Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt Chuyên đề: Cá trê
3/Bệnh trùng quả dưa:
Biểu hiên: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ.
Điều trị :bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25g/m3 trong 8 ngày.
4/Bệnh sán lá 16 móc:
Biểu hiên: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng, cá bơi chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn gây nên.
Điều trị: bằng cách tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5g/m3 trong 1-2 ngày.
34 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3315 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt Chuyên đề: Cá trê, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊUKHOA NÔNG NGHIỆPMÔN :kỹ thuật nuôi cá nước ngọtchuyên đề: CÁ TRÊ I.1.Phân loại: Giới :Animalia Ngành :Chordata Lớp :Actinopterygii Bộ :Siluriformes Họ :Clariidae 2.Đặc điểm sinh học: Cá trê là loài cá da trơn miệng dưới, ăn ở tầng đáy sống vùng nước ngọt trọng lượng trung bình khoản 0,3-1kg Có nhiều giống cá trê: như trê vàng, trê lai, trê phi, trê trắng 3.Phân bố: Ở Nam bộ hiện nay có tất cả 3 loài cá trê: cá trê trắng, cá trê vàng, cá trê phi Từ Việt Nam, cá trê phi được nhập qua Lào, Campuchia, Thái Lan. Loài này còn có ở một số nước Nam Á khác như Bangladesh. Ở châu Âu, cá trê phi được nuôi nhiều ở Hà Lan, Cộng Hòa Czech... 4.Dinh dưỡng và điều kiên sống: Cá có tính chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp. Cá Trê có đặc tính ăn tạp, thức ăn chủ yếu là động vật. Trong tự nhiên cá Trê ăn côn trùng, giun ốc, tôm cua, cá... Trong điều kiện ao nuôi cá Trê còn có thể ăn các phụ phẫm từ trại chăn nuôi, nhà máy chế biến thủy sản, chất thải từ lò mổ 5.SINH SẢN: Mùa vụ sinh sản của cá Trê bắt đầu vào mùa mưa từ tháng 4 - 9 tập trung chủ yếu vào tháng 5 - 7. Trong điều kiện nuôi cá có thể sinh sản nhiều lần trong năm (4 - 6 lần). Nhiệt độ đãm bảo để cá sinh sản từ 25 - 32 0C. Sau khi cá sinh sản xong ta có thể nuôi vỗ tái phát dục khoảng 30 ngày thì cá có thể tham gia sinh sản trở lại. II.KỸ THUẬT SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ TRÊ 1.Nuôi vỗ cá bố mẹ 1.1.Ao nuôi vỗ có bờ chắc chắn không được rò rỉ Có rào chắn cẩn thận tránh sự thất thóat cá. Độ sâu mực nước dao động từ 1,2 – 1,5 m. 1.2. Mật độ thả Mật độ thả từ 2- 3 con/m2, tỷ lệ cá đực : cá cái là 2 : 1 hoặc 3 : 1. Thời gian nuôi vỗ từ 2 - 3 tháng. 1.3.Thức ăn Lượng thức ăn hàng ngày là 1.5 - 3 % trọng lượng cá nuôi. Thành phần thức ăn phải có hàm lượng đạm tương đối cao . Ngoài ra có thể sử dụng thêm các phế phẫm khác. 1.4.Chọn cá bố mẹ Cá dùng để nuôi vỗ phải là cá có đủ 12 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 150 - 200 g/con Cá Trê cái khi thành thục có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục phồng to thường có màu đỏ nhạt. kích cỡ trứng đồng đều, căng tròn với màu sắc đặc trưng. Con đực có gai sinh dục dài, hình tam giác, phía đầu gai sinh dục nhọn và nhỏ gai sinh vào mùa sinh sản có màu hồng nhạt 2.Nhân giống Cá cái Cá đực Trưng đươc vuốt ra dung trong thao nhựa lấy tinh sào Thêm 300ml nước và khuấy khoảng 3-5 phút rắc trứng lên lưới đặt trong bể chứa nước sạch có độ sâu 20 - 30cm, được sục khí Cá bột trứng đã được gieo tinh rắc trứng lên lưới đặt trong bể chứa nước sạch có độ sâu 20 - 30cm, được sục khí II.KỸ THUẬT ƯƠNG NUÔI CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT: 1/ Chuẩn bị ao: Các ao ương có diện tích từ 500 - 1000m2 rất tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch Mực nước thích hợp trong ao 1 - 1,2m. cải tạo ao để diệt mầm bệnh và diệt cá tạp bằng dây thuốc cá 3 - 5 kg /1000m2 Sau đó tiến hành rải vôi bột để diệt khuẩn liều lượng: 10 - 15 kg/100m2 phơi đáy ao 3 - 5 ngày, cho nước vào ao 0,8 - 1 m Bón phân tạo thức ăn tự nhiên: Sử dụng phân chuồng hay phân hóa học để gây màu nước - Nếu bón phân chuồng: Phân gà liều lượng từ 4 - 5 kg/100m2, phân heo: 8 - 10 kg/100m2, phân bò 10 - 15 kg/100m2 - Nếu bón phân hóa học: Dùng phân lân NPK liều lượng 3 - 5kg/1000m2, 2/ Mật độ thả ương: Từ 250 - 400 con/m2 3/ Thức ăn và cách cho ăn: Sau khi thả cá được 3 - 4 ngày thì bắt đầu cho cá ăn thêm trứng nước hoặc trùn chỉ. Ngoài ra, có thể cho cá bột ăn cá hấp hoặc luộc bóp nhuyễn, cám nấu chín ... thức ăn được rãi đều khắp ao, ngày cho cá ăn 4 - 5 lần. Theo dõi lượng thức ăn hằng ngày để điều chỉnh, tránh thức ăn dư thừa gây ô nhiễm nước. 4/ Chăm sóc cá ương: Thường xuyên theo dõi các hoạt động bơi lội, bắt mồi của cá để phát hiện kịp thời cá bệnh. Trong thành phần thức ăn nên bổ sung thêm Vitamin C: 5 - 10 gam/10 kg thức ăn và Premix từ 1-2 % lượng thức ăn cho cá. III.KỸ THUẬT NUÔI CÁ TRÊ THƯƠNG PHẨM : 1/ Chuẩn bị ao: Ao nuôi cá trê nên có diện tích 1000-3000 m2 là tốt vì sẽ thuận lợi cho việc cho ăn và chăm sóc. Các bước chuẩn bị ao trong nuôi cá trê thương phẫm tương tự như trong ương cá trê bột lên cá giống. 2/Chọn giống cá: Chọn cỡ cá đồng đều, khoẻ mạnh, không bị xây xát, không nhiễm bệnh, bơi lội nhanh nhẹn 3/Mật độ thả giống: Cỡ cá giống 3-5cm, mật độ thả 15-25 con/m2 ao nhỏ. Cỡ cá giống 4-6cm, mật độ thả 15-20con/m2 ao vừa. Cỡ cá giống 5-7cm, mật độ thả 10-15con/m2 ao lớn, có điều kiện tẩy dọn sạch. 4/ Thức ăn nuôi cá Cá trê vàng lai ăn tạp, rất háu ăn. Thức ăn dùng nuôi cá gồm các loại phụ phế phẩm đông lạnh như đầu vỏ tôm, da cá, đầu lòng cá, ốc, cua... , cám, thức ăn gia súc, cám gạo, bột bắp,... Lượng thức ăn cho cá ăn trong ngày bằng 10-15% trọng lượng cá, cho cá ăn 2 lần/ngày. Trong quá trình nuôi nên định kỳ 1 tuần/ 1 lần bổ sung thêm Vitamin C với lượng 5 - 10 g/10 kg thức ăn cho cá trong ngày. Trong tuần đầu tiên thả cá thì thức ăn cho cá nên được nấu chín. 5/chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra bờ bao, cống bọng và tốc độ lớn của cá. Theo dõi hoạt động của cá, màu nước trong ao Khoảng 5-7 ngày thay nước 1 lần, thay 30% nước trong ao. Bón vôi bột (CaCO3) 1 - 2 kg/100m2 định kỳ 15 ngày/lần. Quan tâm và phòng ngừa bệnh cho cá Cần duy trì nước sâu, thả bèo tây, che gió để phòng rét, chống nóng 6/ Thu hoạch: Sau 2-3 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ 150-250g/con có thể tiến hành thu tỉa những cá lớn. Khoảng 15 ngày sau, có thể tiến hành thu đợt 2. Cứ tiếp tục như vậy khi thu hết cá trong ao Ngoài ra cá Trê còn có thể nuôi ghép với một số loài cá khác. Một số mô hình nuôi ở cá Trê kết hợp với heo, gà, vịt hay ruộng lúa, ao sen, mương vườn cũng mang lại hiệu quả kinh tế Bên cạnh đó hình thức nuôi cá Trê trong lồng cũng cho năng suất cao Phòng trị bệnh cho cá trê 1/Bệnh nhầy da: Biểu hiên: Khi nhiễm bệnh cá bột bơi thẳng đứng trên mặt nước, vây bị ăn mòn, râu quăn. Da có đám chất nhầy. Bệnh này do ký sinh trùng. Điều trị: bằng sunphat đồng 0,3g/m3 tắm trong 2-3 ngày. Dùng Fomalin 25g/m3 tắm trong 2 ngày. 2/Bệnh trắng da khoang thân: Biểu hiên: Khi mắc bệnh cá bột thường nổi trên mặt nước, da bị loét. Thân có những đám vệt trắng. Vây cụt. Bệnh do vi khuẩn gây ra. Điều trị: bằng Chloroxit, Tetracilin, Penixilin tắm cho cá trong 30 phút. Liều lượng một viên 250mg/10 lít nước. 3/Bệnh trùng quả dưa: Biểu hiên: Thân cá gốc vây ngực có chấm nhỏ như hạt tấm màu trắng. Các chất này vỡ ra vào trong nước, tạo nên các vết loét ở chỗ vỡ. Điều trị :bằng cách tắm Vernalachite hay Greenmetil 0,1g/m3 trong 3-4 ngày. Formalin 25g/m3 trong 8 ngày. 4/Bệnh sán lá 16 móc: Biểu hiên: Cá có màu đen, đầu to đuôi nhỏ, mang bị rựng, cá bơi chậm chạp dựng đứng thành dụng cụ ương. Bệnh do vi khuẩn gây nên. Điều trị: bằng cách tắm trong nước muối 3% trong 3-5 phút. Phun trực tiếp Dipterex 0,25-0,5g/m3 trong 1-2 ngày. THE END Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe ! Nhóm thực hiện: Nguyễn Việt Anh Phan Văn Tuấn Anh Lê Văn Chiều Trần Hồng Chuyền Nguyễn Minh Cương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen_de_6606.ppt