Aria được hát trong bối cảnh khi Servilia nói lên sự thật rằng cô và Annio
đã yêu nhau, nếu hoàng đế Tito vẫn khăng khăng muốn kết hôn với cô thì cô
sẽ tuân lệnh. Tito đã rất ngưỡng mộ sự trung thực của Servilia và với lòng từ
bi của mình, ông đã bỏ ý tưởng cưới Servilia để tác hợp cho cô và Annio.
Vitellia (con gái của vị vua đã bị phế truất ) khi nghe được những tin tức thú
vị của Tito và Sevilia thì đã sôi lên vì ghen tức. Cô đã nói với Sesto rằng đây
là thời điểm để ám sát Tito. Sesto đã đồng ý và hát aria này. Đây là một trong
những aria nổi tiếng nhất của opera.
Ở phần đầu người hát sẽ sử dụng kĩ thuật hát liền giọng (cantilena), hát
chậm rãi với nhiều quãng 2 và 3 đi lên và đi xuống, vì vậy cần có cột hơi
chắc, lưu ý đến cao độ chính xác của quãng.
157 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Âm nhạc w.a.mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thanh, hơi thở nhẹ, miệng giữ nguyên khẩu độ,
phân tách các nốt bằng những chuyển động ngắn của cơ hoành để tạo hiệu
ứng staccato, nhưng cũng đồng thời giữ cơ thể được thư giãn. Chú ý không để
lãng phí hơi khi phát âm các nguyên âm ở đầu mỗi từ. Nên tập hát từ tốc độ
chậm sau đó có thể tăng dần thành nhanh để khi hát không bị mất nốt. Có thể
nói, đây là một aria khó và người thể hiện được phải hoàn thiện mọi yếu tố kĩ
thuật thanh nhạc mới hát được. Chúng tôi thường sử dụng aria này cho sinh
viên đại học năm cuối tại HVANQGVN.
118
3.3.4 Một số aria cho giọng nam trung trầm ( Bass bariton )
- Aria Sarastro: Ngôi đền Isis và Osiris trích opera Cây sáo thần .
Ví dụ 61: Âm vực từ f quãng tám lớn đến c1:
Bản aria được viết ở nhịp 3/4, tốc độ chậm (Andante). Khi hát phải giữ
trường hơi và vị trí âm thanh cao, vang, đều đặn.
Ví dụ 62: Phần giai điệu trích ô nhịp 21 tới 53 trong aria Sarastro: Ngôi đền Isis và
Osiris (Tp6 , pl4 , Bass Bariton ĐH1, trang 345 )
Người hát cần nắm vững kĩ thuật hát cantilena (hát liền giọng), luyện
thanh kĩ những quãng nhảy trước khi vào hát aria. Lúc đầu cần hát chậm rãi
đều nhịp, chuyển tiếp liên tục, đều đặn từ âm nọ sang âm kia, tạo nên những
câu hát liên kết không bị ngắt quãng âm thanh, tránh thể hiện tính chất mạnh
dần hoặc nhẹ dần. Giữ âm thanh ở một vị trí thống nhất nhằm thể hiện rõ
được tính chất nghiêm trang và linh thiêng của ngôi đền Isis và Osiris trong
tác phẩm. Đặc biệt cần chú trọng lấy hơi thở sâu, lỏng vai và cổ trước câu hát
vào nốt f tại ô nhịp thứ 35 của aria, nếu không sẽ rất khó để đạt được âm
thanh cần thiết khi hát xuống nốt đó. Chúng tôi thường sử dụng aria này cho
sinh viên đại học năm thứ nhất tại HVANQGVN.
119
- Aria Publio: Người trung tín luôn chậm nhận ra sự phản bội trích opera
Lòng từ bi của Tito.
Aria được viết ở nhịp 3/4, tốc độ nhanh vừa ( Allegretto )
Ví dụ 63: Âm vực của aria từ h quãng tám lớn đến e1
Bản aria này nằm trong vở opera Lòng từ bi của Tito mà chúng tôi đã phân tích
ở phần trước. Aria được viết trong bối cảnh Pulio ( trưởng đội cận vệ của hoàng đế
Tito ) đem tin về người bạn của ngài là Sesto ,người đã thú nhận châm lửa đốt thành
Roma để định ám sát ngài . Hoàng đế Tito đã không tin điều đó và Pulio đã trả lời
rằng : Người trung tín luôn chậm nhận ra sự phản bội.
Để hát aria này, người hát cần nắm vững kĩ thuật passage (hát lướt
nhanh). Trước khi hát cần luyện thanh các mẫu âm từ ít nốt đến nhiều nốt , từ
dễ đến khó, thời gian đầu khi tập cần hát ở tốc độ chậm, khi thuộc bài và phát
âm đã linh hoạt mới tăng tốc độ lên nhanh vừa (Allegretto). Đặc biệt ở ô nhịp
thứ 45 với nốt e1 là khoảng chuyển sang giọng Mix (đóng tiếng) đối với giọng
baritone người hát cần hít hơi sâu và nhanh, vì hít hơi chậm sẽ ảnh hưởng tới
tốc độ, làm âm thanh dễ nặng nề, cần lỏng hàm dưới nếu không sẽ khó để lên
được nốt e1.
Ví dụ 64: Phần giai điệu trích ô nhịp 40 tới 48 trong aria Publio:: Người trung tín
luôn chậm nhận ra sự phản bội (Tp5 , pl4 , Bass Baritone ĐH2, trang 367 )
120
Chúng tôi thường sử dụng aria này cho sinh viên đại học năm thứ hai tại
HVANQGVN.
- Aria Cavatina Figaro: Này ông, chủ nếu như ông muốn nhảy trích opera
Đám cưới Figaro.
Ví dụ 65: Âm vực của aria từ c quãng tám nhỏ đến f1
Bản Aria được hát trong màn 1 của vở opera . Trong bối cảnh Figaro đã
phát hiện ra ý định của bá tước Almaviva là sẽ dùng quyền lực của mình để
ngủ với người vợ chưa cưới của Figaro là Susanna (vợ chưa cưới của Figaro
là hầu gái của bá tước) trước khi họ làm đám cưới. Figaro thề sẽ ngăn cản ông
ta lại và sẽ trả đũa ông bá tước lăng nhăng này. Bản aria được viết ở nhịp 3/4
với tốc độ nhanh vừa và rất nhanh ( Allegretto, Presto).
Để hát aria này, người hát cần giữ hơi thở sâu và lấy thật nhanh. Đặc
biệt từ ô nhịp thứ 64 đoạn chuyển sang nhịp 2/4 tốc độ rất nhanh (Presto) cần
chú ý buông lỏng hàm dưới, hơi thở liên tục, đẩy nhẹ nhàng, không nên bật
hơi ra theo từng nốt nhạc, cố gắng giữ cho bụng tương đối ổn định và mềm
mại. Phần lời hát cần tập từ chậm sau đó nhanh dần đến khi thuần thục mới
đẩy lên đúng tốc độ rất nhanh (presto) của aria.
Ngoài những đoạn khó và nhanh phải sử dụng kĩ thuật hát staccato trên,
âm vực của aria tương đối rộng và cao đó là nốt f1 ở ô nhịp thứ 18 và 121,
người hát phải thực hiện được những tiêu chí đúng, cần thiết của âm thanh
đóng tiếng (giọng Mix) ở âm khu cao của giọng hát.
Ví dụ 66: Phần giai điệu trích ô nhịp 1 tới 22 trong aria Cavatina Figaro: Này ông,
chủ nếu như ông muốn nhảy (Tp4 , pl4 , Bass Baritone ĐH3, trang 411 )
121
Chúng tôi thường sử dụng aria này cho sinh viên đại học năm thứ ba
tại HVANQGVN.
- Aria Figaro: Anh sẽ không đi bất kì nơi đâu được nữa trích opera Đám
cưới Figaro
Ví dụ 67: Âm vực của aria từ c quãng tám nhỏ đến e1.
Aria được viết trong bối cảnh: sau khi nghe Don Basilio nói rằng Cherubino
đã phải lòng bá tước phu nhân Rosina, ngài bá tước tức giận nghi ngờ chàng
đầy tớ đa tình Cherubino và ông đã quyết định chuyển anh ta đến đội quân tại
Sevilla. Lúc này Figaro trở về phòng gặp Cherubino và anh trêu chọc người
bạn của mình về những gì anh ta phải từ bỏ khi bị chuyển đi làm lính.
Bản aria viết ở nhịp 4/4 với tốc độ nhanh (Allegro). Với aria này người
hát cần phải kết hợp nhuần nhuyển cả kĩ thuật hát liền giọng (cantilena) và kĩ
thuật hát âm nảy (staccato). Cần luyện tập cho cơ quan phát âm hoạt động
linh hoạt, hơi thở sâu, nhanh nhưng cũng vẫn giữ được những tính chất thiết
yếu như vang, khỏe
Ví dụ 68: Phần giai điệu trích ô nhịp 61 tới 68 trong aria Figaro: Anh sẽ không đi bất
kì nơi đâu được nữa (Tp2 , pl4 , Bass Baritone ĐH4, trang 427)
122
Đặc biệt, cần chú trọng đến phần lời của aria ở những đoạn nhanh là
rất khó và dễ bị vấp. Vì vậy cần luyện tập đọc chậm, rõ nguyên âm, phụ âm
trước khi ghép vào giai điêụ thật nhuần nhuyễn, sau đó mới tăng tốc độ và
ghép với nhạc. Chúng tôi thường sử dụng aria này cho sinh viên đại học năm
thứ tư tại HVANQGVN.
3.4 Một số kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các
yêu cầu trong tác phẩm của W.A.Mozart.
3.4.1 Sự gắn kết giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm của
Mozart
Để thực hiện có hiệu quả những yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa kỹ thuật và
nghệ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart, cần phải đưa ra được
các kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng . Chúng ta không thể chỉ nêu ra những kỹ
thuật thanh nhạc thông thường trong các tác phẩm chung chung của mọi thời
kỳ phát triển nghệ thuật thanh nhạc. Trước hết chúng ta phải quán triệt một
cách thấu đáo mối quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác phẩm
thanh nhạc của Mozart. Nếu không trong quá trình luyện tập, chúng ta sẽ rất
khó có thể đạt được những kết quả mong muốn.
Trong luận án, chúng tôi tập trung phân tích các tác phẩm thanh nhạc
của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. Các tác phẩm
thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chủ yếu gồm: 36 ca khúc, 21
Concert aria (chọn lọc một số cho đào tạo trên đại học) và những aria trích
trong các opera, các tác phẩm thanh nhạc nhà thờ. Nghiên cứu tổng thể những
123
tác phẩm này, chúng ta được tiếp nhận một phần rất sinh động của Mozart,
của con người mà nghệ thuật là đỉnh cao văn hóa của nhân loại. Trong cuốn
Lược sử opera của giáo sư Nguyễn Trung Kiên có viết: Trong âm nhạc của
Mozart nổi trội màu sắc, phong thái yêu đời, tính trữ tình, không ảm đạm;
hơn thế nữa, âm nhạc còn chứa đựng thật phong phú những khát khao, tâm
trạng bối rối, kịch tính [4, tr167].
Nhà lý luận B.V.Saphaviev đã viết những cảm xúc của mình về
Mozart : Có lẽ trong âm nhạc không có tên tuổi nào, mà trước đó loài người
thừa nhận một cách tôn sùng đến vậy, vui sướng và xúc động đến vậy.[4,
tr168]
Mozart biểu tượng của chính âm nhạc đó. Hình như ông là người sáng
tạo ra nó. Mozart là nhà soạn nhạc vĩ đại đến vậy, điều đặc biệt khiến người ta
không khỏi sửng sốt, không khỏi ngạc nhiên ở chỗ, Mozart sáng tác nhiều
như thế, nhưng tác phẩm nào của ông cũng trang nhã, tinh tế, đẹp đến mức
hoàn thiện, kỳ diệu. Những vẻ đẹp độc đáo đó được biểu lộ như thế nào trong
các tác phẩm của Mozart ? Có thể diễn tả một cách ngắn gọn: nghệ thuật và
kỹ thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart được gắn kết chặt chẽ
thành một tổng thể, không thể tách rời, không thể dùng kỹ thuật để diễn tả, để
phản ánh nội dung của tác phẩm. Nói một cách khác, kỹ thuật chính là nội
dung của nghệ thuật. Người nghệ sĩ không thể hiểu khác đi về kỹ thuật diễn
tả.
Bởi vậy quá trình học tập các tác phẩm thanh nhạc của Mozart chính là
quá trình học tập những kỹ thuật ngay trong các tác phẩm đó. Tại sao lại như
vậy? Những kỹ thuật thanh nhạc được thể hiện trong các tác phẩm của Mozart
là những kỹ thuật rất đặc trưng, người ca sĩ phải hiểu rõ những đặc trưng này.
Mozart sáng tác dành cho những ca sỹ cụ thể mà ông quen biết và yêu mến.
Các tác phẩm thanh nhạc của Mozart có ở trong giáo trình các cấp học, nhưng
124
có bao nhiêu ca sĩ học các tác phẩm của Mozart mà có thể lột tả được những
điều mà nhạc sĩ mong muốn? Cho nên trước khi chúng ta kiến giải những
điều cụ thể trong kỹ thuật thanh nhạc nhằm biểu hiện tác phẩm của Mozart,
chúng ta không thể thờ ơ với những điều mà chúng ta gọi là kỹ thuật thanh
nhạc đặc trưng, nhằm thực hiện có kết quả những yêu cầu trong tác phẩm của
Mozart. Sau đây chúng tôi sẽ giải thích một số những kỹ thuật thanh nhạc đặc
trưng, người ca sĩ cần rèn luyện một cách chính xác, thông minh và sáng tạo
để thực hiện được một cách chủ động những yêu cầu về nghệ thuật của
Mozart trong các tác phẩm thanh nhạc của ông.
Vậy những kỹ thuật đặc trưng ở đây gồm những vấn đề gì ? Có thể nói
đó là những vấn đề chung của kỹ thuật thanh nhạc, nhưng đồng thời lại mang
những yêu cầu đặc thù riêng của Mozart.
3.4.2 Hơi thở, khẩu hình, hàm ếch mềm
Hơi thở
Vấn đề hơi thở ở đây là để thực hiện những yêu cầu kỹ thuật và nghệ
thuật trong các tác phẩm của Mozart. Hầu hết các giảng viên thanh nhạc
thường xuyên quan tâm tới vấn đề hơi thở, nhưng kết quả đạt được vẫn chưa
cao, vậy nguyên nhân những khiếm khuyết đó ở đâu, biện pháp khắc phục
như thế nào ?
Chúng ta đều biết rằng, nghệ thuật và kỹ thuật thanh nhạc ở các thời kỳ
phát triển của lịch sử thanh nhạc một phần rất lớn phụ thuộc vào khả năng vận
dụng hơi thở thanh nhạc. Nhằm đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật trong các tác
phẩm của Mozart đó là hơi thở đặc trưng của kỹ thuật bel canto thế kỷ XVIII
với tiêu chí của âm thanh: âm thanh trong sáng, bay bổng, mượt mà. Đối với
các giọng nam khi hát lên cao phải hát nhỏ đi. Hơi thở của phương pháp bel
canto thế kỷ XVIII là hơi thở ngực. Tuy nhiên hơi thở ngực ở đây không phải
là kiểu thở ngực nông hời hợt mà phải nén hơi đều đặn tích cực. Đối với các
125
giọng nữ khi hát những quãng nhảy lên các nốt cao phải vận dụng động tác ép
bụng dưới để hỗ trợ cho tiếng hát ở âm khu cao.
Qua quá trình theo dõi, đánh giá chúng tôi nhận thấy ít học sinh, sinh
viên luyện tập hơi thở một cách nghiêm túc. Vấn đề ở đây là học sinh, sinh
viên chưa ý thức được tầm quan trọng của hơi thở, vận dụng hơi thở một cách
bản năng, ngay cả những sinh viên ở bậc đại học. Hít hơi thở nông, chưa biết
cách ghìm hơi, giảng viên chưa nghiêm khắc quy định phân câu để hít thở
đúng chỗ, mà thường hít hơi ở giữa chữ, tống hơi mạnh, đột ngột khi hát các
nốt cao, không biết vận dụng ép bụng dưới khi hát những quãng nhảy.
Đó là những khiếm khuyết thường dễ nhận thấy. Ngoài ra còn một hiện
tượng đó là sức khỏe thanh nhạc. Sức khỏe thanh nhạc tồn tại ở hai vấn đề đó
là : Sức khỏe của cơ quan phát âm và sức khỏe thể lực chung của người ca sĩ.
Sức khỏe của cơ quan phát âm nói chung được học sinh, sinh viên quan tâm
giữ gìn, trừ những học sinh, sinh viên nam nghiện thuốc lá và uống bia rượu.
Sức khỏe thể lực chung thì đa số học sinh, sinh viên ít quan tâm. Không rèn
luyện thể lực qua việc phải chơi một môn thể thao phù hợp và tập thể dục
thường xuyên. Rất nhiều học sinh, sinh viên thức khuya, sáng dạy muộn,
không rèn luyện thân thể, trong khi yêu cầu bài học ngày càng khó càng phức
tạp thì thể lực yếu dần do lối sống thiếu khoa học, thiếu lành mạnh. Sinh hoạt
như vậy làm sao có thể đủ sức khỏe để học tập kỹ thuật một cách hiệu quả.
Khẩu hình
Vấn đề về khẩu hình không chỉ là những quan niệm đúng sai, phù hợp
hay không mà thôi. Khẩu hình còn quyết định một phần không nhỏ tới việc
học tập các kỹ thuật thanh nhạc khác nhau, chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần sau.
Ngoài ra khẩu hình đúng và phù hợp còn góp phần quan trọng tới việc phát
âm và nhả chữ nữa. Nói đến thuật ngữ khẩu hình trong thanh nhạc nghĩa là
nói đến hình dáng của miệng khi hát và các hoạt động phối hợp của những bộ
126
phận tạo âm ở trong và ngoài khoang miệng như : môi, răng, lưỡi, hàm dưới,
hàm ếch, lưỡi gàvv. Khi phát âm, tất cả là nhờ vào cơ thể hoạt động và sự
tự chủ trong việc điều tiết hoạt động của các cơ năng trên.
Trong phương pháp thanh nhạc tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về
khẩu hình khi hát, nhưng tựu chung có hai cách mở khẩu hình cơ bản : Mở
khẩu hình chiều dọc và mở khẩu hình chiều ngang.
-Mở khẩu hình chiều dọc : mở khẩu hình kiểu này thường được các ca sĩ
giọng trung và trầm áp dụng. Miệng mở theo chiều dọc, cả hai môi trên và
môi dưới hơi đưa ra phía trước. Vị trí môi đưa ra phía trước được áp dụng
ngay cả khi hát những nguyên âm “i”, “ê”, thông thường, những nguyên âm
này khi hát môi trên hơi nhếch lên.
- Mở khẩu hình chiều ngang. Đó là cách mở khẩu hình được thực hiện
khi môi trên được nhếch lên, hở hàm răng trên, người ta còn gọi là khẩu hình
cười. Cách mở khẩu hình chiều ngang thường được các ca sĩ giọng nữ cao
nhẹ, nữ cao màu sắc áp dụng, kể cả giọng nam cao trữ tình. Những ca sĩ áp
dụng mở khẩu hình ngang khi phát âm những nguyên âm “u”, “ô” miệng vẫn
mở với hàm răng trên được lộ ra và vị trí môi trên luôn được nhấc lên. Khẩu
hình chiều ngang tạo ra âm thanh sáng nhẹ và “bay” phù hợp với giọng hát
nhẹ, đặc biệt với giọng nữ cao màu sắc.
Hai cách mở khẩu hình giới thiệu ở trên có những đặc điểm khác nhau,
những đặc điểm này xuất phát từ những yêu cầu của âm thanh khác nhau,
những đặc tính khác nhau của từng loại giọng, thậm chí của từng phong cách
của tác phẩm, phong cách tác giả. Bởi vậy, những ca sĩ chuyên nghiệp có thể
áp dụng kiểu mở khẩu hình một cách linh hoạt nhằm đáp ứng với những yêu
cầu cụ thể khi biểu diễn. Tuy nhiên, mở khẩu hình khi hát vẫn có những
nguyên tắc chung, đặc biệt đối với giọng nữ cao màu sắc Việt Nam. Nói
chung miệng tự nhiên khi không hát mở không rộng, hơi thở có nhược điểm
127
nông và yếu. Khẩu hình tự nhiên như vậy phải thực hiện những yêu cầu sau
đây, đặc biệt khi tập những yêu cầu kỹ thuật đặc trưng như hát Cantilena, hát
staccato, hát passage, hát trillo
Khi hát miệng mở tương đối rộng hơn khi nói. Miệng mở thoải mái,
hàm dưới buông lỏng, mềm mại, không “ném” hàm dưới xuống một cách thái
quá, hoặc chìa hàm dưới ra phía trước, làm như vậy sẽ dẫn tới hiện tượng
cứng hàm. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng gằn cổ, ảnh
hưởng nhiều tới âm sắc của giọng. Miệng không được méo sang phải hoặc
sang trái, hàm không hoạt động như nhại khi phát âm sẽ dẫn tới nhược điểm
hát không rõ lời. Môi mềm mại, hoạt động linh hoạt. Không chúm môi quá
khi hát những nốt cao để tránh tình trạng âm thanh bị sâu và tối. Ngược lại
không trề môi dưới (hở hàm răng dưới) làm cho âm thanh bị bẹt, vị trí âm
thanh sẽ bị thấp
Hoạt động của hàm ếch mềm
Hàm ếch mềm khi hát thực hiện vai trò như một cái van điều tiết đóng
mở lối ra hốc mũi. Nhà nghiên cứu thanh nhạc L.Dimitriev đã làm những thử
nghiệm khoa học, ông chụp quan tuyến một số ca sĩ chuyên nghiệp nổi tiếng
khi hát thì thấy rằng, hàm ếch mềm được nhấc lên một cách tích cực, khép kín
đường ra hốc mũi. Tình trạng hàm ếch mềm khép kín lối ra hốc mũi như vậy
được giữ ở tất cả các nguyên âm trên toàn bộ âm vực. Hoạt động tích cực của
hàm ếch mềm có thể luyện tập được. Chúng ta mở miệng, soi vào gương, tập
nhấc hàm ếch mềm lên giống như khi ngáp, từ động tác này đã nảy ra công
thức luôn luôn ngáp khi hát. Hoạt động tích cực của hàm ếch mềm kết hợp
với nén hơi tốt, rất có tác dụng khi hát những nốt ở âm khu trên nốt chuyển
giọng. Tuy nhiên một điều cần nhớ nếu hàm ếch mềm nhấc lên mà hơi thở lại
yếu, không nén tốt khi đó sẽ tạo ra âm thanh trong vòm họng, âm sắc sẽ tối và
rất xấu.
128
Khi hát những ca khúc có tầm cữ không rộng, không cần một âm lượng
lớn, hàm ếch mềm khi đó chỉ cần mềm mại, nghĩa là hàm dưới buông lỏng, là
đã có thể tạo ra âm thanh theo yêu cầu. Tập cảm giác nhấc hàm ếch mềm
động tác hít hơi, cảm giác như khi ngáp. Còn có thể tập âm thanh với hoạt
động nhấc hàm ếch mềm bằng cách tập ngáp bằng miệng.
3.4.3 Những kỹ thuật hát cơ bản trong các tác phẩm thanh nhạc:
Cantilena, passage, staccato
Những kĩ thuật này về nguyên tắc đều mang những tính cách chung của
kĩ thuật thanh nhạc, nhưng trong các tác phẩm của Mozart nó lại có những
yêu cầu riêng cần được hiểu, được thực hiện đầy đủ mới làm rõ được phong
cách âm nhạc của Mozart.
Kỹ thuật hát cantilena.
Tất cả các trường phái thanh nhạc đều có một yêu cầu chung đối với
cách hát cantilena là biết hát legato giai điệu, nghĩa là âm thanh liền nhau.
Tuy nhiên, giải thích như vậy chưa hoàn toàn đầy đủ, chưa đúng về yêu cầu
hát cantilena. Hát cantilena đòi hỏi âm thanh phải đạt được tiêu chí tuôn tào
liên tục, do vậy những âm thanh gào thét, gằn cổ, dù rằng giai điệu vẫn có thể
legato, nhưng không thể coi đó là âm thanh cantilena. Hát cantilena giai điệu
phải legato nhưng âm thanh giống như một dòng suối tuôn trào mà không có
gì cản trở. Có hai điều kiện để hát tốt kỹ thuật hát cantilena :
- Điều kiện thứ nhất : để hát được kỹ thuật cantilena hơi thở phải được hít
sâu, nén liên tục, đều đặn cùng với âm thanh, không được “tống” mạnh hơi
một cách đột ngột.
- Điều kiện thứ hai : thời gian đầu tập với những bài tập mẫu âm luyện
giọng và bài luyện thanh (vocalise) đơn giản, sau đó tập với những bài tập hát
có lời. Ngoài ra còn cần tập những câu nhạc có giai điệu chuyển động như
gam, hợp âm rải với những quãng khác nhau. Cần chú ý không được thay đổi
129
hoạt động của cơ quan phát âm, sao cho âm thanh luôn ở trên một vị trí thống
nhất. Chúng ta có thể dùng chính bài tập hơi thở để tập kỹ thuật hát cantilena
và một số aria trích trong các opera của Mozart ở trình độ trung cấp 4 và đại
học 1, đại học 2 :
Cho giọng nữ cao :
- Cavatina Barbarina: “L’ho per-du ta, me me-schi-na” trích opera Đám
cưới Figaro. (Dành cho trung cấp năm thứ 4 )
Ví dụ 69: Phần giai điệu trích trong tác phẩm Cavatina Barbarina: “L’ho per-
du ta, me me-schi-na” trích opera Đám cưới Figaro.
- Aria “Deh vienni, non tarda” trích opera Đám cưới Figaro (Dành cho
đại học năm thứ 2)
Ví dụ 70: Phần giai điệu trích ô nhip 6 tới 13 trong opera Đám cưới Figaro (Tp2,
pl4 – Soprano ĐH2, trang 126)
- Aria “Porgi amor” trích opera Đám cưới Figaro (Dành cho đại học
năm thứ 2)
Ví dụ 71: Phần giai điệu trích ô nhịp 18 tới 25 trong aria “Porgi amor” trích
opera Đám cưới Figaro ( Tp1, pl4 – Soprano ĐH2, tr 124)
Cho giọng nam cao :
130
- Aria Ferrando “Un aura amorisa” trích opera Đàn bà là thế ( Dành
cho đại học năm thứ 2)
Ví dụ 72: Phần giai điệu trích ô nhịp 1 tới 8 trong aria Ferrando “Un aura
amorisa ( Tp3, pl4 – Tenor ĐH2, tr 256)
- Aria Don Ottavio “Il mio tesoro” trích opera Don Giovanni ( Dành
cho đại học năm thứ 3)
Ví dụ 73: Phần giai điệu trích ô nhịp 8 tới 14 trong aria Don Ottavio “Il mio
tesoro” ( Tp1, pl4 – Tenor ĐH3, tr 268)
Kỹ thuật hát passage.
Kỹ thuật hát passage (câu nhạc nhiều nốt hát ở tốc độ nhanh) đặc biệt
cần thiết cho giọng nữ cao màu sắc. Kỹ thuật passage giúp cho giọng hát phát
triển tốt, nhẹ nhàng, linh hoạt, hơi thở tiết kiệm, hát được các câu nhạc dài.
Kỹ thuật passage cũng tạo điều kiện thuận lợi khi hát những nốt cao. Hát
passage là cách hát những giai điệu một cách linh hoạt, rõ ràng, gọn gàng, tốc
độ nhanh. Đó cũng là yêu cầu quan trọng của nghệ thuật ca hát. Giọng hát nào
cũng có thể hát nhanh nếu chú trọng luyện tập phát triển kỹ thuật passage.
Tuy nhiên có những giọng thuận lợi, có những giọng khó khăn. Những giọng
cao nhẹ nhàng có các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hát nhanh hơn là
những giọng trầm (ngoại trừ trường hợp nghệ sĩ giọng nữ trung người Italia
Cecilia Bartoli. Bà có một kỹ thuật hát passage tuyệt đỉnh mà ngay cả các
giọng nữ cao màu sắc cũng khó có thể bắt kịp. Kết quả đó là nhờ một phương
pháp luyện tập đúng và kiên trì).
131
Kỹ thuật passage đặc biệt cần cho giọng nữ cao màu sắc, để biểu hiện
những yêu cầu linh hoạt, trong sáng tươi vui của những bài hát thích hợp với
giọng hát này.
Chúng ta biết rằng vào thế kỷ thứ XVII, opera ở Napoli (Italia) đã phát
triển rực rỡ với thể loại opera nghiêm trang và opera hài hước (buffa). Hai thể
loại opera này đã chinh phục châu Âu. Hai nhạc sĩ A.Scarlatti và
C.Monteverdi đã làm phong phú cho opera bằng việc hoàn thiện aria cổ điển
ba đoạn – aria “da capo”. A.Scarlatti được mọi người gọi là ông tổ của phong
cách nồng nhiệt trong âm nhạc và là người xây dựng kiểu hát tinh xảo màu
sắc (virtuoso – coloratura – cách hát kỹ thuật thực hiện được những câu nhạc
nhiều nốt (passage) ở tốc độ nhanh. Đôi khi viết trên âm khu cao của giọng
nhằm thể hiện cảm xúc dạt dào). Những buổi hòa nhạc tinh xảo chiếm thế
thượng phong lấn át tính kịch. Trong thế kỷ XVII các ca sĩ castro chiếm lĩnh
vị trí hàng đầu – đây là những ca sĩ nắm vững kỹ thuật passage siêu đẳng.
Lịch sử opera còn ghi danh những ca sĩ castro nổi tiếng như : Bernacchi (1685
– 1756), Cafrelli (1720-1783), Pachirotti (1748 – 1821 ) v.v
Trong các tác phẩm opera hầu như các aria viết cho giọng nữ cao, đặc
biệt nữ cao màu sắc đều có những đoạn cần thể hiện bằng kỹ thuật hát
passage. Ngay trong một số romance của A.Vivaldi chúng ta cũng thường gặp
những đoạn kỹ thuật passage rất khó. Bởi vậy có thể nói, không hát được kỹ
thuật passage sẽ không thể học tập những tác phẩm từ thời kỳ âm nhạc Tiền
cổ điển và cả đến trường phái Cổ điển và Lãng mạn sau này.
Đến thời kỳ các sáng tác thanh nhạc của Mozart đã phát triển đến mức
cao độ, các tác phẩm thanh nhạc của ông dù là ca khúc hay trong các trích
đoạn aria trong các opera, nghệ thuật hát passage của ông phát triển rất đa
dạng và phong phú.
132
Mozart đã viết 21 concert aria cho giọng nữ cao với dàn nhạc vào thời
điểm tài năng của ông rực sáng nhất. Các tác phẩm này đã sánh ngang cùng
với những tác phẩm xuất sắc thuộc các thể loại khác của Mozart. Trong 21
concert aria này có nhiều đoạn hát passage rất hay và cũng rất khó.
Mozart đã viết các đoạn kỹ thuật hát passage rất phong phú, chúng ta
có thể dùng chính nó làm những đoạn, những bài tập passage rất hữu hiệu.
Phải hát làm sao cho rõ nốt không bị mất nốt. Giọng nữ cao bậc cao học phải
kiên trì làm tốt những bài tập này, nếu không khó có thể trang bị cho mình kỹ
thuật hát passage.
Mặc dù kỹ thuật hát passage có ở hầu hết các tác phẩm viết cho giọng
nữ cao, nhưng trong sáng tác của Mozart, một số vai giọng nam trung cũng
được Mozart viết với kỹ thuật này. Thí dụ là vai Figaro trong opera Đám cưới
Figaro. Đã nhiều năm học và làm việc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt
Nam, chúng tôi có điều kiện tiếp cận với những thành tích cũng như những
yếu kém trong những vấn đề học tập các kỹ thuật hát passage. Chúng tôi cho
rằng những yếu kém đó xuất phát từ mấy nguyên nhân cơ bản sau đây :
- Sinh viên đại học ít được các thầy, cô giáo rèn luyện cho kỹ thuật hát
passage, từ mẫu âm luyện thanh, các etude vocalise của kỹ thuật hát passage
đến sau cùng là các tác phẩm có yêu cầu kỹ thuật passage của các tác giả, đặc
biệt là tác phẩm của Mozart.
- Một số thầy, cô còn hạn chế về trình độ đánh đàn piano do vậy không
thể đánh được nhuần nhuyễn trên đàn piano những bài tập passage đặc biệt ở
tốc độ nhanh. Các tác phẩm thời kỳ Tiền cổ điển và Cổ điển sinh viên còn
được học quá ít, chỉ tập trung một vài aria, romance quen thuộc của các tác
giả thế kỷ XIX, ít có yêu cầu hát kỹ thuật passage. Vậy nên một hiện tượng
khá phổ biến là bài Alleluia trích trong liên khúc thanh nhạc của Mozart, các
133
học sinh giọng nữ cao từ năm thứ hai đại học đều được học, nhưng rất ít sinh
viên có thể hát tốt đoan passage trong tác phẩm này.
Cũng chính vì do giọng nữ cao màu sắc của Việt Nam còn được học quá
ít về kỹ thuật passage. Do vậy từ đó kéo theo những nhược điểm khác đó là:
hát không tốt các nốt nhạc ở âm khu cao khi vốn tác phẩm còn quá ít và rất
thiếu hệ thống. Đây là một khiếm khuyết khá nặng cần phải được quan tâm
khắc phục.
Dưới đây là phần giới thiệu một số bản aria tiêu biểu cho kỹ thuật hát
passage:
- Aria Zerlina trích trong opera Don Giovanni. Aria này dành cho sinh
viên năm thứ hai đại học. Đây là bản aria thể hiện sự thơ ngây nhưng ranh
mãnh của Zerlina : Nào, hãy đánh em đi Mazetto.
Ví dụ 74: Phần giai điệu trích ô nhịp 70 tới 77 trong aria Zerlina trích opera
Don Juan ( Tp3, pl4 – Soprano ĐH 2, trang 129)
Để luyện tập cho âm thanh đều đặn và giúp cho sự linh hoạt trong giọng
hát thì bản aria này là vô cùng phù hợp. Ở phần kết của aria với những nốt
treo liên tục, sinh viên vẫn phải giữ được tốc độ nhịp giống như ở phần đầu
134
tác phẩm. Đây là một điều không phải dễ dàng, giảng viên phải hướng dẫn
cho sinh viên tập hát passage ở tốc độ chậm rồi nhanh dần cho tới lúc đạt
được đúng yêu cầu của tác phẩm.
- Aria Alleluja
Đây là bản aria viết cho giọng nữ cao màu sắc, trình độ năm thứ hai hoặc
năm thứ ba đại học. Có thể nói bản aria này là một trong những aria điển hình
để tập luyện kỹ thuật hát passage. Nếu đã hát tốt được aria này, sinh viên có
thể hát tốt tất cả những tác phẩm có kỹ thuật passage mà không còn gặp khó
khăn gì. Đây cũng là một trong những bản aria nổi tiếng của Mozart được
sinh viên khoa Thanh nhạc – HVANQGVN yêu thích, mong muốn được
chinh phục trong quá trình học đại học.
Ví dụ 75: Phần giai điệu trích ô nhịp 9 tới 24 trong bản aria Alleluja (Tp9,
Pl4, Soprano – ĐH3, trang 209)
Để luyện tập cho âm thanh đều đặn và giúp cho sự linh hoạt trong giọng hát
cũng như có thể làm chủ những câu chạy dài, giảng viên phải hướng dẫn cho
sinh viên tập hát kỹ thuật passage ở tốc độ chậm đều rồi nhanh dần đều lên
cho tới lúc đạt được đúng yêu cầu của tác phẩm.
- Aria Anh là người có trái tim nhân hậu và chung thủy (K.217 -1775)
135
Bản aria này dành cho năm thứ tư đại học và bậc cao học
Ví dụ 76: Phần giai điệu trích ô nhịp 43 tới 50 trong aria: Anh là người có trái tim
nhân hậu và chung thủy (Tp1, pl3, trang 41)
Ở bản aria này, kỹ thuật hát passage kết hợp với âm nảy staccato và rung
láy trillo trong một câu nhạc dài liền nhau.
Các kỹ thuật hát passage có ở nhiều tác phẩm aria ở bậc đại học, cũng là những bài
tập mà tất cả các giọng hát phải quan tâm.
Tập hát kỹ thuật passage cần chú ý mấy điểm cơ bản sau đây :
- Hít hơi thở sâu và nhanh. Hít hơi chậm sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và làm cho âm
thanh dễ bị nặng nề. Đẩy hơi thở nhẹ nhàng, không tống hơi đột ngột.
- Khi bật âm thanh phải nhẹ nhàng, dứt khoát, luôn chú ý sự chuẩn xác cao độ.
Không hát hời hợt, lướt qua, bỏ nốt. Âm thanh phải rõ ràng, phải nét tiếng, chính
xác từng nốt một, dù rằng ở tốc độ nhanh.
- Hàm dưới phải buông lỏng, cứng hàm sẽ ảnh hưởng không tốt tới âm thanh và
tốc độ của tác phẩm. Tập những mẫu âm passage, vocalise và tác phẩm nên cố gắng
sử dụng nguyên âm “a”, kể cả khi trong từ có nguyên âm “e” hoặc “i” cũng chuyển
dần sang nguyên âm “a”.
Kỹ thuật hát passage cũng sẽ rất có lợi cho giọng nữ cao màu sắc khi hát những
tác phẩm Việt Nam có yêu cầu nhẹ nhàng, linh hoạt trong sáng. Giọng nữ cao màu
sắc khi luyện tập hát passage có thể sử dụng Bài tập để hát nhanh, linh hoạt trong
cuốn Phương pháp sư phạm thanh nhạc của GS. NSND Nguyễn Trung Kiên từ bài
136
28 (trang 312) tới bài 58 (trang 344). Chúng tôi sẽ giới thiệu ở phần phụ lục của
luận án.
Sử dụng một số bài vocalise của tác giả G.Zeidler, PafnovkaCác bài aria và
romance từ dễ tới khó, viết cho giọng nữ cao màu sắc bậc đại học.
Kỹ thuật hát staccato
Hát staccato là một yêu cầu kỹ thuật của các giọng, đặc biệt giọng nữ cao
màu sắc. Trong các tác phẩm thanh nhạc, người ta sử dụng kỹ thuật hát staccato để
diễn tả tình cảm rộn ràng, vui tươi, tiếng cười, tiếng chim hót.
Hát staccato là một trong những kỹ thuật khó trong thanh nhạc. Kỹ thuật hát
staccto là phương pháp tốt nhất để nắm được cách bật âm thanh nhẹ nhàng, gọn
tiếng, tạo cơ sở để phát triển âm khu cao của giọng nữ cao. Kỹ thuật hát staccato sẽ
tạo thói quen bật âm thanh đúng. Để hát lên cao được thì dùng kỹ thuật staccato sẽ
tạo điểu kiện thuận lợi để củng cố các âm thanh cao bằng cách hát gọn, nhanh như
lướt qua các âm thanh cao.
Trong kỹ thuật thanh nhạc nói chung, cách hát staccato có nhiều tác dụng tốt
cho việc phát triển giọng hát. Trước hết âm staccato làm cho thanh đới và bộ phận
truyền âm dần dần linh hoạt trong hoạt động. Staccato với cách bật âm thanh
(attacca) nhẹ nhàng gọn tiếng sẽ tạo ra thói quen bật âm thanh đúng khi hát liền
giọng. Tập hát staccato còn tạo điều kiện tốt cho việc phát triển âm khu cao của
giọng hát. Staccato còn là biện pháp sửa chữa những sai lệch về âm sắc như tật hát
sâu gằn cổ. Với yêu cầu linh hoạt, nhẹ nhàng trong sáng của staccato, âm thanh bắt
buộc phải có vị trí nông và cao, do đó có thể dần dần khắc phục âm thanh sâu, tối,
gằn cổ. Kỹ thuật staccato được giới thiệu một cách độc đáo trong hai aria của vai
Nữ hoàng đêm tối trong opera Cây sáo thần.
Ví dụ 77: Phần giai điệu trích ô nhịp 24 tới 78 trong aria Nữ hoàng đêm tối
trích opera Cây sáo thần (Tp4, pl4– Soprano ĐH4, trang 232)
137
Đây là những đoạn staccato khó nhất, hai bản aria này đều kết thúc
bằng hai đoạn staccato rất khó, rất cao. Nếu trong quá trình tập hai aria chưa
giải quyết tốt về mặt kỹ thuật hai đoạn staccato này thì coi như chưa hoàn
thành được tác phẩm.
138
Tiểu kết chương 3
Âm nhạc của Mozart mang những yếu tố tự nhiên, tinh tế. Ông bày tỏ
những thái cực của cuộc sống bằng sự tương phản giữa âm nhạc hay nhân vật
như: sự khẳng định, tuyệt vọng, niềm vui, sự trống vắng, ảm đạm hay giận dữ
yêu thương, hài kịch hay bi kịch bằng những cảm xúc rất tự nhiên.
Đã từ lâu, một số tác phẩm của Mozart đã được dùng trong giáo trình đào
tạo thanh nhạc ở HVANQGVN cũng như các ở sở đào tạo âm nhạc khác.
Tuy nhiên, để có thể góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp, chúng tôi mạnh dạn nghiên cứu, phân tích và chọn
lựa các tác phẩm của Mozart để đưa vào giáo trình giảng dạy trong từng năm
của trình độ đại học ở các loại giọng và trình độ cao học, một cách chi tiết,
đầy đủ và khoa học.
Chúng tôi mong muốn làm nổi bật tầm quan trọng của việc sử dụng các
tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở
Việt Nam, đặc biệt là đào tạo giọng nữ cao.
Việc sử dụng các tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong chương trình
đào tạo giọng nữ cao và nữ cao màu sắc ở Việt Nam là cực kỳ phù hợp. Các tác
phẩm của Mozart rất phù hợp với thể trạng sức khoẻ, tính cách cũng như văn
hoá sống của phụ nữ Việt Nam.
Có thể nói, âm nhạc của Mozart là kết hợp giữa sự mô tả tính kịch
trong giọng hát và nhạc cụ cùng hoà tấu. Học các tác phẩm của Mozart, học
sinh có thể qua đó nắm vững các kỹ thuật xử lý tinh tế như kỹ thuật hát
cantilena, passage, staccato và cách vận dụng linh hoạt hơi thở, khẩu hình,
hoạt động của hàm ếch mềm...Nắm vững các kỹ thuật cơ bản thông qua
phương pháp bel canto cùng kỹ thuật chạy lướt nhiều nốt hoa mỹ, sinh viên
thanh nhạc sẽ trưởng thành lên nhiều khi học tập các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart.
139
Hoàn thiện được các kỹ thuật đó sinh viên sẽ không gặp khó khăn khi
áp dụng cách xử lý tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển từ âm nhạc Cổ điển sang
âm nhạc Lãng mạn. Bên cạnh đó, sinh viên thanh nhạc cũng có thể hát tốt các
tác phẩm của các tác giả ở các giai đoạn sau này.
140
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
W.A.Mozart nhạc sĩ thiên tài người Áo, một đại diện xuất sắc của
trường phái âm nhạc Cổ điển Vienne. Ông là một trong những nhà soạn nhạc
vĩ đại của thế giới. Âm nhạc của ông đã phản ánh một cách đầy đủ và rõ ràng
nhất những xung đột trong xã hội của thời đại Khai Sáng, những tư tưởng lạc
quan, những quan điểm đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và niềm tin vào chiến
thắng Trong cuộc đời tuy ngắn ngủi, chỉ 35 mùa xuân (1756 – 1791) với
đầy rẫy những khó khăn, vất vảNhưng với ý chí và nghị lực phấn đấu đáng
khâm phục, ông đã vượt qua tất cả để luôn sống với tinh thần lạc quan, yêu
đời, yêu cuộc sống. Khát khao sống để vươn lên sáng tạo nghệ thuật luôn
cháy bỏng trong con người Mozart. Tất cả những điều đó đã được thể hiện
trong hơn 600 tác phẩm của ông ở các thể loại. Đặc biệt, ở lĩnh vực thanh
nhạc là 23 opera, 21 concert aria cho giọng nữ cao và 36 ca khúc
Những trào lưu tư tưởng triết học của Chủ nghĩa Khai sáng và Hội
Tam Điểm – những tư tưởng triết học tiến bộ đương thời đã có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức sống và sức sáng tạo nghệ thuật của Mozart.
Trong luận án chúng tôi đã giới thiệu và phân tích 36 ca khúc của
Mozart, từ đó lựa chọn 10 ca khúc phù hợp để bổ sung vào giáo trình giảng
dạy thanh nhạc. Cung cấp thêm cho các giảng viên, học viên, sinh viên những
vấn đề có liên quan như: thời điểm sáng tác của từng ca khúc, những nét đặc
trưng về âm nhạc, về thơ ca, sự liên quan gắn kết những ca khúc này với
những sáng tác lớn như những opera của Mozart.
Cùng với các ca khúc, chúng tôi giới thiệu 21 concert aria với dàn
nhạc cho giọng nữ cao của ông. Chúng tôi đi sâu phân tích một số aria tiêu
biểu với những kỹ thuật thanh nhạc rất khó để giúp trang bị thêm kiến thức
141
cho học viên, sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc chuyên
nghiệp.
Chúng tôi thấy rằng, việc phân tích những đặc điểm âm nhạc trong các
aria trích trong opera của Mozart là việc làm vừa có tính khoa học vừa có
tính thực tiễn đối với khoa Thanh nhạc – HVANQGVN. Có thể nói rằng, tại
các cơ sở đào tạo thanh nhạc trên phạm vi toàn quốc ngày nay, việc giảng dạy
các aria trích từ các opera là điều bắt buộc kể cả đó là dòng opera, hay thính
phòng. Ta có thể thấy được giá trị đích thực của các tác phẩm thanh nhạc của
Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp các cấp học. Coi nhẹ hoặc sử
dụng các tác phẩm của Mozart một cách thiếu hệ thống sẽ là một sai lầm của
phương pháp sư phạm thanh nhạc.
Luận án của chúng tôi đã nêu bật tầm quan trọng của việc sử dụng các
tác phẩm thanh nhạc của Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt
Nam, đặc biệt là đào tạo giọng nữ cao. Trong việc tìm ra một số giải pháp
nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy thanh nhạc nói chung và
giảng dạy cho giọng nữ cao nói riêng, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp trong việc đưa các tác phẩm thanh nhạc của Mozart vào giảng dạy ở bậc
đại học.
Chúng tôi đã tổng kết để đưa ra một số nguyên tắc cần quan tâm khi
giảng dạy và học tập những ca khúc của Mozart. Giảng viên, học viên và sinh
viên cần phải tìm hiểu kỹ bối cảnh, thời gian, xuất xứ của những ca khúc
được đưa vào giáo trình giảng dạy. Hiểu biết một cách sâu sắc về nội dung
của từng tác phẩm sẽ giúp sinh viên nắm vững về hình tượng âm nhạc, ngôn
ngữ và thủ pháp sáng tác của Mozart để từ đó việc thể hiện tốt nhất nội dung
tác phẩm.
Bên cạnh đó, trong luận án chúng tôi đã giới thiệu một số kỹ thuật
thanh nhạc đặc trưng nhằm thực hiện có kết quả các yêu cầu trong tác phẩm
142
của Mozart. Khi đặt vấn đề giải trình các kỹ thuật thanh nhạc đặc trưng để
thực hiện có hiệu quả những yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa kỹ thuật và nghệ
thuật trong các tác phẩm thanh nhạc của Mozart, trước hết chúng ta phải quán
triệt một cách thấu đáo mối quan hệ giữa kỹ thuật và nghệ thuật trong các tác
phẩm thanh nhạc của ông, nếu không trong quá trình luyện tập chúng ta sẽ rất
khó có thể đạt được những kết quả mong muốn. Ví dụ như các vấn đề về : hơi
thở, khẩu hình, hàm ếch mềm
Luận án cũng giới thiệu rất chi tiết ba vấn đề quan trọng có liên quan
trực tiếp đến những kĩ thuật cơ bản như : cantilena, passage, staccato.
Các sáng tác thanh nhạc của Mozart dù là ca khúc hay các trích đoạn
aria trong các opera, đều đã phát triển đến mức cao độ, đa dạng và phong phú
nghệ thuật hát cantilena, passage và staccato.
Có thể nói, âm nhạc của Mozart là kết hợp giữa sự mô tả tính kịch
trong giọng hát và nhạc cụ cùng hoà tấu. Học các tác phẩm của Mozart, học
sinh có thể qua đó nắm vững các kỹ thuật xử lý tinh tế, cách vận dụng linh
hoạt hơi thở... Nắm vững các kỹ thuật cơ bản thông qua phương pháp bel
canto cùng với các kỹ thuật chạy lướt nhiều nốt hoa mỹ, sinh viên thanh nhạc
sẽ trưởng thành lên nhiều khi học tập các tác phẩm thanh nhạc của Mozart.
Qua việc nắm vững phương pháp bel canto, sinh viên sẽ không gặp khó khăn
khi áp dụng cách xử lý tinh tế, linh hoạt và uyển chuyển từ âm nhạc cổ điển
sang âm nhạc lãng mạn. Bên cạnh đó, sinh viên thanh nhạc cũng có thể hát tốt
các tác phẩm của các tác giả Lãng mạn sau này.
Sau khi phân tích và tìm hiểu kỹ 36 ca khúc, 21 concert aria và các
aria tiêu biểu trong các opera của Mozart, chúng tôi mạnh dạn chọn lựa và sắp
xếp các tác phẩm của Mozart vào chương trình giảng dạy thanh nhạc ở trình
độ đại học và cao học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Với việc
làm này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp đổi
mới và nâng cao chất lượng đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam.
143
KHUYẾN NGHỊ
Chúng tôi mong muốn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam cần tổ
chức Hội thảo về việc bổ sung các tác phẩm thời kỳ Tiền cổ điển và Cổ điển
trong đó có các ca khúc, các aria của Mozart vào chương trình giảng dạy
thanh nhạc.
Một trong những khó khăn hiện nay trong việc học tập những tác phẩm
của Mozart và của các tác giả Áo, Đức đó là vấn đề ngôn ngữ. Chúng ta cần
phải tiếp tục tổ chức một cách nghiêm túc các đợt học chính khóa và ngoại
khóa một số ngôn ngữ cho sinh viên thanh nhạc, trong đó có tiếng Đức.
Đưa môn kỹ năng diễn xuất opera vào giảng dạy.
Mở rộng các mối quan hệ liên kết, mời các nghệ sĩ, giáo sư thanh nhạc
quốc tế tới Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam biểu diễn và giảng dạy.
Từng bước xây dựng Studio cho việc luyện tập diễn các vở opera trong
đó có các opera của Mozart.
Cần tăng cường và mở rộng công tác nghiên cứu về Mozart trong các
giảng viên và sinh viên của Khoa Thanh nhạc - Học viện Âm nhạc Quốc gia
Việt Nam.
144
DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN
1.Phương Nga : “Hội Tam Điểm” với sự nghiệp sáng tác của W. A. Mozart.
Tạp chí Văn hóa- Nghệ thuật số 382 tháng 4/2016.
2.Nguyễn Thị Phương Nga : Cây sáo thần – Sự kết hợp giữa đạo lý và
nghệ thuật. Tạp chí Văn hóa- Nghệ thuật số 323 tháng 5 năm 2011.
3.Nguyễn Thị Phương Nga :Ảnh hưởng của Chủ nghĩa Khai Sáng với sự
nghiệp âm nhạc của W.A.Mozart. Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật số 383
tháng 5 năm 2016.
145
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT:
1 THẾ BẢO, Cảm nhận Mỹ học Âm nhạc, Nhà xuất bản Thanh niên, 2013
2 TRẦN THU HÀ, NGUYỄN PHÚC LINH, NGÔ VĂN THÀNH, ĐỖ
XUÂN TÙNG, Những tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc để
tuyển chọn học sinh cho các cơ sở đào tạo trên phạm vi toàn
quốc, Viện Âm nhạc, Hà Nội, 2001
3 PHẠM TÚ HƯƠNG, Âm nhạc Việt Nam, tác giả - tác phẩm, Viện
Âm nhạc, Hà Nội, 2007
4 NGUYỄN TRUNG KIÊN – chủ nhiệm công trình, cùng nhóm tác giả:
TRẦN THU HÀ, NGÔ VĂN THÀNH, LƯU QUANG MINH, VŨ
CHÍ NGUYỆN, ĐỖ XUÂN TÙNG, NGUYỄN PHÚC LINH, Đa
dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn mới, đề
tài trọng điểm cấp bộ, 2009
5 NGUYỄN TRUNG KIÊN, Lược sử Opera (50 tác phẩm Opera chọn
lọc), Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2011
6 NGUYỄN TRUNG KIÊN, Phương pháp sư phạm thanh nhạc,
Chương trình đại học, Viện âm nhạc xuất bản, Hà Nội, 2001
7 NGUYỄN TRUNG KIÊN, Những vấn đề về sư phạm thanh nhạc,
Nhà xuất bản Âm nhạc, 2014
8 NGUYỄN TRUNG KIÊN, Công trình sưu tầm cấp Bộ về tổng phổ
và đĩa CD phần đệm các aria và romance của các tác giả thế
giới, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, 2012
9 HỒ MỘ LA, Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây, Nhà xuất
bản Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, 2005
146
10 HỒ MỘ LA, Phương pháp giảng dạy thanh nhạc, Nhà xuất bản Từ điển
Bách Khoa, Hà Nội, 2007
11 HỒ MỘ LA, Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc, Nhà xuất bản Từ điển Bách
Khoa, Hà Nội, 2008
12 TÚ NGỌC làm chủ biên, cùng các tác giả NGUYỄN THỊ NHUNG, VŨ
TỰ LÂN, NGUYỄN NGỌC OÁNH, THÁI PHIÊN, Âm nhạc mới Việt
Nam tiến trình và thành tựu, Nhà xuất bản Viện âm nhạc, 2000
13 VŨ TỰ LÂN, Từ điển âm nhạc, Nhà xuất bản Hà Nội, 2015
14 LAN HƯƠNG, NHIỀU TÁC GIẢ dịch từ nguyên bản tiếng Nga,
Các thể loại âm nhạc, Nhà xuất bản Văn hóa, 1981
15 NGUYỄN THỊ NHUNG, Lịch sử âm nhạc thế giới (Từ nguyên thủy
đến hết thế kỷ XIX), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, 2008
16 NGUYỄN THỊ NHUNG, Phân tích tác phẩm âm nhạc, Nhà xuất
bản Quân đội nhân dân, 2006
17 NGUYỄN THỊ NHUNG, Thể loại âm nhạc, Nhà xuất bản Âm nhạc,
1996
II. TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI:
TIẾNG NGA:
18 TRERNAIA, Mozart và Nhà hát âm nhạc Áo, Mátxcơva, 1963
19 G XLABOTKIN, Hài kịch dân gian Viên thế kỷ XIX, Mátxcơva,
1985
20 TRITRERIN GV, Mozart, Leningrat, 1970
21 E.I.TRIGAREV, Những vở Opera của Mozart trong viễn cảnh văn
hóa của thời đại Ông, Máxcơva, 2001
22 LV KIRILLINA, Nhạc Viện Mátxcơva, 1985
23 Ca khúc của W.A.Mozart, nhà xuất bản Âm nhạc Maxtcơva, 1966
147
24 Thần học và âm nhạc – ba câu chuyện về Mozart, Nhà xuất bản
Maxtcơva, 2006
25 Mozart, Nhà xuất bản “Classique – XXI”
26 Ca khúc Mozart Edition Peters
27 SIMON P.KEEFE, The Cambridge Conpanion to Mozart, 2003
28 EISTEIN, A.Mozart, Cuộc đời và sự nghiệp, Mátxcơva, 1977
29 E.I.TRIGAREVA, “Cây Sáo Thần” của Mozart - Vở Opera mơ ước
của thời đại Khai Sáng, 1970
TIẾNG ANH:
30 "Mozart, cây sáo thần của Mozart và Beethoven". Hiệp hội Raptus
về Thưởng thức âm nhạc, ngày 27 tháng 9 năm 2010.
31 "Huân chương Đức Giáo hoàng cho Wolfgang Amadeus Mozart ".
Văn thư của Vatican. Ngày 4 tháng 7 năm 1770
32 "Những tác phẩm mới của Mozart được hé lộ” Huffington Post.
Ngày 8 tháng 2 năm 2009
33 A. CARSE, "Nhạc khí cụ", London, 1939 / R1965.
34 A. HYATT KING, Nhìn lại về Mozart: Các nghiên cứu về phê bình
và tài liệu tham khảo (1955), Nhà xuất bản Đại học Oxford,
1997
35 ABERT, HERMANN, W.A.Mozart. Cliff Eisen (ed.), Stewart
Spencer. New Haven: Nhà xuất bản Đại học Yale, 2007
36 H. C. ROBBINS LANDON; DONALD MITCHELL, Người đồng
hành Mozart, Ấn bản đại học Oxford, 1956
37 ANDERSON, EMILY, ED, Các bức thư của Mozart và gia đình của
ông (2nd ed.). London: Macmillan, 1966
148
38 ANDREW STEPTOE, Nhà hát Mozart-Da Ponte: Văn hoá và nền
âm nhạc cho Le Nozze Di Figaro, Don Giovanni và Cosi Fan
Tutte, Clarendon Press, 1990
39 BARRY, BARBARA R, The Philosopher's Stone: Các bài luận về
chuyển đổi cấu trúc âm nhạc. Hillsdale, New York: Báo
Pendragon, 2000
40 BRAUNBEHRENS, VOLKMAR. Mozart: Lebensbilder. G. Lubbe,
1990
41 CAIRNS, DAVID, Mozart và các vở opera của ông. Berkeley,
California: Nhà xuất bản Đại học California, 2006
42 DEUTSCH, OTTO ERICH, Mozart: Tiểu sử Tài liệu. Peter
Branscombe, Eric Blom, Jeremy Noble. Nhà xuất bản Đại học
Stanford, 1965
43 DOROTHEA LINK, Nhà hát Tòa án Quốc gia ở Vienna của
Mozart: Nguồn và Tài liệu, 1783-1792, Clarendon Press, 1998
44 EDWARD J, Các vở opera của Mozart: Nghiên cứu phê bình, Nhà
xuất bản: DentChatto & Windus, 1913
45 EGON WELLESZ, FREDERICK STERNFELD, Thời đại Ánh
sáng, 1745-1790, Nhà xuất bản Đại học Oxford, 1973
46 EINSTEIN, ALFRED, Mozart: Đặc tính, công việc của ông. Galaxy
Book 162. Arthur Mendel, Nathan Broder (chuyển đổi) (6th
ed.). Thành phố New York: Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN
0-304-92483-0. OCLC 456644858, 1965
47 EISEN, CLIFFET AL. "Mozart". Grove Music Online, 2010.
48 EISEN, CLIFF; SADIE, STANLEY. "Mozart, Wolfgang Amadeus",
trong: Từ điển âm nhạc và nhạc sĩ của New Grove, ấn bản lần 2,
149
vol. 17, ed. Stanley Sadie, Nhà xuất bản Đại học Oxford, Inc.,
New York, 2001.
49 FRADKIN, ROBERT A, Người bình luận giỏi: hướng dẫn cách
phát âm nhạc cổ điển. Bloomington: Nhà xuất bản Đại học
Indiana, 1996
50 FREEMAN, DANIEL E., Mozart ở Prague. Minneapolis: Bearclaw,
2013
51 GEOFFREY HINDLEY, "Bách khoa toàn thư Larousse"
52 GUTMAN, ROBERt, Mozart: Một tiểu sử văn hoá. London:
Harcourt Brace.
53 SIMON P. KEEFE, Cambridge đồng hành cùng Mozart, Ấn bản đại
học Cambridge ,2003
54 HABERL, DIETER, "Beethovens erste Reise nach Wien: chết
Datierung seiner Schülerreise zu W. A. Mozart". Neues
Musikwissenschaftliches Jahrbuch (14). OCLC 634798176,
2006
55 HALLIWELL, RUTH, Gia đình Mozart: Bốn đời sống trong một
bối cảnh xã hội. Thành phố New York: Clarendon Press, 1998
56 HEARTZ, DANIEL, Âm nhạc ở các đô thị châu Âu: Phong cách
Galant, 1720-1780 (lần đầu tiên). Thành phố New York, 2003
57 HECTOR BERLIOZ, EDWIN EVANS, Mozart, Weber và Wagner:
nhiều bài tiểu luận về các chủ đề âm nhạc, Nhà xuất bản: W
Reeves, 1918
58 HOLMES, EDWARD, Cuộc đời của Mozart. New York: Cosimo
Classics, 2000
59 EMANUEL SCHIKANEDER, RUTH MARTIN,THOMAS
MARTIN, Cây sáo thần, Nhà xuất bản: G. Schirmer, 1941
150
60 EGON WELLESZ, FREDERICK STERNFELD, Thời kỳ Khai
Sáng, 1745-1790 , ấn bản đại học Oxford, 1973
61 YONA MCDONOUGH, Wolfgang Amadeus Mozart là ai ?, 2003
62 H. C. ROBBINS LANDON, Mozart và những năm đỉnh cao 1781 –
1791, xuất bản năm 1989
63 KALLEN, STUART A,. Những nhà soạn nhạc vĩ đại. San Diego:
Lucent, 2000
64 KRISTI BROWN-MONTESANO, Hiểu về những người phụ nữ
trong các vở opera của Mozart, Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Đại
học California, 2007
65 LANDON, HOWARD CHANDLER ROBBINS, 1791: Năm cuối
cùng của Mozart. London: Flamingo, 1990
66 LORENZ, MICHAEL (Steptoe9 tháng 8 năm 2010). "Căn nhà của
Mozart trên đường Alsergrund", ngày 27 tháng 9 năm 2010.
67 MARCEL SENECHAUD, “Các bài hát của ngày hôm qua và ngày
hôm nay”, NHÀ XUẤT BẢN Gé rard Billaudot - 1971.
68 H. C. ROBBINS LANDON, Mozart và Vienne, 1991
69 JULIAN RUSHTON, Uống cà phê với Mozart, 2007
70 MARY HUNTER, Văn hoá của Opera Buffa ở Vienna của Mozart:
Thơ ca của sự giải trí, Nhà xuất bản Đại học Princeton, 1999
71 MERSMANN, HANS, ED. Thư của Wolfgang Amadeus Mozart.
New York: Ấn phẩm Dover, 1972
72 PAUL MICHEL, "Những cơ sở lý luận về âm nhạc giáo dục" NHÀ
XUẤT BẢN Âm nhạc - Budapest, 1974.
73 PETER DIMOND, Nhật ký của Mozart: Sự sắp xếp lại cuộc đời nhà
soạn nhạc theo mốc thời gian, báo Greenwood, 1761-1791
151
74 ROSEN, CHARLES, Phong cách cổ điển: Haydn, Mozart,
Beethoven (2nd ed.). Thành phố New York: W. W. Norton &
Company, 1998
75 JANE GLOVER, Những người phụ nữ của Mozart, 2005
76 SADIE, STANLEY, ED, Tạp chí âm nhạc và nhạc sĩ New Grove
6th. London: Macmillan, 1980
77 SADIE, STANLEY, ED, The New Grove Từ điển Opera. New York, 1998
78 SCOTT BURNHAM, Ân sủng của Mozart, Nhà xuất bản Đại học
Princeton, 2013
79 SIEGHARD BRANDENBURG, Haydn, Mozart, và Beethoven:
Nghiên cứu âm nhạc giai đoạn cổ điển, Clarendon Press, 1998
80 SOLOMON, MAYNARD, Mozart: Cuộc đời (lần đầu tiên). Thành
phố New York, 1995
81 SPIRE PITOU, Paris Opéra: Bách khoa toàn thư về các vở opera,
ballet, nhà soạn nhạc, và người biểu diễn - Vol. 1, Báo
Greenwood, 1983
82 STANLEY SADIE, "Từ điển âm nhạc và nhạc sĩ của Grove" Nhà
xuất bản: Macmillan Publishers Limited, 1980
83 STANLEY SADIE, Từ điển: - "Từ điển các nhạc cụ của Grove"
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Macmillan Limited, 1980
84 STANLEY SADIE, Wolfgang Amadè Mozart: Các bài viết về cuộc
đời và âm nhạc của ông, Clarendon Press, 1996
85 JULIET WALDRON, Vợ của Mozart, 2000
86 THEODOR W. ADORNO, "Khái niệm chung Mahller – cảm thụ
âm nhạc" (traduction et présentation de J.- I leleu et T.
Leydenbach) Minuit, 1976.
152
87 TILL, NICHOLAS, Mozart và Khai sáng: Chân, Thiện và Vẻ đẹp
trong Các vở opera của Mozart. Thành phố New York: W. W.
Norton & Company, 1995
88 WAKIN, DANIEL J, "Sau cái chết của Mozart, một dấu Coda bất
tận". The New York Times, 2010
89 WILLI REICH, "Alban Berg", Nhà Vienna - New York, 1963.
90 WOLFF, CHRISTOPH, Mozart ở ngưỡng cửa số mệnh: Phục tùng
Hoàng đế, 1788-1791. New York, 2012
91 HENKIN, STEPHEN, Mozart Mania, ấn bản: Thế giới và tôi, 1998.
92 THREASHER, DAVID JOLLY, JAMES, Requiem của Mozart,
Xuất bản: Gramophone, Vol. 94, số 1142, tháng 11 năm 2016.
93 FOLLETT, CHRISTOPHER, Suy nghĩ lại về Mozart; Kỷ niệm 250 năm
ngày sinh của ông, một hình ảnh thực tế hơn về thiên tài âm nhạc, Ấn
bản: Newsweek International, ngày 30 tháng 1 năm 2006.
94 THEODORE M. FINNEY, Mozart ở London, tạp chí Ý tưởng âm
nhạc, Vol. 135, số 1485, 2011
95 HARCOURT BRACE, Lịch sử Âm nhạc, 1935
96 MARGARET ROSS GRIFFEL, Các vở opera bằng tiếng Đức: Một
cuốn từ điển, Nhà xuất bản: Greenwood Press, 1990.
97 LUCAS, SARAH, Mozart: Con đường thần kỳ, Ấn phẩm: The Mail
on Sunday (London, Anh) , 2006.
98 HAGMAN, HARVEY, Quê hương của Mozart, Ấn bản: The
Washington Times (Washington, DC), 1998.
99 FRANCIS, DAVID R., Tài năng của Mozart được trân trọng, Ấn
phẩm: The Christian Science Monitor, 1993
100 PATERSON, PETER, Các ghi chú quan trọng về Mozart, Daily
Mail (London), 2006
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_am_nhac_w_a_mozart_trong_dao_tao_thanh_nhac_chuyen_n.pdf