Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính

157 trang MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4 TÓM TẮT 5 LỜI MỞ ĐẦU 24 Phần I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 1.1. Lý luận chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 27 1.1.1. Khái niệm kiểm toán Báo cáo tài chính 27 1.1.2. Đối tượng của kiểm toán Báo cáo tài chính 28 1.1.3. Mục tiêu của kiểm toán Báo cáo tài chính 29 1.1.4. Quy trình chung kiểm toán Báo cáo tài chính 30 1.1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán 31 1.1.4.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 31 1.1.4.3. Hoàn thành kiểm toán và công bố Báo cáo kiểm toán 32 1.2. Lý luận chung về Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33 1.2.1. Khái niệm Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33 1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 33 1.2.3. Yêu cầu lập, trình bày, gửi Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính . 34 1.2.4. Các yếu tố cấu thành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 35 1.2.5. Các loại ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 39 1.2.5.1. Ý kiến chấp nhận toàn phần 40 1.2.5.2. Ý kiến chấp nhận từng phần 41 1.2.5.3. Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến) 42 1.2.5.4. Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược) 43 1.2.6. Trình tự lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính . 44 1.2.6.1. Xem xét về nợ tiềm tàng 44 1.2.6.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 47 1.2.6.3. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 49 1.2.6.4. Thu thập thư giải trình của nhà quản lí 52 1.2.6.5. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 53 1.2.6.6. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 55 1.2.6.7. Thảo luận lại với khách hàng 56 1.2.6.8. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 57 1.2.6.9. Hoàn chỉnh, công bố phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 57 1.2.6.10. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố Báo cáo kiểm toán và Báo cáo tài chính 59 Phần II - THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 61 2.1. Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61 2.1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của Công ty Dịch vụ Tư vấn Kế toán và Kiểm toán (AASC) 61 2.1.2. Bộ máy hoạt động của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 63 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 69 2.2. Khái quát quy trình chung tiến hành một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính được thực hiện tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 71 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 71 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 78 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 80 2.3. Các công việc trong giai đoạn kết thúc cuộc kiểm toán 81 2.3.1. Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 82 2.3.2. Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 82 2.3.3. Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán 83 2.3.4. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có) 86 2.3.4.1. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán 86 2.3.4.2. Thư quản lý 86 2.3.5. Thảo luận lại với khách hàng 87 2.3.6. Soát xét Báo cáo kiểm toán trước khi phát hành 88 2.3.7. Phát hành Báo cáo kiểm toán 88 Phần III - HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH LẬP VÀ PHÁT HÀNH BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 94 3.2. Đánh giá thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 94 3.2.1. Những ưu điểm 94 3.2.1.1. Về nhân sự 94 3.2.1.2. Về chuyên môn nghiệp vụ 95 3.2.1.3. Thủ tục soát xét BCKT về BCTC trước khi phát hành 96 3.2.1.4. Đánh giá mức trọng yếu 96 3.2.2. Những vấn đề cần hoàn thiện 97 3.2.2.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 97 3.2.2.2. Đánh giá mức độ trọng yếu 97 3.2.2.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 98 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện việc lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 99 3.3.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 99 3.3.2. Mức độ trọng yếu 100 3.3.3. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính 102 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 PHỤ LỤC 105 Phụ lục 1: BCTC của công ty X trước khi được kiểm toán 105 Phụ lục 2: BCTC của công ty Y trước khi được kiểm toán 109 Phụ lục 3: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty X 113 Phụ lục 4: Bảng đánh giá mức trọng yếu tại công ty Y 116 Phụ lục 5: Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán 119 Phụ lục 6: Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng 121 Phụ lục 7: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty X 124 Phụ lục 8: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty Y: 128 Phụ lục 9: Thư quản lý 132 Phụ lục 10: Soát xét BCKT trước khi phát hành 142 Phụ lục 11: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty X 144 Phụ lục 12: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty Y 151 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cách viết tắt Cách viết đầy đủ AASC Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán TSCĐ Tài sản cố đinh BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ KTV Kiểm toán viên GTGT Giá trị gia tăng Đ/c Điều chỉnh TNDN Thu nhập doanh nghiệp VND Việt Nam đồng DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Bảng 1 - Trụ sở và các chi nhánh của AASC Bảng 2 - Tình hình biến động về cán bộ, nhân viên công ty trong 5 năm qua Bảng 3 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty X Bảng 4 - Bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh của Công ty Y Sơ đồ 1.1 - Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính Sơ đồ 1.2 - Mối quan hệ giữa BCTC, BCKT về BCTC và người sử dụng BCTC S ơ đ ồ 1.3 - Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy quản lý Sơ đồ 2.2 – Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Sơ đồ 2.3 – Sơ đồ hạch toán theo hình thức Nhật ký chung. Sơ đồ 2.4 – Tổ chức công tác kiểm toán BCTC Sơ đồ 2.5 – Các công việc thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán được thực hiện tại AASC. . TÓM TẮT Khoá luận gồm có 3 phần: - Phần I: Lý luận chung về quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính - Phần II: Thực trạng lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) - Phần III: Hoàn thiện quy trình lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) 1. Lý luận chung về quy trình lập và phát hành BCKT về BCTC 1.1. Kiểm toán BCTC  Kiểm toán BCTC: là việc kiểm toán để kiểm tra và xác nhận tính trung thực, hợp lý của BCTC cũng như việc BCTC có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận rộng rãi hay không. Các BCTC thường được kiểm toán nhiều nhất là BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT, kể cả các bản ghi chú, thuyết minh bổ sung BCTC.  Đối tượng của kiểm toán BCTC: là các bảng khai tài chính. bộ phận quan trọng của những bảng khai này là BCTC. “BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.  Mục tiêu của kiểm toán BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc chi phối kiểm toán BCTC – “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Mục tiêu kiểm toán tài chính còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị”. - Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. - Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận. - Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận)  Quy trình chung kiểm toán BCTC - Lập kế hoạch kiểm toán: là giai đoạn đầu tiên cần thiết cho một cuộc kiểm toán. Nguyên tắc kiểm toán Quốc tế thứ 3 – Các nguyên tắc cơ bản xuyên suốt một cuộc kiểm toán do IAPC (Uỷ ban thực hành kiểm toán Quốc tế) phê duyệt tháng 6/1980 và ban hành tháng 10/1980 nêu rõ: “KTV phải lập kế hoạch kiểm toán để trợ giúp cho công việc kiểm toán tiến hành có hiệu quả, đúng thời gian. Kế hoạch kiểm toán phải được tiến hành trên cơ sở các hiểu biết về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng”. - Thực hiện kế hoạch kiểm toán: là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của bảng khai tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. - Kết thúc kiểm toán: là công việc cuối cùng trong quy trình chung kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Đây là khâu cuối cùng nhưng đóng vai trò quan trọng không kém vì đây là giai đoạn mà các KTV phải tổng hợp để hình thành nên ý kiến của mình về BCTC của doanh nghiệp được kiểm toán. Để kết thúc kiểm toán, cần đưa ra kết luận kiểm toán và lập báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. 1.2. Lý luận chung về BCKT về BCTC  BCKT về BCTC: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 – Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính – BCKT là loại báo cáo bằng văn bản do KTV và công ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về BCTC của một đơn vị (tổ chức hoặc doanh nghiệp) đã được kiểm toán.  Vai trò, ý nghĩa của BCKT về BCTC - Đối với hoạt động kiểm toán: BCKT về BCTC là khâu cuối cùng trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán BCTC để trình bày kết quả của cuộc kiểm toán bằng những ý kiến đánh giá của KTV về thông tin định lượng và trình bày BCTC theo quy định của chuẩn mực hoặc chế độ kế toán hiện hành. - Đối với người sử dụng BCTC: khi sử dụng BCTC có BCKT về BCTC đính kèm giúp cho người sử dụng BCTC đánh giá được độ tin cậy của các thông tin định lượng trên BCTC trên cơ sở đó mà họ có các quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ kinh tế đối với tổ chức hoặc doanh nghiệp có BCTC này.  Yêu cầu lập, trình bày, gửi BCKT về BCTC: BCKT về BCTC được trình bày theo chuẩn mực kiểm toán quy định của về nội dung, kết cấu và hình thức.  Các yếu tố cấu thành BCKT về BCTC - Tên và địa chỉ công ty - Số hiệu BCKT - Tiêu đề BCKT - Người nhận BCKT - Mở đầu của BCKT + Ghi rõ các BCTC là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như ghi rõ ngày lập và phạm vi niên độ tài chính mà BCTC đó phản ánh. + Khẳng định rõ ràng việc lập BCTC là thuộc trách nhiệm của Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị được kiểm toán. Trách nhiệm của KTV và công ty kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên kết quả kiểm toán của mình. - Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán + Phạm vi và căn cứ thực hiện cuộc kiểm toán bằng cách khẳng định rằng công việc kiểm toán đã được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận. + Ghi rõ là công việc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện để có sự đảm bảo hợp lý là các BCTC không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. + Nêu rõ các công việc đã thực hiện. - Ý kiến của KTV và công ty kiểm toán về BCTC đã được kiểm toán - Địa điểm và thời gian lập BCKT - Chữ ký và đóng dấu  Các loại ý kiến của KTV trình bày trên BCKT về BCTC  Ý kiến chấp nhận toàn phần - BCKT đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành (hoặc được chấp nhận) - BCTC được kiểm toán có những sai sót nhưng đã được KTV phát hiện và đơn vị đã điều chỉnh theo ý kiến của KTV; BCTC sau khi điều chỉnh đã được KTV chấp nhận. - BCKT về BCTC có một đoạn nhận xét để làm sáng tỏ một số yếu tố ảnh hưởng không trọng yếu đến BCTC, nhưng không có ảnh hưởng đến BCKT về BCTC.  Ý kiến chấp nhận từng phần được trình bày trong trường hợp KTV và côgn ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị, nếu không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tuỳ thuộc mà KTV đã nêu ra trong BCKT về BCTC.  Ý kiến từ chối (hoặc không thể đưa ra ý kiến): được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến của BCTC.  Ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược): được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC.  Trình tự lập và phát hành BCKT về BCTC  Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 18 - Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng – “Nợ tiềm tàng là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra và sự tồn tại của nghĩa vụ nợ này sẽ chỉ được xác nhận bởi khả năng hay xảy ra hoặc không hay xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà doanh nghiệp không kiểm soát được; hoặc nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: không chắc chắn có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc giá trị của nghĩa vụ nợ đó không được xác định một cách đáng tin cậy”. Các khoản nợ tiềm tàng bao gồm: - Các vụ kiện đang chờ xét xử; - Các tranh cãi về thuế; - Các giá trị bảo lãnh về sản phẩm mà doanh nghiệp đã cam kết với người tiêu dùng; - Các bảo lãnh công nợ; - Các thương phiếu đã chiết khấu; - Các thư tín dụng mở còn hiệu lực.  Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ kế toán “Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC: là những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký BCKT; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký BCKT” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 560 – Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập Báo cáo tài chính.  Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng “Một đơn vị được coi là hoạt động liên tục trong một tương lai gần có thể dự đoán được (ít nhất là một năm kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán) khi không có ý định hoặc yêu cầu phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động, tìm kiếm sự bảo hộ từ các chủ nợ theo pháp luật và các quy định hiện hành” - chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 570 - Hoạt động liên tục.  Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 580 - Giải trình của giám đốc – KTV phải thu thập bằng chứng về việc Giám đốc đơn vị được kiểm toán thừa nhận trách nhiệm của mình trong việc lập và trình bày BCTC trung thực; hợp lý, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) và đã phê duyệt BCTC. KTV thu thập bằng chứng nói trên trong các biên bản họp Hồi đồng quản trị (hoặc Ban giám đốc) liên quan đến vấn đề này, hoặc bằng cách yêu cầu Giám đốc cung cấp “Bản giải trình”, bản “Báo cáo của Giám đốc” hoặc “Báo cáo tài chính” đã được Giám đốc ký duyệt.  Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Sau khi hoàn thành thủ tục kiểm toán đối với các phần hành, KTV tiến hành tổng hợp các kết quả kiểm toán để xem xét xem liệu bằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là các thông tin trên BCTC được trình bày trung thực và hợp lý trên mọi khía cạnh trọng yếu. Bước chủ yếu trong quá trình này là sự xem xét lại chương trình kiểm toán để đảm bảo là tất cả các phần đã được hoàn thành chính xác và có chứng từ chứng minh, tất cả các mục tiêu kiểm toán đều được thoả mãn. Nếu KTV nhận thấy chưa thu thập đủ bằng chứng để đưa ra kết luận về tính trung thực trong BCTC của đơn vị được kiểm toán thì KTV sẽ tiến hành thu thập thêm bằng chứng kiểm toán bổ sung hoặc lựa chọn dạng nhận xét thích hợp trong BCKT và lập Thư quản lý.  Lập dự thảo BCKT và thư quản lý  Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính Đây là công việc không thể thiếu đối với mỗi cuộc kiểm toán, đảm bảo sự thống nhất chung về BCKT sẽ được phát hành giữa đơn vị được kiểm toán với công ty kiểm toán.

doc156 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4881 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các dấu hiệu có thể dẫn đến giả thiết về hoạt động liên tục của doanh nghiệp không còn đứng vững (Có hay không có? Nếu có phải giải thích rõ nguyên nhân). Sau đây là các dấu hiệu liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Các dấu hiệu về tài chính Đơn vị lâm vào tình trạng nợ phải trả lớn hơn tài sản hoặc nợ phải trả ngắn hạn lớn hơn tài sản lưu động; Đơn vị có các khoản nợ phải trả dài hạn sắp đến hạn trả mà không có khả năng được giãn nợ hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc đơn vị phụ thuộc quá nhiều và các khoản vay ngắn hạn để tài trợ các tài sản dài hạn; Dấu hiệu về việc cắt bỏ các hỗ trợ tài chính của khách hàng và chủ nợ; Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh bị âm thể hiện trong BCTC hay dự báo trong tương lai; Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu dưới mức bình thường; Lỗ hoạt động kinh doanh lớn hoặc có suy giảm lớn về giá trị của các tài sản được dùng để tạo ra luồng tiền; Nợ tồn đọng hoặc ngừng thanh toán cổ tức; Không có khả năng tuân thủ các điều khoản của hợp đồng tín dụng; Chuyển đổi từ giao dịch mua chịu sáng mua thanh toán ngay với các nhà cung cấp; Không có khả năng tìm kiếm các nguồn tài trợ cho việc phát triển các sản phẩm mới thiết yếu hoặc các dự án đầu tư thiết yếu. Các dấu hiệu về hoạt động của đơn vị Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt mà không được thay thế; Đơn vị bị mất một thị trường lớn, mất giấy phép bản quyền hoặc mất một nhà cung cấp quan trọng; Đơn vị gặp khó khăn về tuyển dụng lao động hoặc thiếu hụt các nguồn cung cấp quan trọng. Tổn thất về tài sản do thiên tai, hoả hoạn, cháy nổ… làm thiệt hại phần lớn tài sản của đơn vị, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của đơn vị. … Các dấu hiệu khác Không tuân thủ theo các quy định về vốn cũng như các quy định khác của pháp luật; Đơn vị đang bị kiện và các vụ kiện này chưa được xử lý mà nếu đơn vị thua kiện có thể dẫn đến các khoản bồi thường không có khả năng đáp ứng được; Thay đổi về pháp luật hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị; Đơn vị bị mất tư cách pháp nhân theo quy định hành chính: + Bị chia tách, sáp nhập theo quyết định của cơ quan quản lý cấp trên; + Thay đổi mô hình hoạt động (cơ cấu lại) dẫn đến thay đổi chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh. Yêu cầu ban giám đốc xác nhận bằng văn bản liên quan đến kế hoạch hành động trong tương lai của họ đặc biệt đối với đơn vị đã có một trong các dấu hiệu trên. Kết luận 3.1. Đưa ra những vấn đề được đề cập trong BCKT, thư quản lý; 3.2. Lập trang kết luận kiểm toán dựa trên kết quả công việc đã thực hiện. Phụ lục 7: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty X Bảng cân đối kế toán (Số trước và sau điều chỉnh) Báo cáo kết quả kinh doanh (Số trước và sau điều chỉnh) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31/12/200N Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Năm trước Năm nay Số khách hàng Số điều chỉnh A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 62.086.688.644 37.334.062.065 37.378.566.915 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.732.541.774 3.342.848.654 3.342.848.654 1. Tiền 5.732.541.774 3.342.848.654 3.342.848.654 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 0 III. Các khoản phải thu 23.489.878.450 22.399.369.292 22.377.375.292 1. Phải thu khách hàng 16.348.042.257 8.356.482.450 8.356.482.450 2. Trả trước cho người bán 3.647.629.986 3.463.098.725 3.463.098.725 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 3.644.206.207 11.350.161.365 11.328.161.365 22.000.000 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (150.000.000) (770.364.248) (770.364.248) IV. Hàng tồn kho 18.101.573.943 10.640.634.940 10.430.794.047 1. Hàng tồn kho 18.101.573.943 10.888.444.340 10.678.606.447 209.837.893 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 (247.809.400) (247.809.400) V. Tài sản ngắn hạn khác 14.762.694.477 951.209.179 1.227.539.922 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 161.244.562 351.528.366 627.862.109 276.333.743 2. Các khoản thuế phải thu 138.098.025 599.680.813 692.571.632 3. Tài sản ngắn hạn khác 14.463.351.890 0 0 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 35.051.605.836 32.826.685.158 32.893.181.008 I- Các khoản phải thu dài hạn 0 30.000.000 30.000.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 0 30.000.000 30.000.000 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 II . Tài sản cố định 22.353.191.348 30.827.345.298 30.838.215.712 1. Tài sản cố định hữu hình 20.641.888.892 16.829.055.829 16.839.926.243 - Nguyên giá 29.051.822.428 29.534.681.129 29.443.672.906 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (8.409.933.536) (12.705.625.300) (12.603.746.663) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 0 13.554.200.000 13.554.200.000 - Nguyên giá 0 13.554.200.000 13.554.200.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 4. Chi phí XDCB dở dang 1.711.302.456 444.089.469 444.089.469 III. Bất động sản đầu tư 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 11.191.910.072 1.899.564.000 1.899.564.000 1. Đầu tư vào công ty con 3.632.043.422 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 5.154.166.650 408.864.000 408.864.000 3. Đầu tư dài hạn khác 2.405.700.000 1.490.700.000 1.490.700.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 1.506.504.416 69.775.860 3.280.010 1. Chi phí trả trước dài hạn 1.506.504.416 69.775.860 3.280.010 66.495.850 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 97.138.294.480 70.160.747.223 70.138.747.222 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31/12/200N Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN Năm trước Năm nay Số khách hàng Số điểu chỉnh A . NỢ PHẢI TRẢ 75.576.152.734 61.433.160.904 61.373.198.023 I. Nợ ngắn hạn 71.531.971.672 61.308.160.904 61.270.198.023 1. Vay và nợ ngắn hạn 65.172.100.000 41.075.806.902 41.075.806.902 2. Phải trả người bán 4.716.891.226 1.572.430.667 1.572.430.667 3. Người mua trả tiền trước 989.303.619 580.628.795 580.628.795 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 555.244.526 13.691.317.378 13.653.354.497 37.962.881 5. Phải trả người lao động (231.164.071) 0 0 6. Chi phí phải trả 136.328.944 1.159.311.067 1.159.311.067 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 193.267.428 3.228.666.095 3.228.666.095 II. Nợ dài hạn 4.044.181.062 125.000.000 103.000.000 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 103.000.000 22.000.000 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 100.000.000 125.000.000 125.000.000 4. Vay và nợ dài hạn 3.944.181.062 0 0 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 0 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.727.652.600 8.727.586.319 8.765.549.199 I. Vốn chủ sở hữu 21.727.652.600 8.727.586.319 8.765.549.199 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 20.231.046.896 14.000.000.000 14.000.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 1.297.648.188 0 0 5. Quỹ dự phòng tài chính 198.957.516 0 0 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 7. Lợi nhuận chưa phân phối 0 (5.272.413.682) (5.234.450.801) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (165.510.854) 0 0 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (165.510.854) 0 0 2. Nguồn kinh phí 0 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 97.138.294.480 70.160.747.223 70.138.747.222 BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Công ty X Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Số khách hàng Số điều chỉnh Tổng doanh thu 707.782.001.155 293.244.792.727 293.244.792.727 - Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 - 1. Doanh thu thuần 707.782.001.155 293.244.792.727 293.244.792.727 - 2. Giá vốn hàng bán 693.772.248.881 284.164.315.379 282.627.473.872 1.536.841.507 3. LN gộp 14.009.752.274 9.080.477.349 10.617.318.855 - 4. Doanh thu tài chính 2.826.194.030 1.173.502.166 1.223.502.166 50.000.000 5. CP tài chính 6.562.162.434 5.790.091.342 5.790.091.342 - Trong đó: Lãi vay phải trả 6.535.675.164 5.785.451.421 5.785.451.421 - 6. CP bán hàng 5.937.330.049 4.503.254.023 4.503.254.023 - 7. CP quản lý doanh nghiệp 5.385.605.881 6.091.132.987 6.190.011.613 98.878.626 8. LN từ hoạt động kinh doanh (1.049.152.060) (6.130.498.838) (5.992.079.995) - 9. Thu nhập khác 3.024.109.077 13.248.768.399 13.198.768.399 50.000.000 10. CP khác 949.008.732 9.501.104.329 9.501.104.329 - 11. LN khác 2.075.100.345 3.747.664.070 3.697.664.070 - 12. Tổng thu nhập trước thuế 1.025.948.285 (2.382.834.768) (944.871.887) - 13. Thuê TNDN - 14. TN sau thuế 1.025.948.285 (2.382.834.768) (944.871.887) - Phụ lục 8: Bản dự thảo báo cáo kiểm toán công ty Y: Bảng cân đối kế toán (Số trước và sau điều chỉnh) Báo cáo kết quả kinh doanh (Số trước và sau điều chỉnh) BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Năm trước Năm nay Số khách hàng Số điều chỉnh A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 241.338.643.576 172.713.540.046 172.636.547.046 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 5.357.433.062 2.835.918.337 2.835.918.337 1. Tiền 5.357.433.062 2.835.918.337 2.835.918.337 2. Các khoản tương đương 0 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 0 III. Các khoản phải thu 99.659.016.414 84.039.338.812 84.021.338.812 1. Phải thu khách hàng 75.794.922.768 60.778.584.535 60.760.584.535 18.000.000 2. Trả trước cho người bán 8.697.818.161 179.151.300 179.151.300 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 5. Các khoản phải thu khác 15.417.439.087 23.081.602.977 23.081.602.977 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (251.163.602) 0 0 IV. Hàng tồn kho 125.626.996.323 78.352.621.798 78.317.231.798 1. Hàng tồn kho 127.526.996.323 78.352.621.798 78.317.231.798 35.390.000 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (1.900.000.000) 0 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 10.695.197.777 7.485.661.099 7.462.058.099 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 0 692.164.892 668.561.892 23.603.000 2. Các khoản thuế phải thu 10.496.590.905 6.205.147.119 6.205.147.119 3. Tài sản ngắn hạn khác 198.606.872 588.349.088 588.349.088 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 92.075.376.271 86.812.326.315 86.721.319.315 I- Các khoản phải thu dài hạn 384.000.000 384.000.000 384.000.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 384.000.000 384.000.000 384.000.000 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 0 II . Tài sản cố định 78.129.390.341 74.921.542.333 74.830.535.333 1. TSCĐ hữu hình 50.334.282.724 68.759.991.452 68.668.984.452 - Nguyên giá 106.902.797.991 109.102.530.368 109.011.523.368 91.007.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (56.568.515.267) (40.342.538.916) (40.342.538.916) 2. TSC Đ thuê tài chính 0 0 0 - Nguyên giá 0 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0 3. TSCĐ vô hình 322.584.633 414.248.633 414.248.633 - Nguyên giá 322.584.633 414.248.633 414.248.633 - Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0 4. Chi phí XDCB dở dang 27.472.522.984 5.747.302.248 5.747.302.248 III. Bất động sản đầu tư 2.337.000.000 2.337.000.000 2.337.000.000 - Nguyên giá 2.337.000.000 2.337.000.000 2.337.000.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.958.466.185 5.811.466.185 5.811.466.185 1. Đầu tư vào công ty con 0 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 5.584.466.185 5.584.466.185 5.584.466.185 3. Đầu tư dài hạn khác 374.000.000 227.000.000 227.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 5.266.519.745 3.358.317.797 3.358.317.797 1. CP trả trước dài hạn 5.266.519.745 3.358.317.797 3.358.317.797 2. Tài sản thuế TN hoãn lại 0 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 0 TỔNG TÀI SẢN 333.414.019.847 259.525.866.361 259.357.866.361 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN Đầu năm Cuối năm Số khách hàng Số điều chỉnh A . NỢ PHẢI TRẢ 273.675.985.288 249.822.794.620 249.592.757.620 I. Nợ ngắn hạn 263.235.985.288 241.978.059.370 241.748.022.370 1. Vay và nợ ngắn hạn 216.933.945.000 175.311.396.000 175.311.396.000 2. Phải trả người bán 28.000.340.948 44.413.079.739 44.345.079.739 68.000.000 3. Người mua trả tiền trước 442.424.322 3.967.577.279 3.967.577.279 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 568.855.102 1.722.312.503 1.722.312.503 5. Phải trả người lao động 4.600.919.088 (1.230.755.319) (1.392.792.319) 162.037.000 6. Chi phí phải trả 2.829.141.471 2.867.271.959 2.867.271.959 7. Phải trả nội bộ 0 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 9.860.359.357 14.927.177.209 14.927.177.209 II. Nợ dài hạn 10.440.000.000 7.844.735.250 7.844.735.250 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 0 3. Vay và nợ dài hạn 10.440.000.000 7.844.735.250 7.844.735.250 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 59.738.034.559 9.703.071.741 9.765.108.741 I. Vốn chủ sở hữu 59.721.595.437 10.399.374.845 10.461.411.845 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 56.740.281.019 15.914.383.654 15.914.383.654 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 10.836.590.416 10.836.590.416 10.836.590.416 5. Quỹ dự phòng tài chính 2.405.478.859 2.405.478.859 2.405.478.859 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 0 7. LN chưa phân phối (10.260.754.857) (18.757.078.084) (18.695041084) 62.037.000 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 16.439.122 (696.303.104) (696.303.104) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 40.784.807 (685.957.419) (685.957.419) 2. Nguồn kinh phí (24.345.685) (10.345.685) (10.345.685) 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 0 TỔNG NGUỒN VỐN 333.414.019.847 259.525.866.361 259.357.866.361 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty Y Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Số khách hàng Số điều chỉnh 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 733.337.331.222 670.124.834.535 670.124.834.535 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 937.960.116 6.956.142.085 6.956.142.085 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 732.399.371.106 663.168.692.450 663.168.692.450 4. Giá vốn hàng bán 673.479.442.282 603.953.710.741 604.053.710.741 100.000.000 5. LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 58.919.928.824 59.214.981.709 59.114.981.709 6. Doanh thu hoạt động tài chính 377.066.800 3.316.361.196 3.316.361.196 7. CP tài chính 11.953.050.619 16.609.709.107 16.609.709.107 Trong đó: Chi phí lãi vay 11.953.050.619 16.609.709.107 16.609.709.107 8. CP bán hàng 37.223.155.233 38.417.467.307 38.417.467.307 9. CP quản lý doanh nghiệp 17.068.951.056 15.679.231.041 15.517.194.041 162.037.000 10. LN thuần từ hoạt động kinh doanh (6.948.161.284) (8.175.064.550) (8.113.027.550) 11. Thu nhập khác 1.363.009.779 519.180.918 519.180.918 12. CP khác 1.386.630.513 840.439.595 840.439.595 13. LN khác (23.620.734) (321.258.677) (321.258.677) 14. Tổng LN kế toán trước thuế (6.971.782.018) (8.496.323.227) (8.434.286.227) 15. Thuế TNDN 16. LN sau thuế TNDN (6.971.782.018) (8.496.323.227) (8.434.286.227) Phụ lục 9: Thư quản lý THƯ QUẢN LÝ Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 Kính gửi: Ban giám đốc công ty X Nội dung Chứng từ, sổ kế toán. Quản lý và theo dõi công nợ Quản lý và theo dõi TSCĐ Quản lý và theo dõi hàng tồn kho Quản lý và theo dõi chi phí trả trước Hạch toán và theo dõi doanh thu, thu nhập khác. Hạch toán và theo dõi thuế GTGT Hạch toán và theo dõi chi phí Chứng từ, sổ kế toán Kiểm tra Trong quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty chúng tôi nhận thấy: Việc kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán tại văn phòng công ty cũng như tại các chi nhánh còn chưa chặt chẽ. Ví dụ như: Một số phiếu thu, phiếu chi của đơn vị chưa ghi đầy đủ chỉ tiêu định khoản; Các chi phụ cấp công tác phí cho cán bộ công nhân viên trong công ty đi công tác trong và ngoài tỉnh không có giấy đi đường đính kèm; các khoản chi hoa hồng cho các công ty du lịch, chi tiền thuê đò, chi tiền thuê nhà không có hoá đơn tài chính; các khoản chi khuyến mãi và hậu kiểm, hội họp không có danh sách ký nhận. Việc mở một số sổ chi tiết chưa đảm bảo tính chặt chẽ, chưa cung cấp đủ thông tin phục vụ công tác quản trị như: sổ theo dõi công nợ chưa theo dõi được chỉ tiêu thời hạn thanh toán, chỉ tiêu ngoại tệ đối với khách hàng có phát sinh công nợ ngoại tệ; chưa mở sổ chi tiết theo dõi vật tư theo từng loại vật tư; chi nhánh chưa mở đầy đủ sổ chi tiết bán hàng, sổ chi phí, sổ chi tiết doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí tài chính, chi phí khác theo từng hoạt động. Ảnh hưởng Việc kiểm soát chứng từ kế toán ban đầu chưa chặt chẽ sẽ làm yếu đi hiệu quả kiểm soát của đơn vị: khoản chi phí phụ cấp công tác phí không có giấy đi đường đính kèm, các khoản chi không có hoá đơn tài chính, các khoản chi hội họp bằng tền không có danh sách ký nhận sẽ ảnh hưởng đến tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi. Các khoản chi này có thể sẽ không được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Việc chưa theo dõi được thời điểm thanh toán sẽ gây khó khăn trong việc quản lý và theo dõi công nợ cũng cân đối với các nguồn vốn để sử dụng một cách có hiệu quả và hợp lý. Việc chưa mở sổ chi tiết (thẻ kho) theo dõi từng loại vật tư nhập xuất tồn sẽ gây khó khăn trong việc quản lý theo dõi vật tư. Sổ chi tiết theo dõi doanh thu tài chính, thu nhập khác, chi phí chưa theo dõi được chi tiết theo từng nội dung sẽ làm giảm thông tin chi tiết cho các nhà quản trị để theo dõi và quản lý hoạt động này. Đề xuất Theo ý kiên chúng tôi: Đơn vị cần sớm chấn chỉnh lại công tác lập chứng từ và kiểm soát các chứng từ thanh toán như các chứng từ cần được ghi đầy đủ các chỉ tiêu quy định, các khoản chi công tác phí cần phải có giấy đi đường đính kèm, các khoản chi hoa hồng cho các công ty cần yêu cầu người cung cấp dịch vụ cung cấp hoá đơn tài chính, đối với các khoản thuê đò (có giá trị lớn), thuê tiền nhà đơn vị cần yêu cầu người cung cấp dịch vụ cung cấp hoá dơn tài chính (hoá đơn lẻ của cơ quan thuế). Đối với các khoản chi hội họp phát bằng tiền đơn vị cần xây dựng quy chế cụ thể về khoản chi này và công bố công khai, đồng thời khi chi cần lập danh sách cán bộ nhận tiền và có chữ ký nhận của từng người. Công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết công nợ có thêm chỉ tiêu thời hạn thanh toán, chỉ tiêu số tiền nợ ngoại tệ đối với khách hàng nợ bằng ngoại tệ, sổ chi tiết theo dõi vật tư theo từng loại vật tư và sổ chi tiết doanh thu, thu nhập khác, chi phí cần theo dõi theo từng nội dung phát sinh. Quản lý và theo dõi công nợ Kiểm tra Qua kiểm tra, phân tích và đánh giá các khoản công nợ năm 2006 của đơn vị, chúng tôi thấy: Một số khoản công nợ chưa được công ty đối chiếu xác nhận đầy đủ tại thời điểm lập BCTC. Khoản công nợ đối chiếu với báo hiểm xã hội tại thời điểm 31/12/2006 có sự chênh lệch chưa được đơn vị tìm nguyên nhân và điều chỉnh xử lý. Đơn vị chưa lập bảng phân tích tuổi nợ và đánh giá khả năng thu các khoản công nợ tồn đọng lâu ngày. Cuối niên độ kế toán đơn vị chưa thực hiện phân loại nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để làm cơ sở lập BCTC như chưa tính và xác định nợ dài hạn đến hạn trả. Đơn vị thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi công nợ tạm ứng của một số đối tượng là cán bộ công nhân viên, tuy nhiên thực chất đây là những khoản chi phí do cán bộ trong đơn vị đi chi giao dịch nhưng chưa có đầy đủ chứng từ thanh toán và thực tế không thu hồi được khoản công nợ này. Ảnh hưởng Một số khoản công nợ phải trả chưa được đối chiếu đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc ghi nhận các khoản công nợ, đơn vị khó có thể phát hiện ra những khoản công nợ có chênh lệch để kịp thời xử lý. Đồng thời, việc chưa tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời công nợ chênh lệch sẽ ảnh hưởng tới tính đúng đắn số liệu phản ánh và gây ra những tranh chấp khi thanh quyết toán công nợ. Việc chưa lập bảng phân tích tuổi nợ và đánh giá khả năng thu hồi công nợ sẽ ảnh hưởng tới việc tính và trích lập dự phòng công nợ khó đòi cũng như cân đối các nguồn vốn cho hoạt động trong năm của đơn vị. Việc theo dõi công nợ và trích lập dự phòng công nợ tạm ứng này là không phù hợp làm sai lệch chỉ tiêu công nợ trên báo cáo. Đề xuất Các khoản công nợ phải trả cần được đối chiếu, xác nhận định kỳ, đặc biệt là tại thời điểm lập BCTC. Việc thực hiện xác nhận, đối chiếu công nợ nhằm phát hiện những chênh lệch sai sót (nếu có) để từ đó có hướng xử lý kịp thời. Khi phát hiện các khoản chênh lệch đơn vị cần rà soát tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời. Cuối niên độ kế toán đơn vị nên lập bảng phân tích tuổi nợ từ đó làm cơ sở trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Đơn vị cần xây dựng quy chế tạm ứng nhằm yêu cầu cán bộ khi thực hiện công tác cần nhanh chóng hoàn thiện và tập hợp các chứng từ để thanh toán hoàn ứng nhằm tránh tình trạng các khoản chi phí công tác phát sinh tồn đọng lâu ngày. Đơn vị cần sử dụng tài khoản 344 – “Ký quỹ ký cược dài hạn” để phản ánh và theo dõi các khoản ký quỹ ký cược dài hạn phát sinh. Quản lý và theo dõi TSCĐ Kiểm tra Qua kiểm tra, đánh giá và xem xét việc theo dõi và quản lý TSCĐ tại đơn vị chúng tôi thấy: Đơn vị ghi nhận chi phí trong kỳ một số khoản chi phí mang tính chất đầu tư như chi phí khảo sát thiết kế, lập dự toán nhà hàng trên sông, chi phí xây dựng nhà vệ sinh. Đồng thời đơn vị cũng ghi nhận vào chi phí đầu tư một số khoản chi phí không mang tính chất đầu tư xây dựng cơ bản như chi phí thuê nhà, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. Việc ghi nhận chi phí đầu tư còn sai sót như ghi nhận trùng hai lần chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đơn vị chưa ghi nhân nguyên giá một số TSCĐ đã đầu tư hoàn thành như chi phí đầu tư lò xông nhãn, chi phí xây dựng gian hàng ở Hà Nội, chi phí đầu tư dàn lạnh, hệ thống lọc nước ở chi nhánh. Ảnh hưởng Việc ghi nhận sai chi phí đầu tư dẫn tới giá trị tài sản trên BCTC bị phản ánh sai đồng thời cũng làm sai lệch kết quả kinh doanh trong kỳ. Việc chưa ghi nhận tăng nguyên giá và trích khấu hao TSCĐ đã bàn giao đưa vào sử dụng làm cho báo cáo tài chính không phản ánh đúng tình hình tài sản của đơn vị. Đồng thời việc không xác định khấu hao của những tài sản này khi bắt đầu sử dụng sẽ làm cho BCTC không phản ánh đúng kết quả kinh doanh, cũng như không phản ánh đúng giá trị thực của tài sản. Điều này sẽ ảnh hưởng tới việc thu hồi vốn và nguồn vốn tái đầu tư khi tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được. Đề xuất Đơn vị cần ghi nhận các khoản chi phí lập dự toán, thiết kế như các khoản chi phí đầu tư XDCB, những khoản chi phí này sẽ được cộng gộp với các khảon chi phí XDCB và các chi phí khác để hình thành nên nguyên giá TSCĐ. Đối với các khoản chi phí thuê nhà, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị mang tính thường xuyên mà không kéo thời gian sử dụng hay làm tăng tính năng sử dụng, công suất của tài sản thì nên ghi nhận là chi phí mà không nên ghi tăng nguyên giá. Cuối kỳ, đơn vị cần thiết tiến hành kiểm kê rà soát lại đối với những TSCĐ đang sử dụng, trường hợp tài sản đã đưa vào sử dụng thì cần được ghi tăng nguyên giá và trích khấu hao. Quản lý và theo dõi hàng tồn kho Qua kiểm tra và xem xét việc quản lý hàng tồn kho của đơn vị chúng tôi thấy: Kiểm tra Đơn vị chưa đánh giá lại giá trị, xử lý các công cụ dụng cụ hư hỏng khi kiểm kê cuối kỳ. Việc tính và xác định giá vốn hàng tồn kho của chi nhánh còn có nhiều sai sót như: kết chuyển quá giá vốn nhớt Aces, kết chuyển thiếu lệ phí xăng dầu. Cuối kỳ đơn vị trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chưa chính xác. Ảnh hưởng Việc chưa đánh giá lại giá trị và xử lý các công cụ dụng cụ hư hỏng tại thời điểm cuối kỳ sẽ làm sai lệch giá trị khoản mục hàng tồn kho trên báo cáo. Việc xác định giá vốn hàng xuất bán không đúng sẽ làm kết quả kinh doanh của hoạt động này không đúng. Đồng thời làm sai lệch giá trị hàng tồn kho cuối kỳ. Đề xuất Cuối kỳ, khi tiến hành kiểm kê nếu phát hiện hàng tồn kho hỏng hóc, đơn vị cần lập hội đồng đánh giá, xử lý. Chi nhánh cần thận trọng hơn khi tính toán và xác định giá vốn hàng tồn kho xuất bán cuối kỳ. Quản lý và theo dõi chi phí trả trước. Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị chúng tôi thấy: Kiểm tra Đơn vị chưa xây dựng được tiêu thức phân bổ chi phí trả trước. Đơn vị sử dụng tài khoản, chỉ tiêu chi phí trả trước để phản ánh một số khoản mục còn không đúng tính chất như phản ánh khoản công nợ tiền đặt cọc thế chân thuê nhà. Ảnh hưởng Việc thiếu quy định cụ thể về đối tượng và thời gian sử dụng các loại công cụ dụng cụ cần phải phân bổ sẽ làm giảm trách nhiệm đối với người sử dụng tài sản, làm giảm tính đúng đắn, phù hợp, thống nhất các khoản mục chi phí công cụ dụng cụ giữa các xí nghiệp trực thuộc đơn vị. Việc sử dụng tài khoản, chỉ tiêu phản ánh không đúng tính chất sẽ làm cho người đọc báo cáo hiểu sai thông tin trên BCTC. Đề xuất Đơn vị nên xây dựng tiêu chí để quy định cụ thể thống nhất về thời gian phân bổ cho các công cụ dụng cụ xuất dùng. Đơn vị cần xem xét về mặt thời gian ảnh hưởng của các khoản mục chi phí trả trước để tiến hành phân bổ các chi phí trả trước cho từng niên độ kế toán phù hợp. Hạch toán và theo dõi doanh thu, thu nhập khác Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi nhận thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc ghi nhận như sau: Kiểm tra Đơn vị ghi nhận doanh thu, giá vốn chưa chính xác như : ghi nhận doanh thu bán hàng giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, tính và ghi nhận quá doanh thu cho công ty Hàng không Việt Nam thuê mặt bằng, tại chi nhánh chưa ghi nhận doanh thu cho thuê cửa hàng băng Cassetle, ghi nhận quá doanh thu cho thuê mặt bằng nhà xe, ghi nhận thiếu lãi cổ tức thu của công ty thương mại tư nhân Anh Đức. bán Xí nghiệp may. Đơn vị ghi nhận thừa chi phí, thu nhập khác khoản thu từ bán thanh lý xe ôtô đã loại ra khi xác định giá trị doanh nghiệp. Ảnh hưởng Với việc ghi nhận doanh thu và chi phí như trên làm báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh, cung cấp được đúng, chính xác thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của từng hoạt động, loại hình kinh doanh. Điều này làm giảm tính so sánh và dễ gây hiểu nhầm cho người sử dụng BCTC. Đề xuất Đơn vị không nên ghi nhận giá vốn, doanh thu giá trị hàng nhập khẩu uỷ thác, đơn vị cần căn cứ hợp đồng cho thuê tài sản để xác định đúng đủ doanh thu cho từng kỳ kế toán. Đơn vị cần ghi nhận chi phí, thu nhập khác đối với việc thanh lý tài sản của đơn vị. Đối với việc thanh lý tài sản đã loại ra khỏi giá trị khi xác định giá trị doanh nghiệp thì cần được ghi nhận như những khoản thu hộ do những tài sản này không còn thuộc sở hữu của đơn vị. Hạch toán và theo dõi thuế GTGT Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc hạch toán và kê khai thuế GTGT như sau: Kiểm tra Trong kỳ, đơn vị hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động thu lãi trả góp mua xe. Ghi nhận thiếu thuế GTGT đầu ra đối với khoản thu nhập từ cho Công ty hàng không Việt Nam thuê mặt bằng. Ảnh hưởng Việc ghi nhận thuế GTGT đầu ra, đầu vào không đúng với quy định và sẽ làm giảm đi một khoản doanh thu, thu nhập đồng thời sẽ làm phản ánh sai công nợ về nghĩa vụ thuế đối với cơ quan nhà nước. Đối với việc phản ánh và ghi nhận sai thuế có thể sẽ bị các cơ quan nhà nước phạt. Đề xuất Đơn vị không cần phải hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu ra đối với hoạt động thu lãi từ cho vay, thu lãi do bán xe trả góp. Đơn vị cần ghi nhận đầy đủ thuế GTGT đầu ra đối với các khoản thu nhập phát sinh. Hạch toán và theo dõi chi phí Qua kiểm tra và xem xét tại đơn vị, chúng tôi thấy đơn vị còn tồn tại một số sai sót trong việc ghi nhận như sau: Kiểm tra Đơn vị hạch toán và ghi nhận thu nhập khác khoản chênh lệch trích trước chi phí bán hàng. Đơn vị chưa ghi nhận đủ một số khoản chi phí thực tế đã phát sinh, các khoản chi phí này đang được đơn vị theo dõi trên tài khoản công nợ phải thu. Ảnh hưởng Việc ghi nhận chi phí, thu nhập không đúng như trên sẽ làm các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không phản ánh được đúng tình hình kết quả kinh doanh của đơn vị. Đề xuất Khoản chênh lệch giữa số trích trước chi phí bán hàng cần được điều chỉnh vào chi phí bán hàng mà không nên điều chỉnh thu nhập hoặc chi phí đối với những chênh lệch này. Đơn vị cần ghi nhận đầy dủ các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ. Phụ lục 10: Soát xét BCKT trước khi phát hành Soát xét báo cáo trước khi phát hành Tên khách hàng: ________________________________________________ Niên độ kế toán: _________________________________________________ Thủ tục Kiểm toán viên Lãnh đạo Phòng (Ký/Ngày) Ban Giám đốc (Ký/Ngày) Tham chiếu (Ký/Ngày) 1. Kiểm tra lại các phép tính số học trên các BCTC: Các phép tính số học trên bảng cân đối kế toán. Các phép tính số học trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các phép tính số học trên thuyết minh BCTC Đối chiếu sổ đầu năm, số liệu so sánh trên báo cáo năm nay với báo cáo năm trước. Nếu có sự phân loại lại so với năm trước phải đối chiếu đến các giấy làm việc liên quan đến việc phân loại đó. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, KQKD, LCTT, thuyết minh BCTC với số liệu sau điều chỉnh trên Trang thuyết minh chênh lệch sau kiểm toán trong Hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu thông tin về chính sách kế toán và các thông tin khác với các ghi chép trong Hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu các thông tin pháp lý về khách hàng với các ghi chiép trong Hồ sơ kiểm toán Đối chiếu lại những thay đổi về số liệu trên các báo cáo và thông tin trình bày khác với các giấy làm việc liên quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp soát xét. Đối chiếu lại những thay đổi về ý kiến KTV với các giấy làm việc liên quan đến những thay đổi và sự phê duyệt của các cấp soát xét. Kiểm tra thông tin về thời gian trên báo cáo. Sự nhất quán về ngày kết thúc niên độ kế toán trên bìa báo cáo, BCĐKT, BCKQKD, tiêu đề trên đầu các trang thuyết minh BCTC và trên BCKT. Sự hợp lý về ngày lập BCTC, báo cáo cảu Ban giám đốc, bản giải trình của Ban giám đốc với ngày phát hành BCKT và với ngày tháng thực hiện công việc kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT, BCKQKD, LCTT với phần thuyết minh BCTC. Đối chiếu số liệu trên BCĐKT với các chỉ tiêu có liên quan trên BCKQKD (nếu có thể), BCLCTT. Kiểm tra việc trình bày: Nhất quán về định dạng (kiểu chữ, đậm, nghiêng, gạch chân, lùi đầu dòng, giãn dòng). Tính liên tục của số thứ tự trang và đối chiếu với số trang ghi trên phần mục lục. Tính liên tục của thứ tự nội dung thuyết minh và đối chiếu với sổ ghi chú trên BCĐKT, BCKQKD, BCKT (nếu có) Đọc và soát lỗi chính tả. Kiểm tra bản dịch. Đối chiếu phần lời trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt. Đối chiếu phần số trên bản dịch với bản gốc tiếng Việt, kiểm tra định dạng số (từ dấu chấm chuyển sang dấu phẩy). Phụ lục 11: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty X BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty X (sau đây gọi tắt là “Công ty”) trình bày Báo cáo của mình và Báo cáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006. CÔNG TY Công ty X là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh P, được thành lập theo Quyết định số 123/QĐ-UB ngày 15/10/1991 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh P. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 1020 ngày 15/10/1991 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 15/05/2004, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh P cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty X là: Hàng nông sản: + Chế biến các loại trái cây như nhản, chôm chôm, thanh long, xoài, khóm, chuối .... + Chuyên gia công, lau bóng gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. + Kinh doanh hàng nông sản: phân bón, vật tư nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hàng may mặc: Chuyên may áo sơ mi nam nữ Hàng thủy hải sản: Chế biến Nghêu sơ chế Kinh doanh nhiên liêu: than, chất đốt, gas, xăng dầu… Vốn điều lệ của Công ty là 8.000.211.525đ. Công ty có các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 gồm: Văn phòng công ty. Cửa hàng bách hoá. Cửa hàng xe môtô. Cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng - bến bãi. Trạm chế biến thuỷ hải sản. Xí nghiệp rau quả. Cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Xí nghiệp chế biến lương thực. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 là (2.382.834.768) VND (Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là 1.025.948.285 VND). Lợi nhuân chưa phân phối tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là (5.272.413.682) VND (Năm 2005 lợi nhuận chưa phân phối là 0 VND). CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KHOÁ SỔ KẾ TOÁN LẬP BCTC Không có sự kiện trọng yếu nào xảy ra sau ngày lập BCTC đòi hỏi được điều chỉnh hay công bố trên BCTC. BAN GIÁM ĐỐC Các thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Ông D Giám đốc Ông E Phó Giám đốc Ông F Phó Giám đốc Ông G Phó Giám đốc KIỂM TOÁN VIÊN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã thực hiện kiểm toán các BCTC cho Công ty. CÔNG BỐ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI BCTC Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong quá trình lập BCTC, Ban Giám đốc Công ty cam kết đã tuân thủ các yêu cầu sau: Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán; Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng; Nêu rõ các chuẩn mực kế toán được áp dụng có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giải thích trong BCTC hay không; Lập và trình bày các BCTC trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành; Lập các BCTC dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng BCTC tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác. Ban giám đốc công ty cam kết rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan. ........., ngày ... tháng .....năm ....... TM. Ban Giám đốc Giám đốc Nguyễn Văn D BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 37.334.062.065 62.086.688.644 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.342.848.654 5.732.541.774 1. Tiền 3.342.848.654 5.732.541.774 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 III. Các khoản phải thu 22.399.369.292 23.489.878.450 1. Phải thu khách hàng 8.356.482.450 16.348.042.257 2. Trả trước cho người bán 3.463.098.725 3.647.629.986 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 5. Các khoản phải thu khác 11.350.161.365 3.644.206.207 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) (770.364.248) (150.000.000) IV. Hàng tồn kho 10.640.634.940 18.101.573.943 1. Hàng tồn kho 10.888.444.340 18.101.573.943 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) (247.809.400) 0 V. Tài sản ngắn hạn khác 951.209.179 14.762.694.477 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 351.528.366 161.244.562 2. Các khoản thuế phải thu 599.680.813 138.098.025 3. Tài sản ngắn hạn khác 0 14.463.351.890 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 32.826.685.158 35.051.605.836 I- Các khoản phải thu dài hạn 30.000.000 0 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 30.000.000 0 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 II . Tài sản cố định 30.827.345.298 22.353.191.348 1. Tài sản cố định hữu hình 16.829.055.829 20.641.888.892 - Nguyên giá 29.534.681.129 29.051.822.428 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (12.705.625.300) (8.409.933.536) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 13.554.200.000 0 - Nguyên giá 13.554.200.000 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 444.089.469 1.711.302.456 III. Bất động sản đầu tư 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.899.564.000 11.191.910.072 1. Đầu tư vào công ty con 0 3.632.043.422 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 408.864.000 5.154.166.650 3. Đầu tư dài hạn khác 1.490.700.000 2.405.700.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 69.775.860 1.506.504.416 1. Chi phí trả trước dài hạn 69.775.860 1.506.504.416 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 TỔNG TÀI SẢN 70.160.747.223 97.138.294.480 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty X Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN 31/12/2006 01/01/2006 A . NỢ PHẢI TRẢ 61.433.160.904 75.576.152.734 I. Nợ ngắn hạn 61.308.160.904 71.531.971.672 1. Vay và nợ ngắn hạn 41.075.806.902 65.172.100.000 2. Phải trả người bán 1.572.430.667 4.716.891.226 3. Người mua trả tiền trước 580.628.795 989.303.619 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 13.691.317.378 555.244.526 5. Phải trả người lao động 0 (231.164.071) 6. Chi phí phải trả 1.159.311.067 136.328.944 7. Phải trả nội bộ 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 3.228.666.095 193.267.428 II. Nợ dài hạn 125.000.000 4.044.181.062 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải trả dài hạn khác 125.000.000 100.000.000 4. Vay và nợ dài hạn 0 3.944.181.062 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 8.727.586.319 21.727.652.600 I. Vốn chủ sở hữu 8.727.586.319 21.727.652.600 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 14.000.000.000 20.231.046.896 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 0 1.297.648.188 5. Quỹ dự phòng tài chính 0 198.957.516 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 7. Lợi nhuận chưa phân phối (5.272.413.682) 0 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 (165.510.854) 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 0 (165.510.854) 2. Nguồn kinh phí 0 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 TỔNG NGUỒN VỐN 70.160.747.223 97.138.294.480 BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty X Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.244.792.727 707.782.001.155 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 293.244.792.727 707.782.001.155 4. Giá vốn hàng bán 284.164.315.379 693.772.248.881 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.080.477.349 14.009.752.274 6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.173.502.166 2.826.194.030 7. Chi phí tài chính 5.790.091.342 6.562.162.434 Trong đó: Chi phí lãi vay 5.785.451.421 6.535.675.164 8. Chi phí bán hàng 4.503.254.023 5.937.330.049 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.091.132.987 5.385.605.881 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (6.130.498.838) (1.049.152.060) 11. Thu nhập khác 13.248.768.399 3.024.109.077 12. Chi phí khác 9.501.104.329 949.008.732 13. Lợi nhuận khác 3.747.664.070 2.075.100.345 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (2.382.834.768) 1.025.948.285 15. Thuế TNDN 16. LN sau thuế TNDN (2.382.834.768) 1.025.948.285 Phụ lục 12: Các bảng kèm theo BCKT về BCTC của công ty Y BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Y (sau đây gọi tắt là “Công ty”) trình bày Báo cáo của mình và BCTC của Công ty cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006. CÔNG TY Công ty Y là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Sở Thương mại - Tỉnh Q, được thành lập theo Quyết định số 456/QĐ-UB ngày 25/02/1995 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Q. Theo giấy chứng nhận kinh doanh số 3250 ngày 15/03/1995 đã được đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15/05/2002, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Q cấp. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty Y là : Thu mua, chế biến và xuất khẩu các loại thủy sản (đông lạnh, khô, ướp đá, đóng hộp), bột cá. Sản xuất và cung ứng nước đá phục vụ cho khai thác thủy sản. Sản xuất và cung ứng bao bì phục vụ công tác bảo quản trong khai thác và chế biến thủy sản. Nhập khẩu và cung ứng vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các loại máy móc, vật tư phụ tùng, phương tiện vận chuyển, ngư lưới cụ, xăng dầu phục vụ nghề cá. Nuôi trồng thủy sản các loại (Tôm sú, cá Tra, Basa, Rô Phi,...). Vốn điều lệ của Công ty là 31.756.000.000đ. Công ty có các đơn vị trực thuộc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 gồm: Văn phòng công ty. Cửa hàng thực phẩm thuỷ sản. Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Xí nghiệp chế biến thực phẩm hải sản xuất khẩu Xí nghiệp cơ khí và sản xuất bao bì Xí nghiệp kinh doanh và nuôi trồng thuỷ sản. Xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu. Xí nghiệp kinh doanh và thu mua hàng nông, thuỷ, hải sản. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG Lợi nhuận sau thuế cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2006 là (8.496.323.227) VND (Năm 2005 lợi nhuận sau thuế là (6.971.782.018) VND). Lợi nhuân chưa phân phối tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006 là (18.757.078.084) VND (Năm 2005 lợi nhuận chưa phân phối là (10.260.754.857) VND). CÁC SỰ KIỆN SAU NGÀY KHOÁ SỔ KẾ TOÁN LẬP BCTC Đơn vị dự kiến trong năm 2007 sẽ tiến hành cổ phần hoá. BAN GIÁM ĐỐC Các thành viên của Ban Giám đốc bao gồm: Ông K Giám đốc Ông M Phó Giám đốc Ông L Phó Giám đốc Ông N Phó Giám đốc KIỂM TOÁN VIÊN Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) đã thực hiện kiểm toán các BCTC cho Công ty. CÔNG BỐ TRÁCH NHIỆM CỦA BAN GIÁM ĐỐC ĐỐI VỚI BCTC Ban Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm về việc lập BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Công ty trong năm. Trong quá trình lập BCTC, Ban Giám đốc Công ty cam kết đã tuân thủ các yêu cầu sau: Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán; Đưa ra các đánh giá và dự đoán hợp lý và thận trọng; Nêu rõ các chuẩn mực kế toán được áp dụng có được tuân thủ hay không, có những áp dụng sai lệch trọng yếu đến mức cần phải công bố và giải thích trong báo cáo tài chính hay không; Lập và trình bày các báo cáo tài chính trên cơ sở tuân thủ các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các quy định có liên quan hiện hành; Lập các BCTC dựa trên cơ sở hoạt động kinh doanh liên tục, trừ trường hợp không thể cho rằng Công ty sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh. Ban giám đốc công ty đảm bảo rằng các sổ kế toán được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của công ty, với mức độ trung thực, hợp lý tại bất cứ thời điểm nào và đảm bảo rằng BCTC tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước. Đồng thời có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tài sản của công ty và thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn, phát hiện các hành vi gian lận và các vi phạm khác. Ban giám đốc công ty cam kết rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2006, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và tuân thủ các quy định hiện hành có liên quan. ............., ngày ..... tháng .....năm ....... TM. Ban Giám đốc Giám đốc Trần Văn K BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND TÀI SẢN Cuối năm Đầu năm A . TÀI SẢN NGẮN HẠN 172.713.540.046 241.338.643.576 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.835.918.337 5.357.433.062 1. Tiền 2.835.918.337 5.357.433.062 2. Các khoản tương đương tiền 0 0 II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 1. Đầu tư ngắn hạn 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*) 0 0 III. Các khoản phải thu 84.039.338.812 99.659.016.414 1. Phải thu khách hàng 60.778.584.535 75.794.922.768 2. Trả trước cho người bán 179.151.300 8.697.818.161 3. Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0 4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 5. Các khoản phải thu khác 23.081.602.977 15.417.439.087 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) 0 (251.163.602) IV. Hàng tồn kho 78.352.621.798 125.626.996.323 1. Hàng tồn kho 78.352.621.798 127.526.996.323 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) 0 (1.900.000.000) V. Tài sản ngắn hạn khác 7.485.661.099 10.695.197.777 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 692.164.892 0 2. Các khoản thuế phải thu 6.205.147.119 10.496.590.905 3. Tài sản ngắn hạn khác 588.349.088 198.606.872 B. TÀI SẢN DÀI HẠN 86.812.326.315 92.075.376.271 I- Các khoản phải thu dài hạn 384.000.000 384.000.000 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0 2. Phải thu dài hạn nội bộ 0 0 3. Phải thu dài hạn khác 384.000.000 384.000.000 4.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) 0 0 II . Tài sản cố định 74.921.542.333 78.129.390.341 1. Tài sản cố định hữu hình 68.759.991.452 50.334.282.724 - Nguyên giá 109.102.530.368 106.902.797.991 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (40.342.538.916) (56.568.515.267) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 - Nguyên giá 0 0 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 3. Tài sản cố định vô hình 414.248.633 322.584.633 - Nguyên giá 414.248.633 322.584.633 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 5.747.302.248 27.472.522.984 III. Bất động sản đầu tư 2.337.000.000 2.337.000.000 - Nguyên giá 2.337.000.000 2.337.000.000 - Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 0 0 IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 5.811.466.185 5.958.466.185 1. Đầu tư vào công ty con 0 0 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 5.584.466.185 5.584.466.185 3. Đầu tư dài hạn khác 227.000.000 374.000.000 4. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn (*) 0 0 V. Tài sản dài hạn khác 3.358.317.797 5.266.519.745 1. Chi phí trả trước dài hạn 3.358.317.797 5.266.519.745 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 0 0 3. Tài sản dài hạn khác 0 0 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 259.525.866.361 333.414.019.847 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Công ty Y Tại ngày 31 tháng 12 năm 2006 Đơn vị tính: VND NGUỒN VỐN Cuối năm Đầu năm A . NỢ PHẢI TRẢ 249.822.794.620 273.675.985.288 I. Nợ ngắn hạn 241.978.059.370 263.235.985.288 1. Vay và nợ ngắn hạn 175.311.396.000 216.933.945.000 2. Phải trả người bán 44.413.079.739 28.000.340.948 3. Người mua trả tiền trước 3.967.577.279 442.424.322 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.722.312.503 568.855.102 5. Phải trả người lao động (1.230.755.319) 4.600.919.088 6. Chi phí phải trả 2.867.271.959 2.829.141.471 7. Phải trả nội bộ 0 0 8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 0 0 9. Các khoản phải trả, phải nộp khác 14.927.177.209 9.860.359.357 II. Nợ dài hạn 7.844.735.250 10.440.000.000 1. Phải trả dài hạn người bán 0 0 2. Phải trả dài hạn nội bộ 0 0 3. Vay và nợ dài hạn 7.844.735.250 10.440.000.000 4. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 0 0 B . VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.703.071.741 59.738.034.559 I. Vốn chủ sở hữu 10.399.374.845 59.721.595.437 1. Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu 15.914.383.654 56.740.281.019 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0 3. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 0 0 4. Quỹ đầu tư phát triển 10.836.590.416 10.836.590.416 5. Quỹ dự phòng tài chính 2.405.478.859 2.405.478.859 6. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 0 0 7. Lợi nhuận chưa phân phối (18.757.078.084) (10.260.754.857) II. Nguồn kinh phí và quỹ khác (696.303.104) 16.439.122 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi (685.957.419) 40.784.807 2. Nguồn kinh phí (10.345.685) (24.345.685) 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 0 0 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 259.525.866.361 333.414.019.847 Ghi chú: số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*)được ghi bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn ( ). BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Công ty Y Năm 2006 Đơn vị tính: VND Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 670.124.834.535 733.337.331.222 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 6.956.142.085 937.960.116 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 663.168.692.450 732.399.371.106 4. Giá vốn hàng bán 603.953.710.741 673.479.442.282 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 59.214.981.709 58.919.928.824 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3.316.361.196 377.066.800 7. Chi phí tài chính 16.609.709.107 11.953.050.619 Trong đó: Chi phí lãi vay 16.609.709.107 11.953.050.619 8. Chi phí bán hàng 38.417.467.307 37.223.155.233 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.679.231.041 17.068.951.056 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (8.175.064.550) (6.948.161.284) 11. Thu nhập khác 519.180.918 1.363.009.779 12. Chi phí khác 840.439.595 1.386.630.513 13. Lợi nhuận khác (321.258.677) (23.620.734) 14. Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế (8.496.323.227) (6.971.782.018) 15. Thuế TNDN 16. LN sau thuế TNDN (8.496.323.227) (6.971.782.018)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLập và phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính.DOC
Luận văn liên quan