Lập quy trình công nghệ tàu hàng rời 22.500 tấn đóng tại Tổng Công ty đóng tàu Bạch Đằng
Đối với các tấm hoặc các phân đoạn cần phải vạch dấu tại phía mà ở đó sẽ có những kết cấu khác lắp vào ví dụ : Về phía các đường sườn , gia cố vách , xà boong .v.v., trừ một số đường kiểm tra đặc biệt . Các đường uốn cần vạch dấu về phía bên lõm xuống để tránh rạn nứt tấm khi uốn . -Trên các chi tiết hoặc kết cấu ta vạch những đường sau : đường lý thuyết , đường kiểm tra , đường bao chi tiết ( kể cả lượng dư ) , đường bao lỗ khoét , tâm cung tròn , lượng dư , vị trí lắp đặt các chi tiết kết cấu phụ , khung xương. -Trên tất cả các chi tiết phải được viết dấu miêu tả rõ ràng về các thông tin : số bản vẽ , ký hiệu mác thép , số tấm thép , tên phân đoạn , tổng đoạn , nơi lắp đặt chi tiết .v.v., Mác thép phải được đánh bằng mũi đột và khoanh vùng bằng sơn dầu .( Chiều sâu các mũi đột không được vượt quá 1 (mm). Khoảng cách giữa 2 mũi độ liên tiếp không vượt quá 10 đến 20 (mm) tại những chỗ góc cạnh. -Khi lắp ráp các chi tiết trong trường hợp cần thiết ta cũng phải để lượng dư từ 25 đến 50 (mm) tuỳ thuộc vào hình dạng các chi tiết lắp ráp với nhau. -Khi vạch dấu các đường nét trên chi tiết kim loại bằng dây phấn hoặc mũi vạch, chiều rộng dây phấn không được vượt quá 0,7 (mm) và chiều rộng cùng chiều sâu nét vạch không quá 0,3 (mm).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2.CHUONG1,2,3.DOC
- 0.Muc Luc..doc
- 1Mo Dau.doc
- 3.B4.doc
- 4.SD4.doc
- 5.CD6.doc
- 6.Vach song 66.doc
- 7.DAU TONG DOAN.DOC
- 8.TAI LIEU THAM KHAO.doc
- ban ve cong nghe.rar
- ban ve ho so.rar