Lắp đặt Tổng đài EWSD tại thị xã Trà Vinh

LỜI GIỚI THIỆU Với đà phát triển hiện nay của xã hội loài người, nhu cầu về thông tin giữa người và người không ngừng tăng lên nên điện thoại là một công cụ truyền tin hữu hiệu. Nhờ điện thoại con người có khả năng trao đổi thông tin giữa các điểm khác nhau trên toàn thế giới một cách dễ dàng.Ngoài các ưu thế như khả năng truyền thông tin theo thời gian thực một cách dễ dàng.Ngoài các ưu thế như khả năng truyền thông tin theo thời gian thực và dễ sử dụng. Mạng điện thoại ngày nay còn có các ưu điểm rất cơ bản, đó là được phổ biến trên toàn cầu, giúp ta có khả năng liên lạc hầu như mọi điểm trên trái đất, thời gian đáp ứng ngắn và thuận tiện với người sử dụng. Muốn đạt được điều này thì chúng ta phải có tổng đài làm nhiệm vụ chuyển mạch giữa các cuộc gọi. Ở nước ta từ khi bắt đầu đổi mới, ngành Bưu điện đã định hướng và quyết tâm “ đi thẳng vào công nghệ hiện đại theo hương số hóa, tự động hóa và đa dịch vụ”. Vì vậy, tổng đài dùng để chuyển mạch giữa các cuộc gọi cũng được lựa chọn đó là những tổng đài điện tử số thay thế cho các tổng đài cơ điện trước kia. Với ưu thế đã được khẳng định trên thị trường thiết bị viễn thông thế giới nói cũng như thị trường Việt Nam nói riêng vế chất lượng, giá cả và tiện ích của các hệ thống tổng đài, hãng Siemens càng củng cố thêm thế mạnh của mình khi giới thiệu hệ thống EWSD (tổng đài điện tử số). Tính đa chức năng của tổng đài giúp giảm đáng kể chi phí đầu tư cho thiết bị mà vẫn đảm bảo phục vụ các nhu cầu dịch vụ hiện đại và có tính cạnh tranh cao cần thiết. Chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy vào kinh nghiệm phong phú của Siemens trong lĩnh vực viễn thông – lĩnh vực mà Siemens là một trong những công ty hàng đầu thế giới mà còn có thể hoàn toàn tin tưởng vào sự hỗ trợ kỹ thuật hoàn hảo ở trong nước giúp cho việc đưa tổng đài vào khai thác một cách thuận lợi nhất và đạt hiệu quả cao nhất Tổng đài EWSD được thiết kế trên cơ sở hoàn toàn số hóa, với khả năng đáp ứng những tính năng và dịch vụ ở hiện tại và tương lai, phẩm chất truyền dẫn cao. Mạng viễn thông Trà Vinh. Xuất phát từ nhu cầu phát triển của mạng lưới viễn thông tỉnh Trà Vinh những năm gần đây tăng cao nên mạng lưới viễn thông Trà Vinh được đầu tư của Tổng cục Bưu điện, Tổng Công ty (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông) cho thi công lắp đặt thành công và phủ rộng khắp 7 huyện và thị xã với hai hệ thống chuyển mạch là tổng đài TDX-1B và tổng đài EWSD Tổng đài TDX-1B được lắp đặt tại huyện Càng Long. Tổng đài EWSD được lắp đặt tại thị xã Trà Vinh. Do nhu cầu ngày càng phát triển, để giải quyết số lượng thuê bao và an toàn hệ thống là vấn đề hết sức quan trọng; Vì vậy tại đài Trà Vinh đã thực hiện mở rộng, phát triển đài EWSD nâng cấp dung lượng nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển ngày càng tăng cao và sau đây là kiến trúc của tổng đài EWSD.

doc47 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lắp đặt Tổng đài EWSD tại thị xã Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mạch (Switching). Hệ thống truy nhập Access bao gồm: Khối giao tiếp đường dây thuê bao DLU (Digital Line Unit): đảm nhận việc kết nối giữa các đường dây thuê bao cả tương tự lẫn thuê bao số và nó cũng được kết nối tới LTG. Nhóm đường dây trung kế LTG (Line/Trunk Group): nó không những đảm nhận việc kết nối tới DLU mà còn kết nối tới tổng đài khác và DSB (Digital Switch Broards). Hệ thống chuyển mạch SN (Switching Network): đảm nhận việc kết nối thông suốt giữa 2 thuê bao tham gia cuộc gọi. Hệ thống báo hiệu Signalling bao gồm: Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC (Common Channel Signalling Network Controller): sử dụng cho mạng báo hiệu số 7. Bộ điều khiển hệ thống mạng báo hiệu SSNC (Signalling System Network Controller): đảm nhận việc điều khiển báo hiệu bên trong tổng đài và thuê bao. Hệ thống Điều khiển bên trong tổng đài bao gồm: Bộ xử lý điều phối CP (Coordinary Processor): điều khiển và phân phối xử lý đến các bộ xử lý khác bên trong tổng đài. Bộ nhớ mở rộng EM (External Memory). Thiết bị vận hành và bảo dưỡng OMT (Operation and Maintanance Terminal): thực hiện giao diện người-máy phục vụ cho việc vận hành và bảo dưỡng tổng đài. Bảng hệ thống SYP (System Panel): phục vụ cho việc vận hành và cảnh báo lỗi trong tổng đài. Bộ đệm bản tin MB (Message Buffer): phục vụ cho việc trao đổi thông tin giữa các bộ phận bên trong tổng đài. Bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCG (Central Clock Generator): tạo xung đồng hồ cho việc hoạt động đồng bộ bên trong tổng đài. Khối giao tiếp thuê bao DLU: - DLU dùng để kết nối với đường dây thuê bao analog, đường dây thuê bao số,tổng đài PBX dung lượng nhỏ và module giao diện V5.1 - Thể loại đường dây thuê bao analog mà DLUB có thể kết nối là đường dây thuê bao quay số bằng xung, ấn phím DTMF, PBX analog dung lượng nhỏ… - Thể loại đường dây thuê bao số mà DLUB có thể kết nối là đường dây thuê bao sử dụng dịch vụ ISDN (ISDN BA). - DLU kết nối đến LTG có thể bằng 2, 3 hoặc 4 luồng 2Mbps gọi là đường truyền số sơ cấp PDC (Primary Digital Carrier). - Kết nối giữa DLU và LTG có thể là đấu thẳng hay đấu chéo, để đảm bảo an toàn nên DLU thường đấu chéo đến LTG. - Đơn vị chức năng trung tâm trong DLUB được nhân đôi và tạo thành hệ thống DLU0 và DLU1. Một hệ thống DLU gồm có: Khối điều khiển cho DLU (DLUC). Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD). Bộ tạo đồng hồ DLUB (GCG). Bộ phân phối bus (BD) Cấu trúc và chức năng của DLUB to LTG Control Bus 0/1 Khối điều khiển cho DLU (DLUC): DLUC điều khiển phối hợp các chức năng bên trong của DLU và phân phối tín hiệu từ đường dây thuê bao về phía tổng đài và ngược lại. Để đảm bảo tin cậy và tăng tốc độ thì trong DLU có 2 DLUC. Chúng làm việc 1 cách độc lập và chia sẻ tải cho nhau do đó khi 1 DLUC bị lỗi thì DLUC còn lại sẽ hoạt động và thay thế DLUC bị hỏng. Mỗi DLUC sẽ đáp ứng 2 luồng PDC (60 kênh user và 1 kênh báo hiệu). Đơn vị giao tiếp số cho DLU (DIUD hay DIU:LDID): DIUD có 2 giao tiếp cho việc kết nối 2 luồng PCM30 PDC. PDC là liên kết giữa DLU và LTG. Còn DIU:LDID thì có giao tiếp 4.096Kbps để kết nối DLU đến LTG. Kết nối này được thông qua đường dây đồng đối xứng. Với DIU:LDID thì 60 kênh user và 1 kênh báo hiệu được truyền qua 1 PDC 4.096Kbps. DIUD tập hợp bản tin thông tin điều khiển từ kênh 16 của PDC và chuyển tiếp nó đến DLUC. Ở hướng ngược lại bản tin thông tin điều khiển đến từ DLUC được chèn vào kênh 16 của cùng PDC và sau đó được chuyển tới LTG. Và với DIU:LDID thì kênh báo hiệu là 32. DIUD hay DIU:LDID còn định ra giao tiếp giữa những kênh của mạng thông tin user 4096 Kbps với các kênh của tuyến 2 hoặc 4Mbps đến LTG. Thông tin user được phân phối đến môđun đường dây thuê bao (SLM) hoặc chuyển tiếp chúng đến LTG qua bus 4096Kbps . Bộ tạo đồng hồ cho DLUB (GCG): Để đảm bảo độ an toàn, GCG được nhân đôi, cả 2 bộ CGC hoạt động theo chế độ master/slave. Khi hoạt động bình thường thì bộ master sẽ ở trạng thái active, nó xác định tín hiệu định thời cho cả hệ thống DLU, còn bộ slave sẽ ở trạng thái standby, nếu bộ master bị sự cố thì hệ thống chuyển mạch sẽ chuyển sang bộ slave. DIUD sau khi nhận được đồng hồ 2.048Khz LCLK (Line Clock) và tín hiệu khung 4Khz LFS (Line Frame Signal) của đường PDC kết nối với LTG sẽ chuyển cả 2 tín hiệu này đến bộ tạo đồng hồ GCG. GCG sẽ tái tạo lại những tín hiệu này thành đồng hồ hệ thống CLK 4.096Khz và tín hiệu đồng bộ khung FS 8Khz (Frame synchronous signal), rồi gởi cả 2 tín hiệu này trở ngược về DIUD. Nhờ bộ phân tuyến BD mà DIUD cung cấp đồng hồ hệ thống CLK 4Khz và tín hiệu đồng bộ khung FS 8Khz đến các module đường dây thuê bao SLM và các đơn vị chức năng như: SASC, EMSP, ALEX, TU. Bộ phân phối bus (BD): - Bộ phân phối bus dùng để kết nối các đơn vị ngoại vi (các môđun đường dây thuê bao SLM ,SASC, EMSP, TU, ALEX) với các đơn vị chức năng trung tâm trong DLU (DLUC, DIUD, GCG) thông qua hệ thống bus (bus điểu khiển, bus dữ liệu và bus phát hiện xung đột). - Mỗi BD được chỉ định phục vụ cho 1 trong 2 hệ thống DLU (DLU0 hoặc DLU1), chẳng hạn như BD ở self 0 và self 2 phục vụ cho DLU0 thì BD ở self 1 và self 3 phục vụ cho DLU1. - Trong 1 nữa hệ thống DLU thì mỗi BD phục vụ cho 32 module đường dây thuê bao SLM. Các loại bus: Bus điều khiển: Mang thông tin điều khiển như báo hiệu đường dây thuê bao hay câu lệnh từ DLUC đến SLM, tín hiệu đường dây thuê bao và bản tin. Bus điểu khiển hoạt động ở tốc độ 187,5Kbps ở cả 2 hướng và tốc độ dữ liệu hiệu dụng là 136Kbps. Bus dữ liệu: Mang thông tin thoại và dữ liệu đến SLM và từ SLM đi. Mỗi bus có 64 kênh mỗi kênh có tốc độ là 64Kbps (64x64=4.096Kbps). Bus phát hiện xung đột: Gồm 2 bus hoạt động song song với bus dữ liệu, thích hợp cho các module đường dây thuê bao số hoặc module giao diện V5.1 được dùng để ngăn chặn các thuê bao truy cập cùng lúc trên 1 bus, kênh báo hiệu D được dùng để truyền dữ liệu. Các môđun đường dây thuê bao. Môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA) SLMA:FPE được dùng cho DLUB và DLUD bao gồm 16 mạch giao tiếp với đường dây thuê bao tương tự và 1 đơn vị điều khiển chung với bộ vi xử lí (SLMCP). SLMA:FPE không yêu cầu RGB và MGB, những chức năng đó đã được thực hiện trên chính môđun này. SLMA:FPE thay thế cho vài loại SLMA cũ như SLMA:COS, SLMA:CSR, SLMA:CMRL. SLMA:ITF/SLMA:ITM thay thế cho SLMA:FPE chuẩn và đơn vị kiểm tra. Những chức năng được thực hiện bởi đơn vị kiểm tra sẽ được thi hành trong mạch đường dây thuê bao (ILTF-SLCA) của SLMA. Nói cách khác mỗi mạch đường dây thuê bao tự thực hiện chức năng kiểm tra, nó kiểm tra đường dây và kiểm tra đầu cuối thuê bao. SLMA còn có các chức năng đặc biệt sau: Direct-inward-dialing (SLMA:DID) với 8 mạch đường dây thuê bao. Đường dây hội nghị (SLMA:TPL) với 4 mạch đường dây thuê bao cho việc kết nối 8 thuê bao qua tương tác cá nhân. Điện thoại khẩn cấp (SLMA:FPS) với 4 mạch đường dây thuê bao. Direct inward/outward dialing (SLMA:DIOD) với 4 mạch đường dây thuê bao (báo hiệu bằng xung). SLMA còn thực hiện chức năng BORSCHT. B attery Supply O vervoltage Protection R inging S ignaling C oding H ybrid 2/4- Wire T esting Analog subscriber line SLMA:FPE SLCA Control part SLMCP 0 15 Test bus Control bus 0 (DLUC0) Control bus 1 (DLUC1) 4096- kbps bus 0 (DIUD0 or DIU:LDID0) 4096- kbps bus 1 (DIUD1 or DIU:LDID1) to the TU Môđun đường dây thuê bao số (SLMD) SLMD gồm có 8 hoặc 16 mạch đường dây thuê bao số SLCD. Mỗi SLCD cung cấp 1 giao diện gồm 2 dây cho thuê bao ISDN BA. Nó có thể được sử dụng để kết nối thuê bao ISDN hoặc tổng đài ISDN PBX. Có 2 loại SLMD để giám sát việc mã hóa đường dây đó là mã hóa 2B1Q và 4B3T. Những chức năng chính của SLMD: Bảo vệ quá áp. Cung cấp giao diện có tốc độ 2B+D (144Kbps) và 16 Kbps cho xung đồng bộ. Triệt tiếng vọng cho cả hai hướng truyền trên 2 dây của đường dây thuê bao số. Chuyển đổi 2 dây thành 4 dây và thích ứng với mã dường truyền trên đường dây thuê bao. Ngăn chăn bản tin báo hiệu DSS1 từ gói dữ liệu X.25 của thuê bao. Bảo vệ việc truyền bản tin báo hiệu trên kênh D. Kiểm tra truy nhập đến đường dây thuê bao/mạch thuê bao. Môđun giao tiếp qua giao diện V5.1 (SLMX) Môđun SLMX được sử dụng để kết nối AN (Access Network) đến DLU. SLMX cung cấp 2 giao diện V5.1 (V51IF). Những giao diện đó phù hợp về mặt điện với giao tiếp PCM của DIU. Đơn vị kiểm tra (TU) Đơn vị kiểm tra có thể được sử dụng để thực hiện chức năng kiểm tra và đo thử đường dây và các môđun mạch dường dây (bao gồm đầu cuối đường dây, đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao). Đơn vị đo thử gồm có 2 môđun đó là môđun kiểm tra chức năng (FMTU) và môđun đo thử mạch đường dây (LCMM). Quá trình kiểm tra phải được thiết lập bởi người điều hành và sử dụng thiết bị vận hành bảo dưỡng (OMT/BCT). Môđun SASC (Stand alone Service Control) Nếu cả 2 DLUC đều mất tất cả các kênh báo hiệu đến LTG do đường truyền bị lỗi (do PDC bị lỗi hoặc LTG bị lỗi) thì DLU vẫn có thể hoạt động được trong trường hợp khẩn cấp. Chức năng này luôn hiện hữu trong tất cả các DLU và nó được điều khiển bởi môđun điều khiển hoạt động khẩn cấp SASC. Trong trường hợp khẩn cấp này môđun này sẽ điều khiển việc thiết lập 1 kết nối giữa các thuê bao của cùng 1 DLU và những thuê bao này là thuê bao tương tự và thuê bao ISDN và cho phép quay số DTMF. Những kết nối cho thoại được kết nối một cách nội bộ qua DLU. Những chức năng chính của SASC gồm: Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong 1 DLU. Điều khiển thiết lập và giải tỏa cuộc gọi cho thuê bao trong DLU khác của RCU. Kết thúc hoạt động khẩn cấp khi kết nối giữa 1 DLUC và node mạng đã được thiết lập lại. Kiểm tra cơ sở dữ liệu và cập nhật nó nếu cần thiết. Tiến hành các thủ tục kiểm tra phần cứng bên trong và tiến hành các chức năng giám sát. Điều khiển các bộ thu mã. Môđun ALEX (External Alarm Set) ALEX được sử dụng để chuyển tiếp những cảnh báo ngoài (như mất nguồn) tới các node mạng. Vì vậy trong trường hợp 1 DLU ở xa thì không thể kết nối các cảnh báo ngoài hệ thống đến hệ thống panel điều khiển (SYPC), môđun cảnh báo ngoài được sử dụng. Những chức năng của ALEX gồm: Nhận biết, lưu trữ và đánh giá trạng thái của những cảnh báo xung đột. Trao đổi dữ liệu giữa DLUC0 và DLUC1. Kiểm tra phần firmware của chính nó và kết thúc truyền thông với DLUC nếu phần firmware bị lỗi được phát hiện. Kiểm tra phần cứng và ghi lại các lỗi phần cứng phát hiện được. Bộ tạo âm hiệu (RGB) Với môđun đường dây thuê bao tương tự (SLMA) thì nó yêu cầu tín hiệu rung chuông bên ngoài hoặc tín hiệu xung đồng bộ, có 2 bộ tạo âm hiệu được sử dụng. SLMA được truy nhập trực tiếp bởi RGB. RGB còn cung cấp áp rung cho TU. Bộ tạo tín hiệu đo đạc (MGB) Bộ tạo tín hiệu đo đạc bao gồm bộ chuyển đổi dòng điện trực tiếp kết nối nối tiếp với bộ tạo dao động sóng sine và cung cấp xung cho SLMA với hệ thống đo đạc bên ngoài (SLMA:TPL) và SLMA:FPE thì không yêu cầu MGB và MGB chỉ cung cấp xung đo đạc cho SLMA. Nhóm đường dây trung kế LTG: LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch SN. Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC có tốc độ truyền 8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn), trên đường SDC này có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64kbps) dùng để truyền thông tin, còn lại 1 khe dùng cho báo hiệu. LTG truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1), side 0 ở trạng thái hoạt động active, side 1 ở trạng thái không hoạt động standby, nếu side 0 bị sự cố thì side 1 sẽ chuyển sang trạng thái active. Nhiệm vụ xử lí cuộc gọi của LTG : Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hoặc đường dây thuê bao. Truyền báo hiệu. Truyền những âm hiệu nghe được. Truyền những bản tin đến bộ xử lý điều phối CP và nhận những lệnh từ CP. Truyền và nhận những thông báo từ khối xử lý GP của các LTG khác. Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC. Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA. So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN. Kết nối xuyên suốt cuộc gọi. Cấu trúc phần cứng của LTG : Các loại LTG khác nhau về cơ bản có cùng cấu trúc bên trong, bao gồm những đơn vị luận lí hay vật lí. Tùy vào loại LTG nào mà những đơn vị này có thể tìm thấy trên những module phần cứng khác nhau. Bộ xử lí nhóm (Group Processor – GP): tổng hợp thông tin đến từ vùng node mạng xung quanh với dạng thông tin bên trong hệ thống và điều khiển tất cả các phần trong LTG . Bộ tạo xung nhóm (Group Clock Generator – GCG): GCG tạo cho LTG những xung clock điều khiển mà nó yêu cầu. Bộ dao động trong GCG được đồng bộ với tín hiệu nhận từ đồng hồ trong LUI thông qua vòng khoá pha. Khối giao diện liên kết (Link Interface Unit - LIU): kết nối LTG với SN kép (SN0 và SN1). LIU chuyển đường ghép kênh 8Mbps từ GS thành 2 luồng song song SDC 8Mbps nối đến SN. Ngược lại, nó nhận thông tin sử dụng từ mạng chuyển mạch thông qua 2 đường song song SDC. LIU chọn dữ liệu từ mạng chuyển mạch đang ở trạng thái chủ động và chuyển nó ngược trở về GS. LIU đồng bộ thông tin trên SDC từ SN với hệ thống đồng hồ nội và cung cấp xung 8.192Khz đến GCG. Nó lấy lệnh của CP từ kênh thông tin (TS0) và đưa chúng trở về GP. Theo hướng ngược lại, LIU chuyển thông tin GP đến CP. Sau mỗi kết nối được thiết lập, LIU kiểm tra sự kết nối thông suốt trong SN với sự giúp đỡ của bộ kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC_cross-office check) bằng cách bên LUI gọi gửi 1 chuỗi bít kiểm tra và được LUI của phía bị gọi phản hồi lại. Nếu chuỗi bít gửi đi và nhận về giống nhau tức có 1 kết nối chuyển mạch đến thuê bao được thiết lập. Điều khiển kết nối báo hiệu (Signaling Link Control - SILC): SILC có chức năng như 1 bộ xử lý vào ra,được dùng để kết nối nhiều kênh báo hiệu thông qua giao thức dùng cho truy cập DLU hay giao thức ở kênh D của ISDN, những giao thức truyền dẫn dựa trên thủ tục HDLC. Phía LTG, SILC thực hiện những chức năng lớp 2 của những giao thức báo hiệu (đồng bộ, phát hiện lỗi, xử lý lỗi) và bằng cách đó bảo mật được thông tin trao đổi giữa những đơn vị ngoại vi và GP. . Khối báo hiệu (Signalling Unit_SU) SU là đơn vị logic của LTG. Có những đơn vị phụ sau: Code Receiver (CR): nhận và phát hiện tín hiệu đa tần. Tone Generator (TOG): tạo ra những âm hiệu có thể nghe được dùng cho tất cả LTU và những tần số cần cho quay số đa tần MFC. Receiver Module for Continuity Check (RM:CTC): cần thiết kiểm tra những đường trung kế CCS7. Khối trung kế đường dây (Line/Trunk Unit_LTU): là đơn vị logic của LTG. Group Switch (GS): nối với LTU, SU, LIU và SILC (thông qua GP). Mạng chuyển mạch SN : Trong tổng đài EWSD mạng chuyển mạch là những đường kết nối giữa các bộ phận sau: Kết nối thoại và dữ liệu giữa những trung kế LTG với nhau. Truyền những bản tin giữa những đường trung kế LTG và khối xử lí điều phối CP. Truyền những bản tin báo hiệu CCS7 giữa những những đường trung kế LTG và đơn vị mạng báo hiệu kênh chung CCNC. Đường truyền từ SN đến các khối còn lại của tổng đài EWSD dùng luồng thứ cấp SDC 8Mbps. SDC:LTG là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và LTG dùng để truyền thoại và dữ liệu cũng như là các bản tin tổng đài giữa LTG và CP. SDC:CCNC là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và CCNC dùng để truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa CCNC và LTG. SDC:TSG là đường số thứ cấp 8 Mbps giữa SN(B) và bộ đệm bản tin MB (Message buffer) dùng để truyền những bản tin giữa LTG và đơn vị bộ đệm bản tin MBU:LTG trong CP. SDC:SGC là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa đơn vị bộ đệm bản tin MBU:SGC trong CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC (Swich group control) trong SN. Phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến mà có nhiều loại SN (B): SNB:63LTG kết nối tối đa 63LTG. SNB:126LTG kết nối tối đa 126LTG. SNB:252LTG kết nối tối đa 252LTG. SNB:504LTG kết nối tối đa 504LTG. Cấu trúc SN (B) : SNB gồm có 2 tầng chuyển mạch: Tầng chuyển mạch thời gian TSG (time stage group). Tầng chuyển mạch không gian SSG (space stage group). Tùy thuộc vào dung lượng của tổng đài mà số tầng chuyền mạch thời gian TSG và chuyển mạch không gian SSG sẽ khác nhau. Số lượng tầng chuyển mạch thời gian TSG cần thiết cho dung lượng mạng chuyển mạch SN (B) phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến, tối đa 63 TLG được nối đến 1 tầng chuyển mạch thời gian (63LTG cần 1 TSG). Tầng chuyển mạch thời gian : 8 Module TSMB (time stage module B). 1 Module điều khiển SGC. 1 Module nguồn DCCMS. 4 Module LISB ( link interface module). Module TSMB Có 8 bộ nhớ cân bằng EMU (Equazation memory unit): nhận dữ liệu từ các khe thời gian từ luồng SDC đưa tới, ghi dữ liệu vào bộ nhớ và chuyển vào TSCI. 2 mạch tầng thời gian TSCI (time stage circuit incoming) nhận dữ liệu (trong các khe thời gian) từ 8 bộ EMU (1TSCI có 4 EMU), sau đó sẽ chuyển dữ liệu từ khe thời gian nay sang khe thời gian khác, truyền dữ liệu tới 1 trong 4 module LISB. Mỗi TSCI có 4 ngõ vào kết nối tới 4 LTG thông qua giao diện SDC:LTG, đối với TSCI thứ nhất của TSMB đầu tiên thì 1 ngõ vào được kết nối với CP bằng luồng SDC (gọi là giao diện SDC:TSG). Mỗi TSCI có 4 ngõ ra kết nối tới 4 LISB. Việc chuyển khe thời gian ở TSCI và xác định LISB chuyển tới là do CP quyết định. 2 mạch tầng thời gian ra TSCO (time stage circuit outcoming): nhận dữ liệu từ 4 LISB và chuyển đổi khe thời gian để phù hợp với khe thời gian của LTG đích. Số giao diện của TSCO: - 4 ngõ vào kết nối tới 4 ngõ ra của LISB. - 4 ngõ ra kết nối tới 4 giao diện SDC:LTG. Như vậy TSG sẽ có 16 TSCI và 16 TSCO. Module LISB Nhận dữ liệu từ TSCI và chuyển chung đến tầng chuyển mạch không gian, nhận dữ liệu trở lại từ SSG và chuyển chúng về cho TSCO có kết nối tới LTG đích. Một LISB được kết nối tới SSG của cả 2 side để an toàn. Nếu có sự cố xảy ra thì SGC sẽ gửi bản tin báo lỗi tới CP, và CP gửi lênh tới SGC để điều khiển việc nhân dữ liệu từ size khác và cho size hỏng về trạng thái stanby. Nếu rack TSG xa rack SSG thì dữ liệu từ SSG về TSG có thể bị trễ khác nhau, LISB có nhiêm vụ cân bằng độ trễ. Số giao diện LISB: Giao diện với TSG: 16 đường liên kết với 16 TSCI tại ngõ vào. Ngõ ra có 16 đường liên kết với 16 TSCO. Giao diên với SSG:LISB kết nối với module SSM8B của cả 2 size bằng 64 luồng SDC: 16 luồng kết nối với 16 đường ghép kênh vào của SSG cùng size. 16 luồng kết nối 16 luồng đưa ra của SSG cùng size. 32 luồng kia cũng tương tự nhưng của size khác. Tầng chuyển mạch không gian : 8 Module chuyển mạch SSM8B. 2 module chuyển mạch SSM16B. 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC. 1 moduloe chuyển đổi dòng điện môt chiều DCCMS. Chức năng của SSG(B): nhận dữ liệu vào và chuyển mạch trong tầng chuyển mạch vào tại Module SSM8B, chuyển tiếp tới tầng chuyển mạch tiếp theo do module SSM16B đảm nhận, đưa ra chuyển mach tại SSM8B ngõ ra, đưa tới LISB. Module SSM8B 16 bộ nhớ cân bằng EMU 2 mạch tầng không gian vào SC16 8/15 2 mạch tầng không gian ra SC 16 15/8 Chuyển mạch không gian tại ngõ vào và ngõ ra bộ chuyển mạch SSG(B). Module SSM16B Một SSM16B có 8 mạch tầng không gian SC 16 16/16 do đó trong SSG có 16 bộ SC16 16/16 trong đó chỉ có 15 mạch SC16 16/16 được dùng. SC16 16/16 là một bộ chuyển mạch không gian lần thú 2. Có 16 ngõ vào để kết nối 16 mạch SC 16 8/15 và 16 ngõ ra kết nối tới 16 mạch SC 15/8. Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC(B) Nhân lệnh thiết lập từ CP và thực hiên lệnh này, nghĩa là điều khiển việc chuyển mạch xuyên qua tầng chuyển mạch thời gian và không gian. Kiểm tra lại thực hiện có đúng không và gởi lênh xác nhận cho chương trình trong CP biết là đã thiết lập. Việc liên lạc với CP thực hiên qua giao diện SDC:TSG. 6. Bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC : Tổng đài EWSD có thể điều khiển lưu lượng đến và đi tới node mạng khác với tất cả phương thức báo hiệu. Một trong những phương thức đó là hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7. Nó truyền dẫn những bản tin riêng biệt từ thông tin người dùng (thoại, dữ liệu) theo những tuyến báo hiệu kênh chung. Cấu trúc phần cứng Hệ thống ghép kênh MUX Mục đích của hệ thống ghép kênh MUX là kết nối tất cả tuyến báo hiệu hướng ra từ CCNC thành 1 luồng SDC tới mạng chuyển mạch SN và phân phối những tuyến vào ở luồng SDC này tới SLITD trong CCNC. Hệ thống ghép kênh 2 tầng bao gồm: 2 hệ thống ghép kênh chủ MUXM0/1. 32 bộ ghép kênh phụ MUXS. Khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG Một đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC giao tiếp với SN bằng 2 giao diện SDC:CCNC 8Mbps có 256 kênh báo hiệu, trong đó 2 kênh để truyền bản tin, còn lại 254 kênh, những kênh báo hiệu này được phục vụ bởi 32 khối kết cuối báo hiệu SILTG. Mỗi SILTG thực hiện chức năng mức 2, trong SILTG gồm có các module sau: 8 module đầu cuối tuyến báo hiệu số SILTD và 1 module điều khiển đầu cuối tuyến báo hiệu SILTC. Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP Xử lý bản tin. Quản lý mạng báo hiệu. Đo thử và bảo dưỡng. CCNP thực hiện nhiệm vụ mức 3 của hệ thống báo hiệu kênh chung CCS7, nó được nhân đôi để dự phòng, mỗi bộ đều có những kết nối đến tất cả các khối kết cuối xử lý báo hiệu SILTG. Một trong 2 bộ sẽ ở trạng thái hoạt động active, dữ liệu sẽ được cập nhật khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby. Một CCNP bao gồm: 8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA. 1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP gồm có 2 module. MH:SIMP (Message handler): bộ xử lý bản tin. PMU:SIMP (Processor memory unit): bộ nhớ và xử lý của SIMP. 1 giao diện với khối xử lý điều phối CP là CPI gồm các module sau PMU:CPI: Bộ nhớ và xử lý của CPI. MU:CPI: Bộ nhớ của CPI. IOC:CPI: điều khiển vào ra của CPI. Bộ điều khiển mạng hệ thống báo hiệu SSNC : SSNC chịu trách nhiệm cho việc quản lý lưu lượng báo hiệu số 7. SSNC cung cấp những chức năng của phần truyền dẫn bản tin MTP (Message Tranfer Path), phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP (Signalling Connection Control Path), phần vận hành, bảo dưỡng và quản lý OMAP (Operation, Maintenance and Administration Path). SSNC cung cấp hiệu quả tối đa cho báo hiệu SS7. SSNC là hệ thống tương lai vì nó có thể hỗ trợ những tuyến báo hiệu SS7 tốc độ cao. SSNC có những đặc điểm chủ yếu sau: Kỹ thuật truyền dẫn bất đồng bộ ATM (Asynchronous Tranfer Mode). Liên mạng giữa phương thức truyền dẫn đồng bộ STM và ATM. Cấu hình hệ thống tối đa với 1.500 tuyến báo hiệu và tốc độ hơn 300.000 đơn vị bản tin báo hiệu trong 1 giây MSU/s. Tuỳ chọn luồng 1,5Mbit/s hay 2Mbit/s ATM dựa trên những giao diện kết nối báo hiệu tốc độ cao. Giảm tải ở CP bằng cách đưa chức năng OA&M tới SSNC. Hiệu quả cao cho giải pháp hoạt động một mình. Bộ xử lý điều phối CP113C : CP đảm nhận nhiệm vụ điều khiển chẳng hạn phân phối những chức năng cho bộ điều khiển vi xử lý ngoại vi và truyền dẫn dữ liệu giữa chúng trong tổng đài EWSD. Các chức năng của CP: Xử lý cuộc gọi. Khai thác và bão dưỡng. Bảo an. Cấu trúc: CP113C/CR có một số module phần cứng sau: Bộ xử lý nền BAP (Base Processor). Bộ xử lý cuộc gọi CAP (Call Processor). Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output Control). Bộ nhớ chung CMY (Common Memory). Bộ xử lý vào/ra IOP (Input/Output Processor). Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY (Bus for CMY). Chức năng của các bộ xử lý (BAP, CAP, IOC) Các bộ xử lý này đều truy cập đến bộ nhớ chung CMY bằng bus truy xuất bộ nhớ BCMY. IOC tạo thành giao diện cho bộ nhớ chung và bộ xử lý vào ra IOP, IOP sẽ điều khiển xử lý cuộc gọi và các thiết bị O&M nối đến chúng. Cấu trúc của mỗi bộ xử lý này gồm 4 đơn vị chức năng sau: Đơn vị xử lý PU (Processing unit). Bộ nhớ nội LMY (Local memory). Giao diện chung CI (Common interface). Giao diện với bus hệ thống dùng điều khiển vào ra BIOC (Bus system for IOC). Bộ nhớ chung CMY CMY có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu chung cho những bộ xử lý, danh sách điều khiển vào ra cho IOP:MB và những vùng trao đổi thông tin cho IOP đến các thiết bị ngoại vi dùng cho điều hành và bảo dưỡng. Một bộ CMY bao gồm: Khối điều khiển bộ nhớ chung CMYC (Common Memory Control): chức năng điều khiển trung tâm trong CMY và được nhân đôi để đảm bảo an toàn. Bộ nhớ chung,trung bình CMYM (CMY, Medium): quản lý những giao diện giữa CMYC và ngân hàng bộ nhớ. Có tối đa 4 CMYM với dung lượng 64, 128, 192, 256 Mbyte được trang bị cho CMY. Bộ xử lý vào/ra IOP Có nhiều loại IOP kết nối CP113C/CR với các đơn vị chức năng trong tổng đài, bộ nhớ ngoài, thiết bị vận hành OMT. Các loại xử lý vào ra: Bộ xử lý vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (IOP:Message Buffer). Bộ xử lý vào ra cho đồng hồ và những cảnh báo IOP:TA (IOP:Time and Alarms). Bộ xử lý vào ra đồng nhất cho thiết bị OA&M IOP:UNI (IOP:Unified for OA&M Devices). Bộ xử lý vào ra cho đơn vị điều khiển đường dây IOP:LAU (IOP:Line Adapter Unit ). Hệ thống Bus cho bộ nhớ chung BCMY BCMY kết nối các bộ xử lý BAP, CAP, IOC với nhau và với bộ nhớ chung CMY. Dữ liệu và địa chỉ để đọc và ghi trong bộ nhớ CMY, giao tiếp giữa các bộ xử lý đều được truyền qua bus BCMY này. BCMY được nhân đôi vì lý do an toàn, 2 đơn vị BCMY hoạt động đồng bộ với nhau và xử lý thông tin giống nhau, mỗi BCMY gồm có một số khối chức năng sau: Đơn vị giao diện bộ xử lý PI (Processor interface unit). Khối phân xử BCMY (BCMY Abiter). Giao diện bộ nhớ. Bộ tạo đồng hồ. Khối điều khiển khai thác và bảo dưỡng. Bộ đệm bản tin MB: Nhiệm vụ của MB là điều khiển việc trao đổi những bản tin giữa các hệ thống sau: Bộ xử lý điều phối CP và LTG. Giữa những LTG với nhau. LTG với bộ điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC. CP113 với những bộ điều khiển nhóm chuyển mạch SGC của SN. Phụ thuộc vào dung lượng yêu cầu, MB có thể đáp ứng tối đa 4 nhóm đệm bản tin MBG (MB Group). MB được nhân đôi vì lí do an toàn. Sơ đồ cấu trúc và giao diện của MBG Mỗi MBG có 1 số đơn vị chức năng sau: Đơn vị bộ đệm bản tin cho nhóm đường dây trung kế LTG (MBU:LTG): phân phối những bản tin đến từ IOP:MB của CP113 tới tối đa 63LTG, và tập trung những bản tin đến từ những LTG để chuyển chúng đến IOP:MB. Đơn vị bộ đệm bản tin cho điều khiển nhóm chuyển mạch (MBU:SGC) : điều khiển sự trao đổi của bản tin giữa tối đa 3 SGC của SN và IOP:MB của CP113. Đơn vị giao diện với IOP:MB của CP: chuyển đổi những tín hiệu push-pull của IOP:MB thành định dạng TTL và ngược lại. Bộ tạo xung đồng hồ CG (Clock Generator): được đồng bộ bởi bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCGA (Central Clock Generator A). Bằng cách thay đổi mạch logic, CG chọn 1 trong 2 CCGA, từ đó nhận được tín hiệu clock chủ 8Khz được đòi hỏi cho việc đồng bộ. CG cung cấp cho MB tín hiệu clock tổng đài 8.192Khz và bit đánh dấu khung (2Khz). MB chuyển những xung clock này và kết hợp với dữ liệu thông tin tới SN hay SGC. Bộ ghép kênh MUX: dùng để kết nối MBU:LTG đến mạng chuyển mạch qua đường truyền thứ cấp SDC:TSG. 63 kênh vào và ra trên những đường này được dùng cho bản tin tổng đài. Những giao diện của MBG : Giao diện giữa tất cả MBU và IOP:MB: mỗi MBG được kết nối từ bộ đáp ứng giao diện tới IOP:MB thông qua hệ thống bus B:MBG. Sự trao đổi dữ liệu với CP113 diễn ra qua B:MBG. Giao diện giữa MBG và CG: tất cả MBU nhận xung clock từ CG. Để giám sát và kiểm tra, CG có bộ kết nối riêng tới bộ MBU:LTG đầu tiên. Giao diện giữa MBG và CCGA:CG của MBG nhận từ CCGA xung đồng bộ 8Khz. Giao diện giữa MBU:LTG và SNB hay LTG: từ bộ MUX, mỗi MBU:LTG của một MBG được kết nối tới SN thông qua đường dây ghép kênh 8Mbit/s (SDC:TSG). Giao diện giữa MBU:SGC và SGCB của SNB: MBU:SGC điều khiển tối đa 3 SGCB thông qua đường dây ghép kênh (SDC:SGC). Bộ tạo xung đồng hồ trung tâm CCG: CCG bao gồm những khối chức năng: Bộ tạo xung đồng hồ CG. Khối đồng bộ clock CSU (Clock Synchronization Unit). Khối truyền dẫn clock CTU (Clock Tranfer Unit). Giao diện bộ đệm IB (Interface Buffer). Sơ đồ khối chức năng CCG Bộ tạo xung đồng hồ CG: tạo tín hiệu đồng hồ tham chiếu chuẩn 4.096Khz cho bộ tạo xung clock trong khối đồng bộ clock CSU. CG cũng gởi tín hiệu đồng hồ tham chiếu 8.192Khz tới bộ tạo xung clock của đối tác CCG. Nếu cả 2 tần số ngoài đều bị sự cố thì đối tác CCG được đồng bộ theo tín hiệu 8.192Khz này. Ngoài ra, đối tác CCG cũng được hỗ trợ tín hiệu clock đồng bộ 2.048Khz. Bộ đồng bộ Clock CSI: khối CSI đồng bộ bản thân nó tới tín hiệu clock tham chiếu chuẩn 4.096Khz của bộ dao động ký tạo xung clock và khởi tạo tín hiệu clock đồng bộ 8Khz. Tín hiệu này không chỉ cấp cho khối truyền dẫn clock mà còn cho những hệ thống phụ. Bộ truyền dẫn clock: truyền dẫn tín hiệu clock đồng bộ 8Khz (SYCLK) từ khối đồng bộ clock tới ngõ ra cho những nhóm bộ đệm bản tin xa hơn của MB với mục đích đồng bộ khung tần số tới ngõ ra dự trữ. Giao diện bộ đệm IB: CCG có bộ vi xử lý chịu trách nhiệm điều khiển và giám sát. IB có khả năng trao đổi những báo hiệu điều khiển và dữ liệu giữa CP113 và CCG. Những bộ điều khiển đường dây (Line Drivers) được đồng bộ bởi tín hiệu đồng bộ 4.096Khz. Bảng cảnh báo hệ thống SYP: SYP dùng để hiển thị cảnh báo và giám sát những đơn vị bên trong và ngoài hệ thống. Trạng thái của toàn thể các đơn vị chức năng trong tổng đài cũng có thể được giám sát tại trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC. Bảng hệ thống SYP gồm: Đơn vị điều khiển cho bảng cảnh báo SYPC (System Panel Control) SYPC nhận các critical, major và minor alarms, dấu hiệu, ngày giờ và call-processing load từ bộ điều phối chính. SYPC xử lý các thông tin nhận được và chuyển chúng đến bảng hiển thị trạng thái hệ thống (SYSD) hay bảng cảnh báo hệ thống (SYPD) cùng một lúc. Nếu cần thiết, SYPC có thể chuyển một vài cảnh báo nhận được và thông báo đến các thiết bị báo hiệu bên ngoài hệ thống. Trong cấu hình cơ bản, SYPC có khả năng kết nối lên đến 4 bảng hiển thị cảnh báo trạng thái (SYPD) hoặc 3 bảng hiển thị trạng thái hệ thống (SYSD) và có thể kết nối với 24 bộ kiểm tra cảnh báo ngoài. Bảng hiển thị cảnh báo hệ thống SYPD (System Panel Display) Các layout của bảng cảnh báo hệ thống: Ngày và giờ hệ thống. Cảnh báo các thiết bị ngoại vi LTG và DLU/DSU và PCM carriers. Cảnh báo mạng chuyển mạch. Xử lý cuộc gọi ở CP và các bản tin cảnh báo cho CP, bộ đệm bản tin, bộ tạo xung đồng hồ trung tâm và CCNC. Các bản tin cảnh báo cho việc cập nhật bản cảnh báo hệ thống, kiểm tra LED và xác nhận cảnh báo. Các hiển thị và cảnh báo thêm vào cho nhóm trunk, kênh tín hiệu lỗi, các thiết bị bên ngoài kết nối thông qua DLU, quá trình khôi phục . . . Cảnh báo ngoài như báo cháy, tình trạng không khí, nguồn cung cấp . . . Các cấp độ cảnh báo: Cấp độ I Cirtical (nguy cấp): các đơn vị chức năng bị hỏng và có thể không chuyển qua được trạng thái standby. Cấp độ II Major (trọng đại): các đơn vị chức năng bị hỏng và có thể chuyển qua được trạng thái standby. Cấp độ III Minor (nhỏ): lỗi trên các đường PCM. Khi các cảnh báo khác nhau xảy ra cùng một lúc cho các đơn vị chức năng thì SYP sẽ cảnh báo cấp độ cao nhất. Cấp độ Cirtical trước Major hoặc Minor. Cấp độ Major trước Minor. Cảnh báo được xác nhận bằng 2 bước: Nhấn nút Accept trên bảng SYPD để báo cho hệ thống là ta đã tiếp nhận, lúc này còi sẽ tắt. Dùng những lệnh MML nhờ thiết bị khai thác và bảo dưỡng OMT để sửa lỗi. CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÁC CÔNG VIỆC ĐẤU NỐI TRONG TỔNG ĐÀI I.Đấu nối hệ thống cấp nguồn và dây đất: Tới hệ thống dây đất AC MÁY NỔ ACCU LƯỚI MÁY LẠNH 1 CRITAC MÁY LẠNH 2 ÁNH SÁNG DỰ PHÒNG 1 DỰ PHÒNG 2 MDF BAR GROUND FLX 150/600 DSLAM DỰ PHÒNG 1 DỰ PHÒNG 2 BAT 1 BAT 2 F101 F102 F103 F104 F105 F109 F110 MÁY NẮN SVE 630 DLU DLU DLU DLU MÁY NẮN AC PANEL 1.1 Đấu nối hệ thống cấp nguồn: Hệ thống cấp nguồn của tổng đài thực hiện chức năng cung cấp điện AC-DC liên tục và ổn định cho các thiết bị trong tổng đài. Hệ thống cung cấp nguồn trong tổng đài gồm: +Cầu dao tổng. +Thiết bị bảo vệ quá áp và thiết bị lọc sét (Critac) +Bộ phân phối điện AC (AC panel). +Máy nắn điện. +Hệ thống bình Accu. +Máy phát điện dự phòng. Ở điều kiện hoạt động bình thường, điện lưới AC qua bộ bảo vệ quá áp cung cấp đến bộ phân phối AC panel, tại đây điện thế sẽ được phân phối đến các thiết bị trong phòng tổng đài như máy nắn, máy lạnh, hệ thống ánh sang…. Máy nắn là bộ chuyển đổi AC thành DC cung cấp cho các tủ DLU, thiết bị truyền dẫn quang FLX, nạp cho 02 tổ Accu, và các thiết bị khác gồm 3 module GR60 48VDC/30A. Khi mất điện lưới AC , hệ thống accu dự phòng sẽ được chuyển đổi cung cấp cho các tủ, khi đó hệ thống đèn và máy lạnh ngừng hoạt động.Sau 1 khoảng thời gian vài phút máy nổ sẽ được cho hoạt động và cung cấp nguồn AC dự phòng cho tổng đài và các thiết bị khác.Khi đó bình Accu sẽ được ngắt về trạng thái nạp để dự phòng. Khi có điện lưới trở lại, máy nổ ngừng hoạt động, các thiết bị trong đài tiếp tục sử dụng nguồn điện lưới AC. Việc chuyển đổi qua lại giữa AC lưới và AC máy nổ thực hiện được nhờ có cầu dao đảo. 1.2 Đấu nối hệ thống dây đất: Hệ thống dây đất là các tổ hợp tiếp đất, các tổ hợp tiếp đất này được đấu nối với nhau tạo thành điện thế đất cân bằng. Mỗi tổ hợp tiếp đất là 1 hệ thống các cọc tiếp đất, các cọc đấu với nhau thông qua dây đồng. Tác dụng củ hệ thống dây đất là chống sét, chống điện áp cao tránh làm hỏng thiết bị, các điện thế cao này theo dây dẫn xuống đất là thấp nhất. Ngoài ra còn tiếp đất để tránh dòng rò từ các thiết bị sử dụng điện, tiếp đất để triệt tiêu dòng cảm ứng trên các tuyến cáp. II. Đấu nối MDF Đơn vị đấu nối gồm hai thành phần: * Đấu nối Inside Block: Được đấu nối với tổng đài bằng cáp thuê bao 64x2 hoặc 16x2. * Đấu nối Outside Block: Outside block có cầu chì và đấu với cáp nhập đài bằng cáp chống cháy. Giữa Inside block và Outside block được đấu với nhau bằng dây dẫn nhảy. Cáp Inside có 2 đầu, 1 đầu có plug cắm dùng để cắm vào vị trí thích hợp trên mặt sau củ frame, đầu còn lại được đấu vào Inside block cáp trên dàn MDF. Cáp Inside 64 đôi chia làm 4 plug cắm được đánh số từ 1 đến 4 hoặc dán nhãn màu đỏ, lục, vàng, dương. Mỗi plug tương ứng 1 module SLMA : PPT (….) đối với DLUB và DLUD. Cáp outside có nhiều chủng loại và số đôi thay đổi tùy theo nhu cầu sử dụng. III. Đấu nối truyền dẫn: Mỗi luồng PDC có hai đôi cáp, gọi là đôi In và đôi Out. DLU có tối 4 luồng PCM 2048 kb/s. Gồm luồng 0 và 1 cho side 0 và luồng 2,3 cho side 1. Trong đó luồng 0 và2 có báo hiệu CCS luồng 2 và 4 là luồng mở rộng. Nếu chỉ sử dụng 2 luồng cho DLU phải sử dụng luồng 0 và 2. PDC PDC PDC PDC DDF FLX DLU Hình:Đấu nối truyền dẫn IV. Đấu Nối Cảnh Báo Việc cài đặt cảnh báo là nhờ card ALEX của DLU, nếu 1 trạm có nhiều DLU thì chỉ cần 1 DLU có trang bị card ALEX là đủ. Gồm có 16 loại cảnh báo khác nhau được cài đặt như: nhiệt độ ,nguồn….nhưng thực tế tại trạm RDLU chỉ có cảnh báo mất điện AC là được cài đặt. Tại vị trí của card ALEX đến block cảnh báo trên MDF, tại đây được kết nối với tín hiệu cảnh báo từ máy nắn đưa tới. V. Đấu Nối Với Thiết Bị Giao Tiếp Ngoại vi: V.24 OMD0 OMT1 OMD1 CP IOP:UNI OMT0 - Gồm hệ thống các máy tính tốc độ cao kết nối với tổng đài thông qua CP để xử lý toàn bộ công việc trong tổng đài. - Nguồn của hệ thống máy tính được cấp thông qua bộ phận USP để phòng trường hợp mất điện. - Hệ thống máy tính còn có thể trao đổi thông tin với nhau thông qua mạng nội bộ một cách thuận lợi. CHƯƠNG III: TÌM HIỂU PHÒNG CẤP NGUỒN TỔNG ĐÀI Nguồn điện đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của tổng đài và các thiết bị có liên quan.nguồn điện cung cấp cho tổng đài phải thích hợp và có tính ổn định rất cao. Sự ổn định của nguồn điện ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của tổng đài và các thiết bị khác. Hệ thống nguồn trong tổng đài bao gồm nguồn cung cấp cho hoạt động của các thiết bị viễn thông (tổng đài, thiết bị truyền dẫn) và nguồn cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt như ánh sáng, điều hòa nhiệt độ. Nguồn cung cấp cho sinh hoạt dùng nguồn xoay chiều AC 220V và nguồn 1 chiều DC 48V . Do có vai trò rất quan trọng nên yêu cầu luôn phải có nguồn điện dự phòng.Ngoài nguồn điện chính cung cấp từ lưới điện quốc gia, hệ thống tổng đài còn trang bị máy phát điện dự phòng và dàn bình accu. I.Máy Nổ - Máy phát điện có công suất 30KVA tạo ra điện AC 220/380V, tần số 50Hz -60 Hz. Để cho máy phát điện luôn sẵn sàng hoạt động thì nhân viên trực phải kiểm tra nhiên liệu dự trữ, bình đề, nước làm mát, dầu bôi trơn cho máy thường xuyên. - Khi mất điện lưới thì ngay lập tức dàn bình accu sẽ cung cấp điện thế cho hoạt động của tổng đài để không gây gián đoạn thông tin.Vì nguồn điện từ dàn bình accu có giới hạn nên cần phải chạy máy phát điện ngay. Sau 1 khoảng thời gian delay và vài phút máy nổ sẽ tự hoạt động và cung cấp cho tổng đài và các thiết bị khác. Khi đó bình accu sẽ được ngắt về trạng thái nạp để dự phòng. II. Tổ Accu Tổ accu sử dụng 48 bình accu chia làm 2 dàn, mỗi dàn có 24 bình được mắc nối tiếp với nhau và hai dàn mắc song song với hệ thống nguồn. Mỗi bình accu có điện áp 2V. Mỗi dàn accu có điện thế 48VDC, dòng 200AH.Khi mất nguồn điện lưới quốc gia thì ngay lập tức dàn bình accu hoạt động để cung cấp nguồn cho tổng đài và các thiết bị khác. III. Máy Nắn -Nạp 3.1 máy nắn: - Hiện nay hầu hết các trạm sử dụng bộ nguồn SVE 630 do SIEMENS sản xuất. Nguồn SVE 630 đảm bảo khả năng hoạt động dự phòng song song, được thiết kế chuyên cho thiết bị chuyển mạch có kích cỡ nhỏ và trung bình,chiếm khoảng không gian nhỏ và rất dễ lắp đặt. SVE 630 rất thiết thực cho việc sử dụng để cung cấp nguồn cho các thiết bị viễn thông ở trạm vệ tinh. - Tối đa 3 SVE 630 có thể kết nối song song với nhau, việc mở rộng được thực hiện rất dễ dàng thậm chí lúc đang hoạt động mà có nhu cầu mở rộng thiết bị viễn thông và đòi hỏi phải mở rộng thêm nguồn - Mỗi SVE 630 có phép kết nối tối đa 3 module chỉnh lưu (GR60) với công suất 1750 W. Module này có 2 version. Một loại có khả năng chuyển đổi ra duy nhất 1 mức điện áp 48V và 1 loại có khả năng chuyển từ 48 v DC đến 60 v DC. Sau đây là các loạt hàng của SVE 630: SVE đối với module chỉnh lưu chỉ có 1 mức điện áp ra là 48v E48/30WBRUG-F60 GR60 S31043-k1165X E48/30WBRUG-F60 GR60 S31043-k1166X - SVE với module chỉnh lưu có khả năng chuyển mức điện áp ra từ 48 V đến 60 V DC(60V/25A) E48/30WBRUG-F60 GR60 S31043-k1160X - SVE 630 được thiết kế phù hợp cho cả hai loại module chỉnh lưu trên với phần cứng không thay đổi. Bộ giám sát mức điện áp ra 48V được cài đặt trước khi xuất xưởng và việc cài đặt lại có thể được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng. 3.2 Máy Nạp: Bình thường dàn accu luôn được nạp nổi, khi có điện thế nạp được chỉ thị trên từng module máy nắn là 2,23V. Khi mất AC,accu sẽ cung cấp nguồn DC cho tổng đài và trong 1 thời gian nào đó sẽ có sự sụt áp trên bình, lúc này phải cung cấp lại nguồn AC cho máy nắn hoạt động, dàn accu sẽ được nạp thúc điện thế nạp được chỉ thị trên từng module máy nắn khi đó là 2,33v. Việc ấn định mức sụt áp để quyết định nạp thúc là do nhà sản xuất ấn định có thể cài đặt lại thông qua card điều khiển A60. CHƯƠNG IV:VẬN HÀNH BẢO DƯỠNG TỔNG ĐÀI I. Tìm Hiểu Qui Trình Vận Hành Và Bảo Dưỡng Công Việc Hằng Ngày: Ngoài các công việc khai thác thường xuyên thực hiện theo các yêu cầu của thuê bao như các yêu cầu về thay đổi dịch vụ thuê bao, tạo mới, xóa thuê bao hay các dịch vụ về thay đổi phần trung kế, tạo mở thêm hướng khi đấu nối với cấc tổng đài khác hay thực hiện thay đổi các phần có liên quan đến Tarrif, AMA cũng như các thay đổi phần dữ liệu tổng đài còn phải thực hiện một số công việc hằng ngày như sau: - Vệ sinh công nghiệp phòng đặt thiết bị chuyển mạch, thực hiện vào ca tối. Khi vệ sinh hằng ngày cần sử dụng máy hút bụi. - Giám sát các tính hiệu cảnh báo (đèn và còi) của bảng cảnh báo SYPD cũng như các bản tin thông báo cụ thể xuất hiện trên OMT. Có 3 loại cảnh báo: +Cảnh báo cấp 1(critical): Kèm theo còi báo khẩn cấp, Trên màn hình OMT hiện lên bản tin cảnh báo khối bị lỗi với mức độ cảnh báo là critical. Khi có loại cảnh báo này cần có sự can thiệp ngay của kỹ thuật viên +Cảnh báo cấp 2(Major): Kèm theo còi và bản tin cảnh báo trên OMT với mức độ cảnh báo là Major, cảnh báo này cho thấy sự cố ở 1 khối nào đấy.Cần có sự can thiệp của kỹ thuật viên ngay. +Cảnh báo cấp 3(Manior): Lỗi nhỏ, lỗi sẽ được tự khắc phục bằng chương trình xử lý lối của tổng đài. - Hằng ngày kiểm tra trạng thái các khối trong tổng đài, các kỹ thuật viên thực hiện các lệnh để biết trạng thái cảnh báo. + Lệnh xem cảnh báo: DISP ALARM; Nếu không có cảnh báo sẽ có bản tin: NO (MORE) DATA FOR DISPLAY AVAIABLE. Nếu có bản tin cảnh báo đưa ra, phải tiến hành xem xét xử lý cụ thể. - Nếu phát hiện có cảnh báo sự cố đối với thiết bị không thuộc tổng đài (thiết bị truyền dẫn, cáp quang, các thiết bị nguồn điện máy lạnh….). Cần báo ngay cho bộ phận có liên quan phối hợp để xử lý và sau khi khắc phục lỗi, thực hiện ghi chép sổ sách đầy đủ. - Kiểm tra trạng thái cơ quan điều khiển khối trung tâm hằng ngày bằng lệnh: STAT SSP; Khi kiểm tra trạng thái các khối trung tâm, nếu có 1 bộ phận nào không ở trạng thái ACT thì phải tiến hành kiểm tra ngay để có biện pháp xử lý kịp thời. - Kiểm tra trạng thái đường dây chuyển mạch: STAT SN; Sẽ có bản tin: SN-0 SN-1 ACT STB Trạng thái hoạt động bình thường 1 khối sẽ ở trạng thái ACT và 1 khối sẽ ở trạng thái STB. - Kiểm tra trạng thái các khối DLU và LTG bằng lệnh : STAT DLU:DLU=x; STAT LTG:LTG=x-x; - Kiểm tra trạng thái của bộ đệm MB: STAT MB; - Liệt kê danh sách các kênh thông tin liên đài,liên huyện, liên tỉnh (nêu có) không hoạt động. Chuyển danh sách này cho bộ phận trực tiếp quản lý truyền dẫn để xử lý. Những kênh ở trạng thái lỗi phải đưa về trạng thái khóa BMNT. Sau khi bộ phận quản lý kênh truyền dẫn, đưa kênh về trạng thái hoạt động. Liệt kê các hướng và các chùm kênh sử dụng bằng các lệnh sau : DISP DEST:DEST=X; DISP TGRP:TGNO=X; DISP ROUTE:DEST=X; Để kiểm tra trạng thái kênh ta dùng: DISP TRUNK: TGNO=A,LNO=NUMBER; STAT TRUNK: TGNO=A; - Lấy các số liệu cảnh báo đường dây thuê bao (số liệu khái quát) 2 lần/ngày để phục vụ cho công việc sữa chửa thuê bao. DISP LNLCKOUT: LCTYPE=SUB; Cung cấp danh sách này cho bộ phận quản lý đầu dây (đài 119) để tiến hành xử lý. Công Việc Bảo Dưỡng Tuần: - Hàng tuần vệ sinh phòng máy bằng giẻ ướt đã vắt kiệt, tuyệt đối không dùng giẻ có nước, dùng máy hút bụi có ống hút bằng nhựa vệ sinh phòng máy sau đó lau sạch - Thực hiện lưu trữ băng back up bằng hóa đơn chi tiết, băng TAX và làm băng hệ thống back up. + Về băng hóa đơn chi tiết: thực hành lệnh + EXEC CMDFILE:FILE=CG.TRAVINH.RCAMA; + Về băng hệ thống: EXEC CMDFILE:FILE=CG.SA.RLMET; CG.SA.R11AP; - Kiểm tra sự hoạt động của các thiết bị đọc băng, các terminal OMT, máy in và vệ sinh. - Kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng những thiết bị phần cứng bị lỗi (nếu có) theo các qui định và qui trình thay thế. - Thực hiện kiểm tra lưu lượng trên các trung kế tổng đài để đảm bảo lưu thoát lưu lượng và lập kế hoạch truyền dẫn. Công Việc Bảo Dưỡng Tháng: - Ghi nội dung counter các thuê bao băng mỗi tháng 1 lần để chuyển cho trung tâm tính cước (có qui trình chi tiết). - Cần tiến hành các kiểm tra cần thiết trong tổng đài 1 tháng 1 lần như quan trắc, sự hoạt động các khối quan trọng tại tổng đài. Phân tích kết quả quan trắc và có những báo cáo kỹ thuật đầy đủ lên các cấp lãnh đạo kịp thời bổ sung hoặc thay đổi thiết bị tránh quá tải tổng đài. Vận Hành Bảo Dưỡng Quý: - Tiến hành kiểm tra hoạt động của các thiết bị kết nối DLU và LTG bằng các qui trình chuẩn đoán lỗi DIAGNOSE. Việc kiểm tra DIAGNOSE các bộ phận khác nhau trong tổng đài tiến hành theo lịch bảo dưỡng thiết bị. - Ba tháng 1 lần tiến hành vệ sinh công nghiệp, kiểm tra hoạt động của ổ băng và phiếu lọc của BAP, IOP. Trước khi vệ sinh các thiết bị phải tiến hành các thủ tục để giải phóng các thiết bị được kiểm tra về trạng thái không hoạt động sau đó mới thực hiện theo qui trình. Sau khi vệ sinh công nghiệp, kiểm tra hoạt động của ổ băng. Bảo dưỡng các khối gồm: CP11, MB, SN, CCG, SYPD, CCNC, DLU, LTG và bảo dưỡng hệ thống thông báo . - Để tổng đài EWSD hoạt động ổn định ta phải đảm bảo các điều kiện cho đài hoạt động: + Nguồn điện lưới, máy phát điện dự phòng phải đủ công suất và ổn định. + Accu cho đài HOST phải hoạt động ít nhất là 2 giờ (RDLU là 4 giờ). + Hệ thống đất phải đạt tiêu chuẩn. + Độ ẩm từ 30% đến 70%. + Ngoài ra cần có các thiết bị đầy đủ chống sét cho : điện lưới, truyền dẫn và MDF. II. Quản Lý Thuê Bao Tuân theo các điều kiện sau: - Số DN gán cho sub trước đó chưa sử dụng cho bất kì 1 thuê bao nào và thuộc phạm vi khối DN có trong tổng đài (DN phải được tạo ra trước đó). - Port kết nối đến thuê bao phải trống và trong trạng thái ACT. - Loại mạch phải phù hợp với phần cứng yêu cầu đúng với đường dây thuê bao . - Xem trạng thái thuê bao: DISPSUB:DN=; hoặc STATSUB:DN=; - Kiểm tra thuê bao: TESTSUB:DN=; - Xóa thuê bao: CANSUB:DN=; III. Quản Lý Trung Kế *Khai báo đích dến cho trung kế: - CRDEST:DEST=DEST,TRAT=NATZ,MINMAX=x-x; - Crtgrp: tgno=trunkgOUPD1,OPMODE=IC,GCOS=MFCRR2 &NONSEQ; - Crtgrp: tgno = trunkgoup1, OPMODE=IC, GCOS=MFCRR2 & NONSEQ & MFCR2 & JSUBORD & NOZON & DARLLOW & AMAREQD; - CRTRUNK:TGNO = TRUNKGROUP, LTG=x-x, LC=diu-1, los=mfcr2&digsig, lno=1, trange=15; *Tạo tuyến cho trung kế: CRROUTE:DEST=dest,ROUTE=1,TGNO=trunkgroup; *Khai báo mã cho đích đến của trung kế: CR CPT:DEST=dest,CODE=xxx; *Khi xong các bước trên phải ACT các trunk: CONF DIU : LTG=a-b,DIU=diu,OST=MBL;(a=0->31,b=0->63) CONF DIU : LTG=a-b,DIU=diu,OST=ACT; . CÁC TRẠM VỆ TINH CỦA ĐÀI: CAÙC VEÄ TINH CUÛA TOÅNG ÑAØI EWSD STT Teân Traïm ORIG LTG/DLU CODE SÑT I TX TRAØ VINH 0,1 854000 1 DLUB (Pha1) 0,1 10,20,30,40 85 852222 2 DLUD (Pha3) 0,1 260,270,280 753,856,858, 859, 764 855101 290,300 754, 841, 765 3 DLUD (Pha16.640) 0,1 820 4 DLUD (Pha4)BÑT- P7 0,1 420,430,680,690 862,863,864,865 855102 700,650,1000,1170 866,867,868, 869 5 RSU Long Ñöùc 0,1 110,850 846, 746 846222 6 RSU Nguyeät Hoùa 0,1 80,490,830 842,848 842222 7 RSU Phöôøng 6 0,1 220,330,1050,450 840,850 840555 8 RSU Hoøa Thuaän 0,1 740,140,950 844, 845 844000 9 TOCA (PO+108) 0-26-1;0-26-0 108,116,801,802,804 116 10 Toåâng ñaøi CATV 0-22-2 749 749000 II RSU CAØNG LONG 2,3 50 884 862000 1 V5IF 6001 Phöông Thaïnh 2,3 L20-Fr 9, 610 780 780222 2 V5IF 6001 Huyeàn Hoäi 2,3 L22-Fr 10 553 553222 3 V5IF 6001 Baõi Xan(Cua11) 2,3 L21-Fr 11 589 589222 3 DLUG Bình Phuù 2,3 60 III RSU CAÀU NGANG 4,5 1070,1100 823,515,536,525,825,725 823000 1 RSU Kim Hoaø 4,5 90,790 826,510 826222 2 RSU Hieäp Myõ 4,5 180,890 820 820222 3 RSU Nhò Tröôøng 4,5 210,770,1200 8215 8217,720,721 821500 4 RSU Vónh Kim 4,5 250,130 827, 727 827222 5 RSU Thaïnh-H-Sôn 4,5 720,1210 8210 8214 821000 6 RSU Myõ Long 4,5 440,620,910,1190 829,531,529,828 829222 7 RSU Long Sôn 4,5 480,240 525 525222 VIII RSU DUYEÂN HAÛI 6,7 1120,1130 832,732,833,733 832222 1 RSU Long Höõu 6,7 100,860 836 836222 2 RSU Long Khaùnh 6,7 200,930 837,922 837000 3 RSU Long Vónh 6,7 370,190 830 830000 4 RSU Daân Thaønh 6,7 350,920 739 739000 5 RSU Tröôøng L Hoøa 6,7 410 839 839000 6 RSU Hieäp Thaïnh 6,7 560 831 831000 7 RSU Nguõ Laïc 6,7 640,760 838 838000 8 RSU Ñoâng Haûi 6,7 340,550 737 737000 IV RSU TRAØ CUÙ 8,9 580,1090 665,875,871,676,874 874222 1 RSU Phöôùc Höng 8,9 730 870 877,675,777 877222 2 RSU An Q Höõu 8,9 150,1030 870 870222 3 RSU Ñoân Xuaân 8,9 170,800 876,776 876222 4 RSU Ñaïi An 8,9 540,310,960 878,686,778,696 878222 5 RSU Long Hieäp 8,9 600,810 675,671,667 671222 6 RSU Taäp Sôn 8,9 120,1020 879 879222 7 RSU Löu Nghieäp Anh 6,7 500,460 871 871222 V RCU CAÀU KEØ 10,11 1150,1160 834,814,714,715, 834222 7120,9500,9530,9501 1 RSU Ninh Thôùi 10, 11 980,710 817 817000 2 RSU Taân Qui 10, 11 990 819 819222 3 V5IF 6000 - Thoâng Hoøa 10,11 L28,29-Fr 1,2 953 953222 4 V5IF 6000 - Tam Ngaõi 10,11 L26,27-Fr 3,4 950 950222 VI RSU TIEÅU CAÀN 12,13 1110,1140 612,822,613,630 822222 1 RSU Huøng Hoøa 12,13 360,1010 636,640 640222 2 RSU Ngaõi Huøng 12,13 630,840,1060 618,622 618222 3 RSU Hieáu Töû 12,13 570,1080 619,648 619222 4 RSU Caàu Quan 12,13 520,660,880,590 824,651,616,645 824222 VII RSU CHAÂU THAØNH 14,15 470,750,940,530 872,892, 893,596,793 872222 1 RSU Myõ Chaùnh 14,15 230,900 891,791 891222 2 RSU Löông Hoøa 14,15 380,510 898,798 898222 3 RSU Phöôùc Haûo 14,15 670,320 890,790,599, 794,916 890222 5 RSU Hoøa Minh 14,15 1040,970 899,799 899000 6 RSU Song Loäc 14,15 400,780 897 798000 7 V5IF 6000 - Löông Hoøa A 14,15 L30,31-Fr 5,6 896 896222 8 V5IF 6000 - Long Hoøa 14,15 L24,25-Fr 7,8 799 799222 9 V5IF 6001 - Höng Myõ 14,16 L23-Fr 12 599 II. SOÁ THUEÂ BAO ÑIEÄN THOAÏI PHAÂN BOÁ CHO CAÙC HUYEÄN Mỗi traïm veä tinh ôû caùc huyeän coù nhieàu soá CODE khaùc nhau, mỗi CODE coù 1000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Chaâu Thaønh coù caùc soá CODE laø: 872, 892, 893, 596, 793 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Chaâu Thaønh laø: 5000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Tieåu Caàn coù caùc soá CODE laø: 612, 822, 613, 630 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Tieåu Caàn laø: 4000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Caàu Keø coù caùc soá CODE laø:834, 814, 714, 715 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Caàu Keø laø: 4000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Traø Cuù coù caùc soá CODE laø: 665, 875, 871, 676, 874 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Traø Cuù laø: 5000 thueâ bao ÔÛ huyeän Duyeân Haûi coù caùc soá CODE laø: 832, 732,833, 733 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Duyeân Haûi laø: 4000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Caàu Ngang coù caùc soá CODE laø: 823, 515, 536, 525, 825, 725 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Caàu Ngang laø: 6000 thueâ bao. ÔÛ huyeän Caøng Long coù caùc soá CODE laø: 884 vaäy soá thueâ bao ñieän thoaïi coá ñònh cho huyeän Caøng Long laø:1000 thueâ bao. Ngoaøi ra mỗi huyeän coøn coù caùc traïm ôû mỗi xaõ, mỗi xaõ coù soá CODE khaùc nhau, mỗi soá CODE laø 1000 thueâ bao. Heä thoáng Host 1: Laø toång ñaøi EWSD, ñöôïc ñaáu noái vôùi 52 traïm veä tinh. Heä thoáng Host 2: Laø toång ñaøi TDX-1B, ñöôïc keát noái vôùi 14 traïm veä tinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCD274.doc