Kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng

LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp chuyên ngành NTTS, em đã được tiếp xúc và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất giống nhân tạo. Em đã được trực tiếp thực hiện các thao tác kỹ thuật trong quá trình ương giống cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống. Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô, các anh và các bạn ở trại thực nghiệm. Trước tiên cho em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường ĐH Nha Trang, Ban Chủ nhiệm Khoa NTTS đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ tận tình của thầy cô trong khoa NTTS, đặc biệt là thầy Th.S Nguyễn Địch Thanh, thầy Th.S Ngô Văn Mạnh và kỹ sư Đoàn Xuân Nam đã định hướng và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Nhưng do kiến thức có hạn, nên báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để em có thể tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân để sau khi ra trường có trình độ tay nghề cao hơn. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong suốt khóa học vừa qua. Nha Trang, tháng 6 năm 2010 Sinh viên thực tập Trần Thị Hà MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠNi MỤC LỤCii DANH MỤC VIẾT TẮT. iv DANH MỤC BẢNGv DANH MỤC HÌNHvi LỜI MỞ ĐẦU1 PHẦN I. TỔNG QUAN3 1.1Tình hình nuôi cá biển trên thế giới.3 1.1.1 Khu vực Tây Bắc Âu.3 1.1.2 Khu vực Địa Trung Hải.3 1.1.3 Khu vực Nam Mỹ.4 1.1.4 Khu vực Đông Á và Đông Nam Á.5 1.2Tầm quan trọng và tình hình nghiên cứu nghề nuôi cá biển ở Việt Nam.6 1.3Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sản xuất giống cá chim vây vàng.7 1.3.1 Hệ thống phân loại.7 1.3.2Đặc điểm hình thái.7 1.3.3 Đặc điểm phân bố.8 1.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng.9 1.3.5 Đặc điểm sinh trưởng.10 1.3.6 Đặc điểm sinh sản.10 1.3.7 Ấu trùng.11 1.4Tình hình nghiên cứu sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam.11 1.4.1 Thế giới.11 1.4.2 Việt Nam.12 PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU14 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu.14 2.2. Phương pháp nghiên cứu.14 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu.14 2.2.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn cá hương lên cá giống.14 2.2.3Phương pháp xử lý số liệu.16 PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN20 3.1 Hệ thống công trình.20 3.1.1 Bể nuôi.20 3.1.2Hệ thống cấp thoát nước.22 3.2Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống. 22 3.2.1Chuẩn bị bể ương.22 3.2.2 Thả giống và mật độ ương 23 3.2.3Thức ăn và kỹ thuật cho ăn.23 3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801).29 3.3.1 Vệ sinh và bố trí thí nghiệm.29 3.3.2 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn.29 3.3.3 Quản lý yếu tố môi trường.30 3.3.4 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống 31 3.3.4.1 Tốc độ tăng trưởng.31 3.3.4.2 Hệ số phân đàn và tỷ lệ sống.34 3.4 Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh.36 3.5 Thu hoạch.37 PHẦN IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN39 A.Kết luận.39 B.Đề xuất ý kiến.40 TÀI LIỆU THAM KHẢO41 PHỤ LỤC

doc61 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
62,5 %. Đã ứng dụng thành công quy trình công nghệ trong điều kiện Việt Nam và sản xuất được 104.480 con giống cỡ 4 – 6 cm. Vì vậy chủ động được kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương, cá hương lên giống trong bể xi măng, trong ao đất. Kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thâm canh cá chim vây vàng tại trại Thực nghiệm NTTS - Quảng Ninh. Năm 2008 Trường CĐ Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện đề tài nghiên cứu quy trình công nghệ nuôi thâm canh cá chim vây vàng trong ao bằng thức ăn công nghiệp. Cá chim được nuôi trong ao với hai mật độ 1,5 và 2,5 con/m2 bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng Protein 43 % và Lipid 10 %. Cá giống có khối lượng trung bình 21,1 ± 1,7 g và chiều dài 9,8 ± 2,1 cm. Ao nuôi có độ mặn 18 ppt, pH = 7,6 ; oxy hòa tan là 4,7 mgO2/L, nhiệt độ nước là 28 – 30 0C. Sau 12 tháng nuôi ở NT1 (1,5 con/m2) chiều dài cá đạt 32,63 ± 0,12 cm; khối lượng đạt 621,23 ± 2,55 g và NT2 (2,5 con/m2) cá có chiều dài trung bình đạt 29,24 ± 0,142 cm và khối lượng đạt 593,37 ± 2,6 g. Kết quả ban đầu cho thấy không có sự khác biệt về sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa 2 mật độ nuôi (P ≥ 0,05). Cá chim vây vàng phàm ăn, sống thành bầy đàn trong ao, sinh trưởng nhanh, ít bị bệnh và tỷ lệ sống cao [1]. Hội đồng Khoa Học và Công Nghệ Khánh Hòa đã thông qua đề cương đề tài “Thử nghiệm sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa” do PGS.TS Lại Văn Hùng (Trường ĐH Nha Trang) làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài thực hiện trong 24 tháng (2009 - 2011). Trường CĐ Thủy sản Bắc Ninh đã thực hiện dự án “Nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng” nhưng số lượng con giống sản xuất ra còn ít, không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Mặt khác công nghệ sản xuất giống này còn khó kiểm soát dịch bệnh, môi trường nuôi nên tỷ lệ sống của cá ương cũng sẽ không ổn định và khó áp dụng vào các trại sản xuất giống hải sản mà không có hệ thống ao nuôi thức ăn tươi và ương cá giống [12]. Khánh Hòa có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sản xuất và phát triển nghề nuôi cá chim vây vàng. Hiện nay nguồn giống cá chim vây vàng ở tỉnh Khánh Hòa phải nhập từ Trung Quốc và Đài Loan nên giá cả đắt và không ổn định, tỷ lệ sống trong quá trình ương nuôi thấp do ảnh hưởng của quá trình vận chuyển và không thích ứng được với môi trường mới. Trên cơ sở sử dụng những biện pháp kỹ thuật tổng hợp, đề tài sẽ tiếp cận, kế thừa và phát triển các kết quả nghiên cứu về sinh học, kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng trên thế giới và Việt Nam để nghiên cứu đề xuất 2 quy trình: Quy trình sản xuất nhân tạo giống cá chim vây vàng, quy trình ương nuôi cá giống (đạt kích thước 4 - 5 cm) phù hợp với điều kiện của Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu thành công của đề tài sẽ giúp cho Khánh Hòa chủ động cung cấp giống cá chim vây vàng cho người nuôi ở Khánh Hòa và các tỉnh lân cận. Tóm lại cá chim vây vàng là loài mới được nghiên cứu ở Việt Nam có nhiều ưu điểm như: rất háu ăn, tốc độ tăng trưởng nhanh, cá sống trong điều kiện rộng muối (3 - 33 ppt), giá thương mại cao, thị trường xuất khẩu rộng…Do đó cá chim vây vàng được đánh giá là đối tượng có tiềm năng lớn trong phát triển nuôi thương phẩm ở vùng nước lợ, mặn, đặc biệt như vùng biển nhiệt đới nước ta. PHẦN II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu: Từ 1/3/2010 – 12/6/2010. Địa điểm nghiên cứu: Trại sản xuất Hải sản – Vĩnh Hòa – Nha Trang. Đối tượng nghiên cứu: Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). 2.2. Phương pháp nghiên cứu. 2.2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu. Thả giống và mật độ ương Nội dung nghiên cứu Tìm hiểu hệ thống bể ương và vệ sinh bể Các biện pháp kỹ thuật quản lý và chăm sóc Theo dõi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống và thu hoạch Kết luận và đề xuất ý kiến Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.2.2. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) giai đoạn từ cá hương lên cá giống. Thời gian thí nghiệm: 4 tuần. Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3 Ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD Ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp Ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa cá tạp Đánh giá và kết luận Ảnh hưởng của loại thức ăn lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của các loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống. Cá chim vây vàng được ương trong bể xi măng hình vuông có thể tích 4,5 m3. Khi cá ương được 35 ngày tuổi thì tiến hành phân cỡ để lọc những con cá to đem ương riêng, số cá nhỏ thì nuôi một bể khác. Thí nghiệm: Khi cá được 35 ngày tuổi tiến hành bố trí thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp, ương trong xô nhựa có thể tích 15 L nước, mật độ 2 con/L. Chế độ chăm sóc và quản lý ở các nghiệm thức là như nhau. Định kỳ 7 ngày xác định tốc độ tăng trưởng 1 lần. + Nghiệm thức 1: Cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD, ngày cho ăn 4 lần/ngày (7h, 11h, 14h, 17h), tỷ lệ cho ăn là 10 % khối lượng thân. + Nghiệm thức 2: Cho ăn hoàn toàn cá tạp băm nhỏ, ngày cho ăn 3 lần/ngày (7h, 11h, 15h), tỷ lệ cho ăn là 50 - 60 % khối lượng thân. + Nghiệm thức 3: Cho ăn nửa thức ăn tổng hợp NRD, nửa thức ăn cá tạp băm nhỏ, cho ăn 4 lần/ngày ( 7h,11h,14h, 17h). Phương pháp thu thập số liệu. Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ sách báo, tài liệu tham khảo, các báo cáo khoa học… Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ việc đo môi trường hàng ngày cũng như theo dõi, đo trọng lượng chiều dài của cá định kỳ 5 - 7 ngày/lần. Xác định yếu tố môi trường: 2 lần/ngày vào 7h và 14h, đo bằng dụng cụ chuyên dùng (nhiệt kế thủy ngân, test pH, test độ kiềm, tỷ trọng kế…). Nhiệt độ nước đo bằng nhiệt kế thủy ngân, chính xác đến 1 0C. Oxy hòa tan đo bằng máy hiệu Oxy Guard Handy Gamma, chính xác đến 0,01. Độ kiềm đo bằng test độ kiềm, chính xác đến 17 mgCaCO3/L. Độ mặn của nước đo bằng tỷ trọng kế, chính xác đến 1 ppt. pH được đo bằng test pH, chính xác đến 0,3. Xác định một số chỉ tiêu nuôi cá. Cân khối lượng cơ thể cá bằng cân điện tử, chính xác đến 0,01 g. Đo chiều dài cơ thể cá bằng giấy kẻ ô ly kỹ thuật, chính xác đến 1 mm. Cân thức ăn bằng cân đồng hồ, chính xác đến 2 g.. Phương pháp xử lý số liệu. Tỷ lệ cho ăn (K): K = (%) W1: Khối lượng thức ăn cho đàn cá sử dụng trong một ngày. W2: Tổng khối lượng thân đàn cá. - Tính hệ số thức ăn (FCR): FCR = Wt: Tổng lượng thức ăn cá sử dụng Wca1: Tổng khối lượng cá ban đầu Wca2: Tổng khối lượng cá kết thúc đợt ương Tỷ lệ sống (TLS): TLS = (%) M1: Số lượng cá sau (con). M2: Số lượng cá ban đầu (con). Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về chiều dài của cá (DLG): DLG = (mm/ngày) L1: Chiều dài cá (cm) kiểm tra lần trước tại thời điểm t1. L2: Chiều dài cá (cm) kiểm tra lần sau tại thời điểm t2. - Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối trung bình ngày về khối lượng của cá (DWG): DWG = (g/ngày) W1: Khối lượng cá trung bình (g) lần kiểm tra trước tại thời điểm t1. W2: Khối lượng cá trung bình (g) lần kiểm tra sau tại thời điểm t2. Tốc độ sinh trưởng tương đối của chiều dài cá tính theo ngày (SGRL): SGRL = (%/ngày) L1: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1. L2: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm ta tại thời điểm t2. Tốc độ sinh trưởng tương đối của khối lượng cá tính theo ngày (SGRW): SGRW = (%/ngày) W1: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1. W2: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2. Tốc độ tăng trưởng tương đối % theo chiều dài cá (LL): LL = (%) L1: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1. L2: Chiều dài trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2. Tốc độ tăng trưởng tương đối % theo khối lượng cá (WW): WW = (%) W1:Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t1. W2: Khối lượng trung bình cá của lần kiểm tra tại thời điểm t2. Số liệu được xử lý dựa vào phương pháp thống kê sinh học, phần mềm Excel. Giá trị trung bình của dãy số liệu: AVERAGE (Range). Độ lệch chuẩn: STDEV ( Range). Phương sai mẫu: VAR (Range). Sai số chuẩn: SE = S = Hệ số phân đàn (CV). CV = x 100 (%) Trong đó: n: số mẫu S: Độ lệch chuẩn. : Giá trị trung bình Các thông số sau khi thu thập được tổng hợp trên phần mềm Excel, sau đó sử dụng hàm phân tích phương sai một nhân tố (one way ANOVA) và Durcan test trên phần mềm SPSS 15.0 để kiểm định sự sai khác có ý nghĩa thống kê (với p < 0,05) của các chỉ tiêu giữa các nghiệm thức trong thí nghiệm. PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Hệ thống công trình. 3.1.1 Bể nuôi. - Bể ương nuôi cá giống: Gồm 20 bể, có dạng hình vuông (chiều dài cạnh bể là 2 m, chiều cao thành bể là 1,2 m). Các bể này được đặt trong nhà và có mái che, với hệ thống cấp nước, sục khí cũng như hệ thống thoát nước đầy đủ - Sau đây là mặt cắt của bể ương giống cá chim vây vàng. 2 m 1,2m Lù thải nước F=0,05m 0,1m Hình 3.1: Mặt cắt bể xi măng ương cá giống Hình 3.2: Khu nuôi sinh khối tảo Hình 3.3: Bể ương cá giống Hình 3.4: Sơ đồ bố trí xô thí nghiệm Hình 3.5: Thức ăn cá tạp Hệ thống cấp thoát nước. Hệ thống cống hợp lý, dễ vận hành tạo điều kiện thuận lợi cho việc thay nước cũng như cấp nước trong quá trình nuôi. Mỗi bể ương có một lù đáy xả cạn để xả nước. Nguồn nước: Nước được bơm trực tiếp từ biển (dựa vào thủy triều) lên các bể lắng có thể tích 12 m3 được đặt trong nhà. Để khoảng 2 - 3 ngày cho chất bẩn lắng rồi dùng máy bơm chìm bơm nước đến các bể ương. Nước cấp vào bể ương được lọc qua túi siêu lọc. Do nước ở trại dùng để ương giống cá không yêu cầu cao như ương giống tôm nên không cần dùng hóa chất để xử lý. Chỉ có nước dùng để nuôi sinh khối tảo thì yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Nước được bơm trực tiếp từ biển lên bể lắng đặt ở ngoài trời (xử lý bằng chlorine A với nồng độ 150 – 200 ppm), phơi nắng rồi dùng thuốc thử để kiểm tra dư lượng Chlorine trước khi bơm nước vào bể chứa trong nhà (thể tích bể 4,5 m3, phủ bạt). Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống Chuẩn bị bể ương. Vệ sinh bể: Sau khi thu hoạch các bể ương và dụng cụ được vệ sinh theo trình tự như sau: + Tháo dây sục khí đem rửa sạch bằng xà phòng, phơi khô. Đá bọt ngâm Chlorine A (nồng độ 200 ppm) khoảng 1 - 2 ngày, rửa lại bằng nước ngọt rồi phơi nắng. + Bể được xả cạn nước, dùng bàn chải và xà phòng chà sạch thành bể, đáy bể rửa lại bằng nước ngọt, tạt chlorine A để khoảng 1 - 2 ngày và rửa lại bằng nước ngọt. + Sau đó cấp nước vào bể ương (mực nước khoảng 1 m, cách thành bể 15 - 20 cm), bố trí mỗi bể 5 sục khí. Một số yếu tố môi trường trong bể ương trước khi thả giống. Độ mặn: 33 ppt pH: 8,2 Độ kiềm: 119 mgCaCO3/L Oxy hòa tan: 7 mgO2/L 3.2.2 Thả giống và mật độ ương. Các tiêu chuẩn chọn giống: Kích cỡ đồng đều, bơi lội và phản xạ linh hoạt. Không bị tổn thương và dị tật, màu sắc tự nhiên, sức khỏe tốt. Kích thước cá từ 1,8 - 2,5 cm. Mật độ ương giống: 1 - 1,5 con/L. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. Thức ăn. Thức ăn dùng trong ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng từ 35 - 60 ngày tuổi là thức ăn tổng hợp NRD dạng bột viên của INVE. Từ ngày thứ 19 bắt đầu tập cho ăn thức ăn tổng hợp NRD 3/5 (kích thước hạt 300 – 500 µm) kết hợp với Nauplius của Artemia và quan sát hoạt động bắt mồi của cá. Đến khi cá ương được 27 ngày tuổi cho ăn thức ăn NRD 4/6 (kích thước hạt 400 – 600 µm). Ngày thứ 30 trở đi cho cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn tổng hợp. Sau 40 ngày tuổi cho cá ăn xen kẽ với thức ăn tôm (thành phần Protein < 42 %, kích thước hạt 500 – 800 µm) kết hợp với thức ăn NRD 5/8. Ngày thứ 45 - 60 cho ăn thức ăn viên có kích thước hạt 800 – 1200 µm. + Thức ăn tổng hợp NRD là sản phẩm của INVE có thành phần nguyên liệu: Đạm động vật biển, bột ngũ cốc, đạm thực vật, dầu cá, tảo, men, chất chống oxy hóa. Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu chất lượng thức ăn NRD Thành phần % Protein >55 Lipid >8 Chất xơ <1,9 Độ ẩm <8 Kỹ thuật cho ăn. - Khẩu phần thức ăn: Từ khi cá được 30 ngày tuổi cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp, lượng thức ăn được tăng dần theo ngày. Khẩu phần thức ăn theo nhu cầu của cá và được điều chỉnh theo trọng lượng của cá. Cho cá ăn từ từ đến khi cá không ăn nữa thì dừng (thời gian cho cá ăn kéo dài khoảng 30 phút). Trong khi cho cá ăn phải theo dõi hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, hạn chế dư thừa. - Số lần cho ăn: Ngày cho ăn 4 lần (7h, 11h, 14h, 17h). - Cách cho ăn: Thời gian đầu tập cho cá ăn bằng cách dùng ca gõ vào thành bể gây tiếng động nhẹ để tạo phản xạ có điều kiện cho cá. Sau vài lần cá quen dần, mỗi bữa cho ăn dùng ca gõ nhẹ cá bơi lên ăn, lúc này tiếng gõ trở thành tín hiệu bắt mồi thậm chí có thể làm cho cá tiết dịch tiêu hóa để chuẩn bị ăn [5]. Trước khi cho ăn ta nên vặn nhỏ sục khí gần chỗ cho ăn để thức ăn không bị trôi đi, cho ăn cố định ở một góc bể. Cho ăn từ từ ít một tránh lượng thức ăn dư thừa chìm xuống đáy gây ô nhiễm môi trường tạo khí độc (H2S, NH3) và gây lãng phí. Dùng tay rải đều thức ăn, càng về cuối lượng cho ăn càng giảm. Bảng 3.2: Tỷ lệ cho ăn thức ăn tổng hợp của cá ương trong bể xi măng. Ngày ương WTB (g/con) Lượng thức ăn sử dụng (kg/vạn/ngày) Tỷ lệ cho ăn (%) 35 35-40 40-45 45-50 50-55 55-60 0,3 0,6-0,65 1-1,1 1,3 1,5 2,1 0,3-0,4 0,4-0,6 0,8-1 1,1-1,2 1,2-1,3 1,4-1,6 13 12 11 10 8 8 Qua bảng 3.2 cho thấy tỷ lệ thức ăn tổng hợp cho cá ăn (%) sử dụng so với khối lượng thân giảm khi cá có kích thước tăng dần (đây là quy luật của sinh vật), tuy nhiên lượng thức ăn cá sử dụng thì tăng. Ở 2 đợt có chế độ chăm sóc và quản lý như nhau nên không có sự sai khác về tỷ lệ cho ăn và lượng thức ăn cá sử dụng giữa 2 đợt ương. 3.2.4 Quản lý và chăm sóc. 3.2.4.1 Quản lý môi trường. Các yếu tố môi trường trong bể ương được điều chỉnh nằm trong ngưỡng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển tốt. Việc kiểm tra các yếu tố môi trường bể ương có vai trò rất quan trọng vì nó có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá, nếu môi trường biến động lớn, cá có thể chết hoặc chậm lớn. Sau đây là bảng các yếu tố môi trường trong bể ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn từ cá hương lên cá giống ở hai đợt ương. Bảng 3.3: Một số yếu tố môi trường trong bể ương cá chim vây vàng Ngày ương Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mgO2/L) Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Đợt I 35 - 45 25 – 26 25,4± 0,52 26 – 27 26,3±0,48 7,5 - 8 7,4 – 7,8 5 – 5,9 5,46±0,28 5,2 – 5,8 5,52±0,19 45 - 55 25 – 27 25,9±0,74 26 – 28 26,9±0,74 7,5 – 7,9 7,4 – 7,8 5,1 – 6 5,55±0,27 5,2 – 5,8 5,52±0,2 55 - 60 25 – 27 26±1 26 – 28 26,75±0,96 7,6 – 8,2 7,5 - 8 5,5 – 6 5,62±0,28 5,4 – 5,9 5,6±0,22 Đợt II 35 - 45 28 – 29 28,2±0,42 28 – 30 29±0,66 7,5 – 8,2 7,4 – 7,9 5 – 6 5,43±0,29 4,7 – 5,8 5,22±0,33 45 - 55 28 – 29 28,7±0,48 30 – 31 29,7±0,48 7,6 - 8 7,5 – 7,9 5,2 – 6,8 5,63±0,55 5,1 – 7 5,69±0,57 55 - 60 29 – 30 29,67±0,58 30 – 31 30,67±0,58 7,8 7,7 – 7,9 6,1 – 6,4 6,27±0,15 6,2 – 6,5 6,33±0,15 (Ghi chú: Giá trị trong bảng là giá trị nhỏ nhất - giá trị lớn nhất/giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn ). Qua bảng số liệu ở trên cho thấy các yếu tố môi trường trong bể ương đều nằm trong ngưỡng thích hợp để cá chim vây vàng sinh trưởng và phát triển. Bể ương giống cá chim vây vàng được xây trong nhà nên nhiệt độ ổn định từ 27 – 31 0C (trừ một số ngày ở đợt I nhiệt độ xuống thấp là 25 0C do mưa nhiều, sau đó nhiệt độ ổn định 26 -29 0C; đợt II ít mưa nên nhiệt độ cao hơn đợt I và nhiệt độ 28 – 31 0C). pH ổn định từ 7,4 - 8,2 (do siphon đáy bể và thay nước được tiến hành hàng ngày). Sục khí liên tục (24/24h), trường hợp mất điện có sử dụng máy phát, sử dụng định kỳ chế phẩm sinh học Mazzal (nồng độ 0,1 – 0,5 ppm) vào buổi chiều tối, nên hàm lượng oxy hòa tan trong bể ổn định từ 4,7 - 6,8 mgO2/L, đảm bảo cho quá trình hô hấp của cá. Độ mặn trong bể ương ổn định từ 32 – 34 ppt, ít có sự biến động. 3.2.4.2 Chế độ sục khí, siphon và thay nước. - Sục khí: Mỗi bể ương được bố trí 5 dây sục khí , chế độ sục khí mạnh (24/24h), để cung cấp đủ O2 cho cá khi ương. - Siphon: Trong quá trình ương giống cá chim vây vàng, việc siphon đáy bể được tiến hành hàng ngày (1 - 2 lần/ngày). Bởi vì trong giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống, việc duy trì đáy bể sạch là rất quan trọng. Khi siphon nên tắt sục khí hoặc vặn nhỏ sục khí để chất thải và thức ăn dư chìm xuống đáy bể, rồi dùng ống siphon hút nhẹ nhàng di chuyển từ từ ở đáy bể để hút hết chất bẩn ra ngoài. Sau đó vặn sục khí mạnh trở lại. Khi siphon ta kết hợp vệ sinh thành bể, dây sục khí (1 lần/ngày). Rửa đá bọt (2 - 3 ngày/lần) để tránh chất bẩn bám vào đá bọt làm sục khí yếu. - Thay nước: Được tiến hành hàng ngày (1 – 2 lần/ngày), mục đích là để giữ cho các yếu tố môi trường trong bể ương ổn định. Lượng nước thay 50 – 90 % thể tích nước bể ương và chuyển bể khi cần. Tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tỷ lệ dị hình và hệ số phân đàn về chiều dài của cá chim vây vàng ương trong bể xi măng. Tốc độ tăng trưởng. Bảng 3.4: Tăng trưởng về khối lượng của cá chim vây vàng qua 2 đợt ương trong bể xi măng. Chỉ tiêu W1 (g/con) W2 (g/con) 35 40 45 50 55 65 DWG (g/ngày) 0,23±0,02 0,62±0,114 1,15±0,165 1,32±0,143 1,49±0,164 2,02±0,213 0,071 0,33 0,675±0,220 1,075±0,092 1,28±0,072 1,50±0,216 2,14 0,072 (Ghi chú: W1: khối lượng cá ương ở đợt 1; W2: khối lượng cá ương ở đợt 2; DWG: tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng. Giá trị trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn). Qua bảng 3.4 ta thấy tăng trưởng về khối lượng của cá chim ở 2 đợt ương có xu hướng tăng. Ở đợt 1 khối lượng của cá tăng từ 0,23 ± 0,02 g/con lên 2,02 ± 0,213 g/con khi thu hoạch; cá ương ở đợt 2 khối lượng tăng từ 0,33 g/con lên 2,14 g/con khi thu hoạch. Tuy cá ở đợt 2 khi tiến hành ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống có khối lượng lớn hơn cá ương ở đợt 1, nhưng tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng ở 2 đợt là gần như nhau. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá chim ương ở đợt 1 là 0,071 g/ngày; đợt 2 là 0,072 g/ngày. Tăng trưởng của cá chim vây vàng ương ở 2 đợt không có sự khác nhau là do có chế độ chăm sóc và quản lý như nhau. Bảng 3.5: Tăng trưởng về chiều dài của cá chim vây vàng qua 2 đợt ương trong bể xi măng Chỉ tiêu L1 (mm/con) L2 (mm/con) 35 40 45 50 55 60 DLG (mm/ngày) 18,23±2,596 25,58±2,931 30,8±2,690 35,53±3,530 38,85±5,314 45,3±4,540 1,08 21,75 27,570±3,037 34,25±3,144 37,75±0,330 39,7±2,175 46,60±4,210 0,99 (Ghi chú: L1: chiều dài cá ương ở đợt 1; L2: chiều dài cá ương ở đợt 2; giá trị ghi trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn). Qua bảng 3.5 ta thấy sinh trưởng của cá chim vây vàng ở 2 đợt ương không có sự sai khác nhiều, do chế độ chăm sóc và quản lý ở 2 đợt ương là như nhau. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của đợt 1 và đợt 2 lần lượt là 1,08 và 0,99 mm/ngày. Khi thu hoạch cá ở 2 đợt có chiều dài đạt lần lượt là (đợt 1 cá có chiều dài 45,3 ± 4,54 mm, cá ương ở đợt 2 khi thu hoạch có chiều dài là 46,6 ± 4,21 mm). Giá bán cá khi thu hoạch là 2.500 - 3.000 VNĐ/con. Hệ số phân đàn (CVL). Bảng 3.6: Hệ số phân đàn về chiều dài của cá chim vây vàng qua hai đợt ương trong bể xi măng. Ngày ương Hệ số phân đàn CVL (%) Đợt 1 Đợt 2 35 40 45 50 55 60 14,23 11,53±1,863 8,66±1,460 9,98±0,974 12,75±2,560 10,02 22,47 11,35±3,669 9,29±2,644 8,49±0,722 5,60±1,99 9,035 (Ghi chú: Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn). Từ bảng 3.6 cho thấy hệ số phân đàn về chiều dài của cá ương ở đợt 1 cao hơn đợt 2 là do ở đợt 2 việc phân cỡ được tiến hành nhiều hơn, nên khi ương cá lớn nhanh và phân đàn ít hơn. Chính vì thế mà trong ương giống việc phân cỡ cũng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá. Để cá nhanh lớn, nếu có điều kiện 8 - 10 ngày tiến hành phân cỡ 1 lần, rồi ương nuôi các kích cỡ khác nhau trong các bể khác nhau. Tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình. Bảng 3.7: Tỷ lệ sống và tỷ lệ dị hình của cá chim vây vàng ương trong bể xi măng ở 2 đợt ương. Chỉ tiêu Đợt 1 Đợt 2 Tỷ lệ dị hình (%) Tỷ lệ sống (%) 6±1,02 96,49 4,41±1,65 97,75 (Ghi chú: Giá trị trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn). Qua bảng 3.7 ta thấy tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống có tỷ lệ sống cao (đợt 1 là 96,49 % và đợt 2 là 97,75 %). Cá chết có thể là do một số cá nhỏ không ăn được thức ăn, khi thay nước không chú ý để nước tràn nên một số cá theo nước ra ngoài. Khi ương giống cá chim vây vàng không thấy hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau giống như ương nuôi cá chẽm, cá mú…. Đây cũng là một thuận lợi của việc ương giống cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống. Để tỷ lệ sống khi ương cao mà cá lớn nhanh thì ta nên quản lý tốt các yếu tố môi trường bể ương, mật độ từ 1 - 1,5 con/L, chế độ cho ăn phù hợp, định kỳ phân cỡ và san thưa mật độ. Qua bảng số liệu thấy tỷ lệ dị hình của đợt 2 thấp hơn so với đợt 1. Tỷ lệ dị hình ở đợt 1 là 6 ± 1,02 % và ở đợt 2 là 4,41 ± 1,65 %. Qua đợt thực tập ở trại thực nghiệm em thấy nguyên nhân tỷ lệ dị hình của cá ương ở đợt 2 thấp hơn đợt 1, có thể là do nồng độ làm giàu Nauplius - Artemia bằng DHA protein selco (acid béo không no có công thức 22 : 6n - 3) của đợt 2 cao hơn đợt 1. Thành phần dinh dưỡng của DHA là Lipid: 21 %, Protein: 24 %. Thành phần nguyên liệu gồm có dầu cá, bánh mì, tảo, vitamin, khoáng và chất chống oxy hóa. Màu sắc nâu nhạt, được bảo quản trong tủ lạnh. Nồng độ DHA làm giàu Nauplius - Artemia ở đợt 1 là 70 - 100 ppm, còn đợt 2 là 250 - 300 ppm. Nguyên nhân về dị hình của cá chim vây vàng trong quá trình ương giống chưa xác định rõ, do chưa có nghiên cứu nhiều về bệnh. 3.3 Thí nghiệm ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). 3.3.1 Vệ sinh và bố trí thí nghiệm. - Vệ sinh: Xô nhựa được cọ rửa sạch sẽ bằng xà phòng trước khi bố trí thí nghiệm. Cấp nước biển khoảng 15 L, mỗi xô bố trí một sục khí. - Mật độ: 2 con/L. 3.3.2 Thức ăn và kỹ thuật cho ăn. - NT1: Cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD. Tỷ lệ cho ăn 10 % khối lượng thân. Ngày cho ăn 4 lần (7h,11h, 14h, 17h). Cân thức ăn hàng ngày và tăng dần theo khối lượng cá, cho ăn từ từ ít một tránh thức ăn dư thừa. - NT2: Cho ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp (cá tạp sử dụng là cá cơm hoặc cá nục). Tỷ lệ cho ăn khoảng 50 - 60 % khối lượng thân. Ngày cho ăn 3 lần (7h, 11h, 15h). Cho ăn từ từ đến khi cá no thì dừng, tránh làm ô nhiễm môi trường. Sau khi cho cá ăn xong khoảng 30 phút thay 100 % lượng nước. - NT3: Cho ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa thức ăn cá tạp. Tỷ lệ cho ăn thức ăn thức ăn tổng hợp 5 % khối lượng thân, cho ăn ngày 2 lần (11h, 17h). Tỷ lệ cho ăn thức ăn cá tạp là 30 % khối lượng thân, cho ăn ngày 2 lần (7h, 14h). Cho ăn từ từ ít một, sau khi cho ăn cá tạp xong khoảng 30 phút thay 100 % lượng nước. Bảng 3.8: Lượng thức ăn cá sử dụng và hệ số thức ăn ở các nghiệm thức W (g/con) Lượng thức ăn cá sử dụng (g) FCR 1-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày 1-7 ngày 7-14 ngày 14-21 ngày 21-28 ngày NT1 NT2 NT3 0,43 0,43 0,47 0,73 0,68 0,73 1,09 1,02 1,3 1,39 1,39 1,78 27,09 162,54 14,81 88,83 45,99 211,82 22,74 113,69 67,91 314,16 40,04 200,02 86,59 428,12 54,824 274,12 1,48 7,29 0,64 3,29 Qua bảng 3.8 ta thấy ở NT1 cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp có FCR thấp nhất là 1,48; ở NT2 cho ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp có FCR cao nhất là 7,29; còn ở NT3 có FCR thấp hơn NT2 (FCR của thức ăn cá tạp là 3,29 và FCR của thức ăn tổng hợp là 0,64). Tuy ở NT2, NT3 cho cá ăn thức ăn cá tạp thì cá lớn nhanh hơn nhưng lại có FCR cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy mà trong quá trình ương sau khi cho cá ăn xong khoảng 30 phút thì ta phải thay nước ngay. Nếu có điều kiện nên thử nghiệm ương cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống trong ao đất, sử dụng thức ăn cá tạp thì cá sẽ có tốc độ tăng trưởng cao hơn cho cá ăn thức ăn tổng hợp. 3.3.3 Quản lý yếu tố môi trường. - Các yếu tố môi trường nằm trong ngưỡng thích hợp và ít biến động. + Nhiệt độ : 26 – 31 0C + pH : 7,9 – 8,2 + O2 hòa tan : 5,6 – 6,8 mgO2/L + Độ mặn: 32 – 34 ppt - Sục khí, siphon, thay nước: + Sục khí: Mỗi xô bố trí 1 sục khí, sục khí mạnh (24/24h). + Siphon: Được tiến hành hàng ngày sau khi cho cá ăn khoảng 30 phút. + Thay nước: Thường xuyên 1 - 2 lần/ ngày (đặc biệt ở NT2, NT3 có sử dụng thức ăn cá tạp), lượng nước thay 100 %. Khi thay nước nên kết hợp rửa xô thí nghiệm, dây sục khí và đá bọt để sục khí không bị tắc. 3.3.4 Ảnh hưởng của loại thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống. 3.3.4.1 Tốc độ tăng trưởng. Trong ương nuôi cá thức ăn là yếu tố có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống đặc biệt là giai đoạn cá hương lên cá giống. Để tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chim vây vàng, thí nghiệm với 3 nghiệm thức sau: NT1 (cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD), NT2 (cho ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp), NT3 (cho ăn nửa thức ăn tổng hợp nửa thức ăn cá tạp) và kết quả như sau: Hình 3.6: Sinh trưởng tương đối về chiều dài (%/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau Hình 3.7: Sinh trưởng tương đối về khối lượng (%/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau Qua hình 3.6 và hình 3.7 thức ăn có ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống. Cá ương ở NT3 có tốc độ tăng trưởng tương đối cao nhất về chiều dài và khối lượng lần lượt là 2,98 %/ngày và 6,53 %/ngày. Sau 28 ngày thí nghiệm cá ở NT1 có tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng lần lượt là 2,48 %/ngày và 6,29 %/ngày; cá ở nghiệm thức 2 có tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng là 2,95 %/ngày và 6,48 %/ngày. Cá ở NT2 và NT3 không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng sau 28 ngày thí nghiệm. Vì vậy mà ở NT2, NT3 có sử dụng thức ăn cá tạp nên tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều dài và khối lượng cao hơn NT1 cho cá ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp. Bảng 3.9 :Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá chim vây vàng ở các nghiệm thức (mm/ngày) DLG (mm/ngày) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày NT1 NT2 NT3 0,62±0,037b 0,36±0,042a 0,60±0,107b 0,62±0,103a 0,79±0,095ab 1,02±0,029b 0,56±0,029a 0,72±0,099ab 0,90±0,063b 0,95±0,048a 1,12±0,074b 1,23±0,019b Ghi chú: Giá trị trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau đi kèm giá trị trung bình thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p <0,05). NT1: cho cá ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD, NT2: cho cá ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp, NT3: cho cá ăn nửa thức ăn tổng hợp nửa thức ăn cá tạp. Hình 3.8: Sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài (mm/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau Bảng 3.10: Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng của cá chim vây vàng ương ở các nghiệm thức (g/ngày). DWG (g/ngày) 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày NT1 NT2 NT3 0,042±0,002a 0,036±0,003a 0,037±0,006a 0,052±0,012ab 0,048±0,001a 0,082±0,001b 0,043±0,005a 0,054±0,003ab 0,063±0,006b 0,113±0,007a 0,12±0,007ab 0,14±0,003b Ghi chú: Giá trị trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Trong cùng một cột các chữ cái khác nhau đi kèm giá trị trung bình thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Hình 3.9: Sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng (g/ngày) của cá chim vây vàng ở các loại thức ăn khác nhau Qua thí nghiệm ta thấy các loại thức ăn khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối của cá chim vây vàng ương từ giai đoạn cá hương lên cá giống. Qua bảng 3.9 và hình 3.8 cho thấy thức ăn có ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối về chiều dài sau 7 ngày ương (với p < 0,05); cá ở NT1 ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD có tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài là 0,62 ± 0,037b mm/ngày và ở NT3 ăn nửa thức ăn tổng hợp nửa thức ăn cá tạp là 0,60 ± 0,007b mm/ngày, ở NT2 ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp là 0,362 ± 0,042a mm/ngày. Sau 7 ngày thí nghiệm tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài của cá ở NT1 và NT3 không có sự sai khác, cá ở NT2 có tốc độ tăng trưởng về chiều dài thấp nhất (do mới tập cho cá ăn thức ăn cá tạp). Sau 7 ngày thí nghiệm thức ăn không có ảnh hưởng đến sinh trưởng tuyệt đối của cá chim vây vàng về khối lượng; cá ở NT1 có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối về khối lượng là 0,042 ± 0,002a g/ngày; cá ở NT2 là 0,036 ± 0,003a g/ngày; cá ở NT3 là 0,037 ± 0,006a g/ngày. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cá ở NT1, NT2, NT3 có xu hướng tăng dần. Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cá ở NT3 là cao nhất và cá ở NT1 thấp nhất. Cá ở NT2 và NT3 có sử dụng thức ăn cá tạp, sau 28 ngày thí nghiệm thì không có sự sai khác về tốc độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng. Kết thúc thí nghiệm tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài và khối lượng của cá ở NT1 lần lượt là: 0,95 ± 0,048a mm/ngày và 0,113 ± 0,007a g/ngày; cá ở NT2: 1,22 ± 0,074b mm/ngày và 0,12 ± 0,007ab g/ngày; cá ở NT3: 1,23 ± 0,019b mm/ngày và 0,14 ± 0,003b g/ngày. - Để cá sinh trưởng tốt nhất khi ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống, nếu có điều kiện nên thử nghiệm ương giống trong ao đất và sử dụng thức ăn cá tạp. Bởi vì qua kết quả của thí nghiệm thu được cho thấy cá ương ở NT2, NT3 có sử dụng thức ăn cá tạp thì cá sinh trưởng nhanh hơn ở NT1 cho cá ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp NRD. 3.3.4.2 Hệ số phân đàn và tỷ lệ sống. - Hệ số phân đàn. Bảng 3.11: Hệ số phân đàn về chiều dài của cá chim vây vàng ở các nghiệm thức sau 4 tuần thí nghiệm: CVL(%). Hệ số phân đàn CVL (%) Ngày thả 7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày NT1 NT2 NT3 7,61±0,88a 6,8±1,09a 5,77±1,33a 7,12±0,79a 7,74±0,94a 7,45±1,01a 9,24±0,5a 9,87±1,43a 12,07±1,24b 9,35±1,1ab 11,98±0,59b 8,83±0,46a 12,55±0,63b 8,71±0,57a 8,82±1,62a Ghi chú: Giá tri trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Trong cùng một cột các chữ cái đi kèm giá trị trung bình khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Qua bảng 3.11 cho thấy không có sự sai khác hệ số phân đàn về chiều dài giữa các nghiệm thức từ ngày thí nghiệm đến 14 ngày. Từ ngày 14 trở đi thì loại thức ăn có ảnh hưởng đến hệ số phân đàn về chiều dài giữa các nghiệm thức. Ở nghiệm thức cho ăn hoàn thức ăn cá tạp và thức ăn tổng hợp có hệ số phân đàn cao hơn. Sau 28 ngày thí nghiệm cá ở NT1 có hệ số phân đàn về chiều dài cao nhất là 12,55 ± 0,63 %; cá ở NT2 có hệ số phân đàn về chiều dài là 8,71 ± 0,57 %; cá ở NT3 có hệ số phân đàn về chiều dài là 8,82 ± 1,62 %. - Tỷ lệ sống. Bảng 3.12: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ở nghiệm thức qua 4 tuần thí nghiệm NT1 NT2 NT3 Tỷ lệ sống (%) 98,89±1,11a 97,78±1,11a 97,78±2,23a Ghi chú: giá trị trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Trong cùng một hàng các chữ cái đi kèm giá trị trung bình khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Qua bảng số liệu cho thấy không có sự sai khác về tỷ lệ sống ở các nghiệm thức .Chứng tỏ các loại thức ăn không có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng ở giai đoạn ương nuôi từ cá hương lên cá giống với (p > 0,05). Tuy nhiên tỷ lệ sống ở nghiệm thức cho ăn hoàn toàn băng thức ăn tổng hợp cao hơn hai nghiệm thức mà có sử dụng thức ăn cá tạp. Tỷ lệ sống của cá ương ở NT1 là 98,89 ±1,11a %; ở NT2 là 97,78 ±1,11a %; ở NT3 là 97,78 ± 2,23a %. Kết quả thí nghiệm cho thấy có thể ương nuôi cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống với thức ăn tổng hợp NRD và thức ăn cá tạp. Tuy nhiên, cá chim vây vàng ương nuôi với thức ăn tổng hợp cho tốc độ sinh trưởng thấp hơn so với thức ăn cá tạp băm nhỏ và tỷ lệ sống không có sự sai khác giữa nghiệm thức cho cá ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp so với 2 nghiệm thức có sử dụng thức ăn cá tạp. Vậy chứng tỏ thức ăn cá tạp là thích hợp với sinh trưởng của cá chim vây vàng giai đoạn cá hương lên cá giống. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sai khác trên có thể do hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Còn đối với thức ăn NRD có thể không hấp dẫn và phù hợp với đặc điểm ăn động vật và thức ăn còn sống di động của chúng [8]. 3.4 Bệnh và biện pháp phòng trị bệnh. Các bể ương được chăm sóc và quản lý môi trường một cách chặt chẽ nên hạn chế được mầm bệnh, trong nuôi trồng thủy sản một tiêu chí được đặt lên hàng đầu đó là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Phòng bệnh. Cá ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống, hàng ngày được thay nước, kiểm tra các yếu tố môi trường, siphon thay nước để loại bỏ thức ăn dư thừa tránh làm ô nhiễm nước bể nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học Mazzal (công dụng là phân hủy các chất mùn bã hữu cơ, ổn định độ pH, kích thích vi sinh vật và sinh khối tảo phát triển, giải hóa kim loại trong nước). Dùng định kỳ 1 - 2 ngày/lần với nồng độ 0,1 - 0,5 ppm (0,1 -0,5 L/m3). Lấy lượng Mazzal cần dùng pha với nước ngọt tạt đều trong bể ương. Thường dùng vào buổi chiều tối (18h hoặc 22h) bởi vì vào ban đêm quá trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra mạnh nhất. Bệnh. Qua 2 đợt ương nuôi không thấy xuất hiện bệnh, cá sinh trưởng và phát triển tốt. Việc quản lý các yếu tố môi trường bể ương nằm trong khoảng thích hợp và chế độ cho ăn phù hợp nên cá ít bị bệnh. 3.5 Thu hoạch. Sau 50 - 60 ngày ương nuôi, cá đạt kích thước 4 - 5 cm, tiến hành thu cá để bán cho người nuôi hoặc đưa ra nuôi thương phẩm ở ngoài lồng. Trước tiên rút bớt nước trong bể, sau đó dùng vợt vớt cá ra ngoài thau nhựa có sục khí. Sử dụng hai túi nilon (20´40 cm) lồng vào nhau để đóng cá, bên ngoài có lớp bao bảo vệ. Nước cho vào túi khoảng 4 – 5 L, được lọc sạch và hạ nhiệt độ xuống 25 – 27 0C bằng đá lạnh. Cá trước khi đưa vào túi vận chuyển phải bỏ đói, mật độ từ 100 - 150 con/túi phụ thuộc vào vận chuyển xa hay gần. Sau khi đưa cá vào túi nilon, bơm oxy nguyên chất theo thể tích nước và oxy là 1 : 3, dùng dây thun buộc chặt, vận chuyển bằng ô tô và tàu đưa đến lồng nuôi. Cá chim vây vàng chủ yếu nuôi thương phẩm ở ngoài lồng, ít nuôi ở trong ao. Hình 3.10: Cá chim 40 ngày tuổi Hình 3.11: Cá chim 50 ngày tuổi Hình 3.12: Cá chim 60 ngày tuổi Hình 3.13: Cá dị hình (thắt lưng) Hình 3.14: Cá dị hình (hở mang) Hình 3.15: Đếm cá khi thu hoạch Hình 3.16: Đóng cá vào bao nilon Hình 3.17: Bơm oxy để vận chuyển cá PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN Kết luận. Nước được bơm trực tiếp từ biển lên bể lắng (V = 12 m3) đặt ở trong nhà, sau 2 - 3 ngày để chất bẩn, rác lắng hết. Khi sử dụng thì dùng máy bơm chìm để bơm nước đến các bể ương, nước được lọc qua túi siêu lọc. Cá chim vây vàng được ương giống trong bể xi măng (V = 4,5 m3), bể được vệ sinh cẩn thận trước khi dùng. Kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng trong bể xi măng giai đoạn từ cá hương lên cá giống. + Mật độ ương: 1 – 1,5 con/L. + Thức ăn cho cá chim vây vàng ở giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống là thức ăn tổng hợp NRD, kích cỡ hạt thức ăn tăng theo cỡ miệng của cá. Trong quá trình nuôi có sử dụng xen kẽ với thức ăn tôm (mục đích nhằm giảm chi phí sản xuất). + Yếu tố môi trường trong quá trình ương giống nằm trong khoảng thích hợp để cá sinh trưởng và phát triển: Nhiệt độ: 27- 31 0C; pH: 7,5 - 8,2; Oxy hòa tan: 4,7 - 6,8 mgO2/L; độ kiềm: 119 - 136 mgCaCO3/L, độ mặn 32 – 34 ppt. + Sihon được tiến hành hàng ngày (1 – 2 lần/ngày). + Thay nước được tiến hành hàng ngày (1-2 lần/ngày), thay 50 -90% lượng nước trong bể. + Cá không bị bệnh, sống khỏe mạnh. + Sau 25 ngày ương từ cá hương lên cá giống (cá 60 ngày tuổi), chiều dài cá đạt 46 - 47 mm/con, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài 1,08 mm/ngày. + Đợt 1: Sau 25 ngày ương nuôi, thu hoạch được 17.850 con giống, tỷ lệ sống đạt 96,49 %. Đợt 2 thu hoạch được 66.470 con giống, tỷ lệ sống đạt 97,75 %. + Trong quá trình ương nuôi không thấy hiện tượng cá ăn thịt lẫn nhau. + Thu hoạch: Mật độ vận chuyển 100 - 150 con/túi nilon (4 - 5 L nước), tỷ lệ nước : O2 là 1 : 2, nhiệt độ nước trong túi là 25 – 27 0C. - Thí nghiệm: Mật độ ương 2 con/L. + Thức ăn: NT1 (cho ăn hoàn toàn thức ăn tổng hợp, tỷ lệ cho ăn 10 % khối lượng thân), NT2 (cho ăn hoàn toàn thức ăn cá tạp, tỷ lệ cho ăn 50 – 60 % khối lượng thân), NT3 (cho ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa thức ăn cá tạp). + Sau 28 ngày thí nghiệm loại thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng ương giai đoạn từ cá hương lên cá giống.Cá ở NT3 ăn nửa thức ăn tổng hợp, nửa thức ăn cá tạp có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Kết thúc thí nghiệm cá ở NT1có chiều dài và khối lượng là 44 mm/con và 2,16 g/con. Ở NT2 đạt chiều dài và khối lượng là ( 46,67 mm/con và 2,18 g/con); cá ở NT3 tăng trưởng cao nhất (chiều dài là 52,7 mm/con và khối lượng là 2,82 g/con). + Tỷ lệ sống cao và không có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Đề xuất ý kiến. - Trong quá trình ương giống cá chim vây vàng, nên 8 – 10 ngày tiến hành phân cỡ 1 lần. Bởi đây là loài cá háu ăn, tốc độ tăng trưởng nhanh và có sự phân đàn. - Nên có những nghiên cứu về bệnh của cá chim vây vàng để khi ương giống đạt tỷ lệ sống cao nhất. - Nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng trong thức ăn để giảm tỷ lệ dị hình khi ương giống. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Thái Thanh Bình & Trần Thanh, 2008. Kết quả bước đầu nghiên cứu nuôi thâm canh cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) trong ao bằng thức ăn công nghiệp . Trong cuốn: Tóm tắt báo cáo hội thảo khoa học trẻ toàn quốc về nuôi trồng thủy sản, Tổ chức tại Viện Nghiên Cứu NTTS I Bắc Ninh. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, trang 19. 2. Nguyễn Kim Độ, Thái Bá Hồ, Ngô Trọng Lư (2004). Kỹ thuật nuôi một số loài cá. Trong cuốn: Kỹ thuật nuôi cá lồng biển, tập 1 (Ngô Trọng Lư chủ biên), trang 33 -108. NXB Nông Nghiệp TP.HCM. 3. Ngô Vĩnh Hạnh, 2007. Dự án nhập công nghệ sản xuất giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801). Báo cáo Khoa học, Trường Cao Đẳng Thủy sản Bắc Ninh. 4. Hoàng Thị Hồng, 2009. Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi cá mú (Epinephelus coioides Hamitol, 1822) giống giai đoạn từ 40 đến 70 ngày tuổi tại công ty TNHH Cương Lan, Nha Trang - Khánh Hòa. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, 43 trang. 5. Lại Văn Hùng, (2004). Dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi trồng thủy sản. NXB Nông Nghiệp TP. HCM. 123 trang. 6. Bùi Trọng Khiêm, 2008. Tìm hiểu kỹ thuật ương nuôi cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) trong bể xi măng. Đồ án tốt nghiệp chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, 34 trang 7. Nguyễn Địch Thanh (2005). Bài giảng kỹ thuật nuôi cá biển. Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Đại học Nha Trang. 8. Nguyễn Duy Toàn, 2005. Nghiên cứu ương nuôi cá chẽm mõm nhọn (Psamoperca waigrenus Cuvier & Valenciennes, 1828) giai đoạn cá hương lên cá giống bằng các loại thức ăn khác nhau tại Nha Trang - Khánh Hòa, luận văn thạc sỹ ngành NTTS, Trường ĐH Nha Thủy Sản, 59 trang 9. Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước. NXB Nông Nghiệp TP.HCM. 157 trang. 10. Dương Tuấn, 1981. Sinh lý cá. Đại Học Hải Sản, Nha Trang. 335 trang. 11. Kungvankij và ctv (1986). Sinh học và kỹ thuật nuôi cá chẽm (Lates calcarifer, Bloch, 1790). Nguyễn Phương Thanh dịch. NXB Hà Nội. 77 trang. 12. Tài liệu tiếng Anh 13. 14. Cheng, S.C, (19900. Reports on the artificial propagation of pompano (Trachinotus blochii). Fish World 4:140-160. (in Chinese) 15. Ho Y. SS., Chen C. M. and Chen W. Y., 2005. Induced Spawing of Snubnose Pompano (Trachinotus ovatus) and Its Early Development. Journal of Taiwan fisheries reseach 13, 25-32 (English abstract). 16. Juniyanto N. M., Akbar S. and Zakimin, 2008. Breeding and seed production of silver pompano (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) at the Mariculture Development Center of Batam. Aquaculture Aria Magazine, Vol. XIII No. 2 April -June 2008, 46 - 48. 17. Nur. Muflich juniyanto, Syamsul Akbat and Zakimin (2008). Breeding and seed production of Siliver pompano (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) at the Mariculture Development Center of Batam. Volume XIII No. 2, 46 - 48 pp. 18. Turker J. W., 2000. Marine fish culture. Kluwer Academic Publisher. Boston/ Dordrecht/ London, 750 pp. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng các yếu tố môi trường ương đợt I (10/3 - 3/4/2010) Ngày ương Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mgO2/L) Độ kiềm (mgCaCO3/L) S C S C S C S C 1 26 26 8 7,8 5,6 5,7 102 119 2 25 26 7,8 7,6 5,3 5,5 119 136 3 25 26 7,6 7,6 5,7 5,6 136 119 4 25 26 7,6 7,5 5,9 5,8 119 136 5 25 26 7,5 7,5 5 5,2 102 136 6 25 26 7,5 7,4 5,4 5,5 119 136 7 25 26 7,7 7,6 5,6 5,8 119 136 8 26 27 7,7 7,5 5,7 5,6 119 119 9 26 27 7,6 7,5 5,6 5,4 136 119 10 26 27 7,5 7,4 5,3 5,3 119 136 11 25 26 7,5 7,4 5,1 5,2 136 136 12 26 27 7,6 7,5 5,3 5,4 119 119 13 26 27 7,7 7,6 5,6 5,5 119 136 14 26 27 7,6 7,6 5,7 5,6 119 136 15 27 28 7,9 7,7 5,4 5,5 119 119 16 27 28 7,7 7,6 5,7 5,8 119 136 17 26 27 7,7 7,6 5,7 5,6 136 136 18 26 27 7,9 7,7 6 5,8 119 119 19 25 26 7,7 7,6 5,7 5,6 119 119 20 25 26 7,9 7,8 5,3 5,2 119 136 21 25 26 7,7 7,5 5,5 5,6 119 119 22 25 26 7,6 7,5 5,5 5,4 136 136 23 26 27 7,6 7,5 5,3 5,5 119 119 24 27 28 8,2 8 6 5,9 119 136 25 27 8 5,8 119 Phụ lục 2: Bảng các yếu tố môi trường ương đợt II (22/4 - 19/5/2010) Ngày ương Nhiệt độ (0C) pH Oxy hòa tan (mgO2/L) Độ kiềm (mgCaCO3/L) S C S C S C S C 1 29 30 8,2 7,9 6 5,8 119 136 2 29 30 7,7 7,7 5,6 5,4 119 136 3 28 29 7,6 7,6 5,4 5,4 136 136 4 28 29 7,8 7,6 5,6 5,2 119 119 5 28 29 7,6 7,5 5,3 5,1 119 119 6 28 29 7,6 7,5 5,3 5,2 136 119 7 28 28,5 7,5 7,4 5,2 4,8 119 119 8 28 29 7,6 7,5 5 4,7 136 136 9 28 28 7,6 7,6 5,2 5,1 136 136 10 28 29 7,8 7,7 5,7 5,5 119 119 11 28 29 7,6 7,5 5,4 5,6 136 136 12 29 30 7,7 7,6 5,6 5,4 136 119 13 29 30 7,8 7,7 5,2 5,1 119 136 14 28 29 7,7 7,6 5,3 5,3 136 119 15 29 30 7,8 7,7 5,5 5,6 119 119 16 29 30 7,6 7,5 5,4 5,5 119 136 17 28 29 7,8 7,7 5,3 5,6 119 119 18 29 30 7,7 7,6 5,3 5,4 136 119 19 29 30 8 7,9 6,8 7 102 119 20 29 30 7,9 7,9 6,5 6,4 119 119 21 29 30 7,8 7,9 6,3 6,5 119 119 22 30 31 7,8 7,7 6,4 6,3 119 136 23 30 31 7,8 7,,7 6,1 6,2 119 119 Phụ lục 3: Đo chiều cá ương đợt I (ngày 9/3) STT Chiều dài đo ngày (9/3) W (g/con) 1 25 0,248 2 20 0,21 3 10 0,241176 4 15 5 16 6 18 7 17 8 18 9 16 10 16 11 15 12 17 13 19 14 20 15 20 16 18 17 16 18 21 19 20 20 19 21 19 22 20 23 18 24 20 25 21 26 19 27 18 28 18 29 19 30 19 TB 18,23333 0,233059 Dlc 2,595531 0,020259 Phụ lục 4: Đo ngày 14/3 (Đợt 1) Chiều dài (mm/con) Khối lượng (g/con) STT Bể1 Bể 2 Bể 3 Bể 1 Bể 2 Bể3 1 28 29 19 0,521739 0,747826 0,6 2 29 27 27 3 20 26 26 4 24 27 22 5 26 33 30 6 28 30 27 7 20 29 28 8 23 30 26 9 25 27 22 10 30 28 26 11 27 27 30 12 27 25 24 13 28 23 27 14 23 30 30 15 24 24 27 16 22 28 23 17 22 23 25 18 18 23 23 19 22 25 23 20 21 28 26 21 22 30 23 22 23 25 29 23 23 27 23 Tb 24,13 27,13 25,48 0,623188 Dlc 2,22 2,63 2,94 0,114813 Phụ lục 5: Đo cá ngày( 19/3) đợt I Chiều dài (mm) Khối lượng (g) STT Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 1 Bể 2 Bể 3 1 25 35 27 1,14 1,32 0,99 2 32 25 30 3 33 32 28 4 32 38 26 5 27 32 32 6 30 37 27 7 35 30 27 8 35 32 28 9 29 35 32 10 33 35 32 11 33 35 28 12 37 35 28 13 27 32 26 14 35 32 28 15 32 32 28 16 33 32 27 17 38 32 26 18 35 32 25 19 35 30 30 20 32 29 25 21 32 33 26 22 34 28 30 23 33 33 28 24 33 33 26 25 38 30 27 26 35 32 28 27 30 32 30 28 32 27 28 29 32 28 28 30 30 26 30 Tb 32,57 31,80 28,03 1,15 Dlc 3,06 3,06 1,96 0,17 Phụ lục 6: Đo cá ngày 24/3 Đo cá ngày 27/3 Chiều dài (mm) chiều dài(mm) STT Bể 1 Bể 2 Bể1 Bể 2 1 33 38 48 40 2 38 27 50 40 3 45 37 42 38 4 32 37 45 35 5 40 35 50 40 6 35 37 40 35 7 36 35 35 28 8 40 37 43 45 9 42 35 40 40 10 42 27 35 35 11 40 38 34 30 12 33 28 38 37 13 40 35 42 37 14 36 34 37 28 15 34 30 42 45 16 38 38 38 32 17 36 31 40 35 18 41 38 43 27 19 42 26 40 35 20 32 35 42 46 21 35 36 40 37 22 40 34 38 37 23 36 32 38 40 24 35 34 42 35 25 35 28 45 40 26 36 34 28 40 27 36 36 35 45 28 40 35 45 50 29 37 33 45 27 30 32 35 37 35 tb 37,23 33,83 40,57 37,13 dlc 3,46 3,61 4,85 5,78 Khối lượng (g/con) Bể 1 Bể 2 Bể 1 Bể 2 1,42 1,22 1,60 1,37 Tb 1,32 1,49 Dlc 0,14 0,16 Phụ lục 7: Đo cá Đo cá ngày 1/4 (đợt I) ngày 22/4 (đợt II) stt Bể 1 Bể 1 48 25 2 52 20 3 53 18 4 42 25 5 48 27 6 45 30 7 48 28 8 47 25 9 44 22 10 39 25 11 47 24 12 38 24 13 49 21 14 52 13 15 50 15 16 50 19 17 48 25 18 42 15 19 43 20 20 44 14 21 45 21,75 22 46 4,89 23 49 24 44 25 45 26 43 27 38 28 36 29 37 30 47 tb 45,3 dlc 4,54 Phụ lục 8: Đo cá ngày 29/4 (đợt II) chiều dài (mm/con) stt Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 1 35 33 27 30 2 30 32 25 27 3 25 30 27 25 4 34 30 22 24 5 30 30 19 30 6 33 30 18 30 7 35 32 27 24 8 35 32 23 25 9 28 28 20 24 10 31 33 23 26 11 32 30 25 27 12 28 30 20 28 13 35 23 15 25 14 30 24 18 30 15 34 31 22 25 Tb 31,67 29,87 22,07 26,67 dlc 3,13 2,92 3,71 2,38 Khối lượng (g/con) cân ngày 29/4 Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể 4 0,847 0,873 0,427 0,553 Tb 0,675 dlc 0,220 Phụ lục 9: Đo cá ngày (4/5) đợt II Chiều dài (mm/ngày) stt Bể 1 Bể 2 1 37 36 2 31 38 3 33 35 4 31 40 5 28 37 6 29 34 7 31 39 8 29 38 9 36 34 10 34 38 11 32 38 12 34 37 13 35 35 14 33 33 15 32 40 16 40 33 17 35 36 18 31 37 19 30 29 20 34 36 21 40 22 33 23 31 24 23 25 26 26 32 27 34 28 33 29 31 tb 32,34 36,15 dlc 3,61 2,68 Phụ lục 10: Đợt II Đo Ngày (7/5) Đo Ngày (13/5) Đo Ngày (19/5) chiều dài (mm/con) chiều dài (mm/con) Chiều dài (mm/con) Stt Bể 1 Bể 2 Bể 3 Bể1 Bể 2 Bể 1 35 45 42 40 36 50 2 40 34 39 33 38 44 3 43 37 30 38 38 55 4 40 42 35 39 38 42 5 40 36 39 42 39 48 6 36 39 36 39 35 51 7 34 40 37 40 35 43 8 32 38 41 45 38 50 9 42 39 37 41 40 42 10 40 39 40 37 39 44 11 40 34 37 41 39 46 12 35 44 34 42 37 40 13 41 37 37 41 41 48 14 40 38 39 38 38 44 15 44 34 34 38 38 55 16 35 35 37 40 39 45 17 40 43 36 42 40 50 18 40 34 38 37 40 45 19 35 35 37 37 37 43 20 35 37 33 35 38 47 Tb 38,35 38 36,9 39,25 38,15 46,60 Dlc 3,38 3,42 2,83 2,75 1,59 4,21 khối lượng (g/con) Khối lượng (g/con) bể 1 bể 2 bể 3 bể 1 bể 2 bể 1 1,34 1,31 1,2 1,65 1,35 2,14 Tb 1,28 tb 1,50 Dlc 0,07 dlc 0,22 Phụ lục 11: ĐO NGÀY 22/4 (thí nghiệm) NT1 NT2 NT3 STT XÔ1 XÔ 2 XÔ 3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 1 27 26 23 27 27 23 23 27 27 2 27 28 22 25 24 23 26 25 24 3 24 23 22 25 24 23 24 25 25 4 22 23 22 27 25 22 25 24 25 5 25 26 25 27 27 27 23 25 25 6 25 25 26 24 27 23 22 24 27 7 22 21 23 25 25 27 28 25 25 8 23 24 25 25 25 25 28 25 26 9 25 22 25 25 23 27 25 23 27 10 25 27 24 24 21 24 26 24 24 CD 24,5 24,5 24 25 24,8 24,4 25 24,7 26 W 0,43 0,48 0,39 0,43 0,39 0,47 0,50 0,46 0,45 ĐO NGÀY 29/4 (thí nghiệm) NT1 NT2 NT3 STT XÔ 1 XÔ 2 XÔ 3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 1 31 28 27 28 25 32 30 30 27 2 30 32 26 25 28 30 35 28 27 3 27 28 28 29 25 28 35 27 26 4 28 30 29 28 28 27 30 30 29 5 29 27 27 31 28 27 28 29 30 6 28 31 33 28 25 25 33 28 30 7 31 28 26 27 30 30 30 27 28 8 32 28 28 26 30 25 30 25 33 9 26 30 24 26 25 24 30 27 30 10 27 31 28 27 28 26 26 30 30 CD 29 29 28 27,5 27,2 27,5 31 28 29 W 0,73 0,75 0,71 0,65 0,68 0,7 0,78 0,68 0,72 ĐO NGÀY (6/5) NT1 NT2 NT3 STT XÔ1 XÔ 2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 1 36 40 30 30 38 28 35 33 40 2 30 33 35 35 36 35 33 35 40 3 35 35 30 30 32 33 47 37 40 4 30 32 28 35 28 30 43 43 40 5 35 30 27 35 30 33 38 31 35 6 35 35 35 30 29 33 32 35 30 7 30 35 30 40 37 30 30 38 40 8 30 38 35 35 31 35 41 35 35 9 35 35 32 31 33 30 40 36 34 10 37 37 30 36 40 31 35 30 30 CDtb 33,3 35 31 33,7 33,4 31,8 37,5 35,3 36,5 W 1,1 1,25 0,93 1,1 0,9 1,05 1,,4 1,25 1,3 ĐO NGÀY 13/5 (thí nghiệm) NT1 NT2 NT3 STT XÔ1 XÔ 2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 1 36 45 40 42 35 37 50 43 45 2 35 40 35 35 40 40 45 48 40 3 40 35 35 35 40 32 42 40 35 4 40 34 35 38 40 30 48 45 47 5 36 40 35 38 35 40 42 42 40 6 33 38 40 40 35 43 45 38 40 7 40 33 30 37 35 42 45 35 45 8 40 45 30 33 30 45 40 48 40 9 35 40 35 47 45 33 38 43 43 10 40 35 35 42 40 40 45 41 45 CD 37,5 38,5 35 38,4 37,5 38,2 44 42,3 42 W 1,47 1,53 1,18 1,47 1,31 1,39 1,8 1,73 1,65 ĐO NGÀY 20/5 (thí nghiệm) STT NT1 NT2 NT3 XÔ 1 XÔ 2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 XÔ1 XÔ2 XÔ3 1 50 45 40 55 50 48 57 55 53 2 40 45 40 47 52 49 47 50 47 3 40 50 38 45 42 45 55 40 47 4 50 55 52 43 46 50 58 50 56 5 45 47 46 55 45 45 63 57 50 6 47 43 45 46 41 48 53 49 57 7 35 50 49 42 45 50 45 57 50 8 45 40 35 50 45 40 50 55 53 9 45 35 35 47 41 40 57 53 45 10 38 45 40 47 43 55 45 50 55 CD 43,5 45,5 42 47,5 46,5 47 53,7 52,7 52 W 2,16 2,35 2,05 2,4 2,1 2,19 2,88 2,80 2,78

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo tốt nghiệp Kỹ thuật ương giống cá chim vây vàng trong bể xi măng.doc
Luận văn liên quan