Như vậy, chắc chắn vấn đề cho vay dưới chuẩn sẽ tồn tại (dưới góc độ cơ chế đánh
giá rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng) với những mức độnghiêm trọng khác nhau.
Mặc dù hiện nay các ngân hàng có thể vẫn an tâm với mức độ mất khả năng chi trảthấp
trong số các con nợ của họ nhưng cần lưu ý rằng tổng dưnợtrong hệ thống ngân hàng
vẫn đang tăng lên mạnh. Một khi nhu cầu về bất động sản bão hòa hay tụt giảm và các
khoản cho vay bất động sản đến hạn thanh toán, số nợ mất khả năng thu hồi có thể sẽ trở
nên quá lớn vượt ra khỏi tầm kiểm soát, đẩy ngành ngân hàng vào tình trạng bất ổn
nghiêm trọng. Do đó, các cơ quan chức năng, cũng như bản thân các ngân hàng cần có
những biện pháp, chính sách phù hợp để không xảy ra các tác động xấu do vỡ nợ cho vay
dưới chuẩn.
40 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4112 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khủng hoảng nợ dưới chuẩn, bài học kinh nghiệm rút ra từ khủng hoảng cho hoạt động giám sát tài chính ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an rộng khắp châu Âu, Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) phải bơm đợt 1 95 tỷ euro, đợt 2 61 tỷ euro, đợt 3 44,7 tỷ euro vào hệ
thống ngân hàng trong khu vực để làm dịu việc thu hẹp tín dụng do các vấn đề cho vay
dưới chuẩn gây ra.
Khu vực Châu Á
- Trung Quốc: hai ngân hàng lớn của Trung Quốc, ngân hàng công thương Trung
Quốc và ngân hàng Trung Quốc đã thông báo khoản lỗ trị giá 11 tỷ USD vì những rủi ro
liên quan đến cho vay thế chấp.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 17
- Úc: cuộc khủng hoảng đã lan sang Úc với nạn nhân là Tập đoàn Centro Properties,
một chủ sở hữu của các phố buôn bán lớn ở Mỹ tại Úc sau khi tập đoàn này đưa ra cảnh
báo lợi nhuận giảm. Cổ phiếu Centro Properties đã tụt giá 70% tại các giao dịch ở
Sydney.
2.3. Tác động của cuộc khủng hoảng
Tác động lên cơ quan, tổ chức tài chính
Các quỹ đầu cơ (Hedge Funds)
Các quỹ đầu cơ bị ảnh hưởng của sự thắt chặt tín dụng sớm nhất. Những quỹ này
nắm giữ một lượng lớn các CMO, CDO, vốn là những công cụ tài chính có tính đòn bẩy
cao. Với mỗi đôla Mỹ nhận được từ các nhà đầu tư, quỹ đầu cơ có thể vay thêm 29 USD
để đầu tư, với kết quả là tỷ lệ “đòn bẩy” đạt mức 30 lần. Những khoản vay mượn này
(hầu hết là từ các ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư) được đảm bảo bằng các
danh mục đầu tư chứng khoán của họ. Khi giá trị của các khoản bảo đảm này bắt đầu
giảm, các quỹ đầu cơ phải thực hiện việc ký quỹ bổ sung (bổ sung thế chấp). Đó là lý do
tại sao vào đầu tháng 8/2007, hai quỹ bảo hiểm của Bear Stearns đã gặp phải vấn đề
thanh khoản. Những khó khăn tương tự cũng đã xảy ra với các quỹ của BN`P hay
Lehman Brothers.
Các ngân hàng
Nhiều tổ chức tài chính (như Citigroup, Goldman Sachs, Bank of America) đã
thiết lập các chi nhánh có tên gọi là Các phương tiện Cấu trúc đầu tư (Structured
Investment Vehicles, SIV). Những tài sản rủi ro cao (hầu hết liên quan đến vay thế chấp)
được chuyển giao đến các SIV, sau đó SIV thâm nhập vào thị trường thương phiếu tìm
nguồn tài chính. Khi các chứng khoán thế chấp “rơi tự do”, thị trường thương phiếu đã
mất 300 tỷ USD vào cuối năm 2007. Nhiều SIV đã không thể đảo hạn được các thương
phiếu của họ (nợ ngắn hạn, được gia hạn hàng ngày hoặc hàng tuần).
Vào tháng 11/2007,với sự ủng hộ của FED một tổ hợp các ngân hàng lớn đã đưa ra
kế hoạch giải cứu thị trường.Theo đó, một quỹ với số vốn 80 tỷ USD sẽ được thiết lập.
Quỹ này sẽ mua các chứng khoán nợ từ SIV với mức giá thấp nhằm tăng tính thanh
khoản và giảm thiểu rủi ro trong bảng cân đối kế toán của họ. Bằng cách đó, thị trường
thương phiếu có thể được hồi sinh. Tuy nhiên, đàm phán giữa các ngân hàng này đã kéo
dài hàng tháng trong khi thị trường lại ngày càng trở nên xấu hơn. Cuối cùng, kế hoạch
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 18
cứu nguy này đã bị hủy bỏ vào cuối năm 2007 và mỗi ngân hàng tự giải quyết vấn đề
theo cách riêng của mình. Đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chuyển các tài
sản ở SIV về lại bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Hậu quả là các ngân hàng đã nối
đuôi nhau thông báo sự thua lỗ nặng nề sau khi định giá lại danh mục đầu tư của họ.
Các ngân hàng đầu tư đã sử dụng các mô hình máy tính để tính toán giá trị của
những chứng khoán vốn rất phức tạp hoặc không được giao dịch thường xuyên. Những
mô hình như thế này đã không thể điều chỉnh được trong điều kiện thị trường đang ngày
càng trở nên tồi tệ hơn. Theo IMF, giá trị thua lỗ của tất cả các khoản cho vay thế chấp ở
mức 495 tỷ USD. Nếu tính thêm cả những thua lỗ có liên quan đến các hình thức nợ khác
(vay kinh doanh bất động sản, nợ công ty, những khoản vay LBO) thì con số này có thể
sẽ đạt tới mức 945 tỷ USD.
Với mức độ khác nhau, các ngân hàng trên khắp thế giới đều bị ảnh hưởng. Báo
chí đã tập trung đưa tin về những ngân hàng lớn bị thua lỗ nặng nhất như Citigroup,
BOFA, Lehman Brothers. Ở Châu Âu, UBS là ngân hàng bị thua lỗ nhiều nhất.
Cơ quan điều tiết tiền tệ
FED hoàn toàn ủng hộ kế hoạch giải cứu thị trường đề cập ở trên vì đó là giải pháp
của khu vực tư nhân tự giải quyết vấn đề của mình. Tuy nhiên, khi kế hoạch đó thất bại,
FED đành phải hành động. FED đã tiến hành cắt giảm lãi suất nhiều lần, từ mức 5,25%
vào tháng 8/2007 xuống còn 2% vào tháng 4/2008. Sau đó,FED đã tuyên bố tạm dừng
giảm lãi suất và thực hiện việc đánh giá những tác động của chính sách tới thị trường.
FED cũng đã bơm một lượng tiền lớn vào lưu thông qua kênh nghiệp vụ thị trường
mở bằng cách mua trái phiếu kho bạc và tổ chức các chương trình đấu giá cho vay kỳ hạn
để các ngân hàng có thể có được nguồn tiền mặt cần thiết, tránh thiếu hụt thanh khoản.
Điều này đã khuyến khích các ngân hàng thương mại vay mượn tự do thông qua
cửa sổ chiết khấu bằng cách mở rộng danh mục tài sản đảm bảo. Việc mở rộng danh mục
tài sản đảm bảo được chấp nhận giống như một hình thức hỗ trợ. Đặc biệt, các chứng
khoán được đảm bảo bởi các khoản cho vay thế chấp cũng được chấp nhận vào danh mục
tài sản đảm bảo.
Vào tháng 3/2008, FED đã cứu Bear Stearns (một ngân hàng đầu tư lớn) khỏi phá
sản và thu xếp để J.P. Morgan Chase (một ngân hàng với bảng cân đối kế toán lành
mạnh) mua lại. Để giao dịch này diễn ra thuận lợi, FED cùng với Bộ trưởng Bộ Tài chính
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 19
Henry Paulson đã đứng ra đảm bảo cho khoản nợ tương đương 29 tỷ USD chứng khoán
của Bear Stearns. Như vậy, lần đầu tiên, việc cứu một ngân hàng tư nhân đã khiến bảng
cân đối kế toán của FED cũng như tiền thuế của người dân bị rủi ro. Trong khuôn khổ
của khoản cứu trợ cả gói, FED cũng đã mở cửa sổ chiết khấu cho các ngân hàng đầu tư
và các công ty môi giới chứng khoán. Đây là một quyết định chưa từng có trong lịch sử
bởi vì điều lệ chỉ cho phép FED cho các ngân hàng thành viên (chủ yếu là các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng khác) vay. Các ngân hàng đầu tư chưa bao giờ là
thành viên của FED kể từ khi Cục này được thành lập vào năm 1913. Sự thay đổi trong
điều lệ như vậy đòi hỏi một cuộc bỏ phiếu tán thành của Hội đồng quản trị FED. Một
cuộc họp khẩn cấp đã được triệu tập vào một ngày cuối tuần và chỉ có 5/7 thành viên có
mặt, trong đó có 3 phiếu thuận.
Sự cứu nguy bất ngờ của FED đối với Bear Stearns và việc can thiệp sâu của FED
và Bộ Tài chính đã ngay lập tức khiến cho thị trường “bình tĩnh” lại. Một mạng lưới an
toàn đang được thiết lập lại. Rõ ràng rằng Chính phủ Mỹ sẽ thực hiện những bước đi cần
thiết nhằm ngăn ngừa sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ - “một sự sụp đổ có thể làm
đổ vỡ cả hệ thống tài chính toàn cầu.
Ủy ban chứng khoán
Nhiệm vụ của SEC là giám sát các ngân hàng đầu tư, công ty môi giới và các quỹ
đầu cơ. Song những điều tồi tệ nhất lại đã xảy ra trong các tổ chức này mà SEC đã không
nắm bắt được. Các ngân hàng đầu tư đã sử dụng những mô hình toán học để cấu trúc các
sản phẩm tín dụng thành những sản phẩm ngày càng phức tạp và tinh vi hơn. Đội ngũ các
tiến sĩ toán học của họ đã nhanh nhạy hơn các nhân viên của SEC trong việc bắt kịp với
sự phát triển mới nhất trên thị trường tài chính.
Trái ngược với FED, vốn có đội ngũ nhân viên kiểm soát ngay tại mỗi ngân hàng
lớn (như tại J.P. Morgan, Citigroup) và giám sát các hoạt động thường nhật của những
ngân hàng này, SEC chỉ tiến hành các đợt kiểm tra định kỳ. Vai trò chính của SEC là bảo
vệ các nhà đầu tư, không phải là bảo vệ các ngân hàng đầu tư bởi vì các ngân hàng này
được giả định là họ biết họ đang làm gì.
Hành động đúng đắn nhất của SEC là hợp tác với FED và Bộ Tài chính để cứu
nguy cho Bear Stearns vào ngày 19/3/2008. Nhân viên kế toán của SEC đãlàm việc ở
Bear Stearns cả những ngày cuối tuần, nghiên cứu hàng trăm hồ sơ chứng khoán. Họ đã
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 20
tính được con số 30 tỷ USD tài sản rủi ro (sau đó giảm xuống còn 29 tỷ USD) mà J.P.
Morgan Chase không muốn đưa vào bảng cân đối kế toán của họ. FED và Bộ Tài chính
đã bảo đảm đền bù cho bất kỳ sự thua lỗ nào của Bear Stearns và đây là lần đầu tiên FED
đã đưa rủi ro vào bảng cân đối kế toán của mình. Tuy nhiên, rủi ro này nhỏ hơn nhiều so
với 900 tỷ USD trái phiếu kho bạc trong tài khoản của FED.
Bộ Tài chính Mỹ
Theo truyền thống, Bộ trưởng Bộ Tài chính thay mặt Tổng thống Mỹ giải quyết tất
cả các vấn đề liên quan đến kinh tế và tài chính. Ông đồng thời là người chịu trách nhiệm
về chính sách tài khóa. Đối mặt với khủng khoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn xảy ra
vào tháng 8/2007, Bộ trưởng Paulson đã chấp thuận các chính sách của FED với vai trò
là tổ chức giám sát cao nhất của hệ thống ngân hàng. Ông đã ủng hộ các biện pháp chính
sách của FED nhằm tăng tính thanh khoản và cắt giảm lãi suất. Vào tháng 11/2007, ông
đã ủng hộ phương án gói cứu nguy 80 tỷ USD của nhóm các ngân hàng lớn. Nhưng cuối
cùng kế hoạch này đã thất bại.
Vào tháng 3/2008, Paulson đã có một quyết định quan trọng khi đồng ý với
Bernanke về việc cứu nguy Bear Stearns. Ông tin rằng can thiệp là hết sức cần thiết khi
đối mặt với nguy cơ sự sụp đổ mang tính hệ thống, một sự sụp đổ có thể nhấn chìm hệ
thống kinh tế toàn cầu.
Để đối phó với những gì đang xảy ra, Ngài Paulson đã thông báo một kế hoạch cải
tổ lớn để tái cơ cấu và củng cố việc giám sát tất cả các thể chế thị trường. Các ngân hàng
đầu tư và các nhà môi giới được đưa vào khuôn khổ giám sát bởi vì giờ đây họ đã có
quyền vay mượn thông qua cửa sổ chiết khấu, một đặc quyền mà trước kia chỉ giành cho
các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào kế hoạch đã đưa ra, FED đảm nhận thêm trách nhiệm
không chỉ bảo vệ sự ổn định của hệ thống tài chính Mỹ mà còn của toàn thế giới.
Tác động lên nền kinh tế thực
Cuộc khủng hoảng này là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy
thoái từ tháng 12 năm 2007.Cục nghiên cứu kinh tế Mỹ (NBER) dự đoán đây sẽ là đợt
suy thoái nghiêm trọng nhất ở Hoa Kỳ kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thị trường chứng khoán đã chứng kiến sự suy giảm mạnh
GVHD:
Tiểu luậ
Year Ja
2009 79
2008 11
2007 12
2006 10
M
tạm ngư
năm 200
liệu từ 1
Dow Jon
Nế
mức giả
điểm vào
2009.
TS. Diệp
n: “Tài ch
n Feb
49 7063
971 1218
398 1221
667 1075
ảng kinh d
ng hoạt độ
7. Với tổn
2/9/08 đến
es giảm 25
u xét riêng
m bắt đầu
cuối năm
Gia Luật
ính tiền tệ
Biểu
Mar A
6547 7
2 11740 1
6 12050 1
0 10959 1
oanh béo
ng. Cổ phi
thất nặng
12/1/09 th
,81%, chỉ s
chỉ số bìn
liên tục từ
2008 và ch
”
4: Thị trư
pr May
762 8212
2302 1248
2382 1313
1074 1109
bở từ chứn
ếu các ngâ
nề này, các
ì các chỉ số
ố Nasdas g
h quân côn
quý III nă
ạm đáy tại
ờng chứng
Jun J
8300 8
0 11347
6 13267
4 10706
g khoán hó
n hàng đầ
ông chủ p
chứng kh
iảm 32,03%
g nghiệp D
m 2007 từ
mức chỉ kh
CHKT N
khoán Mỹ
ul Aug
147 913
10963 112
13212 128
10739 110
a của các
u tư rớt thả
hố Wall lầ
oán Mỹ đã
; chỉ số S
ow-Jones
gần 13,50
oảng 6,50
gày 3 – K
Sep
5 9281
84 10365
46 13113
76 11331
ngân hàng
m hại tron
n lượt phả
giảm đáng
&P 500 giả
từ năm 20
0 điểm xu
0 điểm vào
21 – Nhóm
Pa
Oct No
9488 977
8176 755
13522 127
11670 119
đầu tư cũn
g 6 tháng
i ra đi. The
kể như: ch
m 30,47%.
06 đến na
ống dưới 8
cuối quý I
5
ge 21
v Dec
2 10286
2 8149
43 13167
86 12194
g bị
cuối
o số
ỉ số
..
y thì
,000
năm
GVHD:
Tiểu luậ
Year
2009
2008
2007
2006
Cụ
tăng 0,6
thất ngh
mức kỷ
số thất n
nghiệp ở
nghiệp đ
thời kỳ s
năm qua
TS. Diệp
n: “Tài ch
Mar
-3.30
2.00
1.40
3.00
thể, sự thiế
% trong qu
iệp đã tăng
lục trong 2
ghiệp tăng
mức cao
ều đồng lo
uy thoái vớ
.
Gia Luật
ính tiền tệ
Biểu 5: T
Ju
-3.
1.6
1.9
3.0
u hụt tài ch
ý IV năm
từ mức 4,9
7 năm qua
vọt từ 5.
như vậy l
ạt sa thải n
i chỉ số G
”
ỉ lệ tăng tr
n
80
0
0
0
ính gây áp
2007 và qu
% vào thá
(cuộc chiế
8% năm 19
à các công
hân côngV
DP suy giả
ưởng GDP
Sep
-2.50
0.00
2.70
2.20
lực lên cá
ý I năm 20
ng 12 năm
n chống lạ
79 tới 9.5
việc bị cắ
à cuộc khủ
m liên tục
CHKT N
của Mỹ 2
Dec
-1.90
2.50
2.40
c hoạt động
08, so với
2007 lên 1
m phát sau
% năm 19
t giảm tại
ng hoảng đ
và tỷ lệ thấ
gày 3 – K
006 - 2009
Aver
-3.20
0.43
2.13
2.65
kinh tế. G
mức 4% n
0.2% vào t
thế chiến
83). Nguyê
mọi ngành
ã đẩy nền
t nghiệp ca
21 – Nhóm
Pa
age
DP của Mỹ
ăm 2006. T
háng 10/20
thứ hai đẩy
n do tỷ lệ
và các d
kinh tế Mỹ
o nhất tron
5
ge 22
chỉ
ỷ lệ
09 -
con
thất
oanh
vào
g 27
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 23
Nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái khi GDP âm liên tục nhiều kỳ. (Suy thoái kinh tế
là tốc độ tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm liên tục trong 2 quý. Suy
giảm kinh tế là tốc độ tăng của GDP bị giảm sút trong nhiều quý (3,4 quý) )
Đến thời điểm năm 2009 GDP của Mỹ đã suy giảm 4 quý liên tiếp, chuỗi suy giảm dài
nhất từ năm 1947
Và tỷ lệ thất nghiệp lên mức báo động
Biểu 6: Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ từ quý I/2008 đến quý IV/2009
Biểu 7: Tỉ lệ thất nghiệp của Mỹ từ năm 1990 đến năm 2010.
Tình trạng đói tín dụng lại ảnh hưởng đến khu vực sản xuất khiến doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp
gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và qua đó tới tiêu dùng của các hộ gia đình lại
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 24
làm cho các doanh nghiệp khó bán được hàng hóa. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản hoặc
có nguy cơ bị phá sản, trong đó có cả 3 nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Hoa Kỳ là General
Motors, Ford Motor và Chrysler LLC. Các nhà lãnh đạo 3 hãng ô tô này đã nỗ lực vận
động Quốc hội Hoa Kỳ cứu trợ, nhưng không thành công.Ngày 12 tháng 12 năm 2008,
GM đã phải tuyên bố tạm thời đóng cửa 20 nhà máy của hãng ở khu vực Bắc Mỹ. Tiêu
dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy
kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát.
Biểu 8: Tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của Mỹ
Tại Mỹ, số người đăng kí thất nghiệp cao là một tệ hại có thể cản trở đà phục hồi
kinh tế. Số lượng người đăng ký thất nghiệp lần đầu lên đỉnh cao vào cuối tháng 3/2009
là 674 nghìn người. Khi kinh tế Mỹ còn tăng trưởng trước tháng 12/2007, số lượng người
đăng ký thất nghiệp lần đầu hàng tuần chỉ đứng ở mức trung bình 350 nghìn người.
Kể từ lúc bắt đầu suy thoái tháng 12/2007 đến tháng 2/2009, Mỹ đã mất tổng cộng 7,2
triệu việc làm, đến tháng 9/2009 tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức 9,8% và con số này ở
tháng 10/2009 leo lên mức 10,2% - mức kỷ lục trong 27 năm qua (cuộc chiến chống lạm
phát sau thế chiến thứ hai ấy là đẩy con số thất nghiệp tăng vọt từ 5.8% năm 1979 tới
9.5% năm 1983). Nguyên do tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao như vậy là các công việc bị cắt
giảm tại mọi ngành và các doanh nghiệp đều đồng loạt sa thải nhân công.
Kèm theo đó là sự sút giảm trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp với mức tăng
trưởng âm từ đầu quý II năm 2008 đến nay với mức sụt giảm lớn nhất là -13,1% vào
tháng 06/2009.
Đối với thế giới
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 25
Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy
thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở
Đông Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi
vào suy thoái. Thống kê cho thấy Nhật Bản đã bị giảm kim ngạch xuất khẩu và giảm sản
lượng sản xuất ở mức kỷ lục. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại. Suy giảm
tăng trưởng kinh tế thế giới đã làm GDP của các nước này đang từ chỗ tăng tới 5,1%
trong năm 2007 giảm xuống chỉ còn tăng 1,5% trong năm 2008.
Các nước đang phát triển châu Á hầu hết đều bị giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chi
có nước còn tăng trưởng âm. Bangladesh, Indonesia, Pakistan, Việt Nam vốn có mức
tăng trưởng trên dưới 6% trong các năm 2007 và 2008, sang năm 2009 chỉ còn tăng
trưởng trên dưới 3%. Malaysia và Thái Lan tăng trưởng với tốc độ -3,0% và -3,5% trong
năm 2009.
Giá dầu (USD/thùng) giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế
thế giới xấu đi.
Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái,
xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông
Á. Một số nền kinh tế ở đây như Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hong Kong rơi vào
suy thoái. Các nền kinh tế khác đều tăng trưởng chậm lại.
Châu Âu vốn có quan hệ kinh tế mật thiết với Mỹ chịu tác động nghiêm trọng cả về
tài chính lẫn kinh tế. Nhiều tổ chức tài chính ở đây bị phá sản đến mức trở thành khủng
hoảng tài chính ở một số nước như Iceland, Nga. Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức
và Ý rơi vào suy thoái, và Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực
đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập.
Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Mỹ, nên cũng bị
ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm
mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
Kinh tế các khu vực trên thế giới tăng chậm lại khiến lượng cầu về dầu mỏ cho sản
xuất và tiêu dùng giảm cũng như giá dầu mỏ giảm. Điều này lại làm cho các nước xuất
khẩu dầu mỏ bị thiệt hại. Đồng thời, do lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu
cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm
2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị
GVHD:
Tiểu luậ
trường c
nhà đầu
Mỹ, yên
tiền tệ k
tệ ở một
khủng h
CHƯƠ
3.1. Ảnh
Mở cửa
cũng có
chiếm 3
hoảng b
thì cơn b
khủng h
ngân hàn
trực tiếp
T
N
giới, tốc
đó. Tốc
chính ph
TS. Diệp
n: “Tài ch
hứng khoá
tư chuyển
Nhật, fran
hác, gây kh
số nước b
oảng tiền tệ
NG 3. TH
hưởng củ
kinh tế và
nhiều ngu
0% tổng sả
ắt nguồn từ
ão này tác
oảng ở hầu
g, thì ở Vi
nước ngoà
ác động đế
ăm 2008, c
độ tăng trư
độ tăng trư
ủ. Trong đ
Gia Luật
ính tiền tệ
n trên thế
danh mục
c Thụy Sĩ
ó khăn cho
uộc họ phả
khi won li
ỰC TRẠN
a khủng h
hội nhập
y cơ hơn k
n lượng ch
nền kinh t
động đến V
hết các nư
ệt Nam lại
i.
n tốc độ tă
Biểu 9
hịu ảnh hư
ởng GDP
ởng này t
ó, nhóm ng
”
giới gặp ph
đầu tư của
đã khiến ch
xuất khẩu
i xin trợ gi
ên tục mất
G VÀ BÀ
oảng nợ củ
đã mang lạ
hi xảy ra
u chuyển v
ế Mỹ ảnh h
iệt Nam c
ớc thể hiệ
thể hiện rõ
ng tổng giá
: Tăng trư
ởng từ bất
trong năm 2
hấp hơn nh
ành có tốc
ải đợt mất
mình sang
o các đồng
của Mỹ, N
úp của Qu
giá từ đầu
I HỌC K
a Mỹ đến
i nhiều lợi
biến động.
ốn của thị
ưởng ngay
ó phần chậm
n đầu tiên
nhất ở lĩnh
trị sản phẩ
ởng GDP g
ổn kinh tế
008 chỉ đạ
iều so với
độ tăng trư
CHKT N
giá chứng
các đơn v
tiền này l
hật Bản, T
ỹ Tiền tệ Q
năm 2008
INH NG
Việt Nam
ích cho V
Kinh tế M
trường thế
tới các nề
hơn. Nếu
và rõ nét n
vực xuất
m quốc nộ
iai đoạn 2
vĩ mô và
t 6,23%, th
năm 2007
ởng giảm
gày 3 – K
khoán ngh
ị tiền tệ m
ên giá so v
hụy Sĩ và g
uốc tế. Hà
HIỆM Ở
iệt Nam n
ỹ là một n
giới. Nếu n
n kinh tế hù
như sức tà
hất là hệ t
khẩu, nhập
i (GDP)
000-2010
khủng hoản
ấp nhât tro
và mục tiê
nhiều nhất
21 – Nhóm
Pa
iêm trọng.
ạnh như d
ới nhiều đơ
ây rối loạn
n Quốc rơi
VIỆT NA
hưng đồng
ền kinh tế
hư cuộc kh
ng mạnh k
n phá của
hống tài ch
khẩu và đầ
g tài chính
ng 9 năm t
u đã đề ra
là công ng
5
ge 26
Các
ollar
n vị
tiền
vào
M
thời
lớn
ủng
hác,
cuộc
ính,
u tư
thế
rước
của
hiệp
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 27
và xây dựng. Sang đến quý 1/2009 tăng trưởng GDP đạt 3,1%, thấp hơn nhiều so với
cùng kỳ năm 2008 và những năm trước. Những quý tiếp theo tình hình tăng trưởng GDP
có cải thiện hơn nhưng tổng kết năm cho thấy tăng trưởng GDP cả năm 2009 vẫn bị ảnh
hưởng bởi cuộc khủng hoảng này khi chỉ đạt 5,3%, thấp hơn cả mức tăng trưởng năm
2008.
Tác động đến thị trường xuất nhập khẩu
Biểu 10: Tình hình xuất khẩu giai đoạn 2000-2010
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam chiếm khoảng 20-21% kim ngạch
xuất khẩu năm 2009. Khủng hoảng tài chính đã tác động đến tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu vào thị trường Mỹ do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trên đà giảm mạnh. Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào tính chất của từng mặt hàng.
Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến đầu 2010 đã có
những biến động mạnh. Ngay từ những tháng đầu năm 2008, đã xuất hiện xu hướng giảm
tốc độ xuất khẩu sang Mỹ. Trong 9 tháng đầu năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam sang Mỹ chỉ đạt 16,7%, thấp hơn khá nhiều so với mức 26,7% của năm
2007. Tỷ trọng của thị trường Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm,
từ 24% của năm 2007 xuống còn 17,7% trong 9 tháng đầu năm 2008.
Ngoài ra, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Sức tiêu dùng của
người dân Mỹ giảm sẽ tác động tiêu cực đối với hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ. Tiêu
dùng tại Mỹ giảm sẽ khiến hàng Trung Quốc rẻ hơn và cạnh tranh hơn với hàng Việt
Nam tại thị trường Mỹ. Đồng thời, khi hàng Trung Quốc tiêu thụ ở Mỹ giảm đi, nó sẽ
chuyển hướng sang các thị trường khác tìm đầu ra mới, như Việt Nam, gây áp lực lớn cho
‐20
0
20
40
60
80
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị xuất khẩu (tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%)
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 28
nền kinh tế Việt Nam.
Nhật Bản và châu Âu cũng là những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam. Do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng, người tiêu dùng của các thị trường này
phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giảm. Tỷ
trọng của thị trường EU trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2008 giảm
chỉ còn 16,5%, trong khi năm 2007 là 18%. Cuộc khủng hoảng cũng đã gây ra những
biến động về giá cả xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh của nhiều doanh
nghiệp. Trong nửa đầu năm 2008, giá hàng hóa trên thị trường thế giới leo thang, gây áp
lực tăng chi phí nhập khẩu và đẩy nhập siêu lên cao. Những biến động giá cả đã đánh đổ
hầu hết các dự báo và hoạch định của doanh nghiệp, của các nhà điều hành chính sách.
Tác động đến đầu tư nước ngoài
Về tình hình FDI vào Việt Nam, có ý kiến ban đầu cho rằng, về ngắn hạn, khủng
hoảng chưa tác động lớn đến Việt Nam, do dòng vốn đầu tư vào đây đa số đều bắt nguồn
từ các nước trong khu vực và các nước châu Á chiếm tới tỷ lệ lớn dòng vốn đầu tư vào
Việt Nam. Mặt khác, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam thường
mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong ngắn hạn. Dòng vốn trên thế
giới sẽ tập trung vào những nơi có môi trường chính trị và kinh doanh ổn định trong khi
Việt Nam có những lợi thế trong hai nhân tố này.
Tuy nhiên, về dài hạn, cuộc khủng hoảng này khiến dòng đầu tư nước ngoài cả
trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm vì những bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh
tế toàn cầu. Thứ nhất, nguồn tín dụng của thế giới dần trở nên cạn kiệt, nên các hoạt động
đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam cũng bị ảnh
hưởng. Hơn nữa, tình hình kinh tế thế giới khó khăn nên việc giải ngân FDI cũng chậm
lại đáng kể. Số dự án FDI đăng ký mới có xu hướng chững lại. Kết thúc năm 2008, nếu
nhìn trên các con số, tình hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cam kết vào Việt Nam
năm 2008 đã tăng cao kỷ lục trong giai đoạn 2000-2010. Tuy nhiên, vốn giải ngân trong
năm 2008 chỉ đạt 11,5 tỷ USD, tăng 43,2% so với năm 2007 nhưng tỷ lệ thực hiện chỉ đạt
16% vốn cam kết trong khi tỷ lệ thực hiện trong năm 2007 là 37,6%. Tác động của cuộc
khủng hoảng biểu hiện rõ hơn khi bước sang 2009. Năm 2009, vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam cả năm giảm mạnh 30% so với năm 2008, chỉ đạt
GVHD:
Tiểu luậ
23,1 tỷ U
thế giới.
L
do khó k
xuất khẩ
Năm
Kiều
hối (tỷ
USD)
Thị trườ
-
M
khá lớn.
doanh n
Đồng U
hàng ho
Tuy nhiê
với hệ t
động trự
0
20
40
60
80
TS. Diệp
n: “Tài ch
SD, vốn th
B
ượng kiều
hăn trong
u của Việt
2000 2
1,7 1
ng tài chín
Tác động t
ặc dù Việ
Tác động
ghiệp Việt
SD có thể
ặc bán USD
n, vì mức
hống tài ch
c tiếp.
2007
21.3
Gia Luật
ính tiền tệ
ực hiện đạ
iểu 11: Tì
hối về Việ
thời kỳ khủ
Nam.
Bảng 1: T
001 2002
,8 2,1
h
hị trường n
t Nam khôn
này được
Nam gặp k
giảm giá m
để gửi VN
độ và khả
ính quốc t
8
”
t 10 tỷ USD
nh hình FD
t Nam tron
ng hoảng
ình hình k
2003 20
2,7 3,
gân hàng
g chịu tác
thể hiện th
hó khăn kh
ạnh dẫn tớ
D vào, là
năng liên k
ế còn hạn
2008
71.7
11.5
, do sụt gi
I của Việt
g năm 200
kinh tế là ả
iều hối gia
04 2005
2 3,8
động trực
ông qua v
i lãi suất c
i nhiều ngư
m cho cấu
ết của các
chế nên cá
2009
23.1
10
CHKT N
ảm đầu tư c
Nam (200
9 cũng giả
nh hưởng
i đoạn 200
2006 20
4,7 5,5
tiếp, nhưn
iệc các kh
ho vay liê
ời dân có
trúc tài sản
ngân hàng
c ngân hàn
201
18.6
gày 3 – K
ủa các nhà
7-2010)
m 12,5% t
đến số lượn
0-2010
07 2008
7,2
g tác động
oản nợ ng
n ngân hàn
thể rút US
ngân hàng
thương mạ
g Việt Nam
0
11
21 – Nhóm
Pa
đầu tư lớn
rong năm 2
g lớn lao đ
2009 201
6,3 8,1
gián tiếp
ắn hạn của
g quốc tế t
D ra khỏi
gặp khó k
i Việt Nam
sẽ ít chịu
cam kế
giải ngâ
5
ge 29
trên
009
ộng
0
cũng
các
ăng.
ngân
hăn.
đối
tác
t
n
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 30
Trong quí 1/2009, phản ứng chung của hệ thống ngân hàng là rất dè dặt. Nếu như
tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng ở mức xấp xỉ năm 2008 thì vốn huy động vay cho
vay nền kinh tế qua hệ thống ngân hàng đều tăng trưởng khá thấp, đặc biệt là cho vay nền
kinh tế chỉ tăng 2,7% trong quí 1, chỉ đạt xấp xỉ 1/10 tốc độ tăng trưởng của cả năm 2008.
Dù Ngân hàng Nhà nước có “bơm” trở lại lưu thông 33.000 tỉ đồng ngay trong
tháng 3/2008, nhưng trong quá trình tái cơ cấu các khoản tín dụng và đáp ứng yêu cầu
tham gia mua tín phiếu bắt buộc, các ngân hàng thương mại khước từ phần lớn các yêu
cầu tín dụng của doanh nghiệp. Thêm vào đó, lạm phát gia tăng cũng đẩy mặt bằng lãi
suất lên cao. Có thời điểm, lãi suất huy động vượt trên 20%/năm với biên độ dao động
cho phép là 150%. Tăng trưởng tín dụng sau khi tăng cao tới 54% trong năm 2007 đã
giảm xuống còn 24% trong năm 2008. Tuy lãi suất đi xuống từ tháng 7/2008, nhưng tăng
trưởng tín dụng giảm mạnh trong nửa cuối năm. Nếu trong nửa đầu năm 2008, tăng
trưởng tín dụng hằng tháng luôn dao động từ 2% - 5% thì tốc độ tăng của tháng 7 chỉ còn
0,7% và tiếp tục giảm xuống 0,56% trong tháng 8/2008. Theo Vụ Tín dụng thuộc Ngân
hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu (cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay) của hệ thống ngân
hàng tính đến 31/07/2008 là 3,64% (số tuyệt đối là 10.886 tỉ đồng), tăng 1% so với 2007.
Nếu đánh giá trên năng lực trả nợ đúng hạn, phần đông doanh nghiệp hoạt động ở mức
trung bình, tỷ lệ gặp khó khăn gần 4%, trong đó khoảng 1,5% có nguy cơ mất vốn.
- Tác động thị trường chứng khoán
Khủng hoảng tài chính ngày càng ảnh hưởng rộng trên thị trường tài chính thế
giới, theo đó các nhà đầu tư và các quỹ đầu tư nước ngoài sẽ gặp khó khăn hơn trong việc
huy động vốn, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư.
Việc bán tháo chứng khoán ra khỏi thị trường Việt Nam mặc dù không cao do quy mô và
thanh khoản của thị trường. Việc này ảnh hưởng tới việc cổ phần hóa các doanh nghiệp
nhà nước trong một vai năm tới, việc huy động vốn thông qua thị trường vốn sẽ khó
khăn, trong khi thị trường tín dụng thắt chặt sẽ chặn dòng vốn và đẩy chi phí tài chính các
doanh nghiệp tăng cao.
Do tác động của khủng hoảng tài chính, các doanh nghiệp đang niêm yết trên thị
trường chứng khoán sẽ không tránh khỏi tác động xấu, đặc biệt là doanh nghiệp xuất
khẩu, theo đó giá cổ phiếu có thể sụt giảm.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 31
Khủng hoảng tài chính Mỹ đã ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị
trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam. Vào phiên giao dịch ngày 16/9/2008, khi thông
tin về khủng hoảng tài chính tại Mỹ được đăng tải thì chỉ số giá chứng khoán Việt Nam
(VNIndex) giảm mạnh 20,81 điểm, tương đương 4,36%. Trong những phiên giao dịch
giảm giá này thì nhà đầu tư nước ngoài liên tục đặt lệnh bán ra. Ngay sau khi Chính phủ
Mỹ, Ngân hàng Trung ương của một số nền kinh tế lớn bơm tổng cộng 247 tỷ USD vào
thị trường tài chính toàn cầu và bắt đầu có biện pháp can thiệp chủ động và tích cực thì
chỉ số chứng khoán Mỹ và thế giới đã tăng điểm mạnh mẽ trong phiên giao dịch ngày
19/9, VN-Index cũng đã tăng hết biên độ. Tuy nhiên, sau khi thị trường Mỹ và châu Âu
sụt giảm trở lại ngày 22/9 thì ngày 23/9, TTCK Việt Nam cũng mất đà tăng.
Hiện nay khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ mà gốc rễ là từ khủng hoảng địa ốc tuy
không làm ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường BĐS ở Việt Nam nhưng nó sẽ ảnh hưởng
gián tiếp qua các tác động đến thị trường tài chính tiền tệ, thị trường chứng khoán và các
yếu tố tâm lý của người dân.
3.2. Bài học rút ra từ khủng hoảng cho vay dưới chuẩn tại Mỹ
Các tổ chức tài chính
Sự thất bại của quản trị rủi ro
Với những gì đã xảy ra, có thể thấy rằng sự thất bại của hệ thống quản trị rủi ro ở
các ngân hàng lớn thật đáng ngạc nhiên. Rủi ro của nợ thế chấp dưới chuẩn tưởng như đã
được phòng ngừa bằng cách những khoản nợ này được cấu trúc lại thành vô số chứng
khoán và được phân phối ra khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng khi tín dụng bị thắt chặt,
rủi ro đã xuất hiện trở lại ngay trên bảng cân đối kế toán của các ngân hàng hoặc tại các
chi nhánh của chúng như của SIV và các tổ chức trung gian. Rủi ro mất danh tiếng đã
khiến cho những ngân hàng này không thể để các công ty con của họ sụp đổ mà không có
bất kỳ trách nhiệm nào.
Một khi khoản vay đã được đưa ra ngoài bảng cân đối kế toán thì khoản dự trữ
bắt buộc sẽ ít hơn. Điều này đã khuyến khích các ngân hàng xây dựng các phương tiện
đưa các khoản vay ra ngoài bảng cân đối kế toán. Bằng cách làm như vậy ngân hàng có
thể thu được lời từ sự chênh lệch giữa giá trị tài sản có (các khoản cho vay thế chấp dài
hạn) và các khoản nợ (thương phiếu ngắn hạn). Trên thực tế, lợi nhuận biên dương chỉ
được duy trì trong một môi trường kinh tế ổn định và thị trường ít biến động. Bất cứ sự
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 32
không chắc chắn nào đối với các tài sản bảo đảm sẽ dẫn đến việc thị trường các thương
phiếu bị đóng băng và các thương phiếu sẽ mất tính thanh khoản. Tình trạng này đã xảy
ra đúng như vậy vào tháng 8/2007.
Các chỉ số rủi ro của hầu hết các ngân hàng đã bị thu hẹp lại bởi vì họ đã loại trừ các
khoản nợ tiềm năng của SIV. Hậu quả là các nhà đầu tư đã không được cung cấp đầy đủ
thông tin về toàn bộ rủi ro của mỗi ngân hàng.
Đòn bẩy quá mức
Môi trường kinh tế Mỹ đầu những năm 2000 khá ổn định, đặc biệt sau cuộc suy
thoái ngắn năm 2002, với mức lãi suất thấp, tính thanh khoản cao và các thị trường tài
chính ít biến động. Các ngân hàng đã bị ru ngủ và thỏa mãn với những gì đang xảy ra. Để
kiếm được những khoản lợi nhuận cao hơn, họ đã sử dụng lực đòn bẩy để phóng đại
những kết quả đầu tư. Trong thời kỳ này, các ngân hàng thương mại đã duy trì mức “đòn
bẩy” trung bình là 12 lần, con số này tại các ngân hàng đầu tư là 20 lần và tại các quỹ đầu
cơ là 30 lần. “Đòn bẩy” ở đây được định nghĩa như là số nhân các tài sản có được qua
vốn cổ phần. Minh họa một cách đơn giản là: Với 1 USD vốn cổ phần, các ngân hàng
thương mại có thể nắm giữ một khoản đầu tư là 12 USD, các ngân hàng đầu tư nắm giữ
20 USD và con số này là 30 USD đối với các quỹ đầu cơ. Với “đòn bẩy” cao như vậy, dù
chỉ một mức dao động nhỏ cũng có thể làm suy giảm tính thanh khoản.
Cấu trúc đầu tư của ngân hàng giống như hình chóp ngược. Đáy lớn là các tài sản đem lại
lợi nhuận dựa trên nền tảng của đáy bé là một nguồn vốn nhỏ. Nếu thị trường mất lòng tin,
giá trị của các tài sản đem lại thu nhập sẽ sụt giảm nhanh và mạnh. Trong khi đó, những tài
sản này là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tín dụng để mua bán chúng. Khi giá trị tài
sản bảo đảm giảm, người cho vay sẽ yêu cầu người đi vay ký quỹ bổ sung. Nếu giá trị của
tài sản ký quỹ bổ sung không đủ, người cho vay sẽ tịch thu tài sản ký quỹ và bán chúng
để bù đắp cho sự thiếu hụt của tài sản thế chấp. Như đã phân tích ở trên, việc bán tài sản
trong một thị trường thưa thớt sẽ tạo nên vòng xoáy giảm giá. Yêu cầu ký quỹ bổ sung
sẽ được đưa ra với hậu quả là tài sản sẽ tiếp tục được bán tháo và vòng quay cứ thế tiếp tục.
Những sản phẩm phức tạp
Những sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại là một phát minh lớn, làm tăng tính thanh
khoản của thị trường cho vay thế chấp. Không thể phủ nhận lợi ích của chúng. Nhiều nhóm
người đã tiếp cận được với các nguồn tài chính này để có được nhà ở mà bằng cách khác họ
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 33
không thể có được.
Khi thị trường trở nên quá nóng, các cấu trúc sư tài chính lại càng làm cho nó
nóng hơn. Bắt đầu từ kết cấu đơn giản của MBS, tổng quỹ của các tài sản gốc trở nên
không đồng nhất. Kết cấu của nó được mở rộng và bao gồm cả các khoản vay công ty,
các trái phiếu rủi ro, các khoản vay LBO (Leveraged buyout – mua lại và sáp nhập doanh
nghiệp bằng nguồn tài chính đi vay), thẻ tín dụng. Mỗi tài sản này đều có mức đánh giá tín
dụng riêng và đặc trưng dòng tiền mặt riêng.
Ngay cả những nhà quản lý lâu năm tại nhiều ngân hàng cũng không thể nắm chắc
về tham số rủi ro thực trong các hoạt động của họ. Họ phụ thuộc vào các chuyên gia,
các cấu trúc sư tài chính - những người hiểu rất rõ về cơ chế hoạt động của mỗi loại
sản phẩm. Các máy tính chủ được dùng để chạy các chương trình cấu trúc nhằm tạo ra các
sản phẩm phức tạp như CMO, CDO.
Chính sự phức tạp của các sản phẩm đã khiến chúng ta khó xác định chính xác giá
trị thực của nó. Với các sản phẩm được giao dịch thường xuyên, không khó để xác
định giá trị thị trường của chúng. Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm được tạo ra nhằm
đáp ứng nhu cầu của những nhóm đầu tư đặc biệt. Chúng ít khi được giao dịch nên quá
trình xác định giá bị đứt đoạn. Trong thời kỳ khủng hoảng, giá trị giao dịch của chúng trở
nên không thể xác định được.
Rất nhiều ngân hàng đã dùng mô hình định giá trên máy tính của riêng mình để
ước lượng giá. Nhưng các mô hình này lại không được công khai với các nhà giao dịch tại
các ngân hàng khác. Do đó, cùng một loại chứng khoán nhưng giá trị của chúng lại rất
khác nhau, phụ thuộc vào mô hình lượng giá. Chính sự không chắc chắn này đã dẫn đến
sự mất niềm tin giữa những người mua cũng như những người bán. Thị trường bị tê liệt
và các giao dịch giảm dần cho đến khi dừng hẳn.
Mô hình kinh doanh không hoàn thiện
Theo truyền thống, các ngân hàng tạo ra các khoản vay hoặc thực hiện đầu tư và
giữ chúng cho đến kỳ hạn thanh toán. Đây là mô hình kinh doanh tạo ra và nắm giữ.
Vào những năm 1990, các ngân hàng đã cấu trúc lại các khoản cho vay hoặc các tài sản
có khác của họ thành những chứng khoán có thể mua đi bán lại và bán chúng cho các
nhà đầu tư. Đây là mô hình kinh doanh tạo ra và phân phối. Do vậy, một khoản vay thế
chấp ở một thị trấn nhỏ của Mỹ có thể được kết hợp vào một CDO được nắm giữ bởi
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 34
một ngân hàng ở Trung Quốc. Do rủi ro được phân tán đi khắp bốn phương khi các tài
sản được cấu trúc lại và bán đi, những người cho vay có rất ít động cơ để thực hiện việc
quản trị rủi ro thận trọng. Các tiêu chuẩn bảo hiểm được nới lỏng, các điều khoản cho
vay được đơn giản hóa. Thiếu kỷ luật, thiếu minh bạch và dễ thoả mãn đã trở thành đặc
trưng của hoạt động ngân hàng trong đầu những năm 2000.
Cơ quan điều tiết tiền tệ
FED đã duy trì lãi suất 1% trong suốt thời kỳ 2002-2003. Đây là phản ứng nhằm
đối phó với sự nổ vỡ của bong bóng công nghệ cao năm 2000 và suy thoái kinh tế sau đó
dưới tác động của sự kiện ngày 11/9/2001. Chủ tịch FED - ông Alan Greespan đã sốt
sắng vực dậy nền kinh tế và cố gắng duy trì mức tăng trưởng cao. Đây là lời bào chữa của
ông cho chính sách tiền tệ nới lỏng. Bị ám ảnh bởi giảm phát kéo dài hàng thập kỷ ở
Nhật Bản trong những năm 1990, Greenspan và các đồng nghiệp trong Hội đồng FED đã
thề sẽ làm bất cứ điều gì có thể, bao gồm cả việc duy trì lãi suất ở mức 1% trong vài năm,
để ngăn chặn tình huống tương tự xảy ra với Mỹ.
Với những gì đã từng xảy ra, đây là một chính sách sai lầm. Nó đã góp phần tạo ra
một môi trường kinh doanh dễ dãi được thúc đẩy bởi sự dồi dào của thanh khoản, lãi
suất thấp và thiếu vắng các tiêu chuẩn cho vay.
Các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm
Khi các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại trở nên quá phức tạp, rất ít nhà đầu tư
có đủ năng lực hoặc sự nhẫn nại để thực hiện việc quản trị rủi ro thận trọng. Do vậy, đánh
giá của các tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm được xem là biện pháp nhanh chóng nhất để
đánh giá rủi ro tín dụng.
Moody, Standard and Poor, và Fitch là ba tổ chức đánh giá mức độ tín nhiệm
chi phối thị trường. Họ cùng chia sẻ một lợi ích khá mâu thuẫn: thu về các khoản phí từ
các ngân hàng thuê họ đánh giá mức độ tín nhiệm cho các chứng khoán của chính những
ngân hàng này.
Hơn thế nữa, tất cả các tổ chức này đều có những mô hình được thiết kế riêng để
đánh giá các sản phẩm đơn giản như các trái phiếu công ty. Khi họ áp dụng mô hình này
cho các sản phẩm tín dụng được cấu trúc lại, thì các kết quả không còn đáng tin cậy. Hai
loại chứng khoán này không giống nhau và mỗi loại cần một phương pháp đánh giá riêng
biệt.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 35
3.3. Kiến nghị cho Việt Nam
3.3.1. Nguy cơ xảy ra khủng hoảng ở Việt Nam
Bất động sản Việt Nam chưa tiếp cận với chứng khoán hóa
Kể từ khi đất nước thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế được vận hành theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thị trường bất động sản cũng được điều
chỉnh theo cơ chế chung. Tuy vậy, thị trường bất động sản Việt Nam do mới hình thành
nên có những đặc điểm khác so với các thị trường bất động sản Mỹ. Cụ thể như sau:
Ở Việt Nam chưa có khung pháp lý cho việc chứng khoán hóa bất động sản nên
chưa có việc các ngân hàng phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp. Vì vậy, tuy
có hạn chế về huy động vốn cho thị trường bất động sản nhưng chưa có những rủi ro do
“chứng khoán hóa” bất động sản gây nên.
Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực bất động sản vẫn nằm trong phạm vi an toàn. Theo báo
cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 31/12/2011, dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực
đầu tư, kinh doanh bất động sản đạt 201.000 tỷ đồng. Con số này chiếm 8,45% trong tổng
dư nợ tín dụng nền kinh tế của toàn hệ thống, giảm 14,25% so với năm 2010.Nợ xấu bất
động sản tại 31/12/2011 chiếm khoảng 3,52% tổng dư nợ lĩnh vực này, nhưng vẫn nằm
trong tầm kiểm soát của Ngân hàng.
Sản phẩm của thị trường bất động sản Việt Nam mà chiếm phần lớn là nhà ở được
bán trực tiếp cho người có nhu cầu để ở.
Quan hệ cung - cầu trên thị trường bất động sản Việt Nam vẫn mất cân đối theo
hướng cầu luôn lớn hơn cung và xu hướng này vẫn còn kéo dài trong tương lai vì tốc độ
đô thị hoá vẫn tăng cao trong thời gian tới dẫn đến nhu cầu về nhà ở, hạ tầng khu công
nghiệp, khách sạn, văn phòng cho thuê tăng nhanh. Riêng nhu cầu về nhà ở thì để đạt
được mục tiêu về diện tích nhà ở bình quân đầu người theo Định hướng phát triển nhà ở
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ 12 m2/người hiện nay, tăng lên 20 m2/người
vào năm 2020, mỗi năm cần có khoảng 35 triệu m2 nhà xây mới tại các đô thị.
Những rủi ro tiềm ẩn
Tuy tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam còn rất lớn, nhưng thị trường
cũng có dấu hiệu thiếu ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thể hiện qua những điểm sau:
Thứ nhất: Trong năm 2006, 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra
tình trạng giá văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất
để xây dựng nhà ở riêng lẻ tăng đột biến, cục bộ ở một số dự án, một số khu vực nhất
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 36
định. Theo thống kê, giá các căn hộ chung cư cao tầng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà
nội tháng 10/2007 tăng khoảng 30% so với năm 2006, cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm
2008 tăng khoảng 50% so với năm 2006. Tỷ lệ lấp đầy các văn phòng cho thuê loại A và
B tại Thành phố Hồ Chí Minh là trên 95%, với giá thuê trung bình trên 50
USD/m2/tháng. Tại những khu vực giá bất động sản tăng đột biến đã có hiện tượng đầu
cơ, mua đi bán lại, các nhà đầu tư găm, giữ hàng không đưa ra thị trường, nhằm đẩy giá
lên cao.
Thứ hai: Hàng hoá bất động sản, nhất là nhà ở có cơ cấu không hợp lý, chủ yếu các
doanh nghiệp đầu tư loại nhà cao cấp, diện tích rộng và giá thành lớn chỉ phù hợp với đối
tượng có thu nhập cao, trong khi đó nhu cầu và khả năng của phân khúc thị trường này
chỉ chiếm khoảng 5% thị trường nhà ở. Thị trường thiếu hàng hoá có quy mô và giá cả
phù hợp với đa số nhu cầu của thị trường, thiếu loại nhà ở cho thuê phù hợp với nhu cầu
của đối tượng thu nhập trung bình và thấp. Đây cũng là biểu hiện của quan hệ cung cầu
không phù hợp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra khủng hoảng.
Thứ ba: Lợi nhuận cao trên thị trường bất động sản trong thời gian vừa qua đã thu
hút nhiều công ty, tập đoàn lớn thành lập công ty kinh doanh bất động sản. Nhiều ngân
hàng có quỹ hoặc công ty kinh doanh bất động sản, xuất hiện đầu tư nội bộ khó kiểm
soát. Nhiều doanh nghiệp không đủ khả năng tài chính, thiếu kinh nghiệm cũng tham gia
đầu tư kinh doanh bất động sản, nhiều cá nhân cũng đổ xô vào kinh doanh bất động sản,
nên đã nảy sinh hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, đầu tư theo phong trào và không
hiệu quả.
Thứ tư: Việc cho vay mua bán bất động sản cũng có biểu hiện cho vay dễ dãi nhất
là vào thời điểm cuối năm 2007. Do bùng nổ sự ra đời các ngân hàng thương mại cổ phần
vào cuối 2006 đầu 2007, tạo áp lực cạnh tranh trong kinh doanh quay vòng vốn nên có
biểu hiện cho vay dễ dãi. Có những ngân hàng cho vay mua bất động sản đến 70% giá trị
bất động sản thế chấp tại thời điểm giá bất động sản cao. Có những ngân hàng cho doanh
nghiệp vay tín chấp hoặc thế chấp bằng chính dự án với số vốn lớn để đầu tư bất động
sản. Như vậy, cũng xuất hiện nguy cơ khi thị trường bất động sản trầm lắng, giá bất động
sản giảm, người vay không có khả năng thanh toán sẽ xuất hiện hiện tượng mất tính
thanh khoản và “tự lỗ”, nếu xử lý không khéo thì cũng có thể có hiện tượng mất niềm tin
với ngân hàng.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 37
Thứ năm: Mặc dù chưa có khung pháp lý cho việc chứng khoán hóa bất động sản
thế chấp, nhưng cũng có hiện tượng có công ty kinh doanh bất động sản ban hành trái
phiếu doanh nghiệp (theo quy định tại Nghị định 52/2006/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm
2006 của Chính phủ) và cho người mua trái phiếu quyền ưu tiên mua bất động sản. Theo
quy định, trái phiếu doanh nghiệp cũng có quyền chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố... ;
hoặc các chủ đầu tư có dự án bất động sản, tiến hành thành lập doanh nghiệp mới sau đó
cổ phần hóa doanh nghiệp đó. Cách làm đó cũng gần như phát hành trái phiếu bất động
sản, và cũng có sự lan tỏa thông qua chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố.
Thứ sáu: Chính sách tín dụng không ổn định, việc hạn chế cho vay đầu tư kinh
doanh bất động sản và tăng lãi suất cho vay vào những tháng giữa năm 2008, tuy có tác
động hạn chế đầu cơ bất động sản, góp phần “giảm nhiệt” thị trường nhưng làm các chủ
đầu tư khó khăn trong việc huy động vốn, nhiều dự án đã bị kéo dài tiến độ hoặc bị đình
hoãn có thể dẫn đến nguy cơ thiếu hàng hóa xét trong ngắn hạn vài ba năm tới, làm trầm
trọng thêm sự mất cân đối cung cầu, làm thị trường phát triển thiếu ổn định.
Tóm lại: dưới góc độ tài chính, thị trường bất động sản Việt Nam chưa có những rủi
ro do “chứng khoán hóa” bất động sản gây nên nhưng cũng có những biểu hiện tác động
ngược từ thị trường bất động sản tới thị trường tài chính, ngân hàng thông qua việc vay
vốn thế chấp để đầu cơ bất động sản nhưng nhỏ hơn về quy mô và mức độ.
Để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển lành mạnh, ổn định và bền vững, góp
phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội cần phải triển khai có hiệu quả các
nhóm giải pháp đã được nêu trong Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ
tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động
sản, đồng thời tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các định chế tài chính bất động sản của Mỹ
và các nước khác như các quỹ đầu tư, tái thế chấp, tín thác bất động sản để áp dụng
nhằm đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản, nhưng kèm theo là cơ chế
kiểm soát hiệu quả.
3.3.2. Một số kiến nghị
Đối với các ngân hàng thương mại
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 38
Rà soát, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng một cách thường
xuyên, xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không để có những điều
chỉnh kịp thời, tránh việc sử dụng vốn sai mục đích, không có khả năng trả nợ đúng hạn.
Tỷ lệ cho vay trên giá trị căn nhà thấp và chỉ xem xét cho vay những đối tượng có
lịch sử tín dụng tốt.
Thẩm định kỹ các dự án và phải tính đến trường hợp thị trường bất động sản rơi
vào tình trạng đóng băng.
Đối với ngân hàng nhà nước
Tiếp tục hoàn chỉnh để tiến tới ban hành “cơ chế tiếp nhận xử lý tổ chức tham gia
bảo hiểm tiền gửi”. Nếu được thực hiện tốt thì Việt nam sẽ có cơ chế tiếp nhận và xử lý
đồng bộ các ngân hàng khi khủng hoảng và đổ vỡ. Như vậy, kể từ nay tổ chức tín dụng
khi gặp sự cố, có nguy cơ dẫn đến đỗ vỡ sẽ được tiếp nhận và xử lý theo một quy trình
chuẩn, hạn chế hậu quả ở mức thấp nhất và bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền. Bên
cạnh đó, sẽ tạo ra được môi trường pháp lý cho việc giải quyết phá sản, giải thể phù hợp
với đặc thù hoạt động tiền tệ, ngân hàng, thiết lập được một tổ chức đầu mối chịu trách
nhiệm trong khủng hoảng. Như vậy, sẽ củng cố lòng tin của người dân, tránh tạo ra tình
trạng căng thẳng không đáng có gây ảnh hưởng thanh khoản ngân hàng do tâm lý lo lắng
của khách hàng.
Về chứng khoán hoá
Như vậy nghiệm vụ chứng khoán đã xuất hiện tại Việt Nam, các chuyên gia nhấn
mạnh một trong những nền tảng quan trọng để thực hiện CKH tại Việt Nam là phải hoàn
hiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm. Ngoài ra,
Việt nam cần có thị trường vốn hoạt động tốt; sản phẩm chứng khoán hoá phải có tính
thanh khoản cao; các biện pháp hỗ trợ tín dụng; bảo lãnh của Chính phủ và thoả thuận về
mức độ sử dụng tối thiếu đối với các tài sản cơ sở hạ tầng; thế chấp vượt trội và tăng
cường tín dụng từ bên thứ ba.
Tóm lại, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Việc học tập bài
học cũng như rút ra những kinh nghiệm từ những sai lầm của các nước khác sẽ giúp
chúng ta tránh được những tổn thất không đáng có và rút ngắn thời gian trong quá trình
hội nhập và phát triển kinh tế.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 39
KẾT LUẬN
Như vậy, chắc chắn vấn đề cho vay dưới chuẩn sẽ tồn tại (dưới góc độ cơ chế đánh
giá rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng) với những mức độ nghiêm trọng khác nhau.
Mặc dù hiện nay các ngân hàng có thể vẫn an tâm với mức độ mất khả năng chi trả thấp
trong số các con nợ của họ nhưng cần lưu ý rằng tổng dư nợ trong hệ thống ngân hàng
vẫn đang tăng lên mạnh. Một khi nhu cầu về bất động sản bão hòa hay tụt giảm và các
khoản cho vay bất động sản đến hạn thanh toán, số nợ mất khả năng thu hồi có thể sẽ trở
nên quá lớn vượt ra khỏi tầm kiểm soát, đẩy ngành ngân hàng vào tình trạng bất ổn
nghiêm trọng. Do đó, các cơ quan chức năng, cũng như bản thân các ngân hàng cần có
những biện pháp, chính sách phù hợp để không xảy ra các tác động xấu do vỡ nợ cho vay
dưới chuẩn.
GVHD: TS. Diệp Gia Luật CHKT Ngày 3 – K21 – Nhóm 5
Tiểu luận: “Tài chính tiền tệ” Page 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007, 2008) đến hoạt động xuất khẩu
của Việt Nam – Khoa Kinh tế, ĐH Tây Bắc.
3. Khủng hoảng Tài chính và tác động đến FDI, xuất khẩu của Việt Nam – TS. Nguyễn
Văn Lịch, Học viện Ngoại giao.
4. Khủng hoảng thị trường tín dụng thứ cấp (cho vay dưới chuẩn) và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam – Cao học kinh tế TP.HCM Khóa 20.
5. Khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn tại Mỹ: Bài học và một số kiến nghị -
Phạm Toàn Thiện.
6. Khủng hoảng nợ dưới chuẩn – Mạc San (18/02/2008)
7. Cuộc khủng hoảng tín dụng tín dụng nhà đất ở Mỹ và những kiến nghị đối với Việt
Nam. (The US credit crisis and some suggested solutions for Vietnam – Đặng Hữu
Mẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chktk21_5296.pdf