Làm thế nào để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả ở đồng bằng Sông Cửu Long
Quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đang diễn ra ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Trình độ nguồn nhân lực đang thực hiện công việc cơ giới hoá sản xuất
nông nghiệp trong sử dụng máy, chế tạo máy và khuyến nông còn hạn chế, đa số
chưa được đào tạo từ trường lớp chuyên về CGH nông nghiệp. Do đó cần có những
lớp tập huấn về CGH cho các đối tượng có liên quan.
- Các khâu làm đất, tưới tiêu, đập lúa ở ĐBSCL đã CGH đạt gần 100% diện tích.
Các khâu còn lại mức độ CGH tăng dần theo thời gian, phụ thuộc vào điều kiện
của mỗi địa phương. Riêng khâu làm đất cần trang bị các loại máy kéo mới.
- Cần thực hiện 9 giải pháp đã đề xuất để CGH trong sản xuất lúa mang lại hiệu
quả thiết thực cho ĐBSCL.
- Đây là những vấn đề cần được các cơ quan chức năng quan tâm trong định hướng
hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL trong
tương lai.
13 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2667 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả ở đồng bằng Sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1/11
LÀM THẾ NÀO ĐỂ ỨNG DỤNG CƠ GIỚI HÓA TRONG
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
MỘT CÁCH HIỆU QUẢ Ở ĐBSCL
TS. Nguyễn Văn Khải
Phó trưởng bộ môn Kỹ thuật cơ khí – Khoa Công nghệ
Trường Đại học Cần Thơ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của
cả nước, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn với diện tích gieo trồng lúa
khoảng 3,9 triệu ha. Năm 2010, sản lượng lúa của ĐBSCL đạt 21,558 triệu tấn.
Hàng năm ĐBSCL cung cấp: Trên 50% sản lượng lúa của cả nước và hơn 90%
lượng gạo xuất khẩu.
Để giảm bớt công việc nặng nhọc và tăng năng suất lao động, từng bước người dân
đã áp dụng cơ giới hóa (CGH) vào quá trình canh tác lúa: Làm đất, gieo cấy, phun
thuốc, bón phân, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển và sấy.
Nhưng ”Làm thế nào để ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp một
cách hiệu quả ở ĐBSCL“ là một vấn đề rất cấp thiết hiện nay cho toàn vùng đồng
bằng.
Trong CGH sản xuất nông nghiệp hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến quá trình
sản xuất: trình độ nguồn nhân lực sử dụng thiết bị và tình trạng kỹ thuật của máy
phục vụ nông nghiệp.
II. HIỆN TRẠNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC
VỤ CGH NÔNG NGHIỆP
2.1 Hiện trạng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CGHNN
Trước đây, hai cơ quan trong vùng đào tạo nguồn nhân lực chính phục vụ CGH sản
xuất nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long là Khoa Cơ khí nông nghiệp Trường
Đại Học Cần Thơ, đào tạo trình độ kỹ sư Cơ khí nông nghiệp và Trường Công
nhân cơ khí nông nghiệp 2 trung ương ở Ô Môn, đào tạo công nhân Sử dụng cơ khí
nông nghiệp.
Trường Công nhân cơ khí nông nghiệp 2 trung ương (Hiện nay chuyển thành
Trường Cao đẳng Cơ điện và nông thôn Nam bộ) từ năm 1979 đến năm 1995 mỗi
năm đào tạo trung bình 150 học viên ngành Sử dụng cơ khí nông nghiệp. Từ năm
1996 đến nay, đã 16 năm qua không có học viên theo học.(Nguồn: Số liệu từ Hiệu
trưởng tháng 04 năm 2012). Các học viên đã được đào tạo trước đây, một số người
có điều kiện kinh tế đã mua một trong các loại: máy kéo, máy xới, máy đập lúa
2/11
hoặc máy gặt đập liên hợp làm dịch vụ cơ giới hoá nông nghiệp, đa phần còn lại đã
chuyển sang làm công việc khác. Lực lượng lao động trẻ sử dụng máy nông
nghiệp hiện nay chỉ học việc từ người làm lâu năm truyền nghề lại.
Tương tự, Khoa Cơ khí nông nghiệp Trường Đại Học Cần Thơ (Hiện nay chuyển
thành Khoa Công Nghệ). Từ năm 1999 đến nay đã 13 năm không có sinh viên theo
học ngành Cơ khí nông nghiệp. Các kỹ sư cơ khí nông nghiệp đã được đào tạo
trước đây, còn rất ít người hoạt động trong lĩnh vực chuyên môn.
Bảng 1. Số lượng sinh viên theo học ngành cơ khí nông nghiệp từ năm 1976 -
1999.
Năm học 1976 - 1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 1999-2000
Số lượng sinh
viên
719 0 43 76 0
Nguồn: Khoa Công Nghệ Đại Học Cần Thơ tháng 04 năm 2012
2.2 Hiện trạng sử dụng nguồn nhân lực phục vụ CGHNN
a) Sử dụng máy
Thu hoạch lúa bằng máy gặt xếp dãy, máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đang phát
triển nhanh chóng trong vùng, do tránh rầy nên xuống giống đồng loạt, khi thu
hoạch trong thời gian ngắn, khối lượng công việc nhiều và tình trạng thanh niên rời
nông thôn vào tìm việc ở các khu công nghiệp dẫn đến thiếu hụt lao động gay gắt
tại thời điểm thu hoạch lúa dẫn đến số lượng máy tăng nhanh hàng năm để đáp ứng
yêu cầu thực tế của sản xuất. Theo số liệu của Trung tâm khuyến nông quốc gia ở
bảng 2.
Bảng2. Tổng hợp số lượng máy cắt xếp dãy và máy gặt đập liên hợp tháng 4/2011
Tỉnh MÁY
GẶT
ĐẬP
LIÊN
HỢP
MÁY
CẮT
XẾP
DÃY
Thời 7/200 3/200 3/200 9/201 4/201 7/200 3/2008 3/200 9/201 4/201
3/11
điểm 7 8 9 0 1 7 9 0 1
1 An
Giang
175 251 618 1.019 1.254 168 267 398 369 381
2 Kiên
Giang
164 400 800 843 1.310 27 27 200 172 160
3 Đồng
Tháp
51 105 279 771 992 497 526 87 1.001 846
4 Long
An
28 100 756 876 1.030 1.578 1.846 1.815 1.578 2.167
5 Vĩnh
Long
6 12 193 475 719 91 105 110 130 141
6 Trà
Vinh
3 7 30 330 330 34 38 40 40 40
7 Cần
Thơ
25 51 144 217 345 165 165 135 135 135
8 Tiền
Giang
9 14 38 181 216 260 285 319 537 548
9 Sóc
Trăng
6 16 26 84 163 32 32 32 - -
10 Bạc
Liêu
7 11 23 48 70 40 40 40 40 40
11 Hậu
Giang
2 18 19 43 60 30 30 41 35 41
12 Cà Mau - 4 14 25 71 - 2 2 - 7
4/11
13 Bến Tre 0 0 2 11 11 25 36 25 25 25
CỘNG 476 989 2.942 4.923 6.571 2.947 3.399 3.244 4.062 4.531
Nguồn: Tổng hợp của Pgs. Mai Thành Phụng, TTKNQG từ nguồn báo cáo của các
tỉnh qua 4 lần hội thi máy GĐLH vùng ĐBSCL tại Kiên Giang(07/2007), Đồng
Tháp (3/2008), An Giang (3/2009), Sóc Trăng (9/2010) và Bình Định(4/2011)
Tháng 7 năm 2007 toàn vùng có khoảng 476 máy GĐLH thu hoạch lúa và gần
3.000 máy gặt xếp dãy, đến tháng 4 năm 2011 đã có hơn 6.571 máy GĐLH và hơn
4.500 máy gặt xếp dãy. Như vậy, trong bốn năm số lượng máy gặt xếp dãy tăng lên
1,5 lần và máy GĐLH đã tăng nhanh lên hơn 13 lần.
Trong thời gian tới sẽ có nhiều nông dân tiếp tục mua máy GĐLH để sử dụng. Mỗi
máy cần 2 người vận hành để đáp ứng kịp thời vụ thu hoạch, như vậy đã có khoảng
13.000 người trực tiếp vận hành máy GĐLH, một trong các loại máy phức tạp nhất
của CGH sản xuất nông nghiệp, chưa qua đào tạo căn bản từ trường lớp, dẫn đến
những trục trặc, hư hỏng và điều chỉnh các thông số kỹ thuật chưa phù hợp làm
thất thoát hạt trong quá trình sử dụng máy là điều không thể tránh khỏi.
Máy GĐLH sử dụng ở Việt Nam hiện nay được cung cấp từ nhiều nước: Trung
Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và máy nội địa sản xuất trong nước. Các cơ sở sản xuất
máy trong nước trên cơ sở nhập khẩu: Hộp số, động cơ, xích cao su và một số chi
tiết khác..., từ đó sản xuất ra máy GĐLH.
b) Chế tạo máy GĐLH
Trong lĩnh vực chế tạo máy GĐLH qua kết quả khảo sát các cơ sở sản xuất máy
tham gia bình tuyển vụ Hè Thu, năm 2010 tại tỉnh Sóc Trăng, cho thấy trình độ
được đào tạo của nguồn nhân lực trong lĩnh vực này còn rất hạn chế.
Bảng 3. Số liệu khảo sát trình độ nguồn nhân lực các cơ sở chế tạo máy GĐLH
đồng bằng sông Cửu Long tháng 9/2010.
Tỉnh
TT
Tên
cơ sở
Tổng
số
nhân
viên
Trình
độ
được
đào
tạo về
cơ
khí
Kỹ sư Cao
đẳng
Trung
cấp
Công
Nhân
chứng
chỉ
nghề
Tự đào
tạo
5/11
Long
An 1
Nhật
Thành 50 0 0 10 0 0 40
2 Chín Nghĩa* 15 1 0 0 0 0 14
3 Hiệp Hùng 19 0 0 14 0 0 5
Tiền
Giang 4 Tư Sang 57 2 0 4 9 0 42
Đồng
Tháp 5
Phan
Tấn 80 1 0 0 3 0 76
6 Vạn Phúc 25 0 0 3 0 0 22
7 Út Máy Cày* 30 0 0 0 0 0 30
Cần
Thơ
8 Hoàng Thắng 30 3 0 3 6 0 18
9 Năm Sanh 20 0 0 0 0 0 20
10 Tâm Phúc* 55 0 0 0 5 0 50
An
Giang 11 Hai Tính 9 0 0 0 0 0 9
12 Tư Hồng 10 0 0 0 0 0 10
13 Dũng số 5 20 0 0 0 0 0 20
6/11
Kiên
Giang 14
Đức
Ngươn
15 0 0 0 1 0 14
Tổng 435 7 0 34 24 0 370
% so với
tổng 1,61 0,00 7,82 5,52 0,00 85,06
(Ghi chú: Các cơ sở có dấu * phỏng vấn qua điện thoại, không đăng ký tham gia
bình tuyển).
Từ kết quả ở bảng 3 cho thấy số lượng kỹ sư và cao đẳng cơ khí ở các cơ sở chế
tạo máy gặt đập liên hợp chiếm tỉ lệ rất thấp 1.61%, trình độ trung cấp 7.82% và
công nhân được đào tạo chính qui 5,52%. Các cơ sở vẫn duy trì theo lối cũ là tự
đào tạo nhân viên trong quá trình sản xuất. Chỉ có 4/14 cơ sở chế tạo máy gặt đập
liên hợp có nhân viên cơ khí đạt trình độ kỹ sư cơ khí. Với trình độ nguồn nhân lực
như hiện nay đa số các cơ sở chế tạo máy gặt đập liên hợp khó đạt đuợc độ ổn định
chất lượng sản phẩm trong quá trình sử dụng.
Bảng 4. Trình độ nguồn nhân lực công ty cổ phần cơ khí An Giang, đơn vị tham
gia bình tuyển máy vụ Hè Thu năm 2010
Tên công ty
Tổng
nhân
viên
Trình
độ
được
đào tạo
về cơ
khí
Kỹ sư Cao
đẳng
Trung
cấp
Công
nhân
chứng chỉ
nghề
Tự đào
tạo
Cơ Khí An Giang 275 28 4 20 223 0 0
% so với tổng số 10,18 1,45 7,27 81,09 0 0
Công ty cổ phần cơ khí An Giang có tỉ lệ kỹ sư cơ khí, cao đẳng, trung cấp và công
nhân được đào tạo từ trường lớp lớn nhất trong các cơ sở chế tạo máy gặt xếp dãy
và máy gặt đập liên hợp trong vùng. Đây là cơ sở chế tạo máy gặt xếp dãy lớn
hàng năm cung cấp ra thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 1.400 máy/năm.
c) Ở Trung tâm khuyến nông khuyến ngư 13 tỉnh ĐBSCL
7/11
Bảng 5. Hiện trạng nguồn nhân lực kỹ sư Cơ Khí ở các Trung Tâm Khuyến Nông -
Khuyến Ngư (TTKNKN)13 tỉnh ở ĐBSCL( tháng 4/2012)
TT TT KN – KN Kỹ sư
CKNN
Kỹ sư CK Nơi đào tạo, khóa,
Năm Tốt nghiệp
1 An Giang 01 0ĐHCT (K8 - 1986) 1996
2 Long An 0 01ĐHCT (K27- 2006)
3 Tiền Giang 0 01ĐHCT (K27- 2001)
4 Kiên Giang 0 01ĐHCT- KG (2007)
5 Vĩnh Long 0 01ĐH Cửu Long (2004)
6 Trà Vinh 0 01ĐHSPKT Thủ Đức
7 Cần Thơ 0 0
8 Đồng Tháp 0 0
9 Sóc Trăng 0 0
10 Bạc Liêu 0 0
11 Hậu Giang 0 0
12 Cà Mau 0 0
13 Bến Tre 0 0
Tổng 01 05
Từ kết quả khảo sát cho thấy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về lĩnh vực
CGH nông nghiệp trong các TTKNKN của 13 tỉnh ĐBSCL rất hạn chế: chỉ có 1
TTKNKN có kỹ sư CKNN, 5 TTKNKN có kỹ sư Cơ khí và 7 TTKNKN còn lại
8/11
của ĐBSCL không có cán bộ trình độ kỹ sư Cơ khí! Đây là một khó khăn cho việc
triển khai các tiến bộ kỹ thuật về CGH trong sản xuất nông nghiệp ở các địa
phương.
Trong tương lai gần sẽ cơ giới hoá đồng bộ cây lúa, rau màu, cây họ đậu, làm
vườn, thu hoạch mía, nuôi trồng thuỷ sản,... Do đó, rất cần một nguồn nhân lực lớn
có trình độ chuyên môn sâu về cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp. Nhưng hiện nay
trong vùng không có người theo học, đây là một khó khăn rất lớn trong toàn bộ sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghịêp nông thôn hiện nay.
III. HIỆN TRẠNG TRANG THIẾT BỊ PHỤC VỤ CGH CÂY LÚA Ở
ĐBSCL
Bảng 6. Trang thiết bị phục vụ CGH cây lúa ĐBSCL
TT Tỉnh
Máy
làm đất
(Máy)
Sạ hàng
(Công
cụ)
Tưới
tiêu
(Máy)
Phun
thuốc
Cắt xếp
dãy
(Máy)
GĐLH
(Máy)
Đập lúa
(Máy)
Sấy
(Máy)
1
Long
An -
15.000
120
sạ tỉa
4.200bt
2.875 đc
640 tpkd
2.167 1.030 6.862 1.356
2
Đồng
Tháp
3.820
nhỏ
1.943
lớn
11.256
20 máy
727
trạm
điện
254
trạm
dầu
35.034 911 1.168 2.083 742
3 An
Giang - - - - 381 1.254 - 2.327
4 Kiên
Giang 4.827 - - 14.511 160 1.319 - 2.293
5
Vĩnh
Long
200 Cày
1.020
(xới tay)
- - - 141 719 4.340 174
6 Trà - - - - 40 330 - 230
9/11
Vinh
7
Cần
Thơ
716
>12cv
1.150
<12cv
- 42.925 - 425 345 1.790 796
8 Tiền
Giang - 6.503 - - 548 216 - 395
9 Sóc
Trăng
5.185 - - - - 163 5.955 602
10 Bạc
Liêu - - - - 40 70 - 200
11 Hậu
Giang 175 - - - 35 60 1.080 425
12
Cà Mau
1.289
nhỏ
98 lớn
- 7.296 - 7 68 679 50
13 Bến
Tre - - - - 25 11 - -
Nguồn:Báo cáo địa phương về CGH sản xuất lúa trong hội thi máy GĐLH thu
hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010, 2011 và Hội nghị ” Giải pháp cho sấy lúa
vụ Hè Thu ở ĐBSCL 23/03/2012”. Bt:bơm tay; đc:động cơ; tpkd: thùng phuy kéo
dây.
Bảng 7. Hiện trạng CGH cây lúa của một số tỉnh ĐBSCL
Tỷ lệ %
CGH so
với
tổng
diện
% so với
tổng sản
lượngHT
10/11
tích
TT Tỉnh Làm
đất
Sạ
hàng
Tưới
tiêu
Phun
thuốc
Cắt
xếp
dãy
GĐLH Đập
lúa
Sấy
1 Long
An
100% 60% 100% 73% 70% - 45%
25-
30%ĐX
2 Đồng
Tháp
100% 52% Trạm4
5%
- 55,48
%
100% 35%
3 An
Giang
95% 48% 95% - 42% - 70%
4 Kiên
Giang
98% 12% 100% - - 45% - 65%
5 Vĩnh
Long
100% - - - 10,7% 76% 100% 21%
6 Trà
Vinh
- - - - (26-
30)%
- 35% HT-
TĐ
7 Cần
Thơ
100% 100% - - 54,7%ĐX 100% 68%
8 Tiền
Giang
100% - - - - 25% - 35%
9 Sóc
Trăng
100% - - - 75,2%
ĐX(20
11-
2012)
100% 39%
10 Bạc
Liêu
- - - - - 15% - (5-6)%
11/11
11 Hậu
Giang
- - - - 40% 60% 30%
12 Cà Mau >95% - - - (30-
35)%
>90% (5-7)%
13 Bến Tre >90% 15% >95% - < 10% - -
Nguồn:Báo cáo địa phương về CGH sản xuất lúa trong hội thi máy GĐLH thu
hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 9/2010, 4/2011 và Hội nghị ” Giải pháp cho sấy
lúa vụ Hè Thu ở ĐBSCL 23/03/2012”.
Từ kết quả bảng 6 và bảng 7 cho thấy các khâu: làm đất, tưới tiêu và đập lúa của
các tỉnh vùng ĐBSCL đều đạt trên 90% rất nhiều tỉnh đạt 100% . Đây là một nỗ
lực rất lớn của của nhà nước và nhân dân trong vùng. Tuy nhiên, qua khảo sát một
số nơi, phần lớn các máy làm đất là máy đã qua sử dụng.
Khâu thu hoạch lúa bằng máy GĐLH đang tăng dần theo hàng năm tuỳ thuộc vào
điều kiện đất đai canh tác lúa của mỗi tỉnh từ 10% đến 76%. Đây là khâu tăng
nhanh nhất trong quá trình CGH cây lúa ở ĐBSCL. Đa số các máy GĐLH đều là
máy mới. Sau 4 năm máy GĐLH đã làm thay đổi nông thôn trong mùa thu hoạch
lúa.
Khâu sấy lúa Hè Thu trong vùng cũng tăng theo quá trình thu hoạch bằng máy
GĐLH của mỗi địa phương. Những địa phương có điều kiện đất đai rộng lớn, số
lượng máy GĐLH nhiều, sẽ có tỷ lệ sấy lúa khi thu hoạch hơn các nơi khác. Đa số
các tỉnh có tỷ lệ sấy lúa Hè Thu từ 30% sản lượng lúa thu hoạch, các tỉnh có tỷ lệ
sấy lúa Hè Thu cao nhất vùng như: Kiên Giang, Cần Thơ và An Giang từ 65% đến
70%.
Khâu gieo sạ một vài tỉnh như An Giang, Đồng Tháp và Long An đã áp dụng
phương pháp sạ hàng từ 48% đến 60% diện tích. Tỉnh Kiên Giang và Bến Tre từ
12% đến 15% diện tích.
Khâu phun thuốc tỉnh Long An đạt 73% diện tích, Đồng Tháp và Kiên Giang cũng
đạt diện tích khá lớn dựa trên số lượng máy có trong tỉnh.
IV. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CGH HIỆU QUẢ TRONG SẢN
XUẤT LÚA Ở ĐBSCL
a. Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ nông để đảm bảo tưới tiêu
nước chủ động theo thời gian sinh trưởng của cây lúa. Tăng cường các
trạm bơm đầu mối để giảm chi phí sản xuất. Giao thông nông thôn thuỷ,
bộ phải thuận lợi cho máy di chuyển trong mùa vụ. Các cầu xây mới ở
nông thôn cần lưu ý đảm bảo cho chẹt chở máy qua lại dễ dàng.
12/11
b. Bằng nhiều giải pháp để tăng kích thước lô thửa, tạo
điều kiện cho các liên hợp máy (làm đất, phun thuốc, thu hoạch) hoạt
động hiệu quả trên đồng.
c. Cần san ủi để có mặt ruộng tương đối bằng phẳng làm
giảm chi phí sản xuất (giảm giống, giảm chi phí bơm nước…) và tạo điều
kiện tăng diện tích sạ hàng. Cần chọn giống lúa và qui trình canh tác để
tránh lúa bị đổ ngã khi thu hoạch.
d. Nên áp dụng cày ải vào sản xuất lúa, để tạo tầng canh tác
cho bộ rễ lúa phát triển tốt, lúa đứng cây làm giảm thất thoát khi thu
hoạch.
e. Nguồn động lực trang bị cho CGH nông nghiệp cần trang
bị các loại máy mới, để làm giảm chi phí nhiên liệu trong quá trình sử
dụng. Hiện nay còn nhiều nông dân vẫn sử dụng máy đã quá cũ, máy đã
qua sử dụng của các nước. Các loại máy này độ tin cậy trong sử dụng
không cao hay hư hỏng, trong quá trình sử dụng làm ô nhiễm môi trường
do dầu, nhớt rơi ra ngoài máy và chi phí nhiên liệu sẽ tăng hơn từ (0,5 –
1) lít nhiên liệu/ ha làm đất hoàn chỉnh. Nếu ước tính hiện nay sử dụng
máy cũ để làm đất khoảng 2 triệu ha (1/2 diện tích lúa ĐBSCL). Như
vậy, mỗi năm ĐBSCL sẽ mất số tiền tương đương 100 máy kéo 45 mã
lực mới. Nếu số lượng máy cũ còn nhiều hơn thì mỗi năm sẽ mất nhiều
hơn nữa.
f. Cần tổ chức nhiều lớp tập huấn về bảo trì, sử dụng máy
GĐLH ở một số địa phương, để những người vận hành máy biết cách
điều chỉnh, các thông số cần thiết khi sử dụng, làm giảm tỷ lệ thất thoát
hạt khi thu hoạch. Qua khảo sát sơ bộ ở Bạc Liêu, Cà Mau cho thấy hiện
nay tỷ lệ thất thoát do máy GĐLH còn nhiều, do người điều khiển chưa
chọn đúng chế độ làm việc của máy hoặc chạy theo năng suất, chạy quá
nhanh. Nếu chọn đúng chế độ làm việc, mỗi ha có thể giảm thất thoát
20kg lúa. Số lượng máy GĐLH hiện nay khoảng 6.500 máy, trung bình
mỗi máy thu hoạch 100ha/năm. Như vậy ước tính mỗi năm sẽ tiết kiệm
được số tiền mua 100 máy GĐLH mới.
g. Các TTKNKN chưa có kỹ sư Cơ khí Nông nghiệp cần
gửi người đi tập huấn về CGH nông nghiệp để có thể chuyển giao các kỹ
thuật mới về CGH nông nghiệp, đồng thời nên tuyển thêm nhân sự có
chuyên môn về CGH để tư vấn về cơ giới trong các cánh đồng mẫu lớn.
h. Các trung tâm dạy nghề nên có các lớp dạy về sử dụng,
sửa chữa, an toàn lao động trong các máy phục vụ CGH nông nghiệp.
Từng bước bổ sung lực lượng lao động trẻ, có chuyên môn vào công
cuộc hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
i. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ CGH cây lúa ở tất cả các khâu
còn lại, đặc biệt là khâu: gieo cấy, bón phân và phun thuốc.
13/11
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
- Quá trình cơ giới hoá sản xuất nông nghiệp đang diễn ra ở vùng đồng bằng sông
Cửu Long. Trình độ nguồn nhân lực đang thực hiện công việc cơ giới hoá sản xuất
nông nghiệp trong sử dụng máy, chế tạo máy và khuyến nông còn hạn chế, đa số
chưa được đào tạo từ trường lớp chuyên về CGH nông nghiệp. Do đó cần có những
lớp tập huấn về CGH cho các đối tượng có liên quan.
- Các khâu làm đất, tưới tiêu, đập lúa ở ĐBSCL đã CGH đạt gần 100% diện tích.
Các khâu còn lại mức độ CGH tăng dần theo thời gian, phụ thuộc vào điều kiện
của mỗi địa phương. Riêng khâu làm đất cần trang bị các loại máy kéo mới.
- Cần thực hiện 9 giải pháp đã đề xuất để CGH trong sản xuất lúa mang lại hiệu
quả thiết thực cho ĐBSCL.
- Đây là những vấn đề cần được các cơ quan chức năng quan tâm trong định hướng
hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn vùng ĐBSCL trong
tương lai.
Tóm tắt
Đã hơn 10 năm, Trường Cao đẳng Cơ điện và nông thôn Nam bộ, Khoa Công
Nghệ Trường Đại học Cần Thơ không có người theo học Sử dụng máy và kỹ sư Cơ
khí nông nghiệp. Những người vận hành khoảng 6.500 máy gặt đập liên hợp đều
chưa qua đào tạo. Số lượng kỹ sư, cao đẳng, trung cấp và công nhân trong các cơ
sở chế tạo máy gặt đập liên hợp tư nhân đều ít. Một số TTKNKN có nhân viên đạt
trình độ kỹ sư về CGH. Đây là những vấn đề cần được các cơ quan chức năng
quan tâm hơn, trong định hướng hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển
nông thôn vùng ĐBSCL trong tương lai.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7nguyenvankhai_9864.pdf