Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) ở trung tâm giống caseamex– Tp Cần Thơ

Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước (Từ 1,5 – 1,6mm). Theo Zotin (1961) cho rằng noãn bào có các không bào chứa chất đặc biệt mang bản chất glucid, sau khi thụ tinh các chất này tiết ra dưới lớp vỏ thúc đẩy sự hút nước làm cho trứng trương lên (trích từ Phạm Văn Khánh, 1996).

pdf49 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) ở trung tâm giống caseamex– Tp Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
não thùy trong lọ Acetol nơi mát và tránh ánh nắng. Có thể dùng cồn 960 thay vì Acetol Việc định liều não thùy cho cá bố mẹ các loài tùy thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng hoạt tính của não thùy, tùy thuộc vào tình thành thục, hệ số thành thục, nhiệt độ nước, các điều kiện khác của môi trường chứa cá sau khi được tiêm thuốc kích thích giống như các yếu tố ở bãi đẻ tự nhiên của cá. Cá được tiêm 1 hay nhiều lần tùy thuộc từng loại cá, liều sơ bộ có tác dụng đưa nhân noãn bào đang trên đường di chuyển ra ngoại biên, đến sát vi khổng. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 7 Tình trạng túy mầm nằm sát biên là tình trạng thành thục hoàn toàn của noãn bào, sẵn sàng chín và rụng khi được kích thích bằng liều quyết định. Hạn chế của việc sử dụng phương pháp tiêm não thùy để kích thích cá sinh sản là việc phải giết chết cá đã thành thục có thể làm giảm cá bố mẹ hay làm giảm giá trị thương phẩm của cá bị lấy não thùy, ngoài ra là sự không ổn định hoạt tính của não và não là hồn hợp nhiều loại hormone gây phản ứng phụ có hại, thậm chí làm chết cá bố mẹ. (Nguyễn Tường Anh, 1999). b.HCG: Là một glycoprotein tan trong nước, việc chiết xuất HCG từ nước tiểu phụ nữ có thai hoặc từ nhau thai dựa vào nguyên lý tách protein tan trong nước. HCG gây được những phản ứng oxy hóa cho các enzym chuyển hóa protein và lipid như dehydrogenaza và estaraza của cá mè trắng tương tự như tác dụng của não thùy cá chép trên loài này. Có thể nói HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng có hiệu quả cho nhiều loài cá nhất, ngoài cá mè, các loài cá trê. HCG còn có tác dụng gây rụng trứng cho các loài cá khác ở nước ta như cá chày, cá vền, cá trôi, cá bống, cá vàng….(Nguyễn Tường Anh, 1999). c.GnRH-A Là chất tổng hợp, có thành phần là các maminoacid trên cơ bản giống với các GnRH tự nhiên. Có 3 loại GnRH-A: mGnRH-A (Trung Quốc), Buerelin (Đức), và Superfact nasal (Thái Lan), trong đó sGnRH- A (cá hồi) mạnh nhất vì có ái lực thụ thể cao nhất. Ovaprim là hỗn hợp của 2 loại chất có thành phần là 20 mg sGnRH-A và 10 mg donperidon trong khoảng 1 ml propylene glycol, dành riêng để kích thích cá sinh sản (Nguyễn Tường Anh,1997) GnRH- A có tác dụng gây phóng thích kích dục tố ở cá, vì thế chúng có thể được dùng làm chất kích thích sinh sản cho tất cả các loài Lợi thế của GnRH-A là giá rẻ, hoạt tính ổn định nếu được bào chế bảo quản tốt, không gây phản ứng miễn dịch.Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng GnRH cho cá đó là thời gian hiệu ứng dài, ở cá bố mẹ sau khi tiêm GnRH và đã đẻ xong thì tuyến yên không còn kích dục tố nên thời gian tái phát dục lâu (Nguyễn Tường Anh, 1999). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 8 d.Domperidone (DOM) Domperidone là chất kết hợp với LnRH-A để ức chế cá tiết dopamine (Nguyễn Tường Anh, 1999). e.OVAPRIM Kích thích phóng thích tố và ức chế sự tiết dopamine 2.2.2 Việc sử dụng kích dục tố trong sinh sản cá Tra Hormone được sử dụng rộng rãi nhất để kích thích sinh sản cá tra hiện nay là HCG. Sử dụng phương pháp nhiều lần đối với cá cái (thường 4 lần) và một lần đối với cá đực. Liều lượng HCG sử dụng tổng cộng cho cá tra cái từ 5000- 6000 IU, các liều dẫn 1, 2, 3 sử dụng 400-500 IU cho mỗi liều. Khoảng cách thời gian giữa hai liều từ 20-24 giờ. Cá đực được tiêm cùng thời điểm với liều quyết định của cá cái. Sau khi tiêm cá được thả vào bể chứa, khoảng 8-10 giờ sau thì thăm trứng để xác định thời điểm vuốt trứng (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.3 Các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục cá tra 2.3.1 Sự phát triển của tuyến sinh dục cái Theo Nguyễn Văn Kiểm, (2004), mô tả buồng trứng có hình ống hơi dài, màu vàng nhạt, vách trong buồng trứng có vách ngăn ngang (tấm trứng). Phía trong buồng trứng có nhiều mạch máu. Đoạn cuối của buồng trứng kết hợp với nhau để tạo thành ống dẫn trứng đổ ra ngoài qua lỗ huyệt. Giai đoạn I: buồng trứng là hai sợi chỉ nhỏ và mảnh do mô liên kết chưa phát triển, chúng nằm sát và dọc hai bên xương sống, màu trắng trong hay trắng xám do mạch máu chưa phát triển. Về mặt bào học thì tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào, các noãn nguyên bào này là nguồn dự trữ để bổ sung cho các chu kỳ sinh dục khác nhau. Nhân tế bào rất lớn và chiếm ½ thể tích tế bào trứng. Giai đoạn II: Buồng trứng có hình dẹp bằng, kích thước lớn hơn rất nhiều giai đoạn I do mô liên kết phát triển. Mạch máu tăng về sồ lượng và kích thước do vậy buồng trứng có màu trắng hồng hoặc hồng nhạt. Về mặt tổ chức tế bào thì đa số tế bào sinh dục thuộc thời kì sinh trưởng tuy nhiên cũng gặp các tế bào đang phân cắt. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 9 Giai đoạn III: Thể tích buồng trứng tăng lên, bề mặt buồng trứng có màu xám nhạt hoặc trắng hồng nhạt. Mắt thường đã phân biệt được tế bào trứng nhưng tế bào trứng chưa tách khỏi tấm trứng. Đường kính của tế bào trứng 0,25-0,5 mm. buông trứng ở giai đoạn này có thời gian phát triển khá dài ( từ 1-3 tháng). Về mặt tổ chức tế bào học thì tế bào trứng tăng nhanh về kích thước do quá trình tích lũy noãn hoàng xảy ra mạnh, màng dính cũng được hình thành. Giai đoạn IV: Thể tích buồng trứng chiếm phần lớn xoang bụng, hạt trứng tròn và căng dễ tách ra khỏi tấm trứng, màu vàng nhạt. Buồng trứng trở nên mềm. Về tổ chức tế bào học thì tế bào trứng đã hoàn thành quá trình tích lũy noãn hoàng, có hiện tượng phân cực của trứng, nhân di chuyển về lỗ thụ tinh. Đường kính của tế bào trứng 0,6-0,8 mm. Giai đoạn V: Buồng trứng đang trong tình trạng sinh sản, đại đa số tế bào trứng đã chín và rụng. Ngoài ra buồng trứng còn chứa các nang trứng và tế bào ở các giai đoạn I, II, III. Toàn bộ buồng trứng mềm nhão, đường kính của tế bào 0,9-1,2 mm. Giai đoạn VI: Buồng trứng đã đẻ xong nên mềm nhão, teo nhỏ lại. Trong buồng trứng chứa đầy các nang trứng và một số trứng rụng nhưng không được đẻ ra cùng với các tế bào ở giai đoạn đầu của quá trình tạo trứng. 2.3.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục đực: Theo Nguyễn Văn kiểm (2004), buồng tinh cá đực là hai dải nhỏ nằm sát hai bên xương sống, bên ngoài được bao phủ bởi một lớp màng mỏng, có hình thái bên ngoài phân làm nhiều nhánh, nhiều thùy. Một đầu dính vào lỗ sinh dục, còn đầu kia nằm tự do trong xoang nội quan. Giai đoạn I: Tuyến sinh dục chưa phát triển, nó như hai sợi chỉ nhỏ nằm sát hai bên xương sống. Giai đoạn II: Tuyến sinh dục có dạng hai dải mỏng có màu hồng nhạt. Giai đoạn III: Tuyến sinh dục có màu trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà, mạch máu phân bố nhiều. Giai đoạn IV: Buồng tinh có màu trắng sữa, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc. trong ống dẫn tinh chứa đầy các tinh trùng đã chín muồi. Ở giai đoạn này tinh trùng rất dễ dành thoát ra ngoài. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 10 Giai đoạn V: Buồng tinh ở trạng thái sinh sản, tinh trùng chứa đầy trong ống dẫn tinh và sẵn sàng tham gia vào hoạt đọng sinh sản. Giai đoạn VI: Buồng tinh đã sinh sản xong, bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt, mềm nhão. 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của việc sản xuất giống cá Tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: Hầu như tất cả các vùng nuôi đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến trên cá Tra như xuất huyết, trắng mang, trắng gan, và nhất là căn bệnh nguy hiểm gan thận mủ… Có những vùng nuôi, tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100% (www.fishnet.gov.vn, Anh Thi,2008). Cá Tra ở ĐBSCL bị bệnh từ nhiều nguyên nhân. Trước hết, là do cá bị nhiễm khuẩn gây các bệnh xuất huyết, đốm trắng…, hoặc bị các loài ký sinh trùng (trùng mặt trời, trùng bánh xe…), giáp xác ký sinh và nấm gây hại. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối đã gây ra hội chứng thiếu vitamin, thiếu canxi; môi trường vùng nuôi bị ô nhiễm… Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất chính là chất lượng cá Tra giống đã xuống cấp đến mức đáng báo động. Hiện nay, vùng sản xuất cá tra bột tập trung chủ yếu ở tỉnh Đồng Tháp, với khoảng 300 cơ sở, tổng diện tích sản xuất khoảng 4.000 ha, cung ứng 65-70% cá tra giống cho toàn vùng ĐBSCL. Trong đó, chỉ khoảng ¼ cơ sở có đăng ký kinh doanh đàng hoàng, tổ chức sản xuất thường xuyên với diện tích lớn, sản lượng nhiều. Còn phần lớn các cơ sở còn lại sản xuất không ổn định, khi nào giá cá giống cao thì họ làm, còn khi giá cá giống thấp, thì nghỉ. Theo đánh giá của các nhà khoa học, nghề làm giống cá Tra ở ĐBSCL hiện nay khá… tự phát. Nhiều cơ sở, do chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt, nên đang đưa vào sử dụng một số “công nghệ” nguy hiểm nhằm làm tăng sản lượng cá giống bằng mọi giá. Trong đó, việc lạm dụng thuốc kích dục tố trở nên khá phổ biến. Với loại thuốc này, người ta có thể ép cá đẻ tới 5-6 lứa/năm. Vì cá phải đẻ quá nhiều, năm này qua năm khác, dẫn tới chất lượng cá tra giống ngày càng xuống thấp. Mặt khác, do hiện nay hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo, nên giống nhanh chóng bị thoái hoá. Theo ông Phạm Văn Khánh, trước đây, cá giống lấy từ môi trường tự nhiên, phải từ 2,5 đến 3 năm tuổi mới bắt đầu thành thục (sinh sản). Còn bây giờ, cá mới 5-6 tháng tuổi đã… thành thục PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 11 rồi. Điều đáng nói là nhiều trại cá giống vẫn cho những con cá thành thục quá sớm này đẻ luôn, vì thế, chất lượng cá giống lại càng khó đảm bảo. Do chất lượng cá tra giống quá thấp, kỹ thuật ương nuôi còn hạn chế, nên tỷ lệ cá giống bị hao hụt rất lớn. Theo đánh giá của Trung tâm Quốc gia Giống thuỷ sản nước ngọt Nam Bộ, hiện nay, từ cá bột lên cá hương, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%. Từ cá hương lên cá giống, tỷ lệ hao hụt tới 40-50%. Do tỷ lệ hao hụt quá lớn, nên hàng năm, để đảm bảo đủ lượng cá giống cho nhu cầu, ĐBSCL đang phải cần tới một lượng cá bột khổng lồ khoảng vài chục tỷ con. Và để có được lượng cá bột này, phải cần tới vài ngàn tấn cá bố mẹ. Trong khi đó, theo tính toán của các nhà khoa học, nếu tỷ lệ cá bột, cá hương bị hao hụt không quá cao như vậy, mỗi năm, ĐBSCL chỉ cần khoảng 60 tấn cá bố mẹ. Đây quả là sự lãng phí quá lớn. Chất lượng giống cá tra thấp ảnh hưởng lớn đến năng suất và thời vụ nuôi cá tra hiện nay. Theo Phạm Văn Khánh (2007) cho biết, trước đây, do chất lượng giống khá tốt, người nuôi cá tra chỉ cần 5-6 tháng là đã có cá đạt kích cỡ đúng tiêu chuẩn xuất khẩu (khoảng 1-1,1 kg/con). Còn bây giờ, chất lượng cá giống xuống thấp, nên để đạt được kích cỡ cá trên, người nuôi phải bỏ ra tới 7-8 tháng trời. Đây chính là nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí sản xuất cá Tra hiện nay. Tình trạng sản xuất và chất lượng cá Tra giống, có thể nói đã đến mức báo động. Thế nhưng, đến giờ, cơ quan chức năng ở các địa phương ĐBSCL hầu như chưa quản lý được việc sản xuất, lưu thông giống cá tra trong dân. Người ta vẫn đang vô tư mang cá giống từ nơi này sang nơi khác mà không cần phải qua khâu kiểm định, kiểm dịch (www.fishnet.gov.vn, Anh Thi, 2008). 2.5 Sản xuất giống cá Tra chất lượng cao – hướng đi mới của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long: Tháng 3/2006, Trung Tâm Nghiên cứu & Sản xuất giống Thủy Sản An Giang (TT NC&SXGTS)đã đón nhận một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu quá trình phát triển đi lên của ngành sản xuất giống thủy sản An Giang và góp phần tạo nên hiệu quả cho hoạt động của các Liên hợp sản xuất cá sạch trong Tỉnh đó là các Trại và các vệ tinh sản xuất giống cá Tra, Basa trực thuộcTrung tâm đã được công ty SGS (Mỹ) chứng nhận đạt tiêu chuẩn SQF 1000 (SQF: Safe quality food). Đây là đơn vị đầu tiên trong ngành sản xuất giống cá Tra, Basa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được chứng nhận đạt tiêu chuẩn Quốc tế về quy PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 12 trình sản xuất. Kết quả này là quá trình phấn đấu nỗ lực của ngành thủy sản An Giang trong tiến trình hội nhập, tạo ra một hướng đi mới cho công nghệ sản xuất giống cá tra, basa trong khu vực ĐBSCL . Sau những vất vả, khó khăn do biến động giá cả thị trường và rào cản kỹ thuật từ phía đối tác nước ngoài (rõ nhất là tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra trong năm 2005), nghề sản xuất cá tra và basa của ngư dân ĐBSCL tưởng chừng không thể trụ nổi nữa với những sóng gió của thị trường xảy ra bất thường và khắc nghiệt hơn chứ không theo một chu kỳ như đã từng xảy ra, vấn đề chất lượng sản phẩm được đặt ra và trở thành tiêu điểm chính để tất cả các nhà trong mối liên kết bốn Nhà (Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà doanh nghiệp – Ngư dân) cùng nhau giải quyết. Một chủ trương mới về vấn đề này của Ban Điều hành sản xuất và tiêu thụ cá Tra ĐBSCL đã nhanh chóng được các doanh nghiệp và ngư dân đón nhận, đó là phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng từ khâu sản xuất cá giống đến sản xuất cá thương phẩm theo một tiêu chuẩn Quốc tế, điều này cũng đồng nghĩa với việc sản phẩm khi đã đưa ra thị trường không chỉ được 2 bên đối tác chấp nhận mà phải có chứng nhận của một bên thứ 3. Sản xuất thủy sản sạch là hướng đi mà ngành thủy sản cả nước nói chung và ĐBSCL nói riêng phải vươn tới. Mô hình liên kết 5 Nhà ( Nhà sản xuất giống – Nhà cung cấp thức ăn – Nhà cung cấp thuốc thú y thủy sản – Nhà doanh nghiệp và ngư dân) của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL như Navico, Agifish, Afiex, Cataco với tên gọi "Liên hợp sản xuất cá sạch" lần lượt ra đời là một mô hình hiệu quả và bền vững đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của thị trường về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh. Các Liên hợp muốn phát triển bền vững đòi hỏi từng thành viên trong liên hợp phải giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, để cùng tạo nên một sản phẩm chất lượng hoàn toàn có thể cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Để có được một sản phẩm cá sạch đáp ứng được tiêu chuẩn Quốc tế, người sản xuất phải thực hiện tốt nhiều khâu từ con giống, thức ăn, phương pháp phòng, trị bệnh cho cá đến công nghệ chế biến… Một điều dễ thấy là trong chuỗi các yếu tố cấu thành sản phẩm thì con giống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong chuỗi giá trị sản xuất (khoảng 10% cơ cấu trong giá thành) nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng nuôi. Chọn con giống tốt là biện pháp loại từ đầu một trong những rủi ro trong quá trình nuôi, là điều kiện bắt buộc để đảm bảo hiệu quả sản xuất. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 13 Đồng hành cùng sự phát triển về chất lượng cũng như về quy mô của các Liên hợp sản xuất cá sạch trong tỉnh An Giang nói riêng và trong khu vực nói chung, để có đủ tư cách tham gia các liên hợp sản xuất cá sạch, TTNC & SXGTS An Giang đã chọn tiêu chuẩn SQF 1000 của công ty SGS để áp dụng cho hệ thống sản xuất giống của đơn vị. Từ tháng 9/2005 Trung tâm đã xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng con giống cá tra và basa theo tiêu chuẩn SQF 1000 và ban hành thực hiện chính thức vào ngày 10/01/2006 cho 2 trại sản xuất giống và 4 vệ tinh trực thuộc Trung Tâm. Theo đó các trại giống khi tham gia vào hệ thống này phải đáp ứng một số điều kiện trong sản xuất giống như các yêu cầu về diện tích nuôi, nguồn nước cấp, thoát đảm bảo vệ sinh môi trường, truy xuất nguồn gốc của đàn cá bố mẹ… và đặc biệt cơ sở phải được chứng nhận đã qua đào tạo các lớp huấn luyện “Kỹ năng nuôi thủy sản an toàn và chất lượng theo tiêu chuẩn SQF 1000” do Sở Nông Nghiệp & PTNT An Giang tổ chức. Hiện nay, việc áp dụng quy trình sản xuất cá giống chất lượng cao đang được các Trại giống và các vệ tinh thực hiện rất tốt. Cá giống của Trung tâm được sản xuất theo quy trình sản xuất giống cá sạch, chất lượng con giống được đảm bảo có tính vượt trội về tốc độ tăng trưởng, không mang mầm bệnh cũng như không nhiễm các hóa chất và kháng sinh cấm, có thể truy xuất nguồn gốc bố mẹ rõ ràng. Để vận hành tốt hệ thống quản lý chất lượng, định kỳ Ban giám đốc cùng các cán bộ trong hệ thống họp để kiểm tra tình hình thực hiện và cứ 6 tháng triển khai đánh giá chất lượng nội bộ một lần, trên cơ sở đó để bổ sung và khắc phục kịp thời những lỗi kỹ thuật (nếu có xảy ra). Với năng lực hiện có, trong năm 2006, Trung Tâm có thể cung cấp cho các Liên hợp sản xuất cá sạch trong và ngoài tỉnh từ 100 – 200 triệu con cá bột và 20 – 35 triệu cá Tra giống chất lượng cao. Để nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng ngày càng nhiều hơn nhu cầu con giống cá tra sạch cho các vùng nguyên liệu trong và ngoài tỉnh, Trung tâm đã xây dựng và sẽ tổ chức thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng con giống cá tra và xây dựng ngành công nghệ sản xuất giống thủy sản hiệu quả, bền vững” với 2 mục tiêu chính: Một là, nâng cao chất lượng con giống. Trước mắt, nhanh chóng ổn định chất lượng con giống sản xuất thông qua giải pháp sử dụng tinh trùng cá đực tốt (cá có nguồn gốc hoang dã và cá đực thế hệ F1 xác định rõ về di truyền) của TTNC&SXGTS và một số cơ sở vệ tinh làm đàn cá đực cơ bản. Đảm bảo đàn cá sản xuất không bị đồng huyết trong di truyền. Ứng dụng kỹ thuật di truyền PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 14 phân tử đánh giá hệ số tương đồng và biến dị của các quần đàn cá bố mẹ ở Trung Tâm và các Trại vệ tinh làm cơ sở chứng nhận chất lượng cá bột cung cấp cho nghề nuôi và phục vụ cho công tác chọn giống lâu dài của tỉnh. Tiến hành việc đánh dấu cá bố mẹ bằng phương pháp cấy thẻ từ dưới da. Mỗi thẻ từ có mã số riêng để truy cập, với thẻ điện tử này sẽ nắm được quá trình sinh sản của cá, từ đó loại cá bố mẹ kém chất lượng, biết được lý lịch cá thịt có cha mẹ là ai, xuất xứ từ trại giống nào. Hai là, xây dựng ngành công nghệ sản xuất giống cá tra hiệu quả và bền vững . Trung Tâm sẽ thực hiện kết hợp 2 phương pháp chọn giống hàng loạt và gia đình trong chương trình tuyển chọn đàn giống bố mẹ hậu bị có chất lượng cao cho ngành sản xuất giống. Đa dạng hóa nguồn gen trong di truyền thông qua tiếp nhận cá giống đã được tuyển chọn (thế hệ F1) từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II về nuôi thử nghiệm cùng với cá giống tuyển chọn của Trung tâm, so sánh và đối chiếu các chỉ tiêu sinh học, tuyển chọn bổ sung làm đàn cá bố mẹ hậu bị. Đào tạo, huấn luyện nâng cao kiến thức và kỹ năng sản xuất giống cho các cán bộ kỹ thuật và ngư dân ở các Trại sản xuất cá bột và cơ sở ương cá giống là các vệ tinh trực thuộc…làm nền tảng cho ngành công nghệ sản xuất giống bền vững và hiệu quả. Thống nhất quản lý sản xuất giống theo tiêu chuẩn SQF 1000. Kết thúc dự án đến năm 2009, Trung Tâm sẽ nâng cao hơn nữa chất lượng con giống theo hướng tăng tốc độ tăng trưởng và đạt tiêu chuẩn sạch bệnh. Về năng lực có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu cá giống sạch trong tỉnh. Ngư dân ĐBSCL đang hết sức phấn khởi do giá cá liên tục tăng từ đầu năm đến nay, cơ hội lại mở ra nhưng ẩn khuất phía sau chắc chắn sẽ có những thách thức không nhỏ, do vậy sản xuất theo quy hoạch và theo tiêu chuẩn chất lượng là con đường duy nhất để ngành thủy sản phát triển bền vững. Các liên hợp sản xuất cá sạch trong khu vực phải thực sự đi lên như những gì đã hoạch định là đòi hỏi mang tính cấp thiết và lâu dài để góp phần giữ vững vị trí đứng đầu của nghề nuôi cá Tra, Basa ở ĐBSCL (www.anova.com, Lâm Thái Hòa. 22/5/2008). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 15 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 3.1.1 Thời gian Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2009. 3.1.2 Địa điểm Trung tâm giống Caseamex – Tp Cần thơ. 3.2 Vật liệu nghiên cứu Cá bố mẹ đã thành thục để tiến hành sinh sản nhân tạo. Kích dục tố: HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc). Dung dịch Urea + muối (3g Urea + 4g muối). Dung dịch Tanin (0.5 g/lit). Bể composide để thả cá bố mẹ sau khi tiêm kích dục tố. Hệ thống bình Jar để ấp trứng. Băng ca để chuyển cá bố mẹ. Kính hiển vi, kính nhín nổi, kim tiêm, lông gà, nhiệt kế, cân đồng hồ, thau, xô, dao mổ, pen, kéo và các dụng cụ khác cần thiết cho quá trình sinh sản nhân tạo cá tra. 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ Cá bố mẹ sau khi được lựa chọn sẽ được thả vào 4 ao (diện tích mỗi ao từ 1000-1500m2) với mật độ thả là 45-50kg/100m2, tỉ lệ đực cái là 2 cá đực và 1cái. Thức ăn sử dụng cho quá trình nuôi vỗ có hàm lượng protein từ 32-36% và cho ăn lượng thức ăn mỗi ngày bằng 1,5 % trọng lượng cơ thể, ngoài ra còn phải bổ sung thêm các vitamin. Đặc biệt giai đoạn cuối của quá trình nuôi vỗ PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 16 thì lượng thức giảm còn 1% cơ thể cá một ngày nhưng lượng protein phải tăng lên, trong giai đoạn này cần bổ sung thêm chất béo cần thiết cho quá trình tạo trứng. Cá bố mẹ khi được nuôi vỗ cần được tiến hành kiểm tra để chọn thời điểm cho cá đẻ chính xác. Công việc kiểm tra cần làm: Cân do vòng bụng hoặc chiều dài cá bằng thước dây để theo dõi sự phát triển của buồng trứng và đo chỗ lớn nhất trên thân cá. Dùng que thăm trứng (khoảng 100 trứng) để lấy trứng ra và quan sát về màu sắc trứng, đánh giá mức độ rời và xác định độ đồng đều của trứng. Quan sát độ béo của cá để điều chỉnh lượng thức ăn. Đánh số cá (dùng vật cứng đánh số trên đầu), dùng số chẵn cho cá cái và số lẻ cho cá đực, hoặc có thể cắt vi mỡ để để đánh dấu cá cái. 3.3.2 Chọn cá bố mẹ để tiến hành cho sinh sản nhân tạo Chọn cá cái: Chọn cá khỏe mạnh không dị hình, dị tật, bụng to, mềm lỗ sinh dục có màu hồng, hơi lồi. Chọn cá đực: Chọn cá khỏe mạnh không dị hình, dị tật, vuốt nhẹ thấy có có tinh màu trắng sữa chảy ra. Cá bố mẹ được chọn có khối lượng từ 3,5-10kg/con. 3.3.3 Kỹ thuật kích thích cá tra sinh sản Sử dụng 2 hai loại kích dục tố là HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc) với tổng liều từ 5000, 5500 và 6000UI thông qua 3-4 lần tiêm. Vị trí tiêm: có thể tiêm vào dưới vây ngực hoặc dọc hai bên cơ lưng. a. Thí nghiệm sử dụng kích dục tố HCG (Việt Nam): Thí nghiệm được chia ra làm 3 nghiệm thức với nghiệm thức 1 là sử dụng HCG với tổng liều là 5000UI/kg cá cái, nghiệm thức 2 là sử dụng HCG với tổng liều là 5500UI/kg cá cái và nghiệm thức 3 là sử dụng HCG với tổng liều là 6000UI/kg cá cái. Mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 17 b. Thí nghiệm sử dụng kích dục tố HCG (Trung Quốc) Thí nghiệm được chia ra làm 3 nghiệm thức với nghiệm thức 1 là sử dụng HCG với tổng liều là 5000UI/kg cá cái, nghiệm thức 2 là sử dụng HCG với tổng liều là 5500UI/kg cá cái và nghiệm thúc 3 là sử dụng HCG với tổng liều là 6000UI/kg cá cái. Mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần. 3.3.4 Xác định thời điểm vuốt trứng và kỹ thuật thụ tinh trứng a. Xác định thời điểm vuốt trứng Sau khi cá được tiêm xong sẽ được thả vào bồn composide, cung cấp nước mới và oxy đầy đủ. Sau lần tiêm cuối cùng 8-9 tiếng có thể kiểm tra thời điểm rụng trứng của cá để chuẩn bị vuốt trứng cá. Trước khi vuốt trứng cá cần kiểm tra tinh trùng cá đục và bảo quản trong dung dịch immobilizing (NaCl 9g + TRISbase 2g pH=7 + 0,5ml HCl + 1000ml nước cất) và giữ lạnh ở 4-60C, nhưng thời gian bảo quản không quá 24 giờ. Bắt cá cái vào băng ca, lau khô nước và tiến hành vuốt dọc theo hai bên lườn bụng cá. Trong quá trình vuốt trứng nếu thấy trứng có các hiên tượng sau đây thì nên dừng việc vuốt trứng lại để có biện pháp xử lý: Trứng chảy ra không đều dính thành từng cục thì ngưng lại chờ thêm 15-20 phút mới vuốt. Trứng rụng nhưng không vuốt ra được do ống dẫn trứng bị tắc (do quá trình thăm trứng mạch máu bị vỡ). Để khắc phục tình trạng này có thể dùng tay vuốt ngược trở lên phía đầu cá khoảng 15-20 lần sau đó vuốt xuôi trở lại thì trứng có thể ra. b. Kỹ thuật thụ tinh Trứng được vuốt vào dụng cụ khô và sạch, sau đó bắt cá đực vuốt tinh trực tiếp vào (cứ 1ml tinh dịch đậm dặc có thể thụ tinh cho 100-150g trứng tức là tương đương với 120.000-200.000 trứng) và dùng lông gà khuấy đều khoảng 1-2 phút. Trộn trứng với dung dịch thụ tinh ( 3 g ure + 4g muối NaCl)/lít nước đã chuẩn bị trước. Tiếp tục khuấy đều trứng với dung dịch thụ tinh trong thời gian khoảng 5-10 phút. Sau đó khử dính với dung dịch Tamin 0.5 %o theo tỷ lệ PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 18 1:1 trong thời gian 2-3 phút, chắt bỏ dịch, sau đó rửa bằng nước thường. Làm như vậy 2-3 lần cho tới khi hết dính cho trứng vào hệ thống bình Jar ấp. 3.3.5 Kỹ thuật ấp trứng Trứng sau khi được thụ tinh và khử dính sẽ được cho vào hệ thống ấp bình Jar với mật độ ấp là 300g-400g trứng/8lit nước (350.000-450.000 trứng/8lit nước). Cung cấp oxy trong suốt quá trình ấp để cho phôi phát triển, tạo điều kiện cho trứng nổi lơ lửng trong nước như dùng dòng nước chảy liên tục. Chế độ thay nước: lưu lượng nước chảy qua bình ấp trung bình 1-1,5lit/phút. Như vậy sau khoảng 5-6 phút nước sẽ được thay thế hoàn toàn. 3.3.5 Một số chỉ tiêu theo dõi trong kỹ thuật cho cá tra sinh sản nhân tạo - Tỷ lệ trứng thụ tinh (%) = - Thời gian nở: từ lúc cá đẻ đến lúc trứng nở. - Tỷ lệ nở (%) = - Sức sinh sản tuyệt đối = Số trứng có trong buồng trứng cá cái. - Sức sinh sản thực tế (hạt/kg cá cái) = - Thời gian hiệu ứng thuốc: là thời gian từ lúc tiêm liều quyết định đến lúc cá đẻ (cá tiêm nhiều liều), là thời gian từ lúc tiêm kích dục tố đến lúc cá đẻ (cá tiêm 1 lần). - Thời gian hết noãn hoàn: từ lúc trứng nở đến khi cá hết noãn hoàng. - Thời gian phát triển phôi: từ lúc trứng thụ tinh đến khi cá hết noãn hoàn. Số trứng thụ tinh Số trứng quan sát Số trứng nở Số trứng thụ tinh Số lượng trứng sinh sản Khối lượng cá cái PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 19 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả của quá trình nuôi vỗ Qua các lần kiểm tra trong khoảng thời gian nuôi vỗ từ tháng 1 – 6/2009 đã bắt gặp tuyến sinh dục của cá tra ở nhiều giai đoạn thành thục khác nhau. Về đặc điểm hình thái tuyến sinh dục của cá tra cũng tương tự như các giai đoạn thành thục của các loài cá nói chung mà O.F.Xakun và N.A.Buskaia đã mô tả năm 1968. Trong thời gian đầu của quá trình nuôi vỗ, cá chủ yếu là tích lũy vật chất để tăng trọng và tích lũy lipid để đảm bảo cho việc tổng hợp năng lượng của mô sinh sản và tuyến sinh dục. Do đó ở thời kì này tuyến sinh dục thường chưa phát triển và buồng trứng chủ yếu là ở giai đoạn I. Càng về sau của quá trình nuôi vỗ tuyến sinh dục càng phát triển và các sản phẩm của tuyến sinh dụcngày càng hoàn thiện hơn. Trong quá trình nuôi vỗ, khoảng 15 ngày thì thì kéo cá lên kiểm tra một lần. Cá cái thì dùng que thăm trứng để lấy trứng ra và quan sát giai đoạn phát triển của buồng trứng còn cá đực thì phải mổ ra để xác định sự phát triển của buồng tinh. Quá trình thành thục của buồng trứng cá tra trong khoảng thời gian nuôi vỗ từ 1-5/2009 được thể hiện một cách cụ thể qua bảng sau: Bảng 4.1: Tỉ lệ các giai đoạn thành thục của cá tra từ tháng 1- 6/2009 Giai đoạn thành thục Tháng 1/2009 (%) Tháng 2/2009 (%) Tháng 3/2009 (%) Tháng 4/2009 (%) Tháng 5/2009 (%) Tháng 6/2009 (%) I-II 100 93 69 38 21 13 III 0 7 23 40 43 29 IV 0 0 8 22 36 58 V 0 0 0 0 0 0 VI 0 0 0 0 0 0 Kết quả bảng 4.1 cho thấy, tuyến sinh dục của cá cái phát triển từ tháng 1 đến tháng 5. Ở tháng 1 tuyến sinh dục chủ yếu là ở giai đoạn I-II (chiếm tỉ lệ 100%). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 20 Vào tháng 2, tuyến sinh dục đã có sự phát triển, thể hiện là tuyến sinh dục đã có chuyển sang giai đoạn III, tuy nhiên tỉ lệ cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn III là rất thấp chỉ là 7%. Riêng tháng 3, cá có thể bắt đầu sinh sản nhưng với tỉ lệ thấp, điều này được thể hiện khi cá có tuyến sinh dục ở giai đoạn IV nhưng chiếm tỉ lệ thấp chỉ là 8%. Đến tháng 4, tuyến sinh dục đã phát triển mạnh, vì tuyến sinh dục của cá đã chuyển khá mạnh sang giai đoạn IV và V. Tới tháng 5, đã có sự thay đổi đáng kể giữa các giai đoạn trong quá trình thành thục ( giai đoạn I-II chỉ còn 21%, trong khi đó giai đoạn III là 43% và giai đoạn IV là 36%). Tới tháng thứ 6 thì tuyến sinh dục cá chủ yếu nằm ở giai đoạn III và IV, điều này cho thấy đã vào mùa vụ cá sinh sản. Từ những nhận định trên ta thấy vào tháng 4, tháng 5 là đã bắt đầu vào mùa vụ sinh sản của cá tra. 4.2. Kết quả kích thích sinh sản Sau 5 tháng tiến hành nuôi vỗ thì đàn cá tra đã thành thục và được tiến hành cho sinh sản bằng biện pháp dùng hai loại kích dục tố HCG (HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc)) để kích thích gây rụng trứng. Đã sử dụng phép tiêm với 4 lần tiêm (gồm 2 liều dẫn (mỗi lần 500UI/kg cá cái), 1 liều sơ bộ 1500UI/kg cá cái và 1 liều quyết định từ 2500UI – 3500UI/kg cá cái) ứng với từng nghiệm thức. Với phép tiêm nhiều lần nhằm thúc đẩy mức độ thành thục của buồng trứng cá cái và tiến tới rụng trứng. Kết quả sử dụng kích dục tố được thể hiện là qua mỗi lần tiêm thì đường kính tế bào trứng tăng lên. Bảng 4.2: Đường kính trứng cá tra qua các lần tiêm kích dục tố Thời điểm tiêm kích dục tố HCG Đường kính trứng (mm) Trước khi tiêm 0,65 ± 0,017 Tiêm liều dẫn 1 0,74 ± 0,012 Tiêm liều dẫn 2 0,87 ± 0,011 Tiêm liều sơ bộ 0,93 ± 0,008 Tiêm liều quyết định 0,98 ± 0,009 Vuốt trứng 1,02 ± 0,008 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 21 Qua bảng 4.2 ta thấy qua mỗi lần tiêm thì đường kính trứng tăng dần và đạt giá trị cực đại là 1,02 mm (đây là đường kính trứng chưa trương nước). 4.2.1 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Việt Nam) Thí nghiệm kích thích sinh sản cá tra bằng kích dục tố HCG (Việt Nam) được chia làm 3 nghiệm thức với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần. Bảng 4.3: Kết quả kích thích HCG (Việt Nam) Các chỉ tiêu Liều lượng HCG (UI/kg cá cái) 5000UI 5500UI 6000UI Số lượng (con) 5 5 5 KL trứng thu(g/kg cá cái) 39,6 81,5 84,8 SSS (hạt/kg cá cái) 65787±34789a 121860±37090b 142252±13748b Thời gian hiệu ứng thuốc 12giờ 30phút 10giờ 53phút 10giờ 27phút Tỉ lệ thụ tinh (%) 76,8±4,97 84,7±5,24 80,4±7,72 Tỉ lệ nở (%) 67,5±9,40a 81,64±4,50b 83,3±7,29b Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy khối lượng trứng thụ ở nghiệm thức 6000UI/kg cá cái là cao nhất (84,8g), ở 5500UI/kg cá cái cao thứ 2 (81,5) và thấp nhất là 5000UI/kg cá cái (39,6), điều này được giải thích như sau: liều 5000UI chưa đủ gây rụng trứng hoàn toàn hoặc là vào thời điểm tiêm buồng trứng của cá có tỉ lệ thành thục chưa cao. Từ khối lượng trứng thu đã cho ta thấy được sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI là cao nhất (142554 hạt/kg), và thấp nhất là nghiệm thức 5000UI (65787 hạt/kg). Khi so sánh về thời gian hiệu ứng thuốc ta thấy được khi liều lượng HCG tăng lên thì thời gian hiệu ứng thuốc cũng được rút ngắn. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 22 Nghiệm thức 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.1: So sánh SSS ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI SSS (Hạt/kg cá cái) Qua biểu đồ 4.1 ta thấy sức sinh sản ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI. Ở nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI tuy sức sinh sản của nghiệm thức 5500UI co thấp hơn sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI nhưng sự khác biệt đó không có ý nghía thống kê. Biểu đồ 4.2 cho ta thấy tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 5000UI là thấp nhất (76,8%) và tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 5500UI là cao nhất (84,7), còn tỉ lệ thụ tinh của nghiệm thức 6000UI có tỉ lệ thụ tinh cao thứ hai (80,7). Tuy nhiên sự khác biệt trên không có ý nghĩa về mặt thống kê. Tỉ lệ nở ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất (67,7) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và 6000UI. Tỉ lệ nở ở nghiệm thức 5500UI (81,64) thấp hơn so với nghiệm thức 6000UI (83,44), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 23 Nghiệm thức 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.2: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với l iều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI Tỉ lệ TT & nở (%) TL thụ tinh TL nở 2.2.2 Kết quả kích thích sinh sản bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc) Thí nghiệm kích thích sinh sản cá tra bằng kích dục tố HCG (Trung Quốc) cũng được chia làm 3 thí nghiệm với các tổng liều là 5000UI, 5500UI và 6000UI. mỗi nghiệm thức được lập lại 5 lần. Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy khối lượng trứng thu của nghiệm thức với tổng liều là 5000UI là thấp nhất (39,6g) so với hai nghiệm thức với tổng liều là 5500UI và 6000UI. Điều này được giải thích là vì ở liều lượng 5000UI chưa gây sự rụng trứng hoàn toàn. Khi so sánh về thời gian hiệu ứng cho thấy không có sự khác biệt ro ràng nhưng có thể nhận thấy rằng khi liều lượng HCG tăng lên thì thời gian hiệu ứng thuốc cũng cũng được rút ngắn lại. Các chỉ tiêu về tỉ lệ nở không có sự khác biệt giữa ba thí nghiệm với lần lượt các giá trị là 78,52%, 80,08%, 80,1% và về tỉ lệ thụ tinh thụ tinh của nghiệm thức 5500UI và 6000UI là tương đương nhau với các giá trị lần là 78,88%, 80,94%. Từ những kết quả nhận định trên cho ta thấy khi dùng HCG kích thích cá sinh sản thì tổng liều từ 5500UI – 6000UI là có hiệu quả hơn cả. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 24 Bảng 4.4: Kết quả kích thích HCG (Trung Quốc) Các chỉ tiêu Liều lượng HCG (UI/kg cá cái) 5000UI 5500UI 6000UI Số lượng (con) 5 5 5 KLtrứng thu (g/kg cá cái) 42,5 90,8 131,1 SSS (hạt/kg cá cái) 83987±13939a 152780±44628b 166476±16388b Thời gian hiệu ứng thuốc 11giờ37phút 10giờ 24phút 9giờ 21phút Tỉ lệ thụ tinh (%) 67,34±4,50a 78,88±5,93ab 80,94±8,49b Tỉ lệ nở (%) 77,84±8,26 80,08±5,67 80,1±5,32 Nghiệm thức 0 50000 100000 150000 200000 250000 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.3: So sánh SSS ở các nghiệm thức ứng với l iều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI SSS (hạt/kg cá cái) PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 25 Qua biểu đồ 4.3 ta thấy sức sinh sản ở nghiệm thức 5000UI là thấp nhất và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI. Ở nghiệm thức 5500UI và nghiệm thức 6000UI tuy sức sinh sản của nghiệm thức 5500UI co thấp hơn sức sinh sản của nghiệm thức 6000UI nhưng sự khác biệt đó không có ý nghía thống kê. Nghiệm thức 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.4: So sánh tỉ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở ở các nghiệm thức ứng với liều lượng 5000UI, 5500UI và 6000UI Tỉ lệ TT & nở (%) TL thụ tinh TL nở Kết quả ở biểu đồ 4.4 cho thấy tỉ lệ nở ở cả ba nghiệm thức tuy có sự khác biệt không đáng kể, cụ thể là ở thí nghiệm 5000UI (78,52%), 5500UI (80,08%) và 6000UI (80,1%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa trong thống kê. Ở tỉ lệ thụ tinh có sự khác biệt giữa ba nghiệm thức. Nghiệm thức 5000UI (67,34) và nghiệm thức 5500UI (72,88) tuy là có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong thống kê. Nghiệm thức 5500UI (72,88) và nghiệm thức 6000UI (80,94) có sự khác biệt nhưng không có ý nghĩa trong thống kê. Riêng nghiệm thức 5000UI (67,34) và thí nghiệm 6000UI (80,94) có sự khác biệt rõ rệt và ý nghĩa trong thống kê. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 26 4.2.3 So sánh kết quả kích thích sinh sản giữa HCG (Việt Nam) và HCG ( Trung Quốc) Nghiệm thức 0 50000 100000 150000 200000 250000 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.5: So sánh SSS khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung Quốc) SSS (Hạt/kg cá cái) HCG (Việt nam) HCG (Trung Quốc) Qua biểu đồ 4.5 cho thấy sức sinh sản của khi sử dụng HCG (Trung Quốc) ở nghiệm thức 5000UI, 5500UI và 6000UI đều cao hơn khi sử dụng HCG (Việt Nam). Cụ thể là ở nghiệm thức 5000UI, sức sinh sản khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 65787 hạt/kg còn khi sử dung HCG (Trung Quốc) là 83987 hạt/kg. Ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Việt Nam) thì sức sinh sản lần lượt là 121860 hạt/kg và 142253 hạt/kg, còn ở nghiệm thức 5500UI và 6000UI khi sử dụng HGC (Trung Quốc) thì sức sinh sản lần lượt là 153380 hạt/kg và 166476 hạt/kg. Từ những nhận định trên ta có thể kết luận là hiệu quả kích thích sinh sản trên cá tra của HCG (Trung Quốc) là cao hơn HCG (Việt Nam). Kết quả ở biểu đồ 4.6 cho thấy tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) có tỉ lệ là 76,8% và cao hơn tỉ lệ thụ tinh ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Trung Quốc) có tỉ lệ (67,34). Ở nghiệm thức 5500UI khi dùng HCG (Việt Nam) cũng có tỉ lệ cao hơn khi dùng HCG (Trung Quốc) với tỉ lệ 84,7% so với 72,88%. Còn ở nghiệm thức 6000UI thì tỉ lệ thụ tinh khi sử dụng hai loại kích dục tố là tương đương với các tỉ lệ là 80,7% và 80,94%. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 27 Nghiệm thức 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.6: So sánh tỉ lệ thụ tinh khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung Quốc) Tỉ lệ TT (%) HCG (Việt nam) HCG (Trung Quốc) Kết quả của biểu đồ 4.7 cho thấy tỷ lệ nở ở nghiệm thức 5000UI khi sử dụng HCG (Việt Nam) là 67,7% thì thấp hơn so với 78,2% khi sử dụng HCG (Trung Quốc). Còn ở hai nghiệm thức 5500UI và 6000UI thì tỉ lệ nở khi dùng hai loại kích dục tố là tương đương với HCG (Việt Nam) lần lượt là 81,64% và 83,44%, HCG (Trung Quốc) lần lượt là 88,08% và 80,1%. Từ các kết quả nhận định trên ta có thể kết luận rằng tỷ lệ thụ tinh và tỉ lệ nở của cá tra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác: môi trường, thao tác thực hiện. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 28 Nghiệm thức 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 5000UI 5500UI 6000UI Biểu đồ 4.7: So sánh tỉ lệ nở khi dùng HCG (Việt Nam) với HCG (Trung Quốc) Tỉ lệ nở (%) HCG (Việt Nam) HCG (Trung Quốc) 4.3 Thụ tinh nhân tạo và ấp trứng 4.3.1 Thụ tinh nhân tạo Với nhiệt độ khoảng từ 28,8 – 30,2oC, thời gian hiệu ứng thuốc sau khi chích liều quuyết định từ 8 – 12h thì trứng sẽ chín và rụng. Khi trứng chín và rụng hoàn toàn thì ta tiến hành vuốt trứng. Sau khi vuốt trứng ta tiến hành vuốt tinh của cá đực trực tiếp vào trứng và dùng lông gà để quậy đều để trứng được tiếp xúc hết với tinh dịch. Sau đó tiến hành khử dính bằng cách cho nước muối sinh lý và urea (4g muối + 3g urea + 1lit nước) để khử dính sơ bộ và nâng cao tỉ lệ thụ tinh. Kết thúc quá trình khử dính bằng việc cho dung dịch tanin 0.5 %o. Sau khi trứng đã đuợc khử dính hoàn toàn ta đưa trứng vào hệ thống bình Jar để ấp. Hình 4.6: Vuốt trứng cá Tra Hình 4.7: Vuốt tinh cá Tra PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 29 4.3.2 Quá trình ấp trứng Hình 4.8: Hệ thống ấp bình Jar Sau khi được đưa vào ấp, đường kính trứng sẽ tăng lên do sự trương nước (Từ 1,5 – 1,6mm). Theo Zotin (1961) cho rằng noãn bào có các không bào chứa chất đặc biệt mang bản chất glucid, sau khi thụ tinh các chất này tiết ra dưới lớp vỏ thúc đẩy sự hút nước làm cho trứng trương lên (trích từ Phạm Văn Khánh, 1996). Sự tăng kích thức sau khi thụ tinh theo nhiều tác giả là có lợi vì đã mở rộng khoảng không gian sinh tồn cho phôi phát triển, cho phép nó quay một cách tự do, tăng cường sự xáo trộn chất dịch quanh noãn hoàng và cải thiện điều kiện trao đổi khí trong quá trình phát triển phôi. Trong quá trình ấp trứng thì các yếu tố như nhiệt độ, Oxy, hàm lượng NH4/NH3 có ảnh hưởng đến quá trình phát triển phôi. Qua bảng 4.5 ta thấy nhiệt độ thích hợp trong quá trình ấp trứng từ 28,8 - 30,2oC và thời gian phát triển của phôi là từ 18 – 20h. Tuy nhiên nếu nhiệt độ cao thì thời gian nở của trứng sẽ được rút ngắn, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống của cá bột thấp và tỉ lệ dị hình sẽ cao. Còn nhiệt độ thấp hơn 28oC thì thời gian nở kéo dài khoảng 4h, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao nhưng nhiệt độ thấp hơn 24oC thì phôi sẽ ngừng phát triển và chết (Nguyễn Chung, 2007). Hàm lượng Oxy 4,1 – 4,5mg/l thì đảm bảo cho phôi phát triển, nếu Oxy quá thấp (thấp hơn 2mg/l) thì đa số phôi sẽ chết, tỉ lệ nở thấp, tỉ lệ dị hình cao (Phạm Văn Khánh, 1996). Trong quá trình ấp thì lượng NH4 /NH3 sẽ tăng lên dần từ 0,5 – 0,67mg/l do quá trình phân huỷ của vỏ trứng tạo ra, nếu hàm lượng này cao hơn 1mg/l sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển phôi. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 30 Bảng 4.5: Các chỉ tiêu môi trường trong quá trình ấp trứng Chỉ tiêu Sáng Chiều Nhiệt độ (oC) 28,8±0,25 30,2±0,22 Oxy (mg/l) 4,5±0,14 4,1±0,21 NH4/NH3 (mg/l) 0,5±0,03 0,67±0,06 Bảng 4.6: Theo dõi phát triển phôi cá tra Hình Thời gian Nhiệt độ Hình dạng phôi 4.9.1 0 phút 30oC Trứng thụ tinh 4.9.2 10 phút 30oC Thành lập đĩa mầm 4.9.3 35 phút 30oC 2 tế bào 4.9.4 40 phút 30oC 4 tế bào 4.9.5 43 phút 30oC 8 tế bào 4.9.6 48 phút 29,5oC 16 tế bào 4.9.7 53 phút 29,5oC 32 tế bào 4.9.8 1h 10 phút 29,5oC Nhiều tế bào 4.9.9 3h 35 phút 29,5oC Phôi nang cao 4.9.10 4h 40 phút 29,5oC Phôi nang thấp 4.9.11 5h 5 phút 29,5oC Đầu phôi vị 4.9.12 6h 50 phút 29oC Cuối phôi vị 4.9.13 11h 55 phút 29oC Hình thành đốt sống 4.9.14 16h 5 phút 29oC Phôi cử động 4.9.15 19h 25 phút 29oC Cá nở PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 31 Hình 4.9.1 – 4.9.15: Quá trình phát triển phôi cá tra Hình 4.9.1 Hình 4.9.2 Hình 4.9.3 Hình 4.9.1 Hình 4.9.2 Hình 4.9.3 Hình 4.9.4 5 6 Hình 4.9.7 Hình 4.9.8 Hình 4.9.9 Hình 4.9.10 Hình 4.9.11 Hình 4.9.12 Hình 4.9.13 Hình 4.9.14 Hình 4.9.15 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 32 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận - Sức sinh sản của cá Tra dao động (37.927 – 189.635 hạt/kg cá cái). - Khi dùng kích dục tố HCG (Trung Quốc) hay HCG (Việt Nam) kích thích sự sinh sản của cá Tra thì liều lượng từ 5500UI – 6000UI cho hiệu quả cao nhất. -Đối với cá Tra thì dùng kích dục tố HCG (Trung Quốc) kích thích sinh sản sẽ có hiệu quả và ổn định hơn HCG (Việt Nam). 5.2 Đề Xuất - Cần có nhiều thời gian và cá bố mẹ để tiến hành thí nghiệm. - Cần có những thí nghiệm kích thích sinh sản cá Tra khi khi dùng kết hợp giữa HCG (Việt Nam) và HCG (Trung Quốc). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dương Nhựt Long, 2003. Kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt.198 trang. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 2. Nguyễn Văn Thường, Lê Anh Kha, Hà Phước Hùng và Dương Trí Dũng, 1999. Đặc điểm phân loại và phân loại của họ cá Pangasiidea ở lưu vực sông MeKong, Việt Nam. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học. ĐHCT, trang 161-166. 3. Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 238 trang. 4. Nguyễn Văn Trọng và Nguyễn Văn Hảo. 1994. Đặc điểm sinh trưởng của số loài cá Trơn nước ngọt ở Campuchia. 48 trang. 5. Nguyễn Hoàng Thanh, 2005. Thử nghiệm vỗ nuôi thành thục cá kết (Kryptopterus bleekeri gunther) trong ao đất bằng thức ăn khác nhau ở Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại Học – Đại Học Cần Thơ. 6. Nguyễn Thanh Phương, 2000. Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học. Khoa nông nghiệp, Trường Đại Học Cần Thơ. 53 trang. 7. Nguyễn Văn Kiểm, 2004. Kỹ thuật sản xuất cá giống. 189 trang. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 8. Nguyễn Chung, 2007. Kỹ thuật sinh sản và nuôi cá Tra. Nhà xuất bản nông nghiệp, 142 trang. 9. Phạm Văn Khánh, 2005. Kỹ thuật nuôi cá Hú trong bè. Nhà xuất bản nông nghiệp, 33 trang. 10. Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004. Giá trình phương pháp nghiên cứu sinh học cá. Khoa Thủy Sản – ĐHCT. 120 trang. 11.Trần Thị hạnh Dung, 2006. kỹ thuật sản xuất giống cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. 12. Trương Tấn Toàn. 1985. Nghiên cứu biện pháp sinh sản nhân tạo cá tra (Pangasius mieronemus). Luận văn tốt nghiệp Đại Học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 34 13. Trương Hoàng Vũ, 2008. Tiếp tục nghiên cứu sản xuất cá lóc Bông (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Đại Học Cần Thơ. Các trang web: 1. Sản xuất giống cá tra, cá basa chất lượng cao – Hướng đi mới của ngành thủy sản Đồng Bằng Sông Cửu Long, (Anh Thi. 8/1/2008). 2. www.anova.com, Báo động chất lượng giống cá tra, (Lâm Thái Hòa. 22/5/2008). PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 35 PHỤ LỤC Phụ lục 1: KẾT QUẢ KÍCH THÍCH SINH SẢN CÁ TRA BẰNG HCG (TRUNG QUỐC) VÀ HCG (VIỆT NAM) Bảng 1: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 5000UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sản KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 4,1 500UI 500UI 1500UI 2500UI 10h 25 116636 290 70 55 2 10 11h30 46172 280 75 60 3 7 13h 67461 370 80 75 4 10 12h20 37927 230 83 76,5 5 8.5 12h40 40740 210 76 72 Bảng 2: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 5500UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sảnn KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 4,6 500UI 500UI 1500UI 3000UI 9h30 161315 450 85 76,6 2 7 10h45 108362 460 88,6 85 3 7,5 11h20 140714 640 87,6 78,8 4 5,6 10h30 64782 220 75,5 80,3 5 4,9 11h40 134128 400 84,4 87,5 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 36 Bảng 3: Sinh sản bằng HCG (Việt Nam) với tổng liều là 6000UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sản KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 4,1 500UI 500UI 1500UI 3500UI 10h35 160878 400 86 89,5 2 6 11h30 151158 550 76,8 80,2 3 7,5 9h10 127522 580 68,7 72,5 4 6,5 9h40 139789 545 87,6 90 5 7,5 9h20 131920 600 82,7 85 Bảng 4: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 5000UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sản KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 6 500UI 500UI 1500UI 2500UI 10h20 63212 230 60,5 77,6 2 5 11h10 82450 250 67 82,4 3 4,5 12h30 95275 270 66,7 98,2 4 5,2 12h15 98305 310 72,5 70 5 4,7 11h15 80695 230 70 73,4 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 37 Bảng 5: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 5500UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sản KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 4,3 500UI 500UI 1500UI 3000UI 9h30 179896 469 71,5 80,4 2 4,5 10h10 178824 488 76,8 83,5 3 4 9h15 189635 460 80,2 70,5 4 4,2 10h5 83861 213 67,7 85 5 7 10h15 131684 559 66,2 81 Bảng 6: Sinh sản bằng HCG (Trung Quốc) với tổng liều là 6000UI. Số TT cá thể Khối lượng (kg) Quá trình tiêm thuốc Thời gian HƯ Sức sinh sản KL trứng (g) Tỉ lệ TT (%) Tỉ lệ nở (%) liều 1 liều 2 sơ bộ QĐ 1 5,5 500UI 500UI 1500UI 3500UI 8h30 162201 541 70 75,5 2 4,5 9h30 172961 472 82,5 80 3 5,7 9h5 185180 670 74,6 82 4 6,5 8h40 170988 674 90 88 5 5,4 8h50 140081 462 87,6 75 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 38 Phụ lục 2: KÍCH THƯỚC TRỨNG CÁ TRA QUA CÁC LẦN TIÊM THUỐC Bảng 7: Kích thước trứng cá tra trong quá trình dùng kích dục tố HCG Số lượng trứng Kích thước trứng Trước khi tiêm (mm) Dẫn 1 (mm) Dẫn2 (mm) Sơ bộ (mm) Quyết định (mm) Vuốt trứng (mm) 1 0,67 0,75 0,88 0,93 0,97 1,02 2 0,65 0,74 0,87 0,92 0,97 1,02 3 0,66 0,72 0,88 0,91 0.98 1,02 4 0,62 0,76 0,86 0,91 0,98 1,02 5 0,64 0,77 0,85 0.93 0,99 1,02 6 0,64 0,72 0,89 0,93 0,97 1,01 7 0,65 0,73 0,87 0,93 0,96 1,02 8 0,63 0,74 0,86 0,92 0,98 101 9 0,67 0,74 0,85 0,93 0,98 1,02 10 0,64 0,75 0,85 0,93 0,98 1,01 11 0,65 0,75 0,87 0,92 0,98 1,02 12 0,64 0,75 0,88 0,92 0,98 1,03 13 0,63 0,74 0,88 0,92 0,97 1,01 14 0,61 0,76 0,88 0,92 0,97 1,02 15 0,67 0,76 0,86 0,93 0,96 1,02 16 0,68 0,73 0,87 0,93 0,99 1,01 17 0,64 0,74 0,87 0,91 0,99 1,01 18 0,66 0,75 0,87 0,92 0,98 1,02 19 0,62 0,74 0,86 0,92 0,97 1,01 20 0,63 0,75 0,87 0,92 0,98 1,03 21 0,65 0,76 0,88 0,93 0,96 1,00 22 0,65 0,75 0,85 0,91 0,97 1,01 23 0,66 0,75 0,86 0,93 0,97 1,02 24 0,64 0,77 0,87 0,93 0,97 1,01 25 0,67 0,75 0,85 0,93 0,96 1,01 26 0,66 0,76 0,88 0,92 0,98 1,01 27 0,68 0,75 0,86 0,92 0,96 1,03 28 0,67 0,75 0,87 0,91 0,98 1,00 29 0,65 0,74 0,88 0,94 0,98 1,01 30 0,65 0,74 0,86 0,94 0,98 1,02 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 39 Phụ luc 3: CÁC CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH ẤP TRỨNG Bảng 8: Các chỉ tiêu môi trường qua các lần do Số lần đo Sáng Chiều Nhiệt độ (0C) Oxy (mg/l) NH4/NH3 (mg/l) Nhiệt độ (0C) Oxy (mg/l) NH4/NH3 (mg/l) 1 28,3 4,6 0,4 30,5 4 0,6 2 28,5 4,5 0,5 30,5 4,2 0,7 3 28,3 4,5 0,5 30.5 4 0,6 4 28,6 4,5 0,5 30.5 4,2 0,6 5 28,7 4,5 0,5 30 4,5 0,6 6 28,6 4,5 0,4 30,4 4 0,7 7 28,8 4,5 0,5 30,2 4 0,7 8 29 4,3 0,5 30,5 4 0,7 9 28,8 4,2 0,5 30,5 4 0,7 10 29 4,3 0,5 30 4 0,7 11 29 4,3 0,5 30 4 0,7 12 29 4,6 0,5 30 4,2 0,7 13 29 4,2 0,5 30 4,3 0,7 14 29 4,5 0,5 30 4 0,6 15 29 4,6 0,5 30 4 0,6 16 29 4,5 0,6 30 4 0,7 17 28,6 4,3 0,5 30,5 4,2 0,7 18 29 4,6 0,5 30 4,5 0,8 19 28,8 4,8 0,5 30,2 4 0,7 20 29 4,6 0,5 30,2 4 0,7 21 29 4,5 0,5 30,2 4 0,6 22 28,5 4,5 0,5 30 4 0,6 23 28,8 4,3 0,5 30 4 0,6 24 29 4,3 0,5 30 4 0,6 25 29 4,3 0,5 30 4 0,7 26 29 4,5 0,5 30 4 0,7 27 28,8 4,5 0,5 30 4 0,7 28 29 4,5 0,5 30 4 0,6 29 28,5 4,3 0,5 30 4 0,6 30 29 4,3 0,5 30 4 0,6 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 40 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_pt_hien_1603.pdf
Luận văn liên quan