Cuộc khủng hoảng nợ của Argentina chính là bài học về sự ảo tưởng quá mức về những thành công trong tăng trưởng mà quên đi những vấn đề nội bộ. Rút ra được những kinh nghiệm về các vấn đề nội bộ của Argentina, chúng ta cần phải chú ý giải quyết triệt để, đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt và thất thoát, bộ máy tiến hành thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán.
Nhưng vượt lên trên tất cả những điều này, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là việc quốc gia thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài, điều mà chúng ta đã thấy ở phần trên về sự phản ứng đầy khôi hài của các nhà tài trợ và người dân về việc quốc hội nước này vào cuộc quá chậm trễ để cứu vãn tình hình. Chừng nào chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, chừng đó nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện cũng không phải là điều quá xa vời.
48 trang |
Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 8944 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng nợ Argentina (2001-2002), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân lo sợ cho sự an toàn của số tiền đã gửi và không biết chất lượng danh mục cho vay của ngân hàng, người gửi tiền đổ xô đến ngân hàng rút tiền, dẫn đến tình trạng hoảng loạn ngân hàng bắt đầu từ ngày 11/10/2001. Tình hình này, cộng với nhận thức chính phủ sẽ tuyên bố vỡ nợ , dẫn đến tới cuộc tấn công đầu cơ vào đồng peso của Argentina và đồng tiền này đã sụp đổ- giảm tới trên 70% giá trị. Nó làm cho các doanh nghiệp có mức nợ cao bằng đồng tiền nước ngoài hoàn toàn mất khả năng trả nợ. Tình hình này càng làm tăng vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức. Kết quả, người cho vay trong nước và nước ngoài ít sẵn sàng cho vay hơn nữa làm sụt đổ hoạt động kinh tế và tốc độ tăng GDP thực tế đã giảm. Sự suy giảm trong dòng tiền mặt và bảng tổng kết tài sản của các doanh nghiệp và các hộ gia đình làm cho tình trạng khủng hoảng ngân hàng ngày càng tồi tệ hơn làm cho vấn đề lựa chọn tiêu cực và rủi ro đạo đức trên thị trường tài chính xấu đi do ngân hàng ít có khả năng đóng vai trò truyền thống của mình là trung gian tài chính.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng, khủng hoảng đem lại hậu quả rất xấu đối với Argentina, nhưng tác động ra thế giới bên ngoài thì không đáng kể, chỉ có Tây Ban Nha và Nam Phi, nơi có nhiều công ty có quan hệ làm ăn lớn với Argentina, chịu tác động một phần của cuộc khủng hoảng kinh tế. Cổ phiếu của các ngân hàng Tây Ban Nha - một chủ nợ lớn của Argentina - sụt giá mạnh nhất, khiến chỉ số chứng khoán của nước này giảm 1,1% trong phiên giao dịch hôm qua. Đồng rand của Nam Phi cũng giảm xuống mức lịch sử so với USD, bảng Anh và euro. Trong khi đó, các nhà đầu tư trên thế giới vẫn tỏ ra lạc quan trước những cuộc bạo động ở Argentina do ảnh hưởng của nó với các thị trường lớn là rất khiêm tốn.
TÁC ĐỘNG CỦA IMF ĐỐI VỚI ARGENTINA:
Phần lớn vấn đề của Argentina là do nước này gây ra, nhưng IMF cũng đã mắc một số sai lầm nghiêm trọng trong việc tư vấn và trong những hành động của mình đã thực hiện tại Argentina.
IMF hỗ trợ tăng thuế để cân bằng ngân sách chính phủ Argentina dẫn đến việc làm tăng thêm gánh nặng thuế đã rất cao tại Argentina, đồng thời việc đó cũng làm ngăn cản sự phát triển kinh tế.
Các quan chức IMF ủng hộ sự phá giá đồng peso, được chứng minh là sai lầm trầm trọng, vì họ nghĩ rằng nó đã được định giá quá cao, mặc dù các tính toán trong báo cáo quốc gia riêng của IMF về Argentina lại khác. Họ ngăn cản việc đô la hóa (thay thế cho đồng peso với đồng USD là đồng tiền chính thức), một phần trong các lý do sai lầm đó là tính khả thi.
Đến giữa năm 2001 mặc dù Argentina đã cố gắng điều chỉnh các chính sách nhưng không thành công trong việc khôi phục tăng trưởng kinh tế và giảm tỷ lệ gia tăng của nợ chính phủ. Mặc dù vậy, vào tháng Chín năm 2001, IMF chấp thuận tăng 8 tỷ USD cho vay đối với Argentina. Thế nhưng đến tháng mười hai năm 2001, IMF cho rằng nếu họ cho vay tiền nhiều hơn sẽ là một sự lãng phí nên đã ngừng giải ngân phần còn lại của khoản vay. Điều này thật mâu thuẫn với những gì họ đã làm trước đó và khiến cho tình hình của Argentina trở nên tồi tệ hơn.
Ngày 5/9/2002, IMF cho phép Argentina hoãn trả các khoản vay trị giá 2,8 tỷ USD trong một năm. Ngày 14 Tháng 11, Argentina không trả đúng hạn một khoản vay từ Ngân hàng Thế giới. Ngày 15/1/2003, Argentina không thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng phát triển liên Mỹ, và có nguy cơ sẽ không trả đúng hạn cho các khoản nợ IMF bắt đầu từ ngày 17/01/2003. Argentina là một trong những người đi vay lớn nhất từ cả ba tổ chức. Sự vỡ nợ của Argentina đã có thể phá hỏng truyền thống không có rủi ro về việc không trả nợ đúng hạn của các nước thành viên. Để bảo vệ truyền thống đó, các nước công nghiệp là cổ đông lớn nhất của IMF gây áp lực để gia hạn cho đến tháng Tám cho các khoản vay đến hạn. Các nhân viên của IMF không muốn cho gia hạn khoản vay vì theo thủ tục thông thường đây là những khoản nợ không được gia hạn. 17/1/2003, giám đốc quản lý của IMF tuyên bố ông sẽ đề nghị gia hạn, do đó, Argentina đã không rơi vào tình trạng vỡ nợ mặc dù đã không thanh toán các khoản nợ đến hạn. Ngày 24 tháng 1, IMF duyệt các khoản nợ có tổng giá trị 6,8 tỷ đô, nhờ đó Argentina sẽ không phải hoàn lại bất kỳ khoản vay cũ đến hạn trước tháng 8 năm 2003. Trong thực tế, việc Argentina giành chiến thắng trong việc chống lại các tổ chức tài chính quốc tế và các cổ đông chính phủ lớn nhất của các tổ chức đó đã thiết lập một tiền lệ xấu cho những con nợ lớn khác trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn. ListenRead phonetically
Dictionary - View detailed dictionary
CÁC BIỆN PHÁP KHÔI PHỤC NỀN KINH TẾ:
Kể từ khi lên cầm quyền vào tháng 5/2003,Chính phủ của Tổng thống Néstor Kirchner đã bắt đầu thực hiện các kế hoạch hành động trong hàng loạt lĩnh vực Nhà nước, ban hành và áp dụng chiến lược, chính sách, cơ cấu kinh tế để đưa Argentina ra khỏi khủng hoảng và ông cũng đã áp dụng giải pháp bỏ chính sách cố định tỷ giá hối đoái, giữ đồng peso yếu để tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế, cho phép thay thế nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu.
Chính sách thương mại:
Tăng cường xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và phát triển các ngành sản xuất trong nước. Chính sách đồng peso yếu và thúc đẩy xuất khẩu là một trong những chính sách phát triển kinh tế của Argentina sau khi nước này đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất lịch sử từ cuối năm 2001.
Nỗ lực của Chính phủ trong việc đạt được thặng dư ngân sách liên tục trong 2 năm đã từng bước góp phần làm lành mạnh lĩnh vực tài chính công, tăng dự trữ ngoại hối, chi trả một phần lãi vay và các khoản nợ đến hạn, cải thiện được một phần hình ảnh của Argentina với các tổ chức tài chính quốc tế. Vai trò và uy tín của Chính phủ và tổng thống ngày càng được củng cố. Chính Phủ ưu tiên, khuyến khích, củng cố và phát triển tư bản dân tộc với chính sách đẩy mạnh sản xuất và tăng cường hỗ trợ các doanh nhiệp nhỏ và vừa .Sản xuất hàng trong nước thay thế hàng nhập khẩu, từng bước nới lỏng các hạn chế về tài chính, liên tục giảm lãi suất tiền vay.
Các vấn đề tiếp theo là giải quyết vấn đề năng lượng và giá cả. Giữ vững được thặng dư tài chính và cân bằng ngoại thương. Giải quyết tốt được vấn đề nợ đối với nước ngoài, cân bằng được cán cân thanh toán và điều chỉnh tăng số dư tài chính.
Chính phủ Argentina đề ra các biện pháp kinh tế và kế hoạch “Đột biến- Shock” phải thực hiện là: tăng cường thu thuế Nhà nước và giảm chi phí công cộng; Giữ vững và tăng thặng dư thương mại, tăng số tiền thu thuế từ việc xuất khẩu, với số tiền tăng do thu thuế, sẽ trợ cấp để giảm giá lương thực, thực phẩm, tăng mức thuế về điện và gas, giữ vững tỉ giá tiền tệ, giảm lãi suất ngân hàng, tiếp tục bảo đảm bảo hiểm xã hội, tăng cường thương lượng với các tổ chức nước ngoài để họ tiếp tục cho nợ các khoản vay mà chưa phải trả.
Argentina đã phát động một chiến dịch “Nhãn hiệu Argentina” để thúc đẩy phát triển các mặt hàng xuất khẩu có tên tuổi của Argentina trên nhiều thị trường các nước như: Patagonia, Tango, Iguazu, Malbec, Polo hoặc Bariloche v.v Bộ ngoại giao, ngoại thương, các phòng thương mại mặt hàng của Argentina đã tổ chức nhiều đợt, chiến dịch quảng cáo, triển lãm, hội chợ quốc tế, các cuộc hội đàm thương mại quốc tế, hội nghị, hội thảo để xúc tiến thương mại va trao đổi thông tin với khách hàng trên toàn thế giới, do đó, có rất nhiều nước xa xôi hoặc trước kia không biết đến Argentina thì nay đã bắt đầu buôn bán và phát triển quan hệ thương mại với Argentina và ở một số nước đã có những dấu hiệu đặc trưng hàng hóa của Argentina như ở Nam Phi, Mexico v.v...
Chính sách đối ngoại:
Chính phủ của Tổng thống Kirchner đã có chính sách đối ngoại độc lập hơn so với các Chính phủ tiền nhiệm gần đây, đặc biệt là trong chính sách quan hệ với Mỹ.
Ưu tiên quan hệ với các nước láng giềng, tích cực ủng hộ chính sách liên kết khu vực Mercosur, Chile, tăng cường quan hệ với Venezuela, Mexico, chú trọng trong quan hệ kinh tế với EU, Mỹ, các nước lớn, củng cố và tăng cường phát triển kinh tế và buôn bán với Trung quốc và Nhật bản. Đặc biệt hiện nay, dưới thời của Tổng thống Cristina, bà chú trọng mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác khối v.v
Chính sách đầu tư:
Tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực kinh tế của đất nước, đặc biệt là vào lĩnh vực năng lượng và các lĩnh vực sản xuất, thay thế việc nhập khẩu ở nước ngoài mà có thể gây nên hiện tượng nhập siêu.
Ví dụ: kêu gọi Brazil đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất, lắp ráp các bộ phận ô tô ở Argentina, thay thế việc nhập khẩu các bộ phận này ở Brazil. Chính phủ Argentina tăng cường thỏa thuận với Chính phủ Brazil và với các nước khác để ký các Hiệp định trung hạn, dài hạn về đầu tư, chẳng hạn đề nghị Brazil xây dựng các nhà máy sản xuất các bộ phận ô tô ở Argentina. Ngoài ra Argentina còn tăng cường xuất khẩu lúa mì, các hàng nông sản và các mặt hàng có thế mạnh của mình sang Brazil và các nước khác để giảm bớt hiện tượng nhập siêu.
Chính sách tài chính:
Khôi phục việc quản lý ngoại hối, buộc các nhà xuất khẩu phải bán ngoại tệ trong nước và hạn chế việc vốn bị tuồn ra nước ngoài.
Quản lý thuế xuất khẩu, góp phần tạo ra cân đối ngân sách và giảm tác động của việc đồng peso mất giá đối với giá cả trong nước.
Chính sách tiền tệ linh hoạt.
Chính sách hối đoái nhằm tránh đồng peso tăng giá thông qua sự can thiệp của Ngân hàng Trung ương,
Đồng giá dịch vụ công cộng, có nghĩa là : Giữ vững giá cả các mặt hàng quan trọng của nền kinh tế, đúng với những chi phí sản xuất (xí nghiệp) của chúng và trong mối tương quan với mức lương thực tế.
Trước mắt, lối thoát khả dĩ nhất là để đồng peso trôi nổi, giúp Argentina tạo ra một hàng rào bảo vệ, chống những mặt hàng bên ngoài, thêm nữa điều này sẽ cải tạo cán cân thương mại (nhập siêu) với các nước như Brazil, Mexico với tỉ giá đô la tự do. Tuy nhiên, biện pháp này mang theo rất nhiều rủi ro lớn. Một trong số đó là rủi ro về việc đồng peso giảm giá trị và bùng nổ lạm phát.
SỰ PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ ARGENTINA:
Tuy còn có những điều bất cập, nhưng nhìn chung trong thời kỳ cầm quyền của Tổng thống Kirchner từ năm 2003, ông đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp và đã đưa Argentina thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng của đất nước.
Kể từ năm 2003 đến 2007, kinh tế của Argentina vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao. Năm 2007, Argentina có mức tăng trưởng kinh tế (GDP) là 8,5%. Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều có mức tăng trưởng khá bao gồm các ngành công nghiệp, đặc biệt là vật tư, xây dựng và các ngành dịch vụ (ngân hàng : 21%, giao thông vận tải và viễn thông : 13,1%.). Đầu tàu là sản xuất ô tô tăng 30%, xây dựng tăng 9,7%, thương mại tăng 11,8%. Trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi tăng 16,6%; đồng thời nhu cầu tiêu dùng cũng tăng 8,9% so với năm ngoái (7,7%). Tổng thu nhập quốc dân đạt xấp xỉ 367 tỷ peso, tương đương khoảng 120 tỷ USD.
Xuất khẩu năm 2007 của Argentina đạt mức kỷ lục là 55 tỷ 933 triệu USD, gần 56 tỷ USD, tăng trên 20% so với năm 2006 và đạt thặng dư thương mại là 11 tỷ 154 triệu USD. Nhập khẩu năm 2007 cũng đạt kỷ lục lịch sử là 44 tỷ 780 triệu USD, tăng 31% về số lượng so với năm 2006 (34 tỷ 151 triệu USD). Thâm hụt thương mại với khối Mercosur, chủ yếu là với Brazil, và với khối NAFTA (gồm Mỹ, Canada và Mexico), trong khi đều đạt thặng dư thương mại với các nước còn lại, như với khối ALADI đạt thặng dư thương mại là 3 tỷ 051 triệu USD; Châu Âu: 2 tỷ 443 triệu USD; Châu Á (Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản và Ấn độ; Các nước Trung đông; Châu Phi và Ai cập.
Theo thông báo của Tổng cục thống kê Argentina, sản xuất công nghiệp năm 2007 đã tăng trung bình là 7,5% so với năm 2006 và tăng mạnh trong tháng 12/2007 là 9,7%, trong đó đặc biệt là công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp luyện kim, tăng 9,5% và 10,1% so với tháng 12/2006. Sản xuất công nghiệp của AR, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, luyện kim, máy móc, điện lực, cao su và chất dẻo, nhựa, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp thực phẩm và sữa, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất ô tô, trong năm 2007 đã tăng 25%.
Trong 7 năm liên tiếp, thặng dư thương mại của Argentina đều tăng. Năm 2006, thặng dư thương mại của Argentina là 12,41 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2005. Thặng dư tài chính ban đầu (trước khi trả nợ) của Argentina. (thu Nhà nước) trong năm 2007 là 257 tỷ 935 triệu peso, và tăng 3,14% so với năm 2006. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, Argentina đạt thặng dư tài chính cao.
Dự trữ ngoại tệ của Argentina lần đầu tiên đã vượt ngưỡng 50 tỷ USD. Đây là kết quả của nỗ lực tăng cường thu mua ngoại tệ của Ngân hàng Trung ương nước này để giữ tỷ giá hối đoái “cạnh tranh” nhằm khuyến khích xuất khẩu. Tính đến ngày 12/3/2008, dự trữ ngoại tệ của Argentina đạt 50,009 tỷ USD. Theo Tổng thống Cristina Fernández, đây là yếu tố quan trọng giúp Argentina - quốc gia đạt tăng trưởng từ 8,5% trở lên trong 5 năm liên tiếp - đối phó có hiệu quả những biến động của nền kinh tế thế giới. Tháng 7/2002, khi bị lâm vào một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng nhất của mình, dự trữ ngoại hối của Argentina chỉ khoảng 9 tỷ USD.
Chính phủ Argentina đã thanh toán trước hoàn toàn các khoản nợ và lãi vay hơn 9,5 tỷ USD cho Quỹ tiền tệ thế giới từ cuối 2006, giúp Chính phủ thoát ra khỏi áp lực và sự kiểm soát của tổ chức tài chính này. Ngoài ra, trong năm 2007, họ cũng đã trả một phần nợ và lãi vay trị giá 1,5 tỷ USD cho ngân hàng Thế giới và ngân hàng phát triển Liên Mỹ, góp phần làm giảm đáng kể nợ nước ngoài của Argentina.
Đầu tư nước ngoài vào Argentina từ năm 2003- 2007 đã tăng trung bình là 24%. Đầu tư chiếm khoảng 23,9% trên tổng thu nhập quốc dân. Theo Tổng cục phát triển và Đầu tư của Argentina thông báo thì tổng vốn đầu tư vào Argentina năm 2007 là 22 tỷ 427 triệu USD, đạt kỷ lục lịch sử kể từ tháng 10/1997, tăng 12,2% so với thời gian cùng kỳ năm ngoái, chiếm khoảng 22,5% tổng thu nhập quốc dân (PBI), một mức chưa từng đạt được kể từ năm 1998. Trong đó đầu tư của các công ty trong nước là 7 tỷ 962 triệu USD, chiếm 35,5%. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là : Dịch vụ: 49,8%; Công nghiệp: 21%; Xây dựng: 17% và khai thác nguyên liệu ban đầu : 12,2%.
MỐI LIÊN HỆ GIỮA KHỦNG HOẢNG NỢ ĐÔNG Á (97-98), ARGENTINA (2001) và HI LẠP (2009):
Nhìn lại lịch sử, nhiều thị trường mới nổi thường gặp phải những cuộc khủng hoảng tài chính, có thể nhắc đến như khủng hoảng Mexico năm 1994, khủng hoảng tài chính Châu Á 1997, khủng hoảng Argentina 2001, và gần đây nhất có thể kể tới Hy Lạp. Có rất nhiều băn khoăn xung quanh sự xuất hiện của những cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên có lẽ băn khoăn lớn nhất là làm thế nào một đất nước đang từ trạng thái tăng trưởng cao ngay trước cuộc khủng hoảng có thể biến chuyển một cách nhanh chóng sang trạng thái khủng hoảng, sụt giảm kinh tế trầm trọng?
Đầu tiên, ta tìm hiểu sơ lược về từng cuộc khủng hoảng.
Khủng hoảng tài chính ở Đông Á:
Trong ba thập kỷ trước khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á: Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, và Thái Lan đã có một kỷ lục ấn tượng của sự tăng trưởng hiệu suất kinh tế nhanh, lạm phát thấp, ổn định kinh tế vĩ mô và vị trí tài chính mạnh, tỷ lệ tiết kiệm cao, nền kinh tế mở, và các ngành xuất khẩu phát triển mạnh. Do đó, không quá ngạc nhiên khi không có ai dự đoán cuộc khủng hoảng châu Á sẽ xảy ra. Khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái với sự kiện đồng Baht Thái bị đầu cơ với quy mô lớn, kết quả làm đồng Baht giảm 50% giá trị, kéo nền kinh tế Thái rơi vào khủng hoảng, rồi nó nhanh chóng lan rộng sang các nước xung quanh. Trong đó Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu.
Nguyên nhân từ bên trong:
Thứ nhất, để duy trì đà tăng trưởng chính phủ các nước Đông Á thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, mở cửa, tăng lãi suất để thu hút luồng vốn từ nước ngoài. Một khi tăng lãi suất để tăng huy động ngoại tệ sẽ gây ra áp lực lạm phát. Việc một dòng tiền với một quy mô khổng lồ chảy vào trong nước nó sẽ tạo nên một mức tăng trưởng nóng (làm cho sản lượng tạo ra vượt quá mức sản lượng tự nhiên), tạo nên bong bóng trên thị trường bất động sản, và cả thị trường chứng khoán, kèm với đó là lạm phát.
Thứ hai, để có được thành công trong quá khứ các nước phải chịu mức nợ công khá cao, áp lực duy trì tăng trưởng làm họ tiếp tục vay nợ nước ngoài, một số quốc gia chính phủ bảo hộ cho việc vay nợ của các ngân hàng (Hàn Quốc), dẫn đến rủi ro đạo đức, tham nhũng tràn lan, làm nguồn vốn sử dụng không hiệu quả. Kết quả làm thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng và lượng tiền trong lưu thông tăng cao gây áp lực lạm phát.
Thứ ba, do cơ cấu nền kinh tế các nước Đông Á lúc này xuất khẩu trung bình chiếm 40% GDP, khi Mỹ tuyên bố tăng giá USD (1995), làm ảnh hưởng xấu tới khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu các nước Đông Á (giá cả các yếu tố đầu vào tăng), làm mất cân bằng cán cân thanh toán, nguồn thu ngoại tệ giảm, dẫn đến các doanh nghiệp trong nước nợ nhiều hơn. Nếu chính phủ thực hiện thả nổi tỷ giá lúc này thì trước hết các nhà đầu tư sẽ tháo chạy khỏi đồng nội tệ đang mất giá, dân chúng sẽ trốn khỏi nội tệ, làm cho nguồn ngoại tệ đang rất cần để bổ sung thâm hụt giảm trầm trọng.
Thứ tư, về cơ cấu tỷ giá cố định đây là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây nên cuộc khủng hoảng Đông Á. Lúc đầu tỷ giá cố định giúp các nước thu hút được nguồn vốn khá lớn vì các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng chuyển đổi từ nội tệ sang ngoại tệ, và có thể rút vốn dể dàng, vì vậy họ đầu tư vào Đông Á. Nhưng khi tỷ giá này có dấu hiệu biến động xấu do đồng USD tăng giá (1995). Buộc chính phủ các nước phải giữ tỷ giá cố định để các nhà đầu tư không tháo chạy bằng cách giảm dự trữ ngoại hối, hoặc vay ngoại tệ với mức lãi suất cao, làm cho thâm hụt ngân sách.
Thứ năm, các nước thiếu đi sự đảm bảo an toàn và giám sát của hệ thống tài chính kết hợp với sự chỉ đạo của chính phủ, cộng với chính trị bất ổn, làm cho tình hình khủng hoảng niềm tin càng trở nên tồi tệ hơn khi họ đánh hơi được sự bất ổn của nền kinh tế các quốc gia Đông Á, kết quả họ có thể tháo chạy ồ ạc do hiệu ứng bầy đàn.
Các yếu tố bên ngoài:
Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài đã đánh giá thấp những rủi ro, và họ đã ồ ạc đổ vốn vào các nước Đông Á, gây nên áp lực lạm phát cao, đẩy lãi suất thực xuống thấp.
Thứ hai, vì đồng tiền ở nhiều nước Đông Á gắn cố định với USD. Nên khi đồng USD lên giá năm 1995 so với Yên đã ảnh hưởng tới xuất khẩu và rộng hơn là làm mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế, dự trử ngoại tệ cạn kiệt dần, nền kinh tế dễ bị tổn thương bởi đầu cơ.
Thứ ba, do tìm ra được những điểm yếu của nền kinh tế (chế độ tỷ giá cố định với USD làm nội tệ định giá quá cao, cộng với sự thâm hụt lớn trong ngân sách, giảm thu nhập từ xuất khẩu làm cán cân vãng lai của các nước Đông Á thâm hụt trầm trọng) nhà đầu tư nhận thấy rằng với sự định giá nội tệ quá cao cộng với ngân sách thâm hụt trước sau gì cũng phải phá giá, vì vậy họ đã tấn công đầu cơ với quy mô lớn. Điển hình là ở Thái cuộc tấn công đầu cơ với quy mô lớn làm dự trữ ngoại hối nước này cạn kiệt, buộc chính phủ phải thả nổi đồng Baht, sau một đêm đồng Baht mất 50% giá trị, hiệu ứng bầy đàn làm cho các nhà đầu tư ào ạc rút vốn khi nền kinh tế gặp khó khăn, dẫn đến khủng hoảng.
Khủng hoảng Hi Lạp:
Hi Lạp, sau nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhờ sự phát triển của khu vực dịch vụ, đang đứng trên bờ vực phá sản do những chính sách chi tiêu bừa bãi trong gần thập kỉ qua. Thâm hụt ngân sách của nước này đã lên tới 13,6% trong năm 2009 và tỉ lệ nợ/GDP hiện nay xấp xỉ 120%. Nguy cơ mất khả năng thanh toán đồng thời kéo theo sự sụp đổ dây truyền của các tổ chức tài chính liên quan đang là những lo ngại chính khiến cho thị trường tài chính thế giới bất ổn trong thời gian vừa qua.
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng nợ bắt nguồn từ những chính sách duy trì đồng Euro mạnh và lãi suất quá thấp trong gần thập kỉ qua ở khu vực châu Âu. Tận dụng lợi thế đó, Hi Lạp đã dễ dãi vay mượn với số nợ khổng lồ lên đến 400 tỉ USD. Các tổ chức tài chính, bao gồm cả Goldman Sachs, cũng đã góp phần vào quá trình này bằng việc tạo ra các hợp đồng tài chính phức tạp giúp chính phủ trước đây của Hi Lạp che giấu mức độ thâm hụt ngân sách của mình. Khi kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng thì cũng là lúc Hi Lạp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ và gần như mất khả năng kiểm soát thâm hụt ngân sách.
Khởi đầu cuộc khủng hoảng:
Cuộc khủng hoảng nợ bắt đầu vào tháng 12/2009 khi thủ tướng mới của Đảng xã hội Hi Lạp, ông George A. Papandreou, thông báo rằng người tiền nhiệm của ông đã che dấu tình trạng thâm hụt ngân sách khổng lồ mà nước này đang mắc phải. Thâm hụt ngân sách chính phủ của nước này là 12,7% GDP, chứ không phải 3,7% như chính phủ tiền nhiệm dự báo trước đó. Các nhà đầu tư bị sốc mạnh. Vào đầu năm 2010, nỗi lo sợ về khả năng mất thanh toán của Hi Lạp đã chuyển thành sự hoảng loạn tài chính khi các nhà đầu tư nghi ngờ khả năng của chính phủ Hi Lạp trong việc thực hiện các biện pháp cứng rắn như cam kết nhằm cắt giảm thâm hụt ngân sách. Khi sự sợ hãi này lan sang cả với Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, các nhà lãnh đạo của các nước có ảnh hưởng lớn ở châu Âu như Đức và Pháp bắt đầu lo ngại về sự nguy hại kéo dài của nó đối với đồng Euro. Họ cam kết bảo vệ đồng tiền của khu vực nhưng từ chối một gói cứu trợ ngay đối với Hi Lạp.
Diễn biến và những nỗ lực giải cứu:
Nỗi lo sợ về khả năng phá sản và quỵt nợ của Hi Lạp đã đẩy thị trường tài chính thế giới vào tình trạng bất ổn. Sự sụp đổ của Hi Lạp có thể kéo theo sự sụp đổ dây truyền của hàng loạt các tổ chức tài chính ở các quốc gia liên quan như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ai-xơ-len, Anh, Đức, Pháp, do mối quan hệ tài chính phức tạp chằng chịt giữa họ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, gói cứu trợ kinh tế, nếu có, thực chất là giải cứu cho cả khu vực châu Âu chứ không chỉ riêng mình Hi Lạp.
Sau nhiều tháng tranh cãi, vào cuối tháng 3/2010 các nước sử dụng chung đồng Euro đã đồng ý về một giải pháp an toàn cho Hi Lạp. Theo đó Hi Lạp sẽ nhận được các khoản vay từ các quốc gia châu Âu và IMF. Tuy nhiên những cam kết thiếu cụ thể này chưa đủ sức thuyết phục để làm giảm sức ép lãi suất trên thị trường trái phiếu đối với chính phủ Hi Lạp. Lãi suất trái phiếu chính phủ Hi Lạp tiếp tục tăng mạnh do lo ngại của giới đầu tư về khả năng mất khả năng thanh toán của chính phủ nước này. Vào ngày 11/4, các nhà lãnh đạo châu Âu thông báo hứa sẽ cho chính phủ Hi Lạp vay 30 tỉ USD, cùng với khoản vay 15 tỉ USD từ IMF, với mức lãi suất 5% - thấp hơn so với mức lãi suất 7,5% mà Hi Lạp đang phải trả, tuy nhiên nó cũng đủ lớn để các quan chức của Đức cho rằng đó không phải là một sự trợ cấp hay giải cứu đối với Hi Lạp.
Cũng trong tháng 4/2010, ông Papandreou đã chính thức thỉnh cầu gói cứu trợ trị giá 60 tỉ USD nhằm cứu con tàu kinh tế đang chìm dần. Giới đầu tư quốc tế tiếp tục hạ thấp mức tín nhiệm của trái phiếu chính phủ Hi Lạp, điều này khiến IMF và các đối tác của Hi Lạp ở châu Âu buộc phải đứng ra cam kết một gói cứu trợ lớn hơn. Theo kế hoạch này, công bố ngày 2/5 và được thông qua bởi quốc hội Hi Lạp ngày 6/5, Hi Lạp sẽ nhận được khoản vay trị giá 110 tỉ Euro hay tương đương 140 tỉ USD trong vòng 3 năm tới nhằm tránh mất khả năng thanh toán. Đổi lại, chính phủ Hi Lạp phải đáp ứng những cam kết cắt giảm nợ trong vòng 3 năm tới. Chính phủ Hi Lạp đã đồng ý thực hiện các biện pháp thắt lưng buộc bụng và nhiều khả năng thâm hụt ngân sách sẽ giảm nhưng đồng thời cũng nhiều khả năng gây ra một chu kì khủng hoảng kinh tế mới cho nước này.
Ngày 18/5, Hi Lạp đã nhận được khoản vay đầu tiên trong gói cứu trợ kéo dài 3 năm của 10 nước châu Âu, trong đó có Đức, và IMF nhằm tránh khả năng phá sản. Khoản giải ngân này đã giúp Hi Lạp trả món nợ trị giá 8,5 tỉ Euro đáo hạn vào ngày hôm sau. Khoản nợ tiếp theo mà chính phủ Hi Lạp cần phải chi trả trị giá 8,6 tỉ Euro sẽ đáo hạn vào tháng 3/2011.
Như vậy, sau khi những lời hứa thất bại trong việc lấy lại niềm tin của thị trường tài chính vào Hi Lạp thì phần đầu tiên của gói cứu trợ đã thực sự được giải ngân. Những lo ngại về khả năng tuyên bố phá sản và quỵt nợ của Hi Lạp hầu như không còn nữa. Giá trị đồng Euro, thể hiện niềm tin của giới đầu tư vào khu vực châu Âu, đã tăng nhẹ trở lại. Cái mà thế giới đang quan tâm lúc này chính là khả năng phục hồi của kinh tế Hi Lạp cũng như tác động của nó đến kinh tế thế giới mà đầu tàu là kinh tế Mĩ.
Tóm lại, cả 3 cuộc khủng hoảng trên có những điểm tương đồng sau:
Thứ nhất, cả ba đều là khủng hoảng nợ. Để tiếp tục đà tăng trưởng ngoạn mục, và lợi dụng thuận lợi từ uy tín đang lên, chính phủ vay nợ nước ngoài quá nhiều, trong khi ngân sách thâm hụt kéo dài, sử dụng vốn không hiệu quả, dẫn đến họ không đủ ngoại tệ để trả nợ và kết quả là xảy ra khủng hoảng nợ.
Thứ hai, là trước khủng hoảng họ là những đất nước có tốc độ tăng trưởng ngoạn mục, nhờ vào thực hiện chính sách mở cửa tự do hóa thương mại. Được IMF khen ngợi, và là hình tượng để các nước học tập. Và chỉ khi khủng hoảng ập đến người ta mới thấy được hết những điểm yếu của những nền kinh tế mới nổi này. Những điểm yếu có thể kể đến là:
Thị trường tài chính thường chưa phát triển và bị nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Các ngân hàng thương mại thuộc sở hữu nhà nước hoặc là đối tượng bị kiểm soát chặt chẽ. Mục đích duy trì mức lãi suất thấp để khuyến khích đầu tư, sản xuất, nhưng với mức lãi suất thực thấp sẽ không khuyến khích được tiết kiệm. Thêm nữa, lãi suất thực thấp làm cầu vốn vượt cung làm khan hiếm nguồn vốn tín dụng, chi phí trở nên đắt đỏ trong dài hạn. Ngoài ra, còn làm khuyến khích tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu, làm cán cân thương mại trở nên xấu đi.
Chế độ tỷ giá cố định, với Đông Á và Argentina nội tệ được gắn với USD, còn Hi Lạp sử dụng đồng tiền chung Euro. Điều này làm đồng nội tệ phụ thuộc nhiều vào đồng tiền yết giá. Với Đông Á và Argentina, việc định giá thực nội tệ khá cao (mỗi đồng nội tệ sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn ở nước ngoài so với trong nước) nhằm mục đích giảm nhẹ gánh nặng nợ phải trả, và áp lực lạm phát mà đất nước đang đối mặt. Nhưng trong dài hạn việc định giá thực cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh thương mại quốc tế, tức làm xuất khẩu giảm và tăng nhập khẩu. Kết quả thâm hụt cán cân thương mại hay có thể nói nguồn ngoại tệ cần để trả nợ sẽ chảy ra nước ngoài. Thêm vào đó, khi USD lên giá trong những năm 90, nếu muốn duy trì tỷ giá cố định buộc chính phủ phải giảm dự trữ ngoại hối quốc gia, trong khi xuất khẩu gặp rất nhiều bất lợi, làm thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng. Riêng với trường hợp Hi Lạp, do sử dụng đồng tiền chung Euro nên họ không có khả năng phá giá đồng tiền tệ cải thiện khả năng cạnh tranh thương mại quốc tế, trong khi ngân sách thâm hụt trầm trọng do chi tiêu bừa bãi và nợ quốc tế quá cao.
Cơ cấu nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu hàng hóa chứa hàm lượng kỹ thuật thấp, nghĩa là hàng hóa xuất khẩu dễ bị biến động mạnh do thời tiết hoặc có sự biến động các yếu tố đầu vào. Khi giá cả biến động sẽ tác động mạnh tới thu nhập và hoạt động thương mại. Như sau khi xảy ra cú sốc dầu hỏa lần 2(1979) đẩy giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao gây áp lực lạp phát buộc các nước phát triển thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt tiền tệ và hạn chế nhập khẩu. Đây là một trong những nguyên nhân cho cuộc khủng hoảng nợ Đông Á và Argentina sau đó.
Tình trạng thâm hụt ngân sách thường xuyên, các nguồn thu không đủ để bù đắp. Trong khi nợ nước ngoài ngày càng tăng. Buộc chính phủ phải tăng lãi suất vay nợ để bù đắp thâm hụt, cách này không khả thi vì nợ nước ngoài đã quá lớn, vì vậy chính phủ thường chọn cách tăng cung tiền, kết quả lạm phát tăng cao, giảm giá trị thực của nội tệ, đồng thời cũng làm giảm giá trị thực nợ. Tuy nhiên, lạm phát cao sẽ làm giảm thu nhập thực của người dân, nếu giải quyết bằng cách tăng lương sẽ tạo ra vòng xoay giữa lạm phát - tăng lương, đẩy lạm phát tiếp tục tăng lên. Làm xấu tình hình kinh tế quốc gia trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, kết quả họ tháo chạy ào ạt như khủng hoảng Đông Á, Argentina và cơ hội thu hút đầu tư trong tương lai giảm sút. Nếu chính phủ không tăng lương sẽ gây ra phản ứng chính trị trong nhân dân, họ sẽ phản đối chính phủ, đình công, biểu tình. Đây là điều mà không một chính phủ nào muốn.
Thứ ba, khi khủng hoảng xảy ra chính phủ các nước Đông Á và Argentina tiến hành phá giá nội tệ nhằm nổ lực làm giảm thâm hụt cán cân vãng lai, chỉ riêng Hi Lạp là không làm như vậy, vì họ sử dụng đồng tiền chung, nếu có quyền thì họ có thể cũng đã phá giá EUR để cứu vãng nền kinh tế. nhưng trong giai đoạn khủng hoảng khi mà người dân đã mất lòng tin vào nội tệ thì việc phá giá chẳng khác nào đẩy lạm phát lên cao hơn.
Thứ tư, họ phải nhớ tới sự giúp đở của IMF, WB hay EU với trường hợp Hi Lạp. Để có được các khoản vay này họ phải chấp nhận những điều kiện rất khắt khe như cắt giảm chi tiêu công, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, tài khóa. Trong ngắn hạn việc làm này sẽ làm khủng hoảng tồi tệ hơn, có thể chỉ số tăng trưởng bị âm, làm thu nhập thực giảm, mức sống người dân xuống thấp, dẫn đến bãi công, biểu tình thậm chí bạo loạn chính trị như từng xảy ra ở Thái Lan, Indonesia, Argentina và gần đây là Hi Lạp. Trong dài hạn cán cân thương mại sẽ dần cân bằng trở lại( chủ yếu nhờ vào giảm chi) và đây là cơ sở để họ trả nợ.
Cuối cùng, sau khủng hoảng tốc độ hồi phục rất chậm và phải chịu những phí tổn cực lớn như: mất khả năng vay nợ trong tương lai, giảm lợi ích thương mại quốc tế trong tương lai (xuất khẩu có thể vấp phải những bảo hộ thương mại từ nước chủ nợ, nhập khẩu cũng khó khăn hơn).
Tác động của khủng hoảng Argentina tới Việt Nam:
Tác động:
Sơ lược bối cảnh toàn cầu:
Cũng giống như những cuộc khủng hoảng khác, khủng hoảng Argentina nhanh chóng lan rộng sang các quốc gia khác. Với tâm lý lo ngại của nhà đầu tư với các nền kinh tế mới nổi làm cho nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, và Việt Nam cũng không tránh khỏi điều này. Để phản ứng lại suy thoái hàng loạt nền kinh tế mới nổi tiến hành hạ giá đồng nội tệ( mục đích tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu để tăng nguồn thu ngoại tệ bù đắp thâm hụt ngân sách, thêm nửa hạ giá nội tệ cũng đồng nghĩa là nó sẽ được kỳ vọng tăng giá trở lại, làm cho cầu nội tệ tăng lên, đẩy lãi suất tăng lên, đồng nghĩa là luồng ngoại tệ sẽ quay trở lại).
Sau khủng hoảng Đông Á, giờ lại đến Argentina làm tâm lý nhà đầu tư dè dặt hơn khi đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thêm vào đó, ngày 11/9/2001 khủng bố ở Mỹ làm cho niềm tin của người tiêu dùng giảm đáng kể, tác ảnh hưởng tới xuất khẩu của nhiều nền kinh tế mới nổi. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, các nước phát triển áp dụng chính sách bảo hộ hàng nội địa làm cho tình hình xuất khẩu của các nền kinh tế mới nổi càng rơi vào tình thế khó khăn.
Tóm lại, từ cuối năm 2000 nền kinh tế thế giới bắt đầu tăng trưởng chậm lại, những quan ngại về sự phục hồi của Nhật, viễn cảnh tăng trưởng ở mức vừa phải của châu Âu, và sự suy giảm khả năng tăng trưởng ở các nền kinh tế mới nổi. Vậy xu thế này sẽ tác động tới nền kinh tế Việt Nam như thế nào? Chúng ta sẽ nhìn lại số liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam giai đoạn này.
Kinh tế Việt Nam:
Cuộc khủng hoảng sẽ tác động tới Việt Nam là tất yếu. Nó sẽ tác động đến nhiều yếu tố vĩ mô trong nền kinh tế, yếu tố này lại tác động đến yếu tố khác tạo ra hiệu ứng domino, và kết quả là cả nền kinh tế bị tác động. Đây chúng ta sẽ tìm hiểu về tác động của cuộc khủng hoảng tới những chỉ số vĩ mô cơ bản: đầu tư nước ngoài, lạm phát, tăng trưởng, dự trữ ngoại hối, xuất nhập khẩu.
Đầu tư nước ngoài:
Theo lý thuyết và bối cảnh kinh tế thế giới lúc đó thì vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp giảm xuống là tất yếu. Vì tâm lý lo ngại lại có một Đông Á, hay một Argentina nữa nên nhà đầu tư nước ngoài sẽ thích đầu tư vào các lĩnh vực an toàn hơn như: bất động sản, vàng Với đầu tư gián tiếp cũng vậy, tâm lý lo ngại khiến nhà đầu tư rút vốn, cộng với tình hình suy thoái toàn cầu sẽ làm cho chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán giảm nên FPI cũng giảm. Vậy thực tế ở Việt Nam như thế nào?
Bảng số liệu đầu tư trực tiếp (1996-2003), ĐVT (triệu USD)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
FDI
8.64
4.649
3.897
1.568
2.018
2.536
1.567
1.55
Tăng lên
778
1.173
884
629
476
632
1.136
1.15
FDI đóng góp vào NS
263
315
271
280
373
373
459
470
FDI/GDP(%)
8,1
8,3
3,5
2,5
2,6
3.3
3,6
4.1
Nguồn: Số liệu chủ yếu được lấy từ các báo cáo "Phát triển Kinh tế gần đây của Việt
Nam" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhận định:
Từ bảng số liệu ta có thể dể dàng thấy được nguồn vốn FDI vào Việt Nam sau năm 1996 bắt đầu tuột dốc không phanh từ 8640 triệu USD xuống thấp nhất vào năm 1999 chỉ còn 1568 triệu USD, tức là giảm gần 7 lần (có thể giải thích việc tụt giảm này là do tác động của cuộc khủng hoảng Đông Á (1997-1998) đã tác động đến FDI vào Việt Nam. Nhưng giai đoạn 2000-2001 FDI có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, vậy lý do tại sao FDI lại tăng trong khi nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái?
Một là thị trường tài chính Việt Nam lúc này chưa thật sự mở nên tác động của cuộc khủng hoảng là không mạnh nên Việt Nam vẫn duy trì mức độ tăng trưởng khá cao, nếu không nói là cao nhất nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc (tăng trưởng GDP năm 2000 là 5,5 năm 2001 là 4,7), Việt Nam trở thành điểm sáng trong viễn cảnh toàn cầu đang suy thoái nên thu hút được FDI vào.
Hai là, sau bảy năm bị ngưng trệ, IMF và WB đã quyết định cho Việt Nam vay trở lại 735 triệu USD (tháng 5/2001) nhằm giúp Việt Nam tiếp tục thực hiện đổi mới kinh tế. Trong đó bao gồm, 375 triệu USD của IMF chủ yếu giúp Việt Nam cải thiện cán cân thanh toán hỗ trợ chương trình “ phát triển và giảm nghèo” và 400 triệu USD của WB nhằm giúp Việt Nam cơ cấu lại nền kinh tế.
Ba là giai đoạn này Việt Nam đang thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo xu hướng nền kinh tế mở, thấy được tiềm năng và triển vọng phát triển ở Việt Nam nên làm cho FDI và FPI tăng lên.
Giai đoạn 2002-2003, FDI có dấu hiệu giảm nhẹ, từ 2536 triệu USD năm 2001 giảm xuống 1550 triệu USD năm 2003, việc sụt giảm này chính là tác tác động của cuộc khủng hoảng Argentina cuối năm 2001.
Tỷ lệ lạm phát:
Theo lý thuyết khi nền kinh tế rơi vào suy thoái thì người ta sẽ ưu tiên những kênh đầu tư an toàn hơn như: vàng, bất động sảnnguồn vốn trở nên khan hiếm. Buộc các Ngân hàng Thương mại tăng lãi suất huy động làm cho mặt bằng lãi suất tăng, sẽ hút lượng tiền dư thừa trong lưu thông vào, kết quả là lạm phát xuống thấp. Bên cạnh đó, suy thoái toàn cầu làm tiêu dùng giảm, tức là cầu về hàng hóa giảm làm cho mức giá chung giảm và lạm phát giảm hay là nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát. Vậy thực tế ở Việt Nam như thế nào?
Chỉ số lạm phát (1996-2001):
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tỷ lệ lạm phát(%)
4.4
3.6
9.2
-0.2
-0.6
2
Nguồn : Số liệu chủ yếu được lấy từ các báo cáo "Phát triển Kinh tế gần đây của Việt
Nam" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhận định:
Chỉ số lạm phát có diễn biến phức tạp nhưng xu hướng chung là tăng nhanh từ 1996-1998 từ 4,4% lên tới 9,2%, sau đó bất ngờ giảm nhanh thậm chí xuống mức âm năm 2000-2001. Điều này có thể được giải thích như sau:
Khi suy thoái khiến cho nhiều nước phá giá nội tệ, Việt Nam cũng vậy, trong ngắn hạn việc làm này khiến cho giá cả hàng hóa tính bằng VNĐ tăng lên, làm mặt bằng giá tăng, dẫn đến lạm phát tăng nhanh từ 1996-1998.
Nhưng trong dài hạn thì việc phá giá nội tệ sẽ làm nội tệ được định giá thấp hơn mức tự nhiên, nó được kỳ vọng sẽ tăng giá trở lại, làm cầu VNĐ tăng khiến lãi suất tăng, kết quả lạm phát giảm xuống. Do tâm lý bi quan của người tiêu dùng cộng với suy thoái, người ta trốn chạy khỏi tiền thay vào đó là dự trữ vàng hoặc bất động sản, làm cho cung tiền < cầu tiền gây nên thiểu phát, nên chỉ số lạm phát âm trong giai đoạn 2000-2001.
Cùng với những yếu tố trên thì giá các mặt hàng nông sản chính giảm mạnh do cầu trên thị trường thế giới giảm (khủng bố và khủng hoảng làm mất niềm tin người tiêu dùng), mà đây lại là những mặt hàng chính trong giỏ hàng để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Xuất nhập khẩu:
Theo lý thuyết thì khi kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái các nước sẽ tiềm cách tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khi đó xuất khẩu sẽ gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các nước bạn hàng, để giành được phần thắng đơn giản nhất là làm sao hàng hóa nước mình phải rẻ hơn đối thủ, vì vậy các nước sẽ phá giá nội tệ để tăng khả năng cạnh tranh. Kết quả là hàng hóa xuất khẩu gặp phải cạnh tranh gay gắt. Riêng các nước phát triển để bảo vệ nền sản xuất trong nước khỏi hàng hóa giá rẻ từ các nền kinh tế mới nổi, họ sẽ áp dụng chính sách bảo hộ mậu dịch như: hàng rào thuế quan, thuế chống bán phá giáVậy thực tế Việt Nam như thế nào?
Số liệu xuất nhập khẩu (1996-2001)
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Xuất khẩu
920
1790
1982
2590
3320
3673
Nhập khẩu
2042
2890
2668
3382
4350
4984
Nợ nước ngoài/Xuất khẩu
12.9
12.8
13.9
12.8
11.2
10.2
Nguồn: : Số liệu chủ yếu được lấy từ các báo cáo "Phát triển Kinh tế gần đây của Việt
Nam" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhận định:
Xuất khẩu hồi phục mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đạt 25% trong năm 2000, so với 23,2% trong năm 1999 và 2,4% năm 1998, nhưng con số này đã giảm mạnh xuống còn 6% trong năm 2001. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu sau khi tăng trưởng tới 34,5% trong năm 2000, 2001 đã giảm xuống còn 6%. Tỷ lệ nợ nước ngoài/xuất khẩu giảm đáng kể từ 13.9% năm 1998 chỉ còn 10.2% năm 2001, đây là chỉ số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam do các biện pháp giới hạn mức cầu tổng thể để duy trì một mức độ dự trữ ngoại tệ an toàn trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế giới giai đoạn này. Điều này có thể giải thích như sau:
Một là xuất khẩu tăng giai đoạn 1998-2000 và giảm mạnh chỉ còn 6% năm 2001 là do tác động của suy thoái toàn cầu làm cho cầu về hàng công nghiệp giảm về số lượng, thêm nửa, cạnh tranh gay gắt làm giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu giảm làm giảm doanh thu,kinh tế suy thoái sản xuất đình trệ nhu cầu về nguyên nhiên liệu giảm làm giá dầu thô giảm, cộng với tâm lý lo ngại của người tiêu dùng làm số lượng hàng hóa tiêu dùng xuất khẩu giảm.
Hai là nhập khẩu tăng nhanh tới 34,5% năm 2000 và sau đó giảm xuống chỉ còn 6% năm 2001. Giai đoạn trước năm 1996 tỷ giá VNĐ so với USD khá ổn định. Nhưng giai đoạn 1997-1998 do tác động của cuộc khủng hoảng Đông Á làm cho giá trị VNĐ tăng lên tạm thời do giá trị đồng tiền những nước láng giềng bị giảm giá tương đối so với VNĐ. Điều này đã làm cho hàng hóa nhập khẩu trở nên rẻ hơn tương đối, vì vậy nhập khẩu có xu hướng tăng. Sau đó VNĐ bắt đầu giảm giá trị với mức độ vừa phải cho tới cuối năm 2003( nguyên nhân là do độ trễ). Đặc biệt năm 2001 tỷ giá giữa VNĐ/USD đã được phá giá khoảng 4% , làm cho giá trị hàng nhập khẩu giảm xuống.
Dự trữ ngoại hối:
Theo lý thuyết khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái thì nguồn thu ngoại hối như: xuất khẩu, vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp và gián tiếp, kiều hối sẽ giảm đáng kể. Thu giảm nhưng chi lại tăng nếu muốn ổn định tỷ giá duy trì ở trạng thái có lợi cho nền kinh tế, chính phủ phải giảm dự trử ngoại hối. Kết quả thâm hụt trầm trọng. Vậy thực tế Việt Nam thì sao? Dưới đây là bảng số liệu:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Dự trữ ngoại tệ(triệu USD)
1673
1857
1765
2711
3030
3601
Dự trữ chính thức(tuần nhập khẩu)
6.4
7.2
6.8
8.1
8.6
9.4
BOP/GDP(%)
-0.7
-1.7
-2.3
-2.6
-4.4
-4.9
Cán cân vãng lai/GDP(%)
-11
-6.9
-4.6
4
1.7
1.2
Nguồn: Số liệu chủ yếu được lấy từ các báo cáo "Phát triển Kinh tế gần đây của Việt
Nam" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Nhận định:
Dự trữ ngoại hối có xu hướng giảm 1997-1998 và sau đó tăng dần đến năm 2001 tăng 19% so với năm 2000. Tình hình thâm hụt cán cân vãng lai được cải thiện đáng kể. Liên tục thâm hụt giai đoạn 1996-1998, nhưng sau đó đã thặng dư giai đoạn 1999-2001. Nhưng cán cân tổng thể thì thâm hụt ngày càng tăng trong cả thời kỳ 1996-2001. Điều này có thể giải thích như sau:
Một là dự trữ ngoại hối xu hướng giảm 1997-1998 vì ảnh hưởng của khủng hoảng Đông Á, làm giảm nguồn thu ngoại tệ. Đồng thời áp lực phá giá VNĐ do sức ép từ việc giảm giá đồng tiền của các nước láng giềng, nếu chính phủ muốn ổn định tỷ giá, phải giảm dự trữ ngoại hối. Năm 1999-2001, dự trữ ngoại hối tăng nhanh (do IMF và WB cho Việt Nam vay 735 triệu USD. Thêm nữa, nhờ sự giảm giá VNĐ làm cho xuất khẩu tăng, và nhập khẩu giảm, làm tăng nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Bên cạnh đó, do khủng hoảng Argentina đang có xu hướng lan rộng toàn cầu và nền kinh tế thế giới dần dần rơi vào suy thoái, chính phủ đã áp dụng các chính sách nhằm giới hạn tổng cầu (giảm nhập khẩu), và tăng dự trữ ngoại hối lên 3,6 tỷ USD cuối 2001. Tháng 5/2001, chính phủ quyết định giảm dự trữ ngoại hối xuống còn 40% điều này cho thấy sự tự tin về lượng dự trữ ngoại tệ.
Hai là cán cân vãng lai liên tục được cải thiện từ thâm hụt sang thặng dư giai đoạn 1999-2001, như đã phân tích ở phần xuất nhập khẩu nguyên nhân chủ yếu là do tăng xuất và giảm nhập.
Tóm lại, cuộc khủng hoảng Argentina ảnh hưởng tới Việt Nam là không đáng kể. Tốc dộ tăng trưởng GDP năm 2001 là 4.7%, chỉ giảm 0.8% so với năm 2000.
Bảng số liệu GDP:
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Tỷ lệ tăng trưởng GDP(%)
9.3
8.2
3.5
4.2
5.5
4.7
Nguồn: : Số liệu chủ yếu được lấy từ các báo cáo "Phát triển Kinh tế gần đây của Việt
Nam" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
Điều này có thể được lý giải là do thị trường tài chính Việt Nam chưa thật sự mở nên tác động không quá lớn, thứ hai là do hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là nông sản, hàng tiêu dùng, nguyên nhiên liệu thô nên sự sụt giảm là không đáng kể
Bài học cho Việt Nam:
Duy trì tỉ lệ vay nợ nước ngoài ở mức an toàn:
Liên hệ với thực tế những gì đang diễn ra ở nước ta thì tình hình gần như ăn khớp với tình hình kinh tế của Argentina cận khủng hoảng 2001.
Theo WB thì tỉ lệ nợ nước ngoài đối với các nước đang phát triển không nên vượt quá 40% GDP. Một yếu tố vô cùng quan trọng cần phải được tính đến đó là lãi suất thực phải trả. Nếu tính đến lãi suất thực trong khoảng từ 7-10% thì đó là một khoản nợ khổng lồ (lãi suất trái phiếu Chính phủ VN vay nợ nước ngoài khoảng 6,5%). Nếu quốc gia nào không có tốc độ phát triển thần kỳ thì không thể nào vay nợ ở mức cao như vậy, nhất là vay bằng ngoại tệ mạnh (Cơ cấu đồng tiền vay hiện nay của Việt Nam: 28,6% là đồng USD, 19,3% là đồng Yên, 5,2% là đồng Euro). Tỉ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam năm 2009 đã đạt mức 38,8% xấp xỉ mức báo động. Nếu tính đến lãi suất phải trả và cả việc đồng Việt Nam có khả năng mất giá trong tương lai thì số thực nợ phải trả là không hề nhỏ. Vậy nên chúng ta không thể lạc quan thái quá như một số quan chức Chính phủ cho rằng tỉ lệ nợ vẫn còn nằm trong mức an toàn. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi việc thanh toán nợ bằng nguồn của Ngân Sách Nhà Nước đối với các khoản nợ của Chính phủ sẽ lớn dần khi các khoản vay đến hạn phải trả nợ gốc?
Đối với nước ta, trong cơ cấu nợ thì Chính phủ là con nợ lớn nhất chiếm tỉ trọng trên 60% kế tiếp là các doanh nghiệp Nhà Nước và cuối cùng là các doanh nghiệp FDI. Vậy thì chúng ta dựa vào đâu để tin tưởng vào khả năng trả nợ của quốc gia? Dĩ nhiên là không thể dựa vào sự tín nhiệm của quốc tế đơn giản vì sự tín nhiệm này chỉ để cho Chính phủ dễ vay nợ hơn mà thôi.
Xây dựng cơ chế phù hợp giám sát các khoản vay nước ngoài:
Trước hết, cần làm rõ chi ngân sách, vay nợ nước ngoài, đối tượng hưởng lợi, phương thức và thời gian thực hiện các biện pháp này. Theo ông John Hendra, Giám đốc quốc gia của LHQ tại Việt Nam cho rằng “Điều này giúp Việt Nam tránh những mong đợi không có cơ sở, giúp các đối tác phát triển của Vịêt Nam nhận biết các lĩnh vực mà họ có thể hỗ trợ tốt nhất cho Chính phủ vượt qua khó khăn, tạo sự minh bạch cho các sáng kiến chính sách, tránh việc sử dụng sai tiền ngân sách”.
Thứ hai, cần đảm bảo số liệu nợ cụ thể cần được cập nhật một cách thống nhất minh bạch và có tính trung thực. Các cơ quan cung cấp những thông tin này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin đã đưa. Có như thế thì chúng ta mới chủ động cơ cấu lại nợ từ đó mới có thể giảm bớt gánh nặng trả nợ trong tương lai.
Thứ ba, là phải nâng cao hiệu quả quản lí cơ cấu bộ máy nhà nước, phối hợp giữa các ban ngành xử lí kịp thời các vấn đề phát sinh; bổ sung điều chỉnh các cơ cấu, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giảm thiểu rủi ro trong việc sử dụng vốn vay.
Thứ tư, cần xây dựng hạn mức vay ở ngưỡng an toàn (dưới 40% GDP), mạnh dạn từ chối các khoản vay không cần thiết vì như thế mới đảm bảo giảm thiểu rủi ro nâng cao hệ số an toàn sử dụng vốn trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều bất ổn và đặc biệt là hiệu quả đầu tư rất thấp ở nước ta hiện nay.
Cuối cùng, cần xây dựng 1 cơ chế sử dụng vốn vay hợp lí như:
Xây dựng 1 chiến lược phát triển kinh tế tổng hợp trong dài hạn.
Có môi trường pháp lí lành mạnh.
Quản lí nghiêm ngặt nguồn vốn vay ngắn hạn.
Có chính sách linh hoạt về lĩnh vực ngoại giao, ngoại thương.
Phải có nguồn vốn trong nước ổn định, tránh việc xem nguồn vốn vay nước ngoài là vốn cơ bản.
Chống tham ô lãng phí, điều chỉnh vấn đề cổ phần hóa ào ạt:
Khủng hoảng Argentina suy cho cùng thì nguyên nhân chủ yếu là tình trạng tham ô, tham nhũng của giới chức cầm quyền, sự phân chia quyền lực giữa các địa phương với nhau... Mà tình trạng này ở nước ta đang là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết.
Theo tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International, TI) thì Việt Nam nằm trong số những nước có tình trạng tham ô, tham nhũng thuộc loại nghiêm trọng trên thế giới (theo báo cáo mới nhất của TI năm 2006 thì Việt Nam đứng thứ 106 trong số 159 nước được khảo sát, với chỉ số nhận thức tham nhũng là 2.6 trong khi ở mức 3.0 thì đã được xem là đáng lo ngại). Tuy đây là số liệu năm 2006 nhưng đến bây giờ thì tình trạng này ở nước ta vẫn không khá hơn là bao điển hình là vụ của PMU18 hay gần đây nhất gây xôn xao dư luận là vụ của Vinashin...
Tình trạng tham ô tham nhũng gây nên những hậu quả:
Gây tâm lí lo ngại cho các nhà đầu tư nước ngoài khi cho vay hay cung cấp các khoản viện trợ cho nước ta.
Gây tâm lí hoang mang, thiếu tin tưởng vào bộ máy lãnh đạo của người dân trong nước.
Gây lãng phí nghiêm trọng nguồn vốn vay của đất nước làm giảm hiệu quả đầu tư, làm tăng nguy cơ không trả được nợ.
Nhà nước nên có những cơ chế chính sách quản lí và xử phạt thích đáng những hành vi tệ nạn trên.
Tình trạng cổ phần hóa ào ạt mà bài học từ Argentina vẫn còn rất rõ, khi Nhà nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ nghiêm trọng đang tìm cách cứu vãn thì nguồn thu duy nhất của họ lúc này cũng chỉ còn thuế vì các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa,tư hữu hóa gần hết.
Ở nước ta tình trạng này cũng đang diễn ra theo một kịch bản gần giống như Argentina những năm trước và trong khủng hoảng. Mỗi năm có hàng trăm doanh nghiệp quốc doanh trên cả nước tiến hành cổ phần hóa. Nhà nước ta cũng đã có những cơ chế để quản lí vấn đề này tuy nhiên vẫn có những lỗ hổng nhất định tạo điều kiện cho bọn tham ô hoành hành. Chiêu thức truyền thống của chúng là định giá tài sản thấp hơn nhiều so với mức thực tế. Sau đó thì hưởng lợi bất chính từ hoạt động này. Trong chính sách cổ phần hóa có quy định phải bán một phần cổ phiếu với giá ưu đãi cho những người trong nội bộ doanh nghiệp như giám đốc được mua tới 30%, khi thị trường tài chính đang nóng hổi như hiện nay thì các nhà đầu tư sẵn sàng đặt tiền trước để có chỗ và lợi nhuận thuộc về những kẻ được ưu đãi này là không hề nhỏ. Như vậy đáng lẽ ra Nhà nước có thể bán cổ phần ra thị trường với giá cao nhưng lại bị những kẻ này “ nẫng tay trên ” và thất thoát thuộc về Nhà nước là không nhỏ.
LỜI KẾT
Cuộc khủng hoảng nợ của Argentina chính là bài học về sự ảo tưởng quá mức về những thành công trong tăng trưởng mà quên đi những vấn đề nội bộ. Rút ra được những kinh nghiệm về các vấn đề nội bộ của Argentina, chúng ta cần phải chú ý giải quyết triệt để, đó là tình trạng tham nhũng, cổ phần hóa ào ạt và thất thoát, bộ máy tiến hành thu thuế yếu kém, vay nợ nước ngoài thiếu tính toán.
Nhưng vượt lên trên tất cả những điều này, nguyên nhân của mọi nguyên nhân, chính là việc quốc gia thiếu cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài, điều mà chúng ta đã thấy ở phần trên về sự phản ứng đầy khôi hài của các nhà tài trợ và người dân về việc quốc hội nước này vào cuộc quá chậm trễ để cứu vãn tình hình. Chừng nào chưa có cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nợ nước ngoài của chính phủ, chừng đó nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn diện cũng không phải là điều quá xa vời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
Chương 3 và 4 của sách “Đánh Thức Con Rồng Ngủ Quên: Kinh Tế Việt Nam Đi Vào Thế Kỷ 21" do Phạm Đỗ Chí và Trần Nam Bình chủ biên, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Nhà Xuất bản TPHCM và Trung tâm Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC) hợp tác xuất bản tháng 6-2001 và tái bản tháng 2-2002.
Tài liệu "Memorandum of Economic and Financial Policies" về các thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và IMF vào tháng 4-2001 và tháng 11-2001 (có thể xem trên mạng tại www.imf.org)
"World Economic Outlook", International Monetary Fund, April and December 2001.
Chính sách kinh tế của Việt Nam kể từ năm 2001, David Dapice, Giáo sư Đại học Tufts, Học giả cao cấp, Chương trình Việt Nam, Trường Kennedy, Đại học Harvard
Các website:
: Argentina: khủng hoảng thể chế
: người góp phần đưa Argentina vào khủng hoảng
: Argentina cam kết thoát khỏi khủng hoảng
: khủng hoảng kinh tế tài chính tại Argentina-nguyên nhân và bài học
: chuỗi sự kiện châm ngòi bạo loạn ở Argentina
nợ công và trách nhiệm giám sát của quốc hội
nhập siêu và những giải pháp kiềm chế nhập siêu của Argentina
|vi&u= Argentina khủng hoảng kinh tế 2001
|vi&u= khủng hoảng tài chính tại Arentina 2/2001
|vi&u= các sự kiện đã kích hoạt cuộc khủng hoảng Argentina
|vi&u= khủng hoảng tài chính Argentina
nợ công của Argentina đã lên đến mức báo động
bài học từ Argentina
cuộc khủng hoảng Argentina
thị trường thế giới không bị ảnh hưởng bởi Argentina
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kh_no_argentina_2001_2002_6028.docx