Trong quá trình thực hiện chuyên đề còn gặp một số khó khăn và tồn tại như sau:
Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên việc điều tra nghiên cứu chưa được chi tiết, đầy đủ.
Diện tích tự nhiên của xã khá rộng và địa hình phức tạp, dân cư phân tán cho nên chỉ điều tra được một số điểm mang tính đại diện cho các khu vực.
65 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2576 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập phương án Quy hoạch sử dụng đất tại xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông – Điện Biên giai đoạn 2015 - 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
liệu trên cho thấy Sa Dung là một xã miền núi, hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu là hoạt động phát triển nông nghiệp, với diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1426,12 ha, chiếm 77,62 %diện tích đất tự nhiên.
Năm 2013, sản lượng lương thực của xã đạt 2094 tấn (Bình quân đầu người là 355,16 kg/người/năm). Đây là một con số đáng kể chứng tỏ tiềm năng từ sản xuất nông nghiệp là tương đối lớn. Nếu có phương án đầu tư hơn nữa cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp như về giống, kỹ thuật kết hợp với các hoạt động sản xuất lâm nghiệp sẽ hứa hẹn đem lại nguồn thu nhập đáng kể, đảm bảo cho cuộc sống người dân ngày càng được nâng cao.
4.1.1.2 Đánh giá tiềm năng đất đai của xã
Sa Dung là một xã vùng cao với diện tích chủ yếu là đồi núi, hoạt động sản xuất của người dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2013, toàn xã có 1426,12 ha đất dùng vào việc sản xuất nông nghiệp, chiếm 15,64% tổng diện tích đất tự nhiên, tính trung bình 1,45ha/hộ. Diện tích này đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Nếu được đầu tư hợp lý về giống và các điều kiện cần thiết, luân canh tăng vụ sẽ đem lại hiệu quả cao , nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình, đồng thời nâng cao đời sống cho nhân dân.
Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi với độ dốc cao, có sự chia cắt mạnh tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại cây trồng vật nuôi
Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5625,94 ha chiếm 61,70% diện tích tự nhiên của toàn xã. Đây là điều kiên thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp, nếu có bước đi đúng, lựa chọn được loài cây có giá trị kinh tế lại phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương sẽ đem lại thu nhập cho người dân đồng thời bảo vệ môi trường, đảm bảo tính bền vững.
Xã Sa Dung có độ dốc cao và địa hình chia cắt mạnh, chủ yếu là đất có độ dốc trên 25o với nhiều hạn chế như xói mòn, rửa trôi, hạn hán, dất dễ bị thoái hóa bạc màu, giao thông đi lại khó khăn, đời sống người dân còn thấp nên gây trở ngại cho phát triển kinh tế. Tuy nhiên nếu đất dốc được khai thác hợp lý, hiệu quả sẽ đem lại lợi ích to lớn về kinh tế, sinh thái môi trường.
Những tiềm năng của đất dốc như:
+ Hiện nay, các vùng có địa hình thấp, bằng điều được người dân khai thác sử dụng để canh tác nông nghiệp, vậy chỉ còn đất dốc là nơi duy nhất có thể mở rộng diện tích canh tác.
+ Là nơi có tiềm năng phát triển lâm nghiệp
+ Có tiềm năng phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ theo hướng hàng hóa.
+ Có tiềm năng phát triển chăn nuôi gia súc, xây dựng chuồng trại, khu chăn thả và khu đồng cỏ. Đối với những vùng đã bị bỏ hóa cần có biện pháp cải tạo, gây trồng các loài cây có khả năng cải tạo đất như các loài cây thuộc họ đậu để lấy lại độ phì cho đất.
Tuy nhiên do cuộc sống khó khăn nên người dân các dân tộc mới chỉ quan tâm đến việc trồng các cây lương thực để giải quyết khó khăn trước mắt mà chưa thực sự hiểu biết được những lợi ích lâu dài mà canh tác bền vững đem lại. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức cho người dân là việc hết sức quan trọng và cần được quan tâm lên hàng đầu, nhất là trong công tác tuyên truyền, đào tạo cán bộ chuyên môn, chuyên ngành.
4.1.2 Đánh giá các hoạt động sản xuất của xã
4.1.2.1. Hoạt động trồng trọt
Bảng 4.2: Hoạt động trồng trọt của xã Sa Dung năm 2013
STT
Loại cây trồng
diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (tấn)
1
Trồng lúa (cả 2 vụ)
655
27
1152,5
2
Trồng ngô
520
17
884
3
Trồng Sắn
25
35
87,5
4
Trồng Bông
8,5
12
10,2
5
Trồng Lạc
10
12
12
Tổng
1218,5
103
2146,2
(Nguồn: Báo Cáo của UBND xã Sa Dung)
Qua biểu số liệu cho thấy tổng diện tích trồng cây nông nghiệp ngắn ngày của xã là 1218,5 ha với tổng sản lượng đạt 2.146,2 tấn. Như vậy đối với đất sản xuất nông nghiệp ngắn ngày, diện tích bình quân 0,2 ha/người, sản lượng đạt 0,36 tấn/người/năm
4.1.2.2. Hoạt động lâm nghiệp
Trong thời gian qua, xã đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng, chỉ đạo các tổ, nhóm thường xuyên tuần tra, kiểm tra các khu rừng được khoanh nuôi trên địa bàn xã để đảm bảo không bị chặt phá, đốt làm nương rẫy. Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5.625,94 ha, trong đó diện tích rừng phòng hộ là 4.590,07 ha, diện tích rừng sản xuất là 1.035,87 ha.
Hiện chưa có diện tích rừng nào được trồng trên địa bàn xã, hầu hết rừng ở đây là rừng phục hồi, rừng tạp được khoanh nuôi, bảo vệ.
4.1.2.3 Hoạt động chăn nuôi
Năm 2013, hoạt động chăn nuôi của toàn xã đạt được như sau:
Đàn Trâu là: 628 con
Đàn Bò là: 1.229 con
Đàn Lợn: 3.150 con
Đàn Dê: 1.016 con
Đán gia cầm: 10.223 con
4.1.2.4. Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ
Do đặc thù của bản miền núi, người dân sản xuất chủ yếu là nông lâm nghiệp nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gần như chưa phát triển. Về hoạt động thương mại dịch vụ mới chỉ bắt đầu xuất hiện một số hàng quán nhỏ lẻ tại trung tâm xã và một số bản trong xã.
4.1.3. Phân tích lịch mùa vụ của xã.
Lịch gieo trồng các loài cây ngắn ngày và cây lâu năm của bản được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.3 Lịch mùa vụ của xã Sa Dung
STT
Tháng
Loài cây
`1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
1
Lúa nước
Gieo
Chăm sóc
Thu hoạch
Gieo
Chăm sóc
Thu hoạch
Gieo
2
Lúa nương
Gieo
Chăm sóc
Thu hoạch
3
Ngô
Trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
4
Ngô Lai
Trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
5
Lạc
Thu hoạch
Trồng
Chăm sóc
Thu hoạch, trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
6
Khoai
Trồng
Chăm sóc
Thu hoạch
7
Sắn
Trống
Chăm sóc
Thu hoạch dần
8
Chuối
Thu hoạch
Trồng
Chăm sóc
Chăm sóc, phát dọn
9
Đào
Chắm sóc
Thu hoach
Trồng
Chăm sóc
10
Sơn tra
Chăm sóc
Chăm sóc, (Thu)
Trồng
11
Mận
Chăm sóc
Trồng
Chăm sóc, (Thu hoạch)
Chăm sóc
12
Xoài
Chăm sóc
Chăm sóc, (Thu)
Trồng
Chăm sóc
13
Rau màu
Thu hoạch
Trồng
Chăm sóc
Thông qua biểu số liệu về lịch mùa vụ của xã ở trên đã cho thấy toàn bộ các hoạt động sản xuất của xã từ công việc gieo trồng cho đến khi thu hoạch các loài cây trồng.
Công việc gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm của các loại cây được diễn ra chủ yếu từ tháng 3 đến tháng 11 hàng năm. Đây là thời gian sản xuất mùa vụ chính của xã.
Những loài cây này chủ yếu trồng vào gần mùa mưa hay là đầu mùa mưa. Vì vậy mà từ tháng 3 đến tháng 11 là khoảng thời gian bận rộn nhất của người dân nơi đây. Còn thời gian từ tháng 12 đến tháng 2 là khoảng thời gian tương đối nhàn rỗi của người dân nơi đây vì người dân canh tác chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện thời tiết “Trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm”.
Cây lúa 2 vụ: + Vụ Đông xuân: Gieo vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 1, chăm sóc trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 05 và thu vào tháng 6 hàng năm.
+ Vụ mùa: Gieo vào khoàng tháng 07, chăm sóc vào khoảng từ tháng 08 đến tháng 10 và thu vào tháng 11 hàng năm.
Như vậy ta có thể thấy rằng khoảng thời gian chăm sóc của vụ Đông xuân dài hơn so với vụ Mùa, vụ Đông xuân chăm sóc khoảng hơn 4 tháng, vụ Mùa chăm sóc khoảng 3 tháng là được thu hoạch. Vụ Đông xuân thời gian chăm sóc dài hơn vì bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh nên cây lúa chậm sinh trưởng và phát triển hơn so với vụ Mùa. Vụ mùa thời tiết ấm áp hơn tuy nhiên sâu bệnh phát triển mạnh hơn nên thông thường năng xuất thấp hơn vụ Đông xuân.
Cây lúa Nương: Thường được gieo trồng vào khoảng thời gian từ tháng 04 đến tháng 05, và thu hoạch vào khoảng tháng 10 tháng 11 hàng năm.
Cây Ngô và ngô lai thường được trồng vào khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng 06, chăm sóc khoảng từ tháng 05 đến tháng 08 và thu vào tháng 09, tháng 10 hàng năm.
Lạc: Vụ 1 được trồng vào khoảng tháng 4, tháng 5, chăm sóc vào khoảng tháng 6, thu hoạch vào khoảng tháng 7 tháng 8; đồng thời trồng vụ tiếp theo vào khoảng tháng 8 tháng 9, chăm sóc vào khoảng tháng 10 tháng 11 và thu hoạch vào khoảng tháng 12 và tháng 1 năm sau.
Cây Sắn được trồng khoảng từ tháng 03 đến tháng 04 chăm sóc từ tháng 05 đến tháng 08 và thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.
Cây Chuối trồng từ tháng 03 đến tháng 04 chăm sóc từ tháng 5 đến tháng 10 và thu vào khoảng tháng 01 tháng 02 hàng năm.
Cây Đào được trồng vào tháng 7, tháng 8; chăm sóc vào tháng 9 đến tháng năm năm sau, thu hoạch vào khoảng tháng 6 đến đầu tháng 7 hàng năm kể từ năm thứ 4 hoặc 5 năm trở đi (Sau 4 hoặc 5 năm cây mới cho thu hoạch).
Cây Sơn Tra (Táo Mèo) trồng vào khoảng tháng 10 đến tháng 12, chăm sóc từ tháng 1 đến tháng 7 và thu hoạch vào khoảng tháng 8 và tháng 9 hàng năm kể từ năm thứ 4 hoặc thứ 5 trở đi (sau 4 hoặc 5 năm thì cây mới cho thu hoạch).
Cây Mận trồng từ tháng 04 tháng 05 và chăm sóc từ tháng 06 đến tháng 03 và thu hoạch vào tháng 06 hàng năm kể từ năm thứ 4 hoặc thứ 5 trở đi (Sau 4 hoặc 5 năm cây mới cho thu hoạch).
Cây Xoài trồng từ tháng 08 đến tháng 09, chăm sóc từ tháng 10 đến tháng 02, thu hoạch từ tháng 06 tháng 07 hàng năm (kể từ năm thứ 4 trở đi)
Cây rau màu được trồng vào khoảng tháng 10, 11 và chăm sóc khoảng tháng 12, thu hoạch vào khoảng tháng 1 đên tháng 3 hàng năm..
Nhìn vào lịch mùa vụ của xã có thể thấy được một số tháng trong năm vẫn còn tương đối trống, không có cây trồng quanh năm, cần có những cây trồng ngắn ngày phù hợp với từng loại đất, tận dụng tối đa đất canh tác, thời gian nhàn dỗi đi đôi với bảo vệ và cải tạo đất, tăng thu nhập cho người dân.
Như vậy việc bố trí lịch mùa vụ sản xuất cây trồng như vậy đã tạo được công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời cải thiện được mức sống sinh hoạt cho người dân trong xã. Tuy nhiên trong thời gian tới cũng cần thiết kế, bố trí những loài cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã nhằm nâng cao thu nhập, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
4.1.4. Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã
a) Cây nông nghiệp ngắn ngày:
Bảng 4.4: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày.
STT
Chỉ tiêu
Loài cây trồng
Lúa
Ngô
Khoai
Sắn
Đậu tương
Lạc
Rau màu
1
Dễ gây trồng
9
9
9
9
2
8
8
2
Dễ kiếm giống
10
10
9
9
1
8
9
3
Phù hợp với điều kiện tự nhiên
9
9
8
9
1
8
8
4
Dễ tiêu thụ sản phẩm
9
9
7
7
1
8
7
5
Ít sâu bệnh
8
8
8
8
1
8
8
6
Năng xuất cao
8
8
7
8
1
7
7
7
Đa tác dụng cải tạo đất
8
8
7
7
2
8
7
8
Đầu tư ít
7
7
7
8
1
7
8
9
Người dân ưa thích
9
9
8
8
1
8
8
10
Có giá trị kinh tế
9
9
8
8
1
8
7
Tổng điểm
86
86
78
81
12
78
77
Ưu tiên
1
1
3
2
5
3
4
Từ bảng số liệu trên cho thấy, Lúa và Ngô là 2 loại cây nông nghiệp có nhiều lợi thế ở xã Sa Dung. Lúa và Ngô được xem là cây trồng chủ đạo, đảm bảo cung cấp lương thực cho người dân. Trên thực tế, lúa là cây trồng được người dân ưa thích, phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân và đem lại năng suất cao, nâng cao chất lượng cuộc sống lên từng ngày nhờ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất với nhiều giống lúa có giá trị cao, sản lượng cao và có chỗ đứng trên thị trường, góp phần vào việc nâng cao thương hiệu gạo Điện Biên như: Tám thơm, Tẻ Mèo, Nếp cẩm, Bắc thơm số 7, IR 64…, đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người dân trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận. Vậy lúa là cây trồng được ưu tiên số 1 trong sản xuất của người dân trong xã. Ngoài ra, Ngô cũng là cây trồng không kém phần quan trọng trong sản xuất của người dân nơi đây. Đó là cây trồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho chăn nuôi, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi… đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân sản xuất nông nghiệp.
Xếp thứ 2 là cây sắn (81 điểm). Đây là loài cây không thể thiếu khi đời sống người dân còn mang nặng tính tự cung tự cấp. Tuy không phải là cây đem lại nguồn thu trực tiếp nhưng sắn cung cấp sản phẩm phục vụ chăn nuôi, tạo nguồn thu nhập từ chăn nuôi góp phần ổn định đời sống người dân.
Tuy nhiên sắn là một loài cây không có tính cải tạo đất, khi đã trồng xong một vụ sắn thì rất khó canh tác các loài cây trồng khác.
Sếp thứ 3 là Khoai và Lạc (78 điểm) Tại đây, Lạc và Khoai chỉ là 2 cây trồng để phục vụ nhu cầu của địa phương, nhu cầu hàng ngày của bản thân những người sản xuất mà chưa thành cây trồng có giá trị thương phẩm do thị trường tiêu thụ hạn chế.
Xếp thứ 4 là cây Rau màu. Rau màu là cây dễ trồng, nhanh cho sản phẩm, phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân theo tính tự cung tự cấp.
Tại xã Sa Dung diện tích trồng Đậu tương rất ít do không phù hợp với điều kiện tự nhiên, khi chín không có hạt hoặc hạt không đẹp, vì vậy không được người dân gây trồng
b) Cây ăn quả.
Cây nông nghiệp dài ngày (lâu năm) của xã chủ yếu là các loại cây ăn quả như Chuối, Sơn Tra (Táo Mèo), Xoài, Đào,… được trồng với quy mô gia đình, diện tích nhỏ, phân tán. Kết quả đánh giá, lựa chọn cây nông nghiệp dài ngày được thể hiện ở biểu sau:
Bảng 4.5: Đánh giá lựa chọn cây nông nghiệp dài ngày
STT
Chỉ tiêu
Loài cây trồng
Chuối
Nhãn
Sơn Tra
Hồng
Mận
Xoài
Đào
Mít
Vải
1
Dễ gây trồng
8
1
8
1
4
8
8
5
1
2
Dễ nhân
Giống
8
2
8
2
4
7
8
6
1
3
Phù hợp với điều kiện tự nhiên
8
1
9
1
5
8
9
6
1
4
Dễ tiêu thụ
7
1
8
1
4
7
8
5
1
5
Hiệu quả kinh tế cao
7
1
8
1
4
7
8
5
1
6
Ít sâu bệnh
8
1
8
1
5
7
8
6
1
7
Năng xuất cao
7
1
8
1
4
7
8
6
1
8
Cải tạo đất
8
1
7
1
5
6
7
5
1
9
Đầu tư ít
8
1
8
1
6
8
8
7
1
Tổng điểm
69
10
72
10
41
65
72
51
9
Ưu tiên
2
6
1
6
5
3
1
4
7
Qua biểu số liệu trên ta thấy, cây Sơn Tra (Táo Mèo) và cây Đào là 2 cây trồng được người dân đánh giá cao và được ưu tiên trồng (Với tổng điểm là 72 điểm). Tiếp theo là cây Chuối (69 điểm), Xoài (65 điển), Mít (51 điểm) và cuối cùng là Mận (41 điểm)
Do không phù hợp với điều kiện tự nhiên và không đem lại năng suất cao nên Nhãn, Hồng và Vải không được người dân gây trồng.
c) Đánh giá cơ cấu vật nuôi.
Bảng 4.6: Đánh giá lựa chọn vật nuôi
STT
Chỉ tiêu
Loại vật nuôi
Trâu
Bò
Dê
Lợn
Gà
Ngan
Vịt
1
Dễ nuôi
9
9
9
9
9
8
8
2
Dễ nhân giống
8
8
8
9
9
8
8
3
Phù hợp với điều kiện tự nhiên
9
9
9
9
9
8
8
4
Dễ tiêu thụ
9
9
9
9
9
8
9
5
Giá bán cao
9
9
9
8
9
8
8
6
Ít dịch bệnh
8
8
8
7
7
8
8
7
Người dân ưa thích
9
9
9
9
9
8
8
8
Đầu tư ít
9
9
9
8
8
8
8
Tổng điểm
70
70
70
68
69
64
65
Ưu tiên
1
1
1
3
2
5
4
Do xã là một xã vùng cao, địa hình chia cắt, diện tích rộng lớn nên có lợi thế về diện tích đất chăn nuôi, bãi chăn thả và nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào nên các loài gia súc lớn như Trâu, Bò, Dê được người dân ưu tiên lên hàng đầu, tiếp theo là các loài vật nuôi như Gà, Lợn, Ngan, Vịt là những loài mà phải tốn nhiều công sức chăm sóc nên được xếp ở phía sau.
Theo kết quả thống kê của xã năm 2013, số lượn gia súc, gia cầm được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.7: Số lượng gia súc, gia cầm của xã năm 2013
Tổng số gia súc
6023 (con)
Tổng số gia cầm
10223 (con)
Trâu
628 (con)
Bò
1229 (con)
Lợn
3150 (con)
Dê
1016 (con)
Gia cầm
10223 (con)
(Nguồn: Báo cáo của UBND xã Sa Dung)
4.1.5 Sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã Sa Dung
Các loại hình sử dụng đất của xã được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ lát cắt sử dụng đất xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, Điện Biên
Chỉ tiêu mô hình
Ao, suối
Ruộng
Nương rẫy
Nhà, vườn nhà
Nương rẫy
Đất chưa sử dụng
Rừng tự nhiên
Thực vật
Lúa
Lúa, ngô, sắn.
Cây ăn quă, rau màu
Lúa, ngô, khoai
Cây bụi
Các loại gỗ như Vối thuốc, Dẻ,Nhội…
Tổ chức quản lý
Hộ gia đình
Hộ gia đình
Hộ gia đình
Hộ gia đình
Hộ gia đình
Chưa giao
Cộng đồng bản
Thuận lợi
- Nguồn nước ồn định
- Bảo vệ tốt
- Gần nguồn nước
- Đất tốt
Đất tương đối bằng phẳng,
Đất tốt, Dễ trồng, chăm sóc, thu hoạch.
Đất tốt, dễ trồng, chăm sóc và thu hạch
Đất tốt, dễ trồng, phù hợp với điều kiện tự nhiên.
Cây sinh trưởng, phát triển tốt, thành phần loài đa dạng
Khó khăn
Diện tích manh mún, không quy mô
Canh tác lạc hậu, thiếu vốn, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo
Canh tác lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, đất xói mòn mạnh
Thiếu kỹ thuật gây trồng, Thiếu vốn đầu tư, Thị trường tiêu thụ hẹp,
Canh tác lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, đất xói mòn mạnh
Đất dốc, thoái hóa, khó canh tác
Ít cây có giá trị kinh tế, Phần lớn là rừng non, Mức độ đầu tư cho quản lý, bảo vệ thấp, Quản lý, bảo vệ rừng chưa được tốt
Giải pháp
Có chính sách khuyến khích phát triển trên quy mô rộng
Tăng nguồn vốn đầu tư phân bón, giống cây có chất lượng tốt. Tập huấn kỹ thuật
- Xây dựng hệ thống thuỷ lợi kiên cố.
- Tăng nguồn vốn đầu tư phân bón, giống cây có chất lượng tốt.
- Tập huấn kỹ thuật
- Liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ
- Tăng nguồn vốn đầu tư phân bón, giống cây có chất lượng tốt.
- Tập huấn kỹ thuật
- Liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ
- Tăng nguồn vốn đầu tư phân bón, giống cây có chất lượng tốt.
- Tập huấn kỹ thuật
- Liên doanh, liên kết mở rộng thị trường tiêu thụ
- Quy hoạch và giao cho các hộ gia đình quản lý
- Tăng cường nguồn vốn để cải tạo, phục hoá đất
- Tăng mức độ đầu tư cho quản lý, bảo vệ rừng.
- Tăng cường công tác quản lý , bảo vệ rừng.
- Trồng các loại cây dược liệu dưới tán để tạo ra nguồn thu
Qua sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã Sa Dung, ta thấy xã có các loại hình sử dụng đất sau: Suối, ao, ruộng, nương rãy, nhà ở, vườn nhà, đất chưa sử dụng, rừng tự nhiên.
Các kiểu sử dụng đất trên tập trung một số khó khăn cơ bản như: Diện tích manh mún, hẹp, không qui mô; lượng đất xói mòn hàng năm lớn làm đất mất dinh dưỡng, bạc màu; thiếu kỹ thuật trong canh tác; năng suất chưa cao, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo; chưa có thị trường tiêu thụ.
4.1.6. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức trong sử dụng đất của xã
Bảng 4.8: Công cụ SWOT
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
- Tiềm năng phát triển nông – lâm nghiệp lớn với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 1426,12 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 5625,94 ha. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông – nghiệp theo hướng hàng hóa, đa dạng về sản phẩm: lương thực, thực phẩm…
- Điều kiện tự nhiên phù hợp với sự phát triển của nhiều loài cây theo mùa quanh năm
- Nguồn nhân lực dồi dào, bản tính cần cù
- Địa hình của xã rất phức tạp, chia cắt mạnh, dốc lớn,vào mùa mưa thường gây xói mòn, lở đất; vào mùa khô tình trạng thiếu nước thường xuyên xảy ra gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.
- Khí hậu, thời tiết diễn biến xấu, khô hanh kéo dài, nhiều diện tích canh tác phải bỏ hoang ảnh hưởng đến sản xuất của nhân dân.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ.
- Điểm xuất phát thấp, nền nông nghiệp còn mang nặng tính thuần nông, tự cung, tự cấp, tỷ lệ đói nghèo ở mức cao (tổng số hộ nghèo năm 2013 chiếm 55,5 %), trình độ dân trí còn hạn chế.
- Trình độ canh tác của người dân còn lạc hậu, khả năng thâm canh hạn chế, ý thức cải tạo đất và môi trường chưa được quan tâm nhiều.
- Hệ thống thủy lợi chưa được đầu tư thỏa đáng, nước chủ yếu phụ thuộc vào nước mưa và dòng chảy tự nhiên nên hiệu quả không cao
- Sản xuất mang tính tự túc, tự cấp, quy mô nhỏ lẻ, chất lượng chưa cao. Lượng hàng hóa sản xuất ra chỉ đủ đáp ứng nhu cầu, tiềm năng thị trường kém phát triển.
3. Cơ hội
4.Thách thức
- Đảng và nhà nước có nhiều chính sách ưu tiên, đầu tư cho miền núi
- Luôn được sự quan tâm của các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm.
- Được ngân hàng cho vay vốn.
- Đất đai phù hợp với nhiều loài cây.
- Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và được áp dụng rộng rãi.
- Hệ thống thủy lợi, giao thông ngày càng được đầu tư, nâng cấp.
- Ngày càng có nhiều nguồn vốn đầu tư.
- Nhiều loài cây trồng, vật nuôi sinh trưởng mạnh, nhanh cho thu sản phẩm.
- Môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bênh thường xuyên xuất hiện.
- Giá cả các hàng hoá nông sản thường xuyên biến động, cần phát triển các kênh tiêu thụ sản phẩm
- Tiếp thu các tiến bộ khoa học còn chậm.
- Tàn phá nhiều diện tích rừng.
- Tiêu cực phát triển, không kích thích đựơc sản xuất.
4.1.7 Dự báo nhu phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, xã hội và môi trường của xã
4.1.7.1 Nhu cầu phát triển kinh tế nông lâm nghiệp
Nhu cầu của người dân về lương thực thực phẩm ngày càng lớn do sự phát triển của dân số. Hiện nay cần có kế hoạch phân bố diện tích đất một cách hợp lý để tạo ra điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp bền vững. Theo số liệu thống kê cho biết bình quân lương thực đầu người đạt 0,36 tấn/người/năm (360 kg/người/năm)
Để đáp ứng nhu cầu đời sống hằng ngày ngoài việc sản xuất chính là gieo trồng lúa nước, lúa nương, ngô, nhân dân trong xã còn tận dụng diện tích đất vườn xung quanh nhà để trồng các cây rau màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm cải thiện bữa ăn hàng ngày cho gia đình.
Phấn đấu đến năm 2020 bình quân lương thực đầu người đạt 480kg/người/năm. Để đạt được điều đó chúng ta không những chú trọng phát triển ngành chủ yếu là nông- lâm nghiệp mà còn phải phát triển các ngành khác như thương nghiệp và dịch vụ.
Trong những năm tới cần tập trung đẩy mạnh phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp
Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp là rất lớn vì muốn tạo ra sản lượng lớn lương thực đáp ứng nhu cầu trong tương lai nhưng diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn ít mà giá trị lại thấp. Như vậy vấn đề đặt ra là cần đưa các giống mới năng suất cao vào sản xuất và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo sản xuất đủ lương thực phục vụ cho nhu cầu cho tương lai.
Nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp
Cuộc sống người dân nơi đây chủ yếu gắn liền với rừng, khai thác các sản phẩm của rừng phục vụ nhu cầu của nhân dân như: lấy gỗ, tre làm nhà cửa, lấy củi đun hàng ngày, khai thác các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ nhằm tăng thu nhập cho người dân…, do đó người dân mong muốn được chính quyền giao rừng để quản lý, bảo vệ, và phát triển.
Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp
- Dự báo nhu cầu sử dụng đất ở:
Hằng năm có khoảng 46 cặp vợ chồng kết hôn mới nên nhu cầu nhà ở cũng ngày một tăng lên. Nên tiến hành cấp đất ở cho các hộ gia đình có nhu cầu trên địa bàn.Vì vậy cần tiến hành dự báo diện tích đất ở trong tương lai để quy hoạch đất đai hợp lý.
+ Dự báo dân số đến năm 2020 được tính theo công thức:
Trong đó: - Nt là dân số đến năm quy hoạch
- N0 là dân số hiện tại
- P là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
- V là tỷ lệ tăng dân số cơ học
- n là thời gian quy hoạch
Căn cứ vào tình hình dân số xã năm 2012 và 2013, ta xác định được dân số của xã như sau :
Đến năm 2020 tổng dân số của xã Sa Dung là 6.499 người tăng 603 người so với thời điểm hiện tại.
+ Dự báo số HGĐ theo công thức:
Ht = H0.
Trong đó: - Ht là số HGĐ đến năm quy hoạch
- H0 là số HGĐ hiện tại
- Nt là dân số đến năm quy hoạch
- N0 là dân số hiện tại
Theo công thức trên, số hộ gia đình dự báo đến năm 2020 là 1086 hộ, tăng 101 hộ so với hiện tại
Vậy hộ phát sinh trong năm quy hoạch là 101 hộ
Như vậy, số hộ có nhu cầu đất ở trong kỳ quy hoạch là 101 hộ
Hiện tại trung bình mỗi hộ được sử dụng 410 m2, Vậy quy hoạch mỗi hộ 410 m2, đến năm 2020 diện tích đất ở cấp mới là 4,1 ha
Dự báo đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
Trong tương lai ngành chăn nuôi của xã Sa Dung có tiềm năng phát tiển lớn nên cần thực hiện đi trước đón đầu quy hoạch các vùng đất chưa sử dụng thành các trang trại chăn nuôi trâu, bò, dê và lợn trên quy mô lớn.
Ngoài ra còn các công trình quan trọng khác cũng cần được quy hoạch, xây dựng trong kỳ quy hoạch : hệ thống trường học mầm non, chợ, sân vận động, hệ thống giao thông, thủy lợi cũng cần được hoàn thiện...
4.1.7.2 Nhu cầu phát triển xã hội
Để đảm bảo nền kinh tế ổn định, xã hội phát triển nhân dân trong xã ấm no hạnh phúc thì vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân là rất cần thiết. Trong tương lai Đảng bộ và nhân dân Sa Dung cần cố gắng hỗ trợ nhau thực hiện được mục tiêu đó.
4.1.7.3 Nhu cầu phát triển môi trường
Hiện nay khi mà các nhu cầu thiết yếu của con người đang dần được đảm bảo thì vấn đề về môi trường luôn được coi trọng. Một môi trường trong lành, sanh sạch đẹp, khí hậu mát mẻ là điều không thể thiếu trong hiện tại mà cả trong tương lai. Như vậy các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp không những đáp ứng được năng suất cao, chất lượng tốt mà phải đảm bảo được yêu cầu về môi trường : bảo vệ đất, nước, chống xói mòn, bảo vệ không khí trong lành, giữ cân bằng sinh thái và tạo cảnh quan môi trường, và việc tăng cường cải tạo, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh các loại rừng hiện có, khoanh nuôi thêm các khu rừng mới để diện tích rừng ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng là điều cần thiết phải làm.
4.2. Xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã Sa Dung giai đoạn 2015 – 2020.
4.2.1. Căn cứ để xây dựng phương án quy hoạch
- Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của UBND xã Sa Dung năm 2013.
- Căn cứ Quyết định số 363/QĐ-UBND ngày 25/3/2013 của UBND huyện Điện Biên Đông về việc Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Sa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- Căn cứ Quyết địnhsố 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng ông thôn mới giai đoạn 2010-2020
- Căn cứ Quyết định số 196/QĐ-UBND ngày 21/02/2008 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông đến năm 2020
- Căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất đai của xã, quỹ đất nông, lâm nghiệp, các loại đất khác.
- Căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng của xã và quá trình đánh giá những thuận lợi, khó khăn của xã trong công tác sản xuất nông, lâm nghiệp của địa phương.
4.2.2. Phương hướng, mục tiêu của phương án quy hoạch.
4.2.2.1. Phương hướng
Từ cơ sở nghiên cứu điều kiện cơ bản của xã, phân tích những thuận lợi, khó khăn và việc đánh giá những tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, môi trường của xã ta có những phương hướng quy hoạch sử dụng đất cho xã như sau:
- Phát triển hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất phát huy toàn bộ tiềm năng sẵn có của xã nhằm nâng cao năng suất, sản lượng sản phẩm nông nghiệp và sản lượng rừng, cung cấp hàng hóa nông, lâm sản đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo ra môi trường sinh thái bền vững…
- Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và nâng cao đời sống cho người dân.
4.2.2.2. Mục tiêu
Để đạt được những phương hướng đã đề ra như trên thì việc quy hoạch sử dụng đất phải đạt được những mục tiêu như sau:
* Các mục tiêu về kinh tế
- Về nông nghiệp:
Đảm bảo lương thực thực phẩm của nhân dân trong xã và đáp ứng nhu cầu của thị trường, cần phải:
+ Tăng cường vốn đầu tư, cải tạo đất, thâm canh, xen canh tăng vụ
+ Chuyên môn hóa trong sản xuất, sử dụng hiệu quả đất
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, đưa những giống có năng suất cao và phù hợp điều kiện địa phương vào sản xuất.
Song song với việc phát triển trồng trọt, công tác chăn nuôi cũng càng được đẩy mạnh nhằm phát triển, đặc biệt là đại gia súc.
- Về lâm nghiệp:
Làm tốt công tác khoanh nuôi tái sinh rừng, tiến hành công tác giao khoán rừng cho hộ gia đình, cộng đồng làng, bản quản lý hiệu quả. Bảo vệ tốt và phát triển diện tích rừng hiện có.
Trồng các loại cây đa tác dụng và các cây xanh tại những khu vực dân cư nhằm vừa đem lại cảnh quan vừa có tác dụng bảo vệ môi trường.
- Về cơ sở hạ tầng:
Tiếp tục hoàn thiện việc bê tông hóa giao thông khu trung tâm xã, trung tâm các làng bản theo chương trình xây dựng nông thôn mới của chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân qua lại.
Bêtông hóa hệ thống kênh mương phục vụ tưới tiêu chủ động cho các diện tích đất nông nghiệp.
Tiếp tục hoàn thiện việc kéo điện đến các bản còn lại chưa có điện của xã, đảm bảo việc cung cấp điện sinh hoạt đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, nhằm nâng cao dân trí và trình độ lao động sản xuất.
Đối với các ngành thủ công và tiểu thủ công nghiệp, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia những lúc nông nhàn. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh ngành khai thác chế biến và bảo quản nông lâm sản nhằm thu hiệu quả kinh tế cao hơn khi xuất ra thị trường.
* Các mục tiêu về xã hội
Giải quyết ổn định công ăn việc làm cho người dân lao động, từng bước nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ họ nghèo.
Tích cực đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ tăng dân số xuống còn 1,00%.
* Mục tiêu về môi trường
Tăng cường tốt công tác chăm sóc và bảo vệ rừng, nghiêm cấm các hành vi chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy.
Thực hiện hiệu quả công tác giao khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh những diện tích rừng hiện có.
Khắc phục tình trạng chặt phá rừng, có biện pháp xử lí kịp thời các hành vi vi phạm.
4.2.3. Quy hoạch sử dụng đất.
Xuất phát từ hiện trạng sử dụng đất đai của xã, từ việc nghiên cứu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, phân tích những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu sử dụng đất và yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội, phương án quy hoạch đất cho xã Sa Dung như sau:
Bảng 4.9: Quy hoạch sử dụng đất xã Sa Dung giai đoạn 2015 - 2020
STT
Loại đất
Quy hoạch
Diện tích tăng (+), giảm (-)
2013
2020
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
9.118,55
9.118,55
0
1
Đất nông nghiệp
7077,67
7091,68
14,01
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1426,12
1427,86
1,74
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1404,36
1404,36
0
1.1.1.1
Đất trồng lúa
740,18
740,18
0
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
664,18
664,18
0
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
21,76
23,5
1,74
1.2
Đất lâm nghiệp
5625,94
5635,71
9,77
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1035,71
1035,71
0
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
4590,23
4600
9,77
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
24,11
27,11
3
1.4
Đất nông nghiệp khác
1,5
1
-0,5
2
Đất phi nông nghiệp
120,1
155.34
35,244
2.1
Đất ở nông thôn
40,47
44,56
4,09
2.2
Đất chuyên dung
47,31
48,96
1,65
2.2.1
Đất trụ sở, công trình sự nghiệp
0,4
0,4
0
2.2.2
Đất có mục đích công cộng
46,91
49,62
2,35
2.2.2.1
Đất giao thông
12,23
13
0,77
2.2.2.2
Đất thủy lợi
1,17
2
0,83
2.2.2.3
Đất công trình năng lượng
0,2
0,2
0
2.2.2.4
Đất công trình bưu chính viễn thông
0,81
0,81
0
2.2.2.5
Đất cơ sở y tế
0,21
0,21
0
2.2.2.6
Đất cơ sở giáo dục – Đào tạo
2,01
2,11
0,1
2.2.2.7
Sân vận động, nhà văn hóa, chợ trung tâm xã
0
0,65
0,65
2.2.2.8
Đất có di tích danh thắng
30,28
30,28
0
2.3
Đất nghĩa trang nghĩa địa
3,21
4
0,79
2.4
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
28,21
28,21
0
2.5
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối
28,21
28,21
0
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
0,9
0,7
-0,2
3
Đất chưa sử dụng
1.920,78
1.872,23
-49,25
Qua biểu trên cho thấy:
* Nhóm đất nông nghiệp
Đến năm 2020, nhóm đất nông nghiệp có sự thay đổi tương đối lớn so với năm 2013, cụ thể:
+) Đất trồng cây lâu năm năm 2013 là 21,76 ha, quy hoạch đến năm 2020 là 23,5 ha, tăng 1,74 ha so với trước quy hạch (Chiếm 0,26% diện tích đất tự nhiên).
+) Đất lâm nghiệp năm 2013 là 5625,94 ha, quy hoạch đến năm 2020 là 5635,71 ha, tăng 9,77 ha so với trước quy hoạch, (Chiếm 61,80% diện tích đất tự nhiên)
+) Đất nuôi trồng thủy sản tăng 3 ha từ 24,11 ha năm 2013 lên 27,11 ha năm 2020.
+) Đất nông nghiệp khác giảm 0,5 ha vào năm 2020.
* Nhóm đất phi nông nghiệp
Đến năm 2020, nhóm đất phi nông nghiệp là 154,64, tăng 34,54 ha so với năm 2013 là 120,1 ha. Diện tích này được chuyển từ đất chưa sử dụng sang. Cụ thể các loại đất phi nông nghiệp như sau.
Đến năm 2020, đất ở (Đất thổ cư) là 44,56 ha, tăng 4,09 ha so với năm 2013 là 40,47 ha. Đây chính là lượng đất cung cấp cho số dân phát sinh đến năm quy hoạch.
Kết quả tính toán dự báo tăng dân số và số hộ gia đình phát sinh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10: Kết quả tính toán dự báo tăng dân số và số hộ gia đình phát sinh của xã Sa Dung
Năm
Dân số (Người)
Số hộ gia đình
Số hộ phát sinh so với năm 2013
2013
5896
985
0
2014
5979
999
14
2015
6062
1013
28
2016
6147
1027
42
2017
6233
1041
56
2018
6320
1056
71
2019
6409
1071
86
2020
6499
1086
101
Đến năm 2020, diện tích đất chuyên dùng là 49,66 ha, tăng 2,35 ha so với 2013 là 47,31 ha. Trong đó:
Đất trụ sở, công trình sự nghiệp không thay đổi
Đất có mục đích công cộng tăng 2,35 ha từ 46,91 ha năm 2013 lên 49,26 ha năm 2020 ( Trong đó Đất giao thông tăng 0,77 ha, Đất thủy lợi tăng 0,83 ha, Mở thêm Sân vận động, nhà văn hóa xã, chợ trung tâm xã 0,65 ha, Đất cơ sở giáo dục tăng 0,05 ha)
Đất nghĩa trang, nghĩa địa tăng 0,79 ha, từ 3,21 ha năm 2013 lên 4 ha năm 2020
Đất phi nông nghiệp khác có xu hướng giảm, cụ thể giả 0,2 ha (Từ 0,9 ha năm 2013 xuống 0,7 ha vào năm 2020). Lý do giảm là do chuyển một phần sang đất ở (Đất ở nông thôn).
* Nhóm đất chưa sử dụng
Quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất chưa sử dụng giảm 49,25 ha từ 1.920,78 năm 2013 xuống 1.871,53 ha năm 2020. Lý do giảm là do tiến hành khai hoang, chuyển mục đích sử dụng đất sang nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp nhằm tận dụng tối đa quỹ đất hiện có để đem lại hiệu quả cao nhất
4.2.4. Quy hoạch các hoạt động sản xuất.
4.2.4.1 Hoạt động trồng trọt
Diện tích đất trồng cây hàng năm đến năm 2020 không có sự thây đổi. Để đảm bảo cung cấp đủ nguồn lương thực phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong xã cũng như xuất đi nơi khác cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất các loài cây trồng.
Đối với hoạt động cây trồng nông nghiệp ngắn ngày cần tập trung vào các giải pháp như sau.
- Tăng cường công tác thâm canh, áp dụng các kỹ thuật tiên tiến trong canh tác.
- Cần tiến hành cải tạo lại hệ thống thủy lợi để đảm bảo tưới tiêu cho các diện tích thiếu nước.
- Cần lựa chọn các giống tốt, đảm bảo chất lượng khi đưa vào canh tác
Cây ăn quả:
Đất trồng cây lâu năm tăng 1,74 ha từ 21,76 ha năm 2013 lên 23,5 ha năm 2020
4.2.4.2 Hoạt động lâm nghiệp
Năm 2020 Diện tích đất lâm nghiệp là 5.635,71 ha, tăng 9,77 ha so với năm 2013 là 5.625,94 ha. Diện tích này được chuyển từ đất chưa sử dụng sang khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh.
Hoạt động bảo vệ rừng:
- Tiếp tục khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh rừng, bảo vệ diện tích rừng hiện có.
- Tăng cường hoạt động các tổ bảo vệ rừng của các bản
- Tăng cường công tác tuần tra, tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân trong các bản về công tác bảo vệ rừng.
- Tăng cường công tác phòng chống cháy rừng
- Tăng cường công tác lợi dụng các sản phẩm của rừng.
- Phòng cháy chữa cháy rừng: Tiến hành vệ sinh rừng thường xuyên, làm các đường rãnh cản lửa thành lập các ban bảo vệ rừng, phòng và trừ các nguồn lửa.
- Ngăn chặn kịp thời tình trạng chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy và chăn thả gia súc bừa bãi.
- Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến người dân ý thức tham gia bảo vệ rừng. Ngăn cấm chăn thả gia súc bừa bãi phá hoại cây tái sinh. Đồng thời khuyến khích người dân,có hình thức khen thưởng kịp thời và hợp lý nếu phát hiện cháy rừng.
4.2.4.3 Hoạt động thủy sản
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong kỳ quy hoạch tăng 3 ha. Tiến hành khai hoang các diện tích đất chưa sử dụng có khả năng cải tạo thành đất nuôi trồng thủy sản, tiến hành xen canh lúa với cá. Lựa chọn giống cá có giá trị kinh tế, năng xuất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương.
4.2.4.4 Hoạt động chăn nuôi
Cần có kế hoạch cụ thể trong chăn nuôi gia súc gia cầm, đẩy mạnh phát triển những loài vật nuôi có ưu thế. Phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc dựa vào lợi thế tận dụng những đồi núi nhiều cây cỏ và trồng thêm cỏ cho gia súc. Có các biện pháp chăm sóc, bảo vệ vật nuôi, tăng cường tiêm phòng vacxin định kỳ cho vật nuôi, có biện pháp giúp vật nuôi phòng chống được các dịch bệnh và điều kiện thời tiết giá rét của địa phương
Đối với xã Sa Dung cần tăng cường, đẩy mạnh nuôi những loại gia súc, gia cầm có triển vọng và được người dân lựa chọn như Trâu, Bò, Dê, Gà, Lợn..
4.2.5 Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015 – 2020
Kế hoạch sử dụng đất của phương án quy hoạch sử dụng đất xã Sa Dung giai đoạn 2015 - 2020 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng: 4.11. Kế hoạch sử dụng đất của xã Sa Dung
(Giai đoạn 2015-2020)
STT
Loại đất
Kế hoạch sử dụng đất các năm (ha)
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN
9.118,55
9.118,55
9.118,55
9.118,55
9.118,55
9.118,55
9.118,55
9.118,55
1
Đất nông nghiệp
7077,67
7080,07
7081,21
7083,31
7085,16
7087,61
7091,01
7091,68
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
1426,12
1426,12
1426,36
1426,56
1426,96
1427,26
1427,56
1427,86
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
1404,36
1404,36
1404,36
1404,36
1404,36
1404,36
1404,36
1404,36
1.1.1.1
Đất trồng lúa
740,18
740,18
740,18
740,18
740,18
740,18
740,18
740,18
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm khác
664,18
664,18
664,18
664,18
664,18
664,18
664,18
664,18
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
21,76
21,76
22
22,2
22,6
22,9
23,2
23,5
1.2
Đất lâm nghiệp
5625,94
5627,94
5628,44
5629,44
5630,44
5632,44
5635,44
5635,71
1.2.1
Đất rừng sản xuất
1035,71
1035,71
1035,71
1035,71
1035,71
1035,71
1035,71
1035,71
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
4590,23
4592,23
4592,73
4593,73
4594,73
4596,73
4599,73
4600
1.3
Đất nuôi trồng thủy sản
24,11
24,61
25,11
26,11
26,61
26,81
27,01
27,11
1.4
Đất nông nghiệp khác
1,5
1,4
1,3
1,2
1,15
1,1
1
1
2
Đất phi nông nghiệp
120,1
149,08
150,07
151,37
152,37
153,75
154,63
155,24
2.1
Đất ở nông thôn
40,47
41,07
41,57
42,17
42,77
43,37
43,97
44,56
2.2
Đất chuyên dùng
47,31
47,51
47,87
48,48
48,75
49,38
49,54
49,56
2.2.1
Đất trụ sở, công trình sự nghiệp
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
0,4
2.2.2
Đất có mục đích công cộng
46,91
47,11
47,47
48,08
48,35
48,98
49,14
49,16
2.2.2.1
Đất giao thông
12,23
12,33
12,53
12,73
12,83
13
13
13
2.2.2.2
Đất thủy lợi
1,17
1,17
1,33
1,49
1,66
1,82
1,98
2
2.2.2.3
Đất công trình năng lượng
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
0,2
2.2.2.4
Đất công trình bưu chính viễn thông
0,81
0,81
0,81
0,81
0,81
0,81
0,81
0,81
2.2.2.5
Đất cơ sở y tế
0,21
0,21
0,21
0,21
0,21
0,21
0,21
0,21
2.2.2.6
Đất cơ sở giáo dục – Đào tạo
2,01
2,01
2,01
2,01
2,01
2,01
2,01
2,01
2.2.2.7
Sân vận động, nhà văn hóa, chợ trung tâm xã
0
0,1
0,1
0,35
0,35
0,65
0,65
0,65
2.2.2.8.
Đất có di tích danh thắng
30,28
30,28
30,28
30,28
30,28
30,28
30,28
30,28
2.3
Đất nghĩa trang nghĩa địa
3,21
3,21
3,36
3,52
3,67
3,84
3,98
4
2.4
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
2.5
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
28,21
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
0,9
0,87
0,85
0,78
0,76
0,74
0,72
0,7
3
Đất chưa sử dụng
1.920,78
1.889,40
1.887,27
1.883,87
1.881,02
1.877,19
1.872,91
1.871,63
Trong kỳ quy hoạch, lượng đất được đưa ra sử dụng chủ yếu là lấy từ đất chưa sử dụng thông qua việc khai hoang. Bên cạnh đó chuyển một phần từ đất trồng cây hàng năm khác và đất phi nông nghiệp khác sang.
4.2.6 Hiệu quả của phương án quy hoạch.
4.2.6.1 Hiệu quả kinh tế
Để đánh giá khả năng phát triển của xã trong kỳ quy hoạch, chuyên đề tiến hành dự tính hiệu quả kinh tế phương án quy hoạch:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt từ 10 – 12%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hóa, đáp ứng được mục tiêu kinh tế của xã.
Phát triển được đồng đều giữa các ngành và gắn kết với nhau. Sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ đủ cho nhu cầu của nhân dân trong bản. Các cây hoa màu được trồng xen với cây ăn quả, như vậy vừa tận dụng hiệu quả sử dụng đất, vừa tăng thêm thu nhập, đồng thời có tác dụng cải tạo đất, chống xói mòn.
4.2.6.2 Hiệu quả xã hội
Trước đây đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kinh tế hạn hẹp, nhân dân ở vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với khoa học, hoạt động sản xuất chưa có hiệu quả cao. Nay với việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó cũng đem lại hiệu quả xã hội:
Đời sống nhân dân được ấm no, đầy đủ, có điều kiện tiếp xúc, học hỏi khoa học – công nghệ, áp dụng vào sản xuất. Tạo việc làm cho những lao động nhàn rỗi, do thực hiện thâm canh cây trồng, áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp nên lao động có việc quanh năm.
Dân số được kiểm soát, tỷ lệ phát triển dân số ổn định, 100% trẻ em được đến trường, 100% số gia đình được xem truyền hình, tiếp xúc với văn hóa, nâng cao tri thức. Các vấn đề còn tồn đọng trong các lĩnh vực y tế, văn hóa giáo dục, thể dục thể thao,... được giải quyết, đảm bảo trật tự an toàn xã hội
4.2.6.3 Hiệu quả môi trường
Trước đây tập quán canh tác của nhân dân là đốt rừng làm nương rẫy, sử dụng đất không đúng mục đích và không hiệu quả, làm cho chất lượng đất đai ngày càng giảm, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng nhanh. Việc quy hoạch sử dụng đất đai với các phương thức canh tác bền vững sẽ giúp cải thiện chất lượng dinh dưỡng của đất, giảm xói mòn, rửa trôi. Phục hồi và trồng thêm được diện tích rừng góp phần làm cho môi trường xanh – sạch – đẹp và còn tận dụng được gỗ củi và các lâm sản khác. Đảm bảo phát triển các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp ổn định, bền vững lâu dài.
4.3. Đề xuất các giải pháp thực hiện phương án quy hoạch
4.3.1 Giải pháp về tổ chức, quản lý.
Hiện nay bộ máy tổ chức, quản lý sử dụng đất của xã còn mỏng vì số lượng cán bộ ít và yếu về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý . Vì vậy cần tăng cường khả năng tổ chức quản lý, sử dụng đất trực tiếp tại cấp xã bằng các giải pháp sau:
Cử cán bộ của xã phụ trách địa chính-nông lâm, khuyến nông đi học tập thêm chuyên môn ở các lớp đào tạo, các khóa đào tạo ngắn hạn, và các lớp quản lý sử dụng đất.
Kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý sử dụng đất cho cán bộ xã bằng cách liên kết với các trường đào tạo, các trung tâm để mở các khoá học ngắn hạn, các khoá tập huấn, các buổi thăm quan học hỏi kinh nghiệm về vấn đề quản lý sử dụng đất. Các khoá học ngắn hạn (như là nâng cao năng lực tổ chức, quản lý; Quản lý sử dụng đất có hiệu quả...), hay các khoá tập huấn ( như Luật đất đai, Phương pháp lập kế hoạh sử dụng đất có sự tham gia, phát triển kinh tế nông hộ thông qua phát triển nông - lâm nghiệp.
Giao cho cán bộ xã phụ trách quản lý sử dụng đất của các bản, các nhóm hộ gia đình trong bản.
Phát huy tối đa vai trò của các tổ chức đoàn thể trong xã (như Hội cựu chiến binh; Hội phụ nữ; Đoàn thanh niên, Hội nông dân ...) các tổ chức này sẽ giúp xã quản lý sử dụng đất đến các hộ gia đình, các bản.
4.3.2 Giải pháp về nguồn vốn.
Muốn thúc đẩy quá trình sử dụng đất hiệu quả bằng việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì yếu tố vốn đầu tư đóng vai trò then chốt. Có vốn thì người sản xuất mới có khả năng lựa chọn những giống cây trồng có chất lượng tốt, đầu tư phân bón để thâm canh, tăng vụ, đầu tư kỹ thuật...
Xã cần có chính sách tạo lập nguồn vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh của xã bằng cách thành lập quỹ tín dụng của xã bằng nguồn vốn huy động từ nhân dân, huy động từ các cơ sở chế biến thu mua nông sản.
Nhà nước cần ưu tiên đối với miền núi giảm lãi suất hoặc cho vay không tính lãi đối với các hộ vay vốn trồng rừng để thúc đẩy người dân trong xã trồng và phát triển rừng.
Nhà nước cần đa dạng hoá các hình thức vay vốn với lãi suất thấp đến từng hộ dân để họ có thể chủ động tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác nhau.
Xã cần có những chính sách thông thoáng để kéo nguồn vốn của các chương trình, dự án đầu tư phát triển sản xuất vào thực hiện trên địa bàn xã.
Nhà nước nên đơn giản hoá các thủ tục vay vốn đối với người dân, đặc biệt là các thủ tục thế chấp tài sản.
Nhà nước cần cho các tổ chức xã hội vay vốn để họ tổ chức sản suất.
4.3.3 Giải pháp về kỹ thuật.
Tiến hành xây dựng hệ thống thuỷ lợi để đảm tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay vấn đề khó khăn nhất của người dân trong xã đó là sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật gây trồng các loài cây, kỹ thuật canh tác hiệu quả.
Xã có thể huy động từ nhiều nguồn vốn, từ các nguồn hỗ trợ liên kết với các trường đại học, các trung tâm chuyển giao khoa học và công nghệ, trung tâm khuyến nông tỉnh mở các lớp tập huấn đến tận các bản, các hộ nông dân. Nội dung tập huấn bao gồm.
+ Kỹ thuật canh tác đất dốc hiệu quả.
+ Kỹ thuật trồng và nâng cao năng suất lúa, ngô.
+ Kỹ thuật gây trồng và các biện pháp kỹ thuật nâng cao sản lượng Xoài, Sơn tra, Đào...
+ Kỹ thuật gây trồng các loài cây đặc sản dược liệu dưới tán rừng có hiệu quả.
+ Kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp.
+ Kỹ thuật chăn nuôi
Tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng của xã bằng cách thành lập các tổ bảo vệ rừng cấp bản.
Xã cần định hướng phát triển, quy hoạch cơ cấu cây trồng và từng mô hình sử dụng đất cho các Bản với các loài cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
+ Cây nông nghiệp ngắn ngày là mô hình trồng lúa nương, lúa nước, Ngô, Sắn
+ Cây công nghiệp, cây ăn quả là mô hình trồng cây Xoài, Sơn tra, đào.
Các bản trong xã không có khu chăn thả vì vậy cần khuyến khích các hộ gia đình có chăn nuôi Trâu, Bò xây dựng mô hình cỏ voi xung quang nhà để cung cấp cỏ phục vụ chăn nuôi.
Cần phải tiến hành các biện pháp cải tạo đất chưa sử dụng để đưa vào sử dụng như xây dựng hệ thống thuỷ lợi, bón phân, trồng các loài cây có tác dụng cải tạo đất trước sau đó mới tiến hành trồng các loài cây mục đích.
Đẩy mạnh việc chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với xây dựng các chuồng trại cố định.
4.3.4 Giải pháp về thị trường.
Đẩy mạnh xây dựng các cơ sở chế biến, thu mua nông sản ở địa phương như Ngô, Lúa, Sắn và các hàng hóa nông sản khác
Đẩy mạnh liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm của địa phương như Đào, Sơn tra, Xoài, các cây đặc sản, dược liệu dưới tán, các sản phẩm gỗ
4.3.5 Nhóm giải pháp khác.
Cải tạo, đầu tư xây dựng mới hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng của xã.
Tăng cường công tác kế hoạch hoá gia đình đến tận các hộ gia đình để giảm tỷ lệ sinh của xã xuống mức thấp.
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm cho xã và cần đầu tư 1 tủ sách khyến nông, khuyến lâm là nơi lưu giữ các loại sách liên quan đến phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, kỹ thuật để người dân có thể tham khảo học tập.
Xã cần phối hợp nhanh với cấp huyện để giao đất chưa sử dụng cho các nông hộ để họ yên tâm đầu tư cải tạo và đưa vào sử dụng.
Tăng cường công tác tuyên truyền quản lý, bảo vệ rừng và phát triển rừng đến tận người dân.
PHẦN 5
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu, rút ra một số kết luận như sau:
Nghiên cứu, đánh giá được đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã.
Tìm ra được những thuận lợi và khó khăn trong phát triển nông, lâm nghiệp, làm cơ sở vững chắc để xây dựng phương án quy hoạch phù hợp, có tính thực tiễn và hiệu quả cao.
Người dân trong xã sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nhưng vấn đề sử dụng đất của xã còn nhiều tồn tại làm cho hiệu quả sử dụng đất thấp:
+ Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội như: Đất đai của xã bị chia cắt, dốc mạnh; Trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế và thiếu về kỹ thuật gây trồng và sử dụng đất; Người dân thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
+ Do phong tục canh tác của người dân còn lạc hậu, sản xuất chủ yếu theo hình thức quảng canh làm cho đất bị thoái hoá, bạc màu.
Cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị được người dân lựa chọn đưa vào cơ cấu cây trồng của xã. Cụ thể là:
+ Cây nông nghiệp ngắn ngày : Lúa, ngô, Sắn, Khoai, rau màu
+ Cây ăn quả: Sơn Tra, Đào, Mận, Chuối.
+ Vật nuôi: Trâu, Bò, Dê, Lợn, Gà
Xây dựng được phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã giai đoạn 2015 – 2020 và đã đề xuất 5 nhóm giải pháp để thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất cho xã gồm:
(1) Giải pháp về tổ chức, quản lý.
(2) Giải pháp về nguồn vốn.
(3) Giải pháp kỹ thuật.
(4) Giải pháp về thị trường.
(5) Nhóm giải pháp khác.
5.2. Tồn tại
Trong quá trình thực hiện chuyên đề còn gặp một số khó khăn và tồn tại như sau:
Do kinh nghiệm và thời gian có hạn nên việc điều tra nghiên cứu chưa được chi tiết, đầy đủ.
Diện tích tự nhiên của xã khá rộng và địa hình phức tạp, dân cư phân tán cho nên chỉ điều tra được một số điểm mang tính đại diện cho các khu vực.
5.3. Khuyến nghị
Khuyến khích, hỗ trợ nhân dân trong các hoạt động sản xuất và hướng dẫn nhân dân tiếp cận khoa học, áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất.
Đề xuất với cấp trên các chính sách sản xuất và đề nghị hỗ trợ về vốn, đầu tư phát triển giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, ổn định.
Mở các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật về các loại cây nông nghiệp, lâm nghiệp, đạc biệt cần có các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác đất dốc bền vững
Tìm kiếm thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông, lâm sản cho người dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội – đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2013 và phương hướng, mục tiêu, giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh năm 2014
Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2013 của UBND xã Sa Dung
Bộ NN &PTNT (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr 83-97.
Các báo cáo, nghị quyết của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Bằng Thành năm 2010.
Hà Quang Khải, Đỗ Đình Sâm, Đỗ Thanh Hoa (2002), Giáo trình Đại học Lâm nghiệp phần I và II.
Lương Văn Hinh (2003), Giáo trình quy hoạch sử dụng đất đai, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Luật bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 2004.
Nguyễn Bá Ngãi (2001), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển lâm nông nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Vũ Văn Thông (2008), Bài giảng Điều tra quy hoạch rừng, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
Trần Hữu Viên (1997), Quy hoạch sử dụng đất và giao đất có sự tham gia của người dân, Tài liệu tập huấn dự án hỗ trợ LNXH, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641.doc