Nghiên cứu của Ben‐Amar và cộng sự (2013) xem xét tác động của quyền sở hữu và sự đa dạng của HĐQTđối với sự thành công của việc ra chiến lược liên quan đến mua bán và sáp nhập (M&A). Khung lý thuyết này giải thích vai trò ủy quyền bằng cách tập trung vào việc quyết định để giảm thiểu chi phí ủy quyền, HĐQT được xem có ảnh hưởng gián tiếp đến việc ra quyết định chiến lược đó. Trong chức năng giám sát này, sự độc lập của các thành viên HĐQT theo luật định nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông và theo đề xuất của lý thuyết đại diện (Fama và Jensen, 1983) quyền ra quyết định của CEO được giữ trong giới hạn hợp lý. Đây là cơ sở cho giả thuyết đầu tiên của Ben‐Amar và cộng sự (2013), khám phá mối quan hệ giữa sự đa dạng của HĐQT và hiệu quả M&A dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện. Hơn nữa, nghiên cứu này đưa ra định nghĩa tính đa dạng của HĐQT và họ cũng khẳng định đặc tính nhân khẩu này được thảo luận rộng rãi trong cấu trúc quản trị bởi nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984). Cụ thể đặc điểm nhân khẩu học này có thể đo lường bao gồm các đặc điểm bẩm sinh là sự đa dạng về xã hội, chủng tộc, văn hóa và tính cách có được liên quan đến kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, Ben‐Amar và cộng sự (2013) đề cập đến sự tham gia của phụ nữ và các giám đốc nước ngoài với các nền văn hóa đa dạng trong HĐQT cũng như kinh nghiệm của các giám đốc được đo lường bằng nhiệm kỳ của họ để đưa ra kiểm định thực nghiệm. Họ lập luận sự đa dạng của HĐQT liên quan tích cực đến hiệu quả của DN, đặc biệt là trong các tình huống đưa ra các quyết định phức tạp, do đó kích hoạt quyết định chi phí M&A tốt hơn.
Sự kế thừa trong nghiên cứu của tác giả là việc vận dụng lý thuyết đại diện nhằm giải quyết mối quan hệ ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT (phía bên phải Hình 2.3). Việc kế thừa này phù hợp bởi các lý do sau: Thứ nhất, theo quan điểm của Bushman và Smith (2001), nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực về các quyết định đầu tư của công ty như chi phí đầu tư vốn, chi phí M&A và chi phí R&D. Như vậy, trong phạm vi này, tác giả chỉ giới hạn quyết định đầu tư chỉ bao gồm chi phí đầu tư vốn, là một trong những yếu tố đo lường HQĐT của DN. Thứ hai, như lập luận của Ben‐Amar và cộng sự (2013), họ đưa ra định nghĩa tính đa dạng của HĐQT là các đặc điểm nhân khẩu học của HĐQT và họ cũng khẳng định đặc tính nhân khẩu này được thảo luận rộng rãi trong cấu trúc quản trị bởi nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984). Cụ thể các đặc điểm này có thể đo lường bao gồm các đặc điểm bẩm sinh là sự đa dạng về xã hội, chủng tộc, văn hóa và tính cách có được liên quan đến kinh nghiệm sống. Do đó, có sự liên kết giữa đặc tính nhân khẩu học giữa thành viên HĐQT và CEO trong nghiên cứu của tác giả, bởi CEO cũng là một thành viên trong HĐQT, nơi mà có sự kiêm nhiệm vẫn tồn tại trong cấu trúc cơ chế quản trị trên thực tiễn hiện nay. Thứ ba, vai trò giám sát của HĐQT làm giảm chi phí ủy quyền nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, trong đó sự độc lập của các thành viên HĐQT theo luật định nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông và giữ quyền quyết định của CEO trong giới hạn thích hợp theo đề xuất của lý thuyết đại diện (Fama và Jensen, 1983)
266 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng các đặc điểm của giám đốc điều hành đến chất lượng Báo cáo tài chính, tác động đến hiệu quả đầu tư của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
có thể do các đặc trưng của hệ thống quản trị DN Tunisia, thiết lập thể chế và sự‘kém hiệu quả của thị trường.
14
Elaoud và Jarboui (2017)
HQĐT (Gomariz và Ballesta, 2014; Biddle và cộng sự, 2009)
Chất lượng BCTC - Doanh thu tùy ý (McNichols và Stubben, 2008a; Stubben, 2010)
Chuyên môn kiểm toán
231 công ty từ 2007 - 2013 ở Tunisia
Phương pháp hỗn hợp
Việc sử dụng một kiểm toán viên dịch vụ chuyên ngành có thể đảm bảo chất lượng BCTC
Chất lượng BCTC cao hơn và sử dụng chuyên môn KTV cao hơn dường như góp phần tăng HQĐT.
Đặc biệt sự hiện diện chuyên gia KTV là một cơ chế đóng góp tích cực để cải thiện HQĐT dưới mức.
15
Cherkasova và Rasadi (2017)
HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009; Chen và cộng sự, 2011; Wang và cộng sự, 2015)
Chất lượng BCTC (Francis và cộng sự, 2005; Kothari và cộng sự, 2005; McNichols, 2002)
Doanh thu tùy ý
Chất lượng dồn tích
Chỉ số chất lượng BCTC
7.546 công ty từ 2010-2015 ở Đông Âu
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC giảm thiểu ĐTQM và ĐTDM
Mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và ĐTDM mạnh hơn trong ngành công nghiệp
Các công ty đại chúng có chất lượngg BCTC cao hơn và các vấn đề đầu tư thấp hơn công ty tư nhân.
16
Cherkasova và Rasadi (2017)
HQĐT(Richardson, 2006)
Chất lượng BCTC (Marchica và Mura, 2010)
1.736 công ty từ 2005-2015 ở Châu Á
Phương pháp định lượng
Các công ty linh hoạt về tài chính chi nhiều hơn cho chi đầu tư và thực hiện các chính sách đầu tư hiệu quả hơn, giảm mức độ ĐTQM và ĐTDM
Sự linh hoạt về tài chính giúp các công ty đầu tư hiệu quả trong giai đoạn khủng hoảng
Tính linh hoạt giữa các nước phát triển và đang phát triển và giữa các công ty lớn và nhỏ không có có sự khác biệt.
17
Aulia và Siregar (2018)
HQĐT (Chen và cộng sự, 2011; Gomariz và Ballesta, 2014)
Kỳ hạn nợ (Gomariz và Ballesta, 2014)
Mối quan tâm nghề nghiệp của CEO (tuổi và bổ nhiệm CEO) (Xie, 2015)
Chất lượng BCTC (Dechow và Dichev, 2002;Kasznik, 1999; McNichols và Stubben, 2008)
170 công ty từ 2012 -2015 ở Indonesia
Phương pháp hỗn hợp
Chất lượng BCTC không ảnh hưởng đến HQĐT đặc biệt ĐTQM.
Chất lượng BCTC có tác động tích cực trong điều kiện thiếu đầu tư.
Kỳ hạn nợ không ảnh hưởng đến ĐTDM, nhưng nó có ảnh hưởng đến ĐTQM, bởi vì công ty sử dụng nguồn nợ ngắn hạn có thể được sử dụng để đầu tư do đó nguy cơ xuất hiện ĐTQM.
18
Zhou và Zhang (2019)
HQĐT (Richardson, 2006)
Chất lượng BCTC (Dechow và Dichev, 2002; Kothari và cộng sự, 2005)
Quản trị DN
966 công ty ở Trung Quốc từ 2003-2016
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC cải thiện ĐTQM và dưới mức đầu tư
Mối quan hệ giữa các hành vi đầu tư và chất lượng BCTC phụ thuộc vào mức độ quản trị DN.
19
Shahzad và cộng sự (2019)
HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009; Li và Liao, 2014)
Chất lượng BCTC (Kasznik, 1999; McNichols và Stubben, 2008)
2. Sở hữu gia đình
768 công ty từ 2007-2014 ở Pakistan
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC và sở hữu gia đình có ảnh hưởng đến HQĐT
Sở hữu gia đình và chất lượng BCTC cao giảm thiểu ĐTDM và ĐTQM.
20
Syentia và cộng sự (2019)
HQĐT của (Chen và cộng sự, 2011)
Chất lượng BCTC của (Kasznik, 1999)
Trách nhiệm công bố xã hội
468 công ty
Indonesia
2015-2017,
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC ảnh hưởng tích cực đến HQĐT
Công bố TNXH không ảnh hưởng đến HQĐT
21
Karimi và cộng sự (2019)
HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009),(Chen và cộng sự, 2017)
Chất lượng BCTC (Dechow và Dichev, 2002)
Hội đồng quản trị
78 công ty ở Iran từ 2008 -2018
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC có thể đóng vai trò là cơ chế quản lý và tối ưu hóa đơn vị kinh doanh quyết định đầu tư
Sự độc lập và chuyên môn tài chính của HĐQT có tác động tích cực đến chất lượng BCTC và HQĐT
Sự kiêm nhiệm HĐQT không đóng vai trò kiểm duyệt cho mối quan hệ này.
22
Fettry và Djuitaningsih (2019)
HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009)
Chất lượng BCTC thông qua các đặc tính cơ bản.
87 CTNY Indonesia
Phương pháp hỗn hợp
Mức độ HQĐT kém được kích hoạt bởi chất lượng BCTC thấp
Các mức độ hiệu quả của đầu tư DN sẽ tăng lên cùng với việc tăng cường các phẩm chất cơ bản và nâng cao chất lượng của BCTC
23
Azani và cộng sự (2019)
HQĐT (Biddle và cộng sự, 2009)
Chất lượng BCTC (Kasznik, 1999)
Kỳ hạn nợ (Gomariz và Ballesta, 2014)
783 công ty ở Indonesia năm 2015-2017
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC có sự tích cực đáng kể ảnh hưởng đến HQĐT
Kỳ hạn nợ không ảnh hưởng đáng kể đến HQĐT.
24
Alama và Firmansyahb (2019)
Hàm đầu tư của (Biddle và cộng sự, 2009)
Chất lượng BCTC (Dechow và Dichev, 2002; Kasznik, 1999; McNichols và Stubben, 2008)
Kỳ hạn nợ (Gomariz và Ballesta, 2014)
Đúng đắn chính trị
Quản trị DN
86 công ty ở Indonesia
2013- 2016
Phương pháp định lượng
Chất lượng BCTC, kỳ hạn hạn nợ và quản trị DN là tích cực
gắn liền với HQĐT.
Việc đúng đắn chính trị không liên quan đến HQĐT
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phụ lục 4- Tiêu chuẩn cho các CTNY trên hai Sàn HOSE và HNX
Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu trên HOSE
Tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu trên HNX
Vốn điều lệ
Vào thời gian đăng ký, công ty phải có vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng 120 tỷ đồng theo sổ kế toán
Công ty đăng ký niêm yết phải có vốn điều lệ lớn hơn hoặc bằng 30 tỷ đồng theo sổ sách kế toán
Số năm hoạt động
Số năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần lớn hơn hoặc bằng 2 năm
Số năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần lớn hơn hoặc bằng 1 năm
Tỷ suất hoạt động
Công ty ứng tuyển phải có tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu (ROA) năm gần nhất là lớn hơn hoặc bằng 5%
Công ty ứng tuyển phải có ROA của năm gần nhất là lớn hơn hoặc bằng 5%
Hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty ứng tuyển phải có lãi trong hai năm liên tiếp gần đây và không được có bất kỳ khoản lỗ lũy kế nào cho đến năm đăng ký niêm yết.
Công ty không được có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết, tuân thủ về kế toán lập BCTC.
Khoản nợ và công khai các khoản nợ
Không có nợ quá hạn trên 1 năm và phải công bố liên quan đến bất kỳ khoản nợ nào của công ty cho bất kỳ thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, kế toán trưởng, cổ đông lớn hoặc chi nhánh.
Công ty không có khoản nợ nào quá hạn trên 1 năm
Cổ đông
Công ty đăng ký niêm yết phải có lớn hơn hoặc bằng 300 cổ đông (không phải là cổ đông lớn) nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Công ty đăng ký niêm yết phải có lớn hơn hoặc bằng 100 cổ đông (không phải là cổ đông lớn) nắm giữ ít nhất 15% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Quyền sở hữu cổ phần
Cổ đông là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, kế toán trưởng cam kết giữ 100% cổ phần nắm giữ ít nhất 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% trong 6 tháng tiếp theo.
Cổ đông là thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban giám đốc, kế toán trưởng cam kết giữ 100% cổ phần nắm giữ ít nhất 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% trong 6 tháng tiếp theo.
Hồ sơ: Đầy đủ và hợp lệ
Đầy đủ và hợp lệ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 và Nghị định 155//2020/NĐ-CP
Phụ lục 5 – ‘Các câu hỏi phỏng vấn chuyên gia’
Câu 1
Những đặc điểm cá nhân nào của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC và HQĐT của DN? Anh/chị có thể nêu lên một vài đặc điểm cá nhân của CEO mà anh/chị cho rằng có ảnh hưởng?
Câu 2
Những mô hình nào đo lường chất lượng BCTC mà anh/chị thấy phổ biến hiện nay? Theo anh/chị có nên sử dụng nhiều mô hình đo lường trong một nghiên cứu hay không?
Câu 3
Theo anh/chị cách đo lường HQĐT theo mô hình nào là phù hợp với bối cảnh của nghiên cứu?
Câu 4
Theo anh/chị để đo lường biến chi phí đầu tư nên dựa trên những chi phí nào phù hợp tình hình công khai thông tin trên BCTC của VN?
Phụ lục 6 - Bảng gợi ý các mô hình và biến đo lường trong nghiên cứu
Biến
Chi tiết mô hình đo lường
Tham chiếu
HQĐT
Mô hình hồi quy của Richardson
Richardson (2006)
Mô hình của Chen và cộng sự
Chen và cộng sự (2011)
Mô hình của Wang và cộng sự
Wang và cộng sự (2015)
Mô hình của Biddle và cộng sự
Biddle và cộng sự (2009)
Chất lượng BCTC
Tính bền vững của thu nhập (Earnings persistence)
Francis và cộng sự (2004)
Khả năng dự báo của thu nhập (Earnings predictablility)
Lipe (1990)
Chất lượng dồn tích (Accruals quality)
DD (2002)
Kế toán thận trọng (Accounting conservatism)
Jones (1991)
Kế toán thận trọng (Accounting conservatism)
Basu (1997)
Sự ổn định của thu nhập (Earning smoothness)
Francis và cộng sự (2005)
Giá trị thích hợp của thu nhập (Earning value relevance)
Francis và cộng sự (2005)
Các đặc điểm của CEO
Tuổi của CEO
Aulia và Siregar (2018)
Giới tính của CEO
Barua và cộng sự (2010)
Nhiệm kỳ của CEO
Xie (2015)
Trình độ giáo dục
Kalelkar và Khan (2016)
Kiêm nhiệm của CEO
Cohen và cộng sự, 2014
Thù lao của CEO
Ruenzi (2011)
Tỷ lệ quyền sở hữu
Ozkan (2011)
Các tiêu chí để đo lường biến chi phí đầu tư
Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D)
Biddle và cộng sự (2009)
Chi phí mua bán và sáp nhập (M&A)
Biddle và cộng sự (2009)
Chi phí đầu tư vốn
Tổng chi phí đầu tư vốn và R&D trừ khoản thu từ bán TSCĐ
Gomariz và Ballesta (2014)
Chen và cộng sự (2011)
Phụ lục 7 - Danh sách các chuyên gia tham gia phỏng vấn
STT
Họ và tên
Trình độ
Kinh nghiệm/lĩnh vực công tác
01
Chuyên gia 1
Đại học
CEO kiêm Chủ tịch HĐQT Cty CP S Furniture, hơn 20 kinh nghiệm làm việc thực tế và hơn 10 năm trong vai quản lý. Cá nhân nhận nhiều giải thưởng: Huân chương lao động hạng 3 và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Top 100 Doanh nhân APEC VN tiêu biểu. Am hiểu về các hình thức đầu tư trong việc xác định cơ cấu tài chính của DN
02
Chuyên gia 2
Tiến sĩ
Trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy chuyên ngành kế toán, hơn 5 năm vai trò quản lý. Kinh nghiệm trong công bố quốc tế về lĩnh vực TC-KT. Kinh nghiệm nghiên cứu về các mô hình đo lường CLLN
03
Chuyên gia 3
Thạc sĩ
CEO của Chi nhánh Nexia tại TP. HCM, hơn 24 năm kinh nghiệm tư vấn đầu tư, thuế, kiểm toán, tài chính-kế toán, bảo hiểm, tư vấn mua bán và sáp nhập DN (M&A), với 9 năm làm việc cho 3 công ty Big 4 và hơn 10 năm kinh nghiệm làm quản lý. Cá nhân đã đạt chứng chỉ Kế toán viên Công chứng Úc và Kiểm toán viên Hành nghề VN . Chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán BCTC
04
Chuyên gia 4
Tiến sĩ
Trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy lĩnh vực TC - NH, dự án đầu tư. Hơn 15 kinh nghiệm làm việc thực tế và hơn 5 năm làm quản lý (Chủ nhiệm bộ môn ngân hàng). Am hiểu về các hình thức đầu tư mua bán, sáp nhập. Kinh nghiệm trong công bố quốc tế về lĩnh vực TC - NH.
05
Chuyên gia 5
Tiến sĩ
Trên 10 năm kinh nghiệm giảng dạy các môn hoạch định ngân sách vốn đầu tư, phân tích BCTC, Quản trị rủi ro tài chính và Đầu tư tài chính và hơn 5 năm kinh nghiệm làm quản lý (Chủ nhiệm bộ môn đầu tư). Am hiểu về các hình thức đầu tư trong việc xác định cơ cấu tài chính của DN
06
Chuyên gia 6
Thạc sĩ
CEO của tập đoàn tư vấn quốc tế Đông Du, hơn 10 kinh nghiệm quản lý. Có trình độ chuyên môn về kế toán, thuế, luật thương mại và hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc thực tế về kế toán, thuế. Cá nhân đã hoàn thành chứng chỉ Kế toán viên Công chứng Úc và Kiểm toán viên Hành nghề VN.
07
Chuyên gia 7
Thạc sĩ
CEO của TNHH Kiểm toán Sao Việt, hơn 10 năm kinh nghiệm quản lý, hơn 5 năm tham gia công tác giảng dạy trong lĩnh vực kế toán, thuế. Trình độ chuyên môn về TC-KT và hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kiểm toán, kế toán và thuế.
Phụ lục 8- Nội dung phỏng vấn chuyên gia
STT
Họ và tên
Ý kiến đóng góp của chuyên gia
01
Chuyên gia 1
Những DN vừa và nhỏ thì các bộ phận kế toán, marketing,.. không tách biệt rõ ràng. Do đó, tác động của CEO đến BCTC nhiều hơn. Còn những DN lớn, chuyên nghiệp hơn, chức năng nhiệm vụ các phòng ban rõ ràng, có bộ phận kiểm soát thì chất lượng BCTC có ảnh hưởng ít hơn bởi CEO. Tuy nhiên, không có nghĩa không ảnh hưởng, bởi có những CEO họ muốn BCTC “đẹp hơn” thì họ sẽ tác động. Với hệ thống pháp luật, chính sách áp dụng KHCN phát triển như hiện nay như hóa đơn điện tử thì sẽ hạn chế hơn.
Nếu CEO kiêm Chủ tịch HĐQT thì ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng BCTC.
Độ tuổi, giới tính phụ thuộc vào môi trường, văn hóa DN, DN nhà nước, DN nước ngoài mà sẽ tác động khác nhau đến chất lượng BCTC.
CEO có trình độ chuyên môn TC-KT thì họ am hiểu nhiều hơn các thông tin tài chính nên cũng có thể ảnh hưởng đa chiều đến chất lượng BCTC.
HQĐT do tác động nhiều yếu tố, trong đó yếu tố cá nhân của CEO rất quan trọng như uy tín và năng lực, kinh nghiệm làm việc của CEO. Do đó CEO quyết định thành bại của DN. CEO đã có một quá trình thành công nhất định trong quá khứ, mối quan hệ xã hội, tức kinh nghiệm trong vai trò CEO thì ảnh hưởng đến HQĐT.
02
Chuyên gia 2
Theo quan điểm của chuyên gia là các đặc điểm cá nhân của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC là một kết quả hỗn hợp. Một CEO càng lớn tuổi thì khả năng thận trọng hơn trong việc lập BCTC và bởi họ có kinh nghiệm trong nghề nghiệp nên tác động đến chất lượng BCTC tốt hơn. Tuy nhiên cũng có thể do có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thông tin tài chính nên họ có khả năng tham gia vào việc điều chỉnh lợi nhuận làm cho BCTC “đẹp hơn”
Các mô hình đo lường CLLN hiện nay rất đa dạng, nếu một nghiên cứu mà lựa chọn nhiều mô hình nghiên cứu thì có khả năng dẫn tới kết quả là hỗn hợp. Do đó, nếu tác giả lựa chọn nhiều mô hình thì cân nhắc thận trọng trong phần biện minh dẫn chứng cụ thể cho từng mô hình phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu
‘Việc lựa chọn mô hình đo lường HQĐT dựa vào yếu tố‘tốc độ tăng trưởng doanh thu’là mô hình khá phổ biến. Đồng thời tại VN trên BCTC của các CTNY công khai chỉ tiêu này cho nên dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu cũng mang tính khả thi.’
03
Chuyên gia 3
Chất lượng BCTC được mong đợi từ cổ đông, nhà đầu và các bên liên quan. Chất lượng BCTC tốt, được kiểm toán của thì sự hấp dẫn các nhà đầu tư do đó cải thiện tình trạng đầu tư.
Chất lượng BCTC ảnh hưởng bởi kế toán trưởng, CFO do đó phong cách lãnh đạo và đặc điểm cá nhân CEO có ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng BCTC hoặc nếu có thì chỉ ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng BCTC.
CEO có chuyên môn TC-KT có thể tác động tốt đến chất lượng BCTC.
Theo guyên tắc chuẩn mực của quản trị tài chính, đối với các công ty đại chúng không nên kiêm nhiệm CEO, phải phân công phân nhiệm rõ ràng do đó không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng BCTC và HQĐT của DN.
04
Chuyên gia 4
Đặc điểm ảnh hưởng của CEO theo tôi quan trọng nhất chính là sự am hiểu và mức độ hiểu biết của CEO về thông tin tài chính. Bên cạnh am hiểu đó, bản thân CEO phải đánh giá được mức độ quan trọng của hoạt động tài chính nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Ý thức về thông tin BCTC ảnh hưởng như thế nào đến HQĐT.
Đối với CEO thường xuất thân từ ngành quản trị, một số CEO xuất thân từ TC-KT. Cũng như trình độ đào tạo của CEO, kinh nghiệm tại vị trí quản lý thì ý thức của họ về thông tin tài chính tốt hơn.
Tuổi và giới tính của CEO: Theo quan điểm của chuyên gia thì sự thận trọng hay mãnh mẽ quan tâm đến lợi nhuận nhiều hơn của hai giới. Phụ nữ thận trọng hơn trọng hơn trong quyết định đầu tư và CBTT BCTC hơn nam giới.
Về mô hình đo lường chất lượng BCTC: Trong các mô hình đo lường đề xuất thông qua phương pháp định tính. Tất cả có tính phù hợp với VN, tuy nhiên, có thể phù thuộc vào bộ dữ liệu theo đặc thù. Do đó, nghiên cứuS cân nhắc lại để lựa chọn mô hình phù hợp với việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứ tại VN.
Chọn 04 mô hình đo lường chất lượng BCTC về mặt kỹ thuật nên áp dụng hay kế thừa những nghiên cứu trước thì phù hợp. nghiên cứuS nên chú ý phương pháp đo, đo gián tiếp thông qua mô hình khác để làm biến độc lập cho mô hình nghiên cứu. Do phần dư là phần mô hình không giải thích được, do đó đối tượng nghiên cứu quá rộng, nhiều ngành nghề dẫn tới việc giải thích không bao quát. Do đó, theo đề xuất của tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu ở một số ngành nghề để mang tính khái quát hơn.
Mô hình đo lường HQĐT: Để đo lường chi phí đầu tư thì có nghiên cứu sử dụng chi phí vốn đầu tư, chi phí R&D và chi phí M&A. Có những nghiên cứu gộp tổng hợp các yếu tố đó. Thực ra hoạt động Rvà D có hai phần: nghiên cứu để cải tiến cái gì đã có sẵn và nghiên cứu thay đổi cái cũ thành cái mới để thay đổi cục diện trong DN. Đối với các thứ nhất khó tách biệt đâu là chi phí đầu tư mới hay giá trị đầu tư cụ thể trong bối cảnh. Do đó, phổ biến sử dụng chi phí vốn sẽ phù hợp hơn và được quan tâm nhiều hơn và được yêu cầu công bố trong thông tin tài chính thuận lợi trong việc thu thập dữ liệu.
05
Chuyên gia 5
Chất lượng BCTC phụ thuộc vào chủ trương, định hướng của CEO. Theo quan điểm của chuyên gia là trình độ chuyên môn của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC, trình độ chuyên môn càng cao thì nhận thức càng tốt về BCTC, đặc biệt là các thông tin cung cấp bên ngoài. CEO có chuyên ngành kế toán tài chính thì tác động rõ ràng cao hơn so với chuyên ngành khác.
Kinh nghiệm của CEO cũng tác động tốt đến chất lượng BCTC, CEO trải nghiệm thì họ kinh nghiệm trong việc phân tích, đánh giá thông tin tài chính thì có ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
Mô hình đo lường chất lượng BCTC khá đa dạng trên thế giới, mỗi tác giả đưa ra nhiều mô hình khác nhau, vấn đề lựa chọn mô hình nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đặc biệt trong đó là liên quan đến dữ liệu thông tin tài chính và dữ liệu của các cơ quan ban ngành họ thống kê. Cho nên việc lựa chọn mô hình nào không quan trọng mà là quan trọng là đạt được mục tiêu nghiên cứu của tác giả. Có thể lựa chọn mô hình chất lượng dồn tích, nguyên tắc thận trọng, giá trị liên quan, hoặc sự ổn định của thu nhập. Tác giả cũng có thể lựa chọn kết hợp hoặc có thể lựa chọn giá trị bình quân để đảm bảo không có sự khác biệt giữa các mô hình nhằm đáp ứng mục tiêu, dữ liệu thu thập được cũng như cân nhắc vào sự phù hợp của những tác giả trước trong môi trường nghiên cứu tại VN.
Tiêu chí đo lường biến đầu tư: Chi phí đầu tư vốn tỷ trọng lớn nhất là đầu tư vào TSCĐ. Gần đây, có một số tác giả họ đưa thêm chi phí đầu tư lâu dài như chi phí R&D, chi phí M&A. Tuy nhiên, ở VN không phải công ty nào cũng công bố các chi phí này. Do đó, kỳ vọng của tác giả vào mục tiêu nghiên cứu thì sẽ gặp khó khăn trong mẫu nghiên cứu, không đủ cở mẫu mang tính đại diện. Do đó theo quan điểm của chuyên gia nên chỉ lấy chi phí đầu tư vốn làm đối tượng nghiên cứu là phù hợp.
Mô hình đo lường HQĐT theo chuyên gia thì dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu sẽ phù hợp đặc điểm nền kinh tế VN cũng như việc công khai thông tin này trên BCTC. Doanh thu càng lớn thì HQĐT càng cao, có nghĩa xác định khả năng bảo toàn vốn đầu tư càng cao. Do đó, dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu là phù hợp. Chuyên gia cũng góp ý thêm nên mở rộng nghiên cứu dựa vào chỉ số của thị trường như Tobin’Q, hiệu ứng của thị trường. Thấy đầu tư càng nhiều thì cổ đông càng quan tâm đến cổ phiếu của công ty. Do đó, giá cổ phiếu cũng có thể tăng lên. Vì vậy, một số tác giả cũng dựa vào chỉ tiêu này để xem HQĐT. Như vậy, việc lựa chọn chỉ tiêu đo lường HQĐT dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu (dựa vào giá trị sổ sách) và dựa vào giá trị thị trường Tobin’Q thì giá trị sổ sách mang tính bền vững hơn. Do đó, chuyên gia cho rằng nên ưu tiên hơn dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu.
06
Chuyên gia 6
CEO lớn tuổi thì thường bảo thủ hơn CEO trẻ tuổi do đó họ tham gia nhiều hơn vào việc điều chỉnh lợi nhuận của DN. Còn những CEO trẻ tuổi hơn thì họ cũng muốn chứng minh năng lực của chính mình trên thị trường lao động nên họ đạo đức hơn, ít tham gia vào việc điều chỉnh lợi nhuận
CEO nam thì thường táo bạo hơn trong việc quyết định đầu tư nên có thể dẫn tới ĐTQM, đầu tư dàn trải hơn so với nữ CEO
CEO có nhiệm kỳ càng dài thì kinh nghiệm càng tốt, đặc biệt CEO có chuyên môn TC-KT thì có thể am hiểu nhiều về các chỉ số tài chính do đó quyết định về việc lập BCTC và quyết định chiến lược đầu tư cũng khác so với các CEO có chuyên ngành khác. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ảnh hưởng đa chiều đến chất lượng BCTC và HQĐT.
07
Chuyên gia 7
Các đặc điểm của CEO có ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến chất lượng BCTC tùy thuộc vào khả năng quản lý và ý thức điều chỉnh lợi nhuận của CEO nhằm phụ vụ cho các bên liên quan. Sự kiêm nhiệm cũng tác động hỗn hợp tới chất lượng BCTC, vừa mang tính tích cực vừa mang tính tích cực. Sự kiêm nhiệm có thể dẫn tới điều phối trong việc lập BCTC, cho dù có sự kiểm toán đi nữa mà DN họ có đủ chứng từ, có bằng chứng thì kết luận của kiểm toán cũng phải chấp nhập.
Trên thực tế có một số tập đoàn ĐTQM, dàn trãi, nhiều ngành nghề, lĩnh vực vượt qua năng lực của chính DN. Từ đó mất kiểm soát và khi có sự biến động của thị trường làm cho hiệu quả tổng thể giảm xuống. Do đó, mặc dù chiến lực đầu tư xuất phát từ chiến lược của cổ đông, HĐQT thì việc phụ thuộc vào khả năng của CEO cũng là quan trọng. Đặc biệt là năng lực, khả năng dự đoán của CEO về thị trường do đó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Đối với ĐTDM, tất nhiên có khả năng thận trọng của CEO hoặc đảm bảo sự an toàn trong nguồn lực, hoặc chuyển sang lĩnh vực khác có tiềm năng năng hơn, do đó có thể dẫn tới ĐTDM.
Giới tính nam táo bạo hơn đầu tư vượt mức nhiều hơn nữ. Tuy nhiên không thể không có ngoại lệ theo tường trường hợp cụ thể. Tuy nhiên hầu hết thì nữ thận trọng trong đầu tư nhiều hơn nam.
Tuổi càng lớn, càng có kinh nghiệm càng thận trọng hơn trong quyết định đầu tư. CEO có chuyên môn về kế toán tài chính thường biết phân tích dự án dựa trên các chỉ số tài chính. Do đó, họ thận trọng hơn và có thể cải thiện tình trạng đầu tư. Trên thực tế vẫn là kết quả hỗn trợ vì họ kỳ vọng cao hơn trong dự án tương lai.
Trong mô hình đo lường HQĐT thì nên chọn dựa vào tốt độ tăng trưởng doanh thu, tăng trưởng về chiều rộng bởi vì hầu hết các công ty lớn các cơ quan ban ngành thì họ dựa vào doanh thu để thống kê các DN lớn tại VN. Do đó, theo quan điểm của chuyên gia để nhà đầu tư tiếp cận nhanh chóng vào hoạt động đầu tư thì họ dựa vào tốc độ doanh thu, ngoài ra họ có thể kết hợp nhiều các chỉ số khác như chỉ số về lợi nhuận, giá cổ phiếu, khả năng sử dụng đòn bẩy kinh doanh,
Phụ lục 9 – ‘Bảng tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu’
Giả thuyết
Nội dung
Kỳ vọng
H1
‘Các đặc điểm của CEO ảnh hưởng chất lượng BCTC’
H1a
Tuổi của‘CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC’
+/-
H1b
Nữ CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
+/-
H1c
Nhiệm kỳ CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
+/-
H1d
Chuyên môn TC-KT CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
+/-
H1e
Sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng đến chất lượng BCTC
+/-
H2
‘Các đặc điểm của CEO ảnh hưởng đến HQĐT (ĐTQM và ĐTDM)’
H2a
Tuổi của CEO ảnh hưởng đến HQĐT
+/-
H2b
Nữ CEO ảnh hưởng đến HQĐT
+/-
H2c
Nhiệm kỳ CEO ảnh hưởng đến HQĐT
+/-
H2d
Chuyên môn TC-KT CEO ảnh hưởng đến HQĐT
+/-
H2e
Sự kiêm nhiệm của CEO ảnh hưởng đến HQĐT
+/-
H3
‘Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT’
H3a
‘Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến ĐTQM’
+/-
H3b
‘Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến ĐTDM’
+/-
H4
‘Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO’
H4a
Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi tuổi của CEO
+/-
H4b
Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi nữ CEO
+/-
H4c
Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi nhiệm kỳ của CEO
+/-
H4d
Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi chuyên môn TC-KT của CEO
+/-
H4e
Chất lượng BCTC ảnh hưởng đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi sự kiêm nhiệm của CEO
+/-
Phụ lục 10 - Bảng định nghĩa và giải thích cách‘đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu’
Biến
Ký hiệu
Đo lường các biến
Tham chiếu
HQĐT
InvEff
Giá trị tuyệt đối phần dư của mô hình (3)
Biddle và cộng sự (2009)
ĐTQM
OverInv
Phần dư dương mô hình (3)
Biddle và cộng sự (2009)
ĐTDM
UnderInv
Phần dư âm mô hình (3)
Biddle và cộng sự (2009)
Chất lượng BCTC
FRQ
Đo lường bốn thuộc tính
FRQ_aq
Chất lượng dồn tích (Accruals quality)
DD (2002); McNichols (2002)
FRQ_tacc
Kế toán thận trọng (Accounting conservatism)
Jones (1991)
FRQ_es
Sự ổn định của thu nhập (Earning smoothness)
Francis và cộng sự (2005)
FRQ_rv
Giá trị thích hợp của thu nhập (Earning value relevance)
Francis và cộng sự (2005)
FRQ_index
Chỉ số trung bình chất lượng BCTC
Tác giả
Các đặc điểm của CEO
Age
Tuổi CEO
Xie (2015); Aulia và Siregar (2018),
Gender
Giới tính, nếu CEO nữ là 1, khác là 0
Barua và cộng sự, 2010
Tenure
Nhiệm kỳ CEO, số năm tham gia quản lý
Ali và cộng sự (2015); Xie (2015)
Edu
Chuyên môn TC-KT, nếu CEO có chuyên môn TC-KT là 1, khác là 0
Kalelkar và Khan (2016); Baatwah và cộng sự (2015)
Dual
Kiêm nhiệm CEO, nếu CEO Chủ tịch HĐQT là 1, khác là 0
Cohen và cộng sự (2014); Petrou và Procopiou (2016)
Các biến kiểm soát
Tỷ số hữu hình
Tang
Thước đo TSCĐ hữu hình được tính bằng tỷ số TSCĐ hữu hình so với tổng tài sản
Biddle và cộng sự (2009); Chen và cộng sự (2011)
Khoản nợ ngân hàng
Debt
Tỷ lệ nợ ngân hàng trên tổng tài sản
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Dòng tiền thành phần
CF
Tỷ lệ dòng tiền hoạt động/Tổng nguồn vốn
Houcine (2017)
Tỷ lệ giá thị trường/sổ sách tài sản
MTB
Tỷ lệ giá thị trường so với giá trị sổ sách của Tổng tài sản
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Dòng tiền tự do
FCF
Dòng tiền từ hoạt động - khấu hao – sư thay đổi vốn lưu động
Houcine (2017)
Quy mô công ty
LnSize
Logarit tự nhiên của tổng tài sản
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Tuổi công ty
LnAge
Logarit của số năm kể từ khi CTNY đến năm nghiên cứu
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Khả năng tài chính
DIV
Biến giả, dựa trên thước đo ràng buộc tài chính bằng 1 nếu tỷ lệ chi trả cổ tức của công ty thấp hơn trung bình mẫu, khác là 0
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Chất lượng kiểm toán
Big4
Nếu công ty được kiểm toán bởi Big4 là 1, khác là 0
Tỷ lệ tiền mặt
Cash
Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản.
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Ngành
Industry
Biến giả, đại diện cho phân loại ngành
Biddle và cộng sự (2009); Houcine (2017)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Phụ lục 11: Khung lý thuyết gốc của các nghiên cứu
Khung lý thuyết nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984)
Lý thuyết quản lý cấp cao tuyên bố rằng CEO có tác động đến kết quả của tổ chức bao gồm các lựa chọn, kế hoạch cũng như các chiến lược và mức độ thực hiện (Hambrick và Mason, 1984). Lý thuyết này cho rằng các quyết định kinh tế và các biện pháp chiến lược càng phức tạp thì đặc tính cá nhân của người ra quyết định chẳng hạn như tuổi, nhiệm kỳ và chuyên môn càng quan trọng. Nielsen và Huse (2010) cũng dựa trên nguyên tắc kế thừa lý thuyết này cũng thừa nhận rằng cho thấy rằng sự khác biệt của CEO như tuổi tác và kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến việc ra quyết định khi xây dựng chiến lược và ảnh hưởng trực tiếp đến những lựa chọn này. Hơn nữa, lý thuyết quản lý cấp cao cũng nhấn mạnh thêm rằng các CEO sẽ đưa ra quyết định dựa trên các đặc điểm nhận thức, xã hội và tâm sinh lý của họ.
Để tiếp tục phát triển lý thuyết này, Barker III và Mueller (2002) gợi ý các đặc điểm nhận thức, xã hội và tâm lý của CEO có thể được đo lường bởi các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nhiệm kỳ, trình độ giáo dục. Tương tự, Bertrand và Schoar (2003) đã chỉ ra rằng CEO có bằng thạc sĩ mang lại lợi ích cao hơn. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực cũng cho rằng CEO có kinh nghiệm về TC-KT cải thiện chất lượng CBTT (Matsunaga và Yeung, 2008). Hơn nữa, Bertrand và Schoar (2003) tìm thấy tác động tích cực giữa tuổi CEO và nắm giữ tiền mặt, đồng thời CEO lớn tuổi và thiếu kinh nghiệm quản lý trong cùng ngành nghề thì thường ít quan tâm đến chi phí cơ hội của tiền mặt (Orens và Reheul, 2013). Chava và Purnanandam (2010) báo cáo rằng chế độ thù lao của CEO ảnh hưởng đến đòn bẩy và số dư tiền mặt, trong khi thù lao của CFO liên quan chặt chẽ hơn đến các lựa chọn đáo hạn và quản lý lợi nhuận. Các DN có CFO nữ thận trọng hơn khi lập BCTC(Liu và cộng sự, 2016). Ngoài ra, Serfling (2014) đã tìm thấy mối liên hệ tiêu cực giữa tuổi tác và việc chấp nhận rủi ro.
Như vậy, lý thuyết quản lý cấp cao kiểm tra các đặc điểm có thể quan sát, đo lường được đó là các đặc điểm tâm lý chấp nhận rủi ro của CEO. Việc tìm kiếm dữ liệu có thể quan sát được của các CEO, như giới tính và tuổi tác, nhiệm kỳ, sự kiêm nhiệm và trình độ chuyên môn là thuận tiện. Hambrick và Mason, (1984) thừa nhận rằng những đặc điểm quản lý có thể bị hưởng bởi yếu tố tâm lý thuần túy, đặc biệt là các nghiên cứu về hành vi như sự tự tin, trình độ quản lý. Họ khẳng định rằng việc hiểu được ảnh hưởng đặc điểm tâm lý đó rất quan trọng, bao gồm cả việc phân tích CEO của đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên đây là một đặc điểm khó điều tra và định lượng trong đo lường. Ngoài ra, Hambrick và Mason, 1984) đề xuất một ưu điểm khác đó là bỏ qua sự phức tạp của vấn đề tâm lý, có thể là xem xét trường hợp tuổi không ảnh hưởng đến chính sách DN vì CEO lớn tuổi có khác biệt so với CEO trẻ về khả năng chấp nhận rủi ro (không thích rủi ro hoặc ít tự tin hơn), nhưng vì tuổi tác có liên kết với mối quan tâm nghề nghiệp sự nghiệp của CEO trong bối cảnh DN (Serfling, 2014; Yim, 2013). Chính vì vậy, để hạn chế sự tồn tại của lý thuyết quản lý cấp cao này thì người ta có thể kết hợp với các khuôn khổ lý thuyết khác như lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý trong việc phân tích mối quan hệ giữa tuổi tác và chấp nhận rủi ro.
Trên cơ sở kế thừa và có điều chỉnh mục tiêu nghiên cứu, tác giả đề xuất khung lý thuyết kết hợp lý thuyết đại diện, lý thuyết quản lý và lý thuyết quản lý cấp cao, nhằm khám phá ảnh hưởng của các yếu tố quản trị tác động chất lượng BCTC và HQĐT được trình bày ở Hình 2.2 và Hình 2.3. Nội dung kế thừa này là nhìn từ góc độ quản trị tham gia với vai trò người điều hành (phía bên phải Hình 2.2), nhà lãnh đạo cấp cao có thể phù hợp hơn để dự đoán lựa chọn chiến lược khi quyền quản lý (Hambrick, 2007). Hambrick và cộng sự (2005) đưa ra nhu cầu công việc điều hành như một thước đo cho sự khó khăn và thách thức trong vai trò chuyên môn quản lý của CEO. Cụ thể, nhu cầu công việc được đề xuất xuất phát từ những thách thức nhiệm vụ (sự khan hiếm tài nguyên của tổ chức), thách thức hiệu suất (yêu cầu từ các chủ sở hữu và các bên liên quan) và nguyện vọng điều hành (mong muốn cá nhân để vượt trội so với người khác). Tương tự như quyền quản lý và nhu cầu công việc điều hành ảnh hưởng bởi các đặc điểm cá nhân, do đó tác động lựa chọn chiến lược. Nhiều nghiên cứu tranh luận rằng tuổi tác, kinh nghiệm và chuyên môn tài chính của CEO trực tiếp cải thiện lượng BCTC, do đó đề xuất lý thuyết quản lý cấp cao để xây dựng khung lý thuyết nhằm mục đích kiểm tra sự ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC và HQĐT tại VN.
Bối cảnh khách quan
Ảnh hưởng bên trong và bên ngoài tổ chức
Đặc điểm nhà lãnh đạo cấp cao
Nhân khẩu học
Tuổi
Kinh nghiệm nghề nghiệp khác
Giáo dục
Kinh tế xã hội
Tình hình tài chính
Đặc điểm nhóm
Người điều tiết
Quyền của người quản lý
Nhu cầu công việc điều hành
Đổi mới sản phẩm
Đa dạng hóa không liên quan và liên quan
Sáp nhập
Cường độ sử dụng vốn
Nhà máy và thiết bị mới
Chiến lược hội nhập
Đòn bẩy tài chính
Sự phức tạp của tổ chức
Đáp ứng
Lựa chọn chiến lược
Hiệu quả hoạt động
Khả năng sinh lời
Sự thay đổi của khả năng sinh lời
Sự phát triển
Sự tồn tại
Tâm lý / hành vi
Cơ sở nhận thức
Giá trị
Hình 1: Sơ dồ Lý thuyết quản lý cấp cao của Hambrick và Mason, 1984
Tương tự với vai trò là người điều hành (bên phải Hình 2.3), CEO đòi hỏi sự đa dạng về kiến thức, năng lực và giá trị tổ chức để hướng dẫn và đóng góp cho việc chỉ đạo giám sát chiến lược của tổ chức. Năng lực, kinh nghiệm quản lý, cũng như các thuộc tính về đặc điểm cá nhân được phản ánh trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến các quyết định của DN (Post và cộng sự, 2015; Amir và cộng sự, 2014). Quan điểm và khả năng quản lý khác nhau thì triển vọng tương lai DN sẽ khác nhau bởi ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư, ưu tiên lựa chọn rủi ro (Trueman, 1986). Hơn nữa, các CEO với các cấp độ sở hữu tri thức, kỹ năng quản lý khác nhau sẽ tác động ảnh đến việc đánh giá và nhận thức về tiềm năng cơ hội đầu tư, có thể mạnh dạn đưa ra chiến lược mạnh mẽ hơn mà không bỏ qua các dự án có NPV tích cực với rủi ro cao. Như vậy, đặc điểm của CEO ảnh hưởng đến lựa chọn chiến lược đầu tư, do đó tác động đáng kể đến HQĐT của DN.
Khung lý thuyết nghiên cứu của Ben‐Amar và cộng sự (2013)
Nghiên cứu của Ben‐Amar và cộng sự (2013) xem xét tác động của quyền sở hữu và sự đa dạng của HĐQTđối với sự thành công của việc ra chiến lược liên quan đến mua bán và sáp nhập (M&A). Khung lý thuyết này giải thích vai trò ủy quyền bằng cách tập trung vào việc quyết định để giảm thiểu chi phí ủy quyền, HĐQT được xem có ảnh hưởng gián tiếp đến việc ra quyết định chiến lược đó. Trong chức năng giám sát này, sự độc lập của các thành viên HĐQT theo luật định nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông và theo đề xuất của lý thuyết đại diện (Fama và Jensen, 1983) quyền ra quyết định của CEO được giữ trong giới hạn hợp lý. Đây là cơ sở cho giả thuyết đầu tiên của Ben‐Amar và cộng sự (2013), khám phá mối quan hệ giữa sự đa dạng của HĐQT và hiệu quả M&A dựa trên nền tảng lý thuyết đại diện. Hơn nữa, nghiên cứu này đưa ra định nghĩa tính đa dạng của HĐQT và họ cũng khẳng định đặc tính nhân khẩu này được thảo luận rộng rãi trong cấu trúc quản trị bởi nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984). Cụ thể đặc điểm nhân khẩu học này có thể đo lường bao gồm các đặc điểm bẩm sinh là sự đa dạng về xã hội, chủng tộc, văn hóa và tính cách có được liên quan đến kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, Ben‐Amar và cộng sự (2013) đề cập đến sự tham gia của phụ nữ và các giám đốc nước ngoài với các nền văn hóa đa dạng trong HĐQT cũng như kinh nghiệm của các giám đốc được đo lường bằng nhiệm kỳ của họ để đưa ra kiểm định thực nghiệm. Họ lập luận sự đa dạng của HĐQT liên quan tích cực đến hiệu quả của DN, đặc biệt là trong các tình huống đưa ra các quyết định phức tạp, do đó kích hoạt quyết định chi phí M&A tốt hơn.
Sự kế thừa trong nghiên cứu của tác giả là việc vận dụng lý thuyết đại diện nhằm giải quyết mối quan hệ ảnh hưởng các đặc điểm của CEO đến HQĐT (phía bên phải Hình 2.3). Việc kế thừa này phù hợp bởi các lý do sau: Thứ nhất, theo quan điểm của Bushman và Smith (2001), nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực về các quyết định đầu tư của công ty như chi phí đầu tư vốn, chi phí M&A và chi phí R&D. Như vậy, trong phạm vi này, tác giả chỉ giới hạn quyết định đầu tư chỉ bao gồm chi phí đầu tư vốn, là một trong những yếu tố đo lường HQĐT của DN. Thứ hai, như lập luận của Ben‐Amar và cộng sự (2013), họ đưa ra định nghĩa tính đa dạng của HĐQT là các đặc điểm nhân khẩu học của HĐQT và họ cũng khẳng định đặc tính nhân khẩu này được thảo luận rộng rãi trong cấu trúc quản trị bởi nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984). Cụ thể các đặc điểm này có thể đo lường bao gồm các đặc điểm bẩm sinh là sự đa dạng về xã hội, chủng tộc, văn hóa và tính cách có được liên quan đến kinh nghiệm sống. Do đó, có sự liên kết giữa đặc tính nhân khẩu học giữa thành viên HĐQT và CEO trong nghiên cứu của tác giả, bởi CEO cũng là một thành viên trong HĐQT, nơi mà có sự kiêm nhiệm vẫn tồn tại trong cấu trúc cơ chế quản trị trên thực tiễn hiện nay. Thứ ba, vai trò giám sát của HĐQT làm giảm chi phí ủy quyền nhằm đạt mục tiêu của tổ chức, trong đó sự độc lập của các thành viên HĐQT theo luật định nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông và giữ quyền quyết định của CEO trong giới hạn thích hợp theo đề xuất của lý thuyết đại diện (Fama và Jensen, 1983)
Cấu trúc quyền sở hữu công ty
Sự đa dạng của ban giám đốc
Lý thuyết nguồn lực,
năng lực và tổ chức học tập
Người điều hành
=> tập trung vào phân chia tài nguyên & đa dạng nhân khẩu học
Người ủy quyền
=> tập trung giám sát và thực hiện phạm vi quyền hạn theo quy định luật pháp
Lý thuyết đại diện ưu thế hơn
lý thuyết quản lý
Chi phí giám sát
Quyết định chiến lược
H2: Ảnh hưởng (phi tuyến tính) tiêu cực
H1: Ảnh hưởng tích cực (tuyến tính)
Vai trò
Cung cấp thông tin cho
Cung cấp thông tin cho
H3: ảnh hưởng
Hình 2: Quyền sở hữu, sự đa dạng của quản trị công ty và các quyết định chiến lược của Ben‐Amar và cộng sự, 2013)
Như vậy, việc kế thừa này nhìn từ góc độ lý thuyết, ở cấp độ của DN, lý thuyết đại diện tập trung giải thích xung đột giữa lợi ích của cổ đông và người ủy quyền trong khi đó lý thuyết quản lý liên kết lợi ích giữa CEO và mục tiêu của tổ chức. Do đó, từ góc độ ủy quyền (bên trái của Hình 2.2), CEO là nhà quản lý độc lập hay có thể kiêm vai trò giám sát theo quy định hiện hành và các nguyên tắc quản trị được chấp nhận bởi thành phần HĐQT và Ủy ban kiểm toán. Lý thuyết đại diện là lý thuyết chính cung cấp giải thích cho việc quản trị DN, dự đoán lợi ích quản lý là khác nhau và thậm chí mâu thuẫn với các cổ đông (Fama và Jensen, 1983; Jensen và Meckling, 1976). Vì vậy, việc tách sự kiêm nhiệm của CEO có thể thiết lập các cơ chế giám sát tốt hơn. Lý thuyết quản lý đã làm sáng tỏ rằng các CEO đáng tin cậy và hành xử theo cách tốt nhất để bảo vệ các tài nguyên của DN mà không có sự ích kỷ cá nhân để tìm kiếm cơ hội và đồng thời khuyến khích các cổ đông tin tưởng CEO tự hành động, mà không thực hiện các biện pháp giám sát và kiểm soát, do đó làm giảm được chi phí giám sát. Như vậy, sự kiêm nhiệm hoặc các động lực tài chính và phi tài chính CEO có thể giúp cơ chế giám sát và kiểm soát tốt hơn góp phần làm tăng chất lượng BCTC.
Tương tự, việc kế thừa này là CEO với vai trò là người ủy quyền (Hình 2.3), lý thuyết đại diện giải thích hành vi quyết định đầu tư có thể sai lệch giữa quan điểm của người ủy quyền và cổ đông (Jensen, 1986), xảy ra bất cân xứng thông tin giữa các DN và thị trường vốn (Myers và Majluf, 1984) và xung đột giữa cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (Baldenius, 2003). Barker III và Mueller (2002) cho rằng các đặc điểm của CEO ảnh hưởng đáng kể trong hoạt động chi tiêu R&D ngay cả trong việc xây dựng chiến lược và cơ cấu sở hữu của DN. Một khuynh hướng tâm lý quan trọng là sự tự tin thái quá của CEO có xu hướng đánh giá quá cao lợi ích trong tương lai từ các dự án đầu tư và từ đó tham gia vào ĐTQM (Malmendier và Tate, 2005). Huang và Kisgen (2013) cũng cho thấy sự tự tin thái quá ảnh hưởng đến chính sách đầu tư tài chính và cổ tức. Sự tách biệt vai trò kiêm nhiệm của CEO đó cũng là cơ chế quản trị để ngăn chặn sự cố thủ hoặc tư lợi của họ (Fama và Jensen, 1983), nó giới hạn vai trò giám sát quản lý của HĐQT hiệu quả hơn và hạn chế tập trung quyền lực của CEO, cung cấp thêm tính hợp pháp về chức năng kiểm soát của HĐQT và thúc đẩy CEO hành động các quyết định đầu tư không đi chệch vì lợi ích của cổ đông.
Khung lý thuyết nghiên cứu của Karimi và cộng sự (2019).
Nghiên cứu khám phá mối quan hệ giữa CLLN và HQĐT của các CTNY trên Sở giao dịch chứng khoán Tehran bằng cách xem xét vai trò bởi vai trò điều tiết của HĐQT bao gồm tính độc lập, sự kiêm nhiệm CEO và chuyên môn tài chính. Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tích cực giữa CLLN và HQĐT.
Nghiện cứu này cũng lập luận phù hợp với quan điểm cho rằng CLLN có thể cải thiện HQĐT thông qua việc giảm sự bất cân xứng thông tin giữa CEO và cổ đông, giảm chi phí huy động vốn và chi phí giám sát (Biddle và Hilary, 2006; Healy và Palepu, 2001). Đồng thời, Biddle và Hilary (2006) cũng chỉ ra rằng thông tin chất lượng kế toán làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các CEO và nhà đầu tư nước ngoài, do đó dẫn đến tăng hiệu quả phân bổ vốn ở cấp độ DN cũng như kinh tế vĩ mô (Chen và cộng sự, 2011). Thông tin kế toán được công bố với chất lượng cao dẫn đến việc quản lý lợi nhuận thấp hơn và CLLN cao hơn và cuối cùng là mối tương quan tích cực giữa DN và tốc độ tăng trưởng của ngành (D. Li, 2011). Do đó, ở các quốc gia có môi trường CBTT kế toán một cách minh bạch thì các cơ hội quản lý lợi nhuận bị hạn chế và các nguồn lực lưu thông thuận lợi hơn đến các ngành công nghiệp phát triển và năng suất hơn. Điều này tối ưu hóa nguồn lực ở cấp độ ngành (Francis và cộng sự, 2009). Hơn nữa, nghiên cứu cũng lập luận thêm rằng có một mối quan hệ đáng kể giữa CLLN và độ nhạy cảm của các quyết định đầu tư khi lượng tiền mặt dư thừa. Hassas và cộng sự (2017) coi độ lệch so với mức đầu tư dự kiến là thước đo HQĐT và cho thấy độ chính xác của dự đoán thu nhập có tương quan thuận với việc ĐTDM và có liên quan tiêu cực đến ĐTQM.
Tương tự, theo Fama & Jensen (1983), HĐQT đóng vai trò trung tâm trong hệ thống quản trị. Người ta tin rằng HĐQT thực hiện giám sát hiệu quả hơn đối với CEO nếu họ độc lập hơn (Peasnell và cộng sự, 2000). Beasley (1996) nhận thấy rằng sự hiện diện của CEO không có chuyên môn về TC-KT làm giảm khả năng gian lận trong việc trình bày BCTC. Klein (2002) đã cung thêm tính độc lập, nền tảng tài chính của các thành viên HĐQT và việc thao túng thu nhập. Tác giả cho thấy CEO độc lập và có chuyên môn tài chính ít báo cáo các khoản dồn tích bất thường hơn. Từ quan điểm của lý thuyết đại diện, sự hiện diện của các thành viên không điều hành và độc lập trong HĐQT, những người có kiến thức và quyền lực hợp pháp để giám sát là một cơ chế mạnh mẽ tiền năng trong quản trị DN. Sự kiêm nhiệm xuất hiện nếu CEO cũng là thành viên của HĐQT và trong trường hợp này, CEO có khả năng trao quyền nhiều hơn. Sự kiêm nhiệm này cho phép họ kiểm soát hiệu quả thông tin có sẵn cho các thành viên khác, do đó cản trở sự giám sát hiệu quả (Jensen, 1993). Như vậy, thông tin kế toán với chất lượng cao cho phép các cổ đông quan tâm đến sự tham gia của CEO về việc phân bổ vốn. Từ góc độ này, thu nhập chất lượng cao giúp nhà đầu tư xác định các khoản đầu tư không hiệu quả của CEO và hướng dẫn ban lãnh đạo tập trung vào các dự án giá trị gia tăng, nhằm nâng cao hiệu quả phân bổ vốn. Có thể kết luận rằng môi trường quản trị bên trong và bên ngoài của DN yếu kém (ví dụ như quy mô HĐQT nhỏ, số lượng thành viên ban điều hành chi phối, thành viên HĐQT không có kiến thức về KT-TC,) được cho là có thể ảnh hưởng đến CLLN và các quyết định đầu tư của DN. Từ những quan điểm này, nhóm tác giả xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu của nghiên cứu theo sau:
Chất lượng BCTC
Thông tin bất cân xứng và có thể lựa chọn bất lợi
Vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO, HĐQT, sự kiêm nhiệm, kinh nghiệm tài chính
Ở cấp độ DN
Chuyển động vốn theo hướng những ngành có khả năng và đủ điều kiện
Chuyển động vốn theo hướng dự án với NPV tích cực
Ở cấp độ vĩ mô
Hiệu quả đầu tư
Cải thiện
Cải thiện
Hình 3: Khung lý thuyết nghiên cứu của Karimi và cộng sự (2019).
Dựa vào khung lý này, nghiên cứu của tác giả kế thừa và có điều chỉnh nhằm hình thành khung lý thuyết Hình 2.4. Cụ thể nội dung kế thừa và điều chỉnh dựa trên lý thuyết đại diện được coi là khung lý thuyết để kiểm tra mối quan hệ giữa chủ sở hữu và người ủy quyền. Vì vậy, có thể sử dụng các kỹ thuật khác nhau như kế hoạch bồi thường hoặc nâng cao chất lượng BCTC để giảm xung đột lợi ích này. Các quan điểm cho thấy chất lượng BCTC giảm thiểu vấn đề đầu tư và do đó làm tăng HQĐT tổng thể. Có một số cơ chế mà thông qua đó BCTC có thể đóng một vai trò như vậy (Jensen và Meckling, 1976). Thứ nhất, BCTC chất lượng cao có thể làm giảm sự thông tin bất cân xứng giữa các nhà đầu tư, cải thiện thị trường vốn. Do đó, có thể giảm chi phí tài chính do lựa chọn bất lợi và cũng tạo điều kiện tài trợ cho các dự án đầu tư dài hạn và năng suất cao. Sự minh bạch BCTC với chất lượng cao có khả năng giảm thông tin bất cân xứng, giảm cả chi phí rủi ro đạo đức, bất lợi cho các bên liên quan (Biddle và cộng sự, 2009; Habib và cộng sự, 2018), giúp các nhà cung cấp vốn hàng đầu xác định tốt hơn giá trị hiện tại của các DN, do đó giảm chi phí tài chính. Vì vậy, BCTC có chất lượng cao sẽ giảm chi phí tài chính do cổ đông lựa chọn bất lợi và do đó trực tiếp làm tăng HQĐT. Thứ hai, Biddle và Hilary (2006) đã xác định có sự khác biệt về chất lượng BCTC và HQĐT vốn giữa các quốc gia và các ngành nghề khác nhau. Thứ ba, Leuz và Wysocki (2008) lập luận rằng việc CBTT nhiều hơn làm giảm sự không chắc chắn về giá trị DN, từ đó làm tăng mức độ đánh giá giá trị thực DN. Đồng thời giảm bớt sự phán đoán thiếu chính xác, do đó làm cải thiện và tăng tính thanh khoản của TTCK giúp nhà đầu tư giảm bớt rủi ro, đồng thời cơ cấu lại danh mục đầu tư, hạn chế tối đa thất thoát vốn. Ngoài ra, chất lượng BCTC có thể cải thiện HQĐT bằng cách cho phép xác định tín hiệu tốt từ các dự án và sự trung thực của thông tin cho việc ra quyết định nội bộ (McNichols và Stubben, 2008).
Tương tự, như phần lập luận kế thừa và có điều chỉnh nghiên cứu Ben-Amar và cộng sự là nghiên cứu của họ đưa ra định nghĩa tính đa dạng của HĐQT là các đặc điểm nhân khẩu học của HĐQT và họ cũng khẳng định đặc tính nhân khẩu này được thảo luận rộng rãi trong cấu trúc quản trị bởi nghiên cứu của Hambrick và Mason (1984). Cụ thể đặc điểm nhân khẩu học này có thể đo lường bao gồm các đặc điểm bẩm sinh là sự đa dạng về xã hội, chủng tộc, văn hóa và tính cách có được liên quan đến kinh nghiệm sống. Do đó, có sự liên kết giữa đặc tính nhân khẩu học giữa thành viên HĐQT và CEO trong nghiên cứu của tác giả, bởi CEO cũng là một thành viên trong HĐQT, nơi mà có sự kiêm nhiệm vẫn tồn tại trong cấu trúc cơ chế quản trị trên thực tiễn hiện nay. Do đó, thay vì biến điều tiết trong nghiên cứu của Karimi và cộng sự (2019) là đặc điểm của HĐQT bao gồm tính độc lập, sự kiêm nhiệm CEO và chuyên môn tài chính của các thành viên trong HĐQT thì trong nghiên cứu của tác giả biến điều tiết là các đặc điểm cá nhân của CEO (gồm tuổi, nữ giới, nhiệm kỳ, trình độ chuyên môn KT-TC và sự kiêm nhiệm của CEO).
Khung lý thuyết nghiên cứu của Y. An và cộng sự, 2011
Nghiên cứu lập luận rằng lý thuyết tín hiệu liên quan đến cách giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự bất cân xứng thông tin trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào. Sự bất cân xứng thông tin được giảm thiểu nếu bên sở hữu nhiều thông tin hơn có thể gửi tín hiệu đến các bên liên quan đến lợi ích khác. Một tín hiệu là một hành động hoặc một cấu trúc có thể quan sát được để chỉ ra các đặc tính ẩn của người phát tín hiệu. Việc gửi tín hiệu thường dựa trên giả định rằng tín hiệu đó phải thuận lợi cho người phát tín hiệu. Trường hợp như CEO thường có nhiều thông tin về cách thức hoạt động của DN hơn các nhà đầu tư (ví dụ: khả năng tồn tại của một dự án, lợi nhuận kỳ vọng hoặc rủi ro). Các nhà đầu tư không nhận thức được chất lượng của DN, do đó khó có thể phân biệt được giữa các DN khác nhau. Vì vậy, khi DN có chất lượng trên trung bình sẽ bị mất cơ hội vì chất lượng vượt trội của họ không được các nhà đầu tư cảm nhận, trong khi các DN có chất lượng thấp lại giành được cơ hội. Trong trường hợp này, DN có chất lượng cao, họ có động lực để làm nổi bật chất lượng vượt trội của mình để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn.
Ứng dụng thuyết tín hiệu trong việc giải quyết mối quan hệ giữa chất lượng BCTC và HQĐT cũng được nghiên cứu rộng rãi và tác giả cũng kế thừa. Cụ thể, số liệu kế toán được coi là công cụ báo hiệu xu hướng thị trường, ra tín hiệu trong việc phân bổ vốn. Ra quyết định đầu tư và thực hiện quyết định đó có thể báo hiệu khả năng quản lý của CEO. Do đó, các CEO có thể ĐTDM hoặc ĐTQM vì sự nghiệp và mối quan tâm danh tiếng của họ. Họ có thể ra tín hiệu thông báo cho các nhà đầu tư về khả năng của họ thông qua các khoản đầu tư có thể quan sát được, dẫn đến ĐTQM và giá trị quyết định đầu tư giảm (Stein, 2003). Với khả năng dự đoán xu hướng, cơ hội trong lĩnh vực ngành nghề và trong môi trường kinh tế vĩ mô đã giúp CEO trong việc ước tính và đánh giá cơ hội đầu tư, do đó sẽ tác động tích cực đến HQĐT. Ngoài ra, chất lượng BCTC cho phép CEO tạo ra các cơ hội tạo ra giá trị với lợi ích lớn hơn, mở rộng cơ sở cho việc lựa chọn các dự án nhằm cải thiện rủi ro có khả năng xảy ra và giảm chi phí vốn. Cheng và cộng sự (2013) phát triển một mô hình lựa chọn bất lợi đó là việc kiểm soát nội bộ yếu kém đối với BCTC là một nhược điểm tác động đến HQĐT. Cuối cùng, là nguồn thông tin không đồng nhất, chất lượng BCTC có thể giúp đóng vai trò giám sát của TTCK và do đó góp phần giảm các vấn đề ủy quyền giữa cổ đông và người ủy quyền, tăng năng lực giám sát của cổ đông, cải thiện lựa Lý thuyết đại diện
Tư lợi
Vấn đề người ủy quyền và chủ sở hữu
Vấn đề ủy quyền
Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết tín hiệu
Bất cân xứng thông tin
Tín hiệu hiệu quả
Các bên liên quan
Khái niệm liên quan
Thông tin bất cân xứng
Lý thuyết các bên liên quan
Hệ thống xã hội
Quản lý các bên liên quan
Trách nhiệm giải trình
Tính hợp pháp của tổ chức
Khái niệm liên quan
Tính hiệu
Lý thuyết về tính hợp pháp
Trách nhiệm giải trình
Tính hợp pháp của tổ chúc
Tín hiệu
Thông tin bất cân xứng
Khái niệm liên quan
Trách nhiệm giải trình
Khái niệm liên quan
Tính hợp pháp của tổ chức
Công bố tự nguyện vốn trí tuệ
Để giảm thông tin bất cân xứng
Để giải trình trách nhiệm
Để báo hiệu tính hợp pháp hiệu quả
chọn dự án và giảm chi phí tài chính, nhờ đó tăng HQĐT.
Hình 4: Khung lý thuyết nghiên cứu của Y. An và cộng sự, 2011
Phụ lục 12 - Thống kê mô tả
Phụ lục 13 - Ma trận tương quan
Phụ lục 14 - Kết quả ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến chất lượng BCTC
14.1 Các đặc điểm CEO và Chất lượng dồn tích
14.2 Các đặc điểm của CEO và Kế toán thận trọng
14.3 Các đặc điểm của CEO và sự liên quan đến thu nhập
14.4 Các đặc điểm của CEO và sự ổn định của thu nhập
14.5 Các đặc điểm của CEO và chỉ số trung bình đo lường chất lượng BCTC
Phụ lục 15 - Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng các đặc điểm CEO đến HQĐT
Phụ lục 16- ‘Kết quả phân tích hồi quy ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT’
16.1 Chất lượng đồn tích và HQĐT
16.2 Kế toán thận trọng và HQĐT
Sự ổn định thu nhập và HQĐT
16.4 Giá trị liên quan đến thu nhập và HQĐT
16.5 Chỉ số trung bình đo lường chất lượng và HQĐT
Phụ lục 17- Kết quả phân tích hồi ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi các đặc điểm của CEO
17.1 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi tuổi của CEO
17.2 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi nữ CEO
17.3 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi nhiệm kỳ của CEO
17.4 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi trình độ chuyên môn tài chính của CEO
17.5 Ảnh hưởng của chất lượng BCTC đến HQĐT với vai trò điều tiết bởi sự kiêm nhiệm của của CEO
Phụ lục 18 - Danh mục các‘CTNY trong mẫu nghiên cứu’