Không phải cứ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu đương nhiên trở thành XHCN, không phải cứ doanh nghiệp Nhà nước là mang tính chất XHCN.
"Không của ai" không có nghĩa là "không của ai"!
Đề tài sở hữu toàn dân đang được nhiều chuyên gia bàn luận, và có một số ý kiến đề nghị từ bỏ khái niệm này, vì theo họ nó không chỉ có vẻ hàm hồ, mà còn là cơ sở cho nạn tham nhũng công sản. Thay vào đó, nên dùng một khái niệm khác mang tính pháp lý rạch ròi hơn, ví dụ như "sở hữu quốc gia", nhờ đó có thể minh định chủ thể sở hữu của các tài sản đó là ai, chứ không còn cái chủ thể mơ hồ "toàn dân" như trước. Bởi vì "sở hữu toàn dân" suy cho cùng là "không của ai cả" - một chuyên gia tuyên bố thẳng thắn như vậy
Có thực "sở hữu toàn dân" là "không của ai cả" không?
Để có thể nắm được một vấn đề ở tầm vĩ mô thế này, có lẽ trước hết nên xem xét vấn đề ở tầm vi mô - tầm một tổ chức, một doanh nghiệp chẳng hạn.
Nếu hỏi một nhân viên bất kỳ đang ngồi làm việc, cái bàn này có phải của anh không? - câu trả lời hiển nhiên là "Không". Tôi có quyền sử dụng, nhưng nó không phải là của tôi. Hỏi tất cả nhân viên công ty, câu trả lời đều giống y như vậy. Hỏi người ngoài công ty, câu trả lời cũng thế nốt. Như vậy, chiếc bàn đó dường như "không của ai cả".
Không của ai cả, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không của ai hết. Bạn cứ thử đến khênh chiếc bàn đó đi, biết liền là nó có thực "không của ai cả" không!
Ai cũng biết chiếc bàn đó thuộc về ai: nó là tài sản của công ty. Khi ta nói rằng chiếc bàn "không của ai cả" thì "ai" đó ở đây là một thể nhân riêng lẻ, một con người bằng xương bằng thịt. Nhưng công ty không phải là một thể nhân, mà là một pháp nhân, và pháp luật công nhận quyền sở hữu của nó đối với các tài sản "của nó".
Về mặt hình thức thì thế. Tuy nhiên pháp nhân công ty là một con ma vô hình; ta không trông thấy nó, không sờ được vào nó. Những thứ làm nên "nhân thân" của nó, như tên gọi, ngày khai sinh, địa chỉ đăng ký, vốn điều lệ, tài sản hữu hình và vô hình v.v . chỉ giúp ta biết đến sự tồn tại của nó, chứ không giúp ta nhìn thấy nó. Và tài sản - những vật có thật - mà lại thuộc về một con ma vô hình vô tướng, thì kể cũng hơi kỳ. Quả thực, con ma này đâu có tự mình thực hiện được các quyền của nó đối với đống tài sản được cho là "của nó". Mọi hành vi thực tế đều do những con người bằng xương bằng thịt đại diện cho nó thực hiện mà thôi.
Vậy thực sự mà nói, về mặt nội dung, tài sản của công ty là của ai?
Câu trả lời không có gì bí ẩn: của các chủ sở hữu công ty, ví dụ như trong công ty cổ phần thì cái bàn là sở hữu của các cổ đông.
Nói vậy mà không hẳn là vậy, vì nếu ta lặp lại câu hỏi "cái bàn này của anh phải không" đối với tất cả các cổ đông, thì câu trả lời cũng y như khi ta hỏi các nhân viên công ty. Không ai dám nhận cái bàn đó là của riêng mình, nhưng trong thâm tâm vẫn thấy mình có một phần quyền sở hữu đối với nó. Một lần nữa ta thấy "không của ai" không có nghĩa là "không của ai"!
Nói tóm lại, chiếc bàn đó, về mặt hình thức, hay về mặt pháp lý cũng thế, là "của công ty", nhưng về mặt nội dung thì nó là "của tập thể cổ đông".
Quay trở lại vấn đề sở hữu toàn dân. Đất đai, mặt nước, bầu trời, tài nguyên, hệ thống đường sá do ngân sách Nhà nước đầu tư v.v ., "không của ai cả" theo cách nói ở trên, nhưng không có
8 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không phải cứ gán mác là thành xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không phải cứ "gán mác" là thành xã hội chủ nghĩa!
Không phải cứ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu đương nhiên trở thành XHCN, không phải cứ doanh nghiệp Nhà nước là mang tính chất XHCN."Không của ai" không có nghĩa là "không của ai"!Đề tài sở hữu toàn dân đang được nhiều chuyên gia bàn luận, và có một số ý kiến đề nghị từ bỏ khái niệm này, vì theo họ nó không chỉ có vẻ hàm hồ, mà còn là cơ sở cho nạn tham nhũng công sản. Thay vào đó, nên dùng một khái niệm khác mang tính pháp lý rạch ròi hơn, ví dụ như "sở hữu quốc gia", nhờ đó có thể minh định chủ thể sở hữu của các tài sản đó là ai, chứ không còn cái chủ thể mơ hồ "toàn dân" như trước. Bởi vì "sở hữu toàn dân" suy cho cùng là "không của ai cả" - một chuyên gia tuyên bố thẳng thắn như vậyCó thực "sở hữu toàn dân" là "không của ai cả" không?Để có thể nắm được một vấn đề ở tầm vĩ mô thế này, có lẽ trước hết nên xem xét vấn đề ở tầm vi mô - tầm một tổ chức, một doanh nghiệp chẳng hạn.Nếu hỏi một nhân viên bất kỳ đang ngồi làm việc, cái bàn này có phải của anh không? - câu trả lời hiển nhiên là "Không". Tôi có quyền sử dụng, nhưng nó không phải là của tôi. Hỏi tất cả nhân viên công ty, câu trả lời đều giống y như vậy. Hỏi người ngoài công ty, câu trả lời cũng thế nốt. Như vậy, chiếc bàn đó dường như "không của ai cả".Không của ai cả, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không của ai hết. Bạn cứ thử đến khênh chiếc bàn đó đi, biết liền là nó có thực "không của ai cả" không!Ai cũng biết chiếc bàn đó thuộc về ai: nó là tài sản của công ty. Khi ta nói rằng chiếc bàn "không của ai cả" thì "ai" đó ở đây là một thể nhân riêng lẻ, một con người bằng xương bằng thịt. Nhưng công ty không phải là một thể nhân, mà là một pháp nhân, và pháp luật công nhận quyền sở hữu của nó đối với các tài sản "của nó".Về mặt hình thức thì thế. Tuy nhiên pháp nhân công ty là một con ma vô hình; ta không trông thấy nó, không sờ được vào nó. Những thứ làm nên "nhân thân" của nó, như tên gọi, ngày khai sinh, địa chỉ đăng ký, vốn điều lệ, tài sản hữu hình và vô hình v.v... chỉ giúp ta biết đến sự tồn tại của nó, chứ không giúp ta nhìn thấy nó. Và tài sản - những vật có thật - mà lại thuộc về một con ma vô hình vô tướng, thì kể cũng hơi kỳ. Quả thực, con ma này đâu có tự mình thực hiện được các quyền của nó đối với đống tài sản được cho là "của nó". Mọi hành vi thực tế đều do những con người bằng xương bằng thịt đại diện cho nó thực hiện mà thôi.Vậy thực sự mà nói, về mặt nội dung, tài sản của công ty là của ai?Câu trả lời không có gì bí ẩn: của các chủ sở hữu công ty, ví dụ như trong công ty cổ phần thì cái bàn là sở hữu của các cổ đông.Nói vậy mà không hẳn là vậy, vì nếu ta lặp lại câu hỏi "cái bàn này của anh phải không" đối với tất cả các cổ đông, thì câu trả lời cũng y như khi ta hỏi các nhân viên công ty. Không ai dám nhận cái bàn đó là của riêng mình, nhưng trong thâm tâm vẫn thấy mình có một phần quyền sở hữu đối với nó. Một lần nữa ta thấy "không của ai" không có nghĩa là "không của ai"!Nói tóm lại, chiếc bàn đó, về mặt hình thức, hay về mặt pháp lý cũng thế, là "của công ty", nhưng về mặt nội dung thì nó là "của tập thể cổ đông".Quay trở lại vấn đề sở hữu toàn dân. Đất đai, mặt nước, bầu trời, tài nguyên, hệ thống đường sá do ngân sách Nhà nước đầu tư v.v..., "không của ai cả" theo cách nói ở trên, nhưng không có nghĩa là chúng "không của ai cả". Về mặt hình thức, hay pháp lý cũng thế, thì chúng thuộc về Nhà nước (cũng là một dạng "con ma vô hình"), còn về mặt nội dung chúng thuộc về toàn dân - những con người bằng xương bằng thịt, chủ sở hữu đích thực của các tài sản chung đó.Mặc dù "Nhà nước" chỉ là cách nói thuần Việt của "quốc gia" - gia là nhà, quốc là nước, lũ trẻ con xưa kia vẫn đọc ra rả như cuốc kêu mùa hè mấy chữ Hán đó - nhưng trong ngôn ngữ hiện đại thì "quốc gia" có nghĩa rộng hơn "Nhà nước". Nhà nước, giống như công ty, là một định chế do người dân lập ra. Còn quốc gia bao gồm cả Nhà nước và các định chế đủ kiểu, lẫn người dân của đất nước, lẫn đất đai, mặt nước, vùng trời, mọi tài sản và đủ thứ khác nữa của đất nước. Như thế, về mặt hình thức, hay pháp lý, thì khái niệm "sở hữu quốc gia" không chuẩn xác bằng khái niệm "sở hữu Nhà nước", còn xét về mặt nội dung thì nó hàm hồ hơn khái niệm "sở hữu toàn dân", vì nó không chỉ ra người chủ đích thực của các tài sản đó.Việc công sản bị tham nhũng thì hoàn toàn không phải do ta gọi nó là "sở hữu toàn dân", mà chỉ vì thiếu các thiết chế bảo vệ chúng, và quan trọng nhất là thiếu những con người có quyền và có ý thức bảo vệ chúng một cách thực sự. Ở ta, những người có ý thức bảo vệ công sản thì không có quyền, còn những người có quyền thì thường lại thiếu ý thức bảo vệ, thừa ý thức xâm phạm.Không thể cứ "gán mác" là thành XHCNXét sâu vào bản chất, thì sở hữu chỉ là biểu hiện về mặt pháp lý của quan hệ sản xuất. Điều đó có nghĩa là nội dung thực của quan hệ sản xuất quyết định nội dung thực của quan hệ sở hữu, chứ không phải ngược lại. Đây là điều thường bị nhầm lẫn, và sự nhầm lẫn này đã gây ra vô số hậu quả.Lấy ví dụ, quan hệ sản xuất TBCN, với cốt lõi là chế độ lao động làm thuê, quyết định nội dung của quan hệ sở hữu TBCN (tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít người, còn đại đa số không sở hữu tư liệu sản xuất và buộc phải làm thuê cho nhóm người kia).Tương tự, quan hệ sản xuất XHCN (không còn chế độ làm thuê, mỗi người lao động tự lao động cho bản thân mình, nhưng không phải với tư cách những người sản xuất riêng lẻ, độc lập, đối lập với nhau, cạnh tranh với nhau, mà với tư cách thành viên của liên minh những người lao động tự do, lao động vì lợi ích của mình và lợi ích chung) quyết định nội dung XHCN của quan hệ sở hữu (tư liệu sản xuất không thuộc về từng cá nhân riêng lẻ - dù dưới dạng sở hữu trực tiếp như trong nền kinh tế tiền TBCN, nơi mỗi người sản xuất sở hữu một số tư liệu sản xuất riêng lẻ, hay dưới dạng gián tiếp như trong nền kinh tế TBCN, nơi mỗi cổ đông có quyền sở hữu một tỷ lệ nào đó trong khối tài sản chung của công ty tương ứng với phần vốn góp - mà thuộc về toàn bộ tập thể người lao động).Tuy nhiên trong lịch sử đã xảy ra hiện tượng là người ta đảo lộn vị trí nhân-quả của mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và quan hệ sở hữu. Cụ thể, người ta cứ nghĩ rằng hễ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, gọi chúng là công hữu, thì quan hệ sở hữu ở đây đương nhiên mang tính chất XHCN, và quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng công hữu tư liệu sản xuất đó đương nhiên là quan hệ sản xuất XHCN.Do cách hiểu sai lạc, giáo điều đó mà nền sản xuất ở những nước được gọi là XHCN cũ được "gán mác" XHCN, trong khi trên thực tế quan hệ sản xuất ở những nơi đó chỉ là quan hệ sản xuất TBCN, nhưng là CNTB Nhà nước.Tại các nước này, người lao động không hề làm chủ tư liệu sản xuất như chế độ công hữu đích thực đòi hỏi. Họ không được quyền quyết định việc sử dụng, định đoạt khối tư liệu sản xuất, cũng không có quyền bầu và miễn nhiệm bộ máy quản lý (ban chủ nhiệm hợp tác xã, ban giám đốc doanh nghiệp). Thân phận của họ không hơn gì thân phận giai cấp lao động làm thuê dưới thời CNTB, và trong nhiều trường hợp còn tệ hơn, vì họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào một ông chủ duy nhất mang danh Nhà nước, chứ không được tự do chuyển đổi công việc từ ông chủ này sang ông chủ khác như trong chế độ TBCN thực thụ. Như thế, về mặt hình thức thì quan hệ sở hữu ở đây là "công hữu", nhưng về mặt nội dung thì là TBCN.Về vấn đề này từ rất lâu Engels đã cảnh báo:"Từ khi Bismarck lao vào việc quốc hữu hóa thì người ta thấy xuất hiện một thứ CNXH giả hiệu và đây đó nó thậm chí còn thoái hóa thành một sự bợ đỡ tự nguyện, tuyên bố thẳng ra rằng bất cứ sự quốc hữu hóa nào, ngay cả quốc hữu hóa theo kiểu Bismarck, cũng đều là CNXH cả. Hiển nhiên là nếu quốc hữu hóa ngành thuốc lá cũng là CNXH thì Napoleon và Metternich cũng có thể được tính vào số những người sáng lập ra CNXH. Nếu vì những lý do chính trị và tài chính hết sức bình thường mà Chính phủ Bỉ tự mình xây dựng lấy những tuyến đường sắt chủ yếu, Bismarck quốc hữu hóa những đường sắt chủ yếu của Phổ..., thì đó hoàn toàn không phải là những biện pháp XHCN, dù là trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác. Nếu không thì công ty thương mại đường biển của nhà vua, công trường thủ công sành sứ của nhà vua, thậm chí người may quần áo cấp đại đội trong quân đội, cũng đều là những thiết chế XHCN" (Chống Đuy-rinh, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr. 601)Lenin cũng đã nhận ra rất sớm mối nguy lớn nhất của chế độ Xô Viết, đó là tình trạng bộ máy Nhà nước bị quan liêu hóa, trở thành bộ máy đối lập với người dân chứ không phải là của người dân. Bộ máy Nhà nước quan liêu đứng xen giữa người lao động và tư liệu sản xuất, ngăn chặn người lao động có được quyền làm chủ tư liệu sản xuất, do đó Nhà nước quan liêu đã duy trì thân phận làm thuê của người lao động thay vì xóa bỏ chế độ lao động làm thuê - nhiệm vụ chính yếu nhất của một cuộc cách mạng XHCN đích thực.Do quan hệ sản xuất không mang tính chất XHCN đích thực, nên quan hệ sở hữu cũng mất đi tính chất công hữu XHCN đích thực mà lẽ ra nó phải có.Cần nắm vững điều này để hiểu rằng không phải cứ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất là quan hệ sở hữu đương nhiên trở thành XHCN, không phải cứ doanh nghiệp Nhà nước là mang tính chất XHCN, và không phải cứ có càng lắm doanh nghiệp Nhà nước là nền kinh tế càng mang tính chất XHCN, hay định hướng XHCN.Thế nào là một nền kinh tế định hướng XHCN, điều đó sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau."Công hữu" và "kinh tế tập thể" theo nghĩa marxistThực tế thì Marx và Engels không viết gì cụ thể về loại hình kinh tế tập thể ở tầm vi mô của các hợp tác xã hay các doanh nghiệp. Sự quan tâm của hai ông tập trung dành cho việc nghiên cứu phương thức sản xuất TBCN, và chút ít cho phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa CSCN (hay XHCN cũng thế, vì hai ông thường dùng lẫn lộn hai từ này thay cho nhau) ở tầm vĩ mô toàn xã hội.Tuy nhiên từ những điều khái quát các ông viết về nền kinh tế CSCN ở tầm xã hội, ta vẫn có thể quy về tổ chức kinh tế ở tầm vi mô. Theo đó, một tổ chức kinh tế được coi là mang tính tập thể (đối lập với kinh tế tư nhân TBCN) khi có các đặc trưng sau:- Chế độ công hữu: tài sản của tổ chức thuộc quyền sở hữu chung của toàn bộ thành viên tổ chức. Nó không thuộc về một cá nhân duy nhất đã đành, mà cũng không thuộc về từng cá nhân trong tập thể dưới hình thức vốn góp hay cổ phần.- Vì quyền sở hữu không bị chia thành các vốn góp hay cổ phần nên mọi thành viên của tổ chức đều có quyền định đoạt, sử dụng tài sản của tổ chức như nhau. Điều này không có nghĩa là mỗi người có quyền sử dụng đối với một vài chiếc máy tính, một vài cân nguyên vật liệu theo ý thích. Nó chỉ có nghĩa là mỗi người có quyền biểu quyết ngang nhau trong việc ra quyết định sử dụng, định đoạt tài sản của tổ chức, cũng như quản lý, điều hành hoạt động của nó.- Chế độ phân phối: lợi nhuận làm ra không được chia theo tỷ lệ vốn góp, mà chia theo mức độ đóng góp lao động của từng người. Như Marx nhận xét trong bản "Phê phán cương lĩnh Gotha" (1875), cách thức phân phối này là thiếu bình đẳng giữa các thành viên, nó là tàn dư rơi rớt lại của chế độ phân phối TBCN. Nhưng ở giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi từ nền sản xuất TBCN sang CSCN thì phương thức phân phối này là công bằng hơn cả.Chỉ đến khi nền sản xuất xã hội đã rất phát triển, và ý thức con người cũng ở mức phát triển tương ứng, thì mới có thể chuyển sang phân phối khối sản phẩm do xã hội sản xuất ra theo nhu cầu tiêu dùng của mỗi cá nhân mà ta vẫn nghe nói dưới khẩu hiệu nổi tiếng "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu".Chế độ công hữu, cũng như nền kinh tế tập thể ở tầm vi mô của doanh nghiệp, là cơ sở của chế độ công hữu và phương thức sản xuất XHCN ở tầm vĩ mô toàn xã hội.Ý thức tư hữu có phải động lực?Nhiều người quá sùng bái "tư hữu", cho rằng ý thức tư hữu là động lực chủ chốt khiến người ta nỗ lực làm việc, khác hẳn với "công hữu" là cha chung không ai khóc, không ai có động lực làm việc.Sự sai lầm của quan điểm mang nặng tính ý thức hệ tư sản này đã được chỉ ra từ rất lâu, hơn trăm năm trước, bởi chính các kinh tế gia tư sản hẳn hoi chứ chưa cần đến các kinh tế gia marxist. Ví dụ, ông Ure, một kinh tế gia tư sản sống cùng thời với Marx và Engels, đã chỉ ra rằng linh hồn của nền công nghiệp Anh quốc là các manager công nghiệp (những người điều hành xí nghiệp), chứ hoàn toàn không phải các nhà tư bản công nghiệp (những người sở hữu xí nghiệp). Nên nhớ rằng "ý thức tư hữu TBCN" chỉ gắn với giai cấp chủ tư bản, chứ không hề liên quan gì đến tầng lớp manager làm thuê.Ngày nay, với sự hình thành tầng lớp CEO, manager chuyên nghiệp ngày một đông đảo, thì vai trò điều hành của bản thân các cổ đông càng trở nên mờ nhạt. Ở bất kỳ công ty nào, ta đều thấy công ty hoạt động tốt hay kém là phụ thuộc vào tập thể người lao động ở công ty đó, chứ đâu có phụ thuộc vào đám cổ đông tham lam chỉ nhăm nhe đòi chia cổ tức và đầu cơ thị giá cổ phiếu của chính công ty mình.Trong tình trạng làm thuê, chỉ được nhận tiền công tương ứng với giá trị sức lao động của mình, còn bao nhiêu lợi nhuận về tay các cổ đông, tức là hoàn toàn không bị "ý thức tư hữu" thúc đẩy, mà người lao động còn làm việc rất tốt, thì không lý gì khi họ làm chủ công ty, lợi nhuận được chia cho mọi người lao động theo công sức đóng góp của từng người, họ lại làm việc kém hơn, vô trách nhiệm hơn "do thiếu động lực làm việc"!Ở đây, những người do sùng bái tư hữu mà đi tới phê phán học thuyết của Marx về thủ tiêu chế độ tư hữu TBCN, đã lẫn lộn "chế độ tư hữu TBCN" với "sở hữu cá nhân, ích lợi cá nhân". Họ phê phán Marx, vì họ tưởng rằng Marx đòi xóa bỏ sở hữu cá nhân, lợi ích cá nhân. Đây là một nhầm lẫn rất ấu trĩ, nhưng lại hết sức phổ biến.Việc xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN (tức là chế độ trong đó tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít người, khác với chế độ tư hữu thời tiền TBCN - nơi tư liệu sản xuất nằm trong tay mọi người sản xuất), như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đã chỉ ra, chỉ là hoàn tất một công việc mà chính giai cấp tư sản đã khởi xướng trước đó. Công việc gì vậy? Đó là: chính giai cấp tư sản, thông qua phương thức sản xuất TBCN, đã thủ tiêu tư hữu ở 9/10 dân số, và tập trung tư hữu vào tay 1/10 dân số còn lại.Một cuộc cách mạng vô sản, hay XHCN, chỉ thủ tiêu nốt tình trạng tư hữu của 1/10 số dân đó, để chuyển toàn bộ tư liệu sản xuất trở lại vào tay toàn bộ những người lao động tự do đã liên hiệp lại.Như trên đã phân tích, tình trạng không còn tư hữu (và kèm với nó là ý thức tư hữu) không hề thủ tiêu ích lợi cá nhân, sở hữu cá nhân, cũng tức là không hề làm mất đi động lực lao động của con người. Hơn cả thế, do giờ đây người lao động lao động cho bản thân mình chứ không phải cho kẻ khác, nên lao động đã mất đi tính chất xa lạ, thù địch của lao động dưới các chế độ trước kia (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, TBCN). Lao động không còn chỉ là hoạt động bắt buộc, miễn cưỡng, nhằm duy trì sự tồn tại của người lao động, mà đã trở thành niềm vui, lẽ sống, là vì thế.Còn một khía cạnh quan trọng khác nữa. Dưới thời TBCN mọi tiến bộ khoa học, công nghệ chỉ nhằm giúp nhà tư bản nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận, chứ hoàn toàn không nhằm giảm bớt thời gian lao động của người lao động. Máy móc có cải tiến đến mấy thì người lao động vẫn cứ phải làm cho đủ 8 tiếng một ngày chẳng hạn.Và nếu như ở các nước tư bản phát triển hiện giờ thời gian lao động rút ngắn chỉ còn 35 giờ mỗi tuần, thì điều đó hoàn toàn là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp dai dẳng giữa lao động và tư bản, chứ không có nhà tư bản nào tự nguyện giảm độ dài ngày lao động cho người lao động hết. Bởi lẽ giữ cho độ dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động cần thiết (thời gian lao động cần thiết là bộ phận thời gian trong một ngày lao động, tại đó người lao động sản xuất ra lượng giá trị đủ để tái sản xuất sức lao động của mình đã tiêu hao trong ngày đó, hay nói cách khác là bù lại phần tư bản khả biến, tức tiền công cho người lao động, mà nhà tư bản đã bỏ ra) là điều kiện để sản xuất ra giá trị thặng dư (lượng giá trị mà người lao động sản xuất ra trong phần thời gian còn lại trong ngày lao động ngoài phần thời gian lao động cần thiết) cho nhà tư bản.Ngược lại, khi tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội, thì cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, của năng suất lao động, thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra khối tư liệu tiêu dùng đáp ứng các nhu cầu của xã hội sẽ ngày một rút ngắn, ví dụ chỉ còn 3-4 giờ mỗi ngày hoặc ít hơn nữa, thời gian còn lại dành cho các hoạt động mang tính hobby. Người ta đi làm không chỉ để kiếm sống, mà còn để khẳng định mình qua công việc, để giao tiếp xã hội - với đồng nghiệp, đối tác. Trong điều kiện như thế ai bị cấm tham gia lao động sản xuất, bị bắt ngồi nhà chơi không cho dù vẫn lĩnh lương đều đi nữa, sẽ cảm thấy đó là một hình phạt thực sự, rất dễ nảy sinh ý tưởng tự tử.Lại thường có lập luận rằng ờ thì đám cổ đông không trực tiếp sản xuất, điều hành, nhưng vì họ bỏ vốn ra nên họ theo dõi tình hình công ty rất sát sao, hễ ban giám đốc làm việc kém là họ đuổi thẳng cánh, thay bằng ban giám đốc khác, nhờ đó công ty mới tồn tại và phát triển. Những người đưa ra lập luận kiểu này quên rằng nếu người lao động được làm chủ công ty thì họ sẽ quan tâm tới tình hình kinh doanh của công ty còn hơn cả đám cổ đông kia, vì họ phải bỏ công sức ra lao động chứ không có kiểu ngồi chơi chờ chia cổ tức như đám cổ đông. Và ai dám bảo rằng tập thể người lao động luôn có trình độ thấp kém hơn đám cổ đông, nên không thể bãi miễn các cán bộ điều hành kém và lựa chọn được các cán bộ đủ tài lèo lái công ty!Như thế, xét về mặt động lực làm việc thì doanh nghiệp tập thể tỏ ra ưu việt hơn hẳn doanh nghiệp tổ chức theo lối TBCN, chứ không phải ngược lại như người ta vẫn nghĩ. Quan điểm sai lầm đó dựa trên thực tế mô hình các hợp tác xã, các doanh nghiệp Nhà nước, nơi người lao động không có quyền làm chủ, còn ban chủ nhiệm, ban giám đốc được lập nên không dựa trên tài năng thực sự, dẫn đến kết quả sản xuất, kinh doanh yếu kém, khiến người lao động mất hết động lực làm việc.Người lao động có trở thành ông chủ nhờ nắm chút ít cổ phiếu?Cũng hay có quan điểm cho rằng ngày nay người lao động cũng trở thành ông chủ do nắm chút xíu cổ phiếu công ty, công ty cổ phần trở thành kinh tế tập thể, và ranh giới giai cấp dần bị xóa nhòa.Quan điểm này quả thực có phần ngây thơ. Trong khi giai cấp tư bản thực thụ có thu nhập chủ yếu từ tư bản, còn tiền lương chỉ là phụ (ví dụ, Bill Gates thời còn làm CEO của Microsoft nhận lương hàng năm khoảng 600,000 USD, còn thu nhập từ vốn góp trong Microsoft là một vài tỷ USD, gấp hàng ngàn lần tiền lương), thì hiếm có anh, chị công nhân nào có khả năng sống bằng cổ tức từ số cổ phiếu nhỏ nhoi của mình.Một phép tính đơn giản cho thấy, để có thu nhập từ cổ tức ở mức đủ sống là 3 triệu đồng/tháng đối với công nhân Việt Nam, hay 3,000 USD/tháng đối với công nhân các nước phát triển, thì công nhân ta cần nắm giữ số cổ phiếu trị giá tối thiểu 150 triệu đồng mệnh giá (nếu công ty chia cổ tức 24%/năm - một mức chia rất cao), còn công nhân Tây cần nắm số cổ phiếu trị giá cỡ 300,000 USD mệnh giá (nếu công ty chia cổ tức 12%/năm, do tỷ suất lợi nhuận trung bình ở các nước phát triển thường là thấp hơn ở các nước đang phát triển). Đó là tính theo mệnh giá cổ phiếu chứ chưa tính theo giá thị trường, thường cao hơn nhiều lần. Đây rõ ràng là điều phi thực tế.Ở khắp mọi nơi, giai cấp lao động vẫn chỉ sống bằng tiền bán sức lao động của mình là chủ yếu, trong khi giai cấp tư bản có thu nhập từ tư bản là chính, như A. Smith đã vạch ra từ hơn hai trăm năm trước đây.Doanh nghiệp XHCN không phải cứ nghĩ là ra!(Đoàn Tiểu Long, Tuần Việt Nam)Cũng như "mô hình" doanh nghiệp TBCN xưa kia, "mô hình" doanh nghiệp XHCN này phải tự mình mở lối đi cho mình, tự mình chứng tỏ sức sống của mình. Chỉ có thực tiễn mới cho câu trả lời cuối cùng về sự tồn vong của nó.Đối với nhiều người, kinh tế thị trường ở đâu và lúc nào cũng chỉ là kinh tế thị trường. Họ không phân biệt được các hình thái khác nhau của nó ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Rất nhiều người đánh đồng kinh tế TBCN với kinh tế thị trường nói chung. Đối với họ, khái niệm "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN" là một khái niệm hết sức phi lý. Họ cũng không bao giờ đặt câu hỏi, liệu có "nền kinh tế thị trường định hướng TBCN" hay không?Kinh tế học marxist, trái lại, phân chia kinh tế thị trường thành nhiều giai đoạn phát triển. Việc phân chia này rất quan trọng vì ứng với mỗi giai đoạn nhất định có những phạm trù, quy luật nhất định. Hoặc, cùng một quy luật kinh tế nhưng ở mỗi giai đoạn lại có cách biểu hiện khác nhau mà nếu không nắm được thì sẽ không hiểu được nhiều hiện tượng, ví dụ như khủng hoảng kinh tế.Khởi thủy là kinh tế thị trường sơ khai, nơi con người mới bắt đầu quá trình trao đổi những sản phẩm dư ra ngoài số đã tiêu dùng (nhiều nơi ở Việt Nam và trên thế giới vẫn đang còn trong giai đoạn này).Tiếp đó là giai đoạn kinh tế hàng hóa, khi người ta chấm dứt việc sản xuất tự cung tự cấp, mà tập trung sản xuất một số sản phẩm nhất định nhằm mục đích trao đổi lấy các sản phẩm khác. Trong giai đoạn này mỗi người sản xuất sở hữu một ít tư liệu sản xuất của riêng mình, tự sản xuất, tự tiêu thụ, không ai làm thuê cho ai. Các nhà kinh tế học cổ điển gọi giai đoạn này là nền sản xuất hàng hóa giản đơn.Cuối cùng là giai đoạn kinh tế thị trường TBCN, với nét đặc trưng là tư liệu sản xuất tập trung trong tay một số ít người, còn đa số không có tư liệu sản xuất và phải đi làm thuê cho số kia.Lần ngược lại lịch sử, ở cuối giai đoạn phát triển của nền sản xuất hàng hóa giản đơn bắt đầu xuất hiện những nhà tư bản đầu tiên. Đó là những người thay vì tự mình sản xuất, hoặc bắt vợ con, một vài người thân làm cùng trong xưởng nhà, thì nghĩ đến chuyện thuê mướn thêm lao động bên ngoài để mở rộng sản xuất.Để làm được điều đó cần có ba điều kiện. Thứ nhất, người đó phải tích lũy được một lượng vốn nhất định, đủ để mua sắm tư liệu sản xuất và thuê mướn nhân công.Thứ hai, phải có những người lao động tự do, không bị lệ thuộc vào ai về mặt thân thể, không có tư liệu sản xuất, sẵn sàng đi làm thuê (hai điều này Marx phân tích tỷ mỷ trong quyển I bộ Tư bản).Thứ ba, nhà tư bản phải tin tưởng rằng thuê mướn nhân công thì tốt hơn là tự mình làm lấy mọi việc, rằng có khả năng quản lý được đám người làm thuê đó. Điều này ẩn chứa một rủi ro khá lớn cho nhà tư bản. Tâm lý con người luôn cho rằng tự mình làm lấy, hoặc vợ con, người thân của mình làm mà còn chưa yên tâm, thế thì thuê người lạ chỉ tổ chúng nó phá hoại, ăn cắp, dăm hôm là sạt nghiệp. Tâm lý này vẫn còn thống trị tới tận ngày nay, bằng chứng là sự tồn tại của lối quản trị kiểu gia đình tại rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam.Trong số những người đi đầu đó đã có nhiều người thất bại, và cũng có một số thành công. Những doanh nghiệp đó có thể coi là những mầm mống đầu tiên của một phương thức sản xuất mới - phương thức sản xuất TBCN dựa trên chế độ lao động làm thuê. Và giai đoạn đó, với sự xuất hiện của những doanh nghiệp làm ăn theo lối TBCN đầu tiên, bên cạnh lối làm ăn truyền thống, có thể gọi là giai đoạn "nền kinh tế thị trường định hướng TBCN".Mô hình doanh nghiệp theo lối TBCN ngày càng chứng tỏ ưu thế của mình trước lối sản xuất tiểu chủ cả về năng suất, chi phí cũng như khả năng mở rộng quy mô sản xuất, và nền sản xuất xã hội ngày càng chuyển sang lối TBCN, cho tới khi phương thức sản xuất TBCN thống trị trong toàn xã hội.Giờ đây, ở những nơi mà phương thức sản xuất TBCN đã rất phát triển, việc xuất hiện những doanh nghiệp theo lối tập thể, với các nét đặc trưng sau:- công hữu về tư liệu sản xuất;- không có các cổ đông, không có ông chủ và người làm thuê, chỉ có những người lao động cùng nhau sử dụng, quản lý tài sản công ty một cách bình đẳng, dân chủ;- lợi nhuận, ngoài phần dùng để lập các quỹ và mở rộng cơ sở vật chất, quy mô kinh doanh, thì được chia theo công sức đóng góp của mỗi thành viên; có thể coi là những mầm mống của phương thức sản xuất mới - XHCN.Điều kiện tiên quyết để một tổ chức kinh tế tập thể có thể hình thành là mỗi thành viên của tổ chức đó phải từ bỏ ý thức về tư hữu, thay vào đó là ý thức về công hữu. Ở một số tổ chức, như các trường đại học phi lợi nhuận, nơi vốn thành lập ban đầu và cả vốn hoạt động sau này là do một số Mạnh Thường Quân đóng góp, thì người lao động tương đối dễ dàng từ bỏ ý thức tư hữu (vì bản thân họ không góp vốn, mà chỉ tham gia sử dụng).Vấn đề sẽ phức tạp hơn nếu các thành viên của tổ chức tự góp vốn (như cách thức hình thành HTX). Cái tư duy "góp bao nhiêu thì phải được chia bấy nhiêu" còn chi phối người ta rất mạnh, và người ta khó chấp nhận việc từ bỏ quyền sở hữu đối với phần đóng góp của mình, chỉ nhận phần chia theo công sức lao động.Trong trường hợp này, giải pháp khả thi có lẽ là thành lập doanh nghiệp tập thể, hay HTX, từ những người có vốn đóng góp ban đầu tương đương nhau, ví dụ mỗi người nông dân cùng góp một số ruộng, công cụ, một số tiền như nhau, để khỏi lấn cấn về chuyện nhiều ít. Số vốn góp này sẽ được trả lại dần dần cho người góp từ lợi nhuận của doanh nghiệp, để cuối cùng mọi tài sản của doanh nghiệp hoàn toàn có nguồn gốc từ lao động của các thành viên tích tụ lại. Rất có thể sau đó các thành viên sẽ dần thấy đúng là góp gió thành bão, rằng ba cây chụm lại nên hòn núi cao, làm ăn tập thể kiểu này rõ ràng tốt hơn nhiều so với làm ăn cá thể manh mún. Và cùng với sự phát triển của doanh nghiệp thì ý thức tập thể của họ cũng ngày một nâng cao.Đồng thời, do doanh nghiệp không còn nợ vốn góp của ai cả, và do thu nhập của doanh nghiệp được chia cho các thành viên theo công sức đóng góp thuần túy về mặt lao động, chứ không phải về mặt vốn góp, nên doanh nghiệp có thể thu nhận thêm thành viên mới mà không phải lấn cấn về chuyện thành viên sáng lập phải được hưởng nhiều hơn thành viên mới như thường thấy ở các công ty cổ phần.Có một con đường khác hình thành nên các doanh nghiệp XHCN. Ở những nước có đảng cầm quyền đi theo đường lối XHCN như Thụy Điển, Nhà nước đứng về phía người lao động, và đặt ra luật lệ nhằm giảm phần giá trị thặng dư của giới chủ, tăng phần trả cho người lao động. Như thế, tuy phương thức sản xuất vẫn là TBCN dựa trên lao động làm thuê, nhưng phương thức phân phối đã không còn hoàn toàn theo lối TBCN, mà đã có hơi hướng XHCN.Nhiều người lo rằng nếu Nhà nước cứ tiếp tục đánh thuế thu nhập doanh nghiệp cao như thế thì sẽ khiến cho giới chủ nản lòng, không còn muốn làm ăn ở Thụy Điển nữa, và Nhà nước sẽ không thu được thuế. Không thu được thuế thì mọi chính sách an sinh xã hội sẽ bị khủng hoảng ngay lập tức.Thực ra, các chủ doanh nghiệp Thụy Điển dù có bất mãn với chính sách tái phân phối đến mấy thì cũng khó mà bỏ đi nơi khác. Bởi lẽ họ không thể tha nhà máy đi nơi khác được; họ chỉ có thể bán lại nó cho người khác, mà nếu thế thì tình hình chẳng có gì thay đổi. Người Trung Quốc hiểu rõ điều này khi đưa ra chủ trương "bất cầu sở hữu, đán cầu sở tại", tức là không quan trọng xí nghiệp thuộc sở hữu của ai, quan trọng là xí nghiệp được đặt tại Trung Quốc. Một khi đã đặt nhà máy tại Trung Quốc rồi thì các nhà đầu tư nước ngoài rất khó rút vốn để chuồn đi nơi khác. Trừ phi chịu bán rẻ cho người bản xứ.Nếu như chủ doanh nghiệp Thụy Điển nào đó muốn chuồn đi nơi khác nhưng không tài nào bán được công ty của mình cho các nhà đầu tư khác, thì họ chỉ còn một cách là bán rẻ cho Nhà nước, hoặc cho chính bản thân tập thể người lao động của công ty. Nếu Nhà nước hỗ trợ vốn cho người lao động mua lại công ty, biến công ty thành sở hữu tập thể, tức là công hữu đúng nghĩa, thì một công ty XHCN đã ra đời. Công ty vẫn cứ tiếp tục làm ăn kinh doanh như trước kia, có lẽ còn tốt hơn trước kia, và sau một thời gian có thể trả lại Nhà nước khoản hỗ trợ khi trước.Cũng như các doanh nghiệp TBCN đầu tiên, các doanh nghiệp tập thể kiểu này có thể thất bại mà cũng có thể thành công. Nếu một số trong chúng thành công và ngày càng nhân rộng, thì có thể coi giai đoạn này là "nền kinh tế thị trường định hướng XHCN". Để đến khi trong xã hội còn toàn những doanh nghiệp kiểu này, do tính ưu việt của mình so với các doanh nghiệp theo kiểu TBCN, lúc đó sẽ có nền kinh tế thị trường XHCN - một khái niệm mà đối với nhiều người là cực kỳ mâu thuẫn. Cuối cùng, khi bản thân các doanh nghiệp tập thể đó không cạnh tranh với nhau nữa, mà liên hiệp lại vì lợi ích chung của toàn xã hội, lúc đó ta sẽ có nền kinh tế XHCN hoàn chỉnh.Có thể nhiều người sẽ nói rằng mô hình đó khó khả thi lắm, rằng một vài doanh nghiệp lẻ tẻ thì may ra, chứ nhân rộng lên toàn xã hội thì... Thực ra cách suy nghĩ đó không khác gì cái nhìn nghi ngờ của người xưa đối với những doanh nghiệp TBCN đầu tiên.Vả chăng, không nên gọi đó là mô hình, theo nghĩa là sản phẩm do ai đó nghĩ ra nhằm những mục tiêu chủ quan, duy ý chí nào đó. Nó là một thực tế đã tồn tại (ví dụ như các trường đại học phi lợi nhuận kiểu Harvard, các doanh nghiệp xã hội bất vụ lợi đang xuất hiện ngày một nhiều), và nó xuất hiện một cách tự nhiên, do những nhu cầu thực nào đó của xã hội, chứ không phải vì ai đó nghĩ rằng nên làm như thế để xóa bỏ bóc lột, để lập lại công bằng xã hội, để xây dựng thiên đường XHCN...Và cũng như "mô hình" doanh nghiệp TBCN xưa kia, "mô hình" doanh nghiệp XHCN này phải tự mình mở lối đi cho mình, tự mình chứng tỏ sức sống của mình. Chỉ có thực tiễn mới cho câu trả lời cuối cùng về sự tồn vong của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Không phải cứ gán mác là thành xã hội chủ nghĩa!.docx