Khu công nghiệp sinh thái

Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghiệp xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Vậy, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là một việc cần thiết đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, cùng với việc nâng cao mức sống của người dân. Công cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn cầu, với sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới với các quá trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Công nghiệp là động lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ thuật mới như người máy, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới và công nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp truyền thống. Tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế một số loại nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp hoá hiện đại hoá [1]. Mặc dù có các tiến bộ quan trọng như vậy nhưng đồng thời công nghiệp hoá lại đưa đến những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn kinh tế giữa người với người, mâu thuẫn sinh thái học giữa con người với thiên nhiên. Chính những mâu thuẫn này đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, nó làm ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ra tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ tầng ozôn… Vậy làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm do các ngành công nghiệp gây ra. Một trong những biện pháp chính là xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Vậy công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam và các nước trên Thế giới đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái như thế nào…? Nhưng trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm liên quan đến ô nhiễm công nghiệp trong phần tiếp theo để có thể phân tích sâu hơn về vấn đề này.

docx12 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8331 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khu công nghiệp sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM BỘ MÔN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG ----o0o---- / Bài tiểu luận môn Kinh Tế Môi Trường Đề tài: Ô NHIỄM CÔNG NGHIỆP VÀ KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI GVHD: Th.s: Bùi Đức Kính NHÓM 10: Nguyễn Văn Tự_08115042 Bùi Văn Tường_08115089 Phạm Thị Uyển_08115044 Nguyễn Thị Bảo Xuyên_08115049 Đào Tuấn Vũ_ 08115046 Nguyễn Thùy Yến_ 08115050   Contents Mục lục 1. Giới thiệu 3 2. Tổng quan về ô nhiễm công nghiệp: 3 2.1. Khái niệm ô nhiễm công nghiệp 3 2.2. Hiện trạng chung của các khu công nghiệp 4 2.3. Nguyên nhân 5 2.4. Các giải pháp bảo vệ môi trường các khu công nghiệp 6 3. Khu Công Nghiệp Sinh Thái 6 3.1 . Khái niệm KCNST 6 3.2. Mục tiêu của KCNST 7 3.3. Nguyên tắc xây dựng KCNST 7 3.4.Yêu cầu đối với KCNST 8 3.5. Các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái 8` 3.6. Lợi ích của việc phát triển KCNST 8 3.7. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển 9 Đan Mạch, KCNST Kalundborg 9 3.8. Tình hình xây dựng KCNST ở Việt Nam 10 4. Kết luận 11  Tài liệu tham khảo 12 Giới thiệu Như chúng ta đã biết, nhiệm vụ quan trọng nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, không qua chế độ tư bản là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghiệp xã hội, trong đó có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến. Vậy, muốn thực hiện thành công nhiệm vụ quan trọng nói trên nhất thiết phải tiến hành công nghiệp hoá. Công nghiệp hoá là một việc cần thiết đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, cùng với việc nâng cao mức sống của người dân. Công cuộc cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII ở Châu Âu đã có sự tác động tới toàn cầu, với sự tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã đưa đến quá trình công nghiệp hoá trên toàn thế giới với các quá trình cơ khí hoá nông nghiệp, cơ giới hoá và đô thị hoá. Công nghiệp là động lực của sự phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Những thành tựu của kỹ thuật mới như người máy, máy vi tính, ô tô, vi điện tử, laze, công nghệ thông tin, nguyên liệu mới và công nghệ sinh học đã cung cấp cơ sở và động lực cho sự hiện đại hoá nền công nghiệp truyền thống. Tái sử dụng chất thải công nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng và thay thế một số loại nguyên vật liệu là xu hướng nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp hoá hiện đại hoá [1]. Mặc dù có các tiến bộ quan trọng như vậy nhưng đồng thời công nghiệp hoá lại đưa đến những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn kinh tế giữa người với người, mâu thuẫn sinh thái học giữa con người với thiên nhiên. Chính những mâu thuẫn này đã phá hoại môi trường sống của chúng ta, nó làm ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ra tiếng ồn, mưa axit, hoang mạc hoá, sự ấm lên toàn cầu và phá huỷ tầng ozôn… Vậy làm thế nào vừa tiến hành công nghiệp hoá để phát triển kinh tế mà không gây những ảnh hưởng xấu đến môi trường, làm giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm do các ngành công nghiệp gây ra. Một trong những biện pháp chính là xây dựng khu công nghiệp sinh thái. Vậy công nghiệp sinh thái là gì? Nó có những ưu điểm gì? Việt Nam và các nước trên Thế giới đã xây dụng khu công nghiệp sinh thái như thế nào…? Nhưng trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu các khái niệm liên quan đến ô nhiễm công nghiệp trong phần tiếp theo để có thể phân tích sâu hơn về vấn đề này. Tổng quan về ô nhiễm công nghiệp: Khái niệm ô nhiễm công nghiệp [2] Ô nhiễm công nghiệp là ô nhiễm mà nó liên quan trực tiếp tới các ngành công nghiệp, trái ngược với các nguồn ô nhiễm khác. Hình thức ô nhiễm này là nguyên nhân hàng đầu gây ô nhiễm trên toàn thế giới, ví dụ, tại hoa kì cơ quan bảo vệ môi trường ước tính rằng có đến 50% nước ô nhiễm là do ngành công nghiệp.Do phạm vi ảnh hưởng của nó, ô nhiễm công nghiệp là một vấn đề nghiêm trọng đối với toàn bộ hành tinh, đặc biệt là ở các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa. Ô nhiễm là một điều không thể tránh khỏi trong nền văn minh hay đúng hơn là sự phát triển công nghiệp. Ô nhiễm là hậu quả không thể tránh khỏi khi con người có những quan điểm sai lầm. Lynn White (1967) và Ian Mc Harg (1969), Judoe - đạo đức Kitô giáo dạy con người rằng ông có thể làm bất cứ điều gì ông muốn với trái đất, nhưng tác giả như Southwick (1976) lại cho rằng vấn đề ô nhiễm liên quan đến sự bùng nổ dân số. Ô nhiễm công nghiệp trở nên phổ biến và nhanh chóng lan rộng vào những năm 1800, với sự bắt đầu là cuộc Cách mạng Công nghiệp. sự cải tiến các phương tiện sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp đã cho phép sản xuất ra khối lượng lớn hơn và tạo ra một sự gia tăng tương ứng trong ô nhiễm. Ô nhiễm công nghiệp được chia làm 4 loại: Ô nhiễm nước Ô nhiễm không khí Ô nhiễm đất Ô nhiễm tiếng ồn Trong đó, ô nhiễm do nước thải công nghiệp là hình thức phổ biến nhất của ô nhiễm công nghiệp. Các nguồn gây ra ô nhiễm công nghiệp Nguồn một điểm: hóa chất và các ngành nghề liên quan, nhà náy điện, nhà máy lọc dầu khí. Nguồn nhiều điểm: toàn bộ khu vực tham gia sản xuất. Nguồn đường dây: đốt nhiên liệu hóa thạch trong tự động hóa. Nguồn không điểm: phương tiện vận chuyển, máy móc dùng trong nông nghiệp, tàu thuyền trên sông Hiện trạng chung của các khu công nghiệp [3]: Về nước thải Nước thải từ khác khu công nghiệp có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng. Khoảng 70% trong số hơn 1 triệu m3 nước thải/ ngày từ các khu công nghiệp được xả thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua xử lí đã gây ô nhiễm môi trường nước mặt. Chất lượng nước mặt tại các vùng chịu tác động của nguồn thải từ các khu công nghiệp đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông: Đồng Nai, Cầu, Nhuệ - Đáy. Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ gia tăng lượng nước thải từ các KCN và tỷ lệ gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vực trong toàn quốc từ năm 2006- 2008 Về khí thải Ô nhiễm không khí ở các khu công nghiệp mang tính cục bộ, tập trung nhiều ở các khu công nghiệp cũ, do các nhà máy trong khu công nghiệp sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải. Vấn đề ô nhiễm không khí tại các khu công nghiệp chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số khu công nghiệp có xuất hiện ô nhiễm CO, SO2 và NO2. Biểu đồ 2.2. Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm không khí từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 . Đơn vị: kg/ngày Về chất thải rắn Lượng CTR từ các khu công nghiệp có chiều hướng gia tăng, tập trung nhiều nhất tại các khu công nghiệp vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam. Trong đó thành phần CTR nguy hại chiếm khoảng 20%, tỷ lệ CTR có thể tái chế hoặc tái sử dụng khá cao. Hiện nay vấn đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng CTR tại các khu công nghiệp còn nhiều bất cập, đặc biệt đối với việc quản lý, vận chuyển và đăng ký nguồn thải đối với chất thải nguy hại. Nguyên nhân Quy trình sản xuất công nghiệp khác nhau đòi hỏi những chất khác nhau mà những chất đó thì độc hại đối với môi trường, vì thế chúng được xem là chất gây ô nhiễm. Sự sản sinh các chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất, xâm nhập vào không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau. Điều này đã tác động đến cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái cũng như con người và do đó giải phóng các chất độc hại từ các ngành công nghiệp là nguyên nhân chính của ô nhiễm công nghiệp. Các chất gây ô nhiễm thông thường là chất lắng (muội, khói, bụi), khí (lưu huỳnh dioxide, carbon monoxide, nitrogen oxide, hydrogen sulphide, amoniac. clo vv), các hợp chất hóa học (aldehyt, arsines, phosgens , chất tẩy rửa, sơn), kim loại (chì, kẽm, thủy ngân, crôm, đồng vv), economic poisons (thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, vv), nước thải, nhiệt, chất phóng xạ… Các giải pháp bảo vệ môi trường các khu công nghiệp [3] Từ hiện trạng môi trường khu công nghiệp ,những bất cập và khó khăn thách thức trong công tác quản lý môi trường khu công nghiệp, việc đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn tồn tại, bao gồm: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý môi trường các khu công nghiệp , từ việc phân cấp và phân công trách nhiệm đến việc tăng cường năng lực cán bộ và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan Rà soát, bổ sung các văn bản chính sách, pháp luật, tăng cường các biện pháp thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp Đẩy mạnh việc triển khai công tác bảo vệ môi trường của chính các khu công nghiệp , chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung, thực hiện nghiêm túc chế độ tự quan trắc và báo cáo môi trường Thực hiện quy hoạch khu công nghiệp gắn với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và BVMT và một số giải pháp khuyến khích bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp . Nhằm triển khai các giải pháp nêu trên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan quản lý môi trường từ cấp trung ương đến địa phương, đồng thời cần có sự tham gia đóng góp ý kiến và sự đồng thuận của chính các khu công nghiệp và doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Giải pháp tốt nhất để giảm thiểu ô nhiễm công nghiệp chính là xây dựng các khu công nghiệp sinh thái. Khu Công Nghiệp Sinh Thái . Khái niệm KCNST [4] Khái niệm KCNST được hai nhà khoa học Mỹ là Frosch và Gallopoupos đề xuất vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX. KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp (DN). / Hình 1. Sơ đồ chức năng hệ sinh thái công nghiệp Các nhà khoa học cho rằng: Hệ thống CN không phải là các thực thể đơn lẻ mà là tổng thể các hệ thống giống như hệ sinh thái tự nhiên (STTN). STHCN tìm cách loại trừ khái niệm "chất thải" trong SXCN. Sơ đồ trên hình 1 phản ánh mô hình hoạt động SXCN theo hệ thống, các dòng năng lượng và vật chất luân chuyển tuần hoàn. Những bán thành phẩm, chất thải hoặc năng lượng thừa có cơ hội quay vòng tối đa ngay bên trong hệ thống, giảm đến mức thấp nhất các chất thải phát tán vào môi trường tự nhiên. Như vậy, KCNST là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. Mục tiêu của KCNST [6] Mục tiêu của KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các DN tham gia KCNST đồng thời giảm thiểu các tác động xấu lên môi trường. Cụ thể là: - Tập hợp các doanh nghiệp độc lập vào Hệ Sinh thái công nghiệp - Các cơ sở sản xuất thu được nguồn lợi về kinh tế do trao đổi, chuyển nhượng hoặc bán các sản phẩm phụ của mình cho các XN khác trong cùng hệ thống trong mối quan hệ cung - cầu, đôi bên cùng có lợi. - Giảm đáng kể những chi phí xử lý, khắc phục sự cố môi trường đối với chất thải. Thiết lập chu trình khép kín tái sử dụng và tái chế, cân bằng đầu ra và đầu vào với khả năng cung cấp và tiếp nhận của Hệ STTN. Nguyên tắc xây dựng KCNST [4] Phát triển KCNST theo quy luật của hệ sinh thái tự nhiên: - Tạo sự cân bằng sinh thái từ quá trình hình thành đến phát triển của khu công nghiệp (lựa chọn địa điểm, quy hoạch thiết kế, thi công xây dựng, hệ thống HTKT, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,…). - Mọi hoạt động liên quan tới phát triển KCNST cần được tiến hành đồng bộ, hợp nhất trên nguyên tắc bảo vệ môi trường và phù hợp với hệ sinh thái tự nhiên. b) Thiết lập hệ sinh thái công nghiệp (HSTCN) trong và ngoài KCNST - Tạo chu trình sản xuất tuần hoàn giữa các doanh nghiệp trong khu công nghiệp cũng như giữa doanh nghiệp trong khu công nghiệp với các doanh nghiệp hay các khu vực chức năng khác ở bên ngoài. - Giảm thiểu và tái sử dụng sử dụng các nguồn năng lượng, nước. Tận dụng các nguồn năng lượng, nước thừa trong quá trình sản xuất. Sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái sinh: mặt trời, sức gió, sức nước,... - Giảm thiểu sử dụng các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên không thể tái tạo được. Khuyến khích sử dụng các nguyên vật liệu tái sinh. Hạn chế sử dụng các chất gây độc hại. - Giảm thiểu lượng phát thải, đặc biệt là các chất thải độc hại. - Thu gom và xử lý triệt để các chất thải bằng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tái sử dụng tối đa các chất thải. c) Thiết lập “cộng đồng” doanh nghiệp trong KCNST - Hợp tác mật thiết và toàn diện giữa các doanh nghiệp trong KCNST cũng như với các doanh nghiệp bên ngoài, chia sẻ thông tin và các chi phí dịch vụ chung như: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất sạch và đổi mới công nghệ thân thiện với môi trường. - Khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân hợp tác tham gia bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái trong và ngoài KCN. - Phát triển tổ hợp các chức năng (công nghiệp, dịch vụ, công cộng, ở,...) và phát huy tối đa mối quan hệ tương hỗ giữa chúng. 3.4.Yêu cầu đối với KCNST [4] - Phải tương thích về quy mô diện tích chiếm đất, sử dụng nguyên - nhiên liệu, bán thành phẩm, chất thải,... - Giảm khoảng cách giữa các cơ sở sản xuất. - Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình trao đổi. - Kết hợp giữa phát triển CN với các Hệ STTN lân cận: vùng nông nghiệp, cộng đồng dân cư. Các tiêu chí của khu công nghiệp sinh thái [4] Theo Ernest A. Lowe (2001), thành tựu của một KCNST là cải thiện hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hoá các tác động môi trường của các công ty này. Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh (mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch hơn, phòng chống ô nhiễm; sử dụng năng lượng hiệu quả; và hợp tác liên công ty. Một KCNST cũng cố gắng mang lại lợi ích cho cộng đồng xung quanh để bảo đảm rằng các tác động ròng của sự phát triển là tích cực. Một KCN sinh thái đúng nghĩa cần có nhiều hơn: • Một quá trình trao đổi phụ phẩm đơn hoặc một mạng lưới trao đổi phụ phẩm • Một cụm doanh nghiệp tái chế • Một tập hợp các công ty công nghệ môi trường • Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm “xanh” • Một khu công nghiệp sinh thái được thiết kế trên nền thân thiện với môi trường (VD: một khu công nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời) • Một khu công nghiệp với cơ sở hạ tầng hoặc các công trình thân thiện với môi trường • Một khu vực phát triển hỗn hợp(công nghiệp, thương mại, và khu dân cư). Một khu công nghiệp sinh thái có thể có mặt bất cứ yếu tố nêu trên; tuy nhiên, để làm thành một khu công nghiệp sinh thái, nền tảng là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp thành viên và giữa các doanh nghiệp với môi trường. Lợi ích của việc phát triển KCNST [4] Dựa trên định nghĩa phân tích về chi phí lợi ích ta có thể thấy các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể như sau: a. Đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCNST - Giảm chi phí, tăng hiệu quả SX bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải. - Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác. - Những lợi ích cho các Doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST. b. Đối với SXCN nói chung - KCNST là một động lực phát triển kinh tế CN của toàn khu vực: tăng giá trị SXCN, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động. - Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành CN nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển. - Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới. c. Lợi ích cho xã hội - KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực CN và dịch vụ. - Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống HTKT,... - Tạo bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với SXCN lâu nay. - KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững. d. Lợi ích cho môi trường - Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về SXS, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác. - Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, XD, tổ chức hệ thống HTKH, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất XD và khu vực xung quanh. - Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về BVMT. * So sánh với mô hình KCN truyền thống So sánh mô hình khu công nghiệp truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình khu công nghiệp truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận. Phân tích và tổng hợp các quan điểm về STCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận SXCN thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức SXCN như là Hệ sinh thái của mọi tổ chức - trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng. Kinh nghiệm xây dựng KCNST từ các nước có nền CN phát triển Đan Mạch, KCNST Kalundborg [6] Hình 1: Vị trí địa lí và sơ đồ KCN Kalundborg Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà Máy Điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%. 60% năng lượng còn lại được thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước. Bằng cách sử dụng năng lượng thất thoát sẵn có này vào những mục đích khác, Nhà Máy Điện Asnaes đã sử dụng 90% năng lượng có từ than. 225.000 tấn hơi sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu vực, nhờ đó giảm được nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19.000 tấn dầu/năm. Nhà Máy Điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các trang trại nuôi cá. Bùn từ các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón. 14.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Lọc Dầu Statoil đã giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống. 215.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Sản Xuất Dược Phẩm Và Enzyme Novo Nordisk. Các sản phẩm phụ cũng được thu hồi và tái sử dụng khá hữu hiệu. 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/năm từ hệ thống hấp thu khí SO2 của Nhà Máy Điện Asnaes được thu hồi và cung cấp cho Gyproc - một công ty sản xuất ván lát tường. Hàng năm, nhà máy Điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ sinh ra từ quá trình đốt than làm vật liệu xây dựng và làm đường. Ethane và Methane sinh ra từ Nhà Máy Lọc Dầu Statoil là nhiên liệu cho lò sấy của Công Ty Gyproc và các lò hơi của Nhà Máy Điện Asnaes. Công Ty Gyproc tiêu thụ 900 kg methane và ethane/giờ và Nhà Máy Điện Asnaes có thể giảm được 30.000 tấn than cần sử dụng hàng năm. Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu huỳnh của Nhà Máy Lọc Dầu Statoil được dùng để sản xuất acid sulphuric. Bùn giàu chất dinh dưỡng từ Nhà Máy Novo Nordisk được tái sử dụng làm phân bón cho các nông trường xung quanh. Mô hình hệ sinh thái công nghiệp của KCN Kalundborg được biểu diễn tóm tắt trong Hình. Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm:  - Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp về phương diện “trao đổi chất thải” - Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn; - Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN; - Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững; - Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng. Thực tế vận hành KCNST Kalundborg, Đan Mạch từ những năm 1970 đến nay (2003) cho thấy mang lại những lợi ích thiết thực như sau (Côté và Hall, 1995; Cohen-Rosenthal và McGalliard, 2003). - Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên + Dầu : 19.000 tấn/năm;         + Than đá : 30.000 tấn/năm;          + Nước : 600.000 m3/năm.  - Giảm tải lượng khí thải phát sinh          + CO2 : 130.000 tấn/năm;          + SO2 : 3.700 tấn/năm.   - Tái sử dụng phế phẩm          + Tro : 135 tấn/năm;          + Sulphua : 2.800 tấn/năm;          + Thạch cao : 80.000 tấn/năm;          + Nitơ trong bùn : 800.000 tấn/năm. Tình hình xây dựng KCNST ở Việt Nam Vườn công nghiệp Bourbon An Hòa được khởi công xây dựng ngày 30/10/2009 và được xem là KCN đầu tiên ở Việt Nam xây dựng theo tiêu chí khu công nghiệp sinh thái. Đây là khu công nghiệp có quy mô khá lớn, lên tới 1.020ha, có thể tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp. Trên thực tế Việt Nam cũng đã có những chiến lược nghiên cứu và xây dựng những mô hình KCNST cho các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, chẳng hạn như: Vào ngày 26-7/2006, hội thảo “Xây dựng mô hình KCNST: Nghiên cứu điển hình tại Khu Chế xuất (KCX) Linh Trung 1” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Trường ĐH Văn Lang tổ chức, hơn 60 đại biểu đến từ các KCN-KCX, các nhà khoa học về môi trường và kinh tế của TP.HCM đều đồng ý với việc xây dựng KCX Linh Trung thành KCN sinh thái. [8] Tổ chức đào tạo về phát triển KCNST trong 2 ngày từ 18 - 19/3/2004, Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Dệt - May và Chương trình Môi trường Mỹ - á tại Việt Nam đã phối hợp tổ chức khóa đào tạo về Phát triển KCNST (EID). Tại khóa học này, các học viên dược giới thiệu về: Quy chế bảo vệ môi trường khu công nghiệp Dệt - May phố Nối; ứng dụng phương pháp phân tích lợi nhuận/chi phí trong EID … Với những quyết định và bước đi trong định hướng phát triển khu công nghiệp sinh thái đã mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức: a. Cơ hội [9] - Chuyển đổi từ mô hình khu công nghiệp truyền thống thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía nam sang mô hình KCNST trên nền tảng của vị trí khu đất hiện có, không cần hình thành trên một địa điểm mới, do vậy không ảnh hưởng tới quỹ đất đô thị và không bị chi phối bởi sự bành trướng của quá trình đô thị hoá và không xâm phạm tới đất đai nông nghiệp có giá trị. - Sử dụng có hiệu quả của hệ thống hạ tầng kỹ thuật có sẵn. - Sử dụng mạng lưới giao thông vận chuyển hiện hữu của vùng, kết nối với mạng lưới giao thông thuỷ, đường bộ, đường sắt và đường hàng không quốc gia và quốc tế. b. Thách thức [9] Trường hợp trên khu đất của khu công nghiệp cũ: - Khó xây dựng được Hệ STCN đối với bán thành phẩm, phụ phẩm, chất thải nguyên liệu và năng lượng ở đầu vào, đầu ra, vận chuyển trong một số DN hiện hữu và chuyển đổi thành công nghệ Bảo vệ môi trường. - Khó giải quyết mâu thuẫn giữa các DN có sẵn hay tham dự mới vào KCNST. - Khó xác định chính xác năng lực của Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hiện hữu và các hệ thống dịch vụ khác để chuyển đổi sang Hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. Thật sự khó khăn đối với các DN không đủ tiêu chuẩn là DN thành viên của KCNST phải di dời hay chuyển đổi ngành nghề SX để trở thành các STCN. Trường hợp trên khu đất hoàn toàn mới: - Thuận lợi triển khai hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo chủ đề môi trường đã định. - Chi phí đầu tư cho hệ thống này sẽ rất cao và phụ thuộc rất nhiều vào tiềm lực Hạ tầng kỹ thuật toàn vùng. - Tối ưu hoá dòng năng lượng và nguyên liệu còn phụ thuộc khả năng tổ chức. Kết luận Trong tình hình hiện nay, các vấn đề nãy sinh ngày càng nhiều từ mô hình KCN truyền thống đã bộc lộ những hạn chế nhất định xét từ góc độ môi trường cũng như hiệu quả kinh tế. Qua đó, mô hình khu công nghiệp sinh thái ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế bền vững, mà còn là công cụ bảo vệ môi trường hữu hiệu mang tính toàn cầu. Vì vậy, xây dựng khu công nghiệp sinh thái là nhiệm vụ quan trọng trong việc hướng đến một nền kinh tế bền vững trong tương lai. Việt Nam với nhiều tiềm năng sẵn có, thuận lợi cũng như khó khăn cho việc xây dựng một nền công nghiệp sinh thái. Chúng ta cần phải nắm bắt cơ hội và tạo mọi điều kiện để phát triển nền công nghiệp sinh thái để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp và tránh những tác hại về môi trường mà các nước đi trước đã mắc phải từ trước đến nay. Tài liệu tham khảo [1] Sinh thái phát triển; 1998,NXB ĐHQG Hà Nội. [2] [3] Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009: Môi trường khu công nghiệp Việt Nam  [4] [5] [6] [7] [8] [9]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKhu Công Nghiệp Sinh Thái.docx
Luận văn liên quan