Không xả rác bừa bãi.
• Tham gia các chiến dịch thu gom rác.
136
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhiệm vụ 1
Nội dung
chính xác
20
Hình thức
đẹp mắt
15
Sáng tạo,
ấn tượng
15
Nhiệm vụ 2
Nội dung
chính xác
20
Nhập vai
tự tin
15
Sáng tạo,
ấn tượng
15
Nhiệm vụ 3
Nội dung
chính xác
20
Logic 10
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
10
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
TỔNG ĐIỂM 150
137
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá Điểm tối đa Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nội
dung
Đầy đủ 20
Chính xác 15
Liên hệ,
mở rộng
kiến thức
15
Sáng tạo 10
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
20
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
Trình chiếu
power point
10
TỔNG ĐIỂM 100
138
PHIẾU CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ
(Dành cho GV và HS)
LỰC HẤP DẪN
1. Lực hấp dẫn giữa 2 vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
2. Khi nào thì lực hấp dẫn giữa 2 vật là lớn nhất?
3. Lực hấp dẫn lên Trái Đất lớn nhất khi nào?
A. Trái Đất nằm giữa Mặt trăng và Mặt trời.
B. Mặt trời nằm giữa Mặt trăng và Trái Đất.
C. Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái Đất.
D. Tất cả đáp án A, B, C đều đúng.
4. Lực hấp dẫn giữa Mặt trăng và Trái Đất ảnh hưởng như thế nào đến các lớp
nước trong các biển và đại dương?
5. Hãy tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt trăng biết: khối lượng Trái Đất là
6.1024 kg, khối lượng Mặt trăng là 7,4.1022 kg và Mặt trăng quay quanh Trái
Đất với bán kính quỹ đạo gần tròn là 0,384.106km.
A. 2.00820 N. B. 7,712.1028 N.
C. 7,712.1031 N. D. 2,008.1026 N.
6. Hãy tính lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt trời biết: khối lượng Trái Đất là
6.1024 kg, khối lượng Mặt trời là 2.1030 kg và Trái Đất quay quanh Mặt trời
với bán kính quỹ đạo gần tròn là 149,6.106 km.
A. 5,350.1033 N. B. 5,350.1036 N.
C. 3,576.1028 N. D. 3,576.1022 N.
BA ĐỊNH LUẬT KEPLER
7. Trong Hệ Mặt trời các hành tinh chuyển động theo quỹ đạo nào?
A. Đường tròn. B. Elip.
C. Parabol. D. Hyperbol.
139
8. So sánh tốc độ chuyển động của Mặt Trăng trên quỹ đạo ở các vị trí gần và xa
Trái Đất.
LỰC HƯỚNG TÂM – LỰC LI TÂM
9. Đóng vai trò là lực hướng tâm trong chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái
Đất là
A. lực hấp dẫn. B. lực ma sát.
C. lực đàn hồi. D. lực quán tính.
10. Lực quán tính li tâm xuất hiện khi nào?
11. Lực quán tính li tâm ảnh hưởng như thế nào đến lớp nước trong các biển và đại
dương?
THỦY TRIỀU
12. Thủy triều là gì? Triều cường là gì?
13. Khi nào xảy ra hiện tượng triều cường?
14. Những lực gây nên thủy triều là
A. quán tính li tâm, hướng tâm. B. hấp dẫn, quán tính li tâm.
C. trọng lực, quán tính li tâm. D. hướng tâm, trọng lực.
15. Những khu vực của TPHCM chịu ảnh hưởng của thủy triều là
A. quận Bình Thạnh và Gò Vấp. B. quận 8 và quận 5.
C. quận 8 và Bình Thạnh. D. quận 5 và quận 10.
16. Nguyên nhân chính của thủy triều là
A. lực hấp dẫn giữa Mặt trăng và Trái Đất.
B. lực hấp dẫn giữa Mặt trời và Trái Đất.
C. lực quán tính li tâm.
D. địa hình của Trái Đất.
17. Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết xảy ra hiện tượng gì?
140
A. Dao động triều nhỏ nhất. B. Thủy triều.
C Triều cường. D. Triều kém.
18. Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết xảy ra hiện tượng gì?
A. Dao động triều lớn nhất. B. Thủy triều.
C Triều cường. D. Dao động triều nhỏ nhất.
TRIỀU CƯỜNG
19. Phân tích các nguyên nhân sinh ra triều cường tại TPHCM.
20. Hiện tượng triều cường ở TPHCM ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của
người dân?
21. Theo em cần làm gì để ứng phó, giảm nhẹ tác hại và chung sống với triều
cường ở TPHCM?
141
NHẬT KÝ LÀM NHÓM
(Dành cho HS)
Tên nhóm:
Hoạt động
Bước chuẩn bị,
lên kế hoạch
Quá trình thực hiện,
kết quả hoạt động
Tự nhận xét
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2
Nhiệm vụ 3
Học nhóm
ở nhà để
giải quyết
nhiệm vụ
của phiếu
tự học
Thuyết
trình bài đã
chuẩn bị và
thảo luận
nhóm để
sửa phiếu
tự học
142
PHỤ LỤC 3 – PHIẾU BỔ TRỢ CHỦ ĐỀ 3
- Phiếu dự tuyển (1 phiếu) (trang 144).
- Phiếu phương án xét tuyển và công việc các vị trí (1 phiếu) (trang 148).
- Phiếu hợp đồng (1 phiếu) (trang 150).
- Tài liệu “Câu hỏi gợi ý số 1” (trang 151).
- Tài liệu “Câu hỏi gợi ý số 2” (trang 152).
- Phiếu đánh giá số 1, 2 (2 phiếu) (trang 153).
- Phiếu bảng tính tổng điểm các nhóm (1 phiếu) (Phụ lục 1, tr.124).
- Mẫu Nhật ký làm nhóm (trang 155).
- Tài liệu “Cấu tạo ống nhòm” (trang 156).
- Tài liệu “Cách làm mô hình ống nhòm” (trang 158).
143
PHIẾU DỰ TUYỂN
(Dành cho HS)
Họ và Tên:
Vị trí muốn ứng tuyển: (Đánh số từ 1 đến 12 theo thứ tự ưu tiên các vị trí)
- Giám đốc.
- Trưởng phòng Nhân sự.
- Phó phòng Nhân sự.
- Trưởng phòng Kế toán.
- Trưởng phòng Marketing.
- Phó phòng Marketing.
- Nhân viên Marketing.
- Trưởng phòng Kỹ thuật.
- Phó phòng Kỹ thuật.
- Trưởng phòng Thiết kế.
- Trưởng phòng CNTT.
- Phó phòng CNTT.
Câu hỏi đánh giá năng lực:
Câu hỏi 1: Hãy kể tên các dụng cụ quang học mà bạn biết.
..
Câu hỏi 2: Một tòa nhà cao 168 tầng, bạn bắt buộc phải sử dụng một cái ÁP KẾ. Hãy
nêu tất cả các cách mà bạn có thể đo chiều cao của tòa nhà trên.
..
Hãy cho biết tòa nhà 168 tầng ở trên nằm ở quốc gia nào?
..
Câu hỏi 3: Để xóa một file mà không bỏ nó vào Recycle Bin (Thùng rác), ta dùng tổ
hợp phím nào?
..
Câu hỏi 4: Hãy kể tên tất cả hình ảnh, danh lam thắng cảnh được in trên các mệnh giá
tiền của Việt Nam.
..
Câu hỏi 5: Theo trí nhớ, bạn hãy vẽ nhân vật Đôrêmon.
Câu hỏi 6: Từ nào sau đây viết đúng chính tả? Nếu sai, hãy sửa cho đúng ở kế bên.
Suýt soát .
Suýt xoa ....
Xún xính .
Xuyến sao
Xốt xắn ..
Xột xoạt ..
Xốn xan ..
Xình sịch ..
144
Câu hỏi 7: Bạn hãy xếp chỗ ngồi cho 9 bạn học sinh sau đây:
Bạn A: Bị cận và cao.
Bạn B: Bị cận và thấp.
Bạn C: Bị viễn và cao.
Bạn D: Bị viễn và thấp.
Bạn E: Quậy và cao.
Bạn F: Quậy và thấp.
Bạn G: Học giỏi và thấp.
Bạn H: Học giỏi và cao.
Bạn I : Bình thường.
Điều kiện để xếp chỗ như sau:
1. Bị cận bắt buộc phải ngồi bàn đầu.
2. Bị viễn bắt buộc phải ngồi bàn cuối.
3. 2 bạn học giỏi trong lớp không được ngồi gần nhau hay chéo nhau.
4. 2 bạn quậy trong lớp cũng không được ngồi gần nhau hay chéo nhau.
5. Bạn cao không được ngồi trước bạn thấp.
6. Các bạn quậy phải ngồi thẳng trước bàn GV để GV dễ quản lý.
7. Bạn bình thường thì ngồi đâu cũng được.
8. Và một điều kiện bí ẩn cần bạn khám phá !
Điền từ viết tắt ứng với các bạn HS vào 9 ô của hình vuông trên.
(VD: Viễn cao, Cận thấp, Quậy cao, Giỏi thấp, )
Theo bạn điều kiện bí ẩn là gì?
BÀN GV BẢNG PHẤN
145
ĐÁP ÁN PHIẾU DỰ TUYỂN
(Dành cho GV)
Câu hỏi 1: Các dụng cụ, thiết bị quang học là: Kính lúp, ống nhòm, kính hiển vi, kính
thiên văn, kính tiềm vọng, kính cận, kính viễn, kính lão, kính chống nắng, kính 3D,
máy ảnh, máy quay phim, máy quang phổ, kính vạn hoa, lăng kính, gương cầu lồi,
gương cầu lõm, gương bán mạ, gương phẳng.
(5 đáp án: 1 điểm, 10 đáp án: 2 điểm, 15 đáp án: 3 điểm, trên 15 đáp án: 4 điểm)
Câu hỏi 2: Một tòa nhà cao 168 tầng, bạn bắt buộc phải sử dụng một cái ÁP KẾ. Hãy
nêu tất cả các cách mà bạn có thể đo chiều cao của tòa nhà trên.
- Cách hay nhất là dùng kiến thức càng lên cao áp suất càng giảm, lên cao 10m
áp suất giảm bao nhiêu, từ đó tính ra chiều cao tòa nhà. (không dùng thêm gì).
- Thả áp kế từ trên tầng 168 xuống và bấm giờ thời gian rơi, áp dụng công thức
rơi tự do, tính được quãng đường rơi. (cần dùng thêm đồng hồ bấm giờ nhưng
hư luôn cái áp kế).
- Buộc sợi dây vào áp kế, thả từ trên tầng 168 xuống cho áp kế chạm đất, lấy
thước đo chiều dài sợi dây.(cần thêm thước và sợi dây).
- Dùng áp kế, đi men theo cầu thang thoát hiểm, đo xem tòa nhà cao gấp cao
nhiêu lần chiều dài áp kế, lấy thước đo áp kế rồi nhân lên ra chiều cao tòa nhà.
(cần thêm thước và tính kiên trì).
- Nhờ ai đó tìm dùm người kiến trúc sư hoặc bản vẽ tòa nhà và tặng luôn cho họ
cái áp kế. (thể hiện tính sáng tạo)
(Mỗi cách được 1 điểm, riêng cách sáng tạo được 2 điểm)
Tòa nhà 168 tầng này là tòa nhà Burj Khalifa cao nhất thế giới, ở thành phố Dubai
thuộc các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE). (1 điểm)
Câu hỏi 3: Shift + Delete. (1 điểm)
Câu hỏi 4: Chùa Phổ Minh ở Nam Định (100 đồng), Cảng Hải Phòng (500 đồng), nhà
máy dệt Nam Định (2.000 đồng), nhà máy thủy điện Trị An (5.000 đồng), mỏ dầu
Bạch Hổ (10.000 đồng), Chùa Cầu ở Hội An (20.000 đồng), Nghênh Lương Đình –
Phu Văn Lâu bên bờ sông Hương ở Huế (50.000 đồng), Văn Miếu Quốc Tử Giám ở
Hà Nội (100.000 đồng), Hòn Đỉnh Hương thuộc Vịnh Hạ Long ở Quảng Ninh
(200.000 đồng), Làng Sen ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ Anh quê hương của Bác Hồ
(500.000 đồng).
146
(Đúng 2 đáp án: 1 điểm, 5 đáp án: 2 điểm, trên 5 đáp án: 3 điểm).
Câu hỏi 5: Vẽ bình thường: 1 điểm, vẽ đẹp: 2 điểm, vẽ sáng tạo: 3 điểm.
Câu hỏi 6: (Đúng 4 đáp án: 1 điểm, đúng 6 đáp án: 2 điểm, đúng hết: 3 điểm)
Suýt soát
Suýt xoa (Xuýt xoa)
Xún xính (Xúng xính)
Xuyến sao (Xuyến xao)
Xốt xắn (Sốt sắng)
Xột xoạt (Sột soạt)
Xốn xan (Xốn xang)
Xình sịch (Sình sịch hay Xình xịch)
Câu hỏi 7: .
Điều kiện bí ẩn là để các bạn ngồi sau nhìn thấy được GV thì bạn cao cũng không
được ngồi trước bạn thấp theo chiều chéo hướng đến bàn GV. Khi đó phương án 2 là
chính xác nhất.
(Đúng theo phương án 1: 1 điểm, đúng theo phương án 2: 2 điểm, trả lời đúng điều
kiện bí ẩn được cộng 1 điểm)
BÀN GV BẢNG PHẤN BÀN GV BẢNG PHẤN
Cận
cao
Cận
cao
Cận
thấp
Cận
thấp
Viễn
cao
Viễn
cao
Viễn
thấp
Viễn
thấp
Quậy
thấp
Quậy
cao
Quậy
thấp
Quậy
cao
Bình
thường
Bình
thường
Giỏi
cao
Giỏi
cao
Giỏi
thấp
Giỏi
thấp
PHƯƠNG ÁN 1
PHƯƠNG ÁN 2
147
PHƯƠNG ÁN XÉT TUYỂN VỊ TRÍ
(Dành cho GV)
1. Cho HS chấm chéo bài của nhau.
2. GV thu bài, phân loại theo 12 vị trí, xét theo thứ tự ưu tiên số 1 của HS.
3. Tuyển vị trí Giám đốc bằng cách so điểm của tất cả HS chọn thứ tự ưu tiên 1 là
Giám đốc, nếu ít hơn 4 bạn chọn thì xét tới HS chọn Giám đốc là ưu tiên số 2.
Bốn bạn điểm cao nhất sẽ là Giám đốc của 4 công ty sẽ cạnh tranh với nhau.
4. Tuyển vị trí Trưởng phòng Nhân sự bằng cách so điểm của tất cả HS chọn thứ
tự ưu tiên 1, tương tự như trên, nếu không đủ 4 bạn thì xét tới HS chọn ưu tiên
số 2. Bốn bạn điểm cao nhất sẽ là Trưởng phòng Nhân sự của 4 công ty, Giám
đốc sẽ là người chọn bạn nào về công ty của mình, Giám đốc có điểm cao hơn
sẽ được chọn trước.
5. Lần lượt tuyển các vị trí tiếp theo, GV có thể điều chỉnh việc xét tuyển, chia đội
sao cho phù hợp, tiết kiệm thời gian và công bằng nhất cho HS.
6. Nếu cùng 1 vị trí có 2 bạn bằng điểm nhau thì sẽ xét tới câu hỏi đặc thù:
Câu 1: Phòng Kỹ thuật, câu 2: Giám đốc, câu 3: Phòng CNTT, câu 4: Phòng Kế
toán, câu 5: Phòng Thiết kế, câu 6: Phòng Marketing, câu 7: Phòng Nhân sự.
CÔNG VIỆC CỦA CÁC VỊ TRÍ
(Dành cho GV và HS)
Giám đốc:
- Theo dõi, kiểm tra tiến độ làm việc của các bạn.
- Điều phối các nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tham gia giúp
đỡ các nhóm khác.
- Thu báo cáo của các nhóm và cho phản hồi cho GV.
Phòng Nhân sự
- Lập kế hoạch thực hiện dự án, phân công công việc cụ thể cho từng
nhóm, từng cá nhân trong nhóm theo năng lực.
- Theo sát các nhóm, kiểm tra việc thực hiện của mỗi cá nhân.
- Viết Nhật ký làm nhóm sau mỗi hoạt động.
Phòng Kế toán
148
- Dự tính thu chi của nhóm, thu tiền của các thành viên.
- Mua và thống kê giá thành các dụng cụ cần thiết để làm sản phẩm.
- Tính toán để quyết định giá của sản phẩm cuối cùng.
Phòng Marketing
- Khảo sát thị trường, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để đề xuất ý
tưởng cho sản phẩm.
- Khảo sát giá cả sản phẩm.
- Khia đã có sản phẩm, tiến hành chuẩn bị bài thuyết trình để quảng cáo
sản phẩm.
- Thuyết trình sản phẩm trước lớp.
Phòng Kỹ thuật
- Lấy thông tin khảo sát từ đội Marketing nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý
hoạt động của ống nhòm.
- Tiếp nhận thông tin được GV cung cấp tiến hành lựa chọn dụng cụ làm
ống nhòm.
- Tính toán thông số của các dụng cụ và sản phẩm cuối cùng.
- Lắp ráp ống nhòm, hoàn thiện sản phẩm.
Phòng Thiết kế
- Tham khảo thông tin từ đội Marketing và đội Kỹ thuật, phác thảo bản
thảo cho mô hình ống nhòm.
- Thiết kế kiểu dáng, trang trí, nâng cao sự tiện lợi của ống nhòm.
- Lắp ráp ống nhòm, hoàn thiện sản phẩm.
Phòng CNTT
- Tìm kiếm tài liệu, thông tin về ống nhòm.
- Hỗ trợ các nhóm về mảng công nghệ thông tin, tài liệu tham khảo.
- Lập các kênh thông tin, phương tiện truyền thông để các nhóm nhỏ có
thể trao đổi thông tin với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
- Thiết kế bài thuyết trình, quảng cáo sản phẩm.
PHIẾU HỢP ĐỒNG HỌC TẬP
(Dành cho GV và HS)
149
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Đại diện bên A:
Ông (bà):
Chức danh: Giáo viên.
Đại diện bên B:
Em:
Chức danh: Giám đốc công ty 1
NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B có trách nhiệm hoàn thành các nhiệm vụ mà bên A yêu cầu như sau:
Khảo sát, nghiên cứu, thiết kế và lắp ráp thành công mô hình ống nhòm với giá
thành tiết kiệm nhất.
THỜI HẠN HOÀN THÀNH HỢP ĐỒNG: 3 tuần kể từ ngày ký kết hợp đồng.
ĐIỀU KIỆN HỢP ĐỒNG:
- Bên A có trách nhiệm cung cấp tài liệu định hướng, hỗ trợ khi được yêu cầu.
- Bên B có trách nhiệm cam kết thực hiện đúng yêu cầu về nội dung, mô hình sản
phẩm và hoàn thành đúng thời hạn.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
150
CÂU HỎI GỢI Ý SỐ 1
(Dành cho GV)
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ và phần chuẩn bị ở nhà của HS:
• Cấu tạo của ống nhòm gồm những bộ phận gì?
• Nguyên lý hoạt động của ống nhòm?
• Các thông số kỹ thuật ống nhòm (VD: 7x30) có ý nghĩa gì?
- Đặt câu hỏi để HS hiểu rõ hơn về chức năng, đặc điểm, tính chất các bộ phận
lăng kính, thấu kính (thị kính, vật kính):
Lăng kính:
• Lăng kính làm bằng chất liệu gì?
• Cấu tạo của lăng kính?
• Ánh sáng đi qua lăng kính sẽ thay đổi như thế nào?
• Ứng dụng của lăng kính là gì?
• Tính chất nào của lăng kính cần thiết cho ống nhòm?
• Chức năng của lăng kính trong ống nhòm?
Thấu kính:
• Thấu kính mỏng làm bằng chất liệu gì?
• Hình dạng của thấu kính mỏng như thế nào?
• Theo hình dạng, có mấy loại thấu kính?
• Tính chất của 2 loại thấu kính giống nhau và khác nhau như thế nào?
• Ánh sáng đi qua thấu kính sẽ thay đổi như thế nào?
• Sự tạo ảnh của thấu kính như thế nào? Tính chất của ảnh sau khi qua
thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ?
• Vật kính ống nhòm là thấu kính gì? Chức năng vật kính ống nhòm?
• Thị kính ống nhòm là thấu kính gì? Chức năng của thị kính ống nhòm?
- Định hướng các dụng cụ cần thiết cho mô hình:
• Vật kính, thị kính mua ở đâu ? Với thông số như thế nào?
• Không thể dùng lăng kính vì khó lắp ghép. Vậy thay thế bằng cách nào?
151
CÂU HỎI GỢI Ý SỐ 2
(Dành cho GV)
- Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ và phần chuẩn bị ở nhà của HS:
• Chức năng của lăng kính trong ống nhòm?
• Làm sao để thay thế chức năng của lăng kính?
• Làm sao để ảnh qua ống nhòm không bị đảo chiều?
- Giới thiệu công thức và áp dụng các công thức về lăng kính, thấu kính và ghép
hệ thấu kính vào giải bài tập:
• Vẽ hình sự tạo ảnh bởi 2 thấu kính hội tụ.
• Yêu cầu HS nhận xét ảnh tạo được như thế nào với vật.
(Ảnh sẽ lớn hơn và ngược chiều so với vật thật).
• Vẽ hình sự tạo ảnh bởi 1 thấu kính hội tụ và 1 thấu kính phân kỳ.
• Yêu cầu HS nhận xét ảnh tạo được như thế nào với vật.
(Ảnh sẽ lớn hơn và cùng chiều so với vật thật).
- Định hướng cho HS về cách lắp ghép hệ thống trượt thay đổi khoảng cách.
- Nhấn mạnh các điều cần lưu ý : hệ phải đồng trục, khoảng cách giữa các thấu
kính, hiện tượng quang sai, hiện tượng chói nếu lòng ống trơn nhẵn.
- Thống nhất về tiêu chí đánh giá mô hình ống nhòm (chất lượng hình ảnh, độ
phóng đại, hình dáng, kích thước,
152
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 1
(Dành cho GV và HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nhiệm vụ 1
Nội dung
chính xác
20
Hình thức
đẹp mắt
10
Sáng tạo,
ấn tượng
10
Nhiệm vụ 2
Kiến thức
Vật lý
chính xác
20
Hợp logic 10
Thuyết
trình
Lưu loát,
rõ ràng
10
Lôi cuốn,
hấp dẫn
10
TỔNG ĐIỂM 100
153
PHIẾU ĐÁNH GIÁ SỐ 2
(Dành cho HS)
Tên nhóm đánh giá: Nhóm ..
Tự đánh giá nhóm mình ghi bằng mực đỏ.
Thang điểm là 0 – 5 – 10 – 15 – 20.
Tiêu chí đánh giá
Điểm
tối đa
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Nội dung
quảng bá
Kiến thức Vật lý rõ
ràng, chính xác
30
Sáng tạo 10
Hình
thức sản
phẩm
Kích thước 5
Cân nặng 5
Thẩm mỹ 15
Sáng tạo 10
Chất
lượng
sản phẩm
Hình ảnh rõ nét 10
Độ phóng đại 10
Giá thành 5
TỔNG ĐIỂM 100
154
NHẬT KÝ LÀM NHÓM
(Dành cho HS)
Tên nhóm:
Hoạt động
Bước chuẩn bị,
lên kế hoạch
Quá trình thực hiện,
kết quả hoạt động
Tự nhận xét
Nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 2
Tăng ca
(ở nhà)
Làm thêm
ngoài giờ
(ở nhà)
Hoàn thiện
sản phẩm
Chạy
nước rút
(ở nhà)
155
CẤU TẠO ỐNG NHÒM
(Dành cho GV)
Cấu tạo của ống nhòm
Dụng cụ cho
mô hình
Nguyên lý hoạt động: Ống nhòm là một dụng cụ quang học sử
dụng một hệ thấu kính được ghép đồng trục với các thông số phù
hợp nhằm mục đích đưa hình ảnh của những vật ở xa mắt tới gần
mắt để làm tăng góc trông ảnh của vật.
Ghép hệ thấu
kính
Vật kính là một thấu kính hội tụ tiêu cự dài có chức năng đưa hình
ảnh vật cần quan sát từ xa lại gần, vào trong hệ lăng kính.
Thấu kính hội tụ
tiêu cự dài f1>0
Hệ lăng kính có chức năng đảo chiều hình ảnh được tạo bởi vật
kính (ngược chiều với vật) thành hình ảnh cùng chiều với vật.
Có 2 loại hệ lăng kính
• Hệ lăng kính phản xạ (porro).
• Hệ lăng kính đồng trục (roof).
Không sử dụng
Thị kính là một thấu kính hội tụ tiêu cự ngắn có chức năng phóng
đại hình ảnh cần quan sát. Tuy nhiên, do hệ lăng kính khó lắp đặt,
nên ta sử dụng thấu kính phân kỳ có tiêu cự ngắn để làm thị kính.
Hệ ghép thấu kính hội tụ và thấu kính phân kỳ theo cách này cũng
có thể tạo ảnh cùng chiều với vật. Nhược điểm của thị kính làm
bằng thấu kính phân kỳ là thị trường của ống nhòm sẽ giảm đi, độ
Thấu kính phân
kỳ tiêu cự ngắn
f2<0
156
phóng đại ảnh cũng giảm nhưng với mô hình ống nhòm đơn giản
thì điều này chấp nhận được.
Thân ống làm bằng nhựa hoặc cao su, bên trong được làm đen
toàn hoàn để tránh hiện tượng phản xạ ánh sáng. Ngoài ra, ống
nhòm còn được hút hết không khí bên trong và thay thế bằng khí
nitơ để tránh hiện tượng đọng nước bên trong.
Ống nước.
Giấy nhám đen.
Các thông số:
• Ký hiệu số: 7x30, 8x32, 10x42.
o 7x, 8x, 10x là độ phóng đại của ống nhòm, nó cho biết
1 vật sẽ xuất hiện gần hơn trong ống nhòm bao nhiêu lần
so với khoảng cách thực tế.
VD: 7x nghĩa là vật ở xa 70m khi nhìn qua ống nhòm sẽ
thấy vật ở khoảng cách 10m, khi đó vật đã gần lại 7 lần.
o 30, 32, 42 là đường kính vật kính đo bằng mm.
VD: Ống nhòm 7x30 có đường kính vật kính là 30mm
và độ phóng đại 7x.
• Đường kính thị kính (đường kính lỗ ngắm – exit pupil) sẽ
bằng đường kính vật kính chia cho độ phóng đại.
VD: Ống nhòm 7x30 có đường kính thị kính bằng 30/7=
4,28mm=0,428cm, thông số này thường khoảng từ 0,4 – 0,7cm
gần bằng đường kính con ngươi của mắt.
• Khoảng cách giữa 2 thấu kính (độ dài ống nhòm) bằng tổng
tiêu cự của chúng (với tiêu cự của thấu kính phân kỳ là số âm).
• Độ phóng đại
P = f1/(-f2).
• Đường kính
vật kính d1.
• Đường kính
thị kính d2 =
d1/P.
• Độ dài ống
nhòm
M = f1 + f2.
Thông số gợi ý
• Vật kính: TK hội tụ từ 2,5 – 4diop => Tiêu cự f1 từ 25– 40cm.
• Thị kính: TK phân kỳ từ (–10) – (–12,5) diop => Tiêu cự f2 từ (–8) – (–10)cm.
• Ống nhòm cầm tay có chiều dài khoảng 15– 25cm.
• Độ phóng đại bằng f1/f2 từ 2,5x – 5x.
157
CÁCH LÀM MÔ HÌNH ỐNG NHÒM
(Dành cho GV)
Dụng cụ
- Kéo, băng keo 2 mặt, thước, bút, compa, cưa.
- Bìa cứng, giấy nhám đen.
- Thấu kính:Hội tụ D=4diop Tiêu cự f1=25cm Đường kính d=4,5cm
Phân kỳ D=-12diop Tiêu cự f2=8,3cm Đường kính d=3,7cm
158
- Ống nước: Ống 34: 12cm.
Ống 49: 12,5 cm (có phần đầu nối).
Các bước thực hiện
1. Cưa ống nước.
2. Dán đen lòng ống: Cắt giấy nhám đen hình chữ nhật (4 x 16cm).
159
3. Dán trang trí bên ngoài ống:
Cắt bìa cứng hình chữ nhật 12x15,5cm (ống 34) và 12x20cm (ống 49).
4. Gắn thị kính:
Cắt bìa cứng hình vuông 10x10cm vẽ 2 hình tròn d=3,8cm và d=1cm.
160
5. Gắn vật kính:
Cắt bìa cứng hình vuông 11x11cm vẽ 2 hình tròn d=4,6cm và d=3cm.
6. Tạo hệ thống trượt: Dán băng keo 2 mặt lên thân ống 34.
161
7. Lắp ráp và hoàn thành: Ống nhòm có độ bội giác là 3x.
Ghi chú
1. Khắc phục sắc sai – Vì sắc sai chỉ xảy ra ở mép thấu kính nên để khắc phục
ta dùng bìa cứng dán che đi các mép thấu kính, vừa chống sắc sai, vừa bảo
vệ thấu kính, vừa trang trí cho đẹp.
Hoặc cũng có thể thay vật kính thành thấu kính hội tụ 3 diop, độ bội giác
cũng tăng thành 4x, tuy nhiên khi đó, ống nhòm sẽ dài hơn khoảng 8cm.
2. Làm đen, nhám lòng ống để tránh ánh sáng phản chiếu do ống nước trơn
nhẵn phản xạ gây chói mắt khi quan sát.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_mot_so_chu_de_tich_hop_chuong_trinh_vat_ly_lop_10_va_11_thpt_7784.pdf