Luận án Ảnh hưởng của âm nhạc chopin trong nghệ thuật piano Việt Nam

Ballade được coi là sự cải tiến sáng tạo của Chopin và không thể được thay thế thành thể loại nào khác. Mặc dù chúng không theo chính xác như thể loại sonata, thể loại Ballade của Chopin trong bốn tác phẩm của mình là biến tấu riêng biệt của hình thức sonata với những tương phản cụ thể, như điệp khúc phản chiếu (trình bày hai chủ đề chính theo trình tự đảo ngược trong phần tái hiện). Những bản Ballade này ảnh hưởng trực tiếp tới các nhạc sĩ như Franz Liszt và Johannes Brahms, những người đã sáng tác những bản Ballade riêng của mình sau Chopin. Bên cạnh việc cùng chung tiêu đề, bốn bản Ballade hoàn toàn khác biệt với nhau. Theo nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc Louis Ehlert, “Mỗi bản Ballade khác biệt hoàn toàn so với các bản còn lại, nhưng chúng có một điểm chung duy nhất là sự triển khai lãng mạn và sự sang trọng trong ý nhạc”. Tuy nhiên, những nhà lý thuyết hiện đại đã cho thấy rằng các bản Ballade thật sự có nhiều điểm chung, như nhịp Ballade (6/4 hoặc 6/8) và những triển khai hình thức nhất định như sự điệp khúc phản chiếu và trì hoãn chủ âm cấu trúc. Bốn bản Ballade nằm trong những tác phẩm lâu bền nhất của Chopin và thường được chơi trong các buổi hòa nhạc cũng như được thu âm lại nhiều lần.

pdf146 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của âm nhạc chopin trong nghệ thuật piano Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dấu hóa bất thường. Vậy nên việc đầu tiên cần làm trước khi tập là tập gam theo giọng của tác phẩm để ghi nhớ sâu các dấu hóa của bài. Sau đó, tập riêng tay trái và ghi nhớ dấu hóa và ngón tay. Một điều rất quan trọng là các hợp âm của Valse số 7 có nhiều nốt hơn ở bản Valse số 17, nên để tránh nhầm lẫn giữa các hợp âm, học sinh cần ghi ngón tay cụ thể và tuân thủ chặt chẽ theo ngón tay đó. 110 Trong đó, việc rèn luyện sự điềm tĩnh, chín chắn, sự tĩnh tại trong tâm hồn và rèn luyện sự cảm nhận sâu sắc về âm nhạc trong phong cách chơi nhạc của các học sinh cũng là điều cần thiết để vượt qua những khó khăn kỹ thuật trong âm nhạc của Chopin bởi thường ở độ tuổi này, học sinh thường thích tốc độ nhanh, đầy sinh lực nhưng thiếu sự sâu sắc, đằm thắm. Trong khi tập luyện những bài Valse này sẽ giúp cho học sinh biết kiềm chế cảm xúc tốt hơn, biết nghe xem chính mình đang diễn tấu ra sao. Và có sự cảm nhận về âm nhạc sâu sắc hơn. c. Bản Valse số 1 (trình độ cao) Bản Valse số 1 là tác phẩm khó trong tập Valse với các lý do sau: - Có khuôn khổ với độ dài (10 trang) lớn hơn so với các bản Valse khác. - Hoàn thiện về tính chất âm nhạc của Valse - Kỹ thuật ngón tay phức tạp, tốc độ nhanh. Câu nhạc phức tạp, hơi thở dài hơi hơn. - Nghệ thuật pedal trong âm nhạc - Nghệ thuật rubato Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của phương pháp tập luyện vasle Chopin trong sư phạm piano là nhằm đạt được tiếng đàn đẹp. Đó cũng là cốt lõi của toàn bộ phương pháp mà nhạc sĩ Chopin rèn luyện về kỹ thuật và ngón tay. Trong bản Valse số 1, ngoài việc rèn luyện cho học sinh cảm nhận và nhấn vào phách một của nhịp ba phách, những cách nhấn phím ở giai điệu tay phải được ông rất chú trọng. Cách nhấn đúng và tạo nên những điểm nhấn sinh động và dẫn dắt mạch đập của giai điệu đã khiến cho nhịp điệu của điệu vasle được biểu hiện một cách rõ nét. Học sinh – sinh viên Việt Nam thường nhấn quá to, dẫn đến âm thanh bị thô và câu nhạc sẽ bị đứt đoạn hoặc nhấn chưa đủ lực làm cho câu nhạc bị yếu đuối hoặc rời rạc. Để khắc phục được tình trạng trên, mỗi học sinh phải rèn luyện cho tiếng đàn có lõi tiếng và cảm giác của đầu ngón tay đặt xuống phím đàn cho chính xác hơn. 111 Ví dụ 3.16: bản Valse số 1, trích nhịp 1 – 6. Một phát triển quan trọng khác về kỹ thuật piano nói chung và kỹ thuật Valse của Chopin là cách dùng pedal. Đây cũng là một phát triển có ảnh hưởng đến quyết định đến cách sáng tác của ông. Như đã biết, các tiến bộ của các nhà sản xuất piano tại Pháp và Anh đã cho phép dây trầm rung động kéo dài đáng kể nhờ bàn đạp giữ âm (damper pedal, bàn đạp bên phải). Dựa trên cơ sở đó, Chopin đã lợi dụng ưu thế của pedal để viết cho tay trái, các ngón tay sau đó có thể chơi trên nền âm trầm không bị suy giảm quá nhanh nhờ pedal. Tuy nhiên, trong âm nhạc của Chopin, để sử dụng pedal một cách hiệu quả nhất, học sinh luôn phải cẩn thận với pedal bởi đó là một “người bạn” rất hữu ích nhưng nhạy cảm và ồn ào. Vì vậy, trong quá trình tập luyện ở mọi trình độ, các học sinh phải tập luyện rất nhiều và điều khiển cường độ, chú ý âm thanh trước khi sử dụng pedal. Chopin thường nói với các học trò rằng "giậm pedal cho đúng là một điều phải học suốt đời”. [56, tr127] Như cách sử dụng pedal ở bản Valse số 1 có phần phức tạp và rất khó. Ngoài chú ý về nhịp, trong bài xuất hiện nhiều dấu hóa (theo khóa do thay đổi điệu tính) nên nếu dẫm pedal không tốt, âm thanh sẽ bị nhòe, màu sắc bị um, không rõ nét. Đồng thời, đối với bản Valse này, học sinh sẽ phải luyện pedal muộn ở phách 1 và đón được nốt bass ở phách thứ nhất vang cho đến khi hết phách 3 trước khi chuyến sang nhịp tiếp theo thật khéo léo và tinh tế. 112 VD 3.17: Cách sử dụng pedal trong bản Valse số 1, từ nhịp 24 - 28 Có thể khẳng định rằng Chopin là một bậc thầy thực sự của nghệ thuật trang trí, trong cả sáng tác và biểu diễn. Trong các tác phẩm của mình, ông đã khai thác sử dụng những trang trí một cách tối đa, và các nghệ sĩ piano trình bày các tác phẩm của ông phải hiểu rằng Chopin đã viết các trang trí đó nhằm các mục đích cụ thể bởi chức năng của mỗi trang trí liên quan đến nhịp điệu, giai điệu, và hoà thanh trong tác phẩm. Chopin không bao giờ muốn các nốt trang sức chơi một cách vội vàng. Trong quá trình giảng dạy, để giải quyết được việc này, giảng viên nên thường xuyên khuyên học trò hát và lắng nghe các vở opera Ý để hiểu và nhận biết vẻ đẹp của những nốt trang trí qua tiếng hát của những ca sĩ. Trong quá trình tập luyện, để chơi được những đoạn chạy có sử dụng những nốt trang sức, học sinh luôn phải rèn luyện khéo léo và nhanh nhạy của đầu ngón tay. Từ đó, đòi hỏi sự tập trung và tinh tế của đội tai khi cảm nhận tiếng đàn. VD 3.18: bản Valse số 1, trích nhịp 260 đến 264 Đối với bản Valse số 1, việc chơi đàn đúng nhịp luôn là một điều không hề dễ dàng. Tất cả các kiểu co giãn, kéo dài, các rubato đặt không đúng chỗ, cũng như phóng đại mọi sự chậm dần (ritardandos) luôn tạo nên sai lầm khủng khiếp khi trình bày các tác phẩn 113 của Chopin. Và vì thế, để chơi được nhịp rubato trong tác phẩm này một cách tự do và phóng khoáng, trong quá trình tập đàn, học sinh luôn phải chú trọng tới nhịp độ, chiếc máy đếm nhịp không bao giờ rời cây đàn piano. 3.3 Ballade số 1 giọng Son thứ - những giải pháp trong đào tạo và biểu diễn ở Việt Nam Ballade được coi là sự cải tiến sáng tạo của Chopin và không thể được thay thế thành thể loại nào khác. Mặc dù chúng không theo chính xác như thể loại sonata, thể loại Ballade của Chopin trong bốn tác phẩm của mình là biến tấu riêng biệt của hình thức sonata với những tương phản cụ thể, như điệp khúc phản chiếu (trình bày hai chủ đề chính theo trình tự đảo ngược trong phần tái hiện). Những bản Ballade này ảnh hưởng trực tiếp tới các nhạc sĩ như Franz Liszt và Johannes Brahms, những người đã sáng tác những bản Ballade riêng của mình sau Chopin. Bên cạnh việc cùng chung tiêu đề, bốn bản Ballade hoàn toàn khác biệt với nhau. Theo nhà soạn nhạc và phê bình âm nhạc Louis Ehlert, “Mỗi bản Ballade khác biệt hoàn toàn so với các bản còn lại, nhưng chúng có một điểm chung duy nhất là sự triển khai lãng mạn và sự sang trọng trong ý nhạc”. Tuy nhiên, những nhà lý thuyết hiện đại đã cho thấy rằng các bản Ballade thật sự có nhiều điểm chung, như nhịp Ballade (6/4 hoặc 6/8) và những triển khai hình thức nhất định như sự điệp khúc phản chiếu và trì hoãn chủ âm cấu trúc. Bốn bản Ballade nằm trong những tác phẩm lâu bền nhất của Chopin và thường được chơi trong các buổi hòa nhạc cũng như được thu âm lại nhiều lần. 3.3.1 Giới thiệu về bản Ballade số 1 giọng Son thứ Bản Ballade số 1 Op. 23 giọng Son thứ được sáng tác năm 1831 trong những năm đầu nhạc sĩ ở Viên. Tác phẩm phản chiếu nỗi cô đơn của ông trong thành phố xa nhà ở Ba Lan, nơi cuộc chiến tranh chống sự áp bức của đế quốc Nga đang diễn ra. Khi hoàn thành, nó không được xuất bản cho đến khi ông chuyển tới Paris, nơi ông dành tặng nó cho Baron Nathaniel von Stockhausen, vị đại sứ Hanoveria tới Pháp. Robert Schumann nhận xét rằng, 114 “Tôi đã nhận được bản Ballade mới từ Chopin. Nó dường như là tác phẩm gần nhất với sự thiên tài của ông ấy (mặc dù không phải tuyệt nhất) và tôi nói với ông ấy rằng tôi thích tác phẩm này nhất trong số tất cả sáng tác của ông. Sau một hồi lâu im lặng, ông ấy trả lời tôi với sự nhấn mạnh: Tôi thấy vui khi nghe điều này vì bản thân tôi cũng thích nó nhất và đã giữ nó thân thương nhất”. [30, tr363] Tại Việt Nam, Ballade số 1 là tác phẩm gần gũi với mọi nghệ sĩ dương cầm. NGND Thái Thị Liên – một trong những thế hệ nghệ sĩ piano đầu tiên của Việt Nam, nay đã 100 tuổi, nhưng vẫn thuộc lòng, nhắm mắt lại bà vẫn nhớ từng đường nét câu nhạc trong bản Ballade số 1 (phỏng vấn trực tiếp tại nhà riêng của NGND Thái Thị Liên ngày 13/06/2016). Bà vẫn luyện tập hàng ngày bản Ballade số 1 dù có một số hạn chế do tuổi đã cao. Đối với NSND Đặng Thái Sơn, tác phẩm này là một trong những bài sở trường, ông thường xuyên chơi Ballade số 1 hoặc cả bốn bản Ballade của Chopin trong nhiều chương trình biểu diễn (Xem Phl 3.1). Trong chương trình thi và báo cáo cuối học kỳ, nhiều học sinh của GS. Trần Thu Hà – nhà giáo piano lâu năm, đều được học và biểu diễn tác phẩm này. Ở các trường âm nhạc Huế, tp Hồ Chí Minh cũng như ở Hà Nội, học sinh – sinh viên ở các bậc học trung cấp, đại học, cao học đều có bản Ballade giọng Son thứ trong chương trình học, nhiều khi là do yêu cầu của chính người học (Xem Phl 2. ). Trong khoa piano, 90% các giảng viên đều đã học và biểu diễn tác phẩm này. Chopin là người đầu tiên viết hình thức Ballade cho piano (có thể nói là cho các nhạc cụ nói chung). Đây là thể loại lấy cảm hứng từ những bản thi ca, sử thi của một nhà văn nổi tiếng của Ba Lan là Adam Mickiewicz. Từ thời trẻ, Chopin đã làm quen với thể loại Ballade có tính chất như những câu chuyện sử thi bằng những bài hát, còn gọi là “duma”. Sau này những “duma” được phát triển hơn, và trở thành những Ballade có tính chất opera. Thể loại Ballade cho nhạc cụ cũng được phát triển bắt nguồn từ những thể loại gần với nó như Rhapsodia. Chopin sáng tác 4 Ballade cho piano, thông qua 4 bản này ông đã hoàn thiện thể loại Ballade, đa dạng phong phú, khắc hòa đầy đủ các tính chất đặc trưng. Ballade số 1 hoàn 115 thành tại Paris năm 1835 – 1836. Nói như Schumann: “Đây là một tác phẩm vào loại đặc biệt và lạ lùng, độc đáo nhất của Chopin”. [30, tr363] Về mặt hình thức của tác phẩm, Ballade số 1 cũng thường gây nhiều tranh cãi của nhiều nhà phê bình. Ở đây có khá nhiều yếu tố để cho chúng ta có thể nghĩ là một dạng ở hình thức Sonate vì có chủ đề 1 và chủ đề 2, có phần tái hiện. Tuy nhiên, nhìn chung bản Ballade này vẫn mang tính chất trần thuật, có diễn biến như một câu chuyện nên cũng mang tính chất ở thể loại Fantasie gồm nhiều episode. Đây là một trong những tác phẩm nổi tiếng và được đánh giá cao nhất của Chopin. Đã có mặt ở chương trình biểu diễn của đông đảo các nghệ sĩ piano trên thế giới. Là tác phẩm quen thuộc và yêu thích của giới âm nhạc chuyên nghiệp và kể cả những người yêu thích âm nhạc không chuyên. Ở Việt Nam, bản Ballade Son thứ của Chopin cũng rất thân thuộc và được yêu thích, đặc biệt được sử dụng rất nhiều trong chương trình đào tạo piano chuyên nghiệp ở nước ta. Mặc dù đây là một tác phẩm khó, chắc chắn phải ở trình độ đại học hoặc cao học, tuy nhiên, tác phẩm Ballade vừa rất giúp ích cho sự phát triển của trình độ piano của mỗi người, vừa được yêu thích cho nên nhiều em ở trình độ trung cấp 6 hoặc 7 cũng đã muốn được trải nghiệm và nhiều giáo viên khi có những học sinh khá của mình cũng đều thể nghiệm cho học tác phẩm này. Có thể nói, Ballade số 1 chứa đựng hầu hết những đặc điểm âm nhạc nổi trội của Chopin: đó là những nét giai điệu đẹp, trong sáng, trữ tình, nhiều phần bắt nguồn từ dân ca Ba Lan hoặc Slavơ, đó là việc thể hiện sâu sắc nhiều cung bậc trạng thái cảm xúc của con người, bên cạnh đó cũng là những tình cảm thể hiện một ý chí vươn lên mãnh liệt của con người mang tầm thời đại. Bản Ballade Son thứ là một minh chứng cho nhận xét của Schumann: “Âm nhạc của Chopin giống như những bông hoa hồng ẩn trong những khẩu đại bác” [30, tr268]. Ngôn ngữ âm nhạc sử dụng trong Ballade số 1 vô cùng phong phú và rất tiêu biểu cho những đặc điểm âm nhạc nổi trội của ông trên mọi yếu tố: giai điệu, hòa thanh, cấu trúc, âm hình v.v 116 Nghệ thuật xử lý tác phẩm của Chopin trong Ballade Son thứ đòi hỏi một trình độ cao vì ở đây tập trung hầu hết những kỹ năng trên đàn piano để thực hiện những tiêu chí cao trong những tác phẩm lớn viết cho piano của Chopin. Đó là những vấn đề sau: - Kỹ thuật: bao gồm nhiều dạng kỹ thuật lớn có trong các tác phẩm cổ điển và những kỹ thuật do chính Chopin phát triển và nâng cao trong các dạng chạy đơn nốt, đúp nốt, hợp âm, mở rộng thể tay (position) trên các âm hình (facture) phong phú, đa dạng. - Cách phát âm tiếng đàn, làm cho đàn piano cất tiếng hát, tạo tiếng đàn mềm, đẹp, đa dạng ở các màu sắc, sắc thái khác nhau. - Nghệ thuật đàn legato - Nghệ thuật đàn rubato trong âm nhạc Chopin - Nghệ thuật pedal trong âm nhạc Chopin - Vấn đề phân câu và hơi thở âm nhạc. Qua sự phân tích ở trên, chúng ta nhận thấy bản Ballade số 1 của Chopin rõ ràng là một tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có sức thu hút hấp dẫn người chơi cũng như người nghe nhưng mặt khác cũng là một tác phẩm rất khó và là một thủ pháp lớn đối với mỗi một người chơi dương cầm chuyên nghiệp. Điều này bắt nguồn từ các lý do: - Khó về chiều sâu thể hiện, về quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, tập trung các dạng kỹ thuật cao. - Nhiều vấn đề cần giải quyết, tiếng đàn có chất hát, phân câu, phân đoạn hơi thở âm nhạc. - Nghệ thuật rubato, nghệ thuật pedal NSND Đặng Thái Sơn mỗi khi dạy lớp Master cho học sinh – sinh viên Việt Nam đều nhấn mạnh Ballade tuy không phải là lớn nhất trong các tác phẩm của Chopin nhưng rất khó vì ở đây có quá nhiều yêu cầu cao, phải giải quyết một lúc cả về nghệ thuật và kỹ thuật. Như trên đã nói: Ballade số 1 của Chopin được sử dụng ở Việt Nam khá rộng rãi trong chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ cũng như trong giáo trình giảng dạy tất cả các cơ sở nhạc viện tại Hà Nội, Huế, tp Hồ Chí Minh. Tác phẩm này thường có trong chương trình 117 học của sinh viên Đại học hoặc Cao học. Đối với một số em khá ở những năm cuối bậc Trung học cũng có thể được trải nghiệm học tác phẩm này. Chúng ta cũng có thể nhận thấy ở Việt Nam hiện nay một thực tế, học sinh – sinh viên học tác phẩm này khá nhiều nhưng số lượng những học sinh – sinh viên chơi đạt yêu cầu và sự hoàn thiện lại không nhiều. Phần lớn không giải quyết được đồng bộ các tiêu chí về kỹ thuật và nghệ thuật, các tiêu chí đặc trưng cho việc thể hiện âm nhạc của Chopin. Tóm lại việc tìm những giải pháp cho việc giảng dạy tác phẩm Ballade số 1 của Chopin cho học sinh piano ở Việt Nam sao cho xứng tầm với một tác phẩm mang tính kinh điển thế giới, có giá trị học thuật cao luôn là mối quan tâm của những người làm công tác biểu diễn và sư phạm trong lĩnh vực piano chuyên nghiệp ở Việt Nam. 3.3.2 Giải pháp trong giảng dạy và luyện tập Ballade số 1 Qua trải nghiệm trực tiếp của bản thân trong biểu diễn và giảng dạy, đặc biệt qua trao đổi và dự lớp thường xuyên của GS. Trần Thu Hà, qua dự lớp master của NSND Đặng Thái Sơn, chúng tôi tạm đúc kết một số giải pháp mang tính thể nghiệm tham khảo như sau: - Trong việc giảng dạy tác phẩm Ballade số 1 giọng Son thứ nên chia làm 3 bước: + Tìm hiểu, nghiên cứu kỹ tác phẩm (ở Việt Nam, bước một thường bị bỏ qua) + Thực hiện những yêu cầu, tiêu chí của riêng từng đoạn (từng episode) tác phẩm bao gồm giải quyết những yêu cầu cả về kỹ thuật và nghệ thuật. + Rèn luyện việc dẫn dắt, gắn kết các đoạn trong tác phẩm thành một khối thống nhất. Bước 1: Đây là một bước rất cần thiết và quan trọng, nhưng thường lại ít được quan tâm trong việc giảng dạy ở nước ta. Rất nhiều học sinh – sinh viên đã học qua bản nhạc này nhưng hầu như sự hiểu biết về tác phẩm không có. Như ở trên đã nói, Schumann từng nhận định: “Có thể nói đây là một tác phẩm vào loại đặc biệt và lạ lùng, độc đáo nhất của Chopin” [30, tr363]. Vì vậy, giáo viên cần giúp học sinh – sinh viên nghiên cứu, tìm hiểu về xuất xứ, bối cảnh ra đời thể loại Ballade của Chopin. Đặc biệt, cần tìm hiểu cấu trúc của tác phẩm, vì tác phẩm này vốn dĩ có cấu trúc phức tạp, nhiều điều không có thông lệ. Cần tìm hiểu về tính chất của tác phẩm (chú ý tính 118 chất sử thi, trần thuật), những ngôn ngữ âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm như: giai điệu, hòa thanh, điệu thức, thủ pháp sáng tác. Năm vững yêu cầu chung của cả bài. Bước 2: Thực hiện tốt yêu cầu, tiêu chí riêng của từng đoạn. Học sinh - sinh viên thường không năm kỹ được yêu cầu của từng đoạn, có thể làm tốt được một vài phần nhưng có những đoạn, những vấn đề lại không đạt yêu cầu, nhìn chung là thể hiện tính đồng bộ trong trình bày. Có thể giới thiệu tỷ mỉ hơn như sau: VD 3.19: Câu mở đầu của tác phẩm Ballade số 1, nhịp 1 đến 7 Câu mở đầu đã thể hiện một sự bất thường, độc đáo của tác phẩm. Câu nhạc này có một ý nghĩa rất quan trọng đối với tác phẩm. Đây như là một lời mở đầu cho một câu chuyện mang tính sử thi sâu sắc, phải gây sự thu hút đặc biệt dẫn dắt vào phần chính của tác phẩm. Nếu như toàn bộ tác phẩm (bao gồm tất cả các đoạn, trừ coda) đươc tác giả viết ở nhịp 6/4 trên tốc độ Moderato, thì câu mở đầu lại được viết ở nhịp 4/4 trên tốc độ Largo. Câu mở đầu mang vai trò như một khúc dạo đầu tuy chỉ có độ dài 7 nhịp nhưng thực sự để thể hiện đúng yêu cầu tính chất câu mở đầu này đòi hỏi giáo viên đầu tư khá nhiều thời gian với học sinh. Nhiều học sinh cũng chưa coi trọng câu mở đầu và đa phần các em ít trình bày đạt yêu cầu. Ở đây cần chú ý tiếng đàn sâu đậm từ nốt đầu tiên, phát âm mềm và vang, tiếp theo là một đường nét legato của hai tay đi song song, nối tiếp một motiv trên lần lượt các âm vực 119 từ thấp lên cao, vế sau của nét nhạc như những câu hỏi cần được giải đáp. Ở đây, đặc biệt có những dấu lặng trong khúc dạo đầu, và cần rèn cho học sinh làm sao thể hiện được âm nhạc có cả trong những dấu lặng đó. Trong đoạn nhạc đầu tiên còn có thể hình dung là chủ đề chính của tác phẩm và nếu như trong bản Ballade số 1 này có yếu tố của hình thức Sonate Allegro thì đây là chủ đề 1. Đoạn này nhìn âm hình thì tưởng như đơn giản nhưng chính trong nó lại phức tạp và khó thể hiện vì cùng một lúc, người chơi phải thực hiện nhiều yêu cầu, và khả năng liên kết các yếu tố âm nhạc trong đoạn này đòi hỏi khá cao thì mới đạt yêu cầu của đoạn. Thông thường, học sinh – sinh viên chúng ta thường vất vả mắc lỗi trong đoạn này, ngược lại trong những đoạn đòi hỏi kỹ thuật chạy nhanh và khó hơn lại ít khuyết điểm hơn. Trong đoạn mang tính chủ đề chính, theo chúng tôi cần chú ý rèn luyện một số yếu tố sau: phát âm những nốt giai điệu phải mềm và có độ ngân vang – liên kết được các nốt có trường độ trắng chấm dôi thành câu. VD 3.20: Ballade số 1, nhịp 8 đến 11 Ở đây cần chú ý trong một câu có hai vế, cần tránh đàn rời từng 4 nốt giai điệu, do vậy vấn đề xử lý dấu lặng đơn ở nhịp 10 và 12 là rất quan trọng, phải biết cách đàn trong dấu lặng âm nhạc vẫn đang còn tiếp tục. Trong đoạn này cũng cần lưu ý một điều: Cùng với các nốt là giai điệu thì ở phách 2-3 và 5-6 luôn có bè đêm gồm các hợp âm ở hai tay. Vậy cần phải phân định được rõ phần giai điệu sáng và ngân vang hơn, còn hợp âm đệm cần kín đáo nhỏ hơn nhưng lại phải vang đủ nốt. Thường ở đoạn này, học sinh đàn dễ bị lẫn các hợp âm cùng tuyến giai điệu hoặc nếu đàn nhỏ thì lại không vang đủ nốt. Ngoài ra, học sinh trình bày đoạn này dễ bị rời rạc nếu như không tập gắn kết thành câu như đã nói ở 120 trên. Đoạn này xuất hiện trong bài ba lần (mặc dù có thay đổi phần nào giai điệu nhưng âm hình giữ nguyên). Chính vì vậy, rèn luyện cho học sinh đàn được đúng đoạn này rất quan trọng có tác dụng đến hiệu quả của cả bài. Đoạn tiếp nối giữ chủ đề 1 (đoạn 1) sang chủ đề 2 mang tính chất dẫn dắt và phát triển (từ nhịp 36 – 61). Ở đây đòi hỏi sự khéo léo và hợp lý trong việc chuyển hóa tốc độ ở đoạn chuyển tiếp (từ nhịp 36- 44) cần có sự trợ giúp của giáo viên nhiều trong việc thực hiện chỉ dẫn của tác giả về đàn agitato và accelerando. Bắt đầu từ nhịp 44- 65 là đoạn ở tốc độ nhanh đòi hỏi kỹ thuật chạy đơn nốt điêu luyện ở tay phải: nhanh nhưng vẫn phải như giai điệu và cần đàn thành đường nét các nốt phía trên luôn sáng lấp lánh. Thông thường ở đoạn chuyển tiếp này học sinh khi đàn dễ mắc phải tình trạng: sự chuyển hóa tốc độ không thực hiện bằng cách dần dần mà đột ngột, đoạn chạy ở đây dễ biến thành một kiểu chạy ngón đơn thuần như Etude. Khi chuyển sang phần chủ đề 2 là một đoạn mang chất thơ với đường nét giai điệu đẹp, trữ tình vô cùng sâu lắng, được chơi ở tốc độ chậm có thể hình dung đoạn này như một bản Nocturne của Chopin. Phần này khi nhìn nốt cùng với âm hình lại đàn ở tốc độ không nhanh dễ tưởng như đơn giản nhưng thật ra cũng là một thử thách đối với mỗi học sinh, đó là yêu cầu người thầy phải rèn dũa cho trò làm sao tạo nên được tiếng đàn đúng chất Chopin, vừa mềm mại, lại có độ vang sâu. Bên cạnh việc phải đàn thành câu nhạc dài hơi thì lại phải làm cho mỗi nốt nhạc như tiếng nói và cất lên tiếng hát trên đàn piano. Thông thường học sinh chúng ta thường chủ yếu mải mê tập trung vào những đoạn có nhiều kỹ thuật khó, tốc độ nhanh và có một sự rầm rộ quy mô đồ sộ nên ít đầu tư vào đoạn trữ tình này. Cũng vì vậy mà hiệu quả thường là không đạt được đúng yêu cầu mà chỉ nhợt nhạt, thiếu chiều sâu. Cần phải cho học sinh hiểu rõ, đây chính là một đoạn quan trọng, ấn tượng đậm nét của bản Ballade, nó thể hiện đúng tâm hồn, và cốt lõi âm nhạc của Chopin. Ở đây cần phải có sự cảm nhận âm nhạc thật tinh tế có chiều sâu làm rung động được người nghe, hoặc nói một cách khác, âm thanh đã chạm tới trái tim của người nghe. 121 Đoạn tiếp theo từ nhịp 105 – 126 chính là phần cao trào của tác phẩm với một tính chất mạnh mẽ đồ sộ hoành tráng và cần một sự nhiệt huyết mãnh liệt trong khi thể hiện. Ở đoạn này, đòi hỏi học sinh trước tiên phải có một trình độ kỹ thuật cao để có thể thực hiện được. Đây là kỹ thuật đàn hợp âm và quãng 8 trong tốc độ nhanh. Đa phần học sinh – sinh viên mình khi chơi đoạn này thường mắc vấn đề cố gắng đàn to những hợp âm những lại bị dằn từng hợp âm mà không liên kết được thành câu rộng rãi, dài hơi, chưa kể những hợp âm đó cần phải kêu cho đủ nốt (có những hợp âm ở tay phải là 5 nốt). Trong phần chạy quãng 8 tiếp theo, muốn đảm bảo phần kỹ thuật này luôn phải bắt đầu mỗi nét từ nhỏ và thực hiện to dần tới những nốt cuối rõ nét và rõ bè trên. VD 3.21: Ballade số 1, nhịp 117 đến 123 Để tạo nên hiệu quả đầy đặn quy mô của đoạn này cũng cần phải chú ý tới tay trái cần đảm bảo những hợp âm kêu đủ nốt và chơi thành đường nét. Đoạn tiếp theo (từ nhịp 138 – 160) đòi hỏi người chơi phải có kỹ thuật chạy thật điêu luyện vì ở một tốc độ rất nhanh, nhưng lại có sự uyển chuyển nhịp nhàng mang tính chất nhảy múa. Trong đoạn này để giúp học sinh đạt yêu cầu trong việc thể hiện, giáo viên cần phải chỉ rõ ngoài việc luyện tay phải những nét cần nét mang chất giai điệu ở tốc độ nhanh, thì phần tay trái cũng giữ một vai trò quan trọng. Chính hiệu quả tay trái thực hiện đúng chi 122 tiết và nhịp nhàng dựa trên phách mạnh (1 và 4) nhẹ hơn ở phách yếu (phách 3 và 6) cùng với cách để pedal khác hơn so với các đoạn trên (dậm nhẹ trực tiếp vào âm bass và nhấc lên từ phách 2 và 5 – để pedal thẳng và ngắn). Đoạn từ nhịp 166 đến 194 có thể coi như một cao trào thứ hai để dẫn tới sự tái hiện của chủ đề ban đầu. Yêu cầu thể hiện có nhiều điểm chung với đoạn từ nhịp 105-126 như đã phân tích ở trên, những độ mãnh liệt và đồ sộ còn cao hơn so với cao trào một, toàn bộ đoạn này Chopin đã có chỉ dẫn sắc thái là ff. Ngoài việc các hợp âm ở tay phải cần đậm nét và liên kết thành câu, thì âm hình ở tay trái là rất quan trọng, tuy là phần đệm nhưng cần đều và đàn khá đậm cũng sẽ hỗ trợ cho vè giai điệu ở tay phải được nhiều. Trước khi bước vào phần Coda thì có sự xuất hiện lại của chủ đề 1, nhưng không nguyên vẹn như ban đầu. Nói tới Coda của Ballade Son thứ, chúng ta phải thấy đây là một coda khá lớn, có độ dài bằng 1/5 so với tổng tác phẩm (từ nhịp 108 – 164), thường là chiếm 3 trang nguyên vẹn). VD 3.22: (xin xem Coda trong Phl 3.2, Tác phẩm 13, Tr. 309) Qua độ dài và quy mô của phần Coda, chúng ta cũng thấy rõ được tầm quan trọng của phần này. Đây thực sự là một đoạn khó về kỹ thuật, với những đường nét chạy xen kẽ hợp âm và quãng trong một tốc độ nhanh và đàn liên tục không ngừng nghỉ tạo hiệu quả sôi nổi dồn dập đồng thời cũng là một cao trào rõ ràng cần phải có một nền tảng cơ bản tốt về chuyên môn, phải đầu tư tập luyện nhiều. Một mặt khác muốn thành công ở đoạn này còn phải biết “thở”, phân câu phân đoạn rõ trong quá trình đàn. Trong thực tế giảng dạy nhiều trường hợp, các em thường chơi bị “gãy” vấp hỏng ở Coda mặc dù cả bài phía trên đã thực hiện khá tốt. Nhiều người còn gọi đây là một cái “bẫy” của tác phẩm. Cũng vì lý do này sự làm việc của thầy trò đối với đoạn này là quan trọng, góp phần quyết định sự thành công trong việc thể hiện tác phẩm, cần phải rèn luyện ngoài kỹ thuật còn là ý chí, sự tập trung tỉnh táo chủ động để đi tới đích kết thúc của tác phẩm. 8 nhịp cuối (từ 257 – 264) thực sự là một khúc khải hoàn ca của tác phẩm bằng sự thể hiện đường nét chạy quãng 8 đi ngược chiều của hai tay dồn dập tăng nhanh tốc độ và âm lượng để dẫn về hợp âm chủ kết 123 thúc. Qua đây, chúng ta cũng thấy rõ bản Ballade số 1 như một câu chuyện sử thi, mở đầu là một khúc nhạc dẫn dắt và sâu lắng thu hút bằng sự thể hiện nội tâm, thì khi kết thúc là một khúc khải hoàn ca hoành tráng, bắt buộc người biểu diễn nó phải thể hiện được đến cùng không thể dở tay giữa chừng. Trong quá trình làm việc, có những em học sinh chưa đủ khả năng vượt qua đoạn Coda đành phải tạm gác lại việc học tác phẩm để chờ cải thiện thời gian và điều kiện chín muồi hơn sẽ tiếp tục làm việc. Bước 3: Do như trên chúng tôi đã trình bày, tác phẩm Ballade số 1 có cấu trúc phức tạp, nhiều ngoại lệ ít gặp, có hình thức gần như fantasia ngẫu hứng với nhiều trường đoạn. Mặt khác, trong tác phẩm này lại tập trung quá nhiều yêu cầu cả về măt nghệ thuật và kỹ thuật thể hiện những đặc điểm âm nhạc của Chopin như đã nói ở bước 2. Cũng vì lí do trên, việc cẩn phải thực hiện bước ba là rèn luyện việc gắn kết tác phẩm thành một khối thống nhất chặt chẽ là một việc vô cùng cần thiết. Rất nhiều em mặc dù có đủ kỹ thuật và điều kiện giải quyết yêu cầu từng phần nhưng khi đàn tổng thể lại không đạt yêu cầu vì gây cảm xúc rời rạc, thiếu sự chặt chẽ, dẫn dắt, nhìn chung không quán xuyến được tác phẩm, không đủ ý thức và năng lực để đưa tác phẩm đến cùng khi trình bày gây cho người nghe một cảm giác lộn xộn và vất vả. Tóm lại người thầy cần có một sự đầu tư thích đáng thời gian và công sức với học sinh ở bước này đối với tác phẩm Ballade số 1 của Chopin. Trước tiên phải cho học trò quán triệt ý thức trình bày tác phẩm này cũng như kể một câu chuyện quan trọng hấp dẫn có mở đầu, dẫn dắt, diễn biến các sự kiện có thắt nút, mở nút và nhất định phải có kết thúc. Tập gắn kết và chuyển tiếp giữa các đoạn một cách tự nhiên, khéo léo, hợp lý. Thông thường, để gắn kết, chuyển tiếp giữa các đoạn, bản thân tác giả Chopin cũng có những đoạn trong bài mang tính chất cầu nối chuyển tiếp bằng những phương thức như: thay đổi điệu thức, hòa thanh, chuyển hóa tốc độ hoặc nhanh dần hoặc chậm dần, dùng hiệu quả sắc thái v.v bởi vậy cần dành thời gian để học sinh – sinh viên thực hiện tốt những đoạn này với 124 yêu cầu phải tự nhiên và hợp lý. Bên cạnh việc tập kỹ từng đoạn cũng phải có thời gian tập liên kết các đoạn và tập tổng thể. Giúp học sinh – sinh viên xây dựng được một dàn bài về sự dẫn dắt thể hiện về sắc thái, âm lượng. Ở bước 3 này, thỉnh thoảng cũng cần có sự trợ giúp của việc ghi âm lại những khi chơi toàn bộ bản nhạc để rút kinh nghiệm. Trên thực tế, những trải nghiệm trên đây không phải là mới, mà đã được trải qua nhiều năm chúng tôi đã thể nghiệm trong giảng dạy các tác phẩm của Chopin. Những giáo viên và học sinh - sinh viên tiếp cận tư duy theo những hướng dẫn trên đã có những kết quả như mong muốn và đạt gần sát yêu cầu, chuẩn mực về kỹ thuật, nghệ thuật theo đặc điểm và phong cách âm nhạc của Chopin. 125 Tiểu kết chương 3 Chương 3 của luận án đã nghiên cứu, phân tích một số tác phẩm tiêu biểu của Chopin, từ cơ sở đó sẽ là nhân tố bổ sung, tăng cường hiểu biết về các tác phẩm của Chopin nói riêng và góp phần phát triển toàn diện về nội dung sao cho phù hợp với từng cấp học trong quá trình giảng dạy và biểu diễn piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Tại các cơ sở đào tạo piano chuyên nghiệp trên thế giới, tác phẩm của Chopin luôn được đưa vào chương trình, giáo trình giảng dạy. Kho tàng tác phẩm của Chopin không chỉ đóng vai trò quan trọng trong giảng dạy, mà còn được sử dụng phổ biến trong nhiều mục đích khác nhau. Trong hầu hết các danh mục tác phẩm tại các cuộc thi piano trên thế giới đều yêu cầu phải có các Etude Chopin. Tất cả các nghệ sĩ biểu diễn piano trên thế giới đều phải học và rèn luyện kỹ thuật qua các Etude Chopin, Valse và Ballade Chopin luôn được các nghệ sĩ lựa chọn để biểu diễn trong các chương trình có quy mô từ bé đến lớn và tầm cỡ, cũng như để chọn thu đĩa. Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình, các tài liệu chuyên sâu về chuyên ngành, phương pháp học piano cũng như các tài liệu nghiên cứu lý luận chuyên ngành, nhưng lại hiếm có những bản dịch sang tiếng Việt, và các tài liệu nghiên cứu lý luận chuyên ngành của các tác giả Việt Nam lại càng rất ít. Vì vậy, nhu cầu hiện nay của chúng ta cần có thêm nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu để phục vụ cho việc học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy trong các cơ sở đào tạo piano chuyên nghiệp trên cả nước là rất cần thiết. Qua các phân tích trong chương 3, các tác phẩm Chopin càng có điều kiện phổ biến rộng rãi hơn, chinh phục người nghe, người học gắn bó văn hóa Việt Nam với âm nhạc của Chopin trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu sắc hiện nay. Có thể nói, các tác phẩm của Chopin đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo piano chuyên nghiệp tại Việt Nam. Qua đó chúng tôi muốn khẳng định vị trí, tầm quan trọng của các tác phẩm âm nhạc của Chopin đối với quá trình đào tạo, giảng dạy, rèn luyện và phát triển tài năng âm nhạc ở Việt Nam, góp phần nâng cao công tác đào tạo chuyên môn và nghiên cứu lịch sử piano 126 nước nhà. Đặc biệt, điều này sẽ có ý nghĩa đối với môi trường học thuật tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, giúp cho các thế hệ học sinh – sinh viên tham khảo ý nghĩa âm nhạc của Chopin trong các vấn đề đào tạo của ngành piano. 127 KẾT LUẬN Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, âm nhạc cổ điển nói chung cũng như nghệ thuật piano nói riêng ở nước ta đã và đang là một trong những thể loại âm nhạc được nhiều khán giả yêu thích. Trải qua hơn 60 năm, nghệ thuật piano chuyên nghiệp ở Việt Nam đã được hình thành và phát triển cùng như đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận ở trong và ngoài nước. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành piano chuyên nghiệp đã đóng góp không ít những thành tích trong công tác đào tạo và biểu diễn vào lĩnh vực văn hóa, trong đó có nghệ thuật piano nói riêng cũng như nền âm nhac cổ điển Việt Nam nói chung trong giai đoạn mới, cũng như đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của xã hội. Ngày nay, trong thời kỳ Đổi Mới, đất nước đang phát triền đi lên trong xu thế mở cửa, hội nhập, sự nghiệp đào tạo âm nhạc đứng trước những thử thách mới, những yêu cầu mới rất phức tạp như: yêu cầu nâng cao về chất lượng, yêu cầu đa dạng về phong cách, về thể loại nhằm đáp ứng với những đòi hỏi của khán giả, đặc biệt yêu cầu về hội nhập với thế giới mà tước đây chúng ta mới chỉ đặt ra ở những hoặt động biểu diễn giao lưu. Việc nghiên cứu cuộc đời, tìm hiểu và phân tích các tác phẩm kỹ thuật Piano trong sự nghiệp sáng tác vĩ đại của Chopin luôn được hướng tới bởi đó là kho tàng âm nhạc vô cùng quý báu của nhân loại. Chopin là người đi tiên phong trong cuộc cách mạng về kỹ thuật chơi đàn Piano. Thông qua những sáng tác của mình, Chopin đã mở rộng phạm vi và giới hạn biểu cảm của cây đàn để chinh phục những giá trị nghệ thuật mới. Chúng ta có thể thấy rõ những cống hiến của Chopin đối với nghệ thuật âm nhạc vô cùng to lớn, nhờ Chopin mà nghệ thuật Piano đã đạt tới thời kỳ phát triển rực rỡ. Để góp phần cho sự phát triển của nghệ thuật piano chuyên nghiệp Việt Nam trong xu hướng hội nhập với quốc tế, luận án của chúng tôi đã đạt được những kết quả qua quá trình nghiên cứu như sau: 128 - Luận án đã giới thiệu khái quát về sự nghiệp của Chopin. Bên cạnh đó, luận án đã nghiên cứu về sự nghiệp âm nhạc của Chopin đối với cây đàn piano, giới thiệu những đặc trưng âm nhạc của Chopin cùng với những đổi mới và sáng tạo của ông đối với thời kỳ Lãng mạn nói riêng cũng như nền âm nhạc cổ điển thế giới nói chung. - Luận án đã nghiên cứu khái quát sự hình thành và phát triển của nghệ thuật piano Việt Nam, trong đó luận án đã nói đến cuộc đời của NSND Đặng Thái Sơn và chiến thắng vang dội của ông trong cuộc thi mang tên Chopin. Thông qua đó, luận án đã nghiên cứu đến vị trí quan trọng của âm nhạc Chopin trong đào tạo và biểu diễn của ngành nghệ thuật piano Việt Nam nói riêng và nền âm nhạc cổ điển Việt Nam nói chung. - Luận án đã nghiên cứu phân tích những đặc điểm về nghệ thuật và trình diễn trong một số tác phẩm tiêu biểu của Chopin. Đặc biệt, luận án đã đúc kết, đưa ra các giải pháp về kỹ thuật cũng như những ứng dụng khác nhau nhằm hỗ trợ và giúp cho học sinh – sinh viên cũng như người học piano chuyên nghiệp khai thác được tối đa tính năng của cây đàn piano khi chơi các tác phẩm của Chopin. Từ cơ sở đó, luận án đã đề cập tới những khó khăn và thuận lợi của người Việt Nam trong công tác đào tạo và biểu diễn, để qua đó đề ra những phương hướng giải quyết những khó khăn và phát huy những thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng trong đào tạo và biểu diễn đối với ngành nghệ thuật piano Việt Nam trong xu thế tiếp cận, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay. Để giải quyết được những khó khăn, yếu điểm đang tồn đọng, cần phải có sự kết hợp đồng bộ của các cấp, ban ngành, sự quan tâm đặc biệt hơn nữa của các cấp lãnh đạo của ngành văn hóa. Đặc biệt là sự đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đào tạo, biểu diễn âm nhạc cổ điển hiện nay đang là một khoảng trống. Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu về ảnh hưởng của âm nhạc Chopin trong nghệ thuật piano Việt Nam, chúng tôi đã nghiên cứu đề tài này với mong mỏi được góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển âm nhạc của đất nước nói chung và nghệ thuật piano Việt Nam nói riêng. Chúng tôi cũng tin tưởng rằng, nghệ thuật piano Việt Nam và 129 nền âm nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong đời sống âm nhạc của xã hội. 130 LỜI CẢM ƠN “Âm nhạc là sự giác ngộ cao hơn cả triết học và tri thức” – nhạc sĩ thiên tài Ludwig Van Beethoven đã nói như vậy. 35 năm qua, cứ lấy cái ngưỡng “thất thập cổ lai hy” thì con (xin được xưng hô theo truyền thống khoa bảng của người Việt Nam) đã có nửa đời người theo học GS.TS.NSND Trần Thu Hà. Cái đạo lý giản dị mà ai cũng nằm lòng “không thầy đố mày làm nên”, “trọng thầy mới được làm thầy” luôn nhắc con rằng, năm cấp học cô – GS.TS.NSND Trần Thu Hà đã cho con không chỉ là tấm bằng con nhận được, mà còn là ngọn lửa đam mê với âm nhạc, với chuyên ngành Piano và hơn tất cả là con được theo cô “làm thầy”, được truyền niềm đam mê và tài năng âm nhạc cho các thế hệ tiếp sau. “Làm một người hiểu biết không khó, khó là làm một người hiểu biết thấu đáo” – lời dạy của bậc tiền nhân nhắc con phải xứng đáng với những gì mà cô và các thầy cô trong tập hội đồng khoa học của HVÂNQGVN đã trao gửi mà con đã được nhận hôm nay. Cho con xin được bày tỏ lòng biết ơn đến GS.TS.NSND Trần Thu Hà! Xin được cảm ơn các GS., TS., các thầy cô giáo đã bổ trợ kiến thức suốt thời gian em làm luận án. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ giúp đỡ. 131 DANH MỤC NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN 1. Ảnh hưởng của âm nhạc Chopin đến ngành Piano Việt Nam – tạp chí Nghệ thuật biểu diễn, số 55, tháng 6/2013, Cơ quan Cục nghệ thuật biểu diễn – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 2. Etude Chopin - cuộc cách mạng trong đào tạo Piano chuyên nghiệp ở Việt Nam – tạp chí Nghiên cứu Âm nhạc, số 47, tháng 1-4/2016, Viện Âm nhạc – Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. 3. Âm nhạc Chopin đã đem Đặng Thái Sơn ra thế giới – tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 384, tháng 6/2016, Cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 132 TÀI LIỆU THAM KHẢO I) Tài liệu tiếng Việt 1. Aranôvxki, Mikheieva, Phômin và Phrumkin (1967) “Dành cho những người nghe nhạc giao hưởng”, do nhà xuất bản “Âm nhạc” Lêningrad in. Sách được Nguyễn Cửu Vỹ dịch và Ca Lê Thuần hiệu đính, in năm 1983 để làm tài liệu giảng dạy, lưu hành nội bộ ở Nhạc viện TP Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Bách – Tiến Lộc - Hạnh Thy: Thuật ngữ âm nhạc Anh Đức Việt – NXB Âm Nhạc 78-781/ AN-2000 (569-1/1-2000) 3. Nguyễn Bách - Tiến Lộc - Hạnh Thy: Thuật ngữ âm nhạc Ý Pháp Việt – NXB Âm Nhạc 78-781/AN-2000 (569-1/1-2000) 4. Nguyễn Bách – Thuật ngữ âm nhạc Việt Anh Ý Pháp Đức – NXB Thanh niên 108- 2011/CXB/85-98/TN 5. Tạ Quang Đông (2013), Một số hình thức cơ bản của nghệ thuật chơi đàn Piano, Nhà Xuất Bản Âm Nhạc. 6. Tạ Quang Đông (2015), Nghệ thuật đào tạo Piano tập 1, Nhà Xuất Bản Âm Nhạc. 7. Phạm Phương Hoa (2013). Một số thủ pháp sáng tác tiêu biểu trong âm nhạc thế kỷ XX, Nhà xuất bản Âm nhạc. 8. Nguyễn Trung Kiên (Chủ nhiệm công trình), cùng nhóm tác giả: Trần Thu Hà; Ngô Văn Thành; Lưu Quang Minh; Vũ Chí Nguyện; Đỗ Xuân Tùng; Nguyễn Phúc Linh (2009). Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm nhạc Việt Nam trong giai đoạn mới, đề tài trọng điểm cấp bộ. 9. Trần Trọng Kim (1971), Việt Nam sử lược, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo dục 10. Thái Thị Liên (1974), Phương pháp học đàn Piano, Nhà xuất bản Giáo dục 11. Nguyễn Thụy Loan (1993), Lược sử âm nhạc Việt Nam, NXB Hà Nội. 12. Tú Ngọc làm chủ biên, cùng các tác giả Nguyễn Thị Nhung, Vũ Tự Lân, 133 Nguyễn Ngọc Oánh, Thái Phiên (2000), Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu, nhà xuất bản Viện âm nhạc. 13. Nhiều tác giả của Nga (1981), Các thể loại âm nhạc – người dịch Lan Hương, nhà xuất bản văn hóa- Hà nội. 14. Nguyễn Thị Nhung (1996), Thể loại âm nhạc, NXB Âm nhạc 15. Nguyễn Thị Nhung (1997), Hình thức âm nhạc, NXB Giáo dục, Hà Nội. 16. Nguyễn Thị Nhung (2000), Lịch sử âm nhạc thế giới - tập 2. 17. Nguyễn Thuyết Phong (1990), Thế giới âm thanh Việt Nam, NXB Hoa Cau 18. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Tp. Hồ Chí Minh. 19. Tô Vũ (2002), Âm nhạc Việt Nam truyền thống và hiện đại, Viện Âm nhạc. 20. Trần Quốc Vượng (2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. II) Tài liệu bằng tiếng nước ngoài 21. Abby Whiteside (1997), Abby Whiteside on Piano Playing, Amadeus Press. 22. Adam Zamoyski (2010), Chopin Prince of the Romantics, Published by HarperPress, 23. Alan Walker (1973), The Chopin Companion – Profiles of the Man and the Musician, Norton Library. 24. Alfred Cortot (2013), In search of Chopin – Dover Publication,inc.Mineola, New York. 25. Allan W, Atlas, W.W. Norton and Company (1998), Music in Western Europe 1400-1600, Renaissance Music. 26. Alleseev. A (1988), Lịch sử nghệ thuật Piano, Moscava, NXB Âm nhạc. 27. Alleseev. A (1988), Phương pháp dạy đàn Piano, Moscava, NXB Âm nhạc. 28. Anthony C,Baines (1992), The Oxford Companion to Musical Instruments Oxford Unversity Press. 134 29. Arthur Loesser (1991), Men, Women and Pianos, a History, NXB Dover. 30. Artur Szklener (2006), Chopin in Paris – The 1830s, Naradowy Instytut Fryderyka Chopina Warsawa. 31. Bareboin L. (1937), Sư phạm Piano, Moscava, NXB Âm nhạc 32. Birmak AB (1978), Về kỹ thuật của nghệ thuật Piano, Moscava, NXB Âm nhạc 33. CedricT, Davie (2014), Musical Structure and Design. NXB Dover Publications 34. Curt Sachs (2006), The history of Musical Instruments, NXB W.W. Norton. 35. Daniel Gregory Mason (1906), The Romantic Composers, NXB Macmilian Company. Norwood Press J.S. Cushing and Co.—Berwick and Smith Co, Norwood, Mass, USA, 36. David Ewen (1962), The Word of Composer, NXB Prentice-Hall, Inc. Double, NXB Page and Company. 37. Douglas R. (1985), Metamagical Themas: Questing for the Essence of Mind and Pattern, NXB Hofstadter Basic Book. 38. Dubal, David (2006), The Art of the Piano, NXB Amadeus Press. 39. Elyse Mach (1991), Great, Contemporary Pianists Speak for Themselves, NXB Dover Publication. 40. Eric Gilder, Holt, Rinehart and Winston (1993), Dictionary of Composers, and Their Music, NXB Wings Books 41. Eva Gesine Baur (2006), Mozart ABC, NXB Beck C.H.; 1. Auflage, Nachdruck. Edition 42. Feiberg C (1999), Nghệ thuật của Pianist, Moscova, NXB Hàn Lâm. 43. Franz Liszt (2006). Life of Chopin, NXB Echo library. 44. Franz Liszt (2014), Editions of Life on Chopin, NXB Createspace Independent Publishing Platform. 45. Glenn Gould (1984), The Glenn Gould Reader, NXB Knopf. 135 46. Guy De Pourtahs (2007), Polonaise : The life of Chopin, NBX Henry Holt and Company. 47. Harold C, Schoenberg (1987), The Great Pianists from Mozart to the Present, NXB Simon & Schuster; Revised ed. Edition. 48. Haruki Murakami, Seiji Ozawa (2016), Absolutely on Music, NXB Knopf. 49. Henryk Opienski; E.L. Voynich (1931), Chopin’s Letters, NXB Alfred A. Knopf. 50. Herbert Westerby (1924), The History of Pianoforte Music, NXB Great Britain by MACKAYS LTD., Chatham, Publisher: Kegan Paul, Trench, Trubner. 51. Ikuma Yoshiko (2008), Đặng Thái Sơn – Người được Chopin chọn, NXB YAMAHA Music Media Corpration. 52. Irena Poniatowska (2010), Fryderyk Chopin, The Man and his music, NXB Multivo Oficyna Wydawnicza 53. James Friskin, Irwin Freundlich (1973), Music for the Piano: A handbook of Concert and Teaching Material from 1580- 1952, NXB Dover Publication. 54. James Huneker (1966), Chopin: The Man and his music, NXB Dover Publications. 55. Jan Swafford (1993), Vintage Guide To Classical Music, NXB Vintage book. 56. Jean-Jacques Eigeldinger (1986), Chopin: Pianist and teacher - as seen by his pupils, NXB Cambridge University Press. 57. Jeffrey Kresky (1994), A Reader’s Guide to the Chopin Preludes, NXB Greenwood Press. 58. Jeremy Siepmann (1995), Chopin – The Reluctant Romantic, NXB Northeastern University Press. 59. Jerzy Chwialkowski (1996), The Da Capo Catalog of Classical Music Compositions, NXB Da Capo Press 60. Jim Samson (1994), The Music of Chopin, NXB Clarendon Press, 61. John Walter Hill (2005), Baroque Music: Music in Western Europe, 1580-1750 (The Norton Introduction to Music History), NXB W.W.Norton and Company. 136 62. Josef Hofmann (1914), Piano playing with Piano Questions Answered 63. Josef Lhevinne (1972), Basic Principles in Pianoforte Playing, NXB Dover Publications, Inc. New York. 64. Julius Jacobson, Kevin Kline (2002), The Classical Music Experience, NXB Sourcebooks Inc. 65. Kazimierz Czekaj (1960), Guide Chopin, NXB Varsovie. 66. Kelley, Edgar Stillman (1913), Chopin the Composer: His Structural Art and Its Influence on Contemporaneous music, NXB New York, London, G. Schirmer. 67. Lahy Hen-lơ Béch và Tmay Dne (1993), Cuộc đời nồng nhiệt của Chopin 1810- 1849, người dịch Xuân Tùng, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 68. Leon Plantinga (1985), Romantic Music: A History of Music Style in Nineteenth- Century Europe, NXB W.W. Norton and Company. 69. Levin.I (1978), Những nguyên tắc cơ bản trong việc chơi đàn Piano, Moscava, NXB Âm nhạc. 70. Liberman E (1986), Sự sáng tạo của Pianist với những bản nhạc của tác giả, Moscava, NXB Âm nhạc. 71. Lillie H, Philipp (1982), Piano Technique: Tone, Touch, Phrasing and Dynamics, NXB Dover Publications. 72. Malwine Bree (1997), The Leschettizky Method, NXB Dover Publications. 73. Maurice Hinson (1978), Piano in Chamber Ensembles, NXB Indiana University Press. 74. Maurice Hinson (1994), Piano Teacher’s Sourcebook, NXB Indiana University Press. 75. Maurice J.E. Brown (1972), Chopin: An Index of His Work in Chronological Order, NXB MacMillan. 76. Negaus G (1967), Về nghệ thuật chơi đàn Piano, Moscava, NXB Âm nhạc. 77. Neuhaus, Heinrich (1995), The Art of piano playing, NXB Hollowbrook Pub. 137 78. Nhiều tác giả (1990), Romanticism (1830-1890), Gerald Abraham Editor, NXB Oxford University. 79. Nhiều tác giả (2004), Chopin in Performance History, Theory, Practice, NXB Narodowy Instytut Frederyka Chopina 80. Nicolaev V (1980), Chopin – nhà sư phạm, Moscava, NXB Âm nhạc. 81. Niecke F (1888), Chopin as a man and as a musician, NXB London. 82. P.H.M Ốc-giê-khốp-xkai-a, Chopin, Vũ Việt dịch. 83. Parakilas, James (1999), Piano roles: Three hundred years of life with the Piano, NXB Yale University Press. 84. Philip G.Downs (1992), Classical Music: The Era of Haydn, Mozart, and Beethoven , NXB W.W. Norton and Company. 85. Piero Weiss, Richard Taruskin (2005), Music in the Western World , NXB Schirmer. 86. Pierre Azoury (1999), Chopin through His Contemporaries: Friends, Lovers, and Rivals, NXB Greenwood Press. 87. Reginald R. Gerig (2007), Famous Pianist and their techniques, NXB USA: Indiana University Pres. 88. Richard Hudson (1997), The Hitstory of Tempo Rubato, NXB Clarendon. 89. Richard Taruskin (2005) Oxford History of Western Music, NXB Oxford University Press. 90. Russell Sherman (1997) Piano Pieces, NXB North Point Press. 91. Smallman, Basil (1996), The Piano Quartet and Quintet: Style, Structure, and Scoring, NXB Oxford University Press. 92. Stanley Sadie (1980), The new grove dictionary of music and musicians, No.4 Macmillan Publishers Limited. 93. Walter Gieseking (1932) Piano Technique, NXB Dover Publications. 138 94. Walter Gieseking and Karl Leimer (2013), Piano Technique, NXB Dover Publications, INC, NewYork 95. Willi Apel (1969), Harvard Dictionary of Music, Harvard University Press.ISBN 0674375017, NXB Harvard Dictionary of Music. III) Luận văn, luận án 96. Nguyễn Minh Anh (2008), Sự phát triển của nghệ thuật piano, luận án TS nghệ thuật học, Nhạc viện Hà nội nay là Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. 97. Tạ Quang Đông (2003), Sonate và Concerto của các nhạc sĩ Việt Nam: Sự kết hợp giữa đặc điểm dân tộc và truyền thống của âm nhạc phương Tây, luận án TS nghệ thuật học, Moscow. 98. Trần Thu Hà (1997), Nghệ thuật Piano Việt Nam, luận án Tiến sỹ nghệ thuật học, Moscow. 99. Trần Thanh Hà (2015), Bản sắc dân tộc trong các tác phẩm khí nhạc Việt Nam (trường hợp piano), luận án TS Đại Học Quốc Gia TPHCM- Trường Đại học Khoa học và Xã Hội Nhân văn. 100. Phạm Phương Hoa (2010), Những thủ pháp sáng tác trong một số trường phái âm nhạc ở thế kỷ XX, Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. 101. Hoàng Hoa (1997), Một số yếu tố biểu hiện bản sắc dân tộc trong sáng tác cho Piano của nhạc sĩ Việt Nam, luận văn Thạc sĩ nghệ thuật học. 102. Hà Mai Hương (2008), Nghiên cứu việc giảng dạy môn Piano phổ thông trong các trường âm nhạc chuyên nghiệp, Luận văn Thạc sỹ Nghệ thuật học, Nhạc viện Hà Nội. 103. Hà Mai Hương (2016), Vai trò của Piano trong nâng cao mặt bằng kiến thức chung của các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, Luận án TS, Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. 139 104. Trần Nguyệt Linh (2012), Piano Concerto cho tay trái của Maurce Ravel, luận án TS biểu diễn tại Trường Đại Học Tổng Hợp Montreal- Canada. 105. Nguyễn Huy Phương (2003), Lịch sử văn hóa âm nhạc Việt Nam: mối tương quan giữa những hình thức âm nhạc dân gian và âm nhạc chuyên nghiệp, luận án Tiến sỹ nghệ thuật học, Moscow. 106. Nguyễn Hoàng Phương (2015), Nghệ thuật đệm và Hòa tấu thính phòng trong đào tạo ngành piano chuyên nghiệp Việt nam, luận án TS nghệ thuật học, Học Viện Âm Nhạc Quốc Gia Việt Nam. 107. Đào Trọng Tuyên (2007), Etudes của Claude Debussy: Thẩm mỹ và Biểu diễn, luận án TS biểu diễn tại Trường Đại Học Tổng Hợp Montreal- Canada. IV) Những bài báo, tài liệu khác có liên quan 108. Chương trình đào tạo chuyên ngành Piano từ Sơ cấp đến Đại học Khoa Piano, Nhạc viện Hà Nội, 1998 109. Dang Thai Son recital 4-26/27- 2008 110. 111. Khung chương trình đào tạo Trung học 7 năm từ 6 đến 16 tuổi của п.Уваровка Московской обл. 112. Khung chương trình đào tạo Trung học 8 (9) năm từ 7 đến 16 tuổi của Северск. 113. Từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia.org, nghiên cứu về Ballades của Chopin https://en.m.wikipedia.org/wiki/Ballades_(Chopin) 114. Ngọc Anh (2008) bài báo: Bản Valse dành cho tình yêu của Chopin 140 115. Pubcom Public Relation – Nhạc Viện Hà Nội – Chương trình kỷ niệm 150 năm ngày mất Chopin 116. Sebastian (2010) bài báo Chopin Valse 117. Dang Thai Son from Komei Shimbun, 8-8-1995 V) Những tuyển tập tác phẩm 118. Tuyển tập các tác phẩm của Mendelssohn số 1, chỉnh sửa Motonari Iguchi, NXB Shunjusha Edition 119. Tuyển tập các tác phẩm của Schumann số 4, chỉnh sửa Motonari Iguchi, NXB Shunjusha Edition 120. Tuyển tập các tác phẩm của Schumann số 5, chỉnh sửa Motonari Iguchi, NXB Shunjusha Edition 121. Tuyển tập Chopin số 1 Preludes, chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 122. Tuyển tập Chopin số 2 Etudes chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 123. Tuyển tập Chopin số 3 Ballades chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 124. Tuyển tập Chopin số 4 Impromptus chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 125. Tuyển tập Chopin số 5 Scherzos chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 126. Tuyển tập Chopin số 6 Sonatas chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 141 127. Tuyển tập Chopin số 7 Nocturnes chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 128. Tuyển tập Chopin số 8 Polonaises chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 129. Tuyển tập Chopin số 9 Valsees chỉnh sửa Paderewski, NXB Polskie Wydawnictwo Muzyczne SA 130. Tuyển tập Impromptus và Moments Musicaux của Schubert số 2, chỉnh sửa Motonari Iguchi, NXB Shunjusha Edition 131. Tuyển tập Sonates của Schubert số 1, chỉnh sửa Motonari Iguchi, NXB Shunjusha Edition

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_am_nhac_chopin_trong_nghe_thuat_piano.pdf
Luận văn liên quan