Kinh tế phát triển - Tăng trởng kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay

I/ Tăng trưởng kinh tế - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng thu nhập quốc dân (GNP) hoặc tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định. - Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và vươn tới sự giàu có của một quốc gia. - Các nhân tố ảnh hương tăng trưởng kinh tế: Ø Vốn Ø Con người Ø Kỹ thuật, công nghệ Ø Cơ cấu kinh tế Ø Thể chế và vai trò của nhà nước II/ Thöïc traïng taêng tröôûng kinh teá ôû Vieät Nam Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm nhóm đã chia ra 3 giai đoạn như sau:

doc7 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6730 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế phát triển - Tăng trởng kinh tế Việt Nam từ 1986 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ Tăng trưởng kinh tế - Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng thu nhập quốc dân (GNP) hoặc tổng thu nhập quốc nội (GDP) trong một thời kỳ nhất định. - Tăng trưởng kinh tế là điều kiện để thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu và vươn tới sự giàu có của một quốc gia. - Các nhân tố ảnh hương tăng trưởng kinh tế: Vốn Con người Kỹ thuật, công nghệ Cơ cấu kinh tế Thể chế và vai trò của nhà nước II/ Thöïc traïng taêng tröôûng kinh teá ôû Vieät Nam Trong nửa cuối thế kỷ 20, Việt Nam là một quốc gia nghèo, đông dân, bị tàn phá bởi những cuộc chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài nhiều năm. Nền kinh tế vào đầu những năm 1980 rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng do hậu quả chiến tranh, do mất nguồn viện trợ kinh tế từ các nước xã hội chủ nghĩa và do sự yếu kém của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Trước bối cảnh đó, Nhà nước Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế qua các năm nhóm đã chia ra 3 giai đoạn như sau: Giai đọan 1986 – 1995: - 10 năm đầu (1986 - 1995) là giai đoạn chuẩn bị và đổi mới một cách từ từ theo phương thức "vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm".Đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất, tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới Việc thực hiện tốt 3 chương trình mục tiêu phát triển về lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu nhằm cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên đã được ĐH VI thông qua. đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nếu như năm 1988 ta phải nhập hơn 450 nghìn tấn lương thực thì đến năm 1989 trở thành nước xuất khẩu gạo thứ 3 trên thế giới với sản lượng 1.5 triệu tấn. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vu, giảm dần của khu vực nông, lâm ngư nghiệp. Cơ cấu vùng kinh tế cũng bắt đầu thay đổi theo hướng hình thành các vùng trọng điểm, các khu công nghiệp tập trung, các khu chế xuất và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp Giai đoạn 1986 – 1991: đây được xem là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế với mức tăng trưởng trung bình 4,7%/năm. Năm 1992 – 1995 giai đoạn tăng trưởng nhanh với mức tăng trưởng bình quân 8,7%/năm mà đỉnh cao là năm 1995 với GDP tăng 9,5%. Siêu lạm pháp trong thời kỳ này đã được kiềm chế và đẩy lùi. Trong giai đoạn từ 1991-1995 có hơn 1401 dự án FDI với tồng vốn đầu tư hơn 20 tỷ USD, bình quân xuất khẩu mỗi năm tăng 27%, gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng. ðThành công trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 là đã chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức sản xuất. ðThành Trong 5 năm (1991-1995), nền kinh tế đã đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và tương đối toàn diện, thực hiện vượt mức hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm 1991-1995. GDP bình quân hàng năm trong thời kỳ 1991-1995 tăng 8,2%, vượt mức kế hoạch đề ra… làm tiền đề chuẩn bị cho công cuộc CNH- HDH đất nước. Giai đọan 1996 – 2005 10 năm tiếp theo (1996 - 2005) là giai đoạn đổi mới theo chiều sâu và tương đối toàn diện. Khủng hoảng tài chính - tiền tệ ở khu vực (1997-1998) và suy thoái kinh tế Mỹ (năm 2001) đã tác động nhất định đến tăng trưởng kinh tế của nước ta, mặc dù lúc đó độ mở của nền kinh tế Việt Nam chưa rộng. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam từ 1992-1997 đạt 8,77%/năm, thời kỳ 1998- 2001 chỉ tăng 6,05%/năm, tuy nhiên Việt Nam đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính của khu vực Đông Nam á và hồi phục lại trong giai đoạn 2001-2005 với mức bình quân 7.65%. Tuy không bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc khủng hoảng nhưng Việt Nam vẫn chịu sự tác động tới một số lĩnh vực: Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm mạnh cả về số mới đăng ký cũng như số đưa vào thực hiện(năm 1999 chỉ có 289 dự án và 1,548 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều giảm sút Trong giai đoạn này, Việt Nam đã mở rộng được quan hệ ngoại giao với nhiều nước trên thế giới, là một trong số 25 thành viên sáng lập Diễn đàn Hợp Tác Á - Âu (Asem) vào tháng 3/1996 và tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á . Đặc biệt hiệp định thương mại Việt nam và Hoa kỳ chính thức được ký kết và có hiệu lực (2001) mang lại nhiều lợi ích to lớn: -Mở cửa cho thị trường xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ với thuế suất thấp từ 40% còn lại 4% - Hàng hoá Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng như các nư ớc khác và ngược lại - Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng :năm 2000 xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 821,30 triệu USD. Năm 2001 đạt 1,05 tỷ USD Năm 2002 đạt 2,394 tỷ USD, năm 2004 đạt 5,2 tỷ USD, chiếm xấp xỉ 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng đã định, năm 2002 tỷ trọng nông nghiệp còn khoảng 23%GDP, công nghiệp đạt cao nhất 38,6% và dịch vụ 35,5%. Kim ngạch xuất nhập khẩu cũng không ngừng tăng lên, năm 2001 đạt trên 15 tỷ USD xuất khẩu và trên 16 tỷ USD nhập khẩu, năm 2002 lần lượt là trên 16,5 tỷ và 19,3 tỷ USD lạm phát tiếp tục được khắc chế và đẩy lùi 2006-nay . Tăng trưởng kinh tế đã vượt mục tiêu đề ra (8%). Đây là mức độ tăng trưởng thuộc cao trên thế giới. Đây là năm thứ 25 tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt liên tục. Vượt qua mức kỷ luật 23 năm Hàn quốc đã đạt được. Tốc độ cao như trên càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp- thuỷ sản đạt thấp do gặp khó khăn vì thiên tai, dịch bệnh (thiệt hại do thiên tai lên đến 18,7 nghìn tỉ đồng, tương đương với 2% của GDP), Cơ cấu kinh tế 2006 tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp(41.52%), xây dựng và dịch vụ(38.8%), giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản. (20,40%.) Tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhạp WTO ( tổ chức thương mại thế giới ). Đây là bước ngoặc quan trong trong tiến trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến nay. Viêc gia nhập WTO đã thật sự mang lai cho Việt Nam nhiều lợi ích quan trong: Vốn đầu tư FDI đã tăng kỷ lục so với các thời kỳ trước đó Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh ; trong 2006 là 40 tỷ USD( tăng 24% so 2005) và đạt 48.8 tỷ USD(2007) trong đó một số kĩnh vực đả vượt mức 1 tỷ USD như dệt may, nông sản, dầu thô… Vốn viện trợ ODA tiếp tục tăng khi các nước sẽ viện trợ hơn 4.5 tỷ USD trong năm 2007 Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2007 được xem đã đạt được những bước phát triển lớn với tỷ lệ vốn đầu tư đổ vào chiếm lần lượt là 17% và 40% GDP. Đây hứa hẹn sẽ là một trong những đóng góp lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Bên cạnh đó cũng có những khó khăn nhất định : - Lạm phát có dấu hiệu tăng trưởng nóng trong năm 2006 đạt 7.7% và lên đến 12.63% năm 2007 - Cán cân ngoại thương vẫn nghiêng về phía nhập khẩu do phần lớn các sản phẩm của ta đều là hàng thô trong khi ta cần nhập nhiều máy móc và thiết bị (2006:44.98tỷ USD,2007là 60.83). - Công cuộc giải ngân nguồn vốn ODA chưa đạt được hiệu quả từ đó tạo nên sự lãng phí nguồn vốn và ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinnh tế - Nguồn nhân lực có trình độ đang thiếu trần trọng, năm 2006 trong 45 triệu LĐ có 3/4 là lao động nông thôn và 32% số LĐ qua đào tạo. NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 2008: Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, So với tháng 12/2007, giá tiêu dùng tháng 02/2008 tăng 6,02% trong đó mặt hàng lương thực được xem là có tốc độ tăng trưởng mạnh hàng thực phẩm tăng 26,82%; ăn uống ngoài gia đình tăng 22,03%; hàng lương thực tăng 17,43%). Khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ đã làm tỷ giá USD/VND giảm sút thêm vào đó, Quyết định 03, nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỷ đồng hút bớt tiền trong lưu thông về. Tiền đồng đã khan hiếm lại càng trở nên căng thẳng hơn , nguy cơ bùng nổ lạm phát tăng cao. Vốn thu hút FDI dự kiến cho năm 2008 đạt 15 tỷ USD, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có kế hoạch phấn đấu giải ngân 5,6- 6 tỷ USD nguồn vốn FDI Thị trường bất động sản hiện nay đang dần được bình ổn và hạ nhiệt sau một năm đầy biến đ ộng . Theo đ ó bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu sửa đổi, bổ sung pháp lệnh về thuế nhà đất theo hướng đánh thuế luỹ tiến đối với các trường hợp chủ sở hữu, chủ sử dụng có nhiều nhà, đất vượt hạn mức quy định, có nhà đất nhưng không đưa vào khai thác sử dụng nhằm mục đích hạn chế đầu cơ, tăng nguồn thu cho ngân sách III. giải pháp: Một là, Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất để nâng cao giá trị tăng thêm, nhất là đối với ngành công nghiệp. Cụ thể là, cần khuyến khích các doanh nghiệp tìm mọi biện pháp cải tiến công nghệ, tiết kiệm chi phí nguyên nhiên vật liệu, đặc biệt có giải pháp tiết kiệm điện, xăng dầu để giảm chi phí sản xuất, khắc phục tăng giá đầu vào nhằm hạ giá thành sản phẩm; mạnh hoạt động của các ngành dịch vụ, nhất là các ngành dịch vụ có giá trị cao.. Hai là, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng và giải ngân có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ Ba là, biện pháp kiềm chế tăng giá ,nâng cao chất lượngnguồn nhân lực có trình độ cao, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tăng cường sự liên kết giữa các cộng đồng khối doanh nghiệp trong nước và thế giới bốn là, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI, ODA, thúc đẩy mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường với các nước nhằm thực hiện nhiệm vụ phát trie73n kinh tế xã hội và công cuộc CNN,HĐH đất nước. Lạm phát tăng cao Đầu tư nước ngoài tăng cao Nền kinh tế mỹ suy thoái ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh té Việt nam Lãi suất cho vay, lãi suât tiền gởi tăng Thị trường bất động sản bất ổn. Giải pháp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthuyet trinh ktpt.doc
  • pptppt1.ppt