Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới. hãy trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề này

Tiến tới bình đẳng giới thực sự là mong muốn của nhân loại tiến bộ nói chung và sự quan tâm của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng muốn làm được điều đó thì lại là điều không phải là chuyện đơn giản. Các quốc gia tiến bộ đã có không ít những biện pháp đẩy lùi bất bình đẳng, tiến tới công bằng xã hội, trong số các quốc gia đó có Việt Nam. Cụ thể, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006 đã thông qua Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Và một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để bảo đảm BĐG đó là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định vấn đề này như thế nào? Thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới tại Việt Nam có những ưu điểm gì, hạn chế ra sao? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này bạn có thể tham khảo đề bài: “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới. hãy trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề này” để tham khảo.

doc10 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5686 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới. hãy trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Tiến tới bình đẳng giới thực sự là mong muốn của nhân loại tiến bộ nói chung và sự quan tâm của mỗi quốc gia nói riêng. Nhưng muốn làm được điều đó thì lại là điều không phải là chuyện đơn giản. Các quốc gia tiến bộ đã có không ít những biện pháp đẩy lùi bất bình đẳng, tiến tới công bằng xã hội, trong số các quốc gia đó có Việt Nam. Cụ thể, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ngày 29/11/2006 đã thông qua Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Và một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để bảo đảm BĐG đó là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật. Vậy pháp luật Việt Nam đã quy định vấn đề này như thế nào? Thực tiễn của việc áp dụng nguyên tắc lồng ghép bình đẳng giới tại Việt Nam có những ưu điểm gì, hạn chế ra sao? Để tìm hiểu rõ về vấn đề này em đã lựa chọn đề bài số 4: “Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới. hãy trình bày hiểu biết của bản thân về vấn đề này” để hoàn thành bài tập lớn học kỳ của mình.Bài làm của em gồm 3 phần: Lời mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó, phần nội dung chia làm 3 phần nhỏ Các quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới. Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi văn bản pháp luật Thực hiện lồng ghép bình đẳng giới ở Việt Nam ở nay Các biện pháp hoàn thiện. Bài làm của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đóng góp của thầy cô để em có thể hoàn thiện bài tập của mình. Em xin trân thành cảm ơn. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT: BĐG: Bình dẳng giới NỘI DUNG Lý luận chung 1) Các khái niệm cơ bản 1.1 - Khái niệm giới và bình đẳng giới Giới là khái niệm cơ bản, là cơ sở để nghiên cứu vần đề bình đẳng. Bởi vậy muốn tìm hiểu thế nào là lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cần phải hiểu rõ về khái niệm này. Giới: theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật BĐG 2006 “chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của Nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.”Như vây, giới chính là vai trò xã hội và những kì vọng liên quan đến nam và nữ . Dựa trên khái niệm về giới và các nghiên cứu vai trò giới, nhà làm luật đã đưa ra khái niệm BĐG : “là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điềukiện và cơ hội phát huy năng lực cả mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và sự thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”( Khoản 3 Điều 5 Luật BĐG 2006) 1.2 - Khái niệm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới Có nhiều góc độ để tìm hiểu về biện pháp lồng ghép bình đẳng giới, dưới đây em xin đưa ra 2 góc độ phổ biến nhất * Dưới góc độ khoa học về giới: Thì lồng ghé giới là đưa yếu tố giới vào dòng chảy chủ đạo như luật pháp, chính sách, khoa học, giáo dục, kinh tế trên phạm vi toàn xã hội, đó là quá trình xác định mục tiêu BĐG đồng thời chủ động, tìm các vấn đề liên quan đến các hoạt động của các nhóm xã hội, từ đó tiến hành bảo đảm BĐG 1 cách toàn diện. * Dưới góc độ luật học: Lồng ghép giới được hiểu là cách thức mà các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải tiến hành nhằm bảo đảm thực hiện BĐG. Và tại khoản 5 Điều Luật BĐG quy định các nguyên tắc cơ bản về BĐG đã quy định: “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”. Vậy các nguyên tắc đó đã được Nhà nước quy định như thế nào? II- Quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi văn bản pháp luật 1) Trong xây dựng pháp luật “Lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh.”( Khoản 7 Điều 5 Luật BĐG 2006). Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: a) Xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết trong lĩnh vực mà văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh; b) Dự báo tác động của các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khi ban hành với nam và nữ; c) Xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết các vấn đề giới trong phạm vi văn bản quy phạm pháp luật. Dựa vào các vấn đề được xác định làm cơ sở để thực hiện công tác lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên, Nhà nước đã có những quy định cụ thể trong các hoạt động như xây dựng, thẩm định, văn bản quy phạm pháp trong tất cả các giai đoạn - đề xuất, soạn thảo thẩm tra, thảo luận dự thảo văn bản QPPL.( Chương III Nghị Định 48/2009/ NĐ- CP). Nhưng tất cả đều phải dựa trên các nội dung trọng tâm trong phạm vi điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật đó là: “1. Xác định nội dung liên quan đến vấn đề bình đẳng giới hoặc vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới. 2. Quy định các biện pháp cần thiết để thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới; dự báo tác động của các quy định đó đối với nam và nữ sau khi được ban hành. 3. Xác định nguồn nhân lực, tài chính cần thiết để triển khai các biện pháp thực hiện bình đẳng giới hoặc để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới.” Xoay quanh các nội dung trên các cơ quan có trách nhiệm đề nghị, kiến nghị xây dựng quy phạm pháp luật phù hợp, và các cơ quan đó có thể được phân công soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật, trong trường hợp không được phân công soạn thảo thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm cung cấp tài liệu có liên quan tới vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới…cho cơ quan chủ trì soạn thảo khi có yêu cầu. Điều này là rất hợp lý để có thể thống kê được các số liêu, tìm hiểu được nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình đẳng, và có thêm cơ sở để ban hành các văn bản quy phạm phù hợp với thực tiễn. Các cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm thực hiện lồng ghép các vấn đề theo nội dung chủ đạo trên. Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan, việc soạn thảo này cần có mặt của dại diện cớ quan quản lý Nhà nước về bình đẳng giới và hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó còn cần tham vấn, lấy ý kiến của các chuyên gia về giới…Và được thể hiện trong tờ trình cơ quan có thẩm quyền, kèm theo các số liệu liên quan(nếu có). Các quy phạm sau khi được soạn thảo còn cần phải thẩm đinh theo các nội dung cơ bản, đánh giá tính hợp lý, điều này đảm bảo cho các quy phạm có nội dung đúng và phù hợp đảm bảo phát huy được tác dụng, bình đẳng giới thực sự. Tất cả các cơ quan nhà nước về bình đẳng giới đều phải tham gia, đóng góp ý kiến và tham gia thẩm định quy phạm pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới. Cuối cùng, các bộ, ơ quan ngang bộ có trách nhiệm rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm bình đẳng giới. Như vậy, một văn bản quy phạm pháp luật về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới được quy định một cách rất tuần tự, tạo cơ sở pháp lý chặt chẽ, phù hợp, đảm bảo tính khả thi khi áp dụng trong thực tiễn. Đảm bảo đây thực sự là nguyên tắc cơ bản để tiến tới bình đẳng giới thực chất 2) Trong thực hiện pháp luật Nếu chỉ có xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì có lẽ chưa đủ để trở thành nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới mà cần có cả việc thực hiện các văn bản đó trong thực tiễn. Cụ thể tạiChương IV Luật BĐG 2006,Nghị định 70/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của luật BĐG . Quy định về rà soát, thực hiện, hệ thống hoá PL; đánh giá tác động giới; kiểm tra, thanh tra, giám sát thi hành.. Trong đó việc thực hiện lồng ghép về bình đảng giới không chỉ là công việc của 1 cá nhân nào mà là công việc chung của toàn xã hội, mỗi cá nhân đều phải góp phần đảm bảo công tác lồng ghép giới trong thực hiện. Cá nhân cần nâng cao kiến thức để hiểu về lồng ghép bình đẳng giới từ đó biết được những hành vi và thái độ đúng mực về bình đẳng giới. Đặc biệt là các gia đình, cần tạo tiền đề ban đầu để các thành viên trong gia đình mình có kiến thức cơ bản về bình đẳng giới. Chính phủ, các cơ quan quản lý về vấn đề bình đẳng giới, cần giám sát việc thực hiện các quy định về lồng ghép giới, mặt khác cần tổ chức, chỉ đạo việc lồng ghép ván đề giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền. Cần xem xét các quy phạm pháp luật khác cần đảm bảo yếu tố bình đẳng giới. Rà soát xem các quy định của pháp luật về lồng ghép bình đẳng giới đã thực sự phù hợp chưa để có thể chỉ đạo thực hiện sửa đổi soa cho phù hợp và khả thi. Các bộ, cơ quan ngang bộ có trách nhiệm phối hợp hoạt động để lồng ghép vấn đề về giới thực sự có hiệu quả, bằng cách phối hợp trong việc quản lý nhà nước về bình đẳng giới, phối hợp trong việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội; Phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về kiến thức giới và bình đẳng giới…Ngoài ra các tổ chức chính trị, chính trị xã hội cũng cần phát huy vai trò của mình trong công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới ngay tại cơ quan của mình và tham gia đóng góp và dự thảo lồng ghép bình đẳng giới. Và để lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện pháp luật được diễn ra 1 cách thực chất, cần có các biện pháp thanh tra, kiểm tra hoạt động và có những quy xử lý cụ thể để đảm bảo tính nghiêm minh và có hiệu quả trong cuộc sống, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới. III-Thực hiện lồng ghép bình đẳng giới ở Việt Nam ở nay Ưu điểm: Bà Trương Thị Mai,Chủ nhiệm Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, cho biết, sau 10 năm thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Việt Nam đã đạt được chỉ số phát triển giới (GDI) khá cao so với các nước có cùng mức độ phát triển. Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2009 của Liên hợp quốc, Việt Nam đứng thứ 94 trong số 155quốc gia về chỉ số phát triển giới và đứng thứ 62 trong số 109 nước về chỉ sốvai trò của giới (GEM). Có được những kết quả trên, không thể không nói đến vai trò của luật pháp và chính sách “Bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật”, là một trong những nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới được quy định trong Luật Bình đẳng giới. Luật cũng quy định rõ nộidung của hoạt động lồng ghép giới bao gồm xác định vấn đề giới và các biện pháp giải quyết, dự báo tác động của các quy phạm pháp luật đối với phụ nữ và nam giới, xác định trách nhiệm và nguồn lực để giải quyết vấn đề giới... Trên thực tế chúng ta đã thấy rằng, việc lồng ghép các vấn đề về bình đẳng giới đã được thể hiện trong nội dung của không ít các quy định của pháp luật như: Trong Bộ luật hình sự 2009 thay vì tội buôn bán phụ nữ và trẻ em đã có tha đổi bằng điều tôi buôn bán người, như vậy người đàn ông cũng được bảo vệ chứ không phải riêng người phụ nữ. Hay như trong bộ luật lao động do tính chất đặc thù nên đã có những quy dịnh riêng rất phù hợp như chế độ thai sản, nghỉ ngơi…Như vậy, đã phần nào tiến tới bình đẳng giới một cách thực chất. Trong việc thực hiện công tác bình đẳng giới đã có rất nhiều chuyên đề, thảo luận và tập huấn lồng ghép binh đẳng giới cho chị em phụ nữ được diễn ra ở rất nhiều nơi trên đất nước như Hòa Bình, Hải Phòng…Đã phần nào nâng cao được nhận thức và vai trò của người phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ ở nông thôn và vùng sâu vùng xa. Hạn chế: Luật Bình đẳng giới đã xác định Chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Hiện nay, hầu hết các dự án, văn bản quy phạm pháp luật trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành đều do Chính phủ chủ trì soạn thảo. Song, qua theo dõi việc lồng ghép giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thời gian qua cho thấy, một số bộ, ban, ngành – cơ quan chủ trì soạn thảo chưa thật sự tích cực, chủ động trong việc tuân thủ quy trình, thủ tục lồng ghép giới cũng như phân tích giới, đánh giá tác động của văn bản quy phạm pháp luật tới nam và nữ nên hiệu quả lồng ghép giới chưa đạt được như mong muốn. Theo khảo sát của Bộ LĐ- TB&XH, cả nước hiện mới chỉ có 1/8 số tỉnh, thành phố thành lập được phòng bình đẳng giới, còn lại ghép với văn phòng sở hoặc các phòng chuyên môn khác. Hầu hết các bộ, ngành chưa bố trí được cán bộ tham mưu công tác quản lý và xây dựng chính sách về bình đẳng giới, chủ yếu dựa vào Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ với 100% thành viên kiêm nhiệm. Thực tế đó cho thấy lực lượng cán bộ có thể đầu tư thời gian và trí lực cho công tác lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật rất mỏng manh. Mặt khác, cũng theo khảo sát của Bộ LĐ- TB&XH, hầu hết các cán bộ nêu trên đều chưa có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về bình đẳng giới. Thời gian qua, sự hạn chế về kiến thức giới, kỹ năng lồng ghép giới của cán bộ làm công tác tham mưu hoạch định chính sách đã dẫn đến việc triển khai trên thực tế còn nhiều khó khăn, lúng túng và chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Tuy nhiên với những nỗ lực ban đầu, việc lồng ghép bình đẳng giới trong xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội đã được quan tâm thực hiện, ví dụ như Luật Cán bộ công chức, Nghị định số 56/2009 ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ và có sử dụng nhiều lao động nữ... IV-Các biện pháp hoàn thiện. Để làm tốt hoạt động lồng ghép giới, đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia giàu kỹ năng và kinh nghiệm cùng với nguồn thông tin, số liệu đầu vào đã được phân tách theo giới. Và quan trọng nhất là cần có sự quan tâm đến vấn đề giới ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự án luật.Chúng ta dường như đang thiếu rất nhiều thứ, cả nguồn nhân lực, tài chính,thông tin lẫn sự quan tâm thích đáng... Khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật luôn phải đặt ra câu hỏi "văn bản quy phạm pháp luật này được thực hiện như thế nào để nam và nữ nhận được quyền lợi như nhau?"; cần thực hiện hiệu quả việc lồng ghép giới vào xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng như chương trình, kế hoạch, chu trình ngân sách, đề án, dự án. Việc nhận thức đúng ngay từ đầu khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cũng như việc tích hợp các vấn đề về giới ngay từ đầu sẽ tránh được việc phải rà soát, bổ sung, thay đổi văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai pháp luật về bình đẳng giới. Chính vì vậy, có rất ít (hay gần như chưa có) tờ trình, báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra về một dự án luật có đề cập đến vấn đề bình đẳng giới, mặc dù theo luật định, trách nhiệm của từng cơ quan từ khi chuẩn bị soạn thảo văn bản cho đến khi thẩm định, thẩm tra dự ánluật đều được quy định cụ thể. ...    Cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới để phù hợp với thực tiễn hiện nay; bên cạnh việc tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng hay các đợt tập huấn… cần chú ý hơn nữa đến việc tuyên truyền qua phương tiện truyền thông tại cộng đồng từ cơ sở (loa truyền thanh, tờ rơi…) và tuyên truyền bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số tại vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống. Làm được như vậy, hiệu quả tuyên truyền sẽ cao hơn rất nhiều. KẾT LUẬN Sau khi tìm hiểu về nguyên tắc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật em thấy được mức độ quan trọng của nguyên tắc này, đã nó góp phần đảm bảo BĐG thực sự. Nguyên tắc này sau khi đưa vào thực hiện đã đạt được những thành tựu nhất đinh song bên cạnh đó còn không ít bất cập. Với một số biện pháp trên hi vọng có thể cải thiện được phần nào những hạn chế của nguyên tắc này và phát huy cao nhất những ưu điểm vốn có. Hà nội, ngày 21 tháng 02 năm 2011. Danh mục tài liệu tham khảo Luật bình đẳng giới 2006 1 số webside

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực thi pháp luật là một nguyên tắc cơ bản của Luật bình đẳng giới hãy trình bày hiểu biết của bản .doc
Luận văn liên quan