Luận án Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đối với giả thuyết H5: dựa trên kết quả kiểm định, giả thuyết H5 được chấp nhận trong cả hai mô hình nghiên cứu 1 và mô hình nghiên cứu 2. Theo đó, kiểm soát chất lượng IAF (QuPRO) càng cao, chất lượng IAF càng cao, HVQTLN thông qua lựa chọn các CSKT và thông qua chi phối các NVKT phát sinh sẽ giảm. Vì thế, các công ty cần xây dựng một chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng IAF để nhằm nâng cao hiệu quả công tác KTNB. Chương trình này sẽ hỗ trợ giám sát thường xuyên IAF, từ đó xác định được các vấn đề cần cải thiện. Đây được xem là một phần không thể tách rời của việc giám sát, đo lường chất lượng IAF để có được một cơ chế giám sát hiệu quả, cung cấp các thông tin có chất lượng cho nhà đầu tư. Hay nói cách khác, chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng IAF là một nhân tố đo lường hiệu quả công việc của KTNB, hiệu quả công việc cao chứng tỏ IAF chất lượng, từ đó sẽ giảm được các HVQTLN của nhà quản lý. Như vậy, dựa vào phân tích trên có thể thấy kết quả nghiên cứu rất phù hợp với quan điểm của lý thuyết hành vi quản lý và lý thuyết đại diện.

pdf237 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 566 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của chất lượng hoạt động kiểm toán nội bộ đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ternal audit compromised when the internal audit function is a management training ground?. Accounting and Finance Financial. 137. Roychowdhury, S., (2006). Earnings management through real activities manipulation. Journal of accounting and economics, 42 (3), 335-370. 138. Rumelt, R. P., (1997). Toward a strategic theory of the firm. Oxford University Press. Samuelson, A. P., Nordhaus, D. W., 2002a. Economics, McGrawHill Education (UK) Ltd. 139. Sarens, G., Beelde I., & Everaert P., (2009). Internal audit: A comfort provider to the audit committee. British Accounting Review, 41, 90-106. 140. Sawyer, L. B., (1996). The practice of modern internal auditing, 4th Edition. Altamonte Springs, Florida: The Institute of Internal Auditors. 141. Schipper, K., (1989). Earnings management. Accounting Horizons, 3 (4), 91- 102. 142. Schneider, A., (1984). Modeling external auditors' evaluations of internal auditing. Journal of Accounting Research, 22 (2), 657-678. 178 143. Schneider, A., (1985a). Consensus among auditors in evaluating the internal audit function. Accounting & Business Research, 15 (60), 297-301. 144. Schneider, A., (1985b). The reliance of external auditors on the internal audit function. Journal of Accounting Research, 23 (2), 911-919. 145. Schneider Arrnold, (2013). Internaal auditing and real management. Journal Of Contemporary Issues In Business Research, 2 (4), 97-108. 146. Scott W., (1997). Financial accounting theory. Prentice Hall. Upper Saddle River, NJ, Prentice Hall Canada Inc. 147. Skousen, K. F., S. M. Glover & D. F. Prawitt., (2005). An introduction to corporate governance and the SEC. Mason, OH: Thomson South-Western. 148. Spence, M., (1973). Job market signaling. The quarterly Journal of Economics, 355-374. 149. Stubben, S. R., (2010). Discretionary revenues as a measure of earnings management. The Accounting Review, 85 (2), 695-717. 150. Subramaniam, N., (2006). Agency theory and accounting research: An overview of some conceptual and empirical issues. In Z. Hoque (Ed.), Methodological issues in accounting research: Theories and methods, 55-77. Geelong, Australia: Spiramus. 151. Suwaidan, M. S., & Qasim A., (2010). External auditors’ reliance on internal auditors and its impact on audit fees: An empirical investigation. Managerial Auditing Journal, 25 (6), 509-525. 152. Uecker, W. C., Brief, A. P., & Kinney, W. R., (1981). Perception of the internal and external audit as a deterrent to corporate irregularities. The Accounting Review, 56 (3), 465-478. 153. Usman (2016). Effect of experience and accountability on the quality of internal audit. International Journal Of Scientific & Technology Research, 5 (03), 85- 90 179 154. Van Staden, M., & Steyn, B., (2009). The profile of the chief audit executive as a driver of internal audit quality. African Journal of Business Management, 3 (13), 918-925. 155. Wallace, W. A. & Kreutzfeldt, R. W., (1991). Distinctive characteristics of entities with an Internal Audit Department and the association of the quality of such departments with errors. Contemporary Accounting Research, 7 (2), 485- 512. 156. Warfield, T. D., Wild, J. J. & Wild, K. L., (1995). Managerial ownership, accounting choices, and informativeness of earnings. Journal of accounting and economics, 20 (1), 61-91. 157. Watson, S. & Marston, (2002). Voluntary disclosure of accounting ratios in the UK. Bristish Accounting Review, 34, 289-313. 158. Wernerfelt, B., (1984). A resource-based view of the firm. Strategic Management Journal, 5 (2), 171-180. 159. Xie, B., Davidson III, W. N., & DaDalt, P. J., (2003). Earnings management and corporate governance: the role of the board and the audit committee. Journal of Corporate Finance, 9 (3), 295-316. 160. Yang Jing, (2008). Causes and solutions for information asymmetry in stock market. Available at: _/200911/2008 jrhy07a13 .pdf 161. Yermack, D., (1996). Higher market valuation of companies with a small board of directors. Journal of Financial Economics, 40 (2), 185-211. 162. Yu T. C., Hanchung C., Rainbow K. C., & Wuchun C., (2019). The impact of internal audit attributes on the effectiveness of internal control over operations and compliance. Journal of Contemporary Accounting & Economics, 15, 1-19. 163. Zang, A. Y., (2011). Evidence on the trade-off between real activities manipulation and accrual-based earnings management. The Accounting Review, 87 (2), 675-703. 180 1 PHỤ LỤC Số phụ lục Nội dung Trang Phụ lục 1 Bảng tổng hợp nghiên cứu đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. 2 Phụ lục 2 Bảng tổng hợp nghiên cứu đo lường tính độc lập và khách quan của KTNB. 6 Phụ lục 3 Bảng tổng hợp nghiên cứu tại Việt Nam về IAF và HVQTLN 9 Phụ lục 4 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thế giới về ảnh hưởng của chất lượng IAF và HVQTLN. 16 Phụ lục 5 Tóm tắt hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam về KTNB. 18 Phụ lục 6 Danh sách chuyên gia tham gia thảo luận. 27 Phụ lục 7 Dàn bài thảo luận chuyên gia. 28 Phụ lục 8 Kết quả thảo luận chuyên gia. 30 Phụ lục 9 Phiếu thu thập thông tin KTNB. 36 Phụ lục 10 Nguồn thu thập dữ liệu đo lường các biến độc lập. 38 Phụ lục 11 Bảng tổng hợp số liệu các biến phụ thuộc và biến độc lập. 39 Phụ lục 12 Bảng tổng hợp số liệu các biến kiểm soát. 51 Phụ lục 13 Bảng thống kê mô tả năng lực chuyên môn và quy mô của KTNB tại các CTNY Việt Nam. 64 2 PHỤ LỤC 1: BẢNG TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN CỦA KTNB Tên tác giả (Năm) Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Bhatti & Awan (2004) The Role of Quality Auditing in the Continuous Improvement of Quality: Lessons from Pakistani Experience Vai trò của IAF trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm ở Pakistan Định tính Bộ phận KTNB chất lượng nếu có các nhân viên có năng lực chuyên môn tốt và đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu các khiếm khuyết sản phẩm tới 65%. Mối quan hệ tốt của kiểm toán viên nội bộ với dối tượng được kiểm toán cũng được nhấn mạnh là một yếu tố quan trọng của sự thành công kiểm toán. Brown (1983) Independent Auditor Judgment in the Evaluation of Internal Audit Functions Xét đoán của KTV độc lập về đánh giá IAF Định tính Chứng chỉ nghề nghiệp là nhân tố quan trọng đo lường năng lực chuyên môn của KTNB Clark et al., (1980) Evaluating internal audit departments under SAS No. 9: Criteria for judging competence, objectivity, and performance Đánh giá về năng lực chuyên môn, tính khách quan và hiệu quả KTNB Định tính Năng lực chuyên môn được đo lường bằng kinh nghiệm của KTV nội bộ 3 Ege (2015) Does Internal audit function quality deter management misconduct Liệu KTNB có chất lượng có giảm thiểu hành vi sai phạm của nhà quản lý hay không? Phương pháp hỗn hợp Năng lực chuyên môn được đo lường thông qua kinh nghiệm, chứng chỉ chuyên môn và số giờ đào tạo hàng năm dành cho KTV nội bộ. Gibbs và Schroeder (1979, 1980), Evaluating the Competence of Internal Audit Department” Đánh giá về năng lực chuyên môn của KTNB Định tính Năng lực chuyên môn được đo lường bằng kinh nghiệm của KTV nội bộ Gramling and Myers 1997 Practitioner’ and users’ perceptions of the benefits of certification of internal auditors Nhận thức của những người sử dụng và hành nghề về lợi ích của bằng cấp chuyên môn KTNB Phương pháp hỗn hợp Chứng chỉ KTNB (CIA) là yếu tố đo lường năng lực chuyên môn và vị trí nghề nghiệp của KTV nội bộ Gros Marius et al., (2016) Internal audit function quality and financial reporting: results of a survey on German listed companies Chất lượng IAF và chất lượng BCTC: kết quả khảo sát các CTNY tại Đức tại Đức. Phương pháp hỗn hợp Bằng cấp chuyên môn và chứng chỉ hành nghề của KTV nội bộ là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. Lin et al., (2011) The Role of the Internal Audit Function in the Disclosure of Material Weaknesses Vai trò của Bộ phận KTNB trong việc công bố các sai sót trọng yếu. Phương pháp hỗn hợp Kinh nghiệm làm việc, trình độ giáo dục, chửng chỉ nghề nghiệp và thời gian đào tạo là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. 4 Messier and Schneider. (1988) A Hierarchical Approach to the External Auditor's Evaluation of the Internal Auditing Function Cách tiếp cận phân cấp đối với đánh giá của KTV độc lập về IAF Phương pháp hỗn hợp Năng lực chuyên môn được đo lường bằng kinh nghiệm và chứng chỉ nghề nghiệp của KTNB Messier et al., (2011) The Effect of Using the Internal Audit Function as a Management Training Ground on the External Auditor's Reliance Decision Hiệu quả của việc sử dụng KTNB như là một kênh đào tạo những nhà quản lý Định lượng Kinh nghiệm làm việc, chửng chỉ nghề nghiệp, thời gian đào tạo của KTNB là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. Nurdiono & Rindu Rika Gamayuni, (2018) The Effect of Internal Auditor Competency on Internal Audit Quality and Its Implication on the Accountability of Local Government. Ảnh hưởng của năng lực KTNB đối với chất lượng KTNB và tác động đối với trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương. Phương pháp hỗn hợp Năng lực chuyên môn của KTNB (đo lường thông qua trình độ giáo dục và kỹ năng) càng cao, chất lượng IAF càng cao Prawitt et al., (2009) The Internal Audit Quality and Earnings Management Ảnh hưởng giữa chất lượng KTNB và HVQTLN Phương pháp hỗn hợp Số giờ đào tạo hàng năm dành cho KTV nội bộ, chứng chỉ KTNB quốc tế CIA là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. 5 Prawitt et al., (2012) Internal Audit Outsourcing and the Risk of Misleading or Fraudulent Financial Reporting: Did Sarbanes- Oxley Get It Wrong? Nghiên cứu vai trò của KTNB thuê ngoài và rủi ro gian lận BCTC Phương pháp hỗn hợp Số giờ đào tạo hàng năm dành cho KTV nội bộ, chứng chỉ nghề nghiệp là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. Usman (2016) Effect of experience and accountability on the quality of internal audit Kiểm tra sự hiệu quả của kinh nghiệm và trách nhiệm của KTV nội bộ đến chất lượng KTNB Phương pháp hỗn hợp Năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nội bộ sẽ được tăng cường khi kiến thức, chuyên môn, kỹ năng, giáo dục và kinh nghiệm của họ được nâng cao. Van Staden et al., (2009) The profile of the chief audit executive as a driver of internal audit quality Nghiên cứu về kinh nghiệm và bằng cấp của giám đốc điều hành KTNB đối với chức năng KTNB. Phương pháp hỗn hợp Kinh nghiệm kiểm toán, trình độ giáo dục và chứng chỉ nghề nghiệp của trưởng ban KTNB là nhân tố đo lường năng lực chuyên môn của KTNB. (Nguồn do tác giả tổng hợp) 6 PHỤ LỤC 2: BẢNG TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG TÍNH ĐỘC LẬP VÀ KHÁCH QUAN CỦA KTNB Tên tác giả (Năm) Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Alzeban và Gwilliam (2014) The role of internal audit function in public sector context in Saudi Arabia. Nghiên cứu về vai trò của KTNB trong khu vực công tại Ả rập Xê Út Định tính KTNB khách quan, được thể hiện qua việc bộ phận này được đặt ở vị trí càng cao càng tốt trong đơn vị và không bị chi phối trong quá trình làm việc, họ sẽ đảm bảo thực hiện tốt vai trò chức năng của kiểm toán. Christopher et al., (2009) A critical analysis of the independence of the internal audit function: evidence from Australia Nghiên cứu về sự độc lập của KTNB trong ảnh hưởng với Ủy ban kiểm toán và HĐQT Định tính Kết quả tính độc lập của KTNB bị đe dọa khi: - Trưởng ban KTNB không được báo cáo trực tiếp công việc với Ủy ban kiểm toán/HĐQT - UBKT không có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng ban KTNB, - Các thành viên UBKT không có kiến thức chuyên môn kế toán tài chính 7 Desai et al., (2011) Internal Audit Sourcing Arrangements and Reliance by External Auditors Nghiên cứu về cách thức tổ chức IAF và mức độ tin cậy của KTV độc lập. Kết quả KTNB bên trong ít khách quan hơn KTNB thuê ngoài. Ege (2015) Does Internal audit function quality deter management misconduct Nghiên cứu về ảnh hưởng giữa chất lượng KTNB với hành vi sai phạm của nhà quản lý Phương pháp hỗn hợp Kết quả tính độc lập của KTNB kém khi các trưởng ban KTNB không được báo cáo trực tiếp công việc chuyên môn với Ủy ban kiểm toán Glover et al., (2008) Internal Audit Sourcing Arrangement and the External Auditor's Reliance Decision Nghiên cứu mức độ tin cậy của KTĐL đối với KTNB thuê ngoài Phương pháp hỗn hợp Kết quả KTĐL cho rằng KTNB thuê ngoài khách quan hơn KTNB bên trong Goodwin (2003) The Relationship Between the Audit Committee and the Internal Audit Function: Evidence from Australia and New Zealand Nghiên cứu ảnh hưởng của sự độc lập và kinh nghiệm tài chính của UBKT với IAF tại Úc và new Zealand Phương pháp hỗn hợp Sự độc lập và kinh nghiệm kế toán tài chính của UBKT có ảnh hưởng đến chất lượng KTNB. Messier et al., (2011) The Effect of Using the Internal Audit Function as a Management Training Nghiên cứu việc sử dụng KTNB như là một kênh đào tạo những nhà quản lý Định lượng Kết quả phát hiện rằng khi các trưởng ban kiểm toán báo cáo trực tiếp công việc chuyên môn với UBKT và được mong đợi sẽ trở thành người nắm giữ vị trí quản 8 Ground on the External Auditor's Reliance Decision lý cấp cao có ảnh hưởng cùng chiều đến tính khách quan của KTNB. Prawitt et al., (2009) The Internal Audit Quality and Earnings Management Nghiên cứu về ảnh hưởng giữa chất lượng IAF và HVQTLN Phương pháp hỗn hợp Kết quả tính độc lập của KTNB kém khi các trưởng ban kiểm toán không báo cáo trực tiếp công việc chuyên môn với Ủy ban kiểm toán Raghunandan et al., (2001) Audit committee composition, gray directors, and interactions with internal auditing Nghiên cứu ảnh hưởng giữa Ủy ban kiểm toán (UBKT) với Bộ phận KTNB Phương pháp hỗn hợp Nếu UBKT có một thành viên độc lập và có kiến thức tài chính kế toán thì khả năng làm việc của UBKT với các trưởng ban KTNB sẽ hiệu quả hơn Rose et al., (2013) Is the objectivity of internal audit compromised when the internal audit function is a management training ground? Nghiên cứu về tính khách quan của KTV nội bộ khi họ được xem là kênh đào tạo các nhà quản lý Phương pháp hỗn hợp Kết quả KTV nội bộ kém khách quan khi họ được mong đợi sẽ trở thành người nắm giữ vị trí quản lý cấp cao trong tương lai và ngược lại (Nguồn do tác giả tổng hợp) 9 PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI VIỆT NAM VỀ IAF VÀ HVQTLN Tên tác giả (Năm) Tên đề tài Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Kết quả nghiên cứu HOẠT ĐỘNG KTNB Nguyễn Thị Hồng Thúy (2010) Tổ chức KTNB trong các tạp đoàn kinh tế Việt Nam. Nghiên cứu về thiết lập bộ phận KTNB trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam Định tính Việc lựa chọn mô hình IAF phù hợp và chất lượng là cần thiết đối với các tập đoàn kinh tế Việt Nam. Trong đó, năng lực chuyên môn đo lường bằng kinh nghiệm công tác, trình độ giáo dục và số giờ tham gia đào tạo hàng năm được xem là yếu tố trọng yếu bên cạnh sự độc lập và khách quan, quyết định chất lượng của IAF. Lê Thị Thu Hà (2011) Tổ chức KTNB tại các công ty tài chính Việt Nam. Nghiên cứu về việc xây dựng bộ phận KTNB tại các công ty tài chính Việt Nam Hỗn hợp Các yếu tố như năng lực chuyên môn và tính độc lập, khách quan của đội ngũ KTV nội bộ có tác động đáng kể đến việc nâng cao chất lượng cho IAF tại các công ty tài chính Việt Nam. 10 Nguyễn Thị Thu Thủy (2016) Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức KTNB trong các CTNY. Tìm hiểu về kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức KTNB tại các CTNY. Định tính Các CTNY cần quan tâm nhiều đến các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính độc lập và khách quan của KTV nội bộ nếu muốn tổ chức IAF đạt chất lượng cao như: trưởng ban KTNB phải được báo cáo trực tiếp công việc chuyên môn cho BKS hay phải được bổ nhiệm, miễn nhiệm bởi HĐQT. KTV nội bộ phải có kinh nghiệm, năng lực chuyên môn cùng với các chứng chỉ và bằng cấp nghề nghiệp Nguyễn Thị Khánh Vân (2018) Thực hiện nghiên cứu về thực trạng tổ chức hoạt động KTNB tại các công ty Việt Nam. Nghiên cứu về thực trạng tổ chức IAF tại các công ty Việt Nam Hỗn hợp Cách thức tổ chức hiệu quả IAF phụ thuộc nhiều vào quan điểm của nhà quản lý. Bộ phận KTNB có thể được tổ chức theo một trong ba (03) mô hình là một phòng ban riêng trực thuộc tổng giám đốc, hay là một tổ kiểm toán nằm trong Ban kiểm soát, hoặc là một tổ đội nằm trong phòng kế toán của công ty mẹ. Hành vi quản trị lợi nhuận 11 Nguyễn Thị Minh Trang (2012) Vận dụng mô hình của Deangelo và Freidlan để nhận diện HVQTLN của nhà quản trị Việt Nam. Vận dụng mô hình do Deangelo và Freidlan xây dựng để nhận diện HVQTLN của nhà quản lý Việt Nam Định lượng Đối với các công ty cổ phần, HVQTLN xuất phát từ mong muốn thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Ngược lại, các loại hình công ty khác ít thực hiện hành vi này hơn do mục tiêu chính là họ muốn giảm thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Phạm Thị Bích Vân (2012) Mô hình nhận diện điều chỉnh lợi nhuận của các CTNY ở Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Tìm hiểu về mô hình nhận diện HVQTLN của Modified Jones của Dechow et al., (1995) tại các CTNY tại Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE). Định lượng Mô hình Modified Jones không giúp phát hiện tốt HVQTLN tại Việt Nam. Trần Thị Thu Thảo (2014) Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng giữa một số đặc điểm của công ty kiểm toán và kiểm toán viên đến Nghiên cứu điều tra về tác động của các công ty kiểm toán và KTV độc lập đến HVQTLN tại các CTNY Việt Nam. Hỗn hợp Giới tính và số năm kinh nghiệm của KTV có tác động ngược chiều với HVQTLN. 12 HVQTLN tại CTNY Việt Nam. Trần Thị Mỹ Tú (2014) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi quản trị lợi nhuận trên báo cáo tài chính tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HVQTLN trên BCTC tại các công ty cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Hỗn hợp HĐQT bảo đảm được tính khách quan và các công ty sử dụng KTV độc lập chất lượng, các biến dồn tích điều chỉnh giảm hay nói cách khác Hsẽ giảm và ngược lại. Nguyên (2015) Determinants of accrual earnings management – Empirical evidence from Vietnam Nghiên cứu thực nghiệm nhằm tìm hiểu các nhân tố đo lường HVQTLN tại các CTNY trên TTCK Việt Nam Định lượng Mô hình Modified Jones của Dechow et al., (1995) có khả năng ước tính các biến dồn tích điều chỉnh trong bối cảnh Việt Nam. Quy mô, tỷ số ROA, các mức lợi nhuận mục tiêu (lợi nhuận sau thuế của năm trước và mức lợi nhuận bằng 0) và tình trạng tài chính bất ổn với biến dồn tích điều chỉnh có ảnh hưởng ngược chiều 13 với nhau, nhưng biến này không có tương quan ý nghĩa với việc công ty sử dụng KTV độc lập chất lượng và tính khách quan của HĐQT. Mai Thị Hoài và Nguyễn Thị Tuyết Hoa (2015) Các nhân tố quyết định hành vi điều chỉnh thu nhập làm giảm thuế thu nhập công ty phải nộp: Trường hợp Việt Nam. Nghiên cứu các nguyên nhân và các yếu tố có thể ảnh hưởng đến HVQTLN trong các CTNY Việt Nam nhằm giảm thuế thu nhập phải nộp. Định lượng Bốn (04) biến gồm có: chính sách ưu đãi thuế, việc ghi nhận doanh thu chưa thực hiện, việc ghi nhận các khoản dự phòng và chi phí thuế hoãn lại đều có ảnh hưởng đến HVQTLN tại các công ty này. Nguyễn Thị Phượng Loan và Nguyễn Minh Thao (2016) Nhận diện việc quản trị lợi nhuận thực tế của các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu nhằm nhận diện ba loại HVQTLN phổ biến gồm có: (1) Thúc đẩy doanh thu thông qua chính sách chiết khấu và nới lỏng thanh toán; (2) Cắt giảm Định lượng Các nhà quản lý có áp dụng HVQTLN thông qua chi phối các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để tránh lỗ. 14 chi phí tùy ý và (3) Tiến hành sản xuất thái quá. Nguyễn Thị Kim Cúc và Phạm Thị Mỹ Linh (2018) Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các CTNY tại Việt Nam. Xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu tại các CTNY tại Việt Nam. Hỗn hợp Các nhân tố như tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, kiểm toán độc lập, quy mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn không thuộc ban điều hành đều tác động đến hành vi điều chỉnh lợi nhuận khi phát hành thêm cổ phiếu của các CTNY tại Việt Nam. Ngô Hoàng Điệp (2018) Các nhân tố tác động đến hành vi quản trị lợi nhuận của người quản lý tại các CTNY Việt Nam. nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HVQTLN, trong đó HVQTLN được đo lường bằng các khoản kế toán dồn tích và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các CTNY Việt Nam từ năm 2013 – 2016. Hỗn hợp Các nhân tố thuộc HĐQT như: số lần họp, tỷ lệ thành viên HĐQT có chuyên môn về kế toán, số lượng thành viên nữ trong HĐQT, quy mô và số lượng thành viên nữ trong ban kiểm soát, quy mô của công ty kiểm toán độc lập, việc thay đổi công ty kiểm toán độc lập, sở hữu quản lý, quy mô của CTNY và ROA có ảnh hưởng tích cực với HVQTLN thông qua các khoản kế toán dồn tích thông qua chi phối các 15 NVKT phát sinh, ngoại trừ nhân tố ROA và đòn bẩy tài chính Hoàng Thị Việt Hà và Đặng Ngọc Hùng (2018) Yếu tố ảnh hưởng đến quản trị lợi nhuận: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến HVQTLN thông qua lựa chọn CSKT đo lường bằng 02 mô hình của Dechow et al., (1995) và Kothari et al., (2005) và HVQTLN thông qua chi phối các NVKT phát sinh đo lường bằng mô hình của Roychowdhury (2006) tại các CTNY Việt Nam. Định lượng 06 trong số 08 yếu tố ảnh hưởng đến HVQTLN thông qua lựa chọn CSKT; có 02 yếu tố có ảnh hưởng đến HVQTLN thông qua chi phối các NVKT phát sinh; 05 yếu tố (BCTC hợp nhất, chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, hiệu quả hoạt động kinh doanh, đòn bẩy tài chính, phát hành cổ phiếu) có ảnh hưởng cùng chiều đến HVQTLN thông qua lựa chọn CSKT, ngược lại yếu tố quy mô và chất lượng kiểm toán độc lập có quan hệ ngược chiều với hành vi này. (Nguồn do tác giả tổng hợp) 16 PHỤ LỤC 4: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU THẾ GIỚI VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG IAF VÀ HVQTLN. Nhân tố đo lường chất lượng IAF Nghiên cứu Hành vi ĐCLN Năng lực chuyên môn  Kinh nghiệm Prawitt et al., (2009); - Lin et al., (2011) - Johl et al., (2013) - Schneider Arrnold, (2013) - Arum Enggar Puspa (2015) - Eya et al., (2015) - Ege (2015) -  Chứng chỉ nghề nghiệp Prawitt et al., (2009); - Lin et al., (2011) - Arum Enggar Puspa (2015) - Ege (2015) -  Số giờ đào tạo dành cho KTV nội bộ Prawitt et al., (2009) - Lin et al., (2011) - Ege (2015) -  Trình độ giáo dục Lin et al., (2011) -  Mức độ đầu tư cho KTNB Prawitt et al., (2009) Lin et al., (2011) Johl et al., (2013) Yu et al., (2019) - 17  Sử dụng dịch vụ cung cấp bởi Big 4 Prawitt et al., (2009); Ege (2015) - Tính độc lập và khách quan  Đối tượng nhận báo cáo của trưởng ban KTNB Prawitt et al., (2009) - Lin et al., (2011) - Schneider Arrnold, (2013) - Johl et al., (2013) - Ege (2015) + Abbott et al., (2016) -  Đối tượng bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng ban KTNB Johl et al., (2013) -  Thời gian KTNB sử dụng liên quan đến kiểm toán BCTC Prawitt et al., (2009); - Johl et al., (2013) -  KTNB thuê ngoài Lin et al., (2011) - Abbott et al., (2016) -  KTNB được xem là kênh đào tạo các nhà quản lý cấp cao Prawitt et al., (2009) - Lin et al., (2011) - Johl et al., (2013) - Ege (2015) - Abbott et al., (2016) - (Nguồn: tác giả tổng hợp) Ký hiệu: + : “Ảnh hưởng cùng chiều”; -: “Ảnh hưởng ngược chiều” 18 PHỤ LỤC 5: TÓM TẮT HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KTNB Stt Quy định pháp luật Chất lượng IAF 1 Văn bản pháp lý liên quan 1) - Quyết định số 832/TC/QĐ-CĐKT ngày 28/10/1997 về việc ban hành quy chế KTNB - Thông tư số 52/1998/TT-BTC ngày 16/04/1998 hướng dẫn tổ chức hoạt động KTNB theo QĐ 832/TC/QĐ- CĐKT ngày 28/10/1997 - Thông tư số 171/1998/TT-BTC ngày 22/12/1998 hướng dẫn thực hiện IAF tại DNNN theo QĐ 832/TC/QĐ- CĐKT ngày 28/10/1997 Tại Điều 12, Điều 14 và Điều 17 của QĐ 832: - Kiểm toan viên nội bộ phải có phẩm chất trung thực, khách quan; đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, hoặc quản trị kinh doanh; đã công tác thực tế trong lĩnh vực quản lý tài chính, kế toán từ 5 năm trở lên, trong đó có ít nhất có 3 năm làm việc tại công ty nơi được giao nhiệm vụ KTV; đã qua huấn luyện về nghiệp vụ kiểm toán, KTNB theo nội dung chương trình thống nhất của Bộ Tài Chính và được cấp chứng chỉ. - KTV phải khách quan, đề cao tính độc lập trong hoạt động kiểm toán. Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, cập nhật kiến thức, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp. - Trưởng phòng KTNB là người ký, chịu trách nhiệm trước (Tổng) giám đốc và trước pháp luật về báo cáo KTNB. Điều 1.2 Khoản B của Thông Tư 52/1998: - Đứng đầu phòng KTNB Tổng công ty là Trưởng phòng KTNB do Tổng giám đốc bổ nhiệm. Trưởng phòng KTNB và các KTV không được kiêm nhiệm 19 các công việc quản lý và điều hành trong Tổng công ty. Điều 2.1 Khoản B Thông tư số 52/1998: Tùy thuộc vào quy mô sản xuất kinh doanh, khối lượng công việc cần kiểm toán tại các đơn vị thành viên có thể tổ chức thành tổ KTNB hoặc nhóm KTNB với biên chế từ 2-3 người. 2) Quyết định số 03/1998/QĐ-NHNN ngày 03/01/1998 ban hành quy chế KTNB trong các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam Điều 6, Điều 7, Điều 11 của Quyết định 03 có quy định về trách nhiệm và tiêu chuẩn của KTV nội bộ: - Trưởng ban KTNB trực thuộc sự quản lý của HĐQT (HĐQT) và Tổng giám đốc. - Trưởng ban KTNB có trách nhiệm báo cáo kết quả kiểm toán cho Tổng giám đốc, Ban kiểm soát. - KTV nội bộ phải có kiến thức về tín dụng ngân hàng, kế toán tài chính, kiểm toán kinh tế, có thời gian công tác ngân hàng ít nhất từ 3 năm - 5 năm). Tại Điều 9 – Khoản 4 - Quyết định số 03 quy định: KTNB phải làm đầu mối, khi có Đoàn thanh tra của NHNN, Đoàn kiểm tra, hoặc kiểm toán từ bên ngoài tiến hành thanh tra, kiểm tra tại TCTD. 3) Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 ban hành quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng Tại Điều 7 về Kiểm tra, đánh giá độc lập về hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ có quy định: - Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng phải được KTNB kiểm tra, đánh giá một cách độc lập. Việc kiểm tra, đánh giá độc lập phải 20 được thực hiện bởi bộ phận KTNB hoặc tổ chức KTĐL hoặc một tổ chức khác có đủ trình độ và khả năng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá độc lập theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 4) Thông tư số 16/2011/TT- NHNN ngày 17/08/2011 quy định về KSNB, KTNB trong các ngân hàng nhà nước Việt Nam Tại Điều 3 của Thông tư 16 có định nghĩa về hoạt động KTNB như sau: - KTNB là hoạt động kiểm tra, đánh giá một cách độc lập, khách quan về tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đơn vị, từ đó đưa ra các kiến nghị, tư vấn nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần đảm bảo cho đơn vị hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Tại Điều 12 quy định về sự khách quan của KTV nội bộ: - KTV nội bộ phải có thái độ công bằng, không định kiến và tránh mọi xung đột về lợi ích. Mỗi kiểm soát viên, KTV có quyền và nghĩa vụ báo cáo mọi vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính độc lập khách quan của mình trước, trong khi thực hiện KTNB với Vụ trưởng Vụ KTNB. 5) Thông tư số 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 hướng dẫn tổ chức hệ thống KSNB và KTNB của tổ chức tín dụng chi Tại Điều 2, thông tư này đưa ra định nghĩa về KTNB như sau: - KTNB là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, 21 nhánh ngân hàng nước ngoài. thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. Tại Điều 7 có quy định: - Kết quả KTNB phải được báo cáo kịp thời cho HĐQT, Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát và gửi Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đồng thời gửi cho Ngân hàng Nhà nước. Tại Điều 9 quy định các nguyên tắc hoạt động của KTNB: 1) Tính độc lập: Tổ chức và hoạt động KTNB độc lập với đơn vị, bộ phận điều hành, tác nghiệp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, cán bộ làm công tác KTNB không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của KTNB; tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo rằng KTNB không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá. 2) Tính khách quan: Bộ phận KTNB, KTV nội bộ phải đảm bảo tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến. 3) Tính chuyên nghiệp: KTV nội bộ phải là người có kiến thức, trình độ và kỹ năng KTNB cần thiết, 22 không kiêm nhiệm các cương vị, các công việc chuyên môn khác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; có đủ kiến thức để xác định được các dấu hiệu gian lận, có kiến thức về rủi ro trong hoạt động ngân hàng và các biện pháp kiểm soát công nghệ thông tin để thực hiện công việc được giao. Bộ phận KTNB phải có ít nhất một KTV đủ kiến thức, trình độ, kỹ năng thực hiện kiểm soát công nghệ thông tin then chốt và kỹ thuật kiểm toán công nghệ cao. 6) Quyết định số 791/2012/QĐ-BTC ngày 30/03/2012 về việc ban hành quy chế kiểm tra, KTNB trong các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc Bộ Tài Chính. Tại Điều 4, Điều 5 có quy định về KTNB: - Đảm bảo tính độc lập, trung thực và khách quan; theo quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các kết luận, kiến nghị KTNB phải đảm bảo chính xác, cụ thể, rõ ràng và khách quan. - KTV nội bộ phải trung thực, khách quan, có tinh thần trách nhiệm và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nội dung KTNB. 7) Nghị định số 05/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 về KTNB Tại Điều 5 có quy định về nguyên tắc cơ bản KTNB như sau: 1. Tính độc lập: Người làm công tác KTNB không được đồng thời đảm nhận các công việc thuộc đối tượng của KTNB. Đơn vị phải đảm bảo rằng KTNB không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong khi thực hiện nhiệm vụ báo cáo và đánh giá. 23 2. Tính khách quan: Người làm công tác KTNB phải đảm bảo khách quan, chính xác, trung thực, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của KTNB. Tại Điều 7b, 7c có quy định về đạo đức nghề nghiệp của KTNB như sau: - Người làm công tác KTNB phải thể hiện mức độ cao nhất về tính khách quan chuyên môn trong việc thu thập, đánh giá và trao đổi thông tin về các hoạt động và quy trình được kiểm toán. Người làm công tác KTNB được đưa ra các đánh giá khách quan về tất cả các tình huống liên quan và không bị ảnh hưởng chi phối từ các lợi ích cá nhân hoặc từ bất kỳ ai trong việc đưa ra các xét đoán và kết luận của mình; - Người làm công tác KTNB áp dụng các kiến thức, các kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn trong công tác KTNB. Đồng thời hành động một cách thận trọng, phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng. Tại Điều 11 về tiêu chuẩn của người làm công tác KTNB. - Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện KTNB. - Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc 24 tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra. - Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về KTNB. II Chuẩn mực kiểm toán 1) Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 công bố 06 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 610 - Đoạn 12 có quy định về việc KTV độc lập đánh giá KTNB dựa vào các hướng dẫn như sau (a) Vị trí của KTNB trong cơ cấu tổ chức của đơn vị: KTV độc lập phải xem xét vị trí của KTNB trong đơn vị và ảnh hưởng của vị trí này đến tính độc lập, khách quan của KTNB. Tính độc lập, khách quan được đảm bảo khi KTNB có quyền: (1) báo cáo trực tiếp với cấp lãnh đạo cao nhất, (2) không kiêm nhiệm những công việc liên quan đến hoạt động khác ngoài KTNB, và (3) được trao đổi trực tiếp với KTV độc lập. (a) Chức năng của KTNB. (b) Năng lực chuyên môn của KTV nội bộ. KTV độc lập phải xem xét về trình độ chuyên môn được đào tạo, về năng lực, kinh nghiệm thực tế cũng như chính sách tuyển dụng và bồi dưỡng KTV nội bộ của đơn vị. (c) Tính thận trọng nghề nghiệp của KTV nội bộ. 25 KTV độc lập phải xem xét tính thích hợp, hiệu quả của việc lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán, thu thập và lưu giữ các tài liệu, lập sổ tay kiểm toán, chương trình làm việc và hồ sơ kiểm toán của KTV nội bộ. (d) Hoạt động và hiệu quả của KTNB trong năm tài chính trước. Kiểm toán độc lập phải xem xét thực tế hoạt động và hiệu quả của KTNB trong năm tài chính trước, xem mức độ hoàn thành công việc, khả năng ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm, hiệu lực của báo cáo KTNB,... 2) Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chuẩn mực kiểm toán số 200 - Đoạn 15: có quy định: KTV phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán như sau: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn và tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. VSA 610 - Đoạn 09: hướng dẫn KTV độc lập khi sử dụng công việc của KTV nội bộ phải đánh giá: (a) Tính khách quan của KTNB: - Vị trí của KTNB trong đơn vị được kiểm toán và khả năng mà vị trí này có thể tác động đến tính khách quan của KTV nội bộ; 26 - KTNB có báo cáo với Ban quản trị hoặc cơ quan quản lý và KTNB có được tiếp cận trực tiếp với Ban quản trị hay không; - KTV nội bộ có bất kỳ mâu thuẫn nào về trách nhiệm hay không. (b) Năng lực chuyên môn của KTV nội bộ; (c) Công việc của KTV nội bộ có được thực hiện với sự thận trọng nghề nghiệp thích hợp không; (d) Công việc của KTNB có - được lập kế hoạch, giám sát, soát xét và lưu trữ hồ sơ một cách phù hợp không. (e) Các sổ tay kiểm toán hay những tài liệu tương tự, chương trình làm việc, hồ sơ kiểm toán và mức độ đầy đủ của các tài liệu này. (f) Có thể trao đổi thông tin một cách hiệu quả giữa KTV nội bộ và KTV độc lập hay không. (Nguồn do tác giả tổng hợp 27 PHỤ LỤC 6: DANH SÁCH CHUYÊN GIA THAM GIA PHỎNG VẤN Stt Họ và tên Cơ quan công tác Chức vụ CG01 Lê Thị Tuyết Nhung Phó vụ trưởng Vụ chế độ kế toán Phó vụ trưởng CG02 Bùi Thị Thanh Hà Tập Đoàn Bảo Việt Trưởng ban KTNB CG03 Nguyễn Thùy Vân Tập Đoàn TTC Trưởng ban KTNB CG04 Phạm Nguyễn Kim Hồng Furniweb (VN) Shareholding Company Giám đốc KTNB CG05 Phạm Hùng Lân Ngân Hàng TMCP Á Châu Trưởng ban KTNB (Nguồn do tác giả tổng hợp) 28 PHỤ LỤC 7: DÀN BÀI THẢO LUẬN VỚI CHUYÊN GIA Xin kính chào các anh chị! Tôi đang là nghiên cứu sinh thuộc trường Đại Học Kinh Tế TP.Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các CTNY trên TTCK Việt Nam”. Trước tiên, tôi chân thành cám ơn các anh chị đã dành thời gian tham gia cùng tôi. NỘI DUNG THẢO LUẬN Tôi đang xây dựng mô hình các nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB và kiểm định tại Việt Nam về ảnh hưởng của các nhân tố này đến hành vi quản trị lợi nhuận tại các CTNY trên TTCK Việt Nam. Dựa vào các nghiên cứu trong và ngoài nước (nghiên cứu của Brown & Pinello, 2007; Gram;ing et al., 2004; Prawitt et al., 2009; Johl et al., 2013; Ege, 2015; Nguyễn Thị Hồng Thúy, 2010; Lê Thị Thu Hà, 2011; Nguyễn Thị Thu Thủy, 2016;) và quan điểm của các cơ quan ban hành chuẩn mực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu (AICPA, 1997, 2014; PCAOB, 2010; IAASB, 2012; IIA, 2017; Bộ Tài Chính Việt Nam, 2012, 2019), tôi đã chọn được 02 nhân tố đo lường hoạt động KTNB là năng lực chuyên môn, tính độc lập và khách quan của KTNB. Trong đó, thang đo của năng lực chuyên môn bao gồm kinh nghiệm, chứng chỉ chuyên môn, số giờ đào tạo mà các KTV nội bộ hoàn thành trong năm; tính độc lập và khách quan thể hiện qua việc trưởng ban KTNB báo cáo công việc trực tiếp cho HĐQT hoặc Ban kiểm soát. Ngoài ra, dựa vào hướng dẫn trong các tài liệu văn bản pháp luật Việt Nam về hoạt động KTNB tại Việt Nam (Thông tư 52/1998/TT-BTC, Quyết định 36/2006/QĐ-NHNN, Thông tư 44/2011/TT-NHNN, Thông tư 214/2012/TT-BTC), tôi dự định đưa thêm vào mô hình nghiên cứu ba nhân tố mới là: quy mô KTNB được đo lường thông qua số nhân viên của bộ phận KTNB, chất lượng kiểm toán độc lập được đo lường thông qua việc công ty được kiểm toán bởi Big 4 và nhân tố kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB 29 được đo lường thông qua bộ phận KTNB có thiết lập chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng KTNB. Do gần như chưa có đề tài nghiên cứu nào trước được thực hiện trong nước liên quan đến nội dung nghiên cứu này, tôi rất mong muốn tham khảo ý kiến của các anh chị để có cơ sở giúp tôi xây dựng được mô hình nghiên cứu phù hợp cho thực tiễn Việt Nam về các nội dung sau: 1) Xin các anh (chị) vui lòng cho biết các anh chị có đồng ý rằng 02 nhân tố năng lực chuyên môn, tính độc lập và khách quan cũng như thang đo hai nhân tố nêu trên là các nhân tố ảnh hưởng và đo lường chất lượng hoạt động KTNB tại các CTNY Việt Nam và giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý hay không? 2) Theo quan điểm của các anh (chị), 03 nhân tố tôi dự định đưa thêm vào mô hình nghiên cứu dựa trên nghiên cứu tài liệu là các văn bản pháp luật Việt Nam gồm có: quy mô KTNB, chất lượng kiểm toán độc lập và nhân tố kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB có ảnh hưởng và được xem là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB tại các CTNY Việt Nam và giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý hay không? 3) Xin các anh (chị) vui lòng cho biết, theo quan điểm của các anh (chị), ngoài 05 nhân tố trên, còn có nhân tố nào đo lường chất lượng hoạt động KTNB tại các CTNY Việt Nam cần đưa thêm vào mô hình hay không? Vì sao? Và anh (chị) có thể đề xuất cách đo lường đối với các nhân tố thêm vào như thế nào? Xin chân thành cám ơn! 30 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ THẢO LUẬN CHUYÊN GIA Phát biểu Không đồng ý Giải thích Năng lực chuyên môn là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý 0/5 PV1: Đồng ý KTNB có kinh nghiệm, đạt được các chứng chỉ chuyên môn và việc tham gia đào tạo hàng năm càng nhiều thì năng lực chuyên môn càng cao. Năng lực chuyên môn cao, chất lượng hoạt động KTNB cao. Nếu chất lượng hoạt động này cao sẽ ngăn ngừa được HVQTLN của nhà quản lý. PV2: Đồng ý Năng lực chuyên môn rất quan trọng đến khả năng hoàn thành được công việc KTNB tốt nhất. Trong đó, đặc biệt kinh nghiệm, bằng cấp chuyên môn của nhân viên KTNB sẽ giúp ngăn ngừa các hành vi tư lợi của nhà quản lý như hành vi quản trị lợi nhuận. PV3: Đồng ý Chất lượng hoạt động KTNB trong một tổ chức phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm năng lực chuyên môn. Những yếu tố quyết định cho một năng lực chuyên môn tốt là kinh nghiệm và việc được đào tạo kiến thức chuyên môn thường xuyên. Khi này, KTNB sẽ hỗ trợ ngăn chặn các hành vi không đúng của nhà quản lý, đảm bảo hoạt động quản lý được hiệu quả. PV4: Đồng ý Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTNB và năng lực chuyên môn có sự ảnh hưởng khá quan 31 trọng đến chất lượng này. Một nhân viên KTNB có chuyên môn tốt cần có kinh nghiệm công tác, đặc biệt là kinh nghiệm kiểm toán và việc không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn sẽ giúp nhân viên KTNB thuận lợi trong việc phát hiện nhanh chóng các hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. PV5: Đồng ý Năng lực chuyên môn có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động KTNB. Năng lực chuyên môn càng cao thì khả năng phát hiện các hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý càng tốt. Tính độc lập và khách quan là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý 0/5 PV1: Đồng ý Tính độc lập và khách quan của KTNB là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB. Trong đó, việc trưởng ban KTNB phải được liên hệ và báo cáo trực tiếp công việc cho HĐQT thì tính độc lập và khách quan của KTNB sẽ được đảm bảo cao. PV2: Đồng ý Bộ phận KTNB được độc lập với các phòng ban chức năng khác sẽ đảm bảo được sự khách quan khi thực hiện công việc kiểm toán. Đặc biệt khi trưởng ban KTNB được trực tiếp báo cáo công việc chuyên môn với nhà quản lý cấp cao như HĐQT sẽ giúp họ không e ngại trước bất kỳ sự gian lận, sai sót nào xảy ra tại đơn vị. PV3: Đồng ý 32 Nhân viên KTNB không nên có quan hệ với các phòng ban chức năng khác, cần thể hiện sự độc lập khách quan để đảm bảo công việc kiểm toán đạt chất lượng cap. PV4: Đồng ý . Trưởng ban KTNB cần phải được báo cáo trực tiếp với cổ đông hoặc Hội đồng quản trị để không bị can thiệp vào đánh giá và những phát hiện của kiểm toán. Có như vậy, KTNB sẽ giúp công ty giảm thiểu các hành vi đem lại lợi ích cá nhân của nhà quản lý. PV5: Đồng ý. Bộ phận KTNB không những cần đảm bảo tình khách quan mà cần cần đảm bảo năng lực, kiến thức chuyên môn để nâng cao chất lượng công việc KTNB và ngăn ngừa các hành vi không đúng của nhà quản lý. Quy mô KTNB có phải là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý 1/5 PV1: Đồng ý . Số lượng nhân viên trong Bộ phận KTNB nhiều sẽ thuận lợi trong việc bố trí công việc kiểm toán, tạo sự phối hợp công việc hiệu quả, từ đó chất lượng hoạt động KTNB sẽ được nâng cao. PV2: Không đồng ý. Ảnh hưởng của quy mô KTNB đến chất lượng hoạt động này không nhiều đối với các công ty mà quan trọng là trình độ chuyên môn của các KTV nội bộ. PV3: Đồng ý. Quy mô KTNB là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB. Việc tuyển dụng số lượng nhân viên đầy đủ cho Bộ 33 phận KTNB sẽ giúp công việc kiểm toán được thực hiện tốt hơn, không bỏ sót các quy trình kiểm toán và từ đó sẽ phát hiện nhiều hơn những sai sót xảy ra tại công ty. PV4: Đồng ý. Bộ phận KTNB cần có từ 03 KTV trở lên để trưởng ban KTNB có thể bố trí nhân sự kiểm toán phù hợp cho kế hoạch kiểm toán và thực hiện công việc kiểm toán đạt chất lượng cao. PV5: Đồng ý. Số lượng nhân viên Bộ phận KTNB ít quá sẽ không đảm bảo được các thủ tục kiểm toán được thực hiện hiệu quả và chất lượng. Bộ phận KTNB không những đảm bảo chất lượng mà cũng cần đảm bảo về quy mô phù hợp. Cho nên, quy mô KTNB được xem là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của hoạt động này. Việc công ty được kiểm toán bởi Big 4 là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB giúp giảm thiểu hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. 1/5 PV1: Đồng ý. Các công ty được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập thuộc nhóm Big 4 thì có hoạt động KTNB đạt chất lượng cao hơn bởi vì các công ty kiểm toán này thường quan tâm đến chất lượng của KTNB. PV2: Đồng ý. Các công ty kiểm toán Big 4 sẽ hỗ trợ bộ phận KTNB phát hiện được nhiều hơn các hành vi sai sót của nhà quản lý. PV3: Không đồng ý. 34 Mối quan hệ giữa công ty và công ty kiểm toán độc lập Big 4 mặc dù cũng có ảnh hưởng nhưng không nhiều đến chất lượng hoạt động KTNB. PV4: Đồng ý. Chất lượng kiểm toán được cung cấp bởi các công ty kiểm toán Big 4 sẽ đem lại niềm tin về tính minh bạch cao của các thông tin trình bày trên BCTC. Nếu họ tin vào Bộ phận KTNB thì họ sẽ sử dụng công việc của KTNB, giảm thiểu khối lượng công việc và phí kiểm toán. Do đó, Bộ phận KTNB không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán để đáp ứng yêu cầu của kiểm toán độc lập. Nếu được như vậy, Bộ phận KTNB sẽ phát hiện được các hành vi quản trị lợi nhuận của nhà quản lý. PV5: Đồng ý. Việc được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập thuộc Big 4 sẽ giúp các Bộ phận KTNB thấy được các yếu kém tồn tại trong hoạt động KTNB và trong công tác quản lý của công ty. Đây là nhân tố ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng hoạt động KTNB. Chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB là nhân tố đo lường chất lượng hoạt động KTNB giúp giảm thiểu hành vi 0/5 PV1: Đồng ý. Công ty và Bộ phận KTNB cần phải xây dựng được chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB để nâng cao chất lượng hoạt động này trong việc ngăn ngừa các hành vi tư lợi của nhà quản lý. PV2: Đồng ý. Chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB sẽ giám sát và đo lường được chất lượng hoạt động KTNB. 35 quản trị lợi nhuận của nhà quản lý Công ty có xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng sẽ hỗ trợ phát hiện các yếu kém trong hoạt động KTNB để hoàn thiện hoạt động này. PV3: Đồng ý. Chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB bao gồm việc giám sát thường xuyên và đánh giá định kỳ. Công ty và Bộ phận KTNB cần xây dựng chương trình kiểm soát chất lượng để nâng cao công tác kiểm soát hoạt động quản lý, giảm thiểu hành vi không phù hợp của nhà quản lý. PV4: Đồng ý. Việc xây dựng và thực hiện chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB là rất cần thiết đối với Bộ phận KTNB. Chương trình này sẽ giúp nâng cao được chất lượng hoạt động KTNB thông qua việc rà soát liên tục các chính sách, quy trình công việc KTNB. Tuy nhiên khi xây dựng chương trình này cũng cần chú ý đến năng lực và tính độc lập của nhân viên đang thực hiện chương trình. PV5: Đồng ý. Chương trình kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB sẽ giảm thiểu được các rủi ro của hoạt động này, nâng cao được uy tín và niềm tin của các bên liên quan đến công việc của KTNB. Như vậy, Bộ phận KTNB sẽ ngày càng nâng cao vai trò và chất lượng. (Nguồn do tác giả tổng hợp) 36 PHỤ LỤC 9: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN (V/v: Hoạt động KTNB tại các CTNY trên TTCK Việt Nam) Kính gửi: Quý Anh (Chị), Tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về chất lượng hoạt động KTNB tại các CTNY trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn thiện chí và sự hợp tác quý báu của Quý Anh/Chị đã tham gia cuộc khảo sát cho nghiên cứu của tôi. Rất kính mong Anh/Chị với tư cách là người có chuyên môn và hiểu biết về hoạt động KTNB bên trong công ty của Anh/Chị, dành chút ít thời gian quý báu cung cấp giúp tôi một số thông tin liên quan đến bộ phận KTNB. Nhằm mục đích bảo mật thông tin cá nhân cho Quý Anh/Chị, đây là một bảng câu hỏi vô danh. Hãy đảm bảo rằng Anh/Chị không viết tên (hoặc bất kỳ bình luận nào khác có thể xác định danh tính Anh/Chị trên bảng câu hỏi. Bằng cách hoàn thành bảng câu hỏi, Anh/Chị đồng ý tham gia vào nghiên cứu này. Nếu Anh/Chị có bất kỳ câu hỏi nào về nghiên cứu này, vui lòng liên hệ với tôi theo địa chỉ email: TĂNG THỊ THANH THỦY – Email: thuytang.cpa@gmail.com THÔNG TIN CÁ NHÂN CUNG CẤP THÔNG TIN: Cơ quan công tác: .................................................. ......................................... Địa chỉ cơ quan công tác: ...................................... ......................................... Điện thoại liên lạc: ................................ Email: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ BỘ PHẬN KTNB 1. Công ty của Anh/Chị có bộ phận KTNB không? Có  Không  2. Hãy cho biết năm thành lập Bộ phận KTNB: . 3. Bộ phận KTNB của Anh/Chị có bao nhiêu nhân viên? 37 Năm 2014: .. người Năm 2017: .. người Năm 2015: .. người Năm 2018: .. người Năm 2016: .. người 4. Vui lòng cho biết số nhân viên trong Bộ phận KTNB có chứng chỉ chuyên môn (CPA, CIA, ACCA, CFA,): Năm 2014: .. người Năm 2017: .. người Năm 2015: .. người Năm 2018: .. người Năm 2016: .. người 5. Mỗi năm, nhân viên Bộ phận KTNB phải tham gia bao nhiêu giờ đào tạo chuyên môn? Năm 2014: .. giờ/năm Năm 2017: .. giờ/năm Năm 2015: .. giờ/năm Năm 2018: .. giờ/năm Năm 2016: .. giờ/năm 6. Bộ phận KTNB thiết lập chương trình đánh giá và kiểm soát chất lượng hoạt động KTNB? Năm 2014: Có  Không  Năm 2015: Có  Không  Năm 2016: Có  Không  Năm 2017: Có  Không  Năm 2018: Có  Không  Xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị ! 38 PHỤ LỤC 10: NGUỒN THU THẬP DỮ LIỆU ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN ĐỘC LẬP Stt Tên biến Nguồn thu thập/Số lượng công ty BCTN, BCTC Trực tiếp Email Năng lực chuyên môn Kinh nghi ERROR: syntaxerror OFFENDING COMMAND: %ztokenexec_continue STACK: -filestream- -mark- /sfnts

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_chat_luong_hoat_dong_kiem_toan_noi_bo.pdf
  • pdfMOI_E.pdf
  • pdfMOI_V.pdf
  • pdfTOM TAT_E.pdf
  • pdfTOM TAT_V.pdf
Luận văn liên quan