Luận án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên giang hiện nay

Đảng ta khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Cơ sở để sáng tạo những gía trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Trước hết cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội. Đổi mới công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị, nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

pdf110 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3983 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên giang hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an toàn, tiết kiệm và vui tươi, lành mạnh. Đây là dịp để nhân dân thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần và niềm tin tín ngưỡng. Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Làm cho các hoạt động văn hóa lễ hội thấm sâu vào tâm thức và đời sống của nhân dân. Kịch bản lễ hội phải truyền tải được các yêu cầu của lễ hội truyền thống. Xây dựng kịch bản cần có tính chất liên vùng và mang tính cộng đồng. Thiết kế thời gian tổ chức giữa “lễ” và “hội” phải đảm bảo hài hòa. Các yếu tố “thiêng” phải thõa mãn nhu cầu tâm linh của đông đảo nhân dân. Ban tổ chức cần phải xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch tổ chức lễ hội phù hợp với thực tế tại tỉnh Kiên Giang. Nội dung chương trình kế hoạch gồm: Nghiên cứu, tìm hiểu và tổng hợp nguồn gốc, sự tích cũng như vai trò và ý nghĩa của lễ hội để xây dựng kế hoạch tổ chức lễ hội có các nghi lễ phù hợp thật sự mang tính chất là lễ hội tiêu biểu của cả nước. Ban Tổ chức thống nhất chọn địa điểm, thiết kế không gian hội và diễn trình lễ hội; Quy định lộ trình đám rước của hội; Quy định thời gian chuẩn bị và thời gian mở hội. Xây dựng nội dung chương trình tổ chức lễ hội với các công việc: Xác định nội dung chủ đề tư tưởng và ý nghĩa, vai trò của lễ hội; Soạn thảo biên tập chương trình (có thể dưới dạng kịch bản sân khấu hóa) cụ thể các bước nghi lễ và quy định thời gian, nội dung cho các lễ thức với số lượng người tham gia, thời gian tiến hành, xử lý công việc, phục lễ, đạo cụ, phần lễ, trình tự đội ngũ lễ rước, lộ trình đi của đám rước, nội dung văn tế, các bước nghi thức tế lễ. Thực hiện nội dung các nghi lễ, nguồn nhân lực chủ 83 yếu lựa chọn, sử dụng những người có độ tuổi trung niên và cao tuổi. Trong trò diễn xây dựng hình thức, nội dung phù hợp với tính chất, chủ đề của lễ hội. Căn cứ vào nội dung của lễ hội, quy định thời gian diễn xướng, trang phục, động tác diễn xuất, số lượng người tham gia, cử người dàn dựng, quy định thời gian luyện tập. Phải có kịch bản và sự chuẩn bị tập luyện chu đáo. Các hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức trên cơ sở khai thác, phục dựng các trò chơi dân gian. Cần quan tâm tổ chức các giải thi đấu thể thao mang tính khu vực như đua thuyền truyền thống, thi bơi lội. Đồng thời, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao theo hướng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Tổ chức thi đấu, giao lưu các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... đặc biệt với lợi thế sông nước khu vực đình thần có thể tổ chức giải bơi thuyền thúng, thi chèo xuồng ba lá nhằm tái hiện cảnh tập luyện cũng như chiến đấu của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Kết hợp tổ chức các hoạt động kinh tế văn hóa như giới thiệu sản phẩm hàng hóa đặc trưng của tỉnh Kiên Giang như chiếu Tà Niên, hàng thủ công mỹ nghệ từ cỏ Bàng (Phú Mỹ), Lục Bình (Gò Quao), Tranh võ tràm (An Minh)Cần có những mặc hàng lưu niệm mang đặc trưng của tỉnh giới thiệu đến khách tham quan lễ hội. Tổ chức các hoạt động kinh doanh các sản phẩm hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt của nhân dân và các hoạt động dịch vụ. Khi xây dựng kịch bản phục vụ lễ hội phải chú trọng đến những giá trị lịch sử, những sự kiện chính trị và bản sắc văn hóa độc đáo của địa phương. Vì vậy, chủ đề của lễ hội phải mang tính tư tưởng sâu sắc, nội dung nghệ thuật phù hợp, cô đọng và xúc tích, hình thức thể hiện sinh động, tránh phô trương lãng phí, gây phản cảm. Các chương trình phục vụ lễ hội cần có nội dung phù hợp với lễ hội Anh hùng dân tộc. 3.3.4. Cần có kế hoạch huy động các nguồn lực tham gia lễ hội Hiện nay nguồn kinh phí phục vụ cho lễ hội chủ yếu do huy động sự đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên để làm tốt cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội cần có sự quan tâm hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Có kế 84 hoạch kêu gọi tài trợ, sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đẩy mạnh việc khai thác các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân, khuyến khích các nhà đầu tư, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nhất là kiều bào ở nước ngoài góp phần đầu tư, tôn tạo di tích và tham gia vào các hoạt động lễ hội. Quản lý chặt chẽ việc cung tiến và tu bổ di tích tránh tình trạng phá vỡ nguyên gốc những giá trị vốn có của di tích và cảnh quan. Tăng cường xã hội hóa trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội. Bởi vì mục đích của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội là nhằm phục vụ nhu cầu của đông đảo bà con nhân dân. Chính vì vậy sự đóng góp của cộng đồng xã hội vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ để góp phần bảo vệ di tích. Đây chính là cơ sở cho việc xã hội hóa của hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa lễ hội. Xã hội hóa trong bảo tồn giá trị lễ hội chính là quá trình để người dân tham gia giữ gìn, sáng tạo những giá trị văn hóa của lễ hội. Hoạt động xã hội hóa nhằm huy động mọi nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng tham gia phục vụ lễ hội. Đó là quá trình kêu gọi sự đóng góp về vật chất, tinh thần như: tài chính, vật liệu, tư liệu, hiện vật, trí tuệ, tham gia ngày công lao động vào hoạt động bảo tồn lễ hội. Hàng năm, lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã làm tốt công tác kêu gọi sự tham gia đóng góp tích cực của cộng đồng. Vì vậy, cần công khai, minh bạch các nguồn thu, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nhằm phục vụ tốt công tác bảo tồn di tích và các hoạt động lễ hội. Để tiếp tục huy động nguồn nhân lực cho lễ hội cần có hình thức tôn vinh, khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu đóng góp tích cực cho công tác bảo tồn, tôn tạo di tích và công tác tổ chức lễ hội. Cần có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp tham gia phục vụ lễ hội. Để hoạt động xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội đạt hiệu quả thiết thực cần chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo tồn lễ hội. Ngoài sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ từ nguồn ngân sách tài chính của Nhà nước để xây dựng và phát triển văn hóa thì xã hội hóa văn hóa trở thành quy luật tất yếu khách quan. Thực hiện xã hội hóa thông qua các hình thức sau: 85 - Kêu gọi các cá nhân, dòng tộc trong và ngoài địa phương đóng góp tiền, đồ vật để tổ chức lễ hội. - Xây dựng các dự án đấu thầu kinh doanh các hoạt động trong lễ hội và kêu gọi các nhà thầu tham gia. - Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhằm thu hút các nguồn vốn của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân cho hoạt động văn hóa. - Tích cực khai thác và huy động nguồn thu qua các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa - du lịch để chi lại bổ sung cho hoạt động lễ hội nói riêng và hoạt động Văn hóa Thông tin nói chung. - Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các công trình văn hóa, tôn tạo, bảo tồn các khu di tích lịch sử - văn hóa, các cơ sở ăn nghỉ và tổ chức kinh doanh dưới sự quản lý của chính quyền các cấp để đảm bảo không gian tổ chức lễ hội và phục vụ nhu cầu du khách về tham dự lễ hội. 3.3.5. Phát huy các giá trị di tích đình thần Nguyễn Trung Trực Việc phát huy các giá trị khu di tích đình thần Nguyễn Trung Trực là một vấn đề có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Đông đảo du khách và người dân đến với lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ngoài việc vào đình viếng cụ Nguyễn còn có nhu cầu tham quan khu di tích. Hiện nay nhà trưng bày thân thế, cuộc đời sự nghiệp của Anh hùng Nguyễn Trung Trực đã đi vào hoạt động cũng đáp ứng một phần nhu cầu tham quan của nhân dân. Vì vậy cần phải nâng cao chất lượng hướng dẫn tham quan khu di tích. Công tác hướng dẫn tham quan đóng vai trò quan trọng trong việc phát huy giá trị lễ hội. Người hướng dẫn viên cần truyền tải được những giá trị to lớn về cuộc đời, sự nghiệp và những hiện vật liên quan đến thân thế Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Đến với lễ hội ngoài việc tìm hiểu về giá trị lễ hội, du khách còn hiểu biết về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và các cảnh quan của tỉnh Kiên Giang. Để tăng thêm tính hấp dẫn, Ban quản lý di tích cần phối hợp với Đài phát thanh truyền hình tỉnh Kiên Giang, xây dựng phim 86 phóng sự tài liệu về lễ hội, chiếu các hình ảnh trên máy chiếu lễ hội Nguyễn Trung Trực sẽ làm hấp dẫn du khách. Cần tăng cường in ấn xuất bản các ấn phẩm, tờ gấp giới thiệu về lễ hội đến với du khách tham quan và bà con nhân dân về dự lễ. Hiện nay hằng năm vào dịp lễ hội, Báo Kiên Giang đã tăng số lượng phát hành để tặng ấn phẩm cho bà con tham dự lễ. Trong thời gian tới cần tăng cường biên soạn những tờ gấp giới thiệu về Kiên Giang, các lễ hội tiêu biểu và những nét độc đáo của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực phục vụ khách tham quan. Dựng một số phóng sự thời lượng 15 phút với các nội dung về cuộc đời, sự nghiệp Anh hùng Nguyễn Trung Trực; về lễ hội cụ Nguyễn; các hiện vật trong kháng chiến; các địa danh nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã từng đóng căn cứ để chống pháp; các đền thờ cụ Nguyễn trong và ngoài tỉnh Hằng năm vào dịp lễ hội cụ Nguyễn cần tăng cường các hoạt động tuyên truyền trước lễ hội trên Website của tỉnh Kiên Giang, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Website của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch cùng với các trang thông tin điện tử của các sở ban ngành tỉnh Kiên Giang. Mở chuyên trang, chuyên mục trên Báo Kiên Giang, đài phát thanh truyền hình tỉnh Kiên Giang về lễ hội cụ Nguyễn. Cần có kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trong ngành giáo dục và nhất là lực lượng đoàn viên - thanh niên của tỉnh. Đây là hoạt động giáo dục truyền thống giúp tuổi trẻ ra sức thi đua lao động, học tập noi gương các thế hệ cha ông xứng đáng với sự hi sinh to lớn của các bậc tiền nhân trong cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước vĩ đại. Đặc biệt coi trọng tính đặc thù, tính độc đáo riêng của mỗi loại hình lễ hội, tránh làm đồng loạt dẫn đến sự nhàm chán. Phải bằng mọi cách khôi phục, giữ lại nét riêng của mỗi lễ hội, gắn với truyền thống của mỗi vùng, miền khu vực. Chú trọng bảo tồn, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và làm phong phú hơn các giá trị mới trong lễ hội là một vấn đề có ý nghĩa lâu dài. Khuyến khích những sáng tạo mới trên nền truyền thống để luôn luôn có cái mới gắn với nhịp sống văn hóa của thời đại, từ hiện đại làm vững bền hơn 87 truyền thống, làm cho lễ hội thêm sức sống mới, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của nhân dân. Nhưng, tựu trung là, thứ nhất phải Tinh: Nội dung phải phù hợp với đặc điểm của địa phương, vùng, miền, dân tộc, tôn giáo...; thứ hai phải Giản: Tổ chức gọn, nhẹ, an toàn và chu đáo; thứ ba phải Kiệm: Tiết kiệm thời gian, sức người, sức của và tiền bạc, tránh phô trương hình thức lãng phí; và thứ tư phải Lạc: Vui tươi, lành mạnh, thiết thực và bổ ích. 3.3.6. Gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội với phát triển kinh tế du lịch Thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh về chú trọng phát triển mạnh du lịch để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Kiên Giang. Trong thời gian tới cần gắn kết chặt chẽ việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực nhằm tạo ra nguồn lợi lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kiên Giang là tỉnh được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh và di tích lịch sử văn hóa. Là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm của cả nước. Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực là một trong những lễ hội tiêu biểu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thu hút hàng triệu lượt người đến với lễ hội và tham quan đình thần Nguyễn Trung Trực hàng năm. Trong xây dựng chương trình tổ chức lễ hội cần chú trọng đến mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và văn hóa. Quan tâm đến việc quảng bá các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của tỉnh Kiên Giang như Hà Tiên, Phú Quốc, vườn quốc gia U Minh Thượng, thắng cảnh Hòn Đất... Kết hợp tour du lịch văn hóa tâm linh tham quan miếu Bà Chúa Xứ (An Giang), dự lễ hội đình thần Nguyễn Trung Trực (Kiên Giang)... Phối hợp với các cơ sở lưu trú, công ty du lịch...tổ chức các sự kiện với chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhằm đưa du khách đến với lễ hội và tham quan, nghĩ dưỡng ở Hà Tiên, Phú Quốc. Gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn phát huy giá trị văn hóa lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực với vấn đề phát triển kinh tế du lịch của tỉnh là một việc làm có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay. Đây là vấn đề quan trọng 88 cần được nhận thức một cách khoa học. UNESCO từng khẳng định: “Nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời môi trường văn hóa thì nhất định sẽ xãy ra những mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa và tiềm năng sáng tạo sẽ bị suy yếu rất nhiều” [97, tr.5]. Luật Du lịch ban hành năm 2005 ghi rõ: “cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, tuyến du lịch” .Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực có sức thu hút hàng vạn người từ khắp nơi trên mọi miền tổ quốc và kiều bào về tham dự. Đây là cơ hội cho việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh đối với du khách. Các giá trị văn hoá lễ hội cần được tôn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch như một “tài sản văn hoá đặc trưng” để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài tỉnh, khách quốc tế. Những năm qua, du khách đã biết đến Kiên Giang với cảnh đẹp của thắng cảnh Hà Tiên, Phú Quốc và khu sinh thái vườn quốc gia U Minh Thượng. Vì vậy trong thời gian tới, tỉnh Kiên Giang cần có kế hoạch bảo tồn di tích tôn tạo và phát huy giá trị của các di tích lịch sử văn hoá đình thần Nguyễn Trung Trực gắn với dự án liên kết du lịch. Giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực mà du khách được tiếp xúc chính là giá trị cộng đồng, cộng mệnh và cộng cảm trong niềm phấn khởi của nhân dân khắp nơi về Kiên Giang để tổ chức lễ giỗ cụ Nguyễn. Đến với lễ hội, du khách như tham quan một bảo tàng văn hóa sống động với các nghi thức, trò diễn, sân khấu hóa về hình tượng người Anh hùng làng chài Nguyễn Trung Trực. Giúp họ thưởng thức các giá trị văn hóa cộng đồng, tinh thần nhân ái, các phong tục, tập quán tốt đẹp của lễ hội. Thông qua hoạt động du lịch đến lễ hội, con người được tiếp xúc với các thành tựu văn hóa phong phú đa dạng giúp họ càng yêu quê hương, đất nước. Tự hào với truyền thống văn hóa của dân tộc ra sức bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa. Để khai thác lễ hội - nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực phải tạo ra được sự hấp dẫn mang tính 89 riêng biệt đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú mang đậm được sắc thái địa phương. Bên cạnh đó cần có sự đầu tư thích đáng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, đồng thời khai thác kinh doanh du lịch, cùng các dịch vụ khác về lễ hội. Việc làm này không dễ dàng, đòi hỏi hết sức thận trọng, nhưng nó có tác dụng bảo tồn lễ hội, nhằm giáo dục tinh thần dân tộc và quảng bá hình ảnh của địa phương đến với đông đảo du khách. Bởi vì, văn hóa và du lịch có mối quan hệ chặt chẽ cùng thúc đẩy sự phát triển đến đời sống văn hóa xã hội của mỗi quốc gia. Hiện nay du khách nước ngoài đến với Kiên Giang ngày một đông, vì vậy cần gắn kết giữa tham quan lễ hội và phát triển du lịch nhằm tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. 3.3.7. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội Xây dựng các phương án tăng cường giám sát, kiểm tra thường xuyên, liên tục, lâu dài; quản lý, hướng dẫn và kiên quyết xử lý nghiêm những sai phạm trong lĩnh vực tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn. Các hình thức xử lý vi phạm phải dựa trên các nghị định, chế tài, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, quy chế, quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, chính quyền địa phương. Đổi mới cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa với phương châm phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời tránh để sự việc xảy ra rồi mới xử lý. Hoàn thiện và bổ sung các văn bản quản lý làm cơ sở pháp lý cho các chủ thể kinh doanh dịch vụ văn hóa tự điều chỉnh hành vi hoạt động của mình cũng như điều chỉnh các hành vi của cơ quan quản lý nhà nước. Kiện toàn đội ngũ thanh tra, giám sát của ngành từ tỉnh đến cơ sở: Tăng cường bổ sung, bố trí lực lượng tham gia đoàn kiểm tra có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thanh tra. Trang bị phương tiện, kỹ thuật cho công tác kiểm tra và chi mức bồi dưỡng cho cán bộ tham gia kiểm tra, có chế độ động viên, khuyến khích kịp thời bằng các hình thức khen thưởng vật chất (tiền) và tinh thần (giấy khen). 90 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành trong quản lý lễ hội: Cơ quan Quản lý nhà nước, Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra văn hóa... giúp cho công tác kiểm tra đạt chất lượng và hiệu quả. Ban tổ chức lễ hội thực hiện khen thưởng vật chất và tinh thần nhằm động viên, khuyến khích các cá nhân, địa phương trong việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội. Đồng thời, phê bình và xử lý những tập thể, cá nhân chưa làm tốt trách nhiệm. Đẩy mạnh công tác quản lý giám sát, nâng cao chất lượng các dịch vụ hiện đang khai thác phục vụ khách tham quan tại các điểm di tích như: dịch vụ bán đồ lưu niệm, bán hàng giải khát, dịch vụ thuyết minh tại chỗ nhằm giảm thiểu mọi phiền hà không đáng có cho khách du lịch, đảm bảo chất lượng hàng hoá, dịch vụ trong sự quản lý của ngành Du lịch. 3.3.8. Tăng cường quản lý dịch vụ, vệ sinh môi trường, trật tự công cộng Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong quá trình tổ chức lễ hội phải có quy định các sản phẩm hàng hóa được phép kinh doanh, các loại hình dịch vụ được phép tổ chức hoạt động, tránh tình trạng hàng quán lộn xộn, lấn chiếm không gian lễ hội. Duy trì kiểm tra, giám định chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, niêm yết gía cả sản phẩm hàng hóa và các loại hình dịch vụ. Thực hiện chế độ đăng ký, kiểm duyệt và cam kết giữa các chủ kinh doanh với chính quyền địa phương và Ban tổ chức lễ hội. Tăng cường lực lượng quản lý, giám sát chặt chẽ trong thời gian lượng khách về dự hội đông và thời gian nghỉ trưa để khắc phục tình trạng bán hàng rong, tổ chức trò vui chơi có thưởng mang tính chất cờ bạc, tự tăng giá đột biến các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo và đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường như: Thiết lập hệ thống thu gom và xử lý rác thải từ hoạt động của du khách và các dịch vụ phục vụ trước, trong và sau lễ hội tại khu vực tổ chức lễ hội. Tăng cường bố trí các thùng đựng rác có dung tích lớn đặt ở những nơi thuận tiện trên các tuyến giao thông, đường đi lại, nơi nghỉ ngơi, mua bán, ăn uống của du khách và nhân dân dự hội. Duy trì trên hệ thống loa truyền thanh có nội dung phổ biến nội quy, quy chế lễ hội nâng cao ý thức tự giác vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường và trên các phương tiện cổ động trực quan. 91 Ban tổ chức cần xây dựng biện pháp phân tán và kiểm soát du khách để giảm bớt tác động đến môi trường thông qua các quy định hoặc thông tin tuyên truyền và thuyết phục. Quản lý an ninh trật tự, an toàn và phòng chống cháy nổ cần được duy trì, tăng cường và đặc biệt chú trọng ở khu vực đình và nơi tổ chức hội. Ban tổ chức lễ hội cần xây dựng nội quy, quy định, tuyệt đối không để xảy ra mất an ninh trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ và các tai nạn, tệ nạn khác làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Khuyến khích, kêu gọi thành lập đội thanh niên, học sinh tình nguyện kết hợp với công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên và chính quyền địa phương có mặt trên các tuyến đường giao thông đi vào khu vực lễ hội, có nhiệm vụ hướng dẫn, ngăn chặn các hành vi vi phạm. 3.3.9. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý lễ hội, xây dựng đội ngũ chuyên môn chất lượng cao Quản lý văn hóa trong lễ hội không phải bất cứ cái gì người cán bộ quản lý văn hóa cũng phải nhúng tay vào. Nếu như vậy thì sẽ gây phản cảm của những người trực tiếp tham gia vào công việc lễ hội và nhân dân địa phương. Mà quản lý ở đây là hướng dẫn cho những người trực tiếp tham gia lễ hội về các công việc trong quá trình lễ hội diễn ra. Thường xuyên nâng cao vấn đề kiện toàn bộ máy quản lý di tích và nâng cao vai trò trách nhiệm của ban quản lý lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức lễ hội. Nâng cao chất lượng hoạt động thuyết minh hướng dẫn tại các điểm tham quan di tích bằng cách tăng cường đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch và các thuyết minh viên tại các nơi diễn ra lễ hội để đạt yêu cầu cao về trình độ, ngoại ngữ, cách giao tiếp ứng xử với khách. Tổ chức lại việc đón tiếp khách, giới thiệu, trưng bày và tổ chức các sự kiện cho đỡ tạo cảm giác tẻ nhạt, nhàm chán. Cán bộ thuyết minh có vai trò trong việc quản lý tổ chức lễ hội. Đội ngũ cán bộ này lại có quan hệ trực tiếp gắn bó với dân nên họ cũng chính là 92 người kịp thời nhất trong việc phát hiện, uốn nắn những lệch lạc trong lễ hội. Vì vậy cần nghiên cứu, hướng dẫn xây dựng các thể chế văn hóa mang tính tự quản của cộng đồng. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tiểu ban trong tổ chức, điều hành các hoạt động của lễ hội. Ngay có kế hoạch tổng thể về lễ hội, các tiểu ban sẽ xây dựng kế hoạch chi tiết, dự báo các tình huống phát sinh nhằm đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Bảo tồn các giá trị di sản văn hóa là một hoạt động đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực văn hóa. Cho nên chất lượng, hiệu quả hoạt động của cán bộ quản lý đình thần, cán bộ làm công tác tổ chức lễ hội có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, trùng tu, tôn tạo nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tổ chức, quản lý lễ hội là việc làm rất cấp bách. Vì vậy phải lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ chuyên môn trên lĩnh vực này là một đòi hỏi cấp thiết hiện nay. 3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Văn hóa, Thể thao và Du 1ịch cần tổng kết thực tiễn, hội thảo tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để ban hành bản quy chế quản lý lễ hội thay cho quy chế quản lý lễ hội năm 2001 đã có nhiều điểm bất cập (có những yêu cầu cấm nhưng hầu hết các lễ hội vẫn cứ thực hiện, như các dịch vụ gọi hồn, giải hạn, trừ tà, xem số... Việc đốt đồ mã cũng vậy, hầu hết các lễ hội liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng vẫn đều thực hiện). Vậy những thực trạng này cần được quản lý ra sao? Ngay về thời gian tổ chức lễ hội, trong quy định của quy chế sẽ không phù hợp với những lễ hội mang tính chất quảng bá du lịch. Hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đã có một số văn bản mang tính quy phạm pháp luật như: Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội ban hành theo quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ hoặc Thông tư số 04/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các 93 văn bản này bước đầu đã đề cập những vấn đề quản lý mới nhưng riêng về lễ hội vẫn còn nhiều yếu tố bất cập, chưa quản lý được các tình huống, chưa hướng dẫn các chế tài xử phạt hoặc một số điểm còn bất cập, không đi vào thực tiễn. Cần phân biệt giữa lễ hội cổ truyền đang biến đổi và các loại lễ hội mới, các sự kiện festival mới hình thành và du nhập để có các quy định quản lý phù hợp. - Cần nghiên cứu cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý di sản văn hoá hiện nay theo một cơ chế tách bạch, rành rọt, thực hiện được ba chức năng lớn: bảo vệ, trùng tu, khai thác. Về đào tạo nguồn nhân lực và tổ chức bộ máy quản lý 1ễ hội: Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp văn hóa nghệ thuật du lịch các tỉnh cần có chương trình giảng dạy về việc tổ chức quản lý lễ hội, nhằm đào tạo các cán bộ quản lý văn hóa có trình độ và khả năng quản lý lễ hội, xử lý đúng các tình huống xảy ra trong công tác quản lý ở địa phương. Cục Văn hóa cơ sở cần thành lập phòng quản lý lễ hội và tổ chức sự kiện. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đều có tổ hoặc chuyên viên chuyên về quản lý lễ hội và việc tổ chức các sự kiện. Cục Văn hóa cơ sở, Hội Di sản, Hội Văn nghệ Dân gian, Viện Khoa học xã hộicần tổ chức nhiều hội thảo khoa học để bàn về quản lý lễ hội hiệu quả. Trong điều kiện các lễ hội đều có xu hướng biến đổi hoặc thích nghi với đời sống đương đại hoặc xuất hiện nhiều loại hình mới chưa có trong xã hội truyền thống thì yêu cầu nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận về lễ hội là một yêu cầu cấp bách. 3.4.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với phát triển văn hoá thông tin theo Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII, và kết luận Hội nghị Trung ương 10 (khoá IX). Tiếp tục củng cố, nâng cao nhận thức và năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, thấm nhuần quan điểm: Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, xây dựng và phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội để phát triển xã hội một cách bền vững. 94 - Quan tâm, chỉ đạo sâu sát, có hiệu quả việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa ở địa phương. Tạo cơ chế, định hướng và tài chính, nguồn nhân lực để các ngành có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. - Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước đối với việc bảo tồn và khai thác lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. - Tăng cường công tác sưu tầm tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời sự nghiệp và cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực cho nhà trưng bày hiện vật. - Tăng cường đầu tư nguồn lực trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội. - Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm trong quá trình tham gia lễ hội của người dân. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lễ hội có nhiều mục đích khác nhau, không chỉ riêng mục đích thuần tuý văn hoá. Bên cạnh đó, cần lập quy hoạch các dự án cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các di tích và lễ hội gắn với phát triển du lịch; đồng thời phải được gắn với quy hoạch phát triển của các lĩnh vực khác như giao thông, phát triển hạ tầng điện, nước... Chỉ có như thế, chúng ta mới có thể thấy các mục đích khác nhau của việc bảo tồn lễ hội, thấy được những ưu tiên cho phát triển, các nguồn lực bên ngoài cũng như bên trong và dự toán trước những thay đổi không chỉ trong lĩnh vực văn hoá mà còn cả các lĩnh vực khác. 3.4.3. Đối với Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chủ trì tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thực hiện nghiên cứu, lễ hội nhằm có biện pháp quản lý phù hợp. Do vậy, ngành Văn hoá, Thể thao & Du lịch cần tổ chức nghiên cứu tổng thể, phân loại, lên bản đồ về thực trạng lễ hội diễn ra hàng năm, điểm mạnh, điểm yếu của lễ hội. Từ đó có các kế hoạch quản lý, định hướng phục hồi lễ hội theo hướng bổ sung những tiêu chí cụ thể để nâng cấp lễ hội. - Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cần phối hợp cùng với Sở Giáo dục và Đào tạo tập trung nghiên cứu, biên soạn, đưa nội dung giáo dục ý 95 thức bảo vệ di sản văn hoá trong các trường học. Cần phải tuyên truyền, giáo dục bằng mọi phương tiện thông tin đại chúng: ti vi, đài, sách báo, tạp chí, ảnh, phim phóng sự để cho mọi người dân thấy được tầm quan trọng và giá trị của các di tích, về bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác đối với việc bảo vệ các di tích, môi trường nói chung và môi trường du lịch nói riêng. Nâng cao ý thức công dân trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. - Rà soát, sắp xếp và quy hoạch lại hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch tại tất cả các điểm diễn ra lễ hội, đặc biệt là ở những khu vực thường xuyên có khách đến tham quan. Mọi hoạt động kinh doanh, dịch vụ phải theo đúng luật pháp và quy chế hoạt động của điểm đến tham quan. Tổ chức lễ hội là cơ hội để đoàn kết cộng đồng, giáo dục lịch sử vừa là cơ hội để phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh cộng đồng. Hơn thế nữa, người tham dự lễ hội từ nhiều nơi nên cũng nảy sinh các nhu cầu khác nhau. Ngành Văn hoá, Thể thao & Du lịch cần định hướng nhu cầu của người dân tham gia lễ hội vào những hoạt động lành mạnh. Chính vì vậy, việc tổ chức các sinh hoạt văn hoá - thể thao, mở các hội chợ giới thiệu sản phẩm địa phương cần phải được xem như một trong những mục đích quan trọng của việc tổ chức lễ hội. Làm được điều này, nhà tổ chức, quản lý lễ hội không chỉ định hướng được nhu cầu của khách tham dự lễ hội mà còn phát huy tác dụng của lễ hội đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và văn hoá của địa phương. Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của lễ hội đều cần nhấn mạnh đến vai trò của người dân địa phương. Trong việc tổ chức lễ hội cần được tính toán hợp lý để đảm bảo sự chỉ đạo, định hướng phát triển của chính quyền địa phương và vai trò chủ thể là nhân dân địa phương trên địa bàn. Bản thân các hoạt động trong lễ hội vẫn là đời sống tâm linh từ lâu đời của cư dân địa phương, nên cần tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cộng đồng cư dân tham gia giữ gìn, phát huy các giá trị lễ hội. Khi tổ chức lễ hội, chính quyền các cấp tham gia nhằm nâng tầm quản lý, tạo điều kiện khai thác và phát huy hiệu quả lễ hội tốt hơn, chứ không có 96 nghĩa là vai trò quản lý, tổ chức cộng đồng đã được cơ quan nhà nước làm thay. Sinh hoạt văn hoá tinh thần của người dân được quảng bá, khai thác đồng thời là cơ hội làm giàu cho địa phương về khai thác phát triển du lịch, giáo dục truyền thống cho con em noi theo. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành nơi công chúng đến với lịch sử cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Ðồng thời là nơi người dân được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần. Hiện nay lễ hội đã trở thành xu hướng khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, mở rộng phạm vi theo xu hướng giao tiếp văn hóa liên miền, liên vùng. Lễ hội ngày càng phát triển với quy mô và hình thức ngày càng đa dạng, phong phú. Đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linh của đông đảo nhân dân. Tuy nhiên thời gian qua, từ thực trạng của hoạt động lễ hội, dường như ý nghĩa thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu cực khác. Vì vậy việc đưa ra những xu hướng dự báo nhằm đề ra các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, thiết thực sẽ góp phần tổ chức và quản lý lễ hội một cách chặt chẻ trong thời gian tới. Từ đó đặt ra những vấn đề trong quy hoạch và thực hiện quy hoạch một cách đồng bộ, khoa học, hiệu quả từ việc kiểm kê, rà soátgóp phần tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử đình thần Nguyễn Trung Trực cũng như để lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực trở thành di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh. Vì vậy, việc tăng cường hoạt động quản lý nhà nước trong quản lý du lịch lễ hội sẽ tránh được tình trạng “thương mại hóa” và làm mất bản sắc lễ hội. Góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. 97 KẾT LUẬN Kiên Giang là một tỉnh nằm phía Tây Nam tổ quốc Việt Nam, cộng đồng cư dân Kiên Giang có vai trò rất quan trọng trong quá trình khai phá vùng đất Tây Nam bộ. Trong quá trình cộng cư, các dân tộc Việt, Khmer và Hoa đã chung lưng đấu cật khai thác thiên nhiên, xây dựng quê hương và tạo nên một sắc thái văn hóa riêng. Là tỉnh được ví như “một đất nước thu nhỏ” có nhiều tiềm năng du lịch được thiên nhiên ưu đãi. Kiên Giang vừa có đồng bằng, vừa có rừng, biển, hải đảo, biên giới, đồi núi, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lịch sử hình thành cộng đồng dân cư ở Kiên Giang cho thấy: tính chất hỗn hợp, đa dạng về dân tộc và tiến trình hòa hợp các dân tộc là hiện tượng lịch sử có tính quy luật bắt nguồn từ lịch sử di dân và sự hình thành vùng sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long. Vào buổi đầu khai phá vùng đất Nam Bộ, Kiên Giang vẫn còn hoang sơ đầy nguy hiểm, các hiểm họa của môi trường sống (rừng thiêng, nước độc, thú dữ, đạo tặc) vẫn ngày đêm rình rập người cư trú. Để chống lại thiên tai, dịch họa, địch họa con người của buổi đầu mở đất đó đã đoàn kết gắn bó nhau lập nên những kỳ tích, góp phần cùng cả nước viết nên những trang sử vàng chói lọi của dân tộc. Trong vô số những tiền nhân mà tên tuổi của họ đã gắn liền với tên đất, tên làng của Kiên Giang thì Nguyễn Trung Trực, người thanh niên xuất thân từ nghề chài lưới đã trở thành Anh hùng tiêu biểu được nhân dân tôn thần, là một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa yêu nước. Đằng sau những chiến công hào hùng đã chứa đựng một nhân cách, một chí khí, một bản lĩnh văn hóa chống giặc cứu nước “Bao giờ người tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh tây”. Một câu nói không chỉ thể hiện bản chất Anh hùng của một cá nhân, mà đó là sự kết tinh hào khí của cả dân tộc, thể hiện bản chất Anh hùng của dân tộc Việt Nam ta trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực hi sinh, nhân dân Kiên Giang đã thờ ông, tôn vinh ông thành vị nhân thần. Suốt 145 năm qua, lễ giổ kỷ niệm 98 ngày hi sinh của ông trở thành lễ hội tiêu biểu của tỉnh đón hàng triệu đồng bào từ nhiều tỉnh thành trong cả nước về dâng hương, chiêm bái, cúng tế. Để phục vụ nhu cầu ăn, nghĩ, vui chơi giải trí của họ đã có hàng vạn tấm lòng thiện nguyện cùng chung tay, góp sức. Người có của góp của, người có công góp công, toàn bộ không gian rộng lớn của lễ hội đâu đâu cũng có thể bắt gặp những hình ảnh ân cần, chu đáo phục vụ du khách hành hương. Tất cả người tham dự lễ hội ai ai cũng thể hiện lòng biết ơn sâu sắc, kính trọng đối với tấm gương kiên cường, bất khuất của Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Nhiều câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp của ông được thần thánh hóa càng tạo nên những giá trị văn hóa riêng biệt. Lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực đã tạo ra một hệ thống các giá trị văn hóa tiêu biểu đã làm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần, giáo dục truyền thống, cố kết và biểu dương sức mạnh cộng đồng, hướng về cội nguồn, tạo ra môi trường sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, bảo tồn làm giàu và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Chính các giá trị văn hóa đó đã làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Trong những năm qua, công tác tổ chức và quản lý lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực ở tỉnh Kiên Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ đó góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Lễ hội được tổ chức nghi thức cúng tế trang trọng, linh thiêng, thành kính. Chương trình hội đa dạng, phong phú hấp dẫn đã bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng tiết kiệm, lành mạnh, tiến bộ. Điều đó đã khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, trách nhiệm của người dân tỉnh Kiên Giang và khắp các tỉnh thành trong cả nước luôn hướng về nguồn cội của cộng đồng. Nét độc đáo của lễ hội là phát huy vai trò chủ thể của người dân, huy động nguồn nhân lực, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng. Góp phần phục vụ cho tổ chức lễ hội; trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử. Nâng cao trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và cộng đồng trong tham gia hoạt động lễ hội phù hợp với sự 99 phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Kiên Giang và nhu cầu tín ngưỡng của các tầng lớp nhân dân. Đảng ta khẳng định: Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc. Cơ sở để sáng tạo những gía trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa; phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. Trước hết cần đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục, truyền thông những quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội. Đổi mới công tác tuyên truyền phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Cần nâng cao nhận thức của mọi người dân về giá trị lịch sử, văn hoá của lễ hội trong đời sống văn hoá tinh thần, từ đó có ý thức đề cao việc thực hiện pháp luật và tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Tạo sự chuyển biến nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể về trách nhiệm quản lý lễ hội, đặc biệt là trong tổ chức thực hiện có hiệu quả các chỉ thị 27-CT/TW ngày 12-1-1998 của Bộ Chính trị, nghị định và quy chế thực hiện nếp sống văn minh của Chính phủ, quy chế tổ chức lễ hội của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng như các văn bản liên quan. Kịp thời uốn nắn các biểu hiện lệch lạc, làm cho lễ hội ngày càng văn minh, thật sự trở thành ngày hội văn hóa của nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - văn hóa của tỉnh Kiên Giang. 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương (tái bản), Nxb Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 2. A.I.ARNOLDOV (1985) (Chủ biên), Cơ sở lý luận văn hóa Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 3. Trần Đình Ba, Nguyễn Thị Nhạn (2011), Thuật ngữ điển tích văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 4. Ban Bảo vệ đình thần Nguyễn Trung Trực (2013), Báo cáo kết quả phục vụ lễ giỗ lần thứ 144, 145 năm ngày hi sinh Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực. 5. Ban Tuyên Giáo Trung ương (2008), Tài liệu nghiên cứu quán triệt nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 7. Huỳnh Công Bá (2012), Cội nguồn và bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế. 8. Hoàng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội. 9. Bảo tàng Kiên Giang tổ chức (1989), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang. 10. Phan Kế Bính (2011), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội. 11. Trần Văn Bính (Chủ biên) (2000), Vai trò văn hóa trong hoạt động của Đảng ta hiện nay, Nxb Lao động, Hà Nội. 12. Trần Văn Bính (2007), Một số vấn đề về văn hóa văn nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Bộ Văn hóa Thông tin (2001), Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2001 về việc ban hành Quy chế lễ hội. 14. Võ Phúc Châu (2011), Truyền thuyết dân gian và những cuộc khởi nghĩa chống pháp ở Nam Bộ, Nxb Thời đại, Hà Nội. 101 15. Nguyễn Thị Chiến (2013), Mấy suy nghĩ về văn hóa từ truyền thống đến đương đại, Nxb Lao động, Hà Nội. 16. Trường Chinh (1974), Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đoàn Văn Chúc (1994), Những Bài Giảng Về Văn Hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 18. Nguyễn Đăng Duy (2009), Văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 19. Thành Duy (2006), Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam mấy vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Lê Tiến Dũng (2011), Văn hóa cội nguồn sức mạnh Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 22. Cảnh Dương (1998), "Phát huy những nét đẹp văn hóa trong lễ hội cổ truyền", Tạp chí Văn hóa thông tin, (1), tr.26. 23. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2005), Văn kiện đại hội lần thứ VII, nhiệm kỳ 2005 – 2010, Kiên Giang. 24. Đảng bộ tỉnh Kiên Giang (2010), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015, Kiên Giang. 25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Kết luận Hội nghị lần thứ X Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 29. Đại Nam thực lục chính biên (đệ tứ kỉ, Q.26) (2007), Tập 7, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 30. Vũ Cao Đàm (2008), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Thế giới, Hà Nội. 102 31. Nguyễn Đình Đầu (1994), Nghiên cứu địa bạ triều nguyễn Hà Tiên, Nxb Thành Phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 32. Nguyễn Khoa Điềm (2005), 20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và phát triển văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Giang Minh Đoán (1991), Nguyễn Trung Trực - Anh hùng kháng chiến chống Pháp, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 34. Mai Văn Hai - Mai Kiệm (2008), Xã hội học văn hóa, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 35. Cao Đức Hải (2005), Quản lý lễ hội dân gian cổ truyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 36. Đinh Hồng Hải (2012), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền thống Việt Nam, Tập 1, Nxb Tri Thức, Hà Nội. 37. Hoàng Quốc Hải (2005), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 38. Dương Phú Hiệp (2012), Cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn hóa và con người Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Hữu Hiếu (2011), Tìm hiểu văn hóa tâm linh Nam Bộ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 40. Lê Như Hoa (2007), Văn hóa vì sự phát triển xã hội, Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 41. Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật trung ương (2009), Văn học nghệ thuật trong cơ chế thị trường và hội nhập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Nguyễn Đắc Hưng (2010), Văn hóa Việt Nam giàu bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 43. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (Chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận (1995), Các vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Đinh Gia Khánh (2007), Văn hóa dân gian - văn hóa, tuyển tập, tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 103 46. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (2002), Linh Thần Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 47. Vũ Ngọc Khánh (2004), Văn hóa Việt Nam những điều học hỏi, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 48. Vũ Khiêu (1996), Bàn về văn hiến Việt Nam, Tập 1, 3, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Nguyễn Văn Khoa (2001), Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 50. Vũ Như Khôi (2011), Văn hóa giữ nước Việt Nam những giá trị đặc trưng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 51. Sông Lam (Sưu tầm biên soạn) (2013), Hiền tài đất Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 52. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2006), Đại cương lịch sử Việt Nam - tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Nguyễn Quang Lê (2003), Văn hóa ẩm thực trong lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 54. Hồ Liên (2008), Một hướng tiếp cận văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 55. Trần Huy Liệu (2003), Lịch sử 80 năm chống Pháp , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Thu Linh, Đặng Văn Lung (1984), Lễ hội truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội. 57. Dương Linh (2012), Nguyễn Trung Trực khúc ca bi tráng, Nxb Văn học, Hà Nội. 58. Nguyễn Kim Loan (Chủ biên) (2014), Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 59. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin (2001), Bàn về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Hồ Chí Minh (2005), Văn hóa văn nghệ cũng là một mặt trận, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 104 62. Hoàng Nam (2005), Một số giải pháp quản lý lễ hội dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 63. Sơn Nam (1992), Đình miếu và lễ hội dân gian, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh 64. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn vóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 65. Nhiều tác giả (2000), Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc - Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội. 66. Nhiều tác giả (2004), Văn hóa dân gian - một chặng đường nghiên cứu, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 67. Dương Tấn Phát (1986), Công trình Tìm hiểu Kiên Giang của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Kiên Giang, Kiên Giang. 68. Hoàng Phê (1988 ), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Thạch Phương, Lê Trung Vũ (1995), 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 70. Quốc hội (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Quốc hội (2011), Luật Di sản văn hóa năm 2001, sửa đổi bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 72. Trần Lê Sáng (2010), Tiếp cận văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 73. Dương Văn Sáu (2007), Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. 74. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang (2009), Nguyễn Trung Trực người Anh hùng bất tử đất Nam Bộ, Kiên Giang 75. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội (2000), Kho tàng lễ hội và cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 76. Đỗ Khánh Tặng (2008), Một số vấn đề văn hóa dưới góc độ công tác tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Nguyễn Phương Thảo (1994), Văn hóa dân gian Nam Bộ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 78. Huỳnh Quốc Thắng (2007), Lễ hội dân gian ở Nam Bộ, Viện Văn hóa & Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 79. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 105 80. Trương Thìn (2012), Tìm hiểu chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của đảng và nhà nước, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 81. Ngô Đức Thịnh (2007), Về tín ngưỡng và lễ hội cổ truyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 82. Ngô Đức Thịnh (2009), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội. 83. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2010), Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên), (2010), Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam trong đổi mới và hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 85. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 6/5/2009 về chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020. 86. Đỗ Thị Minh Thùy (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hóa trong phát triển, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội. 87. Nguyễn Đắc Thủy (2009), Bảo tồn và phát huy di sản lễ hội để phát triển du lịch ở Phú Thọ hiện nay, Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. 88. Lê Ngọc Tòng (2004), Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 89. Đoàn Huyền Trang (2009), Lễ hội văn hóa du lịch Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội. 90. Lưu Minh Trị (Biên soạn) (2004), Danh thắng, di tích và lễ hội truyền thống Việt Nam (tập II), Nxb Hà Nội. 91. Nguyễn Phú Trọng (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 92. Nguyễn Nghĩa Trọng (2003), Văn hóa văn nghệ trong đổi mới - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 93. Vương Trí Trung (2009), Phong tục nghi lễ văn hóa xưa và nay, Nxb Hà Nội. 94. Trung tâm Từ điển học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 106 95. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2009), Tài liệu hội thảo khoa học về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực, Kiên Giang 96. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang (2011), Kiên Giang lịch sử, phát triển và kết nối, công ty văn hóa trí tuệ Việt, Kiên Giang. 97. UNESCO (1988), Tạp chí Người đưa tin, (11), tr.5. 98. Thế Thị Vân, Nguyễn Thị Thu Duyên (2011), Lễ hội dân gian Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 99. Phan Thái Việt (Chủ biên), Đào Ngọc Tấn (2010), Đại cương về văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 100. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn của Văn hóa Việt Nam, Viện Văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 101. Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (đồng chủ biên) (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 102. Vụ Văn hóa quần chúng và thư viện (1993), Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 103. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 104. Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ (2006), Mùa xuân và phong tục Việt Nam (tái bản lần II), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 105. Website: 106. Website: 107. Website: 108. Choi Byung Wook (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, Nxb Thế giới, Hà Nội. 109. Võ Thanh Xuân (2013), "Nét đẹp văn hóa trong lễ hội Anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực", Tạp chí Thông tin văn hóa và Phát triển, (36). 110. Vĩnh Xuyên (2009), Tìm hiểu địa danh di tích lịch sử văn hóa Việt cổ Kiên Giang, Nxb Văn nghệ, Thành Phố Hồ Chí Minh. 111. Vĩnh Xuyên (2008), Truyền thuyết dân gian Kiên Giang, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 112. Nguyễn Hải Yến, Hoàng Trà My, Hoàng Lan Anh (2008), Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbao_ton_va_phat_huy_gia_tri_van_hoa_cua_le_hoi_anh_hung_dan_toc_nguyen_trung_truc_o_tinh_kien_giang.pdf
Luận văn liên quan