Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới thừa kế trong luật La Mã
Ănggen đã nhận xét : “ Luật La Mã là hình thức pháp luật hoàn thiện nhất . Dưạ trên cơ sở tư hữu sự thể hiện pháp lí , những điều kiện sống và những xung đột xã hội trong đó thỗng trị tư hữu mà nhà làm luật sau đó không thể mang đến điều gì hoàn thiện hơn” .Có thể coi LLM là hệ thống luật được xây dựng công phu với sự đóng góp to lớn của các luật gia La Mã. Rất nhiều khái niệm, chế định của LLM, đặc biệt là trong lĩnh vực luật dân sự, lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tài sản, khái niệm sở hữu, vật quyền, hợp đồng, trái vụ, quan hệ pháp luật về hôn nhân - gia đình, thừa kế được coi là cơ sở, có giá trị khoa học . trong thời kỳ phát triển cuả luật La Mã thì thời kì thịnh vượng nhất là thời kì . Măc dù chế độ La Mã cổ đại lúc này bắt đầu suy vong . Pháp luật La Mã thể hiện về mặt pháp lí có tính chất kinh điển về điều kiện và xung đột xã hội, trong đó có sự ngự trị của chế độ tư hữu thuần tuý mà sau này các văn bản pháp luật khó có thể phủ nhận tính giá trị của nó. Lí luận pháp luật dân sự nói chung và đặc biệt là luật dân sự tư sản trên thực tế đã dựa rất nhiều vào kết quả nghiên cứu sáng tạo của các luật gia La Mã cổ đại.
6 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4975 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới thừa kế trong luật La Mã, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Ănggen đã nhận xét : “ Luật La Mã là hình thức pháp luật hoàn thiện nhất . Dưạ trên cơ sở tư hữu sự thể hiện pháp lí , những điều kiện sống và những xung đột xã hội trong đó thỗng trị tư hữu mà nhà làm luật sau đó không thể mang đến điều gì hoàn thiện hơn” .Có thể coi LLM là hệ thống luật được xây dựng công phu với sự đóng góp to lớn của các luật gia La Mã. Rất nhiều khái niệm, chế định của LLM, đặc biệt là trong lĩnh vực luật dân sự, lĩnh vực điều chỉnh các quan hệ tài sản, khái niệm sở hữu, vật quyền, hợp đồng, trái vụ, quan hệ pháp luật về hôn nhân - gia đình, thừa kế được coi là cơ sở, có giá trị khoa học . trong thời kỳ phát triển cuả luật La Mã thì thời kì thịnh vượng nhất là thời kì . Măc dù chế độ La Mã cổ đại lúc này bắt đầu suy vong . Pháp luật La Mã thể hiện về mặt pháp lí có tính chất kinh điển về điều kiện và xung đột xã hội, trong đó có sự ngự trị của chế độ tư hữu thuần tuý mà sau này các văn bản pháp luật khó có thể phủ nhận tính giá trị của nó. Lí luận pháp luật dân sự nói chung và đặc biệt là luật dân sự tư sản trên thực tế đã dựa rất nhiều vào kết quả nghiên cứu sáng tạo của các luật gia La Mã cổ đại.
NỘI DUNG
Luật La Mã có nhiều bộ luât nổi tiếng như Luật XII bảng, Bộ Luật Justinian, gắn với tên tuổi các luật gia La Mã nổi tiếng như Gai, Pavel, Ulpian, Modestin, Papinian và Hoàng đế Justinian. Trong bộ luật dân sự La Mã bao gồm nhiều chế định khác nhau như sở hữu, nghĩa vụ hợp đồng, thừa kế, thực hiện công việc không có ủy quyền, được lợi tài sản không có căn cứ… Trong đó, thừa kế là một chế định rất quan trọng.
Thừa kế (hereditas):
Theo quan điểm của Ăng-ghen: “là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống”. Quyền thừa kế là quyền thừa hưởng tài sản của người chết để lại theo một trình tự do pháp luật quy định. Pháp luật cho phép những người thừa kế được hưởng di sản đồng thời buộc họ phải thực hiện những nghĩa vụ tài sản của người chết.
Luật La Mã quy định hai hình thức cơ bản là thừa kế theo di chúc (testato) và thừa kế theo luật (intestato), ngoài ra còn có thừa kế theo lệnh của các quan. Ở thời kỳ đầu, hình thức chủ yếu là thừa kế theo luật, sau đó thừa kế theo di chúc trở thành phổ biến hơn. Luật La Mã quy định diện và hàng thừa kế tài sản theo quan hệ huyết thống trong sáu đời của người để lại di sản .
Thời điểm mở thừa kế:
Là thời điểm người có tài sản chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định khối di sản của người chết để lại; xác định sự gia tăng hay giảm sút di sản để xác định trách nhiệm cho người bảo quản, xác định thời hiệu khởi kiện (3 năm).
Di sản thừa kế:
Bao gồm khối tài sản thuộc quyền sở hữu của người chết và các quyền tài sản của người chết chưa thực hiện (quyền thừa kế, quyền đòi nợ). Một vấn đề rất quan trọng là theo luật La Mã, các nghĩa vụ về tài sản của người chết không phải là di sản thừa kế. Ví dụ A chết để lại tài sản là 200 aosơ (as), A nợ B 30 aosơ, C nợ A 20 aosơ, vậy di sản thừa kế của A là: 200 – 30 + 20 = 180 aosơ.
Người thừa kế:
Là những người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, nếu “người thừa kế” là thai nhi thì phải được sinh ra sau khi người để lại tài sản chết 300 ngày (10 tháng). Luật XII bảng quy định: “Tôi được biết rằng khi người đàn bà sinh đẻ vào tháng thứ mười một sau khi chồng chết thì (ở đó) có việc dường như người đàn bà có thai sau khi chồng chết, bởi vì Ủy ban mười người đã ghi rằng con người sinh ra vào tháng thứ mười chứ không phải vào tháng thứ mười một (bảng IV)”. Người thừa kế có quyền sở hữu tài sản thừa kế, có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của người chết trong phạm vi di sản được hưởng, có quyền từ chối không nhận di sản.
Thừa kế theo di chúc (testato): Di chúc là ý chí chủ quan của người có tài sản định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo luật gia Ulpian thì: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của chúng ta và ý chí đó được thực hiện sau khi chúng ta chết”.
Luật La Mã quy định trong di chúc không được phép “im lặng bỏ qua” đối với hàng thừa kế thứ nhất (các con, nếu con chết thì các cháu). Nếu “im lặng bỏ qua” thì di chúc vô hiệu mặc dù tuân thủ đầy đủ các điều kiện khác. Ví dụ ông A có hai người con là B, C ông để lại di chúc với nội dung: “Tôi giao toàn bộ tài sản của tôi cho người con là B” mà đề cập đến “truất quyền thừa kế của C” thì di chúc vô hiệu vì đã im lặng bỏ qua C. Nếu A chết tài sản sẽ được chia theo luật cho B, C.
Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc vào bất kỳ lúc nào. Nếu có người lập nhiều di chúc thì di chúc sau có giá trị hơn di chúc trước. Luật La Mã quy định khá chặt chẽ các điều kiện để một di chúc có hiệu lực như: người lập di chúc phải có khả năng lập di chúc (con gái từ 12 tuổi, con trai từ 14 tuổi trở lên, không bị tâm thần, không phạm trọng tội); hình thức di chúc phải phù hợp với quy định của pháp luật (di chúc viết phải được quan tòa, quan chấp chính chứng thực, di chúc miệng phải có bảy người làm chứng, người thừa kế phải được chỉ định rõ ràng, chính xác); người được chỉ định trong di chúc phải là người có khả năng trở thành người thừa kế (thai nhi sinh vào tháng thứ mười một, đàn ông từ 25 đến 60 tuổi, đàn bà từ 20 đến 50 tuổi mà không lập gia đình thì không được hưởng thừa kế…).
Một nguyên tắc quan trọng của luật La Mã và thừa kế là Semel heres, semper heres – người được chỉ định là người thừa kế sẽ vĩnh viễn là người thừa kế. Điều này có nghĩa là luật pháp chỉ công nhận di chúc có điều kiện phát sinh, không công nhận di chúc có điều kiện đình chỉ. Ví dụ di chúc của ông A : “ Tôi để lại toàn bộ tài sản của tôi cho con B nếu B tình nguyện vào quân đội ” nhưng B vẫn là người được hưởng di sản thừa kế bởi vì điều kiện trong di chúc là điều kiện đình chỉ (chấm dứt) trái với nguyên tắc “người thừa kế là vĩnh viễn”.
Một vấn đề mà trong hầu hết pháp luật dân sự của các nước có quy định được xuất phát từ luật La Mã là việc quy định những người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (hay còn gọi là kỷ phần bắt buộc). Ở thời kỳ đầu (thời kỳ Cộng hòa La Mã sơ khai) thì gia chủ chia tài sản như thế nào thì sẽ là như thế (Unti legassit super pecunia tutelave suae rei ita ius esto). Nhưng dần dần về sau đối với những người ở hàng thừa kế thứ nhất nếu bị người lập di chúc truất quyền thừa kế thì sẽ được hưởng một kỷ phần bắt buộc.
Thời kỳ đầu, kỷ phần bắt buộc bằng ¼ một suất thừa kế nếu chia theo luật. Ví dụ A có hai con là B và C, A di chúc cho B toàn bộ tài sản, truất quyền thừa kế của C, vậy nếu A chết thì tài sản của A sẽ được chia như sau (giả sử A có 100 aosơ):
Một suất thừa kế là 100 : 2 = 50 aosơ
C sẽ được hưởng ¼ 50 aosơ = 12,5 aosơ, B được hưởng: 100 – 12,5 = 87,5 aosơ.
Dưới thời Hoàng đế Justinian việc phân chia kỷ phần bắt buộc rất chi tiết với nguyên tắc sau: nếu như một suất thừa kế được chia lớn hơn ¼ di sản thừa kế thì kỷ phần bắt buộc là 1/3 một suất thừa kế; nếu như một suất thừa kế nhỏ hơn hoặc bằng ¼ giá trị di sản thì kỷ phần bắt buộc bằng ½ một suất thừa kế.
Có thể diễn giải như sau: nếu người chết có số con nhỏ hơn 4 (1, 2, 3) thì một kỷ phần bắt buộc bằng 1/3 một suất thừa kế. Còn nếu người đó có 4 con trở lên thì một kỷ phần bắt buộc bằng ½ một suất thừa kế.
- Ví dụ 1: A có 3 con là B, C, D. A di chúc cho B toàn bộ 900 aosơ, C và D bị truất quyền thừa kế. Đầu tiên ta phải xác định một suất thừa kế nếu chia theo luật = 900 : 3 = 300 aosơ. Vì một suất thừa kế là 300 aosơ lớn hơn ¼ di sản (1/4 di sản bằng 900 : 4 = 225 aosơ) nên C , D mỗi người sẽ được hưởng 1/3 một suất thừa kế = 1/3 x 300 = 100 aosơ, B được hưởng: 900 – (100 + 100) = 700 aosơ.
Một nguyên tắc quan trọng khác của luật La Mã là không được tiến hành chia một di sản vừa theo di chúc vừa theo luật. Nghĩa là nếu có di chúc thì chỉ được chia theo di chúc, người được hưởng kỷ phần bắt buộc không được hiểu là được chia thừa kế theo luật.
Ví dụ ông A có 2 con là B và C, tài sản của ông là 300 aosơ, ông di chúc cho B 100 aosơ và truất quyền thừa kế của C. Trong trường hợp này nếu A chết B sẽ được hưởng toàn bộ di sản (sau khi chia kỷ phần bắt buộc cho C) vì số di sản không được định đoạt trong di chúc không chia cho B, C theo luật được. Cụ thể: C được hưởng một kỷ phần bắt buộc bằng 1/3 của một suất thừa kế (150 aosơ) = 50 aosơ; B được hưởng: 300 – 50 = 250 aosơ.
Di tặng (legata):
Là một phần tài sản mà người lập di chúc dành riêng cho một hoặc nhiều người. Ở thời kỳ đầu luật La Mã không hạn chế phần tài sản di tặng dẫn đến tình trạng lợi dụng di tặng để trốn tránh nghĩa vụ. Đến thời Justinian di tặng được quy định không quá ¼ tổng di sản. Di tặng không tính vào khối di sản. Việc quy định di tặng không quá ¼ di sản là rất hợp lý và được pháp luật nhiều nước trên thế giới kế thừa.
Thừa kế theo pháp luật:
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu thì di sản của người chết để lại được chia theo luật. So với luật dân sự Việt Nam, luật La Mã có sự khác biệt về việc phân chia hàng thừa kế mà cụ thể là quy định theo hàng, bậc như sau:
- Hàng thứ nhất: Các con (các cháu nếu các con chết)
- Hàng thứ hai: Bố mẹ (nếu bố mẹ chết thì ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột).
- Hàng thứ ba: Anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
- Hàng thứ tư: Họ hàng nội, ngoại theo nhánh ngang tính từ gần đến xa, từ nội đến ngoại trong phạm vi sáu đời.
- Hàng thứ năm: Nếu không có những người ở bốn hàng trên thì quan tòa có quyền quyết định cho vợ hưởng một phần di sản.
Với việc quy định của luật La Mã ở hàng thừa kế thứ nhất thì người cháu luôn luôn được hưởng di sản của ông nếu bố mẹ chúng chết. Ở hàng thừa kế thứ hai thì bố mẹ ở bậc một, ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột ở bậc hai. Có nghĩa là mặc dù ở cùng một hàng thừa kế nhưng nếu có những người ở bậc một (bố mẹ) thì những người ở bậc hai (ông bà nội ngoại, anh chị em ruột) sẽ không được hưởng thừa kế. Mặt khác, ông bà nội, anh chị em ruột được hưởng mỗi người một suất thì ông bà ngoại chỉ được hưởng ½ một suất thừa kế.
Ví dụ A chết để lại di sản là 400 aosơ, A không có con, không còn bố mẹ mà chỉ còn ông bà nội ngoại và anh ruột. Vậy di sản của A sẽ được chia như sau: ông nội 100 aosơ, bà nội 100 aosơ, anh ruột 100 aosơ, ông ngoại 50 aosơ, bà ngoại 50 aosơ.
Chế định thừa kế của luật La Mã có nhiều điểm tiến bộ hơn so với chế định thừa kế cuả những bộ luât khác như Hămmurabi hay Manu . Ví dụ bộ luật Hămmurabi quy đinh về chế định thừa kế theo chúc thư thì quyền của người lâpchúc thư bị hạn chế đi nhiều , điều này thể hiện trong điều 169 quy định “ Nếu người con phạm tội lớn đủ đẻ bị tước đoạt quyền thừa kế của mình , thì quan toà có thể rộng lượng tha thứ cho người con này phạm tội lần đầu , nếu người con này lại phạm tội lớn lần nữa , thì người cha được tước đoạt quỳên thừa kế của người con này”.Từ chế định trên cho ta thấy nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ dân sự thừa kế tài sản của luật La Mã được thể hiện rất rõ nét từ đó là nhân tố quan trọng trong điểm tạo nên sụ hoàn thiện trong cách xây dựng luật pháp và tạo nên sự bình đẳng trong quan hệ xã hội .
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển đỉnh cao của luật La Mã ? Xét theo sự phát triển của đế chế hùng mạnh này thì nguyên nhân đầu tiên và mang tính chất quyết định nhất đó là sự phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là trong thời kì cộng hoà hậu kì .Bởi khi nền kinh tế phát triển thì nó sẽ dẫn tới nhiêu hệ quả quan trọng tri phối tới pháp luật của đất nước :
Quan hệ xã hội trở nên đa dạng hơn và phong phú hơn đòi hỏi quan hệ pháp luật cũng phải đa dạng và phong phú .
Các loại quan hệ trong nền kinh tế hàng hoá mang tính chất chặt chê rõ ràng nên nó thúc đẩy sự phát triển của quá trình làm luật .
Quan hệ hàng hoá càng phát triển và đa dạng thì những tranh chấp dân sự ngày càng nhiều và đa dạng ,đó là điều không thể tránh khỏi . Chính vì vậy các luật gia La Mã , các thẩm phán có những quyết định để giải quyết vụ việc một cách sáng tạo đúng đắn va linh hoạt. Đây cũng chính là một nguồn luật phong phú để phục vụ cho quá trình xây dung pháp luật La Mã .
Hơn nữa La Mã qua một thời gian đi chinh phục lãnh thổ và mở rộng lãnh thổ của mình . Qua việc cai trị lãnh thổ như vậy đòi hỏi pháp luật của đất nước cũng phải chặt chẽ và phát triển ,để trở thành công cụ hữu hiệu nhất quản lí xã hội và bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị .
Ở các vùng khác nhau của của đế quốc La Mã có nhiều vùng có những tập quán phong phú , đa dạng và đã có không ít những tạp quán dần dần trở thành tập quán pháp , làm phong phú thêm luật lệ La Mã
KẾT LUẬN
Trong quá trình tồn tại và phát triển cùng chế độ La Mã cổ đại. Pháp luật La Mã đã chứng tỏ vai trò vô cùng quan trọng của mình trong việc điêu hành quản lí đất nước . Bên cạnh đó nó còn mang ý nghĩa lịch sử to lớn với những đóng góp tạo nền tảng cho quá trinh xây dựng pháp luật trên thế giới .Chính vì vậy luật La Mã luôn được nhắc đến với vi trí đặc biệt của mình . “Nghiên cứu luật pháp phải bắt đầu từ luật La Mã, bởi vì nếu không nghiên cứu luật La Mã thì tổn phí biết bao công sức một cách vô ích để tìm thấy cái mà người ta đã tìm thấy từ lâu”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới Thừa kế trong luật La Mã.doc