Cách phòng trị:
Vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ, tạo môi trường nước thông thoáng, giảm lượng khí độc.
Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracyline với nồng độ từ 0.5 – 2 gr/m3 nước. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 -7 ngày.
Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline cộng với dầu thực vật vào thức ăn với trọng lượng 50 mgr/kg thức ăn. Cho tôm ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Có thể sử dụng kháng sinh mới có nồng độ nhạy cao như: Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin với lượng 30 – 50 mgr/kg thức ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
16 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3311 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật nuôi tôm hùm ( panulirus ) trong lồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÀI LIỆU
KỸ THUẬT NUÔI TÔM HÙM
( PANULIRUS ) TRONG LỒNG
Mục lục
Chương 1 Giới thiệu
1.1Đặt vấn đề
Ngành thủy sản hiện nay được xem là một trong những ngành mũi nhọn của quốc gia và được xác định là mục tiêu chiến lược để phát triển kinh tế. Do đó, nghề nuôi trồng thủy sản ngày càng trở nên quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, đặc biệt là các loại thủy đặc hữu. Đa dạng hoá giống loài nuôi trồng là mục tiêu hàng đầu để đạt được sự phát triển bền vững.
Nuôi tập trung nước mặn so với NTTS tập trung nước ngọt và nước lợ thì nuôi tập trung nước mặn vẫn còn ở giai đoạn phát triển thấp và chưa tương xứng với tiềm năng, thể hiện ở số lượng lồng và diện tích nuôi nhỏ, sản lượng thấp. Đối tượng nuôi chủ yếu là cá biển, nhuyễn thể, rong biển, giáp xác với các loài phổ biến như cá giò, song, Hồng Mỹ, chẽm, cá tráp, ngao, sò huyết, trai ngọc, tom hùm ... theo hình thức nuôi lồng, lưới quây, nuôi cọc...
Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng trên biển đã được áp dụng thành công ở một số tỉnh ven biển miền Trung nước ta từ cuối năm 1993. Nuôi tôm hùm tập trung vùng biển Nam Trung Bộ như Sông Cầu-Phú Yên; Vạn Ninh và Ninh Hoà-Khánh Hoà; tỉnh Ninh Thuận, Bình Định... Để nắm rõ hơn về kĩ thuật nuôi đối tượng có giá trị kinh tế này tôi xin thực hiện chuyên đề: ” Kĩ thuật nuôi tôm hùm trong lồng”
2.3 Tình hình nuôi tôm hùm (Panulirus spp.) trong nước
Nhìn chung nuôi cá biển bằng lồng ở nước ta ngày càng phát triển. Năm 2001 tổng số lồng nuôi trên biển là 3.990 lồng, đến năm 2005 đã đạt 7.115 lồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân năm 18,4%/năm. Trong khi đó, sản lượng cá biển nuôi năm 2001 đạt 2.150 tấn và đến năm 2005 đạt 5.010 tấn, tốc độ tăng 19,8%/năm, năm 2007 tăng lên 15.000 tấn. Các vùng nuôi biển tập trung chủ yếu ở các khu vực miền Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An... với tổng số lồng nuôi các loại khoảng gần 15.200 ô lồng các loại, hoặc vùng duyên hải Nam miền Trung như Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận... với tổng số lồng nuôi các loại khoảng gần 3.530 ô lồng các loại. Đối tượng nuôi lồng chủ yếu của phía Bắc là cá song, cá giò, Hồng Mỹ, tráp, trai ngọc,... còn ở khu vực miền Trung là cá mú, tôm hùm...
Ngoài ra, khu vực ĐBSCL cũng có một số diện tích mặt nước biển được nuôi theo hình thức lồng, bè với đối tượng nuôi chủ yếu là cá mú và cá bớp, tập trung chủ yếu ở tỉnh Kiên Giang. Số lượng lồng nuôi cũng gia tăng khá nhanh, năm 2007 mới chỉ có 131 lồng, đạt sản lượng 90 tấn, tập trung chủ yếu ở vùng biển Tây thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang như khu vực Hòn Tre của xã Nam Du (huyện Kiên Hải), xã Hòn Nghệ và xã Sơn Hải (huyện Kiên Lương), xã Tiên Hải (thị xã Hà Tiên), Hòn Thơm, Gành Dầu (Phú Quốc) (VIFEP, 2007). Đến nay, số lượng lồng toàn tỉnh đã tăng lên gần 900 lồng, đạt sản lượng hơn 500 tấn cá các loại.
Kỹ thuật nuôi tôm hùm lồng trên biển đã được áp dụng thành công ở một số tỉnh ven biển miền Trung nước ta từ cuối năm 1993. Nuôi tôm hùm tập trung vùng biển Nam Trung Bộ như Sông Cầu-Phú Yên; Vạn Ninh và Ninh Hoà-Khánh Hoà; tỉnh Ninh Thuận, Bình Định... con giống hoàn toàn từ tự nhiên. Năm 1999 toàn quốc có 7.289 lồng, đạt sản lượng 425 tấn và năng suất trung bình 58 kg/lồng; đến năm 2005 đạt tương ứng 43.516 lồng, 1.795 tấn và 41kg/lồng. Do giá thương phẩm tôm hùm bông khá cao, do vậy nghề nuôi tôm hùm lồng hiện đang được phát triển mạnh. Vùng có tôm hùm giống chủ yếu tập trung ở đầm Cù Mông tỉnh Bình Định và huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên. Hàng năm, tỉnh Bình Định đã ương giống tôm hùm giống từ cỡ nhỏ thành giống từ 600000 – 800000 con.
Chương 2. Lược khảo tài liệu
2.1 Đặc điểm sinh học
2.1.1 Phân loại
Tôm hùm là tên gọi chung của nhóm giáp xác mười chân thuộc 4 họ: Palinuridae, Scyllaridae, Nephropidae và Synaxidae, giữa chúng có những điểm đặc trưng về tập tính và môi trường sống. Với sự phong phú về thành phần giống loài, chúng tạo nên mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn và có vai trò thiết yếu trong hệ sinh thái của biển và đại dương. Ở Việt Nam, cho đến nay đã xác định được 9 loài thuộc họ tôm hùm gai (Palinuridae), 9 loài thuộc họ tôm mũ ni (Scyllaridae) và 4 loài thuộc họ Nephropidae. Trong đó, một số loài thuộc họ tôm hùm gai được nuôi phổ biến hiện nay như tôm hùm Bông (tôm hùm Sao, tôm hùm Hèo), tôm hùm Đá (xanh chân ngắn), tôm hùm Đỏ (hùm lửa), tôm hùm Sỏi (xanh chân dài, hùm ghì), tôm hùm Tre (Tề Thiên).
Sau đây là vị trí phân loại một số loài tôm hùm nuôi ở Việt Nam:
Nghành chân đốt (Arthropoda)
Lớp giáp xác (Crustacea)
Bộ mười chân (Decapoda)
Hộ tôm hùm gai (Palinuridae)
Giống Panulirus
Loài P.ornatus (Fabricius, 1798) – tôm hùm Bông
Loài P.homarus (Linnaeus, 1758) – tôm hùm Đá
Loài P.longipes (A.Milne Edwards, 1868) – tôm hùm Đỏ
Loài P.stimpsoni Holthuis, 1963 – tôm hùm Sỏi
Loài P.polyphagus (Herbst, 1793) – tôm hùm Tre.
2.1.2 Đặc điểm hình thái
Hình 2.1 Hình thái tôm hùm Panulirus spp
Cơ thể tôm hùm Panulirus spp. chia thành phần đầu ngực và phần bụng. Phần đầu ngực gồm 14 đốt hợp lại với nhau, mỗi đốt có một đôi phần phụ ngực; 6 đốt đầu tiên tạo nên phần đầu và 8 đốt cuối tạo nên phần ngực. Các phần phụ trên phần đầu ngực gồm có: 5 đôi chân bò; 1 đôi mắt kép có thể cử động, bất động, hoặc co ngắn lại; có 2 đôi anten, anten thứ nhất có phân nhánh, anten thứ hai rất dài và có nhiều gai nhỏ; phần miệng có hàm trên, hàm dưới và các mảng chân hàm. Phần bụng gồm có 6 đốt, các đốt được bảo vệ bằng lớp vỏ kitin ở cả phần lưng, phần bên và phần bụng. Từ đốt bụng thứ 2 đến thứ 5 có 4 đôi chân bơi, đốt bụng thứ 6 biến thành chân đuôi và telson rất cứng và chắc chắn.
2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Trong tự nhiên, tôm hùm là động vật ăn tạp, thường đi kiếm ăn và ăn mồi nhiều vào chiều tối; chúng thích các loại mồi sống như tôm, cua, ghẹ đang lột xác, sò, vẹm hoặc cá rạn,...
Thức ăn là nguồn cung cấp năng lượng duy nhất cho tôm hùm sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, chúng chỉ sử dụng 7-10% lượng thức ăn ăn vào cho tăng trọng cơ thể; còn lại tiêu tốn vào các quá trình hoạt động sống khác. Nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển, tôm càng nhỏ nhu cầu dinh dưỡng càng cao, ở giai đoạn trước lột xác 2 - 5 ngày tôm ăn rất mạnh và ngược lại ở giai đoạn lột xác chúng sẽ ăn ít lại.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Hình 2.2 Vòng đời của tôm hùm Panulirus spp.
Sinh trưởng của tôm hùm đặc trưng bởi quá trình lột xác, qua đó có sự tăng lên về kích thước và trọng lượng. Chu kỳ lột xác của mỗi loài tôm hùm phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ nước, ánh sáng, độ mặn, thức ăn,.... và các yếu tố nội tại của cơ thể như sự điều tiết của các hormon lột xác hay hormon ức chế lột xác,... Các yếu tố này luôn có mối quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau. Chu kỳ lột xác của các loài hay giữa các giai đoạn khác nhau của từng loài không giống nhau. Ở giai đoạn tôm con (chiều dài giáp đầu ngực - CL = 8-13 mm), thời gian giữa hai lần lột xác của tôm hùm Bông và tôm hùm Đá khoảng 8-10 ngày, tôm hùm Sỏi khoảng 15-20 ngày. Còn ở giai đoạn tôm lớn (63-68 mm CL) thời gian giữa 2 lần lột xác tương ứng là khoảng 40 ngày và 50 ngày.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản
Dọc biển miền Trung, rải rác quanh năm đều có thể bắt gặp tôm hùm ôm trứng. Các loài tôm hùm khác nhau thì kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu và mùa vụ sinh sản cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở loài tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu của con đực là 110,6 mm CL và ở con cái là 97,3 mm CL (chiều dài giáp đầu ngực); ở tôm hùm Đá (P. hormarus) kích cỡ tham gia sinh sản lần đầu khoảng 66,7 mm CL ở con đực và 56,9 mm CL ở con cái. Đỉnh cao sinh sản của loài tôm hùm thường tập trung vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm, riêng tôm hùm Sỏi đỉnh cao sinh sản xuất hiện vào tháng 5 và tháng 6. Sức sinh sản của tôm hùm tương đối lớn, chúng có thể đẻ từ 2 đến nhiều lần trong năm. Khi sinh sản, trứng được giữ ở các chân bơi, sau một thời gian trứng sẽ nở ra ấu trùng và ấu trùng sẽ trải qua các giai đoạn biến thái để trở thành tôm con.
2.2 Một số yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phân bố tôm hùm (Panulirus spp.)
Hầu hết các giống có thành phần loài phong phú thuộc họ tôm hùm Gai (Palinuridae) đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới. Chúng sống từ vùng trung triều đến vùng biển sâu tới 3.000 m, thành bầy đàn trong hang để bảo vệ nhau và trốn tránh kẻ thù. Tìm hiểu về môi trường vùng phân bố tôm hùm sẽ giúp hiểu được những đặc điểm sinh thái tự nhiên của chúng, từ đó lựa chọn được vùng nuôi có đặc điểm môi trường thích hợp, đồng thời điều chỉnh các thông số như độ sâu, độ mặn,... theo từng giai đoạn phát triển, giúp tôm thích nghi tốt với điều kiện nuôi lồng.
2.2.1 Nền đáy
Cấu tạo nền đáy là một trong những yếu tố môi trường quan trọng, quyết định sự phân bố của tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm trưởng thành. Tôm hùm thường tập trung chủ yếu trong các hang hốc có nền đáy là đá, san hô, đá tảng, bùn, cát hoặc thảm thực vật (tảo bẹ). Riêng tôm hùm Bông (Panulirus ornatus), tôm hùm Đá (P. homarus), tôm hùm Đỏ (P. longipes) và tôm hùm Sen (P. versicolor) thường sinh sống ở những hang đá tảng và hang đá nhỏ có ánh sáng rọi tới; tôm hùm Tre (P. polyphagus) lại thích vùi mình dưới cát vì thế hay gặp loài này phân bố ở những vùng đáy cát, đá cuội có rong phát triển.
2.2.2 Độ sâu
Độ sâu có ảnh hưởng đến sự phân bố của các loài tôm hùm trong tự nhiên. Ở giai đoạn tôm con, chúng phân bố ở độ sâu 1-5m nước, nhưng đến giai đoạn trưởng thành thì hầu hết các loài tôm hùm phân bố ở độ sâu trong khoảng từ 5-100m nước, cá biệt cũng gặp ở độ sâu đến 180-400m như loài Panulirus delagoae. Nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, ở vùng biển miền Trung Việt Nam, tôm hùm con bắt gặp ở độ sâu từ 0,5-5m nước. Tuy nhiên, trong cùng một vùng nhưng các loài khác nhau lại sống ở độ sâu khác nhau, theo mức độ tăng dần như sau: tôm hùm Sỏi (Panulirus stimpsoni); tôm hùm Bông (P. ornatus); tôm hùm Đá nhỏ (P. homarus); tôm hùm Đỏ (P. longipes), khoảng 4-6m sâu. Do vậy, khi ương nuôi tôm hùm cần chú ý đến độ sâu khi đặt lồng, thường ở 2-3m. Giai đoạn trưởng thành, tôm hùm phân bố ở độ sâu trên 10m cho tới 35-50m, thường là các rạn san hô, ven bờ và hải đảo.
2.2.3 Nhiệt độ nước
Nhiệt độ nước là một trong những tham số sinh thái quan trọng, quyết định sự phân bố của các giống tôm hùm trong họ Palinuridae. Hầu hết các loài thuộc giống Panulirus sống ở vùng nước ấm, nhiệt độ dao động từ 20-30oC, trung bình khoảng 25oC, đó là những vùng thềm lục địa, vĩ độ thấp khoảng 35-40o.
Ở vùng biển miền Trung nước ta, những số liệu điều tra cho thấy, nhiệt độ nước trong vùng phân bố tự nhiên của tôm hùm Bông nhỏ dao động từ 24-31oC; còn của tôm hùm trưởng thành từ 26-29oC vào mùa hè và khoảng 22-27oC vào mùa đông. Hơn nữa, khi nhiệt độ nước thay đổi đột ngột, chẳng hạn như tăng lên 3-5oC thì hầu như tôm hùm con các loài đều bị chết, khi giảm nhiệt độ nước xuống 5oC pha lột xác của tôm hùm sẽ chậm dần và dừng lại hoàn toàn.
2.2.4 Độ mặn
Độ mặn là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống của tôm hùm, đặc biệt là tôm con. Những số liệu điều tra cho thấy vùng phân bố tôm hùm con ngoài tự nhiên có độ mặn dao động trong khoảng 33-34‰. Sự thay đổi đột ngột độ mặn (từ 5-15‰) sẽ làm hoạt động bắt mồi của tôm con giảm từ 30-90%, khi độ mặn giảm xuống đến 20-25‰ và kéo dài 3-5 ngày sẽ gây nên tình trạng chết từ từ ở tôm con. Độ mặn vùng biển có tác động đến hoạt động bắt mồi, khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu ở tôm hùm con,... từ đó những thay đổi bất lợi hoặc kéo dài thời gian lột xác hoặc gây chết đối với chúng.
Số liệu điều tra ở khu vực miền Trung Việt Nam cho thấy, tôm hùm trưởng thành sống ngoài khơi ở độ sâu dưới 10m nước, độ mặn dao động từ 30-35‰
2.2.5 Nguồn thức ăn tự nhiên
Tôm hùm được coi là những động vật ăn mồi sống chủ yếu trong hệ sinh vật đáy ở biển.. Ở nước ta, nghiên cứu của một số tác giả cho thấy, thành phần động thực vật thường gặp ở vùng tôm hùm phân bố bao gồm: các động vật thuộc giáp xác nhỏ (tôm, cua), thân mềm (sò, vẹm, ốc), cầu gai, sao biển, một số loài cá (cá đáy, cá rạn san hô), huệ biển, hải sâm và các loài rong, rêu.
Chương 3 Kĩ thuật nuôi tôm hùm bằng lồng (Panulirus spp).
3.1 Chọn địa điểm đặt lồng nuôi.
Chọn địa điểm đặt lồng nuôi tôm hùm là khâu đầu tiên không kém phần quan trọng. Ðịa điểm chọn đặt lồng nuôi phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Nơi có độ mặn cao, tương đối ổn định nằm trong khoảng từ 30 -36o/oo ít bị ảnh bỡi lũ, lụt, những vùng biển có nhiệt độ từ 24 -320C tốt nhất là từ 26-300 C.
Có nguồn nước trong sạch, ít bị ảnh hưởng bỡi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và đô thị.
Là nơi kín gió, có độ sâu phù hợp cho việc xây dựng và quản lí lồng nuôi, mức nước tối thiểu khi triều xuống thấp nhất phải đạt 2m, chất đáy là cát; cát bùn; hoặc chất đáy cát, cát bùn có lẫn đá san hô nhỏ, vỏ động vật thân mềm.
Gần nguồn giống, thức ăn và thuận tiện đường giao thông.
3.2 Thiết kế xây dựng lồng nuôi.
Tùy vào điều kiện từng vùng biển mà có thể thiết kế các kiểu lồng nuôi khác nhau. Hiện nay có 2 kiểu lồng nuôi phổ biến: kiểu lồng hở và kiểu lồng kín.
3.2.1 Kiểu lồng hở:
Là loại lồng được cố định bỡi các cọc gỗ găm xuống đất.
Nguyên vật liệu và cách xây dựng
Kích thước lồng nuôi phù hợp là: 4 x 4(m); 3 x 4(m) và 4 x 5(m), chiều cao cọc làm lồng phụ thuộc vào độ sâu tại nơi đặt lồng, tốt nhất nên đặt tại nơi có độ sâu 2 - 5m (lúc thủy triều thấp nhất).
Nguyên vật liệu và cách làm.
Cọc gỗ: có thể dùng gỗ tròn f =15-20 cm hoặc gỗ xẻ (gỗ 5 x 10 cm), chiều dài cọc gỗ phụ thuộc vào độ sâu nơi đặt lồng ( cọc gỗ phải có chiều dài cao hơn độ sâu cao nhất khi triều cường tại nơi đặt lồng khoảng 0,5m). Cọc được vót nhọn một đầu và được cắm chặt xuống đất, khoảng cách giữa 2 cọc từ 1,5 - 2m.
Nẹp ngang thường dùng gỗ tròn có f = 12 -15 cm hoặc dùng gỗ xẻ (gỗ 4 x 6 cm), nẹp cách nẹp 1,5 đến 2m.
Sắt làm khung lồng: dùng sắt tròn (sắt rằn) có f = 18 -20 mm được làm thành các khung hình chữ nhật, khoảng cách giữa 2 thanh sắt từ 1 -1,2 m, chiều cao (rộng) của khung sắt làm thân lồng cao từ 1 -2m, lưới lồng được bệnh trực tiếp vào các khung sắt sau đó lắp ghép lại và được cố định bỡi khung cọc gỗ.
Lưới lồng: Hiện nay, phổ biến là làm lồng theo kiểu lồng 1 lớp hoặc 2 lớp lưới lồng ghép sát vào nhau. Vật liệu bằng lưới nhợ hoặc bằng lưới PE, kích thước mắt lưới 2a = 25 -35mm (tùy theo cỡ giống thả nuôi), đối với tấm lưới đáy còn làm thêm một lớp lưới ruồi nhằm đảm bảo thức ăn không bị lọt ra ngoài khi cho ăn. Ngoài ra để đảm bảo an toàn ta cần gia cố thêm một lớp lưới cước (cước 150 -180), kích thước mắt lưới 2a = 35 - 40mm tại những phần có làm khung sắt. Những lồng sử dụng để ương tôm hùm giống thì kích thước mắt lưới nhỏ hơn sao cho đảm bảo tôm không chui ra được ( 2a < 5mm).
Mặt trên của lồng phải có nắp đậy bằng lưới tránh thất thoát tôm do bắt trộm hay do triều khi triều cao ngập lồng nuôi. Trong những ngày nắng nóng, lồng nuôi xây dựng ở những vùng nước nông phải tiến hành che mát cho tôm trên mặt lồng bằng các vật liệu như lá dừa, cót,. hoặc dùng nắp lồng bằng lưới ruồi để tránh tôm hoạt động quá nhiều hay tôm bị đóng rong.
3.2.2 Kiểu lồng kín: (lồng di động).
Loại lồng này thích hợp ở những vùng nhiều sóng gió, độ sâu cao.
Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở để thuận tiện cho việc di chuyển.
Kích thước lồng phù hợp theo: dài x rộng x cao tương ứng là: 3 x2x2 (m) hoặc 3 x3 x2 (m), được thiết kế giống như một hình hộp chữ nhật được tạo bỡi các khung sắt hình chữ nhật, trên phần nắp lồng được đặt một cái ống nhựa f = 10 -15 cm để thuận tiện trong việc cho ăn.
Vật liệu sắt, cách làm khung, vật liệu lưới và cách bệnh lưới vào khung sắt tương tự như lồng hở.
Loại lồng này không cố định bằng cọc, có thể di chuyển một cách dễ dàng từ nơi này đến nơi khác.
Trong trường hợp tại nơi nhiều sóng gió loại lồng này phải được cố định bằng các dây neo.
Dù là kiểu lồng kín hay lồng hở ta đều phải đặt lồng cách đáy ít nhất là 0,5m.
Nhược điểm của loại lồng này là khó thao tác chăm sóc quản lí hơn kiểu lồng hở.
3.2.3 Lồng ương tôm giống
Lồng ương tôm giống chủ yếu thiết kế theo kiểu lồng kín, khung lồng được làm bằng sắt (f =16 -20), kích thước lồng phổ biến là 2x2x2 m, lưới lồng được làm 2 lớp, với kích thươc mắt lưới 2a = 2-3 mm.
3.2.4 Bè nuôi
Hiện nay, do hiện tượng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng nên việc việc nuôi tôm hùm lồng bằng bè trở nên ưu thế hơn lồng cố định hay lồng chìm, tuy nhiên việc nuôi tôm hùm bằng bè cần lưu ý một số điểm sau:
Vùng đặt bè phải kín gió, vật liệu làm bè như phao, gỗ, dây neo phải chắt chắn tránh bè bị chao đảo nhiều.
Cần phải che mát lồng bằng các vật liệu như : Bạc, cót,.
3.3 Thả tôm.
3.3.1 Chọn giống thả nuôi.
Hiện nay, trong nước cũng như trên thế giới chưa sản xuất được giống tôm hùm, nguồn giống phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt tự nhiên. Kích cỡ giống thường không đồng đều, con giống được đánh bắt bằng nhiều phương tiện khác nhau kể cả việc sử dụng các loại thuốc gây mê, thuốc nổ,... thời gian lưu giữ dài ngày và kỹ thuật lưu giữ không tốt nên khi nuôi thường dẫn đến một hậu quả là tôm thường chết nhiều vào giai đoạn đầu thả nuôi, tỷ lệ sống thấp và tôm chậm lớn,....
Ðể chọn được giống tốt ta cần chú ý một số vấn đề sau:
Giống nuôi tốt nhất nên mua tại địa phương nhằm tránh sự khác biệt về điều kiện môi trường, thời gian vận chuyển xa làm yếu tôm và tránh con giống đã được lưu giữ dài ngày (một số điểm để nhận biết tôm giống đã lưu giữ dài ngày là : chạt đuôi bị phòng, bị tổn thương; các phụ bộ bị tổn thương đã chuyển sang màu đen, màu sắc của tôm trở nên đen sậm, vỏ không còn bóng láng và tôm hoạt động yếu ớt, chậm chạp.)
Giống được đánh bắt một cách tự nhiên không qua việc sử dụng thuốc nổ hay bất kỳ một loại hóa chất gây mê nào khác.( loại tôm này thường còn nguyên vẹn các phụ bộ nhưng màu sắc của tôm thường chuyển sang màu hồng nhợt nhạt, phần đầu ngực và phần thân dãn ra hơn bình thường trông giống như tôm bị bệnh lỏng đầu do nhiệt độ nước cao hay độ mặm hạ thấp, tôm hoạt động chậm chạp yếu ớt; việc đánh bắt tôm tại các vùng biển có độ mặn thấp do ảnh hưởng của mưa lũ gây ra cũng có hiện tượng tương tự). Khi mua phải loại tôm này tôm nuôi sẽ chết từ rải rác đến hàng loạt vào giai đoạn đầu thả nuôi.
Tôm giống phải có hình dáng cân đối, đầy đủ các phần phụ, không trầy sướt, thương tổn, có màu sắt tươi sáng tự nhiên, tôm khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh.
Chọn giống có kích cỡ đồng đều, cùng giới tính để nuôi trong cùng một lồng, kích cỡ giống nuôi có thể dao động từ 100 -500g/con . Trong trường hợp sử dụng nguồn con giống có kích cỡ nhỏ như dạng tôm bò cạp ta phải tiến hành giai đoạn ương nuôi sau đó tuyển chọn lại và đưa và nuôi thương phẩm.
3.3.2 Cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi.
Tôm hùm có phương thức hô hấp tương tự như các loài cua, ghẹ chúng có khả năng sử dụng được nguồn oxy trong không khí và có khả năng chịu được ngưỡng oxy thấp.
Có 2 phương pháp vận chuyển giống là vận chuyển nước có sục khí và phương pháp vận chuyển khô:
Phương pháp vận chuyển nước: Là phương pháp vận chuyển sử dụng nước có sục khí để cung cấp oxy, nhiệt độ nước trong quá trình vận chuyển là 22-250C bằng cách cho đá lạnh vào các bọc nhựa sau đó bỏ vào dụng cụ chứa, mật độ vận chuyển phụ thuộc vào kích cỡ tôm và thời gian vận chuyển. Phương pháp này thường áp dụng khi thời gian vận chuyển >2 giờ.
Phương pháp vận chuyển khô: Cách tiến hành của phương pháp này là ta tiến hành sốc nhiệt ở nhiệt độ 20 -220C sau đó buộc tôm vào trong các khăn lông đã nhúng nước và sắp theo từng lớp vào thùng xốp đã chuẩn bị sẵn sao cho các lớp tôm không chồng lên nhau, chú ý giữa các lớp tôm ta rải thêm đá lạnh cũng bằng cách bỏ vào trong các túi nhựa sao cho vừa đủ bảm bảo giữ nhiệt độ ổn định từ 22 - 25OC , phương pháp này áp dụng cho thời gian vận chuyển < 2 giờ.
3.3.3 Thả tôm
Khi tôm vận chuyển đến lồng nuôi ta tiến hành nâng dần nhiệt độ lên cho đến khi gần bằng với nhiệt độ môi trường nuôi bằng cách cho dần dần nước từ môi trường nuôi vào dụng cụ chứa tôm sau đó thả tôm vào các giai đã đặt sẵn trong lồng sau 30 -60 phút cho tôm hồi phục sức khỏe hoàn toàn ta mới thả tôm ra.
Trong quá trình thả tôm ta phải thả tôm đực riêng, cái riêng và thả theo từng nhóm kích cỡ không nên thả chung.
3.3.4 Mật độ nuôi.
Tôm hùm chủ yếu sống ở tầng đáy, nên mật độ nuôi được tính theo diện tích đáy lồng. Tùy vào kích cỡ tôm, mức độ đầu tư , điều kiện môi trường mà ta có thể nuôi với mật độ cao hay thấp. Ðối với tôm giống có kích cỡ từ 100g/con trở lên ta có thể thả nuôi với mật độ từ 8 -10 con/m2.
3.4 Thời vụ thả nuôi.
Trong tự nhiên tôm hùm được khai thác quanh năm nhưng tập trung lượng giống nhiều vào các tháng 8 -12 hàng năm nên vào thời gian nay chúng ta nên tập thả giống nuôi.
3.5 Chăm sóc và quản lí.
3.5.1 Chăm sóc
Chăm sóc quản lí là khâu đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của suốt quá trình nuôi.
Thức ăn và cách cho ăn: Tôm hùm là loại tạp ăn, thức ăn chủ yếu là cá tạp, cua, ghẹ, cầu gai, .và các loại nhuyễn thể. Cho ăn chủ yếu là cho ăn tươi, tuỳ vào kích cở tôm, cở mồi mà ta có thể băm nhỏ thức ăn hay không. Có thể cho tôm hùm ăn 2 lần/ngày nhưng phải đặc biệt chú ý cho ăn nhiều vào các buổi sáng sớm và chiều tối. Lượng cho ăn hằng ngày từ 15-20% trong lượng đàn tôm. Trong những ngày trước lúc lột xác 4 -5 ngày tôm ăn rất mạnh và đang trong thời kì lột xác nhiều tôm giảm ăn chính vì vậy ta cần chú ý vào các thời điểm này mà điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Quá trình lột xác của tôm phụ thuộc vào chu kì con nước, thường thì tôm sẽ lột xác nhiều vào cuối kì con nước lớn.
Tôm hậu ấu trùng (Tôm trắng) có khối lượng từ 0,2 - 0,5g/con: Mật độ thả nuôi từ 50 -60con/m2; lượng thức ăn/khối lượng tôm nuôi là 30 - 40%; một ngày cho ăn 2 lần; lượng thức ăn bữa chiều tối/lượng thức ăn trong ngày là 70%; thức ăn được bỏ vỏ cứng (với nhuyễn thể), bỏ phần ruột của cá và được rửa sạch bằng nước biển.
Tôm giống nhỏ (Tôm bọ cạp) có khối lượng từ 4 - 6g/con: Mật độ thả nuôi từ 15 - 20con/m2; lượng thức ăn/khối lượng tôm nuôi là 20 - 25%; một ngày cho ăn 2 lần; lượng thức ăn bữa chiều tối/lượng thức ăn trong ngày là 70%; thức ăn được bỏ vỏ cứng (với nhuyễn thể), bỏ phần ruột của cá và được rữa sạch bằng nước biển
Tôm lớn cỡ từ 500 - 600g/con: Mật độ thả nuôi từ 3 - 5con/m2; lượng thức ăn/khối lượng tôm nuôi 15 - 17%; một ngày cho ăn 1 lần; lượng thức ăn bữa chiều tối/lượng thức ăn trong ngày là 70%; thức ăn được bỏ vỏ cứng (với nhuyễn thể), bỏ phần ruột của cá và được rữa sạch bằng nước biển.
3.5.2 Quản lí
Thường xuyên lặn kiểm tra lồng, kiểm tra tình trạng tôm, kiểm tra lượng thức ăn thừa hay thiếu để từ đó có hướng giải quyết kịp thời. Ðịnh kỳ 10 -15 ngày vệ sinh lồng nuôi một lần đảm bảo môi trường sạch sẽ thông thoáng.
3.6 Cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm
Hiện nay, phong trào nuôi tôm hùm lồng, tôm hùm bè trong tỉnh đang phát triển mạnh, nhất là ở thị xã Cam Ranh, huyện Vạn Ninh, TP Nha Trang. Sau đây xin giới thiệu vế cách phòng trừ một số bệnh thường gặp ở tôm hùm.
3.6.1 Bệnh đen mang:
Hiện tượng: Mang tôm có những điểm đen, các tơ mang chuyển màu đen, mang thối rữa toàn bộ. Quan sát bằng mắt thường thấy những búi sán lá đơn chủ trắng nhỏ như sợi tóc. Sán lá sẽ đục thủng mang gây hoại tử tế bào. Thân tôm cũng xuất hiện những đốm đen, mắt tôm cũng có thể chuyển sang màu đen. Bệnh xuất hiện ở cả tôm con và tôm trưởng thành.
Hình 3.1 Hội chứng đen mang ở tôm hùm do yếu tố vô sinh (A)và chất thải hữu cơ bám trên tơ mang tôm(B)
Nguyên nhân: Mang tôm bị đen là do sắc tố Melanin phát triển tại các mô của mang phá hủy do các tác nhân: ký sinh trùng sán lá đơn chủ (xuất hiện nhiều sau cơn mưa), nấm Fusarium, vi khuẩn dạng sợi Vibrio, nồng độ khí độc Amoniac và Sulfur Hydro trong môi trường cao.
Hậu quả: Tôm bỏ ăn, hô hấp kém, nằm dưới đáy lồng và chết hàng loạt.
Cách phòng trị:
Tắm cho tôm bằng Formol với nồng độ từ 15 – 25 ml/m3 trong 10 – 15 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày; - Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng nồng độ 0,5 gr/m3 nước trong 5 – 7 phút, có sục khí. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày. Lưu ý tôm bệnh sau khi xử lý thuốc cần được thả nuôi ở một lồng khác.
Treo những túi vải có chứa vôi ở giữa lồng tôm hoặc đặt ở những vùng đáy lồng bị ô nhiễm. Vôi có tác dụng diệt ký sinh trùng, nấm, vi khuẩn tốt.
Có thể sử dụng một số kháng sinh như: Norfoxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin để phòng trị bệnh bằng cách trộn vào thức ăn với lượng từ 30 – 50 mgr/kg thức ăn. Thời gian điều trị từ 5 – 7 ngày.
3.6.2 Bệnh đốm trắng trên vỏ:
Hiện tượng: Trên vỏ tôm và dưới giáp đầu ngực xuất hiện những đốm trắng.
Nguyên nhân: Cần phân biệt rõ nguyên nhân
Nếu tôm có đốm trắng song vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường thì không phải do dịch bệnh. Nguyên nhân là do hàm lượng Canci, Manhê trong nước cao. Đây không phải là hiện tượng bệnh, tôm lột xác các đốm trắng sẽ mất đi.
Trường hợp tôm nhiễm nấm, vi khuẩn đặc biệt nhiều ở vùng đáy ô nhiễm sẽ gây ra bệnh đốm trắng trên vỏ.
Hậu quả: Tôm giảm ăn, giảm tăng trưởng, không lột xác được hoặc chu kỳ lột xác kéo dài, tôm chết rải rác.
Cách phòng trị:
Tắm cho tôm bằng Xanh Melachite (thuốc này đã bị cấm sử dụng theoQĐ 20/2003/QĐ-BTS) với nồng độ 1gr/m3 nước, sục khí trong vòng 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày.
Tắm cho tôm bằng Sulfat đồng với nồng độ 0,5 gr/m3, sục khí trong vòng 5 – 7 phút. Thời gian chữa trị từ 5 – 7 ngày.
Treo túi vải đựng vôi để phồng và trị bệnh.
3.6.3 Bệnh đỏ thân:
Hiện tượng: Mang tôm và thân tôm đều chuyển sang màu hồng. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.
Nguyên nhân: Nước và đá khu vực lồng, bè nuôi bị ô nhiễm nặng, thức ăn thừa quá nhiều, công tác vệ sinh kém, nhiễm vi khuẩn Vibrio.
Hậu quả:Tôm bỏ ăn, kém hoạt động, giảm tăng trưởng và chết hàng loạt.
Hình 3.3 Bệnh đỏ thân
Cách phòng trị:
Vệ sinh lồng, bè nuôi sạch sẽ, tạo môi trường nước thông thoáng, giảm lượng khí độc.
Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracyline với nồng độ từ 0.5 – 2 gr/m3 nước. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 -7 ngày.
Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracyline cộng với dầu thực vật vào thức ăn với trọng lượng 50 mgr/kg thức ăn. Cho tôm ăn liên tục 5 – 7 ngày.
Có thể sử dụng kháng sinh mới có nồng độ nhạy cao như: Norfloxacin, Nalidixic acid, Ciprofloxacin với lượng 30 – 50 mgr/kg thức ăn liên tục trong 5 – 7 ngày.
3.6.4 Bệnh trắng râu:
Hiện tượng: Râu 1 chuyển từ màu nâu sang màu vàng, hồng rồi sang trắng. Bệnh này xuất hiện phổ biến ở giai đoạn tôm con.
Nguyên nhân: Tôm con bị nhiễm nấm Lagenidium sp, Fusarium sp.
Hậu quả: Tôm con chết hàng loạt.
Cách phòng trị:
Treo túi vôi giữa các lồng nuôi. Vôi có tác dụng diệt nấm tốt.
Tắm cho tôm bằng dung dịch Formol với nồng độ từ 15-25ml/m3 nước, sục khí trong 15 phút. Thời gian điều trị từ 5 - 7 ngày.
Hình 3.2 Bệnh long đầu
3.6.5 Bệnh long đầu:
Hiện tượng: Phần giáp đầu ngực và phần thân long ra. Trong lớp biểu bì tiết dịch nhầy hôi thối. Bệnh xuất hiện ở tôm con và tôm trưởng thành.
Nguyên nhân: Tôm nhiễm vi khuẩn Vibro sp, Aeromonas.
Hậu quả: Tôm chết rải rác.
Hình 3.3 Bệnh long đầu
Cách phòng trị:
Tắm cho tôm trong dung dịch Oxytetracylin với nồng độ 0,5 - 2gr/m3. Thời gian tắm 15 phút. Thời gian chữa trị từ 5 - 7 ngày.
Trộn thuốc kháng sinh Oxytetracylin và dầu ăn với lượng từ 40 - 50mgr/kg thức ăn. Cho ăn liên tục 5 - 7 ngày.
3.3 Thu hoạch
Sau thời gian nuôi từ 12 -15 tháng tùy vào cỡ giống, mật độ nuôi và mức độ đầu tư tôm có thể đạt khối lượng từ 1,2 kg/con trở lên ta tiến hành thu tỉa những con có khối lượng lớn, cứng vỏ, không mang trứng vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Phương pháp vận chuyển đến nơi tiêu thụ tương tự như cách vận chuyển tôm giống đến nơi thả nuôi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_bao_cao_8693.doc