Làm thế nào để học sinh học tốt phân môn tập làm Văn lớp 9
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến phân môn Tập làm văn thì mỗi chúng ta không ai có thể phủ nhận đây là một môn học khó và rất khó đối với học sinh và việc dạy của giáo viên.
Thật vậy! Tập làm văn là thành quả của các phân môn:Văn học, Tiếng Việt. Học đã khó mà dạy làm sao để học sinh viết được một bài văn hay mới thật khó hơn. Chính vì những điều đó, đòi hỏi người giáo viên chúng ta luôn luôn tìm tòi những kinh nghiệm nào đó để giúp các em làm tốt Tập làm văn, có hứng thú khi học đến phân môn này. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, thấy được những khó khăn cơ bản đối với việc học và việc dạy, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 9.
9 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6220 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để học sinh học tốt phân môn tập làm Văn lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
II/ NỘI DUNG ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề.
Chương II: Thực trạng của đề tài nghiên cứu
Đặc điểm của Trường THCS Nguyên Hồng Sơn
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu.
3. Nguyên nhân của thực trạng
Chương III: Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài
Các biện pháp tác động.
Kết quả đạt được.
III/ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận
2. Kiến nghị
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỒNG SƠN
TỔ: NGỮ VĂN
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG
“LÀM THẾ NÀO ĐỂ HỌC SINH HỌC TỐT
PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9”
I PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến phân môn Tập làm văn thì mỗi chúng ta không ai có thể phủ nhận đây là một môn học khó và rất khó đối với học sinh và việc dạy của giáo viên.
Thật vậy! Tập làm văn là thành quả của các phân môn:Văn học, Tiếng Việt. Học đã khó mà dạy làm sao để học sinh viết được một bài văn hay mới thật khó hơn. Chính vì những điều đó, đòi hỏi người giáo viên chúng ta luôn luôn tìm tòi những kinh nghiệm nào đó để giúp các em làm tốt Tập làm văn, có hứng thú khi học đến phân môn này. Nhận thức được tầm quan trọng của phân môn Tập làm văn, thấy được những khó khăn cơ bản đối với việc học và việc dạy, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm để giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 9.
1. Mục đích nghiên cứu.
Tìm hiểu tình hình học tập phân môn Tập làm văn lớp 9 ở Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn qua việc rèn luyện hình thành các kỹ năng của học sinh. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập phân môn Tập làm văn cho các em học sinh lớp 9.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Tình hình học tập phân môn Tập làm văn lớp 9 Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn
- Số lượng học sinh lớp 9C- 9D năm học 2011- 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu:
-Dùng phương pháp tổng kết kinh nghiệm, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp điều tra.
+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm.
+ Phương pháp trò chuyện.
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Chương I: Cơ sở lý luận của đề tài:
Theo chương trình môn Ngữ văn lớp 9, dạy Tập làm văn không chỉ giúp các em nắm vững lý thuyết làm bài theo từng thể loại mà còn đòi hỏi học sinh thực hành, luyện tập nhằm mục đích tạo lập được một văn bản cụ thể (nói hoặc viết) . Nhưng để có một bài văn hay đòi hỏi học sinh phải thành thạo nhiều kỹ năng như:
+ Tìm hiểu đề, tìm ý.
+ Sắp xếp ý, lập dàn bài.
+ Trình bày, diễn đạt.
+ Sữa chữa bài, rút kinh nghiệm.
Trong đó: tìm hiểu đề, tìm ý rồi sắp xếp ý lập thành một dàn bài là một trong những kỹ năng quan trọng để viết được một bài văn hay. Nhưng trong thực tế, qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy các em còn yếu và lúng túng khi vận dụng các kỹ năng này. Từ đó, một nhiệm vụ được đặt ra cho bản thân là:Làm sao? Làm thế nào để rèn luyện các kỹ năng này cho các em? Chính vì thế nên tôi đã nghiên cứu, tìm tòi và rút ra một số kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 9. Tôi mong muốn những kinh nghiệm này sẽ giúp các em học tốt phân môn Tập làm văn.
II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
1. Đặc điểm của Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn.
Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn nằm trên đường Nguyễn Hồng Sơn, cách trung tâm thị xã Sông Cầu khoảng 2 km về phía nam. Học sinh chủ yếu ở các khu phố: Dân Phước, Vạn Phước, Mỹ Hải (thuộc phường Xuân Thành). Khu phố Long Phước Đông (Phường Xuân Phú), thôn Long Phước, thôn Cao Phong (Xã Xuân Lâm). Thành phần học sinh lớp 9 rất đa dạng, chủ yếu là con em nông dân và làm biển.
2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Học sinh còn yếu và lúng túng mỗi khi vận dụng kỹ năng vào làm bài, nên hầu hết bài viết của các em đều có chung một nhận xét “ Ý nghèo nàn, nội dung khô khan”.
Để làm rõ hơn về nguyên nhân này, tôi lập tức tiến hành khảo sát chất lượng riêng cho phân môn Tập làm văn. Thời gian vào tuần lễ đầu của năm học. Kết quả như sau:
CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM MÔN TẬP LÀM VĂN LỚP 9C- 9D
Lớp
Sĩ số
Chất lượng môn Tập làm văn
Giỏi (9-10đ)
Khá (7-8 đ)
TB (5-6)
Yếu (dưới 5)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9C
36
01
2,8
07
19,4
24
66,7
04
11,1
9D
35
0
0
08
22,9
23
65,7
04
11,4
TC
71
01
1,4
15
21,1
47
66,2
08
11,3
3. Nguyên nhân của thực trạng:
Với kết quả đáng lo ngại như trên, tôi đã tiến hành điều tra và tìm ra những nguyên nhân cơ bản sau:
+ Giáo viên còn ngại khó và lúng túng khi rèn các kỹ năng tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp ý và lập dàn ý.
+ Việc cảm thụ văn học của học sinh còn hạn chế.
+ Học sinh chưa biết cách quan sát sự vật hiện tượng.
+ Vốn từ ít nên chưa có ý hay, khả năng diễn đạt còn hạn chế.
+ Sắp xếp ý còn lộn xộn nên bài còn thiếu ý, khô khan.
CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
1. Các biện pháp tác động;
Từ tình hình thực tế của lớp và những nguyên nhân mà tôi đã khảo sát được. Với nhiệm vụ đặt ra cho tôi: phải giải quyết những thực trạng trên. Từ đó, một số biện pháp mà tôi đã áp dụng và giải quyết như sau:
* Biện pháp 1:
Để giúp các giáo viên không còn ngại khó, lúng túng khi rén các kỹ năng làm bài Tập làm văn. Tôi đã mở chuyên đề dạy Tập làm văn cho giáo viên trong tổ dự và học tập. Qua chuyên đề các giáo viên se hiểu và nắm chắc cách hướng dẫn học sinh vận dụng các kỹ năng làm văn.
* Tiến trình thực hiện biện pháp 1:
+ Tổ thống nhất giáo án. Cử giáo viên dạy minh họa.
+ Lần lượt từng giáo viên thực hiện.
+ Rút ra được phương pháp rèn kỹ năng chung cho học sinh.
* Biện pháp 2:
Bồi dưỡng vốn từ và cảm thụ văn học qua các tác phân môn: Văn học, Tiếng Việt. Như chúng ta đã biết, muốn giỏi Tập làm văn phải tích lũy được một số “vốn” văn học đáng kể, mà ở lứa tuổi các em điều này thật không dễ. Nếu không có “ Vốn ” thì bài viết sẽ trở nên nghèo ý, khô khan. Để làm tốt vấn đề này, tôi tiến hành như sau:
Qua các giờ dạy văn học, Tiếng Việt tôi đã hướng dẫn cho các em về cách dùng từ viết câu có hình ảnh, tích lũy các tư liệu văn học.
Ngoài ra, để giúp học sinh viết câu văn sinh động, tôi còn hướng dẫn học sinh những bài tập dùng các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hóa, liên tưởng tưởng tượng …
Bên cạnh đó tôi còn giúp các em tập so sánh hai đoạn văn. Tại sao đoạn văn này hay hơn đoạn văn kia? Những hình ảnh từ ngữ nào làm cho đoạn văn sinh động?
* Kết quả:
Sau những giờ học trên lớp, học sinh thường đến Thư Viện trường để đọc sách nên vốn từ của các em ngày càng phong phú. Hơn nữa, trong những giờ học các em học tập sôi nổi và có hứng thú học môn Văn. Khả năng diễn đạt của các em trong những bài viết được lưu loát, rành mạch, sinh động và hấp dẫn hơn .
* Biện pháp 3:
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý.
Bài văn nghèo ý, nội dung ít phong phú, có khi lạc đề, viết lan man là do các em chưa biết cách tìm hiểu đề, tìm ý. Vì thế hướng dẫn học sinh cách tìm hiểu đề, tìm ý là biện pháp hữu hiệu mà tôi đã thực hiện và có kết quả tốt. Cụ thể, tôi đã hưỡng dẫn các em trước khi làm bài cần: đọc kỹ đề, đề thuộc loại gì? Đề nêu hiện tượng sự việc gì? Đề yêu cầu làm gì? Tìm ý là tìm hiểu ý nghĩa của sự việc, của vấn đề. Tìm hiểu nội dung của vấn đề.
Để tìm hiểu đề, tìm ý cho đề bài: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí riêng của ban. Tôi đã hướng dẫn học sinh như sau:
- Nội dung chính là kể lại chuyện mình đã trót xem nhật kí riêng của bạn như thế nào ( Vào lúc nào, ở đâu, diễn ra như thế nào, bạn có biết không, có ai thấy không, đã đọc được những gì, có nói cho người khác, biết nội dung nhật kí của bạn hay không?...)
- Nội dung kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm và lập luận là việc miêu tả những suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên (ân hận, xấu hổ như thế nào…) những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở… và rút ra bài học cho mình.
* Kết quả:
Học sinh biết cách tìm hiểu đề, tìm ý, diễn đạt đúng trọng tâm vấn đề, khong lạc đề.
* Biện pháp 4:
Hướng dẫn học sinh sắp xếp ý, lập dàn bài.
Trong quá trình tìm ý, học sinh tìm và ghi ra rất nhiều ý không cần theo thứ tự. Nhưng khi làm bài, các ý sẽ được sắp xếp lại cho hợp lý. Có ý giữ lại, có ý bỏ đi. Việc sắp xếp ý phải theo một trình tự nhất định, bảo đảm tính hợp lý chặt chẽ.
- Muuốn có một bài văn hay phải có một dàn bài phong phú.
- Ỏ mỗi thể loại hay kiểu bài, sách giáo khoa thường giới thiệu một dàn bài chung ( Đại cương) để từ đó học sinh tập vận dụng vào một bài văn cụ thể. Sau đây là phần hướng dẫn học sinh lập dàn bài:
+ Trước tiên học sinh viết bố cụ bài văn gồm có ba phần:
- Mở bài.
- Thân bài.
- Kết bài.
+ Hướng dẫn làm phần mở bài: thường có hai cách: Trực tiếp và gián tiếp. Mở bài có nhiệm vụ giới thiệu nên cần ngắn gon, ít ý nhưng rõ ràng, hướng vào đề khong lan man dài dòng.
+ Hướng dẫn làm phần thân bài: Thân bài có nhiệm vụ triển khai và thể hiện nội dung và làm rõ trọng tâm của bài văn. Cách làm như sau: Ghi các ý lớn, từ các ý lớn triển khai thành các ý nhỏ theo thứ tự sắp xếp hợp lý.
+ Hướng dẫn làm phần kết bài: Kết bài là kết thúc, thường chốt lại những ý chính trong bài rồi phát biểu cảm nghĩ của mình qua nội dung bài.
Để lập dàn bài cho đề bài: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí riêng của ban. Tôi đã hướng dẫn học sinh cách lập dàn bài như sau:
1. Mở bài:
+ Giới thiệu sự việc: xem nhật kí riêng của bạn.
+ Nhân vật: chính em.
+ Tình huống xảy ra câu chuyện: Ở đau?... Khi nào?
2. Thân bài:
Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định, thực chất là trả lời câu hỏi: Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?
Diễn biến sự việc:
+ Sự việc khởi đầu (mở đầu) thấy quyển vở đẹp có bìa cứng trong hộc bàn của bạn…
+ Sự việc mâu thuẫn (thắt nút): diễn biến nội tâm: vừa nhớ lời dạy của cô không được tò mò xem thư hoặc nhật kí của người khác, vừa tò mò muốn xem bạn viết những gì trong vở nhật kí…
+ Sự việc phát triển: giở vở nhật kí của bạn ra xem… thấy ghi những chuyện, những cảm nghĩ riêng tư của bạn về trường lớp, về các bạn…
+ Sự việc cao trào (mở nút): đem những chuyện bạn viết kể cho lớp nghe, gây mất đoàn kết, cãi cọ xô xát…
+ Sự việc kết thúc: cô giáo biết được, đem sự việc ra phê bình trước lớp… miêu tả nội tâm: ân hận, xấu hổ, những suy nghĩ, dằn vặt, trăn trở…(có thể đưa ra lập luận: vì sao lại ân hận?)
3. Kết bài:
Nêu kết cục câu chuyện:
+ Cảm nghĩ của em.
+ Rút ra bài học cho mình.
* Kết quả:
Qua quá trình luyện tập vàm làm bài, phần lớn học sinh đều biết sắp xếp ý, lập dàn ý và trình bày dàn ý một cách hợp lý, có hệ thống.
2. Kết quả đạt được:
Qua một thời gian vận dụng những kinh nghiệm đã trình bày trên. Kết quả đến học kỳ I năm học: 2011-2012, chất lượng phân môn Tập làm văn của lớp 9C, 9D đạt được như sau:
CHẤT LƯỢNG PHÂN MÔN TẬP LÀMVĂN LỚP 9C- 9D CUỐI HỌC KỲ I.
Lớp
Sĩ số
Chất lượng môn Tập làm văn cuối học kỳ I
Giỏi (9-10đ)
Khá (7- 8đ)
TB (5- 6đ)
Yếu (dưới 5)
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9C
36
05
13,9
10
27,8
21
58,3
0
0
9D
35
04
11,4
10
28,6
21
60,0
0
0
TC
71
09
12,7
20
28,2
42
59,1
0
0
Nhận xét: Nhìn chung, qua số liệu cho ta thấy đa số các em chăm học, chất lượng tăng đều.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Mỗi học sinh đều nhận thức không gióng nhau nên khi học tập sẽ có sự lĩnh hội tri thức khác nhau,cho nên việc dạy và học rất phức tạp. Còn giáo viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy giúp học sinh rèn luyện và hình thành các kỹ năng để học tập bộ môn Tập làm văn. Cho nên tôi muốn người giáo viên phải có một phương pháp giảng dạy sáng tạo thích hợp nhằm giúp học sinh hứng thú khi học bộ môn này.
2. Kiến nghị:
Từ kết quả học tập môn Tập làm văn lớp 9 của Trường THCS Nguyễn Hồng Sơn đạt khá cao. Song đó, cũng có sự đóng góp của đồng nghiệp trong tổ. Tôi cũng cố gắng hết mình vào sự nghiệp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng học tập cho học sinh. Những kinh nghiệm nêu trên, tôi xem đó chỉ là những kinh nghiệm của bản thân. Mong sự góp ý chân thành của thầy, cô và bận bè đồng nghiệp.
Xuân Thành, ngày 02 tháng 02 năm 2012
Người viết
Nguyễn Văn Cân
PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...............
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
01/ Sách Giáo khoa Ngữ văn 9 ( Tập I, tập II).
02/ Sách Giáo viên ngữ văn 9 ( Tập I, tập II).
03/ Sách: 45 Đề Trắc nghiêm – Tự luận (Hoàng Đức Duy)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Làm thế nào để học sinh học tốt phân môn tập làm văn lớp 9.doc