Khóa luận Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang

Phát triển du lịch là một trong những ngành kinh kế mũi nhọn của đất nước. Ngày nay, có rất nhiều công ty tham gia vào lĩnh vực này. Khách hàng không chỉ quan tâm đến chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà chủ yếu dựa vào thương hiệu. Bởi vậy, cạnh tranh của các công ty không chỉ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay giá cả mà còn cạnh tranh về mặt thương hiệu. Nhận thấy được sự cần thiết của thương hiệu, tôi tiến hành xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang. Mục tiêu chính của đề tài “Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang” là phân tích thị trường, khách hàng mục tiêu để hiểu rõ môi trường kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, từ đó giúp Công ty Cổ phần du lịch An Giang nắm bắt, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, định hướng cho chiến lược kiến tạo kiến trúc thương hiệu; Nghiên cứu thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu của Công ty; Từ đó xác lập chiến lược xây dựng và truyền thông thương hiệu cho Công ty. Trước khi tiến hành đề xuất mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu, tôi tìm hiểu về Công ty để thấy được điểm mạnh, điểm yếu; Cơ sở lý luận về thương hiệu và các vấn đề về xây dựng thương hiệu; Thực trạng phát triển thương hiệu của Công ty thông qua phỏng vấn ban lãnh đạo; Phân tích môi trường vĩ mô tác động đến du lịch để thấy được cơ hội và thách thức; Đối thủ cạnh tranh; Phân tích khách hàng thông qua phỏng vấn để biết được độ nhận biết thương hiệu và nhu cầu của họ. Từ đó đề xuất mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu cho Công ty như định vị, tầm nhìn, sứ mệnh thương hiệu và các chiến lược truyền thông thương hiệu. Với tầm nhìn thương hiệu là An Giang Tourimex trở thành thương hiệu đại diện cho du lịch Việt Nam, tôi chọn định vị là “Du lịch xanh kết hợp với tín ngưỡng” với các sản phẩm là du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng trong đó tập trung vào du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng. Để việc xây dựng thương hiệu của Công ty thành công và phát triển trong thời gian tới, tôi đã đưa ra một số kiến nghị cho Công ty cũng như các cơ quan ban ngành. Nội dung của đề tài được kết cấu gồm 6 chương như sau: Chương 1: TỔNG QUAN Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN Chương 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG Chương 5: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Mặc dầu đã có sự cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng đề tài vẫn không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đóng góp ý kiến từ quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học An Giang, các cô, chú, anh, chị tại Công ty cổ phần du lịch An Giang và tất cả đọc giả. MỤC LỤC Trang Chương 1: TỔNG QUAN 1 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu . 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu . 2 1.4.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 2 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu . 2 1.6 Cấu trúc của bài nghiên cứu . 2 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 4 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 4 2.2 Tình hình hoạt động của Công ty trong thời gian qua . 5 2.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 5 2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của Công ty . 6 2.2.3 Cơ cấu tổ chức của Công ty 7 2.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2006 – 2008 . 9 2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động 11 2.2.6 Định hướng phát triển . 12 Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN . 15 3.1 Tổng quan về thương hiệu . 15 3.1.1 Quan niệm về thương hiệu 15 3.1.2 Đặc điểm của thương hiệu 17 3.1.3 Thành phần của thương hiệu 17 3.1.4 Vai trò của thương hiệu 17 3.1.5 Giá trị thương hiệu 19 3.2 Quá trình xây dựng thương hiệu 21 3.2.1 Định vị thương hiệu . 21 3.2.2 Xây dựng chiến lược thương hiệu . 21 3.2.3 Xây dựng nền móng thương hiệu 21 3.2.4 Xây dựng chiến lược truyền thông 22 3.2.5 Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu . 22 3.3 Những khái niệm khác có liên quan . 22 3.4 Mô hình đề xuất kiến tạo và phát triển thương hiệu cho công ty . 23 3.5 Mô hình nghiên cứu . 24 Chương 4: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 26 4.1 Kết quả đạt được của Công ty 26 4.2 Nhận thức về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu . 28 4.3 Ý thức phát triển thương hiệu tại công ty 29 4.4 Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu trong thời gian qua . 29 4.4.1 Công tác quản trị các thành phần thương hiệu 29 4.4.2 Công tác truyền thông thương hiệu . 32 4.5 Công tác định hướng phát triển thương hiệu 32 Chương 5: CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 35 5.1 Phân tích môi trường kinh doanh . 35 5.1.1 Môi trường vĩ mô 35 5.1.2 Môi trường vi mô 37 5.1.3 Phân tích tình hình cạnh tranh . 43 5.1.4 Phân tích thị trường mục tiêu . 50 5.1.5 Phân tích khách hàng mục tiêu . 51 5.2 Chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu . 52 5.2.1 Định hướng phát triển . 52 5.2.2 Định vị . 53 5.2.3 Mô hình chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu 58 5.2.4 Chuẩn hóa kiến trúc thương hiệu 59 5.2.5 Đề xuất chiến lược truyền thông . 59 5.2.6 Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu . 65 5.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược và dự toán ngân sách 65 5.3.1. Kế hoạch thực hiện chiến lược . 65 5.3.2 Dự toán ngân sách và ước lượng doanh thu . 65 5.4 Quản trị thương hiệu 66 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 6.1 Kết luận 69 6.2 Kiến nghị 69 6.3 Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu . 70

pdf99 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 7519 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phương tiện truyền thông còn lại. Chiến lược khuyến mãi Khách hàng ngày càng muốn mình được càng nhiều giá trị khi tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của một thương hiệu nào đó. Giá trị tăng thêm có vai trò hết sức quan trọng trong việc cũng Lâm Thị Chuộng_DH6KN 62 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang cố và duy trì lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Có nhiều cách để tạo giá trị tăng thêm cho khách hàng trong đó khuyến mãi. Lễ Vía Bà Chúa Sứ diễn ra từ đêm 23 đến hết ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, nhưng từ đầu tháng 4 là khách thập phương bắt đầu hành hương về Miếu Bà, 30/04 và 01/05 là ngày mà các cán bộ, công chức được nghĩ Lễ theo quy định của Nhà nước. Bởi vậy, sẽ có nhiều khách du lịch. Do đó, Công ty có thể giảm giá cước vận chuyển hoặc giá tour khi khách mua tour hoặc thuê xe của công ty nhằm thu hút nhiều khách hơn với chương trình “Hội du lịch cùng Angiang nativetour”. Đồng thời, khách sạn Bến Đá Núi Sam có thể tăng thêm dịch vụ là phục vụ thức uống miễn phí vào buổi trưa từ 11h đến 14h, món tráng miệng miễn phí. Các nhà hàng của Công ty có thể tặng thêm bàn tiệc khi khách hàng đặc tiệc với số lượng lớn. Chẳng hạn như khách hàng đặt tiệc 30 bàn thì nhà hàng tặng thêm 1 bàn. Hai chương trình ẩm thực của Công ty là “Ẩm thực – Gánh hàng rong” và “Bò thố tiềm” có thể giảm giá vào các ngày Lễ nếu khách hàng đặt trước với số lượng nhiều. Trên đây là những chương trình khuyến mãi dành cho khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng nên có chương trình khuyến mãi dành cho nhân viên. Bên cạnh mức lương mà nhân viên được hưởng thì Công ty nên có thêm những phần thưởng khác nếu nhân viên được khách hàng đánh giá cao về phong cách phục vụ. Muốn làm được điều này thì cần phải có những phiếu đánh giá gửi cho khách hàng trong các chuyến đi để Công ty tổng hợp lại và thưởng cho nhân viên. Ngoài ra, Công ty có thể thưởng cho những nhân viên thu hút được nhiều khách hàng. Những việc làm này kích thích động lực làm việc nhiệt tình, hăng say của nhân viên và nhân viên sẽ trung thành hơn với Công ty. Chiến lược chào hàng và bán hàng Chào hàng là một trong những chiến lược marketing và dần dần đã trở thành nghệ thuật thu hút khách hàng. Vấn đề đặt ra là Công ty phải làm thế nào để chào hàng có thể tạo dựng và duy trì lòng trung thành đối với thương hiệu của Công ty. Chính vì thế tại văn phòng đại diện thì nhân viên tiếp xúc với khách hàng cần phải có kỹ năng giao tiếp tốt, chuyên nghiệp, được đào tạo, huấn luyện bài bản để có thể nắm bắt được suy nghĩ, hiểu được tính cách của khách hàng ngay trong giao tiếp đồng thời giới thiệu được hình ảnh và những cam kết mà công ty hứa với khách hàng bằng những công việc cụ thể. Khi có dịch vụ, tour du lịch, chương trình mới thì Công ty nên gửi thư giới thiệu chào hàng đến các công ty, cơ quan nhà nước. Nhân viên phải tiếp xúc thật gần gủi, thân mật với khách hàng để tìm hiểu sở thích, ý muốn của họ đồng thời lắng nghe nổi bực dọc không vừa ý của họ đối với dịch vụ của Công ty để hoàn thiện. Công ty phải luôn thay đổi dịch vụ mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng, khơi gợi mong muốn của khách hàng, tạo nhiều cơ hội chọn lựa cho khách hàng, xây dựng và duy trì một hệ thống thông tin về khách hàng,… Nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng vì chỉ khi nào khách hàng hài lòng thì mới trung thành với Công ty. Chiến lược PR Quan hệ công chúng, sự kiện, tài trợ hay nói cách khác đó là PR (Public Relation), là chữ P thứ năm trong Marketing Mix. Nó có vai trò rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu sản phẩm/ dịch vụ cũng như hình ảnh của Công ty với khách hàng. Theo nghiên cứu của Công ty Cone/Roper tại Hoa Kỳ, có khoảng 80% công chúng rất thiện cảm đối với những Công ty có tham gia vào các chương trình xã hội đem lại lợi ích cho họ. Do vậy, thực hiện PR là việc làm hết sức cần thiêt đối với Công ty hiện nay. Lâm Thị Chuộng_DH6KN 63 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Trong thời gian qua Công ty thực hiện tốt các chương trình phúc lợi xã hội như: - Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương. - Tham gia vào các phong trào phúc lợi xã hội do Liên đoàn lao dộng của Tỉnh An Giang đề ra. - Nhận nuôi dưỡng bà mẹ Việt Nam Anh hùng suốt đời. Trong thời gian tới Công ty nên duy trì các chương trình này. Bên cạnh đó, Công ty nên thực hiện một số hoạt động xã hội từ thiện như: - Đem ánh sáng cho người mù nghèo. - Cứu trợ lũ lụt, thiên tai. - Công ty có thể đăng ký ủng hộ các chương trình gây quỹ vì người nghèo trên đài truyền hình như “Âm vang miền tây” trực tiếp trên các đài Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang và Cần Thơ. Vào dịp Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán hay ngày kỷ niệm thành lập Công ty thì Công ty nên tổ chức chương trình “Vui cùng Angiang nativetour” bằng cách gửi thiệp mời đến những khách hàng thân thiết của Công ty đến dự tiệc tại nhà hàng Đông Xuyên. Trong buổi tiệc đó, Công ty có thể giới thiệu thương hiệu của mình với các khách hàng làm cho họ trung thành hơn với Công ty và họ có thể giới thiệu Công ty cho người thân của mình. Thông qua chương trình này, Công ty có thể thu thập thông tin từ phía khách hàng về thương hiệu, Công ty, đồng thời tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu của họ. Từ đó, Công ty tìm các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của mình hơn, đáp ứng các nhu cầu mới của khách hàng, đưa hình ảnh thương hiệu khắc sâu vào tâm trí khách hàng. Đây là việc làm có thể mang lại hiệu quả cao bởi vì theo như kết quả điều tra thì trong các phương tiện mà khách hàng sử dụng để tìm hiểu các thông tin về du lịch, có đến 67% lựa chọn là người thân. Công ty cũng sử dụng PR đối nội thông qua việc xuất bản các ấn phẩm như tạp chí Công ty, kỷ yếu Công ty. Bên cạnh đó, Công ty nên tổ chức hội nghị nhân viên, ngày truyền thống của Công ty, bình chọn nhân viên xuất sắc nhất của tháng, của năm. Những hoạt động này nhằm nâng cao sự tự hòa, gắn bó và lòng trung thành của nhân viên với Công ty. Công ty nên có danh sách những khách hàng tham gia du lịch tín ngưỡng để gửi thư mời họ tham gia vào các tour lần sau. Bởi vì, những khách hàng này không quan tâm nhiều đến quảng cáo, họ rất xem trọng sự tôn trọng đối với họ. Trong thư giới thiệu nội dung tour, ngoài nội dung chính còn có phần những dịch vụ mong muốn của khách hàng để khách hàng ghi vào và Công ty sẽ đáp ứng nhu cầu riêng biệt của họ. Chẳng hạn như, Công ty lưu tên, địa chỉ những khách đi Lễ Vía Bà Chúa Sứ Núi Sam, năm sau sắp đến ngày Lễ thì Công ty nên gửi thư chào hàng đối với những khách hàng này. Công ty có thể tạo mối quan hệ với báo chí bằng cách cung cấp cho báo chí về những thông tin có giá trị về thương hiệu Công ty thông qua các cuộc họp báo, các cuộc phỏng vấn, phóng sự, các bài báo cáo chuyên đề, các câu chuyện về Công ty,… Ngoài những thông tin mà Công ty đưa đến cho khách hàng thì Công ty cũng nên chú ý đến các ý kiến phản hồi lại như ý kiến về chất lượng các loại hình dịch vụ, các chương trình quảng bá, giới thiệu hình ảnh của Công ty, phong cách phục vụ của nhân viên,… Như vậy, mỗi công cụ truyền thông có những đặc điểm riêng. Trong thời gian đầu của xây dựng thương hiệu Công ty nên tập trung vào quảng cáo và PR. Bởi vì, quảng cáo là công cụ có độ lan tỏa rộng và nhanh, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin. Hơn nữa, trong điều tra khách hàng mục tiêu thì quảng cáo là phương tiện được nhiều người chọn để tìm Lâm Thị Chuộng_DH6KN 64 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang kiếm thông tin và du lịch. Angiang nativetour tập trung vào du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng với tính cách “an toàn, chân thành và hướng thiện”. Những khách hàng tham gia vào các loại hình này thì họ có tâm hồn hướng thiện, quan tâm đến sự tôn trọng, bởi vậy Công ty nên chọn PR tập trung vào các chương trình phúc lợi xã hội để giới thiệu nhanh thương hiệu đến với khách hàng. 5.2.6 Đo lường và hiệu chỉnh thương hiệu Để biết được hiệu quả của hoạt động truyền thông, xây dựng và quảng bá thương hiệu xem có bao nhiêu người biết đến thương hiệu? Khách hàng hiểu như thế nào về tính cách, sản phẩm của thương hiệu? Hoạt động truyền thông nào được khách hàng ấn tượng và dễ nhớ nhất? Họ nhớ những yếu tố nào của thương hiệu và nhận xét như thế nào? thì công ty cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường bằng cách thu thập phản hồi của khách hàng thông qua nhân viên của công ty hoặc tiến hành các cuộc khảo sát thị hiếu của du khách thông qua các chuyên gia hay mua lại các kết quả nghiên cứu từ các công ty nghiên cứu thị trường… Từ các nghiên cứu này Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc xác định khách hàng mục tiêu, hiệu chỉnh thương hiệu phù hợp và xác định các định hướng phát triển chung của Công ty trong tương lai. 5.3 Kế hoạch thực hiện chiến lược và dự toán ngân sách 5.3.1. Kế hoạch thực hiện chiến lược Kế hoạch thực hiện chiến lược thương hiệu từ năm 2010 đến 2015 được phân chia theo từng giai đoạn với những công việc chính theo từng thời gian như sau: Trong năm 2010 - Chọn các tour du lịch, khu du lịch, nâng cấp nhà hàng, khách sạn. - Đào tạo phong cách chuyên nghiệp cho nhân viên, các hộ gia đình của du lịch homestay. - Hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu. - Đăng ký với Cục sở hữu trí tuệ tên thương hiệu, logo, slogan. - Giới thiệu các loại hình kinh doanh du lịch đến khách hàng. Giai đoạn 2011 – 2013 - Lập kế hoạch truyền thông cụ thể cho từng thời điểm và thực hiện kế hoạch. - Thực hiện duy trì và phát triển các dịch vụ, bảo vệ thương hiệu trong tâm trí khách hàng. - Nghiên cứu mở thêm thị trường mới ở trong và ngoài nước. - Liên kết với các Công ty du lịch, công ty lữ hành trong và ngoài nước để thu hút khách du lịch. Giai đoạn 2014 – 2015 - Tiếp tục thực hiện chiến lược truyền thông, duy trì và phát triển các loại hình du lịch, thương hiệu. - Giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới. - Đánh giá hiệu quả của xây dựng thương hiệu và công tác truyền thông trong những năm qua. 5.3.2 Dự toán ngân sách và ước lượng doanh thu Dự toán ngân sách Lâm Thị Chuộng_DH6KN 65 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Việc xây dựng thương hiệu cho Công ty Cổ phần du lịch An Giang ban đầu tốn nhiều chi phí hơn doanh thu. Bởi vì Công ty phải tốn nhiều chi phí cho hoạt động quảng bá và truyền thông để khách hàng chú ý đến. Tuy nhiên, giai đoạn sau ít tốn khoản chi phí này hơn nhưng phải tốn chi phí cho giới thiệu và phát triển sản phẩm, truyền thông thương hiệu. Dần dần về sau, khi thương hiệu được xây dựng xong, tạo được niềm tin trong lòng khách hàng thì doanh thu của Công ty sẽ ngày càng tăng thêm. Sau đây là dự toán kinh phí đầu tư ban đầu và ước lượng doanh thu: Bảng 5.5: Dự toán ngân sách đầu tư ban đầu Đơn vị tính: Triệu đồng STT Danh mục Số tiền 1 Chi phí nghiên cứu 2.500 2 Chi phí xây dựng các thành phần thương hiệu 500 3 Chi phí đào tạo, tuyển nhân sự 200 4 Chi phí quản lý 300 5 Chi phí xác lập quyền sở hữu trí tuệ 5 6 Chi phí khác 95 7 Tổng chi phí 3.600 Mỗi năm Công ty đầu tư cho xây dựng thương hiệu là 10%/tổng doanh thu. Chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí khác có thể là chi phí cố định qua các năm. Chi phí truyền thông tăng qua các năm. Đầu tư truyền thông theo tỷ lệ: 50% cho quảng cáo, 20% cho quảng cáo Web và 10% cho hoạt động PR. Ước lượng doanh thu Vào năm đầu tiên của xây dựng thương hiệu (năm 2010) thì doanh thu vẫn tăng trưởng ở mức bình thường (khoảng 10%) do thương hiệu chỉ mới bắt đầu manh nha. Những năm tiếp theo ước lượng doanh thu sẽ tăng trung bình từ 30 – 40% qua các năm đã xây dựng được thương hiệu và có thêm nhiều uy tín trên thị trường. 5.4 Quản trị thương hiệu Các công việc quản trị thương hiệu Công ty cần thành lập một số bộ phận phụ trách về quản trị hình ảnh, xây dựng kế hoạch truyền thông, mức độ hài lòng của khách hàng, cập nhật nhu cầu của khách hàng, đăng ký pháp lý, chương trình tập huấn cho nhân viên. - Quản trị hình ảnh: Hình ảnh, tính cách thương hiệu khi quảng bá đến khách hàng phải đồng bộ. Bởi vậy, Công ty cần thảo luận kỹ về việc chọn hình ảnh. Đồng thời, những hình ảnh khi quảng bá cần được theo dõi để kiểm tra xem có đúng yêu cầu đưa ra chưa để kịp thời hiệu chỉnh. - Xây dựng kế hoạch truyền thông: Mục tiêu truyền thông thương hiệu không giống nhau vào các thời điểm. Đối tượng khách hàng quan tâm đến các phương tiện truyền thông không hẳn Lâm Thị Chuộng_DH6KN 66 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang giống nhau. Bởi vậy, dựa vào khả năng tài chính của Công ty, thời điểm va mục tiêu truyền thông mà Công ty lựa chọn công cụ và lập kế hoạch cho chương trình truyền thông vào từng thời điểm khác nhau cho các đối tượng khách hàng khác nhau. - Thu thập mức độ hài lòng của khách hàng: Thành công của Công ty được đánh giá bằng sự hài lòng của khách hàng. Mức độ hài lòng của khách hàng được đánh giá thông qua phiếu đánh giá về các tiêu chí mà Công ty quan tâm. Chẳng hạn như: Thái độ, phong cách của nhân viên, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ… - Nhu cầu của khách hàng không ngừng biến đổi, bởi vậy Công ty cần phải có bộ phận cập nhật nhu cầu mới của khách hàng để đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Do đó, không được chủ quan cho rằng nhu cầu qua các lần sử dụng dịch vụ của Công ty như nhau, đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá khứ thì có thể tiếp tục thực hiện như vậy trong tương lai, nếu làm như thế thì Công ty rất dễ tục hậu về phía sau. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng để mở rộng thêm dịch vụ, sản phẩm và thị trường mới nhằm tạo uy tín thêm cho thương hiệu. Biết được nhu cầu của khách hàng thì Công ty có thể xây dựng thêm thương hiệu mới. - Công ty cần phải đào tạo, huấn luyện đội ngũ nhân viên đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. - Lĩnh vực pháp lý sẽ giao cho những người am hiểu nhiều về pháp luật phụ trách. Các công việc quản trị trên cần phải được thực hài hòa, phối hợp chặc chẽ thì thương hiệu mới xây dựng thành công được. Khi thương hiệu thành công thì sẽ công bố thương hiệu là thuộc Công ty Cổ phần du lịch An Giang để uy tín Công ty thêm mở rộng. Phương diện pháp lý Thương hiệu chỉ chính thức được bảo hộ sau khi được đăng ký tại Cục sở hữu Công nghiệp. Bởi vậy, Công ty cần phải đăng ký thương hiệu sau khi thiết kế và lựa chọn thương hiệu. Công ty không nên mạo hiểm lựa chọn phương án triển khai sử dụng thương hiệu trước khi thương hiệu được đăng ký. Công ty có thể thực hiện đăng ký thương hiệu bằng cách nộp hồ sơ đến Cục sở hữu Công nghiệp Việt Nam (là đơn vị trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường): Địa chỉ: Số 384 – 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Điện thoại: 844.8583069 Fax: 844.8588449 Công ty có thể nhờ sự trợ giúp của luật sư bởi vì các luật sư sẽ am tường các quy định pháp luật hiện hành, có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Nhân sự phụ trách Công việc xây dựng thương hiệu phải giao trách nhiệm cho bộ phận marketing thuộc phòng Kinh doanh - Xuât nhập khẩu phụ trách. Tuy nhiên, tất cả nhân viên Công ty phải có ý thức xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Tóm lại, hoạt động du lịch của An Giang Tourimex chịu tác động của nhiều yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài Công ty. Công ty cố gắng tận dụng điểm mạnh, vượt qua nguy cơ, hạn chế mặt yếu và tránh các mối đe dọa đễ cạnh cạnh với nhiều đối thủ trong khu vực ĐBSCL. Các Công ty du lịch ở ĐBSCL có nhiều thế mạnh cũng như uy tín nhưng những sản phẩm du lịch của các Công ty này vẫn chưa có sự khác biệt lớn. Khi cuộc sống của con người bận rộn Lâm Thị Chuộng_DH6KN 67 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang và có thu nhập cao thì họ có nhu cầu hòa nhập với tự nhiên và làm những điều phước thiện nhằm thanh thản tâm hồn. Dựa vào những kẻ hở của thị trường và lợi thế về vị trí địa lý thì định vị cho thương hiệu là “du lịch xanh kết hợp tín ngưỡng” với tên hiệu là Angiang nativetour, tính cách là “an toàn, phước thiện và tự nhiên” dựa trên mô hình ngôi nhà thương hiệu. Dựa theo định vị và mô hình xây dựng thương hiệu thì các sản phẩm du lịch đề xuất là du lịch sinh thái, du lịch homestay, du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng trong đó lấy du lịch thiền và du lịch tín ngưỡng làm chủ đạo. Dựa vào khả năng của Công ty, thời điểm và mục tiêu truyền thông của Công ty mà Công ty có thể áp dụng hình thức truyền thông động hay truyền thông tĩnh. Truyền thông tĩnh thông qua danh thiếp của nhân viên, thư từ, hợp đồng, văn bản, phương tiện vận chuyển,… Truyền thông động thông qua quảng cáo, khuyến mãi, chào và bán hàng, PR trong đó chú trọng PR, quảng cáo qua kênh truyền hình và internet. Tất cả các hình thức truyền thông cho khách hàng nhằm cho thấy “cùng Angiang nativetour hòa mình vui sướng, an toàn và hướng thiện cùng thiên nhiên”. Để thương hiệu xây dựng phù hợp thì Công ty có nhiều công tác quản trị thương hiệu về pháp lý, phân công nhân sự, quản trị hình ảnh, cập nhật nhu cầu khách hàng, đào tạo, huấn luyện nhân viên… Lâm Thị Chuộng_DH6KN 68 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận Trong xu thế hội nhập thế giới và khu vực, mỗi doanh nghiệp, mỗi Công ty đang đứng trước xu thế mới của thời đại và cạnh tranh gay gắt với nhau. Ngày nay, khách hàng chú ý đến những sản phẩm/ dịch vụ của những thương hiệu nổi tiếng. Cho nên, sản phẩm/ dịch vụ muốn thu hút được khách hàng thì cần phải xây dựng thương hiệu cho chúng. Điều này cũng không ngoại lệ đối với Công ty cổ phần du lịch An Giang. Sau 20 năm hoạt động, tuy Công ty đã tạo dựng được thế đứng của mình trên thương trường nhưng để có thể đứng vững trong dài hạn thì Công ty cần phải đầu tư cho chiến lược mới đó là xây dựng và quản lý thương hiệu. Mặc dầu chưa có kế hoạch nào cụ thể cho việc xây dựng thương hiệu nhưng Công ty đã có quyết định đầu tư tài chính là khá cao (10-20%/ tổng doanh thu/ năm). Tất cả các tỉnh thuộc ĐBSCL hiện nay đều có Công ty du lịch hoạt động. Các Công ty dựa trên thế mạnh của vùng để phát triển các loại hình du lịch đa dạng. Tuy nhiên, các loại hình du lịch của các công ty hiện nay chưa có biệt và chưa có chiến lược truyền thông thương hiệu nỗi bật. Nhằm đáp ứng cho khách hàng mục tiêu là những công nhân viên chức cư trú ở thành thị và có thu nhập cao, Công ty nên định vị thương hiệu là “du lịch xanh kết hợp tín ngưỡng” với các sản phẩm là du lịch sinh thái, du lịch homesatay, du lịch tín ngưỡng và loại hình du lịch mới hiện nay đó là du lịch thiền. Để xây dựng thương hiệu thành công, Công ty cần phối hợp hài hòa và hợp lý các yếu tố marketing, điểm mạnh của Công ty và cơ hội của ngành du lịch đồng thời khắc phục điểm yếu, hạn chế đe dọa. Từ đó, Công ty có thể hoạch định một chiến lược thương hiệu hiệu quả cho tương lai, làm sao để thương hiệu của Công ty cổ phần du lịch An Giang khắc sâu trong tâm trí của khách hàng, là suy nghĩ đầu tiên khi nhắc đến du lịch. Muốn làm được điều này thì Công ty cần phải hoạch định chiến lược quảng bá hình ảnh cũng như hoạt động truyền thông hiệu quả thông qua các phương tiện quảng cáo, PR, khuyến mãi và chào hàng, trong đó chú trọng nhiều đến quảng cáo và PR. Tuy nhiên, phải chú ý rằng qua các hoạt động truyền thông phải đo lường kết quả thực hiện để đánh giá hiệu quả thực hiện và đề ra kế hoạch cho tương lai. 6.2 Kiến nghị Về phía Công ty Cổ phần du lịch An Giang Qua quá trình thực tập tại Công ty và nghiên cứu đề tài “Xây dựng thương hiệu cho Công ty Cổ phần du lịch An Giang”, tôi nhận thấy Công ty đã có những nhận biết cũng như ý thức được tầm quan trọng của thương hiệu và xây dựng thương hiệu. Tuy nhiên, để xây dựng thương hiệu mang lại hiệu quả, tôi đưa ra một số đề xuất sau: - Công ty nên thành lập một phòng marketing riêng biệt để chuyên phụ trách về công tác marketing và thành lập một bộ phận phụ trách xây dựng và quản lý thương hiệu để nâng cao tinh thần, trách nhiệm làm việc của mỗi người. - Phối hợp với Trường Đại học An Giang hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên An Giang để đưa nhân viên học các khóa đào tạo về xây dựng và quản lý thương hiệu, giúp cho việc xây dựng và quản lý thương hiệu được thực hiện một cách bài bản hơn. Lâm Thị Chuộng_DH6KN 69 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang - Tạo không khí làm việc vui vẻ, thân thiện trong Công ty. Xem nhân viên như là một nguồn lực cần được đào tạo chứ không phải là một gánh nặng chi phí để kích thích nhân viên làm việc nhiệt tình, sáng tạo. - Nếu công ty muốn định hướng mở rộng thương hiệu ra thị trường quốc tế thì có thể thuê các công ty quảng cáo của nước ngoài trong việc quảng bá thương hiệu, đồng thời nhờ sự trợ giúp của luật sư về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. - Trong thời gian tới Công ty nên đổi tên lại bởi vì tên hiện tại của Công ty chỉ thể hiện được một nữa lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty là du lịch, chưa thể hiện được lĩnh vực xuất khẩu lương thực. Tuy nhiên tên giao dịch thì nên giữ như hiện tại vì nó đã thể hiện được hai lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty. Hiện Có thể đổi lại thành “Công ty Cổ phần du lịch và Thương mại An Giang”. - Thành lập bộ phận nghiên cứu và phát triển chuyên đầu tư và nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, thành lập bộ phận chuyên quản lý thông tin thể kịp thời nắm bắt được thông tin của thị trường, cung cấp kịp thời cho nhà quản trị để đề ra chiến lược phát triển phù hợp. - Bảng hiệu của các nhà hàng, khách sạn trực thuộc Công ty nên thiết kế logo ở vị trí dễ nhìn để khách hàng biết đến Công ty nhiều hơn, tránh tình trạng khách hàng biết rất rõ dịch vụ nhưng không biết đó là của Công ty nào. - Trong quá trình xây dựng thương hiệu nên thực hiện đầy đủ các bước. - Thương hiệu nói lên chất lượng thực của sản phẩm/ dịch vụ, uy tín của nhà cung cấp. Vì vậy, để thương hiệu có được danh tiếng của mình trên thị trường thì Công ty phải thực hiện đúng những gì mà mình đã hứa với khách hàng. Về phía các cơ quan ban ngành Một số kiến nghị đối với các cơ quan ban ngành như sau: - Tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xúc tiến thương mại hoặc tham gia nhiều hoạt động để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. - Mở lớp đào tạo cho dân chúng hiểu đúng về giá trị thực của thương hiệu. Nhằm giúp họ phân biệt được trong quan hệ mua bán, phân biệt đúng chất lượng sản phẩm/dịch vụ có thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ không có thương hiệu. - Hỗ trợ vốn cho Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng thương hiệu thành công. - Nhà nước tạo điều kiện cho các Công ty du lịch tham quan nước ngoài và hợp tác với các công ty du lịch quốc tế để giới thiệu du lịch Việt Nam đến các nước trên thế giới, nhằm thu hút khách hàng nước ngoài ngày càng đông. 6.3 Những đóng góp và hạn chế của đề tài nghiên cứu Đề tài giúp người đọc thấy được những lợi ích của việc xây dựng thương hiệu, những thử cơ hội, thử thách đối với ngành du lịch, cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty Cổ phần du lịch An Giang. Giúp cho công ty có thể nhìn lại chặng đường phát triển của mình đặc biệt là quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong những năm qua cả mặt làm được và mặt hạn chế. Đề tài đưa ra chiến lược xây dựng thương hiệu cho lĩnh vực du lịch của Công ty, Công ty có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn. Mặc dầu có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả nhưng đề tài vẫn còn một số hạn chế sau: Lâm Thị Chuộng_DH6KN 70 Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang Lâm Thị Chuộng_DH6KN 71 - Đề tài còn nặng tính lý thuyết hơn tính thực tiễn. - Dữ liệu thứ cấp thu thập từ internet nên chưa đảm bảo độ tin cậy cao. - Tác giả chỉ phỏng vấn trên địa bàn TP Long Xuyên theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, chưa nghiên cứu hết khách hàng trong cả nước vì vậy thông tin chưa mang tính đại diện cao. - Đáp viên là những người đi làm, không có nhiều thời gian cho nên họ chỉ trả lời qua loa cho xong. Từ đó làm cho mẫu thu thập được còn nhiều hạn chế về thông tin. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Xuân Tùng. 2005. Xây dựng và phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã hội. Nguyễn Trần Hiệp. 2006. Thương hiệu và sự phát triển thương hiệu. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội. Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang. 2003. Nguyên lý marketing. TP Hồ Chí Minh: NXB Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Richard Moore. 2004. Thương hiệu dành cho lãnh đạo – Những điều cần biết để tạo một thương hiệu mạnh. TP Hồ Chí Minh: NXB Trẻ. Trương Đình Chiến (chủ biên). 2005. Thành công nhờ thương hiệu. Hà Nội: NXB Văn Hóa Thông tin. Lê Thị Ngọc Diễm. 2007. Xây dựng thương hiệu gạo cho công ty cổ phần Gentraco. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Quản trị Kinh doanh Nông nghiệp. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. Lê Ngọc Đoan Trang. 2008. Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm gạo của công ty cổ phần Angimex. Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân ngành Kinh tế Đối ngoại. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Đại học An Giang. Kotler, Philip. 2000. Những nguyên lý tiếp thị. Hà Nội: NXB Thống Kê. Nguyễn Thị Phi Phượng. 01.04.2009. Tiềm năng và lợi thế của du lịch An Giang. Đọc từ: chua-lang-son.html (đọc ngày 20.04.2009). Hùng Anh. 18.03.2007. Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Bỏ tiền mua… Thất vọng! Đọc từ: vong/40191780/254/ (đọc ngày 12.03.2009). Anh Vân. 24.02.2008. Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu kém. Đọc từ: 67530.html (đọc ngày 09.03.2009). Trần An. 28.08.2006. Đầu tư phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ đâu? Đọc từ: (đọc ngày 12.03.2009). Các trang web tham khảo : Báo tuổi trẻ online: www.tuoitreonline.com.vn Cục thống kê: www.gso.gov.vn Tổng Cục du lịch Việt Nam: www.vietnamtourism.gov.vn Sở Du lịch An Giang: www.sodulich.angiang.gov.vn Thương hiệu Việt: www.thuonghieuviet.com Quản trị thương hiệu: www.quantrithuonghieu.com Tạp chí thương hiệu Việt: www.vietnamBranding.com Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn i Báo điện tử của báo kinh tế nông nghiệp: www.kinhtenongnghiep.com.vn Công ty Cổ phần du lịch An Giang: www.angiangtourimex.com.vn Công ty cổ phần du lịch Bến Tre: www.bentretourist.vn Công ty cổ phần du lịch Cần Thơ: www.canthotourist.com.vn Công ty cổ phần du lịch Cửu Long: www.cuulongtourist.net Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang : www.tiengiangtourist.com Tổng công ty du lịch Sài Gòn: www.saigontourist@sgtourist.com.vn Trang web Google: www.google.com ii PHỤ LỤC 1 Bản phỏng vấn lãnh đạo Công ty cổ phần du lịch An Giang Xin chào anh (chị)! Tôi tên là Lâm Thị Chuộng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần du lịch An Giang”. Nội dung phỏng vấn là những thông tin rất quý giá đối với tôi và Công ty. Vì vậy, rất mong nhận được sự cộng tác của các anh (chị). Câu 1. Theo anh (chị) thương hiệu là gì? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Xây dựng thương hiệu là gì? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 2. Anh (chị) vui lòng cho biết ý nghĩa logo, slogan của Công ty? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 3. Anh (chị) có kế hoạch xây dựng thương hiệu công ty chưa? 1. Có 2. Chưa Nếu có, kế hoạch cụ thể như thế nào? ............................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ iii Nếu chưa, tại sao ............................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 4. Theo anh (chị) công việc nào được đánh giá là quan trọng nhất trong xây dựng thương hiệu? Tại sao? ....................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 5. Những ai sẽ tham gia xây dựng thương hiệu công ty? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 6. Theo anh (chị) ngân sách đầu tư hàng năm cho xây dựng thương hiệu của công ty là bao nhiêu thì đạt hiệu quả? (%/doanh thu). ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 7. Anh (chị) sử dụng hình thức nào cho việc truyền thông thương hiệu của công ty? Tại sao? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 8. Anh (chị) có đầu tư gì cho quản trị thương hiệu của công ty? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Họ và tên .............................................................................. Giới tính ............................ Bộ phận đang công tác ......................................................... Chức vụ ............................. Cảm ơn sự cộng tác nhiệt tình của anh (chị) Chúc anh (chị) thành công trong mọi lĩnh vực! iv PHỤ LỤC 2 Bản phỏng vấn khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ của Công ty cổ phần du lịch An Giang Xin chào anh (chị)! Tôi tên là Lâm Thị Chuộng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang”. Nội dung buổi trò chuyện hôm nay sẽ là những thông tin quý giá đối với tôi và Công ty. Rất mong nhận được sự hợp tác tận tình của các anh (chị). Câu 1. (C1) Anh (chị) vui lòng cho biết các biểu tượng (logo) dưới đây của những công ty nào bằng cách nối số ký hiệu logo tương ứng với tên công ty bên dưới? (1) (2) (3) (4) (5) (6) Công ty cổ phần du lịch An Giang ................ Công ty cổ phần du lịch Bến Tre ................ Công ty du lịch Cần Thơ ................ Công ty cổ phần du lịch Cửu Long ................ Công ty du lịch Đồng Tháp ................ Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang ................ Câu 2. (C2) Anh (chị) vui lòng cho biết lĩnh vực kinh doanh chính của An Giang Tourimex? … (1) Du lịch … (2) Xuất khẩu lương thực … (3) Du lịch và xuất khẩu lương thực … (4) Khác (ghi rõ) ........................ Câu 3. (C3)Anh (chị) đã từng sử dụng những dịch vụ du lịch nào của Công ty cổ phần du lịch An Giang (An Giang Tourimex)? … (1) Lữ hành … (2) Lưu trú … (3) Ẩm thực … (4) Khu du lịch … (5) Khác (ghi rõ) ............................................................................................... Câu 4. (C4) Anh (chị) hài lòng với dịch vụ nào nhất? Tại sao? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ v ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 5. (C5) Ngoài những dịch vụ đã từng sử dụng, anh (chị) còn biết thêm những dịch vụ nào khác của An Giang Tourimex? … (1) Lữ hành … (2) Lưu trú … (3) Ẩm thực … (4) Khu du lịch … (5) Khác (ghi rõ) ............................................................................................... Câu 6. (C6) Xin vui lòng cho biết nhận xét của anh (chị) về biểu tượng (logo) và câu khẩu lệnh (slogan) “HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI” của An Giang Tourimex? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 7. (C7) Anh (chị) cảm thấy ấn tượng những điểm nào về logo, slogan của An Giang Tourimex? Tại sao? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 8. (C8) Những góp ý của anh (chị) về logo, slogan của An Giang Tourimex? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 9. (C9) Khi có nhu cầu về du lịch, anh (chị) tìm kiếm thông tin thông qua những phương tiện nào? … (1) Truyền miệng … (2) Tivi … (3) Internet … (4) Radio … (5) Báo chí … (6) Người thân … (7) Quảng cáo ngoài trời … (8) Khác (ghi rõ) ......................................... Câu 10. (C10) Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các vấn đề dưới đây khi lựa chọn công ty du lịch bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong các số TỪ 1 ĐẾN 5 với quy ước như sau: vi 1 2 3 4 5 Không quan tâm Ít quan tâm Trung hòa Khá quan tâm Rất quan tâm Lữ hành 1 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 2 Văn phòng liên hệ 1 2 3 4 5 3 Nhân viên giao dịch 1 2 3 4 5 4 Các tuyến du lịch 1 2 3 4 5 5 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 6 Giá 1 2 3 4 5 7 Khác (ghi rõ) ............................................ 1 2 3 4 5 Nhà hàng 8 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 9 Nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 10 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 11 Giá 1 2 3 4 5 12 Không gian 1 2 3 4 5 13 Món ăn 1 2 3 4 5 14 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 Khách sạn 15 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 16 Nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 17 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 18 Giá 1 2 3 4 5 19 Phòng ngủ 1 2 3 4 5 20 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 vii Du lịch 21 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 22 Hướng dẫn viên 1 2 3 4 5 23 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 24 Giá 1 2 3 4 5 25 Thắng cảnh 1 2 3 4 5 26 Thời gian du lịch 1 2 3 4 5 27 An ninh 1 2 3 4 5 28 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Họ và tên ...................................................... Giới tính .................................................... Nghề nghiệp .................................................. Điện thoại .................................................. Đơn vị công tác ............................................. Chức vụ ..................................................... Tuổi ............................................................... Thu nhập trung bình/tháng ................. đồng Cuộc trao đổi của chúng ta xin tạm dừng tại đây Cảm ơn anh (chị) đã hợp tác nhiệt tình! viii PHỤ LỤC 3 Bản phỏng vấn khách hàng mục tiêu chưa từng sử dụng dịch vụ của Công ty cổ phần du lịch An Giang Xin chào anh (chị)! Tôi tên là Lâm Thị Chuộng, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nông nghiệp, Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh, Trường Đại học An Giang. Tôi đang tiến hành thực hiện đề tài “Xây dựng thương hiệu cho công ty cổ phần du lịch An Giang”. Nội dung buổi trò chuyện hôm nay sẽ là những thông tin quý giá đối với tôi và Công ty. Rất mong nhận được sự hợp tác tận tình của các anh (chị). Câu 1. (C1)Anh (chị) vui lòng cho biết các logo dưới đây của những công ty nào bằng cách nối số ký hiệu logo tương ứng với tên công ty bên dưới? (1) (2) (3) (4) (5) (6) Công ty cổ phần du lịch An Giang ................ Công ty cổ phần du lịch Bến Tre ................ Công ty du lịch Cần Thơ ................ Công ty du lịch Cửu Long ................ Công ty du lịch Đồng Tháp ................ Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang ................ Câu 2. (C2) Anh (chị) đã từng nghe nói đến Công ty cổ phần du lịch An Giang (An Giang Tourimex) chưa? … (1) Đã từng … (2) Chưa từng Câu 3. (C3) Anh (chị) vui lòng cho biết lĩnh vực kinh doanh chính của An Giang Tourimex? … (1) Du lịch … (2) Xuất khẩu lương thực … (3) Du lịch và xuất khẩu lương thực … (4) Khác (ghi rõ) ........................ Câu 4. (C4) An Giang Tourimex kinh doanh loại hình dịch vụ nào anh chị biết? … (1) Lữ hành … (2) Lưu trú … (3) Ẩm thực … (4) Khu du lịch … (5) Khác (ghi rõ) ............................................................................................... Câu 5. (C4) Xin vui lòng cho biết nhận xét của anh (chị) về biểu tượng (logo) và câu khẩu lệnh (slogan) “HÃY ĐỒNG HÀNH CÙNG CHÚNG TÔI” của An Giang Tourimex? ix ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 6. (C6) Anh (chị) cảm thấy ấn tượng những điểm nào về logo, slogan của An Giang Tourimex? Tại sao? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 7. (C7) Những góp ý của anh (chị) về logo, slogan của An Giang Tourimex? ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Câu 8. (C8) Khi có nhu cầu về du lịch, anh (chị) tìm kiếm thông tin thông qua những phương tiện nào? … (1) Truyền miệng … (2) Tivi … (3) Internet … (4) Radio … (5) Báo chí … (6) Người thân … (7) Quảng cáo ngoài trời … (8) Khác (ghi rõ) ..................................... Câu 8. (C9) Anh (chị) vui lòng cho biết mức độ quan tâm đối với các vấn đề dưới đây khi lựa chọn công ty du lịch bằng cách KHOANH TRÒN vào MỘT trong các số TỪ 1 ĐẾN 5 với quy ước như sau: 1 2 3 4 5 Không quan tâm Ít quan tâm Trung hòa Khá quan tâm Rất quan tâm Lữ hành 1 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 2 Văn phòng liên hệ 1 2 3 4 5 3 Nhân viên giao dịch 1 2 3 4 5 4 Các tuyến du lịch 1 2 3 4 5 5 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 6 Giá 1 2 3 4 5 7 Khác (ghi rõ) ............................................ 1 2 3 4 5 x Nhà hàng 8 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 9 Nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 10 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 11 Giá 1 2 3 4 5 12 Không gian 1 2 3 4 5 13 Món ăn 1 2 3 4 5 14 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 Khách sạn 15 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 16 Nhân viên phục vụ 1 2 3 4 5 17 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 18 Giá 1 2 3 4 5 19 Phòng ngủ 1 2 3 4 5 20 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 Du lịch 21 Thương hiệu nổi tiếng 1 2 3 4 5 22 Hướng dẫn viên 1 2 3 4 5 23 Dịch vụ khách hàng 1 2 3 4 5 24 Giá 1 2 3 4 5 25 Thắng cảnh 1 2 3 4 5 26 Thời gian du lịch 1 2 3 4 5 27 An ninh 1 2 3 4 5 28 Khác (ghi rõ) .......................................... 1 2 3 4 5 xi Anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Họ và tên ............................................................ Giới tính ............................................... Nghề nghiệp ........................................................ Điện thoại ............................................. Đơn vị công tác ................................................... Chức vụ ................................................ Tuổi ..................................................................... Thu nhập trung bình/tháng ............ đồng Cuộc trao đổi của chúng ta xin tạm dừng tại đây Cảm ơn anh (chị) đã hợp tác nhiệt tình! xii PHỤ LỤC 4 Các biểu đồ phỏng vấn khách hàng mục tiêu của Công ty cổ phần du lịch An Giang Xuất khẩu lương thực 0% Du lịch 58% Du lịch và xuất khẩu lương thực 42% Biểu đồ 1: Mức độ nhận biết lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty Biểu đồ 2: Mức độ nhận biết các loại hình kinh doanh du lịch của Công ty 75% 42% 50% 100% 0% 50% 100% Lữ hành Lưu trú Ẩm thực Khu du lịch Biểu đồ 3: Dịch vụ du lịch khách hàng đã từng sử dụng 45% 45% 67% 36% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% Lữ hành Lưu trú Ẩm thực Khu du lịch xiii Lưu trú 21% Lữ hành 30% Ẩm thực 43% Khu du lịch 6% Biểu đồ 4: Dịch vụ hài lòng nhất 30% 58% 73% 6% 42% 33% 67% 12% 15% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% Truyền miệng Tivi Internet Radio Báo chí Tạp chí Người thân Quảng cáo ngoài trời Kinh nghiệm bản thân Biểu đồ 5: Nguồn thông tin nhận biết xiv 7% 13% 38% 42% 11% 16% 33% 40% 13% 9% 36% 42% 9% 11% 53% 27% 18% 16% 24% 42% 9% 16% 33% 42% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thương hiệu nổi tiếng Văn phòng liên hệ Nhân viên giao dịch Các tuyến du lịch Dịch vụ khách hàng Giá Rất không quan tâm Không quan tâm Không ý kiến Quan tâm Rất quan tâm Biểu đồ 6: Mức độ quan tâm đối với dịch vụ lữ hành 7% 18% 42% 33% 4% 20% 38% 38% 7% 11% 47% 36% 9% 33% 13% 27% 18% 7% 13% 36% 44% 4% 9% 31% 56% 50% 50% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Thương hiệu nổi tiếng hân viên phục vụ Dịch vụ khách hàng Giá Không gian Món ăn Khác N Rất không quan tâm Không quan tâm Không ý kiến Quan tâm Rất quan tâm 4,18 3,11 4,11 4,09 4,02 4,09 3,91 3,98 4,07 4,02 4,16 Biểu đồ 7: Mức độ quan tâm đối với dịch vụ nhà hàng 4,00 4,38 xv 7% 20% 49% 24% 2% 9% 49% 40% 7% 24% 36% 33% 2% 11% 16% 40% 31% 9% 9% 44% 38% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thương hiệu nổi tiếng Nhân viên phục vụ Dịch vụ khách hàng Giá Phòng ngủ Khác Rất không quan tâm Không quan tâm Không ý kiến Quan tâm Rất quan tâm Biểu đồ 8. Mức độ quan tâm đối với dịch vụ khách sạn 2% 18% 20% 60% 2% 11% 51% 36% 7% 13% 44% 36% 13% 16% 47% 24% 11% 9% 29% 51% 7% 18% 33% 42% 4% 9% 27% 60% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Thương hiệu nổi tiếng Hướng dẫn viên Dịch vụ khách hàng Giá Thắng cảnh Thời gian du lịch An ninh Rất không quan tâm Không quan tâm Không ý kiến Quan tâm Rất quan tâm Biểu đồ 9: Mức độ quan tâm đối với khu du lịch 4,00 4,11 3,87 3,96 4,27 3,91 4,42 4,11 4,20 3,82 4,09 4,20 4,38 xvi PHỤ LỤC 5 Một số hình ảnh về du lịch Đồng bằng sông Cửu Long Hình 1: Sầu riêng Cái Mơn Hình 2: Xoài cát Hòa Lộc Hình 3. Chợ nổi Cái Răng Hình 4: Làng gốm Vĩnh Long Hình 5. Dệt thổ cẩm ở Tân Châu Hình 6. Nhà lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng xvii Hình 7. Sân chim Bạc Liêu Hình 8. Sếu đầu đỏ ở Tràm Chim Hình 9: Du thuyền Hình 10: Đờn ca tài tử Hình 11: Núi Sập Hình 12:Núi Cấm xviii xix Hình 13: Du khách tát mương bắt cá Hình 14 : Du khách làm nông Hình 15: Ngồi thiền Hình 16: Thánh đường Niekmak (Tân Châu) Hình 17: Miếu Bà Chúa Sứ Hình 18: Tượng phật Bà Nam Hải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXây dựng thương hiệu cho Công ty cổ phần Du lịch An Giang.pdf
Luận văn liên quan