Thiết bị dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển
khai chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển
khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ
động của học sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải
tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc
các hoạt động nhóm.
Hiện nay, cơ sở vật chất của các nhà trườngđã được trang bị khá
đầy đủ nên hỗ trợ đắc lực cho việc tổ chức dạy học được dễ dàng, linh
hoạt, phù hợp với dạy học cá thể, dạy họchợp tác. Đặc biệt , trong vài
năm gần đây, ngành giáo dục đã trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện
đại như máy vi tính, máy chiếu projector . . . tạo điều kiện cho giáo viên
giảng dạy bài giảng điện tử một cách sinh động .
Trong quá trình quản lý và sử dụng phòng máy tính, từ thực tế việc
tổ chức hoạt động nhóm học sinh trong học tập của giáo viên, tôi thấy việc
sử dụng bảng phụ để học sinh làm bài và trình bày kết quả, để giáo viên
đưa đề bài tập, hình vẽ, nhận xét . . . là hết sức quan trọng giúp học sinh
hoạt động tích cực tìm kiếm kiến thức nhưng cũng gây cho giáo viên nhiều
khó khăn như : mất nhiều thời gian chuẩn bị viết, vẽ phóng to, mất nhiều
thời gian treo lên , lấy xuống . . .
Tôi đã có sáng kiến sử dụng một Webcam (WebCamera) thay cho
một máy chiếu đa vật thể .
19 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 14100 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lồng ghép giáo dục giới tính trong môn sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH
TRONG GIẢNG DẠY MÔN SINH HỌC 8
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội phát triển, hiện đại với biết bao đổi thay đang diễn ra. Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng cao. Chúng ta đang cố gắng tiếp cận với những cái mới, cái hiện đại và cái văn minh. Nhưng đồng thời chúng ta cũng phải chống lại những mặt tồn tại của chúng. Đó là sự bùng nổ dân số, bệnh hiểm nghèo, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội,... ngày càng nặng nề, sức khỏe con người ngày càng bị đe dọa trầm trọng, nhất là ở những nước đang phát triển. Chúng đe dọa cuộc sống và sức khỏe của mọi lứa tuổi,đặc biệt là thế hệ trẻ phải đương đầu chịu đựng.
Trong vòng 10 năm trở lại đây, xã hội mà đối tượng chủ yếu là thanh thiếu niên đang nổi lên các hiện tượng sống thử, phá thai, các “bà mẹ” 14 – 15 tuổi, quan hệ tình dục không an toàn, đồng tính,....Điều này làm dư luận xôn xao rất nhiều. Đặc biệt, trong xã hội Việt Nam, theo ý kiến của một bộ phận người, điều này lại càng bị lên án gay gắt. Cũng có nhiều người cho rằng đó là kết quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, sự bùng nổ thông tin, hay nói rộng ra là quá trình toàn cầu hóa,....Nhìn chung, dư luận hầu như chỉ nhắm vào sự việc đã rồi của những thanh thiếu niên còn “trẻ người non dạ”, kiến thức giới tính, sức khỏe sinh sản còn nhiều hạn chế.
Mặt khác, do quan niệm của người Á Đông, cho đến nay, trong phạm vi xã hội nói chung, và góc độ gia đình nói riêng, chuyện giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho con trẻ còn bị né tránh. Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng đấy chính là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hậu quả không mong muốn như trên.
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục giới tính rất quan trọng. Bởi giáo dục giới tính có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ ở lứa tuổi đang lớn và việc duy trì thế hệ mai sau, góp phần tạo ra cho xã hội một thế hệ phát triển toàn diện về thể trạng tâm lý và sinh lý. Xã hội càng phát triển, điều kiện sống càng được nâng cao, tuổi dậy thì của trẻ em càng sớm. Điều này khiến các em giảm bớt tuổi thơ ngây, sớm trở thành người lớn, dẫn đến sự chênh lệch giữa phát triển thể xác với phát triển sự khôn ngoan. Có nghĩa là tinh thần các em chưa đủ khôn ngoan để đối phó với những cám dỗ, cạm bẫy của thể xác. Vì vậy, sự thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản, về giới tính một cách đúng đắn dễ dẫn đến những hành vi “lầm đường lạc lối”, và để lại hậu quả không nhỏ.
Vấn đề giáo dục giới tính cũng được nhà nước ta quan tâm từ rất lâu, đặc biệt được thể hiện trong chỉ thị 176a của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, về vấn đề biên soạn nội dung giảng dạy giáo dục giới tính trong học đường từ năm 1984 . Từ đó cho đến nay đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, các đề tài giải quyết vấn đề giáo dục giới tính dưới sự chỉ đạo của nhà nước, của Bộ Giáo dục – Đào tạo, của Viện khoa học giáo dục, với sự tham gia của các nhà khoa học, các sở giáo dục và nhiều ngành có liên quan.
Cho đến nay, vấn đề bảo vệ sức khỏe sinh sản cho thế hệ trẻ, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh đã được quan tâm hơn. Hình thức giúp vấn đề này trở nên phổ biến và gần gũi với thế hệ trẻ, hiệu quả nhất là thông qua giáo dục trong trường phổ thông. Tuy nhiên, giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên trong nhà trường vẫn còn nhiều khó khăn, cần sự phối hợp của nhiều ban ngành, bộ phận tư vấn, chuyên môn có liên quan.
Trong các bộ môn được giảng dạy ở trường Trung học cơ sở, Sinh học là một bộ môn tương đối phù hợp để giáo viên lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh, đặc biệt là chương trình Sinh học 8, khi các em được tìm hiểu các kiến thức về giải phẫu sinh lý người. Học sinh sẽ có điều kiện khám phá các hoạt động sinh lý của cơ thể, giải thích một số hiện tượng tâm sinh lý lứa tuổi, biết cách vệ sinh thân thể, giữ gìn sức khỏe bản thân,.... Chính vì thế,từ nhận thức thực tế, tôi cảm thấy bộ môn sinh học 8 có nhiều thuận lợi để đề cập đến vấn đề này. Do vậy, tôi xin mạnh dạn trình bày ý tưởng thông qua đề tài:
“ Lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong giảng dạy
môn Sinh học 8 ở trường Trung học cơ sở”.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Thuận lợi
Giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh đang là một vấn đề được quan tâm hiện nay. Đây cũng là một nhu cầu cần thiết của lứa tuổi vị thành niên.
Đối tượng chủ yếu của kết quả ứng dụng đề tài này là các em học sinh trong độ tuổi từ 14 đến 16. Ở độ tuổi này, nhận thức của các em đã có sự thay đổi so với trước đây. Các em bắt đầu có nhu cầu hiểu biết, nhận thức chọn lọc về các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt là về tâm sinh lý. Đây chính là cơ sở tốt để giáo dục cho các em nhận thức về việc chăm sóc sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng.
Nhà trường là nơi thuận lợi để tiến hành giáo dục cho thanh thiếu niên thông qua các môn học, các hoạt động chung. Ở đây, ngoài thầy cô giáo, còn có các tổ chức khác như Hội Phụ huynh học sinh, Đội thiếu niên, Đoàn thanh niên, Hội chữ thập đỏ,… cùng phối hợp giáo dục học sinh.
Ngoài ra, hiện nay các thông tin về bảo vệ sức khỏe, sức khỏe sinh sản đã được phổ biến hơn, được thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, cập nhật: sách báo, tờ rơi, tranh ảnh, phim truyện, internet,….
Khó khăn
Giáo dục sức khỏe, đặc biệt là giáo dục giới tính hiện nay được đề cập khá nhiều trên mọi phương tiện thông tin. Việc chọn lọc luồng thông tin tích cực không phải dễ dàng đối với đối tượng thanh thiếu niên.
Theo suy nghĩ của người phương Đông, vấn đề giới tính còn khá nhạy cảm, đòi hỏi phải cẩn trọng khi đề cập đến vấn đề tế nhị này.
Chuyên viên thực hiện tư vấn tâm lý, tư vấn sức khỏe sinh sản còn chưa nhiều, đặc biệt ở địa phương.
Giáo viên có chuyên môn nhưng khả năng diễn giảng về bảo vệ sức khỏe nói chung, sức khỏe sinh sản nói riêng còn hạn chế, do không chuyên.
Thời lượng lồng ghép hạn chế, do đây không phải là nội dung chính trong môn học.
Thực hiện ứng dụng rộng đề tài này đòi hỏi sự phối hợp, giúp sức của nhiều tổ chức.
Số liệu thống kê
( Một số số liệu đáng lưu ý:
Dân số thế giới hiện nay khoảng trên 6 tỷ người, trong đó trẻ em dưới 15 tuổi chiếm khoảng 37%.
Theo Vnexpress, 2009, thì “Mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,4 triệu ca nạo phá thai, trong đó 500 ngàn ca ở tuổi vị thành niên, 25% số ca chưa lập gia đình và 20% ca nạo phá thai khi còn ở tuổi vị thành niên.”. Nếu so với khoảng 46 triệu ca nạo phá thai trên tòan thế giới thì chúng ta chiếm 3%.
(Theo Vũ Hoàng Linh, Kyoto Institute Of Technology, 2009)
Đầu những năm 2000 số trẻ vị thành niên đến khoa nạo phá thai ở Bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 5%, thì từ năm 2006-2007 đến nay con số này đã tăng lên 10%.
Mỗi năm ở Bệnh viện Từ Dũ có xấp xỉ 30.000 ca nạo phá thai, trong số đó số trẻ vị thành niên chiếm khoảng gần 3.000 ca. Các em ở lứa tuổi từ 17 và nhỏ nhất chỉ mới qua tuổi 11.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, sự lây lan các bệnh qua đường tình dục và đặc biệt là HIV/AIDS nhanh chóng đến mức báo động. Riêng trong các trường hợp nhiễm HIV thì 50% là ở lứa tuổi thanh niên, 14% ở lứa tuổi dưới 15 tuổi, và ngày càng có xu hướng trẻ hoá.
Tỷ lệ trẻ vị thành niên nạo phá thai ở Từ Dũ là 50% ca người Thành phố Hồ Chí Minh và 50% số ca từ các tỉnh khác.
(Số liệu từ Tạp chí y học, 11/2007)
( Thực trạng trước khi thực hiện đề tài, tôi đã tìm hiểu trao đổi với một số học sinh về thái độ đối với vấn đề giáo dục giới tính.
Kết quả khảo sát học sinh khối 8 (290HS) như sau :
Thái độ của học sinh khi đề cập đến vấn đề giới tính
Tỉ lệ %
Rất hứng thú
81.2
Hứng thú
11.8
Còn sự e ngại
7
Và kết quả khảo sát thái độ của học sinh từ lớp 8/1 ( lớp 8/4 đối với việc học môn Sinh học 8 như sau:
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Cơ sở lý luận
1.1 Giáo dục giới tính là gì?
1.1.1 Giới tính: chỉ giống đực hay cái, phái nam hay nữ của những sinh vật, trong đó có loài người. Giới tính là biểu hiện tự nhiên và tất yếu của đời sống. Nó hiện diện trong mọi hoạt động của mỗi người trong sinh hoạt hằng ngày, dù ta có nhận biết nó hay không. ( theo Bác sĩ Nguyễn Văn Đích- chương trình Vấn đáp sống khỏe – Tư vấn Y khoa online)
1.1.2 Giáo dục giới tính là gì?
Là chương trình giáo dục đề cập tới các vấn đề giới tính nhằm giúp học sinh có những hiểu biết về giới tính, trên cơ sở đó hình thành thái độ và hành vi ứng xử giới tính đúng đắn.
Theo Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (Khoa Tâm lý, trường ĐHSP TP. HCM), giáo dục giới tính hiểu theo nghĩa rộng bao gồm nhiều nội dung như: Giáo dục việc phân biệt giới tính của mình với người khác, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân, giáo dục về giới tính tuổi dậy thì, giáo dục về tình bạn - tình yêu, tâm lý - tâm sinh lý hôn nhân,….
Còn theo PGS.TS Bùi Ngọc Oánh -Trung tâm tư vấn tình yêu và giáo dục hôn nhân gia đình, thực tế, giáo dục giới tính là sự giáo dục toàn diện vào nhân cách con người, đó là quá trình tác động vào con người, làm cho họ có nhận thức và thái độ đúng đắn, đầy đủ về giới tính và quan hệ giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới của họ, có quan hệ tốt và phù hợp với người khác giới, chuẩn bị cho họ biết cách tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.
Tuy là mỗi người có một quan điểm khác nhau về giáo dục giới tính nhưng chung quy, các khía cạnh chính mà chúng ta cần quan tâm khi đề cập đến việc giáo dục giới tính là: sự hiểu biết về những kiến thức cơ bản đến sự phát triển tâm sinh lí của con người, các vấn đề liên quan đến đời sống tình dục, việc hình thành một nhận thức đúng đắn, thái độ tính cực đối với vấn đề tình dục. Về đối tượng thì chủ yếu là cần giáo dục giới tính cho thế hệ đang lớn lên, nội dung phù hợp với bản sắc văn hoá của từng dân tộc, địa phương nhưng đảm báo tính giáo dục một cách khoa học.
Sự cần thiết của giáo dục giới tính cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên
Giáo dục giới tính cần thiết cho những thiếu niên ở tuối dậy thì, khi họ bắt đầu vào trung học. Giáo dục nhắm mục đích giúp thanh thiếu niên hiểu về cơ thể, sinh lý liên quan đến tình dục, và chỉ cho họ biết cách giữ gìn sức khoẻ.
Bác sĩ Hiroshi Nakajima – Tổng thư ký của tổ chức sức khỏe thế giới(OMS) đã phát biểu rằng: “Chưa bao giờ tuổi trẻ phải đối phó với những hiểm họa ghê gớm như ngày nay.” Cho nên chẳng những chúng ta phải vươn lên để giải quyết những bệnh tật “cổ điển” mà còn phải đề phòng các loại bệnh do thời đại văn minh gây ra.
Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi chuyển tiếp từ một em bé sang người trưởng thành, dễ mắc nhiều bệnh tật mà các bậc cha mẹ và các tổ chức phải quan tâm, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể lực, kết quả học tập và rèn luyên. Vì vậy các em phải biết cách bảo vệ sức khỏe để khi trưởng thành có thể đảm nhận những công việc mà xã hội giao cho.
Tuổi vị thành niên là thời kì phức tạp nhất trong toàn bộ quá trình phát triển và trưởng thành của một con người, thời kì này con người đi từ sự hình thành phát triển đến hoàn thiện về giới tính và xã hội. Do những quy luật phát triển của con người và xã hội, sự trưởng thành về giới tính thường diễn ra ở độ tuổi 13 đến 16, chủ yếu ở học sinh trung học cơ sở, đánh dấu bằng tuổi dậy thì.Trong thực tế, các biến động tâm sinh lý thường bắt đầu xảy ra mạnh ở lứa tuổi học sinh lớp 8. Giai đoạn này, nhu cầu giới tính cũng bắt đầu xuất hiện. Các em chưa chuẩn bị đầy đủ nhận thức, kĩ năng, bản lĩnh nhưng đã phải đứng trước bao lo lắng, băn khoăn trước những thách thức trong cuộc sống, đặc biệt trong lĩnh vực sức khỏe sinh sản. Vì vậy, các em cần được giúp đỡ để nhận biết,chủ động giải quyết những tình huống thường gặp trong cuộc sống.
Ngoài ra, do quan niệm hẹp về giới tính nên đã từng có quan niệm phiến diện cho rằng, giáo dục giới tính chỉ là việc khai sáng những kiến thức về sinh lý và tình dục, nên nó bị phản đối và có quan niệm cũng cho rằng: tuyên truyền giáo dục giới tính là "vẽ đường cho hươu chạy". Nhưng thực tế cuộc sống đã cho thấy, vì thanh thiếu niên thiếu hiểu biết và không được giáo dục để có hành vi đúng, nên mới dẫn đến những quan hệ thiếu trách nhiệm, thiếu văn hoá và đạo đức trong quan hệ giới tính. Đã đến lúc chúng ta không thể né tránh, mà phải chủ động trong việc giáo dục giới tính để con em chúng ta phát triển đúng hướng và toàn diện. Mỗi đứa trẻ sẽ phải trở thành một người đàn ông hay đàn bà, biết cư xử đúng đắn, có trách nhiệm với giới khác.
1.3 Tại sao lại chọn môn Sinh học, đặc biệt là môn Sinh học 8 để lồng ghép giáo dục giới tính?
Khi được hỏi ý kiến về giáo dục giới tính đối với thiếu niên nam nữ tại Việt Nam, giáo sư Quang Ngọc, của thế hệ trên 60, thuộc đại học sư phạm Hà Nội, có con cháu đầy đàn, giải thích: “Ở trường phổ thông thì các cháu bắt đầu được học, nhưng nói chung cũng còn xa lạ và ngại ngần, tức là nó phải quen quen dần. Ở Việt Nam môn sinh học cũng học về giới tính , điều này rất là nên vì xã hội bây giờ phát triển. Lượng thông tin bây giờ rất là nhiều, nên nếu không giáo dục thì chuyện này cũng rất nguy hiểm. Điều này rất quan trọng.” (Báo Dân trí – Trung ương hội Khuyến học Việt Nam).
Thực ra, vấn đề này có thể thực hiện lồng ghép hay tích hợp ở một số môn học khác như Đạo đức, Giáo dục công dân, công nghệ, Thể dục, thậm chí là Văn học,….Tuy nhiên, đề cập rõ nhất, gần gũi nhất với học sinh, theo tôi, chỉ có môn Sinh học ở trường phổ thông. Bởi thông qua học tập môn Sinh học, đặc biệt là Sinh học 8, các em mới có điều kiện được tìm hiểu về chính cơ thể mình, giải thích được một số hiện tượng tượng tâm sinh lý của con người và các vấn đề có liên quan trong đời sống xã hội. Đồng thời chương trình Sinh học 8 mới tập trung nghiên cứu về giải phẫu sinh lý người, sách giáo khoa có nhiều kênh hình đẹp, có thể liên hệ thực tế nhiều, nên đây là một môn học có nhều ưu điểm để thực hiện lồng ghép giáo dục giới tính. Mặt khác, giáo viên Sinh học cũng được trang bị một số kiến thức chuyên môn, sẽ thuận lợi hơn trong việc cung cấp thông tin cho học sinh.
Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1 Giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông
Trong xã hội hiện tại chất lượng cuộc sống của gia đình và xã hội ngày càng được cải thiện, thì ở trẻ em sức khỏe thể chất cũng phát triển nhanh so với các bậc cha anh cùng thời kỳ.
Ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tin, với phương tiện nghe nhìn hiện đại, thông tin hàng ngày, hàng giờ tác động đến trẻ em. Những phim ảnh về cuộc sống gia đình, về tình yêu ảnh hưởng rất nhanh đến trẻ em. Việc thiếu kiến thức giới tính và thiếu các hoạt động giải trí lành mạnh, có thể dẫn đến những hành vi lệch lạc ở trẻ em về giới tính và tình dục, đã xảy ra nhiều điều đáng tiếc, cần phải uốn nắn kịp thời.
Do đó, việc đưa việc đưa chương trình giới tình vào phổ thông là việc làm có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Nhiều nước trên thế giới, giáo dục giới tính đã trở thành một môn học được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ trông với các tên gọi khác nhau: thí dụ ở Thái Lan gọi là Giáo dục đời sống gia đình, Thuỵ Điển gọi là Vệ sinh tình dục, ở Nam Tư (cũ) gọi là Giáo dục mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm giữa nam và nữ. Tại Malaysia, Bộ giáo dục cũng đã đưa vấn đề này vào trường học từ năm 1967, 1968. Và hiện nay họ đã có cả một bề dày về việc đào tạo cán bộ, các giáo viên chuyên sâu để giảng dạy về vấn đề này. Sách giáo khoa cũng được biên soạn theo từng cấp với những hình vẽ minh họa rất phù hợp và rất đẹp, tạo điều kiện không chỉ cho giáo viên giảng dạy trong trường mà có thể cung cấp đến cả phụ huynh để có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa nhà trường và gia đình.
Chương trình giáo dục giới tính giúp cho học sinh ở tuổi vị thành niên giải đáp được những thắc mắc trong sự phát triển cơ thể của chính mình, chuẩn bị cho thanh thiếu niên những hiểu biết để vững chắc vào đời, biết tôn trọng, có trách nhiệm trong quan hệ với bạn khác giới và biết tự bảo vệ sức khoẻ sinh sản.
2.2 Bản chất của giáo dục giới tính Trong thời gian trước đây rất dài việc Giáo dục giới tính (GDGT) hầu như bị né tránh, ít được chú trọng và nghiên cứu và tổ chức giáo dục một cách hệ thống, có căn cứ khoa học. Tuy nhiên trước những thực trạng trên thì việc GDGT trong giai đoạn hiện nay lại trở thành một trong những vấn đề rất đáng quan tâm gia đình – nhà trường và xã hội. Một trong những điểm nổi bật mà chúng ta hiện nay nhìn thấy rõ nhất đó là sự phát triển không cân đối và hài hoà giữa sự trưởng thành về mặt cơ thể của thế hệ đang lớn với sự trưởng thành về mặt tâm lý của họ.- GDGT chính là sự hình thành cho con người sự hiểu biết cơ bản về những đặc điểm, quy luật sự phát triển tâm sinh lý của con người. Hình thành cho họ những tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến những lĩnh vực riêng tư, thầm kín nhất của con người, hình thành những quan hệ đao đức lành mạnh giữa nam và nữ.- GDGT là một bộ phận quan trọng của giáo dục nhân cách con người phát triển toàn diện- GDGT nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính, qua đó hình thành nên những phẩm chất giới tính của giới mình, từ đó tạo nên sự thuận trong quan hệ khác giới trong hoạt động và trong đời sống xã hội.
2.3 Nội dung của Giáo dục giới tính cho học sinh
Giáo dục giới tính ở trường trung học cơ sở có các nội dung sau đây:
- Dạy cho học sinh kiến thức về quá trình phát triển của con người:
+ Kiến thức về giải phẫu sinh lý người, cấu tạo, chức năng của các cơ quan sinh dục nam, nữ.
+ Các giai đoạn phát triển về thể chất của con người, đặc biệt là “tuổi dậy thì”.
+ Khả năng sinh sản và sức khoẻ sinh sản vị thành niên.
- Kiến thức và hành vi về các mối quan hệ xã hội:
+ Quan hệ gia đình.
+ Quan hệ xã hội.
+ Tình yêu nam nữ, hôn nhân, gia đình….
- Kĩ năng xác định các giá trị xã hội: lý tưởng cuộc sống, hạnh phúc gia đình, phát triển nâng cao chất lượng nòi giống, dân tộc,….
- Hành vi văn hoá tình dục, sức khoẻ tình dục, tránh nạo phá thai.
- Phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/ AIDS.
- Thái độ của xã hội về giới tính, tình dục.
…………..
Trong thực tế, những kiến thức này học sinh được cung cấp, tìm hiểu chủ yếu thông qua môn Sinh học, đặc biệt là Sinh học 8. Bởi chương trình Sinh học 8 giúp các em nghiên cứu về đặc điểm cấu tạo, chức năng sinh lý của cơ thể người, giải thích các hoạt động tâm-sinh lý của con người. Khi giảng dạy, giáo viên thuận lợi hơn trong việc lồng ghép giáo dục, giải thích các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi cho các em, giúp các em nhận biết đặc điểm giới tính. Chẳng hạn trong môn Sinh học 8:
+ Khi tìm hiểu về cơ, xương, học sinh biết được đặc điểm giới hạn phát triển của cơ thể ( nữ từ 12 – 21 tuổi, nam từ 14 – 25 tuổi). Từ đó các em có hướng rèn luyện, dinh dưỡng phù hợp, giúp cơ thể phát triển cân đối, hệ xương phát triển đến giới hạn tối đa, nâng cao tầm vóc. Hoặc các em có thể giải thích được vì sao ở lớp nhỏ ( tiểu học cho đến lớp 6, lớp 7) các bạn nữ thường lớn hơn các bạn nam. Nhưng đến lớp 8, lớp 9, các bạn nam bỗng cao nhanh hơn hẳn, và thường không cân đối, cao nhanh nhưng gầy, do cơ thể tích luỹ chủ yếu cho hệ xương phát triển.
+ Hoặc khi tìm hiểu về hoạt động nội tiết, cơ quan sinh sản, các đặc điểm sinh dục thứ cấp,…học sinh có thể phần nào giải đáp những thắc mắc về cơ thể mình, như:
Đến tuổi dậy thì, tại sao các bạn nữ cơ thể lại thay đổi, nở nang, ra dáng thiếu nữ? Còn các bạn nam lại lớn chậm hơn các bạn nữ cùng tuổi? Rồi tại sao các bạn nam lại thay đổi giọng nói, mà ta vẫn hay gọi là “vỡ giọng”, và đến khi nào thì hết vỡ giọng?....
Và cả những thắc mắc tâm lý như tại sao lại cảm thấy ngượng ngùng trước bạn khác phái, tại sao lại cảm thấy hồi hộp, đỏ mặt, bối rối trước một bạn nào đó, có hay không tình bạn chân thành giữa một bạn nam và một bạn nữ,….. Rất nhiều những câu hỏi mà các em mong muốn được giải đáp, có những điều rất ngây ngô, dễ thương nhưng cũng đáng để thầy cô, cha mẹ quan tâm.
- Các em còn có thể được giải thích tại sao chỉ nên có tình bạn trong sáng ở tuổi đi học, tác hại của việc thiếu hiếu biết trong quan hệ bạn bè khác giới, tác hại của việc nạo phá thai, tại sao Pháp luật lại quy định nữ từ 18 tuổi, nam từ 20 tuổi mới được kết hôn, tảo hôn thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Ví dụ: Theo bác sĩ Dương Phương Mai, Trưởng khoa Kế hoạch hóa gia đình Bệnh viện Từ Dũ, vấn đề nạo phá thai ở trẻ vị thành niên rất đáng lo lắng. Với điều kiện kinh tế xã hội phát triển, các bé gái thời nay cũng phát triển sớm, có em mới 10 -11 tuổi đã có kinh nguyệt, thân hình nảy nở sớm hơn. Phá thai bằng cách nạo hút có nguy cơ dẫn đến tai biến sản khoa, bệnh lý phụ khoa, viêm nhiễm hoặc dẫn đến vô sinh sau này. Phá thai cực kỳ khó khăn và nguy hiểm đối với trẻ vị thành niên vì mọi bộ phận của lứa tuổi này còn rất nhỏ và chưa phát triển hoàn thiện. Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là dấu ấn suốt đời với trẻ do đau đớn, căng thẳng tâm lý, nhiều em bị stress, rối loạn tình dục, di chứng thần kinh sau này. Điều này còn ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh đẻ của những người phụ nữ trong tương lai.
…………..
Chính vì vậy, Giáo dục giới tính là vấn đề cần được tiến hành sớm và thường xuyên cho các lứa tuổi trong nhà trường. Giáo viên giảng dạy phải được huấn luyện về phương pháp sư phạm thật sự chu đáo, cần động viên sự tham gia hỗ trợ của cha mẹ và cộng đồng trong xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục giới tính.
2.4 Một số ví dụ minh họa
Tùy theo nội dung và lượng kiến thức của từng bài học, ta có thể lồng ghép dưới nhiều hình thức như liên hệ, lồng ghép một phần, hoặc lồng ghép toàn bài.
Ví dụ:
Bài
Tên bài
Địa chỉ lồng ghép
Hình thức lồng ghép
Nội dung lồng ghép
34
Vitamin và muối khoáng
Muối khoáng
Liên hệ nhanh
Giải thích tại sao các em nữ trong độ tuổi sinh sản cần bổ sung chất sắt.
41
Cấu tạo và chức năng của da
Cấu tạo của da
Liên hệ
Giải thích tuổi dậy thì thường da nhờn, có nhiều mụn, cách vệ sinh da.
Chức năng của da
Liên hệ
Giải thích tại sao khi xấu hổ hoặc căng thẳng thường bị đỏ mặt.
56
Tuyến yên, tuyến giáp
Tuyến yên
Lồng ghép
Giải thích sự khác biệt giới tính giữa nam và nữ do các hoocmon tuyến yên.
58
Tuyến sinh dục
Toàn bài
Lồng ghép
Giới thiệu, giải thích những dấu hiệu của tuổi dậy thì ở nam và nữ.
.....
.....
.....
.....
.....
Đặc biệt, cuối chương trình Sinh học 8, các em được tìm hiểu về chương Sinh sản, giáo viên có thể thực hiện lồng ghép giáo dục giới tính ở tất cả các bài. Qua đó giúp các em hiểu được cấu tạo, chức năng cơ quan sinh sản, cách bảo vệ sức khỏe sinh sản, phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường sinh dục, tham gia chiến dịch dân số,....
2.5 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của đề tài
Thực tế, đối với việc lồng ghép giáo dục bảo vệ sức khoẻ cho học sinh trung học cơ sở trong giảng dạy môn sinh học đã được thực hiện từ trước. Ở Tiểu học, trước đây, các em được giáo dục thông qua một môn học riêng biệt, môn Sức khoẻ, còn bây giờ là môn Tự nhiên – Xã hội. Ở trường Trung học cơ sở, được thể hiện dưới hình thức liên hệ trong phần bảo vệ môi trường, hoặc ở những bài tìm hiểu về vệ sinh cơ thể ở Sinh học 8, như Vệ sinh hệ vận động, vệ sinh Hô hấp, tuần hoàn,….
Còn đối với giáo dục giới tính, các em cũng được tìm hiểu thông qua các bài học, liên hệ các hiện tượng thực tế trong cuộc sống ở môn Sinh học 8.
Như vậy, hình thức thực hiện chủ yếu vẫn là thông qua lồng ghép trong nội dung bài học có liên quan, hoặc liên hệ trong thực tế cuộc sống, giáo viên gợi ý để học sinh liên hệ, phát hiện từ thực tế. Đặc biệt, trong giáo dục giới tính, giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thắc mắc, giải đáp những vấn đề thường gặp ở lứa tuổi các em, giúp giải toả tâm lý cho các em.
Để thực hiện những điều trên, giáo viên không những trau dồi chuyên môn, mà còn phải tìm hiểu thêm về tâm lý lứa tuổi, đặc biệt là giáo viên dạy Sinh học khối 8; 9. Ngoài ra, giáo viên còn phải cố gắng tạo tâm lý thoải mái, gần gũi cho học sinh để các em tâm sự những khó khăn trong tâm lý, sức khoẻ của mình, để kịp thời phối hợp với gia đình học sinh và các tổ chức giáo dục có liên quan, kịp thời giải quyết vấn đề, tránh điều không hay xảy ra ở lứa tuổi “ẩm ương” này.
Giáo dục giới tính cho học sinh trường trung học cơ sở còn có thể thực hiện bằng các hình thức sau đây:
- Ngoài tích hợp, lồng ghép trong giảng dạy Sinh học, còn có thể thực hiện giáo dục thông qua một số môn học khác có điều kiện như Giáo dục công dân,… thậm chí có thể xây dựng thành một môn độc lập như một số nước đang làm.
- Thông qua sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, hoạt động ngoại khoá với các chủ đề tình bạn, tình yêu, gia đình, phòng chống HIV/AIDS,….
- Thông qua sách báo về giải phẫu sinh lý người, tuổi trẻ và gia đình,…
- Thông qua tư vấn của các chuyên viên tâm lý, sinh học, y học,…
Tuy nhiên, người giáo dục cần chọn nội dung và hình thức phù hợp với đặc điểm tâm lý, lứa tuổi, hoàn cảnh, tránh gây “sốc” nhận thức cho các em.
KẾT QUẢ
Giáo dục giới tính giúp các em giải đáp những thắc mắc tuổi dậy thì, đồng thời biết cách bảo vệ sức khoẻ sinh sản, sinh hoạt lành mạnh.
Thực tế qua hai năm liên tục dạy theo lớp, tôi quan sát thấy một số em nữ của lớp 7/2; 7/4, năm học lớp 6 còn chăm ngoan, nhưng khi lên lớp 7, có “bạn khác giới đặc biệt”, sức học giảm hẳn, từ học sinh giỏi, giảm xuống còn học sinh khá, có em tuột hẳn xuống mức trung bình, tỉ lệ này khoảng 8 – 10% / lớp. Năm trước, khi dạy lớp 7/2, nay các em đã lên lớp 8, tôi còn bắt gặp các em chuyền nhau một cuốn sách có tên là “chuyện giới tính”, các em có vẻ rất tò mò. Mặc dù không rõ nội dung, nhưng thông qua biểu hiện của các em, tôi nghĩ có lẽ chúng ta nên bắt đầu quan tâm hơn đến những biến đổi tâm sinh lý của các em. Vì để các em tự tìm hiểu, chúng ta đâu biết nguồn thông tin đó có lành mạnh, có phù hợp với các em hay không, hay lại đầu độc tâm hồn các em, khiến các em có suy nghĩ và hành vi giới tính lệch lạc, thì hậu quả khó lường.
Khi có sự hiểu biết về giới tính một cách đúng đắn, các em hầu như không còn e ngại khi trao đổi, tâm sự với thầy cô, bạn bè để cùng giải đáp những thắc mắc của tuổi dậy thì, chỉ còn một số em do nhiều nguyên nhân vẫn chưa mạnh dạn khi đề cập đến vấn đề này. Điều này cũng khiến các em có hứng thú hơn khi học môn Sinh học 8, thích thú khi được tìm hiểu, khám phá về sinh lý cơ thể người. Và kết quả thu được như sau:
BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ thực tế công tác giảng dạy, tôi rút ra một số kinh nghiệm bản thân như sau:
- Hiện nay, do môi trường sống thường xuyên bị đe doạ bởi sự ô nhiễm, vấn đề sức khoẻ trở nên đáng quan tâm hơn. Học sinh lại là đối tượng dễ bị ảnh hưởng, gây trở ngại cho việc học tập. Do vậy, thực hiện giáo dục sức khoẻ cho các em là tất yếu.
- Do nhu cầu phát triển của xã hội, sự giao thoa văn hoá phương Đông, phương Tây, nhận thức của giới trẻ đang trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt là vấn đề giới tính, các em cần được trang bị những hiểu biết cơ bản để tự bảo vệ mình. Đây cũng không phải là một vấn đề mới mẻ, mà nó đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Cái khác là chúng ta phải tiến hành áp dụng như thế nào cho phù hợp với nền văn hoá phương Đông và truyền thống của dân tộc ta.
- Ngoài bộ môn Sinh học, ta có thể tiến hành lồng ghép trong một số bộ môn có liên quan, có điều kiện như Giáo dục công dân, Văn học,….bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Phải định hướng cho học sinh để các em có thể chọn lọc nguồn thông tin đáng tin cậy, đúng hướng, đồng thời, phải giúp các em biết cách giải toả những vướng mắc trong sức khoẻ cũng như tâm lý.
- Giáo viên ngoài kiến thức chuyên môn, cần trang bị thêm một số kiến thức cần thiết như Tâm lý, Đạo đức học,….
- Để thực hiện công tác giáo dục sức khoẻ, đặc biệt là giáo dục giới tính, đòi hỏi giáo viên cần phải có kinh nghiệm, khả năng nắm bắt tâm lý tốt. Điều này, đối với bản thân tôi, tôi cảm thấy cần phải học hỏi nhiều hơn, cần có sự giúp đỡ của các thầy cô đi trước.
- Mặt khác, để tiến hành giáo dục vấn đề này, ngoài việc lồng ghép trong giảng dạy bộ môn Sinh học, tôi nghĩ, cần có sự phối hợp của các tổ chức giáo dục, có thể tổ chức sinh hoạt, toạ đàm theo chủ đề, vì thời lượng tiết học khó có thể thực hiện tốt, đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Ngoài ra, vấn đề giáo dục này, tôi nghĩ không chỉ dành riêng cho học sinh khối 9, mà có thể nên mở rộng đối tượng ra học sinh các khối 6; 7; 8, và tuỳ từng đối tượng mà nội dung, hình thức thực hiện khác nhau cho phù hợp.
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
Kết luận
Thực hiện giáo dục sức khoẻ, đặc biệt là giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở là phù hợp với nhu cầu cuộc sống của một xã hội hiện đại, phát triển. Tuy nhiên, để thực hiện việc này không phải dễ dàng, do các quan niệm và tâm lý e ngại của người Á Đông. Do vậy, cần có sự phối hợp của nhiều tổ chức Tâm lý, Giáo dục. Nếu được, có thể xây dựng vấn đề này thành một môn học học riêng như các nước Phương Tây đã làm nhưng cách tiến hành thì phù hợp với văn hoá dân tộc ta. Hoặc tổ chức nó thành những chuyên đề sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh, thay vì chỉ thực hiện lồng ghép, tích hợp trong giảng dạy môn Sinh học như hiện nay.
Kiến nghị
Để tiến hành lồng ghép giáo dục giới tính cho học sinh trong môn Sinh học 8 một cách có hiệu quả, tôi xinh mạnh dạn đề ra một số ý kiến sau:
-Có thêm tài liệu về giáo dục giới tính trong trường THCS.
-Tập huấn cho giáo viên Sinh học về kĩ năng lồng ghép ghép giáo dục giới tính trong môn dạy.
-Có sự tham mưu, ý kiến, hướng dẫn của các ban ngành chuyên môn về vấn đề này.
- Nếu có điều kiện, có thể mở rộng sinh hoạt ngoại khóa Câu lạc bộ Sức khỏe sinh sản cho trẻ vị thành niên, mà chủ yếu tập trung cho học sinh khối 9 như hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để thực hiện đề tài này, tôi có tham khảo một số tài liệu như sau:
Sinh học 8 – Nguyễn Quang Vinh (tổng chủ biên) – NXB GD – 2006.
Sinh học 9 – Nguyễn Quang Vinh (tổng chủ biên) – NXB GD – 2006.
Lý luận giáo dục – Phạm Viết Vượng – NXB ĐHSP – 2005
Hướng dẫn bảo vệ sức khoẻ lứa tuổi học sinh – Trần Văn Dần – NXB GD – 1993
Giáo dục trẻ em vị thành niên – TS. Nguyễn Dục Quang (chủ biên) – NXB GD – 2004.
Đạo đức học – Phạm Khắc Chương, Trần Văn Chương- NXB GD – 1999.
Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học Trung học cơ sở - Ngô Văn Hưng – NXB GD – 2008
10)Tâm lý học đại cương – Bộ GD&ĐT- NXB GD.
11)Nguồn tư liệu từ Internet.
NGƯỜI THỰC HIỆN
Dương Thị Thu Hà
MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 2
1. Thuận lợi 2
2. Khó khăn 2
3. Số liệu thống kê 3
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4
1.Cơ sở lí luận 4
1.1.Giáo dục giới tính là gì?.........................................................................4
1.1.1. Giới tính..........................................................................................4
1.1.2.Giáo dục giới tính là gì?...................................................................5
1.2. Sự cần thiết của giáo dục giới tính cho học sinh ở lứa tuổi vị thành niên........................................................................................................................5
1.3. Tại sao lại chọn môn sinh học, đặc biệt là môn sinh học 8 để lồng ghép giáo dục giới tính?................................................................................................6
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 7
2.1. Giáo dục giới tính trong nhà trường phổ thông 7
2.2. Bản chất của giáo dục giới tính 7
2.3. Nội dung của giáo dục giới tính cho học sinh 7
2.4. Một số ví dụ minh họa 9
2.5. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả của đề tài 10
IV. KẾT QUẢ 11
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 12
VI. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 13
1. Kết luận 13
2. Kiến nghị 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................14
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lồng ghép giáo dục giới tính trong môn sinh học.doc