Luận án Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay

Về cơ sở pháp lý cho tổ chức hoạt động thực hiện QTP như Luật tổ chức TA nhân dân, Luật tổ chức VKS nhân dân. cần tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thực hiện hoạt động tư pháp, nghiên cứu việc tiếp tục mở rộng phạm vi, tăng thẩm quyền của TA trong việc giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm; Tiếp tục nghiên cứu quy định các điều kiện và nội dung để TA nhân dân thực sự trở thành cơ quan thực hiện QTP, cơ chế giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm TP và HT khi xét xử chỉ tuân theo pháp luật như vấn đề về xây dựng bảng lương, chế độ đãi ngộ hợp lý,.; xây dựng cơ chế xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của VKS đối với hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra. Tại phiên tòa kiểm sát viên thực hiện chức năng buộc tội, thực hiện tranh tụng và phải chịu trách nhiệm về chứng cứ buộc tội thu thập được trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố

pdf179 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 491 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng, lo ngại đối với chính quyền địa phương mỗi khi họ xem xét để bổ nhiệm lại TP”. Ở nhiều nước đang phát triển, sự độc lập của tư pháp được tăng cường bằng biện pháp trao nhiệm kỳ suốt đời cho các TP như Anh, Mỹ, Pháp Các quốc gia đều phần lớn đều có chung quan điểm rằng vấn đề nhiệm kỳ của TP lâu dài sẽ giúp họ yên tâm với công tác xét xử, không phải bận tâm về việc tái bổ nhiệm nhiệm kỳ sau, cương quyết và độc lập hơn trong bảo vệ công lý. Ngoài ra, trong bối cảnh hiện nay pháp luật ban hành ngày càng nhiều, tranh chấp ngày càng trở nên phức tạp, kiến thức và kinh nghiệm của người xét xử đòi hỏi ngày càng cao vì vậy với nhiệm kỳ lâu dài sẽ giúp TP sẽ có thời gian bổ sung các kiến thức, tích lũy được nhiều kinh nghiệm đồng thời tăng cường chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao được tính độc lập của họ. Theo quan điểm của nghiên cứu sinh, cơ chế đào tạo TP của nước ta chưa thực sự đạt chất lượng cao nên hiện tại chúng ta có thể chưa bổ nhiệm toàn bộ TP với nhiệm kì suốt đời mà nên bổ nhiệm một bộ phận TP nhất định (đưa ra căn cứ đánh giá: kết quả hoạt động xét xử) Bảo đảm chế độ lương và chế độ chính sách hợp lý cho Thẩm phán Bên cạnh vấn đề nhiệm kỳ làm việc lâu dài thì cần thiết phải quy định một chế độ lương bổng đặc biệt cho TP, bởi trước hết lao động TP là loại lao động đặc thù. 153 Với một chế độ lương đảm bảo sẽ giúp cho TP đảm bảo được cuộc sống sinh hoạt lao động cá nhân và gia đình; giúp cho họ công tâm. Một chế độ lương đảm bảo cho cuộc sống sinh hoạt, lao động nghề nghiệp của cá nhân và gia đình TP, sẽ giúp họ công tâm làm việc, giữ gìn phẩm chất đạo đức và ý chí bảo vệ công lý, sẽ nâng cao tính độc lập, tránh mọi sự chi phối, cám dỗ vật chất bởi các quyền lực, thế lực, tác động, ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài đối với các phán quyết của họ. TP không chỉ là một nghề nguy hiểm mà còn là nghề có rất nhiều cám dỗ. Để những nhu cầu chính đáng về vật chất của TP không làm thay đổi sự thật của bản án và để bản thân các TP không bị lôi kéo bởi yếu tố tiền bạc. Một số nước trên thế giới hiện nay liên quan đến thu nhập của các TP được quy định rất chặt chẽ trong cơ sở pháp lý cụ thể như Liên bang Nga thu nhập của TP ở Liên bang Nga được thống nhất đảm bảo từ nguồn ngân sách của toàn Liên bang và không thể bị giảm trong suốt thời gian tại vị. Không chỉ đảm bảo về thu nhập TP theo quy định của pháp luật Nga còn được bảo đảm về chỗ ở cho những trường hợp TP ở nơi chưa đạt chuẩn về diện tích phòng ở. Ngay trong quy định của pháp luật liên bang Nga TP và nhân thân của TP còn được hưởng các bảo đảm chăm sóc sức khỏe theo bảo hiểm y tế, được cấp thuốc miễn phí, hưởng các dịch vụ nghĩ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng Nếu chưa được đảm bảo về chỗ ở TP được bồi hoàn tiền thuê phòng ở riêng với diện tích tối thiểu là 20 mét vuông. Nếu có chỗ ở nhưng chưa đạt chuẩn về diện tích và phòng biệt lập thì cũng được nhà nước hỗ trợ từ nguồn ngân sách liên bang. Ở Mỹ, việc cắt giảm “trực tiếp” hay “phân biệt đối xử” là vi Hiến, và ngay cả việc áp dụng một khoản thuế, phí nào đó riêng đối với TP hoặc những người làm trong TA cũng không được phép [117, tr. 48]. Hay như ở nhiều quốc gia như Đức, Hoa Kỳ, Singapore và nhiều quốc gia khác nữa, thu nhập của TP không chỉ ổn định mà còn bảo đảm cho cuộc sống gia đình, do đó TP không bị sức ép về kinh tế gây ra. Ngoài ra trong thời gian tới Việt Nam cũng cần chú trọng đến chế độ đãi ngộ sau khi rời công tác đối với các TP giỏi, nhiều kinh nghiệm, có bề dày thâm niên công tác. Khi các TP nghỉ hưu cũng là lúc họ có độ chín của nghề nên quyết định đưa ra trở nên sắc bén, phán quyết chính xác và thận trọng hơn. Vì vậy, tuổi nghỉ hưu của TP có thể nên quy định cao hơn các công chức hành chính khác. Nếu có thể cần có cơ chế chuyển sang làm công việc khác như cố vấn cấp cao trong thực tiễn xét xử nếu bản thân TP cũng mong muốn cống hiến cho ngành tư pháp. Chế độ bảo vệ an ninh đối với Thẩm phán Để đảm bảo cho TP phán quyết công lý, thì đời sống cá nhân của TP cũng cần được bảo vệ. Vì chính nghề đặc thù ấy không chỉ TP mà cả người thân của họ cũng 154 có thể là đối tượng dễ bị xâm hại nhất. Và không ít đặt vào trường hợp đánh đổi giữa việc bảo vệ công lý hay bảo vệ người thân các TP đề chấp nhận hi sinh vì người thân của mình. Nhiều nước phải có những biện pháp kèm theo để bảo vệ TP như xét xử với sự tham gia của TP vô danh, dấu mặt khi xét xử. Nhận thức rõ vấn đề này, ngay tại Liên bang Nga đã xây dựng được một hệ thống những đảm bảo an ninh, tính mạng, sức khỏe không chỉ TP mà còn cả thân nhân TP. Theo quy định của Luật về các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ TP, cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan thanh tra năm 1995 (có hiệu lực từ đầu năm 2010) và Chương trình mục tiêu quốc gia về “Phát triển hệ thống tư pháp Nga”, nghĩa vụ đảm bảo an ninh nơi ở, nơi làm việc được quy định chặt chẽ. Theo đó trụ sở làm việc của TP, phòng xét xử, phòng nghị án, nơi lưu giữ hồ sơ, chứng cứ vụ án phải được trang bị các thiết bị như hệ thống cửa quay; máy dò kim loại, hệ thống cảnh báo cháy, cảnh báo an ninh được kết nối với trung tâm thông tin thuộc cơ quan nội vụ. Ngoài ra để đảm bảo an ninh cá nhân của TP điều 5 và điều 7 Luật về các biện pháp của nhà nước bảo vệ TP, cán bộ, công chức cơ quan bảo vệ pháp luật mỗi TP được trang bị vũ khí, áo, mũ chống đạn hoặc trang bị bảo vệ cá nhân trong trường hợp khẩn cấp. Nơi ở của TP Liên bang Nga được lắp đặt thiết bị cảnh báo an ninh và kết nối với đơn vị công an phụ trách bảo vệ an ninh theo nơi cư trú của mỗi TP. Thân nhân của TP được bảo vệ và được cung cấp đường dây nóng cảnh báo an ninh. Thiết nghĩ cần phải ban hành quy định pháp luật cụ thể về việc giữ bí mật nghề nghiệp và các biện pháp cần thiết đối với việc bảo vệ an ninh công vụ của TP qua đó gián tiếp tránh cho họ không phụ thuộc vào những yếu tố khác và cảm thấy “sợ hãi” khi ra các quyết định phán xét của mình. Bên cạnh những giải pháp trên đối với đội ngũ TP thì một trong những vấn đề không thể không đề cập đến đo là bản thân đội ngũ này phải luôn ý thức được hơn nữa vai trò của mình. Ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn, việc dưỡng liêm của người TP phải là công việc thường nhật. Người TP cần hiểu mình, hiểu được nghề nghiệp đặc biệt mà mình đã lựa chọn để trân trọng mình, biết giữ mình trước những cám dỗ của cuộc sống. Đây là công việc khó nhưng khó không có nghĩa là không làm được. Đội ngũ Hội thẩm nhân dân Chế định đại diện nhân dân tham gia xét xử đã tồn tại hơn 70 năm (từ 1946-1950 là chế định phụ phẩm, từ 1950 đến nay là chế định HT). Tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau về sự tham gia của HT đặc biệt liên quan đến vấn đề chuyên môn pháp lý của hội thẩm. Thực tế rất nhiều vụ xét xử hết sức phức tạp, đòi hỏi các thành viên Hội đồng xét xử phải tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thật sự có kinh 155 nghiệm và am hiểu xã hội. Để chất lượng xét xử, giải quyết án tại TA nhất là TA cấp sơ thẩm không ngừng được nâng lên, luôn bảo đảm tiêu chí thật chính xác trong áp dụng pháp luật theo nghiên cứu sinh vẫn tiếp tục duy trì chế độ HT nhưng cần xác định lại quyền hạn của HT trong xét xử và khi nghị án. Trong thời gian tới theo nghiên cứu sinh có một số kiến nghị xoay quanh quy định của pháp luật về HT như sau: Về tiêu chuẩn kiến thức pháp luật của Hội thẩm: Theo quy định của pháp luật hiện hành, người được bầu hoặc cử làm HT chỉ cần có kiến thức pháp luật mà không quy định cụ thể một tiêu chuẩn tối thiểu nào, trong khi đó, cùng tham gia xét xử với họ là những TP có trình độ từ cử nhân luật trở lên, được đào tạo nghiệp vụ xét xử và thường xuyên được tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng xét xử. Hơn nữa, HT cũng phải chịu trách nhiệm kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra (nếu làm oan, sai) cho người không có tội. Do vậy, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn HT (khoản 2 Điều 85 Luật tổ chức Tòa án nhân dân) nên quy định theo hướng người được bầu hoặc cử làm HT phải có trình độ pháp luật từ trung cấp trở lên hoặc ít nhất phải qua một lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật tập trung 06 tháng. Về lựa chọn nhân sự để bầu hoặc cử làm Hội thẩm: Hội thẩm là người đại diện cho các tầng lớp nhân dân tham gia công tác xét xử của TA. Tuy nhiên thực tế hiện nay, phần lớn những người được Mặt trận Tổ quốc giới thiệu để Hội đồng nhân dân bầu làm HT là cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước hiện đang công tác hoặc đã nghỉ hưu, nên chưa thực sự đại diện đầy đủ cho tính nhân dân của chức danh này. Do đó, trong việc lựa chọn nhân sự để bầu làm HT không được dễ dãi, hạ thấp tiêu chí như thời gian qua, mà nhất quyết cần lựa chọn những người thật sự có uy tín, kiến thức và hiểu biết trên các lĩnh vực đời sống xã hội, các khu vực dân cư khác nhau, thì mới đảm bảo đúng ý nghĩa của chế định này. Về số lượng Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm: Công tác xét xử là một lĩnh vực liên quan tới các quyền rất quan trọng của cá nhân, tổ chức trong xã hội, do đó Hội đồng xét xử phải đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, nhằm hạn chế đến mức thấp tỉ lệ án bị cải sửa, bị hủy. Do vậy, theo quan điểm của nghiên cứu sinh một trong những giải pháp mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần xem xét đến, đó là chất lượng về trình độ chuyên môn của Hội đồng xét xử phải được coi trọng. Bên cạnh việc quy định trình độ kiến thức pháp luật tối thiểu của HT, thì vấn đề số lượng HT tham gia Hội đồng xét xử cũng phải thay đổi cho phù hợp. Mà theo đó, cần quy định số lượng HT trong Hội đồng xét xử nhiều hơn như hiện nay 156 (02 TP, 01 Hội thẩm), có như vậy mới đảm bảo huy động rộng rãi và tối đa trí tuệ phục vụ công tác xét xử và chắc chắn rằng bản án, quyết định của Hội đồng xét xử tuyên phù hợp với quy định pháp luật, bảo đảm công bằng được sự đồng tình ủng hộ của người dân, từ đó sẽ giảm hẳn tỉ lệ án có kháng cáo, kháng nghị có xu hướng ngày một tăng như hiện nay. Mối quan hệ phối hợp giữa Tòa án với Đoàn Hội thẩm; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị vũ trang nhân dân đối với Hội thẩm: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần kịp thời xây dựng cơ sở pháp lý quy định rõ trách nhiệm của HT khi tham gia xét xử, như: Trong thời gian chuẩn bị xét xử HT phải hết sức nỗ lực trong việc nghiên cứu hồ sơ xem xét đầy đủ những tình tiết có liên quan nhất buộc tội và gỡ tội; giá trị các tài liệu liên quan đến vụ kiện mà các bên cung cấp; nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh vụ án Từ đó HT phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch thẩm vấn tại phiên tòa, có như vậy mới chủ động khi tham gia xét xử và thể hiện sự “ngang quyền” với TP. Song song đó, cần thực hiện tốt chế độ trao đổi thông tin cho nhau giữa TA với Đoàn về tinh thần trách nhiệm cũng như chất lượng các vụ án mà HT đó đã tham gia xét xử, làm cơ sở đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ xét xử của HT trong năm, trong nhiệm kỳ, kịp thời đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng động viên khích lệ tinh thần và qua đó cũng là cơ sở quy hoạch bồi dưỡng nguồn tiếp tục cho nhiệm kỳ sau. 4.2.3. Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể liên quan thực hiện quyền tư pháp Việc ghi nhận bảo đảm thực hiện QTP mới chỉ là sự điểm khởi đầu của quá trình bảo đảm thực hiện QTP trở thành hiện thực. Để bảo đảm tốt hơn thực hiện QTP trên thực tế cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền trong đó. Trong điều kiện nước ta để bảo đảm hiện thực hóa QTP cần áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp trong đó cần tập trung nâng cao ý thức pháp luật từ phía cơ quan nhà nước và ý thức pháp luật của nhân dân. Đây chính là giải pháp mang tính chiến lược cơ bản, lâu dài ở nước ta hiện nay. Mục đích của việc nâng cao ý thức pháp luật là nhằm hình thành một tri thức pháp lý nhất định, làm sâu sắc và mở rộng hệ thống tri thức pháp luật, hình thành tình cảm và lòng tin đối với pháp luật, tạo thái độ pháp lý chủ động, tích cực của mỗi người thông qua đó hình thành hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, xây dựng lối sống theo pháp luật trong xã hội. Để nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể thực hiện QTP cần phải kết hợp nhiều giải pháp khác nhau: chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý và chiến lược pháp luật phù hợp; tăng cường tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật hình thành tri thức pháp luật, tâm lý pháp luật đúng 157 đắn, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ phẩm chất chính trị; tăng cường công tác giám sát xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm. - Chú trọng hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý: Hoạt động nghiên cứu khoa học trong đó có khoa học pháp lý ở nước ta thời gian qua đã có nhiều chuyển biến quan trọng tuy vậy hoạt động này vẫn còn nhiều hạn chế, đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu khoa học pháp lý xét xử ở nước ta còn mỏng vẫn chỉ tập trung vào những người kiêm nhiệm, kinh phí còn hạn chế. Điều đó dẫn đến chất lượng nghiên cứu phục vụ công tác xây dựng pháp luật vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, nhiều vấn đề vướng mắc từ thực tiễn chưa được đề cập, chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy trong thời gian tới Nhà nước cần chú trọng hơn nữa đến hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý. Cần tạo điều kiện hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu khoa học pháp lý về cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, trang thiết bị, kinh phí, đặc biệt nhiệm vụ khoa học liên quan đến thực thi quyền lực tư pháp cần được thực hiện công khai, minh bạch, bám sát với định hướng các vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay cụ thể nội dung đề tài phải gắn với thực tiễn xét xử và công tác xây dựng TA các cấp đảm bảo sự độc lập, trong sạch, vững mạnh. Hoạt động nghiên cứu khoa học hiệu quả sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật và thực thi pháp luật. - Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật hình thành tri thức pháp luật, tâm lí pháp luật đúng đắn trong đội ngũ cán bộ tư pháp và nhân dân: Phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý cho đội ngũ cán bộ tư pháp và mọi tầng lớp nhân dân thiết lập kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, xây dựng nếp sống văn minh, tạo thói quen“sống, làm việc theo pháp luật” trong các cơ quan nhà nước và trong toàn xã hội. Hiện nay cách phổ biến giáo dục pháp luật truyền thống vẫn là thông qua hoạt động xét xử của TA. Qua hoạt động này các quy định của pháp luật đến với người dân cụ thể, dễ hiểu, từ đó nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng lên, tạo chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng thực hiện tốt quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay để phổ biến, giáo dục pháp luật đạt kết quả tốt cần sử dụng kết hợp nhiều hình thức và biện pháp đặc biệt trong đó chú trọng biện pháp: Cần tiếp tục xây dựng thêm nhiều chuyên mục trên các phương tiện thông tin truyền thông về TA nhân dân; thường xuyên cập nhật và đăng tải các văn bản pháp luật mới liên quan đến hoạt động xét xử của TA và các văn bản chỉ đạo của TA nhân dân tối cao đối với các TA nhân dân. Đặc biệt các chuyên mục về hoạt động thực hiện QTP cần tăng lưu lượng phát sóng và điều chỉnh những thời gian thích hợp để người dân tiện theo dõi, những vụ 158 án trọng điểm cần được phản ánh nhanh chóng, đảm bảo tính chính xác đáp ứng được yêu cầu của dư luận xã hội. Từ đó hình thành niềm tin của người dân về tính minh bạch, công khai của hệ thống TA. Đối với những vùng, miền điều kiện còn nhiều khó khăn, khó tiếp cận được với công nghệ thông tin cần tăng cường hệ thống loa truyền thanh xuống tận các xóm, làng. Nghiên cứu trang thiết bị gọn nhẹ, cơ động, cho đội ngũ các bộ tư pháp có thể dễ dàng tuyên truyền đến các địa bàn dân cư. Ngoài ra cần tạo điều kiện để nhân dân tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến dự thảo văn bản pháp luật. Tổ chức cho nhân dân tham gia vào các hoạt động thực hiện QTP bằng cách xây dựng cơ chế hợp lý để nhân dân sử dụng pháp luật bảo vệ quyền, lợi ích, chính đáng, hợp pháp của mình, đấu tranh chống biểu hiện vi phạm pháp luật (tham gia hoạt động xét xử với tư cách là HT nhân dân) hay tổ chức các cuộc thi pháp luật liên quan đến việc tìm hiểu tổ chức, hoạt động ngành TA. - Nâng cao ý thức pháp luật, trách nhiệm chủ thể thực hiện quyền tư pháp: Cần thường xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật kết hợp giáo dục đạo đức nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm cho đội ngũ bảo đảm thực hiện QTP. Do đội ngũ này có liên quan chặt chẽ đến việc bảo đảm quyền, lợi ích của Nhà nước, công dân nên bên cạnh việc trang bị kiến thức pháp luật, trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ thì vấn đề tăng cường giáo dục đạo đức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ tư pháp cũng là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao ý thức pháp luật. Để làm được điều đó cùng với việc rèn luyện đạo đức bản thân mỗi cán bộ cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, đặc biệt là hoạt động xét xử của chủ thể thực hiện QTP đồng thời xử lý nghiêm minh những chủ thể có hành vi cố ý áp dụng pháp luật không phù hợp với mục đích đặt ra. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thực hiện QTP luôn thắt chặt các chủ thể với trách nhiệm công vụ. Các biện pháp trừng phạt của pháp luật phải được áp dụng nghiêm minh, đủ sức răn đe, cải tạo đối với chủ thể vi phạm, đồng thời có sức răn đe đối với các chủ thể khác. Nhưng bên cạnh việc kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ nhà nước cố tình xâm phạm đến bảo đảm thực hiện QTP thì cũng cần thiết phải đưa ra các quy định chế độ đãi ngộ tương xứng của giành cho đội ngũ cán bộ, nhà nước bảo đảm thực hiện QTP. Đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch có chất lượng và trách nhiệm trong việc thực hiện pháp luật sẽ là những tấm gương tốt cho việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân, củng cố niềm tin của người dân vào TA. 159 - Nâng cao hiệu quả giám sát của nhân dân đối với mục tiêu đảm bảo chất lượng thực hiện quyền tư pháp Bản chất nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, vì dân. TA chính là biểu tượng công lý, của nền tư pháp với mục đích bảo đảm quyền con người. Phạm vi hoạt động của TA có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tầng lớp nhân dân. Muốn hoạt động của TA thực sự có hiệu quả, TA các cấp cần phải biết dựa vào dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, của các cơ quan báo chí, kiên quyết đấu tranh bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy bảo đảm cơ chế giám sát của nhân dân đối với mục tiêu đảm bảo chất lượng QTP mang ý nghĩa quan trọng. Để phát huy được cao nhất khả năng giám sát từ các tổ chức xã hội và nhân dân theo tôi cần thiết phải ban hành Luật giám sát của nhân dân. Bên cạnh cơ sở pháp lý thực tế chúng ta cần đẩy mạnh, khuyến khích các ý kiến đóng góp, kiến nghị của nhân dân đối với các hành vi, việc làm thiếu trách nhiệm của các cán bộ, TA trong quá trình thực thi nhiệm vụ, thông qua nhiều hình thức như: tiếp công dân, mở hòm thư, tăng cường giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh... Đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân để mỗi công dân đều có thể tham gia tích cực, có hiệu quả vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng như tham gia tích cực vào hoạt động kiểm tra, giám sát hoạt động từ phía cơ quan TA. Đồng thời nhà nước cũng cần có biện pháp động viên, khen thưởng kịp, thực hiện có hiệu quả việc bảo vệ nhân chứng và những người cung cấp thông tin có giá trị góp phần đảm bảo liêm chính trong tư pháp. Cùng với đó nhà nước cũng cần tiếp tục xử lí nghiêm minh những cá nhân lợi dụng quyền dân chủ để đưa thông tin sai sự thật, vu khống cán bộ tư pháp và làm mất hình ảnh của cơ quan tư pháp. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực tiễn bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở chương 2, chương 3 và nhu cầu cấp bách đang đặt ra đòi hỏi phải xác định được quan điểm và đưa ra giải pháp cho việc bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trong thời gian tới. Vấn đề hoàn thiện hệ thống các giải pháp bảo đảm thực hiện quyền tư pháp phải đảm bảo quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước ta với mục tiêu đảm bảo quyền con người, đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nội dung của thực hiện quyền tư pháp phải phù hợp với điều kiện thực tiễn, được tiến hành đồng bộ 160 với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và yêu cầu của hội nhập quốc tế. Chương 4 đã đưa ba nhóm giải pháp tổng thể cần thực hiện cụ thể là: (1) giải pháp bảo đảm thể chế thực hiện quyền tư pháp; (2) giải pháp hoàn thiện thiết chế thực hiện quyền tư pháp; (3) giải pháp nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho các chủ thể liên quan đến thực hiện quyền tư pháp góp phần xây dựng một nền tư pháp thực sự vững mạnh. Các nhóm giải pháp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, gắn liền với việc đổi mới tư duy, hoàn thiện hệ thống pháp luật góp phần xây dựng một nền tư pháp thực sự vững mạnh. 161 KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu đề tài luận án: “Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở nước ta hiện nay”, nghiên cứu sinh rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, bảo đảm thực hiện quyền tư pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Nhà nước ta luôn có sự quan tâm đến việc tạo điều cần và đủ để quyền tư pháp được thực hiện trên thực tế. Minh chứng đó được thể hiện trong hệ thống pháp luật, trong tổ chức, thực hiện cũng như các điều kiện bảo đảm khác. Việc bảo đảm thực hiện quyền tư pháp đều được tiếp cận nghiên cứu trên ba phương diện: bảo đảm thiết chế thực hiện quyền tư pháp, bảo đảm thể chế thực hiện quyền tư pháp, ý thức pháp luật của các chủ thể tham gia thực hiện quyền tư pháp. Thứ hai, điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tư pháp được thể hiện khá rõ qua hệ thống nguyên tắc pháp lý thực hiện quyền cũng như trong cơ chế tổ chức thực hiện quyền tư pháp được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Ngoài ra còn được thể hiện ở năng lực trách nhiệm của đội ngũ cán bộ tư pháp, ý thức pháp luật chủ thể tham gia thực hiện quyền tư pháp, của nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo đảm thực hiện quyền tư pháp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước những yêu cầu mới được đặt ra vấn đề hoàn thiện thiết chế, thể chế và nâng cao ý thức pháp luật cho các chủ thể để bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam là đòi hỏi cấp thiết. Thứ ba, hoàn thiện bảo đảm thực hiện quyền tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần có sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tổ chức thực hiện quyền tư pháp nước ngoài nhưng phải gắn liền với các điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, để khắc phục bất cập, hạn chế các giải pháp đã được đưa ra trong luận án: Hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh thực hiện quyền tư pháp; Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến nguyên tắc pháp lý thực hiện quyền tư pháp, quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực thi quyền tư pháp. Đây chính là yếu tố quan trọng nhất để hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện quyền tư pháp. Luận án cũng đưa ra các giải pháp về việc nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện quyền tư pháp. Hệ thống các nhóm giải pháp ở Chương 4 có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau và phải được thực hiện đồng bộ thì quyền tư pháp mới được bảo đảm thực hiện. 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hoạt động giám sát quyền tư pháp của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Quản lí nhà nước, Số 269, tháng 6/2018. 2. Một số ý kiến về đổi mới tổ chức và hoạt động của Hội thẩm nhân dân, Tạp chí Tòa án nhân dân, Số 17 tháng 9/2018. 3. Giải pháp nâng cao tính độc lập xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Công thương Số 12, tháng 9/2018. 4. Nâng cao hiệu quả hoạt động áp dụng án lệ trong điều kiện cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Tạp chí Quản lí nhà nước, Số 278, tháng 3/2019. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp luật 1. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013; 2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; 3. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015; 4. Bộ luật Tố Tụng hành chính năm 2015; 5. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; 6. Luật Đất đai 2013; 7. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014; 8. Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017; 9. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; 10. Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2016; 11. Luật Tổ chức Quốc hội 2014; 12. Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; 13. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002; 14. Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014; 15. Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH ngày 30/9/2004 quy định chi tiết về bảng lương chuyên môn ngành Tòa án, Viện kiểm sát; 16. Nghị định số 38/2019/ NĐ-CP ngày 09/05/2019 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; 17. Nghị định số 34/2016/ NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; 18. Nghị quyết số 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của QH và Kế hoạch tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp; 19. Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán TA tối cao; 20. Quyết định số 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ; 21. Sắc lệnh số 13 ngày 24/01/1946 của Chủ tịch nước về cách thức tổ chức các TA và các ngạch thẩm phán. Tài liệu Tiếng Việt 22. Alexis de Tocqueville (2007), Nền Dân trị Mỹ, tập 1, Nxb Tri thức; 23. Nguyễn Quang Anh (2015), Hoàn thiện cơ chế pháp lý nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; 24. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương phối hợp chương trình đối tác tư pháp, (2014), Phòng chống tiêu cực trong hoạt động tư pháp - Kinh nghiệm 164 một số nước trên thế giới, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Hà Nội; 25. Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, (2016), Đề tài cấp Nhà nước, Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, [tr 173, 185]; 26. Bộ Chính trị, (2010), Kết luận số 79-KL/TW về:“Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án, Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm2020”, 27. Nguyễn Hoà Bình (chủ biên), (2016), Bảo đảm quyền con người, quyền công dân - tư tưởng xuyên suốt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trong: “Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 28. Trương Hòa Bình, (2014), Độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm cho Tòa án thực hiện đúng đắn quyền tư pháp, (2014), Tạp chí Tòa án nhân dân tối cao, Số 16/2014; 29. Trương Hòa Bình, (2014), Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí TA nhân dân tối cao, Số 7/2014; 30. Trương Hòa Bình (2015), Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển án lệ, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, Tạp chí Tòa án nhân dân số 14/2015; 31. Trương Hòa Bình (2017), “Tiếp tục đổi mới, thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán trong thời gian tới” của, Tạp chí Tòa án nhân dân số 17/2017; 32. Vũ Ngọc Bình, (2000), Quyền con người trong quản lí tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 33. Trần Thanh Bình, (2014), Xây dựng ý thức pháp luật của thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội; 34. Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành (2010), Cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền: một số vấn đề lý luận và thực trạng ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12/2010. 35. Lê Cảm và Nguyễn Ngọc Chí (đồng chủ biên), (2004), “Cải cách tư pháp Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền”, Nxb Đại học Quốc gia; 36. Ngô Quốc Chiến,(2016), Quyền tiếp cận công lý của công dân và nghĩa vụ xét xử của Tòa án, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2016 37. Nguyễn Hữu Chính, (2020), Quan hệ phối hợp giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp trong kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Quản lí công, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2020 165 38. Nguyễn Văn Cương, (2013), Quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa một số vấn đề đặt ra trong tình hình mới, Tạp chí Nghề Luật. Học viện Tư pháp, Số 1/2013; 39. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), (2010), Hạn chế sự tùy tiện của các cơ quan nhà nước (Sách tham khảo), Nxb Tư pháp, Hà Nội; 40. Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước (Sách tham khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 41. Nguyễn Đăng Dung (2012), Tòa án Việt Nam trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2012; 42. Nguyễn Đăng Dung (2013), Sự hạn chế quyền lực nhà nước, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội; 43. Lưu Tiến Dũng (2011), Những vấn đề độc lập xét xử trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta, Học viện khoa học xã hội, Luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 44. Đỗ Thị Thùy Dương, (2011) Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội; 45. Phạm Quý Đạt, (2017), Tính độc lập của hệ thống Tòa án Việt Nam trong việc thực hiện quyền tư pháp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 01/2017 [tr21-26]; 46. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp; 47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; 48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/07/2010 của Bộ Chính trị; 49. Đảng Cộng sản Việt Nam, (2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, năm 1991 (bổ sung, phát triển 2001); 50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 3/1/2013 của Ban Bí thư về việc triển khai thi hành Hiến pháp; 53. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 54. Nguyễn Minh Đoan, (2008), Bàn thêm về sự phân công, phối hợp của các cơ 166 quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam, Tạp chí Toà án nhân dân, Toà án nhân dân tối cao, Số 18/2008; 55. Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên), (2016), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay (Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 56. Nguyễn Minh Đoan - TS. Nguyễn Thu Hạnh, (2011), Quan niệm về kiểm soát và cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 9/2011; 57. Nguyễn Minh Đoan, (2011), Ý thức pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; 58. Nguyễn Minh Đoan (Chủ biên), (2018), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội; 59. Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm (đồng chủ biên), (2017), Giáo trình lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 60. Cao Anh Đô, (2013), Phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 61. Đại học Luật, Hà Nội, (2017), Án lệ - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam và một số nước, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế; 62. Trần Ngọc Đường (2004), Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. 63. Trần Ngọc Đường (Chủ nhiệm) (2010), Phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đề tài Khoa học cấp Bộ; mã số KX04-28/06-10; 64. Trần Ngọc Đường,(2019), Nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp qua các bản Hiến pháp Việt Nam, Tạp chí Lập pháp, số 11/2019; 65. Vũ Công Giao, Nguyễn Minh Tâm (đồng chủ biên), (2015), Quyền con người và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 11/2015; 66. Lê Hồng Hạnh, (2015), Độc lập tư pháp ở Việt Nam và tiêu chí đánh giá (Sách tham khảo), Nxb Hồng Đức, Hà Nội; 67. Khổng Đức Hậu, (2016), Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TA theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội; 68. Tô Văn Hòa, (2014), Mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp và quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam năm 2013, Tạp chí Luật học số 9/2014; 167 69. Nguyễn Long Hải, (2017), Thể chế pháp lý về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội; 70. Khổng Thị Đức Hậu, (2016),Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Hà Nội; 71. Học viện Hành chính Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo, (2015), Kiểm soát của Hành pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; 72. Nguyễn Thị Hồng Huệ, (2014), Vai trò của ý thức pháp luật với việc thực hiện pháp luật, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội; 73. Phạm Văn Hùng, (2014), Hiến pháp năm 2013 với chế định bảo đảm quyền con người về tư pháp hình sự, Tạp chí TA nhân dân số 16/2014; 74. Nguyễn Quốc Hùng, (2016), Kiểm soát quyền lực tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viên khoa học xã hội, Hà Nội; 75. Nguyễn Thị Việt Hương, Báo cáo thường niên, (2013), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân trong năm 2013 theo Nghị quyết số 49/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Viện Nhà nước và Pháp luật; 76. Học viện Hành chính Quốc gia, Kỷ yếu Hội thảo, (2015), Kiểm soát của hành pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam; 77. Học viện khoa học xã hội - Đại học Mở, Hội thảo khoa học quốc gia, (2020), “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp ở Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, 78. Hội Luật gia Việt Nam (VLA) - Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ Cộng đồng (CECODES), (2015), Chỉ số công lý 2015 - Hướng tới một nền tư pháp vì dân, Hà Nội; 79. Đinh Thế Hưng, (2010), Thực hiện quyền tư pháp nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5/2010, [tr.13-18]; 80. J.J Rousseau (2010), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; 81. Joef Thesing (biên tập) (2002) Nhà nước pháp quyền. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 82. Bùi Nguyên Khánh (Chủ nhiệm) (2014), Cơ sở pháp lý đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, Đề tài cấp Bộ, 2014, Viện Nhà nước và pháp luật; 168 83. Nguyễn Minh Khuê (2019), Một số vấn đề về tư duy và định hướng cải cách tư pháp trong thời gian tới, Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 5/2019; 84. Nguyễn Minh Khuê, (2019), Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo tinh thần Hiến pháp 2013, Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài cấp Bộ, Viện khoa học pháp lý; 85. Hoàng Thế Liên, (2015), Hiến pháp 2013 - Những điểm mới mang tính đột phá, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 86. Phạm Thế Lực, (2012), Vấn đề tập trung và phân công quyền lực trong tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh; 87. Uông Chu Lưu (Chủ nhiệm) (2004), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp nâng cao hiệu quả và hiệu lực xét xử của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do ân và vì dân, Đề tài cấp Nhà nước mã số: KX 04.06; 88. Lưu Bình Nhưỡng, (2016), Nâng cao vị trí, vai trò hiệu quả của bổ trợ tư pháp trong thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Luật học, số 2/2016; 89. Nguyễn Đức Minh (Chủ biên), (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về quyền tư pháp của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Đề tài cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật; 90. Lê Văn Minh, (2014), Bảo đảm thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân theo quy định của Hiến pháp và đổi mới tổ chức hoạt động củ Tòa án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp, Tạp chí TA nhân dân tối cao, số 3/2014; 91. Lê Đình Mùi, (2019), Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 và phương hướng bảo đảm thực hiện, Tạp chí Nghề Luật, số 6/2019; 92. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật,(Người dịch: Hoàng Thanh Đạm), Nxb Giáo dục và Khoa luật trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nôi, 1996, tr. 100 93. Ngân hàng Quốc tế và Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam 2035, (2016), Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng, dân chủ, Văn phòng Vụ xuất bản - Ngân hàng thế giới; 94. Chu Thị Ngọc, (2016), Hiến pháp - Cơ sở pháp lý cơ bản của việc bảo đảm quyền con người, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 9/2016; 95. Cao Thị Nga, (2014), Văn hóa pháp luật của Thẩm phán trong lĩnh vực tố tụng hành chính, Luận văn thạc sĩ Khoa Luật, ĐH Quốc gia Hà Nội; 169 96. Nguyễn Như Phát, Nguyễn Thị Việt Hương (Đồng chủ biên), (2010), Tài phán hành chính trong bối cảnh xây dựng Nhà nước Pháp quyền và hội nhập Quốc tế ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 97. Nguyễn Huy Phượng, (2013), Giám sát xã hội đối với hoạt động của các cơ quan tư pháp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp; 98. Vũ Thị Hoài Phương, (2019), Nâng cao ý thức pháp luật nhằm xây dựng lối sống tuân thủ pháp luật của nhân dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Tạp chí Thanh tra Chính phủ, Số 10/2019, [tr.34-36]; 99. Paul Gewirtz, (2004), Le gislative supervision of courtcases (giám sát của cơ quan lập pháp đối với vụ án do tòa xét xử), Hội thảo quốc tế về sự công bằng và giám sát TA, Bắc Kinh; 100. Peter J. Messitle, (2007), Phương thức hoạt động của Toà án Hoa Kỳ, Nxb Văn hoá - Thông tin; 101. Nguyễn Văn Quyền - Nguyễn Tất Viễn (đồng chủ biên), (2018) “Quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ lý luận đến thực tiễn” Nxb Tư pháp; 102. Lê Văn Quyến, (2015), Nâng cao vai trò hoạt động xét xử của Hội thẩm nhân dân trong điều kiện cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, (2015), Tạp chí Nghề Luật, Học viện Tư pháp, Số 6/2015, [tr.7 - 8]; 103. Rousseau (2010), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị; 104. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (đồng Chủ biên), (2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2014; 105. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (đồng chủ biên), (2018), Công lý và quyền tiếp cận công lý - một số vấn đề lý luận, thực tiễn, Nxb Hồng Đức; 106. Salomon Matthieu, The issue of corruption in recruitment, appointment and promotion of civil servents in Vietnam (Tham nhũng trong tuyển dụng, bổ nhiệm và thăng tiến của công chức Việt Nam); 107. Sandra Day O’ Connor, Tầm quan trọng của độc lập tư pháp, của Sandra Day O’ Connor trong tác phẩm “Về pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến”, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội), Nxb Lao động - xã hội, năm 2012; 108. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 52/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII; 109. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 54/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII; 110. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 54/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân 170 dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV; 111. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 39/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV; 112. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 50/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV; 113. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 59/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV; 114. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 12/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV; 115. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 44/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV; 116. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo Số: 47/BC-TA của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác Tòa án công tác của Tòa án trong nhiệm kì khóa XIV; 117. Tòa án nhân dân tối cao Hà Nội, tham luận, (2015), Những điều kiện đảm bảo cho Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật - Thực trạng và một số kiến nghị, Tạp chí TA nhân dân số 1/2015; 118. Tòa án nhân dân tối cao, (2019), Ban cán sự Nghị quyết số 01-NQ/BCS ngày 09/01/2019 về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của Tòa án nhân dân; 119. Tòa án nhân dân tối cao, (2019), Chỉ thị số 01/2019/CT-CA ngày 21/01/2019 của Chánh án TANDTC về việc triển khai, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các Tòa án; 120. Phạm Hồng Thái (Chủ biên), (2012), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2012: những vấn đề lý luận và thực tiễn (Sách chuyên khảo), Nxb Hồng Đức; 121. Phan Nhật Thanh, (2014), Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm quyền con người, (2014), Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6/2014, [tr.28-35]; 122. Hoàng Văn Thành, (2015), Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; 123. Châu Hoàng Thân, (2016), Thách thức và định hướng triển khai áp dụng án lệ ở Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2016; 124. Lê Thị Minh Thư, (2016), Hoạt động xây dựng pháp luật của Chính phủ với việc đảm bảo quyền con người, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 17/2016; 125. Ủy ban Tư pháp, (2016), Báo cáo thẩm tra báo cáo của Chánh án TA nhân dân tối cao về công tác của các Tòa án trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, ngày 16 tháng 03 năm 2016; 126. Ủy ban Tư pháp, (2016), Báo cáo thẩm tra báo cáo của Viện trưởng Viện 171 Kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII (2011-2016), ngày 14 tháng 3 năm 2016; 127. Viện Chính sách công và pháp luật (2014), Cải cách tư pháp vì một nền tư pháp liêm chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; 128. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng; 129. Viện Chính sách công và pháp luật, (2013), Bình luận Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Nxb Lao động xã hội; 130. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, (2019), Tiếp tục đổi mới tư duy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, Hội thảo khoa học, [tr.275; tr.246]; 131. Viện nghiên cứu quyền con người - Học viên chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Quỹ Hợp tác phát triển luật quốc tế (IRZ), (2015), Đảm bảo quyền con người thông qua Nhà nước pháp quyền và nền tư pháp độc lập, Hội thảo quốc tế tại Hà Nội; 132. Võ Khánh Vinh, (2011), Quyền con người: Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 133. Võ Khánh Vinh, (2011), Cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 134. Võ Khánh Vinh, (2019), Về quyền tư pháp và chế độ tư pháp ở nước ta, Tạp chí Tòa án nhân dân số 16/2019. Tài liệu nước ngoài 135. Athur.H. Garrison (2014), “The rule of law and the rise of control executive power”, Texas Review of law and politics, Vol.18, pp. 339-350; 136. Alexander Hamilton (1948), The Federalist No.78, Basil Blackwell, Oxford (Người liên bang, bài số 78) 137. Bryan A. Garner (ed.), (2009), Black’s Law Dictionary, 9th ed. (St. Paul, MN: Thomson Reuteurs; 138. Barry M. Hager. (1999) The Rule of Law – A lexicon for Policy Makers. The Mansfield Center for Pacific Affaires; 139. Cynthia Gray, (2004), “The line between legal error and Judicial misconduct: Balancing judicial independence and accountability” (Ranh giới giữa sai sót pháp lý và vi phạm đạo đức ngành tư pháp : Cân bằng giữa độc lập và trách nhiệm giải trình tư pháp), Hofstra Law Review, Vol.32, Iss.4, 2004; 140. Consultative Council of European Judges – CCJE (Hội đồng tham vấn Thẩm phán châu Âu), (2015), “Opinion No.18 (2015): The position of the judiciary and its relation with other powers of state in morden democarcy” (Ý kiến số 172 18 (2015): Vị thế của cơ quan tư pháp và mối quan hệ của nó với các nhánh quyền lực khác trong xã hội dân chủ); 141. David Kosar, (2013), “The least accountable branch” (Nhánh quyền lực ít chịu trách nhiệm giải trình nhất), tạp chí International Journal of Constitutional Law, Vol.11, Iss.1, 2013; 142. Ernst Hirsch Ballin, Gerhard van der Schyff và Marrten Stremler (chủ biên), (2020), European Yearbook of Constitutional Law 2019: Judicial Power – Safeguards and Limits in a Democratic Society (Niên giám luật hiến pháp châu Âu 2019: Quyền tư pháp – Những bảo đảm và giới hạn trong một xã hội dân chủ), Volume 1, nxb Springer; 143. European Network of Councils for the Judiciary – ENCJ (Mạng lưới các hội đồng tư pháp châu Âu), (2016), Hội thảo “the Limits of Judicial Independence; 144. Gareth Griffith,(1998), Judicial Accountability; 145. Global Conference in Strasbourg, (2018), “Judicial Independence under threat?” (Độc lập tư pháp đang bị thách thức?); 146. Hugh Corder và Jan Van Zyl Smit (chủ biên), (2017), Securing Judicial Independence: The Role of Commissions in Selecting Judges in the Commonwealth (Bảo đảm độc lập tư pháp: Vai trò của các ủy ban trong lựa chọn TP ở các nước Khối Thịnh vượng chung), Nxb Siber Ink; 147. Norbert Schlepp, (2008), Porta Westfalica, Die Abhängigkeit unserer Justiz, Mehr demokratie Zeitschrift für direkte demokratie, số 77, tháng 1/2008; 148. Nicholson, Judicial independence and accountability: can they co-exist?” (Độc lập tư pháp và trách nhiệm giải trình: chúng có thể cùng tồn tại?”), The Australian Law Journal, Vol.67, 1993; 149. Manja Hussner, Die Umsetzung von Art. 6 Abs. 3 EMRK in der neuen Strafprozessordnung Russlands, trong Schriftenreihe zum Osteuropäischen Recht, Band 9, Berliner Wissenschaftsverlag, 2008; 150. Larkins, (1966) Judicial Independence and Democratization: A Theoretical and Conceptual Analysis; 151. Linda Camp Keith, (2002), Judicial Independence and Human Rights Protection around the World, Juudicature; 152. Mauro Cappelletti, (1983), “Who watches the Watchmen?” A Comparative Study on Judicial Responsibility” (Ai canh chừng những người canh chừng? Nghiên cứu so sánh về trách nhiệm của tư pháp), tạp chí The American Journal of Comparative Law, Vol.31, No.1; 153. Michal Bobek, The fortress of judicial independence and the mental 173 transitions of the Central European Judiciaries; 154. Miriam Lang, Gewalt und Geschlecht in Mexiko: Strategien zur Bekämpfung von Gewalt gegen Frauen im Modernisierungsprozess, LIT Verlag Münster, 2002; 155. Raz, (1979), Liberty and the Rule of Law (“Tự do và Pháp quyền”), sách tham khảo, Nxb A&M Press: Texas; 156. Stephen B.Burbank and Hary Fiedman, Judicial Independence and Human Rights Protection around the World, SAGE Publicatinons Inc, 2002; 157. Stephen B. Burbank, , “What do we mean by “Judicial Independence”? (Độc lập tư pháp nghĩa là gì?),Ohio State Law Journal, Vol.64, 2003; 158. Sandra Day O’Connor, “Judicial accountability must safeguard, not threaten, Judicial Independence: An Introduction” (Giải trình tư pháp phải bảo vệ, không phải đe dọa, độc lập tư pháp: Đặt vấn đề), Denver University Law Review, Vol.86, Iss.1, 2008; 159. T.Strasberg - Cohen, Judicial Independence and the Supervision of Judges’Conduct: Reflections on the Purposes of the Ombudsman for Complaints against Judges Law; 160. John Locke, (1689), “Two Treaties of Government” (Hai khảo luận về chính quyền); 161. John Bridge, (2007), “Constitutional Guarantees of the Independence of the Judiciary” (Bảo đảm hiến định cho sự độc lập của cơ quan tư pháp), Electronic Journal of Comparative Law, Vol.13. Các website 162. https://www.quanlynhanuoc.vn/2019/10/10/xung-dang-la-ngoi-nha-chung- cua-gioi-luat-su; 163. https://www.unodc.org/e4j/en/crime-prevention-criminal-justice/module- 14/key-issues/1--the-main-factors-aimed-at-securing-judicial- independence.html; 164. 165. TA nhân dân tối cao, (2020), Báo cáo tổng kết công tác năm 2019 và nhiệm vụ trọng tâm trọng tâm năm 2020 của các TA tại: https://www.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tatc/chi-tiet-chi-dao-dieu- hanh?dDocName=TAND098091; 166. WJP. The Word Justice Project Rule of Law Index 2020 https://worldjusticeproject.org/sites/default/files/documents/WJP-ROLI-2020- Online_0.pdf [tr.27, tr.29, tr.158].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_dam_thuc_hien_quyen_tu_phap_o_viet_nam_hien_nay.pdf
  • pdfTrichyeu_LaThiQue.pdf
Luận văn liên quan