Kinh tế học - Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 - Kiến nghị và giải pháp

Hiện nay, nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều sự thay đổi, các quốc gia dần chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế có nhiều vấn đề bất cập xảy ra. Một trong những vấn đề nổi cộm luôn song hành với nền kinh tế thị trường chính là lạm phát. Từ lâu, lạm phát đã trở thành một vấn đề vĩ mô mà hầu hết các quốc gia gặp phải. Ở Việt Nam, vấn đề lạm phát cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, việc kiềm chế lạm phát, giữ vững sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở nước ta. Chính vì thế, bài tiểu luận sau đây của em xin đi sâu tìm hiểu về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 cũng như những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới.

doc8 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10928 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế học - Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 - Kiến nghị và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A – LỜI MỞ ĐẦU. Hiện nay, nền kinh tế của toàn thế giới có nhiều sự thay đổi, các quốc gia dần chuyển mình để hoà nhập với xu thế toàn cầu hoá. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế có nhiều vấn đề bất cập xảy ra. Một trong những vấn đề nổi cộm luôn song hành với nền kinh tế thị trường chính là lạm phát. Từ lâu, lạm phát đã trở thành một vấn đề vĩ mô mà hầu hết các quốc gia gặp phải. Ở Việt Nam, vấn đề lạm phát cũng không phải là một ngoại lệ. Trong những năm đầu của thế kỉ 21, việc kiềm chế lạm phát, giữ vững sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một mục tiêu quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân ở nước ta. Chính vì thế, bài tiểu luận sau đây của em xin đi sâu tìm hiểu về tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 cũng như những giải pháp để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. B – NỘI DUNG CHÍNH. I – Cơ sở lí luận: 1. Khái niệm “lạm phát”: - Quan niệm của các nhà kinh tế học trước kia: Lạm phát là sự gia tăng của mức giá chung trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu lạm phát xảy ra 1 lần, đơn lẻ thì không là căn bệnh đáng quan tâm. Chỉ khi lạm phát kéo dài và trở thành chu trình dai dẳng thì khi đó mới thật sự nguy hiểm tới tình hình kinh tế của 1 quốc gia. - Quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Lạm phát là sự gia tăng liên tục và kéo dài của mức giá chung. Có các mức giá chung hay chỉ số giá cả để đánh giá lạm phát: + Chỉ số giảm phát: GNP danh nghĩa / GNP thực tế hay (GNPn)/(GNPr) + Chỉ số giá hàng tiêu dùng: CPI. + Chỉ số giá hàng tư liệu sản xuất: PPI 2. Thước đo lạm phát: Tỷ lệ lạm phát là thước đo tình trạng lạm phát trong 1 thời kì: CPIt – CPI(t-1) Tính theo CPI, trong đó: i% = x 100% i%: tỷ lệ lạm phát. CPI(t-1) t : thời điểm tính toán. 3. Quy mô lạm phát: (thể hiện ở 3 mức độ) - Lạm phát vừa phải: i% < 10%, không có tác động đáng kể đến nền kinh tế. - Lạm phát phi mã: 10% <= i% < 200%, có tác động mạnh đến nề kinh tế nếu kéo dài có thể gây biến dạng nghiêm trọng. - Siêu lạm phát: i% >= 200%, tình trạng lạm phát đột biến với tốc độ cao, gây ra những hậu quả kinh tế nặng nề. Ngoài ra, nếu kết hợp cả yếu tố thời gian và mức độ lạm phát, người ta có thể phân lạm phát thành 2 loại là kinh niên, nghiêm trọng và siêu lạm phát. 4. Tác hại của lạm phát: Lạm phát thể hiện qua 2 kiểu tăng giá. Một là giá hàng hóa tăng đều đặn qua các thời kì (hầu như không xảy ra trong thực tế). Thứ 2 là Giá các hàng hóa tăng không đều nhau, tốc độ tăng giá và tăng lương khồn đồn thời. Trong trường hợp thứ 2, khi giá tương đối (tỷ giá giữa các hàng hóa) thay đổi dẫn đến các tác hại là: Giá tương đối thay đổi => phân phối lại thu nhập và của cải giữa các cá nhân, tập đoàn, nhóm người trong xã hội => tiền lương giảm sút. Giá tương đối thay đổi => có thể tạo ra những biến dạng cơ cấu sản xuất, việc làm mới không phù hợp, kém hiểu quạ so với cơ cấu cũ. Tiền lương, thu nhập giảm => hậu quả tâm lý xã hội của người dân => gây hậu quả bất ổn trong đời sống chính trị. Ngoài ra, để xem xét rõ hơn hậu quả lạm phát, người ta còn xem xét 2 dạng: lạm phát trù tính (gây phát sinh những chi phí xã hội như chi phí giày da, chi phí thực đơn, thuế cao, lợi tức cho vay giảm) và lạm phát bất ngờ (tái phân phối lại thu nhập, của cải của người đang nắm giữ các tài sản danh nghĩa và có lợi cho những người có các khoản nợ nần tính theo giá trị danh nghĩa, từ đó có thể gây phá sản cho nhiều người, làm thay đổi trạng thái hiệu quả của nền kinh tế, gây ảnh hưởng đến các cá nhân khác trong xã hội). 5. Nguyên nhân của lạm phát: (hay nguyên nhân mức giá chung tăng lên) - Nguyên nhân thứ nhất: Tổng cầu tăng lên trong điều kiện cung ứng của nền klinh tế còn hạn chế. Khi sản lượng đã đạt hoặc vượt quá mức sản lượng tiểm năng thì gọi là lạm phát cầu kéo. Nó thường xảy ra khi đất nước có chiến tranh, thiên tai hay bệnh dịch. - Nguyên nhân thứ hai: Tổng cung suy giảm mặc dù tổng cầu vẫn giữ nguyên trạng thái. Nếu sản lượng chưa đạt mức tiềm năng thì được gọi là lạm phát chi phí đẩy. Trường hợp này thường xảy ra khi giá các yếu tố đầu vào tăng lên. - Ngoài ra, còn 1 số nguyên nhân khác như: bất ổn tình hinh chính trị, chính phủ phát hành thêm tiền khi ngân sách thâm hụt. 6. Một số giải pháp cho lạm phát: Giải quyết triệt để lạm phát là 1 công việc khó khăn song vẫn có thể tìm cách kiềm chế lạm phát hay chủ động hạn chế tác hại của lạm phát. Có một số phương án chung là: Duy trì chính sách tài khóa chặt chẽ sao cho thâm hụt ngân sách ở mức thấp. Khi lạm phát ở mức cao, cần trải qua thời kì trung chuyển để hạ thấp mức lạm phát. Muốn thời kì trung chuyển rút ngắn, cần phải: \ thay đổi trong chính sách thu nhập, xây dựng niềm tin ở nhân dân trong quá trình cải tổ chính sách. \ cải cách trong thể chế, luật lệ. \ học cách sống cùng lạm phát. \ biết chủ động với lạm phát. II – Phân tích tỷ lệ lạm phát của Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009: Năm Lạm phát (Giá tiêu dùng - CPI) Phần trăm thay đổi 1999 0,1% -98,9% 2000 -0,6% -700% 2001 0,8% 233% 2002 4% 400% 2003 3% -25% 2004 9,5% 216,7% 2005 8,4% -11,5% 2006 6,6% -18.37% 2007 12,36% 102,4% 2008 24,40% 97,4% 2009 7% -71,3% Bảng lạm phát theo CPI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2009. Đánh giá sự thay đổi của mức lạm phát theo từng năm: Có thể nhận thấy 1 thực tế, trong từng năm 1999, 2000, 2001, tốc độ tăng CPI chỉ ở mức rất thấp chỉ dừng lại ở mức 1 con số. Thậm chí năm 2000 còn giảm phát khi tỷ lệ lạm phát giảm 0,6%. Song hai năm sau đó chứng kiến sự tăng trở lại của lạm phát, mở đầu là năm 2002 với tỷ lệ lạm phát là 4%, năm 2003 là 3%. Ba năm sau đó, lạm phát đã tăng với 1 tốc độ nhanh chóng, duy trì ở mức dưới 10%, cụ thể là: năm 2004 tỷ lệ lạm phát là 9,5% (tăng 216,7 % so với 2003), năm 2005 là 8,4 và năm 2006 là 6,6%. Ba năm trở lại đây, lạm phát tiếp tục tăng nhanh trong hai năm 2008, 2009 và giảm đi đáng kể vào năm 2009. Cụ thể là lạm phát đã đạt ngưỡng 2 con số lần lượt là 12,36% và 24,4% vào các năm 2007 và 2008. Tuy vậy, đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát lại đột biến giảm xuống còn 7%. => Có thể thấy, theo từng năm, sự thay đổi mức lạm phát của Việt Nam rất biến động. 2. Đánh giá sự thay đổi của lạm phát theo chu kì 5 năm: Có thể chia gian đoạn 1999 – 2009 thành 2 giai đoạn là: giai đoạn 1999-2003 và 2004 – 2009 để thấy rõ sự thay đổi của mức lạm phát theo chu kì 5 năm. \ Xét giai đoạn 1999 – 2003: Như đã phân tích ở trên vào năm 1999 và 2 năm đầu thế kỉ 21, tỉ lệ lạm phát của nước ta rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giá lương thực, thực phẩm và nhiều nông sản khác giảm mạnh trên thị trường thế giới như thóc, gạo, cà phê, cao su,… trong khi chính sách tiền tệ lại liên tục được nới lỏng. Hai năm, 2002 và 2003, lạm phát tăng trở lại nhưng không quá cao. => Có thể kết luận rằng, lạm phát giai đoạn 1999 – 2003 là gian đoạn lạm phát vừa phải, tỷ lệ lạm phát chỉ dừng lại ở 1 con số. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nguồn cung các mặt hàng lương thực, thực phẩm và các mặt hàng nông sản trên thị trường. Song thời điểm năm 2003, 2004 đã đánh dấu sự quay trở lại của lạm phát tăng cao. \ Xét giai đoạn 2004 – 2009: Từ năm 2004 trở đi, lạm phát ở Việt Nam luôn duy trì ở mức cao. Trong 3 năm đầu thời kì này, lạm phát tăng mạnh hơn hẳn so với thời kì trước dù vẫn chỉ dừng lại ở 1 con số. Tuy vậy, trước tình đó, nước ta đã không có những giải pháp thỏa đáng. Vì lẽ đó, năm 2007 và 2008, lạm phát của nước ta đã tăng cao và rơi vào tình trạng khó kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng vọt lên mức 2 con số. Nguyên nhân là do cùng với đà suy thoái kinh tế thế giới, đồng USD mất giá, giá dầu thô tăng cao, giá cả lương thực và nguyên nhiên vật liệu tăng đột biến cộng với tác động của thiên tai, dịch bệnh đã làm cho nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những nhược điểm cố hữu của một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Sau đó, nhờ những nỗ lực kịp thời mà Chính phủ đã bình ổn được lạm phát, đưa nó về 1 con số 7% vào năm 2009. => Từ đó, có thể nhận diện lạm phát thời kì 2004 – 2009 là sự tích hợp của lạm phát tiền tệ, lạm phát cầu kéo và lạm phát chi phí đẩy. Ba loại này tác động lẫn nhau làm cho diễn biến lạm phát trở nên rất phức tạp. Đánh giá lạm phát theo chu kì 10 năm: Phải khẳng định rằng, lạm phát trong 10 năm qua ở Việt Nam hết sức biến động. Cuối năm 1999 và những năm đầu thế kỉ 21, lạm phát ổn định với một con số ở mức rất thấp, thậm chí có thời điểm còn vào mức giảm phát. Rồi đến khoảng giữa giai đoạn 1999 – 2009, lạm phát bất ngờ quay trở lại với chỉ số tăng cao gây bất ổn cho nền kinh tế đất nước. Cao trào của lạm phát giai đoạn này chính là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2008 đã đưa mức độ lạm phát của Việt Nam từ lạm phát vừa phải ở một con số lên mức lạm phát phi mã 2 con số. Rất may khi có sự điều chỉnh kịp thời của chính phủ mà tỷ lệ lạm phát đã được ổn định trở lại mức 1 con số trong năm vừa qua. Có thể nói, so với kinh tế thế giới trong những năm vừa qua, mức độ ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế của chúng ta không lớn bằng. Tuy nhiên, điều đó không cho phép chúng ta được chủ quan mà phải luôn có những chính sách tốt nhất, những giải pháp hữu hiệu để kìm chế và giữ cho mức độ lạm phát không ảnh hưởng quá mạnh gây bất ổn cho nền kinh tế. Theo ADB (Ngân hàng phát triển châu Á) dự báo thì năm 2010 lạm phát ở Việt Nam sẽ ở mức 8,5%. Để làm được điều đó rất cần thiêt phải có những biện pháp cụ thể thiết thực cho nền kinh tế ngay từ lúc này. III – Các giải pháp chủ yếu để kiểm soát lạm phát trong thời gian tới. Thứ nhất, cần thực hiện chính sách tài chính tiền tệ năng động, hiệu quả trong giai đoạn hôi nhập kinh tế quốc tế. Hạ lãi suất cho vay để khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu, cng cấp hàng hóa cho nền kinh tế. b. Xử lý cầu nước ngoài: giữ tỉ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam như hiện nay (49% với cổ phần các ngàng khác, riêng ngân hàng là 30%) nhưng có tháo gỡ thủ tục hành chính. Mở rộng đối tượng kiều bào nước ngoài mua nhà ở Việt Nam. Đây vừa là một giải pháp tốt đáp ứng được nguyện vọng của bà con xã xứ vừa là một biện pháp cứu trợ cho tình trạng đóng băng của thị trường bất động sản. c. Tiếp tục siết chặt chi tiêu công với các dự án không hiệu quả: đề nghị Quốc hội và Chính phủ tiếp tục cắt giảm để tập trung vào đầu tư xuất khẩu gopc phần thăng bằng cán cân thương mại. Thứ hai, đề xuất với Chính phủ thành lập quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng, từ đó kích thích nèn kinh tế phát triển tránh xu hướng giảm phát trong thời gian tới. Trước thực trạng kinh tế có ấu hiệu giảm phát, cần phải giảm tốc độ tăng lãi suất huy động của ngân hàng, duy trì tốc độ tăng trưởng 7% là hợp lí. Bên cạnh đó, Chính phủ cần bố trí ngân sách quỹ kích cầu để kích thích tiêu dùng. Trước tiên, cần đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tăng năng xuất lao động làm cho giá trị của nền kinh tế thật không bị thoát li giá trị của nó do nền kinh tế ảo (ví dụ: thị trường chứng khoán,…) Ba là, tiết kiệm chi phí sản xuất xã hội và chi tiêu công tư. Thực hiện tiết kiệm trong sản xuất xã hội. Để làm được điều này, bản than các doanh nghiệp cần tăng cường quản lí sản xuất theo định mức, kiểm tra chặt chẽ các yếu tố đầu vào theo đúng quy cách, phẩm chất, chủ động nghiên cứu tìm vật tư thay thế với chi phí thấp, nhất là đối với vật tư nguyên liệu nhập khẩu. Một giải pháp khác là áp dụng hoàn thiện, đổi mới công nghệ cùng với cải tiến và tổ chức quản lí nhằm tăng năng suất lao động trong từng doanh nghiệp. Đồng thời thiết yếu phải kết hợp với tiết kiệm chi tiêu công của Nhà nước, gia đình, cá nhân. Bốn là, tăng cường kiểm tra, giám sát phát huy tính công khai minh bạch của chi tiêu công. Cần xem xét lại các chương trình, dự án đầu tư, hoạt động chi tiêu cả trung ương và địa phương, đầu tư của các thành phần kinh tế, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án, công trình đầu tư. Khẩn trương hoàn thành các dự án công trình trọng điểm và sớm đưa chứng vào sử dụng trong thực tế. Chủ động điều chỉnh các kế hoạch triển khai các dự án đầu tư, tập trung ngân sách vào những công trình cấp thiết, lùi lại những công trình không cần thiết sang năm sau. Công khia minh bạch phải thể hiệ qua sự giảm sát chi tiêu của các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và quần chúng. Thứ năm, quản lí chặt chẽ hoạt động chi tiêu thu đổi ngoại tế trên thị trường. Tích cực thu hút ngoại tệ trong dân bằng việc khuyến khích gửi tiết kiệm ngoại tệ với lại suất hấp dẫn; thự hiện tỷ giá hối đoái linh hoạt giữa tiền Việt với 1 số ngoại tệ, nhất là những ngoại tệ mạnh chi phối hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta như USD, EURO, Yên, Nhân dân tệ, … đảm bảo tác động khách quan vào xuất nhập khẩu, không gây ra thiệt hại chung cho nền kinh tế. Khuyến khích chi tiêu không dùng tiền mặt, đặc biệt là với khách nước ngoài. Cần tạo cơ chế để nhóm này có thể tham gia, nhất là với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Thứ sau, Chính phủ nên thực hiện ban hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc cho dân, thu hồi tiền mặt. Hoạt động này có tác dụng giảm nhanh lượng tiền mặt trong lưu thông, tác động trực tiếp tới giảm lạm phát. Trong tình thế cấp bách hiện nay không nên đấu thầu trái phiếu và tín phiếu qua trung gian mà Ngân hàng nhà nước nên bán trực tiếp cho dân. Từ đó sẽ tránh được những khâu trung gian nên mức lãi xuất với người mua sẽ cao hơn, thu hút được nhiều người tham gia. Có thể tổ chức chiến dịch phân phối tín phiếu, trái phiếu trong thời gian cụ thể với cơ chế thuận lợi kết hợp với sự tuyên truyền cổ động mạnh mẽ để động viên mọi tần lớp nhân dân, tổ chứ trong xã hội tham gia. Cuối cùng, cần thiết phải đẩy mạnh phong trào sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ cho xã hội, giải quyết các vấn đề thuộc an sinh xã hội cho người nghèo, đối tượng chính sách trong xã hội. C – KẾT LUẬN. Lạm phát là một vấn đề mang tính chất vĩ mô với bất kì một quốc gia nào trên thế giới hiện nay, đặc biệt là với một nền kinh tế mới bước vào ngưỡng cửa hội nhập như Việt Nam chúng ta. Nhìn lại 1 thập kỉ qua, có những lúc chúng ta đã thiếu quan tâm tới vấn đề lạm phát và khi nó bùng phát trở lại vài năm gần đây đã gióng lên hồi chuông cảnh báo với nền kinh tế nước nhà. Đây là một bài học quý giá cho kinh tế Việt Nam. Trong thời gian tới, nền kinh tế của đất nước sẽ còn phải đối diện với những thử thách, khó khăn nặng nề và vấn đề về lạm phát vẫn sẽ diễn biến hết sức phức tạp. Điều đó càng đòi hỏi Nhà nước và Chính phủ cần có những biện pháp hiệu quả và kịp thời nhằm hạn chế và kiểm soát lạm phát ngay từ bây giờ. Chỉ có như vậy mới góp phần làm ổn định nền kinh tế, đưa đất nước tiếp tục phát triển, đi lên vững chắc. D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Giáo trình Kinh tế học đại cương – Trường đại học Luật Hà Nội. 2. Nghị quyết 10/2008/NQCT – 17/4/08 về các biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô,bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững. 3. Một số trang web: - www.google.com.vn - www.gos.gov.vn - www.vneconomy.vn - www.mof.gov.vn 4. Một số bài báo, bài tiểu luận khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế học - tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2009 - kiến nghị và giải pháp.doc
Luận văn liên quan