Đề tài về thực trạng học tiếng Anh nói chung và kĩ năng giao tiếp tiếng
Anh nói riêng của sinh viên Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu và
đưa ra những kiến nghị về giải pháp với hi vọng giúp sinh viên ngày càng hoàn
thiện hơn kĩ năng ngoại ngữ - một kĩ năng ngày càng trở nên quan trọng và
không thể thiếu trong thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay. Công trình
của chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để tiếp cận,
phân tích thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hiện nay với
người nước ngoài và đề xuất giải pháp nâng cao kĩ năng này, trong đó chúng tôi
đặc biệt quan tâm tới giải pháp tham gia NGOs. So với những biện pháp nâng
cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài khác, đây là biện pháp
mới hơn cả. Hơn nữa, biện pháp này có nhiều điểm nổi trội hơn và còn đem lại
nhiều những lợi ích khác cho sinh viên.
76 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3264 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên với người nước ngoài – đề xuất giải pháp tham gia tổ chức phi chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
s.vn. Đây là website
của các bạn trẻ Việt Nam, những người có khát khao muốn giao lưu, học hỏi,
luyện tập ngoại ngữ và giúp đỡ những người nước ngoài lần đầu đến Việt Nam,
từ đó quảng bá hình ảnh con người và đất nước Việt Nam ra thế giới. Tham gia
câu lạc bộ này, sinh viên sẽ có cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch cho người
nước ngoài. Nhờ thế mà sinh viên có thêm cơ hội luyện tập ngoại ngữ trực tiếp
với người nước ngoài.
Ngoài ra, sinh viên có thể đến những địa điểm có nhiều khách du lịch
tham quan để làm quen và nói chuyện, rèn luyện kĩ năng giao tiếp ngoại ngữ.
Một cách mới và thú vị hơn, sinh viên cũng có thể chủ động làm hướng dẫn viên
du lịch tình nguyện cho bất kỳ người nước ngoài nào. Cách này vừa giúp sinh
viên có vốn từ sâu hơn và thêm kiến thức về văn hóa Việt Nam, vừa gây được
nhiều thiện cảm của người nước ngoài tới đất nước và con người Việt Nam. Tuy
nhiên, , sinh viên cũng nên cẩn thận trong việc lựa chọn đối tượng mà mình tiếp
xúc, mà theo lời khuyên của thầy Andrew Groban thì nên chọn những người
nước ngoài đi theo đoàn hoặc theo đôi.
Bên cạnh việc làm một hướng dẫn viên du lịch tự nguyện, sinh viên cũng
có thể tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, nơi họ có thể tìm thấy những người
cùng sở thích và chí hướng. Đây cũng là môi trường tốt để giao lưu học hỏi
những người giỏi tiếng Anh và mở rộng mối quan hệ của mình. Hiện nay, ở Hà
Nội có khoảng 07 câu lạc bộ Tiếng Anh khác nhau, trong đó có Seamap và Ha
Noi Young English club (HYEC) là hai câu lạc bộ lâu đời nhất. Hai câu lạc bộ
34
này sinh hoạt 04 lần một tháng vào 17.00 giờ chủ nhật hàng tuần ở 32 Lý
Thường Kiệt và 31 Cát Linh. Trong các buổi sinh hoạt này, sinh viên sẽ phải
trao đổi và lên trình bày về một chủ đề cho trước.
Cùng với Seamap và HYEC, British Council English Club (câu lạc bộ
tiếng Anh của Hội đồng Anh) và INDIGO (Câu lạc bộ tiếng Anh-Văn hóa của
Tổ chức tình nguyện Vì Hòa Bình) cũng là hai câu lạc bộ hoạt động rất hiệu quả.
Đặc biệt, khi tham gia INDIGO và BC English club, sinh viên ngoại ngữ còn có
cơ hội giao tiếp, trao đổi với người nước ngoài và tìm hiểu về văn hóa các nước
trên thế giới thông qua các buổi nói chuyện và các hoạt động chung.
d. Xem phim tiếng Anh
Theo cô Lê Thu Bích, giáo viên trường Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà
Nội và Jody Kurtze, tình nguyện viên người Áo ở Việt Nam gần một năm,
thường xuyên tiếp xúc và làm việc với bạn trẻ Việt Nam thì sinh viên càng tiếp
cận với tiếng Anh chuẩn thì càng tốt. Đó chính là lý do khiến họ cho rằng sinh
viên ngoại ngữ nên xem nhiều phim tiếng Anh và có phụ đề tiếng Anh. Khi xem
phim, sinh viên sẽ có cơ hội nghe tiếng Anh nói hàng ngày và làm quen với tốc
độ nói nhanh của người bản xứ. Hơn thế, là sinh viên chuyên ngành tiếng Anh,
sinh viên không những cần phải giỏi tiếng Anh mà còn cần phải có vốn văn hóa
đủ lớn để có thể thích ứng với công viên sau này - trong đó, sinh viên có thể
phải làm việc rất nhiều với người nước ngoài. Chính vì vậy, phim ảnh sẽ giúp
sinh viên tiếp cận và hiểu hơn về cuộc sống ở các nước phương Tây, về phong
tục cũng như thói quen của họ.
3.2.2. Kiến nghị với nhà trường
3.2.2.1. Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài
Khi học bất kì một ngôn ngữ nào thì việc tiếp xúc với người nước ngoài là
một việc cần thiết. Chính vì vậy, mà các trường Đại học cần phải liên kết chặt
chẽ với các tổ chức giáo dục như Hội đồng Anh hay Viện giáo dục Mỹ hoặc tổ
chức giáo dục IDP Education của Úc để có thể mời các giáo viên của họ đến dạy
hay tham gia các buổi hội thảo bằng Tiếng Anh. Tất nhiên, việc chọn giáo viên
35
nước ngoài có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm giảng dạy sinh viên Việt
Nam là điều không hề đơn giản. Chính vì vậy, nhà trường càng cần phải liên kết
với các tổ chức quốc tế để có thêm thông tin về các giáo viên. Hơn nữa, thông
qua các tổ chức này, nhà trường có thể cập nhật những giáo trình mới và hiệu
quả để giảng dạy trong trường.
Thêm nữa, nhà trường cũng nên liên kết chặt chẽ với các trường Đại học
nước ngoài để tổ chức các chương trình trao đổi giáo viên và trao đổi sinh viên.
Như vậy, các cô giáo tiếng Anh sẽ có cơ hội trau dồi chuyên môn, nâng cao trình
độ, cập nhật những phương pháp dạy tiên tiến để có thể giảng dạy tốt hơn. Những
sinh viên có năng lực và có điều kiện tài chính có cơ hội trải nghiệm thực tế.
3.2.2.2. Liên kết các câu lạc bộ trong trường với các tổ chức phi chính phủ và
các doanh nghiệp
Các câu lạc bộ trong trường chính là sân chơi chung do sinh viên lập ra, điều
hành và vì lợi ích của sinh viên. Các câu lạc bộ này, cụ thể ở đây là câu lạc bộ
ngoại ngữ sẽ hiệu quả hơn nếu như liên kết chặt chẽ với các tổ chức phi chính phủ
như VPV hay SJV. Đây là những tổ chức phi chính phủ thường xuyên tổ chức các
trại tình nguyện (workcamp), cần có sự tham gia của các bạn tình nguyện viên
nước ngoài và Việt Nam- năng động và giỏi Tiếng Anh. Hơn thế, các tổ chức này
cũng thường cần một số lương sinh viên thực tập nhất định, luân chuyển thường
xuyên. Đây chính là cơ hội tốt để các sinh viên tiếng Anh nâng cao kĩ năng ngôn
ngữ của mình. Tuy nhiên, không phải bạn nào cũng nắm được các thông tin về các
tổ chức tình nguyện này. Chính vì vậy, mà các câu lạc bộ cần đóng vai trò là cầu
nối đưa các bạn sinh viên có năng lực đến với công việc phù hợp. Đổi lại, bên
NGOs cũng điều phối người nước ngoài tới câu lạc bộ để cùng xây dựng chương
trình sinh hoạt hoặc tới giao lưu và trò chuyện với sinh viên.
Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ, các CLB cũng cần liên kết với doanh
nghiệp trong nước, các liên doanh nước ngoài và các tập đoàn quốc tế. Việc liên
kết này không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí tuyển dụng
mà còn giúp sinh viên tiếp cận được những cơ hội việc làm tốt.
36
3.2. Giải pháp đề xuất: tham gia vào các hoạt động của NGOs
Kết quả nghiên cứu ở phần 2.2.2 đã cho thấy tham gia NGOs là một phương
pháp học giao tiếp tiếng Anh mới và là một trong những giải pháp khá hiệu quả
trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp của sinh viên với người nước ngoài.
Trong phần 3.2 này, nhóm nghiên cứu xin tập trung phân tích sâu hơn về
lợi thế của việc tham gia NGOs so với các cách học tiếng Anh khác, những mặt
lợi ích, khó khăn khi sinh viên tham gia các NGOs cũng như để xuất một số biện
pháp để khắc phục những khó khăn đó, và cách thức tham gia sao cho hiệu quả
nhất đối với các sinh viên với trình độ tiếng Anh khác nhau.
3.2.1. Tính vượt trội của tham gia NGOs so với các biện pháp học tiếng Anh
khác
Có thể nói phần lớn sinh viên đều cho rằng để mài rũa và thực sự biết
cách sử dụng tiếng Anh, việc chỉ học tốt trên lớp là chưa đủ. Theo như điều tra
của nhóm nghiên cứu, có tới 97,4% sinh viên đồng tình với ý kiến trên. Học
phải đi đôi với hành. Hành phải là hành thực tế. Nếu muốn nói chuyện tốt ngoại
ngữ với người nước ngoài thì phải tiếp cận ngoại ngữ “của người nước ngoài”.
Do đó, để nâng cao trình độ tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp tiếng Anh
của mình, ngày càng nhiều sinh viên chủ động sử dụng các biện pháp học khác,
năng động và thú vị hơn để rèn luyện thực tế kĩ năng giao tiếp của mình. Trong
số đó, chủ yếu sinh viên tham gia vào các câu lạc bộ tiếng Anh (62,7%), tự học
tiếng Anh bằng cách đọc sách, truyện tiếng Anh, xem phim, nghe nhạc tiếng
Anh và tin tức trên những kênh truyền hình sử dụng ngôn ngữ này (51,8%).
Ngoài ra cũng có một phần không nhỏ các sinh viên tới các địa điểm có nhiều
khách du lịch nước ngoài để làm quen, nói chuyện thực hành tiếng (25,3%).
Những biện pháp kể trên đã có từ khá lâu và cho đến nay vẫn được hầu
hết các sinh viên áp dụng. Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây đã có một
số các bạn sinh viên năng động hơn, chịu khó tìm hiểu những cách học mới linh
hoạt thú vị đã tìm tới các tổ chức NGOs với nhiều mục đích, trong đó không thể
không kể tới tác động tốt của việc tham gia NGOs tới kĩ năng giao tiếp tiếng
37
Anh tiến bộ trông thấy. Hiện nay có ngày càng nhiều sinh viên và các bạn trẻ
tham gia vào làm hoặc tình nguyện ở các NGOs và sự thật không thể phủ định
rằng, tuy mới hơn so với các cách học khác đã nêu ở trên, NGOs có những điểm
tích cực nổi trội hơn hằn:
So với việc tự học qua báo chí, băng đĩa và phương tiện truyền
thông: việc tham gia NGOs giúp sinh viên thực sự luyện tập và thực hành kĩ
năng ngoại ngữ của mình do họ có rất nhiều cơ hội để giao tiếp với người nước
ngoài khi tham gia NGOs. Nếu chỉ học qua băng đĩa và phương tiện truyền
thông, sinh viên chỉ có thể nâng cao kĩ năng nghe hiểu, kĩ năng phát âm thì tham
gia NGOs giúp họ ngoài nâng cao các kĩ năng đó nhanh hơn, vận dụng được
những gì mình học được vào thực tế. Khi có cơ hội sử dụng nhiều hơn, kĩ năng
phản xạ cũng tốt hơn và chuẩn hơn.
Ngoài ra, phải thực tế giao tiếp với người nước ngoài mới có thể nâng
cao kĩ năng giao tiếp với người nước ngoài. Đôi khi tiếng Anh sử dụng trong
sách vở và đài báo mang tính lí thuyết, học thuật hoặc khuôn mẫu, thực tế tiếng
Anh sử dụng lại khác rất nhiều. Bên cạnh đó, khi ở trong một môi trường thường
xuyên phải sử dụng tiếng Anh, sinh viên sẽ dần khắc phục được tính e ngại khi
giao tiếp với người nước ngoài cũng như bí từ, nói không lưu loát. Nó khuyến
khích và tạo động lực cho sinh viên sử dụng tiếng Anh chính xác và thành thạo
để đạt mục đích hai bên giao tiếp hiểu được ý của nhau.
So với việc tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh trong và ngoài
trường: có thể nói sinh viên có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài nhiều hơn,
năng động và thoải mái hơn. Hầu hết các câu lạc bộ tiếng Anh đều hoạt động
hàng tuần hoặc nửa tháng theo các chủ để cho sẵn, sinh viên đến thảo luận,
thuyết trình, chơi trò chơi… Các hoạt động này giúp sinh viên có cơ hội sử dụng
tiếng Anh, nhưng do rất hiếm câu lạc bộ tiếng Anh có người nước ngoài tham
gia nên chủ yếu sinh viên đến nói chuyện và giao tiếp với nhau.
Thực tế là phần lớn sinh viên kĩ năng giao tiếp cũng như trình độ tiếng
Anh còn chưa tốt (như kĩ năng phát âm, kĩ năng diễn đạt ý) nên khi giao tiếp với
38
nhau, sinh viên chỉ chủ yếu thực hành được kĩ năng phản xạ tiếng. Điều đáng
nói là nhiều khi nói tiếng Anh nhưng chỉ người Việt hiểu nhau, còn người nước
ngoài nghe lại không hiểu được do tiếng Anh đó đã bị “Việt hóa”, phát âm chưa
chuẩn. Thế nhưng không nhiều người Việt Nam nhận ra điều đó. Chỉ có cách
thực tế giao tiếp với người nước ngoài, sinh viên mới nhận ra được điều này.
Nếu sinh viên nói không chuẩn, người nước ngoài, đặc biệt là người bản xứ sẽ
không hiểu hoặc sẽ giúp sửa lỗi lại cho đúng. Qua đó sinh viên biết mình nói
chưa chuẩn và cần sửa lại. Do đó ở điểm này, tham gia vào NGOs hơn hẳn tham
gia vào các câu lạc bộ tiếng.
Theo điều tra, có tới 68,4% sinh viên đã hoặc đang tham gia NGOs khẳng
định họ rất thường xuyên hoặc khá thường xuyên có cơ hội giao tiếp với người
nước ngoài, 28,9% thỉnh thoảng có cơ hội và chỉ có 2,6% các bạn trẻ tham gia
NGOs mà chưa có cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài. Có nhiều cơ hội giao
tiếp tiếng Anh, sinh viên sẽ còn dần học được phong cách nói chuyện trong môi
trường đa văn hóa, các từ lóng và ngôn ngữ hàng ngày.
Hơn nữa, tham gia NGOs mang tính năng động và thường xuyên hơn rất
nhiều. Các câu lạc bộ tiếng thường tổ chức định kì từ 1-2 tuần/lần ở những địa
điểm cố định với một mô hình không đổi (thảo luận chủ đề, chơi trò chơi, khách
mời…). Còn với NGOs, sinh viên có thể chủ động tham gia những lúc mình
muốn, tham gia được thường xuyên liên tục hơn, hoạt động của các NGOs cũng
đa dạng và thực tế hơn vì nó kết hợp với các hoạt động văn hóa xã hội.
Đối với phương pháp luyện giao tiếp tiếng Anh bằng việc tới
những địa điểm đông khách du lịch nước ngoài như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây,
các bảo tàng, đền chùa…: sinh viên thực sự có cơ hội trực tiếp tiếp xúc trò
chuyện với người nước ngoài vì hầu hết khách du lịch nước ngoài đều rất thân
thiện, sẵn lòng dành vài phút nói chuyện với người bản xứ biết sử dụng tiếng
Anh. Tuy nhiên các câu chuyện làm quen theo cách này thường chỉ dừng lại ở
những chủ đề chung chung như sở thích, các địa điểm nổi tiếng ở Việt Nam, thời
tiết, học tập… nên những chủ đề sâu hơn như về chính trị, về cảm xúc, về văn
39
hóa… ít khi được luyện tập do thời gian ngắn trò chuyện làm quen theo cách
này. Khi tham gia vào các NGOs, sinh viên có cơ hội làm việc và làm bạn với
người nước ngoài trong thời gian lâu hơn, do vậy có điều kiện nói chuyện sâu
hơn về những chủ đề khác. Hơn nữa, khi hình thành mối quan hệ như những
đồng nghiệp và bạn bè, các chủ đề và cách nói chuyện giữa sinh viên và người
nước ngoài sẽ thoải mái hơn và thực tế, sâu sắc hơn.
3.2.2. Những lợi ích khi tham gia NGOs
Tham gia NGOs không những giúp sinh viên nâng cao kĩ năng giao tiếp
tiếng Anh với người nước ngoài mà còn đem lại nhiều những lợi ích và cơ hội
khác cho sinh viên. Trong phần này, nhóm nghiên cứu xin phân tích sâu về sáu
lợi ích thấy rõ hơn cả của việc hoạt động ở NGOs:
Đầu tiên, lợi ích mà NGOs mang lại đó là giúp nâng cao kĩ năng giao tiếp
tiếng với người nước ngoài. Theo điều tra của nhóm nghiên cứu, 84,2% trong
số 38 sinh viên đã từng hoặc đang tham gia NGOs cho rằng việc tham gia các
NGOs từ tương đối cho tới rất hiệu quả trong việc nâng cao kĩ năng giao tiếp
của sinh viên với người nước ngoài.
Bạn Nguyễn Lê Tường Vân, sinh viên khoa Anh trường Đại học Sư phạm
Ngoại Ngữ Hà Nội, đã tích cực hoạt động ở gần 10 các tổ chức phi chính phủ
khác nhau trong vòng hơn hai năm cho rằng: “Từ khi tham gia hoạt động ở các
NGOs, tôi thấy tiếng Anh của mình khá lên rất nhiều. Ban đầu mới vào, hầu như
tôi không nói được nhiều vì e ngại do lần đầu giao tiếp với người nước ngoài và
do tiếng Anh nghe nói của tôi còn chưa tốt. Dần dần, tôi thấy tiếng Anh của
mình cải thiện rõ rệt”1.
Bạn Đỗ Minh Huệ, sinh viên khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế trường
Đại học Ngoại Thương, hiện đang là trưởng nhóm xây dựng nội dung cho câu
lạc bộ tiếng Anh và văn hóa INDIGO thuộc tổ chức Volunteers For Peace-
Vietnam cho biết: “Tôi đã học tiếng Anh hơn 10 năm ở các trường chuyên lớp
chọn và luôn đạt những thành tích xuất sắc ở môn Anh. Tuy nhiên chỉ khi tham
1
Trích từ bài phỏng vấn số 3 của bảng số 1
40
gia vào NGOs, có cơ hội làm việc và trò chuyện thường xuyên với người nước
ngoài, tôi mới nhận ra rất nhiều từ tôi phát âm sai, thậm chí có những từ tôi
được học lặp lại nhiều lần trên trường nhưng thực tế lại ít khi sử dụng. Vốn từ
của tôi rất rộng khi làm bài đọc hiểu trên lớp, nhưng đến khi giao tiếp thực tế
tôi lại thỉnh thoảng bí từ. Do vậy tôi duy trì làm việc ở NGOs để rèn luyện và
nâng cao kĩ năng nói lưu loát, phát âm chuẩn, và phản xạ ngôn ngữ”1.
Về phía người nước ngoài, thầy Andrew Groban người Ai-len, hiện tại
đang là khảo thí IELTS của IDP Australia tại Hà Nội, đồng thời thầy cũng là
giảng viên tiếng Anh có hơn bảy năm kinh nghiệm dậy học tại Việt Nam, Hàn
Quốc và Ai-len, cho biết thầy đã dạy nhiều sinh viên cũng như các bạn trẻ Việt
Nam môn tiếng Anh và quen biết nhiều bạn từ trước và sau khi họ tham gia vào
các NGOs. Thầy nói các bạn trẻ sau khi hoạt động và làm việc ở NGOs, trình độ
tiếng Anh khá lên trông thấy, đặc biệt là về độ trôi chảy, kĩ năng phản ứng
nhanh, phát âm và từ vựng. Theo thầy lí do là vì môi trường ở NGOs buộc
những người hoạt động ở đó phải thường xuyên sử dụng Anh ngữ; luyện tập
nhiều và liên tục, đặc biệt là về chuyên ngành của họ. Nhờ đó, một cách tự nhiên,
kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của người tham gia nói chung và của sinh viên nói
riêng có những tiến bộ rõ rệt.
Những thực tế trên cho thấy tham gia NGOs là một biện pháp học hiệu
quả để nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh.
Ngoài ra, hoạt động ở NGOs còn mang tới nhiều lợi ích khác cho sinh
viên:
Thứ hai, tham gia hoạt động ở NGOs khiến sinh viên năng động và tự tin
hơn. NGOs là một lĩnh vực mới mẻ mà đòi hỏi sinh viên tham gia ngoài vốn
tiếng Anh cơ bản còn phải có sự nhiệt tình và mong muốn học hỏi. Ở đó, sinh
viên có cơ hội được thử sức mình và có môi trường khẳng định mình. Ví dụ như
khi tham gia hoạt động tình nguyện, sinh viên phải tự cùng các tình nguyện viên
quốc tế tổ chức ngày giao lưu văn hóa, tổ chức hoạt động giúp đỡ các em nhiễm
1
Trích từ bài phỏng vấn số 4 của bảng số 1
41
chất độc màu da cam ở làng trẻ Hữu Nghị. Một số bạn tham gia tình nguyện
biên dịch tài liệu và phiên dịch cho các chuyên gia nước ngoài, việc này đòi hỏi
các sinh viên phải tự trau dồi kĩ năng phiên - biên dịch và kĩ năng thuyết trình, kĩ
năng lập kế hoạch hay tự tin nói trước đám đông. Hoạt động xã hội nhiều, có cơ
hội cọ xát và thực hành kĩ năng tiếng Anh học trên trường cũng như các kĩ năng
khác trong công việc và cuộc sống, sinh viên dần có nhiều kinh nghiệm hơn,
mạnh dạn và tự tin vào chính bản thân mình hơn. Từ đó, sinh viên có thể tự tạo
ra cho mình những niềm đam mê mới, có những sáng tạo mới và dám gắng sức
mình để theo đuổi những ước mơ đó.
Thứ ba, ở một môi trường đa văn hóa như NGOs, sinh viên học được cách
làm việc mới mẻ, độc lập, sáng tạo của cả một môi trường làm việc và môi
trường nước ngoài. Tất nhiên, một môi trường đa văn hóa cũng có những khó
khăn riêng của nó như sự khác biệt về văn hóa, về chính trị, quan điểm, tín
ngưỡng… Tuy nhiên trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt đối với
những sinh viên tiếng Anh và những sinh viên học về quan hệ quốc tế, việc học
tập và làm quen với môi trường sống và làm việc đa văn hóa là rất quan trọng và
cần thiết. Do vậy, tham gia NGOs cũng tạo cơ hội cho sinh viên tiếp xúc, làm
quen và học hỏi dần những khác biệt trong môi trường này. Từ nhận thức, sinh
viên sẽ biết cách chắt lọc học hỏi lĩnh hội những điểm tích cực và cách đối đầu
với những mặt khó khăn khi giao tiếp, làm việc và kết bạn với người nước ngoài.
Thứ tư, hoạt động ở NGOs còn giúp mở rộng các mối quan hệ, các kiến
thức về văn hóa, lối sống, cách tư duy. Đặc biệt với những sinh viên làm cho
NGOs trong thời gian dài như một thành viên chính thức của NGO. Sinh viên sẽ
có cơ hội liên kết và quan hệ với các đối tác lớn không chỉ trong các tổ chức phi
chính phủ mà còn nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu làm về mảng PR cho một dự
án của NGO, sinh viên sẽ có cơ hội thực tập nghề PR, gặp gỡ giao tiếp với nhiều
công ty tài trợ, phối hợp với các cơ quan chức năng để tổ chức sự kiện… Bên
cạnh đó, NGOs chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và xã hội nên khi
tham gia hoạt động, sinh viên được bồi dưỡng thêm vốn kiến thức về mảng lĩnh
42
vực mà NGO đó đang hoạt động cùng với kiến thức về văn hóa học hỏi từ môi
trường đa văn hóa mà sinh viên tự rút ra cho bản thân mình trong quá trình trải
nghiệm thực tế. Bạn Đỗ Việt Cường, sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, Đại
học Ngoại thương, hiện là điều phối viên của dự án “Sinh viên và trẻ em đường
phố chung tay vì cộng đồng không HIV” của tổ chức SJ (Solidariés Jeunesses)
Việt Nam nói: “Ban đầu, tôi tham gia SJ với cái nhìn thực dụng. Tôi cần một
chứng chỉ và một thư giới thiệu của tổ chức tình nguyện này để đi du học.
Nhưng về sau, hoạt động nhiều, làm được nhiều việc có ích, được đi nhiều nơi,
quen nhiều bạn mới.... tầm nhìn mở rộng hơn, có nhiều cơ hội giao lưu về văn
hoá, lối sống; học được nhiều cách tư duy mới... tôi cũng thấy mình tự tin và
trưởng thành rất nhiều”.1
Thứ năm, tham gia NGOs còn có một ý nghĩa quan trọng và cao cả đo là
giúp ích cho xã hội và cộng đồng. Phần lớn các sinh tham gia NGOs theo điều
tra của nhóm nghiên cứu đều là tình nguyện viên (83,3%). Các sinh viên tình
nguyện tham gia vào các hoạt động của NGOs như giúp đỡ trẻ em nghèo, trẻ em
đường phố, trẻ em nhiễm chất độc màu da cam, dạy học cho người mù chữ,
người tàn tật, tham gia tuyên truyền phòng chống HIV-AIDS, tham gia vào các
hoạt động bảo vệ môi trường… Bạn Trần Sơn Bách, một thành viên nhiệt tình
của tổ chức SJ Việt Nam, dù mới chỉ tham gia vào hai dự án gần đây nhất: Dự
án “Hỗ trợ dạy và học; cải thiện đời sống cho cư dân Long Biên” và dự án
“Cộng đồng chung tay vì HIV” cho biết: “Điều căn bản nhất tôi nhận được, là
cơ hội được va chạm, tiếp xúc với rất nhiều con người có những số phận không
may mắn. Trẻ em đường phố, những người nghiện hút, có HIV, lang thang...
thực ra tôi luôn thấy họ rất đáng thương. Nhưng trước kia, để cùng ngồi lại và
đồng cảm thực sự với họ là rất khó. Bây giờ, tôi có cơ hội trực tiếp để làm
1
Những người trẻ phi chính phủ, Báo Mới. 07/2008, lấy từ nguồn
u/1779109.epi
43
những điều ấy. Và cũng để xem kĩ năng hoà nhập của mình đến đâu”.1 Qua đó,
sinh viên biết chia sẻ, cảm thông, nhận thức được rõ hơn các mặt của đời sống
xã hội để sống tốt hơn, có những kế hoạch cho riêng mình để tạo dựng tương lai
cho chính bản thân mình.
Thứ sáu, tích cực tham gia NGOs thể hiện sự năng nổ tham gia vào hoạt
động xã hội, điều này rất có lợi cho sinh viên về sau này khi xin học bổng du
học hoặc đi làm vào các công ty. Nó không chỉ thể hiện sinh viên năng động,
đóng góp vào giúp phát triển cộng đồng mà còn khiến nhà tuyển dụng cũng như
trường đại học đó tin rằng sinh viên đã có nhiều kinh nghiệm làm việc thực tế
trong một môi trường đa văn hóa.
Như vậy, hoạt động và làm việc ở NGOs mang tới rất nhiều lợi ích cho
sinh viên về nhiều mặt văn hóa, tri thức, xã hội… góp phần giúp sinh viên hoàn
thiện mình hơn và chuẩn bị vững chắc hành trang cho tương lai. Tuy nhiên, để
có được những lợi ích trên từ việc tham gia NGOs, sinh viên cũng phải đối mặt
với nhiều khó khăn và thử thách mà để vượt qua nó, sinh viên cũng cần xây
dựng tính kỉ luật và chăm chỉ hơn. Phần 3.2.3 sẽ đề cập sâu hơn tới vấn đề này:
3.2.3. Những khó khăn khi tham gia NGOs và cách khắc phục
3.2.3.1. Khó khăn thường gặp phải khi tham gia NGOs
“Đồng xu nào cũng có hai mặt”, câu thành ngữ ngụ ý không có điều gì là
hoàn hảo, bao giờ cũng tồn tại song song mặt tốt và mặt xấu, mặt được và mặt
mất. Bên cạnh những lợi ích mà NGOs mang lại, không thể không kể đến những
khó khăn mà sinh viên phải đối mặt khi hoạt động ở các tổ chức này.
Dù là tình nguyện viên, thực tập sinh hay là thành viên chính thức của
NGOs, khó khăn chung đối với sinh viên khi tham gia đó là thiếu thời gian và
tốn nhiều công sức cho các hoạt động của NGOs. Nguyên nhân chủ yếu do sinh
viên một mặt vẫn phải đi học và thi, hoàn thành bài vở, tiểu luận, nghiên cứu,
thuyết trình, kiểm tra trên lớp, tự học ở nhà, dành thời gian cho vui chơi giải trí,
1
Những người trẻ phi chính phủ, Báo Mới. 07/2008, lấy từ nguồn
u/1779109.epi
44
cho gia đình người thân và bạn bè, mặt khác lại duy trì hoạt động ở NGOs. Hầu
hết NGOs đều làm việc với cường độ cao, đòi hỏi tính liên tục tham gia hoạt
động không kể công việc là bán thời gian hay toàn thời gian, làm ở nhà hay đến
trụ sở. Với khối lượng công việc đồ sộ, sinh viên tham gia thường thấy bị nhiều
áp lực, mệt mỏi, giảm cân…
Do hoạt động NGOs chiếm nhiều thời gian, sinh viên ít có thời gian vui
chơi giải trí và dành thời gian cho gia đình bạn bè. Đó là chưa kể còn có ảnh
hưởng tới việc học tập do thời gian vốn dành cho việc tự học thì bây giờ đã bị
chia sẻ hoặc bị chiếm toàn bộ vào công việc ở NGO. Chính vì vậy, nhiều sinh
viên cho biết họ còn chịu cả áp lực và sự lo lắng từ phía gia đình do thấy con cái
sức khỏe giảm sút, thường tỏ ra mệt mỏi, quá bận rộn để tham gia vào công việc
gia đình và giảm thời gian cho việc học tập. Bạn Đỗ Minh Huệ, sinh viên khoa
kinh tế và kinh doanh quốc tế - Đại học Ngoại Thương, hiện đang hoạt động ở tổ
chức tình nguyện Vì Hòa Bình (VPV) cho biết: “Có một thời gian tôi quá say
mê vào công tác tình nguyện ở tổ chức, lúc đó tôi bị sút cân liên tục, thường
xuyên liên lạc điện thoại và hầu như phải làm từ sáng tới tối mới về. Khi đó
nhiều lần bố mẹ đã khuyên tôi nên ngừng hoạt động để chăm sóc sức khỏe và
dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.”1
Bên cạnh đó, khái niệm và hoạt động của NGOs chưa thực sự phổ biến ở
Việt Nam nên đối với các vị phụ huynh thì “hoạt động ở các tổ chức phi chính
phủ” còn rất mới mẻ. Do vậy, khi thấy con cái thường xuyên dành nhiều thời
gian hoạt động ở NGOs, nhiều phụ huynh tỏ ra không an tâm, lo lắng, thậm chí
ngăn cản hoặc yêu cầu con cái ngừng hoạt động ở các tổ chức đó.
Ngoài ra không thể không kể đến một số trường hợp sinh viên chưa quen
với môi trường làm việc đa văn hóa, gặp những “cú sốc văn hóa” hoặc hiểu lầm
lẫn nhau do sự khác biệt về văn hóa giữa các nước. Ví dụ như cách làm việc của
người châu Âu thẳng thắn và bình đẳng, trong khi người châu Á chú trọng hơn
đến tâm lý người đối diện nên câu nói mang tính hàm ý nhiều hơn và còn phân
1
Trích từ bài phỏng vấn số 4 của bảng số 1
45
bậc trên dưới theo tuổi tác, trình độ hay cấp bậc. Do vậy khi hoạt động tình
nguyện hay họp cùng nhau, có nhiều trường hợp tình nguyện viên Việt Nam
cảm thấy “sốc” khi tình nguyện viên quốc tế thẳng thắn chỉ ra những điểm yếu
kém và chưa tốt của từng người, kể cả những người giữ vị trí cao trong tổ chức.
Đối với người châu Âu, đó là thẳng thắn để cùng tiến bộ và phát triển; đối với
người châu Á, nó ảnh hưởng tới mối quan hệ tình cảm giữa mọi người, thậm chí
còn là thiếu tôn trọng với những người cấp trên.
3.2.3.2. Đề xuất một số cách khắc phục khó khăn
Nhiều lợi ích, tham gia NGOs cũng có những khó khăn nhất định. Vấn đề
là sinh viên đối mặt và giải quyết các khó khăn đó như thế nào để có thể tiếp tục
hoạt động và đạt được mục tiêu của mình. Sau đây là những ý kiến đa phần đúc
kết từ kinh nghiệm của những sinh viên đã tham gia NGOs trong những khoảng
thời gian nhất định:
Đầu tiên và quan trọng nhất, đó là phải biết quản lí thời gian. Công việc
của một ngày, một tuần, một tháng cần lên lịch rõ, sắp xếp hợp lí theo thứ tự
thời gian, thứ tự quan trọng. Sinh viên sắp xếp thời gian một cách hợp lí, khoa
học và cố gắng kỉ luật làm theo những kế hoạch mình đã đề ra để hoàn thành
công việc đúng hạn.
Tuy vậy, sẽ có những thời điểm mà tất cả các công việc đều có thể xếp
hạng “quan trọng” mà không thể hoàn thành tất cả cùng một lúc. Do đó, sinh
viên cũng phải biết cách sắp xếp công việc của mình, chọn thời gian tham gia
NGOs phù hợp với thời gian biểu cũng như sức lực của mình để đảm bảo không
ảnh hưởng tới việc học trên lớp, có đủ thời gian dành cho gia đình, bạn bè và
chính bản thân mình, đồng thời hoàn thành hợp lí và hiệu quả các hoạt động ở
NGOs.
Ngoài ra, sinh viên cũng cần xác định mục tiêu tham gia NGOs của mình
rồi chọn những công việc và NGO thích hợp nhất với mục tiêu đó để tham gia.
Như vậy, sinh viên sẽ có thể vừa tham gia các hoạt động NGOs, vừa không làm
ảnh hưởng tới học tập, mối quan hệ gia đình và bạn bè. Sinh viên cũng nên
46
thường xuyên tâm sự và giải thích rõ về NGOs cũng như hoạt động của mình ở
các NGOs đó. Nhờ đó, cha mẹ hiểu rõ, tin tưởng và an tâm hơn.
3.2.4. Cách thức tham gia NGO hiệu quả
Các phần trên đã phân tích những lợi ích và khó khăn cũng như cách khắc
phục khó khăn khi sinh viên tham gia NGOs. Vậy sinh viên cần những điều kiện
gì để tham gia NGOs? Cách thức tham gia NGOs như thế nào? Hoạt động ở
NGOs như thế nào cho hiệu quả? Các câu hỏi này sẽ được giải đáp ở phần 3.2.4.
Để làm cho NGOs thì chủ yếu cần là nhiệt tình, năng động, và biết tiếng
Anh cơ bản. Anh Đỗ Tư Duy, điều phối viên của tổ chức Tình nguyện Vì Hòa
Bình (VPV) khẳng định tiếng Anh không phải là yếu tố quan trọng nhất khi anh
tuyển dụng sinh viên tham gia các trại tình nguyện (workcamps). Do đó sinh
viên không nên có suy nghĩ nếu tiếng Anh của mình kém thì mình sẽ không thể
hoạt động ở NGOs.
Nhà báo Đỗ Thu Hằng - giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền,
làm Thư kí Toà soạn của “Children and Media”, một dự án của tổ chức Cứu trợ
trẻ em Thuỵ Điển SCS. Theo chị Hằng, “các bạn sinh viên báo chí làm việc
chương trình này trước hết cần có lòng nhiệt tình, năng động. Khi có thức làm
việc tốt sẽ thấy đây là công việc rất có ý nghĩa, là cơ hội tốt để thực hành nghề
nghiệp. Một trong những công việc chính của sinh viên tham gia dự án là viết
bài về trẻ em - đúng với nghề nghiệp sẽ theo đuổi sau này của các bạn.”1
Chị Hương Lan, trưởng phòng Nhân sự, tổ chức Enda Việt Nam (tổ chức
về phát triển môi trường) cho rằng: “Yếu tố đầu tiên và có lẽ quan trọng nhất
của cán bộ dự án là lòng nhiệt tình, thái độ chuẩn mực, mong muốn học hỏi và
1
Những người trẻ phi chính phủ, Báo Mới. 07/2008, lấy từ nguồn
u/1779109.epi
47
cầu tiến, trung thực, tinh thần trách nhiệm cao và kĩ năng làm việc theo nhóm.
Những kĩ năng khác, người ta sẵn sàng đào tạo lại cho bạn.”1
Do vậy, có thể nói bất cứ sinh viên tiếng Anh nào có lòng nhiệt tình, ham
học hỏi, tìm hiểu cái mới và muốn thử sức mình đều có thể làm việc và hoạt
động ở NGOs. Ở phần này, bài nghiên cứu xin giới thiệu cách thức giúp sinh
viên từ khi tìm hiểu và tiếp cận các NGOs đến lúc làm việc ở NGOs sao cho
hiệu quả, bao gồm các bước chính: (a) tìm kiếm thông tin về NGOs, (b) lựa chọn
công việc phù hợp và cuối cùng, (c) làm việc hiệu quả ở NGOs.
3.2.4.1. Tìm kiếm thông tin về NGOs
Trong số hàng trăm các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động trên địa
bàn Hà Nội, có rất nhiều tổ chức tạo nhiều điều kiện cho sinh viên tham gia, đặc
biệt về mảng tình nguyện. Do đó, để tìm hiểu thông tin về NGOs, sinh viên có
thể (a) tìm hiểu các nguồn tin trên internet, (b) gọi điện thoại tới cơ quan NGOs,
(c) tới trực tiếp trụ sở của NGOs, hoặc (d) tham khảo kinh nghiệm, ý kiến của
những sinh viên đã từng tham gia NGOs.
- Tìm kiếm thông tin trên mạng: Đây là cách đơn giản mà bất cứ sinh viên
nào cũng có thể làm được. Hơn thế nữa chỉ cần vào www.google.com và gõ một
số từ khóa như “tổ chức phi chính phủ”, “NGOs Vietnam”, “NGO”… sinh viên
có thể tìm thấy rất nhiều thông tin về các tổ chức phi chính phủ hoạt động hiện
nay ở Việt Nam. Ngoài ra, sinh viên có thể truy cập trực tiếp vào website
www.ngocentre.org.vn của Trung tâm dữ liệu các tổ chức phi chính phủ nước
ngoài thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO). Trang web này
rất hữu ích về các vấn đề liên quan tới NGOs, liên tục cập nhật thông tin mới
của các tổ chức thành viên về các dự án, hoạt động cũng như những vị trí và yêu
cầu tuyển dụng. Đối với những sinh viên đã có ý định làm ở một NGO nhất
1
Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ: Có thực sự hấp dẫn?, Báo Thế giới nghề nghiệp.
07/04/2008, lấy từ nguồn
48
định thì có thể vào trực tiếp website của tổ chức đó và tìm mục mà bạn mong
muốn.1
- Gọi điện thoại trực tiếp: Khi tìm thấy những thông tin mong muốn, sinh
viên nên gọi điện thoại trực tiếp đến NGOs để khẳng định chắc chắn thông tin
trên mạng là chính xác và vẫn cập nhật. Hơn nữa, các thông tin trên mạng cũng
chỉ phản ánh phần nào giới thiệu về các tổ chức. Bằng cách gọi điện thoại hỏi
trực tiếp, sinh viên có thể nhanh chóng tìm được câu trả lời cho những thắc mắc
của mình về tổ chức đó và đảm bảo đó là những thông tin cập nhật nhất.
- Đến trực tiếp trụ sở của NGOs: Cẩn thận và an toàn hơn, sinh viên có
thể đến trực tiếp NGOs mà mình quan tâm, hỏi thăm về hoạt động cũng như
những công việc ở tổ chức đó. Đồng thời, sinh viên có thể để lại sơ yếu lí lịch
của mình ở lại các NGOs đó, trình bày mong muốn được làm việc và hoạt động
khi những tổ chức đó cần tuyển dụng vị trí mà sinh viên muốn được làm. Đây
cũng là cách rất hay và hữu hiệu do không phải lúc nào NGOs cũng tuyển dụng
người. Tới khi cần người, họ sẽ phải thông báo tuyển dụng mất rất nhiều thời
gian trong khi vị trí trống thì cần người làm để công việc không bị gián đoạn. Do
vậy khi để lại sơ yếu lí lịch của mình, sinh viên đã tạo một sự lựa chọn cho tổ
chức khi họ cần quyển dụng.
- Tham khảo kinh nghiệm những sinh viên đã từng tham gia NGOs: sinh
viên có thể xin kinh nghiệm và tham khảo chia sẻ của bạn bè mình, những người
đã từng hoặc đang tham gia NGOs. Đây là những người làm trực tiếp ở những vị
trí nhất định ở NGOs nên họ có thể cung cấp những ý kiến xác thực hơn từ cả
hai mặt mạnh và yếu. Họ cũng có thể là người góp ý và chỉ dẫn cho sinh viên
công việc nào là phù hợp với sở thích, trình độ và kĩ năng của sinh viên đó.
3.2.4.2. Lựa chọn công việc phù hợp
Để lựa chọn công việc ở NGOs phù hợp cho bản thân mình, sinh viên cần
(a) tự trả lời một số câu hỏi sẽ được đề cập sau đây, (b) tìm hiểu những công
1
Xem thêm phụ lục, phần “Website của một số NGOs sử dụng tiếng Anh”
49
việc mà NGOs tuyển dụng và (c) nắm được những vị trí phù hợp với trình độ,
khả năng và sở thích của mình nhất.
Sau khi tìm hiểu kĩ về các NGOs và hoạt động, công việc mình có
thể tham gia, sinh viên cần cân nhắc để chọn một công việc phù hợp với mình
trước khi có ý định xin vào vị trí đó. Khi đó, sinh viên cần xem xét từng công
việc cụ thể và tự trả lời một số các câu hỏi như:
- Công việc này kéo dài trong bao lâu?
- Công việc yêu cầu những gì? Đòi hỏi những kĩ năng, kiến thức gì?
- Thời gian công việc bắt đầu và kết thúc là khi nào? Khoảng thời gian
mình đang có kế hoạch gì?
- Mình có thích tham gia công việc đó không?
- Mục đích của mình là gì?
- Khi tham gia, mình sẽ được những gì và sẽ phải đánh đổi những gì?
Chuẩn bị cho mình thật kĩ bằng cách trả lời những câu hỏi như trên là
không hề thừa vì nếu công việc sinh viên chọn không phù hợp thì việc tham gia
NGOs sẽ không mang lại nhiều tác dụng, đặc biệt trong việc nâng cao kĩ năng
giao tiếp ngoại ngữ của sinh viên đó.
Về cơ bản, ở các NGOs thường tuyển sinh viên làm việc ở các vị trí
tình nguyện viên, thực tập sinh và thành viên chính thức của tổ chức. Cụ thể như
sau:
* Tình nguyện viên:
- Ngắn hạn:
Sinh viên sẽ tham gia các trại hè tình nguyện (workcamp) trong thời gian
khoảng hai tuần cùng với các tình nguyện viên quốc tế để làm một hoặc một vài
công việc nhất định theo dự án của tổ chức như tuyên truyền phòng chống
HIV/AIDS, dậy học tiếng Anh cho trẻ em nghèo hoặc trẻ em lang thang, giúp đỡ
trẻ nhiễm chất độc màu da cam hoặc người tàn tật…
Đòi hỏi: Do tham gia workcamp cùng với nhiều các tình nguyện viên ở
nhiều nơi trên thế giới nên ngôn ngữ chủ yếu được sử dụng thường là tiến Anh.
50
Vì vậy nên sinh viên tham gia cần có trình độ tiếng Anh tối thiểu đủ để giao tiếp
cơ bản làm việc cùng nhau trong thời gian tình nguyện. Ngoài ra, công việc
cũng đòi hỏi lòng nhiệt tình, sự dẻo dai và sức khỏe tốt do chỉ làm việc trong hai
tuần nên công việc thường khá nặng và lớn.
- Dài hạn:
Sinh viên hoạt động tình nguyện với công việc như dịch tài liệu Anh-Việt
cho NGOs, làm trợ lí dự án hoặc hoạt động hỗ trợ lâu dài cho tổ chức ở bất cứ vị
trí nào tổ chức cần tình nguyện viên giúp đỡ. Thời gian làm việc có thể kéo dài
từ một vài tháng tới một vài năm.
Đòi hỏi: Công việc này đòi hỏi sinh viên có trình độ tiếng Anh cao hơn và
có phương pháp tổ chức cũng như có tác phong và kinh nghiệm làm việc.
* Thực tập sinh:
Sinh viên làm việc ở phòng, ban của tổ chức hỗ trợ cho các thành viên của
tổ chức đó các công việc tùy yêu cầu của từng phòng, ban. Thời gian yêu cầu tối
thiểu thường từ 1-3 tháng tùy từng tổ chức và cũng tùy từng tổ chức mà sinh
viên có thể có hỗ trợ về tài chính hoặc không.
* Thành viên chính thức:
- Nhân viên văn phòng: Công việc sinh viên làm chủ yếu là văn thư.
- Điều phối viên: Điều phối viên là những người xây dựng và chạy các dự
án hoạt động của các tổ chức. Vị trí này thường ít có cơ hội cho sinh viên do đòi
hỏi phải dành nhiều thời gian, thường là toàn thời gian làm việc, cường độ làm
cao, đòi hỏi có kinh nghiệm và trình độ.
Giới thiệu công việc ở NGOs cho từng đối tượng sinh viên:
Để tham gia NGOs hiệu quả, đặc biệt để nâng cao kĩ năng giao tiếp tiếng
Anh và trình độ tiếng Anh nói chung của mình, sinh viên cần biết lựa chọn công
việc cũng như NGOs phù hợp với kĩ năng và trình độ của mình, ở đây xin đề cập
đến trình độ tiếng Anh. Bài nghiên cứu xin chia đối tượng sinh viên thành hai
cấp trình độ: sinh viên năm thứ nhất tới năm thứ hai, sinh viên năm thứ ba tới
năm cuối. Có thể hiểu, cấp trình độ ở sinh viên năm thứ nhất, thứ hai thấp hơn
51
các năm sau vì họ đã có nhiều cơ hội cọ xát hơn về giao tiếp tiếng Anh với
người nước ngoài cũng như có trình độ ngoại ngữ cao hơn, thực tế hơn. Tự thấy
đây cũng chưa phải cách chia tuyệt đối để phân loại sinh viên theo trình độ tiếng
để từ đó kiến nghị những công việc phù hợp cho sinh viên, do đó sinh viên cũng
nên linh động và tự nhận thức được kĩ năng tiếng Anh của mình để lựa chọn
công việc ở NGOs thích hợp với kĩ năng (Tham khảo Bảng số 2).
Bảng số 2: Giới thiệu một số công việc ở NGOs
phù hợp với từng đối tượng sinh viên.
Đối tƣợng Công việc
Sinh viên năm thứ nhất và
năm thứ hai
Thực tập sinh
Tình nguyện cùng với người nước ngoài
Công việc ở NGOs mới xuất hiện do những tổ chức
này chưa có tính cạnh tranh quá cao, sinh viên có
nhiều cơ hội được nhận vào hoạt động hơn.
Nhân viên văn phòng
Sinh viên năm thứ ba tới
năm cuối
Trợ lí dự án
Điều phối viên
Thực tập sinh
3.2.4.3. Làm việc hiệu quả ở NGOs
Hoạt động ở NGOs ngày càng trở nên phổ biến và NGOs cũng ngày càng
mở nhiều cơ hội cho sinh viên tham gia. Theo anh Đỗ Tư Duy, điều phối viên
các dự án của tổ chức Tình nguyện Vì Hòa Bình (VPV) “Hiện nay mỗi năm tổ
chức VPV có hơn 60 workcamp mỗi năm và còn có rất nhiều hoạt động khác rất
cần nhiều các tình nguyện viên, đặc biệt là sinh viên, hỗ trợ. Do đó cơ hội cho
sinh viên tham gia với VPV rất nhiều”.1
Tuy nhiên, để hoạt động sao cho hiệu qủa, sinh viên nên tham khảo hai
phần 3.2.4.1 và 3.2.4.2 để chuẩn bị cho mình một công việc phù hợp nhất. Khi
đã được nhận vào làm, sinh viên cũng cần không ngừng học hỏi và hoàn thiện
1
Trích từ bài phỏng vấn số 6 của bảng số 1
52
bản thân để thích ứng với môi trường, phát huy năng lực bản thân, hòa đồng với
tập thể, giúp đỡ mọi người để cùng đạt được mục đích chung của tổ chức, của
cộng đồng cũng như mục đích riêng của mỗi người.
53
KẾT LUẬN
Đề tài về thực trạng học tiếng Anh nói chung và kĩ năng giao tiếp tiếng
Anh nói riêng của sinh viên Việt Nam đã có không ít công trình nghiên cứu và
đưa ra những kiến nghị về giải pháp với hi vọng giúp sinh viên ngày càng hoàn
thiện hơn kĩ năng ngoại ngữ - một kĩ năng ngày càng trở nên quan trọng và
không thể thiếu trong thời đại hội nhập và phát triển như hiện nay. Công trình
của chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau để tiếp cận,
phân tích thực trạng kĩ năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên hiện nay với
người nước ngoài và đề xuất giải pháp nâng cao kĩ năng này, trong đó chúng tôi
đặc biệt quan tâm tới giải pháp tham gia NGOs. So với những biện pháp nâng
cao kĩ năng giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài khác, đây là biện pháp
mới hơn cả. Hơn nữa, biện pháp này có nhiều điểm nổi trội hơn và còn đem lại
nhiều những lợi ích khác cho sinh viên.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu này mới chỉ giới hạn trong phạm vi các sinh
viên tại Hà Nội, nơi mà điều kiện học và thực hành tiếng Anh tốt nhất trong cả
nước, cũng là nơi tập trung lượng lớn nhất các Tổ chức Phi chính phủ cũng như
người nước ngoài tại Việt Nam. Với điều kiện hạn hẹp của mình, chúng tôi chưa
thể tiếp cận được với những vùng miền khác của đất nước, nơi mà chúng tôi tin
rằng điều kiện học tập tiếng Anh còn rất thiếu thốn và hạn chế, kĩ năng giao tiếp
bằng tiếng Anh cũng vì thế mà cũng không tốt bằng các bạn ở Hà Nội được.
Chính vì vậy, để nâng cao kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của sinh viên Việt
Nam thì không thể chỉ phụ phuộc vào nỗ lực của bản thân người học mà còn phụ
thuộc rất lớn vào điều kiện học tập tiếng Anh mà chính quyền địa phương tạo ra
cho sinh viên. Bài nghiên cứu còn nhiều những hạn chế về thời gian, đặc biệt là
về nguồn tài liệu tham khảo và kinh nghiệm nghiên cứu của các tác giả. Chúng
tôi rất hy vọng sẽ nhận được nhiều đóng góp từ người đọc để đề tài nghiên cứu
này được hoàn thiện hơn và vì vậy công trình sẽ trở nên có ý nghĩa hơn cho
những nghiên cứu khác sau này.
54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. (Khuyết danh). Những người trẻ phi chính phủ, Báo Mới. 07/2008,
lấy từ nguồn
phi_chinh_phu/1779109.epi
Truy cập ngày 21/07/2008.
2. (Khuyết danh). Làm việc tại các tổ chức phi chính phủ: Có thực sự
hấp dẫn?. Báo Thế giới nghề nghiệp. 07/04/2008, lấy từ nguồn
Truy cập ngày 07/06/2008.
3. (Khuyết danh). Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Bộ Ngoại
giao Việt Nam. 07/2007, lấy từ nguồn
070731092928/view
Truy cập ngày 21/06/2008.
4. (Khuyết danh). Thực trạng của việc học tiếng Anh ở Việt Nam,
Diễn đàn mạng giáo dục. 20/02/2008, lấy từ nguồn
Truy cập ngày 15/06/2008.
5. (Khuyết danh). Để sinh viên có thể giao tiếp ngoại ngữ thành thạo,
Bản tin Đại học Quốc Gia Hà Nội. 06/2005, lấy từ nguồn
8304/?1
Truy cập ngày 12/06/2008.
6. Vũ Thị Hà My và các tác giả khác, A2 - tiếng Anh thương mại-
K44-Đại học Ngoại Thương. The effectiveness of part-time job on foreign
language students, 2008
55
7. Hoàng Phê và tập thể tác giả. Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển
học, nhà xuất bản Đà Nẵng, 1997.
8. Đặng Ngọc Trâm. Bản tin ĐHQG Hà Nội - số 172, tháng 6/2005
9. Lê Thái Hưng. “Một số suy nghĩ về việc giảng dạy tiếng Anh
chuyên ngành hiện nay”, Hội thảo Anh văn chuyên ngành, An Giang 18/01/2008
i
PHỤ LỤC 1
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
STT Thuật ngữ Giải thích
1
Sinh viên/ sinh
viên tiếng Anh
Sinh viê
Việt Nam tại các trường đại học có môn tiếng Anh là
môn học bắt buộc trong cả quá trình đào tạo.
2 Trường đại học
Các trường đại học thuộc sở hữu của Nhà nước Việt
Nam hoặc các cá nhân, tổ chức mang quốc tịch Việt
Nam.
3
Người nước
ngoài
Những người mang quốc tịch không phải là Việt Nam,
có trình độ và kĩ năng giao tiếp tiếng Anh tốt, hầu hết là
những người đến từ châu Âu, châu Úc và Bắc Mỹ sử
dụng thành thạo tiếng Anh như ngôn ngữ mẹ đẻ của
mình.
4
Tổ chức phi
chính phủ
Là tổ chức không thuộc bất cứ chính phủ nào. Tổ chức
phi chính phủ có thể bao hàm tổ chức có lợi nhuận hay
phi lợi nhuận, nhưng thuật ngữ này thường giới hạn để
chỉ các tổ chức xã hội và văn hóa mà mục tiêu chính
không phải là thương mại. Trong bài nghiên cứu, đây
phải là các tổ chức sử dụng tiếng Anh trong hoạt động
giao tiếp và quản lý.
ii
PHỤ LỤC 2
BẢNG PHỎNG VẤN
Bảng phỏng vấn số 1:
Phỏng vấn qua email giáo viên các trƣờng đại học
Xin thầy cô vui lòng điền thông tin cá nhân:
Giảng viên:
Khoa:
Trường:
Đối tượng sinh viên giảng dạy:
1. Cô(thầy) đánh giá như thế nào về kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh của
SV khối ngoại ngữ trong trường?
2. Theo cô (thầy), kĩ năng giao tiếp thực hành trên lớp và thực tế giao tiếp
với người nước ngoài có khác nhau không?
3. Cô (thầy) có thể đề xúât một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh với người nước ngoài?
4. Thầy cô có biết trường hợp các sinh viên tham gia hoạt động tổ chức phi
chính phủ (NGOs) không ạ? Nếu có, xin thầy cô cho biết suy nghĩ, đánh
giá của mình về việc này?
5. Theo cô (thầy) việc tham gia NGOs (tổ chức phi chính phủ) có phải là
cách tốt để cải thiện kĩ năng giao tíêp tiếng Anh không?
iii
Cảm ơn thầy cô đã tham gia bài phỏng vấn của chúng em
iv
Bảng phỏng vấn số 2:
Phỏng vấn trực tiếp điều phối viên của NGOs
1. Ở tổ chức của anh/chị có nhiều cơ hội cho sinh viên tham gia cộng tác
không? Số lượng trung bình là bao nhiêu?(năm/tháng/một project/ event)
2. Anh/chị nhận thấy kĩ năng giao tiếp bằng tiếng anh của sinh viên trước và
sau khi tham gia có nhiều thay đổi không? Theo hướng nào? Tốt lên/xấu
đi?
3. Một khi có sự kiện, có chương trình cần tình nguyện viên thì tổ chức có
dung nhiều hình thức để quảng bá thông tin tuyển rộng rãi không? Thông
thường bằng những hình thức nào? Có kết hợp với văn phòng đoàn trường
hay các câu lạc bộ tiếng anh nào không?
4. Anh/chị có lời khuyên gì cho sinh viên khi tham gia NGO không?
Cảm ơn anh (chị) đã trả lời phỏng vấn
v
Bảng phỏng vấn số 3:
Phỏng vấn trực tiếp sinh viên tham gia NGOs
1. Bạn đã từng tham gia những NGOs nào? Xin kể tên và cho biết thời gian
bạn tham gia là bao lâu?
2. Bạn tiếp cận các NGOs đó qua nguồn tin nào(bạn bè, internet…)? Công
việc của bạn ở các NGOs đó là gì(tình nguyện, intern, translator…)?
3. Từ khi tham gia các NGOs bạn có thấy kĩ năng giao tiếp trao đổi bằng
tiếng Anh của mình có được cải thiện, nâng lên nhiều không?
4. Bạn có thể nêu ra một vài khó khăn mà mình gặp phải khi tham gia NGOs
không?Bạn đã khắc phục và hạn chế những khó khăn ấy như thế nào?
Kinh nghiệm bản thân trong việc sắp xếp thời gian giữa việc học trên
giảng đường và tham gia hoạt dộng của NGOs?
5. Xin bạn đề xuất một số NGOs phù hợp và có nhiều cơ hội cho SViên
tham gia. Bạn có thể đưa ra một số hướng khác để SV có thể nâng cao kĩ
năng giao tiếp tiếng anh của mình một cách hiệu quả không?
6. Nhóm nghiên cứu rất cảm ơn nếu bạn có thêm chia sẻ và góp ý gì khác:
vi
Cảm ơn bạn đã trả lời phỏng vấn
Bảng phỏng vấn số 4:
Phỏng vấn trực tiếp ngƣời nƣớc ngoài
1. Bạn có thường xuyên giao tiếp trò chuyện với sinh viên Việt Nam không?
2. Bạn có nhận xét gì về biểu hiện của họ, sinh viên có phải qúa nhút nhát, e
dè hay họ thực sự tự tin giao tiếp với bạn?
3. Bạn có quen biết sinh viên nào tham gia NGOs không? Bạn có thấy kĩ
năng giao tiếp tiếng Anh của họ thay đổi sau khi tham gia NGOs không?
4. Bạn có gặp phải những khác biệt về văn hoá và cách suy nghĩ gây cho
bạn phiền toái khó chịu khi giao tiếp với sinh viên Việt Nam hay không?
vii
Cảm ơn bạn đã trả lời phỏng vấn
viii
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
trích tại trang www.surveymonkey.com
ix
x
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA TRỌN VẸN
1. Bạn đã có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài (NNN) chưa?
a. Chưa bao giờ:
b. Hiếm khi: (1-2 lần/năm)
c. Thỉnh thoảng: (vd: chỉ khi được tạo điều kiện bởi clb, nhà trường, tổ
chức…)
d. Thường xuyên: (vd: bạn cảm giác lúc nào bạn muốn nói chuyện với
NNN thì luôn có cơ hội)
e. Ý kiến khác:
2. Bạn gặp khó khăn khi giao tiếp với NNN thường là vì: (Có thể chọn nhiều
đáp án)
a. Kĩ năng nghe hiểu chưa tốt lắm
b. Phát âm chưa chuẩn, gây khó hiểu cho người nghe
c. Thường cảm thấy bí từ nên diễn đạt chưa tốt
d. Cảm thấy e ngại, chưa tự tin khi đứng trước 1 NNN
e. Sự khác biệt về văn hóa
f. Không có khó khăn nào cả.
g. Ý kiến khác:
3. Theo bạn, việc học tiếng Anh trên trường giúp cho việc giao tiếp với
NNN của bạn như thế nào?
a. Cứ học tốt trên lớp cũng đủ để bạn tự tin giao tiếp với NNN
b. Học trên trường giúp 1 phần lớn, 1 phần còn lại phải thực hành thực tế
c. Học trên trường chỉ là lý thuyết chay, thực hành thực tế mới là quan
trọng
d. Ý kiến khác:
xi
4. Bạn hay sử dụng những phương pháp nào sau đây để nâng cao kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh với NNN: (Có thể chọn nhiều đáp án)
a. Tự học tiếng Anh
b. Tham gia CLB (eg:tiếng Anh) có người nước ngoài
c. Đến các địa điểm có nhiều khách du lịch nước ngoài
d. Tham gia các NGOs (các tổ chức phi chính phủ)
e. Ý kiến khác:
Với các bạn không chọn đáp án d, bài survey của bạn đã hoàn
thành. Cảm ơn bạn đã giúp đỡ chúng tôi.
Với các bạn chọn đáp án d cho câu 5, xin vui lòng trả lời các câu hỏi
tiếp theo đây:
5. Bạn tham gia các NGOs với tư cách gì? (có thể chọn nhiều đáp án)
a. Tình nguyện viên
b. Thực tập sinh
c. Trợ lý dự án
d. Phương án khác (xin nêu rõ)
6. Khi hoạt động ở NGOs, bạn có cơ hội giao tiếp thường xuyên với NNN
không?
a. Hầu như không
b. Thỉnh thoảng
c. Khá thường xuyên
d. Rất thường xuyên
e. Ý kiến khác:
7. Ở NGOs, bạn thường giao tiếp với NNN qua cách nào? (có thể chọn
nhiều đáp án)
a. Nói chuyện phiếm
xii
b. Làm việc trực tiếp
c. Làm việc trên giấy tờ, email
d. Ý kiến khác:
8. Bạn hãy đánh giá hiệu quả tham gia NGOs trong việc nâng cao kĩ năng
giao tiếp tiếng Anh:
a. Rất hiệu quả
b. Tương đối hiệu quả
c. Có hiệu quả nhưng không nhiều lắm
d. Không hiệu quả gì, tớ tham gia vì mục đích khác
e. Ý kiến khác:
9. Khi tham gia NGOs, bạn gặp phải những khó khăn gì? (có thể chọn nhiều
đáp án)
a. Quá bận rộn khiến bạn không có thời gian cho học tập, gia đình,
hay chăm sóc bản thân
b. Mệt mỏi, áp lực công việc
c. Ý kiến khác:
10. Bạn đã đối mặt với khó khăn đó như thế nào?
a. Sắp xếp lại thời gian biểu cho hợp lí hơn
b. Tâm sự với bạn bè
c. Ý kiến khác:
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của bạn !
xiii
PHỤ LỤC 4
WEBSITE CỦA MỘT SỐ NGOs SỬ DỤNG TIẾNG ANH
1. UNV (United Nation Volunteer): www.un.org.vn/unv/
2. UNDP (United Nation Development Project): www.undp.org.vn
3. World Vision: www.worldvision.org.vn
4. Operation Smile: www.operationsmilevietnam.org
5. CCF (ChildFund Organization): www.childfund.org.vn/
6. VPV (Volunteers for Peace-Vietnam): www.vpv.vn
7. SJV (Solidarités Jeunesses Vietnam): www.sjvietnam.org
8. GFO (Gentle Fund Organization): www.gentlefund.org
9. VNAH (Vietnam Assistance for the Handicapped): www.vnah-hev.org
10. PanNature (People and Nature Reconciliation): www.nature.org.vn
11. AIESEC
www.aiesec.org
12. ITI (International Trachoma Initiative):
www.trachoma.org/country/vietnam.htm
13. VFCD (Volunteer For Community Development): www.vfcd.org
14. AmCham (American Chamber): www.amchamvietnam.com
15. UNAIDS: www.unaids.org.vn
16. Oxfam Great Britain:
www.oxfam.org.uk/oxfam_in_action/where_we_work/vietnam.html
17. UNICEF (United Nations Children’s Fund): www.unicef.org.vietnam
18. VSO (Voluntary Service Organization):
www.vso.org.uk/about/cprofiles/vietnam.asp
19. VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): www.vcci.com.vn
20. Action for the city: www.vidothi.org
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- _yrc_ki_nang_giao_tiep_tieng_anh_voi_nguoi_nuoc_ngoai_cua_sinh_vien_tieng_anh_de_xuat_giai_phap_tham_gia_to_chuc_phi_chinh_phu_3221.pdf