Dẫn nhập
Trách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm (Products Liability) là một định chế pháp luật quan trọng ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Quá trình phát triển chế định pháp luật này gắn liền với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá sản phẩm. Cội nguồn của vấn đề là ở sự xung đột lợi ích giữa việc chạy đua lợi nhuận với sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân. Các doanh nghiệp, do chạy theo lợi nhuận, do để cạnh tranh, các nhà sản xuất có xu hướng bỏ qua những yêu cầu về an toàn nhằm tránh chi phí cao hoặc bỏ qua những cảnh báo về sự nguy hại tiềm tàng của việc sử dụng sản phẩm nhằm tránh việc giảm mức tiêu thụ chúng. Sự phát triển của chế định này là một bước tiến của pháp luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng. Bản chất của chế định này là các nhà sản xuất và những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như việc sử dụng chúng gây thiệt hại cho họ vì sản phẩm có khiếm khuyết hay việc sử dụng chúng có thể kéo theo những nguy hại tiềm tàng nhưng không được cảnh báo trước.
Trên thế giới, Liên minh Châu Âu cũng có những cố gắng lớn trong việc điều chỉnh pháp luật quan hệ giữa người sản xuất, cung ứng với người tiêu dụng liên quan đến những thiệt hại do sử dụng sản phẩm gây ra. Ngày 25 tháng 7 năm 1985 Uỷ ban của Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị 85/374/EEC để hài hoà hoá các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khiếm khuyết[1]. Chỉ thị này được ban hành trên cơ sở Hiệp ước về thành lập Cộng đồng Châu Âu, nhất là điều 100. Chỉ thị 85/374/EEC này đã được sửa đổi bởi Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999[2]. Theo các Chỉ thị này, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ thiệt hại nào do sản phẩm bị khiếm khuyết gây ra cho người tiêu dùng. Theo Chỉ thị năm 1985 nêu trên, nhà sản xuất cung ứng có nhiều cơ hội giải phóng trách nhiệm của mình thông qua các qui định: (1) Nghĩa vụ chứng minh; (2) Các trường hợp miễn trách nhiệm (sự phát triển của rủi ro, .); (3) Giới hạn trách nhiệm trần. Với các qui định về nghĩa vụ chứng minh, Chỉ thị buộc người bị thiệt hại trong mọi trường hợp phải chứng minh thiệt hại xảy ra do việc sử dụng sản phẩm bị khiếm khuyết. Với trường hợp các qui định về miễn trách nhiệm thì nhà sản xuất có thể được giải phóng trách nhiệm nếu chứng minh rằng tại thời điểm sản xuất họ không thể nhìn thấy được rủi ro như đã xảy ra hay trình độ khoa học kĩ thuật tại thời điểm nhà sản xuất đưa sản phẩm vào lưu thông không thể phát hiện được các khiếm khuyết, . Các qui định về giới hạn trách nhiệm trần cho phép các quốc gia thành viên áp dụng giới hạn trần trong các vụ khiếu kiện có nhiều nhiều người. Việc áp dụng trách nhiệm trần sẽ có lợi chỉ cho người khởi kiện đầu tiên.
Tại Nhật Bản, quốc gia này cũng có sự phát triển trong điều chỉnh pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Trước khi có Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 1994, pháp luật Nhật Bản đã có chế định về trách nhiệm sản phẩm (tuy trong pháp luật Nhật Bản lúc đó không hề tồn tại khái niệm "trách nhiệm sản phẩm" với tư cách một khái niệm pháp lý)[3]. Tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi chế định trách nhiệm sản phẩm trong Chỉ thị năm 1985 của Ủy ban Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm[4], Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1994 chỉ gồm có 7 Điều luật[5].
Như vậy, rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ người tiêu dùng trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang rất được pháp luật nhiều quốc gia chú ý. Chuyên đề sau đây sẽ tìm hiểu pháp luật về chế định Trách nhiệm sản phẩm của khu vực Bắc Mỹ - một trong những khu vực có hệ thống pháp luật phát triển lâu đời nhất trên thế giới với mục tiêu xây dựng chế định này tại Việt Nam trong điều kiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của quốc gia. Hai quốc gia tiêu biểu được chọn để nghiên cứu là Hoa Kỳ và Canada.
II. Quá trình xây dựng và nội dung chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Hoa Kỳ
11 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chế định sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada - Khả năng áp dụng tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH TRÁCH NHIỆM SẢN PHẨM TRONG PHÁP LUẬT HOA KỲ VÀ CANADA - KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM
I. Dẫn nhậpTrách nhiệm của nhà sản xuất đối với sản phẩm (Products Liability) là một định chế pháp luật quan trọng ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Quá trình phát triển chế định pháp luật này gắn liền với nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng trước những nhà sản xuất, cung ứng hàng hoá sản phẩm. Cội nguồn của vấn đề là ở sự xung đột lợi ích giữa việc chạy đua lợi nhuận với sự cần thiết phải đảm bảo an toàn tính mạng, sức khoẻ cho người dân. Các doanh nghiệp, do chạy theo lợi nhuận, do để cạnh tranh, các nhà sản xuất có xu hướng bỏ qua những yêu cầu về an toàn nhằm tránh chi phí cao hoặc bỏ qua những cảnh báo về sự nguy hại tiềm tàng của việc sử dụng sản phẩm nhằm tránh việc giảm mức tiêu thụ chúng. Sự phát triển của chế định này là một bước tiến của pháp luật ở nhiều nước trong việc kiểm soát các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm vì lợi ích của cộng đồng. Bản chất của chế định này là các nhà sản xuất và những tổ chức, cá nhân tham gia vào việc tiêu thụ sản phẩm phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại gây ra cho người sử dụng sản phẩm nếu như việc sử dụng chúng gây thiệt hại cho họ vì sản phẩm có khiếm khuyết hay việc sử dụng chúng có thể kéo theo những nguy hại tiềm tàng nhưng không được cảnh báo trước.Trên thế giới, Liên minh Châu Âu cũng có những cố gắng lớn trong việc điều chỉnh pháp luật quan hệ giữa người sản xuất, cung ứng với người tiêu dụng liên quan đến những thiệt hại do sử dụng sản phẩm gây ra. Ngày 25 tháng 7 năm 1985 Uỷ ban của Cộng đồng Châu Âu đã ban hành Chỉ thị 85/374/EEC để hài hoà hoá các quy định bắt buộc trong lĩnh vực pháp luật và hành chính của các nước thành viên về trách nhiệm của các sản phẩm bị khiếm khuyết[1]. Chỉ thị này được ban hành trên cơ sở Hiệp ước về thành lập Cộng đồng Châu Âu, nhất là điều 100. Chỉ thị 85/374/EEC này đã được sửa đổi bởi Chỉ thị số 1999/34/EC do Nghị viện và Hội đồng Liên minh Châu Âu ban hành ngày 25 tháng 5 năm 1999[2]. Theo các Chỉ thị này, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đối với bất cứ thiệt hại nào do sản phẩm bị khiếm khuyết gây ra cho người tiêu dùng. Theo Chỉ thị năm 1985 nêu trên, nhà sản xuất cung ứng có nhiều cơ hội giải phóng trách nhiệm của mình thông qua các qui định: (1) Nghĩa vụ chứng minh; (2) Các trường hợp miễn trách nhiệm (sự phát triển của rủi ro,...); (3) Giới hạn trách nhiệm trần. Với các qui định về nghĩa vụ chứng minh, Chỉ thị buộc người bị thiệt hại trong mọi trường hợp phải chứng minh thiệt hại xảy ra do việc sử dụng sản phẩm bị khiếm khuyết. Với trường hợp các qui định về miễn trách nhiệm thì nhà sản xuất có thể được giải phóng trách nhiệm nếu chứng minh rằng tại thời điểm sản xuất họ không thể nhìn thấy được rủi ro như đã xảy ra hay trình độ khoa học kĩ thuật tại thời điểm nhà sản xuất đưa sản phẩm vào lưu thông không thể phát hiện được các khiếm khuyết,... Các qui định về giới hạn trách nhiệm trần cho phép các quốc gia thành viên áp dụng giới hạn trần trong các vụ khiếu kiện có nhiều nhiều người. Việc áp dụng trách nhiệm trần sẽ có lợi chỉ cho người khởi kiện đầu tiên.Tại Nhật Bản, quốc gia này cũng có sự phát triển trong điều chỉnh pháp luật đối với những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Trước khi có Luật Trách nhiệm sản phẩm năm 1994, pháp luật Nhật Bản đã có chế định về trách nhiệm sản phẩm (tuy trong pháp luật Nhật Bản lúc đó không hề tồn tại khái niệm "trách nhiệm sản phẩm" với tư cách một khái niệm pháp lý)[3]. Tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi chế định trách nhiệm sản phẩm trong Chỉ thị năm 1985 của Ủy ban Châu Âu về trách nhiệm sản phẩm[4], Luật Trách nhiệm sản phẩm của Nhật Bản năm 1994 chỉ gồm có 7 Điều luật[5].Như vậy, rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, việc bảo vệ người tiêu dùng trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang rất được pháp luật nhiều quốc gia chú ý. Chuyên đề sau đây sẽ tìm hiểu pháp luật về chế định Trách nhiệm sản phẩm của khu vực Bắc Mỹ - một trong những khu vực có hệ thống pháp luật phát triển lâu đời nhất trên thế giới với mục tiêu xây dựng chế định này tại Việt Nam trong điều kiện hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường của quốc gia. Hai quốc gia tiêu biểu được chọn để nghiên cứu là Hoa Kỳ và Canada.II. Quá trình xây dựng và nội dung chế định trách nhiệm sản phẩm của pháp luật Hoa Kỳ1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật về trách nhiệm sản phẩm tại Hoa KỳTrước đây, những thiệt hại mà người sử dụng sản phẩm phải gánh chịu không hề được bồi thường. Pháp luật các nước theo hệ thống Common Law xuất phát từ quan điểm cho rằng giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm không có mối quan hệ nào nên việc bồi thường trong những trường hợp có thiệt hại xảy ra là không có cơ sở pháp lý. Giống như ở Anh, tại Mỹ, nơi thuyết “quan hệ mật thiết” (in privity doctrine[6]) được coi như là một pháo đài bất khả xâm phạm được các bị đơn và các thẩm phán sử dụng để chống lại bên nguyên đơn trong các vụ việc liên quan đến bồi thường thiệt hại. Theo học thuyết này, giữa người bị thiệt hại với người bị buộc phải bồi thường phải có mối liên hệ nhất định nào đó, chẳng hạn như quan hệ hợp đồng. Xuất phát từ quan điểm này nên trong vụ án Winterbottom kiện Wright[7], thẩm phán đã bác bỏ yêu cầu bồi thường thiệt hại của nhân viên công ty bưu điện Posmaster General kiện ông Wright, người sản xuất ra chiếc xe ngựa chuyên dùng cho bưu điện. Winterbottom đã điều khiển chiếc xe này và trong một lần đi đưa thư, do thiết kế quá kém nên xe đã sập khiến người này bị thiệt hại về sức khoẻ. Trong suốt cả thế kỷ tiếp theo đó, đã có nhiều vụ án về trách nhiệm sản phẩm xảy ra song những người khởi kiện chưa thắng nổi. Học thuyết in privity vẫn đứng vững trước những sự tấn công của giới luật sư và các nhà hoạt động xã hội. Chỉ mãi nửa thế kỷ sau, học thuyết này mới bị sụp đổ trong vụ Henningsen kiện Bloomfield Motor[8]. Trong vụ án này, thẩm phán của toà án Mỹ đã bác bỏ thuyết in privity và áp dụng trách nhiệm của nhà sản xuất đối với an toàn sản phẩm trong quá trình sử dụng. Vụ án này mở đường cho sự phát triển của chế định trách nhiệm sản phẩm và cùng với nó là sự sụp đổ của thuyết in privity. Tiếp sau đó, năm 1963, các thẩm phán trong vụ Green Man kiện Yuba Power Products[9] đã hoàn thiện thêm các luận điểm về trách nhiệm sản phẩm. Năm 1965, Viện luật Mỹ đã ban hành đạo luật “Restatement 2nd of Torts”[10], (bản sửa đổi lần thứ hai). Đáng chú ý trong đạo luật này là mục 402 A đã đưa ra định nghĩa và những quy định về trách nhiệm đối với những sản phẩm có khuyết tật. Cụ thể như sau:“1.1. Một người bán bất kỳ một sản phẩm nào trong tình trạng có khiếm khuyết có thể có tính nguy hiểm cao cho người sử dụng, hoặc cho khách hàng, hoặc cho tài sản của họ, sẽ phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại về thể chất xảy ra đối với người sử dụng hoặc khách hàng hay tài sản của họ nếu:i. Người bán tham gia vào việc kinh doanh sản phẩm đó, vàii. Sản phẩm đó đã có thể, hoặc đã tới được người sử dụng, hoặc khách hàng mà không có sự thay đổi đáng kể nào về điều kiện hay tình trạng của sản phẩm như lúc bán. 1.2. Nguyên tắc quy định tại khoản một trên cũng được áp dụng trong các trường hợp.i. Người bán đã thực hiện tất cả những sự thận trọng có thể trong việc chuẩn bị và bán sản phẩm, vàii. Người sử dụng hoặc khách hàng đã không mua sản phẩm từ hoặc giao kết bất kỳ một thoả thuận hợp đồng nào với người bán. iii. Theo quy định tại mục 402 A này thì người bán bao gồm: người bán lẻ, người bán buôn, nhà sản xuất. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và thiệt hại về kinh tế, tài chính”.Vào thời điểm đó hầu hết các bang của Mỹ đều áp dụng mục 402 A của đạo luật này cùng với luật riêng của bang mình để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Trong rất nhiều năm luật trách nhiệm sản phẩm cùng với điều 402 A này đã được phát triển và làm sáng tỏ rất nhiều lần. Nhưng như một tất yếu khách quan của sự phát triển, rất nhiều người cho rằng mục 402 A của đạo luật “Restatement of Torts” đã không còn phù hợp với thời đại nữa. Hơn nữa, bản thân các khái niệm được nêu ra trong đó còn tồn tại nhiều mâu thuẫn gây ra những hạn chế nhất định trong việc phát triển luật trách nhiệm sản phẩm nói chung và trong việc thực thi mục 402 A nói riêng. Chính vì những lý do trên mà Viện Luật Mỹ (American Law Institute) đã quyết định cần phải sửa đổi những vấn đề liên quan đến trách nhiệm sản phẩm trong đạo luật “Restatement of Torts”. Năm 1995, Viện Luật Mỹ (ALI) đã soạn thảo một Luật mẫu của liên bang về trách nhiệm sản phẩm (Product Liability Fairness Act) nhằm thống nhất hoá pháp luật về lĩnh vực này trong tất cả các bang. Đạo luật này hệ thống hoá và phát triển nhiều kết luận và các lý thuyết thuyết được sử dụng trong các án lệ, các qui định trong các đạo luật của liên bang liên quan đến trách nhiệm sản phẩm. Dự án này đã hoàn thành năm 1997 sau khi được các thành viên của ALI phê chuẩn về bản sửa đổi lần thứ ba của đạo luật “Restatement of Torts”: Luật trách nhiệm sản phẩm. Phiên bản Luật cũ chỉ có điều 402A gồm 2 mục quy định về khuyết tật do sản xuất và khuyết tật do thiết kế. Trong khi đó, phiên bản Luật mới có đến gồm 21 mục[11] đề cập đầy đủ hơn đến khuyết tật do sản xuất, khuyết tật do thiết kế, khuyết tật do cảnh báo và những hướng dẫn thi hành. Phiên bản hoàn chỉnh nhất của luật này được đưa ra công chúng ngày 6 tháng 5 năm 1998 dưới cả dạng bản cứng và bản mềm. Bản copy của luật này được cung cấp bởi phòng ban dịch vụ khách hàng của ALI tại số 4025 Chestnut Street, Philadenphia. vực này trong tất cả các bang. Rất nhiều bang đã không chấp nhận và vì thế cho đến nay nó vẫn chưa được Quốc Hội thông qua. Tuy nhiên, nhiều qui định trong đó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xét xử của các toà án Mỹ đối với các vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm. Đạo luật này đã qui định một nguyên tắc chung và một nguyên tắc cụ thể về trách nhiệm sản phẩm mà việc nắm vững chúng rất có ý nghĩa đối với những người khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do sử dụng sản phẩm có khiếm khuyết hay không an toàn. Nguyên tắc chung được qui định trong Mục 104 như sau:Luật này qui định: Trong bất bất cứ vụ kiện về trách nhiệm sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của mục này do bên khiếu kiện tiến hành đòi bồi thường thiệt hại do việc sử dụng sản phẩm gây ra, người bán sản phẩm phải chịu trách nhiệm trước người khiếu kiện chỉ khi người này xác định được :A. rằng(i) Sản phẩm bị cáo buộc là đã gây thiệt hại bị đưa ra vụ kiện đã được bán, được cho thuê bởi người bán;(ii) Người bán sản phẩm không thể hiện sự quan tâm hợp lý đối với sản phẩm; và(iii) Sự thiếu quan tâm hợp lý này là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại mà người khiếu kiện đã gánh chịu.B. rằng(i) Người bán sản phẩm đã công khai đưa đảm bảo áp dụng đối với sản phẩm đã gây thiệt hại bị khiếu kiện và đảm bảo này độc lập với với tất cả những đảm bảo của người sản xuất đối với chính loại sản phẩm này;(ii) Sản phẩm không đáp ứng được với đảm bảo; và(iii) Việc không đáp ứng được đảm bảo là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại; hoặcC. rằng(i) Người bán sản phẩm đã thực hiện một hành vi sai trái cố ý qui định trong luật hiện hành của bang;(ii) Hành vi sai trái cố ý này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiệt hại bị khiếu kiện.Bên cạnh nguyên tắc chung nêu trên, Mục104 đưa ra cả nguyên tắc cá biệt sau:Người bán sản phẩm phải chịu trách nhiệm như người sản xuất sản phẩm đối với những thiệt hại do sản phẩm gây ra nếu:A. Người sản xuất không thể bị lôi cuốn vào tranh tụng theo luật của bang nơi vụ kiện được thụ lý;B. Toà án quyết định rằng người khởi kiện sẽ không thể thực hiện đượcphán quyết chống lại nhà sản xuất.Như vậy có thể thấy pháp luật liên bang của Mỹ chưa có các qui định về trách nhiệm sản phẩm. Tuy nhiên, nhiều qui định trong các văn bản pháp luật liên bang về nghĩa vụ đảm bảo trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được áp dụng để xác định các khía cạnh khác nhau về trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà cung ứng đối với sản phẩm của mình khi chúng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. 2. Các lý thuyết nền tảng của chế định trách nhiệm sản phẩm tại Hoa KỳPháp luật về trách nhiệm sản phẩm đối với sản phẩm bao gồm nhiều qui định riêng lẻ trong các mảng pháp luật khác nhau như về cẩu thả (negligence), đảm bảo (warranty), các qui định riêng biệt về sản phẩm, các qui phạm pháp luật bang và liên bang về sản xuất và bán sản phẩm, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng cũng như lý thuyết về trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability). Tại Hoa Kỳ, để xác định trách nhiệm sản phẩm, người ta dựa vào ba lý thuyết chủ yếu là sự cẩu thả, sự vi phạm nghĩa vụ đảm bảo và trách nhiệm nghiêm ngặt. 2.1. Lý thuyết về sự cẩu thả (Negligence)Cẩu thả là một cơ sở quan trọng trọng việc xác định các trách nhiệm theo luật về các vi phạm (tort law). Cẩu thả là việc bỏ qua, không thể hiện một sự quan tâm tránh cho người mình có nghĩa vụ phải quan tâm bị rơi vào tình trạng chịu thiệt hại. Trong việc áp dụng trách nhiệm sản phẩm, cẩu thả được coi là một cơ sở quan trọng. Sự cẩu thả (tắc trách) là việc nhà sản xuất không quan tâm ở mức độ cần thiết, tức là mức độ mà một nhà sản hay cung ứng bình thường cần có khi sản xuất hay cung ứng sản phẩm của mình ở trọng điều kiện và hoàn cảnh tại thời điểm sản xuất. Để xác định cẩu thả, cần phải chứng minh được sự hiểu biết của bên gây thiệt hại về khả năng xảy ra thiệt hại. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự không hiểu biết nào cũng tạo ra được cơ sở bảo vệ. Công thức: Biết và cần phải biết luôn được áp dụng ở đây. Ví dụ, nếu nhà sản xuất sữa sử dụng nguyên liệu từ những vùng bị dịch thì phải biết rằng sản phẩm của mình có thể tác động xấu đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Điểm quan trọng khác khi xác định trách nhiệm do cẩu thả là sự tồn tại của nghĩa vụ quan tâm của người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Bên bị thiệt hại phải chứng minh được là giữa hai bên có một liên hệ về nghĩa vụ quan tâm. Hai người không có mối liên hệ với nhau nào cả thì không thể phát sinh nghĩa vụ. Mối liên hệ nghĩa vụ này phát sinh căn cứ vào các tình huống cụ thể. Ví dụ, người sản xuất thiết bị cưa gỗ phải có nghĩa vụ đảm bảo cho những người vận hành máy, cho dù những người này không phải là người đã ký hợp đồng mua máy cưa, sự an toàn khi vận hành máy. Ví dụ: Có một người xâm nhập vườn của người khác và bị rơi xuống một hố không đậy nắp và gãy chân. Người bị thiệt hại không thể lập luận rằng chủ của vườn có nghĩa vụ phải quan tâm đến sức khoẻ và sự an toàn của anh tra khi đi lại trên vườn này. Tuy nhiên, nếu người bị hại là khách mời thì ở đây xuất hiện nghĩa vụ của chủ đảm bảo sự an toàn cho khách của mình. Điểm quan trọng tiếp theo trong việc xác định trách nhiệm sản phẩm là việc người có sản phẩm vi phạm nghĩa vụ quan tâm đến sức khoẻ và tính mạng của người sử dụng sản phẩm. Người bị thiệt hại phải chứng minh được là người bán sản phẩm đã vi phạm nghĩa vụ của mình và chính sự vi phạm này đã làm phát sinh thiệt hại. Trong chừng mực nhất định có thể căn cứ tương tự mối quan hệ nhân quả được sử dụng rộng rãi trong các nước theo truyền thống luật dân sự khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.Trong thực tiễn pháp luật ở Mỹ, giả định về việc tất cả sản phẩm đưa vào tiêu dùng phải an toàn và không bị hư hỏng luôn luôn được tôn trọng. Điều này có nghĩa là người sản xuất hay người cung ứng sản phẩm có nghĩa vụ đảm bảo sản phẩm của mình khi đến với người tiêu dùng là sản phẩm không hư hỏng, an toàn và nếu có khả năng không an toàn, tức là tác động phụ thì phải có cảnh báo.Tóm lại, để có cơ sở cho việc khởi kiện dựa trên sự cẩu thả từ phía người sản xuất, người bị hại phải chứng minh được: (1) Nghĩa vụ của người sản xuất; (2) Sự vi phạm nghĩa vụ đó; 3, Thiệt hại; 4, Mối liên hệ giữa vi phạm đó với thiệt hại.2.2. Lý thuyết vi phạm nghĩa vụ bảo đảm (warranty)Nghĩa vụ bảo đảm sản phẩm cũng là một trong các cơ sở quan trọng để áp đặt trách nhiệm sản phẩm. Trách nhiệm của người sản xuất và cung ứng là phải đảm bảo chất lượng sản phẩm của mình. Tuy Hoa Kỳ chưa có pháp luật liên bang về trách nhiệm sản phẩm song nghĩa vụ đảm bảo lại được qui định khá rõ trong Bộ luật thương mại thống nhất (UCC). Mục 2-313 UCC qui định về đảm bảo công khai như sau:1. Đảm bảo công khai của người bán được hình thành như sau:a. Bất cứ sự khẳng tình tiết hay lời hứa của người bán liên quan đến hàng bán và trở thành một phần trong cơ sở của việc mặc cả sẽ tạo ra đảm bảo công khai rằng hàng bán sẽ phù hợp với sự khẳng định hay lời hứa đó.b. Bất cứ sự mô tả nào về hàng hoá đã trở thành một phần trong cơ sở của sự mặc cả sẽ tạo nên đảm bảo rằng hàng hoá sẽ phù với sự mô tả đó.c. Các thuật ngữ được sử dụng như “bảo đảm”, “bảo hành” không có ý nghĩa đối với việc tạo ra đảm bảo.Mục 2-314 UCC qui định về đảm bảo ngầm định như sau:1. Trừ phi bị sửa đổi hay bị loại trừ, trong hợp đồng mua bán hàng hoá luôn luôn tồn tại đảm bảo ngầm định rằng hàng bán có tính thương mại nếu như người bán là thương nhân đối với hàng hoá đó. Theo Mục này, việc phục vụ ăn uống để thu tiền ở tại nhà hay ở bất cứ đâu đều được coi là việc mua bán.Theo Bộ luật thương mại thống nhất, có ba nghĩa vụ đảm bảo là: Đảm bảo công khai (Express warranty); đảm bảo ngầm định bao gồm đảm bảo ngầm định về tính thương mại của sản phẩm (Implied warranty of merchantability) và đảm bảo ngầm định về tính phù hợp về công dụng của sản phẩm (Implied warranty of fitness). Đảm bảo công khai được xác định bởi tuyên bố hay giới thiệu của người bán hay người cung cấp sản phẩm rằng sản phẩm A hoặc X của họ có những công dụng nhất định. Ví dụ, nhà sản xuất dược phẩm Y ghi trên toa thuốc rằng dược phẩm này chữa được bệnh hen. Với đảm bảo này, nhà sản xuất cam kết rằng dược phẩm có công dụng chữa hen.Đảm bảo ngầm định xuất hiện khi nhà sản xuất hay cung ứng không đưa ra sự thay đổi hoặc sự khước từ nào đối với tính thương mại của sản phẩm thì nó được coi là mang tính thương mại theo những tiêu chuẩn chung đối với sản phẩm cùng loại.Đảm bảo về công dụng tính thích hợp với một công dụng cụ thể chỉ xuất hiện khi người người bán hay người cung ứng có cơ sở tin rằng người mua mua sản phẩm để nhằm một mục đích cụ thể nhất định và người mua dựa vào kỹ năng, kinh nghiệm và đánh giá của người bán hay người cung ứng khi chọn sản phẩm đó.Trong thực tiễn toà án Mỹ liên quan đến trách nhiệm sản phẩm, người tiêu dùng ít sử dụng nghĩa vụ đảm bảo để làm cơ sở khởi kiện. Lý do là để áp đặt trách nhiệm trên cơ sở nghĩa vụ đảm bảo, cần phải chứng minh bản chất mối quan hệ giữa người bán, người cung ứng và người mua. Việc chứng minh mối liên hệ này không đơn giản. Hơn nữa, mức bồi thường được chấp nhận thường thấp hơn nếu khởi kiện trách nhiệm sản phẩm dựa trên những cơ sở khác.2.3. Lý thuyết trách nhiệm nghiêm ngặt (strict liability)Trách nhiệm nghiêm ngặt là cơ sở thuận lợi nhất cho việc kiện đòi bồi thường thiệt hại theo chế định trách nhiệm sản phẩm. Trách nhiệm nghiêm ngặt được hiểu là người sản xuất phải chịu trách nhiệm nếu như sản phẩm bị kém chất lượng và việc sử dụng sản phẩm kém chất lượng này trong điều kiện bình thường gây ra những thiệt hại cho người sử dụng. Để khởi kiện theo cơ sở này, người khởi kiện không cần chứng minh có hay không có sự cẩu thả của nhà sản xuất, có hay có nghĩa vụ đảm bảo. Người khởi kiện chỉ cần chứng minh rằng sản phẩm kém chất lượng và nguy hiểm một cách phi lý và thực tế đã gây thiệt hại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, dù rất nhiều bang của Mỹ áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt đối với tất cả các chủ thể tham gia quá trình phân phối sản phẩm song vẫn có một số bang bảo vệ người bán lẻ bằng việc yêu cầu người bị thiệt hại chứng minh sự cẩu thả của người bán lẻ khi kiện đòi bồi thường thiệt hai do việc sử dụng sản phẩm gây ra.Nguyên tắc chung là người sản xuất, cung ứng sản phẩm không phải chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại liên quan đến sản phẩm chừng nào sản phẩm không bị hư hỏng và có độ an toàn. Vì vậy, để đòi bồi thường, người bị thiệt hại phải chứng minh được sản phẩm hỏng hay không an toàn và việc sử dụng nó thực tế đã gây thiệt hại.Chất lượng kém của sản phẩm thể hiện ở ba khía cạnh sau đây: Thứ nhất, sản phẩm có hư hỏng do sản xuất. Đây là cơ sở chủ yếu để áp đặt trách nhiệm bồi thường đối với nhà sản xuất. Cơ sở áp đặt trách nhiệm này nhằm vào qui trình sản xuất. Ví dụ, việc sản xuất ô tô với bộ phận phanh không tốt, không đảm bảo tiêu chuẩn. Người sử dụng ô tô có sự hư hỏng như vậy đã phải gánh chịu thiệt hại khi phanh, xe không dừng được và lao xuống hố sâu, bị thiệt hại về sức khoẻ hoặc tính mạng. Một sản phẩm hư hỏng thường là những sản phẩm sản xuất không theo đúng yêu cầu thiết kế hoặc tiêu chuẩn hoạt động hoặc có sự khác biệt đáng kể so với việc sản xuất ra sản phẩm cùng loại trong cùng dây chuyền sản xuất. Những hư hỏng do sản xuất bao gồm việc sản xuất thường bắt nguồn từ việc lắp ráp không đúng, thiếu hụt chi tiết, các bộ phận liên kết không chặt, sử dụng nguyên vật liệu kém tiêu chuẩn hoặc nguyên vật liệu hư hỏng. Việc áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm có một số sự khác nhau giữa các bang. Nhiều bang không áp dụng trách nhiệm sản phẩm khi trong thực phẩm bị lẫn trong đó các chất bẩn tự nhiên. Ví dụ, trong mứt táo còn hột táo, còn vương xương trong xúc xích. Những tập chất này được nếu có lẫn trong thực phẩm thì không làm phát sinh trách nhiệm nghiêm ngặt. Tuy nhiên, nếu trong thực phẩm có lẫn các tạp chất ngoại lai thì trách nhiệm nghiêm ngặt sẽ được áp dụng đối với người sản xuất. Ví dụ, trong Coca-Cola có sâu, trong bánh có sỏi, cát,...Thứ hai, sản phẩm có thiết kế kém. Cơ sở của việc áp đặt trách nhiệm này xuất hiện khi sản phẩm gây thiệt hai do thiết kế của chúng quá kém cho dù chúng không có hư hỏng gì trong sản xuất. Ví dụ, một dây chuyền tải sản phẩm được thiết kế không có hệ thống bảo vệ khiến công nhân vận hành nó bị cuốn tay vào đó. Tuy nhiên, để áp dụng trách nhiệm nghiêm ngặt, người khởi kiện buộc phải chứng minh nhà sản xuất có cơ hội lựa chọn thiết kế an toàn hơn hoặc có điều kiện giảm nhẹ nguy cơ rủi ro và việc sử dụng thiết kế này khả thi cả về điều kiện kỹ thuật và tài chính ở thời điểm sản xuất.Thứ ba, không thực hiện việc cảnh báo hoặc cảnh báo không đầy đủ. Cơ sở trách nhiệm này được đặt ra đối với những sản phẩm mà việc sử dụng tiềm ẩn những sự nguy hại song khi đưa nó vào thị trường, nhà sản xuất đã không cảnh báo cho người tiêu dùng hoặc cảnh báo không đầy đủ. Ví dụ cho việc áp đặt cơ sở này là việc hút thuốc lá. Nhiều người đã thắng kiện các công ty thuốc lá về việc họ bị ung thư, bị các bệnh khác do hút thuốc lá. Chính vì lý do đó, trong những năm gần đây, các công ty thuốc lá đã đăng các cảnh báo về sự nguy hiểm của thuốc lá trên bao bì: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khoẻ. Người sản xuất chịu trách nhiệm về việc không cảnh báo mối nguy hiểm của sản phẩm nên người sử dụng sản phẩm đã chịu tổn hại một cách vô cớ. Nghĩa vụ cảnh báo của người sản xuất bao gồm cả việc cảnh báo việc sử dụng không đúng sản phẩm. Theo học thuyết “việc sử dụng không đúng có thể thấy trước” (Forseeable misuse) thì nhà sản xuất phải cảnh báo cả những mối hiểm hoạ liên quan đến việc sử dụng không đúng sản phẩm.Khác với các cơ sở khởi kiện khác về trách nhiệm sản phẩm là phải dựa vào các hành vi của người sản xuất, trách nhiệm nghiêm ngặt dựa trên bản thân sản phẩm, tức là người khởi kiện cần chứng minh rằng sản phẩm có những khiếm khuyết mà chính những khiếm khuyết này gây tác hại cho một cách vô lý cho người sử dụng sản phẩm. Việc khởi kiện theo cơ sở này cũng nhằm vào những yếu tố của sản phẩm thiết kế, việc sản xuất và cảnh báo về tác động có thể của sản phẩm. Những cách thức để xác định sự khiếm khuyết của sản phẩm được các bang của Mỹ sử dụng phổ biến là:- Kiểm định về sự mong đợi của người tiêu dùng (Consumer Expectation Test);- Kiểm định về tính nguy cơ - sự hữu ích (Risk-Utility Test);- Nguyên tắc/thước đo tính mở và sự nguy hiểm rõ ràng (Open and Obvious Danger Rule);- Sự lựa chọn thiết kế hợp lý/có thể thực hiện được (Feasible/Reasonable Design Alternative);- Học thuyết người sử dụng được quan tâm (Sofiscated User Doctrine);- Học thuyết trung gian (Learned Intermediary Doctrine).-----------------------------------------------------------------[1] Directive 85/374/EEC on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products. [2] Directive 1999/34/EC of the European Parliament and of the Council of 10 May 1999 amending Council Directive 85/374/EEC on the approximation of the laws, regulations and administrative provisions of the Member States concerning liability for defective products.[3] Andrew Marcuse, Why Japan's New Products Liability Law Isn't, 5 Pac. Rim. L. & Pol'y J. 365, 388 (1996) (arguing "the new [law] changes the Japanese products liability regime very little."); Anita Bernstein & Paul Fanning, Weightier Than A Mountain: Duty, Hierarchy, and the Consumer in Japan, 29 Vand. J. Transnat'l L. 45, 67 (1996) (claiming "the [PL Law] is not likely to disrupt Japanese society or the function of law in Japan, despite optimistic expressions heard from American consumer advocates.").[4] Tsuneo Matsumoto, “Recent developments in the Law of Product Liability in Japan”, Hitotsubashi Journal of Politics and Law 25 (1997) 15-28 p.25.[5] Nguyễn Văn Cương (Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp), Giới thiệu về chế định trách nhiệm sản phẩm trong pháp luật của Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, 2009, tr. 4. [6] Xem thêm về privity of contract để hiểu thêm về học thuyết này tại:[7] Xem thêm tại: [8] Xem thêm tại: [9] Xem thêm tại: [10] Đây là một loại của Restatements of law - một dạng văn bản quy phạm pháp luật do Viện Luật Hoa Kỳ (American Law Institute) biên soạn, trong đó tập hợp và “pháp điển hoá” các vụ kiện và phán quyết thông luật (common law) của các toà án trong một lĩnh vực cụ thể. Các Restatements hiện bao trùm 15 chuyên (tiếp theo trang 3) ngành luật sau: Đại lý - Agency, Luật Xung đột - Conflict of Laws, Hợp đồng - Contracts, Án quyết - Judgments, Tài sản – Property (Wills and Other Donative Transfers), Bồi hoàn và làm giàu bất chính – Restitution and Unjust Enrichment, An ninh - Security, Đối ngoại - Foreign Relations, Cạnh tranh không lành mạnh - Unfair Competition, Bảo lãnh - Suretyship and Guaranty, Trách nhiệm nhà sản xuất - Torts (Products Liability and Apportionment of Liability), luật về luật sư - Law Governing Lawyers, Uỷ thác - Trusts, Xâm hại thân thể- Torts (Liability for Physical Harm), Lao động- Employment Law. Xét về hình thức, các Restatements of law ở Mỹ có lẽ có nhiều điểm tương đồng với dạng law report ở UK. Nội dung của Restatement bao hàm hàng trăm chủ đề luật lớn, mỗi chủ đề đều có các quy tắc luật (rule of law) điều chỉnh riêng, dựa trên các quy tắc được đồng thuận tại đa số các tiểu bang. Các quy tắc luật đều được đánh chỉ số phân mục riêng, kèm theo phần "Comments" chú giải và những lý do chấp nhận quy tắc ấy. Ngoài ra có thể có thêm phần "Illustrations" minh họa việc vận dụng quy tắc luật trong những tình huống cụ thể. Cuối cùng, phần "Reporters Notes" diễn giải xuất xứ hình thành của quy tắc luật. Qua quá trình phát triển, các Restatements of law được chỉnh lý, sửa đổi bổ sung và tổ chức thành các tập (bộ) (series), first series biên soạn trong khoảng 1923-1994 trở về trước, 2nd series (Restatement Second) bắt đầu từ 1952 , 3rd series - Restatement Third từ 1987 đến nay. [11] Chi tiết tại
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm xây dựng và áp dụng chế định sản phẩm trong pháp luật Hoa Kỳ và Canada- Khả năng áp dụng tại Việt Nam.doc