Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ thơ.Trong các trường lớp mẫu giáo, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng.Có thể coi nó như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời đối với công tác giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện. Các cháu nhỏ có thể làm quen với âm nhạc rất sớm, ngay từ khi bập bẹ, tập nói hoặc sớm hơn, ngay từ lúc nằm nôi. Một giai điệu vang lên, trong đó các âm thanh cao thấp được kết hợp trong một nhịp điệu sinh động, bản thân nó đã có thể tác động trực tiếp vào đôi tai bé nhỏ.Các cháu nhún nhảy, giậm chân hoặc múa tay theo nhịp điệu vừa vang lên .Như vậy âm nhạc đến với trẻ làm thỏa mãn một nhu cầu tự thân của trẻ. Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: “Vui chơi là họat động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi góp phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách , tạo nên sự hứng thú và các khả năng sáng tạo của trẻ.” Nếu trò chơi được coi là một trong những nội dung đồng thời là một trong những phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất, thì âm nhạc được kết hợp trong các hoạt động cũng giúp ích cho trẻ nhiều mặt như vậy. Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo , chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới âm nhạc trong hoạt động của trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm.Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ”

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4976 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ thơ.Trong các trường lớp mẫu giáo, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng.Có thể coi nó như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời đối với công tác giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện. Các cháu nhỏ có thể làm quen với âm nhạc rất sớm, ngay từ khi bập bẹ, tập nói hoặc sớm hơn, ngay từ lúc nằm nôi. Một giai điệu vang lên, trong đó các âm thanh cao thấp được kết hợp trong một nhịp điệu sinh động, bản thân nó đã có thể tác động trực tiếp vào đôi tai bé nhỏ.Các cháu nhún nhảy, giậm chân hoặc múa tay theo nhịp điệu vừa vang lên .Như vậy âm nhạc đến với trẻ làm thỏa mãn một nhu cầu tự thân của trẻ. Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: “Vui chơi là họat động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi góp phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách , tạo nên sự hứng thú và các khả năng sáng tạo của trẻ.” Nếu trò chơi được coi là một trong những nội dung đồng thời là một trong những phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất, thì âm nhạc được kết hợp trong các hoạt động cũng giúp ích cho trẻ nhiều mặt như vậy. Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo , chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới âm nhạc trong hoạt động của trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm.Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ” II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG: *Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh: -Trường có 2 cơ sở với 4 lớp mẫu giáo và 111 học sinh. -Học sinh đủ cả 3 lứa tuổi, các cháu hồn nhiên dễ thương và rất thích được hát, nghe nhạc… -Có 7 giáo viên trong đó có 4 /7 giáo viên biết sử dụng đàn. * Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị âm nhạc: -Trường đã mua sắm được một đàn organ, 1 tivi –đầu đĩa; một máy cát xét. Và các loại băng đĩa phục vụ cho lứa tuổi mẫu giáo. -Trường chưa có phòng âm nhạc riêng cho trẻ sinh họat . *Tình hình phụ huynh : -Đa số phụ huynh không thích cho trẻ học hát, nghe nhạc nhiều, mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ , làm toán như lớp 1 phổ thông. *Tình hình giáo dục hiện nay: Hiện nay ngành học mầm non đang tiếp tục thực hiện việc tổ chức hình thức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới. Với lý do và thực trạng nêu trên chúng tôi đã tiến hành việc lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động cho trẻ như sau: III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH : 1/Lập kế họach đầu tư trang thiết bị và chuyên môn về âm nhạc: *Về trang thiết bị: Đầu năm chúng tôi cùng nhau khảo sát,nắm lại số liệu các trang thiết bị âm nhạc của trường .(Như có bao nhiêu đàn, ti vi, đầu đĩa , máy cát xét, bao nhiêu băng đĩa ,băng đĩa có những bài hát gì, chủ điểm như thế nào ? ) Sau đó chúng tôi cùng có ý kiến với nhà trường đề nghị cân đối kinh phí , mua bổ xung thêm máy cát xét cho các lớp sao cho đủ mỗi lớp 1 máy để tiện sử dụng khi tổ chức các họat động cho trẻ.Trang bị thêm các âm thanh khác như Loa, Micro… Đối với các băng đĩa nhạc , chúng tôi phân loại nhạc ,bài hát sử dụng cho từng hoạt động riêng biệt( Ví dụ : đĩa hát, băng nhạc có tiết tấu sinh động để dùng cho các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời; nhạc nhẹ nhàng êm dịu sử dụng trong hoạt động tạo hình , giờ kể chuyện.v.v.) .nếu thiếu, chúng tôi đi sưu tầm và đề nghị nhà trường mua sắm thêm. * Về giáo viên : qua các tiết dự giờ đồng nghiệp , chúng tôi cùng nắm bắt lại trình độ về sử dụng các nhạc cụ của các giáo viên đứng lớp.Như có bao nhiêu giáo viên sử dụng được đàn, bao nhiêu giáo viên hát chuẩn hoặc hát chưa hay cần rèn luyện( Trong trường chỉ có Cô Hoa, cô lanh , cô Trang sử dụng chưa thành thạo đàn organ, Còn lại các cô đã tương đối sử dụng được ).Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi rèn luyện ngòai giờ về tập hát, tập đàn , tập sử dụng các thiết bị âm thanh khác. Nhất là trong các ngày hội ngày lễ trong năm , chúng tôi phân công mỗi người chịu trách nhiệm về việc sử dụng các thiết bị âm thanh một lần cho quen cách sử dụng. 2/ Tổ chức lồng ghép âm nhạc vào các họat động chăm sóc giáo dục trẻ : 2-1/ Hoạt động họp mặt đón trẻ: Vào mỗi buổi sáng, khi trẻ đến trường với trạng thái ở mỗi trẻ một khác nhau . Nếu như trẻ được nghe những bài hát có chủ đề về trường lớp , bạn bè thì trẻ sẽ cảm thấy hứng thú hơn , thích đến trường hơn .(Nếu có điều kiện, nên cho trẻ xem băng đĩa để trẻ có thể bắt chước các điệu múa, nhún nhảy của các bạn..). dần dần hình thành ở trẻ ý thức hứng thú quan sát, ham hiểu biết, phát triển tai nghe . 2-2 / Hoạt động thể dục sáng : Họat động thể dục sáng được lồng ghép âm nhạc thì hiệu quả rất cao, các cháu rất là hứng thú tham gia , giúp giáo viên bớt mệt mõi khi phải dùng các hiệu lệnh khác để hướng dẫn trẻ. Âm nhạc còn có tác dụng giúp trẻ biết chú ý theo đúng nhịp điệu của nhạc để thực hiện đúng các động tác thể dục một cách nhịp nhàng Và Thể dục sáng sẽ đạt hiệu quả toàn diện ( kích thích trẻ hứng thú , sảng khoái bước vào một ngày mới. Các bài hát, nhạc chúng tôi thường chọn cho thể dục sáng thường có tiết tấu vui, nhịp nhàng, và nhất là theo từng chủ điểm: Ví dụ như : Chủ điểm Mùa xuân kết hợp bài Sắp đến tết rồi; Chủ điểm Thế giới động vật kết hợp bài Con cào cào… 2-3/ Hoạt động ngoài trời : Trong khoảng thời gian trẻ chơi tự do thì âm nhạc nhẹ nhàng , êm dịu giúp trẻ thoải mái ,bớt căng thẳng và thích thú tham gia vào các trò chơi. Trong trò chơi vận động , nhất là khi trẻ thi đua với nhau , âm nhạc sinh động sẽ kích thích trẻ cố gắng thi đua giành phần thắng về mình.Từ đó giáo dục cho trẻ tính kỷ luật, ý thức tự giác, kiên trì, cố gắng đạt kết quả . 2-4/Hoạt động vui chơi: Đã gọi là họat động vui chơi thì nếu thiếu âm nhạc trò chơi sẽ bớt đi phần hứng thú. Nhất là ở các trò chơi đóng kịch, trò chơi văn nghệ. Chính vì vậy các thiết bị hổ trợ như đàn, máy cát xét, các âm thanh khác rất cần thiết . Ví dụ như khi trẻ đóng kịch “ Cô bé quàng khăn đỏ” ngoài những lời dẫn chuyện, những lời đối thoại giáo viên cần chọn các bài hát , điệu nhạc để lồng ghép vào lúc cô bé khăn đỏ đang đi trên đường , đi hái hoa… Hoặc khi trẻ biễu diễn văn nghệ, nếu có nhạc ,đàn phụ họa thì chắc chắn các tiết mục biểu diễn của các bé sẽ rất dễ thương và gây được hứng thú cho cả khán giả phía dưới. 2-5 Hoạt động giáo dục: *Bộ môn tạo hình: Ngoài việc cho trẻ quan sát vật thật, tranh ảnh … khi trẻ bắt đầu thực hành ,chúng tôi mở nhạc cho trẻ nghe để trẻ tưởng tượng lại các hình ảnh cần thiết để làm ra sản phẩm.Ví dụ: Vẽ con gà trống, chúng tôi mở máy bài hát “con gà trống” ( Con gà trống, có cái mào đỏ, chân có cựa, gà trông gáy, ò ó o…).Hoặc khi vẽ về quả bóng , chúng tôi cho trẻ nghe bài “Quả bóng” : (Quả bóng tròn tròn là quả bóng xinh xinh …) Như vậy trong hoạt động tạo hình, âm nhạc giúp trẻ cũng cố lại các hình ảnh trẻ đã được nhận biết ,kích thích trẻ tưởng tượng ra các hình ảnh phong phú. Đồng thời khi trẻ đang thực hành, âm nhạc làm cho trẻ vui hơn, hứng thú hơn và chắc chắn rằng kết quả về sản phẩm của trẻ cũng sẽ đạt chất lượng hơn. *Bộ môn Làm quen chữ viết và làm quen với toán : Chúng tôi lồng ghép nhạc vào phần trò chơi thi đua ( ví dụ :tìm chữ cái theo yêu cầu của cô, hoặc thi đua gắn các chữ cái theo băng từ, tìm các chữ số .. ) thực hiện tập tô chữ, chữ số trong vở của trẻ. thường thì trong hoạt động này chúng tôi sử dụng nhạc không lời có giai điệu nhẹ nhàng, nhí nhảnh. Nếu giờ học không có các phần trên thì chúng tôi cho trẻ hát để trẻ có thể nhớ lâu hơn các chữ vừa học . ( Ví dụ: Tôi là chữ o ô ơ , chữ cái này đọc tên là gì? em đọc tên là gì? À à em biết rồi ,em biết rồi đọc là chữ u …; Hoặc hôm qua em học vần a là mờ a ma sắc má …. Hoặc tập đếm, ta học đếm 1 2 3 4 5 .Anh thuộc chưa cùng đếm theo tôi nào , hãy đọc to 6 7 8 9 10…)Hoặc qua bài hát cho trẻ đếm số lượng (Ví dụ đếm số lượng bông qua bài hát : “ Bông xanh bông trắng rồi lại vàng bông ơi bạn ơi.. Bông lê cho bằng bông lựu ơi bạn ơi …” ) Mỗi loại hình thức áp dụng đều có ý nghĩa giúp trẻ phát triển trí tuệ, tạo cho trẻ có những phản xạ nhanh nhạy có tác dụng trong việc cũng cố và tiếp thu những nội dung giáo dục một cách có hiệu quả. *Bộ môn thể dục: Đối với trẻ mẫu giáo, nếu giờ học thể dục mà chúng ta chỉ hô khẩu lệnh thì trẻ rất mau chán. Chính vì vậy chúng tôi đã phối hợp lồng ghép nhạc vào phần khởi động để tăng thêm phần hứng thú cho trẻ . Thường thì chúng tôi chọn nhạc không lời để dẫn đắt trẻ khởi động . Nhưng đến phần thi đua thực hiện các động tác thì âm nhạc là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động thể dục.Nhờ có âm nhạc mà trẻ được tăng thêm hưng phấn để rèn luyện cơ thể. Nhờ vậy mục đích giáo dục của chúng ta cũng đạt được hiệu quả( giúp trẻ rèn luyện tính dẽo dai, phát triển thể lực …) * Bộ môn làm quen với Môi trường xung quanh: Cũng giống như các môn học khác , chúng tôi lồng ghép âm nhạc qua các bài hát,điệu nhạc giúp trẻ nhớ lại, để mở bài gây sự chú ý cho trẻ ,hoặc kết thúc giờ học để cũng cố lại kiến thức cho trẻ về đặc điểm các con vật ( Con chuồn chuồn; Con mèo lười…), các hình ảnh thiên nhiên ( Ta đi vào rừng xanh; Cho tôi đi làm mưa với ..) các phương tiện giao thông ( lái xe ô tô ; bác đưa thư ..) Nếu như chỉ cho trẻ quan sát, tìm hiểu, hỏi đáp , nhận xét mà không có lồng ghép âm nhạc thì trẻ cũng tiếp thu được kiến thức về thế giới xung quanh .Tuy nhiên trẻ mẫu giáo có đặc điểm là rất yêu âm nhạc, qua âm nhạc kiến thức của trẻ càng được cũng cố, được khắc sâu hơn .Vậy sao chúng ta không biết tận dụng nguồn âm nhạc dồi dào trong cuộc sống để tăng thêm hưng phấn cho trẻ, giúp trẻ có thêm kiến thức phong phú .Chính vì vậy chúng tôi đã tìm mọi hình thức để lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động cho trẻ. *Bộ môn làm quen văn học : Đây là một môn học phụ thuộc rất nhiều vào năng khiếu truyền đạt của giáo viên . Nếu giáo viên kể diễn cảm, biết gây hứng thú cho trẻ thì việc kết hợp âm nhạc vào giờ kể chuyện đọc thơ sẽ tăng thêm phần hấp dẫn. nếu giáo viên không có năng khiếu kể chuyện thì khi lồng ghép âm nhạc sẽ che bớt đi những khiếm khuyết của giáo viên. Chính vì vậy chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng đàn dạo nhạc hoặc kết hợp thêm những bài hát phù hợp với câu chuyện khi kể cho trẻ nghe.(Ví dụ : câu chuyện cây khế : khi con quạ bay đến ăn khế chúng tôi lồng ghép nhạc điệu dân ca du dương ) câu chuyện có các nhân vật là con vật , chúng tôi lồng ghép bài hát về con vật đó: Ví dụ : con thỏ ( hát lá lá la la lá lá chú thỏ trắng là tôi … ). IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: Đối với cháu: các cháu rất hứng thú tham gia giờ học , các hoạt động chăm sóc giáo dục đối với trẻ nhẹ nhàng thoải mái hơn, kiến thức kỷ năng được nâng cao rõ rệt. Kết quả nhận thức trên trẻ đạt chất lượng hơn , Phụ huynh có sự thay đổi suy nghĩ về vấn đề giáo dục của giáo viên đối với trẻ. Đối với giáo viên biết sử dụng đàn và các thiết bị âm thanh thành thạo. trang thiết bị về âm nhạc được nhà trường đầu tư .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ.doc
Luận văn liên quan