Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng Trachinotus blochii Lacepède 1801 tại trại thực nghiệm trường Cao đẳng Thuỷ Sản-Yên Hưng - Quảng Ninh

Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ở khu này nằm chung trong chế độ nhiệt không khí trên toàn biển Đông. Theo số liệu thống kê hàng năm thì nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất và tháng 1 và tháng 2 là 16,92 oC và cao nhất vào tháng 7 là 29 oC. Theo số liệu quan trắc tại đài Phù Liễn từ năm 1906 đến năm 1982 đã ghi được nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,8 oC vào tháng 5 năm 1926 và giá trị thấp nhất là 5,9oC vào tháng 1 năm 1917. * Nhiệt độ nước biển: Nhiệt độ nước biển thấp nhất vào tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau trung bình vào khoảng xấp xỉ trên dưới 15oC, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè đạt 31 oC. * Độ mặn:

doc36 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng Trachinotus blochii Lacepède 1801 tại trại thực nghiệm trường Cao đẳng Thuỷ Sản-Yên Hưng - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iều thiếu sót. Kính mong thầy cô và các bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn Xin chân thành cảm ơn! Phần 1: TỔNG LUẬN 1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trong nước và thế giới 1.1.1. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới Cá biển là loại thực phẩm có giá trị được thị trường ưa chuộng, một số loài cá biển có hàm lượng acid béo cao, đặc biệt là hàm hàm lượng DHA và EPA rất cần thiết cho con người. Trong vài thập kỷ gần đây, nghề nuôi cá biển trên thế giới đã có những bước phát tiến nhảy vọt. Một số quốc gia có nền công nghiệp khai thác cá hiện đại đã chuyển sang nuôi biển và đã thu được nhiều thành tựu quan trọng như Nauy, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan... Việc chuyển hướng từ khai thác sang nuôi trồng đã đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong việc chủ động tạo ra nguồn thực phẩm cung cấp cho xã hội, cải thiện cuộc sống của con người, giảm dần sự lệ thuộc vào tự nhiên. Nuôi trồng hải sản còn là phương án hữu hiệu đảm bảo cân bằng sinh thái góp phần bảo vệ môi trường nếu như được tổ chức và kiểm soát trong phạm vi nuôi bền vững. Khi nhu cầu tiêu dùng về các loại hải sản được đáp ứng, áp lực khai thác từ tự nhiên sẽ giảm đặc biệt là những đối tượng hải sản quý hiếm. Đây sẽ là điều kiện để đảm bảo cho đa dạng sinh học và sự cân bằng sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng hải sản tuỳ tiện, thiếu sự quản lý và tổ chức một cách khoa học có thể dẫn đến những tác động xấu tới môi trường sinh thái và đa dạng sinh học. Vấn đề ô nhiễm môi trường những tác động nguồn gen và đa dạng sinh học...có thể sẽ trở thành những hiểm hoạ nếu như con người không nhận thức được và xem xét một cách nghiêm túc. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá biển có một lịch sử nghiên cứu khá dài. Theo Wongsomnuk và Manevonk (1973) đã có báo cáo đầu tiên về những thành công trong nghiên và sản xuất giống đại trà cá vược (Lates calcarifer) từ những năm giữa thập kỷ 1970 ở Thái Lan. Từ đó sản xuất giống nhân tạo cá biển ngày càng được phát triển rộng rãi ở Úc và các nước châu á khác như Trung Quốc, Đài loan, Nhật Bản, Indonesia… ở cá đối (Mugil sp.), báo cáo đầu tiên trong việc vuốt trứng và cho thụ tinh được ghi nhận vào năm 1936 bởi Sanzo và 1938 bởi Belloc. Việc kích thích cá đẻ nhân tạo chỉ được báo cáo đầu tiên vào năm 1969 bởi Yashous. Năm 1973, Liao đã tổng kết những kết quả sản xuất giống cá này ở Đài Loan từ những năm 1963 - 1973. Từ đó, sản xuất giống cá đối cũng đã tiếp tục được hoàn thiện và ứng dụng ở một số nước. Năm 1990, Đài loan sản xuất 152 triệu ấu trùng cá biển, trong đó có 130 triệu cá măng, 5 triệu cá Acanthopagus chlegeli, 2 triệu cá tráp vàng Acanthpagus latus, 3 triệu cá vược Nhật Bản Lateolabrax japonicus, 3 triệu cá tráp bạc Sparus sarba, 2 triệu cá song Epinephelus malabaricus, 2 triệu cá tráp đỏ Pagrus major, 2 triệu cá hồng bạc Lutjanus argetimaculatus, 1 triệu cá vược Lates calcarifer và còn lại là ấu trùng các loại cá khác (Liao, 1991). Cũng theo thống kê năm 1987, Nhật Bản sản xuất giống các loài cá biển nuôi chủ yếu gồm 58.266.000 con Pagrus major, 1.192.000 con ca cam Seriola quenqueradia (Takeshi và Minoru, 1990). Thái Lan, hàng năm sản xuất được khoảng 1.200 tấn cá vược, chủ yếu từ nguồn giống nhân tạo (Kong Keo, 1991). Philippines, cá Măng được xem là đối tượng nuôi quan trọng nhất, sản lượng năm 1987 là 211.125 triệu tấn cá thịt (Rogelio và Carlos, 1990). Trong khi đó, các nước châu Âu, cá chẽm loài Dicentrachus labrax là loài được ưa chuộng trong nghề nuôi và sản xuất giống. Số liệu thống kê cũng cho biết, số lượng cá chẽm con sản xuất được năm 1987. Pháp, Ý, Hy Lạp lần lượt là 2,6 triệu, 5 triệu, 3 triệu con. Ví dụ: năm 1987, Anh sản xuất 230.000 con, Pháp: 75.000 con, Tây Ban Nha: 265.000 con, và Na - Uy là 110.000 con. Bảng 1. Sản lượng cá biển của một số nước trên thế giới Quèc gia Năm Số lượng cá biển (tấn) Nguồn Nauy 1998 550.000 (Hjelt, 2000) Nhật Bản 1997 250.000 (Takashma & Arimoto, 2000). Úc 1998 186.000 O,Sullivan & Roberts, 1999 Hàn Quốc 1999 40.000 Kim,2000 Philippine 1999 10.000 Marte et al, 2000 Malaysia 1997 5.621 Shariff & Gopinath, 2000 Việt Nam 1998 540 Tuan et al, 2000 2002 2.626 Luu, 2002 1.1.2. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam Đối với những loài cá nước ngọt, khả năng sản xuất giống trong những năm gần đây để cung cấp cho ngư dân và các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản được coi như tương đối thành công và đã đáp ứng được nhu cầu về con giống cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của nước ta (cả nước có 400 trại sản xuất cá giống). Mặt khác, đối với những loài cá nước mặn thì việc tìm hiểu đặc điểm sinh học (sinh sản, tập tính sống, phân bố, nhất là các điều kiện sinh sản ...) của đối tượng để đưa vào sản xuất là vô cùng khó khăn và phức tạp, có khi phải mất nhiều năm liền, tốn kém về nhân lực và tiền của. Ở nước ta, trước đây hầu hết nguồn cá giống cung cấp cho nghề nuôi lồng bè trên biển, chủ yếu là dựa vào khai thác ngoài tự nhiên bằng cách bẫy hoặc dùng lưới; vì vậy nguồn cung cấp giống chưa được chủ động, hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên và khả năng đánh bắt của các ngư dân, chưa đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng và tính thời gian của con giống cho nghề nuôi cá lồng bè trên biển cả ở qui mô gia đình và qui mô công nghiệp. Mặt khác, việc khai thác giống tự nhiên vượt quá khả năng tái tạo quần đàn đã đến mức báo động. Theo điều tra của (Đoàn Văn Đẩu 1998) cho thấy sản lượng cá giống khai thác đã có dấu hiệu suy giảm. Hơn nữa giống khai thác tự nhiên thường không đảm bảo về mặt chất lượng và số lượng cũng như mùa vụ nuôi. Từ năm 1993 viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng đã tiến hành nghiên cứu sinh sản nhân tạo một số loài cá biển có giá trị kinh tế : cá song, cá giò, cá hồng và cá tráp. Năm 1994 - 1995 tại viện Nghiên cứu Hải sản - Hải Phòng bước đầu đã cho sinh sản được cá song, cá giò, cá hồng và cá tráp, nhưng tỷ lệ sống của cá bột đến cá giống còn rất thấp. Năm 1999 Viện Nghiên cứu Hải sản thành công trong sinh sản nhân tạo cá giò, đã cung cấp trên 10.000 cá giống cỡ 10 -15cm cho ngư dân và một số cơ sở sản xuất nuôi lồng trên biển của Quảng Ninh, Hải Phòng. Kết quả nuôi đạt rất tốt, cá sinh trưởng nhanh đạt 300 - 400gam/3 tháng nuôi, tỷ lệ sống cao, ít bệnh tật. Năm 2002 Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản I đã nhập công nghệ và sản xuất thành công giống cá song tại Cát Bà (Hải Phòng). Đây là kết quả bước đầu rất đáng được trân trọng, bởi nó đã hé mở một khả năng tạo hàng loạt con cá song giống bằng con đường sinh sản nhân tạo, góp phần thúc đẩy nghề nuôi biển phát triển một cách ổn định. Năm 2005, 2006 Trung tâm khuyến ngư Quốc gia phối hợp với trường Cao đẳng Thuỷ sản đã nhập công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá tráp vây vàng và cá hồng đỏ. 1.1.3. Tình hình sản xuất giống nhân tạo cá Chim vây vàng Đài Loan năm 1986 Lâm Liệt Đường đã thu gom 126 con cá chim vây vàng loại nhỏ, loại vừa và lớn nuôi chung với nhau. Năm 1989 bắt đầu thực nghiệm cho sinh sản nhân tạo, qua 5 lần tiêm kích dục tố trong đó 4 lần cho đẻ trứng thụ tinh thành công, thu được trên 900 vạn trứng số trứng thụ tinh trên 500 vạn trứng, qua nhiều hình thức thực nghiệm ương nuôi cuối cùng thu được 38,6 vạn giống kích cỡ 2 – 3 cm. Đây là lần đầu tiên sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng thành công, năm 1991 tăng thêm đàn cá bố mẹ cho tiến hành sinh sản nhân tạo (Lê Tổ Phúc, 2005). Năm 1993 Trung tâm chuyển giao công nghệ trường Đại học Trung Sơn kết hợp với Trạm nghiên cứu giống thuỷ sản Quảng Đông - Trung Quốc nghiên cứu cho sinh sản nhân tạo thành công cá chim vây vàng trên qui mô nhỏ (ương nuôi ấu trùng trong bể xi măng). Năm 1998 trung tâm kết hợp với Công ty trách nhiệm hữu hạn giống Thuỷ sản Thắng Lợi - Hải Nam - Trung Quốc nghiên cứu thành công sản xuất giống nhân tạo trên qui mô lớn (ương nuôi ấu trùng trong ao đất). Ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng, các nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở mức độ phân loại. Với mong muốn đóng góp phần nào cho nghề nuôi cá biển Việt Nam,Trường Cao đẳng Thuỷ sản năm 2006 đã nhập công nghệ sản xuất giống cá Chim vây vàng và đã đạt được hiệu quả như tỷ lệ đẻ trung bình 87,5%, tỷ lệ thụ tinh trung bình 60%, tỷ lệ nở trung bình đạt 80%, tỷ lệ sống từ cá bột lên cá hương trung bình đạt 30% và đã sản xuất được 65.000 con giống cỡ 4- 6 cm. 1.2. Đặc điểm sinh học của cá chim vây vàng 1.2.1. Vị trí phân loại và phân bố Ngành: Vertebrata Lớp: osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Carangidae Giống: Trachinotus Loài: Trachinotus blochii (Lacepède 1801) Tên tiếng Việt: cá chim vây vàng Tên tiếng Anh: snub-nose pompano Trachinotus ovatus (non Linnaeus, 1758) Trachinotus fuscus (Cuvier, 1832) (Nguồn: trang web của FishBase) Cá chim vây vàng Trachinotus blochii Lacepède 1801 phân bố ở biển miền Nam Nhật Bản, Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương. Vùng biển nhiệt đới và Á nhiệt đới, vùng biển Đông Nam Á và vùng biển Tây Châu Phi. Ở Trung Quốc chúng phân bố vùng biển Đông Hải, Nam Hải, Hoàng Hải, vùng biển Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Phúc Kiến. Cá Chim vây vàng cũng đã tìm thấy ở vùng biển nước ta. 1.2.2. Đặc điểm hình thái và nhận dạng Cơ thể hơi tròn, cao và bề bên dẹp chính giữa lưng hình vòng cung. Vây lưng I, V - VI. I.19 - 20. Vòng mông II, I. 17- 18, vây ngực 19, vây bụng 15, vây đuôi 17. Trên đường bên vẩy sắp xếp khoảng 135 – 136 cái, chiều dài so với chiều cao 1,6 - 1,7 lần, so với chiều dài đầu 3,5 - 4 lần, cuống đuôi ngắn và dẹp, đầu nhỏ chiều cao đầu lớn hơn chiều dài. Xương ở chính giữa bề lưng của đầu rõ ràng, chiều dài của đầu so với môi dài 5,1- 6,2 lần, so với đường kính mắt 3,9 - 4,3 lần, môi tù phía trước hình cắt cụt đường K Hình 1: Hình dạng cá Chim vây vàng kính mắt dài hơn môi 1,2 - 1,6 lần. Mắt vị trí về phía trước nhỏ, màng mỡ mắt không phát triển, lỗ mũi môi bên 2 cái gần nhau, lỗ mũi trước nhỏ hình tròn, lỗ mũi sau to hình bầu dục. Miệng nhỏ xiên, xương hàm trên lồi, hàm trên và hàm dưới có răng nhỏ hình lông, răng phía sau dần thoái hoá, lưỡi không có răng, rìa phía trước xương nắp mang hình cung tương đối to, rìa sau cong. Xương nắp mang phía sau trơn, màng nắp mang tách rời, tia mang 8- 9 cây tia mang ngắn, sắp xếp thưa 5 + 7 – 8 đoạn cuối của tia mang phía trên và dưới có một số thoái hoá, bộ phận đầu không có vảy, cơ thể có nhiều vẩy tròn nhỏ dính vào dưới da. Vây lưng thứ 2 và vây hậu môn có vẩy, phía trước đường bên hình cung cong tròn tương đối lớn, trên đường bên vảy không có gờ, vây lưng thứ 1 hướng về phía trước, gai bằng và có 5 - 6 gai ngắn. Cá giống giữa các gai có màng liền nhau, cá trưởng thành màng thoái hoá thành những gai tách rời nhau, vây lưng thứ 2 có 1 gai và 19 - 20 tia vây, phần trước của vây kéo dài hình như lưỡi liềm. Tia vây dài nhất gấp chiều dài của đầu 1,2 - 1,3 lần, vây hậu môn có 1 gai và 17 - 18 tia vây, phía trước có 2 gai ngắn, vây hậu môn và vây lưng thứ 2 hình dạng như nhau, trong đó tia vây dài nhất gấp 1,1 - 1,2 chiều dài của đầu. Vây ngực tương đối ngắn, ngắn hơn chiều dài của đầu, vây đuôi hình trăng lưỡi liềm. Ruột uốn cong 3 lần (chiều dài ruột/ chiều dài của cá là 0,8). Xương sống 10 + 14, lưng màu tro bạc, bụng màu ánh bạc, mình không có vân đen, vây lưng màu ánh bạc vàng, rìa vây màu tro đen, vây hậu môn màu ánh bạc vàng, vây đuôi màu vàng tro. 1.2.3. Tập tính sống Cá chim vây vàng là loài cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên là loài cá hồi lưu. Ở giai đoạn cá giống hàng năm sau mùa đông thường sống ở vùng vịnh cửa sông, sống theo đàn. Cá trưởng thành bơi ra vùng biển sâu, nhiệt độ thích hợp 16 - 360C, sinh trưởng tốt nhất 22 - 280C, là loài cá thuộc loại rộng muối, phạm vi thích hợp từ 3 - 33‰ dưới 20‰ cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện độ mặn cao tốc độ sinh trưởng của cá chậm. Khả năng chịu đựng nhiệt độ tương đối kém, ban đêm không ngừng bơi nhanh. Hằng năm cuối tháng 12 đến đầu tháng 3 năm sau là thời kỳ qua đông cá không ăn thức ăn, thông thường nhiệt độ thấp dưới 160C cá chim vây vàng ngừng bắt mồi, nhiệt độ thấp nhất mà cá chịu đựng là 140C nếu hai ngày nhiệt độ dưới 140C cá sẽ chết. Oxy hòa tan thấp nhất 2,5 mg/lít. Cá có sức kháng bệnh cao do nuôi chung với các loại khác phát hiện nếu cá song do trùng bánh xe, bệnh đốm trắng, bệnh ngoài da, cá tráp đen, tráp vây vàng bệnh về mang chết hàng loạt còn cá chim vây vàng vẫn bình thường không chịu ảnh hưởng. Việc vận chuyển dễ dàng, cá nuôi ở lồng lưới có thể chuyển vào bể xi măng vẩy của cá không dễ bị bong ra, khả năng vận chuyển không dễ bị tổn thương, khả năng chịu đựng tốt. Trong điều kiện ương nuôi cá con không ăn thịt lẫn nhau. 1.2.4. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng 1.2.4.1. Đặc điểm dinh dưỡng Cá chim vây vàng là loài cá ăn thịt, đầu tù, miệng ở phía trước bành ra 2 bên. Cá hương có răng nhỏ, cá trưởng thành răng thoái hóa. Cuống mang ngắn và thưa đặc điểm này khiến cá có thể dùng đầu tìm kiếm thức ăn ở trong cát, cá trưởng thành có thể bắt mồi sinh vật vỏ cứng như ngao, cua, vỏ ốc... Giai đoạn cá bột thức ăn là các loài phù du sinh vật và các động vật đáy, chủ yếu là ấu thể copepoda. Cá con ăn các loại đa mao, các loài hai mảnh vỏ nhỏ. Cá trưởng thành thức ăn chính là các loài tôm, cá nhỏ... Trong điều kiện nuôi cá dài 2cm, thức ăn là cá tạp xay nhỏ, tôm tép xay nhỏ, cá trưởng thành ăn tôm cá băm nhỏ pha thức ăn công nghiệp. Cho ăn vào thời gian buổi sáng hoặc trước hoàng hôn, có thể sử dụng máy tự động cho ăn. Trong điều kiện môi trường nước bình thường cá chim vây vàng có hệ số bắt mồi thay đổi theo nhiệt độ nước. Bảng 2. Quan hệ giữa hệ số bắt mồi của cá chim vây vàng và sự thay đổi nhiệt độ nước (theo Lâm Cẩm Tôn (1995). Nhiệt độ nước (t0C) Dao động 15 - 18 18 - 20 21 - 23 22 - 25 23,6 - 26,4 26,2 - 28,1 27,2 - 28,2 TB 17,0 18,6 21,2 23,6 25,8 27,0 28,0 Hệ số bắt mồi (%) Dao động 1,2 - 1,9 1,5 - 4,2 2,3 - 5 4 - 11 9,4 - 16 8,8 - 15 8,2 - 17 TB 1,2 3,0 3,4 7,0 13,9 12,6 13,7 1.2.4.2. Đặc điểm sinh trưởng: Cá chim vây vàng có kích thước tương đối lớn, nhìn chung chiều dài có thể đạt 45 - 60cm.. Cá sinh trưởng nhanh, trong điều kiện nuôi bình thường một năm có thể đạt quy cách cá thương phẩm cỡ 0,5 – 0,7kg. Từ năm thứ hai trở đi mỗi năm trọng lượng tuyệt đối tăng là 1 kg, Trương Bang Kiệt (2001) thực nghiệm nuôi ở ao với cá 0+ tuổi thời kỳ đầu sinh trưởng chậm cá dài 2,6 cm trọng lượng 0,52 g qua 192 ngày nuôi cá dài 9,9 cm, trọng lượng 20,53g bình quân ngày trọng lượng tăng 0,6g, hệ số tăng trưởng ngày 1,04%. 1.2.5. Đặc điểm sinh sản Mùa sinh sản của cá chim vây vàng từ tháng 4 đến tháng 5 và duy trì cho đến tháng 8 - 9. Sức sinh sản của cá thể 40 - 60 vạn trứng. Trong thiên nhiên cá hương 1,2 - 2cm bắt đầu bơi vào vùng biển cạn, cá lớn 13 - 15cm bắt đầu di cư từ vùng biển cạn ra vùng biển sâu. Tuổi thành thục của cá chim vây vàng theo Phương Vĩnh Cường (1996) qua nghiên cứu chỉ rõ: cá 1- 2 tuổi trong buồng trứng noãn nguyên bào lần đầu tiên tiền kỳ phân liệt thành thục, cá 3 - 4 tuổi mới bắt đầu đi vào thời kỳ tiền sinh trưởng sau đó đến lịch trình phát dục bao gồm phát sinh noãn hoàn phôi bào di chuyển và thành thục, tế bào noãn mẹ thành thục. Hiện nay, ngoài tự nhiên cá thành thục ở 7 – 8 tuổi nếu muốn cho cá thành thục sớm cần phải tiêm kích dục tố, nuôi vỗ cá bố mẹ một cách khoa học. Trong thực tiễn sản xuất chứng minh: cá chim vây vàng 4 tuổi tuyến sinh dục đạt độ thành thục, qua đó kích thích cá có thể phóng trứng thụ tinh và ấp nở thành cá bột bình thường [6]. 1.2.6. Đặc điểm thành thục của đàn cá bố mẹ Kiểm tra mức độ thành thục của cá thường được tiến hành trước 1 tuần trước khi cá đẻ nhằm: - Quyết định thời điểm cá đẻ thích hợp. - Chỉ có cá bố mẹ có tuyến sinh dục thành thục ở mức độ nhất định mới có thể dục đẻ. Tiêu chuẩn chọn cá cái cho sinh sản: Trứng lấy kiểm tra bằng dụng cụ là ống hút nhựa (polyethylene cannula) có đường kính 1mm. Đưa ống hút trứng vào trong ống dẫn trứng khoảng 6- 7cm và hút trứng vào ống khi rút ống ra. Trứng tròn, sáng, rời và đều nhau, đường kính trứng cần đạt đến kích thước từ 0,4 - 0,5mm. Các hạt noãn hoàng phân bố đều, không còn khoảng cách giữa noãn hoàng và nang trứng. Tiêu chuẩn cá đực: Cho sẹ đặc màu trắng tan nhanh trong nước khi vuốt hoặc hút bằng ống silicon có đường kính 1mm. Trong quá trình nuôi vỗ định kỳ 15 ngày kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục một lần để có biện pháp cho đẻ kịp thời 1.2.7. Cá bố mẹ thành thục cho đẻ Cá bố mẹ thành thục cho đẻ: chọn cá cái thành thục, sử dụng kết hợp 2 phương pháp chọn ngoại hình và thăm trứng. - Cá đực tiến hành dùng ống nhựa mềm để hút tinh dịch ra ngoài, nếu thấy tinh màu trắng sữa, đặc, tan nhanh trong nước là tốt hoặc vuốt nhẹ thấy sẹ đặc có màu trắng sữa chảy ra và dễ tan trong nước. ống nhựa mềm có đường kính = 1mm để thăm trứng. - Cá cái: Dùng ống thăm trứng để hút trứng kiểm tra nếu thấy trứng tròn đều, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật thì có thể chọn cho cá đẻ. Nếu trứng chưa căng tròn đều, dính lại với nhau và có màu xanh nhạt chứng tỏ trứng còn non. Phần 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Trại thực nghiệm nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh - Trường Cao đẳng Thuỷ sản. 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu. Cá Chim vây vàng Trachinotus blochii Lacepède 1801. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 30/7/2007 đến tháng 10/11/2007 2.2. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 2.2.1. Phương pháp tiếp cận - Căn cứ vào các tài liệu, các nguồn thông tin trong và ngoài nước có liên quan đến đối tượng nghiên cứu như: những thông tin tiếp cận được thu thập từ những tài liệu được công bố trên tạp chí và internet về đối tượng này bao gồm đặc điểm sinh học, kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo... - Nghiên cứu ứng dụng này dựa trên những thành công và ứng dụng thực tế của một số tác giả trước và một số đối tượng cá biển khác. 2.2.2. Mô tả tóm tắt phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sẽ sử dụng 2.2.2.1. Phương pháp xác định một số yếu tố môi trường * Phương pháp xác định + Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế thuỷ ngân với độ chính xác đến 1oC. + Xác định độ mặn bằng máy đo khúc xạ kế với độ chính xác đến 1‰. + Xác định hàm lượng oxy hoà tan bằng phương pháp máy đo oxy độ chính xác 0.01mg/lít. + Xác định độ pH bằng phương pháp so màu dung dịch pH Test kist với độ chính xác đến 0,1. * Cách tiến hành + Đo các yếu tố môi trường: thu mẫu trực tiếp ở lồng nuôi vỗ, lồng đẻ, bể ấp. + Nhiệt độ, pH được xác định ngày hai lần vào lúc 6h và 14h. + Độ mặn đo một lần/ngày vào lúc 14h. 2.2.2.2. Nuôi vỗ cá bố mẹ thành thục Nuôi vỗ cá bố mẹ là một trong những khâu kỹ thuật hết sức quan trọng, kỹ thuật nuôi luôn ảnh hưởng lớn đến quá trình thành thục, tỷ lệ thành thục. Sự thành thục của cá bố mẹ có quan hệ chặt chẽ đến chế độ dinh dưỡng, không chỉ phụ thuộc vào khối lượng thức ăn mà còn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn. Thức ăn hàng ngày là cá đối, cá nhạc, mực còn tươi, cho ăn cho ăn theo nhu cầu của cá. Trong quá trình nuôi vỗ chúng tôi bổ sung thêm Vitamine E một lần vào trong thức ăn với liều lượng 10UI/kg cá cứ 7 ngày cho ăn 1 lần. Vitamine E có vai trò quan trọng trong việc điều khiển sinh sản, chức năng sinh dục, thực bào và ôxy hoá nội bào ở cá. Sự thiếu hụt Vitamine E sẽ ảnh hưởng đến mức độ thành thục, tỷ lệ nở, và tỷ lệ sống của cá con. Ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Cá bố mẹ được tuyển chọn có trọng lượng từ 2 – 6kg, tuổi từ 3+ trở lên, cá khỏe mạnh, không bị xây xát, không bị bệnh, sắc tố cá bình thường, hoạt động linh hoạt, được nuôi vỗ trong lồng có kích thước là 3x3x3 m, kích thước mắt lưới lồng nuôi là 5cm. Tỷ lệ đực cái là 1:1, mật độ 3 – 5kg/m3. Kiểm tra mức độ thành thục của cá thường được tiến hành trước 1 tuần trước khi cá đẻ nhằm: - Quyết định thời điểm cá đẻ thích hợp. - Chỉ có cá bố mẹ có tuyến sinh dục thành thục ở mức độ nhất định mới có thể dục đẻ. Tiêu chuẩn chọn cá cái cho sinh sản: trứng lấy kiểm tra bằng dụng cụ là ống hút nhựa (polyethylene cannula) có đường kính 1mm. Đưa ống hút trứng vào trong ống dẫn trứng khoảng 6- 7cm và hút trứng vào ống khi rút ống ra. Trứng tròn, sáng, rời và đều nhau, đường kính trứng cần đạt đến kích thước từ 0,4 - 0,5mm. Các hạt noãn hoàng phân bố đều, không còn khoảng cách giữa noãn hoàng và nang trứng. Tiêu chuẩn cá đực: Cho sẹ đặc màu trắng tan nhanh trong nước khi vuốt hoặc hút bằng ống silicon có đường kính 1mm. Đến mùa sinh sản (tháng 4 - 10) tập trung vào tháng 4 - 6. định kỳ 15 ngày kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ một lần bằng cách lấy trứng thông qua thăm trứng, kiểm tra tinh dịch của cá đực. Thông qua kết quả kiểm tra, xác định mức độ thành thục, thời gian thành thục và để tiến hành cho sinh sản nhân tạo. 2.2.2.3. Phương pháp cho cá đẻ - Cho cá đẻ tại lồng: có thể tích 27 m3. Kích dục tố được sử dụng ở đây là LRH-A hoặc HCG chuyên dùng cho cá biển do Trung Quốc sản xuất hoặc dùng biện pháp sinh thái là kích nước để cho sinh sản. - Kỹ thuật sẽ sử dụng: + Chọn cá bố mẹ cho đẻ dựa vào mức độ thành thục của tế bào trứng (kích thước, màu sắc, độ rời của tế bào trứng...) kết hợp quan sát ngoại hình như độ mềm của bụng, lỗ sinh dục hơi phồng lên, với cá đực thì kiểm tra tinh dịch thông qua vuốt hoặc dùng ống nhựa mềm hút ra. + Sử dụng chất kích thích sinh sản là LRH-A với liều lượng 20 - 30µg/1kg cá cái hoặc HCG với liều lượng 2000 – 3000 UI/kg cá cái. Chất kích thích sinh sản được tiêm một lần, liều lượng thuốc tiêm cho cá đực bằng 1/2 liều lượng của cá cái, tỷ lệ đực cái là 1:1, vị trí tiêm là ở gốc vây ngực của cá hoặc là phần cơ dưới vây lưng. + Các yếu tố môi trường cho cá đẻ tại lồng và ấp nở trứng cá thụ tinh trong bể composite đảm bảo: Bảng 3: Các yếu tố môi trường thích hợp cho quá trình ấp nở Nhiệt độ (oC) Độ mặn (0/00) pH DO (mg/l) 28 35 8,2 6,0 + Tính toán số lượng trứng thu được theo phương pháp thể tích. + Theo dõi sự phát triển phôi của cá và chụp ảnh trên kính hiển vi có gắn máy chụp ảnh. - Nội dung cần đạt được + Xác định được hình thức sinh sản thích hợp cho từng thời điểm. + Xác định được các thông số kỹ thuật về sinh sản nhân tạo (thời gian hiệu ứng của thuốc, tỷ lệ đẻ, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ ra bột). Trứng được ấp trong bể composite có thể tích 1 m3, nước dùng để ấp là nước biển lọc sạch, yêu cầu râm mát, chiều cao bể là 1m. 2.3. Phương pháp xử lý số liệu Tổng số cá thành thục * Xác định tỷ lệ thành thục: = x 100% Tổng số cá đưa vào nuôi vỗ Tổng số cá tham gia đẻ trứng * Xác định tỷ lệ đẻ: = x 100% Tổng số cá cái đưa vào cho đẻ Tổng số trứng thụ tinh * Xác định tỷ lệ thụ tinh: = x 100% Tổng số trứng cá đẻ ra Tổng số cá mới nở * Xác định tỷ lệ nở: = x 100% Tổng số trứng thụ tinh Tính giá trị trung bình: + Trong đó X giá trị trung bình của cá trong lần kiểm tra (khối lượng (g), chiều dài(mm)) + Xi: là giá trị về chiều dài hoặc khối lượng của cá thể thứ i trong lần kiểm tra. + n: là độ lớn của mẫu (Số cá thể của mẫu trong lần kiểm tra). Tất cả các số liệu thu thập được xử lý dựa trên phần mềm thống kê sinh học Excel. Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm khí tượng thuỷ văn khu vực nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung Quảng Ninh là tỉnh duyên hải nằm ven bờ Tây của Vịnh Bắc Bộ. Ven biển Quảng Ninh được che chắn bởi những dãy núi, có nhiều áng, vịnh và một số đảo lớn nhô ra biển. Phía Đông vịnh Bắc Bộ được chắn bởi các bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam –Trung Quốc tạo cho vịnh có địa hình nửa kín, nửa hở. Chính vì vậy mà vùng biển Quảng Ninh có phần nào hạn chế điều kiện thông thương với nguồn nước của biển Đông. Ven biển Quảng Ninh nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự biến động lớn của vùng này chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp nhiệt đới và bão Tây Thái Bình Dương. Hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã khống chế đến thời tiết tại thời điểm này. Mùa gió Đông Bắc được tính từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 của năm sau và gió mùa Tây Nam được tính từ tháng 5 cho đến tháng 9. Các tháng 4 và 10 được coi như giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa thời tiết trong năm. Với địa hình đường bờ phức tạp, có nhiều núi cao che chắn; là vùng vịnh với nhiều đảo nhỏ, cao thấp khác nhau do vậy điều kiện khí tượng ở đây khá phức tạp. 3.1.2. Đặc điểm khí hậu thủy văn * Chế độ gió: Vùng biển Quảng Ninh nằm trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự biến động về thời tiết của vùng biển này chịu ảnh hưởng lớn của áp thấp nhiệt đới và bão Tây Thái Bình Dương. Hai hệ thống gió mùa Đông Bắc và Tây Nam đã khống chế đến thời tiết của vùng biển này. Vùng ven biển Quảng Ninh, gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu trong thời gian này thường là hướng Đông Bấc, Bắc. Tốc độ gió trung bình 2,5 – 4,0m/s, tốc độ gió lớn nhất từ 15 – 25m/s, trong những đợt gió mùa Đông Bắc mạnh có thể đạt tới 30m/s. Gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 4 – 9, hướng gió chủ yếu trong thời gian này thường là hướng Đông và Nam. Tốc độ gió trung bình 2,5 – 3,0m/s, tốc độ gió lớn nhất đến 20 – 25m/s, khi có bão tốc độ gió cực đại có thể lên tới 40 – 45m/s. Các tháng 4 và 10 là giai đoạn chuyển tiếp giữa các mùa thời tiết trong năm cho nên hướng gió thường không ổn định và hay phân tán. * Chế độ mưa: Mùa mưa vùng Quảng Ninh thường phù hợp với gió mùa Tây Nam, mùa mưa được tính và tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Lượng mưa trung bình năm đạt tới 2.500 – 3000mm. Số ngày mưa trong năm là 150 – 160 ngày. Mưa nhiều nhất là vào tháng 7, lượng mưa trung bình tháng lên tới 500 – 600mm. Lượng mưa trung bình của các tháng giữa mùa mưa dao động thường từ 300 – 400mm. Khi có bão thường xảy ra mưa lớn, lượng mưa trong một lần có thể lên tới 500 – 700mm. Mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, từ tháng 1 đến tháng 4 còn quan sát thấy mưa phùn, số ngày mưa phùn trong tháng 2 và 3 có thể lên tới 10 ngày trong tháng nhưng lượng mưa rất nhỏ thường dưới 50mm. * Độ ẩm không khí: Khu vực Quảng Ninh có độ ẩm không khí tương đối cao, độ ẩm không khí trung bình năm là 80 – 85%. Có sự chênh lệch độ ẩm giữa các vùng phụ thuộc vào độ cao và địa hình nhưng không lớn. Độ ẩm có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn những mùa khác * Thủy triều: Vùng ven biển Quảng Ninh có biên độ thủy triều lớn nhất trong dải bờ biẻn Việt Nam, biên độ thủy triều trung bình 3,6 đến 4,0 m và giảm dần từ Bắc vào Nam. Thủy triều ở đây thuộc chế độ nhật triều, trong một ngày có 1 lần nước lên và một lần nước xuống, trong một tháng có 2 kỳ triều cường và 1 lần triều kiệt. * Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ không khí ở khu này nằm chung trong chế độ nhiệt không khí trên toàn biển Đông. Theo số liệu thống kê hàng năm thì nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất và tháng 1 và tháng 2 là 16,92 oC và cao nhất vào tháng 7 là 29 oC. Theo số liệu quan trắc tại đài Phù Liễn từ năm 1906 đến năm 1982 đã ghi được nhiệt độ tối cao tuyệt đối là 40,8 oC vào tháng 5 năm 1926 và giá trị thấp nhất là 5,9oC vào tháng 1 năm 1917. * Nhiệt độ nước biển: Nhiệt độ nước biển thấp nhất vào tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau trung bình vào khoảng xấp xỉ trên dưới 15oC, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè đạt 31 oC. * Độ mặn: Độ mặn cao nhất vào các tháng mùa mưa dao động từ 30 – 330/00, độ mặn thấp nhất vào các tháng mùa khô dao động trong khoảng 15 – 250/00. Biện độ về độ mặn tầng mặt ở vùng biển này thường nhỏ hơn 6,00/00, vùng có biên độ năm lớn hơn 100/00 thường thấy ở các vùng cửa sông. * Thành phần loài của thực vật phù du. Theo kết quả điều tra của Phạm Thược năm 2004 – 2005 thấy rằng vùng biển Quảng Ninh xuất hiện 4 ngành tảo sau: - Tảo silíc (Bacillariophyta) có số lượng loài dao động từ 93 loài đến 117 loài. - Tảo giáp (Pyrrophyta) có từ 29 đến 39 loài. - Tảo lam (Cyanophyta) có 02 loài. - Tảo kim (Silicoflagelleta) có 2 loài. 3.2. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ 3.2.1. Tuyển chọn cá bố mẹ đưa vào nuôi vỗ Cá bố mẹ được tuyển chọn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật bằng các biện pháp chọn lọc hàng loạt kể từ khi ở giai đoạn cá bột, cá hương, cá giống, cá trưởng thành. Từ thời kỳ cá giống chọn những cá thể cùng đẻ ra một đợt có tỷ lệ thụ tinh cao, tỷ lệ nở cao trong thời kỳ đẻ rộ nhất, sinh trưởng tốt, đều đặn, màu sắc bình thường, không có dị dạng để nuôi dưỡng, qua 2 năm nuôi dưỡng chọn lựa cá thể sinh trưởng nhanh, thân lớn không có dị hình, dị tật để làm cá bố mẹ. Cũng có thể lựa chọn từ đàn cá thương phẩm nuôi ở lồng hoặc trong ao đất. Cỡ cá trên 3 tuổi, mật độ nuôi vỗ khoảng 3 - 5 kg/m3. cá bố mẹ được tuyển từ 2 nguồn: - Nhập từ Trung Quốc về - Nhập của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I Cá bố mẹ yêu cầu khoẻ mạnh, không bị bệnh, tuyến sinh dục phát triển tốt. Tỷ lệ đực cái là: 1:1. Trong thời gian nuôi vỗ cần cho cá ăn theo nhu cầu của cá, thức ăn là cá đối, mực, sán sùng, nhuyễn thể... đồng thời bổ xung thêm Vitamin E, C...Ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Chú ý điều kiện nuôi phải yên tĩnh tránh tác động mạnh. Trong quá trình nuôi vỗ cần đảm bảo yêu cầu nhiệt độ từ 26 – 30oC, cần có biện pháp ổn định nhiệt độ môi trường nuôi vỗ. Thông qua phương pháp nuôi vỗ, cá bố mẹ thành thục đồng pha. Cá bố mẹ trước khi đưa vào nuôi vỗ phải tiến hành tắm xử lý để phòng trị các bệnh như: ký sinh trùng trên da Đến mùa sinh sản (tháng 4-10) tập trung vào tháng 4 - 6. định kỳ 15 ngày kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ một lần bằng cách lấy trứng thông qua thăm trứng, kiểm tra tinh dịch của cá đực. Thông qua kết quả kiểm tra, xác định mức độ thành thục, thời gian thành thục và để tiến hành cho sinh sản nhân tạo. Bảng 4: Số lượng cá đưa vào nuôi vỗ TT Ngày Số lượng (con) Cá đực Cá cái 1 1/2/2007 34 34 2 12/5/2007 34 34 3 3/6/2007 34 32 4 14/7/2007 34 32 5 19/8/2007 31 32 6 8/9/2007 29 30 Trong đợt 1 số lượng cá đưa vào nuôi vỗ là 68 con với mật độ là 5 kg/m3. Trong quá trình nuôi vỗ và cho đẻ ở những đợt trước số lượng cá bố mẹ bị hao hụt do vậy tại cơ sở chỉ còn 63 con ở đợt 5 và đến đợt 6 chỉ còn 59 con giảm mất 4 con so với đợt nuôi vỗ thứ 5, nguyên nhân là do cho đẻ trong đợt 5 có 4 con bị yếu và chết trong đó có 2 đực, 2 cái. 3.2.2. Chăm sóc quản lý 3.2.2.1 Theo dõi các yếu tố môi trường. Bên cạnh tuyển chọn và chế độ cho ăn đã là yếu tố rất cần thiết cho quá trình tích luỹ và phát triển tuyến sinh dục. Việc theo dõi môi trường được tiến hành hàng ngày để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra. Ngoài các biện pháp đo đạc, kiểm tra đàn cá cần phải ghi chép lại số liệu. Hình 2: Biểu đồ biểu thị sự biến động môi trường Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ cá chim vây vàng kéo dài từ đầu năm 2007 do vậy nhiệt độ nước từ tháng 1 - 4 thấp do vẫn chịu ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ nước có khi xuống thấp nhất là 17.5 oC. Các mùa trong năm gần như không có biến động đáng kể do bè nuôi được đặt tại khi vực vịnh ít bị ảnh hưởng của sóng gió. Cùng với nhiệt độ, các yếu tố khác như độ mặn (S0/00) duy trì trong khoảng 27 – 330/00, pH cũng không có biến động nhiều duy trì trong khoảng 7,7 - 8,3. Nhìn chung, các yếu tố môi trường tại khu vực nuôi vỗ đều nằm khoảng thích hợp cho sự phát triển tuyến sinh dục của cá bố mẹ, không ảnh hưởng đến sức khỏe của cá. Nhiệt độ thích hợp cho cá trưởng thành là từ 18 – 32 oC, nhiệt độ nước thích hợp nhất cho sinh trưởng từ 22 – 30 oC. 3.2.1.2. Thức ăn và chế độ cho ăn Đây là loài cá rất nhanh nhẹn, bắt mồi nhanh, thức ăn cá Chim vây vàng trong quá trình nuôi vỗ là các loại cá tạp tươi như cá nhạc, cá man, cá đối, cá mực... Cá được cho ăn 2 lần/ ngày vào lúc 8h sáng và 15h chiều. Khi cho ăn, thức ăn được cắt nhỏ cho phù hợp với kích cỡ miệng của cá và loại bỏ nội tạng, rửa sạch và xác định khối luợng thức ăn. Cho cá ăn từ từ để tránh hiện tượng cá không ăn kịp thức ăn sẽ chìm xuống đáy, gây lãng phí và ô nhiễm môi trường nước. Khối lượng thức ăn không hạn chế, cho ăn liên tục đến khi cá ngừng ăn thì dừng. Cá Chim bắt mồi tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ cao cường độ bắt mồi cao (cao nhất vào khoảng > 26 oC) và không bắt mồi khi nhiệt độ quá thấp < 17 oC. Định kỳ bổ xung các loại Vitamine vào thức ăn (thường sử dụng la Vitamine A, B, C, E) để tăng cường sức đề kháng cho đàn cá bố mẹ, viên thuốc được đưa vào bên trong cá mồi. Trong giai đoạn nuôi vỗ không được để cá bố mẹ thiếu thức ăn, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành tuyến sinh dục. 3.2.1.3. Quản lý lồng nuôi Thường xuyên kiểm tra lồng nuôi, nếu lưới bị rách cần được sửa chữa ngay, hoặc chuyển cá sang lồng khác. Định kỳ vệ sinh lồng để giữ môi trường lồng nuôi luôn sạch, nước luôn lưu thông 1tuần/ lần. Cứ 15 ngày tiến hành thay lồng lưới 1 lần, tiến hành cọ rửa sạch sẽ và phơi khô lồng để chuẩn bị cho lần thay kế tiếp. Hàng ngày theo dõi tình trạng hoạt động và mức độ bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 3.3. Kiểm tra mức độ thành thục của cá bố mẹ Trong quá trình nuôi vỗ định kỳ 15 ngày kiểm tra mức độ thành thục của tuyến sinh dục một lần để có biện pháp cho đẻ kịp thời. Kết quả nuôi vỗ thành thục cá Chim biển bố mẹ được đánh giá bằng tỷ lệ thành thục thông qua kết quả lựa chọn cá cho đẻ. Trong 2 đợt cho cá chim vây vàng đẻ và đã xác định được tỷ lệ thành thục thông qua quá trình nuôi vỗ được được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 6: Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ sau khi đưa vào nuôi vỗ Ngày kiểm tra Cá số cá nuôi vỗ Số lượng thành thục Tỷ lệ thành thục (%) Ghi chú Ngày 6/9/2007 Cá cái 32 27 84.37 Cá đực 31 32 100 Chuyển đổi giới tính Không xác định 0 4 Ngày 30/9/2007 Cá cái 30 30 100 Cá đực 29 29 100 Không xác định 0 0 Qua bảng 7, ta thấy tỷ lệ thành thục của cá chim vây vàng bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng tại khu vực Vân Đồn – Quảng Ninh là cao (84,37 – 100%). Nhận thấy số cá đực đưa vào nuôi vỗ ngày 6/9/2007 là 31 con mà số lượng thành thục sau nuôi vỗ là 32 con. Nguyên nhân là do trong quá trình nuôi vỗ thành thục đã có cá thể cá cái chuyển đổi giới tính từ cá thể cá cái sang cá thể cá đực. Trong đợt kiểm tra ngày 6/9 có 4 con không xác định được giới tính vì vậy không xác định tỷ lệ thành thục. Để đạt được kết quả như trên là trong quá trình nuôi vỗ từ tháng 8 – 9 các yếu tố môi trường đều nằm trong khoảng thích hợp, chế độ chăm sóc quản lý tốt đặc biệt là chế độ cho ăn và loại thức ăn được sử dụng như cá mực, cá nhạc, ngoài ra còn cung cấp thêm vitamine E, C... 3.4. Kỹ thuật cho đẻ 3.4.1. Chọn cá bố mẹ thành thục và cho đẻ Cá bố mẹ thành thục cho đẻ: chọn cá cái thành thục, sử dụng kết hợp 2 phương pháp chọn ngoại hình và thăm trứng. - Cá đực tiến hành dùng ống nhựa mềm để hút tinh dịch ra ngoài, nếu thấy tinh màu trắng sữa, đặc, tan nhanh trong nước là tốt hoặc vuốt nhẹ thấy sẹ đặc có màu trắng sữa chảy ra và dễ tan trong nước. - Cá cái: Dùng ống thăm trứng để hút trứng kiểm tra nếu thấy trứng tròn đều, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật thì có thể chọn cho cá đẻ. Nếu trứng chưa căng tròn đều, dính lại với nhau và có màu xanh nhạt chứng tỏ trứng còn non. Cá sau khi được tuyển chọn được chia ra làm 2 ô lồng để tính toán lượng thuốc tiêm cho phù hợp với cá đực và cá cái. Bảng 7: Số lượng cá bố mẹ chọn cho đẻ Số lượng cá Ngày Cá Số cá đưa vào cho đẻ Ngày 6/9/2007 Cá cái 27 Cá đực 32 Ngày 30/9/2007 Cá cái 30 Cá đực 29 Qua bảng 8, ta thấy trong đợt đẻ ngày 6/9 số cá cái ít hơn so với số cá đực nguyên nhân là trong quá trình nuôi vỗ có một những cá thể cái chuyển đổi giới tính thành cá thể cá đực mặc dù vậy trong đợt cho đẻ kế tiếp số đàn cá đưa vào nuôi vỗ không có hiện tượng chuyển đổi giới tính. Qua đây có thể nguyên nhân là do chế độ cho ăn ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi giới tính của đàn cá.Tuy nhiên nhận thấy số lượng cá đưa vào trong 2 đợt tương đối đồng đều về số lượng cũng như về tỷ lệ thành thục của đàn cá. 3.4.2. Cho cá đẻ 3.4.2.1. Điều kiện lồng cho cá đẻ Tại cơ sở thực tập chúng tôi tiến hành cho cá đẻ tại lồng nuôi vỗ cá bố mẹ, lồng cho cá đẻ phải được mắc giai lưới thu trứng và mắc thêm giai bạt để tránh hiện tượng dòng chảy quá mạnh ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh của trứng và tránh sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Giai lưới, bạt có kích thước bằng với kích thước của lồng là 3x3x3m. Giai thu trứng có kích thước mắt lưới là 60 mắt/ 1cm2, giai thu trứng được đặt trong giai bạt tiếp đến là lồng nuôi. Trong quá trình cho cá đẻ lắp thêm máy sục khí ngay từ đầu để tạo nguồn oxy cho cá cũng như tạo sự xáo trộn trứng trong giai để tăng tỷ lệ thụ tinh và hạn chế trứng lắng đáy trong trường hợp độ mặn xuống thấp. 3.3.2.2. Điều kiện môi trường cho đẻ Bảng 8: Bảng các yếu tố môi trường cho đẻ TT Yếu tố môi trường 6/9/2007 30/9/2007 1 Oxy hoà tan (mg/l) 5.6 6.0 2 Ph 8.0 8.3 3 Độ mặn (0/00) 24 26 4 Nhiệt dộ nước oC) 30 28 Qua bảng trên ta thấy độ mặn của đợt đẻ ngày 6/9 thấp (240/00), ở độ mặn này trứng cá chim vây vàng sau khi được đẻ ra hầu như bị chìm hết xuống đáy kể cả trứng được thụ tinh. Các yếu tố môi trường khác như nhiệt độ, pH, oxy đều nằm trong khoảng thích hợp đối với quá trình đẻ trứng của cá chim vây vàng. 3.3.2.3. Tiêm kích dục tố Để kích thích cá biển rụng trứng bằng phương pháp sử dụng chất kích thích sinh sản hiện nay có rất nhiều loại chất kích thích sinh sản như LRH-A, HCG, não thuỳ thể.... Dùng chất kích thích sinh sản đối với cá biển nói chung và Chim vây vàng nói riêng thường chỉ áp dụng vào đầu mùa sinh sản còn giữa mùa sinh sản thường không dùng chất kích thích sinh sản. Chu kỳ sinh sản của cá biển ít nhiều liên quan đến tuần trăng hay con nước. Nhìn chung nếu dùng biện pháp tiêm chất kích thích sinh sản giúp cho các trại giống sẽ chủ động được thời gian cho cá đẻ nhưng hiệu quả đẻ trứng thường thấp, nếu dùng biện biện pháp sinh thái thường mang lại tỷ lệ thụ tinh cao hơn, tỷ lệ nở cao hơn nhưng lại không chủ động được thời gian cho cá đẻ. Đối với cá chim vây vàng, để cho đẻ thì gần như bắt buộc phải sử dụng chất kích thích sinh sản. Trong quá trình thực nghiệm, tại cơ sở đã tiến hành cho đẻ bằng kích thích sinh thái nhiều lần trong bể xi măng trong năm 2006 nhưng chưa lần nào thu được kết quả là cá cái rụng trứng và đẻ trứng. Bên cạnh đó đối với cá chẽm, cá hồng mỹ, cá hồng đỏ cũng với phương pháp kích thích sinh thái như cá chim vây vàng thì cho kết quả rất tốt. Tại cơ sở thực tập, kích dục tố được sử dụng để kích thích sinh sản đối với cá chim vây vàng là HCG với liều lượng như sau: HCG : 2500UI/kg cá cái. Cá cái và cá đực chỉ tiêm một lần, cá đực tiêm với liều lượng bằng 1/2 so với cá cái vị trí tiêm cá là gốc vây lưng. Liều lượng chất kích thích sinh sản dùng để kích thích cá sinh sản phụ thuộc vào mức độ thành thục của tuyến sinh dục cá và phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường cho cá đẻ. Phương pháp tiêm: mũi kim đặt đúng vị trí đã định, nghiêng mũi kim góc 45o so với thân cá, bơm thuốc nhanh và rút từ từ để tránh thuốc bị trào ra ngoài. Sau khi tiêm chất kích thích sinh sản xong cá bố mẹ được nhốt chung trong 1 lồng cho đẻ có kích thước 3x3x3m. Trước khi cá bố mẹ đẻ trứng hoặc trong thời gian đẻ trứng không được di chuyển và làm chúng sợ hãi như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc đẻ trứng và chất lượng trứng kém, không thụ tinh hoặc thụ tinh kém, trong lúc cho cá đẻ trứng yêu cầu môi trường xung quanh: ánh sáng tối dịu và giữ yên tĩnh. Bảng 9: Kết quả cho cá Chim vây vàng đẻ tại trại thực nghiệm NTTS Quảng Ninh Ngày đẻ Số cá chọn cho vào đẻ (cặp) Số cá đẻ (cá cái) Tổng số trứng thu được Tỷ lệ đẻ(%) Số lượng trứng thụ tinh thu được Tỷ lệ thụ tinh(%) 7/9/2007 27 23 1.450.000 85.18 680.000 46,90 1/10/2007 29 29 1.700.000 100 840.000 49,41 Qua bảng 10 ta thấy tỷ lệ đẻ của cá chim vây vàng khá cao và đạt từ 85,18 – 100 %, đã đáp ứng được mục tiêu đề ra khi tiến hành cho đẻ (70%). Tỷ lệ đẻ cao khẳng định quá trình chăm sóc tốt đàn cá bố mẹ, cũng như hệ số thành thục của cá bố mẹ là cao, kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ tốt. Năng suất trứng trung bình 1kg cá cái đợt đẻ 1 (7/9/2007) là 21.000 quả, đợt 2 (1/10/2007) là 19.500. Đợt đẻ thứ 2 số lượng trứng cá đẻ là 1.700.000 trứng. Tỷ lệ thụ tinh của cả 2 đợt đẻ tương đối thấp chỉ đạt 46,9 - 49,41%, nguyên nhân là do trong quá trình cá đẻ trùng với đợt mưa bão nên độ mặn giảm thấp (240/00). 3.3.3. Kỹ thuật ấp nở Trứng 3.3.3.1. Kỹ thuật thu trứng Sau 30 – 34 giờ tiêm chất kích thích sinh sản cá chim vây vàng bắt đầu có hiện tượng đẻ: cá đực và cá cái bơi cặp đôi, đuổi nhau, quẫy mạnh; khi cá bắt đầu đẻ trứng, cá đực phóng tinh. Cá đẻ thành nhiều đợt do có cá thể đẻ trước, đẻ sau nhưng chủ yếu tập trung vào khoảng 22 - 24 giờ đêm vì vậy tiến hành thu trứng làm nhiều đợt cụ thể là từ 18 -19 giờ thu đợt 1, 23h- 24h tiến hành thu đợt kế tiếp và cuối cùng là vào lúc 6 giờ sáng. Nếu trong điều kiện độ mặn cao thì không cần thiết phải thu trứng ngay, Tại cơ sở thực tập trứng được thu làm nhiều lần trong một đợt cho đẻ là do độ mặn thấp, trứng chìm dẫn đến hỏng nhiều. Khi cá đẻ xong tiến hành thu trứng bằng lưới thu trứng 60 mắt/1cm2, thu toàn bộ số trứng trong lồng cá đẻ đưa vào thùng nhựa 200 lít để tách trứng, thùng có chứa nước với độ mặn là 350/00 để những trứng tốt (trứng thụ tinh) nổi lên sát mặt nước, trứng hỏng (thường là không thụ tinh) chìm xuống đáy thùng. Phương pháp tách trứng: dùng tay khuấy nước tạo vòng xoáy để cho các chất cặn bã, trứng hỏng (không thụ tinh) lắng xuống đáy và dồn lại, để nước yên tĩnh không sục khí trong vòng 15 - 20 phút, trứng thụ tinh nổi lên trên bề mặt, dùng vợt 60 mắt/1cm2 vớt trứng thụ tinh, vớt liên tục nhiều lần để thu toàn bộ số trúng thụ tinh. Trước khi thu trứng phải đưa toàn bộ số cá bố mẹ trong lồng ra một lồng khác để tránh hiện tượng trong quá trình vớt trứng cá bố mẹ quẫy mạnh gây vỡ trứng cũng như thất thoát trứng ra ngoài. Trứng thụ tinh được đưa vào ấp trong bể ấp có thể tích 1m3 . Trước khi đưa trứng vào ấp môi trường bể ấp phải đảm bảo các thông số môi rường theo bảng dưới đây: Bảng 10: Các yếu tố môi trường bể ấp ngoài bè TT Các yếu tố môi trường đợt 1 6/9/2007 đợt 2 30/9/2007 1 Oxy hoà tan (mg/l) 6.0 6.0 2 pH 8.2 8.0 3 Độ mặn (0/00) 35 35 4 Nhiệt dộ nước oC) 30 27 Qua bảng trên cho thấy điều kiện môi trường được khống chế nằm trong khoảng thích hợp với các điều kiện ấp nở trứng. Tuy nhiên, trong đợt 2 trùng vào đợt áp thấp nhiệt đới, trời mưa nên độ mặn và nhiệt độ thấp ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ tinh của trứng. Độ mặn thấp trứng bị lắng đáy nhiều mặc dù sục khí mạnh nhưng số lượng trứng không thụ tinh rất nhiều.Vì vậy trong quá trình ấp nở phải tiến hành nâng độ mặn của bể ấp bằng cách pha muối nâng độ mặn lên 350/00. Sau khi thu toàn bộ số lượng trứng tiến hành đưa trứng về ấp tại Trại thực nghiệm nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh - Trường Cao đẳng Thuỷ sản. Trứng trước khi đưa về đưa vào thùng để loại các chất vẩn và trứng không thụ tinh, sau đó trứng thụ tinh được đóng trong bao nilon có bơm oxy để vận chuyển. 3.3.3.2. Kỹ thuật ấp nở trứng Chuẩn bị bể ấp: Bể ấp có thể tích là 1m3, chiều cao bể là 1,0m. Bể ấp được cấp nước lọc sạch đã qua sử lý hoá chất, đặt nơi râm mát. Mức nước cấp vào bể là 800 lít nước, được mắc sục khí để tăng hàm lượng oxy và tạo khối nước được đảo đều, tốc dộ dòng nước 2 – 2,5 cm/s. Thường xuyên kiểm tra sục khí tránh hiện tượng mất sục khí trong thời gian dài ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi. Sử dụng máy phát điện khi mất điện hoặc có thể sử dụng ácqui để chạy máy sục khí cho bể ấp đảm bảo trứng trong bể ấp luôn được xáo trộn. Bảng 11: Các yếu tố môi trường bể ấp composite TT Yếu tố môi trường đợt 1 6/9/2007 đợt 2 30/9/2007 1 Oxy hoà tan (mg/l) 6.0 6.0 2 pH 8.2 8.0 3 Độ mặn (0/00) 34 34 4 Nhiệt dộ nước oC) 30 28 Trứng sau khi vận chuyển từ bè về trước khi đưa vào bể ấp cần cân bằng nhiệt độ giữa túi đựng trứng và môi trường bể ấp bằng cách đưa túi nilon vào trong bể ấp. Trong quá trình ấp nở trứng chú ý đến mật độ ấp, điều chỉnh sục khí thích hợp. Trong quá trình ấp trứng, trứng chưa thụ tinh hoặc trứng hỏng trắng đục sau một thời gian sẽ chìm dần xuống dưới đáy. Chú ý: Trong suốt quá trình vớt trứng, tách trứng, ấp trứng và san cá bột phải đảm bảo cân bằng nhiệt độ để phôi phát triển bình thường, hạn chế tỷ lệ dị hình dị tất ấu trùng. Bảng 12: Kết quả ấp nở trứng cá chim vây vàng Ngày Thể tích bể ấp(lít) Mật độ ấp (trứng/lít) Số lượng trứng thụ tinh (trứng) Tỷ lệ nở(%) Tổng số cá bột (con) Thời gian nở (giờ) đợt 1 7/9/2007 1000 370 296.000 75.65 224.000 20 1000 480 384.000 77.80 299.000 20 đợt 2 1/10/2007 1000 490 392.000 79.70 312.000 18 1000 560 448.000 57.81 259.000 18 Trứng cá chim vây vàng thuộc dạng nổi, không màu, trong suốt có đường kính từ 950 - 1010µm, có 1 giọt dầu, đường kính giọt dầu 220 – 240µm có một ít trứng đã giọt dầu. Tỷ lệ nở cao thấp quan hệ chặt chẽ với chất lượng tinh và trứng, ngoài ra còn tương quan mật thiết với điều kiện môi trường của bể ấp trứng. Căn cứ vào quan sát độ mặn đối với sự phân bố của trứng, tỷ lệ nở và cá có hình dạng dị hình quan hệ mật thiết với nhau. Qua bảng trên ta thấy với mật độ ấp từ 300-500 trứng thì tỷ lệ nở thấp nhất là 57,81% và cao nhất đạt 79.70%. Tỷ lệ nở ở 2 bể ấp đợt 1 tương đối đồng đều trong khi đó tỷ lệ nở ở đợt đẻ 2 có sự chênh lệch rõ ràng nguyên nhân là do chất lượng trứng đưa vào ấp không tốt, mặt khác mật độ ấp dày dẫn đến tỷ lệ nở thấp. Thời gian phát triển phôi từ 18 đến 24 giờ chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng cao thì thời gian phát triển phôi càng rút ngắn lại và ngược lại nhiệt độ càng thấp thì thời gian phát triển phôi càng kéo dài. Thời gian ấu trùng nở ở đợt đẻ ngày 6/9 là 20 giờ trong khi đó thời gian ấu trùng nở ở đợt đẻ ngày 1/10 là 18 giờ nguyên nhân là do nhiệt độ trong đợt đẻ sau cao hơn. Tổng số cá bột tính đạt là 1.094.000 con ( tính số cá bột trong bể ấp nở) 3.3.3.3. Kết quả theo dõi quá trình phát triển phôi của trứng cá chim vây vàng. Hình 3: Giai đoạn 2 tế bào Hình 4: Giai đoạn 4 tế bào Hình 5: Giai đoạn 8 tế bào Hình 6: Giai đoạn 16 tế bào Hình 7: Giai đoạn 64 tế bào Hình 8: Trứng thụ tinh được 9h45’ Hình 9: Trứng thụ tinh được 11h 25’ Hình 10: Ấu trùng mới nở Hình 11: Cá bột 3 ngày tuổi KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN A. Kết luận 1. Cá Chim vây vàng là loài cá nước ấm sống ở tầng giữa và tầng trên. Đây là loài cá rộng muối thích hợp trong khoảng 3- 330/00. Phù hợp với những biến động về môi trường nuôi vỗ tại Vân Đồn - Quảng Ninh 2. Trại có đầy đủ các trang thiết bị dụng cụ để tiến hành thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ngành đề ra. 3. Cá bố mẹ có nguồn gốc từ Trung Quốc và từ Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 được chọn từ đàn cá nuôi dưỡng có tuổi từ 4 tuổi trở lên. - Cá bố mẹ được nuôi vỗ trong lồng đạt tỷ lệ thành thục cao cá cái là 84,37% và cá đực tỷ lệ thành thục là 100% - Khi thành thục tốt cá đực có sẹ đặc có màu trắng sữa chảy ra và tan nhanh trong nước. - Cá cái trứng tròn đều, màng trứng rõ ràng, nhân hơi lệch về phía cực động vật thì có thể chọn cho cá đẻ. 4. Sử dụng chất kích thích sinh sản là HCG với liều lượng 2500UI/kg cá cái, cá đực tiêm với liều lượng 1/2 cá cái tỏ ra có hiệu quả. Tỷ lệ cá đẻ đạt 85,18 – 100 %. - Tỷ lệ thụ tinh đạt 47- 49,4%. - Tỷ lệ nở đạt 57,81 – 79,70%. Trong đó đợt 1 là 75,65 – 77,80, đợt 2 là 57,81 – 79,70 5. Đây là loài cá có khả năng chống chọi tốt với một số bệnh thường gặp ở cá biển như: trùng bánh xe, bệnh ngoài da, đốm trắng. 6. Mùa sinh sản (tháng 4- 10) tập trung vào tháng 4 – 6. B. Đề xuất ý kiến 1. Đây là đối tượng đã được sản xuất giống thành công nước ta trong vài năm gần đây, tuy nhiên chất lượng, tốc độ phát triển cũng như khả năng miễn dịch với một số bệnh mà các đối tượng cá biển khác mắc phải cần phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn. 2. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học sinh sản và sản xuất giống nhân tạo loài cá này. Chính vì vậy vấn đề cấp bách ở đây là trong thời gian tới cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn, quy mô hơn nữa nhằm chủ động con giống cho người nuôi bởi đây là loài được thị trường các nước trên thế giới rất ưa chuộng. 3. Do điều kiện thời gian và số lượng cá bố mẹ không nhiều nên không thể thực hiện được nhiều thí nghiệm liên quan đến khẩu phần ăn, loại thức ăn thích hợp nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và nâng cao hệ số thành thục, xa hơn nữa là nâng cao chất lượng sản phẩm sinh dục. 4. Là loài cá ăn thịt vì vậy trong quá trình nuôi vỗ đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, tránh hiện tượng cá tranh giành thức ăn dẫn đến cắn nhau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tường Anh, 1998. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Trường đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 2. Đỗ Văn Khương, 2001. ‘Báo cáo đề tài : Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam’. 3. Vương Xuân Lâm, Thiệu Lực Vương, Nhất Nông và ctv, 2003. Đặc điểm sinh học một số loài cá biển Trường đại học Trạm Giang – Trung Quốc. Tài liệu dịch. 4. Lê Trọng Phấn-Trần Đôn-Hồ Sỹ Bình (1991). Cơ sở sinh học cá biển nhiệt đới Việt Nam ( phần I Vịnh Bắc Bộ). Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 5. Lê Tổ Phúc, 2005. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi một số loài cá biển có giá trị kinh tế ở biển miền nam Trung Quốc. Tài liệu dịch. 6. Nguyễn Hữu Phụng và Đỗ Thị Như Nhung, 1995. Danh mục cá biển Việt Nam, tập III, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, viện Hải Dương học Nha Trang. 7. Nguyễn Địch Thanh (2005).Bài giảng kỹ thuật nuôi cá biển. Khoa nuôi trồng thuỷ sản, trường đại học Nha Trang. 8. Nguyễn Nhật Thi, 1991. Cá biển Việt Nam, cá xương vịnh Bắc Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật. 9. Lương Công Trung, 1999. Nghiên cứu sản xuất nhân tạo cá Chẽm (clates calcarifer Bloch, 1790) từ nguồn cá thành thục ngoài tự nhiên và bước đầu nghiên cứu thuần dưỡng cá Chẽm bố mẹ trong điều kiện nhân tạo. Luận văn cao học nghành nuôi trồng thuỷ sản, đại học thuỷ sản. 10. Hoàng Tùng, 2006. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng thuỷ sản. Đại học Nha Trang. 11. Sinh học và kỹ thuật nuôi cá Chẽm. Khoa nuôi trồng thuỷ sản, trường đại học Cần Thơ. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.1994 12.Trung tâm khuyến ngư quốc gia, 2003. Kỹ thuật nuôi trồng một số đối tượng thủy sản ở biển. 13. 14. 15. 16. 17.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKỹ thuật sinh sản nhân tạo cá chim vây vàng Trachinotus blochii Lacepède 1801 tại trại thực nghiệm trường Cao đẳng Thuỷ Sản-Yên Hưng- Quảng Ninh.doc
Luận văn liên quan