Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội

Một số lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế: 1. Bản chất vàđặc trưng của lợi ích kinh tế: a. Khái niệm, bản chất lợi ích kinh tế: Trước khi tìm hiểu khái niệm lợi ích kinh tế chúng ta cần hiểu khái niệm nhu cầu: - Hoạt động của con người nói chung bao giờ cũng nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định như là nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí, học tập. Vậy nhu cầu là gì? Nhu cầu đó là những mong muốn, đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, sinh viên: có nhu cầu phương tiện đi lại, học tập Có nhu cầu chất dinh dưỡng đểđi tồn tại Có nhu cầu vui chơi, giải trí. - Để thoả mãn nhu cầu của mình, một trong những cách thức đó là con người tiến hành hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Thông qua hoạt động sản xuất, con người thu vềđược các lợi ích, những thử có lợi như là tiền lương, tiền thưởng, vật giảm, lợi nhuận để thoả mãn nhu cầu của mình. Việc thoả mãn các nhu cầu kinh tế gọi là lợi ích kinh tế. Chẳng hạn, một người A làm việc cho doanh nghiệp B cuối tháng được trả lương và thưởng. Người A đó dùng lương để mua những vật phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Như vậy có nghĩa là người A thông qua hoạt động lao động của mình nhận được lợi ích kinh tếđể thoả mãn nghiên cứu. Tuy nhiên không phải mọi nhu cầu được thoả mãn đều là lợi ích kinh tế mà chỉ có nhu cầu kinh tế mới tạo ra lợi ích kinh tế. Nhu cầu của con người: nhu cầu vật chất; nhu cầu tinh thần: thoả mãn nghiên cứu kinh tế không phải là lợi ích kinh tế. - Để làm rõ khái niệm bản chất của lợi ích kinh tế, chúng ta cần xét một số quan điểm về lợi ích kinh tế + Lợi ích kinh tế gắn với đời sống của mọi người trong xã hội: Bởi vì con người trong xã hội nếu không có lợi ích kinh tế, không thể thoả mãn nhu cầu của mình thì không thể tồn tại được. Biểu hiện cụ thể là mọi người trong xã hội phải có thu nhập. Thu nhập bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, các khoản thu nhập khác. Do đó hoạt động của con người gắn chặt với lợi ích kinh tế, có nghĩa là họ làm việc đó có lợi những gì? Họđược cái gì? Vàđược cái đó thì họ mới làm chứ không được cái gì thì chẳng ai làm cả. + Lợi ích kinh tế nằm ởđâu? Lợi ích kinh tế năm ở các khâu của quá trình sản xuất.

docx30 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10273 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỢI ÍCH KINH TẾ VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI I. Một số lý luận cơ bản về lợi ích kinh tế: 1. Bản chất và đặc trưng của lợi ích kinh tế: a. Khái niệm, bản chất lợi ích kinh tế: Trước khi tìm hiểu khái niệm lợi ích kinh tế chúng ta cần hiểu khái niệm nhu cầu: - Hoạt động của con người nói chung bao giờ cũng nhằm thảo mãn những nhu cầu nhất định như là nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, vui chơi, giải trí, học tập. Vậy nhu cầu là gì? Nhu cầu đó là những mong muốn, đòi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển. Chẳng hạn, sinh viên: có nhu cầu phương tiện đi lại, học tập Có nhu cầu chất dinh dưỡng để đi tồn tại Có nhu cầu vui chơi, giải trí. - Để thoả mãn nhu cầu của mình, một trong những cách thức đó là con người tiến hành hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Thông qua hoạt động sản xuất, con người thu về được các lợi ích, những thử có lợi như là tiền lương, tiền thưởng, vật giảm, lợi nhuận để thoả mãn nhu cầu của mình. Việc thoả mãn các nhu cầu kinh tế gọi là lợi ích kinh tế. Chẳng hạn, một người A làm việc cho doanh nghiệp B cuối tháng được trả lương và thưởng. Người A đó dùng lương để mua những vật phẩm thoả mãn nhu cầu của mình. Như vậy có nghĩa là người A thông qua hoạt động lao động của mình nhận được lợi ích kinh tế để thoả mãn nghiên cứu. Tuy nhiên không phải mọi nhu cầu được thoả mãn đều là lợi ích kinh tế mà chỉ có nhu cầu kinh tế mới tạo ra lợi ích kinh tế. Nhu cầu của con người: nhu cầu vật chất; nhu cầu tinh thần: thoả mãn nghiên cứu kinh tế không phải là lợi ích kinh tế. - Để làm rõ khái niệm bản chất của lợi ích kinh tế, chúng ta cần xét một số quan điểm về lợi ích kinh tế + Lợi ích kinh tế gắn với đời sống của mọi người trong xã hội: Bởi vì con người trong xã hội nếu không có lợi ích kinh tế, không thể thoả mãn nhu cầu của mình thì không thể tồn tại được. Biểu hiện cụ thể là mọi người trong xã hội phải có thu nhập. Thu nhập bao gồm: tiền lương, lợi nhuận, lợi tức, các khoản thu nhập khác. Do đó hoạt động của con người gắn chặt với lợi ích kinh tế, có nghĩa là họ làm việc đó có lợi những gì? Họ được cái gì? Và được cái đó thì họ mới làm chứ không được cái gì thì chẳng ai làm cả. + Lợi ích kinh tế nằm ở đâu? Lợi ích kinh tế năm ở các khâu của quá trình sản xuất. Qúa trình sản xuất xã hội gồm 4 khâu: sản xuất - phương pháp - TĐ tiêu dùng. Lợi ích kinh tế sinh ra từ 4 khâu đó và tồn tại trong cả 4 khâu. Lợi ích kinh tế trong quá trình sản xuất: Những người tham gia vào quá trình sản xuất thì được hưởng lợi ích từ khâu sản xuất. Chẳng hạn, công nhân được hưởng lương, nhà tư bản được hưởng lợi nhuận, địa chủ được hưởng địa tô, cổ đông được hưởng lợi tức cổ phần… Lợi ích trong khâu phương pháp: thể hiện ai tham gia khâu phân phối, người làm công việc khâu phân phối được hưởng lợi ích kinh tế… + Do lợi ích kinh tế quan trọng như vậy cho nên Nhà nước dùng lợi ích kinh tế để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế: Chẳng hạn, Nhà nước muốn phát triển mạnh lĩnh vực nào thì sẽ khuyến khích lợi ích kinh tế ở lĩnh vực đó thông qua cho vay lãi suất thấp, thuế thấp, ưu đãi về lương. Ví dụ trong thời gian qua, Nhà nước chủ trương đẩy mạnh phát triển lĩnh vực giáo dục thông qua hàng loạt các biện pháp khuyến khích lợi ích kinh tế như tăng trưởng cho ngành giáo dục, có thêm trợ cấp ưu đãi cho giáo viên đứng lớp, miễn học phí và tăng học bổng cho các trường sư phạm đâu tư xây dựng trường lớp. Như vậy, Nhà nước đã dùng lợi ích kinh tế để thực hiện điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chẳng hạn tại sao học lệch đi học, cố gắng vào học đại học. Bởi vì mặc dù học tậ vất vả nhưng sau khi ra trường có kiến thức mới có thể có việc làm và thu nhập. Do đó mục đích, động cơ sâu xa của việc học hôm nay là khoản thu nhập sẽ có trong tương lai. + Quan điểm của Mac và Ang ghen về lợi ích kinh tế: Mác khẳng định "những tư tưởng mà tách rời lợi ích kinh tế thì sẽ làm nhục nó". Ví dụ: Tư tưởng "phải giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc", trong thời kỳ đất nước bị xâm lược, bị áp bức sẽ chẳng có ý nghĩa gì và chẳng ai thực hiện nó nếu ta không gắn việc giải phóng dân tộc với việc đem lại đời sống hạnh phúc ấm no cho mọi người Kêu gọi xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn liền với lợi ích kinh tế của người dân là đời sống của con người sẽ được cải thiện nâng cao, sẽ không có hiện tượng bóc lột. Như vậy những tư tưởng mặc dù tốt đẹp, cao cả đến đâu đo chăng nữa mà không gắn liền với quyền lợi và lợi ích kinh tế thì chẳng ai thực hiện tư tưởng đó cả. Ang ghen cho rằng: ở đâu không có sự thưởng nhất về lợi ích thì ở đó không có sự thưởng nhất định những quan hệ kinh tế của một xã hội nhất định nào đó được biểu hiện trước hết là ở dưới hình thức lợi ích. Chẳng hạn: quan hệ mua bán, trao đổi, đầu tư, sản xuất … đều gắn liền liền với lợi ích. Như vậy, tóm lại, lợi ích là trọng tâm của mọi vấn đề, nó liên quan đến mọi người trong xã hội ở mọi lúc và mọi nơi trong mọi hoạt động. Xuất phát từ việc phân tích như trên ta có thể rút ra định nghĩa lợi ích kinh tế như sau: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế kết quả là trung tâm của mọi vân đề, nó liên quan đến mọi người trong xã hội ở mọi lúc và mọi nơi trong mọi hoạt động. Xuất phát từ việc phân tích như trên ta có thể rút ra định nghĩa lợi ích kinh tế như sau: Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế kinh doanh là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất biểu hiện của quan hệ sản xuất được phản ánh trong ý thức thành động cơ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn một cách tốt nhất nhu cầu vật chất nhu cầu kinh tế của chủ thể tham gia vào hoạt động đó. * Từ định nghĩa lợi ích kinh tế như trên, ta có thể rút ra đặc trưng của lợi ích kinh tế. + Lợi ích kinh tế là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất. Hay nói cách khác, nói một cách cụ thể hơn, lợi ích kinh tế được quyết định trước hết bởi vị trí của con người trong hệ thống quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ sở hữu. Vì vậy để phải của lợi ích quan trọng không phải nắm. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất thì sẽ được lợi ích kinh tế nhiều nhất. Nhân phương pháp mà ở việc xuất hiện sở hữu nguồn sản xuất. Ví dụ: Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, vì vậy đóng vai trò ông chủ tổ chức và quản lý quá trình sản xuất và phân phối kết quả làm ra theo hướng có lợi cho giai cấp mình dưới hình thức quá trình thể dục. Còn giai cấp vô sản không có trị liệu sản xuất buộc phải đi làm thuê và bị bóc lột. Giai cấp tư sản: SHTLSX Giai cấp vô sản: không có tư liệu sản xuất Vị trí: ông chủ Vị trí: làm thuê Phương pháp: vì lợi ích giai cấp tư sản Phương pháp: Bị bóc lột + Lợi ích kinh tế có tính lịch sử và giai cấp: Sở dĩ lợi ích kinh tế mang tính lịch sử và tính giai cấp bởi vì lợi ich kinh tế quan hệ sở hữu quyết định mà quan hệ sản xuất bao giờ cũng mang tính lịch sử và tính giai cấp. Do đó lợi ích kinh tế cũng thay đổi và luôn đảm bảo cho giai cấp thống trị nắm giữ quyền sở hữu tư liệu sản xuất. CHNL PK CNTB Chủ sở hữu TLSX Phương pháp có lợi cho chủ nợ Đ/C SH đất đại phương pháp địa tô có lợi cho địa chủ Giai cấp tư sản SHTLSX phương pháp cho giai cấp tư sản dưới hình thức Mỗi một xã hội có một hệ thống lợi ích kinh tế riêng của mình, mức độ thoả mãn nhu cầu lợi ích do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất của xã hội đó quyết định. Mỗi hệ thống lợi ích đó lại có sự khác nhau về tính chất, kết cấu về vị trí và mối quan hệ giữa các bộ phận trong kết cấu đó./ 2. Cơ cấu lợi ích kinh tế thời kỳ quá độ + Lợi ích kinh tế có cở cấu đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào quan hệ sản xuất trước hết là quan hệ sở hữu. + Trong thời kỳ quá độ, lợi ích kinh tế là một hệ thống phức tạp và đa dạng gồm nhiều phần hệ lợi ích khác nhau, có mối liên hệ với nhau. + Nền từ góc độ tái sản xuất, có hệ thống lợi ích của các khâu của quá trình sản xuất: SX - PP - TĐ - TD + Từ góc độ thành phần kinh tế có hệ thống lợi ích kinh tế tương ứng với mối thành phần kinh tế. Trong thời kỳ quá độ có 6 thành phần kinh tế. Có 6 hệ thống lợi ích kinh tế khác nhau. Ví dụ: Kinh tế Nhà nước lợi ích xã hội (Nhà nước ) lợi ích tập thể, cá nhân CĐ. Kinh tế tư bản TN: lợi ích của như doanh nghiệp lợi ích cá nhân của CD. + Từ góc độ khái quát bao gồm: Lợi ích xã hội: chính là lợi ích toàn xã hội, đem lại lợi ích chung cho xã hội. Ví dụ: Khi các doanh nghiệp nộp thuế cho Nhà nước và các khoản lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhà nước nộp cho Nhà nước làm hình thành một quỹ khổng lồ: ngân sách Nhà nước, Nhà nước dùng ngân sách để chi tiều cho toàn xã hội như an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống đường xá, cầu cống bến cảng, hệ thống điện nước… Và chính học sinh chúng ta cũng đang được hướng dẫn một phanà từ ngân sách này. Mặc dù chúng ta đi học phải đóng học phí nhưng khoản học phí này không đủ để trang trải mọi chi phí học tập mà còn có một khoản của Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở trường hợp bàn ghế, có thể trả lương một phần cho đội ngũ giáo viên. Lợi ích tập thể: đó là phần lợi ích vào để thoả mãn nhu cầu chung của tập thể đó. Ví dụ: các doanh nghiệp Nhà nước trích một phần làm quỹ phúc lợi trong doanh nghiệp, quỹ này để chi cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp: như là tăng thêm tiền ăn cho mỗi người, xây dựng cải thiện đời sống văn hoá trong xí nghiệp (văn nghệ, chiếu phim, giao lưu với cuộc sống khác…) Lợi ích cá nhân: chính là lợi ích của từng cá nhân, từng thành viên. Ví dụ: Người làm trong doanh nghiệp A được nhận tiền lương. Tóm lại, 3 lợi ích trên (lợi ích xã hội, tập thể và cá nhân) cấu thành hệ thống lợi ích trong đó lợi ích cá nhân là cơ bản là động trực tiếp thúc đẩy xã hội phát triển nhanh nhất. Các cá nhân vì lợi ích kinh tế của mình mà nhiệt tình hăng say lao động đạt kết quả cao. * Vai trò của lợi ích kinh tế. + Lợi ích kinh tế là động lực kinh tế thúc đẩy con người quan tâm đến sản xuất và các hoạt động khác. Trong nền sản xuất xã hội loài người có rất nhiều động lực khác nhau chẳng hạn động lực kinh tế vẫn là yếu tố quyết định, nó thúc đẩy con người và các chủ thể kinh tế vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến sản xuất kinh doanh. Ví dụ: Trong thời kỳ bao cấp, chúng ta thực hiện phân phối lợi ích bình quân: một tháng một người được 13 - 15 kg gạo, không phân biệt người làm ít làm nhiều, tất cả đều được như nhau. Điều này đã không khuyến khích được người lao động. Hiện nay, chúng ta thực hiện phương pháp theo đa động, làm ít được ít, làm nhiều hưởng nhiều, có sức khoẻ có việc làm mà không làm thì không hưỏng, điều này đã kích thích người lao động hăng say làm việc, sẵn sàng lao động từ 12 - 16 h/ ngày. - Lợi ích kinh tế còn có vai trò quan trọng trong việc cũng có và duy trì mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh. Để thu được nhiều lợi ích về cho mình. Chẳng hạn trong học tập, những người nào đạt kết quả sao, tư cách đạo đức lao động sẽ được học bổng từ 120 -180.000 đồng/ tháng. Điều này đã khuyến khích sinh viên hăng say học tập. - Tuy nhiên không phải lúc nào lợi ích kinh tế cũng là động lực. Đặc biệt khi thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần, giữa các thành viên kinh tế mà giữa những cá nhân còn người cũng có sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Chẳng hạn khi phát triển lợi ích xã hội cá nhân sẽ giảm xuống, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Do đó, lợi ích kinh tế chỉ trở thành động lực kinh tế khi giải quyết tốt mối quan hệ sản xuất lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, lợi ích xã hội (kết hợp hài hoà 3 lợi ích) và trong bối cảnh mở cửa nền kinh tế, phải kết hợp được lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Do đó, khi Nhà nước định ra bất kỳ chính sách kinh tế nào: thuế, tiền lương, lãi suất … phải đảm bảo luôn luôn kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội, giữa lợi ích dân tộc và lợi ích kinh tế. Có như vậy mới thúc đẩy được lực lượng sản xuất phát triển. II. Nếu giải quyết mâu thuẫn vì lợi ích không phù hợp nó sẽ trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội phân phối trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. 1. Vị trí, bản chất và tính đa dạng của quan hệ phân phối a. Vị trí của quan hệ phân phối Phân phối là một trong 4 khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, nó có vai trò quan trọng tác động trở lại sản xuất, thúc đẩy sản xuất, lưu thông và tiêu dùng phát triển, thực hiện được công bằng xã hội. Quá trình sản xuất xã hội gồm 4 khâu: SX - PP - TĐ - TD. Do đó phân phối là khâu trung gian giữa sản xuất với trao đổi tiêu dùng. Cho nên phân phối do sản xuất quyết định. Sản xuất quyết định phân phối ở số lượng và chủng loại hàng hoá sản xuất ra, có sản xuất, mới có cái để mà phân phối chứ nếu không sản xuất chẳng có cái gì mà phân phối cả. Tuy nhiên phân phối cũng có tác động trở lại đến sản xuất. Nếu phân phối hợp lý, được thực hiện tốt thì nó có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển. Còn nếu phân phối không hợp lý bị ách tắc sẽ kìm hãm sản xuất, làm cho sản xuất khủng hoảng. Vì vậy quan hệ giữa sản xuất và phân phối có mối quan hệ biện chứng với nhau, là điện kiện để cho nhau là nguyên nhân kết quả của nhau: Angghen nhận xét: "Phân phối không chỉ đơn thuần là kết quả tiêu cực của sản xuất và trao đổi. Đến lượt nó, nó cũng có tác động trở lại sản xuất và trao đổi ". Lúc sinh thời Bác Hồ cũng nói rằng: "Không sợ thiếu mà chỉ sợ phân phối không công bằng". Phân tích bao gồm: Phân phối bù đắp TLSX đã hao phí, phân phối để bù đắp tái sản xuất sức lao động Phân phối làm hình thành các quý cho sản xuất, quỹ cho tiêu dùng cá nhân, quỹ phúc lợi tập thể. b. Bản chất của quan hệ phân phối Xây dựng về bản chất, phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định. Đồng thời quan hệ phân phối là các đảm bảo cuối cùng để quan hệ sản xuất từ hình thức pháp lý trở thành hình thức thực hiện về mặt kinh tế. + Phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất do quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quyết định. Chúng ta biết rằng quan hệ sản xuất bao gồm quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất quan hệ tổ chức quản lý quá trình sản xuất và quan hệ phân phối. Quan hệ phân phối là một mặt của quan hệ sản xuất. Mỗi một phương thức sản xuất có quan hệ sản xuất khác nhau do đó quan hệ phân phối cũng khác nhau. Quan hệ phân phối do quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất quyết định. Trong xã hội có giai cáp, giai cấp nào nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất sẽ quyết định quan hệ phân phối và thức hiện phân phối trước hết vì quyền lợi của giai cấp đó. Công xã nguyên thuỷ: sản phẩm làm ra chưa, thể hiện sở hữu chung, cộng đồng, quan hệ phương pháp thực hiện phân phối bình quân để đảm bảo cho sự tồn tại của mọi thành viên trong công xã. CHNL, phong kiến, chủ nghĩa tư bản: Quan hệ phương pháp khác: căn cứ chủ yếu để thực hiện phân phối là mức độ chiếm hữu tư liệu sản xuất và tài nghệ sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ quá độ: Phương pháp theo lao động là nguyên tắc phân phối cơ bản. Mặc dù, quan hệ phân phối hiện nay chưa phát huy được ưu việt của quan hệ phương pháp xã hội chủ nghĩa. + Đồng thời thông qua quan hệ phân phối mới thấy quyền sở hữu thuộc về ai, mới thấy quyền sở hữu về pháp lý trở thành quyền thực hiện về mặt kinh tế như thế nào. Ví dụ trong chủ nghĩa tư bản Địa chủ độc quyền sở hữu ruộng đất: Có quyền thu tô (Quyền sở hữu pháp lý) Giai cấp tư sản sở hữu tư liệu sản xuất (quyền sở hữu pháp lý) có quyền phân chia sản phẩm (quyền thực hiện về mặt kinh tế) c. Tính đa dạng của quan hệ phân phối trong thời kỳ quá độ Trong xã hội nào cũng vậy, quan hệ phân phối bao giờ cũng rất phức tạp và đa dạng. Đặc biệt trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, do còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau gắn với các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Vì vậy cũng sẽ còn tồn tại nhiều hình thức phân phối khác nhau tương ứng với các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất. Xét trong phạm vi toàn xã hội, hình thức phân phối đa dạng nhưng lại mang tính thống nhất. + Tính thống nhấ của quan hệ phân phối biểu hiện ở chỗ bất kỳ quá trình phân phối nào cũng đều bao gồm phân phối tiêu dùng sản xuất và phân phối tiêu dùng của sản xuất và phân phối cho tiêu dùng cá nhân. Ví dụ: Bất kể thành phân kinh tế nào Kinh tế Nhà nước Kinh tế tư bản tư nhân Kinh tế hợp tác xã Quá trình phân phối: Phương pháp cho sản xuất, bù đắp tư liệu sản xuất; Phương pháp cho thể dụng cá nhân: bù đắp sức lao động. + Tính đa dạng của quan hệ phân phối biểu hiện ở chỗi, mỗi một thành phần kinh tế có một hình thức phân phối riêng nhưng giữa các hình thức phân phối còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lại hoạt động đan xen nhau, hỗ trợ nhau tạo nên tính đa dạng và phong phú trong điều kiện phân phối hiện nay. Ví dụ Kinh tế Nhà nước và kinh tế hợp tác: phân phối theo lao động là chủ yếu Kinh tế tư bản Nhà nước: phân phối theo tài sản, vốn. Đồng thời giữa các hình thức phân phối còn tồn tại đan xen vào nhau: Kinh tế Nhà nước - chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, thực hiện phân phối theo lao động. Ngoài phân phốilao động, quan hệ phân phối trong doanh nghiệp Nhà nước còn chịu ảnh hưởng bởi hình thức phân phối của các thành phần kinh tế khác. Chẳng hạn quy luật phân phối theo lợi nhuận: doanh nghiệp nào sản xuất tốt, chất lượng sản phẩm cao, ngân sách CĐ cao sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Một phần lợi nhuận tăng thêm đó sẽ phân phối trực tiếp cho người lao động để nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động nhằm khuyến khích người công nhân hăng say lao động, chịu khó học hỏi để nâng cao trinh độ tay nghề của mình. Đến lượt mình, người lao động có thu nhập dùng thu nhập của mình để mua cổ phần trong các công ty cổ phần để được hưởng phân phối dưới hình thức lợi tức cổ phần hoặc gửi ngân hàng để nhận lợi tức. Kinh tế tư bản Nhà nước: Thực hiện phân phối theo tài sản, vốn góp vốn nhiều, tư bản nhiều thu được hưởng lợi nhuận nhiều ai góp vốn ít, được hưởng ít. Thực hiện phân phối theo lao động đá với công nhân làm việc trong xí nghiệp liên doanh. Ai làm nhiều sản phẩm lương cao, ai làm được công việc lương thấp. Các hình thức phân phối thu nhập cơ bản trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 2. Phân phối trực tiếp cho tín dụng cá nhân a. Nguyên tắc phân phối theo lao động + Đây là nguyên tắc phân phối cơ bản mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa và được thực hiện chủ yếu trong thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế. + Khái niệm phân phối theo lao động: là dành một phần thu nhập quốc dân cho những người lao động căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động mà người lao động đã công hiếu cho xã hội không phân biệt giới tính, tuổi tác, màu da. + Tính tất yếu khách quan của phân phối theo lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Cả hai thành phần kinh tế này dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và có quyền làm chủ cho phân phối tiêu dùng cá nhân. Vì vậy căn cứ đẻ phân phối không thể căn cứ vào tài sản vốn mà phải lấy số lượng và chất lượng mà người đó đóng góp làm căn cứ để phân phối. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau có trình độ xã hội hoá khác nhau và có thành phần kinh tế chưa định hướng theo chủ nghĩa xã hội. Vì vậy chưa thể thực hiện phân phối theo lao động cho tất cả các thành phần kinh tế mà chỉ có thể thực hiện đối với thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể. Lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ phát triển chưa cao, của cải làm ra chưa nhiều, chưa đủ sức để thực hiện phân phối theo nhu cầu của xã hội mà chỉ có thể thực hiện phân phối theo lao động. Dưới chủ nghĩa xã hội, thực hiện phân phối theo nguyên tắc làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu nhưng nguyên tắc phân phối này dựa trên có sở lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, của cải tuôn ra dào dạt, đáp ứng được nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. Chỉ dựa trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển như vậy thì mới có thể thực hiện phân phối theo nhu cầu được. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất phát triển chưa cao, ngân sách CĐ còn thấp, của cải làm ra chưa nhiều, chưa đủ để thực hiện phân phối theo nhu cầu. Do đó, phải thực hiện phân phối dựa vào số lượng và chất lượng lao động mà người đó đã đóng góp cho xã hội. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn có sự khác biệt về tính chất và trình độ lao động, khác nhau về hao phí lao động mà họ đã cống hiến cho xã hội. Vì vậy cần phải lấy lao động làm cơ sở để phân. Lao động trong thời kỳ hiện nay chưa thực sự trở thành nhu cầu tự giác của mỗi ngưòi mà nó còn là phương tiện để kiếm sống. Mặt khác, còn có những ý thức, tư tưởng chây lười ỷ lại, thích làm ít lại muốn hưởng nhiều. Vì vậy, để khuyến khích và giáo dục ý thức thái độ lao động cần phải thực hiện phân phối theo lao động. Tóm lại, chính là những lý do trên, phân phối theo lao động là tất yếu khách quan trong thành phần kinh tế Nhà nước và hợp tác. + Nội dung của quy luật phân phối theo lao động Đây là hình thức phân phối cho tiêu dùng cá nhân được căn cứ vào số lượng và chất lượng cho tiêu dùng mà người đó đã đóng góp cho xã hội hay cho tập thể. Nghĩa là: làm nhiều hướng nhiều, làm ít hướng ít, có sức lao động mà không làm thì không được hưởng, lao động có kỹ thuật và lao động trong những ngành nghề độc hại, trong điều kiện khó khăn thì phải được hưởng một phần thu nhập thích đáng. Dựa trên cơ sở nội dung của quy luật phân phối theo lao động như trên, ta có thể thấy căn cứ để tiến hành phân phối theo lao động như sau: Căn cứ vào số lượng lao động được tính bằng số thời gian lao động hay số lượng sản phẩm làm ra. Thời gian làm việc nhiều thì được hưởng nhiều lương, làm việc trong thời gian ngắn hơn thì lương sẽ ít hơn. Số lượng sản phẩm làm ra càng nhiều thì thu nhập càng cao và ngược lại. Căn cứ vào chất lượng lao động có nghĩa làm căn cứ vào trình độ thành thạo tay nghề và chất lượng sản phẩm làm ra. Trong cũng một khoảng thời gian làm việc như nhau, lương của người thợ bậc 7 (bậc cao nhất) bao giờ cũng cao hơn lương của người đang học việc. Điều kiện và môi trường lao động: lao động vất vả, nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại khó khăn từ tiền lương phải cao hơn. Ví dụ: Lương giáo viên ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo phải cao hơn lương giáo viên ở vùng đồng bằng, vùng có điều kiện thuận lợi hơn. Tuỳ thuộc vào tính chất của ngành nghề, sản xuất. Mỗi ngành nghề khác nhau có tính chất khác nhau. Có những ngành buộc người lao động phải hy sinh bản thân một cách thầm lặng (chiến sỹ tình báo) nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ… thì những người lao động trong lĩnh vực này phải được hưởng lương cao. Xuất phát từ những căn cứ trên, nguyên tắc phân phối theo lao động yêu cầu: Trong điều kiện như nhau, lao động ngang nhau thì sẽ công ngang nhau và lao động khác nhau trả công khác nhau. Trong điều kiện khác nhau, lao động như nhau có thể trả công khác nhau hoặc lao động khác nhau có thể trả công bằng nhau. + Tác dụng của phân phối theo lao động: Tiền công trong các điều kiện sản xuất kinh doanh Tiền thưởng Tiền phụ cấp Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp Khi thực hiện phân phối lao động hợp lý, phân phối theo lao động có những tác dụng sau đây: . Thúc đẩy mọi người quan tâm đến sản xuất kinh doanh nâng cao tinh thần trách nhiệm trong lao động, cố gắng học tập nâng cao trình độ văn hoá, tay nghề. Phân phối theo lao động có nghĩa là làm nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm thì không hưởng. Do đó, nó thúc đẩy người lao động vì lợi ích của mình hăng hái lao động, cải tiến kỹ thuật, nâng cao trình độ tay nghề, chăm chỉ học hành. Và điều này không chỉ có lợi cho bản thân người lao động mà còn có lợi cho tập thể, cho xã hội. - Tác động mạnh đến đời sống vật chất và văn hoá của người lao động, vừa đảm bảo tái sản xuất sức lao động vưa f có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân. - Góp phần ổn định và phát triển kinh tế, phân bố lại lực lượng lao động trên phạm vi xã hội Ví dụ: ngành giáo dục cần giáo viên đi công tác ở vùng sâu vùng xa ở đó có điều kiện khó khăn, xa xôi hẻo lánh. Trong điều kiện đó, Nhà nước có chính sách đãi ngộ tăng lương, tăng phụ cấp cho họ, tạo điều kiện thuận lợi về chỗ ở. Những việc làm trên tạo điều kiện cho giáo viên yên tâm công tác, phục vụ suốt đời. - Góp phần giáo dục thái độ lao động mới: Phân phối theo lao động khuyến khích người lao động yêu công việc, quý trọng lao động, đồng thời phê phán thói lười biếng, ỷ lại, trông chờ vào người khác, hình thành con người lao động mới. b. Phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội +Vì sao phải có hình thức phân phối lao động thông qua các hình thức quỹ phúc lợi xã hội? Phân phối theo lao động là rất cơ bản của xã hội nhưng nó chưa phải là hình thức phân phối duy nhất bởi vì: Phân phối lao động mới chỉ phân phối cho những người có sức khoẻ làm việc và có việc làm. Nhưng trong xã hội còn có những người chưa tìm được việc làm, không có việc làm có thể do già ốm tàn tật, thất nghiệp ….. Nếu chỉ thực hiện phân phối theo lao động thì họ không được hưởng, không thể tồn tại được - Phân phối theo lao động tuy đã công bằng, hợp lý nhưng chưa công bằng hoàn toàn do chưa tính đến những điều kiện, hoàn cảnh cá nhân của từng người. Ví dụ : Hai người lao động ngang nhau được phân phối ngang nhau. Nhưng đằng sau mỗi người là gia đình. Có người có nhiều con, có người lại phải nuôi bố mẹ già do đó phân phối cho mỗi người được ít hơn. "Với một công việc ngang nhau, và do đó với một phần tham dự như nhau vào quỹ tiêu dùng của xã hội thì trên thực tế người này vẫn lĩnh nhiều hơn người kia, người này vẫn giàu hơn người kia." (M-A. Tuyển tập, Tập 4) Đó chính là những thiếu xót không thể tránh khỏi khi thực hiện phân phối theo lao động, do đó cần phần có hình thức phương pháp thông qua các quỹ phúc lợi để bổ xung. - Phân phối theo lao động không thể đảm bảo được sự phát triển toàn diện của cá nhân cũng như cộng đồng xã hội. Có những nhu cầu rất cần tập thể và xã hội hỗ trợ. Ví dụ: Nếu chỉ bằng đồng lương thì không đủ để nuôi các con đi học mà cần có quỹ xã hội, quỹ tập thể để bù đắp vào. Tóm lại: chính vì 3 lý do trên, ngoài phân phối theo lao động cần có phân phối theo phúc lợi tập thể và phúc lợi xã hội để bù đắp vào những nhu cầu hẫng hụt ở trên. Do đó, phân phối theo phúc lợi tập thể xã hội là tất yếu, khách quan. + Hình thức biểu hiện phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội: . Phúc lợi nhà ăn tập thể, nhà trẻ trưởng học, bệnh viện . Nhà điều dưỡng, quỹ bảo hiểm xã hội. . Việt Nam do đặc thủ chiến tranh kéo dài cho nền còn có quỹ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, quỹ từ thiện đối với người già, tàn tật và trẻ mồ côi. . Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ, quỹ khuyến học, quỹ giúp học sinh nghèo vượt khó. + Tác dụng của phân phối thông qua các quỹ phúc lợi xã hội việc phân phối này có tác dụng khắc phục và làm giảm bớt những hạn chế của phân phối theo lao động nhằm khuyến khích người lao động quan tâm đến sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống cho người lao động. + Tác dụng của phương pháp thông qua quỹ phúc lợi tập thể và xã hội. . Phát huy tính tích cực lao động cộng đồng của mọi thành viên trong xã hội. . Nâng cao mức sống của toàn dân, đặc biệt đời đối với những người có thu nhập thấp đời sống khó khăn, làm giảm chênh lệch quá đáng về thu nhập giữa các thành viên trong cộng đồng. . Giáo dục ý thức cộng đồng, xây dựng chế độ xã hội mới. + Quý phúc lợi chỉ phát huy tác dụng khi phù hợp với các yêu cầu khách quan. . Quý phúc lợi tập thể không được mở rộng quá khả năng kinh tế cho phép. . Tốc độ phát triển của thu nhập trực tiếp của các cá nhân trong cộng đồng phải nhanh hơn tốc độ của các phúc lợi xã hội tập thể. . Cần sử dụng quý phúc lợi có hiệu quả . Quý phúc lợi cần được xây dựng, đóng góp theo tinh thần xã hội hoá. c. Các hình thức phương pháp khác - Trong các đơn vị kinh tế tập thể: có sự kết hợp phương pháp theo vốn và phương pháp theo lao động. - Trong thành phần kinh tế cá thể tiểu chủ: phương pháp phụ thuộc vào vốn đầu tư và tài năng sản xuất kinh doanh của người lao động. - Trong TCTTBTN và TBNN phương pháp phân phối dựa trên vốn sở hữu và sức lao động. 3. Từng bước thực hiện công bằng trong phương pháp thu nhập Biện pháp: 1. Phát triển mạnh mẽ cơ sở sản xuất tăng khối lượng cơ sở vật chất được sản xuất ra 2. Hoàn thiện cách sách tiền công, tiền lương, chống chủ nghĩa bình quân và thu nhập bút hợp lý bất định 3. Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế sự chênh lệch quá đáng về thu nhập: thuếu TN, trợ cấp trợ giá. 4. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xoá đói giảm nghèo. . Xác định phương hướng, cơ cấu, bước đi, nhiệm vụ chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân . Nắm những cân đối lớn của nền kinh tế: CN - NN - dịch vụ. Cân đối hàng tiền, tổng cung - tổng cầu…. Các chỉ tiêu quan trọng như GDP - GNP. . Quyết định kế hoạch Ngân sách, kế hoạch thu chi, tiền tệ kế hoạch xuất nhập khẩu và cân đối ngoại tệ… . Nhà nước tác động đến cơ sở bằng hệ thống chỉ tiêu hướng dẫn dùng cơ chế thị trường và các công cụ, các chính sách kinh tế khác để tác động gián tiếp, tránh mệnh lệnh, gò ép. . Các cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu hướng dẫn của cơ quan quản lý trực tiếp, chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đồng thời căn cứ vào thực lực của mình (vốn, nguyên liệu, vật liệu, lao động, thị trường) mà điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm vật chất, tự bù đắp và có lãi. - Cải tiến hệ thống bộ máy làm kế hoạch, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm kế hoạch, nhất là kế hoạch hoá ở tầm vĩ mô III. Quan hệ tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ 1. Bản chất, chức năng và hệ thống tài chính a. Khái niệm - Quá trình sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu: SX-PP-TĐ-TD. Trong số của cải vật chất tạo ra trong năm, nhà nước phải đứng ra phân phối tổng sản phẩm xã hội cho các tầng lớp dân cư vì những mục đích nhất định để chuyển từ khâu sản xuất sang khâu tiêu dùng. Việc phân phối tổng sản phẩm xã hội chính là công việc của tài chính. - Khái niệm tài chính: Là một hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối và sử dụng một cách có kế hoạch các quỹ tập trung và không tập trung nhằm những mục đích nhất định. - Trong thời kỳ quá độ, quan hệ tài chính còn tồn tại là một tất yếu khách quan. Bởi vì trong thời kỳ quá độ còn sản xuất hàng hoá, còn quan hệ hàng tiền tệ, các đơn vị kinh tế vẫn cần sử dụng quan hệ hàng hoá, tiền tệ để hạch toán sản xuất kinh doanh. Đồng tiền, Nhà nước phải thu - chi ngân sách, sử dụng ngân sách như một công cụ kinh tế cực kỳ quan trọng để điều tiết nền kinh tế. Do vậy, tài chính tồn tại là tất yếu khách quan. b. Bản chất tài chính Tài chính xã hội chủ nghĩa là một mặt của quan hệ phân phối, là một hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối và sử dụng một cách có kế hoạch các quỹ tập trung và không tập trung dưới hình thức tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo tái sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân. Như vây, bản chất của quan hệ tài chính là một mặt của quan hệ phân phối dưới hình thức tiền tệ để hình thành nên các quỹ tập trung (ngân sách nhà nước) và các quý không tập trung/ quỹ của các xí nghiệp) và sử dụng các quỹ đó theo mục tiêu nhất định. Mục đích của việc sử dụng quỹ đó là nhàn ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của nhân dân. c. Hệ thống tài chính: - Tài chính có nhiều khâu, nhiều bộ phận. Mỗi khâu, mỗi bộ phận có vị trí, nhiệm vụ và vai trò khác nhau song giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thanh hệ thống tài chính. - Người ta có thể phân chia hệ thống tài chính dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau. Trong bài này, chúng ta phân chia hệ thống tài chính dựa vào tiêu thức, đó là: sự phân chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở. Căn cứ vào tiểu thức này, hệ thống tài chính bao gồm: Tài chính Nhà nước gắn với việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tập trung. Trong các quỹ tập trung, ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất, là quý tập trung lớn nhất. Tầm quan trọng của ngân sách nhà nước biểu hiện ở nét ở chỗ: sự lành mạnh của một nước, của một quốc gia biểu hiện ở sự lành mạnh của ngân sách nhà nước. Một ngân sách nhà nước được gọi là lành mạnh nếu có sự thăng bằng thu chi và có kết dư cho năm sau, có thăng dư ngân sách. Nếu ngân sách bị thâm hụt hay bội chi trong một thời gian khá dài biểu hiện rõ nét sự yếu kém của hệ thống tài chính. Chính vì tầm quan trọng của NSNN như vậy cho nên việc dự toán và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm đều phải do quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất thông qua. Trong năm tay dự kiến ngân sách nhà nước bội chi 6% để hoàn thành một số công trình trong năm 2000 nhằm phát huy hiệu quả ngay và để khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Nguồn thu: Thuế (chủ yếu) Phí lệ phí Các nguồn khác Ngân sách nhà nước Các khoản chi Chi thường xuyên Chi trả nợ lãi Chi đầu tư phát triển + Tài chính các đơn vị kinh tế cơ sở gắn liền với việc hình thành phân phối và sử dụng các quỹ không tập trung như quỹ phát triển mở rộng sản xuất, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. d. Chức năng tài chính: Tài chính xã hội chủ nghĩa có hai chức năng cơ bản sau đây: - Chức năng phân phối tổng sản phẩm xã hội dưới hình thức tiền tệ làm hình thành các quỹ theo những tỉ lệ nhất định. + Các đơn vị kinh tế cơ sở thông qua phân phối lần đầu mà hình thành các quỹ của đơn vị như: quỹ mở rộng sản xuất, quý lương, quỹ dự trữ, quỹ bảo hiểm, quỹ khen thưởng. + Nhà nước thông qua phương pháp lần đầu mà hình thành nền người thu ngân sách để chỉ đạo và điều hành nền kinh tế. Với nguồn thu ngân sách do phân phối lần đầu, Nhà nước tiền hành phân phối lại trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân để hình thành các loại quý: quý phát triển sản xuất, quỹ dự trữ quốc gia, quý xây dựng cơ bản, quỹ y tế, giáo dục, quý quốc phòng - an ninh, quý bảo hiểm quỹ quản lý nhà nước. Như vây, thông qua việc phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội mà hình thành nên các quý theo tỷ lệ cân đối trong nền kinh tế quốc dân nhằm phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. - Chức năng giám đốc bằng đồng tiền sự hoạt động kinh tế của các xí nghiệp và tổ chức kinh tế: Thông qua phân phối, Nhà nước kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, các kết quả tài chính để kiểm tra các hoạt động của doanh nghiệp với mục đích giám sát việc sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm, có hiệu quả, đúng mục đích. Qua kiểm tra mà kịp thời phát triển, ngăn chặn và có biện pháp xử lý các vụ vi phạm luật lệ, chế độ tài chính, tham ô lãng phí, gây thất thoát tài sản của nhà nước, hướng mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh theo đúng hướng, đúng pháp luật. Hai chức năng trên có quan hệ chặt chẽ, gắn bó mật thiết với nhau. Thông qua phân phối mà thực hiện kiểm tra, giám sát và phải dựa vào kiểm tra để đảm bảo phân phối hợp lý. e. Phương hướng của hoạt động tài chính Trong thời gian qua, do có những khó khăn khách quan (nền kinh tế lạc hậu, nguồn việc trợ bị cắt giảm…. ) và những khó khăn chủ quan thực hiện bao cấp qua giá, cấp phát vốn, quản lý kinh tế yếu kém… đã làm cho nền tài chính của nước ta luôn ở trong trạng thái căng thẳng: bội chi, nhập siêu.. Qua 10 năm đổi mới, tình hình tài chính đã có những tiến bộ đáng kể. Trong thời gian tới, hoạt động tài chính cần đổi mới theo phương hưóng: Xây dựng và hoàn chỉnh chính sách tài chính quốc gia theo cơ chế mới, xoá bỏ cơ chế cấp phát tài chính mà chuyển sang cho vay vốn tài chính hoặc tín dụng, đảm bảo quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị kinh tế cơ sở, thúc đẩy sản xuất. + Tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách, đồng thời điều tiết phân phối hợp lý các nguồn thu, đảm bảo cân đối thu chi trong nền kinh tế. + Chống thất thu mọi loại thuế, thực hiện hạ thuế suất, mở rộng diện chịu thuế. + Phân cấp quản lý thu chi ngân sách hợp lý, đảm bảo tập trung cho ngân sách nhà nước vừa đảm bảo điều kiện hoạt động cho các cơ sở và địa phương + Thực hiện tốt chức năng kiểm tra giám sát các đơn vị cơ sở, giá nghiêm cơ chế tài chính, chống tham ô tham nhũng. 2. Bản chất, chức năng và các hình thức tín dụng a. Bản chất Tín dụng là một phạm trù kinh tế gắn liền với kinh tế hàng hoá. Sự ra đời và tồn tại của nó bắt nguồn từ đặc điểm chu chuyển vốn tiền tệ và sự cần thiết sinh lợi đối với vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi và nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh nhưng chưa tích luỹ kịp (giống như tư bản cho vay và tư bản ngân hàng). Do đó tín dụng xuất hiện và tồn tại như là một sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế. - Bản chất của tín dụng: Là hình thức vận động vốn tiền tệ giữa người đi vay và người cho vay. Quan hệ tín dụng là quan hệ vay mượn tiền tệ có hàn cả vốn lẫn lãi. (có kèm theo lợi tức) b. Hệ thống tín dụng Hệ thống tín dụng bao gồm: - Tín dụng nhà nước: Nhà nước vay mượn của nhân dân thông qua phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc. - Tín dụng ngân hàng: quan hệ về vốn giữa người đi vay với ngân hàng - Tín dụng thương mại: thực chất là sự mua bán chịu lẫn nhau. (xem lại chiết khếu kỳ phiếu thương nghiệp). e. Chức năng của tín dụng Tác dụng có hai chức năng cơ bản sau đây: - Huy động để tập trung nguồn vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng và phân phối lại vốn đó cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. - Thông qua cho vay vốn để kiểm tra giám sát việc sử dụng tiền tệ trong các hoạt động kinh tế của các xí nghiệp và các tổ chức khác. Hai chức năng này có mối quan hệ biện chứng với nhau và có tác dụng lớn đối với nền kinh tế. 3. Lưu động tiền tệ và ngân hàng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. a. Lưu thông tiền tệ - Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự tồn tại của kinh tế hàng hoá do đó tất yếu phải có tiền tệ, tiền tệ tồn tại là một tất yếu khách quan. Tiền trong thời kỳ quá độ cũng có 5 chức năng: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện tích luỹ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. - Lưu thông tiền tệ là sự vận động liên tục của tiền tệ lấy sự lưu thông hàng hoá làm tiền đề cho cơ sở. Lực lượng chi phối lưu thông tiền tệ là quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật này đã được nghiên cứu ở chương 2. - Trong những năm qua, nhà nước đã vận dụng quy luật chung này cùng với những lý thuyết mới về tiền tệ để kiểm soát lưu thông tiền tệ và đạt được kết quả đáng kể. Đặc biệt là kiểm soát được lạm phát từ mức 3 con số về một con số như con số hiện nay. b. Ngân hàng trong thời kỳ quá độ - Hệ thống ngân hàng bao gồm: + Ngân hàng nhà nước: thực hiện chức năng quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ, phát hành tiền tệ, quản lý dự trữ vàng bạc và ngoại tệ mạnh. + Ngân hàng thương mại, thực hiện hoạt động tín dụng trong nền kinh tế. - Tác dụng của ngân hàng : + Tập trung các nguồn vốn phân tán thành nguồn vốn tích luỹ cho xã hội, đáp ứng nhu cầu về vốn, qua đó thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội ngày một mở rộng và hiện đại. + Góp phần hình thành thị trường tiền tệ, thị trường vốn. + Cùng với các tổ chức tín dụng khác, ngân hàng đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần xoá bỏ hình thức cho vay nặng lãi. - Phương hướng đổi mới hoạt động lưu thông tiền tệ và ngân hàng + Chuyển mạnh chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng phù hợp với cơ chế thị trường. + Tiếp tục thực hiện hệ thống NH 2 cấp + Thực hiện chính sách lãi suất dương, lãi suất lao động, lãi suất gửi tích cực huy động vốn trung và dài hạn. + Tổ chức tốt hệ thống quỹ tín dụng nhân dân. + Áp dụng hình thức ngân hàng cổ phần, từng bước ổn định giá trị đồng việc nam, thực hiện quản lý ngoại tệ qua ngân hàng .... IV. Quan hệ hạch toán kinh tế 1. Bản chất và tác dụng của hạch toán kinh tế a. Bản chất - Hạch toán kinh tế là một phạm trù kinh tế ra đời vào những năm 20 của TK 20 ở Nga. Nó ra đời cùng với chính sách kinh tế mới (NEP) và được nhà nước Xô Viết áp dụng trong quản lý kinh tế từ trước tới nay. Việt Nam áp dụng hạch toán kinh tế từ 1957 trong Hội nghị Trung Ương 2 khoá II nhưng trong thời kỳ bao cấp (1957 - 1986) coi nhẹ quan hệ hàng hoá tiền tệ nên hạch toán kinh tế chỉ là hình thức. Chỉ khi sau Đại hội Đảng VI, chúng ta tiến hành xoá bỏ có chế quan liêu bao cấp, lập lại trật tự kinh tế, quan hệ hàng hoá tiền tệ quan hệ hạch toán kinh tế mới thực sự đi vào cuộc sống - Bản chất quan hệ hạch toán kinh tế Nó là một phạm trù kinh tế phản ánh các quan hệ kinh tế mới khác về chất giữa Nhà nước với các xí nghiệp, giữa các xí nghiệp và các tổ chức kinh tế khác, giữa xí nghiệp với các bộ phận công nhân viên trong xí nghiệp Nó còn là phương pháp quản lý sản xuất kinh doanh một cách có kế hoạch của các xí nghiệp quốc doanh là tập thể, dựa trên cơ sở chủ động sử dụng một cách có hệ thống các quan hệ thống các quan hệ hàng hoá - tiền tệ và các phạm trù kinh tế có liên quan nhằm đạt đến kết quản cao nhất với chi phí ít nhất. - Tính tất yếu của hạch toán kinh tế. Hạch toán kinh tế là một tất yếu khách quan bởi: Trong quá trình sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất, mỗi xí nghiệp luôn có những mối liên hệ kinh tế với nhau, cũng như có mối quan hệ với nhà nước về: . Cung cấp vật tư, bán thành phẩm . Trao đổi kỹ thuật, lao động . Trao đổi hàng hoá - tiền tệ Các mối liên hệ kinh tế này không phải ngẫu nhiên, vô nguyên tắc mà mỗi cơ sở trong quá trình trao đổi phải luôn tính toán hao phí lao động cá biệt của mình và so sánh với hao phí lao động xã hội cần thiết sao cho có lợi nhất, đồng thời phải tiến hàng phân chia lợi nhận xí nghiệp sao cho vừa có thể tái sản xuất mở rộng, vừa kết hợp các lợi ích hài hoà với nhau. Do đó, hạch toán kinh tế là một tất yếu khách quan. b. Tác dụng của hạch toán kinh tế - Góp phần biến các xí nghiệp từ đơn vị kinh tế bao cấp, thực sự trở thành đơn vị kinh tế hàng hoá thích ứng với có chế thị trường. - Cho phép kết hợp sự lãnh đạo định hướng kế hoạch của nhà nước với việc phát huy tính tự chủ của xí nghiệp. - Góp phần kết hợp hài hoà 3 lợi ích đặc biệt cá trong lợi ích của người lao động. - Nó tạo điều kiện để thực hiện tốt yêu cầu của quy luận kinh tế, mục tiêu và nguyên tắc quản lý nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Những nguyên tắc cở bản của hạch toán kinh tế a. Nguyên tắc tự bù đắp và có lãi Đây là nguyên tắc cơ bản nhất, quan trọng nhất xuất phát từ yêu cầu khách quan của kinh tế hàng hoá, của nguyên tắc quản lý có hiệu quả, của mục tiêu dân giầu nước mạnh. Vì sao nó là nguyên tắc quan trọng nhất? + Do tính hiệu quản của hoạt động sản xuất kinh doanh quy định Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh dù ở bất kỳ lĩnh vực nào, người lao động đều phải tính toán đến hiệu quả, tức là tính toán xem số lao động tiền vốn bỏ ra là bao nhiêu, kết quả thu về bao nhiêu, có lãi hay lỗ để từ đó quyết định có nên tiếp tục sản xuất kinh doanh huy động. + Trước đây, do dựa trên hệ thống định mức hao vật tư kỹ thuật chưa thật chính xác, nhất là hệ thống giá cả thoát ly quá ra giá trị, do đó hạch toán kế toán không phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị sản phẩm: C1: khấu hao TSCĐ không đáng kể (4%/ năm) C2: giá nguyên vật liệu, năng lượng rẻ V: tiền lương không đủ mức sống tối thiếu m: Nhà nước bù lỗ Chính vì tình trạng này, xuất hiện hiện tượng: lãi giả rõ thật bởi vì hạch toán hình thức thì lãi (theo giá Nhà nước ) còn hạch toán thực thì lỗ không hiệu quả. Hiện nay, trên cở sở hạch toán kinh tế đúng giá trị, tính đầy đủ các yếu tố đầu vào đầu ra. Giá trị sản phẩm: C1: Quý khấu hao phải đảm bảo đổi mới TSCĐ (KH nhanh) C2: mua theo giá cả thị trường Tiên lương phải đảm bảo TSX sức lao động m: XN làm ăn tốt, có hiệu quả thì có m Nhà nước không bù lỗ như trước. Thực hiện nguyên tắc này buộc các doanh nghiệp phải hạch toán đầy đủ các chi phí bỏ ra và thu về sao cho bù đắp được các khoản chi phí và có lãi. Nếu không có lãi, buộc phải cải tiến kỹ thuật, quản lý… hoặc chuyển hướng sản xuất kinh doanh hoặc tuyên bố giải thể phá sản. Đây là nguyên tắc tuyệt đối, bất di bất dịch của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào trong nền kinh tế hàng hoá b. Bảo đảm tính độc lập tương đối về kinh tế tài chính và nghiệp vụ sản xuất kinh doanh. Nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và từ sự thừa nhận xí nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập. Nguyên tắc này thực chất là nguyến tắc tự chủ về các mặt của xí nghiệp kinh doanh. Biểu hiện ở. - Xí nghiệp được quyền sử dụng, quản lý các tài sản và tiền vốn cấp phát ban đầu để tiến hành sản xuất theo hướng mục tiêu đã định. - Xí nghiệp có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, tuyển chọn lao động. - Xí nghiệp có quyền mua sắm thêm tài sản và thanh lý tài sản và thanh lý tài sản hư hỏng. - Có quyền được lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản và vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.docx
Luận văn liên quan