Luận án Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay

Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: Một là, lợi ích nhóm và nhóm lợi ích là vấn đề đã được nghiên cứu từ khá lâu ở Mỹ và các nước phương Tây nhưng mới được quan tâm ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học xem xét lợi ích nhóm với cả mặt tích cực và mặt tiêu cực thì dư luận lại chủ yếu nhìn nhận lợi ích nhóm theo nghĩa xấu. Vì vậy, việc thống nhất nhận thức về vấn đề này, khẳng định lợi ích nhóm tồn tại khách quan trong xã hội với cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết. Hai là, tuy mới được quan tâm gần đây nhưng xét theo quan niệm về lợi ích nhóm thì nó đã tồn tại ở nước ta từ lâu. Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện đại hội trước đây tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề lợi ích nhóm nhưng đã cảnh báo những biểu hiện liên quan đến nó với các mặt trái như lợi ích bè phái, lợi ích cục bộ, địa phương, chủ nghĩa cá nhân Bên cạnh đó, các nhóm lợi ích chính thức như các hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội hay các nhóm lợi ích phi chính thức cũng đã hình thành và phát triển ở nước ta.

pdf166 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i có liên quan. Cơ chế lên tiếng của người dân cũng cần được xây dựng và bảo đảm để người dân nói lên tiếng nói của mình khi lợi ích của họ bị xâm phạm. Ở đây, cần nâng cao năng lực cho các nhóm lợi ích có tổ chức (các hội và hiệp hội thương mại, nghề nghiệp, xã hội) trong việc thực sự đại diện và bảo vệ cho lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên của mình. Đồng thời, thực hiện việc tách bạch giữa hoạch định chính sách và thực thi chính sách để bảo đảm trách nhiệm của những công chức, viên chức trong bộ máy chính quyền. Đây cũng là một xu hướng chung trong đổi mới quản lý công trên thế giới hiện nay. Ba là, từ hai phân tích trên, cần ban hành các luật về tiếp cận thông tin, Luật về vận động hành lang, Luật về trưng cầu dân ý, Luật về hội: Luật về tiếp cận thông tin cho phép quy trình ban hành chính sách được minh bạch, xã hội được biết, truyền thông được biết. Trong quá trình dự thảo 137 khung chính sách, pháp luật cần dự kiến tổ chức các cuộc tranh luận công khai giữa các nhóm lợi ích hợp pháp với sự chủ trì của các nhà làm luật. Việc công khai nhằm đi đến sự dung hòa của chính các bên lợi ích, làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết sách được đúng đắn, hợp lý và tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Luật về vận động hành lang tạo nên hành lang pháp lý để mọi chủ thể cùng tiếp cận và vận động được lợi ích chính đáng của nhóm mình và làm rõ ranh giới giữa vận động hành lang và tham nhũng. Luật về trưng cầu dân ý là một trong các công cụ để nhân dân có ý kiến, phản ánh đầy đủ tiếng nói của toàn dân đối với những vấn đề trọng đại của quốc gia. Luật về hội để bảo đảm quyền lập hội của công dân và xây dựng hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hội, gồm các tổ chức có tư cách pháp nhân và các tổ chức không có tư cách pháp nhân trong cộng đồng để các tổ chức này hoạt động phù hợp với pháp luật, đồng thời, để Nhà nước có cơ sở quản lý hoạt động. Qua đó, giúp hình thành lợi ích nhóm hợp pháp, có tổ chức và hạn chế lợi ích nhóm tiêu cực. Trong đó, cần quy định rõ những hoạt động “bị hạn chế” hoặc “cấm” đối với các tổ chức xã hội, đồng thời, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chuyên môn trong những lĩnh vực đặc thù mà tổ chức xã hội phải tuân thủ để định hướng cho các hội hoạt động theo chiều hướng tích cực. Quy định trách nhiệm giải trình của các tổ chức này trước cơ quan nhà nước cũng như quyền khiếu nại và khởi kiện của các tổ chức đó với cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm quyền và lợi ích của hội. Cùng với đó, cần phân loại các hội thành hội hoạt động “vì lợi ích của hội viên” (nhóm lợi ích công) và các hội hoạt động “vì lợi ích cộng đồng” (nhóm lợi ích tư) để có những chính sách cho phù hợp. Các hội vì lợi ích công nên được hưởng các ưu đãi như miễn thuế, nhận tài trợ từ các tổ chức, cá nhân và Nhà nước, song phải công khai, minh bạch các nguồn thu chi tài chính và chịu sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan nhà nước. 138 Bốn là, xóa bỏ cơ chế xin - cho trong quản lý. Lợi ích nhóm tiêu cực được hình thành từ cơ chế xin - cho đã duy trì từ thời bao cấp đến nay trong mọi lĩnh vực. Cơ chế này đã hình thành một loại quan hệ mới trong đời sống và tồn tại trong nền kinh tế là có xin, có cho và có “lại quả”, làm trái với chủ trương, chính sách, gây bất bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Cùng với đó là cơ chế độc quyền trong kinh doanh. Đây là vỏ bọc hợp pháp để hình thành nên lợi ích nhóm tiêu cực, lợi ích nhóm đặc quyền, đặc lợi. Cùng với đổi mới cơ chế quản lý nền kinh tế, cơ chế xin - cho đã dần bị loại bỏ, bị hạn chế. Tuy vậy, đến nay, tình trạng này vẫn còn tồn tại ở không ít lĩnh vực, như trong quản lý quy hoạch, đất đai, ngân sách, tài chính, biên chế Bởi vậy, ngăn chặn sự ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến sự lãnh đạo của Đảng cần kiên quyết hạn chế và đi đến xóa bỏ cơ chế xin - cho. Trong công tác tổ chức cán bộ cần tổ chức, cần tổ chức thực hiện tốt việc khoán biên chế, quỹ lương; trong quản lý kinh tế, cần để cho quy luật kinh tế thị trường xử lý những doanh nghiệp yếu kém; trong thu chi ngân sách, cần chấm dứt sự tùy tiện trong chi tiêu ngân sách. Quốc hội phải có thực quyền quyết định phân bổ ngân sách. Sự phân cấp chi tiêu ngân sách phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Năm là, để đảm bảo cho các chính sách trong tương lai thật sự đại diện cho lợi ích của số đông, phải tạo điều kiện cho các nhóm lợi ích công hình thành. Các nhóm lợi ích công (các nhóm bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, hỗ trợ nông dân, công đoàn) và truyền thông có thể là khắc tinh của các nhóm lợi ích tư. Tuy nhiên, muốn các nhóm lợi ích công phát triển và trở thành “đồng minh” tin cậy của mình, Nhà nước phải nới bớt quyền kiểm soát với chính các “đồng minh” này. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng phải tạo ra cơ chế kiềm chế và đối trọng giữa các nhóm lợi ích tư nếu muốn độc lập về chính sách. 4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức và cán bộ 4.2.3.1. Đối với công tác tổ chức Hoạt động yếu kém của các tổ chức đảng là nguyên nhân làm cho lợi ích nhóm tiêu cực phát triển. Có thể thấy, trong thời gian qua, sự giám sát quản lý 139 đảng viên một cách lỏng lẻo đang diễn ra ở không ít các tổ chức đảng. Công tác đảng ở nhiều nơi còn mang tính hình thức, không ít các đơn vị, cơ quan kinh tế, tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước coi nhẹ vai trò của tổ chức đảng và trách nhiệm của đảng viên. Mọi sinh hoạt phê bình và tự phê bình chỉ là hình thức, dẫn đến sự lộng quyền, lộng hành. Nhiều tổ chức đảng bị vô hiệu hóa; chi bộ, đảng viên trở thành những người làm công thực thụ cho các ông chủ. Ở những nơi này, lợi ích nhóm tiêu cực có điều kiện phát triển, nhất là những nhóm đặc quyền, đặc lợi. Cùng với đó, trong Đảng cũng như trong xã hội thiếu một cơ chế giám sát, kiểm soát, nhất là giám sát người đứng đầu một cách đầy đủ, công khai, minh bạch và có hiệu quả để ngăn chặn lợi ích nhóm tiêu cực, giám sát nội bộ thì hầu như không có hiệu quả do có sự ràng buộc lẫn nhau, giám sát từ bên ngoài nhưng trong cùng hệ thống hiệu quả không cao. Trong khi đó, giám sát của nhân dân thì chưa thật sự phát huy tác dụng. Hoạt động giám sát của các cơ quan có thẩm quyền như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp cũng còn mang tính hình thức. Đại hội XII khẳng định, cần: Tiếp tục đổi mới bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy phải gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm soát quyền lực, ngăn ngừa sự lạm quyền, vi phạm kỷ luật, kỷ cương [30, tr.203]. Trong việc kiểm soát lợi ích nhóm, việc xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực trong bộ máy của Đảng và Nhà nước là hết sức cần thiết. Với sự tồn tại, đấu tranh của các nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội, để thúc đẩy xã hội phát triển 140 bền vững, vấn đề chất lượng thể chế chính trị thể hiện qua khả năng, mức độ kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước có ý nghĩa sống còn. Để quyền lực nhà nước thực sự thuộc về số đông, đảm bảo lợi ích cho số đông, thực hiện công bằng xã hội cho mọi người, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, chống tập trung quyền lực được đặt ra từ rất sớm và luôn luôn tồn tại khi còn tồn tại nhà nước. Ở nhiều quốc gia, kể cả các quốc gia có thể chế chính trị tương đối hoàn thiện, việc tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước - tạo lập một cơ chế có khả năng khuyến khích tối đa ảnh hưởng tích cực của nhóm lợi ích (phân bổ công bằng lợi ích nhóm), cũng như giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của nhóm lợi ích (phân bổ một cách bất công lợi ích giữa các nhóm, kìm chế tiềm năng, tước đoạt điều kiện phát triển) vẫn luôn được chú trọng. Việc xây dựng các thể chế này càng cụ thể và chặt chẽ bao nhiêu thì quyền lực càng bị kiểm soát chặt chẽ bấy nhiêu. Cần làm cho quyền lực bị giới hạn theo đúng tinh thần của Hiến pháp và pháp luật, khắc phục tình trạng lạm quyền, chuyên quyền trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước. Muốn vậy, cần có cơ chế giám sát trong bộ máy nhà nước như sau: Cần tiến hành sự phân quyền cụ thể về mặt chức năng, thẩm quyền giữa các nhánh quyền lực cũng như thiết kế sự kiểm soát lẫn nhau giữa chúng. Đúng như Đảng ta khẳng định: “Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất; xác định rõ hơn quyền hạn và trách nhiệm của mỗi quyền” [30, tr.176]. Cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan chuyên trách chống tham nhũng thuộc các bộ phận như thanh tra, kiểm toán, công an, viện kiểm sát. Thực hiện nghiêm túc Quy chế chất vấn trong Đảng. Đây là cơ chế để giám sát, phát hiện sớm ngay trong nội bộ Đảng, các tác động của lợi ích nhóm đến sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy, những biểu hiện của lợi ích cục bộ, 141 lợi ích nhóm không khó nhận biết nhưng các cơ chế lãnh đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát hiện nay chưa đủ để ngăn chặn. Nếu thực hiện được chế độ chất vấn trong Đảng kết hợp với chất vấn cán bộ lãnh đạo cơ quan Nhà nước thì có thể tạo được cơ chế mới để ngăn chặn ảnh hưởng của lợi ích nhóm vào cơ quan lãnh đạo và đội ngũ cán bộ của Đảng. Đặc biệt, cần phát huy quyền làm chủ của nhân dân: Một là, phát huy dân chủ, tăng cường hoạt động giám sát của người dân, các đoàn thể nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trong đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực. Có thể coi xây dựng cơ chế giám sát của nhân dân đối với quyền lực nhà nước là giải pháp quan trọng khắc phục lợi ích nhóm tiêu cực ở Việt Nam hiện nay. Trong xu hướng mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay việc mở rộng dân chủ phải gắn chặt với việc thực hiện giám sát của nhân dân. Giám sát nhân dân vừa là phương thức đồng thời là thước đo sự dân chủ trong xã hội. Đây cũng là cách thức hữu hiệu nhằm khắc phục lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay. Chúng ta phải tiếp tục phát huy tốt hơn và nhiều hơn quyền làm chủ của nhân dân qua các hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp để nhân dân tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước, nhất là việc giám sát, kiểm tra của nhân dân đối với hoạt động của các cơ quan và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Để nhân dân có thể thực hiện tốt hoạt động thì các đại biểu phải định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của cử tri, nếu không có đủ tín nhiệm thì cử tri thực hiện quyền bãi miễn. Có các hình thức để nhân dân có thể dự thính hoặc theo dõi trực tiếp nắm bắt thông tin các kỳ họp của các cơ quan dân cử. Cải tiến cách thức để nhân dân tham gia thảo luận và góp ý kiến vào các dự luật, các dự thảo nghị quyết quan trọng của Đảng và Nhà nước thật sự thiết thực và có hiệu quả, tránh cách làm mang tính hình thức, tràn lan, tốn kém. Công khai minh bạch và dân chủ trở thành thước đo cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp. 142 Mục đích của giám sát quyền lực và giám sát nhân dân đối với các cơ quan dân cử là để quyền lực không bị lạm dụng, bị tha hóa, sự ủy quyền của nhân dân đối với các cơ quan quyền lực, đối với đội ngũ các cơ quan quyền lực, đối với đội ngũ cán bộ, công chức được kiểm soát. Thực tế đã chứng minh, quyền lực nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng, luôn có xu hướng bị tha hóa, bị biến dạng và bị lạm dụng và những mục đích cá nhân nhiều khi đi ngược lại lợi ích xã hội. Vì vậy, để ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực của nó, quyền lực, quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước phải được kiểm soát chặt chẽ. Giám sát nhân dân là một cách thức quan trọng để kiểm soát quyền lực nhà nước. Một trong các quyền quan trọng thể hiện quyền lực thuộc về nhân dân trong các nhà nước dân chủ là quyền quyết định của nhân dân lựa chọn các đại diện thực hiện ý chí của mình và đi đôi với nó là quyền phế truất khi người được ủy quyền không thi hành được ý nguyện của dân chúng. Vì vậy, hệ thống bầu cử theo nhiệm kỳ luôn là công cụ kiểm soát quan trọng, thể hiện rõ ràng nhất quyền quyết định tối cao của nhân dân. Tuy nhiên, ở Việt Nam bầu cử Quốc hội được thực hiện theo cơ chế Đảng cử, dân bầu. Toàn dân bầu Quốc hội nhưng là bầu cho những ứng cử viên đã được dự kiến trước theo sự sắp xếp của cấp ủy, của Đảng. Về thực chất, cơ chế ủy quyền này ngay từ khâu ủy quyền đầu tiên đã chưa bảo đảm thực chất quyền quyết định của nhân dân đối với các đại diện của mình. Hai là, Nhà nước cần thể chế hóa cụ thể và chặt chẽ các quy định cũng như cơ chế để nhân dân có thể thuận tiện thực hiện quyền làm chủ của mình, qua đó phản ánh, kiến nghị, tố cáo những hành vi tiêu cực, đặc biệt là thực hiện quyền bãi miễn của mình đối với những cán bộ tham nhũng. Điều này chỉ có thể đạt được thông qua việc thúc đẩy nhanh, mạnh tiến trình dân chủ hóa xã hội để tạo đủ quyền và trách nhiệm của người dân trong cuộc chiến với nạn tham nhũng - đó là quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng tổ chức, chọn lựa và bãi miễn nhân sự cho hệ thống chính quyền; quyền được khiếu nại, tố cáo những hành vi tham nhũng cũng như tiếp cận thông tin và tự do ngôn luận; quyền được đòi hỏi 143 phải xử lý nghiêm minh các tổ chức và cá nhân tham nhũng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc xây dựng cơ chế để Đảng phải chịu sự giám sát của nhân dân. Ba là, bên cạnh đó, cũng cần phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng để tăng sức mạnh giám sát của nhân dân. Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin đến công chúng một cách kịp thời và chính xác về những hoạt động của nhà nước, góp phần tạo lập sự kiểm soát quyền lực từ phía xã hội thông qua sức ép dư luận, hình thành nên bầu không khí thảo luận dân chủ, thúc đẩy sự hình thành một chính phủ minh bạch, trách nhiệm, phối hợp hành động và giúp cho việc thiết lập, duy trì sự quản lý tốt. Muốn vậy, phải bảo đảm cho các phương tiện truyền thông chủ động tiếp cận được với những thông tin chính thống. Bốn là, cần đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, triển khai rộng rãi cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra; xử lý mọi thông tin nhân dân cung cấp; nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức trách nhiệm và tinh thần tự giác của nhân dân đối với sự nghiệp lành mạnh hóa, trong sạch hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên và xã hội. Năm là, xây dựng cơ chế phản biện của nhân dân đối với các quyết định lãnh đạo, quản lý. Trong xã hội tồn tại nhiều nhóm lợi ích khác nhau, mỗi nhóm theo đuổi một mục tiêu và đôi khi xung đột nhau. Phản biện giúp cho xung đột của các nhóm lợi ích được điều chỉnh thông qua thảo luận và thỏa thuận. Phản biện xã hội là một thể chế hành động thúc đẩy sự phát triển của xã hội trong điều kiện một đảng cầm quyền. Tuy nhiên, việc xây dựng và đưa cơ chế phản biện đi vào đời sống cũng không hề đơn giản. Bởi người Việt Nam có thói quen là chấp nhận thỏa hiệp. Thói quen này là do văn hóa đề cao sự đồng thuận, không thích tranh luận, phản biện, tạo ra những con người luôn sẵn sàng chấp nhận cái sai, chịu sống chung với những yếu kém, bất cập, sai trái, khiến những hành vi không bình thường như phong bì, quà cáp, biếu xén lâu dần trở thành bình thường. Hậu quả là đa số dân chúng và xã hội chịu thiệt, chỉ có một số ít người được hưởng lợi bất chính. 144 Sáu là, đẩy mạnh sự liên kết các tầng lớp nhân dân thông qua các tổ chức chính trị - xã hội và xây dựng cơ chế cho người dân tham gia xây dựng chính sách. Sự liên kết này hiện nay đang được thực hiện bởi Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Phụ nữ Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế chính trị như tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công việc nhà nước và xã hội, hoạt động của các tổ chức này cũng bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, nơi tồn tại nhiều quan hệ lợi ích đan xen và ngược chiều. Do vậy, cần tạo môi trường pháp lý về lập hội và hoạt động của hiệp hội, các tổ chức nhân dân để đa dạng hóa và tạo điều kiện cho sự liên kết của công dân theo các nhóm quan điểm, lợi ích và để thể hiện tiếng nói của mình trong quá trình tham gia hoạch định chính sách. Trước hết là trong thời gian tới, cần tổ chức thực hiện tốt Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo tinh thần Đại hội XII. Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở hoạt động cho xã hội công dân, thực hiện đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các tổ chức nghề nghiệp, các hiệp hội; thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội nhằm phát huy vai trò các yếu tố tích cực của xã hội công dân trong kiểm soát quyền lực. Đây là phương tiện kiểm soát quyền lực toàn diện và triệt để nhất vì nó phản ánh đúng bản chất của quyền lực nhà nước là bắt nguồn từ nhân dân. Nếu hoạt động tốt, đây sẽ là công cụ hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước. 4.2.3.2. Đối với công tác cán bộ Sự tha hóa, biến chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên; đặc biệt là sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa cá nhân khi những người này chạy theo địa vị, danh lợi, chức quyền, sử dụng quyền lực nhà nước thành công cụ, phương tiện phục vụ mục đích cá nhân, tìm mọi cơ hội để trục lợi đang là một thực tế. Trong khi đó, sự yếu kém trong công tác lãnh đạo của một số cấp ủy 145 đảng, sự dung túng, bao che của các cấp ủy địa phương đối với những đảng viên suy thoái, nhất là đảng viên có chức, có quyền khiến lợi ích nhóm tiêu cực càng hoạt động mạnh. Vì vậy, phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực trong công tác cán bộ cần một số giải pháp sau: Một là, xây dựng bộ quy chuẩn cán bộ và quy trình bổ nhiệm chặt chẽ để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống mẫu mực, có trình độ, năng lực đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Khi xây dựng được bộ quy chuẩn đánh giá và sử dụng cán bộ một cách khoa học, chặt chẽ, có giá trị như một bộ luật mà các tổ chức, cơ quan, đơn vị đều phải làm theo sẽ hạn chế được nhiều trường hợp bổ nhiệm tùy tiện những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc, quen biết vào vị trí lãnh đạo hoặc các vị trí công tác quan trọng. Hai là, phải dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ, nhất là trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và bổ nhiệm cán bộ, vì đó là những khâu hết sức quan trọng trong quá trình phát hiện, bồi dưỡng, đề bạt, cất nhắc, quản lý và giám sát cán bộ. Cần quy định tiêu chuẩn chức danh chức vụ lãnh đạo, quản lý. Đây là việc làm rất cần thiết trong công tác cán bộ, bởi nó là cơ sở để tạo ra cơ chế minh bạch. Đồng thời, phải lượng hóa rất cụ thể tiêu chuẩn, tránh chung chung, nhất là tình trạng hiểu và áp dụng thế nào cũng được, thế nào cũng đúng, bị lợi dụng để phục vụ cho những quan hệ, ý đồ cá nhân không lành mạnh mà mục đích là vì “lợi ích nhóm”, “chạy chức, chạy quyền” để trục lợi. Ba là, gắn cuộc đấu tranh chống lợi ích nhóm tiêu cực với việc nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Tăng cường sức chiến đấu và hiệu quả của công tác tư tưởng, lý luận theo Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX), làm cho công tác tư tưởng luôn chủ động, kịp thời, sắc bén, có tính thuyết phục cao, góp phần củng cố sự đoàn kết thống 146 nhất về chính trị, tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân. Đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp gắn với thực hiện tốt việc học tập, làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kiên quyết, kịp thời đấu tranh chống những biểu hiện cơ hội, những quan điểm sai trái trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chú trọng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành. Đổi mới phương pháp đánh giá cán bộ, quy trình tuyển chọn, đào tạo, đề bạt, luân chuyển cán bộ. Tăng cường dân chủ trong Đảng và trong nhân dân, có cơ chế cụ thể để phát huy quyền kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, đảng viên của các tổ chức và nhân dân. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI. Trong sinh hoạt đảng, cần tập trung đấu tranh chống tư tưởng cơ hội, thực dụng cùng những biểu hiện suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Các cấp ủy đảng cần có cơ chế tổ chức, giám sát, kiểm tra để mỗi đảng viên không ngừng tự học tập, tự rèn luyện, tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ lý luận, nhận thức và phẩm chất đạo đức cán bộ. Đảng viên cần đi sâu vào quần chúng nhân dân, lắng nghe ý kiến của dân, giải thích cho dân hiểu bản chất, biểu hiện của kẻ cơ hội, động viên nhân dân tích cực đấu tranh. Cần chú trọng chất lượng, không chạy theo số lượng trong công tác phát triển đảng viên mới. Cần có chế tài xử lý nghiêm những trường hợp chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy huân chương như Đại hội XI của Đảng chỉ ra, cho dù họ ở bất cứ cương vị nào. Lênin đã từng nhắc nhở: "Điều rất cần thiết hiện nay là, về mặt tổ chức, phải hoàn toàn tách hẳn những phần tử cơ hội chủ nghĩa ấy ra khỏi các đảng công nhân" [132, tr.327] dù cho bản thân đảng có "phải tạm thời chịu đau đớn kịch liệt đi nữa" [133, tr.154]. 147 Thực hiện thường xuyên phê bình và tự phê bình. Bản chất, mục đích của phê bình và tự phê bình là xây dựng Đảng. Có thái độ thành khẩn, trung thực, tôn trọng sự thật, lẽ phải, không giấu giếm, bao che, thổi phồng hoặc bóp méo sự thật. Tăng cường hiệu quả công tác bảo vệ Đảng trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, chú trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ góp phần phát hiện, ngăn chặn kịp thời và đưa những phần tử cơ hội ra khỏi Đảng. Xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ quản lý cán bộ, đảng viên, trước hết là đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý. Sự lỏng lẻo, dễ dãi trong quản lý mối quan hệ xã hội, nhất là mối quan hệ của cán bộ lãnh đạo, quản lý với giới kinh doanh hiện nay là mảnh đất màu mỡ cho sự lôi kéo, làm quen, cấu kết giữa người có chức, có quyền với giới kinh doanh, hình thành những nhóm lợi ích bất chính, ảnh hưởng xấu đến sự lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, cần xây dựng chế độ quản lý bảo đảm kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa cán bộ lãnh đạo, quản lý với giới kinh doanh. TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Từ các phân tích về phương hướng, giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực ở Việt Nam hiện nay, có thể rút ra một số kết luận: Một là, phương hướng để phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của lợi ích nhóm ở Việt Nam hiện nay phải đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa từ nhận thức đến thực tiễn. Trong đó, cần chú trọng đến vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội đặc biệt là vai trò của nhân dân. Hai là, giải pháp để phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của lợi ích nhóm ở nước ta hiện nay phải bắt đầu từ nhận thức đến việc xây dựng cơ chế chính sách, hoàn thiện hệ thống pháp luật; công tác tổ chức, cán bộ và sự cần thiết phải gắn cuộc đấu tranh chống tham nhũng với việc phòng, chống lợi ích nhóm tiêu cực. 148 Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu mà chúng ta hướng tới, là định hướng chung cho việc xác định đâu là lợi ích nhóm tích cực, đâu là lợi ích nhóm tiêu cực, cũng là cơ sở cho việc đưa ra phương hướng và kiến nghị nhằm phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của lợi ích nhóm. Muốn vậy, trong ứng xử với lợi ích nhóm cần đảm bảo nguyên tắc: đảm bảo sự lãnh đạo bền vững, lâu dài của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo mục tiêu chủ nghĩa xã hội; dựa trên cơ sở nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, làm phong phú thêm những tư tưởng ấy bằng những kinh nghiệm quốc tế hiện đại; dựa trên cơ sở văn hóa truyền thống, dung hợp được và không để dẫn đến xung đột với văn hóa truyền thống dân tộc; phù hợp với những chuẩn mực quốc tế và xu thế chính trị thế giới hiện nay. 149 KẾT LUẬN Từ những phân tích trên, có thể rút ra một số kết luận như sau: Một là, lợi ích nhóm và nhóm lợi ích là vấn đề đã được nghiên cứu từ khá lâu ở Mỹ và các nước phương Tây nhưng mới được quan tâm ở Việt Nam trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trong khi các nhà khoa học xem xét lợi ích nhóm với cả mặt tích cực và mặt tiêu cực thì dư luận lại chủ yếu nhìn nhận lợi ích nhóm theo nghĩa xấu. Vì vậy, việc thống nhất nhận thức về vấn đề này, khẳng định lợi ích nhóm tồn tại khách quan trong xã hội với cả những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một vấn đề hết sức cần thiết. Hai là, tuy mới được quan tâm gần đây nhưng xét theo quan niệm về lợi ích nhóm thì nó đã tồn tại ở nước ta từ lâu. Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện đại hội trước đây tuy không đề cập trực tiếp đến vấn đề lợi ích nhóm nhưng đã cảnh báo những biểu hiện liên quan đến nó với các mặt trái như lợi ích bè phái, lợi ích cục bộ, địa phương, chủ nghĩa cá nhân Bên cạnh đó, các nhóm lợi ích chính thức như các hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội hay các nhóm lợi ích phi chính thức cũng đã hình thành và phát triển ở nước ta. Ba là, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam các lợi ích nhóm tồn tại một cách khách quan và có ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực, góp phần đảm bảo định hướng chủ nghĩa xã hội nhưng ngược lại, cũng có thể làm chệch hướng con đường mà chúng ta lựa chọn. Lợi ích nhóm tác động đến những yếu tố quan trọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam như Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các giá trị như công bằng, dân chủ, văn minh Bốn là, trước những ảnh hưởng nêu trên của lợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đòi hỏi chúng ta phải có phương hướng, giải pháp để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của nó. Trước hết, việc 150 học hỏi kinh nghiệm của các nước, từ những nước phát triển như phương Tây hay các nước có trình độ phát triển như nước ta là hết sức cần thiết. Vì những nước này đã có kinh nghiệm kiểm soát lợi ích nhóm từ lâu với hệ thống pháp luật và những tình huống xử lý thực tiễn khá phong phú. Bên cạnh đó, cũng cần căn cứ vào thực tiễn Việt Nam để có những phương hướng, giải pháp cụ thể từ nhận thức, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến công tác tổ chức, cán bộ 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), “Phê phán tính tự phát tiểu tư sản ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, trong cuốn Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.359-369. 2. Nguyễn Thị Thu Huyền (2014), “Một số giải pháp nâng cao dân trí đồng bào dân tộc thiểu số”, trong cuốn 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc và tôn giáo. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.152-162. 3. Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), “Phê phán tính tự phát tiểu tư sản trong đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam”, Tạp chí Mặt trận (135 + 136), tr.14-17. 4. Nguyễn Quốc Phẩm, Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), “Chủ nghĩa xã hội hiện thực - Thành tựu, khủng hoảng và triển vọng”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị (3), tr.3-9. 5. Nguyễn Quốc Phẩm, Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), “Từ phác thảo của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội đến những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay”, trong cuốn Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.227-237. 6. Nguyễn Thị Thu Huyền (2015), “Tư tưởng của V.I.Lênin về chính sách đối ngoại và ý nghĩa đối với Việt Nam”, trong cuốn Phát triển và vận dụng sáng tạo di sản tư tưởng V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.498-508. 7. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), “Tác động của lợi ích nhóm đến nguy cơ đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Giáo dục và xã hội (2), tr.64-67; 71. 8. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), “Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng chính sách ở Việt Nam hiện nay - Một số biểu hiện và giải pháp phòng ngừa”, Tạp chí Giáo dục lý luận (243), tr.37-39. 9. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), “Một số điểm mới về vấn đề dân chủ trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, (1), tr.16-19. 10. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), “Lựa chọn con đường cứu nước của Hồ Chí Minh - Cơ sở lý luận, thực tiễn và ý nghĩa hiện nay”, Tạp chí Thông tin Khoa học chính trị, 02(3), tr.80-83. 11. Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), Vai trò của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc kiểm soát lợi ích nhóm hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, cập nhật ngày 23/8/2016. 12. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn Thị Thu Huyền (2016), “Nêu cao trách nhiệm người đứng đầu trong công tác phòng chống tham nhũng theo tinh thần Đại hội XII của Đảng”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị (8), tr.17-21. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Lưu Văn An (2010), Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 2. Lưu Văn An (2011), “Vận động hành lang trong đời sống chính trị các nước phương Tây”, Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.83-88. 3. Alexis De Tocqueville (1981), Nền dân trị Mỹ, Nxb Tri thức, Hà Nội. 4. Vương Tuấn Anh (2014), Tham nhũng chính sách là loại tham nhũng cực kỳ nguy hiểm, tại trang [truy cập ngày 5/1/2015]. 5. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo tổng kết công tác hội năm 2004, sơ kết thực hiện Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 6. Lê Bửu (2003), “Vấn đề lợi ích trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Tạp chí Khoa học xã hội, (2), tr.45-46. 7. C.Mác, Ph.Ăngghen (1978), Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. 8. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. C.Mác, Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Lê Chi (2013), Tham nhũng qua ”Nhóm thân hữu, tại trang [truy cập ngày 10/4/2013]. 13. Đặng Ngọc Chiến (2003), “Tham gia xây dựng chính sách có hiệu quả là góp phần quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích người lao động”, Tạp chí Lao động và công đoàn, (275, 276), tr.4-5. 14. Phạm Văn Chung (2006), Triết học Mác về lịch sử, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đặng Ngọc Dinh (chủ biên) (2011), Giải quyết xung đột và phòng chống tham nhũng: Sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự, Nxb Tri thức, Hà Nội. 153 16. Douglas K. Stevenson (2000), Cuộc sống và các thể chế ở Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Bùi Đại Dũng (2005), Hiệu quả chi tiêu ngân sách dưới sự tác động của vấn đề nhóm lợi ích ở một số nước trên thế giới, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hà Nội. 18. Vũ Dũng (chủ biên) (2012), Thích ứng xã hội của các nhóm xã hội yếu thế ở nước ta hiện nay, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 19. Vũ Tiến Dũng (2008), “Tạo sự hài hoà về lợi ích giữa công nhân và doanh nhân ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, (3), tr.72 - 76 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1959), Báo cáo tại Hội nghị lần thứ 16 (mở rộng) Ban Chấp hành Trung ương khóa II, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu lần 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 48, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phần I, tr.137 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 154 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Ngô Văn Điểm (2006), “Quản lý nhà nước và mục tiêu bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (8), tr.13 - 16. 32. Đặng Quang Định (2008), “Quan điểm của triết học Mác về lợi ích với tư cách động lực của lịch sử”, Tạp chí Triết học, (8), tr.75-80. 33. Đặng Quang Định (2009), “Quan điểm của Đảng về giải quyết vấn đề lợi ích tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (2), tr.52-55. 34. Đặng Quang Định (2010), Quan hệ lợi ích kinh tế giữa công nhân, nông dân và trí thức ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Đặng Quang Định (2012), Vai trò của lợi ích đối với sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Đặng Quang Định (2014), “Lợi ích nhóm với vấn đề tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2), tr.82 - 85. 37. Mạnh Đức, VnEconomy.vn, ngày 06/06/2011 38. Minh Đức, 60 cán bộ được ông Truyền bổ nhiệm ở “phút 89” hiện giờ ra sao?, tại trang [truy cập ngày 23/102014]. 39. Nguyễn Đình Gấm (2004), “Giải quyết đúng đắn, hài hoà các quan hệ lợi ích động lực to lớn của sự phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (1), tr.52-58. 40. Vũ Văn Gầu (2006), “Hồ Chí Minh nói về lợi ích, về mối quan hệ giữa các loại lợi ích và thực hiện lợi ích”, Tạp chí Khoa học xã hội, (7), tr.12-18. 41. Nguyễn Văn Giang (2014), “Ảnh hưởng của “lợi ích nhóm” đến sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.83 - 87. 42. Đỗ Huy Hà (chủ biên) (2013), Giải quyết quan hệ lợi ích kinh tế trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 155 43. Nguyễn Ngọc Hà, Trần Thị Bích Huệ (2014), “Lợi ích nhóm với tính cách một khái niệm của triết học xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (4), tr.40-46. 44. Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên), Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay. 45. Nguyên Hà (2012), Lợi ích nhóm có bao che tham nhũng, tại trang [truy cập ngày 22/8/2015]. 46. Trương Thị Hồng Hà (2008), “Pháp luật về vận động hành lang của một số nước trên thế giới và một vài gợi ý đối với Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.73-83. 47. Lương Đình Hải (2015), “Tác động của nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay của tác giả”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 4(89). 48. Nguyễn Thị Hằng (2006), “Bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa”, Tạp chí Lao động và xã hội, (287), tr.2-4. 49. Trần Thị Hằng (2015), Lợi ích nhóm và tham nhũng trong hoạch định chính sách ở Việt Nam hiện nay, Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ năm 2014, Hà Nội. 50. Phạm Hạnh, Ngân Giang (2013), Doanh nghiệp thua lỗ, sếp vẫn nhận lương “khủng”, tại trang: [truy cập ngày 20/7/2015]. 51. Trần Bách Hiếu (2009), “Vận động hành lang trong nền chính trị Mỹ và một số liên hệ tới Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (16), tr.55-62. 52. Trần Bách Hiếu (2009), “Hoạt động vận động hành lang trong quá trình xây dựng chính sách và pháp luật ở Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2), tr.23 - 28. 53. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), “Kiểm soát lợi ích nhóm - tiếp cận từ góc độ giám sát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Lý luận chính trị, (11), tr.67-72. 54. Nguyễn Thị Mai Hoa (2013), “Đảm bảo công bằng xã hội từ góc nhìn nhóm lợi ích”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (4), tr.58-64. 55. Võ Hải, Nguyễn Hoài (2016), Ông Nguyễn Thiện Nhân: Bổ nhiệm người thân sai tiêu chuẩn khiến dân mất niềm tin, tại trang vnexpress.net [truy cập ngày 20/7/2016]. 156 56. Vũ Ngọc Hoàng (2015), “Lợi ích nhóm” và “chủ nghĩa tư bản thân hữu” - Cảnh báo nguy cơ, tại trang www.tapchicongsan.org.vn, [truy cập ngày 2/6/2015]. 57. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), Hội thảo “Nhận diện lợi ích nhóm”, ngày 11/1/2013, Hà Nội. 58. Thái Hải (2016), Kiểm soát xung đột lợi ích, phòng ngừa tham nhũng, tại trang thanhtra.com.vn, [truy cập ngày 20/5/2016]. 59. Trần Thị Bích Huệ (2015), Mâu thuẫn về lợi ích giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 60. Nguyễn Anh Hùng (2009), “Tìm hiểu các nhóm lợi ích ở Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (9), tr.13-20. 61. Nguyễn Thị Lan Hương (2015), “Sự tác động của nhóm lợi ích đến thực hiện công bằng xã hội đối với các thành phần kinh tế”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 5(90), tr.62-67. 62. Nguyễn Quốc Huy (2008), “Vận động hành lang trong nền chính trị Hoa Kỳ”, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.83-88. 63. Nguyễn Hữu Khiển (2011), “Nhóm lợi ích và vấn đề chống tham nhũng”, Tạp chí Triết học, (3), tr.53-59. 64. Nguyễn Hữu Khiển (2015), “Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích dưới dạng tham nhũng”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 12(97). 65. Nguyễn Linh Khiếu (1999), Lợi ích động lực phát triển xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 66. Nguyễn Linh Khiếu (2002), Góp phần nghiên cứu quan hệ lợi ích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 67. Đỗ Thiên Kính (2012), Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam 2002 - 2004 - 2006 - 2008), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 157 68. Vũ Ngọc Lân (2013), “Lợi ích nhóm và phòng, chống tham nhũng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (6), tr.50-51, 61. 69. Lê Hồng Liêm (chủ biên) (2014), Nghiên cứu mối quan hệ không bình thường giữa một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức, có quyền với các doanh nghiệp để trục lợi: Sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Linh Linh (2014), Cổ phần hóa vấp nhóm lợi ích, tại trang thoibaonganhang.vn, [truy cập ngày 11/7/2014]. 71. Káp Long, Hải Sâm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết ngăn chặn lợi ích nhóm, tại trang [truy cập ngày 4/12/2012]. 72. Hoàng Văn Luân (2015), Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích trong phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 73. Lê Quốc Lý (chủ biên) (2014), Lợi ích nhóm - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 74. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 76. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Hồng Minh (2013), Lợi ích nhóm - một dạng tham nhũng đặc biệt, tại trang [truy cập ngày 26/6/2013]. 78. Phạm Thành Nam, Đỗ Thị Thạch (2005), Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 79. Lê Hoàng Nga (2007), “Cổ phiếu hoá doanh nghiệp nhà nước và lợi ích người lao động”, Tạp chí Ngân hàng, (17), tr.30-33. 80. Ngô Nguyên (2014), “Xé rào” bán đất, hợp thức hóa sai phạm”, Báo Hà Nội mới, ngày 28, 29/11. 81. Nguyễn An Nguyên (2006), Thuần dưỡng các nhóm lợi ích, tại trang [truy cập ngày 5/3/2015]. 82. Trần Quang Nhiếp (2005), Nâng cao hiệu quả của báo chí trong đấu tranh chống quan liêu tham nhũng ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 158 83. Nguyễn An Ninh (2007), Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Nguyễn An Ninh (2010), Những nhân tố mới tác động đến triển vọng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Nguyễn An Ninh (2012), Về mô hình chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI của khu vực Mỹ Latinh hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổ chức hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) (2007), Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam với vai trò vận động chính sách - Vẫn có thể làm tốt hơn rất nhiều, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 87. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Đại sứ quán Vương quốc Anh, Ukaid, USAID (2011), Năng lực hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 88. Vũ Đình Quân (2009), “Giải pháp khắc phục mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình đô thị hóa nông thôn tại thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Khoa học chính trị, (5). 89. Quốc hội (2010), Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 90. Lê Quỳnh (2005), Đấu tranh chống tham nhũng - trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội và công dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 91. Nguyễn Quỳnh (2013), Petrolimex lỗ nặng, lãnh đạo vẫn nhận lương “khủng”, tại trang [truy cập ngày 26/7/2015]. 92. Trương Tấn Sang (2014), Vì nền độc lập tự do của đất nước, vì sự toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng với sự tin cậy và ủy thác của nhân dân, Tạp chí Cộng sản, (862). 93. Đỗ Ngọc Sơn (2004), “Giải quyết tốt lợi ích nông dân là biện pháp tăng cường cơ sở chính trị - xã hội của nền quốc phòng toàn dân”, Tạp chí Nông thôn mới, (131), tr.4-12. 94. Nguyễn Danh Sơn (2009), “Lợi ích của nông dân trong đổi mới và phát triển đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (8), tr.60-70. 159 95. Võ Kim Sơn (2013), “Vận động hành lang và mâu thuẫn lợi ích trong quá trình vận động hành lang”, Tạp chí Quản lý nhà nước, (205), tr.41-46. 96. Phan Xuân Sơn, Phạm Thế Lực (chủ biên) (2010), Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 97. Nguyễn Đinh Tấn (2005), Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 98. Tạ Ngọc Tấn (2013), Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 99. Mai Tết, Nguyễn Văn Tuất và Đặng Danh Lợi (2006), Sự vận động, phát triển của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 100. Đỗ Thị Thạch, Nguyễn An Ninh (2013), Công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động từ tư tưởng Rosa Luxemburg đến kinh nghiệm của Đức và thực tiễn Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 101. Hồ Bá Thâm (2011), Bàn về mâu thuẫn xung đột lợi ích hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 102. Hồ Bá Thâm (chủ biên) (2011), Mâu thuẫn, xung đột lợi ích nhóm - Thực trạng, xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 103. Thanh tra Việt Nam, The World Bank (2012), Tham nhũng từ góc nhìn của người dân, doanh nghiệp và cán bộ, công chức, viên chức: Kết quả khảo sát xã hội học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 104. Tống Đức Thảo, Phan Duy Anh (2015), Mối quan hệ giữa Đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Đức hiện đại, Tạp chí Lý luận chính trị, (3). 105. Ngô Văn Thạo và các cộng sự (2015), Thực trạng xu hướng và giải pháp phòng, chống “lợi ích nhóm” ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 106. Trần Đăng Thịnh (2013), “Nhóm lợi ích và vận động hành lang: Nhìn từ nước Mỹ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (8), tr.62-64. 107. Cao Văn Thông, Đỗ Xuân Tuất (2014), “Nhận diện biểu hiện “Lợi ích nhóm” trong công tác tổ chức, cán bộ và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Cộng sản, (5), tr.68-72. 160 108. Cao Văn Thống (2016), “Nhận diện “lợi ích nhóm” trong việc ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Thông tin khoa học Lý luận chính trị, (2(15)), tr.49-54. 109. Lê Xuân Thủy (2013), Lợi ích của công nhân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội. 110. Nguyễn Thị Bích Thủy (2006), “Kết hợp đúng đắn các loại lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (4), tr.13 - 16. 111. Lê Văn Toàn (2012), Phân tầng xã hội ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 112. Vĩnh Trà, Tham nhũng gia tăng bởi lợi ích nhóm hoành hành, tại trang vov.vn, [truy cập ngày 23/7/2013]. 113. Nguyễn Phương Quỳnh Trang, Stromseth, J. R (2002), Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng, vai trò và hoạt động, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 114. Nguyễn Phú Trọng, Quyết tâm cao, biện pháp quyết liệt nhằm tạo chuyển biến mới về xây dựng Đảng. 115. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2002), tập 2, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 116. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 117. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 118. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 119. Nguyễn Kế Tuấn (2013), “Nhóm lợi ích - Yếu tố cản trở quá trình tái cơ cấu kinh tế”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (190), tr.31-35. 120. Trần Đình Tuấn (2008), “Vận động hành lang ở Mỹ và một số kinh nghiệm với Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (10), tr.39-40. 121. Vũ Anh Tuấn (2010), “Một số nội dung cơ bản trong luật về đạo đức và tính minh bạch trong vận động hành lang của Canada”, Tạp chí Thanh tra, (8), tr.39-40. 161 122. Đỗ Xuân Tuất, Phạm Quang Hưởng và Nguyễn Ngọc Hân (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam với cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, Nxb Lao động, Hà Nội. 123. Phạm Thị Tuý, Trần Đăng Thịnh (2013), “Nhận diện và ứng xử với vấn đề lợi ích nhóm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (7), tr.25-27. 124. Đào Trí Úc (2006), Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 125. Ủy ban Kinh tế Quốc hội (2012), Báo cáo kinh tế vi mô 2012: Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu, Nxb Tri thức, Hà Nội. 126. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 127. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 2, Nxb Tiến bộ, M. Mát-xcơ-va. 128. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, tập 5, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 129. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 8, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 130. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 11, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 131. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 13, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 132. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 133. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 27, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 134. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 135. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 40, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 136. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. 137. Nguyễn Văn Yểu, Lê Hữu Nghĩa (2006), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Anh 138. Fay Lomax Cook (1983), “Media and Agenda Setting: Effects on the Public, Interest Group Leaders, Policy Makers, and Policy”, Oxford Journals, (1), pp. 16-35. 139. Frederick J. Boehmke (2002), “The Effect of Direct Democracy on the Size and Diversity of State Interest Group Populations”, Journal of Politics, (8). 162 140. Heike Kluver (2011), “Lobbying in coalitions: Interst group influence on European Union policy-making”, Nufield’s Working Papers Series in Politics, (2). 141. Heike Kluver (2011), “Biasing polictics? Interest group participation in European policy-making”, Nufield College, University of Oxford, (9). 142. Hugh A. Bone (1958), “Political Parties and Pressure Group Politics”, The Annals of the American Academy of Political and Social Science, (319), pp. 173-183. 143. Maira Martini (2012), “Influence of interest groups on policy - making”, U4 Expert Answer, (6), pp. 335. 144. Pablo T. Spiller and Sanny Liao (2006), “Buy, Lobby or Sue: Interest Groups’ Participation in Policy Making - A Selective Survey”, NBER Working Paper, (12209). 145. Paul Burstein and April Liton (2002), The Impact of Political Parties, Interest Groups, and Social Movement Organizations on Public Policy: Some Recent Evidence and Theoretical Concerns, Social Forces, (2), pp. 380-408. 146. Seth Binder, Eric Neumayer (2005), “Environmental pressure group strength and air pollution: An empirical analysis”, Ecological Economics, (55), pp. 527 - 538. 147. Thomas L. Brunell (2005), “The Relationship Between Political Parties and Interest Groups: Explaining Patterns of PAC Contributions to Candidates for Congress”, Political Research Quarterly, (58), pp. 681-688 148. Thomas J. Dilorenzo (1985), “The origins of antitrust: An interest-group perspective”, International Review of Law and Economics, (5), pp. 73-90.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfanh_huong_cua_loi_ich_nhom_den_chu_nghia_xa_hoi_o_viet_nam_hien_nay_9923.pdf
Luận văn liên quan