A. MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, yếu tố con người giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người của thời đại ngày cang có nhiều phát minh mới, sáng kiến mới phục vụ cho nhân loại .
Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người tài, là chỗ dựa của đất nước và ngành giáo dục là một trong những ngành trọng điểm đảm nhiệm vai trò hết sức to lớn ấy.
Cùng với sự đổi mới và phát triển đa dạng của xã hội , để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò trách nhiệm của mình trong việc “trồng người”, ngành Giáo dục đã và đang có những đổi mới tích cực cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc dạy học cũng như đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng của học sinh .
Nếu như trước đây việc dạy học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh thì ngày nay việc học đã có những bước tiến mới đó là việc lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt là qua 8 năm thay sách giáo khoa chương trình Phổ thông cơ sở đã đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học với yếu tố học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, dạy học đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải nổ lực rất nhiều so với phương pháp học truyền thống. Để đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm của mình cũng như nắm vững những kiến thức mới, hiện đại gần gũi với thực tế đó học sinh phải có một quá trình chuẩn bị tích cực, lâu dài. Đồng thời để hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thì học sinh cần phải phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình nhiều hơn nữa trong học tập.
Để giải quyết vấn đề trên phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang” nhằm giúp học sinh xây dựng, rèn luyện nếp học tập tích cực và phát huy vai trò trung tâm của mình.
12 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5295 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, yếu tố con người giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người của thời đại ngày cang có nhiều phát minh mới, sáng kiến mới phục vụ cho nhân loại .
Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người tài, là chỗ dựa của đất nước và ngành giáo dục là một trong những ngành trọng điểm đảm nhiệm vai trò hết sức to lớn ấy.
Cùng với sự đổi mới và phát triển đa dạng của xã hội , để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò trách nhiệm của mình trong việc “trồng người”, ngành Giáo dục đã và đang có những đổi mới tích cực cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc dạy học cũng như đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng của học sinh .
Nếu như trước đây việc dạy học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh thì ngày nay việc học đã có những bước tiến mới đó là việc lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt là qua 8 năm thay sách giáo khoa chương trình Phổ thông cơ sở đã đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học với yếu tố học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, dạy học đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải nổ lực rất nhiều so với phương pháp học truyền thống. Để đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm của mình cũng như nắm vững những kiến thức mới, hiện đại gần gũi với thực tế đó học sinh phải có một quá trình chuẩn bị tích cực, lâu dài. Đồng thời để hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thì học sinh cần phải phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình nhiều hơn nữa trong học tập.
Để giải quyết vấn đề trên phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách, tôi đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang” nhằm giúp học sinh xây dựng, rèn luyện nếp học tập tích cực và phát huy vai trò trung tâm của mình.
2/ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Long Giang
3/ Phạm vi nghiên cứu :
Môn Ngữ Văn lớp 8 trường Trung học cơ sở Long Giang
4/ Phương pháp nghiên cứu :
+Nghiên cứu tài liệu, cụ thể:
. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 (tập 1)
. Sách giáo viên Ngữ Văn 8 (tập 1)
. Dạy Văn-học Văn (Đặng Hiển, NXB ĐHSP-2003)
. Những vấn đề dạy học Tiếng Việt THCS (Nguyễn Đức Tồn, NXB GD Hà Nội-2001)
. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 8 (Trần Đình Sử, Lê Nguyên Cẩn,…, NXB GD Hà Nội-1999)
+ Dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học.
+ Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh.
+ Đàm thoại:
Trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn về kiến thức chuyên môn cũng như phương pháp dạy học tích cực.
Trao đổi và lắng nghe ý kiến của học sinh những vấn đề về môn học, về việc học bài và soạn bài.
B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận:
Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
-Công văn số 2032 về việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ Văn, lịch sử, GDCD,…
-Chỉ thị 40 của bộ GD-ĐT về việc thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
-Công văn số 11167/BGD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Thực tế học sinh lớp tôi phụ trách môn Ngữ Văn cho thấy hầu hết học sinh đều có soạn bài (95%) trước ở nhà nhưng đa số các em còn soạn theo cảm tính. Nghĩa là các em nghĩ thế nào thì viết thế ấy chứ không theo một qui trình nhất định nào, thậm chí có em viết sơ sài không trả lời cụ thể các câu hỏi trong SGK. Do đó khi lên lớp các em ít dựa vào vở soạn để phát biểu xây dựng bài. Tôi cho rằng sở dĩ học sinh chưa phát huy tính tích cực, chủ động của mình là ví các em chưa có một phương pháp soạn bài hiệu quả. Do đó, xây dựng nếp học tập tích cực của học sinh trong khâu soạn bài là yếu tố rất cần thiết đòi hỏi sự nổ lực rất nhiều mặt ở cả giáo viên và học sinh.
3/ Nội dung vấn đề:
a/ Thực trạng việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn:
So với các môn học khác môn Ngữ Văn được đánh giá là một trong những môn khó. Môn học này không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức, bởi lẽ nó đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Đọc một bài văn, một bài thơ, người ta có thể “vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu” ( Hoài Thanh, “Ý nghĩa văn chương”). Qua tác phẩm văn học, người ta có thể học cách làm người, học cách giao tiếp, sử dụng từ ngữ, văn phong, học trình bày tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng, mạch lạc và nó được phân chia ra nhiều phân môn khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Đó là cái hay của môn Ngữ Văn và cũng là cái khó của nó.
Chính vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức và cảm nhận được những vấn đề của cuộc sống qua môn học là một việc khó, đối với học sinh vùng nông thôn sâu thì việc đó lại càng khó hơn. Do đó việc học tập tốt môn Ngữ Văn không phải học sinh nào cũng có thể làm được.
Nhận định này được rút ra qua thực tế kiểm tra bài của học sinh của lớp mà bản thân phụ trách:
Lớp
TSHS
Số lần kiểm tra
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Ghi chú
81
38
1
13 (34.21%)
18 (47.36%)
17 HS không soạn bài
81
38
2
17 (44.73%)
12 (31.57%)
9 HS không soạn bài
81
38
3
23 (60.52%)
15 (39.47%)
82
36
1
10 (27.78%)
14 (38.9%)
12 HS không soạn bài
82
36
2
15 (41.67%)
13 (34.21%)
8 HS không soạn bài
82
36
3
22 (61.1%)
14 (38.9%)
Về việc phát biểu xây dựng bài, sau thời gian giảng dạy cũng như theo dõi quá trình học tập của học sinh, tôi nhận thấy như sau:
Lớp
TSHS
Thời gian
(số tuần)
Số HS thường xuyên phát biểu
Số HS ít phát biểu
81
38
1-4
16 (42.1%)
22 (57.9%)
81
38
5-8
20 (53%)
18 (47%)
82
36
1-4
15 (42%)
21 (48%)
82
36
5-8
22 (61.1%)
14 (39.9%)
Trước thực tế chất lượng học tập cũng như khâu soạn bài của học sinh đối với bộ môn nêu trên, bản thân cho rằng có nhiều lí do khác nhau, có lí do chủ quan cũng như khách quan. Trong đó, việc học sinh không biết cách soạn bài trước ở nhà là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếp thu bài chậm, bởi vì bài học mà học sinh soạn trước ở nhà là kiến thức mới. Vì vậy bản thân nhận thấy rằng cần phải có biện pháp giúp học sinh phát huy tính cích cực của mìng, đặc biệt ở khâu soạn bài nhằm đem lại kết quả học tập như mong đợi.
b- Biện pháp thực hiện:
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ Văn đòi hỏi sự tư duy, chuẩn bị trước ở nhà. Tuy nhiên, nó cũng có đặc trưng riêng, đó là trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát và kỹ năng tích hợp nhạy bén. Cho nên thái độ học tập tích cực, thói quen học bài cũ, soạn bài mới là yếu tố hết sức quan trọng và hết sức cần thiết.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để mục tiêu nói trên được thực hiện có hiệu quả – nghĩa là không hoàn toàn áp đặt mà phần lớn là dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác của học sinh.
Để phần nào giải quyết vấn đề trên, trong học kỳ I vừa qua, tôi đã thực hiện một số biện pháp sau đây:
* Thông tin cho học sinh hiểu về sự cần thiết của việc học tập tích cực, đặc biệt là trong khâu soạn bài ở nhà.
Như đã nói ở trên, môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tâm lí, sự hình thành và phát triển tính cách của học sinh. Một số học sinh ngày nay thường ham chơi hơn ham học, dẫn đến lười học, chán học, thậm chí có nguy cơ bỏ học. Vì vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên cần sinh hoạt cho học sinh hiểu về sự cần thiết và quan trọng của việc soạn bài để giúp học sinh nhận thức rõ hơn. Từ đó, học sinh có thể chú trọng hơn đến nhiệm vụ của mình và mang lại hiệu quả học tập cao.
*Nêu ra cam kết thực hiện nội qui học sinh có chữ kí của phụ huynh.
Sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng học tập cũng như ý thức đạo đức của học sinh. Bên cạnh quá trình dạy học của nhà trường thì yếu tố gia đình cũng có tác động mạnh mẽ đến các em. Vì vậy ngay từ đầu năm học, giáo viên có thể cho học sinh cam kết thực hiện nội qui kèm chữ kí cam kết của phụ huynh.
Có sự nhắc nhở, kiểm tra của gia đình thì học sinh sẽ siêng năng hơn. Kết hợp với việc học trên lớp dần dần các em sẽ thấy được hiệu quả của bước học trước một lần. Cũng từ đây, giúp học sinh nhận thức rõ hơn về giá trị và tầm quan trọng của vở soạn.
* Quy định mỗi học sinh phải có một quyển vở soạn Ngữ Văn riêng để tránh tình trạng các em soạn nhiều môn cùng một quyển vở hoặc vở học và vở soạn viết cùng nhay gây khó khăn cho việc theo dõi bài và học bài.
* Giáo viên đầu tư, hướng dẫn cho học sinh cách soạn bài – nghĩa là học sinh phải nắm được nội dung, yêu cầu cụ thể mình cần phải soạn trong mỗi tiết dạy.
Theo kết quả khảo sát trong học kỳ I vừa qua, đa số học sinh không soạn bà hoặc không biết cách soạn bài. Sau một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng sở dĩ học sinh không soạn bài hoặc soạn không đúng yêu cầu là vì:
+ Các em không tích cực tư duy để trả lời câu hỏi.
+ Các em không có tài liệu tham khảo nào khác ngoài SGK (ở đây không nói đến sách giải bài tập).
+ Các em không có một phương pháp soạn bài đúng.
Cho nên điều đầu tiên phải làm là hướng dẫn học sinh soạn bài.
Môn Ngữ Văn có 3 phân môn khác nhau nên việc hướng dẫn học soạn bài cũng có những đăc trưng khác nhau:
* Đối với phân môn Ngữ Văn:
Ø Văn xuôi:
+ Giáo giên hướng dẫn học sinh đọc kĩ nội dung văn bản.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu lời nói, cử chỉ, hàng động và những chi tiết thể hiện thái độ của nhân vật cộng với việc phân tích một số biện pháp nghệ thuật. Qua đó rút ra nhận xét chung về tích cách của nhân vật.
+ Đọc kỹ và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa dựa và những dẫn chứng trong nội dung bài học.
Ví dụ: Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt Đèn” – Ngô Tất Tố), SGK Ngữ Văn 8 tập 1.
Phân tích nhân vật Cai Lệ (câu hỏi 2/SGK/32)
Để phân tích tính cách nhân vật Cai Lệ, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm và nhặt ra những chi tiết miêu tả lời nói, cử chỉ, hành động của hắn:
“ Gõ đầu rơi xuống đất, Cai Lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ:
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau! (SGK/29).
“ Cai Lệ không để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:
- Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của Nhà nước mà dám mở mồm xin khất… (SGK/30.31)
“Cai Lệ vẫn giọng hầm hè:
Không hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ngay ra đình”
Ø Thơ:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích từ ngữ, nghệ thuật miêu tả, các biện pháp tu từ thể hiện tư tưởng, tình cảm của nhà thơ để trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
Sau khi viết bài tập làm văn số 3, để chuẩn bị cho bài học tiếp theo, ở phần dặn dò, trả lời câu hỏi số 1 (SGK Ngữ Văn 8 tập 1-SGK/147) giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích cặp từ “vẫn…vẫn”, liên hệ với hoàn cảnh nhà thơ. Tiếp đó học sinh tự phân tích câu thơ thứ hai, liên kết 2 ý lại với nhau để rút ra nhận xét về khí phách và phong thái của nhà thơ – người chiến sĩ cách mạng.
Tương tự những câu thơ tiếp theo ngoài phân tích từ ngữ học sinh cần phân tích cặp từ tăng tiến “Đã…lại” và nghệ thuật đối ý giữa hai câu thực và hai câu luận
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý phân tích dấu câu, nhịp, vần, thanh trong bài thơ.
Ø Đối với phân môn Tiếng Việt:
Lý thuyết:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ nội dung các ví dụ trong sách giáo khoa, liên hệ với ngữ cảnh của từ ngữ, câu văn để trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ví dụ:
Để hiểu nghĩa của câu “nó ăn những hai bát cơm”, học sinh cần liên hệ đến đối tượng “no” và câu nói được sử dụng trong những trường hợp nào để rút ra ý nghĩa của trợ từ “những”.
Thực hành:
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc kỹ đề tài, liên hệ với kiến thức lý thuyết để giải quyết.
Ø Đối với phân môn Tập làm văn:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kỹ nội dung từng phần của bài học, sau đó dựa vào nội dung đó mà trả lời từng câu hỏi trong sách giáo khoa.
Ví dụ: đôc đ oạn văn (SGK/72.73, Ngữ Văn 8, tập 1)
Trả lời câu hỏi 1 (SGK/73, ngữ văn 8, tập 1)
Giáo viên yêu cầu học sinh chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, gạch dưới những từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết miêu tả và biểu cảm.
Câu 2 (SGK/73, Ngữ Văn 8, tập 1)
Học sinh ghi ra các yếu tố tự sự, và so sánh với đoạn văn gốc, sau đó nhận xét sự khác nhau giữa chúng. Từ đó rút ra kết luận về vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm.
Câu 3 (SGK/73, Ngữ Văn 8, tập 1)
Đối chiếu đoạn 1 với đoạn 2 và tự nhận xét về nội dung đoạn văn. Từ đó rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố tự sự.
Phần này giáo viên ghi ngắn gọn vào bảng phụ:
Chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự.
So sánh đoạn văn chỉ có yếu tố tự sự với đoạn văn trong sách giáo khoa.
So sánh đoạn văn gốc với đoạn văn không có yếu tố tự sự.
Rút ra vai trò của từng yếu tố trong đoạn văn.
Trong 3 yếu tố trên, yếu tố nào quan trọng nhất? Vì sao?.
+ Đối với những bài cần chú thích dẫn chứng thì học sinh phải ghi cụ thể hoặc đánh dấu vào sách giáo khoa để nhận xét, trả lời câu hỏi.
Tất cả những điều cần dặn học sinh, giáo viên ghi tóm tắt ý chính vào bảng phụ, phần hướng dẫn gợi ý thì giáo viên nói nhanh cho học sinh tự ghi nhớ.
* Động viên, nhắc nhở học sinh thường xuyên:
Học sinh ở lớp 8 là lứa tuổi không lớn cũng không nhỏ. Ơ giai đoạn này, các em luôn tự cho rằng mình đã lớn nhưng các em vẫn chưa đủ nhận thức và tầm nhìn sâu rộng như người lớn. Cụ thể là đa số học sinh chưa thấy được tầm quan trọng của việc học mà chỉ ham chơi, vui đùa. Ngược lại, các em cũng không thích người khác can thiệp quá sâu hoặc áp đặt hành vi của mình. Do đó, hiểu được tâm lí học sinh, giáo viên cần động viên, khuyến thích, nhắc nhở nhẹ nhàng qua các bài học có nội dung liên quan (có thể thực hiện ở bước liên hệ thực tế, giáo dục đạo đức, tư tưởng).
* Có nhắc nhở phải có kiểm tra, nếu không kiểm tra thì việc nhắc nhở thường xuyên sẽ làm cho học sinh “lờn thuốc”. Soạn bài, chép bài đầy đủ là bước quan trọng của quá trình học tốt. Bởi lẽ nếu học sịnh không soạn bài trước ở nhà thì sẽ bỡ ngỡ với bài học mới trên lớp. Học sinh tiếp thu bài chậm, lâu dần sẽ mất kiến thức căn bản dẫn đến lười học, chán học. Điều đó hết sức nguy hiểm, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập của học sinh.
Và nếu học sinh chán học vì không hiểu bài thì trên lớp các em cũng không chép bài vì “chép mà không hiểu thì chép làm chi?”. Đây là lối suy nghĩ tiêu cực nhưng không phải là hiếm ở một số học sinh yếu kém.
Vì vậy, giáo viên cần kiểm tra vở học, vở soạn của học sinh hàng tuần, có nhận xét, đề nghị và tái kiểm tra nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng tiêu cực nêu trên có thể xảy ra.
Ngay từ đầu năm học, giáo viên thông báo kế hoạch kiểm tra vở học và vở soạn cho học sinh nắm và thực hiện theo kế hoạch. Cuối mỗi tuần , giáo viên yêu cầu một số học sinh yếu kém (5-10 em) nộp vở học và vở soạn để giáo viên kiểm tra. (tuỳ đặc điểm tình hình của lớp mà giáo viên có thể linh hoạt kiểm tại trường hay về nhà). Việc kiểm tra tập của học sinh diễn ra hàng tuần nên cũng không mất nhiều thời gian của giáo viên.
Để đảm bảo cho việc theo dõi mang tính chính xác, khách quan thì giáo viên cần có sổ theo dõi kiểm tra tập của học sinh, cập nhật đầy đủ thông tin (ưu điểm, khuyết điểm, hướng khắc phục và thời gian tái kiểm tra để tiện theo dõi và nắm tình hình soạn bài của học sinh. Có thể tham khảo theo mẫu dưới đây:
TT
TG Kiểm tra
Họ tên hs
Ưu điểm
Khuyết điểm
Hướng khắc phục
Tg tái kiểm tra
*Song song với việc kiểm tra vở học và vở soạn của học sinh, giáo viên cũng cần phân công một số học sinh khá – giỏi trong lớp kiểm tra việc học bài của các bạn yếu kém và báo cáo hàng hàng buổi vào đầu mỗi tiết học bộ môn (cập nhật vào sổ theo dõi nề nếp học tập của học sinh) để giúp các em học tập tích cực hơn.
Đa số học sinh yếu kém thướng có thái độ lười học. Thậm chí học sinh khá giỏi nhưng nếu giáo viên không kiểm tra trong thời gian dài thì các em cũng sẽ có tâm lí chủ quan và giảm dần thời gian học tập. Từ đó chất lượng sẽ giảm sút.
Người xưa có câu: “gieo hành vi sẽ gặt thĩi quen, gieo thói quen sẽ gặt tính cách”. Hành vi và tính cách của học sinh hình thành và phát triển như thế nào là do nhiều yếu tố tác động. Nó có thể phát triển theo hướng tích cực hay tiêu cực. Ơ đây chỉ đề cập đến hành vi và thói quen soạn bài, nghĩa là làm thế nào để hành vi soạn bài của học sinh trở thành thói quen. Từ đó, tạo tính tích cực, năng động trong học tập của học sinh.
Để thực hiện được mục tiêu trên đòi hỏi học sinh áp dụng nhiều phương pháp. Trong đó cách phân công một số học sinh khá – giỏi trong lớp kiểm tra việc học bài của các bạn yếu kém và báo cáo hàng hàng buổi vào đầu mỗi tiết học bộ môn là rất cần thiết.
*Ngày nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một bộ phận học sinh không còn yêu thích môn Ngữ Văn như trước nữa. Cho nên là người đảm trách bộ môn này, giáo viên phải làm thế nào để khơi dậy niềm đam mê học và tinh thần siêng năng, làm cho các em cảm thấy yêu thích môn học.
Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần kiểm tra bài cũ kết hợp với kiểm tra vở soạn của học sinh với thang điểm quy định là 3 điểm cho phần soạn bài và 7 điểm cho phần thuộc bài.
Tâm lí trẻ em thường đơn giản và thực tế hơn so với người lớn nên những gì có lợi cho bản thân thì học sinh thích thực hiện. Soạn bài có điểm khuyến khích giúp các em vui vẻ hơn, siêng năng hơn. Các em sẽ thấy được việc soạn bài của mình là có ích, có nghĩa và có lợi. Như vậy, học sinh sẽ nhiệt tình đầu tư nhiều thời gian và công sức hơn cho việc soạn bài.
Tuy nhiên, để tránh tình trạng “đối phó” là học sinh chép từ sách tham khảo hay mượn bài soạn của bạn ghi lại, gv cần kiểm tra kỹ vở soạn của học sinh ở cả hai khâu: kiểm tra bài cũ và kiểm tra hàng tuần.
* Phê bình phải đi đôi với khen thưởng. Có như vậy thì khuyết điểm mới bị hạn chế và ưu điểm mới được phát huy. Trong quá trình dạy học, chúng ta không chỉ luôn chú trọng đến việc kiểm tra nề nếp học tập của học sinh để phê bình, kiểm điểm những trường hợp vi phạm mà phải làm thế nào để tạo cho các em tâm lí học tập môt cách thoải mái, dựa trên cơ sở tự nguyện, tự giác. Từ đó mới phát huy được tíng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh theo tinh thần “trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Cuối học kì I và cuối năm, giáo viên dành một phần quà nhỏ để khen thưởng những học sinh yếu đạt loại trung bình. Kế hoạch này giáo viên thông báo cho học sinh ngay từ đầu năm học và đầu học kỳ II để học sinh có động lực phấn đấu.
Sau đây là ví dụ minh hoạ cụ thể phần hướng dẫn soạn bài:
Ví dụ 1: Văn bản: “Tức nước vỡ bờ” (trích “Tắt Đèn” – Ngô Tất Tố, sách Ngữ Văn 8 – tập I), phân tích diễn biến tâm lí, hành động của chị Dậu, giáo viên nêu hệ thống câu hỏi như sau:
Tìm những câu văn thể hiện lời nói của chị Dậu nói với Cai Lệ?
Chị Dậu xưng hô với Cai Lệ như thế nào?
Liên hệ với lời kể của tác giả, nêu sự thay đổi thái độ của chị Dậu đối với Cai Lệ?
Đến lúc không thể nhịn được khi thấy anh Dậu bị đánh, chị Dậu đã làm gì?
Nhận xét của em về tính cách nhân vật chị Dậu?
Tiết 89
CÂU TRẦN THUẬT
Mục tiêu:
Phương pháp
Chuẩn bị:
Tiến trình lên lớp:
On định
Kiểm tra bài cũ
Bài mới:
Củng cố và luyện tập:
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Dựa vào văn bản “Chiếu dời đô” và câu hỏi trong sgk, trả lời các nội dung sau đây:
+ Mục đích của việc dời đô.
+ Địa thế thành Đại La.
+ Tìm một số đặc sắc về nghệ thuật (tích hợp phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn)
+ Chỉ ra sức thuyết phục của bài chiếu.
Qua một học kỳ vận dụng các phương pháp nói trên, tôi nhận thấy học sinh có những chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: (tính đến tuần 31)
Lớp
TSHS
Số lần kiểm tra
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Ghi chú
81
38
1
28 ( 74 %)
10 (26%)
81
38
2
31 ( 82 %)
7 (18 %)
81
38
3
34 ( 89.4 %)
4 (10.6 %)
82
36
1
26 ( 72.2%)
10 (28.8%)
82
36
2
30 ( 83.3 %)
6 (16.7%)
82
36
3
33 (92 %)
3 (8%)
Kết quả này mặc dù chưa phải là kết quả tốt nhất nhưng cũng đã thể hiện sự nổ lực của bản thân và tính khả thi của những phương pháp mà tôi đã thực hiện ở khâu dặn dò trong học kỳ I vừa qua. Và tôi luôn cố gắng hết mình để đạt được kết quả tốt hơn trong thời gian sắp tới.
C. KẾT LUẬN:
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau 7 năm phụ trách giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 8 ở đơn vị, tôi nhận thấy rằng môn học này đòi hỏi rất nhiều công sức học tập. Bởi nó không chỉ đòi hỏi trí thông minh, óc quan sát và tưởng tượng tinh tế mà còn có sự yêu thích của học sinh đối với môn học.
Để thực hiện các phương pháp nói trên, giáo viên phải có sự đầu tư thời gian, công sức và sự nhiệt tình công tác.
Ơ đây không yêu cầu giáo viên thực hiện tất cả các phương pháp trên ở tất cả các bài, các tiết trên lớp mà phải có sự sàn lọc, lựa chọn những phương pháp phù hợp với tình hình thực tế của lớp. Tránh gây tác dụng phụ nếu không sử dụng một cách phù hợp và linh hoạt.
2. HƯỚNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI:
- Các phương pháp trên có thể sử dụng rông rãi để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh.
- Có thể áp dụng cho các lớp, các môn khác.
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP ĐỀ TÀI:
Với năng lực và thời gian có hạn, Toâi xin đđược chia sẻ một chút kinh nghiệm mà bản thân cảm thấy khi vận dụng có hiệu qua. V× th t«i ®· ®i s©u t×m hiĨu vµ vận dụng ở các khối lớp.
Trên đây là một số phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang. Trong đề tài này chắc chắn ít nhiều cũng có những điểm thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Long Giang, ngày 16/03/2009
Người thực hiện
PHẠM THỊ TIÊN ĐỒNG
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài
1
II. Đối tượng nghiên cứu
1
III. Phạm vi nghiên cứu
1
IV. Phương pháp nghiên cứu
2
NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
2
2. Cơ sở thực tiễn
2
3. Nội dung vấn đề
3
a. Thực trạng việc học tập của học sinh đối với bộ môn
3
b. Biện pháp thực hiện
4
C. KẾT LUẬN
10
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* HƯỚNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI.
12
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang.doc