Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: trường hợp nước ngầm tại huyện Bình Chánh thành phồ Hồ Chí Minh

Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một số hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Hậu quả của hiện tượng này là làm cho các hệ số ước lượng của mô hình không xác định được (nếu là đa cộng tuyến hoàn hảo); Đối với tương quan cao hay xấp xỉ hoàn hảo sẽ làm cho các ước lượng của phương sai, độ lệch chuẩn và đồng phương sai của các βi là rất lớn, kiểm định giả thiết là kém hiệu lực. Để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng này hay không ta có thể xem xét hệ số tương quan của các biến độc lập trong ma trận hệ số tương quan ở Phụ lục 5 và Phụ lục 6. Nếu hệ số tương quan của các biến độc lập là nhỏ (thông thường <0,8) thì có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến.

doc102 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3970 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế và quản lý tài nguyên nước: trường hợp nước ngầm tại huyện Bình Chánh thành phồ Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m3, lượng cầu nước hàng tháng chỉ giảm 2 m3. 4.5. Xây dựng hàm cầu và hàm cung nước ngầm của thị trường 4.5.1. Xây dựng hàm cầu nước ngầm cho sinh hoạt của toàn huyện Theo lý luận ở chương 3 ta có, cầu thị trường chính là tổng cầu của tất cả các cá nhân trong thị trường đó. Đối với trường hợp thị trường nước ngầm cho sinh hoạt huyện Bình Chánh ta có cầu nước ngầm sinh hoạt cho toàn Huyện là tổng cầu của tất cả các hộ gia đình trên địa bàn Huyện. Theo số liệu thống kê, tổng số hộ dân của Bình Chánh là 70.154 hộ. Nhân tổng số hộ này vào vế phải của phương trình đường cầu nước ngầm cá nhân theo giá đã được xây dựng trên đây ta có đường cầu thị trường như sau: QD = 70.154*33,9*P-0,483 QD = 2.378.221*P-0,483 Hay chuyển đổi về hàm cầu nghịch ta có dạng: P = 1,58983*1013*Q-2,07 Xuất phát từ phương trình trên, đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt theo giá của toàn huyện có dạng sau: Hình 4.7. Đường Cầu Nước Ngầm cho Sinh Hoạt của Toàn Huyện Bình Chánh Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp 4.5.2. Hàm cung nước ngầm sinh hoạt theo khai thác bền vững Trong hiện tại, nước ngầm là nguồn cung duy nhất cho toàn huyện Bình Chánh. Nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên và môi trường địa chất thủy văn nơi đây giả sử chúng ta chỉ khai thác và xử lý ở mức trữ lượng khai thác bền vững (trữ lượng động tự nhiên). Nhưng với mức khai thác này lượng cung không đáp ứng đủ tất cả các mục đích sản xuất và sinh hoạt của toàn Huyện. Khi đó nguồn cung nước này sẽ được ưu tiên phân bổ phục vụ cho sinh hoạt (theo Nghị Định 149). Và đây cũng chính là lượng cung bền vững cố định tại mức trữ lượng động tự nhiên: QS = 1.113.300 m3/tháng. Đường cung nước trong trường hợp này có dạng thẳng đứng như hình 4.8 sau đây: Hình 4.8. Đường Cung Nước Ngầm cho Sinh Hoạt Theo Khai Thác Bền Vững Nguồn tin: Kết quả tính toán và tổng hợp 4.5.3. Định giá nước tối ưu và tô tức tài nguyên nước Theo giả thiết ở chương 1, thị trường nước ngầm là cạnh tranh hoàn toàn nên điểm cân bằng thị trường là giao điểm của đường cung và đường cầu thị trường. Tương ứng với điểm cân bằng thị trường này, giá nước cho sinh hoạt sẽ được xác định. Nó cũng là giá nước tối ưu vì lợi ích ròng xã hội sẽ đạt cực đại tại giao điểm của đường cung và đường cầu trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Giá nước được xác định chính là giao điểm của đường cầu Q = 2.378.221*P-0.483 và đường cung thẳng đứng: Q = 1.113.300, hay cũng chính là nghiệm của hệ phương trình sau: Giải hệ phương trình này ta tìm được giá nước tối ưu khi khai thác tại mức bền vững là 4.800 đ/m3. Khi đó, tô tức tài nguyên theo định nghĩa bằng giá nước tối ưu trừ đi chi phí khai thác: 4.800-4.100 = 700 đ/m3 Tô tức tài nguyên và giá nước tối ưu được xác định sẽ làm cơ sở để tìm ra giá trị và tô tức tài nguyên nước ngầm cũng như đề ra chính sách khai thác phần kế tiếp. 4.5.4. Xác định giá trị tài nguyên nước ngầm tại mức khai thác bền vững Giá trị của một hàng hóa hay tài sản nào đó chính là tổng mức sẵn lòng trả để có được nó. Nước ngầm cũng vậy, trữ lượng nước ngầm hiện tại chính là một tài sản quý giá của xã hội, giá trị của nó là tổng mức sẵn lòng trả được xác định bằng phần diện tích dưới đường cầu. Trong trường hợp đường cầu nước sinh hoạt thì sản phẩm là hàng hóa thiết yếu nên ta không tìm được mức giá cao nhất (choke price) theo lý thuyết để lượng cầu bằng 0. Trên thực tế, mức giá cao nhất này hoàn toàn có thể xác định được: để có nước uống duy trì sự sống người ta sẵn sàng dùng đến đồng tiền thu nhập cuối cùng của mình để mua nước. Có nghĩa rằng tất cả thu nhập hàng tháng của hộ gia đình dùng để chi tiêu vào hàng hóa thiết yếu là nước. Và thu nhập trung bình của hộ gia đình (5,12 triệu/tháng) chính là giá nước cao nhất. Tại mức khai thác bằng trữ lượng động tự nhiên, nguồn tài nguyên này sẽ bền vững mãi mãi. Giá trị của tài nguyên nước ngầm mang lại chính là phần diện tích dưới đường cầu từ gốc tọa độ đến điểm khai thác bền vững. Tính tích phân của hàm cầu và nhân với 12 tháng ta có được giá trị hàng năm mà nguồn tài nguyên này mang lại cho con người là 4.487,3 tỷ đồng. Như vậy tổng giá trị tài nguyên nước ngầm chính là tổng của dòng tiền đều với thời gian là vô tận. Theo công thức tính dòng tiền đều rút gọn ta tính được tổng giá trị tài nguyên nước ngầm sẽ là lợi ích hay giá trị của một năm nguồn tài nguyên mang lại chia cho suất chiết khấu. Chọn suất chiết khấu 10%, ta ước tính được giá trị của nguồn tài nguyên là 44.873 tỷ đồng. Định ra giá trị tài nguyên là cần thiết nhưng làm sao để nguồn tài nguyên này mang lại giá trị cao hơn và bền vững cho con người là điều quan trọng. Câu hỏi đặt ra liệu chúng ta có nên khai thác nước ngầm ở mức như hiện tại hay chỉ khai thác ở mức trữ lượng động bền vững? Phần cuối của chương sẽ đưa ra đề xuất về hướng chính sách cho vấn đề này. 4.6. Đề xuất hướng chính sách Theo phân tích ở các phần trước, nguồn tài nguyên nước đang bị suy thoái do khai thác không hợp lý. Như vậy, vấn đề đặt ra là cần có hướng chính sách để vừa bảo tồn và nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên quý giá này lại vừa có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng của toàn Huyện. Qua nghiên cứu thực tế và các kết quả tính toán ở phần trước, tôi nhận thấy rằng nếu tài nguyên nước ngầm tiếp tục được khai thác để đáp ứng cho cả hai mục đích sinh hoạt và sản xuất không phải là giải pháp tối ưu; Cần thiết phải có chính sách dẫn đường ống nước của SAWACO đến phục vụ cho sinh hoạt của người dân thay vì khai thác nước ngầm như hiện tại, khai thác nước ngầm ở trữ lượng bền vững để phục vụ sản xuất công nghiệp. Nếu so với cách khai thác và sử dụng nước như hiện tại thì phương án được đề xuất là đáng được thực hiện vì nhiều lý do sau đây: Thứ nhất, chi phí khai thác và giá nước nếu tiếp tục khai thác như hiện tại là quá cao. Theo tính toán ở mục 4.3.5 ta thấy chi phí khai thác trung bình hiện tại đối với các hộ có giếng khoan là 4.100 đ/m3; để đảm bảo nguồn tài nguyên bền vững giả sử chúng ta chỉ khai thác ở mức trữ lượng động tự nhiên và dành hết phần cung này cho sinh hoạt (theo Nghị Định 149) thì giá nước tối ưu là 4.800 đ/m3. Nếu so với thu nhập bình quân đầu người huyện Bình Chánh (khoảng một triệu đồng/tháng) thì giá nước ở mức này là rất cao. Mà nước là hàng hóa thiết yếu nên mức giá như trên là một gánh nặng đối với người nghèo. Tại mức giá nước đó, lượng sử dụng bình quân của mỗi hộ là 15 m3/tháng, với nhân khẩu bình quân một hộ là 5 người ta suy ra được bình quân mỗi người chỉ sử dụng 3 m3/tháng. Đây là lượng nước thấp hơn chuẩn quy định cho sinh hoạt. Ngoài ra, đối với địa phương tốc độ đô thị hóa nhanh và gia tăng dân số như Bình Chánh, vấn đề mâu thuẫn giữa việc bảo tồn tài nguyên và đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại là không tránh khỏi. Như vậy mục tiêu phát triển bền vững là không đạt được. Hai là, việc thực hiện phương án kéo nước từ SAWACO đến sẽ giúp người dân an tâm hơn trong sử dụng nước. Theo phân tích ở mục 4.2.2, các số liệu quan trắc cho thấy chất lượng nước ngầm (chủ yếu qua các chỉ tiêu về mặt hóa học) đang diễn biến theo chiều hướng xấu. Nhưng với cách xử lý nước: lọc bằng than và cát như hiện tại của hầu hết các hộ dân nơi đây thì không thể đảm bảo nguồn nước sử dụng cho ăn uống an toàn về sức khỏe. Trong khi đó, nếu thực hiện phương án kéo nước từ SAWACO đến để phục vụ cho sinh hoạt tại đây người dân sẽ được sử dụng nguồn nước đảm bảo chất lượng hơn. Thứ ba, chúng ta xét đến tình hình phát triển công nghiệp của huyện Bình Chánh. Sự hoạt động của khu công nghiệp Lê Minh Xuân, các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ đã và đang gây ra lượng lớn chất thải làm ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm. Do vậy, việc tiếp tục sử dụng nước ngầm tại đây cho sinh hoạt là không nên. Thêm vào đó, công nghiệp phát triển cũng cần nhiều nước nhưng không đòi hỏi ở chất lượng cao như sinh hoạt. Với thực trạng ô nhiễm nước mặt nghiêm trọng như huyện Bình Chánh, nguồn nước này không thể sử dụng để sản xuất. Do đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của công nghiệp có hai phương án là mua nước từ hệ thống của SAWACO hoặc khai thác nước ngầm. Nhưng phương án thứ nhất bị loại bỏ vì sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho các hãng. Còn khai thác nước ngầm ở trữ lượng bền vững sẽ hợp lý vì không cần chi phí xử lý cao, mặt khác có thể tái sử dụng nguồn nước này để phục vụ các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Như thế, việc khai thác nước ngầm ở trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp và kéo nước từ SAWACO đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân là phương án mang tính kinh tế vừa bảo tồn được nguồn tài nguyên vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của cả mục đích sinh hoạt và sản xuất, mang lại lợi ích cho xã hội. Với phương án kéo hệ thống đường ống nước SAWACO, khi đó nước máy là hàng hóa thay thế cho nước ngầm. Nguồn nước máy đã được xử lý theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt (Phụ lục 1) nên chất lượng tốt hơn. Mặt khác giá nước cũng thấp hơn (2.750 đ/m3 cho lượng nước trong định mức) do đó người dân sẽ chuyển sang sử dụng nước máy. Giả sử lượng sử dụng trung bình cho mỗi hộ cũng là 15 m3/tháng, khi đó mỗi hộ sẽ tiết kiệm được khoảng 20.000đ/tháng, toàn huyện sẽ tiết kiệm được 1.403.080.000 đồng trong mỗi tháng tương đương 16.836.960.000 đồng trong một năm. Con số có ý nghĩa, xã hội có thể sử dụng số tiền tiết kiệm này để đầu tư cho việc xây dựng đường ống kéo nước. Vì vậy, đây là phương án nên thực hiện. Khi đó để đảm bảo tính kinh tế, nguồn nước ngầm được khai thác ở mức trữ lượng bền vững sẽ được ưu tiên sử dụng cho công nghiệp. Nhưng tổng trữ lượng nước ngầm là nguồn tài sản của xã hội nên khi sử dụng để sản xuất công nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả tô tức tài nguyên. Mức tô tức tài nguyên này cần phải phù hợp để tổng của chi phí khai thác nước trung bình và tô tức cho mỗi m3 nước phải nhỏ hơn hoặc bằng giá nước máy, vì nếu lớn hơn các hãng sẽ chuyển sang sử dụng nước máy thay cho nước ngầm. Theo kết quả của 4.5.3, mức tô tức tài nguyên là 700 đ/m3. Đây là lượng tô tức mà các cơ sở sản xuất phải đóng khi khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu của mình. Nó cũng là cơ sở khoa học để tiến hành thu phí (thuế tài nguyên) trả lại cho xã hội bằng cách góp vào ngân sách quốc gia. Tóm lại, chính sách được đưa ra là đáng được thực thi vì mang lại quyền lợi cho tất các các đối tượng sử dụng nước: người dân được sử dụng nước sinh hoạt với giá rẻ và chất lượng đảm bảo hơn, các doanh nghiệp sử dụng nước ngầm với chi phí rẻ hơn so với mua nước máy, SAWACO có thể tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nguồn tài nguyên được khai thác bền vững. Hay nói cách khác toàn xã hội sẽ được lợi. Bên cạnh đó, huyện Bình Chánh cũng cần thực hiện các giải pháp khác nhằm hỗ trợ cho công tác khai thác và quản lý tài nguyên nước ngầm trên địa bàn. Cụ thể, các nhóm giải pháp cần được xem xét như: Về kỹ thuật – công nghệ: Trong hiện tại, TP.HCM nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng chưa thống kê đầy đủ số lượng công trình khai thác, lượng nước khai thác trên địa bàn. Do vậy, việc xây dựng chương trình quản lý cơ sở dữ liệu về nước ngầm và tình hình khai thác là cần thiết. Tức là cần phải thu thập và cập nhật đầy đủ thông tin về đối tượng khai thác, số lượng giếng đang khai thác, số lượng giếng bị hư hỏng….và thông tin về các điều kiện địa chất thủy văn hiện tại của vùng. Đây là cơ sở dữ liệu cần thiết để hỗ trợ cho biện pháp thu phí nước ngầm và giúp cơ quan chức năng tiến hành quy hoạch vị trí khai thác, lượng nước khai thác phù hợp cho toàn Thành phố nói chung và huyện Bình Chánh nói riêng, tạo cơ sở khoa học cho việc cấp phép khai thác, tránh tình trạng khai thác tràn lan. Ngoài ra còn cần phải: - Tiến hành bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất vì hiện tại mực nước tĩnh ở tất cả các tầng chứa đang bị sụt giảm mạnh (trung bình sau 1 năm mực nước tĩnh sâu thêm 1 m). - Theo phân tích và dự báo trên đây, lượng nước ngầm cần cho nhu cầu sản xuất công nghiệp là rất lớn và ngày càng tăng cao trong khi khả năng cung cấp của nước ngầm là có hạn. Do vậy, việc hợp tác quốc tế, tiếp thu công nghệ xử lý, tái chế nước thải là cần thiết nhằm sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm, giảm lượng khai thác, bảo vệ môi trường nước mặt (cũng chính là bảo vệ chất lượng các tầng nước ngầm vì nước mặt là nguồn bổ sung cho nước ngầm, các chất ô nhiễm có trong nước mặt cũng là nguyên nhân làm cho nước ngầm bị nhiễm bẩn). - Tiến hành trám, lấp các giếng khai thác bị hư hỏng, chống sự lan truyền chất bẩn từ các nguồn nước có chất lượng xấu vào tầng chứa nước có chất lượng tốt. - Tăng mật độ các trạm quan trắc nước dưới đất. Xây dựng thêm mạng quan trắc để theo dõi, dự báo sự biến đổi về trữ lượng, chất lượng của nước dưới đất trong tầng khai thác nước, các hiện tượng lún mặt đất và hiện tượng xâm nhập mặn do quá trình khai thác gây ra để xác định các tai biến môi trường và kịp thời đưa ra các giải pháp giảm thiểu, khắc phục để theo dõi việc khai thác nước. Bên cạnh giải pháp về kinh tế và kỹ thuật trên đây, nhằm khai thác và quản lý nguồn tài nguyên nước ngầm tốt chúng ta còn phải kết hợp các biện pháp như: Kiểm soát chặt chẽ việc khai thác, hành nghề khoan giếng trên địa bàn Huyện, nhanh chóng hoàn thành việc cấp giấy phép cho các đơn vị khai thác nước dưới đất, tăng cường công tác kiểm tra sau khi cấp phép khai thác nước; Tuyên truyền, giáo dục ý thức người dân trong việc sử dụng tiết kiệm và bảo vệ tầng nước ngầm. Nước ngầm là một nguồn tài nguyên có thể tái sinh, nhưng với sự tăng dân số và phát triển kinh tế như hiện tại, nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên này ngày càng cao, làm cho nó trở thành nguồn tài nguyên có thể cạn kiệt. Khóa luận đã tiến hành phân tích, đánh giá nguồn tài nguyên này kết hợp các kiến thức kỹ thuật và kinh tế, trên cơ sở đó đề xuất hướng chính sách nhằm khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này đảm bảo nguồn cung bền vững trong tương lai và đáp ứng nhu cầu của toàn Huyện. CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Nước ngầm là một nguồn tài nguyên không phải vô hạn, nó hoàn toàn có thể cạn kiệt nếu con người không biết cách khai thác và sử dụng hợp lý. Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, nhu cầu về nước ngầm tại huyện Bình Chánh ngày càng cao trong khi nguồn cung nước là có giới hạn đã đặt ra yêu cầu khai thác và quản lý tài nguyên phù hợp. Đề tài nghiên cứu kinh tế và quản lý tài nguyên nước ngầm tiến hành trên địa bàn Huyện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu nói trên. Dựa trên số liệu thứ cấp về các thông số địa chất thủy văn sẵn có, khóa luận tính toán được trữ lượng nước ngầm của Huyện, trong đó, trữ lượng động là 37.110,72 m3/ngày – cũng chính là lượng cung nước bền vững, trữ lượng tĩnh: 149.840,61 m3/ngày và trữ lượng tiềm năng là 186.951,33 m3/ngày bằng phương pháp cân bằng. Dựa trên kết quả quan trắc về động thái nước của Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam, khóa luận đã phân tích đánh giá và giải thích trên quan điểm kinh tế tài nguyên. Trung bình mực nước tĩnh ở hai tầng chính sâu thêm 1m mỗi năm, kết quả dự báo mực nước tĩnh ở hai tầng đến năm 2012 cho thấy mực nước tĩnh của tầng Pliocen trên đạt đến -20,556 m, và tầng Pliocen dưới tiến đến -16,073 m. Đây là lời cảnh báo về dấu hiệu suy thoái và cạn kiệt tài nguyên. Cùng hướng đến mục đích phục vụ cho công tác quản lý, định giá nước, một cuộc điều tra trực tiếp được tiến hành trên địa bàn Huyện nhằm phân tích những nhân tố tác động đến nhu cầu sử dụng nước ngầm cho sinh hoạt của người dân và ý thức của họ trong việc bảo vệ tài nguyên. Bằng phương pháp phân tích hồi quy, mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt đã được xây dựng bao gồm bốn nhân tố tác động đến lượng cầu là giá nước, số người trong hộ, thu nhập bình quân đầu người và mùa. Cụ thể mô hình được viết dưới dạng hàm Cobb-Douglas: Q = e-0,661*P-0,483*HHSIZE0,912* INCOPER0,38*e0,171*DUM Phân tích sự tác động của các nhân tố lên lượng cầu và nhìn nhận tình hình thực tế: xu hướng gia tăng dân số của toàn huyện và thu nhập bình quân đầu người cũng tăng lên, do đó lượng cầu nước tiếp tục tăng lên. Nếu không có biện pháp đối ứng kịp thời, nguồn tài nguyên sẽ tiếp tục bị khai thác đến cạn kiệt. Bên cạnh đó, ứng dụng kết quả đường cầu và xác định đường cung bền vững, từ đó khóa luận đã xác định được giá tối ưu nước ngầm là 4.800 đ/m3 và giá trị tài nguyên là 44.478,3 tỷ đồng. Thông qua kết quả phân tích đường cầu và tình hình thực tế về khai thác và chất lượng tài nguyên hiện tại, khóa luận đã đề xuất hướng chính sách cho địa phương là cần phải kéo nước từ SAWACO để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức trữ lượng khai thác bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp. 5.2. Kiến nghị 5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng a) Về công tác xây dựng chính sách cho địa phương Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất được hướng chính sách là kéo nước từ SAWACO phục vụ sinh hoạt của người dân và khai thác nước ngầm ở mức bền vững phục vụ sản xuất công nghiệp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên và nâng cao phúc lợi xã hội. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu, chưa đi vào chi tiết, cụ thể để đảm bảo tính chặt chẽ. Vì vậy để chính sách đi vào thực tế, các cơ quan chức năng cần phải tiếp tục nghiên cứu, thiết kế và xây dựng phương án kéo nước từ SAWACO về Huyện phục vụ cho mục đích sinh hoạt của người dân. Song song với đó, cần thực hiện việc thu lệ phí khai thác nước ngầm đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, khu công nghiệp. b) Về công tác điều tra địa chất thủy văn Xây dựng thêm mạng quan trắc để theo dõi, dự báo sự biến đổi về trữ lượng, chất lượng của nước dưới đất trong tầng khai thác nước, các hiện tượng lún mặt đất và hiện tượng xâm nhập mặn do quá trình khai thác gây ra. c) Về công tác quản lý - Tiếp tục thu thập và cập nhật các số liệu điều tra về tình hình khai thác và tài liệu quan trắc vào cơ sở dữ liệu và hàng năm lập bản đồ. - Xây dựng quy chế khai thác về quản lý và bảo vệ tài nguyên nước ngầm. Kết hợp các biện pháp kinh tế, kỹ thuật trong quản lý, cấp giấy phép, thu phí tài nguyên nước. - Cần kiểm tra mức độ chấp hành của các đơn vị khai thác nước được cấp phép và có biện pháp xử lý nghiêm các đơn vị không tuân thủ quy định. d) Công tác quy hoạch khai thác sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước ngầm và môi trường ĐCTV - Tiến hành thực hiện phương án thay thế nước ngầm bằng nước máy kéo từ SAWACO phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân. - Việc cấp phép khai thác khoan giếng cần có sự tham gia phối hợp của các cơ quan chuyên về địa chất thủy văn như Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam. 5.2.2. Đối với người dân Hiện tại, nước ngầm là nguồn cung chính cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày – nhu cầu thiết yếu của người dân nên hơn ai hết họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các tầng nước ngầm. Việc khai thác nước ngầm hợp lý, bảo vệ chất lượng nước là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Để thực hiện điều đó, họ cần phải: - Sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý. - Không vứt rác, chất thải bừa bãi xuống các kênh rạch vì chất lượng nước mặt và nước ngầm có mối liên hệ với nhau. 5.2.3. Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp - Đầu tư cải thiện máy móc thiết bị sao cho tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất. - Trang bị hệ thống tái chế, xử lý nước thải, áp dụng công nghệ sản xuất sạch hơn nhằm giảm lượng xả thải ra môi trường. - Chấp hành nghiêm túc việc khai thác nước ngầm đúng tầng, đúng lưu lượng và thời gian theo giấy phép. - Việc khoan giếng phục vụ sản xuất phải thông qua sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Đoàn Văn Cánh – Phạm Quý Nhân, 2003. Tìm Kiếm Thăm Dò và Đánh Giá Trữ Lượng Nước Dưới Đất, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, Hà Nội, 2003, trang: 7 – 45. Nguyễn Thu Hiền, Hồ Việt Hùng, và Trịnh Minh Thụ, 2007. Giáo Trình Phát Triển và Quản Lý Tài Nguyên Nước Ngầm, Nhà Xuất Bản Giáo Dục, 2007, trang 191- 230. Chế Thị Mai Hiếu, 2007. Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước: Trường Hợp Nước Ngầm tại Cần Giuộc – Long An. Luận văn tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM, 2007. Đỗ Tiến Hùng, Trần Văn Lã, Phan Văn Tuyến, Khiếu Văn Giáp, Đoàn Ngọc Toản và Trần Văn Khoáng, 2001. Báo Cáo Quy Hoạch và Sử Dụng Nước Ngầm TP. Hồ Chí Minh, Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam, 124 trang. Nguyễn Việt Kỳ, Ngô Đức Chân, Bùi Trần Vượng, Trần Văn Chung và Hoàng Văn Vinh. Khai Thác và Bảo Vệ Tài Nguyên Nước Dưới Đất. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, trang: 28-32. Nguyễn Văn Ngà, 2007. Bài Giảng Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Đặng Minh Phương, 2004. Bài Giảng Kinh Tế Vi Mô 1, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 146 trang. ________________, 2004. Bài Giảng Kinh Tế Tài Nguyên, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Thomas Sterner, 2002. Công Cụ Chính Sách Cho Quản Lý Tài Nguyên và Môi Trường (được dịch bởi TS. Đặng Minh Phương). Nhà Xuất Bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008, trang: 387 – 404. Lê Công Trứ, 2005. Bài Giảng Kinh Tế Lượng, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm TP.HCM, 150 trang. Nguyễn Bá Uân – Ngô Thị Thanh Vân, 2006. Giáo Trình Kinh Tế Thủy Lợi. Nhà Xuất Bản Xây Dựng Hà Nội, 2006, trang: 71-102. Nguyễn Uyên, 2003. Địa Chất Thủy Văn Công Trình, Nhà Xuất Bản Xây Dựng, 2003. Đoàn Địa Chất 806 (thuộc Liên Đoàn ĐCTV – ĐCCT Miền Nam), 2007. Báo Cáo Quan Trắc Động Thái Nước Dưới Đất Khu Vực Thành Phố Hồ Chí Minh từ Năm 2002 đến 2007. Báo Cáo Hiện Trạng Khai Thác và Sử Dụng Tài Nguyên Nước trên Địa Bàn Huyện Bình Chánh. Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Bình Chánh, 2007. “Thành Phố Hồ Chí Minh: Khai Thác Nước Ngầm Bừa Bãi”, 06/2008, . “Thành Phố Hồ Chí Minh: Đang Lún vì Kiệt Nước Ngầm”, 08/2006, . “Thế Giới Khát Nước Sạch”, 03/2007, . “Nguy Cơ Dịch Bệnh từ Nước Ngầm Nhiễm Bẩn”, 06/2008,< index.php?option=com_content&view=article&id=488:nguy-c-dch-bnh-t-nc-ngm-nhim-bn&catid=123:xa-hi&Itemid=415>. TIẾNG NƯỚC NGOÀI Maria Corazon M.Ebarvia, 2003. Pricing for Groundwater Use of Industries in Metro Manila, Philippines, EEPSEA Research Report, Philippines. Rosalina Palanca – Tan and Germelino M. Bautista, 2003. Metering and A Water Permits Scheme for Groundwater Use in Cagayan de Oro, EEPSEA Research Report, Phillipines. “Critical Values for the Durbin-Watson Test: 5% Significance Level”, tháng 04/2008, . PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống STT Chỉ Tiêu ĐVT Giới hạn tối đa Phương pháp thử 1 Màu sắc TCU 15 TCVN 6185 - 1996 2 Mùi vị Không có mùi, vị lạ Cảm quan 3 Độ đục NTU 2 TCVN 6184 - 1996 4 PH mg/l 6,5 - 8,5 AOAC hoặc SMEWW 5 Độ cứng mg/l 300 TCVN 6224 - 1996 6 Clo dư mg/l 0,3 - 0,5 AOAC hoặc SMEWW 7 Hàm lượng Clorua mg/l 250 TCVN 6194 - 1996 8 Hàm lượng sắt mg/l 0,5 TCVN 6177 - 1996 9 Hàm lượng Mangan mg/l 0,5 TCVN 6002 - 1995 10 Hàm lượng Nitrat mg/l 50 TCVN 6180 - 1996 11 Hàm lượng Nitrit mg/l 3 TCVN 6178 - 1996 12 Hàm lượng sunphat mg/l 250 TCVN 6200 - 1996 13 Hàm lượng Thủy ngân mg/l 0,01 TCVN 6182 - 1996 14 Hàm lượng Asen mg/l 0,001 TCVN 5991 - 1995 15 Độ Oxy hóa mg/l 2 Chuẩn độ bằng KMnO4 16 Coliforms tổng số mg/l 0 TCVN 6187 - 1- 1996 17 E.coli mg/l 0 TCVN 6187-1-1996 Nguồn: Bộ Y tế, 2002 Phụ lục 2: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Pliocen trên Giai Đoạn 1992-2007 Năm pH NH4 Cl NO3 NO2 Fe tổng 1992 7,56 1,30 386,40 0,60 0,21 7,73 1993 7,92 0,42 336,78 0,39 0,01 8,40 1994 8,00 0,00 340,32 1,37 0,04 8,32 1995 7,20 0,01 341,38 3,22 2,39 11,27 1996 7,91 0,03 332,52 0,50 0,24 13,12 1997 7,76 0,25 335,01 0,74 0,30 10,55 1998 15,19 0,72 659,38 0,67 0,02 11,70 1999 7,11 0,20 327,92 0,71 0,01 16,56 2000 6,71 0,00 326,14 0,44 0,01 24,26 2001 6,65 0,00 319,50 0,85 0,01 16,98 2002 6,47 0,15 322,60 0,22 0,00 26,43 2003 6,45 0,71 331,46 0,54 0,00 17,55 2004 7,99 0,46 320,94 0,77 0,06 17,60 2005 7,12 0,11 315,51 0,50 0,02 24,56 2006 6,67 0,08 326,50 0,31 0,00 2007 7,84 1,95 322,60 0,56 0,00 TCVN 5944-1995 6,5 - 6,8 0 200 - 600 45 1 - 5 1329/2002/BYT QĐ ngày 18/04/02 6,5 - 8,5 1,5 250 50 3 0,5 Nguồn tin: Đoàn Địa Chất 806 Phụ lục 3: Các Chỉ Tiêu Chất Lượng Nước Tầng Pliocen dưới Giai Đoạn 1992-2007 Year pH NH4 Cl NO3 NO2 Fe tổng 1992 7,97 0,72 1209,73 0,84 2,04 1,04 1993 8,09 0,50 1180,49 1,08 0,42 2,66 1994 8,46 0,00 361,59 0,87 0,04 22,89 1995 8,33 0,02 319,05 1,14 0,02 8,65 1996 8,12 0,17 325,43 0,16 0,39 4,28 1997 7,99 0,00 372,22 2,57 0,01 9,48 1998 7,74 1,10 347,41 0,42 0,10 2,43 1999 5,10 0,25 1283,30 0,99 0,06 93,84 2000 6,90 0,05 2180,18 1,29 0,00 5,96 2001 5,02 1,79 4386,94 0,98 0,00 20,02 2002 4,84 2,60 3899,50 0,91 0,01 30,12 2003 5,82 0,62 3243,68 0,54 0,00 130,82 2004 3,80 0,87 5171,27 0,49 0,02 193,83 2005 4,23 0,28 5228,88 0,32 0,03 95,64 2006 4,68 0,04 5565,65 0,09 0,00 2007 4,68 0,04 5565,65 0,09 0,00 TCVN 5944-1995 6,5 - 6,8 200 - 600 45 1 - 5 1329/2002/BYT QĐ ngày 18/04/02 6,5 - 8,5 1,5 250 50 3 0,5 Phụ lục 4: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực nước ngầm – tầng Pliocen trên - Kết xuất mô hình Dependent Variable: Y_2B Method: Least Squares Date: 06/05/08 Time: 17:47 Sample(adjusted): 1993 2007 Included observations: 15 after adjusting endpoints Convergence achieved after 3 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 4.365983 3.160638 1.381361 0.1923 T -1.186079 0.209465 -5.662410 0.0001 AR(1) 0.749862 0.149488 5.016192 0.0003 R-squared 0.987998 Mean dependent var -7.204486 Adjusted R-squared 0.985998 S.D. dependent var 4.447560 S.E. of regression 0.526283 Akaike info criterion 1.730899 Sum squared resid 3.323680 Schwarz criterion 1.872509 Log likelihood -9.981745 F-statistic 493.9237 Durbin-Watson stat 1.663511 Prob(F-statistic) 0.000000 Inverted AR Roots .75 - Kết xuất kiểm định LM cho hiện tượng tự tương quan Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.321189 Probability 0.582273 Obs*R-squared 0.425559 Probability 0.514176 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/05/08 Time: 18:09 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.786515 3.537908 -0.222311 0.8281 T 0.045675 0.230237 0.198384 0.8464 AR(1) -0.046691 0.174568 -0.267466 0.7941 RESID(-1) 0.194484 0.343166 0.566735 0.5823 R-squared 0.028371 Mean dependent var 1.15E-09 Adjusted R-squared -0.236619 S.D. dependent var 0.487243 S.E. of regression 0.541831 Akaike info criterion 1.835452 Sum squared resid 3.229385 Schwarz criterion 2.024265 Log likelihood -9.765889 F-statistic 0.107063 Durbin-Watson stat 1.898245 Prob(F-statistic) 0.954209 Dựa trên kết xuất kiểm định ta có giá trị BGstat = 0,426 và pvalue = 51,4%>10% nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Mô hình chạy theo dữ liệu chuỗi thời gian nên ta không cần quan tâm đến hiện tượng phương sai không đồng đều. Phụ lục 5: Kết xuất và kiểm định hiện tượng tự tương quan của mô hình dự báo mực nước ngầm – tầng Pliocen dưới - Kết xuất mô hình Dependent Variable: Y_2A Method: Least Squares Date: 06/09/08 Time: 18:13 Sample(adjusted): 1994 2007 Included observations: 14 after adjusting endpoints Convergence achieved after 3 iterations Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.264481 0.662235 0.399377 0.6980 T -0.780881 0.073178 -10.67094 0.0000 AR(1) 0.718669 0.249136 2.884649 0.0163 AR(2) -0.866243 0.317290 -2.730131 0.0212 R-squared 0.942606 Mean dependent var -7.225452 Adjusted R-squared 0.925388 S.D. dependent var 4.007694 S.E. of regression 1.094712 Akaike info criterion 3.253815 Sum squared resid 11.98394 Schwarz criterion 3.436403 Log likelihood -18.77671 F-statistic 54.74467 Durbin-Watson stat 2.338593 Prob(F-statistic) 0.000002 Inverted AR Roots .36 -.86i .36+.86i - Kết xuất kiểm định LM Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 1.635735 Probability 0.253768 Obs*R-squared 4.063409 Probability 0.131112 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 06/09/08 Time: 18:30 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.860685 0.787474 -1.092970 0.3062 T 0.116549 0.094865 1.228575 0.2541 AR(1) 0.661787 0.466253 1.419372 0.1936 AR(2) -0.475179 0.421185 -1.128195 0.2919 RESID(-1) -1.239124 0.705970 -1.755207 0.1173 RESID(-2) -0.403551 0.548888 -0.735216 0.4832 R-squared 0.290243 Mean dependent var -2.27E-11 Adjusted R-squared -0.153354 S.D. dependent var 0.960126 S.E. of regression 1.031121 Akaike info criterion 3.196696 Sum squared resid 8.505677 Schwarz criterion 3.470578 Log likelihood -16.37687 F-statistic 0.654294 Durbin-Watson stat 1.962486 Prob(F-statistic) 0.667574 Theo kết xuất kiểm định ta có giá trị BGstat = 4,06 và pvalue = 13%>10% nên mô hình không xảy ra hiện tượng tự tương quan. Đây là dữ liệu chuỗi thời gian nên có thể bỏ qua hiện tượng phương sai không đồng đều. Phụ lục 6: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương pháp OLS Dependent Variable: LNQ Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 21:34 Sample: 1 200 Included observations: 198 Excluded observations: 2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.376493 0.600127 -0.627355 0.5312 LNP -0.459322 0.050470 -9.100895 0.0000 LNINCOPER 0.334611 0.079656 4.200672 0.0000 LNHHSIZE 0.870957 0.096879 8.990127 0.0000 DUM 0.238986 0.080262 2.977557 0.0033 R-squared 0.530459 Mean dependent var 2.785673 Adjusted R-squared 0.520728 S.D. dependent var 0.815581 S.E. of regression 0.564623 Akaike info criterion 1.719611 Sum squared resid 61.52821 Schwarz criterion 1.802648 Log likelihood -165.2415 F-statistic 54.50997 Durbin-Watson stat 1.905940 Prob(F-statistic) 0.000000 Phụ lục 7: Kết xuất Eviews mô hình đường cầu nước sinh hoạt chạy bằng phương pháp GLS Dependent Variable: LNQ Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:33 Sample: 1 200 Included observations: 198 Excluded observations: 2 Weighting series: W2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.660549 0.347575 -1.900452 0.0589 LNP -0.482699 0.035385 -13.64150 0.0000 LNHHSIZE 0.912109 0.060174 15.15789 0.0000 LNINCOPER 0.380620 0.044435 8.565737 0.0000 DUM 0.171302 0.049997 3.426245 0.0007 Weighted Statistics R-squared 0.969658 Mean dependent var 2.894308 Adjusted R-squared 0.969029 S.D. dependent var 2.439509 S.E. of regression 0.429318 Akaike info criterion 1.171690 Sum squared resid 35.57259 Schwarz criterion 1.254727 Log likelihood -110.9973 F-statistic 1541.955 Durbin-Watson stat 1.942946 Prob(F-statistic) 0.000000 Unweighted Statistics R-squared 0.525747 Mean dependent var 2.785673 Adjusted R-squared 0.515918 S.D. dependent var 0.815581 S.E. of regression 0.567449 Sum squared resid 62.14570 Durbin-Watson stat 1.869394 Phụ lục 8: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt chạy bằng phương pháp OLS White Heteroskedasticity Test: F-statistic 5.914378 Probability 0.000000 Obs*R-squared 58.35329 Probability 0.000000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:21 Sample: 1 200 Included observations: 198 Excluded observations: 2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -7.153619 6.101240 -1.172486 0.2425 LNP 0.649363 0.567853 1.143541 0.2543 LNP^2 0.140802 0.027544 5.111831 0.0000 LNP*LNINCOPER -0.203377 0.073726 -2.758540 0.0064 LNP*LNHHSIZE 0.305385 0.115363 2.647164 0.0088 LNP*DUM -0.056707 0.080024 -0.708633 0.4794 LNINCOPER 2.594655 1.668922 1.554689 0.1217 LNINCOPER^2 -0.193547 0.116179 -1.665937 0.0974 LNINCOPER*LNHHSIZE 0.074855 0.168337 0.444677 0.6571 LNINCOPER*DUM 0.064912 0.126260 0.514114 0.6078 LNHHSIZE -1.319699 1.350773 -0.976996 0.3299 LNHHSIZE^2 0.069630 0.102926 0.676500 0.4996 LNHHSIZE*DUM 0.019105 0.153560 0.124413 0.9011 DUM -0.519253 0.949236 -0.547022 0.5850 R-squared 0.294714 Mean dependent var 0.310749 Adjusted R-squared 0.244884 S.D. dependent var 0.514945 S.E. of regression 0.447474 Akaike info criterion 1.297687 Sum squared resid 36.84289 Schwarz criterion 1.530191 Log likelihood -114.4710 F-statistic 5.914378 Durbin-Watson stat 1.879626 Prob(F-statistic) 0.000000 Phụ lục 9: Kết xuất kiểm định White mô hình đường cầu nước ngầm cho sinh hoạt chạy bằng phương pháp GLS White Heteroskedasticity Test: F-statistic 0.763139 Probability 0.698160 Obs*R-squared 10.12949 Probability 0.683313 Test Equation: Dependent Variable: STD_RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/11/08 Time: 22:34 Sample: 1 200 Included observations: 198 Excluded observations: 2 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0.557835 3.151013 0.177034 0.8597 LNP 0.210447 0.293270 0.717588 0.4739 LNP^2 -0.014637 0.014225 -1.028966 0.3048 LNP*LNHHSIZE 0.003645 0.059580 0.061176 0.9513 LNP*LNINCOPER -0.024889 0.038076 -0.653658 0.5141 LNP*DUM -0.018942 0.041329 -0.458326 0.6473 LNHHSIZE 0.171741 0.697613 0.246185 0.8058 LNHHSIZE^2 -0.072241 0.053157 -1.359017 0.1758 LNHHSIZE*LNINCOPER -0.002907 0.086938 -0.033439 0.9734 LNHHSIZE*DUM 0.019787 0.079307 0.249500 0.8033 LNINCOPER -0.143060 0.861922 -0.165978 0.8684 LNINCOPER^2 0.011899 0.060001 0.198308 0.8430 LNINCOPER*DUM 0.021659 0.065208 0.332147 0.7402 DUM -0.221172 0.490237 -0.451154 0.6524 R-squared 0.051159 Mean dependent var 0.179660 Adjusted R-squared -0.015879 S.D. dependent var 0.229287 S.E. of regression 0.231100 Akaike info criterion -0.023849 Sum squared resid 9.826929 Schwarz criterion 0.208654 Log likelihood 16.36109 F-statistic 0.763139 Durbin-Watson stat 1.859753 Prob(F-statistic) 0.698160 Phụ lục 10: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình đường cầu LNQ LNP LNINCOPER LNHHSIZE DUM LNQ 1 -0.548559 0.065518 0.519613 0.139513 LNP -0.548559 1 0.077498 -0.226182 0.011568 LNINCOPER 0.065518 0.077498 1 -0.241442 0.004258 LNHHSIZE 0.519613 -0.226182 -0.241442 1 -0.006281 DUM 0.139513 0.011568 0.004258 -0.006281 1 Phụ lục 11: Kết xuất các mô hình hồi quy phụ Mô hình 1: Biến LnP là biến phụ thuộc Dependent Variable: LNP Method: Least Squares Date: 04/12/08 Time: 06:27 Sample: 1 200 Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 1.540954 0.848633 1.815808 0.0709 LNINCOPER 0.043949 0.113551 0.387040 0.6991 LNHHSIZE -0.417109 0.134716 -3.096214 0.0022 DUM 4.26E-15 0.113911 3.74E-14 1.0000 R-squared 0.052992 Mean dependent var 1.209249 Adjusted R-squared 0.038497 S.D. dependent var 0.821442 S.E. of regression 0.805475 Akaike info criterion 2.425029 Sum squared resid 127.1629 Schwarz criterion 2.490995 Log likelihood -238.5029 F-statistic 3.655903 Durbin-Watson stat 2.580889 Prob(F-statistic) 0.013471 Mô hình 2: Biến LnIncoper là biến phụ thuộc Dependent Variable: LNINCOPER Method: Least Squares Date: 04/12/08 Time: 06:28 Sample: 1 200 Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 7.201332 0.157970 45.58678 0.0000 LNP 0.017377 0.044897 0.387040 0.6991 LNHHSIZE -0.281028 0.084402 -3.329634 0.0010 DUM 0.000000 0.071628 0.000000 1.0000 R-squared 0.059852 Mean dependent var 6.797577 Adjusted R-squared 0.045462 S.D. dependent var 0.518405 S.E. of regression 0.506484 Akaike info criterion 1.497149 Sum squared resid 50.27911 Schwarz criterion 1.563116 Log likelihood -145.7149 F-statistic 4.159237 Durbin-Watson stat 2.036473 Prob(F-statistic) 0.006960 Mô hình 3: Biến LNHhsize là biến phụ thuộc Dependent Variable: LNHHSIZE Method: Least Squares Date: 04/12/08 Time: 06:29 Sample: 1 200 Included observations: 200 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 2.941590 0.390028 7.542003 0.0000 LNP -0.111794 0.036107 -3.096214 0.0022 LNINCOPER -0.190498 0.057213 -3.329634 0.0010 DUM 3.98E-15 0.058973 6.75E-14 1.0000 R-squared 0.103006 Mean dependent var 1.511477 Adjusted R-squared 0.089276 S.D. dependent var 0.436961 S.E. of regression 0.417000 Akaike info criterion 1.108336 Sum squared resid 34.08225 Schwarz criterion 1.174303 Log likelihood -106.8336 F-statistic 7.502515 Durbin-Watson stat 1.923831 Prob(F-statistic) 0.000089 Phụ lục 12: Bảng giá trị thống kê mô tả các biến trong mô hình đường cầu Q P INCOMEPER HHSIZE DUM Mean 21.61400 5.015323 1029.939 4.970000 0.500000 Median 16.50000 2.800000 866.0714 4.500000 0.500000 Maximum 100.0000 56.62756 3500.000 15.00000 1.000000 Minimum 0.000000 0.310000 300.0000 1.000000 0.000000 Std. Dev. 16.80966 6.836949 599.2309 2.274857 0.501255 Skewness 1.519012 4.960409 1.702664 1.870350 0.000000 Kurtosis 6.313989 34.53304 6.474857 8.126682 1.000000 Jarque-Bera 168.4343 9106.295 197.2574 335.6309 33.33333 Probability 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 Observations 200 200 200 200 200 Phục lục 13: Các kiểm định giả thiết cho mô hình 1. Kiểm định t-test - Phát biểu giả thiết: H0: βi = 0, i = 1, 2, 3, 4 (biến giải thích thứ i không ảnh hưởng đến LnQ) H1: βi ≠ 0 (biến giải thích thứ i có ảnh hưởng đến LnQ) - Xác định mức ý nghĩa và độ bậc tự do: Mức ý nghĩa được chọn là α = 0,05 Độ bậc tự do: df = n – k = 200 – 5 = 195 Với k là số hệ số hồi qui. n là số quan sát. Tra bảng phân phối Student ta được giá tri tới hạn tcrit = tα/2; n-k Tính các giá trị thống kê t (t-stat) sau đó so sánh với tcrit. Nếu tstat > tcrit thì ta bác bỏ giả thiết H0, tức là sự thay đổi của biến số này có ảnh hưởng đến sự biến thiên của LnQ. Và ngược lại, nếu t < tcrit thì chấp nhận giả thiết H0, tức là sự thay đổi của biến số này không ảnh hưởng đến sự biến thiên của biến phụ thuộc LnQ. Tuy nhiên, ta có thể kết luận dựa vào việc so sánh mức ý nghĩa đã chọn: α = 0,05 với các giá trị p-value trong kết xuất của Eviews. Như vậy dựa vào phụ lục 1 và 2, giá trị p-value của các hệ số hồi quy đều nhỏ hơn 5%. Do đó, các biến độc lập đưa vào trong mô hình này có ý nghĩa, sự thay đổi của các chúng đều ảnh hưởng đến sự biến thiên của lượng cầu nước ngầm cho sinh hoạt LnQ. 2. Kiểm định F-test - Giả thiết của kiểm định này là: H0: β1 = β2 = β3 =β4= 0 (tất cả các biến độc lập trong mô hình đều không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc LnQ) H1: có ít nhất một biến βi ≠ 0 ( có ít nhất một biến ảnh hưởng đến LnQ) - Tìm giá trị thống kê kiểm định F (F-test) - Tra bảng phân phối Fk-1,n-k,(α) ta có được giá trị tới hạn Fcrit. với k-1=4: là bậc tự do ở tử (k = 5) n – k =195: là bậc tự do ở mẫu (n = 200) α là mức ý nghĩa (α = 0,05) - So sánh giá trị F-test với giá trị tới hạn Nếu F > Fcrit (hoặc nếu giá trị pvalue < mức ý nghĩa α) thì bác bỏ giả thiết H0. Nếu F mức ý nghĩa α) chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0. Dựa vào các giá trị p-value bằng 0,0000 trong kết xuất ở phụ lục 2 ta kết luận rằng mô hình có ý nghĩa. Phụ lục 14: Kiểm Tra Các Vi Phạm Giả Thiết trong Mô Hình 1. Hiện tượng phương sai không đồng đêu Hiện tượng phương sai không đồng đều là hiện tượng mà phương sai của các sai số (εi) ứng với các giá trị khác nhau của các biến độc lập là khác nhau (phương sai không là hằng số). Hậu quả của hiện tượng này là làm cho các hệ số ước lượng βi vẫn là tuyến tính, không thiên lệch, nhất quán nhưng không còn là tốt nhất (không có phương sai bé nhất); các ước lượng của phương sai hoặc sai số chuẩn của các hệ số βi bị thiên lệch, các kiểm định giả thiết không còn hiệu lực, dễ dẫn đến sai lầm; Làm cho dự báo kém hiệu quả hơn. Chúng ta kiểm tra hiện tượng này bằng kiểm định White như sau: Giả sử phương sai của sai số có quan hệ với một vài hay tất cả các biến số trong mô hình hồi qui, bao hàm cả các đại lượng bình phương (squares), và đại lượng tương tác (interaction term). Đối với dạng hàm cầu log – log, phương trình kiểm định White được viết như sau: st2 = g1 + 2LnPt + g3LnIncoper + g4LnHhsizet + g5LnPt2 + g6LnIncopert2 + g7LnHhsizet2+ g8LnPt* LnHHsizet+g9LnPt* LnIncopert +g10LnIncopert* LnHhsizet+ut (1) Giả thiết: H0: g2 = g3 = g4 = g5 = …= g10 (không xảy ra hiện tượng phương sai không đồng đều) H1: ít nhất có một gi khác 0 (xảy hiện tượng phương sai không đồng đều). So sánh trị thống kê Wstat = n.R2Arti với giá trị tới hạn χ2α,df=k-1 ta có thể đưa ra kết luận. Với: Với R2Arti là hệ số xác định trong mô hình hồi quy nhân tạo. χ2α,k-1 là giá trị tới hạn ở mức ý nghĩa α và bậc tự do k là số hệ số hồi quy trong mô hình hồi quy nhân tạo. Nếu Wstat > χ2α,k-1 (hoặc nếu giá trị p-value < mức ý nghĩa α) thì bác bỏ giả thiết H0 tức là xảy ra hiện tượng phương sai không đồng đều và phải tìm cách khắc phục. Nếu Wstat mức ý nghĩa α) chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0 hay không xảy ra hiện tượng phương sai không đồng đều với mức ý nghĩa được chọn. Dựa vào kết xuất kiểm định White ở phụ lục 3 ta có: Wstat=58,35 và p-value = 0,0000 < α = 10% nên bác bỏ giả thiết H0, như thế mô hình hàm cầu chạy theo phương pháp OLS xảy ra hiện tượng phương sai không đồng đều. Như lập luận ở phần trên, khi mô hình xảy ra hiện tượng này tức là việc ứng dụng mô hình để phân tích, dự báo hay đề xuất chính sách sẽ kém hiệu quả. Chính vì vậy chúng ta phải tìm cách khắc phục nó. Và kỹ thuật hồi quy theo GLS được ứng dụng trong trường hợp này. Kết quả hồi quy theo phương pháp này và kiểm định lại hiện tượng phương sai không đồng đều được thể hiện ở phụ lục 2 và 4. Tương tự, theo kết xuất kiểm định White ở phụ lục 4 ta có: Wstat = 10,13 và pvalue = 0,68 > α = 10% nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, do vậy mô hình được khắc phục không xảy ra hiện tượng phương sai không đồng đều. 2. Hiện tượng đa cộng tuyến Hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra khi tồn tại mối quan hệ tuyến tính hoàn hảo hay xấp xỉ hoàn hảo giữa một số hay tất cả các biến giải thích trong mô hình hồi quy. Hậu quả của hiện tượng này là làm cho các hệ số ước lượng của mô hình không xác định được (nếu là đa cộng tuyến hoàn hảo); Đối với tương quan cao hay xấp xỉ hoàn hảo sẽ làm cho các ước lượng của phương sai, độ lệch chuẩn và đồng phương sai của các βi là rất lớn, kiểm định giả thiết là kém hiệu lực. Để kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng này hay không ta có thể xem xét hệ số tương quan của các biến độc lập trong ma trận hệ số tương quan ở Phụ lục 5 và Phụ lục 6. Nếu hệ số tương quan của các biến độc lập là nhỏ (thông thường <0,8) thì có thể bỏ qua hiện tượng đa cộng tuyến. Trong hai bảng ma trận hệ số tương quan ở Phụ lục 5 và Phụ lục 6 của hai mô hình ước lượng hàm cầu ta thấy hệ số tương quan cặp giữa các biến là nhỏ, không có hệ số nào lớn hơn hay bằng 0,8 nên ta có thể nói rằng hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là không đáng quan tâm. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác hơn ta tiến hành chạy hồi quy phụ và so sánh R2 của mô hình hồi quy phụ so với mô hình gốc như ở phụ lục 5. Dựa theo các kết xuất đó ta có thể khẳng định rằng hiện tượng đa cộng tuyến là không đáng quan tâm trong mô hình đường cầu này. 3. Hiện tượng tự tương quan Hiện tượng tự tương quan là hiện tượng mà một số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ thể nào đó của tổng thể có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số của các mẫu quan sát khác trong tổng thể. Hậu quả của hiện tượng này là làm cho các ước lượng βi không còn là tốt nhất, tức là không có phương sai bé nhất, các dự báo của biến phụ thuộc không còn hiệu quả; R2 tăng lên cao một cách giả tạo và t-stat cũng lớn hơn giá trị thật. Để kiểm tra hiện tượng này chúng ta dùng kiểm định Durbin-Watson. Bảng:Kiểm định hiện tượng tự tương quan H0: ρ = 0 (không có tự tương quan) H1: ρ ≠ 0 (có tự tương quan) Tự tương quan dương (ρ > 0) Tự tương quan âm (ρ < 0) d ≤ dL dL < d < dU d ≥ dU d ≤ 4 - dU 4 - dU < d < 4 - dL d ≥ 4 - dL Bác bỏ giả thiết H0 Chưa kết luận được gì Không thể bác bỏ giả thiết H0 Không thể bác bỏ giả thiết H0 Chưa kết luận được gì Bác bỏ giả thiết H0 Có tự tương quan dương Không có tự tương quan dương Không có tự tương quan âm Có tự tương quan âm Tra bảng Durbin Watson ở mức ý nghĩa α = 5%,với k = 4, n = 200 ta có: dL = 1,73 và dU =1,79. Như vậy theo kết xuất của mô hình ở phụ lục 2 ta có: Durbin-Watson = 1,94 > dU, nên có thể kết luận trong mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Phụ lục 15: Critical Values for the Durbin-Watson Test: 5% Significance Level T=200, K=2 to 21 K includes intercept T K dL dU 200. 2. 1.75844 1.77852 200. 3. 1.74833 1.78871 200. 4. 1.73815 1.79901 200. 5. 1.72789 1.80942 200. 6. 1.71755 1.81994 200. 7. 1.70713 1.83057 200. 8. 1.69663 1.84133 200. 9. 1.68607 1.85219 200. 10. 1.67543 1.86316 200. 11. 1.66471 1.87423 200. 12. 1.65394 1.88541 200. 13. 1.64308 1.89671 200. 14. 1.63216 1.90810 200. 15. 1.62117 1.91961 200. 16. 1.61011 1.93122 200. 17. 1.59900 1.94292 200. 18. 1.58781 1.95473 200. 19. 1.57657 1.96665 200. 20. 1.56527 1.97865 200. 21. 1.55390 1.99075 Nguồn: Phụ lục 16: Bảng câu hỏi phỏng vấn PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NƯỚC NGẦM CỦA CÁC HỘ DÂN HUYỆN BÌNH CHÁNH Địa điểm:……………………………………………… Phiếu số ……… Ngày tháng năm 2008 Người phỏng vấn: Tôi tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, sinh viên Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu: “Kinh Tế và Quản Lý Tài Nguyên Nước – Trường Hợp Nước Ngầm tại Huyện Bình Chánh, TP.HCM” nên cần một vài số liệu thực về tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm của các hộ dân trên địa bàn Huyện. Kính mong cô/chú dành chút thời gian quý báu để trả lời những câu hỏi sau đây. Những thông tin mà cô/chú cung cấp sau đây sẽ rất hữu ích cho công tác nghiên cứu này. Những thông tin chung 1. Họ tên người được phỏng vấn: Tuổi: Nam/Nữ: 2. Nghề nghiệp: Trình độ học vấn: II. Thông tin về tình hình khai thác và sử dụng nước ngầm của hộ gia đình Hiện nay, gia đình đang sử dụng nước từ nguồn nào? 0. Do nhà nước cung cấp 1. Nước giếng tự khoan Thông tin về giá nước, lượng nước sử dụng 2.1. Nếu nước do nhà nước cung cấp Giá của 1m3 là bao nhiêu (đã cộng phí môi trường)?........................................ Chi phí lắp đặt hệ thống đường ống là bao nhiêu?............................................. Chi phí cho bồn/bể chứa nước là bao nhiêu?.................Thời gian sử dụng…... Lượng nước sử dụng bình quân hàng tháng là bao nhiêu?....................................... (mùa mưa:…………………………..; mùa khô………………………….). Chi phí để xử lý nước trước khi sử dụng (nếu có)…………………? ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… g. Ý kiến về chất lượng nước cũng như dịch vụ cung ứng của hệ thống cấp nước hiện nay. …………. …………. h. Xin gia đình cho biết ý kiến nhận xét về giá nước hiện nay như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hóa đơn nước tháng gần nhất: lượng nước……………Số tiền phải trả……………………… 2.2. Nước giếng tự khoan Chi phí đầu tư hệ thống cung cấp nước - Chi phí khoan giếng:……………………………………………….. - Chi phí máy bơm:…………..mua từ năm……………….................. Công suất:………...Thời hạn sử dụng:……....................... Chi phí xây dựng hồ chứa nước:………....xây từ năm…………… Thời hạn sử dụng:…………Dung tích:…………………………… (Chi phí mua bồn chứa nước:…………….., Dung tích:…………Thời hạn sử dụng:……………………..) Chi phí trang bị hệ thống ống dẫn:……………Thời hạn sử dụng:………… Chi phí cho hệ thống lọc nước:………………..Thời hạn sử dụng:………... Chi phí nguyên nhiên vật liệu, bảo trì sửa chữa Giá điện/kwh…………………………….. Chi phí bảo trì, sửa chữa?................................................................................ Chi phí khác?................................................................................................... Lượng nước sử dụng Trung bình cứ bao lâu ông (bà) bơm nước vào hồ (bồn chứa)?...................... (Hoặc: 1 hồ/bồn chứa nước như thế ông (bà) sử dụng trong bao lâu?........................) Thời gian bơm là bao nhiêu phút/lần……………(vào mùa khô) và………………...(vào mùa mưa). Chất lượng nước - Nước có bị vẩn đục hoặc bị nhiễm phèn không? £ Không £ Có. Cách khắc phục 3. Ngoài nhu cầu ăn uống/ vệ sinh hằng ngày, gia đình còn sử dụng nước vào những việc gì, vào những dịp nào, khối lượng bao nhiêu? (trong 1 tháng) £ Tưới tiêu m3 £ Chăn nuôi m3 £ Dịch vụ m3 £ Khác m3 III. Các đặc điểm về kinh tế xã hội Số người trong hộ?....................... Số người đi làm có việc thường xuyên?..................Số người đi làm có việc không thường xuyên…………………… Số người đang đi học?.................. Đơn vị tính: đồng STT Quan hệ với chủ hộ Trình độ văn hóa Tuổi Giới tính Nghề nghiệp Thu nhập BQ/tháng Thu nhập khác 1 Người được PV 2 3 4 5 6 7 4. Giả sử nguồn nước ngầm của Huyện trong thời gian tới sẽ bị ô nhiễm hoặc cạn kiệt bắt buộc gia đình phải chuyển sang sử dụng nguồn nước khác với giá cao hơn thì gia đình có thể trả bao nhiêu để đảm bảo nhu cầu hiện tại:…………….ngàn đồng/m3. Hoặc gia đình có thể ước tính giá tăng bao nhiêu lần so với giá (chi phí) hiện tại đang sử dụng mà GĐ chấp nhận được……….(ngàn đồng). IV. Giả sử hiện nay nhà nước có chính sách thu lệ phí khai thác và sử dụng nước ngầm nhằm mục đích hạn chế việc sử dụng nước lãng phí, đảm bảo nguồn cung nước bền vững. Theo ý kiến của cô (chú) mức phí cho mỗi m3 nước được khai thác lên là bao nhiêu thì chấpnhậnđược?.................................................................................................................................................. Xin cảm ơn cô/chú, chúc gia đình sức khỏe – hạnh phúc!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockinh_te_va_quan_ly_tai_nguyen_nuoc_truong_hop_nuoc_ngam_tai_huyen_binh_chanh_thanh_pho_ho_chi_minh_nguyen_thi_thanh_tuyen_7431.doc