LỜI MỞ ĐẦU
● Tính cấp thiết của đề tài.
Hệ thống giao thông vận tải đô thị là một bộ phận không thể thiếu được của đô thị. Giao thông vận tải đảm bảo cho việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, sự giao lưu trao đổi giữa các bộ phận trong đô thị, cũng như giữa đô thị với bên ngoài. Có 8760 giờ trong một năm . Nếu cho là bình quân mỗi xe ôtô một năm chạy 10000km và tốc độ trung bình trong thành phố là 20km/h thì tổng thời gian chạy sẽ là 500 giờ. Còn lại 8260 giờ trong một năm thì xe đỗ. Điều đó chứng tỏ rằng thời gian xe đỗ chiếm một tỷ lệ rất lớn so với thời gian xe chạy, tức là hệ thống giao thông tĩnh đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu đỗ cho phương tiện trong trạng thái tạm thời không hoạt động. Dải đỗ xe trên đường và hè phố là một bộ phận của hệ thống giao thông tĩnh phục vụ cho các phương tiện trong trạng thái không hoạt động.
Ở Hà Nội với tốc độ gia tăng phương tiện giao thông cá nhân như hiện nay đâ gây sức ép cho thành phố về nhu cầu đỗ xe. Trong khi đó về mặt thực tế thì hệ thống các bến, bãi đỗ xe của thành phố còn thiếu và yếu cả về quy mô và số lượng.
Hiện nay, trên hầu hết các tuyến phố đặc biệt là khu phố cổ, các tuyến phố thương mại việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để làm nơi dừng đỗ xe đang rất phổ biến. Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo an toàn giao thông cho người đi bộ trên vỉa hè và giao thông trên đường phố. Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng trên là do sự thiếu hụt các điểm đỗ xe, dải đỗ xe công cộng trên các trục đường này.
Quận Hoàng Mai là một trong những khu đô thị mới của thành phố Hà Nội, với những người dân có mức thu nhập khá cao sinh sống và rất đông người nước ngoài, từ đó nảy sinh những vấn đề về số lượng phương tiện và chủng loại phương tiện khá đa dạng, với tỷ lệ xe ô tô cao, đi kèm với điều đó là nhu cầu dừng đỗ xe. Nhưng trên tuyến phố này hiện nay chưa có một điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hay dải đỗ xe ô tô nào được tổ chức có quy mô, hệ thống, hợp lý mà chủ yếu là do tự phát, lấn chiếm vỉa hè làm nơi để xe.
Đứng trước tình trạng đó, việc tiến hành “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai là hết sức cần thiết, đặc biệt là khi mà quỹ đất dành cho giao thông tĩnh ở khu vực này còn rất nhiều hạn chế và cần phải có những biện pháp triệt để khắc phục ngay .
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
- Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đồ án là các dải đỗ xe có tính chất phục vụ công cộng trên lòng đường và vỉa hè của các trục đường thuộc quận Hoàng Mai.
- Phạm vi nghiên cứu :
Phạm vi nghiên cứu là trong ranh giới địa chính của thành phố Hà Nội. Do giới hạn về nhiều mặt (thời gian,tài chính, nguồn lực) nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số tuyến đường thuộc quận Hoàng Mai.
* Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích :
Mục đích của đề tài là “Quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai nhằm giải quyết một phần nhu cầu đỗ xe của người dân sống trong khu vực nghiên cứu, đáp ứng tối đa nhu cầu của các cửa hàng và khách hàng mua sắm, buôn bán trên tuyến phố, các văn phòng công sở, cũng như đáp ứng tối thiểu nhu cầu đỗ xe cho các đối tượng quá cảnh qua trên tuyến mà có nhu cầu đỗ xe. Hạn chế tối đa tình trạng đỗ xe lộn xộn, ảnh hưởng dến giao thông trên tuyến của quận.
- Mục tiêu :
+ Nghiên cứu cơ sở lý lụân về quy hoạch giao thông vận tải, quy hoạch giao thông tĩnh.
+ Đánh giá hiện trạng đỗ xe trên đường và hè phố ở thành phố Hà Nội.
+ Đánh giá hiện trạng giao thông tĩnh tại quận Hoàng Mai.
+ Đề xuất và lựa chọn các phương án thiết kế và tổ chức giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai.
· Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu số liệu, tài liệu sẵn có:
+ Sách giáo khoa, quy trình kỹ thuật về quy hoạch giao thông vận tải đô thị, quy trình quy hoạch giao thông tĩnh.
+ Tài liệu về quy trình, cách thức thiết kế và tổ chức giao thông dải đỗ xe trên đường và hè phố.
+ Các chính sách, định hướng phát triển giao thông vận tải của thành phố và khu vực nghiên cứu.
- Khảo sát hiện trường:
+ Xác định hiện trạng hệ thống giao thông vận tải của đô thị.
+ Xác định hiện trạng giao thông vận tải khu vực nghiên cứu.
+ Xác định quỹ đất giành cho giao thông tĩnh khu vực nghiên cứu.
+ Xác định nhu cầu đỗ xe và hiện trạng đỗ xe khu vực nghiên cứu .
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Phỏng vấn hộ gia đình về nhu cầu đỗ xe và ý kiến về tổ chức các dải đỗ xe trên đường và hè phố.
· Kết cấu của đề tài: Gồm 3 chương :
Chương I : Tổng quan về quy hoạch giao thông tĩnh đô thị
Chương II: Hiện trạng giao thông đô thị Hà Nội, tình hình sử dụng đất và giao thông tĩnh khu vực thuộc quận Hoàng Mai.
Chương III: Lập và lựa chọn các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai.
Kết luận và kiến nghị.
27 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3121 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập và lựa chọn các phương án quy hoạch giao thông tĩnh cho quận Hoàng Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3. LẬP VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH
GIAO THÔNG TĨNH QUẬN HOÀNG MAI
3.1. Định hướng phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020:
3.1.1 Định hướng phát triển không gian Hà Nội :
Theo quyết định số 108/2004/ QĐ- TTg đã được Chính phủ phê duyệt về việc quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020 có nội dung tóm tắt như sau:
Mục tiêu : Xác định vị trí, vai trò đặc biệt của thủ đô Hà Nội trong định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị việt Nam, phù hợp với phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kết hợp tốt giữa xây dựng, phát triển đảm bảo an ninh quốc phòng cải tạo với xây dựng mới nhằm xây dựng thủ đô Hà Nội thành một thành phố vừa dân tộc vừa hiện đại, đạm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến. Là trung tâm đầu não về chính trị, đồng thời là trung tâm lớn về văn hóa, khoa học kỹ thuật kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước tương xứng với thủ đô cuả một nước có qui mô dân số gần trăm triệu dân, có vị trí xứng đáng trong khu vực Đông Nam Á và Thế giới.
Phạm vi quy hoạch và định hướng phát triển không gian : Cơ cấu quy hoạch không gian gồn thành phố Hà Nội trung tâm và các đô thị xung quanh thuộc các tỉnh : Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam với bán kính từ 30-50km.
Hướng phát triển lâu dài của thành phố lâu dài của thành phố Hà Nội chủ yếu ề phía Tây , hình thành chuỗi đô thị Sóc Sơn (TP Hà Nội)- Xuân Hòa Đại Lải – Phúc Yên (Vĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và các cơ sở hạ tầng. Trước mắt hướng đã được mở rộng thành phố Hà Nội trung tâm về phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Bắc; trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc Thăng Long – Vân Trì, Đông Anh – Cổ Loa, Gia Lâm – Sài Đồng – Yên Viên và tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển tại khu vực Nam Thăng Long.
Theo như phạm vi quy hoạch và định hướng phát triển không gian như trong QĐ 108/2004- TTg nêu ở trên thì định hướng phát triển không gian Hà Nội tới năm 2020 đã nêu rõ : Định hướng phát triển không gian các khu chức năng nội thị và mối quan hệ giữa các khu vực cần phải khai thác quĩ đất, đồng thời hạn chế phát triển trong phạm vi vành đai 2, mở rộng ra vùng ven nội phía hữu ngạn sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục không gian, làm trung tâm bố cục quy hoạch. Do đó về không gian Hà Nọi được chia làm 3 khu vực như sau :
+ Không gian khu vực hạn chế phát triển .
+ Không gian khu vực được mở rộng thủ đô Hà Nội
+ Không gian phát triển xây dựng mới : Bắc Sông Hồng.
3.1.2. Định hướng phát triển giao thông Hà Nội đến năm 2020:
Nội dung chủ yếu ca\ủa qui hoạch phát triển GTVT thủ đô Hà Nội đến năm 2020 là quy hoạch phân bố dân cư và sử dụng đất phát triển đô thị, quy hoạch phát triển không gian thủ đô Hà Nội . Quy hoạch phát triển hạ tầng mạng lưới giao thông thủ đô (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không), quy hoạch quĩ đất và quy hoạch xây dựng đợt đầu tới năm 2010. Trên cơ sở quy hoạch này Hà Nội đã xây dựng quy hoạch giao thông theo lộ trình dài (22 năm), với các bước đi theo từng giai đoạn như sau:
Cơ sở hạ tầng giao thông phải được uu tiên phát triển đồng bộ với các công trình kỹ thuật hạ tầng khác để hình thành cơ cấu quy hoạch thành phố hoàn chỉnh nhằm phục vụ một cách hiệu quả cho các hoạt động kinh tế xã hội của thành phố.
Đất cơ sở hạ tầng giao thông bao gồm cả hệ thống giao thông động và hệ thống giao thông tĩnh tỷ lệ bình quân 20-25% đất đô thị.
Việc phát triển vận tải hành khách giao thông cuả thủ đô Hà Nội phải lấy việc phát triển VTHKCC làm khâu trung tâm, dảm bảo tỷ lệ VTHKCC đến năm 2010 là 25-30% và đến năm 2020 là 45-50% lượng hành khách.
Mục tiêu:
Hà Nội là hệ thống giao thông quan trọng nhất miền Bắc Việt Nam , qui tụ đầy đủ các phương thức giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường sông, đường hàng không là nơi qui tụ các tuyến giao thông trong nước và quốc tế.
Quy hoạch phat triển mạng lưới đường phải được nghiên cứu để tạo thành một mạng lưới hoàn chỉnh, thuận lợi về tổ chức giao thông và có sự phối hợp hài hòa giữa các phương thức vận tải. Mặt khác việc quy hoạch mạng lưới đường cũng phải nhằm đạt được mục tiêu giảm số lượng phương tiện cơ giới trong phạm vi nội thành (giới hạn từ vành đai 2 trở vào) và phát triển mạng lưới giao thông ngoại thành trên cơ sở phát triển không gian của thành phố.
Quan điểm:
Hệ thống giao thông là yếu tố cơ bản nhất tạo nên kết cấu hạ tầng cuả thành phố, vì vậy cần phát triển đi trước một bước.
Cần có quy hoạch cụ thể các loại hình vận chuyển trên các đường trục đường vành đai và điều tiết hợp lý các phương tiện giao thông. Hạn chế phương tiện giao thông thô sơ và xe máy nội thành.
Triển khai xây dựng đường giao thông đô thị liên thông đô thị liên thông, phối hợp đồng bộ và rộng khắp.
Kết hơp cải tạo, xây dựng phát triển các cồng trình giao thông vận tải với hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và kiến trúc đô thị.
Tập trung phát triển nhanh vận tải hành khách công cộng, trước mắt tập trung phát triển mạng lưới vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt. Nghiên cứu và triển khai hệ thống đường sắt đô thị. Quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giao thông tĩnh.
Giải quyết tốt mối quan hệ vận tải ô tô liên tỉnh với vận tải ô tô công cộng của thành phố tạo nên sự chuyển tiếp liên tục giữa ngoại thành và nội thành.
Các dự án đã được phê duyệt hoặc đề xuất phát triển mạng lưới giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020:
Quy hoạch chung thủ đô Hà Nội
Quy hoạch phát triển gioa thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2020 do TDSI và TEDI thực hiện.
Dự án nghiên cứu tổng quan GTVT đô thị đến năm 2015 UTMP-JICA tài trợ.
Quy hoạch xây dựng vùng thủ đô Hà Nội – Bộ xây dựng.
Chương trình phát triển tổng thể thủ đô Hà Nội (HAIDEP).
Dự án cơ sở hạ tầng GTVT ở Hà Nội do SAPROF – JICA tài trợ.
Dự án nghiên cứu quanrlys GTVT đô thị Việt Nam do VNUTMS – WB tài trợ.
Dự án kiểm soát phát triển và các giaỉ pháp cấp bách giải quyêt sùn tắc giao thông đô thị thủ đô Hà Nội và TP.
Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH thành phố Hà nội đến năm 2020.
Quy hoạch sử dụng đất đai cuả thành phố Hà Nội đến năm 2010.
Quy hoạch chi tiết các quận nội thành Hà Nội đã được UBND thành phố phê duyệt.
Và một số dự án khác đang được nghiên cứu triển khai cũng như haonf thiện.
3.1.3. Dự kiến quỹ đất sử dụng cho công trình giao thông :
Theo quy hoạch đến năm 2020 trong khu vực thủ đô Hà Nội sẽ có một mạng lưới gioa thông hoàn chỉnh với các công trình cơ sở hạ tầng chủ yếu : Về đường bộ có 142,5 km đường hướng tâm(trong đó 75 km đường quốc lộ và 67,5 km đường cao tốc), 231 đường vành đai (trong đó 41 km đường vành đai đô thị tức vành đai 2, 65 km đường vành đai đô thị và cao tốc tức vành đai 3), 125 km vành đai ngoài (vành đai 4), 288 km đường trục chính đo thị có mặt cắt ngang rộng 50 – 80m và 464 km đường phố. Tổng cộng các loại đường bộ là khoảng 1125 km, và các đường cấp huyện cấp xa ngõ ngách khoảng 1676km.
Về đường sắt sẽ có 5 tuyến đường sắt đôi quốc gia hướng tâm với chiều dài 44km, 24,6 km đường xuyên tâm, 81,5 km đường sắt đôi vành đai và 8 tuyến chính đường sứt đô thị với chiều dài 180,5km trong đó dự tính 80- 100km đường Metro. Trong một số khu vực dân cư mật độ cao sẽ hình thành các trục nhánh đường sắt đô thị với tổng chiều dài dự kiến khoảng 150km.
Về đường sông hình thành 2 tuyến vận tải chính trên sông Hồng và sông Đuống với tổng số 9 bến cảng chiếm diện tích khoảng 109ha.
Quỹ đất dành cho giao thông đến năm 2020 được nêu trong bảng sau :
Bảng 3.1: Bảng tổng hợp quỹ đất dành cho giao thông đô thị Hà Nội
tới năm 2020
TT
Công trình
Chiều dài (km)
Diện tích đất sử dụng (ha)
Ghi chú
1
Ga hàng không
1.1
Sân bay Nội Bài
900
1.2
Sân bay mới cho khu vực Hà Nội
Diện tích đất cho sân bay hỗ trợ cho sân bay Nội Bài là 1500ha nhưng không tính vào diện tích đất giao thông TP Hà Nội
1.3
Sân bay Gia Lâm
120
1.4
Sân bay Bạch Mai
78
Tổng
1098
2
Cảng sông
109
3
Đường Sắt
3.1
Đường sắt quốc gia hướng tâm
44
117
3.2
Đường sắt vành đai
81,5
300
3.3
Đường sắt xuyên tâm
24,6
41
3.4
Trục chính đường sắt đô thị
180,58
438
3.5
Trục nhánh đường sắt đô thị
150
120
3.6
Nhà ga đường sắt Quốc gia
346
Tổng
1362
4
Đường bộ
4.1
Quốc lộ hướng tâm
75
414
Chỉ tính trong phạm vi Hà Nội
4.2
Cao tốc hướng tâm
67,5
305
nt
4.3
Vành đai đô thị (VĐ2)
40,88
247
4.4
Cao tốc – đô thị (VĐ3). Đoạn nối VDd với đường cao tốc Nội Bài – Hạ Long (cao tốc) (Việt Hùng-Đường Yên-Đồng Xuân)
65
8,5
562
30
4.5
Vành đai 4(chỉ tính trong phạm vi Hà Nội)
35
480
Tổng chiều dài vành đai 4 khoảng 135km
4.6
Trục chính đô thị
288
1313
4.7
Đường phố nội thành
464
982
4.8
Đường xã, huyên, ngõ ngoại thành…
1676
4612
4.9
Nút giao thông lập thể
53
514
4.10
Giao thông tĩnh:
-Trung tâm vận tải sắt bộ
70
-Bến xe tải liên tỉnh
44
-Cảng cạn
73
-Bến xe khách liên tỉnh
28
-Bãi đỗ xe công cộng
93,7
-Điểm đỗ xe công cộng
703,12
Tổng
10470,82
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Hà Nội đến năm 2020 do TEDI thực hiện.
Theo quy hoạch đến năm 2020 diện tích toàn thành phố Hà Nội là 92700 ha. Tỷ lệ đất giao thông trên diện tích đất đô thị (tính cho cả khu vực nội thành và khu vực ngoại thành) là 19,03% tương ứng với 7747,7ha, trong đó khu vực nội thành đạt 20,06% tương ứng với 3837ha.
Để tăng tỷ lệ diện tích đất giao thông ở các quận nội thành đạt được tiêu chuẩn 25% cần phải mở thêm các đường phố (dạng ô bàn cờ), cần xây dựng thêm các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe ở các khu vực dân cư(kể cả trên cao dưới ngầm). Khu vưc các huyện ngoại thành mở rộng và làm mới các tuyến đường, xây dựng các bãi đỗ xe phân bổ hợp lý ở từng khu vực.
Về đường bọ có 210 km đường hướng tâm(trong đó có 75km đường quốc lộ và 135km đường cao tốc); 231km đường vành đai trong đó có 41km, đường vành đai đô thị (vành đai 2); 65 km đường vành đai đô thị và cao tốc(vành đai 3); 125 km đường vành đai ngoài(vành đai 4); 125 km đường trục chính đô thị có mặt cắt ngang rộng 50-80m, và 464 km đường phố. Tổng cộng các loại đường bọ khoảng 1100km và các tuyến cấp huyện, xã và các ngõ ngách ước chừng 1676km.
Về đường sắt sẽ có 5 tuyến đường sắt đôi Quốc gia hướng tâm với chiều dài 44km, 24,6 km đường sắt xuyên tâm ; 81,5 km đường đôi vành đai và 8 tuyến đường chính đường sắt đô thị với chiều dài 167,09km trong đó dự tính khoảng 80 – 100 km đường Metro. Trong một số khu vực dân cư mật độ cao sẽ hành thành các trục nhánh đường sắt đô thị với tổng chiều dài dự kiến khoảng 150km .
Về đường sông hình thành 2 tuyến vận tải cính trên sông Hồng và sông Đuống với tổng số 9 bến cảng , chiếm diện tích khoảng 109ha.
Quy hoạch bãi đỗ xe thanh phố Hà Nội đến năm 2020
* Chỉ tiêu xác định quỹ đất mạng lưới điểm đỗ xe :
Theo quyết định số 165/2003/QĐ- UB của UBND tành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe và bĩa đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 thì chỉ tiêu xác định quĩ đất mạng lưới điểm đỗ xe như sau :
Bảng 3.2: Chỉ tiêu xác định quĩ đất mạng lưới điểm đỗ xe
TT
Khu vực áp dụng
Tỷ lệ theo đất xây dựng đô thị
(%)
Chỉ tiêu theo dân số (m²/người)
1
Khu vực hạn chế phát triển
2.0 – 2.5
1.5 – 2.5
2
Khu vực mở rộng phát triển
2.5 – 3.0
2.5 – 3.0
3
Khu vực phát triển xây dựng ,mới
3.0 – 3.5
(*) 4.0 – 5.0
4
Khu vực chung cư cao tầng
(**) 4.0 – 5.0
(**) 4.0 – 5.0
Nguồn : Ủy ban nhân dân TP Hà Nội,02/12/2005
Ghi chú :
(*)Sử dụng chỉ tiêu cao để hỗ trợ cho khu hạn chế và mở rộng phát triển (**) Với chung cư trên 15 tầng áp dụng chỉ tiêu lớn là 5% hay 5m²/người.
* Bãi đỗ và điểm đỗ xe được xác định trong đồ án quy hoạch đã duyệt
Bãi đỗ và điểm đỗ xe theo quy hoạch đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 1998:
Theo điều chỉnh quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội : Nội dung quy hoạch bĩa đỗ xe và điểm đỗ xe nội thị của thủ đô Hà Nội trong phần quy hoạch giao thông.
Theo quy hoạch chi tiết các quận – huyện được UBND thành phố phê duyệt
+ Quận Hoàn Kiếm :2,27 ha chiếm 0,42% so với đất xây dựng đô thị
+ Quận Ba Đình :
+ Quận Đống Đa: 5,5 ha chiếm 0,54% so với đất xây dựng đô thị
+ Quận Cầu Giấy: 15,4 ha chiếm 1,275 so với đất xây dựng đô thị
+ Quận Hai Bà Trưng: 12,71 ha chiếm 0,86% so với đất xây dựng đô thị
+ Quận Long Biên : 18 ha
+ Quận Gia Lâm : 21 ha
+ Quận Thanh Xuân :7,6 ha chiếm 0,83% so với đất xây dựng đô thị
+ Quận Tây Hồ : 9,8 ha
Tại khu vực xây dựng đô thị mới : Xây dựng các bến bãi đỗ xe và điểm đỗ xe đảm bảo chỉ tiêu xây dựng 2-3% đất xây dựng đô thị.
* Các bãi đỗ xe công cộng kiến nghị :
Trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 có các bãi đỗ xe chính như sau:
Bảng 3.3 Bãi đỗ xe phục vụ khu công nghiệp lớn:
TT
Tên bãi đỗ xe
Quy mô
Vị trí
Ghi chú
Số chỗ
DT(ha)
1
Bắc Thăng Long
200
1,5
KCN Thăng Long
Phục vụ xe tải
2
Đông Anh
400
2,8
KCN Đông Anh
3
Đức Giang
150
1,5
KCN Đức Giang
4
Nam Thăng Long
200
1,5
KCN Nam Thăng Long
5
Trâu Quỳ
200
1,5
KCN Tâu Quỳ
6
Sài Đồng
400
2,8
KCN Sài Đồng
7
Sóc Sơn
600
4,2
KCN Sóc Sơn
8
Chương Mỹ
400
2,8
KCN Chương Mỹ
9
Thanh Oai
300
2,1
KCN Thanh Oai
10
Mê Linh
800
5,6
KCN Mê Linh
Bảng 3.4: Bãi đỗ xe phục vụ các khu TDTT- Vui chơi giải trí lớn
TT
Tên bãi đỗ xe
Quy mô
Vị trí
Số chỗ
DT(ha)
1
Cổ Loa
1500
6
Khu di tích Cổ Loa
2
Công viên Đồng Dư
1200
4,8
Khu công viên Đồng Dư
3
Công viên Lê Nin
300
1,2
Khu công viên Lê Nin
4
Công viên Linh Đàm
1000
4
Khu công viên Linh Đàm
5
Công viên Thủ Lệ
500
2
Khu công viên Thủ Lệ
6
Công viên Tuổi Trẻ
300
1,2
Khu công viên Tuổi Trẻ
7
Công viên Yên Sở
1000
4
Khu công viên Yên Sở
8
Đầm Vân Trì 1
1000
4
Khu Nam đầm Vân Trì
9
Đầm Vân Trì 2
500
2
Khu Bắc đầm Vân Trì
10
Khu du lịch văn hóa thể thao Hồ Tây
1000
4
Khu du lịch văn hóa thể thao Hồ Tây
11
Khu vui chơi giải trí Mễ Trì
1000
4
Khu vui chơi giải trí Mễ Trì
12
Trung tâm TDTT Quốc Gia
2500
10
Trung tâm TDTT Quốc Gia
Bảng 3.5: Bãi đỗ xe theo các công trình công cộng khác
TT
Tên bãi đỗ xe
Quy mô
Vị trí
Ghi chú
Số chỗ
DT(ha)
1
Chợ ô tô phía Đông Bắc
2500
10
Dọc QL5
2
Chợ ô tô phía Nam
2500
10
Trên đường vành đai 4
3
Trung tâm triển lãm
500
2
Triển lãm Giảng Võ
4
Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia
500
2
Khu đô thị mới Bắc Thăng Long-Vân Trì
Nguồn : quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội 2020
►Nhận xét: Tổng diện tích bãi đỗ xe dự kiến của Hà Nội đến năm 2020 là : 93,7 ha
Như vậy theo quy hoạch chung của thủ đô Hà Nội đến năm 2020 thì khu vực nghiên cứu của đề tài nằm trong khu hạn chế phát triển cuả Hà Nội, nhìn chung thì việc quy hoạch chi tiết các quận trong khu vực không có những thay đổi lớn, chủ yếu là đi vào tập trung nâng cấp cải tạo điểm, bến bãi đỗ xe đã sẵn có. Do vậy việc mở rộng quỹ đất dành cho giao thông tĩnh là rất hạn chế.
3.2 Dự báo nhu cầu đỗ xe khu vực quận Hoàng Mai :
Để dự báo nhu cầu đỗ xe trong khu vực nghiên cứu ta cũng tiến hành dự báo nhu cầu đỗ xe cho lần lượt 3 nhóm đối tượng nghiên cứu , sau đó tổng hợp lại để lấy nhu cầu đỗ x echo cả khu vực nghiên cứu . Mục đích của việc dự báo là xác định rõ nhu cầu đỗ xe trong tương lai sẽ tăng giảm như thế nào để từu đó có những biện pháp cũng như cơ chế, chinhs sách nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu đỗ xe hiện tại và tương lai. Do giới hạn về nhiều mặt như thời gian, số liệu cũng như kinh nghiệm chưa có. Mặt khác do đặc tính của khối lượng nghiên cứu cũng như để kết quả nằm trong giới hạn chấp nhận được, trong phạm vi đề tài này chỉ tiens hành nhu cầu đỗ xe trongkhu vực từ năm 2009-2015.
_ Theo TS Khuất Việt Hùng thì ở Hà Nội hiện nay cứ 1000 hộ dân thì có 57 hộ dân (chiếm 57%) có 2 xe máy và 43 hộ dân còn lai (chiếm 43%) có 1 xe máy. Hiện trạng ô tô con và nhu cầu đỗ trong khu vực quận Hoàng Mai :
Kết quả điều tra họ gia đình năm 2003 của TEDI cho biết số xe con sở hữu trong khu vực nội thành là 0,02xe/hộ gia đình (tức là 4,82 xe /1000 dân ). Do không có số liệu về số ô tô con /1000 dân ở các năm gần đây cũng như chưa có kết quả số lượng thống kê số lượng ô tô /1000 dân ở năm hiện tại và só liệu số xe ô tô con /1000 dân mà sở giao thông công chính báo cáo trong những năm gần đây được lấy dựa vào số xe đăng ký hoạt động của thành phố , mà số lượng xe con chủ yếu là số xe con của các cơ quan và dơn vị (đối tượng này hầu hêt đã có bãi đỗ xe ). Từ đó nhận thấy rằng láy kết quả điều tra họp gia đình do TEDI thực hiện trong năm 2003 để xác định số xe con của đối tượng dân cư trong khu vực sẽ hợp lý hơn. Do đó ta lấy kết qảu tăng trưởng sở hữu xe con là 12%- 15% /năm trong báo cáo 01/2008 cảu sở giao thông công chonhs Hà Nội , có điều chỉnh theo xu hướng sở hữu theo phương tiện hiên nay (nghiên cứu này sẽ lấy tỷ lệ là 15%/năm ) để xác định số xe con /1 hộ dân khu vực nôi thành Hà Nội hiện nay sẽ là ; 0,04xe/hộ dân.
Dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng :
Do không có số liệu điều tra về số lượng khách hàng đến các cửa hàng trong 1 giờ của các năm trước đây (chưa có các cuộc điều tra trước đây về vấn đề này) nên công việc dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng trong những năm tới gặp nhiều kho khăn. Khu mà đời sống của người dân được nâng cao thì nhu cầu mua sắm của họ tăng lên tức là khả năng họ đến các của hàng để mua sắm, giao dịch, ..cũng nhiều hơn. Mặt khác trong vòng 5 năm tới với sự phát triển của các loại hình dịch vụ như: Dịch vụ vận chuyển hàng tận nhà có thể làm gảm chuyến đi mau sắm của khách hàng tới cửa hàng. Quan sát ta thấy thông thường thì nhu cầu mua sắm có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng GDP, do đó để dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng trong 5 năm tới ta sexduwj báo dựa vào tỷ lệ tăng GDP.
Bảng 3.6. Dự báo nhu cầu đỗ xe của nhóm khách hàng
Năm
Diện tích đỗ xe cần thiết(m²)
Số lượt/ngày
2009
9882
9600
2010
10197
10383
2011
10552
11230
2012
10866
11679
2014
10221
12146
2015
10590
12632
Dự báo nhu cầu đỗ xe cho nhóm dân cư:
Để dự báo nhu cầu đỗ xe cho dân cư quận Hoàng Mai ta dựu báo riêng cho tăng trưởng xe máy và tăng trưởng xe con theo mức độ tăng trưởng trên 1000 dân .
Dự báo số dân cư trong quận Hoàng Mai trong những năm tới :
Theo kết quả thống kê của tổng cục thống kê và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thủ đô Hà Nội hiện nay và dự báo cho những năm tới có mức tăng cơ học ổn định là 1,05%. Do đó số dân trong khu vực quận Hoàng Mai trong những năm tới sẽ được dự áo như sau:
Bảng 3.7. Dự báo dân cư quận Hoàng Mai
Năm
Số dân
2009
197332
2010
199404
2011
201497
2012
203613
2013
205751
2014
207912
2015
210096
Dự báo số lượng xe máy và nhu cầu đỗ xe của nhóm dân cư :
Sau khi có số liệu xe máy /1000 dân trong các năm từu 2000-2006 chạy hàm hồi qui , kết hợp với kết quả nghiên cứu của TS Khuất Việt Hùng (Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải), căn cứ vào chính sách ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng trong vòng những năm tới sẽ tăng trung bình 9%/năm(tính trong mối quan hệ với giữa số xe máy /1000 dân)
Bảng 3.8. Dự báo nhu cầu đỗ xe máy của nhóm dân cư:
Năm
Dân số
Số xe/1000 dân
Số xe
Diện tích cần đỗ xe(m²)
2009
197332
448
88405
238694
2010
199404
470
93720
253044
2011
201497
532
107196
289429
2012
203613
580
118096
318860
2013
205751
632
130034
351092
2014
207912
689
141762
382757
2015
210096
701
147277
397648
Từ số xe tính ra nhu cầu đỗ xe được thực hiện như phần xác định nhu cầu hiện
Dự báo số lượng xe ô tô con và nhu cầu đỗ xe con trong khu vực quận Hoàng Mai của nhóm dân cư:
Để dụ báo số lượng ô tô con cho khu vực quận Hoàng Mai ta lâý kết quả dự báo cuả tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải thực hiện năm 2004 cho rằng những năm tới lượng ô tô con /1000 dân sẽ tăng khoảng 15%/năm (dự báo công bố 1/2007 cảu sở giao thông công chính là ô tô con sẽ tăng từ 12-15%/năm). Từ đó ta có kết quả dự báo lượng ô tô con và nhu cầu diện tích đất đỗ xe của nhóm dân cư như sau:
Bảng 3.9. Dự báo nhu cầu đỗ xe ô tô của nhóm dân cư
Năm
Dân số
Số xe /1000 dân
Số xe
Diện tích cần đỗ xe(m²)
2009
197332
3,5
691
13820
2010
199404
4,1
812
16240
2010
201497
4,7
947
18940
2012
203613
5,4
1100
22000
2013
205751
6,2
1276
25520
2014
207912
7,2
1497
29940
2015
210096
8,3
1744
34880
3.3.Các phương án cải tạo giao thông tĩnh quận Hoàng Mai
Phương án 1: Thiết kế các dải đỗ ngay trên long đường dọc tuyến
Phương án này có ưu điểm là dễ tổ chức dòng giao thông ra vào cho làn xe vào dải đỗ, ít tốn kém vì tận dụng được những điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có cảu tuyến đường, không gây ảnh hưởng tới người đi bộ trên viả hè. Nhưng hạn chế lớn nhất của phương án này là việc đỗ xe trên đường như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến dòng gioa thông đi lại trên đường, khó tổ chức đỗ xe, nhất là những tuyến đường hẹp và có lưu lượng giao thông lớn.
Phương án 2: Thiết kế các dải đỗ xe ngay trên vỉa hè
Phương án này cũng có ưu điểm là tận dụng ngay được điều kiện cơ sở hạ tầng sẵn có của tuyến đường, không gây ảnh hưởng tới dòng giao thông, nhưng lịa gây ảnh hưởng tới người đi bộ trên vỉa hè nhất là tuyến phố có lưu lượng người đi bộ lớn. Khó tổ chức dòng xe ra vào dải đỗ lớn chỉ thuận tiện và phù hợp với những nơi có vỉa hè tương đối rộng.
Phương án 3: Xén vỉa hè để tạo những vịnh đỗ xe ngay trên lòng đường
Đây là phương án khắc phục được nhược điểm cảu cả 2 phương pháp trên và tận dụng được ưu điểm cảu cả 2 phương pháp. Nhưng cũng chỉ áp dụng được một số trường hợp nhất định như vỉa hè phải đủ rộng để sau khi xén vẫn còn đủ phần đảm bảo an toàn cho người đi bộ trên tuyến. Nếu trên một số tuyến mà khoét với mật độ quá dày sẽ không đảm bảo an toàn cho phương tiện đỗ tại các vịnh mỹ quan cảu mỗi tuyến đường.
Phương pháp này chỉ được sử dụng như Phương án thay thế cho phương án 2, tuy nhiên trong điề kiện phương án 2 vân đảm bảo cho nhu cầu gioa thông tĩnh và một phần vỉa hè cho người đi bộ thì phương án 3 không được lựa chọn.
Phương pháp 4: Cải tạo lại điểm trông giữ xe ô tô trên tuyến nhằm nâng cao công suất phục vụ
Với mục đích phục vụ các hộ dân sinh sống trong khu đô thị, các hầm để xe bên dưới các tòa nhà cao tầng khó có thể sửa chữa hoặc nâng cấp để tăng khả năng phục vụ. Và trong thời gian tới các hầm để xe vẫn đủ khả năng phục vụ nhu cầu trông giữ xe các hộ dân trong khu vực trên.
Phương án 5: Xây dựng thêm bãi đỗ xe lớn phục vụ nhu cầu đỗ xe ngày càng cao .
● Dự báo tính toán lưu lượng xe năm tính toán (năm thứ 20) theo quy luật tăng xe hàm số mũ:
N = N (1+α)
Hoặc quy luật tuyến tính:
N = N(1 +At)
Trong đó : N luu lượng xe năm gốc
N lưu lượng xe năm tương lai thứ t kể từ năm gốc
α, A Hệ số tăng trưởng xe hàng năm (xác định dựa vào tải liệu quan trắc lưu lượng xe chạy trên đường cũ hoặc dựa vào mức tăng trưởng GDP để dự baoc ho các năm tương lai trong phạm vi TKMH cho sẵn α, A)
* Tính toán quỹ đất cho gioa thông tĩnh năm tương lai, biết diện tích chiếm dụng tĩnh của các phương tiện :
Loại xe
Chiều dài (m)
Chiều rộng (m)
Diện tích chiếm dụng tĩnh(m²/xe)
Xe con
5
1,6
20
Xe buýt
8
2,2
44
Xe máy
1,8
0,75
2,7
Số xe đỗ ở bãi đỗ xe giờ cao điểm tính theo công thức :
1
Q = N.α.γ.— (xe/h)
ß
Trong đó : Q : là số đỗ giờ cao điểm (xe/h)
N : Cường độ ngày đêm theo năm thiết kế
α : Tỷ lệ xe đỗ :
số xe đỗ trong 1 ngày (xe/ngày)
α = –––––––––––––––––––––––––––––
cường độ xe thiết kế (xe/ngày)
Giả thiết lấy α :
Đối với xe con : 0,2
Đối với xe khách (buýt) : 0,3
Đối với xe máy : 0,5
γ : Tỷ lệ xe đỗ giờ cao điểm
số xe đỗ giờ cao điểm (xe/h)
γ = ––––––––––––––––––––––––––
số xe đỗ trong ngày (xe/ngày)
Tạm lấy γ = 0,1
ß : suất chu chuyển, là số lần trong một giờ đối với một vi trí đỗ xe.
Giả thiết lấy : ß
Đối với xe con : 2
Đối với xe khách (buýt): 3
Đối với xe máy : 2
• Diện tích đỗ xe :
F = Q.a (m²)
Trong đó :
Q: số xe đỗ giờ cao điểm
a : diện tích chiếm dụng tĩnh một xe (m²/xe)
* Tính toán nhu cầu đỗ xe quận Hoàng Mai :
- Nhu cầu đỗ xe của nội quận Hoàng Mai :
+ Xe máy:
Số Xe đỗ giờ cao điểm là :
1
Q1 =88405 . 0,5 . 0,1 .— = 3682 xe/h
2
Diện tích cần đỗ xe máy là :
F1 = Q. a = 3682 . 2,7 = 9941 m²
+ Ô tô :
Số xe đỗ trong giờ cao điểm :
1
Q = 5928 . 0,2 . 0,1 . — = 100 xe/h
2
Diện tích cần dỗ xe con là :
F2 = Q.a = 100 . 20 = 2000 m²
+ Xe buýt :
Số xe đỗ giờ cao điểm là :
1
Q = 192 . 0,3 . 0,1 — = 2 xe/h
3
Diện tích cần đỗ xe buýt là :
F3 = Q.a = 2 . 44 = 88 m²
è Tổng nhu cầu diện tích cần đõ nội vùng là :
F = F1 + F2 + F3 = 9941 + 2000 + 88 = 12029 m²
* Nhu cầu đỗ xe của các vùng khác đến quận Hoàng Mai :
+ Xe máy :
Số lượng xe máy đỗ giờ cao điểm là :
1
Q = 9984 . 0,5 . 0,1 . — = 250 xe/h
2
Diện tích cần đỗ xe máy là:
F4 = Q.a = 250 . 2,7 = 675 m²
+ Xe con :
Số xe con đỗ giờ cao điểm là :
1
Q = 4195 . 0,2 . 0,1 . — = 42 xe/h
2
Diện tích cần đỗ xe con là :
F5 = Q.a = 42 . 20 = 840 m ²
è Tổng diện tích nhu cầu đỗ xe của nơi khác đến quận Hoàng Mai là:
F = F4 + F5 = 675 + 840 = 1515 m²
► Tổng nhu cầu đỗ xe quận Hoàng Mai :
F = 12029 + 1515 = 13544 m²
Như vậy trong 1 giờ cao điểm cần 13544 m²/h
* Diện tích hiện có dành cho đỗ xe quận Hoàng Mai : Fhc = 182540m²
Fnc = 442938m² . như vậy diện tích cần cung ứng đỗ xe quận là;
442938 – 182540 = 260398m²
- Ta có thể cải tạo nâng cấp một số bãi đỗ xe hiện có của quận Hoàng Mai để phục vụ nhu cầu đỗ xe của người dân cũng như phục vụ nhóm khách hàng tới quận . Đảm bảo phục vụ nhịp độ phát triển của quận :
- Cụ thể bãi đỗ xe trong khu đô thị Định Công:
Mở rộng thêm diện tích đáp ứng nhu cầu phục vụ đỗ xe
- Xây dựng bãi đỗ xe ở ngay một số tuyến đường
VD : KĐT Đền Lừ, đường Kim Giang, khu gần phường Đại Kim…
3.4.Đánh giá và lựa chọn phương án:
Các tuyến đường Nguyễn Tam Trinh, Trương Định, Định Công, Đường Giải Phóng, có mật độ giao thông lớn
Theo kết quả tính toán của “ Vũ Thị Vinh: quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị ’’ và kết qỉa tính toán trong “Sổ tay quy hoạch giao thông đô thị. Nhà xuất bản xây dựng – 2002 ’’ ta thấy các thông số về chiều rộng của mỗi dãy đỗ và chiều rộng của mỗi dãy đỗ và chiều rộng đường tiếp nhận cnhuw sau:
Nếu xiên góc 45° thì chiều rộng cho một ô tô đỗ chiều rộng của một dãy bằng 4,5m, như vậy với 2 dãy sẽ chiếm chiều rộng của lối vào giữa 2 dãy là 9m avf khaongr cách giữa 2 dãy là 3,5m. Như vậy chiều chiều dài cho cả 2 dãy đỗ và lối vào dành cho xe đỗ sẽ cần là 12,5m.
Nếu bố trí góc xiên 60° thì chiều rộng cho mỗi dãy đỗ bằng 6,5m và chiều rộng của lối vào đường tiếp cận là giữa 2 dãy là 6m . Như vậy chiều rộng của bãi đỗ là 19m.
Nếu bố trí xiên góc 5,5m chiều rộng đường tiếp cận giữa 2 dãy đỗ là 3m. Khi đó chiều rộng cho cả 2 dãy đỗ và đường tiếp cận sẽ là 14m.
Nếu bố trí thẳng góc thì chiều rộng mỗi làn đỗ sẽ là 5,85m chiều rộng của mỗi đường tiếp cận giữa 2 dãy là 5,5 – 6m. Do đó chiều rộng của bãi đỗ xe vào khoảng 17-18m.
Nếu bố trí đỗ song song thì chiều rộng của mỗi dãy (ô) sẽ là 2,1m và chiều rộng đường tiếp cận sẽ là 3,2 – 3,7m; tùy xe to hay nhỏ.
Từ những phân tích trên ta sẽ lựa chọn phưng án, hình thức bố trí đường vào( ………)cho vị trí này thành 2 dãy song song với làn đường xe chạy ở giữa phân cách 2 dãy, bố trí cụ thể được thể hiện qua sơ đồ như sau:
Hình 3.6: Sơ đồ bố trí đỗ xe trên đường vào đô thị Đền Lừ
Hình 3.1. Mô hình đỗ xe nhà tầng ở Nhật Bản
Nguồn : Vnexpress
Hình 3.7: Sơ đồ bố trí xây dựng bãi đỗ xe 6 tầng quận Hoàng Mai
Mặt bằng đại diện của tầng đỗ xe
● Bảng tính toán chi phí cho xây dựng nâng cấp cải tạo bãi đỗ xe :
3.5. Quản lý và khai thác các điểm đỗ xe :
Quản lý đỗ xe tác động trực tiếp đến nhu cầu và hiệu quả sử dụng diện tích đỗ xe công cộng. Việc quản lý nhu cầu đỗ x era vào khu vực có áp lực giao thông cao. Các giải pháp này đặc biệt có ý nghĩa đối với các khu vực trung tâm thành phố khi có hàng chục nghìn phương tiện ra vào trong giờ cao điểm. Các biện pháp á dụng như phí đỗ xe khác nhau, các qui định gây trở ngại cho lái xe mô tô cá nhân khi họ đi vào khu vực thường xuyên tắc nghẽn, tăng phí đỗ xe đạp, áp dụng thuế đỗ xe, giới hạn thời gian đỗ xe, giới hạn thời gian đỗ xe hoặc cấm đỗ xe ở một số khu vực… Một giải pháp thiết kế được coi là tốt thì phải đi lèm với những biện pháp quản lý mang tính hiệu quả. Cụ thể các giải pháp như sau:
Xác định nhu cầu và phân bố hợp lý:
Nó có tác dụng giúp ta có thể tính toán được :
Tổng nhu cầu đỗ xe hợp lý.
Phân bố nhu cầu theo không gian
Xác định đối tượng phục vụ
Qui định thời gian đỗ:
Các dải đỗ xe trên đường và hè phố dành cho xe máy tại khu vực này thường mang tính chất phục vụ trong thời gian làm việc của các văn phòng, công sở, nên đối với các dải đỗ . Theo Em thì ta có thể kết hợp cả hình thức đỗ xe theo lượt, ca và theo tháng
Thu phí :
Thu phí đỗ xe nhằm bù vào chi phí xây dựng và quản lý công trình đỗ xe đồng thời tăng hiệu quả sử dụng diện tích và năng suất. Có hai hình thức thu phí là thu phí theo không gian và thu phí theo thời gian. Đối với các điểm đỗ trên tuyến dành cho xe máy do tính chất phục vụ chúng ta sẽ tổ chức thu phí theo lượt. Mỗi lượt đối với xe máy là 2000đ/lượt.
Còn đối với ô tô sẽ có mức thu phí khác nhau tùy theo thời gian sử dụng, kích thước của xe để áp dụng các mức phí khác nhau. Mức phí trông giữ xe được tổ chức thực hiện theo Quyết định 45/2004/QĐ-UB ngày 15/3/2004 của UBND Thành phố về việc thu phí trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Nếu thu theo tháng ta có thể áp dụng đối với xe máy là 50000vnđ/tháng/xe. Ô tô là
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận :
Quá trình đô thị hoá, gia tăng dân số, mức sống ngày càng được nâng cao là những nhân tố làm gia tăng nhu cầu đi lại và vận tải trong đô thị cũng như hoạt động đối ngoại, đòi hỏi một khả năng đáp ứng lớn và chất lượng phục vụ tốt đối với hệ thống giao thông. Một hệ thống các điểm và bãi đỗ xe hiệu quả là rất quan trọng, đặc biệt đối với hệ thống giao thông của Hà Nội hiện nay nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đang bị quá tải nghiêm trọng về nhu cầu giao thông và quá tải bởi rất nhiều công năng không chính thức khác: là nơi đỗ xe, tập kết vật liệu, kinh doanh buôn bán, vui chơi giải trí… Hiện tại ở khu vực nghiên cứu nói riêng cũng như thành phố Hà Nội nói chung thì quỹ đất dành cho giao thông quá ít, hệ thống giao thông tĩnh nói chung và hệ thống bãi đỗ xe nói riêng thiếu hụt nghiêm trọng, khả năng mở rộng của các bãi đỗ xe rất hạn chế. Quận Hoàng Mai là quận mới hơn so với một số quận khác của thủ đô, có những đổi mới về kinh tế, văn hóa … do đó một số tuyến đường ngày càng tập trung một lượng phương tiện rất lớn có nhu cầu đỗ xe của các nhân viên văn phòng, khách mua sắm, giao dịch cũng như người dân sống trong khu vực. Nhưng do quỹ đất cho đỗ xe ở một số nơi, tuyến đường không đủ đáp ứng nhu cầu nên đã dẫn đến tình trạng đỗ xe một cách bừa bãi trên vỉa hè và lòng đường, gây ảnh hưởng đến lưu thông của dòng phương tiện cũng như mỹ quan trên tuyến phố. Do đó việc tiến hành quy hoạch dải đỗ xe trên tuyến là hết sức cần thiết.
Được sự phân công của nhà trường và bộ môn Quy hoạch và quản lý giao thông vận tải…(…..)
2. Kiến nghị:
Để giải quyết tốt nhu cầu đỗ xe trong khu vực nghiên cứu nói chung và tại KĐT Trung Hoà - Nhân Chính nói riêng cần thực hiện đồng thời các giải pháp sau:
- Xây dựng tuyến đường Hoàng Đạo Thuý trở thành “vùng xanh”.
- Cần phải có những chính sách đầu tư và quỹ đất xây dựng mạng lưới các bãi, điểm đỗ xe phục vụ nhu cầu trước mắt và lâu dài cho khu vực.
- Cấm các hoạt động dừng đỗ xe trước các điểm dừng của xe bus.
- Tất cả quỹ đất giao thông không được chuyển đổi sử dụng vào mục đích khác.
- Yêu cầu bắt buộc các công sở, các trung tâm thương mại, dịch vụ, công cộng phải tự giải quyết nhu cầu đỗ cho bản thân mình và khuyến khích có dịch vụ đỗ công cộng. Đối với các vị trí xây dựng trên lô đất lớn trên 1000 m2 buộc phải bố trí tầng ngầm làm điểm đỗ xe.
- Cần có những chính sách về giá vé không chỉ theo tính chất đỗ mà còn có giá vé theo các khu vực. Giá vé đỗ sẽ cao và thời gian đỗ xe ngắn từ các khu vực trung tâm đô thị ra các khu vực bên ngoài.
B¶ng dù to¸n
C«ng tr×nh : Nhµ ®Ó xe
STT
Néi dung c«ng viÖc
§¬n vÞ
Khèi
lîng
§¬n gi¸
Thµnh tiÒn
VËt liÖu
Nh©n c«ng
M¸y
VËt liÖu
Nh©n c«ng
M¸y
1
Ep cäc dµi 25 m
cäc
500
1,805,842
145,000
1,124,000
902921000
72500000
5.6E+08
2
§µo ®Êt
m3
8000
40,902
0
327216000
0
3
Betong lãt
m3
146.6
105,842
46,015
15516437
6745799
0
4
Cèt thÐp mãng,gi»ng
T
45.3
8,134,759
270,739
368504583
12264476.7
0
5
L¾p v¸n khu«n mãng,gi»ng
100m2
6.04
3,998,777
1,266,289
24152613
7648385.56
0
6
Bª t«ng mãng,gi»ng
m3
210.8
364,850
151,784
41,581
76910380
31996067.2
8765275
7
Th¸o vk mãng,gi¨ng
100m2
6.04
666,289
0
4024385.56
0
8
San nÒn
m3
5000
37,332
17,698
186660000
88490000
0
9
Cèt thÐp cét
T
43.1
8,143,939
377,329
224,995
351003771
16262879.9
9697285
10
V¸n khu«n cét
100m2
18.3
3,998,777
1,266,289
73177619
23173088.7
0
11
Be tong cét
m3
274.5
423,955
191,862
21,729
116375648
52666119
5964611
12
Th¸o vk cét
100m2
18.3
666,289
0
12193088.7
0
13
V¸n khu«n sµn
100m2
79.8
4,648,772
1,238,191
370972006
98807641.8
0
14
Cèt thÐp sµn
T
185.9
7,820,849
623,765
27,388
1.454E+09
115957914
5091429
15
Bª t«ng sµn
m3
1596
364,850
105,737
35,904
582300600
168756252
5.7E+07
16
Th¸o vk sµn
100m2
79.8
666,289
0
53169862.2
0
17
Tr¸t
m2
9810
5,725
22,972
56162250
225355320
0
18
B¶
m2
9810
1,748
13,783
17147880
135211230
0
19
Thang m¸y
1.5E+09
10000000
20
Chi phÝ phô
100000000
Tæng
6.2E+09
1.462E+09
6E+08
Tæng chi phÝ thi c«ng
8306960508
vnd
Tæng chi phÝ thiÕt kÕ
2000000000
vnd
Tæng chi phÝ
10306960508
vnd
Nhµ ®Ó xe diÖn tÝch khoang 2000 m2 chiÒu cao tÇng 2.7m bíc cét 6m tiÕt diÖn cét 60x60 cm chiÒu dµy sµn 20cm thiÕt kÕ theo ph¬ng ¸n sµn kh«ng dÇm sö dông hÖ kÕt cÊu mãng cäc ®µi s©u