Qua quá trình thực nghiệm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, em
đã thực hiện được các vấn đề sau:
1. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ bản của nguyên liệu Dâu tằm và Viễn chí
theo chuyên luận “Dược Liệu” trong Dược Điển Việt Nam như:
Độ ẩm
Độ tro toàn phần
Độ tro không tan trong acid
Đánh giá được chất lượng của nguyên liệu về mặt định tính bằng cả hai phương pháp:
− Phản ứng hóa học
− Sắc ký lớp mỏng
70 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao chiết từ Dâu tằm (Morus alba L.), họ Dâu tằm (Moraceae) và Viễn chí (Polygala japonica Houtt), họ Viễn chí (Polygalaceae), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0,03 ± 1,98g/kg.
Liều LD50 toàn rễ là 16,95 ± 2,01g/kg mà rễ bỏ lõi gỗ đi dùng đến 75g/kg thì gây tử
vong.
1.2.6. Tính vị, công năng
Viễn chí có vị hắc, đắng, the, tính hơi ấm, vào 2 kinh tâm và thận, có tác dụng
an thần, ích trí, khu đàm, chỉ khái, ích tinh, hoạt huyết, tán ứ, tiêu thũng, giải độc.
1.2.7. Công dụng
Viễn chí được dùng chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí
nhớ, liệt dương, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và người già, thuốc làm sáng
mắt, thính tai do tác dụng trên thận. Còn chữa đau tức ngực, lao, ngủ kém, suy nhược
thần kinh, ác mộng. Ngày 6-12g dạng thuốc sắc hoặc 2-5g cao lỏng, bột thuốc hoặc
cồn thuốc.
Dùng ngoài, Viễn chí phơi khô tán bột, tẩm nước, đắp chữa đòn ngã tổn
thương, mụn nhọt, lở loét, sưng và đau vú, rắn độc cắn.
1.2.8. Các bài thuốc có Viễn chí
Chữa ho có đờm:
Viễn chí 8g, cát cánh 6g, cam thảo 6g, sắc chia 3 lần uống trong ngày. Trường
hợp người già ho có đờm lâu năm, đờm kết gây tức ngực, khó thở, dùng Viễn chí 8g,
mạch môn 12g, sắc uống dần từng ngụm, ngày 1 thang.
Chữa thần kinh suy nhược, hay quên, đần độn, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ:
Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân (sao đen), mạch
môn, mỗi vị 10g, sắc uống. Hoặc Viễn chí, tâm sen, hạt muồng (sao), mạch môn,
nhân hạt táo (sao đen), huyền sâm, dành dành, mỗi vị 12g, sắc uống.
Chữa trẻ sốt cao sinh co giật:
Viễn chí, sinh địa, câu đằng, thiên trúc hoàng (bột phấn đọng ở đốt cây nứa),
mỗi vị 8-10g, sắc uống.
Trị tâm thống lâu ngày:
Viễn chí (bỏ lõi), Xương bồ (thái nhỏ) đều 40g, tán bột. Mỗi lần dùng 12g,
nước 1 chén, sắc còn 7 phần, bỏ bã, uống ấm.
Trị ung thư, phát bối, nhọt độc:
Viễn chí (bỏ lõi), giã nát. Rượu 1 chén, sắc chung, lấy bã đắp vết thương.
Trị họng sưng đau:
Viễn chí nhục, tán nhuyễn, thổi vào, đờm sẽ tiết ra nhiều.
Trị não phong, đầu đau không chịu được:
Viễn chí (bỏ lõi), tán nhuyễn. Mỗi lần dùng 2g, lấy nước lạnh ngậm trong
miệng rồi thổi thuốc vào mũi.
Trị khí uất hoặc cổ trướng:
Viễn chí nhục 160g (sao với trấu). Mỗi lần dùng 20g, thêm gừng 3 lát, sắc
uống.
Trị tiểu đục, nước tiểu đỏ:
Viễn chí ½ kg (ngâm nước cam thảo, bỏ lõi), phục thần (bỏ lõi), ích trí nhân
đều 80g. Tán bột. Lấy rượu chưng với miến làm hồ, trộn thuốc bột làm thành viên, to
bằng hạt ngô đồng lớn. Mỗi lần uống 50 viên với nước táo sắc.
Trị vú sưng (suy nhũ):
Viễn chí chưng với rượu, uống, bã đắp vào vết thương.
Trị thần kinh suy nhược, hay quên, hồi hộp, mơ nhiều, mất ngủ:
Viễn chí (tán). Mỗi lần uống 8g với nước cơm, ngày 2 lần.
Trị tuyến vú viêm, tuyến vú u xơ:
Viễn chí 12g, thêm 15ml rượu 600 ngâm 1 lúc, cho nước 1 chén, đun sôi 15-20
phút, lọc cho uống. Trị 62 ca tuyến vú viêm cấp, có kết quả.
Trị âm đạo viêm do trùng roi:
Viễn chí tán bột, thêm glycerin làm thành thuốc đạn (đặt vào âm đạo), mỗi
viên có hàm lượng thuốc sống là 0,75g. Trước khi đặt thuốc, dùng bài thuốc nước rửa
phụ khoa: (ngải diệp, xà sàng tử, khổ sâm, chỉ xác, đều 15g, bạch chỉ 9g), sắc lấy
nước để xông và rửa âm hộ. Đặt thuốc vào âm đạo mỗi tối 1 lần. Trị 225 ca, sau 3 –
12 lần, hết triệu chứng và kiểm tra trùng roi âm tính có 193 ca khỏi, tỉ lệ 85,8%.
Trị suy nhược thần kinh do tâm huyết kém có triệu chứng mất ngủ hay quên, hồi
hộp, mơ nhiều:
Đảng sâm, Viễn chí, mạch môn, phục linh đều 10g, cam thảo 3g, đương quy,
bạch thược, sinh khương, đại táo đều 10g, quế tâm 3g, sắc, thêm bột quế tâm vào, hòa
uống.
1.2.9. Các chế phẩm từ Viễn chí
Chế phẩm Công dụng và cách dùng
Eugica Syrup
- Thành phần:
Bọ mắm, núc nác, Viễn chí, vỏ
quýt
- Công dụng:
Chữa viêm họng, ho lâu ngày,
viêm khí- phế quản, ho nhiều đờm,
chữa ho mất tiếng, kích thích tiêu hóa.
An thần bổ tâm
- Thành phần:
Sinh địa, đảng sâm, đương qui,
mạch môn, táo nhân, bá tử nhân, đan
sâm, phục thần, huyền sâm, Viễn chí,
cát cánh, ngũ vị tử.
Tá dược vừa đủ1 viên nang.
- Công dụng: dưỡng âm, an thần, điều
hòa nhịp tim.
- Liều dùng: uống một lần 2 - 3 viên,
ngày 3 lần
Bảng 2. Các chế phẩm từ Viễn chí
2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP CHIẾT: [4,8]
2.1. Chiết lỏng - lỏng
Phương pháp chiết là phương pháp chuyển một chất ở trạng thái hòa tan hay
huyền phù từ pha lỏng (hoặc pha rắn) này sang pha lỏng khác.
Chiết những chất tan trong dung dịch hoặc ở dạng huyền phù gọi là chiết chất
lỏng, chiết những chất từ hỗn hợp rắn gọi là chiết chất rắn.
Chiết lỏng-lỏng , còn được gọi là chiết bằng dung môi, là một phương pháp để
tách các hợp chất riêng biệt dựa trên tính tan của hai chất lỏng khác nhau, thường là
nước và một dung môi hữu cơ.
2.2. Chiết siêu âm
Chiết siêu âm là phương pháp sử dụng sóng với tần số 20.000 Hz
Cách tiến hành: Bột nguyên liệu được xay với kích thước khoảng 2mm rồi cho
vào becher, làm ẩm bột nguyên liệu rồi thêm một lượng dung môi môi thích hợp. Đặt
becher vào trong bể siêu âm sau đó bật máy rồi điều chỉnh thời gian chiết. Sau khi
chiết xong, lọc lấy dịch chiết, thêm vào bã nguyên liệu một lượng dung môi cho lần
chiết sau.
2.3. Chiết Soxhlet
Bột nguyên liệu xay thô hoặc cao được đặt trong một túi vải (hoặc giấy lọc) rồi
cho vào ống chữa mẫu. Rót dung môi vào dung môi đã chọn vào bình cầu bằng cách
rót trực tiếp vào ống chữa mẫu. Kiểm tra hệ thống kín, mở sinh hàn, cắm vào bếp
điện và điều chỉnh sao cho dung môi trong bình cầu sôi nhẹ.
3. PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG [2,3,8,9]
Phương pháp sắc ký lớp mỏng được dùng để định tính, thử tinh khiết và đôi
khi để bán định lượng hoặc định lượng hoạt chất thuốc.
Sắc ký lớp mỏng là một kỹ thuật tách các chất được tiến hành khi cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh trên đó đã đặt hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh là chất
hấp phụ được chọn phù hợp theo từng yêu cầu phân tích, được trải thành lớp mỏng
đồng nhất và được cố định trên các phiến kính hoặc phiến kim loại.
Pha động là hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần được trộn với nhau theo tỷ lệ
quy định trong từng chuyên luận. Trong quá trình di chuyển qua chất hấp phụ, các
cấu tử trong hỗn hợp mẫu thử được di chuyển trên lớp mỏng, theo hướng pha động,
với những tốc độ khác nhau. Kết quả, ta thu được một sắc ký đồ trên lớp mỏng. Đại
lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của chất cần phân tích là hệ số di chuyển Rf
được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách dịch chuyển của chất thử và khoảng cách dịch
chuyển của dung môi.
Rf =
Với a: khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm của vết mẫu thử (cm)
b: khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi đo trên cùng đường
đi của vết (cm)
4. ĐỊNH TÍNH BẰNG PHẢN ỨNG HÓA HỌC [1,4,8]
Mỗi loại dược liệu đều có các nhóm hợp chất xác định. Có thể dựa vào các
nhóm hợp chất này để định tính các dược liệu bằng các phản ứng màu hoặc kết tủa
đặc trưng.
Ví dụ:
• Hợp chất flavonoid: dựa vào phản ứng với NaOH, với FeCl3
• Hợp chất saponin: thử tính tạo bọt, tính phá huyết, phản ứng
Liebermann –Burchard, phản ứng Kahlenberg
Yêu cầu các phản ứng định tính dược liệu là các phản ứng này càng đặc hiệu
càng tốt hay ít nhất là khi kết hợp với các chỉ tiêu khác của tiêu chuẩn đã có sẵn có
thể xác định được dược liệu đó và phân biệt với những dược liệu tương tự. Khi có
nhiều phản ứng định tính các chất có trong dược liệu, không nhất thiết phải đưa tất cả
các phản ứng vào tiêu chuẩn. Có thể chọn một hay hai phản ứng tiêu biểu nhất giúp
xác định dược liệu. Các phản ứng sử dụng cho tiêu chuẩn nên dễ thực hiện, sử dụng
các dung môi hóa chất thông dụng, cho kết quả rõ ràng và dễ nhận biết.
5. PHỔ TỬ NGOẠI KHẢ KIẾN (PHỔ UV - VIS) [1,2,9]
5.1. Khái niệm
Phổ tử ngoại - khả kiến là các dạng của bức xạ điện từ, có bản chất là sóng
điện từ, chúng chỉ khác nhau về độ dài sóng. Vùng tử ngoại - khả kiến bao gồm các
bức xạ điện từ có độ dài sóng trong khoảng 200 - 800 nm (vùng khả kiến 360 - 800
nm).
Khi phân tử hấp thụ bức xạ tử ngoại hoặc khả kiến thì những electron hóa trị
của nó bị kích thích và chuyển từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích. Sự hấp
thụ bức xạ của phân tử được ghi lại, phổ thu được gọi là phổ tử ngoại - khả kiến và
cũng được gọi phổ hấp thụ electron.
5.2. Đặc điểm
Sự hấp thụ trong vùng tử ngoại và vùng khả kiến phụ thuộc vào cấu trúc điện
tử của phân tử. Chỉ một số dạng cấu trúc trong các hợp chất hữu cơ mới có sự hấp thụ
nêu trên, thực tế việc ứng dụng phổ tử ngoại cũng giới hạn trong một số hợp chất, chủ
yếu là các chất có cấu trúc dây nối đôi liên hợp.
Đặc điểm của phổ tử ngoại là phổ của một chất phức tạp có thể rất giống với
phổ của một chất đơn giản nếu 2 chất này cùng chứa một nhóm cấu trúc giống nhau.
Hoạt động của phổ tử ngoại - khả kiến
Vùng tử ngoại - khả kiến bao gồm các bức xạ điện từ có độ dài sóng trong
khoảng 200 - 800 nm (vùng khả kiến 360 - 800 nm). Sự hấp thụ có nhiều ứng dụng
trong quang phổ tử ngoại là trong vùng từ 200 - 380 nm, gọi là vùng tử ngoại gần.
Trên phổ tử ngoại các vị trí băng hay còn gọi là dải hấp thụ được đo bằng độ
dài sóng λ, đơn vị là nanomet (nm) hoặc Angstrom (Ao). Cường độ của tia đơn sắc
trước và sau khi đi qua môi trường hấp thụ được liên hệ với nhau bởi định luật
Lambert - Beer.
Khác với vùng phổ hồng ngoại, ở vùng phổ tử ngoại - khả kiến, định luật
Lambert - Beer được tuân theo tốt hơn nhiều, do đó thường được xác định chính xác
và có tính lặp lại.
Phổ tử ngoại - khả kiến (Phổ UV - Vis) thường cho ta đường cong phụ thuộc
độ hấp thụ A (lg (Io/I)) vào bước sóng λ. Theo định luật Lambert - Beer mật độ quang
phụ thuộc vào nồng độ của chất hấp phụ.
Phần 3:
VẬT LIỆU
VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 18 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cây Dâu tằm (Morus alba L)
Bộ phận dùng: Lá
Thu mua tại Nhà thuốc YHCT Kim Anh, số 88 Hải Thượng Lãn Ông, phường
10, quận 5, Tp.HCM.
- Cây Viễn chí (Polygala japonica Houtt)
Bộ phận dùng: rễ.
Thu mua tại Nhà thuốc YHCT Kim Anh, số 88 Hải Thượng Lãn Ông, phường
10, quận 5, Tp.HCM
- Cao Dâu tằm, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp.
- Cao Viễn chí, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp.
- Rutin chuẩn, do Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM cung cấp.
1.2. Dung môi, hóa chất, trang thiết bị
Dung môi – Hóa chất Trang thiết bị
-Cồn , MeOH, CHCl3, H2SO4, HCl
- Vanillin
- Toluen, EtOAc, HCOOH
- n-BuOH, CH3COOH, H2O
- Diethyl ether, anhydric acetic, ether
dầu hỏa
- NaOH, FeCl3, AlCl3.
- Máy KTS samsung
- Máy cô quay giảm áp Buchi
- Bình chiết Sohxlet
- Lò nung
- Cân phân tích Sartorius
- Máy đo quang phổ khả kiến Thermo
Spectronic HEλIOSγ
Bảng 3.Dung môi- hóa chất- trang thiết bị
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 19 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu
2.1.1. Khảo sát độ tinh khiết
2.1.1.1. Xác định độ ẩm
Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 12.16
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy
Nguyên tắc:
Bột nguyên liệu được sấy ở 105oC, nước trong mẫu sẽ bốc hơi làm giảm khối
lượng mẫu, cân khối lượng mẫu sau khi sấy sẽ tính được độ ẩm của mẫu nguyên liệu.
Tiến hành:
Cân chính xác 1g nguyên liệu vào chén cân dùng để xác định độ ẩm đã được
cân bì trước. Chén cân cần có kích thước thích hợp để lớp nguyên liệu cho vào không
dày quá 5 mm. Cho chén chứa nguyên liệu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 1050C
trong 4 giờ. Cho chén vào bình hút ẩm đến khi nguội, đậy nắp và cân. Làm lại nhiều
lần đến khi trọng lượng giữa 2 lần cân không vượt quá 0,5mg.
Độ ẩm (x %) của nguyên liệu được tính theo công thức sau:
p: Số gam của mẫu thử trước khi sấy (g)
a: Số gam của mẫu thử sau khi sấy (g)
2.1.1.2. Độ tro toàn phần
Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 9.8
Nguyên tắc:
Bột nguyên liệu được nung ở 550oC, cacbon trong mẫu sẽ cháy thành tro làm
giảm khối lượng mẫu, cân khối lượng mẫu sau khi nung sẽ tính được độ tro toàn phần
của mẫu nguyên liệu.
Tiến hành:
Lấy một chén sứ nung tới đỏ trong 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm rồi
cân. Lấy 1g nguyên liệu rải đều vào chén nung, sau đó đốt hết hơi nước của nguyên
liệu trên bếp điện rồi đem nung trong lò nung ở 550oC trong 4 giờ. Sau mỗi lần nung,
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 20 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
X: Độ tro toàn phần (%)
a: Khối lượng nguyên liệu sau khi nung (g)
b: Khối lượng nguyên liệu trước khi nung (g)
lấy chén nung cùng cắn tro đem làm nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Nung đến khối
lượng giữa hai lần cân không quá 5mg.
Độ tro toàn phần được tính theo công thức:
X=
2.1.1.3. Xác định độ tro không tan trong acid
Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 9.7
Nguyên tắc:
Dùng acid HCl hòa tan tro toàn phần, lượng cắn không tan nung ở 550oC, cân
khối lượng cắn sau khi nung sẽ tính được độ tro không tan trong acid của mẫu.
Tiến hành:
Cho 25ml dung dịch acid HCl 2M vào tro toàn phần, đun sôi 5 phút, lọc để tập
trung những chất không tan vào một 1 miếng giấy lọc không tro, rửa bằng nước nóng
rồi đem nung ở 550oC đến khối lượng không đổi. Tính tỉ lệ phần trăm tro không tan
trong acid so với nguyên liệu đã làm khô trong không khí.
Y=
Y: Độ tro không tan trong acid (%)
a’: Khối lượng cắn sau khi nung (g)
b: Khối lượng nguyên liệu ban đầu (g)
2.1.2. Định tính các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu
2.1.2.1. Nguyên liệu Dâu tằm
a. Dựa vào phản ứng hóa học
Lấy 5g nguyên liệu Dâu tằm chiết soxhlet bằng ether dầu hỏa (60o-90oC) để
loại tạp chất, loại bỏ lớp ether dầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, chiết
tiếp bằng MeOH 70%, thu và cô cắn dịch lọc, sau đó hòa MeOH để được dung dịch
A.
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 21 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Phản ứng Cách tiến hành Yêu cầu xuất hiện
Với TT NaOH 20% 2ml dd A + 3 giọt NaOH 20% Tủa vàng cam
Với TT FeCl3 5%. 2ml dd A + 2 giọt FeCl3 5% Màu xanh rêu
Bảng 4. Định tính hợp chất flavonoid trong nguyên liệu Dâu tằm
b. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
• Kiểm tra sự hiện diện của chất rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
Bản mỏng Silicagel GF254
Dung môi khai triển: EtOAc - HCOOH - CH3COOH - H2O (100:11:11:26)
Dung dịch thử:
Lấy 5g nguyên liệu chiết soxhlet bằng ether dầu hỏa (60o-90oC) để loại tạp
chất, loại bỏ lớp ether dầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, chiết tiếp bằng
MeOH 70%, thu và cô cắn dịch lọc, sau đó hòa MeOH được dung dịch thử.
Dung dịch chuẩn:
Lấy 1mg rutin chuẩn, pha với 1ml MeOH để được dung dịch có nồng độ
1mg/ml dùng để chấm sắc kí.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên.
Cách phát hiện: Phun thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH.
• Quan sát dưới ánh sáng thường
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
2.1.2.2. Nguyên liệu Viễn chí
a. Dựa vào phản ứng hóa học
Phản ứng Cách tiến hành Yêu cầu xuất hiện
Tạo bọt Cân 0,1g nguyên liệu+ 5ml
nước nóng, lắc mạnh 5 phút.
Bọt bền ít nhất 10 phút
Liebermann- Burchard Cân 0,5g nguyên liệu + 2ml
(CH3CO)2O + 2ml CHCl3 + từ
từ 2-3 giọt H2SO4
Vòng ngăn cách xuất
hiện màu đỏ hồng
Bảng 5.Định tính hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu Viễn chí
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 22 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
b. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
Bản mỏng Silicagel GF254
Dung môi khai triển: CHCl3 - MeOH (9 : 1).
Dung dịch thử:
Lấy 5g nguyên liệu Viễn chí, chiết Soxhlet với MeOH, lấy dịch chiết đem cô
cắn. Hòa cắn với 50ml nước, lấy dịch nước đem lắc với diethyl ether (20ml 3 lần).
Tiếp tục lắc với n-BuOH (20ml 3 lần). Dịch n-BuOH đem cô cắn sau đó hòa với
MeOH để chấm sắc kí.
Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 10µl dung dịch thử.
Cách phát hiện:
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
• Phun thuốc thử vanilin 2% trong ethanol và acid sulfuric, sấy ở 1050C,
quan sát dưới ánh sáng thường và dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
2.1.3. Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu
2.1.3.1. Định lượng hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
- Thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH 70%
- Chất chuẩn: 60µg rutin chuẩn
- Mẫu thử: Cân chính xác 5g nguyên liệu cho vào bình Soxhlet. Thêm 250ml ether
dầu hỏa, chiết đến khi dịch chiết không còn màu. Để nguội và gạn bỏ dịch ether
dầu hỏa. Cắn trong bình Soxhlet được chiết tiếp tục với 250ml MeOH 70%, cho
đến khi dịch chiết không còn màu. Dịch chiết MeOH 70% được cô cạn, chuyển
vào bình định mức 100ml, bổ sung MeOH 70%vừa đủ đến vạch, lắc đều, thu
dung dịch A. Lấy chính xác 50µl dung dịch A bằng micropipet, cho vào ống
nghiệm có nắp vặn, cô đến cắn, thêm chính xác 5 ml MeOH 70% và 75µl dung
dịch AlCl3 5% trong MeOH 70%, lắc đều (tiến hành 3 mẫu thử tương tự để lấy
giá trị trung bình).
- Mẫu trắng: MeOH 70%
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 23 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
- Mẫu trắng thử: Lấy chính xác 50µl dung dịch A cho vào ống nghiệm có nút vặn,
cô đến cắn, thêm chính xác 5,075ml MeOH 70%, lắc đều.
- Mẫu chuẩn: Lấy chính xác 60µg rutin chuẩn cho vào ống nghiệm có nắp vặn, thêm
chính xác 5ml MeOH 70% và 75µl dung dịch AlCl3 5% trong MeOH 70%, lắc
đều.
Tất cả các mẫu đều để ở nhiệt độ phòng lạnh, đậy kín ống nghiệm, sau 30
phút tiến hành đo, thỉnh thoảng lắc nhẹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tiến hành đo độ hấp thu các mẫu ở đỉnh hấp thu cực đại λmax = 422nm-
424nm trên máy UV – Visible Spectrophotometre, dùng MeOH 70% làm mẫu
trắng để chỉnh máy về 0.
Hàm lượng flavonoid tính theo rutin có trong nguyên liệu Dâu tằm được
tính theo công thức sau:
m
dm
A
AAX c
c
tt
4102000' −×
×××
−
=
Trong đó: At : Độ hấp thu mẫu thử.
A’t: Độ hấp thu mẫu trắng thử
Ac : Độ hấp thu mẫu chuẩn
mc : Khối lượng chất chuẩn (µg)
d : Độ tinh khiết của chất chuẩn
m : Khối lượng nguyên liệu cần định lượng đã trừ ẩm (g).
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 24 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Sơ đồ 1. Sơ đồ xác định hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu
Dâu tằm
Bột nguyên liệu
Thêm 250ml MeOH 70%
Bã nguyên liệu
Cô cách thủy
Dịch chiết MeOH 70%
Định mức 100ml bằng MeOH 70%
Cắn MeOH 70%
Dung dịch A
Hút 50 µl dung dịch A.
Định mức 5ml bằng MeOH 70%
Xác định mật độ quang
OD
Hàm lượng flavonoid
tính theo rutin
Chiết Soxhlet với 250ml ether dầu hỏa.
Loại dịch ether dầu hỏa
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 25 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.1.3.2. Định lượng hàm lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí:
Hàm lượng hợp chất saponin toàn phần được định lượng theo phương pháp
Namba (Sơ đồ 2): Cân 5g nguyên liệu Viễn chí cho vào bình Soxhlet chiết với 250ml
MeOH cho đến kiệt saponin. Dịch MeOH được cô giảm áp đến cắn. Hòa cắn với
50ml nước. Dung dịch nước được lắc với diethyl ether (20ml x 5 lần), bỏ lớp diethyl
ether. Lớp nước được lắc với n-BuOH bão hòa nước (20ml x 6 lần), chiết lấy lớp n-
BuOH. Rửa nước lớp n-BuOH khoảng 3 lần. Dịch n-BuOH được bốc hơi trên bếp
cách thủy cho đến cắn, làm khô trong tủ sấy chân không cho đến khối lượng không
đổi, ta thu được saponin toàn phần. Cân và tính khối lượng saponin toàn phần trong
nguyên liệu. (Thực hiện 3 mẫu để lấy giá trị trung bình).
Hàm lượng hợp chất saponin toàn phần được tính theo công thức:
M% =
Trong đó:
M%: Hàm lượng saponin toàn phần
A: Độ ẩm của nguyên liệu
a: Khối lượng saponin toàn phần (g)
b: khối lượng nguyên liệu ban đầu (g)
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 26 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Sơ đồ 2. Định lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí theo phương pháp
cân Namba
Dịch n-BuOH
Bột nguyên liệu
Dịch chiết MeOH
Cắn MeOH
Chiết theo phương pháp Soxhlet
Cô giảm áp
Dịch nước
Cắn n-BuOH
(Saponin toàn phần)
Lắc với diethyl ether (20ml x 5 lần)
Lắc với n-BuOH bão hòa (20ml x 6 lần)
Dịch nước
Cô cách thủy
Dịch diethyl ether
(bỏ)
Thêm 50ml nước
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 27 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao
2.2.1. Khảo sát độ tinh khiết
2.2.1.1. Xác định độ ẩm
Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 12.16
Xác định độ ẩm bằng phương pháp sấy
Nguyên tắc:
Mẫu thử được sấy ở 105oC, nước trong mẫu sẽ bốc hơi làm giảm khối lượng
mẫu, cân khối lượng mẫu sau khi sấy sẽ tính được độ ẩm của mẫu.
Tiến hành:
Cân chính xác 0,5g cao cho vào chén cân dùng để xác định độ ẩm đã được cân
bì trước. Cho chén chứa cao vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 100- 1050C trong 4 giờ. Cho
chén vào bình hút ẩm đến khi nguội. Cân, làm lại nhiều lần đến khi trọng lượng giữa
2 lần cân không vượt quá 0,5 mg.
Độ ẩm (x %) của cao chiết được tính theo công thức sau:
p: Số gam của cao trước khi sấy (g)
a: Số gam của cao sau khi sấy (g)
2.2.1.2. Độ tro toàn phần
Theo tiêu chuẩn DĐVN IV, phụ lục 9.8
Tiến hành:
Lấy một chén sứ nung tới đỏ trong 30 phút. Để nguội trong bình hút ẩm rồi
cân. Lấy 0,5g cao vào chén nung, sau đó đốt hết hơi nước của cao trên bếp điện rồi
đem nung trong lò nung ở 550oC trong 4 giờ. Sau mỗi lần nung, lấy chén nung cùng
cắn tro đem làm nguội trong bình hút ẩm rồi cân. Nung đến khối lượng giữa hai lần
cân không quá 5mg.
Độ tro toàn phần được tính theo công thức:
X=
X: Độ tro toàn phần (%)
a: Khối lượng cao sau khi nung (g)
b: Khối lượng cao trước khi nung (g)
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 28 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.2. Định tính các hợp chất hóa thực vật trong cao
2.2.2.1. Cao Dâu tằm
a. Dựa vào phản ứng hóa học
- Lấy 0,5g cao Dâu tằm chiết soxhlet bằng ether dầu hỏa (60o-90oC) để
loại tạp chất, loại bỏ lớp ether dầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, chiết
tiếp bằng MeOH 70%, thu và cô cắn dịch lọc, sau đó hòa MeOH để được dung
dịch B.
Phản ứng Cách tiến hành Yêu cầu xuất hiện
Với dd NaOH 20% 2ml dd B + 3 giọt NaOH 20% Tủa vàng cam
Với dd FeCl3 5%. 2ml dd B + 2 giọt FeCl3 5% Màu xanh rêu
Bảng 6. Định tính hợp chất flavonoid trong cao Dâu tằm
b. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
Mục đích: Để xác định được các thành phần hóa thực vật trong nguyên liệu
Dâu tằm cũng phải hiện diện trong cao Dâu tằm và sự hiện diện của chất chuẩn rutin
trong cao Dâu phải được kiểm tra đánh giá qua SKLM.
Kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Dâu tằm
Bản mỏng Silicagel GF254
Dung môi khai triển: EtOAc - HCOOH - H2O (50:4:10), lớp trên.
CHCl3 - MeOH (9:1)
Dung dịch thử:
• Lấy 5g nguyên liệu chiết siêu âm với MeOH (30ml x 3 lần), thu và cô dịch lọc
còn 2ml để chấm sắc kí
• Lấy 0,5g cao Dâu tằm, chiết siêu âm với MeOH (30ml x 3 lần), thu và cô dịch
lọc còn 2ml để chấm sắc kí.
Cách tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên.
Cách phát hiện:
Phun thuốc thử NaOH 10% trong cồn
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 29 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
• Quan sát dưới ánh sáng thường
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
Phun thuốc thử H2SO4 10% trong cồn, sấy ở 1050C, quan sát dưới ánh sáng
thường
Kiểm tra sự hiện diện của hợp chất chuẩn rutin trong cao Dâu tằm
Bản mỏng Silicagel GF254
Dung môi khai triển: EtOAc - HCOOH - CH3COOH - H2O (100:11:11:26).
Dung dịch thử:
Lấy 0,5g cao Dâu tằm chiết soxhlet bằng ether dầu hỏa (60o-90oC) để loại tạp
chất, loại bỏ lớp ether dầu hỏa, lấy bã bay hơi hết dung môi đến khô, chiết tiếp bằng
MeOH 70%, thu và cô cắn dịch lọc, sau đó hòa MeOH được dung dịch thử.
Dung dịch chuẩn:
Lấy 1mg rutin chuẩn, pha với 1ml MeOH để được dung dịch có nồng độ
1mg/ml dùng để chấm sắc kí.
Cách tiến hành:
Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl mỗi dung dịch trên.
Cách phát hiện: Phun thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH.
• Quan sát dưới ánh sáng thường
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
2.2.2.2. Cao Viễn chí
a. Dựa vào phản ứng hóa học
Phản ứng Cách tiến hành Yêu cầu xuất hiện
Liebermann-
Burchard
0,5g cao + 2ml (CH3CO)2O
+ 2ml CHCl3 + từ từ 2-3
giọt H2SO4
Vòng ngăn cách xuất hiện
màu nâu đỏ.
Bảng 7. Định tính hợp chất hóa thực vật trong cao Viễn chí
b. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
Kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Viễn chí
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 30 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Bản mỏng Silicagel GF254
Dung môi khai triển: CHCl3 - MeOH (9 : 1).
n-BuOH - CH3COOH - H2O (7:1:2).
Dung dịch thử:
• Lấy 5g nguyên liệu Viễn chí, chiết Soxhlet với MeOH, lấy dịch chiết đem cô
cắn. Hòa cắn với 50ml nước, lấy dịch nước đem lắc với diethyl ether (20ml
3 lần). Tiếp tục lắc với n-BuOH (20ml 3 lần). Dịch n-BuOH đem cô cắn sau
đó hòa với MeOH để chấm sắc kí.
• Lấy 1g cao Viễn chí, hòa với 50ml nước, lắc với diethyl ether và n-BuOH như
tương tự như nguyên liệu. Thu được dung dịch thử.
Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10µl các dung dịch thử.
Cách phát hiện:
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 254nm
• Quan sát dưới ánh sáng tử ngoại ở bước sóng 365nm
• Phun thuốc thử H2SO4 10% trong cồn, sấy ở 1050C, quan sát
dưới ánh sáng thường
2.2.3. Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong cao
2.2.3.1. Định lượng hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong cao Dâu tằm
o Thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH 70 %
o Chất chuẩn: 60µg rutin chuẩn
o Mẫu thử: Cân chính xác 0,5g cao cho vào bình Soxhlet. Thêm 250ml ether dầu,
chiết đến khi dịch chiết không còn màu. Để nguội và gạn bỏ dịch ether dầu. Cắn
cao trong bình Soxhlet được chiết tiếp tục với 250ml MeOH 70%, cho đến khi
dịch chiết không còn màu. Dịch chiết MeOH 70% được chuyển vào bình định
mức 100ml, bổ sung MeOH vừa đủ đến vạch, lắc đều, thu dung dịch A. Lấy chính
xác 40µl dung dịch A bằng micropipet, cho vào ống nghiệm có nắp vặn, cô đến
cắn, thêm chính xác 5 ml MeOH 70% và 75µl dung dịch AlCl3 5% trong MeOH
70%, lắc đều (tiến hành 3 mẫu thử tương tự để lấy giá trị trung bình).
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 31 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
o Mẫu trắng:MeOH 70%
o Mẫu trắng thử: Lấy chính xác 40µl dung dịch A bằng micropipet, cho vào ống
nghiệm có nắp vặn, cô đến cắn,, thêm chính xác 5,075ml MeOH 70%, lắc đều.
o Mẫu chuẩn: Lấy chính xác 60µg rutin chuẩn cho vào ống nghiệm có nắp vặn,
thêm chính xác 5ml MeOH 70% và 75µl dung dịch AlCl3 5% trong MeOH 70%,
lắc đều.
Tất cả các mẫu đều để ở nhiệt độ phòng lạnh, đậy kín ống nghiệm, sau 30 phút
tiến hành đo, thỉnh thoảng lắc nhẹ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Tiến hành đo độ hấp thu các mẫu ở đỉnh hấp thu cực đại λmax = 422nm-
424nm trên máy UV – Visible Spectrophotometre, dùng MeOH 70% làm mẫu trắng
để chỉnh máy về 0.
Lượng flavonoid toàn phần tính theo rutin có trong cao Dâu tằm được tính
theo công thức sau:
m
dm
A
AAX c
c
tt
4102500' −×
×××
−
=
Trong đó: At: Độ hấp thu mẫu thử.
A’t: Độ hấp thu mẫu trắng thử
Ac: Độ hấp thu mẫu chuẩn
mc: Khối lượng chất chuẩn (µg)
d: Độ tinh khiết của chất chuẩn
m: Khối lượng cao cần định lượng đã trừ ẩm (g).
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 32 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Sơ đồ 3. Sơ đồ xác định hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong Dâu tằm
Cao Dâu tằm
Thêm 250ml MeOH 70%
Cắn Dâu tằm
Cô cách thủy
Dịch chiết MeOH 70%
Định mức 100ml bằng MeOH 70%
Cắn MeOH 70%
Dung dịch A
Hút 40µl dung dịch A.
Định mức 5ml bằng MeOH 70%
Xác định mật độ quang
OD
Chiết Soxhlet với 250ml ether dầu.
Loại dịch ether dầu
Hàm lượng flavonoid
tính theo rutin
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 33 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.3.2. Định lượng hàm lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí:
Hàm lượng hợp chất saponin toàn phần được định lượng theo phương pháp
Namba (Sơ đồ 4):
Cân 1g cao Viễn chí cho vào bình Soxhlet chiết với MeOH cho đến kiệt
saponin. Dịch MeOH được cô giảm áp đến cắn. Hòa cắn với khoảng 50ml nước.
Dung dịch nước được lắc với diethyl ether (20ml x 5 lần) cho đến khi lớp diethyl
ether không màu hoặc rất nhạt, bỏ lớp diethyl ether. Lớp nước tiếp tục được lắc với n-
BuOH bão hòa nước (20ml x 8 lần), chiết lấy lớp n- BuOH. Rửa nước lớp n- BuOH
khoảng 3 lần. Dịch n- BuOH được bốc hơi trên bếp cách thủy cho đến cắn, làm khô
trong tủ sấy chân không cho đến khối lượng không đổi, ta thu được saponin toàn
phần. Cân và tính khối lượng saponin toàn phần trong cao (thực hiện 3 mẫu để lấy giá
trị trung bình).
Hàm lượng hợp chất saponin toàn phần được tính theo công thức:
M% =
Trong đó:
M%: Hàm lượng saponin toàn phần
A: Độ ẩm của cao Viễn chí
a: Khối lượng saponin toàn phần (g)
b: khối lượng cao ban đầu (g)
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 34 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Sơ đồ 4. Định lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí theo phương pháp cân
Namba
Cao Viễn chí
Dịch chiết MeOH
Cắn MeOH
Chiết theo phương pháp Soxhlet
Cô giảm áp
Dịch nước
Cắn n-BuOH
(Saponin toàn phần)
Lắc với diethyl ether (20ml x 5 lần)
Lắc với n-BuOH bão hòa (20ml x 8 lần)
Dịch nước
Cô cách thủy
Dịch diethyl ether
(bỏ)
Thêm 50ml nước
Dịch n-BuOH
Khóa luận tốt nghiệp Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 35 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Phần 4
KẾT QUẢ
VÀ
BÀN LUẬN
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 36 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM NGUYÊN LIỆU
1.2. Khảo sát độ tinh khiết của nguyên liệu
1.2.1. Độ ẩm
Dâu tằm Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng bì (g) 5,2600 4,9170 5,0948 4,6195 4,2956 5,0536
Khối lượng nguyên liệu (g) 1,0406 1,0951 1,0764 1,1993 1,0021 1,0434
Khối lượng bì và nguyên
liệu sau khi sấy (g)
6,2204 5,9309 6,0872 5,7339 5,2344 6,0311
Độ ẩm (%) 7,71 7,41 7,80 7,08 6,32 6,32
Trung bình 7,64 6,57
Bảng 8. Độ ẩm của nguyên liệu
• Nhận xét:
Từ kết quả trên cho thấy nguyên liệu có các giá trị về độ ẩm nằm trong giới hạn
an toàn cho phép đúng theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV là độ ẩm của nguyên
liệu Dâu tằm <15% và của Viễn chí <14%.
1.2.2. Độ tro toàn phần
Dâu tằm Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng bì (g) 31,2718 39,0600 38,7460 34,2415 36,7750 36,3080
Khối lượng nguyên liệu
(g)
1,0103 1,0056 1,0087 1,0099 1,0186 1,0123
Khối lượng bì và nguyên
liệu sau khi nung (g)
31,4209 39,2072 38,8900 34,2724 36,8057 36,3400
Độ tro (%) 14,76 14,64 14,28 3,06 3,04 3,09
Trung bình 14,56 3,07
Bảng 9. Độ tro toàn phần của nguyên liệu
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 37 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
• Nhận xét: Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV độ tro toàn phần
của nguyên liệu Viễn chí đạt yêu cầu khi <6%. Vậy độ tro toàn phần của Viễn chí
nằm trong giới hạn cho phép.
Độ tro toàn phần của nguyên liệu Dâu tằm đạt 14,56%
1.2.3. Độ tro không tan trong acid
Dâu tằm Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng bì (g) 31,2718 39,0600 38,7460 34,2415 36,7750 36,3080
Khối lượng nguyên
liệu (g)
1,0103 1,0056 1,0087 1,0099 1,0186 1,0123
Khối lượng bì và
nguyên liệu sau khi
nung (g)
31,3038 39,0890 38,7750 34,2517 36,7852 36,3139
Độ tro (%) 3,17 2,88 2,80 1,01 1,01 1,09
Trung bình 2,95 1,04
Bảng 10. Độ tro không tan trong acid của nguyên liệu
• Nhận xét
Theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam IV thì độ tro không tan trong acid của
nguyên liệu Dâu tằm <4,5% và của Viễn chí <1,5%. Có thể kết luận nguyên liệu đạt
tiêu chuẩn nằm trong giới hạn an toàn.
1.3. Định tính các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu
1.3.1. Dâu tằm
Các hợp chất hữu cơ trong nguyên liệu và cao được kiểm tra bằng các phản ứng
hóa học dựa vào thuốc thử đặc trưng cho mỗi chất và kết quả được trình bày như sau:
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 38 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1.3.1.1. Dựa vào phản ứng hóa học
.
Hình 3. Phản ứng hóa học của nguyên liệu Dâu tằm
Chú thích: A. Phản ứng với TT NaOH 20%
B. Phản ứng với TT FeCl3 5%
1. Dung dịch đối chứng
2. Dung dịch sau khi phản ứng với TT NaOH 20%
3. Dung dịch sau khi phản ứng với TT FeCl3 5%
1 2
1 3
(A) (B)
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 39 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1.3.1.2. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
Kiểm tra sự hiện diện của chất rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
EtOAc - HCOOH - CH3COOH - H2O (100:11:11:26)
1. Nguyên liệu 2. Trùng 2 vết 3. Chuẩn rutin
Phun thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH, sấy ở 105oC đến khi xuất hiện
vết
Quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước
sóng 365nm
Quan sát dưới ánh sáng thường
Hình 4. SKLM kiểm tra sự hiện diện của chất rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
Nhận xét: Màu sắc và giá trị Rf của vết thu được trên sắc đồ dung dịch
thử chiết từ nguyên liệu Dâu tằm tương ứng với màu sắc và giá trị Rf của vết
chuẩn rutin. Như vậy, có sự hiện diện của chuẩn rutin trong nguyên liệu Dâu
tằm.
.
1 3 2 1 2 3
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 40 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1.3.2. Nguyên liệu Viễn chí
1.3.2.1. Dựa vào phản ứng hóa học
Hình 5. Phản ứng của nguyên liệu Viễn chí
Chú thích: A. Phản ứng tạo bọt
B. Phản ứng Liebermann- Burchard
1. Dung dịch đối chứng
2. Dung dịch sau phản ứng
(A)
1 2
(B)
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 41 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1.3.2.2. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1)
Quan sát dưới đèn tử ngoại
ở bước sóng 365nm
Phun thuốc thử vanilin 2%
trong cồn và acid sulfuric,
sấy ở 105oC đến khi xuất
hiện vết. Quan sát dưới
ánh sáng thường
Phun thuốc thử vanilin 2%
trong cồn và acid sulfuric,
sấy ở 105oC đến khi xuất
hiện vết. Quan sát dưới
đèn tử ngoại ở bước sóng
365nm
• Nhận xét: Trên sắc kí đồ thấy xuất hiện 4 vết phát quang màu xanh khi
quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365nm. Bằng thuốc thử hiện màu xuất hiện 3
vết màu xanh khi quan sát dưới ánh sáng thường và 1 vết màu hồng đậm, 2 vết phát
quang màu xanh sáng khi quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước sóng 365nm
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 42 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1.4. Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong nguyên liệu
1.4.1. Định lượng hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
Quy trình định lượng hợp chất flavonoid bằng phương pháp phổ tử ngoại khả
kiến dựa trên chất chuẩn rutin. Độ hấp thu cực đại của rutin chuẩn là 424nm. Tiến
hành đo các mẫu thử ở bước sóng trên ta thu được bảng sau:
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng nguyên liệu (g) 5,0138 5,0079 5,0491
Độ hấp thu mẫu chuẩn (Ac) 0,308
Độ hấp thu mẫu trắng thử (A’t) 0,163 0,167 0,169
Độ hấp thu mẫu thử (A t) 0,689 0,694 0,698
Hàm lượng flavonoid tính theo rutin (%)
4,1961 4,2090 4,1905
Trung bình 4,1985
Bảng 11. Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm
Nhận xét: Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong nguyên liệu Dâu tằm đạt
4,1985%
1.4.2. Định lượng hàm lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng nguyên liệu (g) 5,1106 5,0901 5,0417
khối lượng cắn saponin toàn phần (g) 0,9976 1,0339 1,0072
Hàm lượng cắn saponin toàn phần (%) 20,893 21,740 21,382
Trung bình 21,338
Bảng 12. Hàm lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí
Nhận xét: Hàm lượng saponin trong nguyên liệu Viễn chí đạt 21,338%
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 43 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2. XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN KIỂM NGHIỆM CAO CHIẾT
2.1. Khảo sát độ tinh khiết của cao chiết
2.1.1. Độ ẩm
Cao Dâu tằm Cao Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng bì (g) 4,8425 4,9396 4,7337 4,7843 4,8188 4,8587
Khối lượng cao (g) 0,5506 0,5365 0,5585 0,5130 0,5135 0,5002
Khối lượng bì và cao sau
khi sấy (g)
5,3587 5,4413 5,2570 5,1906 5,2266 5,2549
Độ ẩm (%) 6,25 6,49 6,30 20,80 20,58 20,79
Trung bình 6,35 20,72
Bảng 13. Độ ẩm của cao chiết
• Nhận xét: Độ ẩm của cao Dâu tằm đạt 6,35%.
Độ ẩm của cao Viễn chí đạt 20,72%.
2.1.2. . Độ tro toàn phần
Cao Dâu tằm Cao Viễn chí
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng bì (g) 39,0537 36,7667 31,2662 28,0682 23,8268 30,9338
Khối lượng cao (g) 0,5650 0,5005 0,5469 0,5319 0,5218 0,5142
Khối lượng bì và cao
sau khi nung (g)
39,1095 36,8142 31,3180 28,0728 23,8309 30,9382
Độ tro (%) 9,88 9,49 9,47 0,86 0,79 0,86
Trung bình 9,61 0,84
Bảng 14. Độ tro toàn phần của cao chiết
• Nhận xét: Độ tro toàn phần của cao Dâu tằm đạt 9,61%.
Độ tro toàn phần ẩm của cao Viễn chí đạt 0,84%.
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 44 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2. Định tính các hợp chất hóa thực vật trong cao
2.2.1. Cao Dâu tằm
2.2.1.1. Dựa vào phản ứng hóa học
Hình 6.Phản ứng hóa học của cao Dâu tằm
Chú thích: A. Phản ứng với TT NaOH 20%
B. Phản ứng với TT FeCl3 5%
1. Dung dịch đối chứng
2. Dung dịch sau khi phản ứng với TT NaOH 20%
3. Dung dịch sau khi phản ứng với TT FeCl3 5%
(A) (B)
1 2 1 3
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 45 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.1.2. Dựa vào sắc kí lớp mỏng
Kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Dâu tằm
Hình 7. SKLM kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Dâu tằm
• Nhận xét: Màu sắc và giá trị Rf của các vết thu được trên sắc đồ dung
dịch thử chiết từ nguyên liệu Dâu tằm tương ứng với màu sắc và giá trị Rf của các vết
thu được của cao Dâu tằm. Như vậy, chứng tỏ các thành phần hóa thực vật trong
nguyên liệu Dâu tằm cũng hiện diện trong cao Dâu tằm.
CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1)
EtOAc - HCOOH -
H2O (50:4:10), lớp
trên.
1. Nguyên liệu 2. Cao
Quan sát dưới đèn
tử ngoại ở bước
sóng 365nm
Phun thuốc thử
NaOH 10% trong
cồn. Quan sát dưới
đèn tử ngoại ở bước
sóng 365nm
Phun thuốc thử
NaOH 10% trong
cồn. Quan sát dưới
ánh sáng thường.
Phun thuốc thử
H2SO4 10% trong
cồn. Quan sát dưới
ánh sáng thường
sau khi sấy ở 105oC
1 2
1 2
1 1 2 2
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 46 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
Kiểm tra sự hiện diện của chất chuẩn rutin trong cao Dâu tằm
EtOAc - HCOOH - CH3COOH - H2O (100:11:11:26)
1. Cao 2. Trùng 2 vết 3. Chuẩn rutin
Phun thuốc thử AlCl3 5% trong MeOH, sấy ở 105oC đến khi xuất hiện
vết
Quan sát dưới đèn tử ngoại ở bước
sóng 365nm
Quan sát dưới ánh sáng thường
Hình 8. SKLM kiểm tra sự hiện diện của chất chuẩn rutin trong cao Dâu tằm
• Nhận xét: Màu sắc và giá trị Rf của vết thu được trên sắc đồ dung dịch
thử chiết từ cao Dâu tằm tương ứng với màu sắc và giá trị Rf của vết chuẩn rutin.
Như vậy, có sự hiện diện của chuẩn rutin trong cao Dâu tằm.
1 1 3 3 2 2
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 47 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.2. . Cao Viễn chí
2.2.2.1. Dựa vào phản ứng hóa học
Phản ứng Liebermann- Burchard
Hình 9. Phản ứng hóa học của cao Viễn chí
1. Dung dịch đối chứng
2. Dung dịch sau phản ứng
1 2
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 48 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.2.2. Dựa vào sắc ký lớp mỏng
Kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Viễn chí
CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1) CHCl3 - MeOH (9:1)
1.Nguyên liệu 2. Cao
Quan sát dưới đèn tử
ngoại bước sóng 254nm
Quan sát dưới đèn tử
ngoại bước sóng 365nm
Phun thuốc thử
H2SO410% trong cồn, sấy
ở 105oC đến khi xuất hiện
vết. Quan sát dưới ánh
sáng thường
1 2
1 2
1 2
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 49 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
n-BuOH-AcOH-H2O
(7:1:2)
n-BuOH-AcOH-H2O
(7:1:2)
n-BuOH-AcOH-H2O
(7:1:2)
• Nguyên liệu 2. Cao
Quan sát dưới đèn tử
ngoại bước sóng 254nm
Quan sát dưới đèn tử
ngoại bước sóng 365nm
Phun thuốc thử H2SO4
10% trong cồn, sấy ở
105oC đến khi xuất hiện
vết. Quan sát dưới ánh
sáng thường
Hình 10. SKLM kiểm tra sự hiện diện của nguyên liệu trong cao Viễn chí
• Nhận xét: Màu sắc và giá trị Rf của các vết thu được trên sắc đồ dung
dịch thử chiết từ nguyên liệu Viễn chí tương ứng với màu sắc và giá trị Rf của các vết
thu được của cao Viễn chí. Như vậy, chứng tỏ các thành phần hóa thực vật trong
nguyên liệu Viễn chí cũng hiện diện trong cao Viễn chí.
1 2 2 1 2 1
Khóa luận tốt nghiệp Kết quả và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 50 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.3. Định lượng các hợp chất hóa thực vật trong cao.
2.3.1. Cao Dâu tằm
Quy trình định lượng hợp chất flavonoid bằng phương pháp phổ tử ngoại khả
kiến dựa trên chất chuẩn rutin. Độ hấp thu cực đại của rutin chuẩn đo được là 424nm.
Tiến hành đo các mẫu thử ở bước sóng trên ta thu được bảng sau:
Cao Dâu tằm Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng cao (g) 0,5313 0,5348 0,5258
Độ hấp thu mẫu chuẩn (Ac) 0,307
Độ hấp thu mẫu trắng thử (A’t) 0,294 0,296 0,299
Độ hấp thu mẫu thử (A t) 0,518 0,515 0,519
Hàm lượng flavonoid tính theo rutin (%)
20,8967 20,2965 20,7382
Trung bình 20,6438
Bảng 15. Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong cao Dâu tằm
• Nhận xét: Hàm lượng flavonoid tính theo rutin trong cao Dâu tằm là
20,6438%
2.3.2. Cao Viễn chí
Hàm lượng saponin toàn phần thu được như sau:
Cao Viễn chí Lần 1 Lần 2 Lần 3
Khối lượng cao (g) 1,0576 1,0549 1,0439
Khối lượng cắn saponin toàn phần (g) 0,3426 0,3394 0,3386
Hàm lượng cắn saponin toàn phần (%) 40,860 40,582 40,913
Trung bình 40,785
Bảng 16. Hàm lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí
• Nhận xét: Hàm lượng saponin toàn phần thu được trong cao là
40,785%
Phần 5:
KẾT LUẬN
VÀ
KIẾN NGHỊ
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 52 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình thực nghiệm và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, em
đã thực hiện được các vấn đề sau:
1. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cơ bản của nguyên liệu Dâu tằm và Viễn chí
theo chuyên luận “Dược Liệu” trong Dược Điển Việt Nam như:
Độ ẩm
Độ tro toàn phần
Độ tro không tan trong acid
Đánh giá được chất lượng của nguyên liệu về mặt định tính bằng cả hai
phương pháp:
− Phản ứng hóa học
− Sắc ký lớp mỏng
Đánh giá được chất lượng của nguyên liệu về mặt định lượng
− Hàm lượng flavonoid tổng trong nguyên liệu Dâu tằm bằng
phương pháp quang phổ tử ngoại - khả kiến.
− Hàm lượng saponin toàn phần trong nguyên liệu Viễn chí theo
phương pháp cân Namba.
2. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm của cao Dâu tằm và cao Viễn chí theo
chuyên luận trong Dược Điển Việt Nam như :
Độ ẩm
Độ tro toàn phần
Đánh giá được chất lượng của cao Dâu tằm và cao Viễn chí về mặt đinh
tính bằng cả hai phương pháp:
− Phản ứng hóa học
− Sắc ký lớp mỏng
Đánh giá được chất lượng của cao Dâu tằm và cao Viễn chí về mặt định
lượng
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 53 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
− Hàm lượng flavonoid trong cao Dâu tằm bằng phương pháp
quang phổ tử ngoại- khả kiến
− Hàm lượng saponin toàn phần trong cao Viễn chí theo phương
pháp cân Namba.
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 54 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2. KIẾN NGHỊ
Qua quá trình xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu và cao Dâu
tằm, Viễn chí em xin đề nghị các bảng tiêu chuẩn cơ sở để kiểm nghiệm như
sau:
2.1. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm nguyên liệu
2.1.1. Nguyên liệu Dâu tằm
STT Các tiêu chí Yêu cầu Phương pháp thử
1 Độ ẩm Không được quá 15% DĐVN IV
2 Độ tro toàn phần Không được quá 20% DĐVN IV
3 Độ tro không tan
trong acid
Không được quá 4,5%
DĐVN IV
4 Định tính
• Phản ứng hóa học
• Sắc ký lớp mỏng
Mẫu thử phải cho phản
ứng với TT NaOH 20%
và TT FeCl3 5%.
Các vết thu được trên
sắc kí đồ của mẫu thử
phải có giá trị Rf và
màu sắc tương đồng
với các vết thu được
của chất chuẩn rutin
TCCS
5 Định lượng Hàm lượng flavonoid
tính theo rutin trong
khoảng 3,57% - 4,83%
TCCS
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 55 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.1.2. Nguyên liệu Viễn chí
STT Các tiêu chí Yêu cầu Phương pháp thử
1 Độ ẩm Không được quá 14% DĐVN IV
2 Độ tro toàn phần Không được quá 6% DĐVN IV
3 Độ tro không tan
trong acid
Không được quá 1,5%
DĐVN IV
4 Định tính
• Phản ứng hóa học
• Sắc ký lớp mỏng
Mẫu thử phải có phản
ứng tạo bọt và phản
ứng Liebermann-
Burchard
Mẫu thử phải cho sắc
ký đồ có vết phát quang
dưới đèn tử ngoại bước
sóng 366 nm và các vết
khi phun thuốc thử
vanillin 2% trong
ethanol và acid sulfuric.
DĐVN IV
TCCS
5 Định lượng Hàm lượng hợp chất
saponin toàn phần trong
khoảng 19,2% - 23,4%
TCCS
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 56 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2. Xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm cao
2.2.1. Cao Dâu tằm
STT Các tiêu chí Yêu cầu Phương pháp thử
1 Độ ẩm Không được quá 10% DĐVN IV
2 Độ tro toàn phần Không được quá 15% DĐVN IV
3 Định tính
• Phản ứng hóa học
• Sắc ký lớp mỏng
Mẫu thử phải cho phản ứng
với TT NaOH 20% và TT
FeCl3 5%.
Các vết thu được trên sắc
kí đồ của mẫu thử phải có
giá trị Rf và màu sắc tương
đồng với các vết thu được
của
Nguyên liệu dâu tằm
Chất chuẩn rutin
TCCS
4 Định lượng Hàm lượng flavonoid tính
theo rutin trong khoảng
17,5% - 23,7%
TCCS
Khóa luận tốt nghiệp Kết luận và kiến nghị
SVTH: PHẠM THỊ KIM KHUYÊN 57 ThS. DƯƠNG THỊ MỘNG NGỌC
2.2.2. Cao Viễn chí
STT Các tiêu chí Yêu cầu Phương pháp thử
1 Độ ẩm Không được quá 25 % DĐVN IV
2 Độ tro toàn phần Không được quá 2% DĐVN IV
3 Định tính
• Phản ứng hóa học
• Sắc ký lớp mỏng
Mẫu thử phải có phản ứng
Liebermann- Burchard
Các vết thu được trên sắc
kí đồ của mẫu thử phải có
giá trị Rf và màu sắc tương
đồng với các vết thu được
của nguyên liệu Viễn chí
TCCS
4 Định lượng Hàm lượng hợp chất
saponin toàn phần nằm
trong khoảng 36,7% -
44,9%
TCCS
v
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dược điển Việt Nam IV, Nhà xuất bản Y học, 2009.
2. Bộ môn Dược Liệu, Giáo trình phương pháp nghiên cứu Dược liệu, Trường Đại
học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 2004.
3. Bộ Y tế, Kiểm nghiệm dược phẩm, Nhà xuất bản Y học, 2005.
4. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam - tập I, NXB KH & KT, Hà Nội,
182-184, 2003.
5. Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y Học, TP.HCM, 90-
92, 2004.
6. Hoàng Trị, Tối ưu hóa quy trình chiết xuất 10-deacetyl baccatin III (10-DAB) và
taxol từ cành lá thông đỏ lá dài (Taxus wallichiana Zucc.), Khóa luận tốt nghiệp
cử nhân hóa học, 2009.
7. Nguyễn Khắc Quỳnh Cứ, Bài giảng chiết xuất dược liệu, Tài liệu giảng dạy sinh
viên dược 5, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Bộ môn dược liệu.
8. Nguyễn Kim Phi Phụng, Phương pháp cô lập hợp chất hữu cơ, NXB Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007.
9. Ngô Văn Thu, “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội, 2011.
10. Phạm Thanh Kì, “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội,
1998.
11. Viện Dược Liệu, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập II, NXB
Khoa học kỹ thuật, 2004.
Tiếng nước ngoài
12. Camila B. Pereira, Aline Marin, Tiago D. T. Maki, Raquel M. M.Necchi,
Melania Palermo Manfron, Physico-chemical quality control and dosage of total
polyphenols, flavonoids of Morus alba Leaves (MORACEAE), Saúde (Santa
Maria), Ahead of Print, v.37, n.2, pp.57-68, 2011.
13. Dušan Malešev and Vesna Kunti, Investigation Of Metal–Flavonoid Chelates
And The Determination Of Flavonoids Via Metal–Flavonoid Complexing
vi
Reactions, Institute of Physical Chemistry, Faculty of Pharmacy, University of
Belgrade, Serbia, pp. 921-928, 2007.
14. Honglan Wang. Jie Gao, Danni Zhu and Boyang Yu, Two new Triterpenoid
Saponins isolated from Polygala japonica, China Pharmaceutical University,
2006.
15. Jun Wang, Fu An Wu, Hui Zhao, Li Liu and Qiu Sheng Wu, Isolation of
flavonoids from mulberry (Morus alba L.) leaves with macroporous resins,
African Journal of Biotechnology Vol. 7 (13), pp. 2147-2155, 4 July, 2008.
16. Kai Nie, Zhonghai Tang, Xu Wu, Xiaona Xu, Yizeng Liang, Huang Li and
Liqun Rao, Optimization of total flavonoids extraction from mulberry leaf using
an ethanol-based solvent system, Journal of Medicinal Plants Research Vol.
6(12), pp. 2373-2380, 30 March, 2012.
17. Mărghita , L. Al, D. Dezmirean, Laura Laslo, Adela Moise, Olimpia Popescu,
O. Maghear, Validated Method For Estimation Of Total Flavonoids, in
Romanian Propolis, Romania, Bulletin USAMV-CN, pp. 63 -64,2007.
18. Qing-Chun Xue, Chuang-Jun Li, Li Zuo, Jing-Zhi Yang and Dong-Ming Zhang,
Three new xanthones from the roots of Polygala japonica Houtt, Journal of
Asian Natural Products Research, Vol.11, No.5, 465–469,May 2009.
19. Shreeda S. Adhyapak, Comparison of extraction techniques for quantitative
determination of Rutin from morus Alba Linn by reverse phase high
performance liquid chromatography, International Journal of Pharma and Bio
Sciences, vol 2, issue 1, pp. 751-752, 2011.
20. Walter A. Jacobs and Otto Isler, The Sapogenins Of Polygala Senega,
Laboratories of The Rockefeller Institute for Medical Research, New York,
pp. 155-157, 1937.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2013_09_13_5275629022_8733.pdf