Kinh tế nông hộ với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Về phía doanh nghiệp, cần phải có chiến lược và kế hoạch hoạt động phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Phải xây dựng được thương hiệu và chăm sóc thương hiệu của mình theo định hướng cạnh tranh lành mạnh, doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường, tích cực đi tìm thị trường, định ra khả năng tiêu thụ. Đặt hàng ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất với điều kiện sản phẩm đúng chất, đủ lượng, đúng hạn, đúng giá.

doc14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế nông hộ với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học Đà nẵng Phân hiệu tại Kon Tum -------–&—-------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “ Kinh tế nông hộ với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn” Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Bá Trung Lớp K309TC Nhóm 2 KonTum, tháng 11 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay, xã hội ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh thế thế giới WTO và hướng tới xu thế toàn cầu hóa. Trong tình hình đó, các ngành kinh tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, đi cùng với nó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Quá trình đó không chỉ diễn ra ở thành thị, các khu công nghiệp mà còn diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn, thể hiện rõ nét qua việc chuyển dịch từ phía sản xuất thuần nông sang các loại hình sản xuất khác, trong đó có việc phát triển kinh tế nông hộ. Sau hơn 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế, nền kinh tế thành phần rất phát triển , trong đó loại hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại cũng phát triển nhanh và được Đảng – Nhà nước chú ý phát triển. Nước ta với hình thức kinh tế nông hộ chủ yếu, nông dân chiếm đại bộ phận dân số của cả nước (76%), đóng góp 20,3% vào tổng GDP của cả nước (năm 2006). Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề chính trị - xã hội của đất nước, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại. Qua đó cũng đã cho thấy phần nào tầm quan trọng của kinh tế nông hộ trong giai đoạn hiện nay. Bài tiểu luận này sẽ đi vào tìm hiểu, phân tích và qua đó cung cấp thêm một số thông tin cho thầy và các bạn cùng tham khảo. Tuy nhiên, trong quá trình làm bài không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cùng các bạn trong lớp để nhóm em có thể hoàn thiện bài tiểu luận này hơn. Xin chân thành cảm ơn! Cơ sở lý luận Kinh tế nông hộ là một cơ sở kinh tế có đất đai, có tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất và thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn. Nhưng chủ yếu được đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoach và phát triển nông thôn, tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, xây dựng nông thôn dân chủ, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nông dân nông thôn. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực hiện cơ khí hóa, hiện đại hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học học đưa vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Vì sao phải công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp? Do nhu cầu phát triển chung của xã hội và đất nước. Do sự phát triển nền nông nghiệp của các nước đã và đang công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp. Do xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Để giảm thiểu nguy cơ tụt hậu về kinh tế, giảm tỷ lệ nghèo đói của các hộ nông dân. Giảm phân cách về giàu nghèo trong xã hội. Nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn: Công nghiệp hóa , hiện đại hóa Thủy lợi hóa Hóa học hóa Cơ giới hóa Điện khí hóa Sinh học hóa Thực trạng Những kết quả tích cực ban đầu Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinh tế hộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộ nông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinh tế hộ nông dân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập. Theo số liệu điều tra, trên 74,5% số hộ đã có từ 2 - 4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập. Cơ cấu hộ nông dân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dần số lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; số hộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006. Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dân số sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dân số nông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây là một động thái tích cực. Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, số hộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc số hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%), lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Trong bản thân kinh tế hộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Một số các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu. Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinh tế đất nước như giữ được vị thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản..., thì phải nói, kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉ USD), cao su (1,4 tỉ USD). Khó khăn và thách thức trong thời gian tới Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị... Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, tới hơn một nửa trong khoảng thời gian 10 năm, năm 1993 - 2004, từ 66,4% xuống còn 25%. Hai năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007, vượt kế hoạch đề ra (16%). Nhưng trong nông thôn, cá biệt một số tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, số hộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: ở Lai Châu hiện nay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%. Dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% số hộ thuộc diện nghèo của cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%. Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau... Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá. Nếu chia toàn bộ dân số ra 5 nhóm bằng nhau về số người và theo các mức thu nhập từ thấp đến cao để so sánh chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dân số giàu nhất với nhóm 20% dân số có mức thu nhập thấp nhất, thì nếu năm 1994, chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo là 6,50 lần, đến năm 2006 đã tăng lên 8,34 lần. Nhưng nếu nhóm dân số càng nhỏ lại, 10%, hay 5%, thì sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo lại càng tăng lên đáng kinh ngạc. Theo một cách suy luận khác, chênh lệch giàu nghèo là rất lớn khi đang tồn tại nghịch lý ở Việt Nam, rằng thu nhập GDP đầu người còn rất thấp, nhưng giá nhà, đất lại cao, ngang với cả những nước có thu nhập GDP cao gấp hàng chục lần. Hộ nông dân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường. Cơ hội kiếm tiền đến với người có vốn, có điều kiện về thông tin, và kể cả điểm xuất phát cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các đối tượng khác, nhất là người nghèo. Về nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thông tin, người nhiều vốn, người lanh lợi và phải có chút "tinh quái" mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do đó giàu lên nhanh hơn. Không ít người lợi dụng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây nắm giữ nhiều cổ phiếu; hay những người biết trước thông tin về quy hoạch nên đầu cơ được những khu đất đắc địa..., từ đó càng có điều kiện thu vén những nguồn lợi từ các cơ hội tốt, lại càng có điều kiện tích lũy làm giàu - giàu sẽ dễ giàu thêm hơn, nghèo thì thua thiệt và dễ nghèo đi. Nhiều hộ nông dân đang rơi vào cảnh thua thiệt trước "vòng xoáy" của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình cảnh "nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn" đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ luôn trong tâm lý lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ biến, có đồng nào đổ vào "xây nhà xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh mún và rất tốn kém. Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại hình sản xuất. Theo số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2006 vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn là 6,7 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần so với thời điểm tháng 10 năm 2001. Nhưng vốn tích lũy của các hộ sản xuất phi nông nghiệp vẫn vượt lên cao hơn các hộ thuần nông. Hộ vận tải tích lũy bình quân là 14,9 triệu đồng, hộ thương nghiệp là 12,1 triệu đồng, hộ thủy sản là 11,3 triệu đồng, trong khi đó hộ nông nghiệp thuần chỉ tích lũy dưới 4,8 triệu đồng. Lý do chính của việc tiết kiệm tiền trong phần đông các hộ gia đình nông thôn không phải là để tích lũy mở rộng sản xuất, mà 82% số người được hỏi trả lời là để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và 70% trả lời là để đề phòng các nhu cầu chi tiêu đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất. Trong kinh tế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộ nông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với kinh tế hộ nông dân. Phần lớn các hộ nông dân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao... Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinh tế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu. Nhiều hộ nông dân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã (HTX) hiện nay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật hiệu quả và thiết thực. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC) năm 2007, thì HTX chỉ đáp ứng 6,9% nhu cầu phân bón và 13,8% nhu cầu giống, trong khi đó các đại lý tư nhân cung cấp tới 59,2% phân bón và 43,1% giống. Tác động của quá trình CNH-HĐH đến nền kinh tế nông nghiệp – nông thôn + Cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dich tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. + Bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia + Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất gắn với công nghệ bảo quản, chế biến. + Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp + Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao. + Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn ở nhiều nơi chuyển dịch chậm, chăn nuôi, ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển còn chậm và chưa xứng đang với tiềm năng. + Năng xuất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đã tác động không nhỏ đến kinh tế hộ ở Việt Nam. + Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt + Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn vẫn chưa hoàn thiện + Tình trạng phân cách giữa giàu và nghèo ngày một giảm dần. Giải pháp - Sau đây sẽ là một số giải pháp: Một là, tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại. Phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng vững chắc, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩn nông - lâm - thủy sản. Hiện nay ở nông thôn, những nông dân có kiến thức tiếp thu rất nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Do vậy đã và đang có nhiều gương mặt điển hình là nông dân sản xuất giỏi, ứng dụng có hiệu quả khoa học - công nghệ vào phát triển sản xuất, làm ra nhiều sản phẩm giá trị kinh tế cao. Điều mà người nông dân mong đợi ở các nhà quản lý, cơ quan chức năng là chuyển giao khoa học - công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Do vậy cần tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh khuyến nông, đưa khoa học - công nghệ sớm đến tay nông dân và thị trường thật ổn định để nông dân yên tâm sản xuất, mà trước mắt phải tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển công nghiệp chế biến và đào tạo nguồn nhân lực. Hai là, thực tế hiện nay, các nông hộ còn ít được các cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ. Công nghệ - kỹ thuật còn hạn chế. Vì vậy, cần phải có những giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của chính quyền địa phương trong nông nghiệp, nông thôn thông qua việc hỗ trợ đầu tư phát triển, phổ biến công nghệ - kỹ thuật ở các hộ kinh tế; tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển bền vững. Bởi vì thông qua đó, người nông dân được tiếp cận với khoa học - công nghệ nhanh nhất. Từ đó nâng cao năng suất lao động và thu nhập cho nông dân. Ba là, thời gian qua việc tích tụ ruộng đất đã và đang diễn ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong quá trình phát triển nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa. Điều đáng quan tâm ở đây là cần có biện pháp để sự tích tụ này không đi chệch hướng XHCN; thúc đẩy quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra bình thường. Song không làm bần cùng hóa một bộ phận nông dân. Đây là việc rất khó nên cần sự hợp lực, nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý; sự triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành. Bốn là, quá trình CNH – HĐH diễn ra mạnh mẽ kéo theo sự phát triển của các đô thị. Tình trạng đô thị hóa đã và đang làm cho diện tích đất đồng ruộng, đất canh tác dần bị thu hẹp. Vì vậy, cần phải có những biện pháp khuyến khích người dân giữ đất, giữ đồng ruộng, từ đó đảm bảo được diện tích đất nông nghiệp của cả nước. Năm là, hoàn thiện, tiếp tục đưa ra các chính sách mới của Đảng và Nhà nước đã đề ra nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp nông thôn phát triển hơn nữa. Hỗ trợ vốn cho nông dân và tăng thêm ngân sách hỗ trợ. Sáu là, Thực hiện và đẩy mạnh chính sách “4 nhà”. Chương trình liên kết "4 nhà" được nhiều đơn vị, địa phương ở ĐBSCL áp dụng thành công, cho hiệu quả cao như chương trình xã hội hóa công tác giống, phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá trên lúa... Đặc biệt, việc liên kết để sản xuất hàng hóa sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như thanh long, nhãn, bưởi Năm Roi, vú sữa Vĩnh Kim, đã cho thấy đây là hướng đi đúng. Song liên kết "4 nhà" còn chưa được vận dụng phổ biến, hạn chế trong một số lĩnh vực nông nghiệp và ở một số nơi nên chưa tạo được bước đột phá, tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Lâu nay, các nhà cũng đã hợp tác, bắt tay nhau thực hiện một số chương trình về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nhưng đó mới chỉ là những cuộc bắt tay đôi, thỉnh thoảng mới bắt tay ba nhà. Liên kết "4 nhà" chỉ là khẩu hiệu chung chung. Để xây dựng NTM thì đòi hỏi "4 nhà" phải đưa ra và thực thi những chính sách cũng như chủ trương đã đề ra trên tinh thần hài hòa lợi ích. Về phía Nhà nước, cần có cơ chế chính sách thúc đẩy sản xuất. Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương cần nhanh chóng tháo gỡ những "nút thắt" về chính sách để hợp tác 4 nhà chuyển biến mạnh mẽ, tạo sức bật mới trong thực hiện Nghị quyết tam nông. Về phía nhà khoa học, cần nghiên cứu, đưa ra giải pháp tăng sản lượng, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm. Cần nghiên cứu và chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác công nghệ cao và hiệu quả cho nông dân; đưa máy móc, công cụ phù hợp với từng đối tượng cây trồng và điều kiện của nông nghiệp Việt Nam vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm; chuyển giao công nghệ chế biến và bảo quản nông sản sau thu hoạch cho nông dân để nâng cao giá trị hàng hoá của sản phẩm. Huấn luyện đào tạo nhà nông tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Về phía doanh nghiệp, cần phải có chiến lược và kế hoạch hoạt động phù hợp với thị trường trong và ngoài nước. Phải xây dựng được thương hiệu và chăm sóc thương hiệu của mình theo định hướng cạnh tranh lành mạnh, doanh nghiệp cần tập trung phát triển thị trường, tích cực đi tìm thị trường, định ra khả năng tiêu thụ. Đặt hàng ký hợp đồng với nông dân bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm sản xuất với điều kiện sản phẩm đúng chất, đủ lượng, đúng hạn, đúng giá. Các doanh nghiệp cần chú trọng hợp tác với nông dân xây dựng vùng nguyên liệu cho chính mình, nếu không vùng nguyên liệu nông sản có nguy cơ bị mất về tay các doanh nghiệp nước ngoài. Về phía nhà nông, cần phải hợp tác sản xuất để tạo vùng nguyên liệu có định hướng theo hợp đồng. Nông dân phải làm ăn theo hợp đồng, tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng. Muốn xây dựng nông thôn mới có hiệu quả thì chúng ta phải tập trung phát triển kinh tế - xã hội, từ đó làm cho đời sống kinh tế, trình độ dân trí của nông dân được nâng lên. Việc liên kết 4 nhà là điều kiện tất yếu để hoàn thành chương trình này. Bảy là, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là các cán bộ địa phương. Nâng cao dân trí. Kết luận Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng là vấn đề cấp bách và rất khó khăn, đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đồng tâm hiệp lực, cùng với sự quan tâm của nhà nước, địa phương, quyết liệt triển khai thực hiện, trong đó bản thân người nông dân phải tự giác, tự tin, sáng tạo vươn lên. Cần xây dựng một số đề xuất chính sách, trong đó phối hợp hài hòa nông nghiệp-công nghiệp, nông thôn- đô thị, quan tâm thúc đẩy phát triển xã hội, đặc biệt đề cao định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển. Phát triển khu vực kinh tế mang tính xã hội, xây dựng một chiến lược công nghiệp hóa mới bao gồm cả công nghiệp hóa nông thôn, giảm bớt khoảng cách ngày càng tăng giữa nông thôn và thành thị. BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC Thành viên trong nhóm Đánh giá (%) 1. Nguyễn Thành Được 11 2. Nguyễn Hoàng Đăng 10 3. Ngô Xuân Sơn 10 4. Tống Minh Hiếu 11 5. Trần Việt Cường 11 6. Trần Phi Thăng 11 7. Trần Anh Tuấn 10 8. Hoàng Trung Thành 10 9. Phan Thanh Hoàn 8 10. A Hăm 8 Tổng 100 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnhom2_8762.doc
Luận văn liên quan