Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ

Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong thế giới hiện đại đã vượt ra ngoài ranh giới của việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ. Sở hữu trí tuệ (sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và quyền tác giả) trở thành tài sản ngày càng có giá trị và có thể được sử dụng một cách sáng tạo nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và xã hội của con người. Sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng . Một nhận thức mới về vai trò của sở hữu trí tuệ ở các quốc gia thuộc nhiều vùng khác nhau trên toàn thế giới gần đây đã dẫn đến việc thông qua hoặc sửa đổi luật pháp quốc gia về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền tác giả và quyền liên quan và chuyển giao công nghệ cũng như việc xây dựng hoặc hiện đại hoá cơ cấu chính phủ quản lý văn bản luật đó. Sở hữu trí tuệ ngày càng có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và do đó trong các chương trình giáo dục ở bậc đại học người ta ngày càng chú ý hơn đến giáo dục về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ nhằm cung cấp cho các giảng viên đại học, các chuyên gia và những nhà quản lý giáo dục những thông tin phục vụ việc xây dựng một chương trình giáo dục hiệu quả về sở hữu trí tuệ. 1. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển coi trọng việc giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển có truyền thống lâu đời với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có thể các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành tiến sỹ và sau tiến sỹ. Số lượng các cơ sở đào tạo và số học viên cũng rất khác nhau ở từng nước. Các nội dung của sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành liên quan.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ  Tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ trong thế giới hiện đại đã vượt ra ngoài ranh giới của việc bảo hộ các sáng tạo trí tuệ. Sở hữu trí tuệ (sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá và quyền tác giả) trở thành tài sản ngày càng có giá trị và có thể được sử dụng một cách sáng tạo nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và xã hội của con người. Sở hữu trí tuệ được sử dụng như một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế và tạo nên sự thịnh vượng . Một nhận thức mới về vai trò của sở hữu trí tuệ ở các quốc gia thuộc nhiều vùng khác nhau trên toàn thế giới gần đây đã dẫn đến việc thông qua hoặc sửa đổi luật pháp quốc gia về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bản quyền tác giả và quyền liên quan và chuyển giao công nghệ cũng như việc xây dựng hoặc hiện đại hoá cơ cấu chính phủ quản lý văn bản luật đó. Sở hữu trí tuệ ngày càng có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống và do đó trong các chương trình giáo dục ở bậc đại học người ta ngày càng chú ý hơn đến giáo dục về sở hữu trí tuệ. Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ nhằm cung cấp cho các giảng viên đại học, các chuyên gia và những nhà quản lý giáo dục những thông tin phục vụ việc xây dựng một chương trình giáo dục hiệu quả về sở hữu trí tuệ. 1. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển Hầu hết các trường đại học của các nước phát triển coi trọng việc giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước phát triển có truyền thống lâu đời với hệ thống đồng bộ, nhiều cấp độ và hình thức đào tạo khác nhau. Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo, giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ có thể chỉ dừng ở mức độ là một môn học, hoặc có thể các mức độ cao hơn như đào tạo chuyên ngành tiến sỹ và sau tiến sỹ. Số lượng các cơ sở đào tạo và số học viên cũng rất khác nhau ở từng nước. Các nội dung của sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình một cách độc lập hoặc lồng ghép với các môn học chuyên ngành liên quan. Qua nghiên cứu chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo của các nước phát triển có thể thấy những nội dung giảng dạy và đào tạo không chỉ dừng ở những kiến thức cơ bản và thực tiễn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia đó mà mở rộng sang các vấn đề bảo hộ quốc tế, thực tiễn bảo hộ ở nước ngoài, bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ của quốc gia ở nước ngoài và những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có liên quan như bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc gia, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ... Theo Xếp loại các quốc gia theo mức độ vi phạm bản quyền phần mềm, Mỹ là nước có mức độ vi phạm bản quyền thấp nhất . Chỉ số này nói lên phần nào việc tôn trọng sở hữu trí tuệ ở Mỹ và trong đó có phần đóng góp không nhỏ của giảng dạy về sở hữu trí tuệ ở các trường đại học Mỹ. Hệ thống giáo dục Mỹ dựa trên ý tưởng kiểm soát địa phương. Có thể nói các trường đại học của Hoa Kỳ được hưởng một chế độ tự chủ gần như hoàn toàn, thể hiện ở chỗ gần như không có cơ quan quản lý cấp trên. Chỉ có một số bang có Uỷ ban giáo dục chỉ đạo chung các trường đại học và cao đẳng nhưng các chính sách và chương trình giảng dạy của trường không phải do Uỷ ban giáo dục chỉ đạo mà do các giảng viên và các nhà quản lý ở mỗi trường quyết định. Các nhóm giáo sư biên soạn giáo trình giảng dạy và quyết định các yêu cầu tốt nghiệp. Các giáo sư tự quyết định nội dung giáo trình của họ và cách họ đánh giá sinh viên . Tuy nhiên, chương trình giảng dạy trong các Trường Luật ở Mỹ chịu sự tác động đáng kể của Hội Luật gia Hoa Kỳ (ABA). Để nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật ở Mỹ, sau khi nghiên cứu kỹ về các chương trình dạy luật cuối thế kỷ 19, ABA đã xây dựng một quy trình quốc gia để đảm bảo chất lượng giáo dục của một luật sư tương lai và đưa ra bản quy định về tiêu chuẩn tối thiểu của giáo dục pháp luật và xuất bản một danh sách các trường luật tuân theo những tiêu chuẩn này. Thống kê cho thấy ở Mỹ trong 40.000 sinh viên Trường Luật tốt nghiệp mỗi năm có khoảng 15% tức là khoảng 6.000 sinh viên đã học qua các khoá về sở hữu trí tuệ. Các khóa học về hoặc có liên quan đến sở hữu trí tuệ nêu trên được thiết kế khá linh hoạt cho các đối tượng sinh viên khác nhau, kể cả cho việc đào tạo sau đại học. Các khóa học có thể là bắt buộc hoặc theo lựa chọn của sinh viên. Ngay cả khi có những khóa học được thiết kế sẵn như trên thì việc tìm hiểu, mở rộng hoặc bất kỳ một sự phát triển nào đối với các môn học về sở hữu trí tuệ nói riêng cũng nhận được sự khích lệ từ phía giáo viên và nhà trường . Ở Mỹ, không chỉ việc đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy mà môi trường xung quanh việc học và nghiên cứu của sinh viên cũng tác động đến nhu cầu tìm hiểu về sở hữu trí tuệ. Người Mỹ tôn trọng giá trị của cá nhân và tính bất khả xâm phạm của tài sản cá nhân, đồng thời cũng tôn trọng các ý tưởng cá nhân. Các bài viết, các ý tưởng của các sinh viên, các học giả được coi là tài sản và các sinh viên, các học giả khác không được sử dụng những ý tưởng đó trong bài viết của mình nếu không ghi rõ nguồn. Bỏ qua ghi chú về nguồn gốc, tạo cảm tưởng rằng lời lẽ của những người khác là của chính mình được xem là đạo văn. Nhiều trường đại học và cao đẳng có các quy định rõ ràng về việc đạo văn và các hình thức không trung thực trong học tập. Tất cả các sinh viên phải hiểu và làm theo các quy định này, và hình phạt cho việc không tuân theo quy định có thể rất nặng nề, từ đáng điểm liệt cho bài kiểm tra đến đánh trượt cả khoá học. Để đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp, thương mại có sử dụng nhiều đến sở hữu trí tuệ, từ giữa những năm 1980 Queen Mary, University of London, Anh bắt đầu đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Sở hữu trí tuệ cho những người đã có bằng cấp trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật. Từ năm 2000 Trường có đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Luật sở hữu trí tuệ, Thạc sỹ Luật sở hữu trí tuệ quốc tế. Tại Trung tâm Luật sở hữu trí tuệ Munich, Viện Sở hữu trí tuệ Max Planck có đào tạo chuyên ngành sở hữu trí tuệ cho những người đã có bằng Cử nhân (không nhất thiết là bằng Cử nhân Luật mà có thể là bằng Kỹ sư, Khoa học tự nhiên, Kinh tế) và ít nhất một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Giảng viên của khoá học chuyên ngành là các giáo sư đại học, các luật sư về sáng chế, các thẩm phán, đại diện của EPO, WIPO. 2. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước Liên Xô trước đây Ở Liên bang Nga, có Tiêu chuẩn quốc gia cho ngành Luật 021100, trong đó có quy định những môn học bắt buộc theo yêu cầu của Liên bang và có những môn học được đưa ra theo yêu cầu của từng địa phương do từng cơ sở đào tạo quyết định đưa vào chương trình. Hiện tại, môn Sở hữu trí tuệ chưa được đưa vào như một môn học bắt buộc theo yêu cầu của Liên bang . Ở Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomolosov và Khoa Luật, Trường Đại học Hữu nghị các dân tộc Nga, các nội dung về sở hữu trí tuệ được giảng dạy trong khuôn khổ môn học Luật Dân sự và môn Tư pháp quốc tế . Viện Sở hữu trí tuệ Liên bang Nga là cơ sở đào tạo hàng đầu các chuyên gia trong lĩnh vực bảo hộ và sở dụng công nghiệp các đối tượng sở hữu trí tuệ. Từ khi thành lập (năm 1968) đến nay, Viện đã đào tạo được hơn 30.000 chuyên gia sở hữu trí tuệ, 500 người đại diện sáng chế, 350 chuyên gia đánh giá đối tượng sở hữu trí tuệ. Khoa Luật của Viện là nơi duy nhất đào tạo Luật gia chuyên ngành sở hữu trí tuệ với thời gian học là 5 năm. Khoa Kinh tế của Viện Sở hữu trí tuệ Nga còn đào tạo chuyên ngành quản lý Sáng chế và Li xăng quốc tế. Trong chương trình học của chuyên ngành này sinh viên được đi sâu vào học ngoại ngữ và học các môn học như Địa lý kinh tế, Kinh doanh quốc tế, Quan hệ quốc tế, Hoạt động sáng chế và li xăng quốc tế, Hoạt động trao đổi dịch vụ kỹ thuật quốc tế, Makerting quốc tế, Tổ chức và kỹ thuật đàm phán quốc tế, Luật Dân sự các nước trên thế giới, Quảng cáo quốc tế…Từ năm học 2006/2007 Viện Sở hữu trí tuệ Nga đưa vào đào tạo chuyên ngành “Sở hữu trí tuệ trong kinh tế thế giới” để chuẩn bị những chuyên gia có khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt cho hoạt động sáng chế và li xăng quốc tế. Trong thời gian học sinh viên được đi tham quan, thực tập ở Viện Sở hữu công nghiệp Liên bang, ở Phòng Thương mại và Công nghiệp, các Trung tâm thương mại hoá công nghệ, các Viện đánh giá doanh nghiệp, các tổ chức thương mại quốc tế - đặc biệt gắn với bảo hộ nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ trên Internet. Viện Sở hữu trí tuệ Nga cũng đào tạo chuyên ngành sở hữu trí tuệ cho những người đã tốt nghiệp đại học muốn đi sâu vào chuyên ngành này. Theo Chỉ thị của Bộ Giáo dục và Khoa học Ucraina số 811 ngày 20/10/2004, ở các trường đại học của Ucriana không phụ thuộc vào hình thức sở hữu và cấp trực thuộc, từ năm học 2005/2006 bắt buộc phải đưa môn học “Sở hữu trí tuệ” vào chương trình đào tạo cử nhân và thạc sỹ. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy môn học này, Viện Sở hữu trí tuệ và pháp luật Ucraina tổ chức các lớp nâng cao trình độ cho các giảng viên . Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Khoa học đã thành lập tổ hợp đào tạo - khoa học - sản xuất “Học viện Sở hữu trí tuệ” làm nhiệm vụ đào tạo chuyên gia, đào tạo lại và nâng cao trình độ cho chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Tại Viện Sở hữu trí tuệ thuộc Học viện có đào tạo Luật gia chuyên ngành sở hữu trí tuệ. Tại Belorusia, theo Chương trình quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ năm 2004-2006 của Hộ đồng Bộ trưởng số 843 ngày 12 tháng 7 năm 2004, trong năm 2005-2006, Bộ Giáo dục kết hợp với Uỷ ban quốc gia vè khoa học và công nghệ tổ chức đào tạo chuyên gia trong linh vực sở hữu trí tuệ, chuẩn bị sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để đưa sở hữu giáo dục vào giảng dạy. Về tài liệu giảng dạy và tham khảo, ở các nước thuộc Liên Xô trước đây - đặc biệt ở Nga và Ucraina đã biên soạn đầy đủ các giáo trình của môn học với các sách tham khảo phong phú về từng nội dung trong môn học. Về phương pháp giảng dạy các nội dung về sở hữu trí tuệ ở các nước trong Liên Xô trước đây vẫn theo cách truyền thống – nghĩa là kết hợp bài giảng trên lớp, thảo luận và làm bài kiểm tra – khoá luận với kỳ kiểm tra kết thúc môn học. 3. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ ở các nước ASEAN Việc giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ của các nước trong khối ASEAN đã được triển khai tương đối rộng và bắt đầu đi vào chiều sâu ở những nước phát triển hơn như Singapore, Malaixia, Thái Lan. Ở Singapore, các trường đại học lớn như Đại học Công nghệ Nanyang, Đại học Tổng hợp Quốc gia Singapore... đều có các môn học về sở hữu trí tuệ ở bậc cử nhân và ở bậc sau đại học. Những môn học có các nội dung về sở hữu trí tuệ trong chương trình đào tạo cử nhân của Đại học Công nghệ Nanyang như: Luật về thông tin và công nghệ, Luật kinh doanh, Các nguyên tắc của luật, Luật và kinh doanh quốc tế. Đào tạo thạc sỹ trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ cũng đòi hỏi sinh viên nghiên cứu các môn học về sở hữu trí tuệ như Quản trị các quyền sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử: luật, chính sách và chiến lược . Tại Khoa Luật, Đại học quốc gia Singapore, có khoá Luật sở hữu trí tuệ cơ bản (nội dung là giới thiệu những vấn đề nền tảng trong Luật sở hữu trí tuệ với 4 tín chỉ) và khoá Luật sở hữu nâng cao (giới thiệu về Luật Công nghệ sinh học, Luật Công nghệ thông tin, Luật sở hữu trí tuệ Trung Quốc, Luật quốc tế về bằng sáng chế, Luật quốc tế và so sánh Luật Bản quyền, Sáng chế và Nhãn hiệu hàng hoá với 8 tín chỉ). Môn học kéo dài 1 học kỳ 13 tuần với từ 3 đến 6 giờ tín chỉ/ tuần. Phương pháp giảng dạy Luật sở hữu trí tuệ ở Khoa Luật, Đại học quốc gia Singapore chủ yếu là bài giảng (tỷ lệ giảng viên/sinh viên là 1/45) kết hợp với thảo luận và thuyết trình trên lớp . Ở Trường Kinh doanh, Đại học Công nghệ Nanyang Singapore có đào tạo Cử nhân chuyên ngành Quản lý Sở hữu trí tuệ và sáng chế, Luật Thông tin và Công nghệ; ở bậc sau đại học có đào tạo Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý sở hữu trí tuệ với hướng chuyên sâu đào tạo về kinh nghiệm, kỹ năng và kiến thức về luật quốc tế về sở hữu trí tuệ . Trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Luật sở hữu trí tuệ và công nghệ của Trường Luật, Đại học Quốc gia Singapore, nội dung về sở hữu trí tuệ chiếm từ 24 tới 40 tín chỉ. Trường Luật cũng tổ chức khoá học chuyên ngành kéo dài 1 năm về sở hữu trí tuệ cho những người không theo chuyên ngành luật: các kỹ sư, các nhà khoa học, các nhà quản trị kinh doanh… Ở Malaysia, việc giảng dạy về sở hữu trí tuệ được bắt đầu từ những năm 1980. Chính phủ Malaysia đã đưa Luật về sở hữu trí tuệ như một môn học vào chương trình giảng dạy của các trường luật. Tất cả các trường luật ở Malaysia dạy Luật sở hữu trí tuệ ở bậc đại học và sau đại học. Ở bậc đại học, Luật sở hữu trí tuệ được đưa vào chương trình học của năm thứ hai hoặc thứ ba (học kỳ thứ năm hoặc thứ sáu ở UITM) với 14 tuần học. Ở Malaysia không có chương trình quốc gia hoặc chính sách chung về giảng dạy sở hữu trí tuệ, mỗi trường có chương trình riêng với nội dung, phương pháp giảng dạy và kiểm tra riêng. Ở bậc sau đại học, khoá học về sở hữu trí tuệ được xây dựng dựa trên nét đặc thù của từng trường, ví dụ ở Đại học Tổng hợp quốc gia Malaysia, chương trình thạc sỹ tập trung vào giải thích các điều khoản của Hiệp định về Quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS) với Luật về sở hữu trí tuệ của Malaysia. Giảng viên Luật sở hữu trí tuệ ở Malaysia đa phần được đào tại tại Anh và Úc, các giảng viên được đào tạo trong nước cũng có vai trò đáng kể. Những người đang hành nghề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng thường được mời đến trao đổi với các sinh viên ở bậc sau đại học về các vấn đề thực tiễn trong luật sở hữu trí tuệ. Nhiều trường còn dành ngân sách để mời các giảng viên từ nước ngoài đến giảng dạy về sở hữu trí tuệ . Tài liệu được sử dụng trong giảng dạy sở hữu trí tuệ gồm có: luật, các vụ án cụ thể, giáo trình, tạp chí, cơ sở dữ liệu…Phương pháp giảng dạy có kết hợp giữa bài giảng, giới thiệu trên lớp, tự nghiên cứu và kèm cặp. Cách đánh giá kiến thức của sinh viên gồm bài kiểm tra, bài test, thi cuối kỳ hoặc viết khoá luận . Ở Thái Lan, theo thoả thuận với Đoàn luật sư Thái, môn Sở hữu trí tuệ dược đưa vào chương trình giảng dạy của tất cả các Khoa Luật của các trường đại học tổng hợp công lập và tư thục. Ở bậc đại học, khoá học về sở hữu trí tuệ như môn tự chọn được đưa vào chương trình cho sinh viên năm thứ ba hoặc thứ tư và có khoảng 90% sinh viên đã chọn khoá học này. Ở tất cả các trường, Sở hữu trí tuệ được giảng dạy trong một học kỳ 15 tuần với 3 giờ tín chỉ mỗi tuần. Với sinh viên cao học, chương trình giảng dạy về sở hữu trí tuệ được nâng cao và bao gồm cả những vấn đề thực tiễn với thời lượng 3 giờ tín chỉ/tuần. Ở các trường đại học công lập, đa số giảng viên luật sở hữu trí tuệ tốt nghiệp tại Mỹ, Anh và châu Âu với học bổng của Chính phủ. Ngoài ra những chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng được mời để giảng dạy và trao đổi với sinh viên . Tại Viện Công nghệ Châu Á (AIT) đặt tại Thái Lan dự kiến trong năm 2007 sẽ bắt đầu chương trình đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ kéo dài 1 năm dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp và các chuyên gia muốn đi sâu vào lĩnh vực sở hữu trí tuệ, dành cho các công chức Nhà nước, các luật sư, thẩm phán, những người làm công tác thực tế trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ muốn nâng cao trình độ… Ở Philippin, hiện tại sở hữu trí tuệ được coi là một môn luật và chỉ có sinh viên luật nghiên cứu về lĩnh vực này. Nhiều giảng viên dạy sở hữu trí tuệ là những luật sư đang hành nghề chuyên môn về sở hữu trí tuệ tại các văn phòng luật, hoặc là công chức nhà nước đang làm việc tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ. Nhìn chung, tất cả các trường luật ở Philippin đều sử dụng phương pháp đối thoại (the Socratic Method), một số giảng viên kết hợp phương pháp này với bài giảng. Tại 12 trường luật ở Philippin có giảng dạy luật so sánh như môn học bắt buộc hoặc tự chọn với hai hoặc ba tín chỉ (2 hoặc 3 giờ tín chỉ mỗi tuần trong một học kỳ). Ở Indonesia, một số khoa và trường đã có mối quan tâm đến sở hữu trí tuệ và đưa các khoá học về sở hữu trí tuệ vào chương trình của mình. Ở Đại học tổng hợp Gadjah Mada, Luật sở hữu trí tuệ được giảng dạy tại Khoa Luật (từ năm 1965 dưới tên gọi khác) và Khoa Kinh tế, trong khuôn khổ môn Luật Kinh doanh (từ năm 1980 là khoá học bắt buộc với 2 tín chỉ dành cho sinh viên năm thứ hai) và trong các khoá học chuyên ngành (Kỹ năng thực hành về sở hữu trí tuệ, Sở hữu trí tuệ cơ bản) cho sinh viên năm thứ ba (với hai tín chỉ và là môn tự chọn); tại Khoa Dược như khoá học chuyên ngành. Tại các Trường Đại học Công nghệ, Đại học Nghệ thuật, Đại học Nông nghiệp, Luật sở hữu trí tuệ được giảng dạy trong khuôn khổ môn Lý thuyết về Công nghệ và Quan hệ kinh doanh hoặc như những khoá học chuyên ngành (bắt buộc với sinh viên năm thứ tư ở Đại học Công nghệ Bandung, Viện Công nghệ Sepuluh Nopember với hai tín chỉ). Từ năm 2002, tại Viện Nghệ thuật Indonesia ở học kỳ thứ 6 có giảng dạy những nguyên tắc chung của bảo hộ sở hữu trí tuệ đặc biệt đối với ngành nghệ thuật, thời lượng là hai tín chỉ . 4. Kết luận Từ thực tiễn hết sức đa dạng về giảng dạy sở hữu trí tuệ trong các trường đại học của các nước trên thế giới có thể đi đến một số kết luận: - Việc nhận thức về sở hữu trí tuệ và giảng dạy sở hữu trí tuệ trong chương trình đào tạo của các trường đại học ngày càng được nâng cao. - Đa số các trường đại học đều có môn học cơ bản về sở hữu trí tuệ giúp sinh viên không chuyên cũng có thể tiếp cận vấn đề sở hữu trí tuệ trong hoạt động nghề nghiệp của mình khi đã rời ghế nhà trường. - Việc xây dựng chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ rất đa dạng và khác nhau ở các trường. Các trường chọn lọc các nội dung về sở hữu trí tuệ phù hợp với đặc thù các chuyên ngành đào tạo của mình. - Các môn học về hoặc có liên quan đến sở hữu trí tuệ được thiết kế cho tất cả các cấp học của các trường đại học: cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ và sau tiến sỹ. - Sự thay đổi và phát triển chương trình đào tạo về sở hữu trí tuệ của các trường đại học khá nhanh nhằm bắt kịp đà phát triển của khoa học và công nghệ, cũng như của nền kinh tế tri thức thế kỷ XXI . - Việc xây dựng các khóa học về sở hữu trí tuệ ở các trường đại học của một số nước nhận được sự quan tâm và hỗ trợ tích cực từ phía Chính phủ. Chính phủ có thể đưa ra những sáng kiến mạnh mẽ đối với việc xây dựng môn học sở hữu trí tuệ cho các trường đại học để phục vụ cho việc phát triển nền kinh tế tri thức. Qua nghiên cứu về giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ ở các nước trên thế giới, có thể đưa ra một số đề xuất sau về giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ ở Việt Nam như sau: - Bộ Giáo dục có thể có văn bản cụ thể, bắt buộc đưa các nội dung về sở hữu trí tuệ vào chương trình giảng dạy ở các trường đại học - Tạo môi trường để sinh viên tôn trọng sở hữu trí tuệ, dẫn đến nhu cầu tìm hiểu các nội dung về sở hữu trí tuệ - Về Chương trình môn học: có thể xây dựng nhiều chương trình môn học khác nhau cho các chuyên ngành khác nhau, theo những yêu cầu khác nhau: có Chương trình cơ bản để giáo dục phổ cập chung, có chương trình chuyên sâu theo từng lĩnh vực cụ thể cho các chuyên ngành, có chương trình dành cho sinh viên Luật, có chương trình nâng cao dành cô sinh viên Luật - Về phương pháp giảng dạy môn học nên kết hợp cả phương pháp giảng dạy theo vấn đề với phương pháp giảng dạy theo tình huống - Về tài liệu giảng dạy nên tổ chức biên soạn sách giáo khoa và loạt sách tham khảo kèm theo - Về giảng viên cần có định hướng cử giảng viên ra nước ngoài học tập, tổ chức đào tạo giảng viên tập trung, có kết hợp với tập huấn cập nhật thông tin hàng năm. - Giảng dạy, đào tạo về sở hữu trí tuệ sẽ không bao giờ mang lại hiệu quả đầy đủ nếu không có cơ hội cho các giảng viên đảm nhận việc nghiên cứu mang tính cá nhân trong lĩnh vực này. Những nghiên cứu đó có thể được thực hiện một cách tốt nhất bằng việc kết hợp với các nhà nghiên cứu khác có cùng lĩnh vực hoặc các lĩnh vực có liên quan. Có thể thành lập các trung tâm chuyên nghiên cứu về luật sở hữu trí tuệ hoặc các trung tâm kết hợp cả nghiên cứu và giảng dạy, thường là một bộ phận của khoa luật thuộc trường đại học.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh nghiệm của các nước trên thế giới trong giảng dạy và đào tạo sở hữu trí tuệ.doc
Luận văn liên quan