Kiến trúc Việt Nam

Kiến Trúc Việt Nam:Hồn dân tộc I: Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này không cho phép chúng tôi trở lại một cách chi tiết các thành quả và những nhận xét tường tận về đường nét và kỹ thuật ưu việt của kiến trúc tiền nhân nói chung, nhất là kiến trúc Việt Nam từ các triều đại Lý- Trần. Nhưng quan sát phớt qua một số các công trình xây cất đình làng- đền- chùa- thành ốc tiêu biểu mà mới đây vừa được khai quật tại khu Ba Đình (Hànội), ít nhất chúng ta cũng có thể nhận ra được rằng: Những đường nét thanh mà mạnh mẽ của mái cong của xây cất nói chung thời đó đã trải dài không những khắp vùng châu thổ sông Hồng mà xuống đến tận Huế, nói lên tính thuần nhất của các nghệ nhân xây dựng các công trình kiến trúc Vietnam trong mấy trăm năm, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Nghĩa là ít nhất họ đã có chung một suy tư về đường nét riêng Việt, họ phải đồng một quan niệm về kỹ thuật và lề lối cấu trúc của những cơ sở xây cất ấy. Những điêu khắc trên các công trình cổ này còn để lại cho chúng ta một cách phong phú như cả kho tài liệu về phương thức sinh sống và nguồn gốc tinh thần dân ta vốn đã vững vàng từ thuở xa xưa thanh bình và loạn lạc: Vua và dân tuy hai mà bình đẳng là một, lòng người thảnh thơi, có nếp sống tao nhã, phép tắc rõ rệt và được minh thị. “Phép vua thua lệ làng”. Nói chung, các nghệ nhân kiến trúc thời đó đã được thừa hưởng và hấp thụ nhuần nhuyễn lẫn sâu xa nhiều hiểu biết của thế hệ ông cha, qua nhiều thế hệ, để kết tinh lại mà tạo dựng một lối kiến trúc riêng biệt. Chẳng hạn như Chùa Một Cột được xây dựng vào giữa thế kỷ 11. Các đền đài, chùa đình, miếu-nhà thờ họ thời đó dù bé nhỏ hơn nhiều so với cùng loại hiện diện ở các lãnh thổ khác trên thế giới, nhưng tất cả lại có cùng một sắc thái hòa hợp giữa nét thanh tao và dáng vẻ vững mạnh, phù hợp với hồn dân tộc và tinh thần Việt tộc đã được hun đúc từ hơn hai thiên niên kỷ các đời Vua Hùng, đã vượt qua hàng trên ngàn năm bị đô hộ từ dân phương Bắc, thể hiện ra những kiến trúc trong mấy trăm năm tái độc lập của các triều đại Lê- Lý- Trần. Nhưng sau đó, kể từ khi bị nhà Minh phương Bắc đô hộ, Việt Nam ta trải qua các triều đại kế tiếp của Hậu Lê và thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, nhu cầu mở mang lãnh thổ về phương Nam đã phần nào làm nhạt nhòa đi bản sắc dân tộc và có lẽ cũng do tiếp thu vội vã văn minh văn hóa của dân phương Nam mà chưa đủ thời gian nhuần nhuyễn kết tinh, nét kiến trúc Việt đã nhường bước cho những vá víu từ kiến trúc Trung Hoa, Chăm Pa . Rồi một trăm năm bị Pháp đô hộ, kiến trúc tây phương ồ ạt sang xâm lấn. Và trong thời kỳ cuộc chiến Nam- Bắc, do sự tàn phá của thời chiến và một phần cũng phát xuất từ ý thức tự ti mặc cảm, giới trí thức giảm tự tin mà tha hóa dần đi và không kịp thời đóng đúng vai trò hướng dẫn xã hội linh động cho từng biến đổi; vì thế mỗi lúc một ít hẳn đi các xây dựng tiêu biểu cho kiến trúc Việt trên mọi miền đất nước. Trong một may mắn gần đây được dịp về công tác tại quê hương, tôi trông thấy tận mắt toàn là những xô bồ kiến trúc thời hậu chiến Việt (những cao ốc, chung cư mà kiến trúc cắp nhặt từ Âu-Á hào nhoáng nhưng rõ ràng rất luộm thuộm), và chung quanh là đủ mọi thiếu xót về nền móng các phương tiện căn bản như đường xá, cầu cống . Hệ quả là dân không đủ nơi trú ngụ tiêu chuẩn, từ nông thôn ra đến thị thành đều nặng nề những ô nhiễm môi trường vô cùng ảnh hưởng trực tiếp hằng ngày đến cuộc sống, cơ thể và tinh thần của dân chúng hiện nay. Mọi di tích cổ thì bị sơn quét một cách giả tạo, bôi bác. Nói chi đến sự hiện diện của một vài kiến trúc Việt tiêu biểu mới cũng rất là hiếm hoi trong vòng ba chục năm nay. Đã ba mươi năm, chiến tranh không còn trực tiếp xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta chưa thấy một chút ánh sáng nào ló dạng về tinh thần kiến trúc Việt, chưa hề có được một đường hướng rõ rệt nào về kiến trúc sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt cụ thể của dân cư ngụ trên đất nước quê hương. Ít ra cũng phải có một chút lưu tâm, chút ít cơ sở căn bản như các luật lệ –điều lệ, nếu không đủ mang nặng tính chất truyền thống Việt thì cũng đáp ứng cụ thể phần nào nếp sống tối thiểu cho dân cư. Theo thiển ý, các kế hoạch kiến trúc có nội dung chỉ đáp ứng chút ít tinh thần phục vụ thực tiễn cho dân cư cũng đã là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong toàn thể kiến trúc xây cất, khởi đầu cho một sắc thái kiến trúc Việt Nam mới, để khỏi hổ thẹn với tiền nhân ta.

doc16 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6674 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến trúc Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiến Trúc Việt Nam: Hồn dân tộc che chở mái đình chùa I: Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Khuôn khổ hạn hẹp của bài viết này không cho phép chúng tôi trở lại một cách chi tiết các thành quả và những nhận xét tường tận về đường nét và kỹ thuật ưu việt của kiến trúc tiền nhân nói chung, nhất là kiến trúc Việt Nam từ các triều đại Lý- Trần. Nhưng quan sát phớt qua một số các công trình xây cất đình làng- đền- chùa- thành ốc tiêu biểu mà mới đây vừa được khai quật tại khu Ba Đình (Hànội), ít nhất chúng ta cũng có thể nhận ra được rằng: Những đường nét thanh mà mạnh mẽ của mái cong của xây cất nói chung thời đó đã trải dài không những khắp vùng châu thổ sông Hồng mà xuống đến tận Huế, nói lên tính thuần nhất của các nghệ nhân xây dựng các công trình kiến trúc Vietnam trong mấy trăm năm, từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14. Nghĩa là ít nhất họ đã có chung một suy tư về đường nét riêng Việt, họ phải đồng một quan niệm về kỹ thuật và lề lối cấu trúc của những cơ sở xây cất ấy. Những điêu khắc trên các công trình cổ này còn để lại cho chúng ta một cách phong phú như cả kho tài liệu về phương thức sinh sống và nguồn gốc tinh thần dân ta vốn đã vững vàng từ thuở xa xưa thanh bình và loạn lạc: Vua và dân tuy hai mà bình đẳng là một, lòng người thảnh thơi, có nếp sống tao nhã, phép tắc rõ rệt và được minh thị. “Phép vua thua lệ làng”. Nói chung, các nghệ nhân kiến trúc thời đó đã được thừa hưởng và hấp thụ nhuần nhuyễn lẫn sâu xa nhiều hiểu biết của thế hệ ông cha, qua nhiều thế hệ, để kết tinh lại mà tạo dựng một lối kiến trúc riêng biệt. Chẳng hạn như Chùa Một Cột được xây dựng vào giữa thế kỷ 11. Các đền đài, chùa đình, miếu-nhà thờ họ thời đó dù bé nhỏ hơn nhiều so với cùng loại hiện diện ở các lãnh thổ khác trên thế giới, nhưng tất cả lại có cùng một sắc thái hòa hợp giữa nét thanh tao và dáng vẻ vững mạnh, phù hợp với hồn dân tộc và tinh thần Việt tộc đã được hun đúc từ hơn hai thiên niên kỷ các đời Vua Hùng, đã vượt qua hàng trên ngàn năm bị đô hộ từ dân phương Bắc, thể hiện ra những kiến trúc trong mấy trăm năm tái độc lập của các triều đại Lê- Lý- Trần. Nhưng sau đó, kể từ khi bị nhà Minh phương Bắc đô hộ, Việt Nam ta trải qua các triều đại kế tiếp của Hậu Lê và thời Trịnh –Nguyễn phân tranh, nhu cầu mở mang lãnh thổ về phương Nam đã phần nào làm nhạt nhòa đi bản sắc dân tộc và có lẽ cũng do tiếp thu vội vã văn minh văn hóa của dân phương Nam mà chưa đủ thời gian nhuần nhuyễn kết tinh, nét kiến trúc Việt đã nhường bước cho những vá víu từ kiến trúc Trung Hoa, Chăm Pa... Rồi một trăm năm bị Pháp đô hộ, kiến trúc tây phương ồ ạt sang xâm lấn. Và trong thời kỳ cuộc chiến Nam- Bắc, do sự tàn phá của thời chiến và một phần cũng phát xuất từ ý thức tự ti mặc cảm, giới trí thức giảm tự tin mà tha hóa dần đi và không kịp thời đóng đúng vai trò hướng dẫn xã hội linh động cho từng biến đổi; vì thế mỗi lúc một ít hẳn đi các xây dựng tiêu biểu cho kiến trúc Việt trên mọi miền đất nước. Trong một may mắn gần đây được dịp về công tác tại quê hương, tôi trông thấy tận mắt toàn là những xô bồ kiến trúc thời hậu chiến Việt (những cao ốc, chung cư mà kiến trúc cắp nhặt từ Âu-Á hào nhoáng nhưng rõ ràng rất luộm thuộm), và chung quanh là đủ mọi thiếu xót về nền móng các phương tiện căn bản như đường xá, cầu cống... Hệ quả là dân không đủ nơi trú ngụ tiêu chuẩn, từ nông thôn ra đến thị thành đều nặng nề những ô nhiễm môi trường vô cùng ảnh hưởng trực tiếp hằng ngày đến cuộc sống, cơ thể và tinh thần của dân chúng hiện nay. Mọi di tích cổ thì bị sơn quét một cách giả tạo, bôi bác. Nói chi đến sự hiện diện của một vài kiến trúc Việt tiêu biểu mới cũng rất là hiếm hoi trong vòng ba chục năm nay. Đã ba mươi năm, chiến tranh không còn trực tiếp xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam, chúng ta chưa thấy một chút ánh sáng nào ló dạng về tinh thần kiến trúc Việt, chưa hề có được một đường hướng rõ rệt nào về kiến trúc sao cho phù hợp với nếp sinh hoạt cụ thể của dân cư ngụ trên đất nước quê hương. Ít ra cũng phải có một chút lưu tâm, chút ít cơ sở căn bản như các luật lệ –điều lệ, nếu không đủ mang nặng tính chất truyền thống Việt thì cũng đáp ứng cụ thể phần nào nếp sống tối thiểu cho dân cư. Theo thiển ý, các kế hoạch kiến trúc có nội dung chỉ đáp ứng chút ít tinh thần phục vụ thực tiễn cho dân cư cũng đã là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong toàn thể kiến trúc xây cất, khởi đầu cho một sắc thái kiến trúc Việt Nam mới, để khỏi hổ thẹn với tiền nhân ta. Họa tiết hoa sen trong các công trình kiến trúc cổ ở Việt Nam Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Không riêng gì Việt Nam mà dường như ở tất cả các nước châu Á, ai ai cũng yêu thích và trân quí một loài hoa bình dị mà thanh cao, giản đơn nhưng quyến rũ, rất thực tế đời thường nhưng đồng thời cũng rất siêu thoát thiêng liêng: Hoa sen. Theo truyền thống Tây Tạng, hoa sen được dùng làm biểu tượng cho các luân xa trọng yếu trong con người. Ở Thái Lan, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch, người ta thường tổ chức lễ hội “Loykrathong” bằng cách làm những chiếc thuyền trang hoàng đầy hoa sen và đèn cầy, thả trên sông để cám ơn thần nước. Ở Trung Quốc, thì hoa sen còn mang nhiều ý nghĩa phong phú như: sự thanh khiết, nhân quả luân hồi (quá khứ: sen nở; hiện tại: đài sen; tương lai: hạt sen), sự hôn nhân (hai hoa cùng một bụi), sự nối truyền liên tục (hạt sen còn gọi là “tử” có nghĩa là “con”), vàsự thịnh vượng, tiềm năng mạnh mẽ (hoa vươn lên khỏi mặt nước, lá xanh phủ rợp mặt hồ). Đối với người Việt, thì hình tượng hoa sen được nâng lên với ý nghĩa triết lý sống sâu sắc. Ở đây, ý nghĩa càng thâm thúy hơn  khi được các nhà nghệ nhân vận dụng những họa tiết của hoa sen trong những công trình triến trúc chùa tháp, đền đình v.v... dưới nhiều phương thức tạo hình nghệ thuật khác nhau để tạo ra những bức phù điêu, những đường diềm hoa văn trang trí thật tuyệt mỹ, gây nhiều ấn tượng khó quên trong lòng mọi người. Dù là một phần nhỏ khiêm tốn bên những công trình kiến trúc đồ sộ, hay lặng lẽ dưới những pho tượng Phật tôn nghiêm, nhưng ta vẫn nhận ra yếu tố quan trọng của hoa sen là không thể thiếu, để tạo nên một tổng thể hài hòa, toàn mỹ. Có thể nói, sau nền mỹ thuật Đông Sơn thì nền mỹ thuật thứ hai phát triển mạnh, nổi bật đáng kể nhất là mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225). Thời bấy giờ triều đình xem Phật giáo là quốc giáo, các chùa tháp được xây dựng có nhiều kiến trúc đồ sộ trang nghiêm, cùng với sự ra đời của những pho tượng Phật được tạc vào thời kỳ này rất đẹp, điều đó chứng tỏ trình độ mỹ thuật khá cao của cha ông ta thời bấy giờ. Hòa cùng với những kiệt tác và các công trình kiến trúc đó là những mô-típ hoa văn trang trí rất kỳ công và sống động, được các nghệ nhân thể hiện bên trong chùa, ngoài tháp hay trên cửa đình, kèo miếu... Đặc biệt nổi bật đáng kể là các mô-típ hoa sen. Nếu ai có dịp ra thủ đô Hà Nội, xin nhớ ghé thăm lại ngôi chùa Một Cột (còn gọi là chùa Diên Hựu), đứng lùi xa một chút bạn sẽ thấy cấu trúc chùa có hình dáng trông giống như một đóa sen vừa mới  nở soi bóng xuống hồ Linh Chiểu. Không riêng gì chùa Một Cột, mà hầu như tất cả các ngôi chùa ở thời kỳ nầy dưới mỗi chân cột là một hoa sen nở, được chạm trên bệ đá, trong mỗi cánh sen lại được trang trí “lưỡng long tranh châu” trông thật công phu, tỉ mỉ, sắc sảo không kém gì so với bệ sen dưới tượng Phật A Di Đà (ở chùa Phật Tích - H.1). Những bệ sen ở tháp Chương Sơn (thuộc chùa Ngô Xá - Nam Hà) hay ở chùa Hoàng Xá cũng là một trong những kiệt tác thời bấy giờ . Hoa sen không những trang trí trên các bệ đá hay dưới chân cột mà còn được trang trí ở bên ngoài lan can, như ở chùa Hương Lãng, phần chính của lan can là hình con chim phượng đứng trên bông sen trông thật duyên dáng. Ở chóp tháp Phật Tích có hình con chim thần đang đứng trên bông sen chứng tỏ một tài năng nghệ thuật cực kỳ khéo léo. Ngoài những tác phẩm nghệ thuật được thể hiện bằng chất liệu trên đá, hoa sen khi được chạm khắc trên gỗ còn độc đáo, tuyệt mỹ hơn, điển hình là các mô-típ hoa sen chạm khắc trên gỗ ở chùa Thầy (Hà Tây), chùa Ngọc Đình. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng: trong hầu hết di tích thời Lý được phát hiện, như ở Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng cho đến Nam Hà v.v... hình tượng nghệ thuật sáng giá và phổ biến nhất là hình ảnh con rồng, kế đó là sóng nước và hoa sen. Đa số những hình ảnh này là các mẫu trang trí thường làm nền phụ cho các tác phẩm chính, nhưng không vì đó mà các nhà nghệ nhân xem nhẹ hay lãng quên đi sự tìm tòi, sáng tạo. Ngược lại, ta thấy các họa tiết hoa sen được thể hiện dưới nhiều dáng vóc, góc độ khác nhau thật tinh tế, sống động. Thỉnh thoảng ta lại gặp hoa sen đi với hoa cúc, những lúc này các nghệ nhân đã linh động uốn cong những cuống sen vốn cứng thẳng thành mềm mại hòa quyện với dây hoa cúc, nhằm thể hiện được ý nghĩa cầu phúc cho con người luôn sống trong sự hòa hợp bình yên. Điều đáng tiếc thời gian và chiến tranh đã tàn phá đi rất nhiều những sản phẩm nghệ thuật quý giá. Các họa tiết hoa sen chỉ được tìm thấy phần lớn trong tổng thể kiến trúc của một số chùa còn tương đối nguyên vẹn, như hoa sen chạm gỗ ở chùa Bối Khê (Hà Tây), chùa Thái Lạc (Hưng Yên Bệ đá hoa sen vẫn là loại hình nghệ thuật luôn được nhân dân ưa chuộng. Cuối thời Trần một số bệ đá hoa sen có ghi niên đại như ở chùa Hương Trai (Hà Tây), chùa Quế Hương (Hà Tây) và một số bệ không ghi niên đại như ở chùa Hào Xá, chùa Thầy, chùa Thanh Sam. Đó là những khối hộp chữ nhật đồ sộ làm bệ chung cho các tượng Tam thế, được đặt ở phần chánh điện nơi tôn nghiêm nhất trong chùa. Bố cục chung của bệ gồm ba phần; phần trên vẫn là đóa sen nở xòe cánh, giữa là chỗ trang trí chính gồm bốn con chim thần to khỏe ngự ở bốn góc, bốn mặt thì chạm rồng mây, và hình ảnh hoa sen lại được trang trí thêm ở đây, phần cuối cùng của bệ là đế cũng được chạm khá công phu và trau chuốt Tất cả các họa tiết trang trí hoa sen thời Trần đều toát lên một vẻ đẹp hiện thực, chắc khỏe, khế hợp với mọi tầng lớp, giai cấp trong xã hội, hình tượng hoa sen đã dần dần trở thành nét đẹp văn hóa đặc thù của dân tộc ta. Chất hào hoa vương giả ở nơi cung đình, hay thanh cao huyền bí trong chốn thiền môn vốn thường được thể hiện ở thời Lý thì nay lại rất chân chất bình dị trong đền miếu, đình làng, với các thể loại trang trí khác cũng không cầu kỳ lắm. Sang thời Lê sơ (1427-1527) giai đoạn này Nho giáo bắt đầu phát triển cực thịnh, vương quyền lấn áp thần quyền cho nên nền mỹ thuật thời này chỉ biểu hiện tập trung ở các lăng vua và hoa sen đã có thêm đất để nảy nở, góp phần tô điểm thêm nét đẹp văn hóa dân gian, điển hình là hoa sen trang trí trên thành bậc cửa điện Lam Kinh  (Lam Sơn - Thanh Hóa). Vào năm 1527 nhà Mạc thay nhà Lê chấm dứt thời hoàng kim của Nho giáo, tư tưởng mọi người thoáng đạt hơn, xu hướng trước kia nay được phát triển, một số mô-típ hoa văn ở thời Trần đã vắng bóng vào thời Lê thì nay lại xuất hiện, như ở bệ đá chùa Mễ Sở (Hải Hưng), hình chim phượng cổ cao như đang nhảy múa trên nền dây leo có hoa sen nở. Rõ nét, sắc sảo hơn là mô-típ hoa sen chạm gỗ ở chùa Hoa Yên (Quảng Ninh), chùa Thiên Phúc (Hải Phòng). Vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVII những đề tài sinh hoạt dân gian bắt đầu xuất hiện trong các đình, đền.  Lúc này hình ảnh hoa sen lại hiện diện dưới dáng dấp mộc mạc, bình dị, gần gũi với cuộc sống làng quê. Dù là ở chùa hay ở đình hoa sen đều mang một ý nghĩa tích cực, cao đẹp, nếu có khác chăng là những cánh sen trang trí ở chốn thiền môn đem đến cho chúng ta một cảm giác thiêng liêng, huyền mặc hơn, còn hoa sen trang trí  ở đình lại nổi bật đường nét mang tính thôn dã, hiền hòa rất đỗi thân thương. Bức “Tắm đầm sen” chạm gỗ ở Đông Viên, Hà Tây và tác phẩm "Hoa sen chim cá” ở đền vua Lê là một minh chứng (H.4, H.5). Dẫu chỉ là những đường nét chạm nổi chắc khỏe mang tính hiện thực thô sơ, song đủ đánh động vào lòng người  một cách thật hào hứng, vui tươi trong sinh hoạt thường ngày dưới làng quê. Đến đầu thế kỷ thứ XIX, do ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên trong  các ngành mỹ thuật truyền thống đã hiện diện thêm một số họa tiết hoa văn hào nhoáng mới lạ. Vào cuối thời nhà Nguyễn, những nét khắc chạm dân gian lại bắt đầu phát huy cùng với sự dung hòa giữa Phật giáo và Đạo giáo, từ đây chúng ta bắt đầu phát hiện thêm nhiều kiểu mẫu mới, như những hình ảnh xe loan, giá phượng, voi chín ngà, sư tử, lẫn trong ván in vẫn còn nét thẩm mỹ dân gian sâu sắc. Và lẽ cố nhiên mô-típ hoa sen vẫn là một trong những đồ án trang trí khá quan trọng mang đậm sắc màu văn hóa dân gian. Ngày nay, vì yêu cầu của đời sống công nghiệp, thế nên phong cách và kiểu dáng trong trang trí mỹ thuật có phần biến đổi tân tiến hơn, đường nét và bố cục khoa học hơn nhưng vẫn giữ được tố chất tao nhã, dung dị, cổ kính của người xưa để lại. Tháp “Cửu phẩm liên hoa” (hoa sen chín phẩm) ở chùa Cổ Lễ (Nam Hà) xây dựng năm 1926 là một ngôi tháp đẹp, hoa văn sen trang trí ở trường Thiền viện Vạn Hạnh - Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh (H.6), chùa Thiên Ấn v.v... trông thật hoàn hảo, là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật xưa và nay. Tuy  nhiên khách quan mà nói trong thời đại công nghiệp, hầu như tất cả các công trình kiến trúc nhà cửa, chùa đền v.v... đều được xây dựng bằng xi-măng cốt sắt, các hoa văn trang trí cũng đồng chất như vậy, nên có phần hạn chế về mặt thể hiện. Chất liệu xi-măng đã tạo cho chúng ta có cảm giác hơi bị khô khan, thiếu đi sự mềm mại. Hơn nữa một số mô-típ hoa sen trang trí ở phần lan can hay phong gió của chùa, phần lớn được đổ khuôn sẵn, công đoạn làm nguội thì có khi không được kỹ càng lắm, các đồ án hoa văn thiếu sự đầu tư sáng tạo, có lẽ do yêu cầu hay tầm nhìn còn hạn chế mà chúng ta đã quên rằng: hoa văn trang trí là một trong những bộ phận  quan yếu làm tăng thêm vẻ mỹ quan và khẳng định giá trị văn hóa của con người. Như vậy, họa tiết hoa sen trong trang trí là hiện thân của cái đẹp, cái thẩm mỹ, đó là kết quả của sự dung hòa đồng điệu giữa tinh thần Phật giáo và tinh thần dân tộc Việt Nam. Nó thực sự bổ ích thiết thực cho cuộc đời, là một nét đẹp văn hóa truyền thống, sinh động, hài hòa, luôn có mặt và gần gũi trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Hoa văn trang trí nói chung, cũng như họa tiết hoa sen trang trí của người Việt nói riêng, là một trong những di sản văn hóa - nghệ thuật quan trọng của dân tộc . Qua hình tượng hoa sen trang trí cho thấy nó phản ánh muôn vàn dấu ấn tiến bộ, đậm đà bản sắc văn hóa của từng thời đại. Nó còn hàm chứa các nhân tố tư tưởng, đặc điểm kinh tế, tôn giáo, mỹ học... Do đó, thiết nghĩ hoa văn cần được các nhà làm văn hóa, cũng như các nghệ sĩ, nghệ nhân... và tất cả mọi người chúng ta cần phải biết trân trọng, quan tâm nghiên cứu  hơn nữa, hầu kế thừa một cách đúng đắn, làm giàu cho đời sống thẩm mỹ, văn hóa của thời đại. Con người, cá nhân hay cả một dân tộc, nếu muốn có một tương lai tốt đẹp thì phải biết trân trọng và phát huy quá khứ. Nói cách tổng quát,  không hướng đến cái đẹp thì nhân loại không có sự phát triển, và cũng sẽ không có nền văn minh. Hoa sen trong kiến trúc Phật Giáo Việt Nam Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện, sự duy trì và phát triển Phật pháp, trí tuệ dẫn đến niết bàn. Trên thế giới ít có loài hoa nào có nhiều phẩm chất cao quý như hoa sen. Bởi vậy mà nhà Phật ví nó như những đức tính của người tu hành. Trong kiến trúc Phật giáo, hình tượng hoa sen được lồng vào cấu trúc nhà, một bộ phận kiến trúc hoặc cả tổng thể công trình với ý nghĩa về sự giải thoát, giác ngộ Phật pháp. Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ XI với chùa Một Cột (Hà Nội); thế kỷ thứ XVII với tháp Cửu phẩm liên hoa ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh); thế kỷ XVIII với chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Kim Liên (Hà Nội). Hoa sen được trang trí trên bờ tường chùa Bút Tháp Đặc biệt, hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa của chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7.8 m, phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật. Qua đến thế kỷ XVIII, hình tượng hoa sen không chỉ được thể hiện một cách riêng lẻ trong các công trình kiến trúc Phật Giáo mà đã trở thành phong cách kiến trúc chung cho cả một giai đoạn. Tiêu biểu nhất là chùa Kim Liên (Hà Nội) được xây dựng theo kiểu kiến trúc chạy dài mà hợp lại thành một cụm hình tượng bông sen. Từ kết cấu đến từng chi tiết kiến trúc của chùa đều gọn gàng, tạo hình khối kiến trúc ổn định, ǎn nhập với các yếu tố phù trợ khác như đầu đao cong vút, ô cửa sổ bán âm bán dương trên bức tường ốp gạch trần. Tất cả tạo nên một vẻ thanh thoát, cổ kính, huyền bí. Đứng trên đê nhìn xuống, Chùa Kim Liên thấp thoáng trong lùm cây xanh um tùm chung quanh là hồ, chẳng khác gì đóa sen nở trên mặt nước. Hoa sen được trang trí trên các rường, cột ở chùa Kim Liên Bên cạnh đó, chùa Tây Phương cũng được xây dựng theo kiểu kiến trúc trên nhưng có phần tinh xảo hơn. Chùa Tây Phương gồm ba nếp nhà song song: bái đường, chính điện và hậu cung. Mái lợp hai lớp ngói, xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế. Đặc biệt, các đầu đao mái được làm bằng đất nung với đường nét nổi lên hình hoa, lá, rồng phượng...Còn cột chùa thì kê trên những tảng đá chạm hình cánh sen rất đẹp. Tượng Phật trên tòa sen ở chùa Bút Tháp Hơn thế nữa, đài sen trang trí cho các tượng Phật cũng được thể hiện rất sinh động trong các ngôi chùa. Tượng Phật Bà nghìn tay nghìn mắt ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) là một trong những pho tượng bằng gỗ lớn nhất Việt Nam với đôi tòa sen cao 30cm, bệ tượng cao 54cm. Còn ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thì đài sen được chạm khắc rất tỉ mỉ, cao 1.87m, trên là tượng Phật đang ngồi thiền định... Có thể nói, hoa sen là một hình tượng dung dị và đời thường. Song cũng chính nét đẹp giản đơn ấy đã góp phần làm tăng thêm giá trị nghệ thuật cho các công trình kiến trúc Phật Giáo của Việt Nam. Vẻ đẹp kiến trúc của các ngôi chùa Việt Nam Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Tuy mỗi chùa có một vẻ khác nhau không chùa nào giống chùa nào nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác. Bao đời nay, tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa đã để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Việt Nam, vừa có ý nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Nhiều ngôi chùa ở Việt Nam được Nhà nước xếp hạng di tích quốc gia đã trở thành di sản văn hóa của dân tộc. Vào thế kỷ 11, dưới triều Lý, các vị vua tập trung lo xây dựng đền chùa thể hiện phong phú, đa dạng qua kiến trúc và mỹ thuật trang trí đạt đến trình độ cao của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử, của thiên tai, nhiều ngôi chùa đã bị tàn phá, song đã được nhân dân góp công sức, tiền của trùng tu và tôn tạo, đến nay trên cả nước có tới hàng nghìn ngôi chùa với vẻ đẹp độc đáo qua óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của biết bao nhiêu nghệ nhân và thợ lành nghề. Tuy mỗi chùa có một vẻ khác nhau không chùa nào giống chùa nào nhưng có một điểm chung là đều có một khung cảnh thiên nhiên tĩnh lặng như muốn đưa con người vào cõi thiền để tu nhân tích đức, làm điều thiện, tránh cái ác. Bao đời nay, tiếng mõ cầu kinh, tiếng chuông chùa đã  để lại ấn tượng mạnh trong tâm khảm con người Việt Nam, vừa có ý nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Vì có tới hàng nghìn ngôi chùa trong cả nước, không thể kể hết những nét riêng của mỗi ngôi chùa, chúng ta chỉ đề cập những nét đặc trưng kiến trúc và mỹ thuật trang trí của một số ngôi chùa nổi tiếng. Ở Hà Nội có Chùa Một Cột, kiến trúc rất độc đáo với tòa đài dựng trên một cột đá giữa cái hồ vuông. Chùa hình vuông mỗi chiều 3 m, mái cong dựng trên cột đá hình trụ. Cột có đường kính 1,2 m, cao 4 m, chưa kể phần chìm dưới đất. Tầng trên là hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn vững chãi đỡ cho ngôi đài dựng bên trên như một đóa hoa sen vươn thẳng lên khu hồ có lan can bằng gạch bao quanh. Từ bờ ngoài có cầu thang bằng gạch dẫn lên Phật đài. Trên cửa Phật đài có biển đề "Liên hoa đài" ghi nhớ sự tích nằm mộng của vua Lý dẫn đến việc xây chùa. Tương truyền năm 1049, vua Lý Thái Tông chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, vua cũng được dắt lên đó. Khi vua tỉnh giấc đem việc ấy kể lại, sư Thiền Tuệ khuyên vua dựng chùa. Theo bia chùa Ðọi (Hà Nam) thì quy mô Liên hoa đài thời Lý to hơn ngày nay nhiều: Cây cột đá giữa hồ Linh Chiểu có đóa hoa sen nghìn cánh trên dựng tòa điện mầu xanh, trong điện đặt tượng Quan Âm. Vòng quanh hồ là dãy hành lang. Bên cạnh là ao Bích Trì, mỗi bên đều bắc cầu vồng đi qua. Phía sân trước cầu, hai bên tả hữu xây tháp lưu ly. Chùa Bà Ðá xây vào thế kỷ 15. Tương truyền vào thời Lê Thánh Tông khi đào đất xây thành Thăng Long, người ta tìm thấy một pho tượng nữ bằng đá vùi sâu trong đất. Người đương thời cho đó là tượng của Thánh Mẫu bèn lập đền thờ tượng gọi là đền Bà Ðá. Về sau là nơi thờ Phật. Dưới thời Pháp thuộc chùa bị cháy, tượng bị mất. Sau chùa được xây lại và tạc tượng Thích Ca thay vào. Chùa không có tam quan, lối vào là một ngõ hẹp sâu khoảng 9 m. Tiền đường xây kiểu chữ nhất, trung đường xây kiểu chữ đinh, nối liền với nhau. Các bộ vì kèo kết cấu theo lối chồng giường. Tượng Phật đều bằng gỗ sơn son thếp vàng. Chùa Bút Tháp ở Bắc Ninh vì có ngọn tháp hình cây bút nên có tên gọi như vậy. Chùa xây từ thời vua Trần Thánh Tông (1258-1278), khi hòa thượng Huyền Quang đến tu. Ông là một nhà sư giỏi, đỗ tiến sĩ và là một trong ba vị tổ của giáo phái Trúc Lâm. Ông cho xây ngọn tháp cao chín tầng, trang trí hình hoa sen. Nghệ thuật trang trí theo phong cách đời Lý - Trần. Các bức trang trí chạm nổi trên đá ở cầu đá, ở lan can thượng điện. Chùa là danh thắng từ lâu đã được  xếp hạng. Chùa Hiến ở Hưng Yên được  xây dựng vào đời Hậu Lê. Có kiến trúc "Nội công ngoại quốc" gồm ba gian tiền đường, ba gian Thiêu hương và ba gian Hậu cung. Tiền đường và thiêu hương thờ Phật, Hậu cung thờ Mẫu. Ðây là cách thờ tự rất phổ biến ở các chùa "tiền Phật, hậu Mẫu". Phần điêu khắc với con rồng đầu đao, kẻ bảy trạm thể hiện cá hóa long là nét nghệ thuật điêu khắc cổ rất quen thuộc ở các đình, đền, chùa Việt Nam. Kiến trúc tòa Thiêu hương nổi lên với hai lớp mái và ống thoát hương mang ảnh hưởng kiến trúc Huế. Chùa Hiến là một trong 24 công trình kiến trúc xưa nổi tiếng của mảnh đất "thứ nhất kinh kỳ thứ nhì phố Hiến". Chùa Keo ở Thái Bình. Năm 1067, vua Lý Thánh Tông đến lễ chùa, ban tiền tu sửa. Chùa Keo thờ Phật, tòa Thánh thờ vị sư tổ của chùa là Không Lộ thiền sư. Kiến trúc của chùa được  bố trí từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Ngoài cùng là tam quan ngoại, đi vòng theo hồ hình chữ nhật vào tam quan nội, tiếp đó là khu chùa chính, bố trí theo kiểu "nội công ngoại quốc". Ðặc biệt gác chuông ba tầng của chùa Keo là nơi tập trung cao độ của nghệ thuật điêu khắc gỗ tinh xảo của thời Hậu Lê. Nói đến chùa Keo Thái Bình, người ta nhớ ngay đến gác chuông cũng như nói đến chùa Cổ Lễ Nam Ðịnh, người ta nhớ ngay đến tháp Cửu phẩm liên hoa cao 12 tầng có kiến trúc độc đáo hiếm có trong hệ thống các tháp Việt Nam. Ở TP.Hồ Chí Minh có gần một nghìn ngôi chùa, trong đó có những ngôi chùa có lịch sử hơn hai trăm năm như: Từ Ân, Giác Lâm, Hội Sơn, Huê Nghiêm, Phước Tường và Long Thạnh. Các chùa cổ ở TP.Hồ Chí Minh thường bố trí gian thờ Phật ở phần trước của chính điện và có một bức tường ngăn để phía sau thờ Tổ khác với phía bắc nhà thờ tổ thường được  xây sau, chính điện qua một cái sân. Còn kiến trúc các chùa mới Vĩnh Nghiêm, Xá Lợi, Ấn Quang, Pháp Hội... thì đều có lầu và đúc bê-tông cốt sắt thay vì dựng khung gỗ. Kiến trúc các chùa ở TP.Hồ Chí Minh có những nét riêng nhưng đều thể hiện phong cách kiến trúc đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Mỹ thuật Phật giáo trong các ngôi chùa được thể hiện các bàn thờ được làm bằng gỗ quý đen bóng, gờ mặt và chân không chạm trổ chỉ có rèm phía trước được  chạm lộng rất công phu. Các bao lam Bá điểm, Thập bát La Hán, Hoa điểu chạm lộng cả hai mặt như nhau là những công trình điêu khắc rất có giá  trị. Các câu đối, hoành phi, phù điêu đều là những công trình điêu khắc nổi tiếng của các nghệ nhân cùng nhiều nhóm thợ từ miền bắc, miền trung kết hợp với các nhóm thợ ở Thủ Dầu Một, Cần Ðước, Thủ Ðức... và được  tiếp nối mãi về sau này khi xây dựng chùa mới. Phác họa qua một số ngôi chùa về kiến trúc và mỹ thuật trang trí, có thể thấy các chùa Việt Nam gắn bó rất mật thiết với trình độ và phong cách kiến trúc, điêu khắc của dân tộc ta trong các thời kỳ lịch sử, gắn bó với đời sống xã hội qua các  triều đại. Ở đó thể  hiện tinh hoa và bản sắc văn hóa Việt Nam, thể hiện óc sáng tạo và bàn tay khéo léo của các nghệ nhân và thợ lành nghề Việt Nam từ đời này qua đời khác. Hầu hết các tượng Phật cổ là những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc nổi tiếng, hẳn chúng ta phải thán phục khi chiêm ngưỡng bức tượng Phật nghìn mắt nghìn tay được  mô phỏng ở các chùa hiện đang được đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, 18 pho tượng La Hán ở chùa Tây Phương, 287 pho tượng ở chùa Mía, Sơn Tây trong đó có những pho đạt tới đỉnh cao nghệ thuật như tượng Tuyết Sơn, Quan Âm Tống Tử, tượng Bát Bộ Kim cương... Ðến nay, chúng ta đúc được bức tượng phật đồng nặng 100 tấn nguyên khối tại Bái Ðính Ninh Bình, có thể xây dựng những Thiền viện Trúc Lâm ở Ðà Lạt, Yên Tử (Quảng Ninh), Tây Thiên (Vĩnh Phúc), Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế) là nhờ đã tiếp thụ được  những tinh hoa nghệ thuật của cha ông. Vẻ đẹp kiến trúc và mỹ thuật điêu khắc ở các ngôi chùa Việt Nam đã tạo nên sức hấp dẫn khách thập phương ở trong nước và quốc tế, đóng góp cho sự phát triển du lịch nước nhà, giới thiệu với các nước trên thế giới nét độc đáo của văn hóa Việt Nam. Trách nhiệm của mỗi người chúng ta là phải giữ gìn những di sản văn hóa đó, càng giữ nguyên trạng càng tốt, nhất là khi trùng tu tôn tạo. Kiến trúc và điêu khắc ở mỗi ngôi chùa được  bảo tồn và giữ nguyên trạng càng tôn thêm vẻ đẹp cổ kính đầy bản sắc của các ngôi chùa Việt Nam. Vật Liệu Trong Kiến Trúc Cổ Việt Nam Văn Học và Nghệ Thuật - Kiến Trúc Phật Giáo Khi những vật liệu hiện đại như xi măng chưa xuất hiện thì ông cha ta đã sử dụng một thứ vữa được chế bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu mang đặc thù của địa phương. Ví như ốc vặn đốt thành than luyện với vỏ cây dè rớt, hoặc dùng mật luyện kỹ với vôi vỏ sò. Vùng Nghệ An dùng vỏ hến rây kỹ, trộn cát, thâm mật xấu, giấy bản ngâm ướt hay rơm nếp và trộn với nhựa lá cây bớt lời. Mật, đường lấy từ mía, người ta đã làm một chất dẻo để nặn phù điêu rồng phượng, hoa đá trang trí những cột trụ hay hình lưỡng long chầu nguyệt ở chùa. Chất dẻo này cũng để nặn những hình khối mềm mại, đổ khuôn sản xuất hàng loạt chi tiết trang trí, khi khô rất rắn, có thể chịu nắng, mưa. Có nơi lấy cơm nếp trộn với gạch non tán nhỏ rây kỹ cùng với lá khoai luyện thành một thứ vữa gọi là “sơn man”, thường dùng để gắn áo quan, cũng có địa phương quen dùng cơm nếp nát nấu với nhựa thông. Ngoài ra, cát, đất sét và chất kết dính cũng là những vật liệu được sử dụng thường xuyên trong việc xử lý nền và kết nối gạch, đá. Vật Liệu Trong Kiến Trúc Cổ Việt Nam Kiến trúc hang động, mái đá là những ngôi nhà đầu tiên của loài người. Tiếp đó, việc sống trong nhà hay lều rồi lập thành làng là hiện tượng gắn với lối sống định cư trên cơ sở sản xuất nông nghiệp hay bán nông nghiệp. Sách Lĩnh Nam chích quái viết: Đất nhiều gạo nếp, lấy ống tre để nấu cơm (cơm lam), gác gỗ làm nhà (nhà sàn) để tránh khỏi hổ lang làm hại... Từ khi con người thoát ra khỏi đời sống bầy đàn hang động thì loại hình nhà sàn tỏ ra hợp lý và thông dụng với cư dân sống ở những nơi có địa hình dốc. Những nghiên cứu sau này đã chứng minh loại hình kiến trúc đình còn giữ lại nhiều nét kiến trúc xa xôi, mà vật liệu kiến trúc là một nét đáng chú ý. Việc sử dụng vật liệu gỗ được coi là bước đột phá của kỹ thuật xây dựng, do tính năng mềm, bền chắc của nó, đồng thời cũng là vật liệu dễ tìm tại di chỉ Đông Sơn, đã phát hiện thành phần gỗ của kiến trúc nhà ở, gồm những cột nhà, rui tre, những thanh gỗ đẽo vạc thô sơ, nhiều cột gỗ dựng đứng trên nền đất có tỉ lệ khác nhau (được phỏng đoán như chân của cột nhà sàn phối hợp trong một vì nhà). Kỹ thuật liên kết chủ yếu là lạt buộc, con sỏ, mộng xuyên lỗ, mộng ngoãm, gồm ngoãm tự nhiên (chạc cây) và ngoãm nhân tạo (vết cản ở thân cột để thắt thêm một đoạn gỗ). Ở dấu tích ngôi nhà sàn có bộ khung bằng gỗ, lợp ngói có niên đại khoảng những thế kỷ đầu, vật liệu xây dựng được tìm thấy gồm nhiều mảnh ngói và mảnh đồ đựng bằng sành lẫn trong đất san nền và chiếc then cửa. Ngói có 2 loại: ngói ống và ngói vũm lòng máng tại xã Mộc Bắc, Duy Tiên, Hà Nam (3). Như vậy, gỗ là thành phần cơ bản trong kiến trúc nhà ở. Gỗ được chia thành nhiều loại: xoan, đinh, lim, sến, táu... có độ bền, chống mối mọt, mục nát của thiên nhiên nhiệt đới. Vì kèo chồng rường phù hợp với loại gỗ xoan; gỗ lim, táu hợp với các cột cái, cột quân, cột hiên và bẩy đỡ vì tính năng to chắc và tính chịu lực của nó. Rui mè sử dụng loại gỗ mỏng hơn, thậm chí dùng tre, nứa (đã được ngâm tẩm). Họ nhà tre dùng làm đòn tay, rui mè, chọn những thanh đều dóng (có sức bền đồng thời có ý nghĩa mỹ quan). Trong kết cấu bộ khung nhà, bương vầu làm cột nhà vì thân to dày, đốt ngắn chịu sức nén khoẻ; tre đằng ngà làm đòn tay vì thân đặc, dẻo dai chịu sức kéo tốt; mai thẳng và dày dùng làm sàn nhà; nứa mỏng hơn đập dập để lợp mái nhà. Ở vùng núi, người dân sử dụng chủ yếu là tre, vừa làm khung nhà, vừa làm phên giậu che chắn. Tận dụng các thành phần của cây tre để làm nhà còn là một nghệ thuật trong kỹ thuật lắp dựng và chống mối mọt. Ngoài việc ngâm tre trong nước khoảng một năm, người dân còn hun khói cho bền, chống mối. Ở vùng đồng bằng, gỗ được sử dụng phổ biến trong các kết cấu chính của công trình. Các công trình kiến trúc cổ đều làm bằng gỗ lim có thể chịu đựng khí hậu nhiệt đới qua nhiều thế kỷ. Loại cột có đường kính to nhất 70 - 80cm được coi là tiêu chuẩn chung của cột đình làng. Sử dụng gỗ trong kiến trúc liên quan đến “lối kéo cột” quen thuộc của từng vùng. Trung Bộ có lối nhà rội, nhà rường; Bắc Bộ có lối nhà chồng rường trên 3 hay 4 hàng cột. Những xà nhà lớn chồng lên nhau, có những “trụ non” hay “đất rường” ken vào kẻ tận cùng bằng “con cung” ở gần góc mái và thay thế vì kèo tam giác là một lối vì kèo không quen biết trong kiến trúc cổ truyền của người Việt. Kỹ thuật tinh xảo đã tạo nên những mộng vững chắc ở đầu cột, nhất là ở chỗ nối với câu đầu, kẻ ngồi và xà thượng. Vì kèo nọ giằng với vì kèo kia bằng một hệ thống xà (xà thượng, xà tứ); gần mặt tảng, các “địa thu” nối liền chân cột nọ với chân cột kia, tất cả tạo nên một bộ khung bằng gỗ tháo lắp dễ dàng và không biết đến một cái đanh nào bằng sắt”(4). Trong kiến trúc Việt cổ truyền, khung nhà hoàn toàn bằng gỗ thì tường ngăn cũng làm bằng những ván “liệt bản” nối liền nhau bằng những “đố búp măng” hay những đố gỗ lớn chạm trổ công phu. Đồ đất nung gồm những vật liệu làm từ đất, được chế biến và tạo thành phẩm khi qua lửa, có độ bền lớn và khả năng tồn tại lâu dài, được phân chia thành 2 loại chính: gạch xây tường (gồm cả gạch lát nền): gạch hoa, gạch trổ thủng, gạch chạm nổi; và ngói: ngói bản, ngói âm dương, ngói mũi hài/ vảy cá/ vảy rồng... Quá trình phát triển và kỹ thuật chế tác sản phẩm làm từ đất nung ngày càng cao thì kỹ thuật xây dựng của người Việt càng tiến tới hoàn thiện. Đồ đất nung đã trở thành một phần quan trọng trong kiến trúc Việt Nam. Các loại gạch có hình dáng khác nhau thì có những chức năng khác nhau. Gạch hình chữ nhật, được tìm thấy nhiều nhất và thường xây tường nhà, lát nền (vách mộ tại các ngôi mộ cổ). Kích thước của chúng thay đổi qua thời kỳ: thế kỷ I - VI có 3 cỡ: 50x25x6cm, 45x21x8cm, 28x13x7cm; thế kỷ VII - IX, kích thước gạch nhỏ hơn: 25x13x3cm; thế kỷ X: 30x16x4cm; thế kỷ XII - XIII: 38x19,5x6cm; thế kỷ XV-XVI loại gạch vồ màu đỏ hoặc xám: 43x25x10cm; 43x28x22,5cm; 38x17x11cm. Gạch múi bưởi (hình múi cam, hình lưỡi búa), thực chất là loại gạch hình chữ nhật nhưng một cạnh rìa được làm thu nhỏ hơn cạnh rìa đối diện từ 1 - 2 cm, có tác dụng cuốn vòm ở những cửa mộ, quách mộ hay cửa nhà, tạo độ cong tự nhiên. Gạch hình vuông, có hai mặt lớn hình vuông và chuyên dùng để lát nền, trước thế kỷ X nó có kích thước trung bình 25x25cm. Nhưng đến thế kỷ thứ X, gạch vuông, tìm thấy và phổ biến trong các vị trí kiến trúc của kinh đô Hoa Lư, có kích thước rất lớn: 35x35x6 đến 9cm. Gạch ốp tường có hình trang trí trên cả một mặt lớn và được xây ốp vào tường, ít có chức năng thực dụng. Khoảng thế kỷ thứ X, mới tìm thấy một viên gạch trang trí mặt người ở mộ Đầm Xuyên, một viên chạm nổi hình ác thú ở Luy Lâu (Bắc Ninh). Ở Tháp Nhạn tìm thấy những viên gạch ốp tường in hình ba vị Phật ngồi trên toà sen, chạm hình voi... có kích cỡ 28x15,5x5,5cm. Một số viên gạch đặc biệt có kết cấu khác với loại gạch thông dụng về kích thước lớn, được dùng trong các vị trí đặc biệt của kiến trúc. Những miền không được thiên nhiên ưu đãi, đất trộn rơm, trấu được sử dụng làm tường nhà hay hàng rào quanh vườn ở thôn quê. Đất lấy từ đồng ruộng, ao vườn trong khuôn viên sống, trộn với trấu, pha nước, nhào bằng chân hay để trâu dẫm nát rồi theo khuôn gỗ đắp từng lớp theo chiều dài của tường. Những ngôi nhà ở châu thổ Bắc Bộ có mặt tường trong nhẵn, quét vôi trắng, cùng với nhà bằng đất, có nơi láng một lượt vữa bằng vôi sò dưới mái rơm dày trên dưới 30cm, chống lại cái nóng bức của mùa hè và chống cháy rất hiệu quả. Vùng Nam Bộ, đất sét được dùng làm mái nhà, một lớp đất được đổ trên rui mè, rồi mới lợp một lớp mái gối lên trên (dày trên dưới 30 cm), làm thành một cái vỏ chống cháy. Trang trí trên gạch rất thường gặp ở loại gạch lát nền, ốp tường, chủ đề chính là dạng hoa cúc, hoa chanh. Sang đến thế kỷ XVI - XVIII là những trang trí hoa dây hình sin, hình chữ đinh, mảnh vây rồng hay râu rồng men xanh, vàng (thế kỷ XVII - XVIII). Loại gạch phù điêu thường dày và to, có viên nặng tới 50 - 60kg như gạch xây tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc). Tùy theo yêu cầu, công dụng và vị trí đặt gạch trong kiến trúc để tạo dáng đơn giản hay phức tạp cho công trình. Về nghệ thuật, các viên gạch được trang trí công phu trong bố cục cũng như họa tiết, hình tượng. Ngoài những viên gạch hoàn chỉnh, còn có những viên gạch mà tự thân nó không toát lên được vẻ đẹp nhưng khi phối hợp chúng lại với nhau đã tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Ngói là vật liệu tạo nên bộ mái, phần bao bọc quan trọng nhất của công trình. Trước thế kỷ thứ X, phổ biến nhất là loại ngói ống, còn gọi là ngói uyên ương (5), gồm 2 phần: phần dương (ngói ống) có hình ống tre hay ống nứa bổ đôi và ngói âm (ngói bản) hình lòng máng. Khi lợp, phần ngói ống úp xuống móc khớp với phần ngói bản lật ngửa. Loại ngói này còn có hai phần phụ, được sử dụng nhiều ở hàng ngói lợp hiên: đầu ngói và yếm ngói. Kết thúc hàng ngói ống là đầu ngói hình bán viên hay hình tròn. Kết thúc với hàng ngói bản lợp hiên là yếm ngói gần với hình tam giác. Đầu ngói ống được trang trí công phu hình hoa sen, dây cúc, mặt hề... Ngói mũi hài/ ngói mũi sen/ ngói dẹt/ ngói bản có tráng men màu, lợp trên mái trông như sóng gợn hoặc lớp vảy rồng/ vảy cá. Các công trình kiến trúc có niên đại sớm, những viên gạch được gắn bờ nóc đều có hình đầu rồng, phượng theo bố cục giống hình ngọn lửa. Tại khu Khải Thánh Văn Miếu (Hà Nội) đã phát hiện 2.063 mảnh gạch và ngói có dấu vết kiến trúc thời Lý - Trần rồi được tu bổ, xây dựng lớn vào các thời Lê - Mạc (6). Loại ngói uyên ương có niên đại trước thế kỷ X, nhưng vẫn được tận dụng, thậm chí có sản xuất (rất hạn hẹp) ở thời kỳ Lý - Trần. Tại khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa), dấu vết công trình kiến trúc có kết cấu 4 hàng chân cột với những cột sỏi gia cố chân tảng và những viên gạch trang trí hoa dây có niên đại thế kỷ XV - XVI. Nhiều gạch trang trí hoa dây, ngói mũi phong cách Kê Sơn, ngoài ra còn có hệ thống rãnh thoát nước lộ thiên. Ngói mũi màu vàng, gạch mũi nhô, tạo đơn giản (7). Ngói mũi - một dạng ngói thường gặp trong kiến trúc chịu ảnh hưởng Chăm. Thân ngói bẻ uốn cong vuông góc với thân thường cao 0,02-0,03m, tương tự độ dày của viên ngói, có màu đỏ nhạt hoặc màu vàng nhạt, độ cứng không cao (8). Đá là loại vật liệu thô sơ nguyên thủy đầu tiên được loài người sử dụng. Thời Lê sơ đã sử dụng một số chân tảng đá của thời Lý - Trần để xây dựng một nền móng khác (trong Hậu Lâu khu vực thành Hà Nội). Đặc trưng của chân tảng là hình khối vuông, giật 2 cấp: cấp mặt tảng tròn, chung quanh chạm 16 cánh sen thon dài và cấp bệ tảng hình vuông để trơn. Chất liệu chính là loại đá cát màu xám hoặc đá có màu trắng phấn. Ngoài ra, loại vật liệu đá còn dùng ở bộ phận làm hai cối cổng, có lỗ mộng tròn. Đá được sử dụng nhiều trong tạo tác các vật linh hoặc các tượng thờ, với những hình bờm lượn sóng, đuôi uốn lượn mềm mại, trở thành những hình tượng sinh động, đáng yêu. Đá sử dụng nhiều ở các công trình công cộng dân gian, điển hình là cầu, loại hình kiến trúc độc đáo, bền vững, có giá trị thẩm mỹ cao. Ví như Cầu đá Thọ Vinh (Hải Hưng), vật liệu xây dựng chủ yếu là đá xanh hạt mịn, độ rắn cao được làm ở 3 bộ phận chính là trụ cầu, dầm cầu và mặt cầu (9). Hay 10 cây cầu đá ở Hải Anh (Hải Hậu, Nam Định). Ở các khu di tích lớn (quần thể tập trung nhiều lăng mộ), đá được sử dụng trong các bộ phận hay công trình cụ thể như bậc thềm, chân tảng, cột, mi cửa hay lớn hơn là các toà thành. Ở loại hình này, chức năng cơ bản của nó là tính bền vững cao. Tường thành nhà Hồ, xây bằng đất nện nhưng bên ngoài được bao bởi lớp tường đá tảng nặng trên 15 tấn. Hệ thống cổng thành xây bằng đá xẻ dạng cuốn tò vò nay vẫn đứng vững. Đá phong phú về chủng loại: đá vôi, đá ong, đá xám... nhưng được ưa chuộng nhất vẫn là loại đá xanh làm chân tảng, bệ thờ. Dân gian ưa đá ong vì tính năng mềm, dễ tạo dáng, có khả năng chống chọi với thiên nhiên, dùng để xây móng đình đền chùa, làm tường nhà, cổng nhà, thậm chí còn sử dụng trực tiếp trong việc xây nhà. Đá ong dễ tạo được thẩm mỹ chung cho công trình, không cần đến một loại vật liệu phụ nào bao che bên ngoài, tự thân nó đã toát lên vẻ đẹp qua thời gian. Những lăng mộ ở các tỉnh phía Nam được xây khá nhiều bằng đá ong, cắt gọt theo những hình trang trí dân gian, kết hợp khéo léo với vật liệu đá vôi sắc cạnh, nhẵn mặt và chạm gờ chỉ, hoa lá. Loại đá này nằm dọc vùng biển miền Trung Bộ cũng được sử dụng xây tường. Khi còn ở dưới đất, đá mềm có thể dùng mai sắn ra, gặp không khí nó trở nên rắn chắc. Những ngôi nhà dân gian, các công trình tôn giáo ở Bắc Bộ là nơi ta bắt gặp nhiều nhất dạng đá này. Thành Sơn Tây xây thời Nguyễn được ốp bằng đá ong. Lăng Nguyễn Diễn ở Bắc Ninh xây toàn bằng đá ong màu nâu thẫm. Các loại đá cuội, đá dăm được dùng để gia cố nền móng như móng chùa Lạng, móng tháp Chương Sơn, mộ Lê Lan Xuân (Tam Nông, Vĩnh Phú); đá hộc dùng để lát nền như mộ Thái sư Lê Văn Thịnh (Bắc Ninh); các loại đá núi lớn dùng để bó kè các bậc thềm với kích cỡ rất lớn (60x50cm), như nền chùa Dạm, chùa Phật Tích gồm 4 tầng rộng hàng nghìn mét vuông. Chùa Sùng Nghiêm Diên Thánh còn dùng nhiều đá để xây bó vỉa thềm nhà, các viên đá đều có hình tròn được gia công nhẵn, mặt trước chạm rồng, có xẻ rãnh để bưng ván gỗ. Đá được dùng khá phổ biến để kê chân cột ở các công trình kiến trúc. Các chân đá tảng phổ biến là hình khối hộp vuông chạm hoa sen. Trong các công trình kiến trúc tôn giáo, ngoài việc làm chân kê nó còn được dùng làm cột. Đôi khi được làm cầu nhỏ hay xây tháp (chùa Tức Mạc); làm tường kè như ở chùa Dạm hoặc lan can có mảng điêu khắc như ở chùa Bút Tháp... hết thảy đều sống động, tinh xảo. Các lan can vịn, bậc cấp cũng được làm bằng đá (thời Lý). Đá được gia công thành nhiều kiểu loại khác nhau. Đá bó nền tháp, khối hình chữ nhật hoặc chỏm tháp năm cạnh, hai tầng trong lõm vát hình vòng cung. Đá bó bậc lên xuống, hình hộp chữ nhật, hình thang vuông có chạm sóng nước. Đá chèn bậc hình hộp chữ nhật. Tay vịn thành bậc hình thang vuông chạm tiên nữ dâng hoa. Đá bó các tầng và thân tháp hình hộp chữ nhật tiết diện vuông. Đá ghép tường tháp gồm các loại hình vuông, hình hộp, hình tròn, hình lá đề, mặt ngoài có trang trí, mặt trong có chuôi hoặc thân gia công qua loa để gắn với thân tháp. Đá ghép cửa tháp, như mi cửa, trụ cửa, chân, thân cửa, mặt trên cửa cuốn có nhiều dáng: hình hộp, hình vành khăn, hoặc kết hợp với nhau tạo vòm cửa được uốn cong. Các loại đấu để đỡ xà cũng có đuôi gắn vào thân tháp, mặt trên tạc liền khối các hình tượng chim thần, nữ thần chim hoặc đầu rồng ngậm đấu. Kim loại, trong các công trình kiến trúc cổ, ít được sử dụng, có lẽ do tính chất đặc thù của nó. Tại khu di tích Lam Kinh đã phát hiện ra những chiếc đinh sắt dùng để liên kết kiến trúc. Nó được sử dụng nhiều hơn vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhất là sau ảnh hưởng của kiến trúc Pháp. Dân gian sử dụng các đinh nhỏ trong liên kết các cấu kiện (rất hiếm hoi vì các cấu kiện đều tra mộng, thậm chí đinh chốt làm bằng gỗ). Đầu đao của mái có dùng một mảnh sắt hình giống đầu lưỡi cày thay vì trước đây người ta phải đúc hay nung gốm. Ở giai đoạn sau, kim loại được kết hợp với các vật liệu khác tạo thành các vật liệu hỗn hợp có nhiều công dụng và độ bền Cao . Sơn, ở các công trình kiến trúc cổ, được sử dụng có phần hạn chế. Người ta tận dụng ngay màu sắc của vật liệu gốc. Ví như mái thì tận dụng màu đỏ của ngói; các hàng chân cột để nguyên đúng màu gỗ hay sử dụng nền đất nện. Vật liệu dân gian thường dùng là sơn ta và sơn son thếp vàng (phổ biến trong các công trình tôn giáo tín ngưỡng), đáp ứng yêu cầu về màu sắc trang trí hơn là bảo vệ gỗ. Tuy nhiên, sơn ta cũng có tác dụng chống ẩm và bảo vệ gỗ rất tốt. Vôi, sử dụng chủ yếu là nguyên màu gốc, có độ bền tốt, nhưng không có màu sắc sặc sỡ, chủ yếu là màu trắng và màu vàng. Màu trắng của vôi được pha cùng các phụ gia khác được lấy từ cây cối, hoa lá. Những chất kết dính khác cũng được sử dụng khá linh hoạt. Khi những vật liệu hiện đại như xi măng chưa xuất hiện thì ông cha ta đã sử dụng một thứ vữa được chế bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu mang đặc thù của địa phương. Ví như ốc vặn đốt thành than luyện với vỏ cây dè rớt, hoặc dùng mật luyện kỹ với vôi vỏ sò. Vùng Nghệ An dùng vỏ hến rây kỹ, trộn cát, thâm mật xấu, giấy bản ngâm ướt hay rơm nếp và trộn với nhựa lá cây bớt lời. Mật, đường lấy từ mía, người ta đã làm một chất dẻo để nặn phù điêu rồng phượng, hoa đá trang trí những cột trụ hay hình lưỡng long chầu nguyệt ở chùa. Chất dẻo này cũng để nặn những hình khối mềm mại, đổ khuôn sản xuất hàng loạt chi tiết trang trí, khi khô rất rắn, có thể chịu nắng, mưa. Có nơi lấy cơm nếp trộn với gạch non tán nhỏ rây kỹ cùng với lá khoai luyện thành một thứ vữa gọi là “sơn man”, thường dùng để gắn áo quan, cũng có địa phương quen dùng cơm nếp nát nấu với nhựa thông. Ngoài ra, cát, đất sét và chất kết dính cũng là những vật liệu được sử dụng thường xuyên trong việc xử lý nền và kết nối gạch, đá. Thành công của nghệ thuật kiến trúc Việt đó là tính sáng tạo trong việc vận dụng các nguyên liệu sẵn có sự hoàn thiện vật liệu khi sử dụng với trình độ kỹ thuật cao, khắc phục những điều kiện tiêu cực của khí hậu nhiệt đới. Song, cùng với truyền thống đó phải kể đến kết quả của quá trình tiếp thu, dung hợp những sáng tạo của các nước mà từ lâu văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc. Có thể thấy những dấu vết văn hóa ngoại lai trên vật liệu xây dựng từ cổ truyền cho đến hiện đại. Dấu ấn của văn hóa Trung Hoa khá sâu đậm trên các hiện vật gốm, gạch, đá và đặc biệt là trang trí kiến trúc. Từ một số cấu kiện, kết cấu, bố cục, hình khối đến kỹ thuật chế tác, kỹ thuật lắp dựng cũng được người Việt học hỏi nhưng đã cải biến và uốn nắn lại, do đó mang sắc thái riêng. Các môtíp và biểu tượng trang trí được thể hiện dưới dạng đất nung hay những trang trí trên kết cấu công trình ít nhiều mang phong cách Chăm, Ấn Độ. Nhìn chung, các vật liệu cũng như kiến trúc thời Lý - Trần chịu ảnh hưởng của hai luồng văn hóa này rất sâu đậm. Kiến trúc stupa Ấn Độ thường có một cột gỗ cách điệu bằng hình tượng hoa sen (nguyên tắc được lưu giữ ở kiến trúc chùa Một Cột). Cuộc hội ngộ với văn minh phương Tây đã làm cho kiến trúc Việt Nam có sự chuyển mình sâu sắc. Ngoài việc tận dụng những vật liệu sẵn có, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong phong cách kiến trúc Đông Dương, người phương Tây (đặc biệt là người Pháp) đã có công hoàn thiện thêm những chất liệu đó. Sự kết hợp các vật liệu truyền thống thô sơ, gặp rất nhiều ở những công trình cổ, cũng được lặp lại khá độc đáo ở những loại hình kiến trúc mới. Rõ rệt nhất là sự “chung đụng” rất hiệu quả giữa vật liệu xây mới và vật liệu truyền thống, làm bộ mặt kiến trúc hứng khởi, rạng rỡ hơn, hiện đại mà vẫn phù hợp với môi trường. Trải rộng trong không gian và kéo dài theo thời gian, những công trình kiến trúc dù có hình thức, chức năng, nội dung sử dụng khác nhau nhưng khởi nguyên đều bằng những nguyên liệu có nguồn gốc bản địa. Đá, gỗ, gạch và các vật liệu hoàn thiện hơn đã được con người biến thành công trình mang tính nghệ thuật cao với kinh nghiệm chắt lọc kết hợp với kế thừa, tiếp thu những sáng tạo và khoa học kỹ thuật mới. Gần đây trên các phương tiện thông tin đại chúng xuất hiện những bài viết đề cập đến kiến trúc của một số ngôi chùa ở Việt Nam được trùng tu hoặc xây mới trong các năm đầu của thế kỷ 21. Nhiều ý kiến khác nhau được đưa ra, và phần lớn tập trung phản ánh biểu hiện lai căng, kệch cỡm đang ngày một rõ nét. Dư luận bàn bạc nhiều tới chuyện cần sớm chấm dứt tình trạng trùng tu hàng loạt, không có định hướng cụ thể như hiện nay. Nếu xét từ thực tế thì việc tu bổ chùa không phải bây giờ mới diễn ra. Ngay từ khoảng giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, khi tình trạng đổ nát, xuống cấp của nhiều ngôi chùa ở miền bắc đã đến mức báo động, thì việc tu bổ trở nên cần thiết. Nhưng phải nói rằng, trong các năm gần đây, công việc trùng tu này ở nhiều nơi mang tính tự phát. Trong làng cũng như ngoài phố, chùa lớn cũng như chùa nhỏ, không nơi nào không có sự can thiệp các loại vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay như: bê-tông cốt thép, gạch ngói, vôi ve... Tìm hiểu tại nhiều địa phương có thể thấy, quá trình tu sửa chủ yếu do địa phương tự bàn bạc và quyết định, ít có sự tham gia đóng góp ý kiến từ giới nghiên cứu và các kiến trúc sư. Nơi nào có sẵn kinh phí thì tu sửa luôn, nơi nào còn khó khăn thì vừa thuê thợ tháo dỡ, đục đẽo; vừa gửi thư hoặc cử người đi đến các vùng miền kêu gọi quyên góp xây chùa. Trải qua mười mấy năm không ngừng tu bổ, tôn tạo, hầu hết các ngôi chùa ở Bắc Bộ đã có diện mạo khác hẳn. Tượng cũ bị vứt bỏ, thay thế bằng tượng mới chạm trổ sơ sài, quét sơn bóng loáng. Ngói cũ nhuốm màu thời gian gỡ ra, phủ kín bằng lớp ngói mới đỏ au. Cột cái, cột quân bị tháo rời, để dựng lên hàng cột bê-tông sơn mầu nâu giả gỗ vững chãi. Tháp chùa sửa sang lại, quét vôi trắng tinh, tô điểm thêm vài chữ đôi khi viết ẩu. Vậy là vẻ đẹp thanh tịnh, giản dị vốn có của một số ngôi chùa phai nhòa chỉ trong một quãng thời gian ngắn ngủi không khỏi khiến cho nhiều người thấy nuối tiếc, xót xa. Bản chất của mỗi công trình kiến trúc trước hết là phản ánh tính chất sử dụng và ý nghĩa mà nó mang tải. Tôn giáo khác nhau, hình thức thể hiện trong kiến trúc cũng khác nhau. Ngôi chùa là công trình kiến trúc Phật giáo, do đó nó biểu hiện tinh thần của Phật giáo: gần gũi với con người và đưa con người gần gũi với thiên nhiên. Hàng nghìn năm nay, trong cảm nhận và ý thức của mỗi người, ngôi chùa nhỏ bé, bình dị và thân thương, phát triển theo hướng hòa nhập con người - thiên nhiên, thiên nhiên - con người. Thật tiếc, trong quá trình "làm mới" một số chùa chiền, nhiều người đã quên điều này. Ðể rồi như chúng ta đã thấy, khi chùa mới dựng lên, các đoàn hành hương truyền tai nhau những lời trầm trồ thán phục chùa ở vùng này to lắm, tượng ở chùa kia lớn lắm... Và nét cổ kính, trang nghiêm dần bị thế chỗ bằng sự phô trương xa hoa, lãng phí với những số tiền khổng lồ. Trong lịch sử của người Việt, ngôi chùa không chỉ là chốn thờ tự linh thiêng. Ðó còn là nơi đã ghi dấu biết bao giá trị văn hóa dân tộc, và trùng tu  là một phần để giữ lấy những giá trị  quý báu đó. Chính vì thế, cần xây dựng và thực thi các quy định đầy đủ, chi tiết trong việc bảo tồn cũng như xây mới chùa chiền, để giữ lấy và làm đẹp thêm các công trình kiến trúc mang nhiều ý nghĩa văn hóa vốn đã tồn tại từ bao đời nay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKiến Trúc Việt Nam.doc