Lợi ích của việc học nhạc ở trường trung học cơ sở

MỤC LỤC Lời tri ân PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tàiMục đích nghiên cứuGiới hạn đề tàiĐối tượng và khách thể nghiên cứuGiả thuyếtNhiệm vụ nghiên cứuCác phương pháp nghiên cứuPHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Đặc điểm phát triển sinh lí và sinh l‎í học sinh ở trường THCSLợi ích của việc học âm nhạc trong trường THCSGiáo dục thẩm mỹGiáo dục phẩm chất đạo đứcGóp phần phát triển trí tuệGóp phần phát triển thể chấtCHƯƠNG II: Thực trạng của việc giáo dục âm nhạc trong trường THCS Thực trạng giảng dạy âm nhạc trong trường THCSPhiếu trưng cầu ý kiến giáo viênPhiếu trưng cầu ý kiến học sinhKết quả điều traKết quả trưng cầu ý kiến giáo viênKết quả trưng cầu ý kiến học sinhThực trạng giảng dạy của giáo viênThực trạng học tập của học sinhCHƯƠNG III: Kết luận và đề xuất Kết luậnĐề xuấtĐối với nhà trườngĐối với giáo viênĐối với học sinhTài liệu tham khảo LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của học sinh. Sau 5 năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở THCS đã được triển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ thông và của xã hội. Mặc dù cũng còn có một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng nhìn chung, nội dung của chương trình SGK. Âm nhạc THCS đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngành cao. Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng ký tham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay. Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn học này. Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo viên giảng dạy âm nhạc. Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ .mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiên muc tiêu giáo dục của nhà trường phổ thong cũng như mục tiêu của bậc học. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm Nhạc, làm cho đời sống tinh thần them phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính cách của các em. Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thong là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động long người, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao.Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới.Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học một cách có hiệu quả.Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập.Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ở trường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học âm nhạc mang lại những lợi ích như thế nào cho học sinh. Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các môn học khác thì môn âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các em. Thông qua việc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dạy âm nhạc trong trường THCS, từ đó xây dựng các phương pháp để việc dạy âm nhạc càng có hiểu quả. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến những lợi ích mang lại khi giảng dạy âm nhạc trong trường THCS đối với học sinh lứa tuổi từ 11 – 14 tuổi. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Đối tượng: Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS.Khách thể: Quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS.GIẢ THUYẾT:Nếu thực hiện thành công đề tài này thì sẽ thu được những kết quả đáng kể sau: Mọi người sẽ có cách nhìn khác về môn âm nhạc, từ đó việc giảng dạy được thực hiện nghiêm túc, khoa học đạt kết quả tốt nhất.Học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích về việc học âm nhạc mang lại từ đó các em sẽ có hứng thú và tinh thần học hơn trong các tiết học âm nhạc.Phát triển nhân cách học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có cách nhìn khác về việc học âm nhạc.Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nữa bản chất về môn mà mình đang dạy, từ đó họ càng có tinh thần giảng dạy và càng yêu nghề.

doc55 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10251 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lợi ích của việc học nhạc ở trường trung học cơ sở, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA NGHỆ THUẬT b¯¯¯– TỪ VĂN ĐƯỢC LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Ngành đào tạo: Sư Phạm Âm Nhạc Trình độ đào tạo: Cao Đẳng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: LÊ THỊ KIM CHI ĐỒNG THÁP, NĂM 2012 MỤC LỤC Lời tri ân PHẦN I: MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Mục đích nghiên cứu Giới hạn đề tài Đối tượng và khách thể nghiên cứu Giả thuyết Nhiệm vụ nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Đặc điểm phát triển sinh lí và sinh l‎í học sinh ở trường THCS Lợi ích của việc học âm nhạc trong trường THCS Giáo dục thẩm mỹ Giáo dục phẩm chất đạo đức Góp phần phát triển trí tuệ Góp phần phát triển thể chất CHƯƠNG II: Thực trạng của việc giáo dục âm nhạc trong trường THCS Thực trạng giảng dạy âm nhạc trong trường THCS Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh Kết quả điều tra Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên Kết quả trưng cầu ý kiến học sinh Thực trạng giảng dạy của giáo viên Thực trạng học tập của học sinh CHƯƠNG III: Kết luận và đề xuất Kết luận Đề xuất Đối với nhà trường Đối với giáo viên Đối với học sinh Tài liệu tham khảo LỜI TRI ÂN Trong mọi thời đại, giáo dục đều hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách con người, bao gồm “đức, trí, thể, mỹ”. Ngày nay, yêu cầu về giáo dục toàn diện nhân cách con người vẫn luôn được đặt ra, đặc biệt đối với việc giáo dục nghệ thuật được xem như phương tiện hữu hiệu góp phần xây dựng nhân cách con người. Ở nước ta, cùng với Mỹ thuật, Âm nhạc là môn học nghệ thuật đã được đưa vào trường phổ thông từ những năm 90 của thế kỷ trước, tuy nhiên mới chỉ tập trung ở một số trung tâm lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,…. Gần 10 năm trở lại đây, môn Âm nhạc đã được phổ cập trong toàn quốc, đã có vị trí như các môn học khác của chương trình giáo dục bậc Tiểu học và Trung học cơ sở. Trong thời kỳ hiện nay, nhân loại đang đi vào nền văn minh trí tuệ với sự phát triển như vũ bão của Khoa học công nghệ, xu thế của thời đại được thể hiện rõ nét của một xã hội có nền kinh tế tri thức, một xã hội học tập. Những thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm thay đổi đáng kể hình thức và nội dung mọi mặt của đời sống xã hội: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục,… trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với sự phát triển tiến bộ của nhân loại về mọi mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội thì ngành giáo dục Việt Nam nói chung và đặc biệt là bộ môn Âm nhạc nói riêng cũng cần phải tìm cho mình một hướng đi mới phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nắm bắt được tình hình trên, tôi đã đi sâu tìm tòi, nghiên cứu về đề tài “LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS”, bởi một khi chúng ta hiểu được hết những ích lợi mà âm nhạc mang lại cho các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì lúc đó ta mới có định hướng cụ thể, rõ ràng rồi từ đó tìm ra biện pháp, hướng đi mới phù hợp, đúng đắn cho ngành âm nhạc nước nhà ngày càng phát triển phổ biến bắt kịp với xu thế phát triển chung của nhân loại. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi xin chân thành cảm ơn và tận đáy lòng xin gửi những lời tri ân tốt đẹp nhất đến cô LÊ THỊ KIM CHI- Giảng viên khoa Nghệ thuật, phụ trách bộ môn Âm nhạc của Trường Đại Học Đồng Tháp đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Trong khuôn khổ thời gian có hạn, tôi đã cố gắng hết khả năng để nghiên cứu và thực hiện đề tài nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi sự thiếu sót, em rất mong nhận được những lời góp ý chân thành từ cô để đề tài của em được hoàn thành hơn. Em xin chân thành cảm ơn và chúc cô luôn dồi dào sức khỏe! PHẦN I: MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Trong những năm gần đây, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường phổ thông đã trở thành một môn học không thể thiếu trong sự nghiệp giáo dục con người mới Việt Nam phát triển toàn diện. Cùng với các môn học khác, môn học Âm nhạc trong chương trình THCS nhằm mục đích giáo dục thẩm mỹ, nâng cao đời sống tinh thần cho lớp trẻ nên đã thu hút được sự chú ý của nhà trường, của học sinh. Sau 5 năm thay sách giáo khoa, chương trình Âm nhạc ở THCS đã được triển khai đồng bộ từ lớp 6 đến hết học kỳ I lớp 9 đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của nhà trường phổ thông và của xã hội. Mặc dù cũng còn có một vài ý kiến trái ngược nhau, nhưng nhìn chung, nội dung của chương trình SGK. Âm nhạc THCS đã thể hiện được những tiêu chí giáo dục thẩm mỹ hết sức cụ thể, có tính khoa học và liên ngành cao. Có lẽ, chưa có thời điểm nào mà các trường phổ thông lại hăng hái đăng ký tham gia giờ dạy tốt, giáo viên dạy giỏi môn Âm nhạc như giai đoạn hiện nay. Điều đó chứng tỏ sự định hướng đúng đắn của Đảng và nhà nước, sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo cũng như các sở, ngành địa phương đối với môn học này. Do vậy đã khơi dậy được niềm tự tin, lòng yêu nghề, sự nhiệt tình phấn đấu của những giáo viên giảng dạy âm nhạc. Môn Âm nhạc trong trường THCS không nhằm đào tạo những người làm nghề Âm nhạc, những diễn viên, những nhạc sĩ, ca sĩ….mà chính là qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần của các em góp phần cùng với môn học khác thực hiên muc tiêu giáo dục của nhà trường phổ thong cũng như mục tiêu của bậc học. Giáo dục phổ thông nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, không những nâng cao hiểu biết về kiến thức văn hóa mà còn phát huy năng lực cảm thụ Âm Nhạc, làm cho đời sống tinh thần them phong phú, lành mạnh tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu, góp phần phát triển toàn diện và hài hòa tính cách của các em. Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường phổ thong là một trong bốn mặt giáo dục quan trọng nhất: Đức – Trí – Thể - Mĩ. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động long người, hướng con người đến Chân – Thiện – Mĩ… Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi sự hứng thú cao. Xuất phát từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Có như vậy các em mới có điều kiện khắc phục khó khăn tiếp nhận kiến thức mới. Xuất phát từ tâm lý lứa tuổi học sinh THCS là lứa tuổi nhạy cảm hiếu động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được hứng thú trong bà dạy sẽ tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiêp thu bài học một cách có hiệu quả. Từ thực tiễn giảng dạy cũng như thực tiễn của học sinh nông thôn ít có điều kiện để tiếp nhận tri thức về âm nhạc, nếu giáo viên tạo được hứng thú trong giảng dạy và học tập sẽ giúp cho học sinh say mê học tập. Từ những lý do nói trên, bản thân tôi nhận thấy lợi ích của việc học nhạc ở trường THCS là một trong những giải pháp hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trong việc dạy và học. Vì vậy nó là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm này. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Giúp học sinh bước đầu hiểu rõ thêm về việc học âm nhạc mang lại những lợi ích như thế nào cho học sinh. Định hướng học sinh hiểu rằng song song với việc học các môn học khác thì môn âm nhạc cũng có tác động tích cực vào đời sống tinh thần của các em. Thông qua việc hiểu rõ hơn về lợi ích của việc dạy âm nhạc trong trường THCS, từ đó xây dựng các phương pháp để việc dạy âm nhạc càng có hiểu quả. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đến những lợi ích mang lại khi giảng dạy âm nhạc trong trường THCS đối với học sinh lứa tuổi từ 11 – 14 tuổi. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: Đối tượng: Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS. Khách thể: Quá trình giảng dạy Âm nhạc ở trường THCS. GIẢ THUYẾT: Nếu thực hiện thành công đề tài này thì sẽ thu được những kết quả đáng kể sau: Mọi người sẽ có cách nhìn khác về môn âm nhạc, từ đó việc giảng dạy được thực hiện nghiêm túc, khoa học đạt kết quả tốt nhất. Học sinh ngày càng hiểu rõ hơn về lợi ích về việc học âm nhạc mang lại từ đó các em sẽ có hứng thú và tinh thần học hơn trong các tiết học âm nhạc. Phát triển nhân cách học sinh, góp phần giáo dục thế hệ trẻ có cách nhìn khác về việc học âm nhạc. Giúp giáo viên hiểu rõ hơn nữa bản chất về môn mà mình đang dạy, từ đó họ càng có tinh thần giảng dạy và càng yêu nghề. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tôi tiến hành giải quyết các nhiệm vụ trọng tâm sau: Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy âm nhạc trong trường THCS để từ đó thấy được những lợi ích mà âm nhạc mang lại. Khảo sát, phân tích, đánh giá lợi ích khi giảng dạy âm nhạc trong trường THCS. Đưa ra các biện pháp để nâng cao hiệu quả, lợi ích từ việc học âm nhạc trong trường THCS. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đọc và tìm hiểu các tài liệu nghiên cứu về việc giảng dạy âm nhạc trong trường THCS. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát lấy ý kiến của giáo viên và học sinh. Phân tích, đánh giá những nội dung thu thập được. Thống kê, tổng kết kết quả và đưa ra hướng xử lý, giải quyết. PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN SINH LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC SINH Ở TRƯỜNG THCS. Đặc điểm phát triển sinh lý: 1.1 Sự phát triển cơ thể của thiếu niên diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Sự hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến thượng thận) tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể trẻ, trong đó sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Chiều cao của các em tăng lên một cách đột ngột, hằng năm có thể tăng từ 5 - 6 cm. Trọng lượng cơ thể hằng năm tăng từ 2,4 - 6 kg, tăng vòng ngực là những yếu tố đặc biệt trong sự phát triển thể chất của trẻ. Ở giai đoạn dưới 14 tuổi vẫn còn có các đốt sụn hoàn toàn giữa các đốt xương sống, nên cột sống dễ bị cong vẹo khi đứng ngồi không đúng tư thế. Sự tăng khối lượng các bắp thịt và lực của cơ bắp diễn ra mạnh nhất vào cuối thời kì dậy thì khiến các em khỏe ra rõ rệt. Tuy nhiên, sự phát triển cơ của các em trai khác biệt nhất định báo hiệu sự hình thành ở các em những nét khác biệt về cơ thể : con trai cao lên, vai rộng ra, con gái tròn trặn dần, xương chậu rộng ra. Sự phát triển cơ thể diễn ra không cân đối làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng”. Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối. Sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối: thể tích tim tăng nhanh, hoạt động mạnh hơn nhưng đường kính phát triển chậm hơn. Điều này gây nên những rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu. 1.2 Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt. Ở tuổi thiếu niên, quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh,…. Ở tuổi thiếu niên, phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tính hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”… Nhưng hiện tượng này chỉ tạm thời, khoảng 15 tuổi trở lên hiện tượng này cân đối hơn. 1.3 Hiện tượng dậy thì. Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển cơ thể của thể thiếu niên. Tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động và cơ thể các em xuất hiện những dấu hiệu phụ khiến chúng ta nhận ra các em đang ở độ tuổi dậy thì. Biểu hiện bên ngoài chủ yếu của sự chín muồi của các cơ quan sinh dục ở các em trai là sự xuất tinh, ở các em gái là hiện tượng thấy kinh. Tuổi dậy thì của các em nữ thường vào khoảng 12 - 14 tuổi, các em nam bắt đầu và kết thúc chậm hơn các em gái khoảng 1,5 - 2 năm. Sự phát dục cùng với những chuyển biến trong sự phát triển cơ thể của thiếu niên có một ý nghĩa không nhỏ trong sự nảy sinh những cấu tạo tâm lý mới: Cảm giác về tính người lớn thực sự của mình; cảm giác về tình cảm giới tính mới lạ, quan tâm tới người khác giới. Đặc điểm phát triển tâm lý: Đối với tuổi thiếu niên, có một số các rối loạn tâm lý mang tính chất đặc trưng. Nếu như có rối loạn phát triển tâm lý từ trước, thì đến tuổi thiếu niên, chúng cũng sẽ có những biến đổi nhất định.Tuổi thiếu niên ở trong khoảng từ 11- 14 tuổi (2 năm). Đây là thời gian xảy ra rất nhiều các biến đổi ở các mức độ khác nhau trong cơ thể trẻ, sự hình thành nhân cách được hoàn thiện. Ở góc độ nội tiết, sự họat hóa của tuyến yên, của các tuyến sinh dục, của tuyến thượng thận được tăng cường, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh về chiều cao, trọng lượng cơ thể, các dấu hiệu sinh dục phụ xuất hiện. Tuy nhiên, người lớn (cha mẹ, thầy, cô giáo, người nuôi dưỡng trẻ) phải ý thức rằng, những phát triển trong cơ thể trẻ lúc này diễn ra chưa đồng bộ và với diện mạo “to cao” bên ngoài như vậy, các em vẫn chưa là người lớn thực thụ về tất cả các chức năng trong cơ thể. Về trí tuệ, ở giai đoạn lứa tuổi này, tiếp tục diễn ra sự phát triển của trí nhớ, đặc biệt trí nhớ ý nghĩa, chú ý có chủ định, và vận động, tư duy lôgic và trừu tượng cũng phát triển mạnh. Trẻ- thiếu niên hoàn toàn có khả năng tiếp thu các khái niệm Toán học, Vật lý học và Triết học trừu tượng. Mặt khác, sự thay đổi trong lĩnh vực động cơ của nhân cách cũng diễn ra cùng với động cơ học tập, nhu cầu trong giao tiếp bạn bè, việc lĩnh hội các chuẩn mực và giá trị môi trường của thiếu niên cũng bắt đầu diễn ra. Trong quan hệ với cha mẹ, xuất hiện các dấu hiệu từ phản ứng, muốn thoát khỏi sự áp đặt quan điểm của người lớn về các vấn đề khác nhau đến việc bỏ trốn khỏi nhà. Liên quan tới việc hình thành tính tích cực nhân cách trong giai đoạn này là việc đẩy nhanh tính chất mạnh mẽ trong hình thành  các đặc điểm nhân cách ở trẻ. Chính sự đẩy nhanh tốc độ cả về cơ thể lẫn nhân cách là bước chuyển từ trạng thái trẻ em sang người lớn. Sự phụ thuộc vào cha mẹ và người lớn dần phải được thay thế định hướng cho trẻ hướng tới tương lai của chính bản thân nó. Sự chuyển dịch này đưa ra yêu cầu khá cao không chỉ đối với hệ thần kinh trung ương, mà cả hệ thống giá trị, chuẩn mực, niềm tin vốn đã được hình thành trước đó ở trẻ. Với những trẻ thiểu năng trí tuệ mức nhẹ, vào tuổi thiếu niên, việc định hướng cuộc sống, các kỹ năng tự phục vụ và lao động được cải thiện. Tuy nhiên, một số chức năng vào lúc này cũng không thể được bù trừ, chẳng hạn như thoát khỏi ức chế tình dục, xâm kích hay thích tham gia vào các nhóm thiếu niên lịch lãm với tư cách là thành viên. Với trẻ phát triển theo kiểu nhi tính, chậm phát triển tâm lý có thể được bù trừ, nhưng nhân cách, cũng như động cơ vẫn không thoát khỏi nhi tính.Còn với trẻ thiếu niên, nhi tính do căn nguyên tâm sinh lý thì chậm phát triển tốc độ chín muồi sinh dục vẫn diễn ra. Ở các thiếu niên có tổn thương thực thể hệ thần kinh trung ương các rối loạn trí tuệ có thể được phục hồi tương đối, nhưng hiện tượng mệt mỏi và rối loạn hành vi lại tăng cường. Nếu trẻ bị động kinh từ nhỏ, và không được điều trị kịp thời, thì vào tuổi thiếu niên, các khiếm khuyết trí tuệ, sự thay đổi nhân cách, biểu hiện sự dữ tợn, càng tăng hơn. Những nét tính cách tăng đậm (NTCTĐ): là hiện tượng thường gặp ở trẻ THCS; đây là các phương án cực hạn của chuẩn bình thường và khi đó các nét của tính cách được tăng cường có phần tăng đậm  thái quá. Rơi vào hiện trạng này, ở trẻ thiếu niên xuất hiện tính nhậy cảm tăng cường với một số các tác động gây chấn thương tâm lý xác định, trong khi lại ổn định với các tác động khác. Tính cách phát triển mạnh theo nhiều kiểu khác nhau, mỗi kiểu trong đó đều để lại dấu vết về điểm yếu của mình và đó cũng là dấu hiệu để phân biệt các dạng  phát triển tính cách  tăng đậm. Sự phát triển tính cách tăng đậm thường bộc phát ở tuổi thiếu niên, vào giai đoạn hình thành tính cách và theo bám tương đối chặt chẽ với các giai đoạn phát triển tiếp theo của trẻ. Tính cách phát triển tăng đậm không phải là bệnh lý, mà là các phương án phát triển bình thường nhưng rất dễ dẫn đến các hành vi lệch chuẩn và lâu dài, nếu không được chỉnh trị hoặc uốn nắn sẽ dẫn đến các bệnh thái nhân cách (và lúc đó đòi hỏi phải có sự tham gia, can thiệp của các nhà tâm thần học). LỢI ÍCH CỦA VIỆC HỌC NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS. Giáo dục thẩm mỹ: Âm nhạc có chức năng thẩm mỹ, học nhạc không chỉ giúp các em giảm stress mà qua đó các em có cái nhìn tươi đẹp hơn về cuộc sống, thông qua các ca từ, làn điệu âm nhạc để dạy các em biết rằng cuộc sống xung quanh mình còn có biết bao điều mới mẻ, dạy các em về tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người, yêu đồng loại hay thậm chí là yêu tất cả những gì bình dị nhất xung quanh mình như: yêu con đường mà mình vẫn ngày ngày cắp sách đến trường, yêu từng cuốn sách, quyển vở thân quen, yêu lắm cái bàn, cái ghế,cái bảng đen mà mình vẫn thường thấy mỗi khi đến lớp,.... Từ đó giúp hình thành trong tâm trí các em những nhân cách, phẩm chất tốt đẹp để dần dần hướng đến vẻ đẹp hoàn thiện của chân- thiện- mỹ với những giá trị truyền thống của dân tộc, hình thành nhân cách chủ động, linh hoạt, trân trọng cái tốt, cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng học sinh cảm thụ cái đẹp, qua đó xây dựng lối sống hướng thiện. nâng cao hơn năng lực cảm thụ xã hội, hình thành cách sống cân bằng, hài hòa, thúc đẩy niềm say mê, lao động sáng tạo, là công cụ hiệu quả nâng cao đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Âm nhạc vang lên, đem lại giá trị ý nghĩa trong mối liên hệ giữa lời ca và mối quan hệ xã hội, hình ảnh trong âm nhạc luôn hiện lên vẻ đẹp hướng đến chân- thiện- mỹ đầy xúc cảm. Đó chính là giá trị mà âm nhạc có được, giống như ống kính vạn hoa kích thích khả năng tưởng tượng đầy ước mơ và hoài bão. Ví dụ 1: Bài hát “Khúc hát chim sơn ca”, Nhạc và lời: Đỗ Hoài An là bài hát trữ tình viết cho lứa tuổi thiếu nhi, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương, yêu đất nước. Ví dụ 2: Bài hát “Tiếng ve gọi hè”, Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn. Âm nhạc lớp 7 nói lên sự gắn bó của tuổi trẻ với thiên nhiên trong không khí náo nức của mùa hè. Qua bài hát, nhằm giáo dục cho các em tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên trước vẻ đẹp của cuộc sống. Ví dụ 3: Bài hát “Khát vọng mùa xuân”, âm nhạc lớp 8 Mùa xuân là một trong những mùa đẹp nhất mà mọi người luôn mong đợi. Bài hát “ Khát vọng mùa xuân” của nhạc sĩ Mô – Da là bài hát trữ tình cổ điển mẫu mực. Nét giai điệu trong sáng, lời ca diễn tả những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên, gởi lên những cảm xúc yêu đời của tuổi thơ. → Qua các ví dụ về các bài hát trong chương trình THCS đã giúp ta thấy được các bài hát không chỉ có giai điệu hay mà nội dung bài hát càng đẹp thêm, vì qua mỗi bài hát đều nhằm giáo dục các em hướng tới những cái hay, cái đẹp tong cuộc sống. Như vậy các bài hát được đưa vào trong chương trình THCS đều mang tính giáo dục rất cao. Giáo dục phẩm chất đạo đức: Âm nhạc đóng góp quan trọng vào quá trình hình thành nhân cách, trí tuệ con người Việt Nam. Thông qua âm nhạc, các em cảm thụ rõ ràng quê hương đất nước, hình ảnh bờ tre, ruộng lúa, biển rộng, sông núi,… hiện hữu với vẻ đẹp gần gũi, thân thuộc. Không chỉ vậy, mối quan hệ gia đình đầy ý nghĩa và bền chặt khi hát lên những bài hát về tình yêu thương bố mẹ, ông bà, anh chị em. Sự gắn bó huyết thống, ruột thịt có ảnh hưởng lớn đến các em, tạo nên sự ổn định, vững vàng tâm lý từ lúc còn thơ đến tuổi trưởng thành, làm nền tảng cho mối quan hệ, ứng xử xã hội mai sau. Âm nhạc đóng góp tích cực đào tạo con người toàn diện trong bối cảnh Việt Nam cần nguồn nhân lực vừa có tài vừa có đạo đức nghề nghiệp, do đó nghệ thuật là cơ sở tạo nhân cách biểu lộ qua ứng xử trong sinh hoạt. Sự hiểu biết đa dạng kích thích mạnh mẽ ý thức nên làm điều tốt đẹp cho mọi người, tránh điều xấu xa có hại đến bản thân, xã hội. Khi tham gia trực tiếp vào hoạt động âm nhạc, các em sẽ tự điều chỉnh hành vi, tìm đến lẽ phải, chân lý, rút ra những bài học về lối sống có văn hóa, từ đó phẩm chất cá nhân: tính cách, năng lực được bộc lộ và sớm hình thành. Có thể thấy, âm nhạc học đường không chỉ trong giờ học mà còn diễn ra mọi lúc mọi nơi, như hoạt động vui chơi theo nhóm, trong tập thể với bạn bè cùng lứa, qua đó tính tích cực, sáng tạo của trẻ em sớm phát triển. Nói tóm lại, để hình thành nhân cách tốt, ngay từ khi cắp sách tới trường, môi trường giáo dục trong đó giáo dục nghệ thuật trong đó có âm nhạc đóng vai trò quan trọng sự trưởng thành của trẻ em. Giáo dục tính nhân văn, vì cộng đồng, hoàn thiện bản thân và trở thành người có tài năng, đem lại lợi ích cho xã hội. Giáo dục nhân cách, định hình lối ứng xử theo chuẩn mực đạo lý truyền thống Việt Nam. Bằng âm nhạc, các em được giáo dục toàn diện trí- đức- thể- mỹ, sớm phát huy lối tư duy chủ động, tinh thần tự giác. Trang bị cho học sinh những kiến thức, hiểu biết phổ thông về thế giới quan, nhân sinh quan thông qua những lời ca tiếng hát, góp phần hình thành thói quen, hành vi văn minh trong xã hội Việt Nam. Âm nhạc đóng vai trò đặc biệt trong giáo dục, bởi sự tác động và ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân cách, phát triển trí tuệ mỗi con người, đặc biệt đối với lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng. Xét cho cùng, âm nhạc là chìa khóa phát huy cao độ phẩm chất cá nhân nhìn từ góc độ xã hội. Ví dụ 1: Bài hát “Hành Khúc tới trường". Bài hát “Hành khúc tới trường” với giai điệu vui tươi, trong sáng, dù chỉ vọn vẹn có mấy lời ca thôi nhưng cũng đã khắc họa được hết tâm trạng hồn nhiên, ngây thơ của các em về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu đối với mái trường mến yêu, tình yêu đời, yêu thiên nhiên và yêu cuộc sống đầy muôn màu muôn vẻ. Âm hình tiết tấu mô phỏng bước đi, như muốn nói lên niềm vui, long tự hào của các em học sinh đang vui bước đến trường. Ví dụ 2: Bài hát “Chúng em cần hòa bình”, Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân. Bài hát nói lên ước vọng của tuổi thơ muốn được sống trong một thế giới hòa bình không còn chiến tranh, không phải chứng kiến cảnh chết chóc, tan thương để các em có thể vui ca học hành, say sưa trong những lời ru, tiếng hát thiết tha của mẹ, được sống trong tình yêu thương của bạn bè, người than. Đó là những ước muốn thật nhỏ nhoi nhưng vô cùng lớn lao của các em khao khát một cuộc sống yên vui đầy tình nhân ái. Ví dụ 3: Bài hát “Ngôi nhà của chúng ta”, nhạc và lời: Huỳnh Phước Liên. Bài hát “ Ngôi nhà của chúng ta ” của nhạc sĩ Hình Phước Liên là một ca khúc trữ tình nói lên vẻ đẹp của thiên nhiên. Cũng giống như các nhạc sĩ trên nhạc sĩ Hình Phước Liên cũng nhằm giáo dục tình cảm đạo đức cho các em phải biết trân trọng và bảo vệ trái đất, bảo vệ màu xanh và môi trường bởi nó như là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, nếu chúng ta có hành vi đẹp biết giữ gìn vệ sinh là xem như người đó có phẩm chất đạo đức tốt. → Như vậy các bài hát được đưa vào trong chương trình THCS đều giáo dục các em hướng tới cái cao đẹp, hướng tới những hành vi đạo đức chuẩn mực, những giai điệu đẹp, nội dung đẹp đã hướng các em trở thành người tài đức vẹn toàn như Bác vẫn thầm mong. Góp phần phát triển trí tuệ: Giúp các em nhanh chóng phát triển tư duy tưởng tượng, suy luận theo phương pháp liên hệ, so sánh giữa thế giới trong nghệ thuật với cuộc sống hàng ngày. Song song với các môn tự nhiên, xã hội, học nhạc giúp các em tăng cường thụ cảm về thế giới nội tâm, đời sống tinh thần phong phú, nhanh chóng phát triển, mở mang trí tuệ. Cảm thụ âm nhạc tốt giúp trí tuệ hình thành phản ứng chuỗi giai đoạn, có thể đạt tới khả năng dự đoán trước, tổng hợp thành ý nghĩa, năng lực bản thân. Khác với các ngành khác, trong âm nhạc ngoài việc hình thành tri thức và kỹ năng thực hành còn gắn với sự rung cảm. Vì vậy, đánh giá nhận thức của người học âm nhạc không chỉ về mặt tư duy thuần tuý mà ở đó không thể thiếu phương diện cảm xúc. Một khi học sinh có cảm xúc trong âm nhạc thì ở các em sẽ phát huy sự tưởng tượng, sự sáng tạo và từ đây kích thích các em sự hứng thú say mê học tập. Góp phần phát triển thể chất: Sự phát triển trí tuệ không đi theo con đường bằng phẳng mà có những bước nhảy vọt theo tiến trình phát triển ngày càng cao trong tư duy. Cái bên trong chính là sự nhận thức, tư duy minh mẫn, khỏe mạnh về tinh thần cùng thể chất. Để đạt tới sự hài hòa, phát triển đồng đều, âm nhạc là cầu nối, công cụ hữu hiệu giúp các em phát triển nhanh trí lực, tâm lực, thể lực, có đời sống lành mạnh, trở thành người có ích cho xã hội, là nguồn nhân lực tương lai trong công cuộc CNH- HĐH ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách phát triển con người toàn diện đòi hỏi sự nghiệp giáo dục cần cải cách nhanh hơn, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.  Nhiều cuộc nghiên cứu về những ích lợi mà Âm nhạc mang lại cho thấy rằng nghe nhạc giúp chúng ta ổn định nhịp tim, giảm stress và phục hồi thần kinh, ngoài ra nó còn tăng cường chức năng thị giác. Nó giúp cho bệnh nhân bị mắc bệnh tim giữ được trạng thái thư giãn, sảng khoái và giúp họ nhanh chóng hồi phục hơn bình thường. Một ví dụ nhỏ là những đứa trẻ sơ sinh được nghe nhạc Mozart sẽ giúp trẻ giảm được đáng kể nguy cơ mắc các vấn đề về thần kinh sau khi sinh. Trong quá trình nghe nhạc, một thiết bị camera đặt trong phòng ngủ đã ghi lại toàn bộ những hoạt động và biểu hiện của những đứa trẻ sơ sinh và đã công nhận âm nhạc Mozart đã có những ảnh hưởng tuyệt vời đến trạng thái tinh thần của trẻ. Những đứa trẻ nghe nhạc Mozart dường như trở nên vui vẻ và hoạt bát hơn những trẻ em khác. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY ÂM NHẠC TRONG TRƯỜNG THCS. Xuất phát từ sự thay đổi về mặt tâm sinh lý lứa tuổi và một số học sinh còn xem môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự hứng thú học. Qua thời gian đi thực tế tại các trường tôi thấy số giáo viên đào tạo chuyên sâu vào môn nhạc còn ít, có nhiều giáo viên dạy môn văn , anh văn.....được kèm theo cả môn nhạc nữa nên trong quá trình dạy chưa đáp ứng hết yêu cầu của bộ môn. Dạy còn mang tính chất qua loa chưa thực sự gây hứng thú đối với học sinh. Bởi vì đặc trưng của bộ môn âm nhạc là khác so với nhiều môn khác nhưng có một số giáo viên chưa thực sự nắm vững đặc trưng của bộ môn nên trong quá trình dạy còn hơi cứng nhắc vì vậy học sinh thấy tiết học nhạc còn nặng nề không tập trung học. Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá trình học tập của các em trở nên tự giác tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích. Bất kỳ môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú học tập đối với học sinh. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 8. Xuất phát từ thực tế hiện nay là đang đổi mới phương pháp dạy học, học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển việc tạo hứng thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất lượng dạy học. Phiếu trưng cầu ý kiến giáo viên: Kính chào quý thầy cô! Tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ để lấy ý kiến giáo viên về việc “Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS”. Mong các thầy cô dành ít thời gian để giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi này. ??? Câu 1: Việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS có được nhà trường và các thầy cô dạy bộ môn khác quan tâm hay không? Quan tâm. Rất quan tâm. Không chú trọng. Câu 2:Theo thầy cô, lợi ích mà âm nhạc mang lại là gì? Giáo dục thẩm mỹ và đạo đức. Phát triển trí tuệ và thể chất. Cả a và b. Không mang lại lợi ích gì cả. Câu 3: Việc dạy môn âm nhạc trong các giờ học chính thức có ảnh hưởng đến các giờ học của bộ môn khác hay không? Không. Có. Có ảnh hưởng nhưng ít. Câu 4: Theo thầy cô, Âm nhạc đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Rất quan trọng không thể thiếu. Bình thường. Không đóng vai trò gì cả. Câu 5: Theo các thầy cô, có nên bỏ môn âm nhạc ra khỏi chương trình giảng dạy ở trường THCS hay không? Nên bỏ. Không nên. Câu 6: Các thầy (cô) thấy học sinh có nên học môn âm nhạc không? Rất cần thiết để học. Không nên học. Câu 7: Theo các thầy cô, học sinh nên học mấy tiết Âm nhạc trong 1 tuần? 1 tiết. 2 tiết. 3 tiết. Cảm ơn các thầy cô đã bỏ ít thời gian để giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe!. Phiếu trưng cầu ý kiến học sinh: Chào các em học sinh thân mến! Tôi đang thực hiện một cuộc khảo sát để lấy ý kiến của các em về đề tài “Lợi ích của việc học Âm nhạc trong trường THCS”. Mong các em hãy trả lời vào bảng câu hỏi dưới đây để giúp tôi hoàn thành đề tài này. ?¯¯¯? Câu 1: Các em có thích học môn âm nhạc không? Thích. Rất thích. Không thích. Nếu các em chọn “Thích” thì hãy trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 2: Tại sao các em thích học môn âm nhạc? Giúp giải trí, thoải mái. Vì đam mê, năng khiếu bẩm sinh. Câu 3: Theo các em âm nhạc đem lại những lợi ích gì? Giáo dục thẩm mỹ, đạo đức. Phát triển trí tuệ,thể chất. Cả a và b. Câu 4: Đến tiết học nhạc các em cảm thấy như thế nào? Bình thường. Rất vui. Rất lo lắng. Câu 5: Trong giờ học nhạc, các em thích học phần nào nhất? Hát. Nhạc lý, tập đọc nhạc. Âm nhạc thường thức. Câu 6: Ngoài giờ học chính thức, các em có thích giáo viên âm nhạc tổ chức những buổi ngoại khóa hay không? Thích. Rất thích. Không thích. Câu 7: Nếu bỏ môn âm nhạc khỏi chương trình dạy các em cảm thấy như thế nào? Bình thường. Rất mừng. Rất buồn. Câu 8: Các em có ghi đầy đủ nội dung của môn âm nhạc vào vở hay không? Có ghi đầy đủ. Ghi nhưng không đầy đủ. Không ghi. Câu 9: Giáo viên âm nhạc có thường xuyên kiểm tra bài cũ các em hay không? Kiểm tra thường xuyên Đôi lúc có kiểm tra Không bao giờ kiểm tra Câu 10: Các em muốn 1 tuần học mấy tiết nhạc? 1 tiết. 2 tiết. 3 tiết. Cảm ơn các em đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát này. Chúc các em học tốt và thật nhiều sức khỏe. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA: Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên: Câu 1: Việc giảng dạy môn âm nhạc ở trường THCS có được nhà trường và các thầy cô dạy bộ môn khác quan tâm hay không? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Quan tâm. Rất quan tâm. Không chú trọng. Câu 2:Theo thầy cô, lợi ích mà âm nhạc mang lại là gì? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Giáo dục thẩm mỹ và đạo đức. Phát triển trí tuệ và thể chất. Cả a và b. Không mang lại lợi ích gì cả. Câu 3: Việc dạy môn âm nhạc trong các giờ học chính thức có ảnh hưởng đến các giờ học của bộ môn khác hay không? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Không. Có. Có ảnh hưởng nhưng ít. Câu 4: Theo thầy cô, Âm nhạc đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Rất quan trọng không thể thiếu. Bình thường. Không đóng vai trò gì cả. Câu 5: Theo các thầy cô, có nên bỏ môn âm nhạc ra khỏi chương trình giảng dạy ở trường THCS hay không? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Nên bỏ. Không nên. Câu 6: Các thầy (cô) thấy học sinh có nên học môn âm nhạc không? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ Rất cần thiết để học. Không nên học. Câu 7: Theo các thầy cô, học sinh nên học mấy tiết Âm nhạc trong 1 tuần? Ý kiến giáo viên Số lượng Tỷ lệ 1 tiết. 2 tiết. 3 tiết. Kết quả trưng cầu ý kiến học sinh: Câu 1: Các em có thích học môn âm nhạc không? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Thích. Rất thích. Không thích. Nếu các em chọn “Thích” thì hãy trả lời câu hỏi bên dưới. Câu 2: Tại sao các em thích học môn âm nhạc? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Giúp giải trí, thoải mái. Vì đam mê, năng khiếu bẩm sinh. Câu 3: Theo các em âm nhạc đem lại những lợi ích gì? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Giáo dục thẩm mỹ, đạo đức. Phát triển trí tuệ,thể chất. Cả a và b. Câu 4: Đến tiết học nhạc các em cảm thấy như thế nào? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Bình thường. Rất vui. Rất lo lắng. Câu 5: Trong giờ học nhạc, các em thích học phần nào nhất? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Hát. Nhạc lý, tập đọc nhạc. Âm nhạc thường thức. Câu 6: Ngoài giờ học chính thức, các em có thích giáo viên âm nhạc tổ chức những buổi ngoại khóa hay không? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Thích. Rất thích. Không thích. Câu 7: Nếu bỏ môn âm nhạc khỏi chương trình dạy các em cảm thấy như thế nào? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Bình thường. Rất mừng. Rất buồn. Câu 8: Các em có ghi đầy đủ nội dung của môn âm nhạc vào vở hay không? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Có ghi đầy đủ. Ghi nhưng không đầy đủ. Không ghi. Câu 9: Giáo viên âm nhạc có thường xuyên kiểm tra bài cũ các em hay không? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ Kiểm tra thường xuyên Đôi lúc có kiểm tra Không bao giờ kiểm tra Câu 10: Các em muốn 1 tuần học mấy tiết nhạc? Ý kiến học sinh Số lượng Tỷ lệ 1 tiết. 2 tiết. 3 tiết. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN. Qua 8 tuần thực tập, trò chuyện và dự giờ các tiết của giáo viên hướng dẫn. Tôi thấy được quá trình giảng dạy của giáo viên không có gì khác so với tôi được học. Giáo viên luôn chuẩn bị giáo án, bảng phụ, đàn và các tài liệu có lien quan đến bài học hết sức đầy đủ và chu đáo. Luôn kiểm tra lại bài cũ. Hướng dẫn và dạy các em hết sức sinh động và thu hút. Biết quản lí lớp thật tốt, tổ chức thi đua, trò chơi trong giờ học tạo được sự chú ý và hăng say ở các em rất nhiều. Kiểm tra học sinh bằng nhiều hình thức như ( trong các trò chơi hoặc câu hỏi trắc nghiệm…) điều đó giúp học sinh nắm vững bài học của mình hơn. Luôn học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Biết lắng nghe ưu điểm và khuyết điểm từ đó sửa sai giúp việc giảng dạy được tốt hơn. Giáo viên luôn giới thiệu bài hát mới trước khi học, đồng thời phân tích nội dung bài hát. Gợi ý giúp các em liên hệ thực tế, điều này hết sức quan trọng vì thong qua nội dung bài hát giúp các em hướng tới chân, thiện, mỹ. Bên cạnh việc chuẩn bị tốt, thì giáo viên vẫn còn một vài thiếu xót như: Theo như tôi được biết và được học phương pháp đổi mới dạy học âm nhạc của Thầy Trần Thanh Phong ( Giảng viên khoa nghệ thuật ) thì tiết ôn tập lần 2 giáo viên âm nhạc phải đưa động tác múa vào bài hát điều này sẽ giúp bài them sinh động đồng thời giúp các em khỏi bị nhàm trán vì đa phần khi ôn hát giáo viên chỉ mở giai điệu cho các em hát lại bài cũ. Điểm hạn chế thứ hai là ở tiết dạy tập đọc nhạc giáo viên chỉ cần đàn vài nốt trong bài, đề các em tự cảm âm và tập nghe cho chính xác. Không nên đàn nguyên bài rồi cho các em đọc theo phương pháp ấy gọi là mốm mồi. Với hai mặt hạn chế nêu trên nếu giáo viên âm nhạc khắc phục được thì tôi tin rằng việc giảng dạy âm nhạc sẽ đạt được kết quả cao nhất. THỰC TRẠNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH. Với các tiết dự giờ và giảng dạy ở các khối lớp 6 và 8. Tôi thấy rằng việc học âm nhạc của các em ở trường THCS rất tốt. Các em luôn học thuộc bài và chuẩn bị bài mới rất tốt, điều này chứng tỏ rằng các em rất thích học môn âm nhạc. Ghi chép đầy đủ bài học vào tập, tiếp thu bài rất nhanh, tham gia phát biểu tích cực. Tham gia các hoạt động trò chơi, văn nghệ rất nhiệt tình, hăng say. Biết phân tích và lien hệ thực tế các bài hát. Như vậy đó các em đã thấy được lợi ích của môn âm nhạc đem lại. Tuy nhiên việc học tập của các em cũng có phần hạn chế. Hạn chế ở đây là các em nhìn nốt và đọc nốt nhạc vẫn còn chậm. Có còn không biết nốt nhạc là gì, nguyên nhân này có thể chấp nhận được vì Tôi được biết ở một số trường tiểu học môn âm nhạc chưa được giảng dạy chính vì thế các em lớp 6 mới vào bậc tung học tiếp xúc với môn âm nhạc vẫn còn bỡ ngỡ. Để điểu này được khắc phục thì đòi hỏi giáo viên âm nhạc cần giảng dạy thật kỉ, giúp các em từng bước phát huy năng khiếu cùa mình để các em cảm thấy học môn âm nhạc tự tin hơn và đạt kết quả tốt nhất. CHƯƠNG III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KẾT LUẬN: Sau một thời gian chuẩn bị, nghiên cứu và tiến hành thực hiện đề tài về “ Lợi ích học âm nhạc trong trường THCS”, tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và kết quả thu được thật khả quan trùng lấp với những gì mà tôi đã vẽ ra trước khi bắt tay vào thực hiện đề tài. Tôi nhận thấy rằng Âm nhạc ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền giáo dục nước nhà cũng như trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu như trước đây vẫn còn có một số giáo viên dạy các bộ môn khác như: Toán, Lý, Hóa,… và một số học sinh vẫn còn xem thường môn Âm nhạc, coi nó là không quan trọng và cần thiết trong chương trình đào tạo và giảng dạy thì giờ đây quan điểm đó đã thay đổi. Họ dần nhận ra rằng Âm nhạc là một thứ không thể thiếu được trong cuộc sống tinh thần của họ, và rằng việc lồng ghép môn Âm nhạc vào chương trình giảng dạy, song song với các bộ môn tự nhiên và xã hội khác đã giúp cho việc giảng dạy môn của họ có hiệu quả hơn vì học sinh tiếp thu bài vở nhanh hơn. Và hiệu quả cũng tương tự như thế đối với học sinh, vì trước hoặc sau những tiết học căng thẳng, đầy áp lực, các em được xả stress, đầu óc được thư thả, thoải mái, vì vậy năng suất học tập của các em sẽ càng cao hơn, đạt thành tích tốt hơn. Như vậy, việc đưa Âm nhạc vào giáo dục là một việc hết sức cần thiết và quan trọng cần phải phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai tới. Những người dạy học, chịu trách nhiệm hướng dẫn và truyền tải nội dung, giá trị giáo dục các bài hát phải luôn tìm tòi, học hỏi, nắm vững kiến thức về Âm nhạc, hiểu được tâm lý học sinh và nhạy bén, tìm ra những phương pháp dạy mới mẻ, phù hợp với tâm lý các em, và bắt kịp thời đại. Như vậy, giáo dục mới đạt được hiểu quả tối ưu, hoàn thành được sứ mệnh cao cả là dẫn dắt và lái con thuyền tri thức đến đường vinh quang, tươi sáng. Lời kết: Âm nhạc là tấm gương phản ánh trung thực đời sống xã hội loài người, do đó dạy học âm nhạc trong tiểu học, trung học cơ sở là việc làm mang tính cấp thiết, không thể thiếu, bởi yêu cầu phát triển toàn diện con người Việt Nam đầu thế kỷ XXI. Âm nhạc không chỉ là bài dạy và học trên lớp, mà mục đích cao cả nhất là hướng tới sự phát triển toàn diện về Trí- Đức- Thể- Mỹ. Với chức năng vai trò đặc thù, âm nhạc đang đóng góp tích cực vào quá trình hình thành con người mới ở Việt Nam, nguồn nhân lực bền vững vừa kế thừa truyền thống phẩm chất ưu việt chân thành, mộc mạc, giản dị nhưng đầy dũng cảm, thông minh trong thời đại Hồ Chí Minh. ĐỀ XUẤT: Đối với nhà trường: - Xây dựng kế hoạch và tham mưu cho Nhà trường nâng cấp, trang bị các phòng học, cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt chuẩn theo đặc thù của ngành đào tạo Âm nhạc. Cụ thể, phòng học Âm nhạc nên xây dựng cách biệt với các phòng học khác để tránh ảnh hưởng đến các giờ dạy của các môn khác, điều này sẽ giúp cho việc dạy và học của cả giáo viên và học sinh tốt hơn. - Thư viện trường phải có đủ giáo trình, sách, tài liệu tham khảo trong nước và nước ngoài để hỗ trợ, đáp ứng tốt cho việc giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh. - Để đảm bảo chất lượng đào tạo đạt chuẩn, đội ngũ giáo viên Bộ môn Âm nhạc cần phải được học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, kiến thức tổng hợp, khả năng lý luận, trình độ ngoại ngữ, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin… - Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục thành hiện thực, giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục. Nhất là đối với môn học đặc thù như Âm nhạc đòi hỏi cần phải có đủ giáo viên được đào tạo chuyên ngành, chính quy và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao cả chuyên môn và nghiệp vụ. - Thời gian một tiết cho một bài học là rất ít để giáo viên có thể dạy đúng theo yêu cầu, mục đích của bài dạy và khó có thể truyền đạt được hết những kiến thức cho học sinh, vì vậy mà kết quả đạt được sẽ không cao và không như ý muốn của giáo viên. Vậy nên với chương trình giảng dạy vẫn được giữ nguyên, nhà trường có thể xem xét để tăng thời gian dạy nhiều hơn một tiết hay không, nếu có thể thì tăng thêm một tiết nhạc nữa trong tuần. Đối với giáo viên: -Phải gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu bài học, phần giới thiệu đề mục mới: Rõ ràng ngay từ bước chân của giáo viên vào lớp với thái độ vui vẻ thân mật đối với học sinh, việc đánh giá công bằng trong việc kiểm tra miệng...đều là những yếu tố góp phần tạo nên không khí hào hứng chung của cả lớp để chuẩn bị bước vào bài học mới, nhưng sự hứng thú học tập chỉ thực sự bắt đầu với phần giới thiệu đề mục mới tạo sự hấp dẫn đối với học sinh. -Trong quá trình giảng dạy giáo viên phải biết phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh nhằm gây hứng thú học tập cho các em. Thực chất của việc học tập là chuỗi vấn đề được đặt ra, được nhận thức ở mức độ cao hơn, đặc trưng của môn âm nhạc là thực hành. Thực hành là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy và học bộ môn. Thông qua thực hành để dạy lý thuyết, lấy lý thuyết để củng cố kỹ năng thực hành trên cơ sở sử dụng thời gian trên lớp một cách tối ưu (tránh thời gian chết) để tất cả học sinh được nhìn nghe và luyện tập nhiều. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên đặt ra nhiều câu hỏi vừa sức đối với học sinh, học sinh dễ hiểu dễ nhớ, cho các em nghe, nhìn nhiều thì học sinh rất có hứng thú học, tạo động cơ học tập tốt. -Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học: Tránh cách dạy thông báo khô khan tẻ nhạt. Giáo viên phải nắm chắc đặc trưng môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp, giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui - vui học . Tránh dạy lý thuyết trừu tượng và dạy tập đọc nhạc nặng nề, căng thẳng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy từng phân môn theo hướng tích cực hoá hoạt động của học sinh. Bổ sung sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy. * Đối với học hát: Muốn gây hứng thú cho học sinh thì vai trò của giáo viên rất to lớn, đó là quá trình chuẩn bị của giáo viên, giọng hát của giáo viên, phong cách biểu diễn ...cách tiến hành dạy hát theo phương pháp dạy truyền miệng từng câu ngắn theo lối móc xích, giáo viên hát mẫu rồi học sinh hát theo, giáo viên có thể đánh đàn giai điệu cho học sinh nghe từng câu ngắn và tập hát lời ca. Sau khi thuộc bài hát có thể học sinh kết hợp một số động tác múa đơn giản hoặc vận động thân thể theo nhạc. Cuối cùng cho học sinh tập biểu diễn thể hịên giọng hát của mình kết hợp phụ hoạ. * Đối với dạy nhạc lý- tập đọc nhạc. Lâu nay khi dạy về nhạc lý giáo viên thường định nghĩa, giảng giải ít xuất phát từ thực tiễn âm nhạc qua các ví dụ sinh động để rút ra nhận nhận xét, kết luận. Về tập đọc nhạc các giáo viên chịu ảnh hưởng sâu sắc phương pháp dạy cho học sinh chuyên nghiệp âm nhạc, gây nên tâm lý căng thẳng nặng nề không cần thiết, làm cho học sinh sợ tập đọc nhạc. Những tiết dạy như vậy thường kém hiệu quả, học sinh không hứng thú học. Vì vậy để tạo cho các em sự hứng thú trong học tập cách dạy tập đọc cao độ nên cho các em dự vào tiếng đàn làm mẫu của giáo viên, kỹ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn nữa bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc và cuối cùng học sinh trong lớp đọc đúng được cả bài đọc nhạc. Dạy nhạc lý – tập đọc nhạc phải thật nhẹ nhàng, dễ học với đại đa số học sinh. * Đối với dạy âm nhạc thường thức: Phân môn này bao gồm các nội dung: Giới thiệu tác giả tác phẩm, nghe nhạc và một số kiến thức liên quan đến đời sống âm nhạc, để tạo ra hứng thú đối với phân môn này giáo viên có thể tiến hành dưới các hình thức: Đọc truyện, kể chuyện. Xem tranh và giải thích. Nghe băng nhạc hoặc giáo viên tự trình bày tác phẩm. Trường hợp đọc, kể chuyện theo sách có thể giáo viên đọc cho cả lớp nghe. Nếu cần tóm tắt ý chính và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời. Bài nào có tranh minh hoạ cần sưu tầm, phóng to những hình vẽ trong sách treo trên bảng. Mỗi câu chuyện kể phải nhấn mạnh một đôi ý để gây ấn tượng cho các em. Bên cạnh đó lời nói giọng hát, phong cách năng lực của giáo viên là hết sức quan trọng, đây là một trong những yếu tố gây hứng thú đối với học sinh. -Trong quá trình giảng dạy cần đưa vào một số trò chơi vừa nâng cao hiệu quả bài học, vừa tạo hứng thú cho học sinh. Thực tế cho thấy nếu trong một tiết học giáo viên giành ít thời gian tổ chức trò chơi cho học sinh thì học sinh rất hào hứng học. Trong âm nhạc có rất nhiều trò chơi nhưng giáo viên phải biết tổ chức trò chơi phù hợp với từng bài học cụ thể. Ví dụ: Trong học hát có trò chơi “Nhìn tranh đoán tên bài hát”, “Nghe nhạc đoán bài hát”, “nghe tiết tấu đoán câu hát”. Trong tiết tập đọc nhạc có thể cho học sinh chơi trò chơi “Nghe nhạc đoán tên nốt”, hoặc “ghi tiết tấu của bài”. -Giáo viên phải biết sử dụng phương tiện dạy học như một yếu tố gây xúc cảm. Một giờ học sinh động thì giáo viên không thể không sử dụng phương tiện dạy học. Đồ dùng dạy học phổ biến đó là sách giáo khoa, nhạc cụ tranh ảnh. Các phương tiện đó giáo viên phải biết sử dụng cho phù hợp với nội dung từng bài học. Biết minh hoạ một cách độc đáo, thú vị sẽ kích thích hứng thú học tập của các em. Kinh nghiệm đã xác nhận nếu chỉ lặp lại những kiến thức trong sách giáo khoa thì học sinh cũng không hứng thú học tập và vai trò của giáo viên trên lớp cũng không phát huy được. Mặt khác nêu thoát ly sách giáo khoa làm cho học sinh khó nắm kiến thức cần thiết thì bài giảng dù có hấp dẫn, sinh động đến mấy cũng không mang lại hiệu quả sư phạm. Vì vậy phải biết kết hợp kiến thức sách giáo khoa vừa phải mở rộng kiến thức. Đặc biệt với môn nhạc phải chú trọng thực hành giáo viên dạy nhạc không có nhạc cụ, không biết sử dụng nhạc cụ thì tiết học sẽ trở nên nhàm chán, hiệu quả bài dạy không cao. Các mẫu chuyện tranh ảnh đòi hỏi giáo viên phải có để minh hoạ thêm cho học sinh, ngoài ra học sinh cũng phải có đầy đủ các phương tiện học tập như: sách, vở, bút... -Thường xuyên củng cố và phát triển hứng thú của học sinh trong giờ học âm nhạc. Việc gây hứng thú cho học sinh trong giờ học không chỉ một lần mà phải rèn luyện thường xuyên từ phút đầu đến phút cuối giờ học. Hơn nữa phải làm cho mức độ hứng thú ngày càng tăng đến nổi các em không để ý thời gian trôi đi nhanh chóng và đến khi giờ học kết thúc học sinh còn luyến tiếc. -Tăng cường các hoạt động âm nhạc trong lớp, trường để học sinh được xem, được nghe, được thể hiện và bình luận. Bằng hình thức tổ chức các Hội thi văn nghệ về các chủ đề, các buổi ngoại khoá âm nhạc nói về các nhạc sĩ.... giúp cho học sinh có niềm say mê hứng thú trong học tập cũng là hình thức phát hiện năng khiếu bồi dưỡng cho các em phát huy khả năng âm nhạc. - Muốn thực hiện được những yêu cầu trên, giáo viên cần phải không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Rèn luyện cho mình khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng hát, đọc nhạc, sử dụng nhạc cụ thành thạo. - Giáo viên phải là người thật sự yêu âm nhac, yêu nghề, tận tâm trong công việc của mình, luôn có ý chí cầu tiến, tự tìm những phương tiện dạy học trong khả năng có thể nhằm làm cho bài giảng xúc tích, thêm sinh động hơn. 3. Đối với học sinh: - Các em cần phải cố gắng học tập chăm chỉ. Trong quá trình học, cần chú ý lắng nghe giáo viên dạy, phải giữ thái độ học tập nghiêm túc nhưng vui vẻ, thoải mái, tích cực phát biểu và mạnh dạn đưa ra những ý kiến thắc mắc khi có điều chưa hiểu hoặc là đưa ra quan điểm cá nhân của mình, có như thế thì việc dạy và học của cả thầy lẫn trò sẽ càng sôi động hơn, đạt được kết quả cao nhất. - Các em cần phải trang bị cho mình những tài liệu cơ bản cần thiết, đầy đủ cho việc học. Riêng những em có năng khiếu về Âm nhạc thì cần tìm thêm những tài liệu bên ngoài đọc thêm để kiến thức về âm nhạc của mình được củng cố bền vững và nâng cao thêm. - Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn nghệ của lớp, của nhà trường tổ chức, điều này sẽ rèn luyện cho các em kỹ năng tự thể hiện mình và mạnh dạn trước đám đông, nó sẽ rất có ích cho các em trên con đường học tập và thăng tiến về sau. - Đối với học sinh được phát hiện là có năng khiếu Âm nhạc thì giáo viên và nhà trường cần phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các em có thể phát huy được tài năng của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO & Phương pháp dạy học Âm nhạc I và II – Giảng viên: Trần Thanh Phong. Giáo trình thực tập sư phạm năm thứ ba – TS. Phạm Trung Thanh (Chủ biên) và ThS. Nguyễn Thị Lý. Quá trình tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm – Nguyễn Kế Hào (Chủ biên) và Nguyễn Quang Uẩn. Sách giáo khoa Âm nhạc 6,7,8,9 – NXB Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Thạc; (2003); Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự phát triển của trẻ em, Đại học sư phạm. Phạm Viết Vượng (2007); Giáo dục học (in lần 2), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Hoàng Long, Hoàng Lân- Thực hành sư phạm âm nhạc- Nxb Đại học sư phạm 2005. Phạm Văn Đồng (2008); Giáo dục- đào tạo, quốc sách hàng đầu, tương lai của một dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLợi ích của việc học nhạc ở trường trung học cơ sở.doc
Luận văn liên quan