Thực hiện an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố, dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tình trạng trong đó Việt Nam đảm bảo khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ - cả gốc và lãi khi đến hạn mà không ảnh hưởng xấu tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam, cũng như không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm nợ từ nước cho vay hay trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, đồng thời vẫn cho phép nền kinh tế đạt một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được.
Tiêu chí đánh giá an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay gồm 3 nhóm chỉ tiêu: (1). Quy mô nợ công; (2). Cơ cấu nợ công: (3). Năng lực kinh tế vĩ mô. Về quy mô nợ công, nhóm chỉ tiêu này bao gồm 3 tiêu chí: Tỷ suất nợ công trên GDP, tỷ suất nợ công so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tỷ suất nợ công so với thu NSNN. Về cơ cấu nợ công bao gồm các tiêu chí: Tỷ trọng các loại nợ, kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lãi suất và dự trữ ngoại hối. Về năng lực kinh tế vĩ mô bao gồm các tiêu chí: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, năng suất các nhân tố tổng hợp, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, mức tiết kiệm nội địa, mức đầu tư xã hội và dự trữ ngoại hối.
192 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án An toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c; mặt khác tạo được niềm tin, sự giúp đỡ của các nhà tài trợ, và tăng khả năng huy động được mọi nguồn lực trong nhân dân Để thực hiện tốt nguyên tắc quan trọng này,cần phải tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của quá trình quản lý vốn vay, hiệu quả sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ nước ngoài của quốc gia tới mọi tầng lớp nhân dân. Đồng thời, thực hiện công khai, minh bạch, giải trình chi tiết về tình hình vay và trả nợ nước ngoài của quốc gia, của Chính phủ, của các chính quyền địa phương. Bên cạnh đó, công khai, minh bạch hoá tất cả các khâu trong quá trình đầu tư gắn với trách nhiệm rõ ràng của các Bộ, ban, ngành, các chủ đầu tư trong việc thẩm định, phê duyệt các khoản vay nợ nước ngoài.
Tổ chức thực hiện trả nợ đầy đủ, đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, mất kiểm soát. Muốn vậy, cần phải kiểm soát thường xuyên và nghiêm ngặt luồng vốn vào nước ta, nhất là các khoản vay thương mại. Xử lý dứt điểm nguồn vốn vay bị chi tiêu lãng phí, thất thoát, sử dụng sai mục đích, không đạt hiệu quả; gạt bỏ dự án rủi ro cao, không có điều kiện thu hồi vốn..., chú trọng biện pháp giảm chi phí vốn vay. Đảm bảo cân đối giữa vốn vay và trả nợ, giữa huy động vốn vay nước ngoài với vốn vay trong nước (vốn vay trong nước dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ, công trái quốc gia, tín phiếu kho bạc và vay nợ nước ngoài dưới hình thức ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế). Về lâu dài, điều chỉnh cơ cấu dư nợ của Chính phủ theo hướng giảm dần sự phụ thuộc vào vay nợ nước ngoài, tăng tỷ lệ nợ trong nước, khuyến khích tiết kiệm và đầu tư nhiều hơn.
Nâng cao năng lực quản lý nợ thông qua hình thức đào tạo mới và đào tạo lại cán bộ quản lý nợ có đủ đức, đủ tài. Trong những năm gần đây, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý nợ tại các bộ, ngành và ban quản lý dự án tuy được cải thiện nhưng vẫn cần phải thường xuyên cập nhật kiến thức nâng cao trình độ để đáp ứng với yêu cầu công tác. Lực lượng cán bộ quản lý nợ của hầu hết các cơ quan có liên quan còn mỏng và kiến thức quản lý còn nhiều điểm yếu dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao, đặc biệt ở các địa phương. Do vậy, cần tăng cường tổ chức các hội thảo, tọa đàm, mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý nợ nước ngoài một cách đồng bộ, đáp ứng yêu cầu thực tế như các kỹ năng giám sát số liệu và phân tích nợ, quản lý hành chính, nâng cao hiểu biết về pháp luật, ứng dụng công nghệ tin học, sử dụng ngoại ngữ thành thạo..., từ đó nâng cao lòng yêu nghề, tạo động lực quản lý nợ nước ngoài hiệu quả, tránh được hiện tượng bòn rút, hối lộ. Ngoài ra, Chính phủ nên tạo điều kiện cho cán bộ đi khảo sát, thực tập nghiệp vụ để tiếp thu kinh nghiệm tại các nước có nhiều thành công trong công tác quản lý nợ nước ngoài.
Các giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài:
Đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững. Để đảm bảo an toàn tín dụng, nền kinh tế phải có tăng trưởng kinh tế cao để đảm bảo lãi vay nợ không vượt quá khả năng sinh lời của nó. Ở Việt Nam trong những năm gần đây, mặc dù mức GDP vẫn tăng, hệ số ICOR có giảm nhưng không đáng kể cho thấy hiệu quả sử dụng vốn thấp. Để đạt được hệ số ICOR=4 thì trong tương lai ta phải nâng cao tốc độ tăng trưởng khi vẫn giảm được tỉ lệ đầu tư/GDP. Điều này có nghĩa là vẫn gia tăng mức đầu tư trong đó mức tăng GDP phải nhanh hơn. Hay nói cách khác, ta phải mở rộng quy mô nền kinh tế một cách có hiệu quả.
Lựa chọn danh mục vay nợ hợp lý. Nhằm đảm bảo cơ cấu nợ bền vững, cần đánh giá cẩn thận từng món vay mới, đặc biệt quan tâm đến việc duy trì cơ cấu nợ theo thời gian hợp lý.
Nếu không có cơ chế kiểm soát kịp thời và thích hợp thì nguồn vốn ngắn hạn này sẽ trở thành những rủi ro trong quản lý nợ tại Việt Nam trong thời gian sắp tới. Để hạn chế tiêu cực của nguồn vốn ngắn hạn đối với nền kinh tế và với an ninh tài chính quốc gia, trước hết tự do giao dịch vốn cần:
Một là, tăng cường kiểm soát các nguồn vốn ngắn hạn thông qua yêu cầu báo cáo đầy đủ và kịp thời các giao dịch vốn ngắn hạn.
Hai là, xây dựng và củng cố các năng lực phân tích, quản trị vấn đề tài chính của các doanh nghiệp xây dựng cơ chế pháp lý chặt chẽ.
Gia tăng dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ là phương tiện đảm bảo khả năng thanh toán quốc tế nhằm thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh tế với nước ngoài.
Để gia tăng dự trữ ngoại hối, cần có một số giải pháp cần thiết như sau:
Trước hết, cải thiện cán cân tài khoản vãng lai: muốn cải thiện cán cân tài khoản vãng lai chúng ta phải đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, thậm chí là xuất khẩu dịch vụ, để đẩy mạnh xuất khẩu phải có sự nỗ lực từ phía Chính phủ lẫn doanh nghiệp.
Đồng thời, gia tăng cán cân tài khoản vốn: muốn gia tăng tài khoản vốn, chúng ta cần thu hút và quản lý hiệu quả các dòng vốn quốc tế gồm vốn FDI và Fll. Dòng vốn này rất quan trọng đối với nền kinh tế, nó không chỉ góp phần cho phát triển kinh tế-xã hội mà còn đem lại nguồn ngoại tệ làm gia tăng quỹ dự trữ quốc gia, đặc biệt là nguồn vốn Fll.
Khuyến khích kiều hối chảy về nước: cần có chính sách khuyến khích hơn nữa lượng kiều hối từ nước ngoài. Hiện nay nước ta có hơn 4,5 triệu kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài và tổng số người về thăm hoặc gửi tiền về cho người thân trong nước hàng năm tăng lên nhanh chóng. Gần đây Nhà nước cũng đã có chính sách ưu đãi nhằm thu hút kiều bào về nước sản xuất, kinh doanh góp phần xây dựng quê hương. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có chính sách thông thoáng hơn nữa như đối xử bình dẳng với Việt kiều về đóng góp cho quê hương.
Thực hiện nghiêm cấm trao đổi hàng hóa bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa.
Tổ chức hữu hiệu mạng lưới thu đổi ngoại tệ cho khách hàng vào Việt Nam trước hết là các sân bay bến cảng, cửa khẩu, nhà ga trung tâm, sau đến là các thành phố thị xã, các trung tâm kinh doanh, dịch vụ tập trung ở các địa phương.
Các giải pháp làm giảm chi phí vay nợ:
Một là, chính sách tỷ giá hối đoái.
Trước hết VND cần phải được đưa về đúng giá trị của nó vì theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và nước ngoài, VND hiện định giá cao so với sức mua thực tế của nó. Theo quy luật cung cầu, đến một lúc nào đó VND sẽ trở về giá trị hiện thực của nó thì tỷ giá sẽ tăng lên rất nhanh, lúc đó chúng ta sẽ không kịp trở tay và mất khả năng thanh toán nợ, số nợ đó sẽ tăng lên quá nhanh. Như vậy, đưa VND về giá trị thực của nó được coi là sự chuẩn bị trước. Sau đó đưa VND về đúng giá trị thực của nó thông qua hiệu quả của nền kinh tế sẽ làm chi phí vay nợ giảm đi.
Hai là, ổn định lạm phát.
Ổn định lạm phát là một vấn đề cực kỳ quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam có nhiều biến động như hiện nay, bởi lẽ nó không chỉ làm tăng nợ nước ngoài mà nó còn là một chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Muốn bình ổn lạm phát có hiệu quả thì điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân của nó từ đó mà có những giải pháp thích hợp.
Lạm phát ở Việt Nam mấy năm gần đây là lạm phát do chi phí đẩy, do đó phải giảm bớt việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. Việt Nam cũng cần phải có giải pháp ổn định giá cả sinh hoạt hiện nay, tăng giá đồng tiền nội địa bằng việc kiểm soát ngăn chặn tình trạng đôla hóa ở mức độ cao bởi vì một nền kinh tế bị đôla hóa cao thì việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô trong đó có chính sách tiền tệ bị giảm hiệu quả do tình trạng đôla hóa gây khó khăn, trong việc dự đoán diễn biến tổng phương tiện thanh toán, đồng nội tệ bị thay đổi nhạy cảm hơn từ các thay đổi bên ngoài.
Chính phủ phải thực hiện kiểm soát cung tiền để kiểm soát lạm phát.
4.2.4. Nhóm giải pháp về chi tiêu ngân sách
4.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi ngân sách nhà nước
Việc hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu NSNN là một trong những điều kiện rất quan trọng để thực thi Luật NSNN có hiệu quả, góp phần trực tiếp vào bảo đảm an toàn nợ. Định mức tiêu chuẩn chi là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán phân bổ NSNN và kiểm soát chi tiêu, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của chính quyền địa phương.
Theo quy trình chi tiêu đã được quy định trong luật NSNN, các nhân viên nhà nước có thẩm quyền phải so sánh, đối chiếu giữa hồ sơ tài liệu, chứng từ chi với các thủ tục chi tiêu, hệ thống định mức, tiêu chuẩn theo quy định.
Một số ý kiến cho rằng, do tính chất công việc và quy mô hoạt động của các cơ quan đơn vị thụ hưởng NSNN rất đa dạng và phức tạp, hơn nữa lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng thì khó có thể xác định được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu thống nhất, ổn định. Đúng là có ảnh hưởng nhưng về phương diện ngân sách cần phải thấy rằng: mỗi cá nhân có quyền quyết định chi tiêu số tiền của mình trong phạm vi có được, đối với công quỹ thì cần phải được chi tiêu theo những nguyên tắc, tiêu chuẩn, định mức nhất định do cơ quan có thẩm quyền quy định. Vì vậy, việc hoàn thiện hệ thống định mức tiêu chuẩn chi NSNN là điều kiện quan trọng hàng đầu để luật NSNN đi vào thực tiễn.
4.2.4.2. Đổi mới cơ cấu chi ngân sách nhà nước, tập trung cho việc thực hiện có hiệu quả các mục tiêu trọng điểm về phát triển kinh tế - xã hội
Cơ cấu chi tiêu của Chính phủ và các ngành, địa phương cần phải dựa trên các nhu cầu và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Những nhu cầu bức xúc quan trọng và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao phải được ưu tiên, những nhu cầu chi chưa thật cấp bách và kém hiệu quả kinh tế - xã hội thì cắt giảm, những khoản chi có thể thay thế bằng các nguồn khác trong xã hội thì cố gắng khuyến khích các nguồn đóng góp thay thế cho chi từ NSNN. Những khoản chi mang tính bao cấp trước đây thì cần rà soát chặt chẽ, cắt giảm dần và tiến tới chấm dứt.
Chi đầu tư phát triển, nhất là chi đầu tư xây dựng cơ bản là một nhiệm vụ quan trọng được đặc biệt quan tâm, trong tổ chức thực hiện phải bám sát quan điểm đảm bảo tốc độ tăng chi đầu tư cao hơn tốc độ tăng chi thường xuyên.
Chi đầu tư, là khoản chi quan trọng đối với Việt Nam khi nền kinh tế có điểm xuất phát thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, khu vực tư nhân còn non nớt. Song, cũng không nên ưu tiên quá mức khoản chi này mà chỉ cần đảm bảo ở mức độ hợp lý trên cơ sở khuyến khích khai thác các nguồn lực khác trong xã hội để chi đầu tư. Đầu tư của Nhà nước chỉ là góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm nguồn sản phẩm cho xã hội, kích thích cung hàng hóa và dịch vụ tăng lên, bồi dưỡng và tạo nguồn thu lâu dài. Nếu tăng quá mức chi đầu tư có thể làm tăng thâm hụt NSNN và sẽ có ảnh hưởng xấu đối với nền kinh tế.
Chi thường xuyên, là nhóm có rất nhiều nội dung chi. Vì vậy, việc sắp xếp, cơ cấu lại cần được rà soát, đánh giá thận trọng mỗi khoản chi, loại bỏ những khoản chi bất hợp lý ra khỏi cơ cấu chi NSNN, nhưng đồng thời, những nhu cầu bức xúc, quan trọng và có hiệu quả kinh tế - xã hội cao phải được ưu tiên và chi thỏa đáng. Những nhu cầu chi chưa thật cấp bách và kém hiệu quả thì cắt giảm, những khoản chi có thể hỗ trợ bằng các nguồn khác trong xã hội thì cố gắng khuyến khích bằng những cơ chế thích hợp.
Trong chi thường xuyên cần ưu tiên đặc biệt cho sự nghiệp giáo dục đào tạo. Phát triển nguồn nhân lực có tay nghề và năng lực cao là quan trọng nhất. Thực tế nhiều nước đã rất thành công khi đầu tư cho giáo dục đào tạo. Vì vậy, cần ưu tiên cao hơn cho lĩnh vực này. Nhưng đồng thời cũng cần cải tiến cơ cấu đầu tư cho giáo dục đào tạo, cung cách quản lý các nguồn vốn sao cho có hiệu quả nhất trên quan điểm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả của giáo dục đào tạo. Xã hội hóa đầu tư cho lĩnh vực này cũng không có nghĩa là Nhà nước giảm đầu tư.
Chi cho hoạt động khoa học công nghệ cũng cần được tăng cường nhằm thu hút lực lượng cán bộ khoa học tập trung trí tuệ phục vụ cho sự nghiệp đổi mới.
Chi lương, cần có những giải pháp đồng bộ vì hiện nay quỹ lương của ta rất lớn nhưng mức lương của công nhân viên chức rất thấp, đó là một bất hợp lý. Như vậy, cải cách tiền lương trước hết là cải cách về tổ chức các cơ quan công quyền, cải cách về quy chế công chức, tinh giản biên chế nhằm trả lương đúng với yêu cầu công vụ, cần phải biết mỗi loại công vụ (mỗi ngành) cần đến bao nhiêu cán bộ, công nhân viên chức... loại ngạch, bậc... như thế nào để đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu công vụ. Nên, cần rà soát lại tổ chức các cơ quan công quyền từ Trung ương đến địa phương; biên chế nhân sự hợp lý cho mỗi cơ quan và dự trù nhân sự cho yêu cầu công vụ sắp tới, từ đó, mới biết chỗ nào thừa, nơi nào thiếu, nhu cầu nhân sự cho tương lai bao nhiêu để có thể tinh giản biên chế; không chỉ bằng cách cho nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng... đúng pháp luật mà còn có thể tu nghiệp, bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn để chuyển ngành hoặc phục vụ cho nhu cầu công vụ mới của Nhà nước, không cần tuyển thêm mà có thể dành nhiều kinh phí để cải cách tiền lương, cải thiện đời sống cán bộ, công nhân viên chức. Bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động đúng chức năng, hiệu quả cao, hiệu lực tốt... thì công nhân viên chức được hưởng lương cao đã là những biện pháp khả thi được thực hiện ở nhiều nước.
Tổ chức và biên chế các cơ quan công quyền thể hiện rõ nhu cầu nhân sự cho mỗi loại công việc. Có những yêu cầu công vụ thường xuyên, lâu dài đòi hỏi khả năng chuyên môn cao, thời gian làm việc liên tục (suốt đời) trở thành nghề nghiệp của những người phục vụ (y tế, giáo dục, hành chính sự nghiệp...), lại có những yêu cầu công vụ chỉ cần thiết trong từng thời điểm (các chức vụ chính trị, dân cử, các công tác thời vụ...) nên cần có quy chế cho mỗi loại công nhân viên chức (chính ngạch, ngoại ngạch, thời vụ...) và có chế độ hoạt động cho từng loại công nhân viên chức để không những có thể tuyển dụng bổ nhiệm, hay cử nhiệm đúng người, đúng việc, trả lương đúng mức mà còn có những chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển chung của đất nước. Quy chế công chức và chế độ công vụ hoàn chỉnh sẽ giúp việc trả lương đủ và đúng, từng bước giảm bớt gánh nặng cho NSNN.
Một trong những quan điểm cơ cấu lại chi NSNN là phải đảm bảo chi đúng, chi đầy đủ và chi kịp thời cho những khoản cần chi, nhưng ở đây lại xuất hiện vấn đề: để đảm bảo chi đúng thì việc rà soát, đánh giá, phân loại các khoản chi, xác định các khoản chi thuộc phạm vi chức năng NSNN phải đảm bảo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Để có giới hạn chi đủ cần có định mức tiêu chuẩn phù hợp, nhưng hiện nay hệ thống này của ta còn rất lạc hậu, không thống nhất giữa nhiều ngành, nhiều cấp. Để đảm bảo chi kịp thời vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa khả năng thu NSNN và nhu cầu đòi hỏi của nền kinh tế - xã hội.
Có thể nói, cơ cấu lại chi NSNN là một giải pháp quan trọng trong nâng cao hiệu quả chi NSNN, có liên quan chặt chẽ đến việc giảm thâm hụt NSNN và xác định quy mô thu NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay, giải pháp này còn tùy thuộc vào các nhu cầu chi phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong nền kinh tế, trong cơ cấu chi còn tồn tại nhiều khoản chi bất hợp lý, không đúng với chức năng của NSNN, do đó chưa thể làm cơ sở cho việc xác định quy mô thu NSNN. Bởi thế, hàng năm Quốc hội vẫn phải phê duyệt quy mô thu NSNN dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng kinh tế và các nguồn thu chủ yếu qua thuế và phí. Cách làm này mang tính ấn định (ấn định các sắc thuế) nên thường gặp nhiều khó khăn, chẳng hạn như tỷ lệ mỗi loại thuế trong tổng thu NSNN, mức độ tăng giảm thuế nên bao nhiêu là hợp lý để vừa có tác dụng điều tiết nền kinh tế, không gây khó khăn cho phát triển sản xuất, vừa đảm bảo được nguồn thu NSNN, không gây tình trạng trốn thuế, lậu thuế.
4.2.4.3. Bố trí chi ngân sách nhà nước theo thứ tự ưu tiên
Xác định chính xác các ưu tiên chiến lược về chi ngân sách, đảm bảo tăng cường hiệu quả chi NSNN ở mọi cấp, mọi ngành trên cơ sở kết cấu lại một cách tối ưu các nội dung chi; phân định rõ trách nhiệm quyền hạn giữa Trung ương và địa phương về các nhiệm vụ chi ngân sách.
Trước hết, xác định các ưu tiên chi NSNN và phân định nhiệm vụ chi phải nhằm thực hiện theo phương châm chính sách tài chính thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của cả nước, tăng cường sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam. Trên cơ sở đó, các nguyên tắc cần tôn trọng khi xây dựng ưu tiên chiến lược chi NSNN và tiến hành phân định nhiệm vụ chi giữa Trung ương và địa phương là:
Một là, tích cực, hiệu quả, đồng bộ, phát huy tối đa trách nhiệm, năng lực và quyền hạn của các ngành, các địa phương.
Hai là, đảm bảo bộ máy quản lý hành chính các cấp, các địa phương hoạt động bình thường, có trợ cấp và điều hòa nguồn thu đến các địa phương nghèo.
Ba là, Trung ương chịu trách nhiệm chi những khoản chi có phạm vi liên quan đến toàn bộ nền kinh tế, đến cả nước hoặc khu vực, địa phương chịu trách nhiệm trên phạm vi địa bàn về tất cả các khoản chi tương ứng.
Tiếp đến, chính sách chi ngân sách trong thời gian tới phải tập trung vào thực hiện các nội dung ưu tiên chủ yếu sau:
Thứ nhất, xác định đúng đắn cơ cấu chi NSNN tối ưu, có tỷ trọng hợp lý về chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi trả nợ, chi dự phòng và tích lũy, đảm bảo vừa hoàn thành nhiệm vụ chi thường xuyên duy trì bộ máy quản lý nhà nước, vừa có ưu tiên chi thích đáng cho thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa có tỷ lệ chi hợp lý cho dự trữ, trả nợ.
Thứ hai, chi đầu tư phát triển nên định hướng ưu tiên tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho kinh tế phát triển.
Thứ ba, tăng cường chi cho sự nghiệp khoa học kỹ thuật và công nghệ. Trong đó, định hướng ưu tiên công nghệ thông tin mạng và công nghệ sinh học. Chính khoa học công nghệ cao sẽ cho phép ý đồ đi tắt, đuổi kịp trở nên khả thi.
Thứ tư, giảm tối đa các khoản chi mang tính chất bao cấp cho nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hóa các khoản chi đầu tư vào các ngành, các khu vực kinh tế có tính cạnh tranh cao, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế yên tâm tích cực đầu tư vào khu vực sản xuất kinh doanh.
Thực hiện giải pháp bố trí lại cơ cấu chi thực hiện ưu tiên trên một số lĩnh vực quan trọng, đồng thời tăng tuyệt đối với một lĩnh vực chi tiêu khác đảm bảo hoạt động bình thường của Nhà nước, sẽ thúc đẩy hiệu quả các khoản chi, tức là vừa giảm chi phí vừa thực hiện có kết quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quản lý nhà nước, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, đồng thời cũng là nhân tố kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.
4.2.4.4. Đổi mới quan hệ tài chính Trung ương và địa phương đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính nhà nước, vai trò chỉ đạo của ngân sách trung ương và tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và điều hành ngân sách nhà nước
Để thực hiện nhu cầu và xu hướng phi tập trung hóa trong quản lý NSNN, về lâu dài, như kinh nghiệm các nước thì Quốc hội chỉ nên quyết định và phân bổ dự toán ngân sách Trung ương (chi tiết cho từng Bộ, cơ quan Trung ương) và số bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách Trung ương. Sẽ không có gì đáng lo ngại về việc Quốc hội không định hướng và không chi phối được ngân sách các địa phương, vì chính quyền Trung ương luôn có quyền kiểm tra giám sát và ban hành các cơ chế, chính sách, định mức tiêu chuẩn áp dụng thống nhất trong toàn quốc; hơn nữa, Quốc hội còn quyết định mức bổ sung từ ngân sách Trung ương cho ngân sách từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thông qua báo cáo tổng hợp dự toán và quyết toán NSNN do đó mà vẫn bảo đảm được yêu cầu quản lý vĩ mô và tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Hội đồng nhân dân các cấp quyết định cụ thể dự toán, phân bổ ngân sách cấp mình và số bổ sung của ngân sách cấp mình cho ngân sách cấp dưới (nếu có), quyết định tỷ lệ điều tiết giữa các cấp ngân sách địa phương (ngân sách cấp mình và ngân sách cấp dưới), phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình, thông qua báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách cấp mình và cấp dưới. Phương án này đã phân định rõ ràng thẩm quyền của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong việc quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, khắc phục triệt để sự trùng lắp về thẩm quyền quyết định ngân sách, hạn chế tính ỷ lại, trông chờ của ngân sách địa phương, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành ngân sách của mình.
Việc thực hiện Luật NSNN trong thực tiễn hiện nay còn nhiều vướng mắc, nhất là cơ chế phân cấp NSNN cho cấp huyện. Thực tế cho thấy, có địa phương coi huyện là một cấp ngân sách độc lập, nhưng cũng có địa phương coi là cấp dự toán, từ đó tạo ra sự bất nhất trong quản lý. Vấn đề đặt ra có nên coi huyện là một cấp ngân sách độc lập hay không đến nay vẫn còn nhiều ý kiến. Như vậy, coi huyện là một cấp chính quyền (có cả Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân) trong 4 cấp hành chính thì nên để huyện là một cấp ngân sách độc lập; còn ngược lại, nếu bỏ bớt Hội đồng nhân dân ở cấp huyện cũng có nghĩa là bỏ quyền quyết định ngân sách thì Ủy ban nhân dân huyện chỉ còn là cấp dự toán của tỉnh.
Do đó, cấp ngân sách chỉ còn ba cấp: Trung ương, tỉnh, xã. Và, cấp xã là điểm cuối cùng của hệ thống quyền lực của Nhà nước, là nơi quần chúng nhân dân trực tiếp thực thi quyền tự quản của mình, tham gia vào các công việc của Nhà nước, đồng thời giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, là nơi có quan hệ mật thiết với dân, giải quyết và đảm bảo các quyền lợi của dân, trực tiếp tổ chức các phong trào quần chúng. Chính vì thế, chính quyền cấp xã và ngân sách xã là hết sức cần thiết.
4.2.4.5. Đổi mới quy trình quản lý ngân sách nhà nước gắn liền với cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách nhà nước
Trọng điểm tập trung ở khâu lập dự toán, một mặt, cung cấp những thông tin cần thiết nhất cho việc thiết kế và điều hành các chính sách kinh tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, tạo cơ sở cho việc đề xuất hay thay đổi các chính sách, chế độ tài chính hiện hành. Mặt khác, lập dự toán cho thấy những mối liên hệ cơ bản trong việc lựa chọn và cân đối các nguồn lực tài chính, huy động và phân bổ các nguồn vốn, giữa chi đầu tư và chi thường xuyên. Thông qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định môi trường kinh tế - tài chính vĩ mô.
Việc lập dự toán NSNN dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra một khuôn khổ tài chính phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước. Những yếu tố tác động trong môi trường kinh tế vĩ mô, thể chế hoặc pháp lý, những dự báo về tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát, thất nghiệp chưa được phân tích và đánh giá một cách thấu đáo trong quá trình lập kế hoạch NSNN. Kế hoạch NSNN thường bị động theo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong khi kế hoạch này thường được đặt ra quá cao so với khả năng và yêu cầu đáp ứng của NSNN. Về phần mình, kế hoạch NSNN cũng chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu khách quan của nền kinh tế - xã hội, của thị trường, của khu vực sản xuất và kinh doanh.
Về thu, còn chưa dự báo sát sự biến động của các nguồn thu, sự thay đổi của cơ chế chính sách có ảnh hưởng đến thu NSNN.
Về chi, các nội dung còn dàn trải, chưa chú trọng hiệu quả, chưa xác định rõ các khoản chi chính thống của NSNN, các khoản chi mang tính chất trọng tâm, trọng điểm. Thực trạng này cần phải được khắc phục mà trước hết là phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, khả năng phân tích và dự báo cho các cán bộ làm công tác lập kế hoạch. Hơn nữa, khuôn khổ kinh tế vĩ mô đòi hỏi thường xuyên phải được đánh giá lại, gắn chặt với quá trình phân tích dự báo các thông số kinh tế - tài chính quan trọng, trên cơ sở đó lập kế hoạch NSNN trung và dài hạn, đồng thời cho phép điều chỉnh kế hoạch này khi hoàn cảnh thay đổi. Hệ thống báo cáo, giám sát tài chính cũng phải hoạt động một cách có hiệu quả và hiệu lực. Điểm bắt đầu cho quá trình lập kế hoạch NSNN nên được xác định theo các nhân tố chính như đánh giá cán cân thanh toán, tình hình lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn (chẳng hạn từ 3 - 5 năm); các phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, các chính sách hiện hành và các chính sách mới sẽ ban hành; khả năng vay nợ trong nước và nước ngoài; các nguồn thu và nội dung chi dự kiến.
Trong việc chấp hành NSNN (tổ chức thu và tổ chức chi), chúng ta vẫn chưa tập trung được các khoản thu và chi vào một đầu mối; cấp phát và quản lý các khoản chi lớn như chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi chương trình mục tiêu quốc gia gặp nhiều lúng túng; chưa kiểm tra, kiểm soát chi có hiệu quả nên thất thoát và lãng phí khá phổ biến. Công tác quyết toán NSNN còn bị coi nhẹ và chưa kịp thời. Tình hình đó đang là đòi hỏi bức xúc phải đổi mới quy trình quản lý NSNN theo hướng hiện đại: chú trọng lập dự toán NSNN một cách chi tiết và hiện thực đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, quyết toán NSNN nhằm nâng cao ý thức sử dụng kinh phí NSNN ở các đơn vị thụ hưởng.
Theo các luật thuộc lĩnh vực NSNN mới được ban hành, thì đã có sự phân định tương đối rõ ràng về phân cấp quyền hạn, trách nhiệm đối với việc chấp hành NSNN đối với các cấp khác nhau. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về hệ thống NSNN của Việt Nam thì hệ thống NSNN hiện hành vẫn còn quá phức tạp và không ít nội dung chồng chéo, tùy tiện, gây khó khăn cho công tác chấp hành NSNN, gây lãng phí, đồng thời tạo kẽ hở cho các hành vi tiêu cực trong xã hội phát triển. Chẳng hạn, khoản chi cho các chương trình mục tiêu. Phần lớn các chương trình mục tiêu sử dụng vốn NSNN đều cần được triển khai xuống các địa phương, nhưng việc giao cho các địa phương chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý, chỉ đạo và điều hành các dự án trên địa bàn vẫn chưa được triển khai tốt. Trong tổng số chi NSNN cho các chương trình mục tiêu, thì phần Trung ương giữ lại không chia cho các địa phương vẫn còn chiếm khoảng 20%. Như vậy, ngay từ đầu đã có khoảng 20% vốn của NSNN không được thực hiện cho các chương trình mục tiêu. Nếu từ đầu chia nhỏ các chương trình này theo khu vực địa lý và giao cho các địa bàn đó thực hiện dưới sự kiểm tra, giám sát của Trung ương thì có lẽ tỷ lệ chi NSNN cho các chương trình này đến được địa phương sẽ cao hơn. Điều đó cũng có nghĩa là nếu phân bổ các chương trình một cách hợp lý thì số tiền mà NSNN dành cho các chương trình mục tiêu sẽ được dùng vào nhiều hơn cho các mục đích trực tiếp do giảm được các chi phí trung gian.
4.2.4.6. Đổi mới phương pháp xác định khả năng chi của Nhà nước trong kế hoạch ngân sách nhà nước thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển ổn định
Hiện nay, nhiều Bộ, ngành, địa phương cho rằng điểm yếu nhất của kế hoạch ngân sách là chưa tổng hợp kế hoạch ngân sách từ cơ sở lên, cho rằng Chính phủ áp đặt từ trên xuống. Cách nhìn nhận như vậy còn phiến diện chưa thấy hết đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của nước ta đang trong quá trình đổi mới. Qua thực tế nhiều năm tổng hợp kế hoạch ngân sách từ cơ sở lên thì thấy nhu cầu chi thường gấp trên ba lần, trong khi đó thu chỉ đạt mức trên 60% so với mức NSNN được Quốc hội phê chuẩn. Vì vậy, cách tổng hợp kế hoạch ngân sách từ cơ sở lên cũng chỉ là một phương pháp để xem xét xu hướng. Trong điều kiện nền kinh tế đang chuyển đổi thì việc xây dựng tổng hợp kế hoạch ngân sách cần khống chế từ vĩ mô có nghĩa là phải tuân thủ các mục tiêu vĩ mô như bảo đảm tăng trưởng nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, giải quyết việc làm, đáp ứng các chính sách xã hội... trên cơ sở xác định mức bội chi cho phép bằng các nguồn vay chắc chắn có hiệu quả và khả năng tối đa huy động nguồn thu. Thực hiện nguyên tắc "lường thu để chi". Như vậy ngoài nguồn vay bù đắp ngân sách để chi cho đầu tư phát triển thì vấn đề quan trọng là phải xác định được nguồn thu chắc chắn tích cực, nhằm bảo đảm cho các nhu cầu chi trong cân đối NSNN được thực hiện. Do đó, đổi mới phương pháp xác định khả năng chi của Nhà nước thực chất là đổi mới việc xác định nguồn thu để có nguồn bảo đảm nhiệm vụ chi.
Trong quá trình xây dựng tổng hợp kế hoạch NSNN hàng năm có nhiều phương pháp tính toán xác định nguồn thu như: Dựa trên kết quả thực tế thu được trong năm trước.; Tổng hợp các nguồn thu từ cơ sở; Tính toán chi tiết từ các nhóm hàng mặt hàng có nguồn thu lớn trên cơ sở sản lượng sản xuất, tiêu thụ và giá cả hiện hành có dự kiến tỷ lệ trượt giá; Trong giai đoạn hiện nay, lập kế hoạch chi ngân sách đã và đang cần thiết phải chuyển sang "theo hoạt động" hay theo "chương trình và dự án" tức là để thực hiện và kiểm soát thích hợp các hoạt động thông qua việc cấp phát. Điều đó nhằm giúp cho công tác quản lý: một mặt, đảm bảo các nguồn vốn được sử dụng đầy đủ và có hiệu quả để thực hiện các mục đích của tổ chức; mặt khác, quản lý các hoạt động để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo đúng thời gian và đúng thiết kế.
Cách lập ngân sách theo hoạt động trước hết xác định đầu ra của một tổ chức, cung cấp thông tin về chất lượng và khối lượng hoạt động của tổ chức và sau đó nó liên kết đầu ra với đầu vào. Thực chất của vấn đề này là khi lập ngân sách phải xem xét hiệu quả của toàn bộ số chi ngân sách đối với nền kinh tế, hơn là chỉ tập trung đến sự cần thiết phải cân đối ngân sách.
Khả năng chi của Nhà nước trong năm Ngân sách được khống chế bởi khả năng thu và phần trăm bội chi ngân sách so với GDP. Yêu cầu: chi của Nhà nước vào các lĩnh vực cụ thể phải được xác định trên cơ sở các mục tiêu và hiệu quả kinh tế - xã hội. Cụ thể:
Dự đoán các nguồn thu thuế phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô. Điều này phải dựa vào các chính sách thuế, luật thuế, pháp lệnh thuế, phí, lệ phí hiện hành và các chính sách thuế, luật thuế, pháp lệnh thuế, phí, lệ phí dự kiến sửa đổi bảo đảm chắc chắn được thực hiện trong năm kế hoạch.
Dự đoán các nguồn thu ngoài thuế như thu về chuyển quyền sử dụng đất, tiền bán nhà ở do Nhà nước quản lý...
Dự kiến các nguồn thu gần như sẽ có từ nguồn vay nợ và viện trợ hoặc vốn nước ngoài khác. Nguồn thông tin phải mới nhất và khả thi mà cơ quan kế hoạch có được.
Định hướng các khoản chi nghiệp vụ (thường xuyên).
Dự toán chi phát triển phù hợp với mức độ dành từ thu thuế và phí, các khoản ngoài thuế và khả năng hiện thực về vay nợ trong và ngoài nước, viện trợ nước ngoài. Mức bội chi hoặc bội thu phù hợp với các mục tiêu cân đối thanh toán và mục tiêu tiền tệ.
Kết luận chương 4
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế trong nước vẫn còn khó khăn; an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro, có những yếu tố biểu hiện thiếu an toàn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nợ công ở Việt Nam cần quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu sau:
Về quan điểm: (1). An toàn nợ công phải được xác định là một nhiệm vụ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô và giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; (2). Bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; (3). Bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải được thực hiện đồng bộ gắn với lành mạnh hóa và cơ cấu lại hệ thống tài chính quốc gia.
Về giải pháp, gồm 4 nhóm giải pháp: Một là, nhóm giải pháp về thể chế quản lý nợ; Hai là, nhóm giải pháp đối với nguồn thu ngân sách trong đó đề xuất những giải pháp đối với nguồn thu thuế và nguồn thu ngoài thuế; Ba là, nhóm giải pháp đối với các khoản vay trong nước và nước ngoài; Bốn là, nhóm giải pháp về chi tiêu ngân sách như hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi NSNN, tập trung chi ngân sách cho các mục tiêu trọng điểm để phát triển kinh tế - xã hội, theo các ưu tiên, đổi mới quan hệ tài chính giữa Trung ương và địa phương vừa đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính nhà nước cũng như tăng cường tính chủ động, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong quản lý và điều hành NSNN. Đổi mới quy trình quản lý NSNN gắn liền với cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý NSNN. Đổi mới phương pháp xác định khả năng chi của Nhà nước trong kế hoạch NSNN thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển ổn định.
Quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm và giải pháp trên sẽ góp phần quan trọng trong thực hiện an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
KẾT LUẬN
Thực hiện an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và là vấn đề cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công trình khoa học đã công bố, dưới góc độ tiếp cận của khoa học kinh tế chính trị, an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tình trạng trong đó Việt Nam đảm bảo khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ - cả gốc và lãi khi đến hạn mà không ảnh hưởng xấu tới tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung của Việt Nam, cũng như không phải nhờ đến biện pháp miễn giảm nợ từ nước cho vay hay trợ giúp từ các tổ chức quốc tế, đồng thời vẫn cho phép nền kinh tế đạt một tỷ lệ tăng trưởng chấp nhận được.
Tiêu chí đánh giá an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay gồm 3 nhóm chỉ tiêu: (1). Quy mô nợ công; (2). Cơ cấu nợ công: (3). Năng lực kinh tế vĩ mô. Về quy mô nợ công, nhóm chỉ tiêu này bao gồm 3 tiêu chí: Tỷ suất nợ công trên GDP, tỷ suất nợ công so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tỷ suất nợ công so với thu NSNN. Về cơ cấu nợ công bao gồm các tiêu chí: Tỷ trọng các loại nợ, kỳ hạn trả nợ, cơ cấu lãi suất và dự trữ ngoại hối. Về năng lực kinh tế vĩ mô bao gồm các tiêu chí: Tỷ lệ thâm hụt ngân sách, năng suất các nhân tố tổng hợp, tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế, mức tiết kiệm nội địa, mức đầu tư xã hội và dự trữ ngoại hối.
An toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam chịu sự chi phối bởi các nhân tố chủ quan như năng lực quản lý, thâm hụt ngân sách, tính tuân thủ luật pháp về nợ công, hiệu quả sử dụng vốn, năng suất các nhân tố tổng hợp và các nhân tố khách quan như tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực tế, lãi suất ngoại tệ, tỷ giá và các cú sốc kinh tế khác nhau. Từ việc nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu, tác giả đã rút ra 4 bài học kinh nghiệm cho thực hiện an toàn nợ công ở Việt Nam: (1). Đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô; (2). Kiểm soát và quản lý nợ công; (3). Đầu tư hợp lý và hiệu quả; (4). Quản lý chặt chẽ hệ thống ngân hàng.
Phân tích thực trạng an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cho thấy, trong giai đoạn từ 2006 - 2016 nợ công đã được bảo đảm an toàn cả về quy mô, cơ cấu và năng lực kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, an toàn nợ công vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro và thiếu an toàn như: Quy mô nợ công gia tăng nhanh chóng và đang ở mức rất cao; Cơ cấu nợ công tiềm ẩn những rủi ro; Năng lực kinh tế vĩ mô biểu hiện nhiều yếu tố thiếu bền vững như thâm hụt ngân sách ngày càng cao, đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng kinh tế thấp, tốc độ tăng trưởng GDP đang chậm lại, hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế thấp, mức tiết kiệm nội địa ròng âm và có xu hướng gia tăng Những hạn chế, tồn tại đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Từ thực trạng an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam thời gian qua, luận án đã đề xuất ba quan điểm cơ bản và bốn nhóm giải pháp chủ yếu nhằm bảo đảm an toàn nợ công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời gian tới.
Các nội dung được trình bày trong luận án vừa có sự kế thừa và phát triển kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, vừa là sản phẩm nghiên cứu độc lập của nghiên cứu sinh. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu nên cần có sự nghiên cứu tiếp theo để bổ sung và hoàn thiện hơn. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1. Tạ Đức Thanh (2012), Nợ công của Việt Nam: Liệu đã an toàn và bền vững? Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 17(529) kỳ 1 tháng 9 năm 2012.
2. Tạ Đức Thanh (2013), Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 7(543) kỳ 1 tháng 4 năm 2013.
3. Tạ Đức Thanh (2013), Cắt giảm chi tiêu công: Không dễ, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 19(555) kỳ 1 tháng 10 năm 2013.
4. Tạ Đức Thanh (2016), Bảo đảm an toàn nợ công ở Việt Nam: Nhiệm vụ khó khăn!, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 31(639) tháng 12 năm 2016.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
Vũ Thành Tự Anh (2012), Tính bền vững của nợ công ở Việt Nam, Chính sách công và phát triển bền vững. Cán cân thanh toán, nợ công và đầu tư công, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Phạm Thị Thanh Bình (Cb) (2013), Vấn đề nợ công ở một số nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
Bộ Chính trị (2016). Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Tài liệu nghiên cứu các văn kiện hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2011), Số liệu công khai ngân sách, Hà Nội
Bộ Tài chính (2011), Báo cáo thường niên 2011, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2015), Báo cáo thường niên 2015, Nxb Tài chính, Hà Nội
Bộ Tài chính (2012), Bản tin nợ công số 01, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Bộ Tài chính (2013), Bản tin nợ công số 02, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Bộ Tài chính (2014), Bản tin nợ công số 03, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Bộ Tài chính (2016), Bản tin nợ công số 04, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Bộ Tài chính (2017), Bản tin nợ công số 05, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Bộ Tài chính (2011), Bản tin nợ nước ngoài 06, 07, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại.
Nguyễn Thị Cành (chủ biên) (2008), Trần Viết Hoàng, Hoàng Công Gia Khánh, Tài chính công, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách năm 2002.
Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Nguyễn Văn Dần (2009), Chính sách tài khoá công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Chu Đức Dũng, Nguyễn Mạnh Hùng (chủ biên) (2011), Bùi Ngọc Sơn, Khủng hoảng nợ công trên thế giới và hàm ý đối với Việt Nam , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Dự án 50739-CFBA (2011), Đổi mới tài chính công ở Việt Nam: Thực trạng và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
Nguyễn Mạnh Hải (2016), Ngô Minh Tuấn và Hoàng Văn Cương, Thực trạng đóng góp của lao động, vốn con người và công nghệ cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
Võ Hữu Hiên (2017), An toàn nợ công và các kịch bản quản lý, Cục Quản lý nợ, Bộ Tài chính, Hà Nội.
Phí Trọng Hiển (2005), “Nâng cao hiệu quả của công tác quản lí và hoàn thiện hệ thống quản lí nợ chính phủ”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (12) Tr.21-28.
Hoàng Ngọc Nắng Hồng (2013), “Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán Nhà nước, (8) - 8/2013.
Lê Thị Khương (2016), “Bàn về nợ công Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Ngân hàng, số 21.
Vương Đình Huệ (2009), Cơ sở lý luận và thực tiễn phân tích, đánh giá tính bền vững của ngân sách nhà nước trong kiểm toán báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Vũ Minh Long (2013), Khủng hoảng nợ công tại một số nền kinh tế trên thế giới nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, biện pháp khắc phục và những hàm ý chính sách cho Việt Nam, Vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao, Bài Nghiên cứu NC-28, Hà Nội.
Dương Thị Binh Minh, Sử Đình Thành (2009), “Phương pháp tiếp cận đánh giá hiệu quả quản lý nợ công”, Tạp chí Kinh tế phát triển, (9).
Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Luận bàn vấn đề nợ công ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, (06) Tr.37-41.
Tô Kim Ngọc (2006), “Phối hợp chính sách tiền tệ và tài khoá ở Việt Nam thông qua mối quan hệ với chính sách quản lý nợ công”, Tạp chí Ngân hàng, (1+2) Tr.43-49.
Tô Kim Ngọc (2007), Giải pháp phối hợp giữa CSTT và quản lý nợ công ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học Mã số: KNH 2004-12.
Lê Thị Minh Ngọc (2011), “Nợ công - Sự tác động đến tăng trưởng kinh tế và gánh nặng của thế hệ tương lai”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, (115) - tháng 12/2011.
Phan Đình Nguyên (2013), “Quản lý nợ công ở Việt Nam từ năm 2006 đến nay”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 11 (21) - Tháng 07-08/2013, tr91-96.
Nguyễn Thị Như Nguyệt (2012), “Duy trì tính bền vững nợ công ở Việt Nam”, Kinh tế 24h.com, 8/05/2012.
Q26(1)15-21 (2005), Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo : Đánh giá tổng hợp chi tiêu công... - T.1: Các vấn đề liên ngành, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Quốc hội (2002), Luật Ngân sách nhà nước, Hà Nội
Quốc hội (2005), Luật đầu tư của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
Quốc hội (2009), Luật quản lý nợ công, Hà Nội.
Nguyễn Thị Minh Tâm (2005), “Nợ nước ngoài của Chính phủ và tính bền vững của NSNN Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (3) tr.12-13.
Nguyễn Thị Kim Thanh (2011), “Vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong quản lý nợ công”, Tạp chí Ngân hàng, (3+4).
Nguyễn Đức Thành (chủ biên) (2011), Phạm Thế Anh, Từ Thuý Anh, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2011: Nền kinh tế trước ngã ba đường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Vũ Nhữ Thăng (2011), “Tái cấu trúc đầu tư công”, Tạp chí Tài chính, (6).
Thủ tướng (2012), Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Lê Hoàng Tùng (2006), “Nợ quốc gia - Bao giờ trả”, Tạp chí tài chính, (5) tr.15-16.
Tạ Thị Lệ Yên (2011), Tài chính công Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng nợ công thế giới, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
Tổng cục thống kê, báo cáo kinh tế xã hội hàng tháng trên www.gso.gov.vn.
Ủy ban Tài chính Ngân sách (2016). Báo cáo thẩm tra về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020, số 177/BC-UBTCNS14, ngày 19/10/2016
Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia (2016), Báo cáo tình hình kinh tế 2016 và dự báo năm 2017, Hà Nội.
Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và UNDP tại Việt Nam (2013), Nợ công và tính bền vững ở Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai, NXB Tri thức.
Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2013), Đầu tư công, nợ công và mức độ bền vững ngân sách ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin tư liệu, số 5/2013.
II. Tài liệu tiếng Anh
Arjan Lejour, Jasper Lukkezen, Paul Veenendaal, Sustainability of government debt in the EU, The conference “The Economic Crisis and the Process of European Integration”, European Parliament, Brussels, June 2, 2010.
Benedict Bingham (IMF, 2010), Vietnam Fiscal Strategy and Public Debt.
Carmen M. Reinhart, Kenneth S. Rogoff (2010), Growth in a Time of Debt, NBER Working Paper No. 15639,
Celasun, Oya; Xavier Debrun; and Johanthan D. Ostry (2006), Primary Surplus Behavior and Risks to Fiscal Sustainability in Emerging Market Countries: A Fan-Chart Approach, IMF Working Paper 06/69, International Monetary Fund.
Clements, B., R. Bhattacharya and T. Q. Nguyen (2003), External debt, public investment, and growth in low-income countries”, IMF Working paper 03/249.
Cohen, D. (1993), Low Investment and Large LDC Debt in the 1980s,” American Economic Review, Vol. 83 (3), pp. 437-49.
Douglas W. Elmendorf, N. Gregory Mankiw (1998), Government Debt, Working Paper 6470,
Earth Trends (2010), Vietnam Economic Indicator 2010.
Francis X. Cavanaugh (1996), Truth about the National debt : Five myths and one reality, Boston (Massa.), xii.
Folorunso S.Ayadi, Felix O.Ayadi (2008), The impact of external debt on economic growth: A comparative study of Nigeria and South Africa, Journal of Sustainable Development in Africa, Volume 10, No.3,
International Monetary Fund (IMF) (2003), Public Debt in Emerging Markets: Is it Too High?, in World Economic Outlook, Chapter 3,
Jonathan D. Ostry, Atish R. Ghosh, and Raphael Espinoza (2015), When Should Public Debt Be Reduced?, IMF Staff discussion note.
Krugman, P. (1988), Financing Versus Forgiving a Debt Overhang, Journal of Development Economics, Vol. 29, pp. 253-68..
Magnus Saxegaard (2014), Safe Debt and Uncertainty in Emerging Markets: An Application to South Africa, IMF Working Paper.
Manmohan S.Kumar, Jaejoon Woo (2010), Public debt and growth, IMF working paper.
Marek Dabrowski (2014), Factors Determining a ‘Safe’ Level of Public Debt, Moscow, February-March.
Nihal Kappagod a (2002), Institutional framework for public sector borrowing, Document No.17.
Oviedo, P. Marcelo and Enrique Mendoza (2009), Public Debt, Fiscal Solvency and Macroeconomic Uncertainty in Latin America The Cases of Brazil, Colombia, Costa Rica and Mexico, Economia Mexicana NUEVA EPOCA, Vol. 0, Issue 2, pp. 133-173
Paolo Mauro (2011), Chipping away at public debt : Sources of failure and keys to success in fiscal adjustment, H: John Wiley and Sons, xxv.
Reda Cherif, Fuad Hasanov (2012), Public debt dynamics: The effects of austerity, inflation and growth shocks, IMF working paper.
Reinhart, Carmen M.; Kenneth S. Rogoff; and Miguel Savastano (2003), Debt Intolerance, Brookings Papers on Economic Activity, Vol. 34, Issue 1, pp. 1-74
Sachs, J.(1989), The Debt Overhang of Developing Countries, in G.A. Calvo, R. Findlay, P. Kouri and J. B. de Macedo, (eds.), Debt Stabilization and Development, Basil Blackwell, Oxford and Cambridge, MA, pp. 80-102.
Stephen G Cecchetti, M S Mohanty and Fabrizio Zampolli (2010), The future of public debt: prospects and implications, BIS Working Papers, No 300,
Terry Miller, Kim R. Homles, Edwin J. Feuln, Anthony B. Kim, Bryan Riley, James M. Roberts (2012), 2012 index of economic freedom, The Heritage Foundation, The Wall Street Journal.
The Economists Intelligence Unit’s global public debt clock.
T.K. Jayaraman, Chee-Keong Choong (2006), Public debt and economic growth in The South Pacific Islands: a case study of Fiji, Journal of economic development, (02)Tr.107-121.
Ugo Panizza, Andrea F. Presbitero (2012), Public debt and economic growth: Is there a causal effect?, POLIS Working Papers, (198).
World Bank (2005), Policy Research Working Paper No.3674.
World Bank (2007), Managing public debt: From diagnostics to reform implementation, Washington, xvi.
World Bank (2007), Developing the domestic government debt market: From diagnostics to reform implementation, Washington, xii.
World Bank (2001), Public debt management, Cash management, and domestic debt market Development, A Case study of Tanzania.
PHỤ LỤC
Phụ lục 01
Phụ lục 02
Phụ lục 03
Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2006-2015 (USD)
Năm
Tổng công nợ
Nợ công/người
Nợ công/GDP
Thay đổi
2006
$23.345.753.425
$279,56
43,9%
19,1%
2007
$26.343.561.644
$311,85
43,0%
12,8%
2008
$32.849.180.328
$384,70
45,5%
24,7%
2009
$37.780.000.000
$438,16
44,2%
15,0%
2010
$45.392.328.767
$521,60
50,2%
20,1%
2011
$58.213.424.658
$662,08
56,8%
28,2%
2012
$62.520.491.803
$704,36
50,8%
7,4%
2013
$70.620.491.803
$788,36
49,5%
13,0%
2014
$78.698.360.656
$872,13
48,2%
11,4%
2015
$86.776.229.508
$955,90
46,9%
10,3%
Nguồn: debt clock
Phụ lục 04
So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Quốc tế và Việt Nam (%)
Nguồn: Tổng cục Thống kê, IMF
Phụ lục 05
Số liệu nợ công của Việt Nam giai đoạn 2010 - 2015
Năm
Nợ công
Nợ công so với
GDP (%)
2010
USD (triệu)
64.169,510
56.3
VND (tỷ)
1.214.857
2011
USD (triệu)
73.362,213
54.9
VND (tỷ)
1.526.154
2012
USD (triệu)
79.156,560
50.8
VND (tỷ)
1.648.673
2013
USD (triệu)
92.860,942
54.5
VND (tỷ)
1.953.423
2014
USD (triệu)
107.500,540
58.0
VND (tỷ)
2.283.956
2015
USD (triệu)
118.545,540
62,2
VND (tỷ)
2.608.000
Nguồn: Bản tin Nợ công số 05 [12], Bản tin nợ nước ngoài số 6 [13] - Bộ Tài chính, Niên giám thống kê 2014 - Tổng cục Thống kê và tính toán của tác giả
Phụ lục 06
Biểu đồ: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2006-2016
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Biểu đồ: Nợ công bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
(Nguồn: Economist Intelligence Unit, Vietdata tổng hợp)
Phụ lục 07
Đóng góp của các nhân tố vào GDP giai đoạn 2001-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016).
Phụ lục 08
Năng suất lao động và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2006-2015
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2016)
Phụ lục 09
Các chủ trương, chính sách pháp luật về nợ công, quản lý nợ công và an toàn nợ công
STT
Số hiệu, tên của chủ trương, chính sách, pháp luật
1
Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ngày 17/6/2009
2
Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015
3
Nghị định số 79/2010/NĐ-CP ngày 14/7/2010 của Chính phủ: Về nghiệp vụ quản lý nợ công
4
Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
5
Nghị Quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững
6
Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2006 về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư xây dựng ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015.
7
Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 9 tháng 11 năm 2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 giai đoạn 2016-2020;
8
Quyết định số 544/QĐ-TTg ngày 20/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt chương trình quản lý nợ trung hạn 2016 - 2018.
Nguồn: Tác giả tập hợp
45,75,87,90-91,93-95,97-100,110-111,115,184,187-188
-44,46-74,76-86,88-89,92,96,101-109,112-114,116-183,185-186,189