Khóa luận: Xe trâu bát tràng - Một sản phẩm du lịch độc đáo

MỤC LỤC BẢNG QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TẮT LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ LÀNG BÁT TRÀNG 4 1.1. Vị trí địa lí 4 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 5 1.2.1. Lịch sử hình thành của làng gốm Bát Tràng 5 1.2.2. Quá trình phát triển của làng gốm Bát Tràng 5 1.2.3. Những sản phẩm đặc trưng của làng gốm Bát Tràng 6 1.3. Những tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch ở Bát Tràng 7 1.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên 7 1.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn 7 1.4. Thực trạng hoạt động du lịch ở làng gốm Bát Tràng 8 1.4.1. Thực trạng về cơ sở hạ tầng 8 1.4.2. Thực trạng về môi trường 8 1.4.3. Thực trạng về nguồn nhân lực 8 1.4.4. Thực trạng về chính sách phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng 9 1.4.5. Hoạt động quảng bá để thu hút khách du lịch tại làng gốm Bát Tràng 10 1.4.6. Khách du lịch đến làng gốm Bát Tràng 10 1.4.7. Các loại hình du lịch được khai thác tại Bát Tràng 11 1.5. Tác động của du lịch tới làng nghề Bát Tràng 11 1.5.1. Tác động tích cực 11 1.5.2. Tác động tiêu cực 11 1.6. Tiểu kết chương 1 11 Chương 2: XE TRÂU Ở BÁT TRÀNG 13 2.1. Vai trò con trâu trong đời sống văn hoá người Việt 13 2.2. Các phương tiện vận chuyển ở làng gốm Bát Tràng 13 2.2.1. Phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất, sinh hoạt 13 2.2.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ tham quan du lịch 14 2.3. Thực trạng khai thác phương tiện vận chuyển xe bằng trâu ở Bát Tràng 14 2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển phương tiện xe trâu ở Bát Tràng 18 2.5. Tiểu kết chương 2 20 Chương 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN XE TRÂU TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 21 3.1. Giải pháp tổng thể phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 21 3.1.1. Giải pháp quản lí, quy hoạch phát triển du lịch 21 3.1.2. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng 21 3.1.3. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 21 3.1.4. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch 21 3.1.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch xe trâu Bát Tràng 21 3.2. Giải pháp phát triển phương tiện vận chuyển xe trâu ở Bát Tràng 21 3.3. Giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực khi sử dụng xe trâu ở Bát Tràng 22 3.3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường 22 3.3.2. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề 22 3.3.3. Giải pháp về đảm bảo an ninh, trật tự 22 KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3256 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận: Xe trâu bát tràng - Một sản phẩm du lịch độc đáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toàn xã hội Khi du lịch phát triển kéo theo một lượng lớn khách du lịch sẽ đến với làng gốm Bát Tràng, điều này cũng có nghĩa là vấn đề trật tự an ninh an toàn xã hội sẽ phức tạp hơn, một số tệ nạn xã hội sẽ theo khách vào làng. Đây sẽ là môi trường thuận lợi cho các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy, mại dâm, tình trạng bắt chẹt khách .... có điều kiện hình thành và phát triển. * Tác động đến truyền thống văn hóa làng gốm Bát Tràng Du lịch phát triển sẽ làm mất đi những nét văn hóa truyền thống, làm thương mại hóa làng nghề: Khi du lịch phát triển cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt các dịch vụ xuất hiện theo điều này đã tạo ra một sự thay đổi trong cơ cấu lao động trước đây nhà nhà làm gốm, người người làm gốm thì nay người dân làng Bát Tràng lại tập trung vào việc kinh doanh buôn bán mỗi hộ sản xuất chỉ còn một đến hai người làm gốm còn thợ thì hầu hết đều là dân ở các vùng lân cận đến làm thuê. Khi mà việc sản xuất một cách đại trà bằng các phương pháp hiện đại như hiện nay sản phẩm gốm thủ công truyền thống đã trở thành một loại hàng hóa phổ biến trên thị trường hàm lượng giá trị văn hóa trong các sản phẩm bị giảm đi một cách nhanh chóng, các sản phẩm đó cũng đã ngày càng bị thương mại hóa để đạt được lợi nhuận tối đa. Chính điều này đã phần nào làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống, những gì là tinh hoa, tinh túy trong sản phẩm gốm truyền thống. Những gì là bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc ẩn chứa trong các sản phẩm nay hầu như không còn nữa. Cùng với việc xuất hiện của khách cũng đồng nghĩa với việc sẽ có sự xâm nhập các lối sống của khách nước ngoài vào làng nghề. Đó là cách ăn mặc, đi đứng, nói năng, cách cư xử của họ... Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa truyền thống làng gốm Bát Tràng mà đối tượng tiếp thu một cách nhanh chóng nhất chính là hế hệ trẻ những thanh thiếu niên của làng. 1.6. Tiểu kết chương 1 Làng gốm Bát Tràng có lịch sử phát triển từ rất lâu đời. Chính điều này đã tạo ra một kho tàng văn hoá to lớn và rất đáng được quan tâm nghiên cứu. Đây chính là một nguyên nhân hấp dẫn khách du lịch đến tìm hiểu và thăm quan. Hiện nay, việc sản xuất ở làng nghề Bát Tràng không những không bị mai một và đang ngày càng phát triển, sản phẩm gốm sứ của làng hiện rất đa dạng, có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau. Việc sản xuất của làng nghề hiện là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại, vừa có tính kế thừa vừa có sự tiếp thu những phương pháp mới có hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, sản phẩm của làng hiện còn có thể đáp ứng được tính thời vụ đối với các ngày lễ trong năm và rất thích hợp cho các nhu cầu về hàng lưu niệm trưng bày. Do đó, có thể nói nền sản xuất tại Bát Tràng tự nó đã mang những yếu tố kích thích sự phát triển của du lịch. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở Bát Tràng vẫn còn nhiều bất cập và việc giới thiệu tại chỗ nền sản xuất của làng đến khách thăm quan hiện đang gặp khó khăn do nhiều điều kiện khách quan. Tiềm năng phát triển du lịch ở Bát Tràng rất lớn xuất phát từ chính nội tại của nền sản xuất ở Bát Tràng, cảnh quan rất đặc trưng đối với một làng nghề cổ phát triển trong quá khứ hiện còn lưu giữ được và vị trí địa lý khá thuận lợi để tổ chức các tour du lịch theo cả đường bộ và đường sông (không chỉ là những tour riêng biệt mà có thể kết hợp theo các tour du lịch dọc theo sông Hồng). Chương 2 XE TRÂU Ở BÁT TRÀNG 2.1. Vai trò con trâu trong đời sống văn hoá người Việt “Con trâu là đầu cơ nghiệp" - nhắc đến con trâu người ta nghĩ ngay đến hình ảnh của người nông dân Việt Nam. Con trâu không những gắn bó với con người trong lao động sản xuất, mà nó còn mang hình tượng của một nền văn minh lúa nước, gắn liền với mỗi làng quê Việt Nam. *Mua được trâu tốt là mang phước lành vào nhà Chợ Ú, Đại Sơn, Đô Lương là một trong những địa bàn lớn nhất trong bốn địa bàn kinh doanh trâu, bò toàn tỉnh Nghệ An. Chợ họp vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21 và 26 hàng tháng trên một bãi đất rộng của làng Ú. Có những thương lái mua trâu, bò với số lượng lớn đã đánh cả xe tải đến để chở hàng chục con về. Nhiều thương lái ở xa đến tham gia phiên chợ phải đi từ tối hôm trước. Điều quan trọng nhất khi tham gia chợ trâu, bò là phải có con mắt tinh tường bởi thông thường, mua trâu, mua bò không căn cứ vào cân nặng. Anh Nguyễn Văn Nam, một thương lái đến từ Đô Lương, nói rằng: "Đầu tang, xoáy tóc, hàm sà/Trong ba thứ ấy cửa nhà ra đi", đó chính là những thứ cần phải tránh khi chọn mua trâu. Loại trâu có "mồm gấu dai, tai lá mít, đít lồng bàn" là loại trâu được các thương lái chọn mua nhiều. Các thương lái cũng hết sức kỵ loại "trâu cười" (khi dùng đèn soi vào mặt trâu thấy cười) hoặc là trâu "tam trinh", trâu ba mắt - có cục lồi ở giữa trán giống như mắt thứ ba… Còn đối với các chủ lò mổ chỉ cần trâu nhiều thịt, xương nhỏ là được. Món thịt trâu được khá nhiều người ưa chuộng bởi tính thanh và lượng đạm không quá cao. Người mua trâu là vậy, người mang trâu đi bán thì phải cẩn thận tắm rửa cho trâu thật sạch sẽ, cho ăn no. Đội ngũ không mua, không bán nhưng không thể thiếu trong mỗi phiên chợ trâu, bò làng Ú chính là các thổ công, những người chuyên giúp khách tìm đúng mối hàng rồi sau đó nhận hoa hồng từ hai phía. Không ít em nhỏ cũng tham gia vào phiên chợ đặc biệt này với công việc dắt trâu, bò cho các thương lái để kiếm thêm tiền chơi tết. Cặp má đỏ ửng, những giọt mồ hôi lấm tấm nhưng niềm vui rực sáng trên khuôn mặt con trẻ. Ông Đặng Bá Kỳ, Phó chủ tịch UBND xã Đại Sơn, Đô Lương, cho biết: “Không biết chợ trâu, bò có từ bao giờ nhưng hoạt động của chợ trâu, bò ngày càng trở nên nhộn nhịp hơn với nhiều thương lái đến từ Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Sài Gòn… Hoạt động của chợ trâu, bò Ú đã đóng góp vào ngân sách của xã hàng năm trên 100 triệu đồng, tạo công ăn việc làm cho người dân, giải quyết những khó khăn của địa phương trong nông nghiệp” * Đến Lễ hội chọi trâu ở Hải Lựu Dù ai đi đâu, ở đâu Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về                                             (Ca dao) Hội Chọi trâu Hải Lựu, Lập Thạch, Vĩnh Phúc được tổ chức vào ngày 17 tháng Giêng hàng năm trên một bãi đất rộng ven dòng sông Lô. Tương truyền, một sáng sớm mùa xuân, khi những bông hoa gạo bung nở đỏ rực góc trời, người dân trong làng thấy một cặp trâu trắng chọi nhau trên bãi sông Lô hồi lâu mà vẫn bất phân thắng bại. Rồi cặp bạch ngưu bỗng biến mất xuống dòng sông Lô. Và từ đó, hàng năm, nhân dân làng Hải Lựu tổ chức hội chọi trâu. Trong ngày hội, ngay từ mờ sáng đã có hàng vạn người dân từ khắp các nơi trong tỉnh, các địa phương lân cận nô nức kéo nhau về tham dự và cổ vũ cho cuộc so tài của 32 "ông Cầu" (tên gọi chung dành cho các trâu dự hội chọi). 32 ông Cầu được chia thành 16 cặp dự thi. Nét văn hóa độc đáo của Hội Chọi trâu Hải Lựu là các ông Cầu được một tập thể cùng tham gia nuôi dưỡng, huấn luyện, thường là các xóm, thôn hoặc một họ tộc… Để mua được những con trâu to, khỏe và thật đẹp với cái giá từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng, các tập thể cử người đi lên tận các vùng như Hà Giang, Lai Châu… chọn mua. Ông Cầu được nuôi dưỡng, chăm sóc, huấn luyện cẩn thận, nâng niu như một thành viên đặc biệt trong gia đình. Người ta chia các giai đoạn chăm sóc, nuôi dưỡng thành các cữ. Cữ nào thì cho trâu xơi thức ăn tinh, thức ăn thô; cữ nào thì xơi mía hay làm một chút rượu trắng. Có nơi, người dân còn truyền kinh nghiệm đặc biệt để tăng sức khỏe cho trâu như cho con lươn vào cỏ cho trâu ăn. Gần đến thời gian lên sới, người ta bắt đầu mượn trống, chiêng về đánh tập cho ông Cầu làm quen với âm thanh của hội chọi trâu, mang ông Cầu ra bãi mượn cờ ngũ sắc về phất múa. Cách huấn luyện giống như cảnh các tướng sĩ tập dượt trước khi ra trận. Sau gần nửa năm nuôi dưỡng, tập luyện hết sức công phu, các ông Cầu sẽ xuất trận vào đúng dịp hội chọi trâu. Thắng hay bại, những con trâu to khỏe nhất cũng đều được mang đi mổ thịt. Trước đây, thịt trâu được dùng để tế lễ thần và đem chia khá công phu: Đầu và nầm đem ra đình để tế. Tế xong trả cho hàng giáp cái đầu, còn nầm thì trả lại cho nhà nuôi trâu. Còn nay, thịt ông Cầu vô địch đã được bán với giá vài trăm nghìn một cân, ai có tiền và nhanh tay sẽ mua được mang về cả gia đình thưởng thức giống như "lộc" năm mới. Ăn được thịt trâu chọi cũng có nghĩa là cầu mong một năm mới "sức khỏe như trâu", làm ăn phát đạt. 2.2. Các phương tiện vận chuyển ở làng gốm Bát Tràng 2.2.1. Phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất, sinh hoạt Làng nghề Bát Tràng là một trong những làng nghề truyền thống có tư lâu đời, là làng nghề góp phần trực tiếp xây dựng Thành cổ Thăng Long. Nghề gốm sứ là một trong những nghề đặc trưng của Việt Nam. Những phương tiện chuyên phục vụ sản xuất, sinh hoạt như: xe kéo, một số các phương tiện cơ giới như xe máy, ô tô, bên cạnh đó là phương tiện thô sơ ( xe đạp) . Những chiếc xe đạp thồ những sản phẩm chất đày đi bán, nhìn đằng sau như thể chiếc xe tự di chuyển, vì những lô hàng đầy ắp, không nhìn thấy người cầm lái đâu – đây phải trăng là một nét độc đáo chỉ có ở Bát Tràng mà thôi. Bên cạnh đó là những chiếc ô tô về các lò để trở những sản phẩm mới đi giao bán ở khắp mọi nơi, từng sản phẩm một, chúng được gói gọn gàng một cách rất cẩn thận, tránh sứt mẻ mang đến người tiêu dùng những sản phẩm đẹp. 2.2.2. Phương tiện vận chuyển phục vụ tham quan du lịch Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội hơn 15km nên việc đi từ Hà Nội sang Bát Tràng rất dễ dàng. Tuyến xe Bus 47 đi thẳng về chợ gốm Bát Tràng tạo điều kiện thuận lợi cho các bạn sinh viên đi du lịch. * Du lịch Bát Tràng bằng xe bus Cổng thông tin gốm sứ Bát Tràng đã tổng hợp thông tin của những bạn đi du lịch Bát Tràng bằng xe máy, đưa ra các vấn đề khó khăn sau: Chưa biết phải đi đâu trước nhiều sự chào mời của người dân Không có chỗ nghỉ trưa để nghỉ ngơi và ăn uống thuận tiện Không có nhà vệ sinh sạch sẽ Không có chỗ nghỉ ngơi, tập trung đủ rộng và sạch sẽ để mọi người tụ họp ăn trưa. Thiếu sự chỉ dẫn, đi du lịch theo hướng tự phát nên khám phá Bát Tràng chưa hết. Đi tự do nên không có đơn vị đứng ra đảm bảo quyền lợi và giải quyết các vấn đề phát sinh. Để giải quyết những vấn đề khó khăn trên cho các bạn, chúng tôi đã chuẩn bị và cung cấp dịch vụ du lịch Bát Tràng bằng xe máy. * Du lịch Bát Tràng bằng xe máy 1. Đăng ký Gọi điện số 0984 904 189 gặp Bác Hiển để đăng ký trước lịch trình đi về Bát Tràng của bạn. Được chỉ dẫn đi vào chỗ nghỉ chân. 2. Nghỉ chân Với diện tích trên 400 m vuông, có chỗ nghỉ chân, ngủ trưa, nhà vệ sinh sạch sẽ. Xe máy của bạn sẽ được bảo quản cẩn thận, tránh bị xây xước,an toàn tuyệt đối.bạn có thể lấy xe bất kỳ lúc nào để tiện đi lại. Chi phí nghỉ chân: 10.000 VND/  người (đã bao gồm dịch vụ gửi xe, nghỉ trưa,vệ sinh, điện nước, bàn ghế phục vụ ăn uống) 3. Du lịch làng cổ Tùy theo số lượng người và nhu cầu của bạn có thể thỏa thuận với người dân du lịch. 4. Thực hành làm gốm Cổng thông tin battrang.info cung cấp dịch vụ thực hành gốm sứ. Chúng tôi cung cấp chỗ nghỉ chân, thực hành gốm sứ trong cùng một khu vực. Chi phí trọn gói:  20.000 VND  ( Nghỉ chân, gửi xe, nghỉ trưa, vệ sinh,  vào xưởng, hướng dẫn thực hành và được mang về 01 sản phẩm tự làm có vẽ ) - Nếu bạn muốn xịt bóng sản phẩm, nung chín sản phẩm để trưng bày mãi mãi thì thỏa thuận với chủ xưởng. Giá cạnh tranh nhất với dịch vụ tốt nhất. 5. Lợi ích - Tài sản được bảo đẩm an toàn và Miễn phí - Có chỗ nghỉ trưa sạch sẽ thoải mái để buổi chiều tiếp tục du lịch - Có bàn ghế để ăn trưa - Nhà vệ sinh sạch sẽ tiện dụng - Được đảm bảo về quyền lợi - Được hướng dẫn tận tình thông tin - Đảm bảo được thực hành làm gốm tại những xưởng tốt nhất. * Du lịch Bát Tràng bằng ô tô gia đình Những ngày cuối tuần bạn muốn dành thời gian để đưa gia đinh đi chơi, thư giãn. Bát Tràng với khoảng cách không xa với Hà Nội là điểm dừng chân lý tưởng cho gia đình bạn.Dịch vụ du lịch Bát Tràng dành cho gia đình,Với xưởng vuốt nặn, vẽ gốm sứ, các bé trong gia đình bạn có thể thoải mái sáng tạo và hiện thực hóa những ý tưởng của mình với đất. Những món ẩm thực đặc trưng của Bát Tràng như: Xôi vò chè đường, măng mực, thịt chó theo phong cách Bát Tràng,.. cùng với chè hạt là những món ăn lạ thay đổi khẩu vị của bạn Thư giãn với các món ăn ngoài trời, chúng tôi cung cấp khay nướng ngoài trời để bạn có thể thực hiện món nướng trong không gian yên tĩnh, thoáng mát của làng cổ. Đi dạo trong làng cổ, với những ngõ nhỏ quanh co, như hàng trăm năm về trước đưa bạn trở về một thời quá khứ xa xưa. Nơi nghỉ chân trên 400 m vuông, nhà vệ sinh sạch sẽ, các công trình phụ đầy đủ, giúp bạn có một chuyến đi thoải mái. Hãy tận hưởng du lịch theo đúng cách và khám phá thực sự vẻ đẹp của làng gốm. 2.3. Thực trạng khai thác phương tiện vận chuyển xe bằng trâu ở Bát Tràng * Trâu làm du lịch Men theo triền đê dọc sông Hồng trong cái rét ngọt dịu của ngày đầu Xuân, lòng thấy lâng lâng niềm hứng khởi giữa sự giao thoa của trời đất, giữa tiếng khua lộc cộc, lắc lư của xe trâu, hiện lên trong mắt những du khách như chúng tôi là một làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) vừa cổ kính vừa hiện đại. Bát Tràng không chỉ được biết đến là một làng chuyên sản xuất các mặt hàng gốm sứ mà giờ đây nó còn được biết đến là một vùng đất du lịch mang phong cách độc đáo: đó là đưa con trâu vào làm du lịch, hình tượng vốn quen thuộc trong cuộc sống hiền hòa của người nông dân Việt Nam. Người khởi xướng ra phương tiện xe trâu phục vụ khách du lịch là anh Hải, Giám đốc Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải và cũng là đơn vị chủ quản độc nhất của phương tiện này tại Bát Tràng. Gốm sứ không chỉ riêng Bát Tràng mới có, nhưng muốn thu hút khách du lịch, đặc biệt khách quốc tế đến với Bát Tràng thì phải tạo được hình tượng mới lạ và hấp dẫn. Đây chính là lý do ra đời của loại hình du lịch độc đáo: xe trâu. Tiêu chuẩn chọn trâu của anh Hải cũng thật khắt khe. Tuy nhiên, để huấn luyện được trâu làm du lịch cũng không phải là chuyện dễ, bởi trâu quen với đồng ruộng, nay bắt nó phải chở người đi dạo phố, rồi lại suốt ngày phải nhìn ngắm các màu sắc sặc sỡ, tiếp xúc với rất nhiều người, đi lại theo trật tự... thì quả thật như thách đố. Hàng núi công việc mà trâu phải gánh vác, chuyện tưởng như chỉ có trong thế giới cổ tích, thế mà những chú trâu sau một thời gian huấn luyện đã trở nên lành nghề, thạo việc. Khiếm khuyết lớn nhất của trâu là mùi hôi, do vậy sau hai lượt kéo lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xịt nước hoa. Ngay cả thức ăn, nước uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng để trâu đảm bảo sức khỏe, không bệnh tật. Chăm sóc những chú trâu làm du lịch công phu chẳng khác gì chăm sóc con người, chẳng thế mà hai con trâu ở Bát Tràng được ông chủ mua từ miền sơn cước lúc nào cũng săn chắc, bóng mượt và khỏe mạnh. Đúng như ý tưởng, từ khi mô hình xe trâu làm du lịch, Bát Tràng được biết đến là điểm du lịch thu hút khách quốc tế lớn của Hà Nội. Anh Nguyễn Thế Quang, phụ trách bán hàng của Công ty TNHH Gốm sứ Minh Hải cho biết, xe trâu lúc nào cũng hoạt động hết công suất, đặc biệt là dịp tết, khách du lịch đăng ký đi tham quan làng gốm bằng xe trâu rất đông. Nhiều nhất phải kể đến khách Nhật Bản và châu Âu. Du khách thong dong ngồi trên xe trâu ngắm quang cảnh mua bán của Bát Tràng, thăm lò gốm mà mọi công đoạn làm gốm còn được giữ nguyên vẹn như thuở ban đầu. Ngồi trên xe trâu, hình ảnh làng quê hiền hòa hiện về trước mắt, đó là điều lý thú ở giữa lòng Thủ đô hôm nay. Con trâu làm du lịch, ý tưởng độc đáo này đã mang đến cho Bát Tràng những mùa vàng bội thu. Thật không dễ nếu đi thẳng đến Bát Tràng để đăng ký một tour du lịch xe trâu bởi những chuyến du lịch này thường được các công ty bên Hà Nội đặt kín từ trước. Với mức giá khá "mềm", khoảng 150.000 - 200.000 đồng (ngày lễ, ngày nghỉ) cho một chuyến xe trâu dạo quanh Bát Tràng nên tour du lịch đặc biệt này lúc nào cũng đắt khách. Những chiếc xe trâu bằng gỗ tốt, đủ chỗ cho 10-12 người ngồi được thiết kế khá duyên dáng và có mái che. Trâu để kéo xe cũng phải là những chú trâu to, khỏe, được tắm rửa sạch sẽ và thoang thoảng mùi nước hoa. Nếu so sánh với một vài loại phương tiện du lịch đặc sắc khác như xe ngựa ở Nha Trang, Đà Lạt, xe xích lô ở Hà Nội, Huế; xe lam ở đồng bằng sông Cửu Long... thì xe trâu có nhiều điểm thú vị riêng, đặc biệt đối với du khách nước ngoài. Một du khách Nhật Bản cho biết: "Đi xe trâu rất thong dong, cứ như mình đang thả bộ vậy”. Theo một tour du lịch xe trâu, chúng tôi chỉ phải trả tiền trọn gói một lần và thoải mái vào các xưởng gốm, các nhà cổ, nhà trưng bày, chợ... khi khách muốn dừng lại ở đâu, chủ xe sẽ đứng chờ ở đó, bao lâu cũng được. Khác với các phương tiện du lịch bằng động cơ, đi xe trâu mang những nét riêng bởi từng bước đi chậm rãi, túc tắc, đủng đỉnh, thơ thẩn chẳng vội vàng như ru hồn lữ khách về với cội nguồn của chốn tĩnh lặng, yên bình. Ngồi trên xe trâu, buông tầm mắt ngắm những con ngõ nhỏ hút sâu của làng gốm, ngắm những bờ tường gạch rêu phong dãi dầu mưa nắng..., lòng người bỗng nhiên thấy hoài cổ, thấy nhớ và yêu da diết làng quê Việt. Gần đây, lượng khách đến Bát Tràng và có nhu cầu dạo quanh làng gốm bằng xe trâu ngày một đông nên từ tháng 3/2008, Công ty du lịch Minh Hương (thôn Giang Cao) đã cho ra đời thêm hai xe trâu mới, lấy điểm xuất phát là chợ gốm Bát Tràng. Thông thường, xe chạy rất chậm để du khách có thể thưởng ngoạn và thăm thú làng nghề Bát Tràng. Du khách vừa trò chuyện rôm rả vừa có thể chụp hình. Người khách này ngồi trên xe chỉ trỏ cái này, người khách khác lại giục người điều khiển đi xe chậm một tý để thưởng ngoạn phong cảnh cho thoả thích. Bà Koide Yoko (du khách Nhật Bản) không giấu nổi cảm xúc của mình khi được đi xe trâu nên hỏi phiên dịch đủ thứ chuyện. Trong lúc xe đi vòng quanh làng Bát Tràng, xe trâu lại dừng lại ở một vài điểm để du khách mua sắm đồ gốm sứ hay thăm các xưởng sản xuất. Trong khi đó, chú trâu lại tranh thủ chút thời gian ngắn ngủi để nghỉ ngơi. Thức ăn đã mang theo sẵn, nước uống cũng được ông chủ sẵn sàng để… “chiêu đãi” chú trâu sau một chuyến hành trình vất vả. Chuyến đi kết thúc, nhiều du khách còn lưu luyến và hứng chí trèo cả lên lưng trâu chụp hình làm kỷ niệm. 2.4. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển phương tiện xe trâu ở Bát Tràng * Những thuận lợi Ngồi trên chiếc xe trâu đủng đỉnh vòng quanh làng gốm Bát Tràng, ngắm những cửa hàng trưng bày sản phẩm, thăm quan lò gốm cổ, nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử làng gốm.., du khách được đắm mình trong thế giới thanh bình của một làng nghề ngoại thành Hà Nội. Tour du lịch Bát Tràng còn có một sản phẩm khác độc đáo không kém, ấy là cho du khách được thử làm thợ gốm. Tùy theo lựa chọn, chúng tôi có thể dừng lại ở bất kỳ một xưởng gốm nào, hoặc không tất cả sẽ cùng vào chợ, sẽ có một không gian riêng. Theo hướng dẫn của những người thợ, chúng tôi được tự nặn cho mình một chiếc cốc, lọ hay bát, tự tô màu, vẽ hình trang trí... mặc sức sáng tạo thoải mái trên tác phẩm tùy theo sự khéo tay và trí tưởng tượng của mình và cuối tour sẽ được nhận lại sản phẩm "đã ra lò" với dấu ấn riêng và chắc chắn là một kỷ niệm thú vị. Hầu hết các xưởng gốm ở Bát Tràng hiện nay đều cho du khách tập làm gốm tại xưởng với giá cả vô cùng bất ngờ: chỉ phải trả giá bằng đúng giá sản phẩm mình mang về, theo giá bán trên thị trường. Việc mở ra và ngày càng muốn mở rộng du lịch Bát Tràng không chỉ là mong muốn của riêng người dân nơi đây mà cũng là chủ trương chung của chính quyền. Anh Bình, một thương nhân ở chợ gốm cho biết: "Chúng tôi cũng hy vọng sự phát triển du lịch, một mặt tạo nguồn doanh thu cho những xưởng gốm nhỏ, vốn ít, khó chuyển đổi hình thức sản xuất để theo kịp thị trường; mặt khác nếu du lịch phát triển sẽ buộc làng nghề phải có những thay đổi trong cách giữ gìn môi trường, từ mỗi người dân chứ chỉ có sự thay đổi từ vài hộ thì không có hiệu quả gì lắm". * Những khó khăn Để trâu biết nghe lời bằng ngôn ngữ của con người, các chủ xe phải rất kiên trì để dạy trâu. Công đoạn này cũng giống như kiểu huấn luyện cho trâu đi cày quen với ngôn ngữ “vắt” là đi vào, “diệt” là đi ra vậy. Anh Trung, người lái xe trâu và cũng là người chăm sóc chính cho hai chú trâu của Công ty Minh Hương, cho biết: “Để huấn luyện cho các chú trâu du lịch thuộc lòng đường đi, nước bước trong làng, người lái xe đã phải dắt trâu đi đi lại lại theo một lộ trình đã định sẵn ròng rã cả tháng trời. Không những thế, vừa đi, người lái xe vừa phải vỗ về, trò chuyện với trâu như người bạn” Khiếm khuyết lớn nhất của trâu là mùi hôi, do vậy sau hai lượt kéo lại phải xịt nước tắm cho trâu một lần, lau khô rồi xịt nước hoa. Ngay cả thức ăn, nước uống cho trâu cũng được chọn lựa kỹ càng để trâu đảm bảo sức khỏe, không bệnh tật. Chăm sóc những chú trâu làm du lịch công phu chẳng khác gì chăm sóc con người, chẳng thế mà hai con trâu ở Bát Tràng được ông chủ mua từ miền sơn cước lúc nào cũng săn chắc, bóng mượt và khỏe mạnh. Nhưng còn một lý do cản trở vấn đề phát triển du lịch bền vững ở làng nghề Bát Tràng là sự ô nhiễm môi trường trầm trọng. Chỉ cần vào tới đầu làng, khách đã bắt đầu cảm thấy khó chịu bởi sự bụi bặm, tiếng ồn và mùi cacbonic từ việc đốt than gây ra; trong những lối ngõ nhỏ là một màu đen của những bức tường trét than, những dòng nước thải, chất thải từ các mẻ gốm nung, vỡ...  Không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường; mỗi khi mưa xuống, đường lầy lội. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ, những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ... đã gây hại trực tiếp cho sức khỏe của người tham gia sản xuất và tác động lâu dài đến cả những người xung quanh.   Rõ ràng, để du lịch Bát Tràng thực sự phát triển và trở thành một đặc trưng văn hóa làng nghề thì người dân nơi đây và các cấp lãnh đạo địa phương còn có rất nhiều việc phải làm! 2.5. Tiểu kết chương 2 Làng gốm - làng du lịch Bát Tràng lâu nay đã được nhiều người dân trong và ngoài nước biết tới bởi các sản phẩm gốm sứ truyền thống tinh xảo và sản phẩm du lịch mới độc đáo. Thế nhưng, những ai đã từng một lần trực tiếp đến nơi này lại không khỏi băn khoăn về khả năng phát triển du lịch, phát triển nghề truyền thống bền vững của Bát Tràng. Đặc biệt là loại hình vận chuyển khách du lịch bằng “Xe Trâu” chứ không phải là ô tô hay bất kỳ một loại hình vận chuyển khác. Ngồi trên chiếc xe trâu đủng đỉnh vòng quanh làng gốm Bát Tràng, ngắm những cửa hàng trưng bày sản phẩm, thăm quan lò gốm cổ, nghe hướng dẫn viên giới thiệu về lịch sử làng gốm.., du khách được đắm mình trong thế giới thanh bình của một làng nghề ngoại thành Hà Nội. Chương 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN XE TRÂU TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 3.1. Giải pháp tổng thể phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 3.1.1. Giải pháp quản lí, quy hoạch phát triển du lịch Bát Tràng nên thành lập một ban quản lý làng nghề có cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn. Gọn nhẹ bớt cồng kềnh và đặc biệt là tránh được sự chồng chéo nhau trong tổ chức quản lý tạo điều kiện cho làng nghề cũng như du lịch làng nghề phát triển. Tiến hành quy hoạch làng gốm Bát Tràng theo dự án "quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống Bát Tràng" đã được đề ra năm 2001dưới sự phê duyệt của Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Giao thông công chính, Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội. Dự án bao gồm: Quy hoạch xây dựng làng nghề và khu dân cư tách xa nhau (với diện tích khu sản xuất mới có diện tích 16,4 ha) vừa đảm bảo được môi trường, sức khỏe cho người dân, cho khách du lịch vừa phục vụ tốt nhất cho việc sản xuất cũng như việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất; quy hoạch các công trình kiến trúc có giá trị khu làng cổ (xóm 1 và xóm 2) như nhà cổ, lò gốm cổ, đình, chùa, đền để lưu giữ; bảo tồn những giá trị truyền thống phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội cũng như cho du lịch của làng gốm. 3.1.2. Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng Xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội: Xây dựng, sửa chữa, nâng cấp mở rộng tuyến đường bộ dài khoảng 10km từ chân cầu Chương Dương đến làng gốm Bát Tràng. Cùng với nó là việc xây dựng hệ thống đèn cao áp chiếu sáng trên đoạn đường này. Nâng cấp cảng đường sông tại làng gốm Bát Tràng thành cảng du lịch. Dự kiến cảng du lịch Bát Tràng sẽ khởi công xây dựng đầu năm 2008 và hoàn thành vào năm 2009 với tổng vốn đầu tư lên tới 15,7 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Đây sẽ là cảng du lịch cấp 2 với bến tàu dài 30m có kè bảo vệ và các công trình phụ trợ đủ khả nằng đón tàu chứa 150 khách. Ước tính nếu cảng đưa vào khai thác sẽ đón khoảng 200.000 lượt khách một năm. Cảng Bát Tràng sẽ là một trong những bến đỗ của tour du lịch sinh thái, văn hóa di chuyển bằng tàu thủy trên sông Hồng. Từ trung tâm Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (nơi xây cảng du lịch Bát Tràng). Phải có các kế hoạch và dự án cụ thể xây dựng bờ kè sông Hồng phía Tây làng để ngăn xói lở vì dòng sông Hồng đã gây ra sự xói mòn, sạt lở rất nghiêm trọng cho làng gốm Bát Tràng khiến cho diện tích của làng đã hẹp nay lại càng bị thu hẹp hơn. Đường làng ngõ xóm đã được bê tông hóa nhưng chưa có một hệ thống cống rãnh phù hợp nên đường xá vẫn thường xuyên bị úng ngập, nước thải bị ứ đọng. Chính vì vậy cần phải tiến hành nâng cấp hệ thống cống rãnh thoát nước để giải quyết tình trạng úng ngập nhất là vào mùa mưa. Xây dựng hệ thống xử lý rác thải trong quá trình sản xuất gốm làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường tại làng gốm Bát Tràng. Sử dụng các thiết bị chụp hút khí thải và bụi như: Thiết bị lọc tĩnh, lọc túi tùy theo mức độ công suất của làng nghề mà sử dụng công suất hợp lý đảm bảo lượng khí thải không vượt quá 50mg/m3N. Xây dựng ống khói hợp lý đảm bảo khí phát tán đều ra môi trường. Tiến hành cải tiến kỹ thuật trong sản xuất gốm, đặc biệt là quá trình nung gốm chuyển từ nung bằng lò than sang nung bằng ga để làm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường, từ đó sẽ góp phần thu hút khách du lịch đến với Bát Tràng. Và tới đây, làng gốm Bát Tràng sẽ liên kết với trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh áp dụng phương pháp mới "dùng dầu hỏa" để nung gốm thay cho ga và than vừa đảm bảo môi trường, giá thành hợp lý nên dễ áp dụng đối với thực tế làng gốm Bát Tràng. Xây dựng một bãi đỗ xe với quy mô lớn hơn và có tổ chức, quản lý quy củ hợp lý hơn. Xây dựng, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại làng như xây dựng các điểm truy cập internet công cộng, các cột điện thoại công cộng, các phương tiện truyền thông đại chúng: Đài phát thanh của thôn, phát hành theo định kì các ấn phẩm giới thiệu về làng gốm Bát Tràng.... Xây dựng và mở rộng cơ sở y tế của xã Bát Tràng nói chung và nên mở thêm một vài trung tâm y tế tại làng gốm Bát Tràng để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch trong những trường hợp cần thiết. Đây không chỉ là những cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển ngành du lịch nói riêng mà nó còn phục vụ cho những nhu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của làng gốm Bát Tràng và xã Bát Tràng. Xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch: Tiến hành xây dựng, mở rộng, nâng cấp các cơ sở nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách, đảm bảo được số lượng cũng như chất lượng phục vụ. Hiện nay, tại Bát Tràng chưa có hệ thống nhà nghỉ hay khách sạn để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Đây là một hạn chế lớn mà làng gốm Bát Tràng cần khắc phục ngay để có thể thu hút được khách du lịch đến với mình. Cần xây dựng những nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn để phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách. Bát Tràng cũng cần phải xây dựng một số điểm vui chơi giải trí để phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Trùng tu tôn tạo, bảo vệ các công trình di tích của làng có ý nghĩa lịch sử, văn hóa, xã hội: Phải có chính sách trùng tu, tôn tạo, bảo vệ các công trình di tích như đình, chùa, đền, văn chỉ, một cách cụ thể để vừa giữ được các công trình di tích vừa không làm mất đi những giá trị văn hóa truyền thống mà nó mang trong mình. Cần có những chính sách, biện pháp tu sửa, bảo vệ các công trình di tích lịch sử có ý nghĩa khác trong làng như di tích Bác Hồ về thăm làng vào năm 1958 hay di tích nơi in tờ báo "độc lập" đầu tiên và cũng là nơi mà nhạc sĩ Văn Cao đã sáng tác bài Quốc ca của nước ta hiện nay. Đây là những di tích vô cùng có ý nghĩa không chỉ với làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa với cả đất nước ta. Đó là các tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng có ý nghĩa cần được trùng tu, tôn tạo để đưa vào khai thác phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng. Cần phải khôi phục lại Bảo tàng gốm của làng, mở rộng phát triển bảo tàng gốm tư nhân để khách du lịch đến đây có thể tham quan, ngắm nhìn các sản phẩm gốm Bát Tràng qua các thời kỳ lịch sử khác nhau và để họ có cái nhìn toàn diện hơn, sâu sắc hơn về sản phẩm gốm Bát Tràng, cũng như lịch sử phát triển của làng gốm. 3.1.3. Giải pháp quảng cáo xây dựng thương hiệu vận chuyển “ xe trâu” Xây dựng trang web giới thiệu về làng gốm Bát Tràng với đầy đủ những thông tin cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm, để kích cầu loại hình du lịch làng nghề phát triển. Đồng thời đây cũng là những địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu kỹ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn các CTDL du lịch đến với làng gốm Bát Tràng. Phát hành những tờ rơi, tập gấp với những hình ảnh minh họa sinh động về làng gốm Bát Tràng để phát cho du khách khi tới tham quan làng nghề. Để họ có được những thông tin, chỉ dẫn khái quát nhất về làng. Đặc biệt là, bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm hàng hóa truyền thống Bát Tràng nên chú ý hơn nữa đến việc sản xuất các sản phẩm mang tính du lịch làm quà lưu niệm để bán cho du khách mỗi khi đến tham quan làng và các sản phẩm này chỉ nên phân phối tại làng. Những sản phẩm đó có thể mang hình ảnh của làng, của thủ đô Hà Nội, của đất nước và con người Việt Nam để thông qua các sản phẩm này quảng bá, giới thiệu tới du khách về làng gốm Bát Tràng cũng như về đất nước và con người Việt Nam, lưu lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mỗi du khách khi họ đặt chân tới làng gốm Bát Tràng. Đây là một hình thức quảng bá miễn phí nhưng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn cho làng gốm Bát Tràng. Xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu về điểm du lịch làng nghề gốm Bát Tràng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Trên báo chí như tạp chí du lịch, báo du lịch, các tờ báo khác có mục du lịch được nhiều du khách quan tâm chú ý...; trên đài phát thanh với chương trình địa phương tự giới thiệu...; trên đài truyền hình với các chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ, các chương trình giới thiệu về văn hóa làng nghề...; trên internet tại các trang web của các công ty du lịch, của tổng cục du lịch, sở du lịch thành phố, tại các trang báo điện tử khác… Phối hợp với các công ty du lịch, các hãng lữ hành xây dựng các CTDL đến với Bát Tràng mang đậm màu sắc văn hóa làng nghề. Đây là một hình thức quảng cáo trực tiếp đến tận khách hàng rất có hiệu quả. Tham gia hội chợ triển lãm hàng thủ công truyền thống được tổ chức hàng năm, tham gia các Festival làng nghề. Gốm Bát Tràng được bình chọn là sản phẩm thủ công truyền thống tiêu biểu tại Festival các làng nghề thủ công truyền thống tổ chức tại Huế. Và làng gốm Bát Tràng được Hiệp hội làng nghề Việt Nam bầu chọn là làng nghề truyền thống tiêu biểu. Đây chính là một phương thức quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng nói riêng và làng gốm Bát Tràng nói chung tới du khách trong và ngoài nước có hiệu quả nhất. Cần tiến hành xây dựng một công ty gốm sứ chung của cả làng với tên "công ty gốm sứ Bát Tràng" tồn tại song song với các công ty gốm sứ tư nhân để vừa xây dựng, vừa giới thiệu quảng bá về thương hiệu gốm sứ Bát Tràng cũng như hình ảnh của làng gốm Bát Tràng nói chung. Để từ đó thu hút bạn hàng cũng như khách du lịch đến với Bát Tràng ngày một nhiều hơn. Tại các cửa hàng, đại lý đồ gốm của Bát Tràng tại các địa phương khác cũng cần có những chính sách quảng bá giới thiệu về sản phẩm gốm Bát Tràng và hình ảnh của làng gốm Bát Tràng. 3.1.4. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực trong phát triển nghề truyền thống: Đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng tạo, tâm huyết với nghề. Hầu hết các làng nghề của Việt Nam nói chung và tại làng gốm Bát Tràng nói riêng đội ngũ thợ lành nghề được đào tạo theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", "vừa làm vừa học". Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xen nhau, hết lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước. Để làm được điều này việc cần làm trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ thấy được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn và sẽ có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề. Chỉ có vậy thì họ mới lĩnh hội được hết những tinh hoa của nghề gốm, mới có những sáng tạo riêng của bản thân mình và mới có đủ nhiệt huyết để biến "nghề gốm trở thành cái nghiệp của mình". Và như thế họ mới trở thành một người thợ gốm thực thụ. Làng gốm cần khuyến khích sự hợp tác giữa các nghệ nhân, các trường dạy nghề trong khâu truyền nghề cho lớp trẻ: Đào tạo thế hệ trẻ tiếp tục sự nghiệp phát triển nghề gốm truyền thống. Bên cạnh việc truyền nghề cho con cháu trong dòng họ, trong làng là chính cũng nên khuyến khích truyền dạy nghề cho con em vùng khác - những người yêu thích, đam mê với nghề gốm truyền thống. Đây sẽ là một giải pháp trước mắt giải quyết nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cho làng gốm Bát Tràng trong quá trình phát triển nghề của mình. Nhà nước nên mở trường chuyên đào tạo các thợ thủ công truyền thống với đủ các ngành nghề trong đó có nghề gốm như trường dưới thời Pháp thuộc gọi là trường "mỹ nghệ" hay trường Bôda. Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng: Nguồn nhân lực trong quản lý du lịch: Cần phải có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ quản lý du lịch được đào tạo chính quy có bài bản đặc biệt là những con em trong làng về làng công tác. Hoặc có thể phối kết hợp với các trường đào tạo về quản lý du lịch để gửi các cán bộ quản lý của mình theo học. Hoặc có thể phối hợp với các trường này trong việc mời các giảng viên, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý du lịch về giảng dạy tại làng cho những khóa học, những lớp tập huấn ngắn hạn để nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ tại địa phương. Đội ngũ HDV tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng: Có chính sách thu hút và đãi ngộ đặc biệt đối với những HDV về công tác tại điểm du lịch làng gốm Bát Tràng đặc biệt là con em trong làng - những người một thời đã gắn bó với làng gốm, từ đó họ sẽ có những am hiểu sâu sắc hơn về sản phẩm gốm cũng như về làng, cộng với trình độ chuyên môn được đào tạo, lòng yêu nghề, yêu làng họ sẽ là những người truyền đạt tối đa và có hiệu quả nhất những giá trị vật chất cũng như văn hóa tinh thần đến khách. Làng cũng có thể tạo điều kiện cho những con em trong làng học ngành khác nhưng có nhu cầu, mong muốn được trở thành HDV du lịch tại điểm của làng bằng cách tạo điều kiện cho họ tham gia các khóa học đào tạo HDV kéo dài từ 2 đến 6 tháng do một số trường đủ tiêu chuẩn mở để thi lấy thẻ HDV. 3.1.5. Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch xe trâu Bát Tràng Chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và du lịch làng gốm Bát Tràng nói riêng: Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng. Chính sách cho vay vốn dài hạn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh gốm truyền thống, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mở rộng làng nghề. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất. Cần có những chính sách thuế cụ thể và những ưu đãi đối với việc sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch. Các chính sách trong quản lý phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước phải đồng bộ, bên cạnh việc khôi phục làng nghề thủ công truyền thống, nên đồng thời đưa các làng nghề này vào khai thác phát triển du lịch nhưng song song với nó là việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của làng nghề. Các chính sách của thành phố và Sở du lịch Hà Nội, trong việc phát triển du lịch làng gốm Bát Tràng: Thành phố Hà Nội mà chủ yếu là Sở du lịch Hà Nội cần phải quan tâm hơn nữa đến việc khôi phục, phát triển các làng nghề trên địa bàn thành phố đưa nó vào phát triển du lịch, đáng chú ý nhất là làng gốm Bát Tràng. Thành phố cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa trong việc tạo điều kiện cho làng gốm Bát Tràng phát triển như các dự án đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng chung cũng như cơ sở hạ tầng để phát triển du lịch tại làng. Bên cạnh đó, thành phố cũng cần có những chính sách khuyến khích, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài để phát triển làng gốm Bát Tràng cũng như du lịch tại làng nghề như các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng, dự án về chuyển giao công nghệ. Có những chính sách phát huy nguồn nội lực trong dân cư làng gốm Bát Tràng như vốn, chất xám, kỹ thuật sản xuất truyền thống, .... khuyến khích họ tham gia phát triển du lịch làng nghề. Thành phố cần thực hiện chính sách nhà nước và nhân dân cùng làm để thúc đẩy làng gốm Bát Tràng phát triển. Mặt khác, thành phố nên hỗ trợ vốn một phần cho các hộ sản xuất kinh doanh trong việc chuyển đổi công nghệ từ lò nung bằng than sang lò nung bằng ga vì quá trình chuyển đổi công nghệ này rất tốn kém, mỗi lò nung bằng ga phải đầu tư khoảng 400 triệu đồng. Rất nhiều hộ sản xuất gốm lâu đời, tâm huyết với nghề nhưng không có đủ vốn để áp dụng công nghệ vào sản xuất, để có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, sự tài hoa của người thợ thủ công trên sản phẩm. Đặc biệt thành phố cần có những chủ trương, chính sách cụ thể hơn nữa trong việc dào tạo nguồn nhân lực (cả nguồn nhân lực để phát triển sản xuất gốm và nguồn nhân lực để phát triển du lịch) cho làng gốm, tạo mọi điều kiện để người dân có thể phát huy lòng yêu nghề và tính sáng tạo trong sản xuất. Các chính sách khuyến khích của địa phương: Để việc sản xuất gốm nói chung và du lịch tại làng gốm Bát Tràng nói riêng phát triển thực sự tương xứng với tiềm năng thì chính quyền địa phương phải thực sự vào cuộc bằng các chủ trương, chính sách, kế hoạch cụ thể. Chính quyền xã Bát Tràng cần phải vạch ra được những kế hoạch phát triển thật cụ thể, thật chi tiết cho cả xã nói chung và cho làng gốm Bát Tràng riêng trong từng giai đoạn nhất định để có thể chủ động thích ứng với những thay đổi của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng. Chính quyền xã cần phải có những biện pháp phát triển kinh tế chung của cả xã sao cho phù hợp tránh tình trạng phân hóa sâu sắc trong tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như trong cơ cấu lao động giữa hai làng Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay. Chính quyền nên có những biện pháp khuyến khích phát triển sản xuất gốm và hoạt động du lịch tại làng như tuyên dương, khen thưởng các hộ sản xuất kinh doanh giỏi; các cá nhân có những thành tựu, sáng kiến, những sản phẩm gốm độc đáo có ảnh hưởng lớn tới làng gốm; những tổ chức, cá nhân có những ý kiến đóng góp, việc làm thiết thực cho sự phát triển hoạt động du lịch của làng nói riêng, hoạt động kinh tế của làng nói chung, .... Chính quyền xã cần phải có những biện pháp khuyến khích để thu hút nguồn nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ và lòng yêu nghề về xã làm việc, đặc biệt là đội ngũ lao động có chuyên môn nghiệp vụ về du lịch. 3.2. Giải pháp phát triển phương tiện vận chuyển xe trâu ở Bát Tràng Đối với du lịch làng nghề, việc giữ gìn truyền thống, dung hoà giữa truyền thống và hiện đại là vô cùng quan trọng. Vì khi giá trị truyền thống bị mất đi do tính thương mại hoá, thì những giá trị gia tăng của sản phẩm cũng sẽ bị giảm đi một cách nhanh chóng, và khi đó những sản phẩm thủ công này lại không thể cạnh tranh với những sản phẩm công nghiệp có kỹ thuật hiện đại và hiệu quả. Do vậy, sẽ có mâu thuẫn giữa việc thu hút khách và phát triển các sản phẩm thủ công dành cho khách du lịch với việc giữ gìn truyền thống, bản sắc văn hoá, và điều quan trọng nhất là phải tìm ra giải pháp cân bằng cho phù hợp. Chính vì thế giải pháp phát triển phương tiện xe Trâu ở Bát Tràng cần phải chú trọng cải thiện và phát triển hơn nữa, các nhà đại lý du lịch nơi đây cần tăng số lượng cũng như chất lượng xe trâu hơn nưa, để tránh tình trạng khách du lịch phải chờ đợi, bên cạnh đó sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo của người điều khiển phương tiện cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Điều này khiến du khách có được cảm giác an toàn khi sử dụng dịch vụ. Để đánh giá tiềm năng của làng theo những tiêu chí: vị trí, cơ sở hạ tầng, phương pháp sản xuất, chất lượng sản phẩm, lịch sử phát triển của làng nghề... bởi vì khách du lịch thường quan tâm và trả giá cao hơn đối với những sản phẩm thủ công mang tính giá trị truyền thống. 3.3. Giải pháp nhằm hạn chế những tiêu cực khi sử dụng xe trâu ở Bát Tràng 3.3.1. Giải pháp bảo vệ môi trường Một vấn đề lớn đặt ra cho tất cả các điểm du lịch dù lớn hay nhỏ, đó là vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường do du lịch đem lại và do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thải ra. Và làng gốm Bát Tràng cũng không phải là một ngoại lệ. Để giải quyết tốt vấn đề này Bát Tràng cần phải: Xây dựng hệ thống xử lí rác thải mà trước tiên là khâu thu gom rác thải với các thùng rác công cộng, tiếp đến là khâu phân loại rác, sau đó là khâu xử lý rác thải. Với các rác thải dễ phân hủy thì tiến hành bằng các phương pháp thủ công như đốt hoặc chôn, còn những rác thải công nghiệp như túi ni lông, vỏ chai nhựa thì nên xử lý đưa vào tái sử dụng. Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công công đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách, đặc biệt là khu chợ gốm và tại các công trình di tích khác của làng như đình, văn chỉ.... Chính quyền địa phương cần phải đưa ra một số quy định bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các hàng quán phục vụ khách du lịch về việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình kinh doanh, buôn bán. Và phải có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm, có hành vi chống đối. Có như vậy mới nâng cao ý thức tự giác của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường tại làng. Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường làng gốm. 3.3.2. Giải pháp giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề *Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa sinh hoạt thường ngày. Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Thành từ lời ăn, tiếng nói, cách ăn mặc, đi đứng, cách đối nhân xử thế với mọi người xung quanh. Mà nét đẹp điển hình trong văn hóa ứng xử của người Bát Tràng là mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu. * Giữ gìn các giá trị tâm linh, tinh thần. Giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp của làng gốm Bát Tràng như thái độ yêu nghề thể hiện qua việc không ngừng nâng cao chất lượng mẫu mã của các sản phẩm gốm, bên cạnh việc phát triển các sản phẩm gốm truyền thống không ngừng sáng tạo ra những sản phẩm mới đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Giữ gìn những lễ hội truyền thống của làng gốm Bát Tràng như lễ hội làng từ 14 đến 16 tháng 2 âm lịch và lễ hội đền Mẫu từ 22 đến 24 tháng 9 Âm lịch hàng năm với những nghi lễ thuộc về tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống cùng với các trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, đáng chú ý nhất là nên khôi phục lại cuộc thi làm gốm giữa các thợ gốm trong làng diễn ra vào dịp lễ hội như xưa, vì đây không chỉ là cuộc thi vui hay thi giành phần thưởng mà ý nghĩa sâu xa của nó là nhằm nâng cao tay nghề cho người thợ, gìn giữ và phát huy những tinh hoa của sản phẩm gốm truyền thống, nâng cao lòng yêu nghề cho mọi người. Cần khôi phục lại lễ hội tại Văn Chỉ làng nhằm tuyên dương khuyến khích tinh thần học hành khoa cử của làng như dưới các triều đại phong kiến trước kia làng vẫn tổ chức. Đặc biệt là cần giữ gìn truyền thống học hành, khoa cử của làng. Đây không những là một làng nghề có truyền thống lâu đời mà đây còn là một làng khoa cử có truyền thống học hành được xếp vào hàng thứ 7 của đất Thăng Long. Thời Nho học làng có 364 vị đỗ đạt, trong đó có 1 Trạng nguyên Giáp Hải (dưới thời Mạc), 8 Tiến sĩ, và 9 vị được phong là quận công có 1 vị là quận công lưỡng quốc. Hiện nay, Bát Tràng có rất nhiều người là cử nhân, kĩ sư và hơn 50 người có học hàm học vị Giáo sư,Tiến sĩ đang công tác trên khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là một nét đẹp, một truyền thống văn hóa vô cùng quý giá mà người dân Bát Tràng hôm nay và mai sau nên giữ gìn, phát huy. * Gìn giữ những giá trị văn hóa trong các sản phẩm truyền thống. Tiến hành gìn giữ, bảo tồn những sản phẩm gốm có chất lượng cao, có giá trị, ý nghĩa lịch sử văn hóa không chỉ với sự phát triển của làng gốm Bát Tràng mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển của cả dân tộc. Sản xuất các sản phẩm không chỉ mang ý nghĩa hàng hóa đơn thuần mà còn là một sản phẩm du lịch, chứa đựng các giá trị văn hóa truyền thống của làng nghề, của cộng đồng dân cư, đậm đà bản sắc dân tộc. Làng gốm Bát Tràng có thể kết hợp sản xuất với các làng nghề khác để tạo ra 1 sản phẩm tổng hợp như các sản phẩm gốm kết hợp với các sản phẩm mây tre đan được bao bọc bên ngoài làm nên những sản phẩm vô cùng độc đáo, hay những bức tranh dân gian Đông Hồ, hàng Trống được thể hiện trên chất liệu gốm thay cho các chất liệu truyền thống. Bằng các kỹ thuật, công nghệ hiện đại và tài năng của các nghệ nhân cố gắng khôi phục lại những kỹ thuật sản xuất gốm truyền thống đã bị thất truyền, những dòng sản phẩm, những loại men cổ truyền của làng gốm Bát Tràng. Bát Tràng cần phải giữ lại một số lò gốm cổ và quy trình làm gốm theo phương pháp cổ truyền vừa có tác dụng bảo tồn, lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống vừa là nơi tham quan thú vị của khách du lịch. 3.3.3. Giải pháp về đảm bảo an ninh, trật tự Phát triển hoạt động du lịch có quy mô, tổ chức cụ thể, từng ban ngành có trách nhiệm quản lý rõ ràng. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân trong việc phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đặc biệt là đối với thế hệ trẻ của làng - những thanh thiếu niên, thông qua các phong trào, các lễ phát động về phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội trong các dịp hè. Tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng của đội ngũ an ninh thôn xóm, thành lập các đội tự quản của từng xóm. Chính quyền địa phương và người dân cùng phối hợp thực hiện trong việc phòng chống, bài trừ các tệ nạn xã hội. KẾT LUẬN   Sự phát triển của làng nghề không chỉ có vai trò nâng cao mức sống mà còn là dấu ấn truyền thống văn hoá dân tộc tại mỗi thời kỳ. Làng nghề thủ công ở Hà Nội có rất nhiều nguồn gốc khác nhau, những làng nghề có sẵn chiếm phần nhỏ trong tổng số làng nghề. Các làng nghề chủ yếu ở Hà Nội như: làng đồ vàng bạc – kim hoàn, làng đúc đồng Ngũ Xã, làng giấy Yên Thái, những làng hoa, làng vải Ninh Hiệp, làng lụa Vạn Phúc…Còn làng Bát Tràng nằm ở phía Nam thành phố, từ lâu đã nổi tiếng với sản phẩm gốm mang tên chính ngôi làng này “gốm bát tràng”. Nhiều mẫu mã, các loại men truyền thống được những nghệ nhân của làng phục hồi, sản phẩm gốm Bát Tràng nhanh chóng đạt được danh tiếng. Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất thuần túy. Đặc biệt để đến với Bát Tràng du khách có thể tận hưởng cái cảm giác xưa, một không gian thanh bình của một vùng quê, một làng nghề. Đó chính là xe trâu, loại hình vận chuyển khách du lịch này đã mang Bát Tràng đến với nhiều nơi trên thế giới, góp phần làm tăng thêm nguồn thu cho làng, giải quyết được công ăn việc làm cho hàng trăm, hàng nghìn lao động. Bên cạnh đó, với nhiều công trình tín ngưỡng, văn hóa cùng sản phẩm gốm nổi tiếng, ngôi làng trở thành một địa điểm du lịch thu hút của thành phố Hà Nội. Chính phương tiện vận chuyển xe trâu đã thu hút được nhiều lượng khách du lịch đến nơi này, xe trâu thong dong đưa du khách từng khu phố, từng lò nung gốm, đến các cửa hàng, và chợ gốm, giúp khách du lịch có thể ngắm nghía từng sản phẩm, điều này khiến du khách rất thích thú. Song xe trâu vẫn còn một số các hạn chế như: trâu kéo vẫn còn mùi hôi, lượng xe để phục vụ khách vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được lượng khách du lịch. Nên trong tương lai gần đây các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp kinh doanh xe trâu du lịch nơi đây đã và đang có những định hướng bổ sung thêm số lượng cũng như chất lượng xe trâu hơn nữa, để không còn tình trạng khan hiếm, và có chế độ chăm sóc, đào tạo những chú trâu thuần thạo hơn, tạo cảm giác cho khách du lịch ấn tượng không thể quên khi đến nơi này. Chính vì vậy xe trâu Bát Tràng thật sự một sản phẩm du lịch độc đáo. Vì vậy nếu chúng ta gìn giữ được những nét tinh hoa, những vốn quý trong các sản phẩm thủ công truyền thống nói chung và sản phẩm gốm Bát Tràng nói riêng thì chúng ta sẽ khẳng định được mình trên thị trường quốc tế. Đồng thời, chúng ta sẽ thúc đẩy được hoạt động du lịch tại các làng nghề phát triển sao cho tương xứng với tiềm năng vốn có của từng làng nghề. Và như vậy chúng ta sẽ khai thác được nguồn tài nguyên du lịch làng nghề một cách có hiệu quả nhất vì làng nghề truyền thống được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch làng nghề, nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ không còn ý nghĩa, lợi ích kinh tế, văn hoá và vị thế cuả địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội. Bằng tiềm năng và vị thế của mình, du lịch Việt Nam đang trên đà cất cánh, được sự quan tâm, đầu tư của nhà nước cùng với lỗ lực của các cấp, các ngành. Cùng với cả nước Làng nghề truyền thống Bát Tràng đang bước vào một chặng đường phát triển mới, mà cả sự nghiên cứu của luận văn này mới chỉ là những bước đi chập chững của một chặng đường dài…

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN NOI DUNG.doc
  • doc123.doc
  • docLOI CAM ON + MUC LUC tt.doc
  • docLOI CAM ON + MUC LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
Luận văn liên quan