Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Thơ 1955 – 1975 trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975 1.1. Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một thời và mãi mãi 1.1.1. Bối cảnh lịch sử 1.1.2. Những chặng đường phát triển của thơ ca 1955 – 1975 1.1.3. Thành tựu nổi bật 1.2. Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một khúc ca giàu cung bậc 1.2.1. Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu 1.2.2. Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng 1.2.3. Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn 1.2.4. Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 2.2. Khái niệm 2.1.1. Sử thi 2.1.2. Khuynh hướng sử thi 2.2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 2.2.1. Ở phương diện đề tài – chủ đề 2.2.2. Ở phương diện khắc họa hình tượng 2.2.3. Ở phương diện giọng điệu Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 3.1. Khái niệm 3.1.1. Lãng mạn 3.1.2 Cảm hứng lãng mạn 3.2. Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu 3.2.2. Lý tưởng hóa tương lai 3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO

doc151 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8125 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩa trên đất nước ta lúc bấy giờ gặp rất nhiều khó khăn, chúng ta phải đối mặt với nhiều thử thách. Nhưng bằng cái nhìn lãng mạn, niềm tin mơ ước ở tương lai, thơ đem đến trong lòng mọi người Việt Nam niềm tin yêu, lòng hướng về tương lai tươi sáng cuả dân tộc. Thơ nén đi những tiếng thở than, nhọc nhằn, vút cao lời thơ bay bổng trong niềm lý tưởng hóa tương lai. Viết về đất nước trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội, Huy Cận cũng đã có những vần thơ thật hay, đầy niềm lạc quan, yêu đời, niềm tin vào một tương lai tươi sáng của đất nước: “Theo nhịp sông Hồng, tay vội chân nhanh Tương lai đến rộn ràng trước ngõ” (Ba lần về thăm Bát Tràng ) Không chỉ riêng Huy Cận, mỗi người Việt Nam đều cảm thấy giàu thêm mãi những niềm vui của đất nước thắng lợi, giàu thêm mãi những dự đoán, những ước mơ về tương lai đầy hứa hẹn, tương lai tươi đẹp sáng ngời. Trong những năm tháng xây dựng xã hội, dân tộc Việt Nam không chỉ sống với thời gian hiện tại mà lòng còn luôn ước vọng về tương lai. Tương lai tốt đẹp, viễn cảnh huy hoàng của cuộc sống luôn được ấp ủ trong những vần thơ chan chứa tin yêu, với cái nhìn đầy lãng mạn Mỗi một mùa xuân, Tố Hữu lại làm một bài thơ. Các bài thơ xuân của Tố Hữu không chỉ là lời chúc mừng tốt đẹp đầu năm đầy thiện ý và phong vị cổ truyền mà đó còn là những vần thơ gửi gắm mơ ước, khát vọng về tương lai tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ đã nói lên hiện thực tất nhiên của ngày mai trong khả năng phấn đấu hôm nay. Tố Hữu đã đứng ở đỉnh cao của thời đại, trong lý tưởng cách mạng mà nhìn về tương lai của đất nước: “Chào 61! Đỉnh cao muôn trượng Ta đứng đây mắt nhìn bốn hướng Trông lại nghìn xưa, trông tới mai sau Trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu” (Bài ca mùa xuân 1961) Cái nhìn lý tưởng hóa tương lai đã giúp Tố Hữu viết nên những vần thơ trong sáng, gieo vào lòng mọi người sự phấn khởi, niềm tin yêu vào ngày mai tốt đẹp của đất nước. Những cánh đồng lúa trĩu hạt, những bờ biển thoai thoải nắng vàng, tiếng hát vui say của con chim chiền chiện… Tất cả ùa vào thơ Tố Hữu trong niềm tin về tương lai của đất nước Việt Nam: “Ôi tiếng hót vui say con chim chiền chiện Trên đồng lúa chim xuân chao mình bay liệng Xuân ơi xuân, vui tới mênh mông Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh” (Bài ca mùa xuân 1961) Mùa xuân với những thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho đất nước những niềm vui, những thay đổi đáng kể. Và từ đó vần thơ của Tố Hữu với cái nhìn lãng mạn đã hé mở tương lai của dân tộc trong rộn ràng tươi vui, trong nhịp sống hối hả, sôi động: “Giữa mùa xuân, vững bước tới tương lai Tôi vui đi, mê mải… một… hai” (Trên miền Bắc mùa xuân) Sang xuân là đến với tâm hồn tươi mới, với quyết tâm mới và hy vọng mới. Mùa đông chưa phải đã lùi hẳn, nhưng bầy chim có đường bay thật tự do, khí thế “ngang trời” như thể hiện sự đi lên của đất nước trên con đường độc lập tự do, ấm no hạnh phúc. Cái nhìn lý tưởng hóa đã giúp Tố Hữu có sức khái quát sâu và viết nên những vần thơ thật đẹp về Tổ quốc ở ngày mai trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mùa xuân là mùa của tương lai, và tương lai thuộc về dân tộc ta: “Xuân đã đến rồi. Hối hả tương lai Khói những nhà máy mới ban mai” (Bài ca mùa xuân 1961) Đất nước Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa. Niềm tin vào sự thắng lợi ấy đã tiếp sức cho nhân dân ta vượt qua những năm tháng đầy gian lao, thử thách, chồng chất khó khăn nhưng lòng vẫn vui tươi, lạc quan, hướng về ngày mai ấm no, hạnh phúc. Trong cảm quan lãng mạn, với cái nhìn lý tưởng hóa tương lai, đất nước Việt Nam qua những vần thơ 1955 - 1975 bỗng trở nên đẹp hơn, rực rỡ hơn gấp ngàn lần. Niềm tin vào tương lai tươi đẹp của đất nước cũng ùa vào thơ Chế Lan Viên. Hình ảnh Tổ quốc đẹp diễm lệ, huy hoàng in bóng vào thơ. Với cảm nghĩ sâu sắc và tình yêu nồng thắm, Chế Lan Viên thả tâm hồn và thả thơ “lượn trăm vòng trên Tổ quốc mênh mông”. Đất nước trong ngày mai hiện ra thật tươi đẹp! Và Chế Lan Viên đã thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai huy hoàng, rạng rỡ của đất nước trong ngày mai đầy hứa hẹn: “Ôi tương lai như hải cảng lắm tàu Những con tàu chở đầy hạnh phúc Ôi! Tương lai như mùa chiêm lắm thóc Lắm tiếng cười, lắm cánh bồ câu” (Chim lượn trăm vòng) Một tương lai thật đẹp, trù phú! Đất nước Việt Nam nhất định sẽ giàu hơn, đẹp hơn. Hiện tại và ước vọng tương lai đầy tốt đẹp của đất nước trong những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội đã tạo trong Chế Lan Viên niềm say mê và thôi thúc ông viết nên những vần thơ có sức neo đậu vững bền trong lòng người đọc. Hình ảnh Tổ quốc xã hội chủ nghĩa giàu đẹp đã tràn vào thơ Chế Lan Viên trong niềm vui khó tả. Chế Lan Viên tin tưởng vào ngày mai, vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Với cái nhìn lạc quan, tin yêu, lành mạnh, khỏe khoắn, nhà thơ đã thổi vào lòng mỗi người chúng ta lòng tự hào không dứt. Ta yêu Tổ quốc của bốn ngàn năm, càng yêu Tổ quốc của chế độ xã hội chủ nghĩa chúng ta. Tình yêu ấy lại được cộng thêm, nhân lên rất nhiều bởi niềm tin ở ngày mai thắng lợi. Cùng với Chế Lan Viên, Tế Hanh cũng góp nên những vần thơ với cái nhìn lý tưởng về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta nhất định giành thắng lợi. Nhân dân, đất nước ta sẽ có cuộc sống tươi đẹp, ấm no hơn ở ngày mai tươi sáng đang đến gần: “Nửa đất nước thân yêu theo bánh chuyển Tới tương lai trong nhịp hát công trường Ngày lao động ngon lành như trái chín Trĩu cây đời quấn quýt những vần thương” (Bài thơ tháng Bảy) Những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội, dân tộc ta phải đối mặt với trăm nghìn gian khổ, khó khăn. Nhưng dù thế, chúng ta vẫn nở nụ cười trên môi, nụ cười của sự lạc quan, của niềm tin chiến thắng ở ngày mai. Trong hiện tại khổ đau đã nhìn thấy tương lai đầm ấm, hạnh phúc. Hãy cùng chia sẻ niềm vui trong từng lời thơ của Tố Hữu: “Sướng vui thay, miền Bắc của ta! Cuộc sống tưng bừng đổi sắc thay da Ta nghe rõ: mỗi giờ mỗi phút Cả đất nước ta tiến lên vùn vụt” (Trên miền Bắc mùa xuân) Tố Hữu đã nhìn ra trên con đường gai góc đã “nở đầy hoa thắm”. Đất nước Việt Nam nhất định sẽ đẹp hơn, giàu hơn, huy hoàng hơn trong ngày mai rất gần. “Thơ là sợi dây đàn muôn điệu”, làm rung lên trong lòng người đọc bao cảm xúc, bao cung bậc tình cảm. Thơ là tiếng nói của tâm hồn, của niềm mơ ước. Thơ bộc lộ khát vọng vươn tới một lý tưởng cao đẹp, một ngày mai tươi sáng. Bằng cảm hứng lãng mạn, những vần thơ 1955 - 1975 không chỉ thể hiện cái nhìn lý tưởng trong cuộc sống xã hội chủ nghĩa mà còn thể hiện cái nhìn lý tưởng về cuộc sống ra trận, niềm tin chiến thắng giặc Mỹ, tin vào thắng lợi của ta và sự thất bại tất yếu của địch. Cuộc sống ngày mai thắng lợi huy hoàng, hòa bình độc lập như đang dần hiện ra trong từng lời thơ. Những năm chống Mỹ là những năm tháng chất chồng bao sự kiện những tháng năm bốc cháy tâm tư, những năm tháng ấp ủ bao nhiêu mơ ước và dự kiến tương lai. Cái nhìn lý tưởng hóa tương lai đã giúp các nhà thơ viết nên những vần thơ tràn đầy niềm vui, lòng phấn khởi ở ngày mai tươi sáng. Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, những vần thơ lửa cháy ấy vẫn mang nét tươi xanh của cảm quan lãng mạn, của niềm tin chiến thắng. Trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ, đất nước và con người Việt Nam đã sống những năm đau thương, dữ dội nhất nhưng cũng thật hào hùng, chói lọi. Không có lòng yêu nước thiết tha và lòng tin chắc ở tương lai đầy chiến thắng thì làm sao chúng ta có thể có đủ sức mạnh tinh thần vượt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề của chiến tranh. Tương lai tươi sáng rực rỡ trong từng trang thơ, qua đó nói lên niềm tin yêu, hy vọng, một niềm tin vững chắc vào thắng lợi ngày mai. Hãy lắng nghe tiếng thơ Tố Hữu giữa những ngày chỗng Mỹ ác liệt: “Ta giữ cho ai mảnh đất này Việt Nam, hai tiếng gọi hôm nay Mênh mông đôi cánh bay muôn dặm Qua mấy trùng dương vượt tuyết dày” (Xuân sớm) Chưa bao giờ đất nước Việt Nam lại hiện lên với hình ảnh: “mênh mông đôi cánh” rực rỡ như vậy! Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, giành độc lập, tự do thống nhất đất nước. Đôi cánh lãng mạn, cái nhìn lý tưởng đã cùng với lời thơ Tố Hữu khắc thêm một nét đẹp huy hoàng, rực rỡ cho đất nước Việt Nam thân yêu ở tương lai tươi sáng, đầy hứa hẹn. Chúng ta đánh Mỹ và tin chắc thắng lợi ở tương lai bởi vì ta hiểu rằng cuộc kháng chiến của chúng ta có quá khứ, tương lai soi mình cùng hiện tại. Truyền thống dựng nước của cha ông thấm nhuần trong lời thơ ca ngợi và tự hào, đã tiếp sức cho cả dân tộc đánh Mỹ với khí thế rạo rực, náo động của những ngày xuân chiến đấu và chiến thắng: “Ôi sáng xuân nay, như lưỡi gươm trần sáng quắc Rạo rực lòng ta, trống trận Quang Trung” (Chào xuân 1967) Và hơn lúc nào hết, ta giàu lòng tin vào tương lai. Tương lai được khẳng định trong lời thơ chúc tết rất hào hùng và đanh thép của Bác Hồ: “Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta” (Thơ chúc Tết 1968) Niềm tin vào thắng lợi của ta và thất bại của địch trong cái nhìn lý tưởng hóa tương lai đã chắp cánh cho thơ bay cao và bay xa. Niềm tin chắc ở tương lai tươi sáng, thắng lợi đã tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho các anh, các chị chiến đấu dũng cảm trong trăm nghìn gian nguy. Chiến đấu trong niềm tin thắng lợi, trong niềm vui từ bên trong tâm hồn con người Việt Nam đánh Mỹ, niềm vui lớn của toàn dân tộc: “Vai mang súng lòng mang tiếng hát Lên chòi canh hay xuống chiến hào Lòng ta vui đủ mọi tầng âm vực Vui ngày nay và vui đến mai sau” (Nơi cuộc sống đang làm nên sữa ngọt - Huy Cận) Niềm vui thắp sáng hiện tại và chắp cánh ở tương lai. Thơ viết giữa chiến trường hay trong bom đạn, gian khổ, hy sinh nhưng vẫn là những vần thơ tươi mát, trong sáng. Phải chăng chính ở nơi “sống chết từng giây mưa bom bão đạn” ấy, tâm hồn Việt Nam chiến đấu càng “ngọt ngào qua muôn nỗi đắng cay”. Niềm vui thắng lợi, niềm tin ở ngày mai rộn ràng trong từng câu chữ. Những vần thơ trẻ trung, khỏe khoắn và có sức say người. Nụ cười lạc quan làm sáng bừng khuôn mặt Việt Nam những năm đánh Mỹ. Bạn bè trên thế giới đi nửa vòng trái đất đến Việt Nam, ngỡ sẽ gặp những “giếng sâu đầy nước mắt” lại ngạc nhiên thấy lòng mình thanh thản khi gặp gỡ nụ cười ấy. Nụ cười của một dân tộc đang chiến đấu và nhất định chiến thắng ở ngày mai. Tiếng thơ trong sáng và cái nhìn khỏe mạnh cũng đã giúp Hoàng Trung Thông viết nên những dòng thơ thật hay về hình ảnh đất nước ở tương lai trong những năm cả nước đánh Mỹ: một chuyến phà đêm, một tiếng còi tàu, buổi cấy gặt dưới bom đạn, một tối ở vùng cao và niềm vui chiến thắng tràn vào thơ anh. Cuộc sống chiến đấu hiện lên với nhiều khó khăn, thử thách và hi sinh nhưng từ cái nhìn lý tưởng, không bỏ qua những gian khổ, mất mát nhưng thắp sáng niềm mơ ước ở tương lai. Và vần thơ tràn đầy niềm tin, kết tụ được khí thế hào hùng của dân tộc một thời nóng bỏng: “Ta lại viết bài thơ trên báng súng Hai mươi năm súng kết cùng thơ Thơ ta thét tiếng kêu căm giận Súng ta cầm giữ lấy ước mơ” (Bài thơ báng súng) “Súng cầm giữ lấy ước mơ”, ước mơ về ngày mai tươi sáng của dân tộc, về đất nước thắng lợi huy hoàng trong cuộc chiến đấu anh dũng. Đất nước Việt Nam anh hùng nhất định chiến thắng trước kẻ thù xâm lược. Thơ ca 1955 - 1975 mang đậm cảm hứng lãng mạn. Với cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ đã có cái nhìn lý tưởng hóa tương lai, tin vào thắng lợi của dân tộc ở ngày mai. Những vần thơ cất lên vui tươi, đầy phấn khởi trong niềm tin “Những hố bom kia sẽ thành vườn cây trái”. Thơ đã dự báo một tương lai đầy hứa hẹn: “Ta mơ đẹp quê hương Đường hoa tươi rực rỡ Ta ôm mặt trời mới Chiếu cùng khắp ba miền Cà Mau vui thống nhất Nắng reo mừng Nam Quan.” (Hoa mặt trời Á Châu - Cao Quảng Văn) Đất nước Việt Nam sẽ nhất định giành được độc lập, hòa bình, thống nhất, nối liền một dải từ Nam Quan cho đến mũi Cà Mau. Niềm tin vào ngày mai, vào thắng lợi ở tương lai thắp sáng, ấm nóng trong từng câu chữ. Nhất định ánh nắng chói chang của mặt trời và ánh sáng dịu dàng của mặt trăng cùng chiếu khắp ba miền! Ước mơ thật cao đẹp biết bao! Đất nước Việt Nam sẽ lộng lẫy, rực rỡ, hào hoa trong thắng lợi ở tương lai. Niềm tin sắt đá vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ vào tương lai tươi đẹp của đất nước Việt Nam cũng tràn vào thơ Đông Trình: “Chiến thắng về ta rất dĩ nhiên Như nhân tâm phải thắng bạo quyền Như B52 rơi trên Hà Nội Cho mặt hồ Gươm ngát bóng sen.” (Giọt lệ mừng) Khẳng định một niềm tin chắc chắn ở thắng lợi cuối cùng, thơ đem lại trong lòng mỗi người niềm vui không dứt. Đó là những mơ uớc cho một tương lai xa. Ta nhất định sẽ chiến thắng và địch nhất định sẽ thất bại. Ngay trong không khí đấu tranh nóng bỏng, trước lúc cùng đồng đội “xuống đường” đương đầu với dùi cui và báng súng, rất có thể sẽ ngã xuống trong hơi cay và khói bom xăng đặc, mạng sống có thể bị đe dọa bởi phi tiễn và xe bọc thép, các anh chiến sĩ vẫn muốn dành cho mình những phút giây thanh thản, thắp sáng trong lòng niềm tin, hướng về ngày mai chiến thắng. Hiểu như thế, chúng ta mới cảm nhận rằng phút giây ấy, niềm tin ấy thật đáng trân trọng và yêu quý biết bao! Dẫu biết rằng sự lý tưởng hóa tương lai có lúc rơi vào sa đà, khuôn sáo nhưng rõ ràng trong giờ phút gian nguy, đối diện với muôn vàn thử thách, niềm tin ấy thật cần thiết, nó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn tiếp sức cho các anh chiến đấu. Niềm tin vào thắng lợi của dân tộc cũng là điểm sáng trong thơ Tố Hữu. Trong cái nhìn lý tưởng hóa tương lai, nhà thơ cất cao tiếng thơ hào hùng, phấn khởi: “Một dân tộc hai bàn tay trắng Đồng tâm là chiến thắng thành công Dân ta gan dạ anh hùng: Trẻ làm đuốc sống già xông lửa đồn Chân toạc máu, chân dồn đuổi giặc Tay chém thù, tay sắc như gươm.” (Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu) Lời thơ của Tố Hữu lấp lánh ánh trời hy vọng. Nhà thơ khẳng định rằng bằng sức mạnh của tình đoàn kết, dân tộc Việt Nam sẽ chiến thắng. Và kẻ thù của chúng ta - đế quốc Mỹ nhất dịnh sẽ thất bại. Niền tin vào thắng lợi của ta và thất bại của địch sáng lên trong mỗi vần thơ của Tố Hữu: “Súng này càng bắn càng hay Một tay em chấp mười tay quân thù Nào xem, ai thắng được ai? Mỹ mười xe thép, em hai chân đồng” (Chuyện em - Tố Hữu) Hình ảnh em chiến sĩ nhỏ bé kiên cường chiến thắng trước kẻ thù hung bạo càng thắp lên trong lòng mọi người niềm tin và thắng lợi. Mùa xuân là mùa của chiến công, mùa của thắng lợi. Tố Hữu đã gửi gắm vào mùa xuân niềm tin chiến thắng của ta. Hãy cùng nhà thơ chia sẻ niềm tin ấy “Hỡi mùa xuân lộng lẫy mai vàng Hãy sớm nở, trang hoàng dải đất Đỏ thắm máu hy sinh và những chiến công đẹp nhất Ta lớn rồi. Không đợi đến ngày mai Từ hôm qua, mỗi chặng đường dài Ta đã thắng. Địch đã lui từng bước.” (Xuân 69) Máu đã đổ và chiến công đã vang dội khắp nơi. Kẻ địch đã thất bại và chúng đang hoảng sợ, lui từng bước. Đất nước Việt Nam sẽ giành được hòa bình, thống nhất. Dân tộc Việt Nam sẽ sống trong tự do, độc lập, ấm no, hạnh phúc. Cái nhìn lý tưởng hóa tương lai đã giúp cho những vần thơ Tố Hữu bay cao, bay xa trong niềm mơ ước tất thắng của dân tộc. Sự hiên ngang chiến đấu, dũng cảm của dân tộc ta nhất định sẽ giành thắng lợi trước quân thù xâm lược tàn ác: “Ta sẽ đánh, đánh những đòn sét đánh Lũ diều hâu phải rã cánh tan đầu Tổ quốc giục. Không sợ dài lâu, ta quyết mau lớn mạnh Mở con đường Hồ Chí Minh đến sáng mai sau.” (Bài ca xuân 71) Tương lai tươi sáng của đất nước mở ra trong từng trang thơ của Tố Hữu. Đất nước Việt Nam anh hùng sẽ đánh tan kẻ thù. Tình yêu Tổ quốc đã thôi thúc, đã tiếp sức cho chúng ta chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Không phải Tố Hữu không nhìn thấy những gian khổ, khó khăn nhưng bằng cảm quan lãng mạn, cái nhìn lý tưởng, nhà thơ đã xua tan không khí nặng nề của chiến tranh và nhà thơ đã vẽ ra một tương lai tươi đẹp để thắp sáng lên trong lòng chúng ta niềm tin thắng lợi. Hãy lắng nghe một lần nữa tiếng nói của niềm tin vào ngày mai đất nước thắng lợi hoàn toàn: “Tự do đã nở hoa hồng Trong dòng máu nhỏ trên đồng Việt Nam.” (Ba mươi năm đời ta có Đảng) Tố Hữu vẫn có những day dứt, có những giây phút nặng lòng trước những hy sinh mất mát mà dân tộc ta phải trải qua. Nhưng phút giây ấy sẽ nhanh qua. Lòng tin của tác giả vẫn một màu son tươi thắm. Đây là hình ảnh chị Lý trên đường quê hương ngày miền Nam đường giải phóng: “Em sẽ đứng trên đôi chân tuổi trẻ Đôi gót đỏ lại trở về quê mẹ Em sẽ đi trên đường ấy thênh thang Như những ngày xưa rực rỡ sao vàng.” (Người con gái Việt Nam) Hình ảnh người con gái Việt Nam có “đôi chân tuổi trẻ” và “đôi gót đỏ” tiếp tục chiến đấu vào ngày mai, hay đó còn là cảnh đất nước ngày giải phóng trong sắc đẹp rực rỡ, huy hoàng? Cái nhìn lý tưởng hóa tương lai đã chắp cánh cho vần thơ Tố Hữu bay cao. Lòng tin của nhà thơ vào ngày mai tươi đẹp của đất nước tỏa sáng trong từng câu chữ. Thơ Tố Hữu thể hiện một niềm vui, một niềm tin lớn, niềm vui niềm tin tràn đầy, trong trẻo, phơi phới, không thể cưỡng được nhưng là niềm vui “có suy nghĩ, tỉnh táo và sáng suốt” (Hoài Thanh). Qua những vần thơ, Tố Hữu làm nổi rõ một mơ ước, một hứa hẹn và nhà thơ soi rọi một ánh sáng đẹp ở tương lai để tiếp thêm sức sống cho một ngọn lửa rực cháy từ bên trong. Với những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, Tố Hữu cùng với các nhà thơ khác trong giai đoạn 1955 - 1975 viết nên những vần thơ tươi sáng và hình ảnh đất nước Việt Nam trong ngày mai tươi đẹp, thắp sáng trong lòng người Việt Nam cái nhìn lạc quan, yêu đời, lòng tràn đầy niềm tin ở tương lai. Cảm hứng lãng mạn cũng đã cất cánh bay cao trong những vần thơ của Phạm Tiến Duật. Bằng cái nhìn lý tưởng hóa tương lai, nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ - Phạm Tiến Duật giữa tuyến đường trường Sơn ác liệt đã viết nên những vần thơ ấm áp tin yêu vào ngày mai thắng lợi của đất nước, nhân dân: “Ngày mai, ngày mai hoàn toàn chiến thắng Anh dắt tay em, trời chi chít sao giăng.” (Lửa đèn) Hạnh phúc của tình yêu đôi lứa quyện hòa trong tình yêu đất nước thiêng liêng! Lời thơ Phạm Tiến Duật như một lời khẳng định nhẹ nhàng mà chắc chắn rằng ngày mai dân tộc Việt Nam nhất định sẽ thắng lợi “hoàn toàn chiến thắng”. Đất nước hòa bình, thống nhất. Còn niềm vui nào lớn và thiêng liêng cho bằng niềm vui này? Nghĩ đến tương lai tươi sáng ấy, nghĩ đến bước chân của người làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước Tố Hữu không nén được niềm vui, niềm hạnh phúc. Lời thơ như bay lên cùng ước mơ trong niềm tin tươi sáng ở tương lai: “Nếu được làm hạt giống để mùa sau Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa Vui gì hơn làm người lính đi đầu Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa.” (Chào xuân 1967 – Tố Hữu) Thật tự hào và cũng thật lạc quan. Tự hào và lạc quan về ngày mai, vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Niềm tin ấy, lòng tự hào, lạc quan ấy đã làm “mọi gánh nặng hầu như nhẹ nhàng bởi vì lòng ta đang vô cùng phấn khởi” (Phạm Văn Đồng) Bên cạnh Tố Hữu, Giang Nam – hồn thơ nhân hậu, ân tình cũng thể hiện lòng tin tưởng ở tương lai huy hoàng của Tổ quốc qua bài thơ Nghe em vào Đại học. Hãy cùng chia sẻ niềm tin yêu ấy với Giang Nam: “Mai ngày nước nhà thống nhất Em lại về dạy chữ cho anh Không phải bằng than vẽ, gạch thềm đình Không phải phập phồng giữa vòng đai giặc Em sẽ bảo anh: “Cố lên, gắng học…” Anh sẽ mỉm cười nhớ những đêm trăng Chế độ cho em đôi cánh chim bằng Và vinh dự được làm người đi trước.” Đất nước sẽ hòa bình, thống nhất, sẽ có những đêm em ngồi “dạy chữ cho anh” trong niềm vui hòa bình, yên vui. Niềm vui sẽ mở cửa chào đón những con người bắt đầu làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước. “Cánh chim bằng” sẽ cùng với em, với anh, với tất cả người Việt Nam vững bước đi vào tương lai. Cuộc sống tương lai đầy lý tưởng tràn vào những vần thơ của Giang Nam và để lại ấn tượng sâu sắc. Cảm hứng lãng mạn đã chắp cánh cho những vần thơ 1955 – 1975. Và từ những vần thơ ấy có sức nâng đỡ con người Việt Nam có thể vượt lên mọi thử thách, trong máu lửa chiến tranh đã hướng tới ngày chiến thắng. Vì thế những cuộc chia ly không bi thương, tuyệt vọng mà “chói ngời sắc đỏ”, chói ngời niềm tin yêu, hi vọng: “Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng” (Cuộc chia ly màu đỏ – Nguyễn Mỹ) Bài thơ mở đầu với cái màu đỏ chói chang, rực rỡ và kết thúc cũng bằng cái màu đỏ rực rỡ nói lên tiếng nói tin yêu về một ngày mai: “Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã tỏa sáng. Những tâm hồn cao đẹp.” Tứ thơ đọng lại với màu đỏ chói chang, màu đỏ của niềm tin và hi vọng. Lý tưởng chiến đấu, lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết đã làm cho những người con đất Việt hăng hái lên đường chiến đấu trong niềm tin thắp sáng ở ngày mai. Cái nhìn lý tưởng trong những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của Nguyễn Mỹ dã khơi dậy trong lòng người đọc niềm tin, tình yêu và sự sum họp trong ngày mai tươi đẹp. Niềm tin ở tương lai, tin ở thắng lợi của cuộc chiến đấu cũng trở thành nguồn sức mạnh mãnh liệt tiếp bước cho các anh chiến sĩ vượt lên trên nỗi đau mất mát của người mình yêu thương để chiến đấu. Cái nhìn lý tưởng đã giúp các anh tin rằng: “Anh đi bộ đội sao trên mũ Mãi mãi là sao sáng dẫn đường Em sẽ là hoa trên đỉnh núi Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.” (Núi Đôi – Vũ Cao) Niềm tin, lý tưởng vào ngày mai thắng lợi, tươi đẹp đã trở thành nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, cổ vũ, động viên, tiếp sức cho dân tộc Việt Nam chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Mảnh đất Việt Nam chưa bao giờ phải chịu đựng những tổn thất và trên cơ thể lại bầm tím những vết thương do cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã gây ra, nhưng cũng chưa bao giờ trong lịch sử, tâm hồn Việt Nam lại bình tĩnh, tự tin, lạc quan, yêu đời, thắp sáng niềm tin vào tương lai như thế! Trong cảm quan lãng mạn, với cái nhìn lý tưởng hóa tương lai, các nhà thơ cách mạng 1955 – 1975 đã viết lên những vần thơ dạt dào xúc động, yêu thương mà ở đó đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam hiện ra trong tương lai tươi đẹp, rực rỡ, lộng lẫy đến vô cùng. Tổ quốc Việt Nam nhất định sẽ chiến thắng kẻ thù. Niềm tin vào thắng lợi của ta và thất bại của địch nổi rõ trong từng câu chữ. Xa rồi thời thơ quay mặt với cuộc đời, chỉ say sưa với vầng trăng, với màu mây, sắc nắng. Thơ 1955 - 1975 mang đậm cảm hứng lãng mạn nhưng lãng mạn để nhằm tăng cường ý chí sống và chiến đấu của con người Việt Nam, tiếp sức cho dân tộc Việt Nam vượt lên trên bom đạn, gian khổ, khó khăn, vươn tới ngày mai tươi sáng. Những vần thơ lửa cháy nhưng vẫn nhẹ nhàng, tươi mát ấy đã góp phần phản ánh những ngày gian khổ, đau thương nhưng tuyệt vời, anh dũng của nhân dân ta, nói lên niềm tin và khát vọng lớn của thời đại. 3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch Thơ ca 1955 - 1975 tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Yếu tố lãng mạn như một chất men say nồng đến kì lạ, làm nên sức sống mãnh liệt trong những vần thơ. Với cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ đã thể hiện cái tôi trữ tình đầy cảm xúc, đã phát huy triệt để trí tưởng tượng phong phú và khát vọng tốt đẹp. Lãng mạn gây cho ta ấn tượng mạnh về cái dữ dội, tuyệt đối, cao cả, thích sự phóng đại và cường điệu, đối lập ánh sáng và bóng tối. Chính vì thế, bên cạnh những vần thơ thi vị hóa cuộc sống hiện tại, lý tưởng hóa tương lai, thơ ca hai mươi năm chống Mỹ với cảm hứng lãng mạn còn biểu hiên sâu sắc ở phương diện tuyệt đối hóa giữa thiên và ác, giữa ta và địch. Đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta và gây ra biết bao tội ác “trời không dung, đất không tha”. Hành động của chúng dã man như những tên ác thú. Đã hơn một lần Tố Hữu thét lên tiếng thét căm hờn: “Bầy chó dữ, những con người thú Ăn gan người, uống máu no say.” (Miền Nam – Tố Hữu) Tội ác của giặc Mỹ đầy rẫy khắp nơi trên mọi miền Tổ quốc Việt Nam: bắn, giết, đốt phá, cướp bóc… Làm sao có thể nói hết bằng lời! Vần thơ của Nguyễn Đình Thi cất lên nghẹn ngào: “Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều.” (Đất nước) Trước tội ác của giặc, trước sức mạnh của một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, dân tộc Việt Nam vẫn hiên ngang chiến đấu dũng cảm: “Ở đây không đổ máu không còn Tổ quốc Định nghĩa Việt Nam là phải cầm vũ khí diệt thù.” (Phác thảo cho một trận đánh một bài thơ diệt Mỹ - Chế Lan Viên) Những chiến công đã tạo lập bằng mồ hôi và máu, bằng những chiến đấu và hi sinh của nhân dân ta. Nếu kẻ thù là đại diện cho cái ác sang xâm lược, gieo bao tội lỗi thì nhân dân Việt Nam ta là đại diện cho chính nghĩa. Chúng ta chiến đấu không chỉ vì độc lập và tự do, hòa bình, thống nhất của Tổ quốc mình mà còn để bảo vệ chân lý và vẻ đẹp của nhân loại trên thế giới. Thơ cách mạng 1955 – 1975 trong cái nhìn lãng mạn đã vạch rõ ranh giới giữa thiện và ác, ta và địch. Khẳng định cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc, khẳng dịnh Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, đồng thời phủ định kẻ thù, nêu bật lên tội ác của chúng. Trước tội ác vô cùng tàn bạo của kẻ thù muốn hủy diệt sự sống của dân tộc ta, nhân dân Việt Nam vẫn bình tĩnh, hiên ngang và giành thắng lợi vẻ vang. Trước những thử thách tột cùng ác liệt, chúng ta vẫn gan dạ, anh hùng. Trên cao điểm của thắng lợi lịch sử, Tố Hữu đã viết nên những dòng thơ xúc động: “Chúng muốn đốt ta thành tro bụi Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm Chúng muốn ta bán mình ô nhục Ta làm sen thơm ngát giữa đầm.” (Việt Nam, máu và hoa) Hình ảnh đối lập giữa ta và địch rõ nét trong từng câu thơ. Nếu chúng muốn đốt ta thành tro bụi, ta lại vươn lên hình ảnh đẹp tuyệt vời của nhân phẩm. Giặc muốn ta phải bán mình ô nhục, ta làm đóa hoa sen tỏa ngát hương thơm của nhân cách cao đẹp. Cuộc chiến đấu của dân tộc ta có những điều thật lạ lùng, mầu nhiệm, như vượt lên trên sức tưởng tượng của con người. Một người mẹ giàu đức hy sinh, hạt giống của mùa sau, điểm tựa của lịch sử, ngọn lửa trong đêm tối… Dân tộc ta như còn mang trong mình những phẩm chất thiêng liêng, biến hóa của một thiên thần. Một dân tộc không bao giờ khuất phục trước tội ác của quân thù, sống kiên cường, hiên ngang: “Tuốt gươm không chịu sống quỳ Tuổi xanh chẳng tiếc, sá chi bạc đầu.” (Tiếng hát sang xuân - Tố Hữu) Đất nước Việt Nam chiến đấu vì hòa bình, độc lập, vì tự do và vì chính nghĩa mà tiêu diệt kẻ thù. Tố Hữu đã có những vần thơ hào sảng để khẳng định chắc chắn ranh giới giữa ta và địch: “Cảm ơn Đảng đã cho ta dòng sữa Bốn ngìn năm chan chứa ân tình Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, bạo chúa Kiếp tỳ nô vùng dậy chém nghê kình.” (Chào xuân 1967 - Tố Hữu) Chúng ta đã nhân danh chính nghĩa mà chiến đấu chống kẻ thù hung tàn, dã man! Cảm quan lãng mạn đã in đậm trong những vần thơ, trong cách biểu hiện tuyệt đối hóa giữa ta và địch, giữa thiện và ác. Nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam là hình ảnh, kết tinh của cái thiện, nét đẹp của tấm lòng nhân ái, còn địch là biểu hiện đầy đủ của sự ác ôn, dã man, phi nhân. Trong cảm nhận sâu sắc về hình ảnh của dân tộc, Huy Cận đã thể hiện sự kết hợp rất đẹp, rất hài hòa giữa phẩm chất kiên cường và tấm lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam: “Sống vững chãi bốn ngìn năm sừng sững Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa.” (Đi trên mảnh đất này - Huy Cận) Những phẩm chất đó là cốt cách vững mạnh của dân tộc Việt Nam suốt trường kì lịch sử. Bằng những phẩm chất, cốt cách cao đẹp ấy, nhân dân Việt Nam anh hùng hiện lên rất đẹp như hình tượng của một Đankô chói lọi ngọn lửa anh hùng, của một con chim báo bão đưa ngực đón lấy những phong ba, bão táp để vượt lên, để giành lấy bầu trời tự do. Và từng bước giành thắng lợi trước kẻ thù: “Ta lớn rồi. Không đợi đến ngày mai Tự hôm qua, mỗi chặng đường dài Ta đã thắng. Địch đã lui, từng bước Hãy tiến công, tiến công, xông lên phía trước.” (Xuân 69 - Tố Hữu) Ranh giới đã phân dịnh rõ ràng: ta nhất định thắng, địch nhất định sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. Hình ảnh đối lập giữa dân tộc ta và kẻ thù xâm lược lại một lần nữa xuất hiện trong những vần thơ mạnh mẽ, hào hùng của Tố Hữu: “Ta sẽ đánh, đánh những đòn sét đánh Lũ diều hâu phải rã cánh tan đầu.” (Bài ca xuân 71) Trong cái nhìn của nhà thơ, quân xâm lược độc ác chính là “lũ diều hâu”, nhất định sẽ bị nhân dân ta đánh “rã cánh tan đầu”. Và dân tộc Việt Nam oai hùng, anh dũng hiện ra trong tiếng “ta” đầy tự hào. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Đó là lời thề nguyền của toàn dân tộc Việt Nam trước lịch sử. Kẻ thù ngày càng hãm hại ta bao nhiêu thì ý chí đấu tranh trong mỗi người Việt Nam càng bốc cao bấy nhiêu. Đó là khí thế của những con người đã nắm được chân lý, nắm được phần thắng trong tay, đã biết biến đau thương thành sức mạnh vĩ đại, biến cái chết thành sự sống bất diệt: “Quân thù kia ơi! Một bầy man rợ Bây đừng hòng khuất phục đời ta Bây định đốt ta ra thành hòn than quỳ lụy Trong ánh lửa hồng ta xuất hiện một vòng hoa.” (Bài ca chim chơ-rao - Thu Bồn) “Bầy man rợ” - “ta”, một sự tuyệt đối hóa, đối lập rõ ràng giữa ta và kẻ thù. Chúng muốn “Đốt tan thành hòn than quỳ luỵ” nhưng trong ánh lửa hồng “ta xuất hiện một vòng hoa”. Chúng hèn hạ tàn ác bao nhiêu, ta lại cao thượng, nhân ái bấy nhiêu. Trước lũ diều hâu ác độc, hình ảnh người phụ nữ nhỏ bé mong manh, nhưng vô cùng anh dũng đã được Giang Nam thể hiện rõ nét trong những vần thơ xúc động, yêu thương: “Em bước lên trước lũ diều hâu ác độc Như anh bộ đội xuất kích trận đầu Chúng nó nhìn em, mặt tím mắt trừng Cười khả ố và gọi nhau cuồng loạn Ôi đóa hoa thơm lừng và trong trắng Nhỏ bé mong manh trước giông tố bão bùng.” (Em bước lên - Giang Nam) Sự tuyệt đối hóa giữa kẻ thù và ta lại trở về trong những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu: “Súng này càng bắn càng hay Một tay em chấp mười tay quân thù Thằng Mỹ vừa ác, vừa ngu Nó như con cọp mắt mù đó thôi Thăng ngụy vừa dại, vừa tồi Nó như con rắn theo đuôi ăn tàn.” (Chuyện em) Cao đẹp biết bao hình ảnh người em trai nhỏ tuổi anh hùng! Và hèn hạ vô cùng hình ảnh bọn giặc Mỹ cùng với tay sai của chúng! Hình ảnh đối lập ấy như khắc sâu vào tâm hồn chúng ta niềm tin, sức mạnh để dân tộc ta vững vàng hơn trong cuộc chiến đấu với kẻ thù. Hơn ai hết, Tố Hữu viết lên những vần thơ thể hiện thái độ căm ghét, uất hận sâu sắc, thái độ dứt khoát, không khoan nhượng: “Dù phải chết, mà còn trời còn đất Mà Tổ quốc ta hòa bình, thống nhất Chúng tôi không sợ máu chảy đầu rơi Thà chết không chịu khuất phục một lời.” (Thù muôn đời muôn kiếp không tan - Tố Hữu) Lời thơ khỏe khoắn, chất chứa sức nặng căm thù và thể hiện một quyết tâm hành động: chiến đấu với kẻ thù, bảo vệ độc lập, tự do, giành hòa bình, thống nhất Tổ quốc. Ở một bài thơ khác, Tố Hữu cũng xây dựng nên hình ảnh đối lập giữa cô gái du kích nhỏ bé hiên ngang, dũng cảm và thằng lính Mỹ cao to, khệnh khạng nhưng hèn nhát, đầu hàng trong bài thơ Tấm ảnh: “O du kích nhỏ giương cao súng Thằng Mỹ lênh khênh bước cúi đầu Trông thế to gan hơn béo bụng Anh hùng đâu cứ phải mày râu.” Lời thơ vừa pha nét ngợi khen, tự hào dành cho “o du kích” nhỏ bé kiên cường, vừa thâm thúy phê phán, mỉa mai tên lính Mỹ hèn nhát. Một sự đối lập rõ nét giữa ta và địch. Ta càng hiên ngang, anh dũng bao nhiêu thì giặc càng hốt hoảng, đê hèn bấy nhiêu. Lê Anh Xuân cũng đã thể hiện sự đối lập rõ nét này qua những vần thơ không thể quên: “Chợt thấy Anh giặc hốt hoảng xin hàng Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm Vẫn đường hoàng nổ súng tấn công.” (Dáng đứng Việt Nam) Sự hốt hoảng rùng mình, “sụp xuống” run rẫy, lố nhố đầu hàng… của địch thật thảm hại, đê hèn và đáng mỉa mai, khinh bỉ. Lời thơ Lê Anh Xuân nhẹ nhàng, sâu sắc trong sự tự hào, ngợi khen nét đẹp của dân tộc Việt Nam anh hùng và mỉa mai cho lũ giặc hèn hạ. Cũng trong sự cảm nhận về sự đối lập giữa ta và địch, Sóng Hồng đã viết nên những dòng thơ thể hiện sức mạnh, lòng quyết tâm của ta chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù, tiêu diệt tội ác, giành hòa bình, độc lập cho non sông, đất nước: “Các chiến sĩ Việt Nam hừng hực lửa căm thù Chắc tay súng đang lao mình về phía trước Quyết giành lại quyền thiêng liêng dân tộc Bảo vệ phe ta giữ vững hòa bình.” Chế Lan Viên cũng góp vào những vần thơ thể hiện rõ cái nhìn phân định, rạch ròi giữa kẻ thù và dân tộc ta. Và kẻ thù không chỉ của riêng một dân tộc, một màu da mà kẻ thù của mọi màu da. Đối lập với sự thấp hèn, bỉ ổi, dã man của địch là cái hiểm nguy, dũng cảm, cao cả của dân tộc ta. Cây súng của ta chĩa vào bộ mặt của kẻ thù vì công lý Việt Nam, công lý nhân loại sáng ngời: “Súng ta không chĩa vào màu da để bắn Kẻ thù ta là tên đế quốc Mỹ đi đầu Đừng cho hắn nấp dưới ngọn cờ da trắng Lũ súc sinh thì không có sắc màu… Mở một Việt Nam giữa lòng nước Mỹ Mở trăm Việt Nam ở khắp hoàn cầu Tay ta ngắn với không cùng công lý Nổ súng vào cho tầm bắn thêm cao.” (Trận tuyến này cao hơn cả màu da) Cái nhìn lãng mạn đã in bóng vào những trang thơ, thể hiện sự tuyệt đối giữa ta và địch, thiện và ác. Và ở những vần thơ ấy ta lại được tự hào bắt gặp hình ảnh dân tộc Việt Nam anh hùng vững mạnh đang từng bước chiến thắng kẻ thù hung bạo, tàn ác. Trong cuộc chiến đấu đầy gay go, ác liệt với kẻ thù, đồng bào ta đã đổ rất nhiều máu, nước mắt, chịu nhiều mất mát, hy sinh. Nhưng chúng ta không khuất phục, vẫn anh dũng cho đến cùng. Những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của Tố Hữu đã giúp ta thêm tin yêu, cảm phục hình ảnh “Người con gái Việt Nam” hiên ngang, anh dũng và càng giúp mỗi người Việt Nam cảm nhận sâu sắc hơn, rõ nét hơn sự đối lập giữa ta và địch. Hãy lắng nghe lời thơ như một tiếng reo thầm của Tố Hữu: “Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng Em đã sống lại rồi, em đã sống Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung Không giết được em người con gái anh hùng.” (Người con gái Việt Nam) Tiếp nối hình ảnh cao đẹp của Trần Thị Lý trong sự đối lập hoàn toàn với thủ đoạn hèn hạ của quân giặc, ta lại tìm thấy trong thơ Tố Hữu hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi lẫm liệt hiên ngang trước kẻ thù hèn hạ, tàn ác. Lời thơ Tố Hữu như sục sôi sức mạnh của lòng căm thù: “Và tay anh giật phắt mảnh băng đen Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn Với cái chết, anh muốn nhìn giáp mặt Như ngọn lửa không bao giờ dập tắt.” (Hãy nhớ lấy lời tôi) Ngọn lửa của lòng yêu nước, sự căm thù, uất hận sẽ thiêu đốt quân xâm lược tàn bạo. Lời thơ sáng ngời trong hình ảnh dũng cảm, kiên cường của anh Trỗi đối lập rõ ràng với sự lung túng, đầy tội ác của “lũ đê hèn”. Sự tuyệt đối rõ ràng giữa ta và địch, thiện và ác. Cảm hứng lãng mạn đã tiếp sức cho ngòi bút của Tố Hữu và giúp nhà thơ viết nên những vần thơ phân định rõ ta và kẻ thù. Hãy nghe một lần nữa tiếng thơ của Tố Hữu: “Cỏ trong vườn mát dưới chân anh Đời vẫn tươi màu lá rau xanh.” (Hãy nhớ lấy lời tôi) Câu thơ tưởng như bình thường ấy đã tạo nên một âm hưởng đặc biệt cho bài thơ. Cái xanh tươi của cuộc đời bình dị, trong sáng đã có mặt giữa nơi ngột ngạt tù đày qua hình ảnh những ngọn cỏ tươi mát và cái phất phới của những lá rau xanh. Một sự bắt gặp, một cảm xúc giao hòa giữa lòng yêu đời tha thiết của người chiến sĩ hằng ấp ủ trong một nhiệm vụ đấu tranh với những hình ảnh thân thuộc của cuộc đời. Tất cả những cảm xúc và hình ảnh ấy đối lập và khác rất xa, rất xa với bộ mặt đầy tội ác và không khí khủng khiếp man rợ của nhà tù. Những vần thơ lãng mạn của thơ ca cách mạng 1955 - 1975 đã giúp ta cảm nhận trọn vẹn, sâu sắc hình ảnh, bộ mặt đê hèn, thảm hại của kẻ thù và nét đẹp anh dũng, hiên ngang, sáng ngời của dân tộc ta - dân tộc Việt Nam anh hùng. Cảm hứng lãng mạn trong cái nhìn tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch đã giúp thơ ca cách mạng hai mươi năm chống Mỹ khẳng định sức mạnh của đất nước và nhân dân Việt Nam, phủ định kẻ thù với đầy rẫy tội ác. Những vần thơ thể hiện thái độ căm thù sôi sục, uất hận sâu sắc đối với quân xâm lược, những kẻ đại diện cho cái ác, cái xấu, cái thấp hèn, bị tuyệt diệt, để cái thiện, cái đẹp, cái cao cả chiến thắng, sinh sôi. Thơ ca 1955 - 1975 mang đậm cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn như một chất men say nồng đến kì lạ, xông hương và lan tỏa rộng khắp trong những vần thơ cách mạng. Và chính những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn với cái nhìn thi vị cuộc sống hiện tại, lý tưởng cuộc sống tương lai, tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, ta và địch… đã tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc Việt Nam vượt lên trên rất nhiều gian khổ, hy sinh, chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Hai mươi năm chiến đấu biết bao đau thương nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc Việt Nam được thơ ca cách mạng 1955 - 1975 thể hiện trong nét đẹp cao cả tuyệt vời với những vần thơ nhẹ nhàng, xanh màu xanh hy vọng, niềm lạc quan, yêu đời và niềm tin chiến thắng. Năm tháng đã đi qua, lịch sử không bao giờ trở lại nhưng những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn của hai mươi năm chiến tranh chống Mỹ anh hùng vẫn còn sống mãi và neo đậu vững bền trong lòng người đọc bao thế hệ. PHẦN KẾT LUẬN Hai mươi năm chiến tranh chống Mỹ đã đi qua. Hai mươi năm biết bao quả cảm, gian lao, vui buồn và hy vọng. Đó là những năm tháng thực sự phi thường trong tâm hồn dân tộc và mỗi người sáng tạo. Hai mươi năm, một khoảng thời gian đủ cho mọi thứ có thể thay đổi trong lòng mỗi người dân Việt Nam nhưng niềm tự hào về một quá khứ của một thời chiến tranh oanh liệt, hào hùng thì không thể nào phai. Điều đó không chỉ xoay mòn trong kí ức những người đã đi qua cuộc chiến mà còn bám rễ trong tâm hồn thế hệ trẻ hôm nay. Hoàn cảnh chiến tranh đã tác động sâu sắc đến tâm tư, tình cảm của người Việt Nam và để lại dấu ấn rõ nét trong văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Thơ ca 1955 - 1975 với những vần thơ mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã góp phần làm sống lại nét đẹp sáng ngời của dân tộc Việt Nam trong những năm tháng không thể nào quên. Khuynh hướng sử thi đã làm cho lời thơ trở nên trang trọng, hào hùng và từ đó hình ảnh của Tổ quốc Việt Nam, con người Việt Nam hiện lên thật cao đẹp, gắn liền với những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Hình tượng trong thơ là những đại diện tiêu biểu cho lý tưởng chung của dân tộc Việt Nam, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, thể hiện và kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cả cộng đồng. Thơ ca 1955 - 1975 vừa mang đậm khuynh hướng sử thi vừa tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn đã thể hiện trong những vần thơ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm lạc quan, lòng tràn đầy mơ ước hướng về tương lai và lòng tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc trong những năm tháng chồng chất khó khăn và hi sinh. Chính đặc điểm nổi bật này đã làm cho thơ ca hai mươi năm kháng chiến chống Mỹ thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách mạng. Khẳng định những giá trị đã đạt được không có nghĩa là phủ nhận những hạn chế. Bởi trên thực tế với những vần thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn, các nhà thơ trong cái nhìn thi vị, lý tưởng nhưng có phần ảo tưởng, xa rời, khó thực hiện trong cuộc sống. Dẫu sao trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, chúng ta có thể hoàn toàn thông cảm và càng thêm trân trọng, yêu thương những đóng góp ấy . Thơ ca 1955 - 1975 với những vần thơ tràn đầy khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã hoàn thành sứ mệnh vẻ vang của một nền thơ chiến đấu, là tiếng nói tâm tình, là hồi kèn xung trận để cổ vũ, dẫn đường cho nhân dân ta. Nghiên cứu đề tài “Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975”, người viết đã có dịp nhìn lại một chặng đường của thơ ca dân tộc, để một lần nữa được sống lại lịch sử hào hùng với những vần thơ thật hay và thật đẹp phản ánh cuộc chiến đấu chống Mỹ vĩ đại của dân tộc, để càng thêm yêu mến, tự hào về đất nước và con người Việt Nam. Dù lịch sử đã lật sang trang mới, dù thơ ca Việt Nam đã bước sang thời kì mới với những đặc sắc mới nhưng những vần thơ tràn đầy khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã góp phần rất lớn giúp thơ ca cách mạng 1955 - 1975 mãi mãi tỏa sáng và soi bước cho con người Việt Nam hiện đại đi vào tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Lại Nguyên Ân - 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học quốc gia H - 2003. 2. Nguyễn Duy Bắc - Bản sắc dân tộc trong thơ ca Việt Nam hiện đại 1945-1975, Nxb Văn hóa dân tộc, H -1998. 3. Nguyễn Lâm Điền, Trần Văn Minh – Văn học Việt Nam 1945 - 1975, Cần Thơ - 2004. 4. Phan Cự Đệ - Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục - 2004. 5. Hà Minh Đức – Khảo luận văn chương, Nxb Khoa học xã hội H - 1997. 6. Hà Minh Đức – Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội H - 1974 (Nxb Giáo dục tái bản, năm 1998) 7. Hà Minh Đức – Lý luận văn học, Nxb Giáo dục - 2000. 8. Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) – Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục - 2004. 9. Tế Hanh (giới thiệu) – Thơ ca xây dựng chủ nghĩa xã hội, Nxb Giáo dục - 1977. 10. Nguyễn Thị Hồng Hạnh – Giáo trình lý luận văn học, Cần Thơ - 2007. 11. Nguyễn Phạm Hùng – Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến XX, Nxb Đại học quốc gia H - 2001. 12. Lê Đình Kỵ - Thơ Tố Hữu, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp H - 1979. 13. Phong Lan (sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn) – Chế Lan Viên, người làm vườn vĩnh cửu, Nxb Hội nhà văn - 1995. 14. Mã Giang Lân – Thơ Việt Nam 1954 – 1964, Nxb Giáo dục - 2003. 15. Mã Giang Lân – Văn học hiện đại Việt Nam vấn đề - tác giả, Nxb Giáo dục - 2005. 16. Nguyễn Văn Long – Văn học Việt Nam trong thời đại mới – Nxb Giáo dục - 2003. 17. Phan Trọng Luận (tổng chủ biên) – Ngữ Văn 12, tập một, Nxb Giáo dục – Bộ GD và ĐT - 2008. 18. Phương Lựu – Lý luận văn học, Nxb Giáo dục - 1987. 19. Huỳnh Lý, Nguyễn Văn Long, Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá – Lịch sử văn học Việt Nam, tập VI, phần I, Nxb Giáo dục - 1980. 20. Nguyễn Đăng Mạnh , Nguyễn Trác, Trần Hữu Tá – Văn học Việt Nam 1945 – 1975, tập I, Nxb Giáo dục - 1988. 21. Nguyễn Đăng Mạnh, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn, Trần Đình Sử, Ngô Thảo – Một thời đại mới trong văn học, Nxb Văn học - 1995. 22. Bùi Mạnh Nhị - Văn học Việt Nam văn học dân gian, những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục - 1999. 23. Vũ Tiến Quỳnh – Phê bình, bình luận văn học, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh - 1995. 24. Trần Đăng Suyền – Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb Văn học, H - 2003. 25. Trần Đình Sử - Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, H - 1997. 26. Trần Đình Sử - Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb Văn hóa thông tin, H - 2001. 27. Trần Đình Sử - Văn học và thời gian, Nxb Đại học quốc gia, H - 2002. 28. Trần Hữu Tá – Nhìn lại một chặng đường văn học, Nxb Tp Hồ Chí Minh - 2000. 29. Hữu Thỉnh (chủ biên) – Việt Nam - nửa thế kỷ văn học 1945 -1995, Nxb Hội nhà văn, H - 1997. 30. Vũ Duy Thông – Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975, Nxb Giáo dục, H - 1998. 31. Hoàng Trung Thông – Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học xã hội, H - 1979. 32. Hoàng Trung Thông, Phạm Hựu đọc duyệt, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (sưu tầm, biên soạn) – Tố Hữu nhà thơ cách mạng, Nxb Khoa học xã hội H - 1980. 33. Lưu Khánh Thơ – Chế Lan Viên, nhà thơ song hành cùng thời đại, Nxb Trẻ, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học Tp Hồ Chí Minh - 2007. 34. Tập thể tác giả - Mười năm văn học chống Mỹ, Nxb Giải phóng - 1972. 35. Tạp chí văn nghệ quân đội, Đại học quốc gia Hà Nội – 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội - 1996. 36. Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện văn học – Mấy vấn đề lý luận văn học, N xbKhoa học xã hội - 1976. 37. G.N.PÔXPÊLÔP – Dẫn luận nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục - 1998. MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................1 6. Lý do chọn đề tài .......................................................................................1 7. Lịch sử vấn đề ...........................................................................................1 8. Mục đích nghiên cứu .................................................................................6 9. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................7 10. Phương pháp nghiên cứu ......7 PHẦN NỘI DUNG...........................................................................8 Chương 1: Thơ 1955 – 1975 trong văn học cách mạng giai đoạn 1945 – 1975....8 1.3.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một thời và mãi mãi.............................. 8 1.3.1. Bối cảnh lịch sử .........................................................................8 1.3.2. Những chặng đường phát triển của thơ ca 1955 – 1975............10 1.3.3. Thành tựu nổi bật..................................................................... 16 1.4.Thơ ca cách mạng 1955 – 1975 – một khúc ca giàu cung bậc..................24 1.4.1. Phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu........................................25 1.4.2. Mang đậm tính thời sự và chất chính luận – suy tưởng ............27 1.4.3. Mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn ..........29 1.4.4. Lực lượng sáng tác trẻ, đông đảo, giàu nhiệt huyết ..................32 Chương 2: Khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 ....................................35 2.1. Khái niệm............................................................................................... 35 2.1.1. Sử thi........................................................................................35 2.1.2. Khuynh hướng sử thi ................................................................ 35 2.2. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi trong thơ 1955 – 1975 ..................... 35 2.2.1. Ở phương diện đề tài – chủ đề ..................................................37 2.2.2. Ở phương diện khắc họa hình tượng ......................................... 61 2.2.3. Ở phương diện giọng điệu ........................................................88 Chương 3: Cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 .................................... 100 3.1. Khái niệm............................................................................................. 100 3.1.1. Lãng mạn................................................................................ 100 3.1.2 Cảm hứng lãng mạn................................................................. 100 3.2. Biểu hiện của cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 – 1975 .................... 101 3.2.1. Thi vị hóa hiện thực xây dựng và chiến đấu ............................ 101 3.2.2. Lý tưởng hóa tương lai ........................................................... 119 3.2.3. Tuyệt đối hóa giữa thiện và ác, giữa ta và địch ....................... 132 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. .............................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ 1955 - 1975.doc
Luận văn liên quan